24- MẤY LỜI GỬI "GIÓ" ĐẾN CÙNG "MÂY" - Phản hồi của độc giả với Trần Kiêm Đoàn
Cập nhật ngày : 03.11.2012 | |||
Loạt bài: VẤN ĐÁP, ĐỐI THOẠI - BẢO VỆ CHÁNH PHÁP ( Kì 2: Phản hồi của độc giả trên DĐ/TVHS với Trần Kiêm Đoàn) GNCN tiếp tục giới thiệu những ý kiến phản hồi của độc giả trên diễn đàn TVHS qua bài "Bóng mây bay thoáng qua trên đường về xứ Phật" của Trần Kiêm Đoàn... Link tham khảo: - Bóng mây bay thoáng qua TRÊN ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT - Trần Kiêm Đoàn - Đối thoại với Trần Kiêm Đoàn qua bài: “Bóng mây bay thoáng qua trên đường về xứ Phật” - Quảng Hạo (Tiếp theo)
NHỮNG Ý KIẾN PHẢN HỒI CỦA ĐỘC GIẢ Hiếu: Về hiện tượng "A La Hán Thông Lạc" đã được bàn rất nhiều, trên các diễn đàn Phật học. Sau đây là link điển hình: http://goo.gl/VNbK6 và rất nhiều các link liên quan dưới phần ý kiến của bài này. Thiết nghĩ chúng ta không nên nhắc lại những chuyện như thế này nữa. Đăng Hậu: Đọc kỹ “Đường Về Xứ Phật” của Hòa thượng Thông Lạc, đọc kỹ bài viết của anh Trần Kiêm Đoàn và 6 bài phản hồi của các độc giả mà phần lớn có lẽ là Phật tử, xin có đôi điều nhận định: Nhận định 1: Bài viết của anh Trần Kiêm Đoàn rất sâu sắc, mới lạ và lý luận thấu tình đạt lý. Anh TKĐ không bám vào những lý luận của những người đi trước mà có cách nhìn riêng, đầy tri kiến độc đáo. Đó là một cách nhìn trung dung giữa hai khuynh hướng cực đoan “tự lực” và “tha lực”, giữa hình thức niệm Phật cầu nguyện của đại chúng Phật tử bình dân và khuynh hướng “trực chỉ chân tâm kiến tánh thành Phật” của hàng “thượng căn thượng trí” vốn mang ảo tưởng siêu nhân nhiều hơn thực tế. Phương pháp phân tích “nhân quả máy móc” và “nhân quả Phật giáo” đầy thuyết phục và thú vị. TKĐ đã cố gắng đưa ra những thí dụ Đông Tây để mang lại ý nghĩa nhân bản của ngày Vu Lan Tự Tứ mà HT TL đã cố tình đả phá và kết tội không tiếc lời một cách bất công và bất hợp lý. Bài viết mới lên mạng mà nhìn chung cư dân trên mạng vi tính khen tặng bài viết của TKĐ khá đông đảo. Nhận định 2: HT Thông Lạc từ khi còn là đệ tử tu học với HT Thanh Từ đã có những bài viết như trong ĐVXP từ 10 năm nay. Phật tử không lấy làm điều về những ý kiến khác nhau, thậm chí đối nghịch nhau trong quá trình học Phật. Nhưng nói bất cứ điều gì về cửa Thiền mà thiếu ái ngữ là thiếu chánh niệm. Chánh niệm là trái tim của đạo Phật mà cách nói chê bai một tông phái khác là “phi đạo đức” và tín đồ theo tông phái ấy là “ngu dốt, u mê” như HT TL thì dứt khoát đã ra ngoài tinh thần Bát chánh đạo. Một nhà tu thiếu ái ngữ có thể là một tỳ kheo nghịch hạnh. Nhưng một tỳ kheo nghịch hạnh thiếu ái ngữ thì không thể hoằng dương Chánh pháp. Xưa Tế Điên Tăng có thể làm mở mắt giới đại gia tham lam độc ác bằng những nghịch hạnh. Nhưng Ngài không thể dùng ngôn ngữ làm pháp môn phương tiện mà hoá độ chúng sinh. Những người tôn sùng HTTL là “chân tu vô lậu” và dùng những lời lẽ “cấp dưới” để thóa mạ anh TKĐ như kiểu nói của Tâm Minh và Chân Quê (văn phong hai người là một vì lẩm cẩm giống