32- PHÁP PHẬT HAY PHÁP LÀNG MAI??? Phản hồi Chúc Thư - Ngày Tiếp Nối của HT Thích Nhất Hạnh (tiếp theo)
Cập nhật ngày : 29.11.2012 | |||
Lời BBT/GNCN
Về "Chúc thư" cuả HT Thích Nhất Hạnh, GNCN hoàn toàn tôn trọng và không có ý kiến... Tuy nhiên, nhận thấy phần ý kiến độc giả tương phản, đa chiều, nhiều độc giả nêu ý kiến đáng để suy gẫm... GNCN trích đăng lại trên tinh thần khách quan vô tư. Phần nhận định đánh giá là tùy ở bạn đọc...
PHÁP PHẬT HAY PHÁP LÀNG MAI??? (Tiếp theo) Như Nguyệt (11/16/2012) Xin chào các Phật tử, Như Nguyệt xin lỗi vì không phải Phật tử mà chen ngang nội bộ đang tranh cãi nhau. Như Nguyệt là một người nghiên cứu tâm lý và đang quan tâm đến việc Đạo phật có thể chữa lành được những bất an của con người hay không. Như Nguyệt xin có đôi lời nhận xét của kẻ ngoại đạo. Đạo Phật thực tế có vẻ như khác xa đạo Phật trong những bài viết, những cuốn sách về Phật giáo. Phật dạy ái ngữ là rất khoa học nhưng mấy ai làm được. Rõ ràng khi mình nói những lời tốt đẹp, những lời biết ơn thì tâm hồn của mình cũng cảm thấy nhẹ nhàng và thanh thản hơn. Nhưng những chỉ trích trên này chỉ gây chia rẽ nhau thôi. Nếu tôi theo TS Nhất Hạnh, tôi cảm thấy rất bất an vì người bị người chỉ trích (Phật dạy không được dao động trước khen chê cũng rất khoa học nhưng chắc chẳng mấy ai làm được, nếu làm được thì Phật tử đã không sử dụng phương tiện này để gây chia rẽ). Nếu tôi theo phe bên kia, thì bài viết này kích thích tinh thần bạo động trong tôi. Và tôi biết khó lòng thanh thản dù theo bất cứ phe nào dù pháp môn có hấp dẫn đến đâu bởi vì nó được xây dựng trên một môi trường bất ổn. Vì thế, một người có học thức hay một tôn giáo khác nhìn vào sẽ thấy đây là mảnh đất màu mỡ cho sự bạo động vì thiếu người lãnh đạo. Nó không khác gì một chi nhánh trong một công ty coi một chi nhánh khác là kẻ thù trong khi thực chất tất cả đều là anh em. Nó cũng chẳng khác gì một những xung đột trong nội tâm con người khi một ý nghĩ này lên án một ý nghĩ khác, nó làm cho cho tinh thần của người đó bất an. Tôi rất thông cảm cho các Phật tử coi pháp môn của mình là chân lý nên việc chỉ trích người khác là nhằm mục đích bảo vệ kinh điển khỏi lạc vào “tà đạo”. Nhưng việc sử dụng phương tiện bảo vệ như trên là chưa khoa học. Bằng cách đưa bài viết lên mạng để kích thích sự bạo động trong tâm lý các Phật tử có thành kiến đã làm cho đạo Phật trở nên tầm thường trong mắt những người ngoại đạo. Trang web thuvienhoasen.org là một trang web uy tín cũng đã trở thành công cụ cho sự chia rẽ. Những công ty làm ăn chân chính ngày nay không còn sử dụng cách này nữa. Họ chỉ cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ, sản phẩm của mình. Những người sử dụng quảng cáo để nói xấu đối thủ cạnh tranh thường tự làm giảm uy tín của mình. Huống hồ đạo Phật là một đạo được đánh giá là ít bạo động, là từ bi. Người đăng bài này (kèm theo những dấu chấm hỏi và những đường hi-light rất thành kiến) phải hiểu là mình đang bơm vào thế giới này thêm sự thù ghét chứ không phải tình thương. Nếu pháp môn của TS Nhất Hạnh là sai, là lừa đảo không đem lợi lạc gì cho chúng sinh thì thế nào cũng bị lật tẩy và các Phật tử sẽ tẩy chay thôi (nói như trong kinh doanh là: thị trường sẽ chứng minh) bởi vì người phương Tây rất lý trí chứ không phải cả tin đâu. Nếu