Skip directly to content

25- ĐỐI THOẠI VỚI QUẢNG ĐIỀN - Trí Khánh

Cập nhật ngày : 07.11.2012    
Loạt bài: VẤN ĐÁP, ĐỐI THOẠI - BẢO VỆ CHÁNH PHÁP
(Kì 4: Đối thoại với Tỳ kheo Thích Nguyên Hải)

Lời BBT/GNCN
 
Trong loạt bài "VẤN ĐÁP, ĐỐI THOẠI - BẢO VỆ CHÁNH PHÁP". GNCN đã lần lượt cho đăng một số phản hồi tích cực của nhiều Phật tử trước những ý kiến tiêu cực phá hoại Chánh pháp Nguyên thủy và xuyên tạc bôi nhọ TL Thích Thông Lạc của một nhóm người ủng hộ thầy Thích Nguyên Hải
 
Nằm trong loạt bài ấy, kì 4 này, chúng tôi cho đăng lại bài phản biện của Trí Khánh đối với những ý kiến bịa đặt, vu khống của tác giả Quảng Điền. Để độc giả có thể nắm bắt được vấn đề dễ dàng, chúng tôi sẽ cho đăng lại những ý chính trong bài của Quảng Điền, kế đến là bài phản biện của Trí Khánh... 
 

           Bài của Quảng Điền (Trên diễn đàn TVHS ngày 07/23/2011)

Kính thưa quý vị độc giả,

Thưa quý đạo hữu ngogia, tvhs0611, Phương Minh và tất cả quý đạo hữu theo thầy Thông Lạc,

Tôi và những đạo hữu theo thầy Nguyên Hải thấy có nhiều sự khác nhau giữa đạo Phật và đạo của thầy Thông Lạc. Sau đây là chứng minh.

Về Bốn Thiền: Bốn Thiền của Đức Phật dạy thuộc Thiền Chỉ hay Thiền An Chỉ mà thầy Nguyên Hải đã viết trong các chương nói về Thiền. Tuy nhiên, Bốn Thiền của Đức Phật dạy hoàn toàn khác với Bốn Thiền của thầy Thông Lạc. Bốn Thiền của Đức Phật dạy trong tạng kinh Nikaya, kinh Tăng Chi Bộ, tập 4, trang 214 đến 216 viết:

“1. Thưa Hiền giả, thế nào là triền phược? Thế nào là giải thoát khỏi triền phược được Thế Tôn nói đến?

2. - Này Hiền giả, năm dục trưởng dưỡng này được Thế Tôn gọi là triền phược. Thế nào là năm?

Các sắc do mắt nhận thức, khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn; các tiếng do tai nhận thức... các hương do mũi nhận thức... các vị do lưỡi nhận thức... các xúc do thân nhận thức, khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn…

Này Hiền giả, năm dục trưởng dưỡng này là triền phược, được Thế Tôn nói đến.

3. Ở đây, này Hiền giả, vị Tỷ-kheo ly các dục... chứng và trú sơ Thiền. Cho đến như vậy, này Hiền giả, là giải thoát khỏi triền phược được Thế Tôn nói đến với pháp môn. Nhưng ở đây vẫn có triền phược. Và ở đây, triền phược ấy là gì?

Cái ở đây là tầm và tứ chưa diệt. Chính cái ấy ở đây là triền phược.

4. Lại nữa, này Hiền giả, Tỷ-kheo diệt tầm và tứ... chứng đạt và an trú Thiền thứ hai. Cho đến như vậy, này Hiền giả, là giải thoát khỏi triền phược được Thế Tôn nói đến với pháp môn. Nhưng ở đây vẫn có triền phược. Và ở đây triền phược ấy là gì?

Cái ở đây là hỷ chưa diệt. Chính cái ấy ở đây là triền phược.

5. Lại nữa, này Hiền giả, Tỷ-kheo ly hỷ trú xả... chứng đạt và an trú Thiền thứ ba. Cho đến như vậy, này Hiền giả, là giải thoát khỏi triền phược được Thế Tôn nói đến với pháp môn. Nhưng ở đây vẫn có triền phược. Và ở đây triền phược ấy là gì?

