Skip directly to content

21- ĐỘC GIẢ PHẢN HỒI - Qua bài viết của Trần Kiêm Đoàn

Cập nhật ngày : 28.10.2012    
Loạt bài: VẤN ĐÁP, ĐỐI THOẠI - BẢO VỆ CHÁNH PHÁP (Kì 1. Phản hồi của độc giả với Trần Kiêm Đoàn)
 
       Giotnangchonnhu tiếp tục giới thiệu đến quý độc giả những phản biện đối thoại về bài viết của tác giả Trần Kiêm Đoàn nhận định về Trưởng Lão Thích Thông Lạc đã đăng tải trên Thư Viện Hoa Sen. Trước tiên chúng tôi xin lược tắt một số đoạn trong bài của Trần Kiêm Đoàn, sau đó là những ý kiến phản biện của độc giả trên trang TVHS.
            Mời quý vị cùng đọc.
 

Bóng mây bay thoáng qua

TRÊN ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT

[Mới cuối Hè, đầu Thu mà Bắc Kinh đã lụt bão. Chúng tôi vội vã rời Bắc Kinh về Tô Châu để đến viếng Hàn Sơn Tự chứ không phải để “mua lụa Tô Châu biếu em” như một nhạc sĩ nào đó lãng mạn dàng trời đã từng mơ mộng. Một nhà sư trong chùa Hàn Sơn nói: “Bài thơ mới giữ được ngôi chùa, chớ không phải ngôi chùa giữ được bài thơ”

... Trên chuyến bay giã từ Tây An, tôi được bà cụ Nguyên Thanh, một cư sĩ Phật giáo cao niên đồng hành trong chuyến đi cho mượn tập sách Đường Về Xứ Phật của Hòa thượng Thích Thông Lạc…

... Đọc qua tập sách thầy Thông Lạc, rồi nhìn về công trình dịch thuật đồ sộ của Huyền Trang, tự nhiên tôi có cảm tưởng như mình đang lạc lối trên đường về xứ Phật vì khách hành hương thì đông mà nhìn rõ nhau thật khó. Nhất là khi đọc bài Chánh tín - Mê tín - Chánh kiến - Tà kiến nói về ngày Vu Lan,  tôi xót xa nhớ Mẹ, nhớ nhà….

... Không biết từ bao lâu rồi, tháng Bảy Vu Lan trở thành biểu tượng cho mùa báo hiếu đối với người theo và có cảm tình với đạo Phật. Phải chăng xuất phát từ sự tích Phật giáo: Ngài Mục Kiền Liên cứu mẹ là Thanh Đề bằng sự vận dụng pháp lực và uy đức của chư tôn đức trong mùa An cư kiết Hạ…

... Trong dòng tâm tưởng trôi chảy êm đềm của mùa Vu Lan rằm tháng Bảy đó, Hòa thượng Thích Thông Lạc đã đưa ra lời phản bác ý nghĩa, nội dung và nguồn gốc của mùa Báo Hiếu trong truyền thống Phật giáo Việt Nam.

Luận điểm tổng quan của Thầy trong Đường Về Xứ Phật là đứng trên quan điểm Phật giáo Thiền Tông (Tiểu Thừa) – đã được Hiểu và suy diễn theo khuynh hướng đặc thù của riêng Thầy – để phản bác về các hình thái Lý và Sự - Tri và Hành của “Phật giáo Phát Triển” (Đại Thừa). Thầy Thông Lạc thường xuyên nhấn mạnh rằng: “Kinh điển phát triển (Đại Thừa) diễn đạt giáo lý phi đạo đức một cách cụ thể rõ ràng, thế mà mọi người vì quá vô minh, u tối không thấy, nên bị lừa đảo, bị lường gạt một cách đau đớn.” (TTL. Đường Về Xứ Phật, tập VI. Tr.5)

Không rõ đã có bao nhiêu người được thầy Thông Lạc “khai thị” theo phương pháp nầy cho bớt “vô minh”. Riêng kẻ viết những dòng nầy thì… không thấy vô minh mà cũng chẳng thấy hết vô minh trước và sau khi đọc bài thầy Thông Lạc viết về Vu Lan Bồn. Thầy tự nhận là bậc tự phát giác ra được một vụ “báo hiếu vô đạo đức khổng lồ” trong lịch sử hơn nghìn năm của Phật giáo. Đó là trường hợp đức Mục Kiền Liên cứu mẹ, ra khỏi địa ngục A Tỳ. Thầy cho rằng, đây là “một sự lừa đảo có sách vở và đã trở thành một truyền thống báo hiếu vô đạo đức trong lòng tín đồ Phật giáo Việt Nam hơn cả nghìn năm mà không ai phát giác ra được.”

