Skip directly to content

087-TRAO ĐỔI VỀ LUẬN "CON ĐƯỜNG THIỀN ĐỊNH MÀ THẾ TÔN ĐÃ ĐI QUA" CỦA HT THÍCH CHƠN THIỆN - GNCN

Kính thưa quý phật tử và độc giả,

Thầy Thích Chơn Thiện hiện là Phó Chủ tịch Thường trực Hội Đồng Trị Sự, Trưởng Ban Giáo dục Tăng, Ni Trung ương GHPG Việt Nam. Trước đây 20 năm, thầy Chơn Thiện đã viết một “Thiên Khái Luận” với tiêu đề “CON ĐƯỜNG THIỀN ĐỊNH MÀ THẾ TÔN ĐÃ ĐI QUA” vẫn đang được lưu truyền cho tăng ni ngày nay. Nhận thấy bài luận của thầy Chơn Thiện không phù hợp với kinh Phật dạy, không đúng với lộ trình tu tập đi đến giải thoát của đức Phật, không mang lại lợi ích cho người học và tu tập. Trái lại, bài luận khiến phật tử nghi ngờ con đường chánh đạo mà đức Thế Tôn đã khai sáng, sẽ chạy theo những tà thuyết ngoại đạo phi phật pháp.   

Vì vậy chúng tôi có mấy ý kiến trao đổi đến thầy Chơn Thiện cùng quý phật tử và độc giả. Mong muốn người phật tử thì phải chọn đúng con đường đi của Phật, không nên “trôi lăn” theo những tà thuyết ngoại đạo thì rất phí uổng cuộc đời tu hành. Để quý vị tiện theo dõi, chúng tôi xin giới thiệu nguyên văn bài viết này. Quý vị cùng đọc:

CON ĐƯỜNG THIỀN ĐỊNH MÀ THÊ TÔN ĐÃ ĐI QUA

Trước khi giác ngộ, Thế Tôn nhận thấy con đường xuất ly là an tịnh, nhưng lại không cảm thấy phấn khởi. Khi Thế Tôn suy nghĩ đến cùng về sự nguy hiểm của các dục thì sự hứng khởi của tâm xuất ly khởi sinh, và tâm của Thế Tôn thấy "Đây là an tịnh". Sau đó Thế Tôn an trú Sơ thiền. Trong khi trú Sơ thiền thì các tưởng đi đôi với dục vẫn có mặt, bấy giờ các tưởng này trở thành bệnh hoạn, nó cũng gây ra đau khổ.

Thế Tôn liền ngưng tầm và tứ, và chứng Nhị thiền; nhưng Thế Tôn lại không thấy hứng khởi và giải thoát. Sau đó, Thế Tôn suy nghĩ đến cùng về sự nguy hiểm của tầm và tứ thì Thế Tôn liền thấy hứng khởi, giải thoát, biết "Đây là an tịnh". Nhưng khi trú Nhị thiền thì các tưởng cùng đi với tầm, tứ vẫn có mặt, bấy giờ chính các tưởng này là bệnh.

Thế Tôn liền rời khỏi hỷ và chứng đắc Tam thiền. Thoạt đầu Thế Tôn không cảm thấy hứng khởi và giải thoát của Tam thiền, Ngài liền suy tư đến cùng sự nguy hiểm của hỷ thì Thế Tôn liền cảm thấy hứng khởi, an tịnh và giải thoát, biết rằng "Đây là an tịnh". Sau một thời gian trú Tam thiền, các tưởng đi đôi với hỷ vẫn xuất hiện, bấy giờ chính các tưởng này là bệnh.

Thế Tôn liền từ bỏ hỷ, từ bỏ lạc và chứng đắc Thiền thứ tư. Buổi đầu trú ở Thiền này, Thế Tôn không cảm thấy hứng khởi, an trú, giải thoát. Sau đó, Thế Tôn tư duy đến sung mãn về sự nguy hiểm của lạc thì Ngài cảm thấy hứng khởi, an tịnh và giải thoát của xả niệm trú (Tứ thiền), biết rằng "Đây là an tịnh". Trong khi an trú Tứ thiền, xả lạc, xả khổ, thì các tưởng đi đôi với xả lạc vẫn hiện hành, bấy giờ đối với Ngài, các tưởng này là bệnh.