Cái ở đây là xả lạc chưa diệt. Chính cái ấy ở đây là triền phược.

6. Lại nữa, này Hiền giả, vị Tỷ-kheo đoạn lạc... chứng và trú Thiền thứ tư. Cho đến như vậy, này Hiền giả là giải thoát khỏi triền phược được Thế Tôn nói đến với pháp môn. Nhưng ở đây vẫn có triền phược. Và ở đây, triền phược ấy là gì?

Cái ở đây là sắc tưởng chưa diệt. Chính cái ấy ở đây là triền phược”…

Tức là Đức Phật dạy về Bốn Thiền:

- Ly các dục, chứng và trú sơ Thiền, còn tầm tứ.

- Diệt tầm tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, còn hỷ.

- Ly hỷ, trú xả, chứng và trú Thiền thiền thứ ba, còn lạc.

- Đoạn lạc, chứng và trú Thiền thứ tư, còn sắc tưởng.

Ngược lại, Bốn Thiền do thầy Thích Thông Lạc phát minh và dạy trong sách Đường về xứ Phật, tập 2, trang 124, như sau:

- Thiền Thứ Nhất: Ly dục ly ác pháp thuộc về sắc uẩn. (ly là chừa bỏ hẳn, lìa xa cảnh giác tâm tham dục và các ác pháp để nó không còn trở lại).

- Thiền Thứ Hai: Diệt tầm tứ tức là ngưng sáu thức thuộc về sắc uẩn (diệt tức là không còn để nó trở lui, trở lại được).

- Thiền Thứ Ba: Ly hỷ tưởng dục thuộc về tưởng uẩn (ly hỷ tưởng có nghĩa là lìa hỷ tưởng, chứ chưa diệt bỏ hẳn phải cảnh giác kẻo nó sẽ còn trở tại).

- Thiền Thứ Tư: Xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh thuộc về sắc uẩn và tưởng uẩn, xả tức là bỏ không còn lấy lại.”

Tức là thầy Thích Thông Lạc viết:

- Sơ Thiền: Ly dục, ly ác pháp thuộc về sắc uẩn, tức là ly sắc uẩn. (1)

- Thiền thứ hai: Diệt tầm tứ tức là ngưng sáu thức thuộc về sắc uẩn.

- Thiền thứ ba: Ly hỷ tưởng dục thuộc về tưởng uẩn, tức là ly tưởng uẩn. (2)

- Thiền thứ tư: Xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh, tức là ly sắc uẩn và tưởng uẩn. (3)

 

Tôi thấy có sự khác nhau về Bốn Thiền giữa Đức Phật và thầy Thông Lạc là:

- Sơ Thiền: Đức Phật dạy ly các dục, chứ không dạy ly sắc uẩn như của thầy Thông Lạc. Ủa! Mà sắc uẩn thuộc về thân, còn bốn uẩn kia thuộc về tâm. Người ta làm sao ly sắc uẩn được, trừ trường hợp tự tử ???! Thầy Thông Lạc ly sắc uẩn, tức là ở sơ Thiền thầy Thông Lạc tự tử, phải không thưa thầy Thông Lạc và quý đạo hữu theo thầy Thông Lạc??? Ngược lại, hành giả theo đạo Phật ly sắc tưởng khi chứng và an trú vào Không vô biên xứ định, chứ không thể nào ly sắc uẩn. Đức Phật dạy, trong Thiền thứ tư hay Tứ Thiền vẫn còn sắc tưởng, ngược lại, mới sơ Thiền, thầy Thông Lạc đã ly rồi.

- Thiền thứ hai: Đức Phật dạy diệt tầm tứ, ngược lại thầy Thông Lạc chưa diệt tầm tứ, phải đợi tới Thiền thứ ba thầy Thông Lạc mới diệt tầm tứ. Đức Phật dạy Thiền thứ hai còn hỷ, ngược lại trong Thiền thứ hai thầy Thông Lạc diệt mất hỷ, và cho thêm chữ tưởng vào hỷ và gọi là hỷ tưởng, rồi diệt luôn tưởng uẩn.