... Chuyện Mục Kiền Liên cứu mẹ tuy là câu chuyện mang bối cảnh Phật giáo, … Từ đó, ngày rằm tháng Bảy trở thành ngày báo hiếu, xá tội vong nhân.

Qua sự tích sự tích Mục Liên Thanh Đề và truyền thống báo hiếu này, thầy Thích Thông Lạc đã đưa ra những luận điểm phản bác. Thầy viết rằng:

1.  Mục Liên Thanh Đề là một câu chuyện phi đạo đức trong Phật giáo Đại Thừa. Câu chuyện nầy là một thứ giáo pháp phi đạo lý, phi nhân quả, không công bằng và công lý.

2.  Đây là câu chuyện được dựng lên trong thời đại phong kiến đầy dẫy tệ nạn vua quan chuyên ăn hối lộ, mua quan bán chức, hành động không công bằng hợp lý. “Độ chúng sanh” thực chất chỉ là một hành động ăn lo hối lộ. Nhờ có lo lót như vậy, bà Thanh Đề mới thoát cảnh tù tội A Tỳ Địa Ngục.

3.  Chỉ có luật nhân quả mới giữ vai trò công bằng và công lý mà thôi. Vì nhân quả là do hành động của mọi người tự làm tội hay vô tội đều chính nơi họ, cho nên luật nhân quả chính là con người tạo ra, để xử phạt hay ban thưởng chính lại họ, chứ không có một kẻ thứ hai nào thưởng phạt. Vì thế nó rất công bằng và công lý, không ai lo lót và hối lộ nó được. Kẻ nào làm ác thì phải thọ lấy quả khổ, kẻ nào làm thiện thì hưởng được phước báo.

Qua lăng kính Tiểu Thừa (theo cách sở đắc và suy diễn riêng của Hoà thượng Thông Lạc), thầy đã cho giáo pháp Đại Thừa (cũng đồng thời, theo cách hiểu riêng của Thầy) là một loại “dị giáo” phi đạo đức và phi Phật pháp; chỉ có những kẻ u mê, vô minh, lạc hướng mới bị các thầy tu theo phái Đại Thừa vẽ rồng vẽ rắn theo hình tướng tà đạo để đánh lừa. Quan điểm nầy đã được thầy Thông Lạc lập đi lập lại một cách quyết đoán và quyết liệt trong trong hết thảy 10 tập “Đường Về Xứ Phật”.

1. Đạo dức Phật giáo về hiếu hạnh 

2. Hối lộ thần thánh.

Tuy nhiên, riêng thầy Thích Thông Lạc thì đã phản bác và suy diễn sự tích báo hiếu Mục Kiền Liên như là một trò “hối lộ” phi đạo đức vì phải nương nhờ tha lực của chư tăng trong mùa An cư kiết Hạ. Đồng thời, thầy nêu lên lý tưởng người tu sĩ đạo Phật muốn báo hiếu cha mẹ thì phải tu hành chân chánh cho đến khi làm chủ được luân hồi sinh tử; nghĩa là phải chuyên tu hành cho đến chỗ đắc đạo mới gọi là báo hiếu cho cha mẹ.

Đạo Phật không đặt tiêu chí đúng/sai thông qua những lý luận giả định và những hình tướng mang bản chất giả tướng phàm phu trong nội hàm tục đế. Đức Mục Kiền Liên hội thỉnh năng lực chư tăng để cứu mẹ hay thầy Thích Thông Lạc chuyên tu đắc đạo để báo hiếu cha mẹ thảy đều là phương tiện. Tùy theo căn cơ và nghiệp lực của từng chủ thể và đối thể để chọn phương tiện thích hợp mà kết chiếc bè qua sông. Tới được bờ mới là cứu cánh. Bị tha hóa trong phương tiện của tri thức thường nghiệm là biểu hiện của vô minh. Quay lưng với phương tiện môn, khư khư ôm cứng cách làm và cách biết của riêng mình để phỉ báng những phương tiện khác mình là ngu là dốt – thì vô hình chung, tự lời phỉ báng – đã xa rời hệ thống giá trị luân lý và đạo đức đậm tính từ bi, hỷ xả của con đường giải thoát.

