Skip directly to content

I

 
    tran nhan. Hộp thư: nhanboy008@gmail.com  
   
- Admin trả lời giúp tôi:
Câu hỏi 1: Có hay không có thiên đàng, địa ngục, ngạ quỷ, thế giới atula? Có ma ba tuần không? Ma ba tuần ở đâu mà ra? Ma ba tuần có chịu nghịệp tái sinh hay không?
Câu hỏi 2: Nếu thật sự ly dục, ly ác pháp và thực hiện hạnh độc cư thì ngồi thiền khoảng bao lâu mới chứng được sơ thiền, nhị thiền....?
Câu hỏi 3: Đức Phật có thuyết hay không những thần chú đại bi, thần chú lăng nghiêm, thần chú tâm kinh, và thần chú om mani bắc mi hùm....
 
   
   
Trả lời của Admin:

Câu hỏi 1: Có hay không có thiên đàng, địa ngục, ngạ quỷ, thế giới atula? Có ma ba tuần không? Ma ba tuần ở đâu mà ra? Ma ba tuần có chịu nghiệp tái sinh hay không?
Trả lời:
Ý 1: Có hay không có thiên đàng, địa ngục, ngạ quỷ, thế giới atula?
Trả lời: Có thiên đàng, có địa ngục, có ngạ quỷ, có atula… Người phật tử ai cũng từng nghe: “lục đạo luân hồi trong ba cõi”. Lục đạo gồm: Trời (thiên đàng), người, atula, ngạ quỷ, bàng sanh, địa ngục. Ba cõi gồm: Dục giới, Sắc giới, Vô Sắc giới.
Sáu đạo luân hồi trong ba cõi này là có, cái có ở đây phải hiểu rằng: sáu đạo luân hồi và ba cõi đều cùng chung trong một chủ thể hữu hình: đó là con người. Con người sống trong môi trường nhân quả thường xuyên hành động tạo ra những điều thiện ác nên cũng thường xuyên nhận những nghiệp quả do chính mình đã tạo. Do vậy, sáu đạo luân hồi trong ba cõi là những trạng thái biến chuyển cảm thọ của Thân và Tâm chứ không phải những cảnh giới ngoài con người.
Ý 2:
1- Có ma ba tuần không? Trả lời: Có.
2- Ma ba tuần ở đâu mà ra? Trả lời: Xin đọc và hiểu đoạn kinh văn (Đại Thừa) sau đây:
“Đức Phật dạy: Khi ta nhập diệt rồi, có nhiều thứ Ma ba tuần xen vào trong Pháp ta:
- Ở chùa, cạo đầu, mặc áo Phật, chung lộn với người đời, ăn thịt uống rượu, nhơ bẩn đất Phật. Đấy là loại ma ba tuần thứ nhất.
- Còn có người dắt vợ, đem con vào chùa. Học theo tà thuật cho là để truyền lại cho đệ tử. Ăn thịt uống rượu. Cũng đi làm chay, tụng kinh cho người. Không phải ông thầy, không phải người tục. Đó là loại ma ba tuần thứ hai.
- Còn có những người tà, trên thì không có thầy truyền, dưới thì không có thầy chứng, bị ma quỷ ám ảnh, mê muội. Trí biết bậy bạ, cho là thông minh. Chẳng có công tu, tự xưng thành đạo. Bên ngoài làm giống theo Phật, trong tâm làm việc tà mị, phỉnh gạt người đời, theo vào đường tà, diệt hạt giống Trí của Phật. Đấy là loại ma ba tuần thứ ba.
- Lại có người làm theo việc hữu hình, học phép hữu vi, vẽ bùa, thỉnh chú, đuổi quỷ, sai thần, phỉnh gạt người đời. Ác kiến càng nhiều thì chính kiến của Phật càng bị tiêu diệt. Đây là loại ma ba tuần thứ tư.
- Còn có người y theo việc tốt xấu, học theo chiêm quẻ, bàn luận cát hung, xem bói xem tướng, nói trước những điều họa phúc, dối chúng gạt người, tiêu diệt con mắt chính Pháp của Phật. Đây là loại ma ba tuần thứ năm.
- Lại có người sửa soạn hình tướng, bụng trống lòng cao. Mình không có tài năng mà lòng tự cao, cho mình là giỏi, chưa có chứng ngộ nói là đã chứng, đã ngộ. Học được một hai câu nói của Phật, cho mình đã thấu lý. Chẳng ăn dầu, muối, trà, quả, tương, dấm. Chấp theo tà tướng, dối gạt người không trí. Chẳng cần xem Kinh, niệm Phật. Chẳng cần làm Phúc tham Thiền. Chẳng cần xuất gia thụ giới. Chẳng cần tìm Thầy học Đạo. Dám đem sắc thân huyễn giả này mà ví cùng Phật không khác. Lừa gạt người không biết vào nơi hắc ám. Dứt đoạn căn lành, tiêu diệt hạt giống Trí Tuệ. Hay chấp trước những sự khờ khạo, ngu si. Đây là loại ma ba tuần thứ sáu.
Sáu hạng ma ba tuần này đến thời mạt Pháp, xen vào giáo Pháp của ta, phá hoại Già Lam, huỷ báng chánh Pháp của Phật, chê bai những giáo tướng, nghi thức tụng niệm…”
(Theo “Phật thuyết Đại Thừa Kim Cang Luận”).
3- Ma ba tuần có chịu nghiệp tái sinh hay không? Như trên đã dẫn, ma ba tuần là những con người bằng xương bằng thịt, mặc áo nhà Phật nhưng chuyên đi hại người, phá Phật, hoại Pháp, chia rẽ Tăng, làm những điều trái với lòng người. Đó toàn những hành ác pháp và tham dục nên những con người (ma ba tuần) này phải chịu nghiệp xấu và chắc chắn bị tái sanh vào những đường khổ.
Mời quý vị xem thêm tại đây: http://giotnangchonnhu.org/index.php?mod=detail&ID_theloai=16&ID_theloai...

Câu hỏi 2: Nếu thật sự ly dục ly ác pháp và thực hiện hạnh độc cư thì ngồi thiền khoảng bao lâu mới chứng được sơ thiền, nhị thiền....?
Trả lời: “Nếu thật sự ly dục ly ác pháp” là người đã đạt tâm bất động, tâm bất động là tâm không phóng dật, tâm không phóng dật là tâm không còn tham, sân, si, cũng là tâm không còn dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu. Hành giả chứng đạt đến đây là bậc đã chứng đạo cứu cánh giải thoát, đó là Thiền của đạo Phật, đâu cần phải ngồi thiền bao lâu nữa làm gì.
Đức Phật dạy: “Ta thành chánh giác là nhờ tâm KHÔNG PHÓNG DẬT…”.
Đức Trưởng lão dạy: “Bí quyết của Thiền Định là ĐỘC CƯ”.
Như vậy câu bạn hỏi: “Nếu thật sự ly dục, ly ác pháp và thực hiện hạnh độc cư…” được trọn vẹn thì thực sự đó là THIỀN rồi, đâu cần ngồi thiền mới là THIỀN (sơ, nhị, tam, tứ thiền), điều đó không cần thiết.
Vấn đề quan trọng là làm sao để tâm “thật sự ly dục ly ác pháp”, điều này vô cùng khó khăn. Muốn thực hiện được điều này phải bắt đầu bằng giới luật nghiêm trì không lơi lỏng, thông hiểu tri kiến giải thoát, đạt giới thanh tịnh và áp dụng đúng đắn các pháp hành …Như Lý Tác Ý, Tứ Chánh Cần, Tứ Niệm Xứ đến sung mãn thì bảy năng lực giác chi xuất hiện và đầy đủ bốn thần túc thì mới nhập được các THIỀN. Từ Tứ Thiền hướng tâm đến Tam Minh, khi chứng Lậu Tận Minh thì các lậu hoặc vi tế mới đoạn sạch, lúc bấy giờ mới là người “thật sự ly dục ly ác pháp”.
Mấy ngàn năm, từ sau ngày đức Phật và các vị đại đệ tử của Ngài nhập diệt, thật khó tìm được một người “thật sự ly dục ly ác pháp”, mà chỉ gặp người “khơi khơi tránh ác, làm thiện bằng miệng lưỡi”, còn người ly dục thì quá hiếm hoi. Nếu ngày nay không được Trưởng lão Thông Lạc giảng dạy thì phật tử cứ mê mê mãi.
“Thật sự ly dục ly ác pháp” là mục đích cứu cánh của đạo Phật Nguyên thủy. Tứ Quả, tứ Thiền chỉ là quả đương nhiên (là pháp hữu vi vô thường, còn phiền trược) trên con đường Giới – Định – Tuệ. Chỉ có tâm bất động, thanh thản, an lạc và vô sự mới là trường lực toàn thiện vĩnh hằng.