pháp môn Nhất Hạnh thật sự đem lại mọi người sự an lạc thì xin Phật tử hãy nhẹ tay góp ý những điểm còn thiếu sót để mọi người học hỏi lẫn nhau, bởi vì theo tôi nghĩ cái cao nhất của Phật pháp vẫn là sự hạnh phúc của con người. Phật pháp không làm cho người ta lợi lạc mà chỉ là phương tiện để tranh giành quyền lợi thì còn ý nghĩa gì. Nhưng thật là tai hại cho Phật giáo khi một bài được nhiều người bình luận sôi nổi như bài này là do nó liên quan đến vấn đề quyền lực. Cảm Ơn (11/17/2012) Cảm ơn Như Nguyệt vì những lời nhận xét chân thành của bạn. Riêng phần bạn nói về việc "Phật dạy ái ngữ...không ai làm được" - bạn nói đúng, nếu chỉ nghe hay đọc Phật Pháp rồi phân tích hay nghiên cứu nó thì mình chỉ nắm được cái vỏ lý thuyết, sẽ không bao giờ có tác dụng chuyển hoá. Mình biết có rất nhiều người nói hay, có khả năng trích dẫn phân tích tuyệt vời - nhưng hành động thì không theo được lời nói. Nếu bạn hành thiền thì khác. Mình tin người hành thiền sẽ có phương pháp riêng để thực sự bước trên con đường Phật dạy, dù chỉ là một vài bước nhỏ (nhưng họ không chỉ dừng ở lý thuyết nữa). Hà Duyên (11/18/2012) Như Nguyệt là ngoại đạo nên không hiểu biết gì về đạo Phật mà có những ý kiến rất cực đoan chia rẽ. Lời của Như Nguyệt mới đúng là thiếu ái ngữ, nếu dùng đúng hơn thì là lời “ác”. Vì sao? Như Nguyệt hiểu này, có câu: “Kẻ nhiệt tình nhưng thiếu hiểu biết là kẻ đại phá hoại”. Như Nguyệt đã tự giới thiệu mình là ngoại đạo chỉ vào đây tìm hiểu chơi thôi, thế thì chẳng ảnh hưởng đến ai. Đàng này lại có ý liến rất sai lạc nhằm mưu mô phá nát Phật giáo đang gặp rất nhiều khó khăn trong xã hội phát triển đã lôi kéo hàng Phật tử lâu năm cũng như sơ cơ sa ngã trong bả vật chất quyến rũ. Trong các ý kiến trao đổi, tôi thấy rất thẳng thắn dám nhìn vào sự thật sai lầm của những cái được coi là “Phật giáo” nhưng thực ra là của tôn giáo khác trà trộn mưu toan diệt Phật giáo. Tuy nhiên cũng có vài ý kiến hơi nặng lời có tính cách miệt thị, rủa xả như ý kiến của Giác Tâm, Tâm Giác, Vô minh, Vô đạo nhằm vào TP nhưng TP đã biết im lặng một cách rất đáng để mọi người học tập. Như thế cãi nhau ở chỗ nào đâu, Như Nguyệt cố bới tìm xem. Còn nữa, TVHS đã rất thiện chí cho đăng tải những ý kiến nói lên sự thật mà không một trang web Phật giáo nào dám làm điều đó, thì Như Nguyệt chụp mũ TVHS “trở thành công cụ cho sự chia rẽ”. Lời này rất hiểm mà độc đó Như Nguyệt ạ, không nên thế. Như Nguyệt là ngoại đạo vào tìm hiểu, nên khéo biết im lặng để tư duy xem đâu chánh đâu tà, đâu lợi đâu hại nhằm có lợi cho mình và mọi người. Thế là tốt. Ở đây, Như Nguyệt lại cố ra vẻ làm như người hiểu biết sâu sắc lắm mà lên giọng “kẻ cả”, chê bai đạo Phật chỉ biết cãi nhau, bất an. Không phải thế đâu Như Nguyệt ạ. Cái đau khổ bất an là cái không phải của đạo Phật như những pháp mà tỳ kheo Nhất Hạnh mới sáng tác nhằm dẫn Phật tử về với Chúa, hay pháp tưởng của những người trải qua thập tử nhất sinh trở nên ngơ ngơ rồi viết ra như những bài viết của Hồng Ngọc (bác sĩ). Những thứ ấy chắc chắn không phải của đạo Phật đâu nhé, Như Nguyệt muốn tìm hiểu thì hãy biết lắng nghe. Pháp môn của tỳ kheo Nhất Hạnh chỉ phù hợp với những người còn ham thích những Dục Danh, Dục Lợi, Dục Sắc, Dục Ăn và Dục Ngủ, như thế đa số người đời đều mong cầu vậy nên đâu có mấy người “lật tẩy”. Nay có người “lật tẩy” như TP và các ý kiến khác đã nói rõ thì hàng đệ tử Dục Lạc phản ứng mạnh mẽ nhưng đơn phương, có ai chấp đâu mà Như Nguyệt đặt điều họ cãi nhau. Miệng lưỡi của Như Nguyệt nguy hiểm lắm. Người ngoại đạo vào hợp sức với người “tôn giáo khác đạo Phật” để phá nát đạo Phật, như thế là tội lớn lắm đấy Như Nguyệt ạ. Mong Như Nguyệt là người hiểu biết về Phật giáo chân thực hơn. Vâng - tôi ngoại đạo (11/18/2012) @ Như Nguyệt: có lẽ bạn không cần mất thời gian với những người cực đoan bảo thủ làm gì. Cứ để họ ôm lấy cái quan điểm của họ. Chắc họ sẽ vui và an lành lắm. Bạn có thể dành chút thời gian đi học thiền xem, có lẽ cách đó tốt hơn là tranh luận dài với các "học giả", "phật tử" này. @ Hà Duyên: bạn nên tự xấu hổ nếu bạn coi mình là Phật tử. Cố lên nhé, bạn sắp hạ bệ được thầy Hạnh rồi. Lại sắp có một vụ Bát Nhã online rồi đó. Bạn đang làm cho Phật giáo tốt hơn, giúp các phật tử khác được mở mắt hơn vì sư thông thái của bạn. Bạn sắp giúp họ giác ngộ rồi đó (và bạn cũng giác ngộ chứ?) Bạn là "nội đạo" thì hãy chứng tỏ sự thông thái của mình theo cách khác bạn ạ :-) Thực sự là hơi thất vọng với thuvienhoasen (không ngạc nhiên nếu comment này bị xoá). Hà Duyên (11/19/2012) Cảm ơn Như Nguyệt, bạn đã phản hồi rất nhanh nhưng trong tâm trạng mất bình tĩnh, mới có vài lời nhẹ nhàng mà bạn vội nổi xung thiên đến nỗi không còn viết đúng cái nick “Như Nguyệt” nữa. Thật tội nghiệp cho bạn, đúng là người đang đi học tập những bài dạy của Hồng Ngọc và HT Nhất Hạnh nên bản chất không thể khác được. Bạn cứ ôm giữ cái quan điểm của mình để mà an vui hạnh phúc, có ai cấm đoán hay ép buộc bạn phải bỏ đâu. Có điều bạn không nên tham gia ý kiến về Phật pháp, là ngoại đạo như bạn (theo lời bạn tự giới thiệu) thì không nên có ý kiến, nếu có thì nên hợp tác thân thiện hướng đến lợi ích. Tôi là “nội đạo” nên tôi đang chứng tỏ sự thông thái theo cách khác đấy chứ bạn, nếu cứ theo lối mòn ngàn năm cũ thì có ai dám ủng hộ ý kiến nói lên những điều phi Phật pháp hay không? Và bạn cũng gắng tìm hiểu thêm thế nào là lời ái ngữ và phi ái ngữ. Không nên cứ lơ mơ, lờ mờ mà chụp cho người khác cái mũ xấu xa theo quan điểm góc nhìn chật hẹp của mình. Bạn khuyên tôi “dành chút thời gian đi học thiền xem…”, hóa ra bạn là ngoại đạo mà cũng biết thiền ư? Nếu bạn giảng thiền là cái gì để mọi người học thì có lẽ hay hơn những lời bạn đã viết gần đây. Bạn sợ TVHS mà xóa mất comment của bạn, không phải, tôi mới là người thấy tiếc nhiều hơn nếu TVHS làm việc ấy. Mong TVHS hãy giữ vậy để mọi người chiêm ngưỡng, lắng nghe những lời đầy “ái ngữ” của bạn, xóa đi thì ai biết đấy là đâu. Không chừng ý kiến của bạn sẽ được đăng tải thêm trên một vài trang web khác nữa cũng nên. Qua ý kiến của bạn, tôi thật thất vọng về bạn, không biết có nên trao đổi thêm với bạn về Chúc Thư của HT Nhất Hạnh nữa hay không để bạn có cơ hội “nghiên cứu tâm lý” đạo Phật và phi đạo Phật. Rất tiếc, bạn chả hiếu đạo Phật bao nhiêu, có nói nữa cho bạn cũng thừa, uổng. Thân ái chào Như Nguyệt. Như Nguyệt (11/19/2012) Hà Duyên yên tâm là Như Nguyệt không hề có ý định phá hoại Phật pháp. Nhờ Phật pháp mà tôi mới thấy được ý nghĩa của cuộc sống như ngày hôm nay. Tôi có học đôi chút về thiền qua sách vở. Phép thực tập của tôi đơn giản nhưng tôi lại thấy