Rồi Thế Tôn đi ra khỏi các sắc tưởng, chấm dứt hoàn toàn các sắc tưởng, không tác ý đến các tưởng sai biệt. Bấy giờ Thế Tôn chứng đắc "Không vô biên xứ định". Lúc đầu chứng đắc Thiền cảnh này, Thế Tôn không cảm thấy hứng khởi và không có giải thoát đối với Thiền này. Thế Tôn liền suy nghĩ đến nguy hiểm của các sắc, thấy nguy hiểm này đến cùng độ thì Thế Tôn liền cảm thấy hứng khởi, an tịnh và giải thoát đối với Không vô biên xứ, biết rằng "Đây là an tịnh". Sau một thời gian an trú trong Không vô biên xứ định, các tưởng cùng đi với các sắc vẫn còn hiện hữu. Thế Tôn thấy đây là chứng bệnh, như là khổ đau phát khởi ở người đang sung sướng.

Thế Tôn lại từ bỏ hoàn toàn Không vô biên xứ định, và chứng đắc "Thức vô biên xứ định" (Thức là vô biên). Ban đầu của sự chứng đắc này, Thế Tôn không cảm thấy hứng khởi, không cảm thấy an tịnh và giải thoát đối với Thức vô biên xứ, Ngài bèn tư duy đến sự nguy hiểm của Không vô biện xứ định, thấy sung mãn sự nguy hiểm này, Ngài liền thấy hứng khởi, an tịnh và giải thoát đối với Thức vô biên xứ định, các tưởng có mặt của Không vô biên xứ vẫn hiện hành, đây là chứng bệnh đối với Ngài, như là nỗi khổ đau khởi lên giữa lúc đang sung sướng.

Thế Tôn lại từ bỏ hoàn toàn Thức vô biên xứ định và đạt được "Vô sở hữu xứ định" (biết rằng không có gì cả). Buổi đầu của sự chứng đắc Thiền này, Ngài không cảm thấy phấn khởi, an tịnh và giải thoát, Ngài bèn tư duy đến sự nguy hiểm của Thức vô biên xứ định cho đến khi thấy sung mãn sự nguy hiểm của cảnh giới Thiền đó, Ngài mới cảm thấy hứng khởi, an tịnh và giải thoát đối với Vô sở hữu xứ. Sau một thời gian an trú trong Thiền Vô sở hữu xứ này, các tưởng có mặt của Thức vô biên xứ vẫn hiện hành như là hiện hành của khổ đau đối với người đang sung sướng. Với Ngài, đây là một chứng bệnh cần được loại bỏ.

Thế Tôn lại ra đi, ra đi nữa. Ngài từ bỏ hoàn toàn, chấm dứt hoàn toàn tưởng Vô sở hữu, và chứng đắc "Phi tưởng phi phi tưởng xứ định". Dù biết rằng "Đây là an tịnh" nhưng lúc đầu Ngài vẫn không thấy hứng khởi, an tịnh và giải thoát đối với Thiền này. Ngài chuyển qua tư duy về nguy hiểm của Vô sở hữu cho đến khi thấy sung mãn sự nguy hiểm này thì sự cảm nhận hứng khởi, an tịnh và giải thoát đối với "Phi tưởng phi phi tưởng" định đến với Ngài. Sau một thời gian trú Phi tưởng phi phi tưởng, các tưởng có mặt của Vô sở hữu lại khởi lên như là khổ đau khởi lên với người đang sung sướng. Đối với Ngài, đây là một chứng bệnh cần được đoạn trừ.

Rồi Thế Tôn lại ra đi nữa, từ bỏ hoàn toàn Phi tưởng phi phi tưởng định và chứng đắc "Diệt thọ tưởng định". Dù có biết rằng "Đây là an tịnh", trong buổi đầu chứng đắc Thiền này, Thế Tôn vẫn không có hứng khởi, an trú và giải thoát đối với Thiền ấy. Ngài bèn suy nghĩ đến nguy hiểm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ định, cho đến khi thấy rõ sự sung mãn của sự nguy hiểm ấy, Ngài thưởng thức được lợi ích của Diệt thọ tưởng định với tâm hứng khởi, an trú và giải thoát. Thế Tôn thấy "Đây là an tịnh, thật an tịnh". Sau một thời gian an trú ở Diệt thọ tưởng định, với trí tuệ Thế Tôn thấy rằng, tất cả các lậu hoặc đều đi đến tận diệt.

Sau khi thuận thứ và nghịch thứ chứng đắc, an trú và xuất khởi nhuần nhuyễn chín cảnh giới Thiền trên, Thế Tôn mới tuyên bố Ngài đã chứng đắc "Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác".

Trên đây là lộ trình tu chứng chín cảnh giới định của Thế Tôn. Đấy là lộ trình liên tục ra đi, liên tục từ bỏ những gì chứng đắc, liên tục giác tỉnh, biết rằng các Thiền định (từ sơ khởi đến Phi tưởng phi phi tưởng định) là các pháp do nhân duyên sinh, là hữu vi, là vô thường, là khổ đau, liên tục khởi lên ưu tâm tìm vào giải thoát chân thực. Ưu tâm ở đây lại là cần thiết để không bị dính mắc, đắm trước vào các Thiền cảnh, là sức mạnh của từ bỏ hết thảy các pháp bị tác thành. Ưu tâm ở đây chính là sự có mặt của tuệ giác, của khả năng thấy sự vật như thật.

Chúng ta có thể rút ra từ kinh nghiệm của Thế Tôn một bài học vô vàn quý giá rằng: "nếu hành giả luôn luôn giữ chánh niệm tỉnh giác trên ý nghĩa như thật của các pháp hữu vi: vô ngã, vô thường, và khổ đau thì hành giả sẽ vượt nhanh qua được các cảnh giới Thiền định, dễ dàng xuất khởi khỏi các Thiền cảnh để hướng về 'Diệt thọ tưởng định', nơi mà các lậu hoặc sẽ hoàn toàn được đoạn trừ, các cảm thọ lạc, khổ và các tưởng đi đến các cảm thọ lạc, khổ sẽ hoàn toàn được tịnh chỉ".

Chúng ta cũng có thể rút ra một bài học kỳ diệu khác rằng: tinh hoa của việc tu tập Thiền nằm ở chỗ an trú trong chánh niệm về khổ, vô thường, vô ngã của các pháp để xả ly tham ái và chấp thủ. Sự giải thoát khổ đau có mặt ngay trong sự xả ly đó. Sự từ bỏ đến ngay sau khi sự thấy rõ nguy hiểm của những gì đang ràng buộc chúng ta, đang trói buộc tâm thức chúng ta; sự chứng đắc một cảnh giới Thiền định cao hơn lại đến ngay sau sự từ bỏ cảnh giới đang là; sự an trú cảnh giới chứng đắc là kết quả của sự thấy sâu sắc cái nguy hiểm của cảnh giới vừa đi ra. Cứ thế, lộ trình tu tập giải thoát là sự trải qua của những quá trình thấy rõ khía cạnh vô thường, nguy hiểm và khổ đau của các pháp, và sự từ bỏ những gì được làm ra, được tác thành. Hành giả không mỏi mệt, đi những bước đi đầy giác tỉnh, hứng khởi, an tịnh và giải thoát. Con đường phải đi này là con đường Thiền định chính thống của Phật giáo. Khác đi là đường đi của ngoại đạo.

Từ bỏ, hay buông xả trong Thiền định của Phật giáo đồng nghĩa với sự an trú trong chánh niệm tỉnh giác và đồng nghĩa với an tịnh, giải thoát của Thiền định. Nói khác đi, buông xả là buông xả tham ái và chấp trước mọi pháp được tác thành, được làm ra.

Nếu có ai chủ trương giữ tâm Không (hay Không tâm) khi tu tập Thiền định của đạo Phật, thì phải hiểu tâm Không chính là chánh niệm tỉnh giác rời xa mọi tham ái, chấp trước ở đời. Hành giả hành Thiền định Phật giáo thì không có mơ màng chờ đợi gì ở cách thở hay thế ngồi, hoặc bất cứ một kỹ thuật tu tập nào, ngoại trừ việc hàng phục chính vọng tâm của mình. Chúng ta phải trở về con đường Thiền định của Thế Tôn. Chân lý và con đường về chân lý chỉ được sáng ở dưới cội Bồ-đề, mà không phải là những nơi nào khác. Tại đó, chân lý sẽ rực sáng một lần và sẽ rực sáng mãi mãi. Đấy là nơi quy hướng của chúng ta trong việc học hỏi Pháp, hiểu Pháp và hành Pháp. Đấy cũng là nơi quy hướng của những ai tự nhận mình là Phật tử, dù đang ở phương hướng nào trên trái đất. Tại đấy, rực sáng hào quang của Duyên khởi và Tứ niệm xứ, và hào quang đó vẫn còn tỏa sáng ở mốc điểm phân ranh giữa sanh tử và giải thoát, giữa con đường chánh và con đường tà.

Hướng về Duyên khởi và Tứ niệm xứ là thắp sáng giáo lý của Thế Tôn giữa cuộc đời này. Chúng ta hãy lắng nghe lời dạy sau đây của Thế Tôn về nhơn duyên của diệu pháp không được tồn tại lâu dài, hay được tồn tại lâu dài:

"Này Bà-la-môn, do bốn niệm xứ không được tu tập, không được làm cho sung mãn sau khi Như lai nhập diệt, nên diệu pháp không tồn tại lâu dài. Do bốn niệm xứ được tu tập, được làm cho sung mãn, này Bà-la-môn, sau khi Như lai nhập diệt, diệu pháp được tồn tại lâu dài". (Tương Ưng V, tr. 183)

Cho đến đây, chúng ta có một kết luận rõ ràng là vấn đề chủ yếu của một giáo hội Tăng-già hưng thịnh và Phật giáo hưng thịnh hay tồn tại, chính là vấn đề học hỏi Phật pháp và tu tập Giới, Định, Tuệ của các Phật tử xuất gia cũng như tại gia. Các vấn đề khác chỉ là thứ yếu. Thời đại của một xã hội Phật giáo hưng thịnh như dưới thời vua A-dục (Asoka) phải là thời đại mà quần chúng Phật tử học hỏi nhiều về giáo lý và thực hành giáo lý, đặc biệt là Thiền định (Tứ niệm xứ).

Cho đến khi nào mà các Thiền viện được phát triển mạnh hơn các lãnh vực gọi là "tín ngưỡng" khác của Phật giáo, thì cho đến khi ấy, chúng ta mới có niềm tin lạc quan rằng Phật giáo hưng thịnh, hay đang đi vào hưng thịnh.

Phải chăng cần chuyển công phu thực hành Tứ niệm xứ thành buổi công phu sáng hay chiều của hàng xuất gia, và thành công phu thay thời công phu Tịnh độ của hàng Phật tử tại gia để diệu pháp được tồn tại lâu dài hơn ở đời?

Đó là câu hỏi mà người Phật tử cần trầm tư sau khi thông hiểu giáo lý Tứ niệm xứ ...”

                                                                                                     Thích Chơn Thiện
                                                                                 ("Phật Học Khái Luận", Sài Gòn, 1993)

Bài viết của thầy Chơn Thiện có thể tạm chia thành hai phần.

Phần thứ nhất thầy dựa theo các bài kinh trong Kinh Tăng Chi (chương 9 pháp: Chín Thứ Đệ Trú 1; 2; Con Bò Cái…) nhằm xiển dương các loại thiền định từ thấp lên cao như sau: 1- Định Sơ Thiền; 2- Định Nhị Thiền; 3- Định Tam Thiền; 4- Định Tứ Thiền; 5- Định Không Vô Biên Xứ; 6- Định Thức Vô Biên Xứ; 7- Định Vô Sở Hữu Xứ; 8- Định Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ; Và cao nhất là: 9- Định Diệt Thọ Tưởng.

Phần thứ hai, thầy sơ qua vài nét “hướng về Duyên Khởi và Tứ Niệm Xứ là thắp sáng giáo lý của Thế Tôn giữa cuộc đời này” nhằm sách tấn phật tử công phu thiền định.  

Trao đổi về Phần thứ nhất ở trên, chúng tôi khẳng định thầy Chơn Thiện chưa hiểu biết một chút nào về con đường thiền định của Phật đã di qua. Cho nên Thầy đã bị kinh sách làm mê hoặc.

Trong kinh Phật dạy: “Chớ có tin vì kinh tạng truyền tụng”, nhưng Thầy tin hiểu một cách thiếu tư duy chín chắn đã vội vàng chấp nhận rồi luận giảng. Thầy đâu biết rằng bốn loại thiền Tưởng Định (Bốn định Vô Sắc: Không Vô Biên, Thức Vô Biên, Vô Sở Hữu và Phi Phi Tưởng Xứ) là thiền của ngoại đạo có trước khi đức Phật đi tu. Sau khi tu đạt các loại định này, nhận thấy không có ích lợi giải thoát nào cả, mà tâm tham, sân, si vẫn đầy đủ (thậm chí nhiều hơn) lúc chưa tu nên Ngài quăng bỏ nó như một món đồ cũ vô dụng.

Đây, chúng tôi xin dẫn chứng theo “Lịch Sử Đức Phật Thích Ca”. Khởi đầu con đường thiền định của Ngài ra sao:   

“…Với một tâm hồn thanh thoát, Ngài ra đi giữa đêm khuya, để lại sau lưng tất cả đền đài cung điện, người cha yêu quý, vợ đẹp, con thơ, và cả một tương lai rực rỡ huy hoàng. Ngài trốn ra khỏi thành và giục ngựa thẳng xông trong đêm tối. Cùng đi với Ngài chỉ có Xa-Nặc, người đánh xe trung thành. Không tiền của, không cửa nhà, nay đây mai đó, Ngài bắt đầu lần bước trên đường đi tìm Chân Lý và Tịch Tịnh. Thế là Ngài từ bỏ thế gian. Đây không phải là sự từ bỏ của một cụ già đã trải qua hầu hết cuộc đời của mình hay của người bần cùng nghèo đói không còn gì để bỏ lại phía sau. Đây là sự khước từ của một hoàng tử giữa thời niên thiếu, trong cảnh ấm no, sung túc và thịnh vượng. Một sự thoát ly chưa từng có trong lịch sử, lúc ấy thái tử Sĩ Đạt Ta được hai mươi chín tuổi.

Tìm chân lý   

Như người lang thang bất định, Ngài đi tìm cái tốt đẹp, trạng thái tuyệt đối vắng lặng. Ngài đến vị đạo sĩ rất lỗi lạc Alàràma Kàlàma và nói: “Này hỡi đạo hữu, xin đạo hữu cho tôi thọ giáo và sống đời phạm hạnh thiêng liêng dưới sự hướng dẫn của đạo hữu”. Và, không bao lâu sau đạo sĩ Cồ Đàm (Gotama) đã học hết giáo lý của thầy, nhưng không chứng ngộ được chân lý cao thượng mong mỏi. Rồi Ngài đến gặp Kàlàma và nói: “Này đạo hữu Kàlàma, giáo lý mà chính đạo hữu đã nhận thức bằng trí tuệ và trực giác sâu rộng đến mức nào?”. Alàrama liền giải thích rằng đó là cảnh giới Vô Sở Hữu Xứ Thiên, cảnh giới có quan niệm về hư không, một từng thiền khá cao.

Và ý tưởng sau đây phát sanh đến Ngài: “Không phải chỉ có một mình Kàlàma mới có hạnh tinh tấn, tâm niệm, tâm định và trí tuệ. Ta cũng có những đặc tính ấy. Hay là ta hãy cố gắng chứng ngộ giáo lý mà Kàlàma nói rằng chính ông ta chứng ngộ và ẩn náu trong sự thành đạt ấy”. Sau đó không bao lâu, chính đạo sĩ Cồ Đàm cũng chứng ngộ và thành đạt trạng thái ấy do trí tuệ và trực giác. Nhưng chân lý này không giúp Ngài thấu đạt chân lý tối thượng.

