Skip directly to content

013-TÌM HIỂU ĐẠO PHẬT, PHẬT PHÁP, PHẬT GIÁO LÀ GÌ? - Nhật Minh

Đọc câu hỏi của bạn Thích Lục Vấn trên mục Tham vấn – Hỏi đáp, tôi xin có vài lời cùng trao đổi với bạn Lục Vấn và quý độc giả.

Câu hỏi của bạn: “Tôi muốn tìm hiểu cho rõ ràng về Phật Giáo và Phật Pháp, tôi đã tìm đọc những khái niệm này trong Wikipedia, website Đại tạng kinh Việt Nam và một số trang web khác nhưng sự giải thích ở các trang này không làm tôi thỏa mãn. Vậy mong được quý vị giải thích rõ thêm để tôi hiểu kỹ và có niềm tin đúng đắn về Phật giáo và Phật pháp. Tôi xin cảm ơn.”

Thưa bạn Thích Lục Vấn, thưa quý vị độc giả!

Câu hỏi Phật giáo là gì? Chúng ta đã được biết rất nhiều qua sự giải thích của kinh sách, nhưng cũng như bạn nghi vấn, tôi nhận thấy có sự tráo lộn (1) không rõ ràng khiến người phật tử đặt niềm tin không đúng chỗ. Cứ thấy có chữ “Phật” là tin ngay mà không chú ý xem đó là Phật nào? Hay là Tổ giả Phật… Thế cho nên, đã từ bao lâu, người phật tử bị nhầm lẫn dẫn đến rất uổng phí công lao tín, thí, học, tu tập… mà không đạt kết quả gì, thật đúng là “Mồ cha không khóc, khóc đống mối” để người đời mỉa mai.

Để tìm hiểu Phật Pháp, Đạo Phật là gì? Phật Giáo là gì? Chúng ta cùng điểm lại lướt qua một vài sự giải thích của kinh sách, tài liệu đã được phổ biến. 

Theo Wikipedia tiếng Việt đã dẫn: “Phật giáo (zh. 佛教, sa. buddhaśāsana, pi. buddhasāsāna, bo. sangs rgyas bstan pa སངས་རྒྱས་བསྟན་པ་), hay giáo lý của Phật-đà (śāsana), là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới (các tôn giáo lớn khác là Do Thái giáo, Ki-tô giáo và Hồi giáo, và Ấn Độ giáo). Phật giáo được một nhân vật lịch sử là Tất-đạt-đa Cồ-đàm (zh. 悉達多瞿曇, sa. siddhārtha gautama, pi. siddhattha gotama) sáng lập khoảng thế kỉ thứ 5 trước Công nguyên, và Phật-đà hay Bụt-đà (sa., pi. buddha), người Việt gọi đơn giản là Phật, có nghĩa là "người tỉnh thức", "người giác ngộ", danh hiệu mà Ngài có được sau khi thành đạo, giác ngộ. Giáo lý mà Ngài dạy và để lại được gọi là Phật pháp (zh. , sa. dharma, pi. dhamma). Ở một số ngôn ngữ, Phật giáo có nghĩa như "nguyên lí của vạn vật"…

Theo từ điển Phật học Thiện Phúc, Việt - Anh (TVHS):

Pht Giáo: Buddhism.

(I) Ý nghĩa ca Đo Pht—The meanings of Buddhism:

1) Có người cho rng đây ch là đi sng ca Đc Pht, tm gương ca Đc Pht và nhng đ t gn gũi nht ca Ngài đt ra, đó là kỳ công quang vinh ca mt người, mt người đng trước công chúng tuyên b con đường gii thoát: To someone it can be only life of the Buddha;… 

2) Vi s người khác, Pht giáo có nghĩa là hc thuyết qun chúng như đã ghi trong văn hc Pht giáo gm Tam Tng kinh đin. Và trong đó miêu t mt triết lý cao quý, sâu sc, phc tp và uyên bác v cuc đi: To others, Buddhism would mean… 

3) Đo Pht, mt triết lý, mt phương cách sng hay là mt tôn giáo. Đu ny không quan trng. Pht giáo là giáo pháp ca Đc Pht thuyết ging, mt nn giáo lý hoàn toàn xây dng trên trí tu ca con người. Đo Pht rt tôn trng lý trí. Nhm mt tin suông là trái vi giáo lý nhà Pht”

Quý vị có thể xem thêm các giải thích về Phật Giáo của tác giả Thích Nguyên Tạng trên trang Đại Tạng Kinh Việt Nam, hoặc nhiều tác giả trên các trang web Phật giáo khác…, có rất nhiều, nhiều lắm những khái niệm về Phật giáo cổ, kim, Đông, Tây, Nam, Bắc đầy đủ cả. Thế cho nên thật khó mà nhận ra đâu là Phật giáo chân chánh nếu không được Bậc Thiện Tri thức hướng dẫn.  

Chúng tôi xin góp đôi lời theo cách hiểu “mộc mạc chân quê” của mình, mong muốn chia sẻ cùng quý vị và bạn Thích Lục Vấn, nhưng không chắc làm bạn thỏa mãn được. Mong bạn hoan hỷ.

1- Đạo Phật là gì? 

a- Đạo là Con Đường, là Giáo Lý dạy đạo đức cho con người thực hành sống làm người, làm Thánh.

b- Phật là Trí Tuệ, là Giác Ngộ, là Giải Thoát (các kinh sách khác gọi là Giác tánh, Tánh biết, Bản minh v.v…).

Một ý nghĩa khác: Phật là một con người bằng xương bằng thịt đã xuất hiện trên hành tinh này (vào khoảng năm 623 TCN). Ngài có tên là Siddhattha Gotama (Sĩ-đạt-ta Cồ Đàm), cha Ngài là Quốc vương Tịnh Phạn (thuộc dòng họ Thích-ca), mẹ là Hoàng hậu Ma Da. Quê hương của Ngài nằm ở phía Đông Bắc Ấn Độ với thủ phủ là thành Kapilavastu (Ca-tỳ-la-vệ).

Khác hẳn với những danh khác được gọi là Phật quá khứ như: Tỳ-bà-thi, Thi-khí, Tỳ-xá-bà, Câu-lâu-tôn, Câu-na-hàm, Ca-diếp, A-di-đà; hay Phật tương lai như Di-lặc, nhưng tất cả những vị này không có ai biết cụ thể các ngài sinh ra ở đâu? Vào thời gian nào? Cha mẹ là ai v.v…

Tóm lại, Đạo Phật là Con đường Trí tuệ (Giác ngộ, Giải thoát), được đức Phật Thích-ca tự tu hành chứng ngộ và khai mở.

2- Phật Pháp là gì?

a- Phật ở đây chỉ rõ là đức Phật Thích-ca Mâu-ni.

b- Pháp tức là Giáo Lý do đức Phật Thích-ca giảng dạy. Có thể hiểu rộng hơn là cả giáo lý của các vị đại đệ tử của đức Phật giảng thuyết được Ngài thừa nhận.

Tóm lại, Phật Pháp là những Giáo Lý do đức Phật Thich-ca và các vị đại đệ tử của Ngài giảng dạy về con đường Trí tuệ Giải thoát (thoát khổ).

Ngoài giáo lý này, không còn một Phật Pháp nào khác, mặc dù các vị Phật kể tên rất nhiều (từ quá khứ đến tương lai), nhưng không ai có một lời nào giảng dạy về Con Đường Trí Tuệ cả. Với những bài kinh có danh tác giả là các thầy Tổ đời sau như: Bát Nhã Tâm Kinh, Thanh Tịnh Đạo, Pháp Bảo Đàn v.v… thì nhất định không thể là Phật pháp được, gọi đúng nghĩa chỉ là Tổ Pháp nên tính giáo lý của Phật không có, thậm chí nhiều kinh còn chống lại Phật pháp rất nguy hại nữa.

3- Phật Giáo là gì?  

Từ lâu chúng ta đã bị lầm lẫn rất đáng tiếc. Danh từ Phật giáo đã bị lạm dụng để gán ghép cho quá nhiều tổ chức Tôn giáo dù chỉ xen vào rất ít giáo lý của đức Phật Thích-ca. Dưới danh nghĩa Phật giáo họ thỏa mái đưa những giáo điều, triết lý người đời để tôn vinh, xiển dương những pháp học và hành mà các vị thầy Tổ sáng lập ra, đôi khi rất kỳ đặc, khác lạ với Phật giáo chính thống.

Chúng ta sẽ tìm hiểu Phật Giáo dưới hai phương diện.

a- Tổ Chức:

Phật giáo là một tập thể bao gồm nhiều người có chung một niềm tin vào đức Phật (Thích-ca), tự nguyện học tập và thực hành theo giáo lý của Ngài dạy, đi đúng con đường Giác Ngộ giải thoát cho mình, đem lại sự an vui hạnh phúc cho mọi người và muôn loài.

Tổ chức Phật giáo (buổi sơ khai) thời đức Phật là Giáo đoàn Tăng già do đức Phật thành lập và dạy dỗ. Ngay trong thời kỳ này (khi đức Phật còn tại thế) thì tư tưởng Bà-la-môn đã muốn trỗi dậy để chia rẽ, phá hoại Giáo đoàn mà lịch sử còn ghi lại. 

