Skip directly to content

26- TỪ "BÓNG MÂY BAY THOÁNG QUA..." ĐẾN "ĐIỆU SỐNG GIỮA ĐÀNG..." - Ý kiến độc giả với Trần Kiêm Đoàn

Cập nhật ngày : 12.11.2012    
Loạt bài: VẤN ĐÁP, ĐỐI THOẠI - BẢO VỆ CHÁNH PHÁP
(Kì 3 : Phản hồi của độc giả trên DĐ/TVHS với Trần Kiêm Đoàn).
Trích đoạn trong bài "Điệu Sống Giữa Đàng" (Nhật ký Hành Hương 8 của Trần Kiêm Đoàn)

http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-145_4-17029_5-50_6-1_17-8_14-1_15-1...

... ... ... "Sonia góp ý:

- Bạn phải nói là Thượng Đế – God – nào và Thượng Đế của ai? Đạo Sikh của mình thì cho “God” là người làm nên tất cả gọi là “Mool Mantar”. Mool Mantar ở đâu rất xa trên trời mà cũng chính ở ngay trong mình. Ngài là sự thật, không ghét, không sợ, không màu, không sắc, tự sinh ra và không bao giờ chết. Còn Thượng Đế của các bạn thì thế nào?

Bé Na hỏi:

- Ba ơi! Như vậy thì quả thật là đạo Phật mình không có một Thượng Đế mở đầu hay sao Ba?

Trần Kiêm Đoàn trả lời:  

- Thượng Đế trong các tôn giáo của các bạn con vừa nói đến, tuy khác nhau về nhiều cái riêng, nhưng cái chung đều giống nhau. Đó là một đấng Sáng Tạo ra muôn loài và đó cũng là Sự Thật hoàn toàn. Đạo Phật nói đến sự sáng tạo ra muôn loài là do vô số điều kiện hợp nhau lại mà thành gọi là Duyên Khởi và Sự Thật của vạn vật là chẳng có vật nào tự nó đứng riêng lẻ mà thành gọi là Tánh Không. Nếu không đứng riêng mà dùng chung các danh từ với các tôn giáo khác thì chúng ta có thể nói rằng, Tánh Không và Duyên Khởi chính là chân dung về một “Thượng Đế” của Phật giáo vì đó là Sự Thật tạo tác ra mọi sự của vũ trụ nầy gọi là vạn pháp."...

Ý KIẾN CỦA ĐỘC GIẢ

Chu Chơc Kiên (09/18/2012) 

Kính gửi anh Kiêm Đoàn,

Thưa quý vị độc giả,

Nhật Ký Hành Hương 7 (Bóng mây thoáng qua…) vẫn chưa qua, nay anh KĐ lại đã ra Hành Hương 8. Độc giả có lẽ cũng nên cảm thông cho một người có tâm hồn thi sĩ đầy những khát khao ham muốn như anh.

Tâm hồn thi sĩ thường khởi phát mạnh mẽ từ Tưởng Uẩn, nhờ Tưởng Uẩn mà Tưởng Thức mới phát sanh nên văn thơ lai láng chảy xiết đêm ngày như trong mơ, trong mộng. Quý độc giả cần biết thêm để thông cảm cho anh KĐ, khi Tưởng Thức hoạt động là lúc Ý Thức rất mờ nên có thể nhiều lý luận huyễn ảo không còn đúng như lý và sự nữa.

Hành Hương 8 kéo anh KĐ về với thú vui gia quyến, bạn bè. Thế cũng hay, để anh bớt đi cái hênh hoang viễn mộng. Có một điều anh vẫn chưa thực lòng cảm nhận, anh vẫn né tránh thực tại tuy đắng những chữa bệnh hiệu nghiệm vô cùng.