Câu hỏi 3: “Đức Phật có thuyết hay không những thần chú đại bi, thần chú lăng nghiêm, thần chú tâm kinh, và thần chú om mani bắc mi hùm....?”
Trả lời: Trong những kinh sách Trưởng lão Thông Lạc biên soạn, Ngài đã khẳng định đức Phật không thuyết những câu thần chú bao giờ. Bởi những câu thần chú thì người tụng không biết mình tụng gì, người nghe càng không hiểu người đọc đọc cái gì. Như thế làm sao thực hiện “thật sự ly dục ly ác pháp”, làm sao chứng đạt mục đích cứu cánh của đạo Phật được?
Đức Phật ngày xưa và Trưởng lão Thông Lạc ngày nay, các Ngài dạy gì là người nghe hiểu được bằng ý thức của mình, các Ngài không dạy điều gì mà người nghe phải hiểu bằng tưởng thức (như trong mơ ngủ) thì là sự nói láo không bao giờ có trong đạo Phật chân chánh.
Như vậy chúng ta hiểu, tất cả các loại thần chú Lăng Nghiêm, Đại Bi, Tâm Kinh… đều là của các tôn giáo khác, không phải của đạo Phật.
Quí vị đọc thêm trong tạng kinh Nikaya để rõ hơn, suốt toàn bộ tạng kinh không thấy đức Phật dạy một bài thần chú nào. Cũng xin đọc thêm các bộ sách Đường Về Xứ Phật, Những Lời Gốc Phật Dạy của Trưởng lão Thông Lạc đã giải thích rõ ràng, và chúng tôi đã trích tổng hợp trong phần Chánh Đạo – Tà Đạo của mục Dựng lại Chánh pháp.

 
     
   
    Thất Chi Đông (Hà Nội)  
   
- Kính gửi Ban biên tập!
Gia đình chúng tôi có một người bác bị nằm liệt giường hơn chục năm nay, cứ ngửa mặt lên, không biết gì, lúc ăn thì phun phè phè giống như trẻ em. Vậy kính mong Ban biên tập có thể hướng cho gia đình chúng tôi có thể trợ giúp cho người bác được mau giải thoát. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.
Kính ghi.
 
   
   
Kính gửi Thất Chi Đông,
Qua thư của bạn, chúng tôi nhận thấy gia đình bạn đang trong hoàn cảnh không may mắn, gặp lúc có người bác phải thọ nghiệp khổ của đời người khi duyên đầy quả trổ. Chúng tôi rất cảm thông chia sẻ những nỗi buồn lo cùng gia đình bạn.
Đạo Phật đã dạy “cuộc đời là bể khổ”. Ai đã từng trải qua những ngặt nghèo, nghiệt ngã của hoàn cảnh mới càng thấu hiểu ý nghĩa lớn lao những lời Phật dạy. Mỗi người đều trải qua bao kiếp luân hồi, có ai biết những hành động trong cuộc sống do thân, khẩu, ý của mình đều tạo nên những nghiệp thiện hay ác. Khi thuận duyên thì những nghiệp đã tạo sẽ trổ quả hạnh phúc hay khổ đau.
Trường hợp gia đình bạn có người bác bị nằm liệt giường hơn chục năm nay, đang sống như chẳng sống là một nỗi khổ rất thương tâm, không chỉ riêng bác mà tất cả mọi người trong gia đình bạn đều lo lắng bất an. Đây cũng là nhân quả chung có duyên tương ưng nghiệp.
Bạn mong muốn “hướng cho gia đình chúng tôi có thể trợ giúp cho người bác được mau giải thoát”. Điều này (sự mong giải thoát) có thể là một suy nghĩ tiêu cực không phù hợp với đạo đức nhân bản – nhân quả của đạo Phật. Đồng thời cũng rất khó khăn khi một người đã bị mất ý thức, sống trong hoàn cảnh sống thực vật thì không thể tự mình chuyển nghiệp cho mình được nữa.
Trường hợp của bạn, chúng tôi xin dẫn lời Trưởng lão đã dạy cho những người gặp hoàn cảnh khó khăn tương tự để giúp bạn và gia đình nương theo áp dụng vào hoàn cảnh của mình:
“Trong kiếp này (mỗi người) gặp nhiều điều không may mắn, cuộc sống hiện tại có nhiều điều bất an, đó là do kiếp trước gieo duyên chẳng lành mà tạo thành quả cho đời nay, do đó khi sanh ra làm người phải gặp nhiều hoàn cảnh và những đối tượng không như ý để trả quả nhiều khổ đau. Sống trong hoàn cảnh này, nếu (mỗi người) biết giải tỏa thì thoát ra khỏi cảnh khổ đau. Vậy giải tỏa như thế nào?
Giải tỏa có nhiều cách như:
(Mọi người) nên hiểu và chấp nhận mình là một người đang thiếu nợ, mà đã chấp nhận là một người thiếu nợ thì phải chấp nhận trả nợ, chấp nhận trả nợ thì phải vui lòng mà trả nợ, có vui lòng trả nợ thì nợ mới dứt, còn nếu không vui mà trả nợ thì làm sao nợ dứt được phải không? Trả nợ mà không vui tức là vừa trả mà cũng vừa vay, (mỗi người) có nhận ra điều này không? Đã tự làm mình khổ mà nợ cũng không dứt, đó là một bằng chứng cụ thể cho kiếp làm người nếu ai không hiểu Phật Pháp đều phải đi dẫm lại lối mòn khổ đau này của nhau.
Nợ nhân quả mà cứ vay trả, trả vay như vậy thì đời này sang đời khác trả nợ cũng chưa xong, hiện giờ (mỗi người) đang sống buồn khổ là (mỗi người) đang trả nợ, mà trả như vậy thì làm sao trả cho xong, tại sao vậy?
Vì nợ này không phải nợ tiền bạc của cải tài sản, mà nợ buồn khổ, cho nên (mỗi người) còn buồn khổ là còn nợ, chừng nào (mọi người) hết buồn khổ là hết vay nợ.
Khi mọi người (trong gia đình) đã hiểu được nhân quả như vậy, thì lòng mọi người như gió đã dừng, nhưng sóng chưa dừng!
Muốn cho sóng dừng thì mọi người nên dẫn tâm vào chỗ không có sóng thì nên nhắc tâm:
a- Buồn khổ là ác pháp hãy rời khỏi tâm ta.
b- Lúc nào tâm cũng phải thanh thản an lạc vui vẻ không được buồn khổ.
c- Dù bất cứ hoàn cảnh nào ta cũng phải an vui không được buồn khổ, buồn khổ làm cho đời úa tàn khô héo.
d- Tâm như đất không nên buồn khổ, buồn khổ là nợ của nhân quả.
e- Buông xuống đi! Hãy buông xuống đi! Buồn khổ làm chi có ích gì? Thở ra chẳng lại còn chi nữa. Vạn sự vô thường buông xuống đi.”
Đức Trưởng lão thường dạy, muốn chuyển nghiệp cho mình và những người thân trong gia đình, mỗi người phải sống giữ gìn trọn vẹn 5 Giới và hành 10 Thiện. Thực hiện được như vậy và ước nguyện cho những người thân yêu của mình được sống tròn đầy hạnh phúc, an lạc. Rộng hơn, chúng ta hành thiện và ước nguyện cho tất cả mọi người đều được bình an, thanh thản trong cuộc sống, như thế chính là ta đang giải thoát cho ta và cả những người thân nữa.
Chúc sức khỏe bạn và gia đình. Mong gia đình bạn sớm vượt qua nỗi thương đau này.
Kính thư. BBT/GNCN
 
     
   
    An Lạc (chùa Diêm Điền, TT Ngô Đồng, huyện Giao Thủy).  
   
- BẢO VỆ CHÁNH PHÁP LÀ QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI PHẬT TỬ
Xin thưa hỏi?. Rất nhiều lần tôi được hỏi các báo Phật tử, Phattuvietnam.net, nhưng chưa ai trả lời được câu hỏi này. Tại sao các Thầy tôn túc, tu lâu, chức cao quyền trọng trong phật giáo ở ngoài Bắc, khi giảng pháp cho Phật tử vẫn không nói mạnh mẽ và triệt để nhắc người Phật tử phải giữ trọn 5 giới:
1- Không sát sinh
2- Không trộm cắp
3- Không tà dâm
4- Không nói dối
5- Không uống rượu
Khi đến chùa được nghe giảng, tôi thấy hầu hết khi có Phật tử hỏi về 5 giới, con chưa giữ được, hay giữ được mấy ngày... hầu như các thầy chỉ động viện cố giữ dần, giữ 2 ngày/tháng… sao không tự hẳn nói ra rằng: Nếu giới số 1 mà Đức Phật đã cảnh báo cho người Phật tử hay người theo Phật (tứ thánh chúng) là phải giữ giới không ăn thịt chúng sinh, thế mà có quí thầy nổi tiếng chùa to, chúng đông, đi đâu cũng có nhiều người theo rước... vẫn khuyên Phật tử (cứ từ từ tu nhiều đời nhiều kiếp...) và bảo đừng giết, chỉ ăn thôi, hoặc ra chợ mua con vật chết rồi về ăn thì không sao cả.... vậy xin các bạn tra cứu và chia sẻ cho chúng tôi Phật tử miền Bắc được rõ:

- Có cơ hội làm người ở kiếp sau không? Khi cứ ăn thịt chúng sinh!
- Thế như các Ngài nói: Tu nhiều đời nhiều kiếp thì lời nói của Đức Phật "Một kiếp làm người vạn kiếp làm chúng sinh...” thì kiếp sau không giữ được giới sát sinh thì cũng làm chúng sinh chăng?
- Tại sao quí ngài không nói thẳng ra cho Phật tử biết để họ còn biết, họ sắp xếp thời gian để tu làm người, để kiếp sau có cơ hội giải thoát?
- Ở chùa ngoài Bắc chúng tôi, đã từ xưa, đến nay vẫn còn sát sinh tại chùa, ở bàn thờ đức Ông (Cấp cô độc) vẫn được quí thầy cúng miếng thịt bắp to, hoặc con gà vào tuần tiết...) hoặc nếu có giỗ Tổ, thì Phật tử ăn chay, quí thầy ăn thịt... vậy giới tăng sĩ có phải kiêng giết và ăn thịt chúng sinh không?
Xịn trang nhà Giọt Nắng Chơn Như đưa lên diễn đàn cho Phật tử của chúng tôi (ở miền Bắc, và chùa Diêm Điền thị trấn Ngô Đồng, huyện Giao Thủy, các Phật tử đang tranh luận, thưa hỏi???). Xin tri ơn, chờ mong sự chia sẻ của các đạo hữu.
Chùa An Lạc.

Lời BBT/GNCN
Thưa quý vị độc giả,
Thể theo nguyện vọng của Chùa An Lạc, chúng tôi post câu hởi của Chùa lên mục Thưa Hỏi - Vấn Đáp.
Kính mong quý độc giả có những bài viết trả lời gửi về BBT để chúng tôi post lên hoặc quý vị trả lời trực tiếp trên mục Diễn Đàn.
Xin thay lời người hỏi, một lần nữa tỏ lòng tri ơn và mong sự chia sẻ của các đạo hữu.
BBt/GNCN

 
   
   
Trao đổi của Huệ Hiếu:
Đức phật sau khi chứng đạo, Ngài dùng Tuệ Tam minh thấy chúng sanh từ người tới các loài động vật do nghiệp lực nhân quả từ thân, khẩu, ý tạo tác mà tái sanh trong vòng luân hồi. Ngài vì lòng từ bi vô lượng đã chì dạy cho chúng ta không làm các điều ác, mà làm các điều thiện, giữ tâm ý thanh tịnh.
Phật từ qui y tam bào: PHẬT, PHÁP, TĂNG thì không qui y tà sư, tà đạo và giữ 5 giới. Giới thứ nhứt là KHÔNG NÊN SÁT SINH, là ĐỨC HIẾU SINH không giết hại sanh mạng người, các loài động vật và nhứt là không ăn thịt chúng sanh. Con người ai cũng tham sống, sợ chết thì con vật cũng vậy. Con vật nó cũng có tình cảm, hổ dữ còn không ăn thịt con của mình, con vật khi bị con người bắt giết nó sợ hãi và chết điếng mà không tránh khỏi.

Đức Phật dạy cho ngài JIVAKA: “này Jivaka, người nào vì Như Lai, hay đệ tử Như Lai mà giết hại sinh vật, người ấy chất chứa nhiều phi công đức do 5 nguyên nhân:
1. Hãy đi và dắt con thú này đến.
2. Con thú bị bắt và lôi kéo nơi cổ cảm thọ đau đớn khổ sở.
3. Người ấy bảo hãy đi và giết con thú này.
4. Con vật bị giết đau đớn cùng cực, khồ sở.
5. Người này cúng dường Như Lai hay đệ tử Như Lai sẽ bị quả báo khổ, do những hành động phi công đức”.

Huệ Hiếu đã trích dẫn trong kinh Trung Bộ, tập 2 bài số 55 do Hòa thượng Thích Minh Châu dịch thuật.
Người cư sĩ tại gia đã không giết hại và ăn thịt chúng sinh, đã ăn trường chay thì tại sao tu sĩ lại nỡ lòng nào mà ăn thịt chúng sinh cho được. Người Phật tử chúng ta phải có chánh kiến đừng tin vào các TÀ SƯ này, rồi đây họ sẻ lãnh quả báo do hành động ăn thịt chúng sinh. Họ không xứng đáng cho các bạn cúng dường, vì đây là nhân ác sẻ sinh ra quả ác.
Phật tử chúng ta cần giữ 5 giới để kiếp sau mới được thành người. Được thân người là khó, mà gặp được Phật pháp lại càng khó hơn, Mất thân này rồi không biết khi nào mới được làm người trở lại.

Năm 2000, HH nuôi mẹ trong bịnh viện, lúc mê ngủ bà thấy rất nhiều con gà lại mổ và cắn, bà sinh ra sợ hãi, quá thương mẹ không biết phải làm cách nào giúp cho mẹ mình, do nguyên nhân ngày xưa mẹ HH có nuôi gà công nghiệp để phụ vào kinh tế gia đình. HH đã phát nguyện trước mặt mẹ sẽ đời đời, kiếp kiếp ăn trường chay, nhờ nguyện lực này đã giúp cho bà thoát khỏi sợ hãi và cũng chính là giúp cho HH trở về chánh pháp của Phật.
Xưa HH cũng bao lần lầm đường, lạc lối tu theo tà sư ngoại đạo, nhưng nhờ tham khảo nhiều kinh sách của Trưởng Lão THÍCH THÔNG LẠC đã giác ngộ chánh pháp của Phật, chỉ đôi lời nhắn nhủ chia sẻ cho các bạn, Đức Phật khi nhập niết bàn đã dạy cho ngài ANAN rằng hãy lấy giới luật, giáo pháp của ta làm thầy, làm chỗ nương tựa vững chắc, cho nên quí Phật tử chúng ta cúng dường, phải chọn cho mình 1 vị thầy có đủ đức, hạnh. Chứ đừng cúng cho những tu sĩ lợi dưỡng, mượn chiếc áo tu sĩ để hành nghề do làm biếng, ăn ở không, làm mất con đường tu hành giải thoát.
Nếu các bạn muốn biết đâu là chánh pháp, đâu là tà pháp. HH xin giới thiệu 3 tập sách ĐỨC HIẾU SINH do Đức Trưởng Lão biên soạn, hoặc vào online: tuvienchonnhu.com
Kiến văn có hạn. Kính chào các bạn, ước mong quí bạn thân, tâm an lạc trở về chánh phật pháp.

 
     
   
    Nguyên Nhựt  
   
- Kính gửi các chư Tăng,
Tôi là người mộ đạo Phật và đang tìm hiểu đạo Phật để chuẩn bị cho mình một cuộc hành trình đi đến diệt khổ và "Tâm Bất Động, An Lạc, Vô Sự"
Thật sự tôi đã trải qua nhiều giáo lý nhà Phật từ mê tín (Tịnh Độ Tông, Thiền xuất hồn...) đến chánh tín (Phật giáo Nguyên thủy). Tôi tin rằng Trưởng lão Thích Thông Lạc rất đúng và rất khoa học trong giải thích và phương pháp hành. Tôi đã tập theo và có giải thoát tâm mình nhanh. Nhưng vì nghề nghiệp của tôi chưa thể bỏ được, đáng tiếc làm nghê nuôi "chúng sanh = nuôi thủy sản" không an trú được trong trạng thái bất động tâm. Tuy nhiên vẫn tìm hiểu thêm kinh Phật cho rõ khi đủ duyên sẽ từ bỏ. Nhưng vẫn thấy nhiều điều không thể tin nỗi như sau, mong chư Tăng giải thích:

1. Câu chuyện tiền thân của Đức Phật sao giống chuyện hoang đường quá: "dòng suối ngầm ở Sa Mạc, ai có thể đập cục đá đó? Cát rất khó đào sâu, nước lại phun lên cao" vậy thì còn gì sa mạc nữa?

2. Tại sao vài người nghe Phật thuyết lại chứng quả A la hán? Tu tập không phải dễ như vậy, giống truyền công lực trong film Hồng Kông quá, từng sac na tu luyện có chánh kiến, chánh tư duy.... thì mới đạt được. Những mẫu chuyện này có thật không hay kinh do Bà La Môn sửa đổi. Có nghe trong băng đức Trưởng lão nói đôi lần vì người ấy không dính vướng nhiều pháp ác nhưng cũng có thời gian chứ?. Tôi từng nghe Trưởng lão dạy ngộ ra liền và có trạng thái tâm bất động tại đó 1 chút thôi không tồn tại lâu.

Mong các chư Tăng giải thích, dù đây chỉ là vài câu hỏi có vẻ ngớ ngẫn nhưng là niềm thắc mắc lớn của tôi. Nếu có điều gì sai sót xin được hoan hỷ.
Best regards, Nguyen Nhut

 
   
   
Thưa đạo hữu Nguyên Nhưt,
Trong thư đạo hữu gửi có câu: “…dù đây chỉ là vài câu hỏi có vẻ ngớ ngẩn nhưng là niềm thắc mắc lớn của tôi”. Theo chúng tôi, các câu hỏi mà đạo hữu nêu lên rất có giá trị để mọi người cùng suy ngẫm, tham khảo, tư duy để có niềm tin chân chánh vào Phật pháp. Chúng tôi xin lần lượt trao đổi:

Câu hỏi 1: “Câu chuyện tiền thân của Đức Phật sao giống chuyện hoang đường quá: "dòng suối ngầm ở Sa Mạc, ai có thể đập cục đá đó? Cát rất khó đào sâu, nước lại phun lên cao" vậy thì còn gì sa mạc nữa”.
Thưa đạo hữu, trong lời giới thiệu khi đưa bài đầu tiên “Chuyện Pháp Tối Thượng” lên trang, chúng tôi đã viết: “Tuy thuộc Kinh Tiểu Bộ, Tạng Nikàya nhưng chúng tôi nghi vấn những Câu Chuyện Tiền Thân Đức Phật không phải do Phật hay các Bậc A la hán giảng thuyết. Cho nên chúng tôi chỉ giới thiệu để quý vị THAM KHẢO và chọn lọc những lời nào đúng thật Chánh Kiến thì chấp nhận, còn lại cần phải buông bỏ chứ không nên chấp chặt sẽ có hại cho con đường tu học. Mấy ý kiến chủ quan như vậy, mong quý độc giả lưu tâm và rộng lòng tha thứ”.
Phật tử ngày nay do ảnh hưởng tư tưởng của rất nhiều Tông phái mê tín, huyễn vọng nên chấp chặt vào những bài kinh “được coi là Phật thuyết”, cho nên không dễ gì chấp nhận một lời khẳng định: “đây là kinh ngụy tạo không phải Phật thuyết”. Do vậy chúng tôi chỉ dùng lời “nghi vấn” để độc giả thận trọng suy tư khi tìm hiểu.
Thực ra, theo chỗ chúng tôi hiểu thì “Những câu chuyện tiền thân đức Phật” không phải do Phật thuyết.
Vì sao?
Hiểu rõ lời đức Phật dạy: “Nếu Ta nói một điều gì mà các Thầy phải hiểu bằng Tưởng Tri là có nói láo trong Ta”. Như vậy chắc chắn đức Phật không bao giờ nói chuyện về quá khứ mơ ảo để những người nghe tha hồ suy tư, tưởng tượng, thích thú, điều đó không ích lợi, không phù hợp với con đường tu tập giải thoát Ngài đã dạy.
Câu chuyện là thực hay hoang đường, người Phật tử có Chánh Tri kiến thì nhận ra ngay. Tuy nhiên, trong chuyện các Thầy Tổ rất khéo lồng ghép một vài câu, đoạn gần với, hoặc có xen lời Phật dạy để người đọc dễ tin.
Nay nhân được đạo hữu nêu ra câu hỏi, chúng tôi (theo quan điểm riêng) mạnh dạn khẳng định rằng các câu chuyện tiền thân đức Phật không phải do Phật thuyết vì nó không đúng với giáo lý căn bản Phật dạy. Đó chỉ là những câu chuyện của người sau thêm vào để phù hợp với thị hiếu, nhu cầu xã hội, hoặc những mục đích khác của các vị Thầy Tổ.
Không riêng kinh Tiểu Bộ mà trong 5 bộ kinh thuộc Tạng Nikàya cũng có rất nhiều đoạn, nhiều bài không phải Phật thuyết. Điều này đã được HT Thích Minh Châu khẳng định trong lời giới thiệu Kinh Trung Bộ khi in lần thứ nhất và thứ hai.

(Qua ý kiến của chúng tôi, quý độc giả có quan điểm khác đúng đắn, xác thực, xin vui lòng trao đổi thêm để mọi người cùng được rõ. Chúng tôi rất hoan hỷ tiếp thu).

Câu hỏi 2: “Tại sao vài người nghe Phật thuyết lại chứng quả A la hán?”
Điều này cũng hoang đường chẳng khác chuyện đào cát nóng trong sa mạc được nước phun lên cao. Không riêng trong câu chuyện này mà còn nhiều bài kinh khác cũng bịa đặt những điều không đúng với lời Phật day.
Ví dụ câu: "Phật nói xong, tám vạn bốn ngàn người được pháp nhãn thanh tịnh, con trai quan Chưởng khố đắc quả A la hán và được thần thông ngay khi chàng còn đứng lơ lửng đầu cột" (chuyện Tràng trai có cô vợ diễn viên nhào lộn – Sách của Thiền viện Viên Chiếu ấn bản).
Có thể do ảnh hưởng quan niệm, tư tưởng của các học giả kinh sách phát triển, họ cho rằng quả vị A-la-hán rất thấp kém, còn phải tu rất nhiều hạnh Bồ tát, trải qua thời gian vô lượng kiếp nữa mới thành tựu đạo quả Phật được, như lời dẫn chứng dưới đây:

“Căn cứ theo lối tu chứng của Đại Thừa mà luận thì người tu hành phải trải qua 52 địa vị mới phá được hết vô minh. Khi mãn địa vị thập tín rồi, bắt đầu lên thập trụ (10 vị), phá được một phần vô minh thì được một phần về ba đức pháp tánh: (pháp thân, bát nhã, giải thoát), chứng lên vị sơ trụ (sơ địa của thập trụ). Như thế, cứ phá thêm một phần vô minh là chứng lên một địa vị, cho đến phá được mười phần thì được thập trụ. Bước qua thập hạnh (10 vị), thập hồi hướng (10 vị) và thập địa (10 vị) cũng như thế, nghĩa là phá một phần vô minh thì chứng lên một địa vị. Cho đến địa vị thứ 51 là Đẳng giác, dùng trí Kim Cang phá hết phần sanh tướng vô minh rất vi tế rồi thì chứng được địa vị thứ 52 là quả Diệu giác (tức Phật). Lúc bấy giờ, vô minh diệt hết, tri giác toàn minh, tựa như trăng rằm trung thu, bao nhiêu mây mờ sạch hết, tỏa ánh sáng chiếu khắp mười phương” (Đạo Phật Cương Yếu – Thích Hồng Tịnh - Ấn bản năm 1965).

Họ (học giả phát triển) đâu biết rằng Phật pháp Nguyên Thủy dạy rõ rằng quả vị A-la-hán cũng là một danh xưng khác của Phật. Và kinh Nguyên Thủy dạy, khi nghe một thời pháp của Phật thuyết, người nghe chứng được pháp nhãn thanh tịnh tức là người đã hiểu lý Tứ Diệu Đế (pháp học đầu tiên), từ đó niềm tin mới có căn cứ và vững bước trên đường tu tập (không sai trật) theo sự hướng dẫn của bậc chân tu thì mới mong đạt được quả vị tối thắng.
Chứ đâu vừa nghe xong là chứng quả A-la-hán, chỉ là điều bịa đặt nhảm nhí.
Giotnangchonnhu

 
     
   
    Email: cutranlacdao@yahoo.com  
   
- Kính thưa Chư vị trên các diễn đàn,
Tín ngưỡng dân gian là những niềm tin truyền qua nhiều thế hệ, không có căn cứ rõ ràng. Người đời thường bảo nhau: «Thà tin có - còn hơn không!» Cho nên các điều mê tín dị đoan tràn ngập trong dân gian. Nhiều người không phải là Phật Tử cũng tin những điều này.
Các điều mê tín này nhiều đến nỗi tràn vào khá nhiều chùa khắp trong nước và hải ngoại. Nhiều nhà sư - do sống lâu, lên lão làng, chẳng học kinh điển, chẳng có chánh kiến và chánh tín, thường trúng độc nặng nên rao truyền những tà pháp, dẫn dắt bá tánh vào tà đạo ngay trong chùa!

VP.PHTQ.CANADA nhận được Email dưới đây, xin phổ biến để Chư vị cho biết tôn ý.
Kính mong Chư Tôn Đức, Quí Cư Sĩ khắp nơi, nhất là Chư Tôn Đức lãnh đạo các Giáo Hội lên tiếng để chánh pháp được xiển dương, tà pháp phải tan biến, bá tánh được an tâm.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Kính thư,
VP.PHTQ.CANADA. 108 – 123 RAILROAD ST. BRAMPTON, ON, L6X-1G9, CANADA TEL: 647-828-1016. VP.PHTQ.CANADA Email: cutranlacdao@yahoo.com

Nội dung Email
[Kính bạch Thầy Chân Tuệ,
Xin Thầy Chân Tuệ và quí Thầy PHTQ.CANADA đọc bài viết dưới đây và cho Phật Tử chúng con biết ý kiến về vấn đề trùng tang và vấn đề ma nhập có thật không?
Vong linh có thể bị nhốt trong chùa chăng? Chư Tăng PG có thể siêu độ các vong linh chăng?
Lại còn mấy chuyện vớt vong trên sông trên biển, rãi tro để phóng thích vong linh?
Chúng con không tin những chuyện mê tín dị đoan này, nhưng không biết giải thích thế nào cho người thân hiểu rõ và không còn hoang mang sợ hãi.
Bởi vì có những nhà sư trọng tuổi trong các chùa luôn miệng nói là chỉ vì lòng từ bi nên giúp bá tánh như thế, chứ các ngài không giải thích chánh tín cho Phật Tử được rõ ràng, hết sợ hãi vô căn cứ. Chúng con xin cám ơn quí Thầy ban cho vô úy thí và kính chúc quí Thầy nhiều sức khoẻ để dẫn dắt chúng con theo đúng chánh đạo và chánh pháp.
Nam Mô A Di Đà Phật
Phật Tử Hồng Hạnh (Germany)]

 
   
   
Kính gửi BBT/ VP.PHTQ. CANADA
Kính gửi phật tử Hồng Hạnh.
BBT/GNCN nhận được thư của VP.PHTQ.CANADA Email: (cutranlacdao@yahoo.com) qua trung gian một email khác. Trong thư của quý vị có lời kêu gọi: “Kính mong Chư Tôn Đức, Quí Cư Sĩ khắp nơi, nhất là Chư Tôn Đức lãnh đạo các Giáo Hội lên tiếng để chánh pháp được xiển dương, tà pháp phải tan biến, bá tánh được an tâm”.
Chúng tôi rất tán đồng quan điểm của VP.PHTQ. CANADA về vấn đề này. Đã từ lâu, tà pháp được xiển dương mạnh mẽ, chánh pháp bị vùi lấp khiến cho nhân loại vốn đã khổ lại càng thêm khổ. Người u mê lại bị giáo lý u mê dẫn dắt nên những tệ nạn mê tín dị đoan hoành hoành khắp nơi, làm tổn hại về vật chất rất nhiều, đồng thời làm khuynh đảo tinh thần con người càng sợ hãi khiếp đảm trước thế lực thần quyền siêu hình.
Chúng tôi cũng rất mong muốn các vị Chư Tôn đức, quí Cư sĩ… và đặc biệt là lãnh đạo Giáo hội đồng thanh lên tiếng để dẹp phá những tư tưởng tà kiến mê tín dị đoan, không cho chúng ngóc đầu dậy. Việc này ngày xưa đức Phật đã làm rất triệt để, nhưng từ ngày Ngài nhập diệt, các thế lực ngoại đạo ra sức vực lại và nuôi dưỡng nhằm mưu cầu hưởng lợi.

Kính thưa quí vị.
Trong thư gửi kèm có những câu hỏi của phật tử Hồng Hạnh thưa hỏi thầy Chân Tuệ. Tuy rằng không phải hỏi chúng tôi, nhưng sẵn câu hỏi chúng tôi xin phép được trao đổi vài lời vắn tắt.
- Vấn đề trùng tang? Vấn đề trùng tang hay không, mọi người đều thấy rất rõ ràng. Có khi trong gia đình, trong nội tộc bị mất nhiều người thân trong một khoảng thời gian cách nhau không bao lâu. Điều này người đời gọi là “trùng tang” thì không sai với sự việc và hiện tượng đã xảy ra. Quan trọng để tìm hiểu là: “Vì Sao Nên Nỗi?”. Rất đơn giản, người đã thấu triệt giáo lý Tứ Diệu Đế, 12 Nhân Duyên, Nhân-Quả Luân Hồi… Phật dạy thì nhận biết không khó và chẳng còn gì làm cho ta sợ hãi.
- Vấn đề ma nhập có thật không? Xin thẳng thắn trả lời: Không! Đức Phật đã dạy, ngoài con người với tấm thân Ngũ uẩn tạo nên cả thế giới này thì không có ma, quỉ, linh hồn, thần thức nào có thể làm hại con người được.
- Vong linh có thể bị nhốt trong chùa chăng? Không! Không có vong linh để nhốt và cũng không có người nào nhốt được vong linh (kể cả đức Phật).
- Chư Tăng Phật giáo có thể siêu độ các vong linh chăng? Không! Không thể! Cầu siêu cầu an chỉ là trò lừa bịp, là sự “tùy thuận tham lam” của các thầy lười học, biếng tu nhưng ham hưởng thụ.
- Lại còn mấy chuyện vớt vong trên sông trên biển, rãi tro để phóng thích vong linh? Chỉ là những chuyện tầm phào dối người như cầu an, cầu siêu.

Việc làm an lòng những người mất mát người thân là rất cần thiết. Nhưng các thầy nên dùng Tuệ hiểu biết của mình trên cơ sở những giáo lý chân chánh đức Phật dạy thì mới mang lại lợi ích thiết thực cho con người. Những giáo lý của ngoại đạo chuyên dụ, dọa người thì không nên tin và cũng không nên sợ hãi.
Phật tử Hồng Hạnh vẫn Nam Mô A Di Đà Phật thì chứng tỏ phật tử còn tin vào những điều không thật có. Phật A Di Đà không có cũng giống như Linh Hồn Không Có. Tại sao chúng ta cứ tin mãi vào những điều không thực?

Mời quí vị đọc các sách của Trưởng lão Thích Thông Lạc trên các trang:
www.tuvienchonnhu.net; www.chonlac.org;
www.giotnangchonnhu.org; www.nguyenthuychonnhu.net để hiểu rõ thêm.
Kính chúc quí vị thân tâm luôn thanh thản, an lạc vô sự.
Kính thư
Ban Biên tập Giotnangchonnhu.

 
     
   
    Ronald Trương  
   
- Trong bài viết dựa theo ý bài "LÒNG TIN PHẢI CÓ CĂN CỨ" (TL Thích Thông Lạc) của đạo hữu Ronald Trương có nêu hai câu hỏi rất thiết thực cho việc xây dựng và củng cố Niềm Tin chân chánh. Chúng tôi dẫn ra đây để quý độc giả cùng suy nghĩ và viết bài trả lời.

Câu hỏi:
1- …Phật pháp vốn là chân lý, bất cứ ai tu hành đúng pháp NHƯ LAI đều chứng quả… Trong kinh Phật có dạy, khởi điểm và quan trọng nhứt trên đường tu hành là phải có Niềm Tin. Nhưng, nhân loại đã nhập tâm hoá lòng tin mù quáng thành niềm tin chân chánh. Kính xin đức Trưởng Lão dạy cho nhân loại bằng pháp nào tẩy sạch được lòng tin mù quáng để có được niềm tin chân chánh?

2- …Trong khi đó Sắc Thức thì phải qua thời gian học hành, tôi luyện trên đường đời, bên cạnh đó tính làm biếng (giải đãi) luôn luôn cản trở Sắc Thức phát triển. Như vậy, với pháp nào giúp cho Sắc Thức phát triển để đánh lui sự bành trướng của Tưởng Thức đây?

Rất mong quý độc giả tham gia trả lời để góp phần nâng cao tri kiến giải thoát cho mọi người. (Quý vị đọc thêm bài viết đầy đủ trên trang chủ).
BBT/GNCN trích dẫn.

 
   
   
TRẢ LỜI CỦA Trung Nghĩa

Câu 1:

- “Phật pháp vốn là chân lý, bất cứ ai tu hành đúng pháp NHƯ LAI đều chứng quả…”. Điều này rất chính xác, Trưởng lão đã dạy và khẳng định chắc chắn như thế. Vấn đề còn lại, người học Phật có dám sống và hành như Phật hay không?

- “Trong kinh Phật có dạy, khởi điểm và quan trọng nhứt trên đường tu hành là phải có Niềm Tin”. Đó là điều không thể chối cãi. Niềm tin tuyệt đối vào Phật pháp, đó là Tín Lực. Không có niềm tin, không có tín lực thì không làm việc gì tới nơi tới chốn cả.

- “Nhưng, nhân loại đã nhập tâm hoá lòng tin mù quáng thành niềm tin chân chánh”. Câu này nếu là lời xác nhận của bậc đã tu chứng thì hợp lý, nhưng cũng không dễ được người đời chấp nhận. Bậc tu chứng tức là bậc đã Giác ngộ (chứng đạo), và điều chắc chắn rằng chỉ có con đường của đạo Phật chân chánh thì mới đưa con người đến Giác ngộ được
Người bình thường mà nói: “nhân loại đã nhập tâm hóa lòng tin mù quáng thành niềm tin chân chánh” thì không hợp lý (không đủ thẩm quyền nói như vậy). Người có niềm tin vào chúa Giêsu, người có niềm tin vào Phật A Di Đà, Phật Di Lặc, người tin vào Phật tánh, Bản lai… người tin vào thần chó, thần bò, thần sét… thì đó là quyền tín ngưỡng của mỗi cá nhân.
Nếu thực sự niềm tin nào mang lại lợi ích cho người tin và cả cộng đồng nhân loại đều chung hưởng, không tai hại đến ai thì đó là niềm tin chân chánh. Còn nếu một niềm tin mà khi hành theo chỉ lợi mình, nhưng hại người, hoặc vừa làm khổ mình và khổ chung nhân loại thì đương nhiên đó không phải là niềm tin chân chánh.
Mù quáng hay chân chánh, Phật và các vị A la hán đã dạy rất rõ ràng. Nhưng nhận được hay không đó là nhân duyên của mỗi người, điều này cũng còn phải chờ đợi ở thời gian.

- “Kính xin đức Trưởng Lão dạy cho nhân loại bằng pháp nào tẩy sạch được lòng tin mù quáng để có được niềm tin chân chánh?” Trưởng Lão đã dạy rất kỹ càng, lời vẫn còn lưu trong kinh sách và băng đĩa giảng. Cần phải hành để chứng niềm tin, không nên phiền Ngài nhiều thêm nữa.

Xin nhắc lại vắn tắt lời dạy của Trưởng Lão: Muốn có niềm tin chân chánh, phải thân cận bậc Thiện Tri thức. Thân cận bậc Thiện Tri thức để nghe Diệu Pháp. Diệu Pháp là gì? Trong đạo Phật, Diệu Pháp quan trọng nhất là Tứ Diệu Đế. Hiểu thấu suốt được Tứ Diệu Đế là người có niềm tin chân chánh.

Câu 2:

- “Trong khi đó Sắc Thức thì phải qua thời gian học hành, tôi luyện trên đường đời, bên cạnh đó tính làm biếng (giải đãi) luôn luôn cản trở Sắc Thức phát triển”.
Đúng vậy, Sắc thức thì phải trải qua thời gian dài học hành, tu luyện rất gian khổ và vất vả trên đường đời, nhiều khi rất cố gắng nhưng cũng chưa đạt được kết quả như mong muốn. Bên cạnh đó lại thêm tính làm biếng thì chẳng những cản trở Sắc thức phát triển mà còn làm cho Sắc thức lụi tàn, liệt tuệ, ngây ngô.
Trên đường đời đã vậy, trong học đạo thì Sắc Thức còn quan trọng hơn nhiều. Có thể nói Sắc Thức đóng vai trò số 1 trong sự nghiệp tu hành của mỗi hành giả. Đức Phật dạy: “Ý làm chủ, ý tạo tác. Ý dẫn đầu các pháp…” đủ chúng minh cho sự quan trọng của Sắc Thức. (Sắc thức bao gồm: Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỷ thức, Thiệt thức, Thân thức và Ý thức).

- “Như vậy, với pháp nào giúp cho Sắc Thức phát triển để đánh lui sự bành trướng của Tưởng Thức đây?”
Trưởng lão đã dạy, muốn giúp cho Sắc thức phát triển để đánh lui sự bành trướng của Tưởng thức thì cần phải giữ gìn cho sáu căn thanh tịnh. Muốn giữ cho sáu căn thanh tịnh thì pháp “Sống độc cư” là đệ nhất pháp. Sống độc cư giữ gìn sáu căn thanh tịnh kết hợp với pháp Như Lý Tác Ý thì dẫn đến Chánh Niệm Tỉnh Giác. Có Chánh Niệm Tỉnh Giác thì Tưởng thức không bành trướng được và hành giả đến với Định, Tuệ cũng gần kề.

Mấy lời vẽ rắn thêm chân cũng mong làm vui lòng độc giả. Xin quý vị rộng lòng tha thứ.

 
     
   
    Nguyễn Bá Chân  
   
- Kính gửi BBT/GNCN,
Tôi xin phép được đặt một câu hỏi ngoài lề, xin quý vị vui lòng trả lời nếu có thể, còn với lý do nào đó không tiện trả lời thì tôi cũng rất lấy làm hoan hỷ.
Sự việc là mấy ngày trước tôi đọc trên website chonnhu.net thấy có lời giới thiệu trang web giotnangchonnhu.org, nhưng bữa nay trở lại trang chonnhu.net thì không thấy lời giới thiệu đó nữa. Tôi thấy có điều nghi vấn, không hiểu lý do vì sao nên tò mò đặt câu hỏi có lẽ hơi thừa này, nếu quý vị có thể giải thích cho tôi và quý độc giả được biết để khỏi hoài nghi?
Chỉ là câu hỏi ngoài lề, nếu có điều gì làm phiền, xin quý vị bỏ qua.
 
   
   
Thưa bạn Nguyễn Bá Chân,
Thưa quý vị độc giả.

Trang web giotnangchonnhu.org mới thành lập gần đây với chủ trương tuyệt đối tin tưởng vào giáo pháp Nguyên Thủy (Tạng kinh Nikàya do HT Minh Châu dịch sang Việt ngữ), Trưởng lão Thích Thông Lạc thành tựu sự tu tập nhờ học tập bộ kinh này và Ngài đã triển khai đến đại chúng. Nhận thấy sự lợi ích cho mọi người đang tha thiết hướng tâm về với chánh pháp nên Ban quản trị chonnhu.net đã giới thiệu trang web của chúng tôi.
Chúng tôi rất lấy làm hoan hỷ với tấm lòng rộng mở đầy thiện chí của Ban Quản trị trang chonnhu.net. Nhưng tự xét lại mình, nhận thấy trước khi thành lập trang giotnangchonnhu, chúng tôi đã có nhiều bài viết và ý kiến gửi trên website thuvienhoasen.org, phattuvietnam.net, daophatngaynay.com… có thể gây ra những hiểu lầm không tốt cho Tu viện. Do vậy chúng tôi đã viết thư cám ơn và đề nghị Ban quản trị trang chonnhu.net tháo bỏ lời giới thiệu đó xuống.
Chúng tôi giới thiệu nguyên văn bức thư để bạn Chân và quý vị độc giả cùng thông hiểu.

“Lời cám ơn và đề nghị.
Kính gửi Ban Quản trị Website Tu Viện Chơn Như.
Chúng tôi xin chân thành cám ơn quý vị đã giới thiệu trang web giotnangchonnhu.org trên trang nhà đến bạn đọc. Vì sự tồn vong của Phật pháp, vì sự phát triển Chánh pháp Chơn Như do đức Trưởng lão Thích Thông Lạc dựng lại mà quý vị không ngại mọi khó khăn để giới thiệu trang web của chúng tôi.
Chúng tôi nhận thấy, trước khi lập trang web giotnangchonnhu, nhóm cư sĩ đồng lập trang đã có nhiều bài viết và ý kiến gửi trên các trang web Phật giáo khác như: www.thuvienhoasen.org www.phattuvietnam.net … với một quan điểm thẳng thắn và mạnh dạn nói lên sự thật. Tuy rằng đã được các trang web trên đăng tải các bài viết và hầu hết ý kiến của chúng tôi. Nhưng chắc chắn vẫn gặp phải sự phản ứng của một số người cố chấp.
Việc gửi bài và ý kiến đến các trang web Phật giáo khác hoàn toàn do ý thức độc lập chủ quan của chúng tôi, không phải do Trưởng lão hay bất cứ ai yêu cầu. Nay chúng tôi lập trang web này mà Ban Quản trị giới thiệu tất nhiên độc giả sẽ có sự nghi ngờ không tốt cho Tu viện.
Vậy chúng tôi viết thư này, trước là cám ơn thiện chí của quý vị, sau xin đề nghị quý vị tháo bỏ lời giới thiệu website giotnangchonnhu.org trên trang nhà để khỏi làm phiền lòng độc giả.
Xin kính cáo cùng quý vị độc giả hiểu rõ và trải lòng từ bi thiết tha đồng hướng về chánh pháp. Mời quý vị đọc Thư Ngỏ trên trang web giotnangchonnhu của chúng tôi để được rõ hơn.
Xin trân trọng cám ơn.
Kính chúc quý vị thân lạc tâm an.
Kính thư.
Ban biên tập giotnangchonnhu”.

Xin kính chúc bạn Chân và quý độc giả luôn tinh tấn tu tập thành tựu theo chánh pháp.
Giotnangchonnhu.

 
     
   
    Ngo Manh Hung  
   
- THƯ CÁM ƠN

Kính gửi ban biên tập,
Con cám ơn rất nhiều công sức của ban biên tập giọt nắng chơn như đã dành thời gian trả lời các câu hỏi triết học mà bao đời nay loài người vẫn quay cuồng với nó. Con thực sự đã bỏ được "đá tảng" trong đầu mình..!

Phải nói rằng, các câu trả lời rất rõ ràng, chi tiết, không mơ hồ và trừu tượng. Ví dụ con thích nhất đoạn "Nếu có ai tìm ra được một số lớn nhất trong dãy số tự nhiên, khi nào tìm được một số không có số nào lớn hơn nó thì tức là đã tìm ra được khởi nguyên của vũ trụ và vạn pháp. Lúc đó sẽ hiểu vì sao đức Phật không dạy con người tìm biết về nguồn gốc của vũ trụ và con người".

Chỉ đơn giản vậy mà sao bao nhiêu sách vở, bao nhiêu website con đọc mà không trả lời được như vậy nhỉ. Mà đúng thật có hỏi đúng bậc chứng đạo và các tu sinh, cư sĩ của Ngài thì mới có thêm chút tri kiến, đâm đầu vào những câu hỏi kiểu như vậy thì chỉ thêm khổ đau và mất thời gian. Chiều qua lúc đi làm về vì mải mê với những câu hỏi đó mà tí nữa con gặp tai nạn, lúc đó lại nhớ đến pháp môn "chánh niệm tỉnh giác" của đức Trưởng lão, "khi đi xe máy tôi đang biết tôi đi xe máy, phải cẩn thận chứ". Pháp môn thực tế hữu ích cho mình cho người như vậy mà không áp dụng lại mất tập trung vào một lố cái câu hỏi vô bổ kia.

Sách của Trưởng lão viết nhiều, thiết thực mà mọi người đâu có thèm đọc, như gia đình con đây có 9 người mà khi mang sách về mà người đọc, người không đọc, người đọc rồi không tin huống hồ người ngoài. Trên mạng mà có lỡ vào các diễn đàn có ý tốt trích dẫn sách của Trưởng lão là thế nào cũng bị "ném đá" tơi bời. Bảo sao lúc Trưởng lão chứng đạo Ngài quyết định nhập diệt luôn, chỉ vì lòng thương vô bờ bến với chúng sinh lắm Ngài mới tạo duyên ở lại.

Một lần nữa cám ơn Ban biên tập đã đăng các câu hỏi của con lên website, vì chúng rất hữu ích, sẽ giúp bao nhiêu người khác về sau, và về sau nữa khi có dịp ghé thăm website sẽ có câu trả lời mà mình cần tìm trên con đường giải thoát.
Ngo Manh Hung

 
   
   
Cám ơn bạn Ngo Manh Hung đã có thư cảm ơn Ban biên tập trang giotnangchonnhu.
Chúng tôi thấy cần phải cố gắng hơn nữa để đáp ứng những nhu cầu tìm hiểu Phật pháp của bạn cũng như quý độc giả.
Chúng tôi ước nguyện cho tất cả các thành viên trong gia đình bạn cùng toàn thể độc giả đều thông hiểu và hành theo giáo pháp của Phật mà ngày nay đức Trưởng lão dựng lại.
Một gia đình mà mọi thành viên đều thâm hiểu và làm theo những lời dạy quý báu của Phật, của Trưởng lão là gia đình sống trong cảnh Thiên Đàng Cực Lạc.
Kính chúc bạn và quý độc giả thân tâm luôn thanh thản, an lạc, vô sự.
Giotnangchonnhu.
 
     
   
    Ngo Manh Hung  
   
- Con đã đọc hầu như toàn bộ những sách của Trưởng lão nhưng vẫn thấy rất khó hiểu về:
Nhân quả là gì?
a). Ví dụ:
- Một người cắt cổ một con gà, hành động cắt cổ này là từ trường ác, nó sẽ tương ứng sinh ra làm nhiều con gà.
- Một người chửi người khác, hành động miệng chửi (từ trường ác), từ trường này sẽ tương ưng sinh ra một người sẽ bị chửi lại.
- Một người ăn trộm một cái xe máy, người bị mất của đau xót, căm tức kẻ cắp. Từ trường từ hành động ăn cắp và từ hành vi căm tức đau xót vì mất của sẽ tương ứng sinh một người sau này sẽ bị mất của.
Cái khó hiểu ở chỗ: con vẫn chưa phân biệt được chuẩn đâu là cục sắt, đâu là thanh nam châm, đâu là từ trường (ví dụ liên tưởng dễ hiểu về cục sắt, nam châm và từ trường này là đích thân Trưởng lão viết để cho người đọc dễ hiểu)
Có phải người cắt cổ gà, người chửi bới, tên trộm là cục sắt?
Hành vi của họ là từ trường, thanh nam châm là những người sẽ bắt buộc phải sinh ra theo nghiệp lực (từ trường) để hút thanh sắt kia.
Để cụ thể nhờ ban biên tập giúp giải bài toán sau:
b). Đề ra: Một anh nhân viên tên A đi làm chuyên lợi dụng in ấn, photo tài liệu về Phật bằng máy in cơ quan.
Câu hỏi: Hành động này có tác hại gì, cái gì đi tái sinh từ hành động này, có tái sinh làm nhiều người không, đâu là cục sắt, đâu là từ trường, đâu là nam châm?
Kính mong ban biên tập xem xét trả lời giúp con.
Chúc ban biên tập luôn an lạc!
… … …
c). Con mong ban biên tập giọt nắng in thư này của con ra và chuyển giúp đến Trưởng lão giải thích cho con được khai sáng trên bước đường đầu tiên tìm tri kiến giải thoát.

PS: Con mới xem qua trang web giọt nắng thấy hay và bổ ích lắm. Nhất là giải thích cho thư viện hoa sen được biết, chỉ thẳng, nói thật cho họ biết, các thầy thật dũng cảm. Con tin rằng thời kỳ hưng thịnh của Phật giáo thực sự đã bắt đầu.

 
   
   
Thưa bạn Ngo Manh Hung,
Đề ra (b) và câu hỏi của bạn, bạn đã nhận được câu trả lời mà chúng tôi nhận thấy rất sáng tỏ, tưởng không còn gì để hỏi thêm nữa. Chúng tôi xin dẫn lại đây để bạn và quý độc giả cùng đọc:

[“Với trí tuệ hữu hạn không thể hiểu rõ về nhân quả một cách rõ ràng như 2+2=4. Muốn thấu rõ về nhân quả phải có trí tuệ Tam Minh: Túc Mạng Minh, Thiên Nhãn Minh và Lậu Tận Minh. Bậc Thánh Alahán mới có tri tuệ Tam Minh này: Phật và các Thánh đệ tử của Ngài có trí tuệ Tam Minh này. Trong thời đại chúng ta hiện nay, tại đất nước Việt Nam có Trưởng Lão Thích Thông Lạc tu đúng đường lối Giới Định Tuệ chứng quả vô lậu Alahán hoàn toàn.
Ngôn ngữ của con người giới hạn, nên không thể diễn tả hết về quy luật nhân quả cũng như nghiệp tái sinh luân hồi. Để giúp cho mọi người hiểu rõ nhân quả, Trưởng Lão đã dùng nhiều phương tiện giải thích nhân quả như: "Nhân quả thảo mộc - từ trường nghiệp tái sinh luân hồi". Tuy nhiên cũng không diễn tả hết sự vận hành của chúng.
Đề ra: Một anh nhân viên tên A đi làm chuyên lợi dụng in ấn, photo tài liệu về Phật bằng máy in cơ quan. Nếu anh nhân viên A này photo tài liệu về Phật mà không xin phép Ban giám đốc thì anh sẽ bị phạm vào tội trộm cắp (Đức ly tham, một trong năm giới cấm). Nếu phạm tội như vậy, lòng tham sẽ tăng trưởng. Lòng tham là ác pháp, là nghiệp lực để tương ưng tái sinh luân hồi.
Người đệ tử Phật phải được học kỹ về giới luật, nếu không thông hiểu giới luật thì dễ tạo nghiệp. Giới luật là đạo đức nhân bản-nhan quả (gốc thiện) của con người. Người mà giới luật thanh tịnh là người ly dục ly ác pháp; người ly dục ly ác pháp là người đạt được tâm vô lậu, tâm vô lậu là tâm giải thoát - Niết bàn, chấm dứt luân hồi sinh tử”.
Thích Bảo Nguyên].

Chúng tôi xin lưu ý bạn thêm mấy ý sau:
Các ví dụ (a) bạn dẫn ra chứng tỏ bạn chưa hiểu được lời dạy của Trưởng lão, bạn nhầm rồi. Bạn ngẫm kỹ câu trả lời của sư Bảo Nguyên: “Với trí tuệ hữu hạn không thể hiểu rõ về nhân quả một cách rõ ràng như 2+2=4. Muốn thấu rõ về nhân quả phải có trí tuệ Tam Minh…” và lời dạy của Trưởng lão mà chúng tôi đã nhiều lần dẫn ra: “Vấn đề tái sanh luân hồi và nghiệp thiện ác không phải là vấn đề để cho người còn trí hữu hạn hiểu biết, càng luận về nhân quả luân hồi càng bị tưởng tri lừa đảo thành ra hiểu sai mất, vấn đề này phải là người có trí vô hạn không bị ngăn cách bởi không gian và thời gian mới thấu suốt, không bị tưởng tri đánh lừa”.

Hai chữ “TỪ TRƯỜNG” của các hành thiện, ác chