Giới thứ sáu mươi ba: KHÔNG NÊN XÁCH DÉP ĐI VÀO GIẢNG ĐƯỜNG
Giày, dép, guốc là vật dùng để mang đi dưới chân, nên thường dày đạp lên đất bẩn nhơ, phân, phẩn hoặc những đồ bất tịnh khác.
Xách giày, dép, guốc vào giảng đường là nơi thuyết pháp của Phật, đó là hành động thiếu lòng tôn trọng và cung kính Phật và pháp bảo. Những người có hành động thiếu đạo đức như vậy là những người thiếu lòng tha thiết cầu pháp bảo, chỉ đi nghe pháp như người đi nghe hát giải trí hoặc nghe chơi cho biết mà thôi, chứ chẳng có ý nghĩa lợi ích cho cuộc sống của họ, và họ học tập trau dồi những hành động đạo đức làm người, để đối xử nhau cho được tốt đẹp hơn.
Xin nhắc lại, pháp bảo của Phật là pháp thiện, pháp thiẹn là pháp dạy chúng ta học tập và tu sửa những lỗi lầm cho đúng đạo đức nhân quả, người có học và tu tập đạo đức nhân quả thì thường sống trong thiện pháp nên không làm khổ mình khổ người. Nếu ở đời người ta có cuộc sống không làm khổ mình khổ người là người đang sống trong hành động đạo đức nhân quả; người biết sống trong hành động đạo đức nhân quả là người đang sống trong cảnh giới Cực Lạc, Thiên Đàng, chứ đứng lầm tưởng có cõi Cực Lạc, Thiên Đàng thật sự trong thế giới siêu hình, đó là sự lừa đảo của Đại Thừa Bà La Môn Giáo. Cõi Cực Lạc, Thiên Đàng chỉ ở nơi thiện pháp mà có, có tại trong thế gian này, chứ không có ở chỗ nào khác cả.
Nếu chúng ta sống trong thiện pháp, tức chúng ta là những người có đầy đủ đạo đức nhân quả, thì cảnh giới Thiên Đàng Cực Lạc tại đó.
Hành động xách dép, giày đi vào giảng đường là hành động thiếu đạo đức tôn trọng và cung kính. Trong thiện pháp mà thiếu sự cung kính và tôn trọng thì làm sao gọi là thiện pháp được. Đây xin nhắc lại, nếu không có đức hạnh tôn trọng và cung kính người khác thì làm sao chúng ta có lòng thương yêu ai? Người không có lòng thương yêu người khác thì chính họ cũng không có đức hạnh cung kính tôn trọng họ, họ không cung kính tôn trọng họ tức là họ không thương họ, họ không thương họ tức là họ sẽ làm khổ họ, họ sẽ làm khổ họ tức là họ sẽ làm khổ người khác. Người mà làm khổ mình khổ người khác là người không có đạo đức nhân quả. Người không có đạo đức nhân quả thì có khác nào là một con thú vật.
Tóm lại, người xách giày dép đi vào giảng đường là người thiếu đạo đức cung kính và tôn trọng. Thiếu đạo đức cung kính và tôn trọng là những hành động làm khổ mình khổ người, tạo cảnh thế gian thành cảnh địa ngục, cuộc sống con người chỉ còn là một chuổi ngày dài đau khổ bất tận.