3. Luật nhân quả.

… Luật nhân quả mà Thầy Thông Lạc nhắc đi nhắc lại thường xuyên trong 10 tập Đường Về Xứ Phật là một nguyên lý lạnh lùng và khô héo thuần lý tính và máy móc. Hễ đánh là động; hễ hô là ứng. Thực tế không đơn giản và kết cấu sơ sài như thế. Vì vậy, điều Thầy dạy… phải “sống theo luật nhân quả” đã trở thành một hình thức ngôn ngữ sơ cơ và khả hữu như “nắm lá trong lòng bàn tay”của chúng sinh mà đức Phật từng dùng làm biểu tượng để khai thị cho những tầm nhìn giới hạn trước vô cùng. Định kiến và chấp trước là nguyên nhân sự vắng bóng một hướng nhìn thông thoáng và một tinh thần xả ly của lý Phật Đà trên đường về xứ Phật.

5. Tự lực hay tha lực.

6. Đường về xứ Phật là tâm đạo.

Vì Phật giáo phong phú và đa dạng đến như thế, nên dẫu ồn ào hay thầm lặng, nhưng lúc nào cũng có hiện tượng bồ tát Thường Bất Khinh và bồ tát Nghịch Hạnh xuất hiện dưới muôn hình muôn vẻ giữa cuộc đời thường. Đó là những bóng mây bay thoáng qua trên đường về xứ Phật.

Từ ngàn xưa, hiểu rõ thực trạng nầy nên đức Phật đã dạy “Tự mình thắp đuốc” để thấy rõ được mình trong mối tương quan đồng hành trên đường đạo.

Tiếng nói rổn rảng bên ngoài không quan trọng bằng tiếng nói lao xao bên trong.

Chớ để cho tiếng nói nào to hơn pháp âm rỗng lặng. Trên đường về xứ Phật, nếu chưa thấy rõ nhau thì ráng nhìn rõ nhau hơn qua chân dung đức Phật vẫn lặng lẽ trầm tư trong cơn đại định suốt mấy nghìn năm.]

NHỮNG Ý KIẾN PHẢN HỒI:

Nhật Minh: Theo lời anh: "tôi được bà cụ Nguyên Thanh, một cư sĩ Phật giáo cao niên đồng hành trong chuyến đi cho mượn tập sách Đường Về Xứ Phật của Hòa thượng Thích Thông Lạc. Trước khi trao tay, bà cụ có ý kiến: “Đạo hữu cũng nên có đôi lời nhận định. Tôi quý cái tâm ngay thẳng của Hòa thượng Thích Thông Lạc, nhưng lại e rằng, lời Thầy viết ra quá bộc trực nên không khỏi gây nhiều chao động, nhất là đối với thế hệ Phật tử đàn em của chúng ta.”

Tôi không biết anh là ai, học hành tới đâu, nhưng chắc chắn anh không bằng bà cụ anh gặp trên chuyến lữ hành. Bà cụ còn nhận ra "cái tâm ngay thẳng của Hòa thượng Thích Thông Lạc", còn anh thì chỉ biết dẫn ra một mớ kiến thức của kẻ lăn lóc trên đường danh lợi để nhận định về một bậc chân tu thì quả là người còn quá nông cạn.

Anh có hiểu thế nào là truyện thần thoại, truyện ngụ ngôn, và thế nào là Chân Lý cuộc sống không? Thực tiễn hơn, thế nào là chuyện Đời, thế nào là chuyện Đạo, anh có phân biệt nổi không? Đời Đạo viên dung, hòa trộn nhập nhèm chỉ là mưu xấu của những kẻ chuyên lợi dụng lừa người.

Thế nào là Tiểu thừa, thế nào là Đại thừa? Chẳng biết anh đã học Phật bao giờ chưa mà lại dẫn ra quá nhiều quan điểm lạ trong Phật giáo, vì những danh từ ấy đã xóa bỏ từ lâu lắm rồi, giờ anh vẫn đem ra dùng lại thì chứng tỏ là người còn rất non nớt kiến thức Phật giáo.