- Thiền thứ ba: Đức Phật dạy ly hỷ trú xả, còn lạc, ngược lại thầy Thông Lạc trong Thiền thứ ba mới diệt tầm tứ, và thầy Thông Lạc viết là ngưng sáu thức thuộc về sắc uẩn. Ngưng sáu thức là ngưng nhãn thức, ngưng nhĩ thức… ngưng ý thức. Tức là đặc biệt ở Thiền thứ ba này thầy Thông Lạc ngưng ý thức, thầy Thông Lạc không còn hay biết gì cả, phải không thưa thầy Thông Lạc và quý đạo hữu theo thầy Thông Lạc??? Nếu đúng như vậy tức là khi nhập Thiền thứ ba, thầy Thông Lạc như người ngủ mê, không ý thức, không hề hay biết gì cả! Cái này là chắc chắn không có trong Thiền thứ ba của Đức Phật dạy, mà cũng không có trong các Thiền của đạo Phật. Nếu người theo đạo Phật bị trường hợp này, nên biết đó là Thiền bệnh, hành giả theo đạo Phật vui lòng tìm cách trừ bỏ.

- Thiền thứ tư: Đức Phật dạy ly lạc còn sắc tưởng, ngược lại thầy Thông Lạc ly sắc uẩn và tưởng uẩn.

Như vậy, bốn Thiền của thầy Thông Lạc thật đúng là “ngoại đạo thiền”, Bốn Thiền của thầy Thông Lạc hoàn toàn khác với Bốn Thiền của Đức Phật dạy.

 

Về Thiên Nhãn Minh và những sự kiện khác:

Trong tác phẩm của tỳ kheo Thích Nguyên Hải, thầy Nguyên Hải đã phân tách Thiên Nhãn Minh của Đức Phật dạy khác với Thiên Nhãn Minh của thầy Thông Lạc giải thích. Ngoài ra thầy Thông Lạc còn viết và giảng nhiều sự kiện khác với Đức Phật dạy trong tạng kinh Nikaya mà trong tác phẩm của thầy Nguyên Hải đã chứng minh. Đức Phật đã bỏ khổ hạnh, sống theo Trung đạo, không khổ quá, cũng không sướng quá, dù cho thầy Thông Lạc và các đệ tử của thầy Thông Lạc sống như những người fakir thực hành rất khổ hạnh, hay những người Ni-kiền-tử không mặc quần áo tại Ấn Độ, nhưng tu theo ngoại đạo hay là không hiểu đúng giáo pháp của Đức Phật dạy vẫn là hiểu sai lạc, tu sai lạc và dạy đệ tử sai lạc. Đạo Phật là đạo trí tuệ, “duy tuệ thị nghiệp”, đạo hữu Phương Minh và quý đạo hữu theo thầy Thông Lạc vui lòng nhớ điều này.

Tóm lại: Thầy Thông Lạc chứng đắc Bốn Thiền và dạy cho các đạo hữu theo thầy Thông Lạc hoàn toàn khác với Bốn Thiền của Đức Phật dạy. Bốn Thiền của thầy Thông Lạc là “ngoại đạo thiền”. Thiên Nhãn Minh của thầy Thông Lạc cũng khác với Thiên Nhãn Minh của Đức Phật dạy, thầy Thông Lạc còn viết và giảng nhiều sự kiện khác với Đức Phật dạy trong tạng kinh Nikaya, mà trong tác phẩm của thầy Nguyên Hải đã chứng minh. Chúng ta thấy các danh từ Bốn Thiền, Thiên Nhãn Minh… của thầy Thông Lạc giống danh từ Bốn Thiền, Thiên Nhãn Minh của Đức Phật dạy, nhưng thực chất hoàn toàn khác nhau, tương tự, những danh từ Tam Minh, nhân quả, nghiệp, luân hồi… của Bà-la-môn giáo giống với những danh từ Đức Phật dạy, nhưng thực chất hoàn toàn khác nhau, như trong tác phẩm của thầy Nguyên Hải đã viết.

