III
• Hỏi : | |||
Một Phật tử ở Mỹ | |||
- 2 - “Như vậy tại sao hàng ngàn vị A-la-hán chứng quả thời Phật không ở lại trần gian tiếp tục giáo hóa chúng sanh như Phật, như Thầy mà quý ngài vội vã dời khỏi trần gian để cho hàng phật tử phải rơi vào u mê, mê tín dị đoan?”
|
|||
• Trả lời : | |||
Bởi vì các vị A-la-hán là những người hiểu rõ nhân quả hơn ai hết. Cho nên các Ngài biết lúc nào cần ở lại và lúc nào nên ra đi. Cũng cần hiểu kỹ hơn, các Ngài là bậc Như Lai (không đến, không đi), khái niệm dời khỏi trần gian chỉ trong ý thức của kẻ phàm phu. Do vậy câu nói: “…quý ngài vội vã dời khỏi trần gian…” là không hợp lý. Các ngài luôn thung dung tự tại chứ không vội vã bao giờ.
(giotnangchonnhu) |
|||
• Hỏi : | |||
Một Phật tử ở Mỹ | |||
- 3 - Quý vị A-la-hán ở lại giáo hóa thêm nhiều vị A-la-hán có phải quý ngài cám ơn Phật, cám ơn đàn na thí chủ chăng?”
|
|||
• Trả lời : | |||
Câu này nghĩa mở, mỗi người tự hiểu theo ý của mình. Xin đọc lại các ý trả lời ở trên để hiểu thêm DUYÊN PHẬT PHÁP. Nếu là một vị A-la-hán được hỏi câu này, (có thể) ngài sẽ im lặng không trả lời.
(giotnangchonnhu) |
|||
• Hỏi : | |||
Một Phật tử ở Mỹ | |||
- 4 - “Sự ra đi vội vã của quý vị A-la-hán khiến chúng con nghĩ rằng quý ngài đã quyết định dời khỏi trần gian để đến nơi hoàn hảo hơn”.
|
|||
• Trả lời : | |||
Như đã trả lời ở trên, các ngài không vội vã bao giờ và các ngài cũng không đến một nơi nào hoàn hảo hơn cả. Có nơi nào hoàn hảo hơn nơi Niết Bàn, nơi Bất Động, Thanh Thản, An Lạc, Vô Sự nữa đâu?
(giotnangchonhu) |
|||
• Hỏi : | |||
Một Phật tử ở Mỹ | |||
- 5 - “Vì quý ngài muốn chết lúc nào cũng được, nên ở lại trần gian thêm vài trăm năm đâu cần phải vội vã ra đi?”
|
|||
• Trả lời : | |||
Các ngài muốn chết lúc nào cũng được, điều đó chứng tỏ năng lực làm chủ bốn sự khổ của kiếp người mà các ngài thành mãn. Còn việc “ở lại hay ra đi” là do duyên nhân quả của chúng sanh. Các ngài chỉ dạy chúng sanh tu hành để chuyển đổi nhân quả chứ các ngài không bẻ cong được nhân quả. Do vậy dù các ngài có ở lại thêm 1000 năm nữa nhưng chúng sanh không tin nhân quả, không tin đường đi của các ngài đã chỉ thì thử hỏi sự ở lại có ý nghĩa gì?
(giotnangchonnhu) |
|||
• Hỏi : | |||
Một Phật tử ở Mỹ | |||
- 6 - “Theo thế thái nhân tình, loài người vốn sống trong ác pháp và rất hiếm vị sống trong thiện pháp. Vậy tại sao trong vũ trụ loài người, thế hệ sau lại càng đẹp, càng thông minh và càng sống trong tiện nghi sung sướng hơn”.
|
|||
• Trả lời : | |||
“…loài người vốn sống trong ác pháp và rất hiếm vị sống trong thiện pháp”
Đúng vậy, Thầy đã dạy: “Loài người là một loài động vật cao cấp thông minh nhất trong các loài vật. Nhờ có bộ óc thông minh nên loài người được xem là chúa tể của muôn loài. Loài động vật trên hành tinh sống này thường giết hại lẫn nhau, ăn thịt nhau mà chẳng chút thương nhau. Loài người cũng chỉ là một loài động vật nên vẫn nằm trong bản chất hung ác của loài động vật. Vì thế nên vẫn giết hại và ăn thịt lẫn nhau. Hiện giờ loài người tự cho mình là văn minh, nhưng bản chất hung ác vẫn còn mang nặng trong tâm hồn”. (Xin lưu ý chữ “thông minh” nhất trong các “loài vật”). - “Vậy tại sao trong vũ trụ loài người, thế hệ sau lại càng đẹp, càng thông minh và càng sống trong tiện nghi sung sướng hơn”. Lời khẳng định: “thế hệ sau lại càng đẹp, càng thông minh và càng sống trong tiện nghi sung sướng hơn”. Điều này cần phải bàn và suy xét kỹ mới có thể nhận thức đúng vấn đề. Duy chỉ có câu “càng sống trong tiện nghi” nhiều hơn thì đúng, bởi con người đã tận dụng hết khả năng vơ vét nguồn tài nguyên đến cạn kiệt để hưởng thụ thỏa mãn lòng dục của mình. Và như vậy xin chớ vội khẳng định rằng càng về tương lai con người sống càng sung sướng hơn. Đó là một điều nhầm lẫn lớn. Với câu: “thế hệ sau lại càng đẹp, càng thông minh” thì còn nhiều nghi vấn lắm. Cần phải hiểu cho rõ, thế nào là đẹp, thế nào là thông minh để không mê lầm. Cái đẹp của con người là sự đẹp về đạo đức, sự thông minh của con người cũng chính là trí tuệ của mỗi người, mà trí tuệ thì phụ thuộc vào đạo đức. Người đạo đức chính là người sống trong thiện pháp (giới luật). Có đạo đức (tức sống trong thiện pháp) thì con người mới thực sự thông minh và đẹp. |
|||
• Hỏi : | |||
Một Phật tử ở Mỹ | |||
- 7 - “Như vậy theo luật nhân quả, cần nên quan niệm lại rằng: loài người vốn sống trong thiện pháp nên họ cũng được hưởng trong thiện pháp đó không? Và rất ít người sống trong ác pháp nên họ chịu thiệt thòi trong sinh hoạt nhân loại?”