nhau) thì sẽ làm nhiễm độc bầu không khí thảo luận lành mạnh thật đáng tiếc. Nhận định 3: Nếu hai (?!) vị Tâm Minh và Chân Quê muốn tranh luận với tác giả Trần Kiêm Đoàn thì tốt nhất là viết thành bài phản biện đường đường chính chính phổ biến trên báo chí truyền thông. Cớ gì quý vị lại tự giới hạn mình ở một góc “ý kiến độc giả” như thế. Trong môi trường truyền thông đại chúng ngày nay, khuynh hướng cãi nhau thậm thò thậm thụt kiểu “sư nói sư phải, sải nói sải hay” là thiếu tự tin công khai mà đầy tự mãn kiểu gà què ăn quẩn cối xay. Đăng Hậu Nhật Minh: Cảm ơn chị Tố Cần đã cho tôi biết về anh Kiêm Đoàn. Rằng: “TKĐ có văn bằng Cử nhân văn chương Việt Nam, Thạc sĩ Xã hội, Tiến sĩ Tâm lý học Mỹ và giáo sư một số trường đại học Hoa Kỳ”… Xin được cám ơn chị một lần nữa. Nhưng tôi xin nói để chị hay, dù anh KĐ có các bằng cấp và học hàm học vị nhiều hơn nữa, cao hơn nữa thì anh vẫn là một người còn VÔ MINH, đó là một điều chắc chắn. Với học vị, học hàm như thế, lẽ ra anh KĐ phải cẩn trọng hơn trước khi mình đưa ra những nhận định về một vấn đề không hề đơn giản chút nào. Một vấn đề mà biết bao nhiêu học giả Phật giáo xưa nay vẫn đang bế tắc không biết lối nào đi. Vậy mà với cảm hứng văn chương thi sĩ, anh tùy ngôn phóng bút luận những vấn đề nhạy cảm của thế gian khổ đau đang tựa nương một cách mù quáng vào thần quyền hư ảo. Con người đang khổ bởi sự mê tín, học sơ, lẽ ra anh KĐ có học rộng tài cao phải khéo dẫn cho họ trở về với niềm tin của sự hiểu biết có khoa học. Đằng này, anh là người có học lại tung hô tán dương những điều rất là mê tín dị đoan. Cái hay trong bài viết của anh là cái hay của văn chương thơ phú, lưu loát văn vẻ với đời thì tạm gọi là hay, nhưng với chuyện đạo thì rất đáng “bỏ đi’. Về nhân văn, là con người trong xã hội, sự cung kính hiếu đễ với mẹ cha, ông bà, tiên tổ là điều rất coi trọng cần xiển dương. Nhưng hiếu đễ, cung kính như thế nào cho đúng thì mới có ích lợi cho mình và mọi người, còn kiểu hiếu đễ như kinh sách phát triển dạy thì rất không nên. Chính anh KĐ cũng không hiểu ra cái điều nên tránh mà lại hùa vào tán dương thêm nên đã tự làm thấp mình. Chị Tố Cần còn viết: “…làm như là những “con bài ẩm” đưa ra để bắt bí tác giả bài viết thì quả là buồn cười”. Không có gì đáng buồn cười ở đây đâu chị, chỉ đáng cười là người viết (anh KĐ) lẫn lộn giữa đạo và đời nhiều lắm. Đời trợ giúp cho Đạo hành ngày càng thêm sáng, Đạo khéo giúp đời thoát khỏi lầm mê, thế nhưng anh KĐ đang trợ lực đạo kéo đời vào lú lẫn đường mê, há chẳng đáng cười sao? Tôi không bắt bí anh Đoàn đâu, chỉ mong anh Đoàn cứ thủng thẳng mà giải dẫn những điều tôi đã đưa ra sao cho có khoa học giúp người thoát khỏi tối tăm mới là điều cần gấp. Hỏi xem anh đã làm được mấy phần? Chị Tố Cần còn viết: “Chưa hết, TM còn phết nhãn hiệu cho người mà TM muốn đối thoại là “tâm như đống rác nhớp” (sic) thì…” rất đúng không sai tý nào đâu. Tất cả chúng ta vẫn còn đang sống trong VÔ MINH thì phải tự hiểu tâm mình còn xấu nhơ hơn