Qua các sự kiện trên, tôi và có lẽ quý đạo hữu theo thầy Nguyên Hải đều kết luận, thầy Thông Lạc dạy đạo của thầy Thông Lạc khác với đạo Phật. Vì vậy quý đạo hữu ngogia, tvhs0611, Phương Minh và quý đạo hữu theo thầy Thông Lạc nên tự nhận là theo đạo do thầy Thông Lạc làm giáo chủ, có lẽ nên gọi là “đạo Thông Lạc”, chứ đừng tự nhận là theo đạo Phật nữa, đừng tự nhận là Phật tử nữa. Thầy Thông Lạc thuộc ngoại đạo, tương tự như Thanh Hải Vô thượng sư, v.v..., chứ không phải là đạo Phật. Và có lẽ thầy Thông Lạc nên xóa bỏ chữ Thích trước pháp danh, bỏ chữ Chơn Như sau chữ Tu Viện và bỏ những gì liên quan đến đạo Phật, như Thanh Hải Vô thượng sư đã làm là tốt. Khi đó quý đạo hữu hiểu biết đúng giáo pháp của Đức Phật dạy và quý đạo hữu theo thầy Nguyên Hải không còn phê bình thầy Thông Lạc, cũng như đã không phê bình Thanh Hải Vô thượng sư, họ tu đúng hoặc sai thế nào là chuyện của họ, bởi vì họ là ngoại đạo. Tôi chỉ mong một điều là thầy Thông Lạc và quý đạo hữu theo thầy Thông Lạc vui lòng đừng bao giờ nhân danh đạo Phật và lấy giáo lý của đạo Phật để làm bình phong, nhưng nội dung sửa đổi thêm bớt lung tung làm phiền cho những người theo đạo Phật, vì lo lắng cho sự suy vong của Phật pháp do thầy Thông Lạc và quý đạo hữu theo thầy Thông Lạc gây ra mà phải phê bình những sai lạc của thầy Thông Lạc và của quý đạo hữu theo thầy Thông Lạc, quý đạo hữu theo thầy Thông Lạc khỏi cần bàn luận, tranh cãi và bênh vực những lời dạy quá nhiều sai lạc của thầy Thông Lạc, làm rối những người theo đạo Phật là tốt rồi.

              (Chú thích (1); (2); (3): Những chữ in đậm này, Quảng Điền bịa đặt vu khống sai lạc quá nhiều).

ĐỐI THOẠI VỚI QUẢNG ĐIỀN

Kính thưa quý độc giả!

Thưa đạo hữu Quảng Điền!

Khi đạo hữu cho rằng: “Thầy Thông Lạc thuộc ngoại đạo, tương tự như Thanh Hải Vô thượng sư…”. Đạo hữu đã đánh đồng khẩp khiểng hai nhân vật với hai nhân cách hoàn toàn khác biệt, chỉ để thể hiện tâm cảnh hẹp hòi cố chấp của mình thôi… Đạo hữu Quảng Điền cố nhìn xem, có trang mạng Phật giáo chính thống nào để cho đệ tử của Thanh Hải tự do vào tranh luận với các Phật tử hay không? Điều đó chứng tỏ các nhà làm truyền thông Phật giáo hiện nay, dù chưa thể phổ biến các tài liệu thuyết giảng của thầy Thông Lạc, nhưng trong chừng mực nào đó, đã có cái nhìn thoáng, cởi mở về nhân vật này…

Nhân đây, chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn TVHS đã cho đăng tất cả các ý kiến phản hồi của chúng tôi mà không ngại “phạm húy”, đã không cắt xén bất kỳ câu chữ nào, đều này chưa từng có trước đây trên các phương tiện truyền thông chính thống Phật giáo. Chúng tôi biết mình đang “đá trên sân khách” nên rất ngại “trọng tài” và nhất là một số rất ít “khán giả qúa khích”… Điều thực sự bất ngờ khi “trọng tài TVHS” đã tạo ra một “trận cầu mở”, không hề dùng một “thẻ phạt” nào cho cả đôi bên, khiến chúng tôi rất phấn khích, thán phục… Biết thế nên chúng tôi đã thảo luận trong chừng mực, cường độ từ ngữ vừa phải, tuyệt đối tránh những từ ngữ chợ búa như “buôn bán tôm cua cá bị thua lỗ” theo cách nói của nowandhere, Linh Châu…

Trở lại với phản hồi của đạo hữu Quảng Điền. Tôi thấy đạo hữu cũng chẳng chứng minh được điều gì mới… Chương IX. Ngay trong lời nhận xét đầu tiên của mình, thầy Nguyên Hải đã khẳng định “Sơ thiền thuộc phàm phu thiền” kế tiếp là sự khẳng định “Kinh Đại Thừa cũng viết có Sơ Thiền, có Tứ Thiền, có Cửu Thứ Đệ Định”. Như vậy rõ ràng là thầy Nguyên Hải không có khả năng chứng minh từ Nguyên Thủy, Thế Tôn đã gọi bốn thiền này là “phàm phu thiền”, nên thầy phải viện dẫn đến kinh Đại thừa vốn xuất hiện sau đó ít nhất là từ năm đến bảy trăm năm!... Đạo hữu Quảng Điền tiếp tục theo đuôi thầy Nguyên Hải: “Bốn Thiền của Đức Phật dạy thuộc Thiền Chỉ hay Thiền An Chỉ…”.

Nhưng rồi cũng không chỉ ra được trong tạng Nguyên Thủy chỗ nào Thế tôn gọi bốn thịền này là “thiền an chỉ”… Đạo hữu Quảng Điền đã trích dẫn một bài kinh trong Tăng Chi để chứng minh cái gọi là “Bốn Thiền của Đức Phật dạy hoàn toàn khác với Bốn Thiền của thầy Thông Lạc”. Nhưng không hề biết trước đó đạo hữu Phương Minh giới thiệu một trích đoạn dạy về Bốn Thánh Định của Thầy Thông Lạc mà nội dung không phản lại với bài kinh Tăng Chi đạo hữu Quảng Điền dùng nhằm chứng minh cho cái gọi là “thầy Thông Lạc dạy khác Phật dạy về Tứ thiền”… Xin dẫn lại đoạn trên để qúy vị cùng tham khảo:

“1- Sơ Thiền tuy ly dục ly ác pháp, tâm luôn bất động trước các pháp và các cảm thọ nhưng vẫn còn năm chi thiền Tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất tâm nên còn tướng, nhất là tầm tứ, vì vậy trong kinh Tăng Chi còn gọi là triền phược, triền phược ở đây là gốc lậu hoặc còn chưa diệt. Sơ thiền chỉ ly chứ chưa có diệt nên kinh gọi còn triền phược là rất đúng. Trạng thái Sơ thiền là một trạng thái của Trời Sơ Thiền (Sơ Thiền Thiên), còn cõi Trời tức là còn triền phược.

2- Đến Nhị Thiền mới diệt tầm tứ, diệt tầm tứ chỉ mới ngưng được ý thức nói riêng, nói chung là mới ngưng sáu thức, vì thế tưởng thức còn nên kinh nói nhập Nhị Thiền còn triền phược là đúng. Bởi vì thân nghiệp còn và trạng thái Nhị Thiền là trạng thái của Trời Nhị Thiền (Nhị Thiền Thiên), còn cõi Trời tức là còn triền phược.

3- Đến Tam Thiền thì mới ly hỷ tưởng chứ chưa có diệt tưởng và lạc tưởng cũng còn chưa ly nên kinh gọi còn triền phược là đúng. Trạng thái Tam Thiền là trạng thái của Trời Tam Thiền (Tam Thiền Thiên), còn cõi Trời tức là còn triền phược.

4- Đến Tứ Thiền xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh, xả lạc tưởng, khổ tưởng và thanh tịnh tưởng. Ở đây chỉ xả tưởng chứ chưa diệt tưởng vì thế nên kinh gọi còn triền phược là đúng. Vì trạng thái Tứ Thiền là trạng thái của Trời Tứ Thiền (Tứ Thiền Thiên), còn cõi Trời tức là còn triền phược. Khi nhập xong Tứ Thiền chúng ta mới làm chủ được sanh, già, bệnh, chết chứ chưa chấm dứt được tái sanh luân hồi vì nguyên nhân tái sanh luân hồi còn nên Tứ Thiền vẫn còn triền phược”…

Đạo hữu Quảng Điền có thấy sự khác biệt nào trong lời dạy này của thầy Thông Lạc so với bài kinh Tăng Chi mà đạo hữu đã trích dẫn?... Nếu đạo hữu có thiện chí đối thoại, đạo hữu nên tìm hiểu vấn đề: Nếu đã thừa biết Tứ Thiền vẫn còn triền phược thì tại sao vẫn gọi là Bốn Thánh Định? Nhưng vì không muốn đối thoại nghiêm túc, nên chẳng cần tìm hiểu, chỉ cố gắng bươi móc những chuyện vặt vãnh không thuộc lỗi của tác giả, mà thuộc lỗi nhập dữ liệu, in ấn, xuất bản, biên tập… về thứ tự đảo lộn giữa thiền thứ hai và thiền thứ ba...

Đạo hữu Quảng Điền cũng đặt vấn đề Trí khánh chưa trả lời câu hỏi của nowandhere: “nhờ bốn thiền mà xả ly được sắc, thọ, tưởng, hành”… Tôi đã trả lời rồi. Ở đây chỉ nhắc lại một ý: Đối với những ai đang quan tâm tìm hiểu, tu học Bốn Thánh Định này, tôi sẵn sàng chia sẻ trong giới hạn hiểu biết của mình. Nhưng đối với những vị theo “trường phái” thầy Nguyên Hải như nowandhere, xem bốn Thiền này là “phàm phu thiền”. Liệu tôi có nên mất thời giờ để giải thích cho họ hiểu vì sao “nhờ Bốn Thiền này mà xả ly được sắc, thọ, tưởng, hành” hay không?... Riêng đối với đạo hữu Quảng Điền, tôi nói thêm: Nếu ngũ uẩn “không phải là ta, là của ta, là tự ngã của ta” như lời thế tôn dạy. Vậy, nếu ly được sắc, thọ, tưởng, hành có gì sai?...

Vì không phân biệt được thế nào là ly, xả, diệt… nên đạo hữu Quảng Điền châm biếm: “Ủa! Mà sắc uẩn thuộc về thân, còn bốn uẩn kia thuộc về tâm. Người ta làm sao ly sắc uẩn được, trừ trường hợp tự tử???! Thầy Thông Lạc ly sắc uẩn, tức là ở sơ Thiền thầy Thông Lạc tự tử…”. Tôi không chấp sự châm biếm của đạo hữu Qủang Điền. Nhưng tôi khẳng định sự châm biếm này không có căn bản “Nguyên Thủy” mà chỉ có tính chất ngoại lai “phi nguyên thủy”…

Chúng ta biết rằng: Thế tôn dạy chỉ có sáu thức thôi! Trong lập luận của đạo hữu Quảng Điền, sắc uẩn thuộc về thân, bốn uẩn còn lại thuộc về tâm hay còn gọi là “danh” nhằm chia chẻ ngũ uẩn ra làm hai nhóm “danh” và “sắc”. Tôi khẳng định đó là sản phẩm ngoại lai, không phải Nguyên Thủy… Thức uẩn từ chỗ Nguyên Thủy sáu thức nay biến thành tám thức, gọi là “bát thức tâm vương”. Mát-na thức, A-lai-da thức được thêm vào, từ đâu ra vậy, thưa đạo hữu Quảng Điền? Nay đạo hữu sử dụng lại các phạm trù “danh” và “sắc” để phân nhóm ngũ uẩn vốn không phải của Thế Tôn, mà là sản phẩm của tổ Thế Thân Vô Trước, và học phái Duy thức nhằm châm biếm “ở sơ thiền thầy Thông Lạc tự tử”! Giả sử thầy Thông Lạc có sai thì cũng là cái “sai tự chứng”. Quảng Điền chẳng “chứng” được điều gì mà chỉ mượn học thuyết “phi nguyên thủy” để châm biếm là việc không nên làm của một người phật tử đang thực tâm muốn nghiên cứu giáo pháp nguyên thủy của Thế Tôn Thích-ca Mâu-ni…