Anh đã hiểu thế nào là địa ngục chưa? Đã hiểu thế nào là Niết bàn chưa? Chắc chắn là chưa bao giờ anh hiểu tới bởi cái tâm lú lẫn của anh bị kinh sách mê tín bao đời phủ đặc thì làm sao nhận ra được. Thật chán cho anh. Tâm còn phàm phu, khổ như một đống rác nhớp mà dám đi nhận định một bậc chân tu Vô Lậu thì quả là kẻ quá háo danh không biết tự lượng sức mình.

Mong anh Đoàn trả lời giúp tôi mấy câu hỏi trên nhé, để xem sự thông đạo của anh tới đâu rồi chúng ta cùng nhau mổ xẻ vấn đề.

Quan trọng đấy anh Đoàn ạ, Phật giáo thịnh hay suy, còn hay mất sẽ phụ thuộc rất nhiều vào những người có quyền nói như anh. Mong anh hãy thiện chí đáp lời.

Nguyên Thông: Xin anh NHT MINH tìm đc nhng bài ca quý thy, nhng hc gi, nhng nhà nghiên cu Pht Hc viết và nhn đnh v thy THÍCH THÔNG LC (mt bc chân tu Vô Lu - ch ca anh) trước khi cht vn anh TRN KIÊM ĐOÀN.

Và tôi cũng xin có ý kiến riêng vi anh: KHU HÒA VÔ TRÁNH. Đ ngh anh nên có nhng li ÁI NG vi nhau. Vì anh có chê bai anh TRN KIÊM ĐÒAN nào là 'người còn quá nông cn, người còn rt non nt kiến thc Pht giáo, k quá háo danh không biết t lượng sc mình v.v..." thì TKĐ vn là TKĐ.

Các anh ri đu s là nhng v Pht c. NAM MÔ THƯỜNG BT KHINH B TÁT MA HA TÁT.

Kính. Nguyên Thông

Chân Quê: Gửi tác giả Kiêm Đoàn,

Đọc bài viết này của Kiêm Đoàn, tôi thấy anh tự đánh mất mình nhiều quá, bởi từ trước anh viết thi thoảng cũng có vài điều hay, nhưng nay công bố bài viết này tôi mới thực nhận ra cái kiến thức vay mượn của anh: văn phong lưu loát mà trí tuệ rất đần mê.

Nhận định về thầy Thông Lạc không phải là bây giờ anh mới khởi xướng, anh là người đến sau mà sao không nhận thấy kinh nghiệm của người đi trước?

Anh hãy vào mục HỘ PHÁP – HIỆN TƯỢNG THÍCH THÔNG LẠC (trang TVHS) để xem nhận định của các tác giả trong mục này. Nhận định của anh chưa nhằm gì so với Thích Đức Thắng, Nguyễn Hòa… họ mất công nhiều hơn và xuất hiện cả chục năm nay rồi. Ấy vậy mà pháp của thầy Thông Lạc vẫn ngày càng được xiển dương rộng rãi hơn trên quê Việt mình và đến với phật tử ở hải ngoại xa xôi.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam, các bậc Tôn túc cũng chưa ai có một lời nhận định nào bởi vì họ đã biết tự lượng sức mình nên không ai lên tiếng. Vậy mà anh (hình như cũng là giáo sư hay tiến sĩ gì đấy), lại có những nhận định quá mê mẩn như con người còn ở thời ăn lông ở lỗ, không hiểu biết gì về thế giới xung quanh nên lúc nào cũng lo lắng sợ hãi, chỉ lo van vái cầu xin.

Chắc anh đang nuôi mộng nổi danh như tỳ kheo Nguyên Hải trong thời gian vừa qua? Được lắm, quý độc giả sẽ giúp anh nổi danh với điều kiện anh phải lên tiếng trả lời về các chất vấn của độc giả về vấn đề mà anh nêu trong bài. Nếu suôn sẻ, có khoa học thì anh sẽ thực sự xứng đáng làm người nổi tiếng có trí tuệ. Bằng không, chỉ là một kẻ háo danh trơ trẽn.

Chất vấn 1: Trong bài viết của anh có đoạn “Thần linh là một dạng linh hồn ở bên ngoài thể xác. Con người và thần thánh có khả năng tiếp cận nhau ở một cấp độ cao hơn thân xác vật lý. Và khả năng cống hiến để tạo “duyên” tiếp cận với thần thành là thông qua cầu nguyện và lễ nghi chiêm bái.”