Hành Hương 8, anh không còn dũng cảm hênh hoang nữa mà phải mượn lời mấy đứa trẻ để nói lên những hiểu biết của mình. Phải chăng kiến thức của anh đã quá mãn, giống như một ly nước chứa đầy mọi lý luận mà anh đã tích lũy từ bao lâu, nay không bỏ được? Như thế, mọi người hiểu rằng cái “ly nước” kiến thức trong anh không thể tiếp nhận thêm gì được nữa. Lẽ ra anh phải lựa chọn mà đổ bớt đi những gì mà mỗi ngày do tích lũy anh thấy được nó không ích lợi để thay vào đó cái thiết thực bổ ích hơn.

Qua ý kiến này, tôi có vài trao đổi để anh truyền đạt lại với những đứa trẻ thân yêu của anh.

Về khoa học và Phật giáo.

Dạy con trẻ anh nên thuyết cho rõ ràng Lý Sự. Khoa học là khoa học, Phật giáo là Phật giáo, không nên mập mờ trộn lẫn hòa chung để người học Phật hiểu lầm. Khoa học là sự nghiên cứu, chứng minh, một người tìm tòi nhưng nhiều người đồng chứng. Còn Phật giáo, tuy dạy thế, học thế nhưng mỗi người phải tự thấy cho minh. Phật giáo không bao giờ theo đuôi khoa học đâu anh, Phật giáo đi xa lắm rồi, giờ khoa học mới mò mẫm trong “tục huyễn” (anh gọi là tục đế, mà tục thì không có đế), sao anh lại giảng Phật giáo có “nhiều điểm tương đồng với lý thuyết khoa học”? Kể cũng không sai, nhưng không hợp lý.

Anh rất mê Tánh Không, Cửa Không, Trống Không, Rỗng Lặng, vì mê thích nó nên anh chưa bao giờ hiểu về nó. Anh thử tham vấn nhà Khoa học Vật lý (Trịnh Xuân Thuận) xem, bên trong một hạt nhân nguyên tử nó có “Rỗng Không” không? Nó có bao giờ “Tĩnh Lặng” không? Hãy ráng hiểu điều này trước đã anh KĐ, sau hãy đi tìm cái “Không Tánh” chân chính của đạo Phật, nó không là như anh mơ đâu, nó vượt xa khoa học rất nhiều.

Với ngài Nhất Hạnh, tôi lưu ý anh, ông ta là một vị Bà la môn nguyên nghĩa, hơn thế, ông ta lại đang trên con đường về với Ki-tô giáo, cho nên kiến thức Phật giáo của ông ta rất sai lạc, anh không nên nương vào ông ta mà truyền thụ giáo lý Phật thì thật là tai hại.

Với anh, “Tu Giữa Bụi Đời” hay “Điệu Sống Giữa Đường” không khéo trở thành “Đẽo Cày Giữa Đường” thì dẫu có cố công suốt cả cuộc đời cũng chẳng bao giờ làm nên mảnh ruộng tốt được đâu. Chỉ vì anh “nghe nhiều”, “thấy nhiều” nhưng cái nghe, cái thấy không đáng thấy, không đáng nghe thì anh chấp chặt, còn cái đáng học, đáng hành anh lại bỏ “lơ qua” rồi còn phỉ báng.

Thật tội nghiệp cho anh.  

Bt Đc (09/19/2012)

Hay!

Ý kiến ca Chu Chơc Kiên có nhiu khám phá, thng thn, mnh bo. Tôi nghĩ, nên có nhiu nhng ý kiến nhìn thng vào s tht.

Cám ơn Chu Chơc Kiên

nguyen (09/20/2012)

Các tôn giáo độc thần có một điểm chung là chấp nhận có một cái nguyên nhân ban đầu để tạo ra vũ trụ, con người, và họ gọi cái nguyên nhân ban đầu đó dưới những cái tên khác nhau (Thượng đế, Allah…). Khi quan niệm nhựy các tôn giáo này chấp nhận là phải có một cái gì đó (nhân) mới có vũ trụ và con người (quả). Tuy nhiên nếu từ đó đi ngược tr lại (từ quả suy ra nhân … tiếp nối liên tục…) để đưa ra quan điểm là có một cái nguyên nhân đầu tiên thì quan niệm này t nó đã mâu thuẫn với chính nó vì cái gì đã sinh ra cái mà họ gọi là “nguyên nhân đầu tiên” đó?