rất hiệu quả: theo dõi hơi thở, ý thức việc mình làm và suy nghĩ về những điều tốt đẹp (các bạn cứ việc chê bai). Nhưng nhờ những phép thực tập này mà tôi có những chuyển biến trong tâm. Tôi biết chấp nhận những điểm yếu của mình, không còn bực bội khi gặp chuyện không vừa ý. Tôi cũng thôi không còn lo lắng cho sự nghiệp, không còn quan tâm nhiều đến cấp trên mà cứ thoải mái vui chơi với những đàn em ngây thơ của mình. Bây giờ, tính cạnh tranh trong con người mình đã giảm rất nhiều, nên cũng ít khổ. Một điều Như Nguyệt cảm thấy vô cùng quý giá là sẽ không muốn đánh đổi cái tâm thanh thản để nghĩ nhiều đến danh vọng và tiền bạc. Và bạn bè đồng nghiệp cũng cảm nhận là tôi vui vẻ hơn, rất ít khi nổi nóng. Tôi cũng chưa biết mình đã thực tập đúng chưa nhưng với một người luôn bi quan mà trở thành một người lạc quan như ngày hôm nay thì điều đó là quá tuyệt vời rồi. Và tôi luôn nghĩ mình mới thực tập Phật pháp hai năm mà đã tiến bộ như vầy rồi thì các thầy tu học biết bao nhiêu năm chắc sẽ rất an lạc và trí tuệ còn cao vời biết dường nào. Nhưng tôi đã thất vọng vì các Phật tử lại hành xử không đẹp. Tôi đọc “Thấp thoáng lời kinh” của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc trên thuvienhoasen và bắt gặp những lời chỉ trích rất nặng nề của các Phật tử. Tôi không bàn đến nội dung Phật pháp vì biết mình còn hạn chế, cái tôi quan tâm là đến cách hành xử của người tu tập. Và những lời lẻ miệt thị là những gì tôi thấy, khác xa trong sách vở. Tôi cũng không nghĩ lại có Phật tử đăng bài viết của một ông thầy được phương Tây kính trọng lên mạng để những người có thành kiến chê bai, đàm tiếu. Tôi suy nghĩ có thể họ sợ Phật pháp bị đi vào con đường tà đạo nên ra sức đấu tranh. Cũng hợp lý thôi. Nhưng nghĩ lại tôi thấy các nước Phật giáo khác có ai chê bai TS Thích Nhất Hạnh đâu? Các trang web và nhà xuất bản VN cũng đăng đầy giáo pháp của ổng đó thôi. Mà chẳng phải Phật giáo có đến 84 nghìn pháp môn, ngày xưa các thầy vì bất đồng ý kiến mà chia làm nhiều bộ phái đó sao? Tịnh độ thì bảo sau này sẽ là pháp môn duy nhất còn sót lại của Phật pháp. Thiền thì lại bảo Tịnh độ dành cho người căn cơ thấp. Có người bảo sau khi chết có ý thức. Có người lại bảo là không. Nếu bài xích pháp môn Làng mai thì liệu có bài xích hết các pháp môn khác không? Hay là phải chấp nhận như là sự đa dạng của Phật giáo. Tôi không biết Thích Nhất Hạnh tà đạo đến đâu nhưng pháp môn của ông thu hút nhiều Phật tử phương Tây và tôi rất tự hào vì có người Việt Nam làm được điều đó. Bản thân tôi đọc sách của ông cũng thấy câu từ của ông rất nhẹ nhàng và không có những lời lẻ thiếu ái ngữ như chúng ta. Tôi không trách các bạn bảo vệ pháp môn của mình. Nhưng nên bảo vệ bằng cách viết những cuốn sách, tổ chức những khóa tu đem lại lợi lạc hơn TS Thích Nhất Hạnh. Còn bảo giáo pháp của mình đúng, của người khác sai thì tôi có cảm giác hình như chúng ta đang xem ngón tay quan trọng hơn mặt trăng, xem cái bè quan trọng hơn bờ sông bên kia. chính ngôn (11/19/2012) Tôi là một Phật tử sẽ rất trân trọng pháp môn của làng Mai, nếu như có chính ngôn rõ ràng để ai muốn theo không lầm lẫn và để không nhận sự cúng dường của những Phật Tử hiểu lầm là pháp môn nương theo giáo pháp của đức Thích-Ca. Có như vậy thì ý kiến của Vô Minh "Ai tu Làng Mai hay không là