thế. Chị có hiểu không? Và đoạn này nữa: “TM dám phết thêm một loại nhãn hiệu không có bảo chứng cho thầy Thông Lạc nữa là “bậc chân tu Vô Lậu…” Tôi dám phết đúng đấy chị ạ, Chị đâu có biết, ngày xưa ai bảo chứng cho Phật là người đắc đạo? cùng biết bao nhiêu vị A la hán nữa, khi tu xong đều “hát lên” khúc ca khải hoàn: “Sanh đã tận…”. Ngày nay thầy Thông Lạc tu xong tuyên bố mình tu xong, thế mà biết bao người lồng lộn lên phi báng không thiếu lời bởi tự lòng đố kỵ ghét ganh. Thử hỏi mấy ngàn năm sau Phật, đã có ai dám tuyên bố mình tu xong chưa? Bởi đã xong đâu mà tuyên, nếu tuyên như thế mà có người hỏi lại tu xong là thế nào thì chịu, biết đâu mà trả lời. Mấy lời trao đổi với chị Tố Cần như thế, vì tôi thấy văn phong của chị có vẻ như người đã “sạch nước cản” thì phải, nhưng cấp độ VÔ MINH thì cũng cùng một lớp với anh Đoàn thôi. Hơn nữa chị là phụ nữ tôi mới trả lời, còn người khác thì không. Mục đích ở đây là tôi muốn anh Đoàn giảng dạy để tôi và mọi người mau thoát khỏi VÔ MINH. Nhớ nhé anh Đoàn, mọi người trông lắm đấy. Chào chị Tố Cần. Áo Nâu Miệt Vườn: Gửi anh Kiêm Đoàn và chị Tố Cần, Trước tiên tôi xin cảm ơn chị Tố Cần đã giới thiệu danh vị của anh Kiêm Đoàn để mọi người biết. Thật đáng tiếc cho anh Đoàn, danh “cộm” thế mà sao nỡ tâm bỏ đi trong chốc lát? Chỉ vì thiếu thận trọng mà đưa ra những nhận định quá vội vàng hấp tấp. Tôi nghĩ chỉ trong một chuyến bay nội địa ở Trung Quốc, quá lắm là khoảng 3 đến 5 tiếng đồng hồ, anh Đoàn có đọc say mê cũng chỉ đọc hết 01 cuốn Đường Về Xứ Phật là cùng (mà say đọc như vậy thì làm sao còn ngắm biết trời mây nhỉ?). Trong khi đó Đường Về Xứ Phật đến 10 tập gần 4000 trang giấy, với 04 tập Những Lời Gốc Phật Dạy (chưa kể còn rất nhiều đầu sách Đạo Đức khác), không biết anh Đoàn đã đọc được bao trang? Mà có đọc chắc gì anh Đoàn hiểu được, thế cho nên anh mới có bài phóng bút để tự hạ thấp mình đến như thế! Đưa ra một lời nhận định tổng quan cho toàn bộ tư tưởng trong kinh sách thầy Thông Lạc chưa có ai có thể làm được điều đó và chắc chắn không làm được, nếu như họ đọc bức Thư Ngỏ của thầy Thông Lạc đã giới thiệu thì họ phải tự hỏi rằng mình đã tu xong chưa? Tu xong hay chưa, mỗi người đều tự biết, và muốn nhận xét gì về thầy Thông Lạc thì hãy ráng mà tu cho xong cái đã, tu xong rồi thì lúc ấy đâu có gì mà “nhận xét, nhận định” nữa, hả anh Đoàn! Tôi thấy câu chất vấn của anh (hay chị) Chân Quê rất “chân” đấy: “- Anh có thể giải thích rõ hơn một cách khoa học về “Thần Linh” và “Linh Hồn”, nếu thần linh là một dạng linh hồn ở ngoài thể xác thì thể xác này và linh hồn là “một” hay “hai”? - “Con người và thần thánh có khả năng tiếp cận nhau…” vậy đương nhiên có hai thực tại này và nó tiếp cận nhau bằng cách nào? - Đạo phật là đạo trí tuệ, “phải tự cứu mình” bằng sự trau luyện thân tâm để chuyển nghiệp nhân quả, tức là phải ly dục ly ác pháp, đoạn tận tham, sân, si… Nhưng theo anh dẫn: “…thông qua cầu nguyện và lễ nghi chiêm bái” có thể chứng đạt mục đích cứu cánh của