Trong Phật giáo không có cái quan niệm nguyên nhân đầu tiên đó. Khi tác giả bài viết (TKĐ) này nói “Tánh Không và Duyên Khi chính là chân dung v mt ‘Thượng Đế’ ca Pht giáo vì đó là S Tht to tác ra mi s ca vũ tr ny gi là vn pháp” thì tôi nghĩ là ông TKĐ đã nghĩ là “CÓ THIỆT” một cái Tánh Không và Duyên Khi nên ông đã đánh đồng với chân dung về một Thượng Đế.

Xin mời ông nghe các bài giảng về Trung Quán Luận tại đây:

http://thientongvietnam.net/media/BaiGiang.asp?id=A0134

Hi vọng rằng nó sẽ giúp ông phần nào chăng?

Thấy đạo hữu Bất Đắc muốn có nhiều ý kiến góp ý, nên tôi cũng góp đôi điều vào mục này và rất mong các đạo hữu chỉ bảo nếu có điều chi không đúng.

Chu Chơc Kiên (09/21/2012)

Trong toàn bộ giáo lý của Đức Phật, Ngài không quan tâm dạy chúng ta phải đi ngược dòng thời gian để tìm hiểu khởi nguyên phát sinh ra vũ trụ, vạn pháp và con người. Bơi ngược dòng thời gian tìm về cái ban đầu ấy, con người không thể nhận ra được những gì mình khát khao mong muốn và sẽ chết chìm trong những kiến chấp vì vô minh dẫn dắt.  

Tuy nhiên, đối với những Bậc Vô lậu giải thoát chứng trí tuệ Tam Minh thì không thể nghĩ bàn. Vấn đề là:

- Nếu các Ngài dạy những điều đó sẽ mang lại lợi ích gì cho con người?

- Nếu các Ngài dạy những điều đó thì trí hiểu của phàm nhân có nắm bắt được hay không?, kẻo như con cá mà muốn hiểu biết đất khô như thế nào thì thật là nguy hiểm – và rồi tha hồ mà tưởng tượng, huyễn hoặc để luận tranh cao thấp hơn thua – thì lại thêm một mối nguy hiểm khác.

Đức Phật không dạy Tánh Không mà chỉ dạy tam pháp ấn Vô thường, Vô ngã, Khổ. Đó là ba pháp giúp con người hiểu rõ con người và vạn pháp, để giúp người tu hành giải thoát. Tánh Không chỉ là một khái niệm của người sau không hiểu biết đặt ra. Vô ngã không nên chấp là Tánh Không thì sai lầm, mà nên hiểu Vô ngã minh chứng cho lý Duyên Khởi của vạn pháp thật đúng như nó đã, đang, sẽ là… cho nên Tánh Không là luận thuyết hư ảo khó chấp nhận.

Long Thọ đẻ ra thuyết Trung Quán Luận và triết lý Tánh Không đã tồn tại và gây hại cho biết bao nhiêu thế hệ người tu, quý vị hãy thận trọng suy xét.   

Vậy còn Không Tánh thì sao? Quý vị hãy đọc kinh Tiểu Không, Đại Không trong Kinh Trung Bộ tạng Nikàya, đức Phật đã dạy rõ 2 chữ này. Người không hiểu nên ép tưởng thành Tánh Không mới tạo ra bao nhiêu tai hại cho người tu từ nhiều thế kỷ qua.

Hiểu ngắn gọn nhất về chữ Không Tánh là: người không còn Tánh Tham, Tánh Sân, Tánh Si, Tánh Mạn, Tánh Nghi,… tức là người đạt tâm Bất Động, Thanh Thản, An Lạc và Vô Sự, tức là người Giác Ngộ Giải thoát.