Chưa được toại nguyện, Ngài từ giã Alàràma Kàlàma ra đi. Ngài đến thọ giáo với một đạo sĩ danh tiếng khác tên là Uddaka Ràmaputta. Không bao lâu, vị đệ tử thông minh xuất chúng Cồ Đàm đã thấu triệt giáo lý của thầy và đắc đệ bát thiền Vô sắc, cảnh giới Phi Tưởng Phi Phi Tưởng ấy là bậc thiền cao nhất trong tam giới. Vào thời bấy giờ không có ai đắc được thiền nào cao hơn nữa. Vị đạo sư cao thượng lấy làm hoan hỉ được biết sự thành công rực rỡ của người đệ tử hoàng phái đặc sắc của mình. Nhưng không như vị đạo sư trước, đạo sĩ Uddaka Ràmaputta mời Ngài nhận lãnh trọn vẹn trách nhiệm dạy dỗ hàng môn đệ. Tuy nhiên đạo sĩ Cồ Đàm cảm thấy đó cũng chưa phải là mục tiêu cứu cánh. Ngài đã hoàn toàn chế ngự tâm mình, hoàn toàn làm chủ cái tâm, nhưng mục tiêu cuối cùng vẫn còn mãi ở xa. Ngài đang tìm con đường Niết Bàn tức là hoàn toàn giải thoát ra khỏi vòng phiền não trầm luân và tận diệt mọi hình thức ái dục. Không thỏa mãn với phương pháp tu tập của Ràmaputta, Ngài lại ra đi…

                                                      (Đức Phật và Phật Pháp. Đại đức Nãrada)

Sau khi từ bỏ hai vị thầy (ngoại đạo) đầu tiên với sự chứng đạt thiền định cao nhất lúc bấy giờ (Phi tưởng phi phi tưởng), Ngài bắt đầu cuộc sống tu hành cực kỳ gian khổ để tự mình tìm ra con đường giải thoát. Qua một thời gian dài khổ hạnh, đức Phật đã tìm ra được con đường riêng của mình và xiển dương Chánh Pháp. Từ đó mới có đạo Phật mà ngày nay chúng ta đang thấy.

Con đường đó là gì? Là con đường Giới – Định – Tuệ mà chặng cuối cùng là hoàn thiện Bốn Thánh Định (chứ không phải Tưởng Định), hướng tâm đến Ba Minh, diệt tận các lậu hoặc, giải thoát hoàn toàn khỏi luân hồi sanh tử. Quý vị hãy theo dõi các trích đoạn kinh sau:  

…Và này Aggivessana, sau khi ăn thô thực và được sức lực trở lại, Ta ly dục, ly pháp bất thiện, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ. Này Aggivessana, như vậy lạc thọ khởi lên nơi Ta được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta. 

            Diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Này Aggivessana, như vậy lạc thọ khởi lên nơi Ta, được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta. 

            Ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Này Aggivessana, như vậy lạc thọ khởi lên nơi Ta, được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta. 

            Xả lạc xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này Aggivessana, như vậy lạc thọ khởi lên nơi Ta, được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta. 

            Với tâm định tĩnh, thuần tịnh trong sáng không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình tĩnh như vậy, Ta dẫn tâm, hướng tâm đến Túc mạng minh…

Với tâm định tĩnh, thuần tịnh trong sáng không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình tĩnh như vậy, Ta dẫn tâm, hướng tâm đến trí tuệ về sanh tử của chúng sanh. Ta với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống và chết của chúng sanh…

Nhờ biết như vậy, nhận thức như vậy, tâm của Ta thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Ðối với tự thân đã giải thoát như vậy, Ta khởi lên sự hiểu biết: "Ta đã giải thoát", Ta đã biết: "Sanh đã diệt, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm, sau đời hiện tại không có đời sống nào khác nữa." Này Aggivessana, đó là minh thứ ba mà Ta đã chứng được trong canh cuối, vô minh diệt, minh sanh, ám diệt, ánh sáng sanh, do Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm tinh cần. Như vậy này Aggivessana, lạc thọ sanh nơi Ta, được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta.”