việc của người đó, người theo làng Mai và tu tập tốt hay không tốt cũng là việc của người đó" mới có thể được tôn trọng. Chân Diệu Mỹ (11/19/2012) Thân chào quý anh chị thiện hữu tri thức, Tôi xin tự giới thiệu: tôi là một Phật tử by birth, có nghĩa là sinh ra đã là Phật tử vì cha mẹ tôi là Phật tử, chắc ông bà thân sinh ra tôi cũng “by birth”. Có nghĩa là tôi không hiểu biết nhiều về giáo lý nhà Phật. Tôi đọc sách của nhiều thầy, đi tu học theo nhiều thầy khác nhau, nhưng không bao giờ cho rằng thầy này là nhất hay thầy kia là nhất bởi vì, theo tôi nghĩ, mỗi thầy đều có phương pháp dạy riêng, do tuỳ trình độ căn cơ hay sở thích của mỗi người. Ngay chính Đức Thế Tôn cũng vậy, Ngài cũng tuỳ căn cơ, thời tiết và quốc độ mà giảng pháp. Chúng sinh đa tâm nên Phật cũng đa pháp, ai có duyên thích hợp thì áp dụng, thấy thích thì theo. Trường hợp thầy Nhất Hạnh, thầy chắc chắn (tôi đoan chắc như thế) không thể nào bằng Phật hay như Phật được, nhưng thầy cũng áp dụng nguyên tắc của Phật giảng dạy là “khế cơ và khế lý”. Khế lý thì phải phù hợp với giáo lý, không chống trái với Tam Pháp Ấn: vô thường, vô ngã và niết bàn. Khế cơ, thì phải phù hợp với hoàn cảnh, với tâm lý, với trường hợp của người nghe pháp và với cả quốc độ nữa. Vấn đề quý anh chị đang tranh luận (không phải tranh cãi) là nội dung thầy giảng trong chương 4 quyển sách BỤT TRONG TA, CHÚA TRONG TA. Trong đó thầy hay dùng từ “Thượng Đế” và khuyên những người nghe nên “ quán chiếu mọi hành động và mọi lời dạy của Chúa Giêsu trong cuộc đời Ngài, như một mẫu mực để chúng ta tu tập. Giêsu sống đúng như lời dạy của Ngài, cho nên suy gẫm cuộc đời Chúa Giêsu là điều tối cần thiết để hiểu giáo lý của Ngài…” Qủa thực các con tôi lỡ lấy người theo đạo Thiên Chúa Giáo mà nghe được những lời giảng này của thầy thì chúng rất hoan hỷ và không hối tiếc việc bỏ đạo Phật lấy vợ đạo Chúa. (giúp cho công tác cải đạo của các bạn đạo TCG dễ dàng) May thay, chúng nó không được đọc vì quyển sách này chỉ xuất bản bằng tiếng Anh và chỉ phổ biến trong cộng đồng Tây Phưong tức cộng đồng những người tu theo Thiên Chúa Giáo. Tại sao có một chương được dịch ra tiếng Việt. Đây có thể là do tình cờ, do chưa hiểu nhiều về việc áp dụng nguyên tắc khế lý khế cơ của Đức Phật nên đạo hữu Đỗ Quý Toàn tức nhà báo Ngô Nhân Dụng, thấy thích và dịch ra tiếng Việt phổ biến lần đầu ở California trên tờ Thế Kỷ 21 thế thôi. Sau đó các báo khác đăng lại và cuối cùng Làng Mai cũng đăng theo sau khi đạo hữu Đỗ Quý Toàn trở thành Phật tử và trở thành Giáo Thọ Sư của Làng Mai sau đó. Tôi được nghe thầy Nhất Hạnh nói qua một buổi pháp thoại nào đó là cuốn sách này thầy nhắm vào đối tượng những người theo Thiên Chúa Giáo, (tôi tin điều này vì cho đến nay vẫn chưa có một ấn bản chính thức bằng tiếng Việt) muốn nội dung cuốn sách như là phương tiện dụ người TCG đến với đạo Phật, mới thì tò mò xem, để sau khi mở cửa vào thì nghiên cứu đạo Phật qua những sách vở khác thì lúc đó họ sẽ hiểu Thượng Đế chỉ là danh từ thôi, Thượng Đế đã chết từ lâu rồi như triết gia Nietzsche đã nói và đa số tầng lớp trí thức Âu Mỹ cũng đã biết. Ngày nay họ không tin Thượng Đế và họ còn biết Đức Chúa đã từng tu học Phật giáo với hai vị sư bên Ấn Độ nữa. Do vậy tôi nghĩ khi kết luận rằng thầy không phải là một Phật tử khi chưa đọc