Anh TKĐ chỉ là người giỏi văn chương thơ vịnh, còn Phật pháp thì anh có hiểu biết gì đâu, mong độc giả cùng mở lòng từ bi tha thứ.  

Hiếu (09/21/2012)

T đon trích dn ca phn comment trên "Vô ngã minh chng cho lý Duyên Khi ca Vn Pháp tht đúng như nó đã, đang, s là..." (Kiên C.). Tôi có điu suy ngm như sau: Vy Vô Ngã có phi là 1 Pháp hay không? Nếu không phi Pháp thì nó là gì? Còn nếu là Pháp thì cái gì sinh ra nó? Nó đã, đang và s là gì???  

Lý Tâm Như (09/21/2012)

Tôi nghĩ đạo hữu Hiếu chưa đọc kỹ ý kiến của Chu Chơc Kiên đã vội nêu câu hỏi: “Vy Vô Ngã có phi là 1 Pháp hay không? Nếu không phi Pháp thì nó là gì? Còn nếu là Pháp thì cái gì sinh ra nó? Nó đã, đang và s là gì???”.

Trong ý kiến của CCK đã trả lời đầy đủ như đoạn này: “Đức Phật không dạy Tánh Không mà chỉ dạy tam pháp ấn Vô thường, Vô ngã, Khổ. Đó là BA PHÁP giúp con người hiểu rõ con người và vạn pháp, để giúp người tu hành giải thoát. Tánh Không chỉ là một khái niệm của người sau không hiểu biết đặt ra. Vô ngã không nên chấp là Tánh Không thì sai lầm, mà nên hiểu Vô ngã minh chứng cho lý Duyên Khởi của vạn pháp thật đúng như nó đã, đang, sẽ là… cho nên Tánh Không là luận thuyết hư ảo khó chấp nhận.”

Xin có ý riêng của mình góp với các đạo hữu. Con người và vạn pháp được hình thành và hoại diệt bởi DUYÊN HỢP và DUYÊN TAN, vì thế Vô ngã chứng minh cho Pháp mà đức Phật thường dạy để chúng ta quán chiếu: “Đây không phải là Ta, không phải là của Ta, không phải là bản ngã của Ta”, nó cứ tiếp tục biến hiện từ quá khứ đến hiện tại và tương lai như thế…

Đó là sự học hiểu của phàm phu, chẳng rõ có chuẩn không, xin các bậc cao minh chỉ giáo.

Hiếu (09/21/2012)

Nếu Vô Ngã cũng là mt Pháp, và khi nói dùng Vô Ngã đ hiu vn pháp s hàm ý: Dùng Vô Ngã đ hiu rõ Vô Ngã; Dùng Vô Ngã đ minh chng rng Vô Ngã đã, đang và s là gì... Điu này chng khác nào cái A là cái vn đ chưa rõ, mà li ly cái A đ chng minh cho cái A. Phi chăng Vô Ngã phi là mt cái "khác vi Pháp" thì mi có th minh chng cho cái chưa rõ đó là Pháp?

Chu Chơc Kiên (09/21/2012)

Tôi thấy bạn Lý Tâm Như trả lời cũng khá rõ rồi, nhưng bạn Hiếu vẫn còn chất vấn thêm. Câu vấn của bạn: “Dùng Vô Ngã đ hiu rõ Vô Ngã; Dùng Vô Ngã đ minh chng rng Vô Ngã”… “Điu này chng khác nào cái A là cái vn đ chưa rõ, mà li ly cái A đ chng minh cho cái A”.

Câu vấn này lý luận vòng vo, trườn uốn, không đưa đến lợi ích cho người học pháp. Sự dùng một pháp (giả huyễn) để chứng minh cho một pháp (giả huyễn) khác đó là phương tiện để người phàm phu dần hiểu. Không thể dùng Vô ngã để chứng minh cho Vô ngã được, điều ấy vô lý. Nhưng phải dùng Vô ngã mà hiểu lý Duyên khởi để phá chấp thân, phá chấp dục ái dẫn đến giải thoát, lúc bấy giờ mới biết rõ vạn pháp như thật.