Bàn về vấn đề “khổ hạnh”, đạo hữu Quảng Điền viết: “Thầy Thông Lạc còn viết và giảng nhiều sự kiện khác với Đức Phật dạy trong tạng kinh Nikaya mà trong tác phẩm của thầy Nguyên Hải đã chứng minh. Đức Phật đã bỏ khổ hạnh, sống theo Trung đạo, không khổ quá, cũng không sướng quá, dù cho thầy Thông Lạc và các đệ tử của thầy Thông Lạc sống như những người fakir thực hành rất khổ hạnh, hay những người Ni-kiền-tử không mặc quần áo tại Ấn Độ, nhưng tu theo ngoại đạo hay là không hiểu đúng giáo pháp của Đức Phật dạy vẫn là hiểu sai lạc, tu sai lạc và dạy đệ tử sai lạc".

Thầy Nguyên Hải và các vị theo thầy luôn tự phụ mình thông hiểu tạng kinh Nikaya, phê phán thầy Thông Lạc giảng sai, hiểu sai lời Phật dạy trong Đại tạng... Nếu qúy vị hiểu đúng, hiểu chính xác. cũng có nghĩa là qúy vị đã cố tình lồng ghép các tư tưởng ngoại lai vào để phá nát tạng kinh Nikaya khi cho rằng Đức Phật dạy "sống theo Trung đạo, không khổ qúa cũng không sướng qúa"... Cái gọi là "trung đạo" này chính xác là "trung đạo" của ngoại giáo, không phải là Trung đạo của Phật pháp Nguyên Thủy. Thế Tôn dạy: Trung đạo là Bát Thánh Đạo (Dhammadàyàda sutta). Ngài không hề dạy trung đạo là không khổ, không sướng!... Các vị thiếu hiểu biết về giáo pháp Nguyên Thủy, hay biết mà cố tình biến Trung Đạo của Thế Tôn thành Trung đạo của Tổ Long Thọ…

Ngoài chuyện cố tình đánh tráo khái niệm Trung đạo, xuyên tạc lời Thế tôn dạy. Thầy Nguyên Hải và Quảng Điền đã ma mãnh chơi trò đánh bài một mình, tự ăn gian, rồi tự thắng bằng một câu chuyện phịa: "thầy Thông Lạc và các đệ tử của thầy Thông Lạc sống như những người fakir thực hành rất khổ hạnh, hay những người Ni-kiền-tử không mặc quần áo tại Ấn Độ, nhưng tu theo ngoại đạo hay là không hiểu đúng giáo pháp của Đức Phật dạy vẫn là hiểu sai lạc, tu sai lạc và dạy đệ tử sai lạc".

Người Phật tử tu học đúng chánh pháp Nguyên Thủy không sống khổ hạnh như những người fakir, chỉ là noi gương Thế Tôn thiểu dục tri túc nhằm hoàn thiện Giới vô lậu học mà Thế Tôn đã dạy. Không trần truồng như người Ni-kiền-tử mà là ba y một bát đúng như hình mẫu của Thế Tôn. Không xa lánh mọi người mà chỉ là độc cư phòng hộ sáu căn. Không nhịn đói nhịn khát mà chỉ là không ăn uống phi thời. Không giống như những vị "đói ăn khát uống mệt đi ngủ" mà gọi là "tu" thì chúng tôi cho rằng họ đang "tu hạnh con heo", chẳng khác mấy so với các đạo sĩ tu hạnh con bò, hạnh con chó trong Kukkuravatika sutta...