hết sách hay nghe hết các băng giảng của thầy là điều không đúng. Riêng về quyển sách bằng Anh ngữ tôi cũng chưa mua và không cần thiết phải mua, nên không rõ toàn bộ nội dung thầy có áp dụng đúng nguyên tắc khế cơ và khế lý không, cho nên không có ý kiến. Có nhiều điều thầy giảng tôi thấy thích hợp với tôi thì tôi đem ra áp dụng như ăn cơm trong im lặng là một phép rất hay còn quán này quán nọ khi ăn cơm tôi không áp dụng hay thầy giảng dạy về Tứ Diệu Đế «..sự thật thứ nhất đời là khổ, life is illbeing là chỉ đúng phân nữa sự thật vì đời cũng có thể rất vui, có thể thoải mái, thông thoáng, nhẹ nhàng, không phải chỉ bế tắc sầu khổ mà thôi. Cho nên sự thật thứ nhất không phải đời là khổ...» tôi thấy thầy giảng điều này không phù hợp với Tam Pháp Ấn, không phù hợp với lời đức Phật dạy nên phủ nhận những lời thầy dạy và không học theo bài giảng này của thầy… và cả pháp môn Hiện Pháp Lạc Trú nữa và còn nhiều nữa.. Xin cảm ơn TVHS đã post các sách của thầy và cả các bài viết phản biện của Phật tử về pháp môn của thầy (xem hồ sơ Bát Nhã Làng Mai trong TVHS, bài Tứ Diệu Đế, bài Hiện Pháp Lạc Trú và mới đây Chúc Thư của HT. Nhất Hạnh). Tôi viết hơi dài, nếu có điều gì sơ sót hay không được như ý với quý anh chị thiện hữu tri thức xin hoan hỷ thứ lỗi cho kể hậu học. Xin đa tạ. Chân Diệu Mỹ (bút hiệu không phải pháp danh) Email address: chandieumy@yahoo.com Vâng - tôi ngoại đạo (11/19/2012) Kính gửi Admin, Có lẽ cuộc thảo luận này đã vượt qua tầm kiểm soát của ban quan trị web thuvienhoasen rồi (trừ phi các bạn cố tính để nó như vậy). Có lẽ chúng ta nên khép lại cuộc trao đổi vô bổ, thiên về hý luận này lại. Con người với nhau - là phật tử hay không thì cũng không nên chê bai nhau, chê bai Pháp môn của nhau. Mỗi người có "bệnh" riêng và có phương thức điều trị riêng. Không nên áp đặt quan điểm của mình đối với người khác. Các bạn cứ tiếp tục chứng tỏ sự thông thái của mình bằng việc chê bai thầy Hạnh. Nhưng thầy dã giúp được rất nhiều người trên thế giới (tôi nhấn mạnh là trên THẾ GIỚI, chứ không chỉ ở Việt Nam). Cách tốt nhất để các bạn chứng mình rằng bạn tốt, pháp môn của bạn tốt, ưu việt hơn của Thầy (toàn sai trái - theo ngôn ngữ của nhiều bạn), là bạn hãy chứng tỏ bạn sống tốt, bạn giúp đỡ được nhiều người hơn Thầy. Có lẽ không có cách nào thực tế hơn cách đó (chứ cứ ngồi trước bàn phím rồi mạt sát thầy, hay những người khác thì cũng chả chứng minh được gì). Ngay trong giây phút bạn ngẫm nghĩ xong các dòng để mạt sát chê bai người khác thì thầy lại đang giúp đỡ nhiều người khác (dù họ màu da, tôn giáo khác). @ Hà Duyên: hãy chứng tỏ mình là Phật tử theo cách trên đi bạn nhé. "Đặc sản" của các Phật tử chính tông là sự cởi mở, thấu hiểu, biết chấp nhận sự khác biệt, chia sẽ, biết giúp đỡ những người lầm lạc, cảm thông và yêu mến họ dù họ có khác mình 100% đi nữa. "Đặc sản" của một "phật tử chính tông" như bạn không phải là những nhận xét cay nghiệt, ra vẻ chỉ có ta đây mới là Phật tử chuẩn - còn lũ người theo Làng Mai chỉ là bọn vô minh, vô đạo, chả hiểu gì về Phật Pháp (Dead wrong bạn quý mến ạ). Tôi không biết bạn thông thái tới mức nào, nhưng tôi không nhận thấy sự khiêm tốn hay cảm thông gì trong câu chữ của bạn. Bạn giống một phần tử hồi giáo cực đoan và bảo thủ hơn là một Phật tử bao dung độ lượng Về