Vô ngã là một pháp, cũng giống như Vũ trụ là một pháp. Tôi hiểu ý bạn Hiếu muốn chất vấn thêm vì câu đáp của bạn LTN vẫn bỏ lửng làm bạn chưa thỏa mãn phải không? Bạn LTN trả lời như vậy là tôi thấy đủ, nhưng với bạn vẫn chưa được vừa lòng. Tôi xin có ý tiếp với bạn.

Bạn LTN đã bỏ lửng ý mà bạn mong cầu nhất, đó là: “Còn nếu là Pháp thì cái gì sinh ra nó?” Câu hỏi này, nếu là các tôn giáo khác thì trả lời rất gọn gàng, đó là Đấng Tạo Hóa, Thượng Đế, Đức Chúa Trời, Gớt, Allah v.v… Thế thì tôi hỏi tiếp: Cái gì đã sinh ra các vị ấy? và tiếp nữa, cái gì đã sinh ra cái đã sinh ra các vị ấy? Cứ mãi như thế … thì thử hỏi có ai có thể đi ngược thời gian mà hy vọng tìm ra cái khởi nguyên của vũ trụ hay không? Giả sử có tìm ra như vậy cũng không có ích lợi gì cho cuộc tu hành của con người.

Với trí phàm phu, bạn Hiếu cố gắng tìm ra được một số lớn nhất trong dãy số tự nhiên, khi nào bạn tìm được một số không có số nào lớn hơn nó thì tức là bạn đã tìm ra được khởi nguyên của vũ trụ và vạn pháp. Lúc đó bạn sẽ hiểu vì sao đức Phật không dạy con người tìm biết về nguồn gốc của vũ trụ và con ngưòi. Ngài chỉ dạy con người (cũng như vạn pháp) là Vô thường, Vô ngã, Khổ và con đường giải thoát khỏi khổ đau. Đó là điều ai cũng ước mong khao khát. Đừng mong cầu một điều gì khác ngoài những lời Phật dạy, thế là đủ. 

Hiếu (09/22/2012)

Tôi ch dùng phương pháp lun sơ cp đ lp lun thôi:

1. Vn pháp đu sinh và dit bi nhân duyên.

2. Vô ngã là mt pháp.

3. Vy vô ngã sinh và dit bi nhân duyên.

Mi khi lp lun mt vn đ cn phi tuân theo mt phương thc nào đó, ví d như: Tam Đon Lun, Nhân Minh Lun. Riêng lp lun vòng vo là các lp lun không tuân th theo phương pháp.

Chu Chơc Kiên (09/22/2012)

Tôi nghĩ không nên chuyển một vấn đề đơn giản, dễ hiểu thành vấn đề phức tạp khó hiểu.

Đọc suốt 5 bộ kinh Nikàya tôi không thấy đức Phật dạy Tam Đoạn Luận, Nhân Minh Luận chỗ nào, xin bạn Hiếu vui lòng chỉ giúp. Nếu Tam Đoạn Luận, Nhân Minh Luận thuộc loại lý thuyết cao siêu của các bậc “Thượng căn, Thượng trí” do các tông phái vi diệu Tối Thượng Thừa nào đó khuếch trương thì có lẽ không phù hợp giới thiệu ở diễn dàn này. Hãy mang nó về với các trường chuyên khoa Phật học để các vị Trưởng tử nghiên cứu luận bàn chơi.

Theo chỗ tôi hiểu, giáo lý của đức Phật dạy chỉ có CHÂN chứ không có LUẬN. Ví như Tứ Diệu Đế, Bát Thánh Đạo, Mười Hai Nhân duyên, 37 phẩm trợ đạo (là chân) thế là đủ để người học pháp tu tập đến nơi đến chốn. Còn các loại luận như: Trung Quán Luận, Nhất Nguyên Luận, Duy Thức Luận… toàn là những luận cao siêu cả mà chẳng dẫn phật tử tới đâu. Chỉ học những thứ đó để lý luận cho vui thôi chứ làm sao mà tu tập được, có điều nào thiết thực dạy người tu Giải thoát?

Tứ Diệu Đế, Bát Thánh Đạo… là những lời Phật dạy chân thật, dễ hiểu nhưng vô cùng khó hành, Giới – Định – Tuệ có pháp hành nhưng không có người hành.

Còn các luận như Tam Đoạn Luận, Nhân Minh Luận, Trung Luận… rất khó hiểu mà không có pháp hành, cho nên học chỉ để mà hý luận cho vui, vì vui mới có nhiều người hòa tán.   

Tôi nói thế, khéo bạn lại hỏi thêm, thế còn Tam Tạng Luận thì sao? Bạn hãy cố gắng mà tự tìm hiểu lấy, chỗ nào là lời Phật hãy chọn mà dùng, không phải lời Phật dạy thì CHỚ CÓ TIN.     

[“Dù Tam đoạn luận là hình thức chặt chẽ nhất của suy luận, nhưng một vài triết gia vẫn xem đó là phương pháp ít giá trị trong cuộc tìm kiếm CHÂN LÝ, do đó phải hết sức cẩn thận vì dễ bị rơi vào NGỤY BIỆN”.

“Nhân Minh luận, một tên gọi khác của luận lý trở thành một môn học chính thức của Tăng Ni kể từ thời Trần Na (Dignàga, Ðại Vức Long), một môn đệ của Thế Thân (Vasubandhu), vào giữa thế kỷ thứ năm. Trong số các luận thức Nhân Minh do Ngài viết, có cuốn Chánh Lý Môn Luận là quan trọng nhất, trong đó Ngài tóm tắt và cải tạo lại hết thảy phương pháp Nhân Minh của đời trước. Sau đó, học trò của Ngài là Pháp Xứng (Dharmakìrti) và Thiên Chủ (Sankarasvamin; Thương Kiết La Chủ) tiếp tục hoàn chỉnh công trình của thầy lập thành môn Nhân Minh học có hệ thống chặt chẽ. Cuốn Nhân Minh nhập Chánh Lý luận (Nyàya-pravesa) của Thiên Chủ do Tam tạng Pháp sư Huyền Trang dịch ra Hán văn tuy tóm tắt nhưng đầy đủ yếu nghĩa Nhân Minh đã được lưu truyền đến bây giờ”.

“Nhân minh là một trong ngũ minh học, năm môn học bao gồm hết thảy mọi vấn đề mà Phật giáo và các tôn giáo khác ở Ấn dộ rất chú trọng vào thời bấy giờ: Nội minh, nghiên cứu giáo nghĩa của tôn giáo mình; Nhân minh, nghiên cứu phương thức lý luận, tức luận lý học; Thanh minh, nghiên cứu ngôn ngữ, văn tự, cú pháp, tức ngữ học; Y phương minh, tức y học; và Công xảo minh, nghiên cứu công nghệ, kỹ thuật, khoa học”.]

Hiếu (09/23/2012)

Bn Kiên ng ý là tôi không được phép s dng lp lun vì bn "Đc sut 5 b kinh Nikàya tôi không thy đc Pht dy Tam Đon Lun, Nhân Minh Lun ch nào"?

Chng khác nào nói:

Khi lun bàn v Pht pháp, nếu như Pht không dy viết ch nên tôi không được phép s dng ch viết, Pht không dy các phép toán nên tôi không được phép s dng các phép tính toán, Pht không dy s dng máy tính nên tôi không được phép s dng máy tính... Nhng cái đó Pht không h dy trong Nikaya, ti sao người đi sau vn dùng?

M rng hơn na, Pht không dy lưu truyn kinh đin nhưng ti sao không y vào li Pht mà li phi lưu truyn kinh đin? Pht không dy lp tông phái nhưng ti sao không y vào li Pht mà li lp tông phái? Pht có dy ct đon truyn gii cho Tỳ Kheo Ni không mà ti sao không y c vào li Pht li ct đon vic truyn gii cho Tỳ Kheo Ni trong sut bao nhiêu thế k qua?

Lý Tâm Như (09/23/2012)

Đạo hữu Hiếu xem qua sự nghi vấn về Tam Đoạn Luận (chỉ là suy luận) và khái niệm Nhân Minh Luận (là một loại luận lý) như tôi trích ra dưới đây. Đó là lời dạy của các học giả xưa, học giả ngày nay cũng bắt chước học giả xưa mà suy diễn nên chẳng giá trị gì.

“Dù Tam đoạn luận là hình thức chặt chẽ nhất của suy luận, nhưng một vài triết gia vẫn xem đó là phương pháp ít giá trị trong cuộc tìm kiếm CHÂN LÝ, do đó phải hết sức cẩn thận vì dễ bị rơi vào NGỤY BIỆN”.

“Nhân Minh luận, một tên gọi khác của luận lý trở thành một môn học chính thức của Tăng Ni kể từ thời Trần Na (Dignàga, Ðại Vức Long), một môn đệ của Thế Thân (Vasubandhu), vào giữa thế kỷ thứ năm”.

Đức Phật dạy Chân Lý tức là sự thấy biết như thật, còn các học giả dạy Suy Luận và Luận Lý tức là sự thấy biết bằng tưởng tri.

Nếu đạo hữu Hiếu phân biệt được sự khác nhau giữa NHƯ THẬT và TƯỞNG TRI thì đối thoại mới không sai trật. 

Tôi đề nghị các đạo hữu cho ý kiến về bài của anh Kiêm Đoàn. Bài viết của anh Đoàn có giá trị gì cho Phật giáo hay không? để anh Đoàn còn biết đường nên viết nữa hay nên nghỉ? Bài của anh Như Thật hay chỉ là Lý Luận cho thêm vui đời?

Chu Chơc Kiên (09/23/2012)

Ô không, bạn Hiếu hiểu lầm ý của tôi rồi. Tôi nói rằng những giáo lý của đức Phật dạy, người phật tử phải nhận thức bằng Chánh Kiến, Chánh Tư Duy thì mới chân xác được.

Chẳng biết các thế hệ tu sĩ xưa nay (từ sau ngày Phật nhập diệt) hai hệ phái phát triển Bắc Tông và Nam Tông muốn đưa đạo Phật về đâu mà đẻ ra nhiều luận lý, suy diễn thế. Với mớ lý luận ấy, bạn và đa số các vị tu sĩ ngày nay đang ra sức “bảo tồn và phát triển”, nhưng thực sự chẳng có ích lợi gì cho người học Phật.

Những suy lý luận của bạn dẫn ra thật vô lý. Tôi hỏi lại bạn, con người sanh ra có ai dạy phải ăn để mà sống không? Ăn để mà sống nên có ai lấy đất đá để mà ăn không?

Đức Phật ra đời dạy con người con đường tu giải thoát (như con người phải ăn, biết ăn để sống), thế mà người tu xưa nay lại chọn con đường khác (như người chọn đất đá mà ăn) nên đạo Phật đến nay không có hồn của Phật.  

Như ý kiến của Tâm Như dẫn ra, tôi thấy bạn rơi vào NGỤY BIỆN luận mất rồi. Chúng ta là những thế hệ hậu học, thấy cái gì không phải của Phật thì tránh xa. Tôi thấy bạn bị lầm lẫn đấy, giáo lý không phải Phật dạy (giáo lý của tôn giáo khác) thì không bao giờ dẫn người tu đến giải thoát được.

           Như đề nghị của bạn Tâm Như, phải trở lại bài viết của anh Kiêm Đoàn. Theo hướng đề nghị này, tôi đã có ý kiến ngay từ lúc đầu tiên. Còn bạn Hiếu, tôi cũng muốn bạn trình bày nhận thức và quan điểm của mình về bài “Điệu Sống Giữa Đường” để mọi người hiểu thêm.