Sau thời kỳ đức Phật nhập diệt không bao lâu thì Phật giáo Nguyên Sơ bị chia rẽ, tan vỡ hẳn. Thay vào đó là các hệ thống Phật giáo mới ra đời bao gồm Thượng Tọa Bộ và Đại Chúng Bộ. Từ đó đến ngày nay, theo ranh giới địa lý quốc gia đã hình thành ra rất nhiều Phật giáo mới như: Phật giáo Ấn Độ, Tây Tạng, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Campuchia…

Trong mỗi quốc gia, Phật giáo lại chia ra nhiều tông phái với những giáo lý rất khác nhau, đôi khi trái chống nhau. Ví dụ như: Thiền Tông, Tịnh Độ Tông, Mật Tông, Thiên Thai Tông, Pháp Hoa Tông, Thiền Minh sát, Khất sĩ, Thiền Minh Triết… Thật quá nhiều và hỗn tạp nếu không muốn nói rằng “hổ lốn”, cho nên người phật tử không còn biết đâu là Phật giáo chính thống để mà học và hành cho tới đích. Ai cũng cố công tu tập nhưng “lửng lơ con cá vàng” vì không gặp được chánh pháp của đức Phật, rất phí uổng công phu tu hành, dù tới 60 – 70 năm hoặc cả đời tu tập mà chẳng thâu nhận được gì.

Tóm lại, về tổ chức, Phật giáo là một tập thể những người tự nguyện sống và học tập theo giáo lý của đức Phật Thich-ca. Một tập thể mà mỗi người hoàn toàn tự nguyện, không ai bị dụ dỗ ép buộc, không ai bị thẩm định điều tra nguồn gốc trước khi gia nhập, nếu muốn ra khỏi Phật giáo cũng hoàn toàn tự do mà không bị một điều quở trách hay hình phạt nào. Có lẽ vì thế mà Phật giáo trở thành quá dễ dãi (ở một khía cạnh) nhưng lại vô cùng khó khăn (trong một khía cạnh khác).  

b- Giáo Lý:

Giáo lý cơ bản của Phật giáo được đức Phật thuyết giảng là Bốn Chân lý: Khổ, Tập, Diệt, Đạo với Tám Thánh đạo: Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Định.

Tám Chánh đạo hay con đường Giới – Định – Tuệ cùng với 37 phẩm Trợ đạo sẽ bảo đảm chắc chắn cho người phật tử tu tập chứng đạt cứu cánh. Trong giáo lý nào có Bát Chánh đạo thì đó là giáo lý của Phật giáo, còn giáo lý nào không có Bát Chánh đạo thì không phải là Phật giáo.

Ngoài Bốn Chân lý của Phật giáo, đức Phật đã xác nhận ba đặc tướng của cuộc đời là Vô thường, vô ngã và vì vậy mà con người phải chịu khổ. Đó là Tam Pháp Ấn: vô thường, vô ngã, khổ.

Khổ được giải thích là xuất phát từ ái dụcvô minh, và một khi dứt được những nguyên nhân đó thì ta có thể thoát khỏi vòng sinh tử. Cơ chế làm cho chúng sinh còn vướng mãi trong vòng sinh tử (khổ đau phiền não) được đạo Phật giải thích bằng thuyết Duyên khởi tức 12 Nhân Duyên. 12 Nhân duyên là dây xích trói buộc chặt con người trong vòng luân hồi bất tận, phá vỡ 12 Nhân duyên là con người được giải thoát hoàn toàn (thoát khổ).

Giáo lý của Phật giáo được ghi lại trong kinh tạng tiêu biểu văn hệ Pali được chia làm năm bộ: 1. Kinh Trường bộ (pi. dīgha-nikāya), 2. Kinh Trung bộ (pi. majjhima-nikāya), 3. Kinh Tương ưng bộ (pi. saṃyutta-nikāya), 4. Kinh Tăng chi bộ (pi. aṅguttara-nikāya) và 5. Kinh Tiểu bộ (pi. khuddaka-nikāya).

Tóm lại, giáo lý của đức Phật dạy vừa đủ để cho người phật tử học tập và tu hành đi đến chứng ngộ giải thoát. Ngoài những giáo lý đã nêu trên, nếu có giáo lý nào khác xen lẫn thì không phải là giáo lý Phật Giáo.

Người phật tử phải sáng suốt để nhận biết, đâu là lời Phật dạy, đâu không phải là lời Phật dạy. Nếu thực hành đúng lời Phật dạy mới có cơ may tinh tấn trên đường tu. Ngược lại, nếu không gặp được Chánh pháp thì dù bất cứ pháp nào, được ca tụng đến tận trời xanh cũng nhất định không bao giờ đạt tới kết quả cứu cánh của đạo Phật được. 

Lời nhắn nhủ sau cùng, chúng tôi xin nhắc lại lời Phật dạy: Chớ có tin! Chớ có tin!!!   

Hãy tin và hành theo những gì không làm khổ mình, không làm khổ người và không làm khổ muôn loài đang cùng chung sống trên hành tinh. Đó mới đúng thật là lời Phật dạy, đó chính là Phật Giáo, cũng là Phật Pháp và đó là Con đường giải phóng loài người thoát khỏi khổ đau.

- - - - - - - - -

(1) Tráo lộn: Ở đây muốn nói đến sự mập mờ đánh lận con đen giữa Phật pháp với Tổ pháp, giữa Phật Thích-ca với các vị Phật hư tưởng của quá khứ và tương lai.