                                         (Đại kinh Saccaka - Mahàsacaka Sutta – Kinh Trung Bộ, Tạng Nikaya)

“…75. Khi quán tự thân đã xả ly năm triền cái ấy, hân hoan sanh; do hân hoan nên hỷ sanh; do tâm hoan hỷ, thân được khinh an; do thân khinh an, lạc thọ sanh; do lạc thọ, tâm được định tĩnh. Tỷ-kheo ly dục, ly ác pháp, chứng và trú thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm, với tứ. Tỷ-kheo thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn, tràn đầy thân mình với hỷ lạc do ly dục sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do ly dục sanh ấy thấm nhuần. 

77. Lại nữa, này Ðại vương, Tỷ-kheo ấy diệt tầm và tứ, chứng và trú thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm Tỷ-kheo ấy thấm nhuần, tẩm ướt làm cho sung mãn, tràn đầy thân mình với hỷ lạc do định sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do định sanh ấy thấm nhuần. …

79. Lại nữa, này Ðại vương, Tỷ-kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là "Xả niệm lạc trú", chứng và an trú thiền thứ ba. Tỷ-kheo thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn tràn đầy thân mình với lạc thọ không có hỷ ấy, không một chỗ nào trên toàn thân, không được lạc thọ không có hỷ ấy thấm nhuần. …

81. Lại nữa, này Ðại vương, Tỷ-kheo, xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú vào thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Tỷ-kheo ấy thấm nhuần toàn thân mình với tâm thuần tịnh trong sáng, không một chỗ nào trên toàn thân không được tâm thuần tịnh trong sáng ấy thấm nhuần…     

91. Vi tâm đnh tĩnh, thun tnh, không cu nhim, không phin não, nhu nhuyến, d s dng, vng chc, bình thn như vy, T-kheo dn tâm, hướng tâm… v y biết được như sau:

             Tâm có tham, biết là tâm có tham. Tâm không có tham, biết là tâm không có tham.
             Tâm có sân, biết là tâm có sân. Tâm không có sân, biết là tâm không có sân. 
             Tâm có si, biết là tâm có si. Tâm không có si, biết là tâm không có si. 
             Tâm chuyên chú, biết là tâm chuyên chú. Tâm tán lon, biết là tâm tán lon. 
             Ði hành tâm, biết là đi hành tâm. Không phi đi hành tâm, biết không phi là đi hành tâm. 
             Tâm chưa vô thượng, biết là tâm chưa vô thượng, Tâm vô thượng, biết là tâm vô thượng. 
             Tâm thin đnh, biết là tâm thin đnh. Tâm không thin đnh, biết là tâm không thin đnh. 
             Tâm gii thoát, biết là tâm gii thoát. Tâm không gii thoát, biết là tâm không gii thoát. 

93. .. 98. Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, Tỷ-kheo dẫn tâm, hướng tâm đến túc mạng minh… thiên nhãn minh… lậu tận minh.

                          (Kinh Sa Môn Quả, Sàmannaphala Sutta – Kinh Trường Bộ, Tạng Nikaya).

Như vậy là đã rõ ràng, “Con Đường Thiền Định Của Đức Phật” không cần gì đến bốn loại thiền Vô Sắc (Tưởng Định) của ngoại đạo. Thế mà sao bao nhiêu lớp người sau tu hành, các thầy tổ cứ bám chặt lấy một thứ chướng ngại đã bị đức Phật quăng bỏ như một thứ nhơ bẩn, lại xếp đặt lên vị trí cao hơn cả bốn thiền Hữu Sắc (Thánh Định) của Phật, rồi đua nhau luận giảng. Tưởng rằng truyền bá làm hưng thịnh đạo Phật, nào ngờ vô tình làm suy tàn đạo Phật mà không hay.  