thiền: Thiền hiện giờ được dạy cho cả Phật tử và đối tượng không phải là Phật tử (ví dụ như phương pháp thiền Vipassana của thầy Goenka). Tôi hi vọng bạn sẽ lại không hậm hực nói rằng thiền đó cũng là vô minh là sai trái như phương Pháp của Làng Mai. Hi vọng là thế bạn ạ. Tôi không là Phật tử, nên lời tôi nói sẽ có nhiều phần tiêu cực, nhưng dường như bạn - một Phật tử xịn (theo định nghĩa của bạn) còn tiêu cực và hung hăng bội phần đó. Quan điểm của tôi thế này: chúng ta không thể thể chứng minh sự hiệu nghiệm của một phương thuốc bằng cách treo nó ở trên tường rồi tán dương nó là hay, rồi chê bai hạ bệ thuốc mà người khác đang dùng là hàng "lởm". Ban bỏ thuốc của bạn xuống và dùng thử đi. Người ta đang dùng thuốc để trị bệnh của người ta (bệnh họ khác bệnh của bạn, cũng có thể có chút giống), nhưng họ đang dùng thuốc thực sự và họ thấy tốt (họ tự biết đổi sang thuốc tốt nếu sau thời gian dài không hiệu nghiệm, chứ không nhờ bạn đứng chém gió để khai thông tư tưởng cho họ đâu). Vâng - tôi ngoại đạo. Nhưng tôi biết tôn trọng mọi tôn giáo và tôi tin tưởng thầy Hạnh đang hành động tốt cho nhiều người ở nhiều châu lục (chứ không ngồi trước bàn phím chém gió và bảo thầy mới là Phật tử xịn, các chú khác chỉ là hạng xoàng). Thầy hành động bạn ạ :-) Hà Duyên (11/20/2012) Nhận thấy Như Nguyệt có sự chuyển biến nên tôi thêm mấy lời với bạn. Bạn có sự yêu thích và đam mê đạo Phật, nhưng bạn chọn lầm pháp rồi, pháp Làng Mai không phải là pháp Phật, nếu bạn thích thì cứ theo, đó là sự tùy tín riêng của mỗi người. Vì bạn nói bạn là ngoại đạo nên tôi cần nói rõ cho bạn hiểu, pháp của Phật ở Việt Nam đã có rồi bạn ạ, đó là bộ kinh Nikàya do HT Minh Châu dịch từ tạng Pali sang tiếng Việt không qua trung gian một ngôn ngữ nào khác. Học Phật nên học từ bộ kinh này và dưới sự hướng dẫn của một bậc Thầy đã tu chứng thì mới có khả năng hiểu đúng được ý nghia câu kinh. Nếu không có bậc Thầy đã tu chứng thì cũng rất dễ lầm lẫn, bởi trong bộ kinh này như HT Minh Châu đã phải thốt lên lời đau đớn vì ngoại đạo mưu toan xuyên tạc hủy bỏ những tinh hoa cao đẹp nhất của nhân loại (xin đọc đúng trong lời giới thiệu của HT trong hai lần in kinh Trung Bộ). Như vậy chúng ta hiểu rằng trong kinh Nikàya cũng đã bị xen lẫn rất nhiều câu, nhiều bài không phải do Phật thuyết. Bạn tu theo pháp của HT Nhất Hạnh được an lạc, nhưng đó chỉ là Tưởng an lạc chứ không phải Tâm an lạc đâu bạn. Muốn hiểu được điều này (Tưởng và Tâm) bạn phải thân cận bậc thiện tri thức, tức là bậc Thầy đã tu chứng đạo. HT Nhất Hạnh là người tu chưa chứng, nếu bạn thấy thích thì theo, điều đó không ai cản, chỉ e một ngày nào đó bạn lại thấy Nước Chúa còn an lạc hơn. Bạn không nên nghĩ rằng một ông Thầy nổi tiếng, được nhiều người ngưỡng mộ thì đó là đúng Phật pháp đâu nhé. Điều đó không đúng. Để kiểm chứng, bạn nên đối chiếu pháp HT Nhất Hạnh dạy có đúng lời Phật không thì biết. Ví dụ cuốn Đường Xưa Mây Trắng khá “nổi tiếng” nhưng chi là những lời cóp nhặt, suy tưởng biến tướng sai lạc so với kinh gốc Phật dạy. Và rất nhiều nữa, sách của HT Nhất Hạnh thể hiện tông phái Làng Mai và nay Làng Mai muốn thống trị toàn cầu. Mưu vọng cao không chính, tất phải đổ vỡ đau. Đạo Phật chỉ có một, nhưng ngày nay trên hành tinh này có hàng trăm thứ Phật giáo. Tuy nhiều nhưng chỉ có cái