đạo Phật hay không? Tại sao được? Tại sao không?” Chất vấn tuy “chân” nhưng mà hơi dễ dàng, người sơ cơ nếu học hiểu được sách của thầy Thông Lạc thì trả lời chất vấn này thật quá dông dài, bởi vì thầy Thông Lạc đã giảng rất rõ ràng rồi. Tuy nhiên đã được chất vấn thì cố gắng trả lời cho “ngon” anh Đoàn nhé. Sau rồi tôi cũng xin chất vấn anh vài điều (không nằm ngoài những điều trong bài viết của anh) nếu anh (hay chị) Chân Quê đồng ý để cho tôi được thực hiện điều này (kẻo anh lại trách tôi tranh mất ý của anh). Tôi có mấy lời như vậy, chỉ mong anh Đoàn trả lời làm sáng tỏ những nhận định của mình để kiếm lại chút “danh dự” đã đánh mất. Danh vị học vấn thì khá cao mà sao anh có những nhận định “u mê, hàm hồ” thế? Để cố hạ thấp một tư tưởng không phải là mới lạ gì, chỉ là những lời đức Phật đã dạy năm xưa, nay thầy Thông Lạc tu xong thấy rõ thế nào thì dạy lại như vậy. Thật đáng tiếc cho anh, cầm vàng trong tay mà không biết giữ, lại quăng đi để nhặt lấy cục đất làm gì? Hãy cố gắng anh Đoàn nhé, chớ nên đánh trống bỏ dùi anh ạ. Mọi người trông. Chào anh Đoàn, chào chị Tố Cần. Thi Kha On: Đạo hữu Đăng Hậu chưa biết, hãy vào đây mà xem cho rõ này: http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-138_4-16880_5-50_6-1_17-22_14-1_15-1/ Tôi chả biết viết nhưng lại rất thích đọc, nếu anh Đoàn trả lời những chất vấn của đạo hữu Chân Quê thì thật phước cho tôi, điều mà lâu nay tôi rất hoài nghi. Mong anh Đoàn trả lời lắm, hay chị Tố Cần trả lời cũng tốt, tôi thấy hai người rất giống nhau, cả đạo hữu Đăng Hậu hình như cũng vậy. Rất mong được các anh chị mở mắt cho tôi. Xin cảm ơn. phattu: “Ấy vậy mà pháp của thầy Thông Lạc vẫn ngày càng được xiển dương rộng rãi hơn trên quê Việt mình và đến với phật tử ở hải ngoại xa xôi.” Hahaha, các thầy đệ tử của sư Thông Lạc khéo nổ nhỉ. Sư Thông Lạc đã “chứng ngộ” hơn 20 năm, một khoảng thời gian tương đương với người đồng hội đồng thuyền là chị Thanh Hải và gấp đôi anh Duy Tuệ, nhưng sự ảnh hưởng của sư thì thua xa nàng Thanh Hải và chàng Duy Tuệ. Nói thật nhé, sư tuyên bố chứng ngộ này nọ, nhưng sự ảnh hưởng của sư (nếu không có các đệ tử thay nhau chém gió), không băng một vị vừa tốt nghiệp trung cấp Phật học ra nhận chùa trụ trì. Tu hành và dạy đệ tử tu thế nào mà cả thầy lẫn trò đứt hết dây thần kinh ngượng. Ở ngoài đời, một người cha mà suốt ngày nói “tao là người giỏi nhất” và đám con tung hô theo “cha là người giỏi nhất, cha là người giỏi nhất” rồi từ cha đến con suốt ngày mắng nhiếc người khác là ngu là dốt thì nếu đó không phải là những kẻ mất trí thì cũng là những người lùn nhân cách. Đằng này trong đạo lại có những người suốt ngày làm những việc như vậy. Những ứng xử thông thường còn chưa theo được, lại toàn nói những điều cao siêu… Nói thật với các cậu đệ tử xuất gia của sư Thông Lạc (các vị đừng nghĩ các vị núp dưới những cái nickname thì người ta không biết các vị là ai nhé), nếu các vị cứ tâng bốc và bênh vực thầy của mình theo cách thế này, các vị càng