- Anh có thể giải thích rõ hơn một cách khoa học về “Thần Linh” và “Linh Hồn”, nếu thần linh là một dạng linh hồn ở ngoài thể xác thì thể xác này và linh hồn là “một” hay “hai”?

- “Con người và thần thánh có khả năng tiếp cận nhau…” vậy đương nhiên có hai thực tại này và nó tiếp cận nhau bằng cách nào?  

- Đạo phật là đạo trí tuệ, “phải tự cứu mình” bằng sự trau luyện thân tâm để chuyển nghiệp nhân quả, tức là phải ly dục ly ác pháp, đoạn tận tham, sân, si… Nhưng theo anh dẫn: “…thông qua cầu nguyện và lễ nghi chiêm bái” có thể chứng đạt mục đích cứu cánh của đạo Phật hay không? Tại sao được? Tại sao không?

Tạm thời vậy, Kiêm Đoàn cùng trao đổi nhé. Anh đã có “gan” viết nhận định thì cũng phải có “trí” để mà đối vấn, thế mới là trang anh hùng hảo hớn, không nên là một cái thùng rỗng kêu to.  

giac huong: anh Nhat Minh nay. Bai viet cua anh Tran Kiem Doan sau sac the. Anh khong hieu duoc dau. Dung xi va nguoi ta vo ly.

Tôn N T Cn: Góp ý vi anh/ch Tâm Minh,

Tôi cũng là mt đc gi đc bài viết ca tác gi Trn Kiêm Đoàn (TKĐ) trên mng Thư Vin Hoa Sen. Khác vi anh/ch Tâm Minh (TM), tôi đánh giá bài viết góp ý vi thy Thông Lc (TL) ca TKĐ là mt bài viết rt hay. Hay vì cái nhìn mi m và cách din đt đy sáng to văn chương ch không bám vào li mòn ca kinh đin.

S ma mai và tương phn đáng chú ý đu tiên đ làm căn bn cho s kh tín ca mt ý kiến là: Sut trong mt bài viết dài góp ý, tác gi TKĐ trao đi rt nh nhàng vi thy TL. Thế nhưng trong lúc ch viết có mt đon ngn mà TM đã phóng ra không biết bao nhiêu cm t thô thin và tiêu cc đi vi mt tác gi mà TM t nhn “không biết anh là ai”!

S mo phm căn bn đu tiên là thái đ “quan trường” không nên có trong phong cách đi thoi mang tính tri thc và văn hóa. Đó là câu TM hi: “Tôi không biết anh là ai, hc hành ti đâu...” Nếu ch cn liếc mt qua tiu s ca TKĐ có ngay trong trang nhà TVHS ny, ghi rng TKĐ có văn bng C nhân văn chương Vit Nam, Thc sĩ Xã hi, Tiến sĩ Tâm lý hc M và giáo sư mt s trường đi hc Hoa Kỳ thì “cái hay & cái d” ca bài viết anh ta có khác đi chăng?

S mo phm u trĩ trong phong thái đi thoi ca TM là nhng câu hi lm cm “anh có biết thế ny, anh có biết thế n” v khái nim mt s danh t Pht hc thông thường xưa nay đã dùng đi dùng li mòn nhn mà TM làm như là nhng “con bài m” đưa ra đ bt bí tác gi bài viết thì qu là bun cười.

Chưa hết, TM còn phết nhãn hiu cho người mà TM mun đi thoi là “tâm như đng rác nhp” (sic) thì qu là đã vượt ra ngoài gii hn ca mt sân chơi trí thc.

Và phin não chưa hết, TM dám phết thêm mt loi nhãn hiu không có bo chng cho thy Thông Lc na là “bc chân tu Vô Lu” dành cho các bc đt thánh qu A La Hán thì qu tht là vng ngôn, hý lun.

Sau hết xin nhn vi TM mt điu rng, đây là nơi trường văn trn bút. Tham gia cuc c quc tế mà tài mn riêng tay chưa sch nước cn thì tht l lùng. Biết mình, biết người là mt s t trng cn thiết. Mong lm thay!

Thân kính chào anh/ch Tâm Minh

Tôn N T Cn

(Còn nữa)