|
|||
• Trả lời : | |||
Luật nhân quả rất công bằng và không bao giờ sai sót nên không cần phải có một quan niệm (mới) lại nào nữa cả. Ai sống trong thiện pháp tất sẽ được hưởng quả phúc của thiện pháp ngay trong cuộc đời này, và cao hơn họ sẽ thoát ra cảnh trầm luân của lục đạo luân hồi.
“Và rất ít…” – không phải vậy – còn rất nhiều người sống trong ác pháp nên không những họ phải chịu thiệt thòi trong sinh hoạt nhân loại, mà nặng nề hơn họ còn bị trôi lăn đọa đầy trong bao kiếp chúng sinh chứ làm sao kiếm được thân người nữa. Giotnangchonnhu có mấy ý trao đổi về câu hỏi của quý phật tử như vậy. Rất mong sự trao đổi để mỗi người chúng ta cùng thông hiểu thêm tri kiến giải thoát của dạo Phật. |
|||
• Hỏi : | |||
hoahongtrang0576@yahoo.com | |||
- Tôi có thắc mắc và không biêt hỏi ai. Xin giải thích giúp tôi, nếu trong hiện tại việc xảy đến với mình thật bất ngờ không có tính trước nhưng lại là việc không hay, vậy mình nghĩ đó là nhân quả hay là nghiệp phải trả trong tương lai?
|
|||
• Trả lời : | |||
Thưa bạn, trong cuộc sống thường có những sự kiện xảy đến với mình dưới hai trường hợp:
1. Có sự tính toán trước, 2. Không có sự tính toán trước. Trong cả hai trường hợp này đều chứa sẵn những yếu tố bất ngờ: hay hoặc không hay, thành công hay thất bại, hạnh phúc hay khổ đau… Nếu làm việc với một sự tính toán trước, chuẩn bị kỹ lưỡng, dè dặt, cẩn thận, chu đáo và hướng đến sự lợi lạc cho mình và cho mọi người thì yếu tố bất ngờ của sự thành công có nhiều khả năng xảy ra hơn. Và ngược lại, nếu có sự tính toán trước nhưng chỉ mưu cầu lợi lạc cho mình, không quan tâm đến những thiệt hại, đau khổ của người khác thì yếu tố bất ngờ của sự thành công rất hiếm hoi, và yếu tố bất ngờ của sự thất bại (không hay) dễ dàng xảy ra. Câu bạn hỏi, sự việc xảy đến bất ngờ không có tính trước nhưng lại là việc không hay (tức là không làm bạn toại ý, phải đau khổ) thì đó là nhân quả hay là nghiệp phải trả trong tương lai? Ở đây, bạn có thể hiểu rằng là nhân quả hay là nghiệp đều không sai. - Nhân quả là vì, khi bạn nhận (nghiệp trổ quả) việc không hay, tức là sự tạo thành từ những hành động của mình (nhân) trong quá khứ và hiện tại, nay đến lúc duyên vừa đủ thì (trổ quả) khiến bạn phải nhận chịu sự bất toại ý, đau khổ này. - Nghiệp là vì, khi bạn nhận quả trong hiện tại thì quả ấy lại là nhân tạo nghiệp cho tương lai. Tùy thuộc vào thái độ hành động khi nhận quả lúc hiện tại mà (nhân quả) quyết định nghiệp tương lai tốt hay xấu. Nếu khi bạn đang bị nhận “quả bất ngờ không hay”, nhưng vì bạn đã hiểu rõ về tri kiến nhân quả giải thoát, tâm bạn bình thản, không sợ hãi, không hành động như mang tính “trả thù” nhân quả thì chắc chắn đó là sự tạo nghiệp tốt. Ngược lại, cũng trong hoàn cảnh ấy, vì không hiểu biết tri kiến nhân quả, bạn luôn phiền não, ta thán, sợ sệt… rồi có những hành động khiến hại mình và hại người thì lại tạo nghiệp khổ cho tương lai là cầm chắc. Mong bạn đọc thêm các bài giảng của Trưởng lão Thích Thông Lạc đã giới thiệu trên trang giotnangchonnhu và các trang nguyenthuychonnhu.net, chonlac.org, chonnhu.net, Ngài đã giảng rất kỹ càng về vấn đề này. |
|||