áo khoác bên ngoài, còn cốt tủy của Phật giáo không phải thứ dễ tìm. Nếu bạn có tâm với Phật giáo, hãy thận trọng. Mong bạn sớm gặp được Phật pháp Hà Duyên (11/20/2012) Bạn “Vâng …ngoại đạo” này, bạn thực sự bị “xốc” vì thần tượng của mình bị lật tẩy, cho nên bạn mất bình tĩnh rồi. Ở đây chúng tôi ý kiến rất nghiêm túc, không hý luận, không cầu danh mà chỉ mong mang đến sự lợi ích cho mọi người. Bạn tôn trọng đạo Phật, Công giáo, Tin Lành… điều đó tốt, và tôi cũng vậy, tôi cũng tôn trọng các tôn giáo khác chứ không bao giờ chê bai họ. Nhưng con người luôn có tâm tìm hướng đến một sự tốt đẹp hoàn thiện nhất cho con người. Điều này đức Phật Thích ca đã làm được và nhân loại rất cung kính tôn trọng Ngài và Pháp Ngài dạy từ hơn 25 thế kỷ nay. Đồng thời cũng không thiếu những kẻ lợi dụng uy danh đức Phật để kiếm danh cho mình, bỏ xa những giáo lý mà Ngài đã dạy. Nếu “Vâng… ngoại đạo” là người thông minh thì phải nhận ra chứ không cần tôi phải “điểm mặt chỉ tên”. Bạn là ngoại đạo, (bạn đã nói “tôi không quy y gì hết”) chứng tỏ bạn không có niềm tin ở Phật mà bạn ý kiến về giáo lý của Phật thì rất sai lầm. Giáo lý Phật dạy để cho người hành chứ không phải để cho người tìm hiểu chơi rồi hý luận. Người tìm hiểu mà không hành thì không bao giờ hiểu đúng Phật giáo, ví như sư Nhất Hạnh (người chỉ học), ông ta chưa bao giờ hiểu đúng Phật giáo. Nếu TVHS mở rộng cửa thì chúng tôi sẽ vạch trần những sai trái của ông ta đối với đạo Phật. Thực tiễn trên diễn đàn này đã có rất nhiều ý kiến nói về sai lầm của sư Làng Mai mà bạn chưa thấy à? Đâu phải đến hôm nay mới có sư cô TP (đệ tử đã qua tu học ở Làng Mai) mới chỉ thẳng. Quan niệm về Thiền của bạn, tôi nói chân thực, bạn chả hiểu biết gì về Thiền của đạo Phật mà cứ hay nói. Các loại Thiền trên thế gian này thì rất nhiều nhưng không có loại Thiền nào giống hay gần giống Thiền Phật dạy, kể cả Thiền Vipassana, chỉ là một loại thiền biến tướng giống như thiền Tiếp Hiện của Làng Mai hay thiền Tánh Không Bát Nhã của Long Thọ ngày xưa thôi. Toàn những ông thầy háo danh nên thấy mình “vĩ đại” hơn cả Phật. Thiền đúng của Phật là thiền đạt thân tâm tĩnh lặng do tâm đã đoạn tận sạch mọi dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu. Bạn “Vâng… ngoại đạo” đã thấy ở đâu thực hiện được thiền này chưa? Vô cũng khó khăn và hiếm thấy như sao buổi sớm đấy bạn à. Quan niệm về thuốc bạn cũng tất mơ hồ. Bạn đừng nghĩ thứ thuốc “zỏm”, thuốc hại mà không được nhiều người thích hay sao. Vì thiếu hiểu biết nên rất nhiều người không nhận ra đâu là thuốc trị bệnh, đâu là thứ mang thêm bệnh vào thân do vậy họ vẫn say mê chìm đắm lao vào sử dụng. Điều này thuộc trách nhiệm của người bán thuốc như sư Làng Mai chẳng hạn, đã mang thuốc không phải thuốc Phật chế mà chỉ là thuốc pha trộn linh tinh rồi dán nhãn thuốc Phật thì thật hại. Ví dụ dễ hiểu, thuốc ma túy, cần sa, rượu, thuốc lá… toàn những thứ gây chết người cả mà sao trên thế giới con người vẫn say mê kính ngưỡng theo đòi sử dụng rất đông đấy bạn ạ. Cũng vậy pháp Làng Mai rất đông người theo như người cần ma túy thôi, một chút an lạc tưởng rồi mang theo ân hận suốt đời nuối tiếc. Thấy bạn nóng giận, mất bình tĩnh nên tôi có mấy lời với bạn. Tôi sẽ tiếp bạn cho đến khi nào bạn bình tĩnh lại thì thôi. Mong hợp tác thân thiện và vui vẻ. |