Riêng loại định Diệt Thọ Tưởng được xếp là loại định cao nhất thì chúng ta thử tìm hiểu xem nó nhất ở cái gì? HT Chơn Như (Trảng Bàng) – Trưởng Lão Thích Thông Lạc đã giảng, khi nhập vào định Diệt Thọ Tưởng, tức là Thọ và Tưởng đã bị diệt, tức là không còn thọ tưởng. Lúc bấy giờ hành giả trở thành cục đá, như vậy thì còn giúp ích gì cho đời? Thế mà vẫn được người ta ca tụng là tầng thiền cao nhất. Cao thì có cao nhưng vô dụng nên nó chỉ nhập để mà chơi thôi.

 Trao đổi về Phần thứ hai, thầy sơ qua vài nét “hướng về Duyên Khởi và Tứ Niệm Xứ là thắp sáng giáo lý của Thế Tôn giữa cuộc đời này”… chúng tôi nhận thấy hành pháp Tứ Niệm Xứ là pháp hành quyết định đi đến chứng đạo hay không. Về phần này Trưởng Lão Thích Thông Lạc đã giảng rất kỹ càng trong cuốn kinh: “Muốn Chứng Đạo Phải Tu Pháp Môn Nào”. Thầy Chơn Thiện và quý vị có thể tìm đọc thêm.

Ở đây chúng tôi chỉ giới thiệu ngắn gọn các pháp tu tập chứng đạt và an trú Bốn Thánh Định mà Trưởng Lão Thông Lạc dạy, để quý vị rõ thêm về lời dạy của một vị hành giả viên mãn so với những lời luận của các vị học giả ra sao.     

“BN THÁNH ĐNH

Quý v mun tu tp thin đnh ca đo Pht thì nên theo bn tóm lược này mà tu tp tng giai đon mt đ có kết qu như ý mình. (T Thánh Đnh).

             I – SƠ THIN
            1- Tnh ch ngôn ng.
            2- Sng đúng gii hnh.
            3- Ly gii bn Patimôkha phòng h sáu căn.
            4- Tu tp Chánh Nim Tnh Giác Đnh.
            5- Tu tp Đnh Vô Lu, dit ngã x tâm, quét sch ngũ trin cái, đon dt tht kiết s  tc là ly dc ly ác pháp.
            6- Thiu dc tri túc.

            II – NH THIN
            1- Tu tp Đnh Nim Hơi Th.
            2- Đnh Dit Tm Gi T.
            3- Đnh Dit Tm Dit T.
            4- Hướng tâm tnh ch tm t.
            5- Tnh ch tm t.

             III – TAM THIN
             1- Tu tp Đnh Nim Hơi Th khéo tác ý.
             2- Nương hơi th hướng tâm, x ly sáu loi h tưởng đu tiên: sc, thinh, hương, v, xúc, pháp tưởng (ly h trú x).
            3- Tnh thc trong gic ng x mng tưởng.
            4- Dùng pháp hướng x ly 18 loi h tưởng.

            IV – T THIN
            1- Nương Đnh Nim Hơi Th khéo tác ý.
            2- Hướng tâm tnh ch âm thanh.
            3- Hướng tâm tnh ch các th.
            4- Hướng tâm tnh ch hơi th.
            5- Hướng tâm tnh ch các hành và hơi th.
            6- Tnh ch các hành và hơi th.
            7- Nương Đnh Nim Hơi Th khéo tác ý.

Trên đây là phn lý thuyết ca bn thin, còn phn thc hành đ nhp T Thin Thánh Đnh thì phi tu hc có căn bn, t thp đến cao. Đo Pht là đo đc nhân bn - nhân qu ca loài người, nó là chân lý ca con người, vì thế con người không có hai ba chân lý mà duy nht ch có mt mà thôi. Do nó là chân lý nên nó phi có chương trình tu hc như chương trình giáo dc kiến thc ngoài đi…”

Vài ý trao đổi về bài luận “CON ĐƯỜNG THIỀN ĐỊNH MÀ THẾ TÔN ĐÃ ĐI QUA” của thầy Chơn Thiện chúng tôi đã trình bày như trên.

Kính chúc thầy Chơn Thiện cùng quý phật tử và độc giả luôn sống trong “Hiện Tại An Lạc Trú” để giữ gìn và bảo vệ đạo Phật ngày càng phát triển, hưng thịnh.