lúc càng làm trò hề cho người khác, đừng nói đến việc cái gì đó “càng được xiển dương rộng rãi hơn trên quê Việt mình và đến với phật tử ở hải ngoại xa xôi.” Tám: anh phattu nói thế không sợ chị Tố Cần và anh Đăng Hậu "chỉnh" à! Đọc kỹ ý kiến của hai anh chị này rồi viết anh phattu nhé!... dù anh phattu có ý tốt viết để đỡ đòn cho anh Đoàn, mà viết như thế này thì anh Đoàn không vui đâu!... Cố mà viết theo trường phái anh Đoàn như chị Cần, anh Hậu đã nhắc nhỡ, đừng viết theo kiểu hàng chợ mà các anh chị ấy buồn lòng... Chân Quê: Gửi Tố Cần, Kiêm Đoàn, Đăng Hậu. Qua ý kiến của các vị, tôi góp ý mấy lời này: 1- Tố Cần: “Sau hết xin nhắn với TM một điều rằng, đây là nơi trường văn trận bút. Tham gia cuộc cờ quốc tế mà tài mọn riêng tay chưa sạch nước cản thì thật lạ lùng.” Nói như vậy, chứng minh Tố Cần đã mất hết bình tĩnh nên có những lời không chính xác, đưa bóng vào lộn sân chơi. Ở đây là diễn đàn Phật pháp để mọi người phật tử đều có thể vào trao đổi, học tập giáo lý của đức Phật chứ không phải là nơi “trường văn trận bút”, không phải là nơi “tham gia cuộc cờ quốc tế…” như TC đặt ra, chỉ có những kẻ mong vào đây để cầu danh kiếm lợi mới tưởng là như thế. Vậy ai là người “chưa sạch nước cản” thì tự mình biết lấy. Hãy bình tĩnh lại TC, cuộc “thảo luận” chỉ mới bắt đầu thôi. 2- Đăng Hậu, cũng gần như Tố Cần, với ba nhận định thì một để khen Kiêm Đoàn, một bài xích thầy Thông Lạc, còn một để chê bai TM (?) và Chân Quê (lưu ý: diễn đàn không có TM) chứng tỏ Đăng Hậu cũng chỉ giỏi “luận văn trận bút” rất ngông, mà kiến thức Phật pháp thì nông cạn lắm. Những dẫn chứng “tự lực” “tha lực”, “trực chỉ chân tâm…” rồi cái mới “tính nhân bản của ngày vu lan tự tứ” v.v… chứng minh sự yếu kém của mình chẳng khác gì Kiêm Đoàn. Đặc biệt, Đăng Hậu cũng như Tố Cần đều đưa ra nhận xét ý kiến của Nhật Minh và Chân Quê là lẩm cẩm. Các vị cố chạy làng cho Kiêm Đoàn cũng không xong. Kiêm Đoàn đã lỡ ngông rồi sao chạy làng được? Hãy cố gắng chứng minh những câu hỏi “lẩm cẩm” xuất phát từ chính bài viết của mình cho rõ ràng thì mới xứng là người có nhiều danh vị cao ở đời. Bằng không những bằng cấp ấy cũng như tờ giấy lộn không hơn. Với nhận định 3 của Đăng Hậu thì quả thật ĐH lẩm cẩm nhiều lắm, ĐH không thấy gì xung quanh mình cả, và chẳng hiểu gì về điều kiện của những người đang đối thoại với Kiêm Đoàn. ĐH hãy vào trang giotnangchonnhu.org xem để biết. 3- Kiêm Đoàn, với KĐ thì tôi chỉ nhắc lại chất vấn (tôi đã đưa ra) một lần nữa: Trong bài viết của anh có đoạn “Thần linh là một dạng linh hồn ở bên ngoài thể xác. Con người và thần thánh có khả năng tiếp cận nhau ở một cấp độ cao hơn thân xác vật lý. Và khả năng cống hiến để tạo “duyên” tiếp cận với thần thành là thông qua cầu nguyện và lễ nghi chiêm bái.” - Anh có thể giải thích rõ hơn một cách khoa học về “Thần Linh” và “Linh Hồn”, nếu thần linh là một dạng linh hồn ở ngoài thể xác thì thể xác này và linh hồn là “một” hay “hai”? - “Con người và thần thánh có khả năng tiếp cận nhau…” vậy đương nhiên có hai thực tại này và nó tiếp cận nhau bằng cách nào? - Đạo phật là đạo trí tuệ, “phải tự cứu mình” bằng sự trau luyện thân tâm để chuyển nghiệp nhân quả, tức là phải ly dục ly ác pháp, đoạn tận tham, sân, si… Nhưng theo anh dẫn: “…thông qua cầu nguyện và lễ nghi chiêm bái” có thể chứng đạt mục đích cứu cánh của đạo Phật hay không? Tại sao được? Tại sao không? Hãy biết tự trọng nhé anh Kiêm Đoàn, tự anh muốn mang đến đối thoại chứ không phải là chúng tôi. Cố trả lời xong để chúng tôi còn chất vấn tiếp từ chính những lời mà anh đã dẫn trong bài viết của mình. Ngược lại, chúng tôi cũng sẵn sàng chờ và trả lời những chất vấn của anh. Mong rằng chúng ta cùng trao đổi trên tinh thần vì lợi ích của Phật pháp và con người. Gia Từ: Kính gửi đạo hữu phattu và tất cả quý đạo hữu. Trong quá trình tìm cầu tu học Chánh pháp, chúng ta có quyền tin hoặc không tin, theo hoặc không theo một vị thầy nào đó… thậm chí có quyền phê phán vị thấy đó dạy sai pháp, lạc pháp… Trường hợp Hòa thượng Thích Thông Lạc cũng không ngoại lệ… Tuy nhiên đạo hữu phattu cần biết, HT Thích Thông Lạc là một bậc Tôn đức của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam. Đạo hữu phattu có quyền không nghe, không theo HT Thích Thông Lạc. Nhưng không nên đánh đồng ngài với những người ngoài giáo hội như Duy Tuệ, Thanh Hải… Xin trích dẫn văn bản dưới đây để đạo hữu phattu và tất cả quý phật tử cùng tường… THÀNH PHẦN NHÂN SỰ BAN TRỊ SỰ PHẬT GIÁO TỈNH TÂY NINH NHIỆM KỲ IV (2007 - 2012) (Theo Quyết định số 471/QĐ/HĐTS ngày 30/7/2007) I. BAN CHỨNG MINH: Hòa thượng Thích Tịnh Khai Hòa thượng Thích Thông Lạc Hòa thượng Thích Thông Nghiêm. II. THƯỜNG TRỰC BAN TRỊ SỰ:… III. ỦY VIÊN BAN TRỊ SỰ:… Tổng cộng Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ IV (2007 - 2012) có 28 thành viên (13 thành viên Thường trực Ban Trị sự). TM. BAN THƯỜNGTRỰC HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM CHỦ TỊCH: Hòa thượng THÍCH TRÍ TỊNH. (đã ký) http://www.giaohoiphatgiaovietnam.vn/component/content/article/95-thpg-t... phattu: Cám ơn Gia Từ rất nhiều ạ. Nhờ bạn tôi mới biết là ngoài việc “tu chứng”, sư Thông Lạc còn thuộc “THÀNH PHẦN NHÂN SỰ BAN TRỊ SỰ PHẬT GIÁO TỈNH TÂY NINH NHIỆM KỲ IV (2007 - 2012) (Theo Quyết định số 471/QĐ/HĐTS ngày 30/7/2007)”. Nhưng tôi không hiểu sao sư Thông Lạc lại đi “chứng minh” cho một Ban trị sự Phật giáo tỉnh thuộc Giáo hội PGVN, một Giáo hội mà từ lãnh đạo đến các thành viên phần lớn đều theo Phật giáo Đại thừa, một tông phái mà sư luôn chỉ trích và mạt sát như là một thứ tà đạo? Lẽ nào cái ghế của một tà phái cũng hấp dẫn một vị “chân tu”? Nhân cách cao đến thế là cùng! Ở điểm này nếu so sánh với Thanh Hải và Duy Tuệ chưa chắc đã vượt qua! Khong phe nao: Toi rat mong cac dao huu nen doi thoại voi nhau nghiem tuc va coi mo, than thien hoa ai de cung huong ve Phat phap chan chanh mang loi ich cho moi nguoi. Cac anh chi Kiem Doan, To Can, Dang Hau doi thoai voi cac anh chi Nhat Minh, Chan Que, giac huong, Hieu, Ao nau miet vuon, Thi Kha On,... toi nhan thay rat rat tot, thang than. Rieng y kien cua phattu thi khong nen chut nao, ban ay thanh kien rat nang va khong hieu biet gi ve Phat phap. Ban phattu nen im lang ma nghe thi tot hon. Mong nhom anh Doan tra loi chat van. Mong nhom cac anh Nhat Minh, Chan Que, Hieu ... cung nen co them y kien de lam cho sang to. Cam on cac dao huu. Thắng: Bạn phattu ôi là phattu ôi!!! Độc giả “ôi” bạn nhiều lắm. Thầy Thông Lạc phê phán tất cả các tông Thiền, Tịnh, Mật… là không theo đúng pháp Phật (hay ít ra cũng là bị lai tạp kinh Bà la môn có trước kinh Phật), vậy mà các thầy ấy vẫn tin tưởng thỉnh mời, bầu chọn thầy Thông Lạc vào Hội đồng Chứng minh. Hẳn là điều lạ phải không bạn? Bạn học sơ trí thiểu, nên ngồi im như con cóc mà nghe, không nên ý kiến lung tung nữa, càng ý kiến càng tự hạ thấp mình. Nếu bạn có ý kiến hãy cố gắng động cái “nắm lụng thụng nhũn nhơ” nằm phía dưới hộp sọ của bạn một lần xem sao. Hẳn phải thế may mới khá hơn được. Thế nhé. Cảm ơn phatu khi bạn biết im lặng, nếu bạn cứ lên tiếng thì chắc là anh Kiêm Đoàn cũng không lấy làm vui vì những ý kiến của bạn đâu. Tám: anh phattu à! vì tâm lượng anh hẹp hòi cố chấp nên anh không hiểu chuyện này là quá đúng... Nếu anh hiểu thế nào là "tùy thuận", là "tạo duyên giáo hóa chúng sanh", anh sẽ không còn thắc mắc vì sao sư Thông Lạc lại đi “chứng minh” cho một Ban trị sự Phật giáo tỉnh thuộc Giáo hội PGVN, một Giáo hội mà từ lãnh đạo đến các thành viên phần lớn đều theo Phật giáo Đại thừa... Và cũng chính vì chuyện này mà Phật tử Minh Quân mới viết bài "GHPGVN im lặng mới là hiện tượng..." Anh phattu đã nhìn ra vấn đề chưa? Tất cả các vị ấy đều là chức sắc của Giáo hội. Nhưng trong số họ có một vị "nói ngược", tất cả các vị còn lại đều "nói xuôi" và "tin xuôi"... Thế thì tại sao trong suốt 20 năm qua các vị "tin xuôi" im lặng? Phải chăng vì vị "nói ngược" kia nói quá đúng khiến các vị "tin xuôi" phải im lặng... phattu: Nhan cac de tu su Thong Lac, Toi se khong im lang dau, ma trai lai se noi nhieu hon, noi den khi nao su THong Lac va cac de tu cua ong im mieng moi thoi. Nhung bay gio ban viec, khong co nhieu thoi gian ranh roi nhu nhung vi xuat gia suot ngay nhan roi luot net de chem gio. Sau nay sap xep duoc thoi gian, toi se lap han mot blog de noi nhieu hon. Doi nay khong co gi dang khinh bi hon nhung ke thieu tri tue ma reu rao tri tue, thieu dao duc ma len giong dao duc. Thanh that xin loi vi da danh chu khong co dau. Bất Đắc: phattu đúng là một con người "thừa trí tuệ", "thừa đạo đức". Thế nhưng trong các ý kiến của phattu chưa hé lộ được một xíu nào tỏ ra là người có trí tuệ, có đạo đức. Nên giận hay nên thương phattu đây? Chân Quê: Thêm mấy lời gửi gió đến cùng “Mây”. Gửi các anh chị Trần Kiêm Đoàn, Tôn Nữ Tố Cần và Đăng Hậu. Thưa các anh chị, các anh chị đã bày ra nơi “trường văn trận bút”, nơi “trận đấu cuộc cờ quốc tế”, thế mà mỗi bên mới có vài “nước đi”, các anh chị đã cuốn cờ bỏ chạy không một lời từ biệt độc giả. Tôi thấy xấu hổ và buồn thay cho các anh chị. Vậy cũng tốt, tàm quý đã biết trỗi dậy trong các anh chị. Mong từ nay anh Kiêm Đoàn đừng huênh hoang tự cao tự đại như thế nữa nhé. Hãy quay về tự hỏi Ta là ai? Ta đang nhận định về ai? Ta đã hiểu về người mà Ta nhận định được bao nhiêu?... Thêm một “nước đi” lẽ ra không nên này, nhưng tôi thấy như vậy thì anh KĐ chưa hiểu trọn được vì những “nước đi” trước chưa tải hết. Anh Đăng Hậu (một quân cờ của anh KĐ) viết: “Nhưng nói bất cứ điều gì về cửa Thiền mà thiếu ái ngữ là thiếu chánh niệm. … cách nói chê bai một tông phái khác là “phi đạo đức” và tín đồ theo tông phái ấy là “ngu dốt, u mê” như HT TL thì dứt khoát đã ra ngoài tinh thần Bát chánh đạo. Một nhà tu thiếu ái ngữ có thể là một tỳ kheo nghịch hạnh”… Anh Đăng Hậu chưa phân biệt được thế nào là lời nói thẳng thật và lời thiếu ái ngữ. Anh hãy đọc lại những bài kinh Phật dạy, xưa, trong khi thuyết pháp cho ngoại đạo Ngài cũng thường dùng câu “kẻ ngu si kia…” đặc biệt trong kinh Phạm Võng, Ngài đã thẳng tay đập phá 62 luận chấp tà kiến của ngoại đạo ra sao. Ngày ấy Ngài cũng bị ngoại đạo nguyền rủa, phỉ báng là thiếu ái ngữ đấy, và nặng nề hơn, ngoại đạo đã “ném đá’ rất nhiều vào Ngài, lại còn lăn đá, thả voi say để mong giết chết Ngài nữa kia. Vậy mà ngày nay, có ai có lời nào chê bai Phật là thiếu lòng Từ Bi hay không? Chỉ có những kẻ ngu si mới phỉ báng chê bai Phật là thiếu ái ngữ, cũng vậy cho những ai ngày nay chê bai thầy Thông Lạc là thiếu ái ngữ. Anh Đăng Hậu viết tiếp: “Xưa Tế Điên Tăng có thể làm mở mắt giới đại gia tham lam độc ác bằng những nghịch hạnh…” chứng tỏ ĐH còn ít hiểu. Không chỉ Tế Điên mà còn cả Tuệ Trung… nữa, những ông tỳ kheo đại phá giới, phá Phật giáo cùng tận, các người còn thô tục hơn phàm phu, uống rượu ăn thịt chó tỳ tỳ vậy mà nghịch hạnh gì, mở mắt cho ai. À, cho anh KĐ, TC, ĐH. Và những lời miệt thị của anh Đăng Hậu: “Những người tôn sùng HTTL là “chân tu vô lậu” và dùng những lời lẽ “cấp dưới” để … Trong môi trường truyền thông … là thiếu tự tin công khai mà đầy tự mãn kiểu gà què ăn quẩn cối xay”. Bắt tay lên trán mà suy các anh chị ạ, mình đã xứng làm kẻ bề trên hay chưa mà vội vã miệt người thấp kém. Kẻ phong lưu bề trên sao mới đi vài “nước” đã vội chạy bỏ cả dép? Thật huênh mà chẳng rõ mình, biết người. Đặc biệt câu này: “tự mãn kiểu gà què ăn quẩn cối xay” thì các anh chị tự làm thấp mình mà không hay. Vâng, chúng tôi (những người đấu cờ) với các anh chị chỉ là “lũ gà ăn quẩn cối xay” nhưng chúng tôi lượm được những hạt gạo, hạt thóc rơi vãi rất là thanh tịnh, chân thật nguyên sơ. Còn các anh chị “mâm cao cỗ đầy, chả phượng nem công” nhưng toàn là đồ bỏ mà không biết. Thực ra cái tưởng là “nem công chả phượng” của các anh chị chỉ là một nắm bã mía, hết người trước nhai rồi người sau, người sau nữa… mà ai cũng khen mía ngọt. Thương ôi, có ngọt chăng chỉ là vị ngọt của đờm dãi người trước mà thôi. Tôi gửi gió đến cùng “Mây” mấy lời vậy. Chào. |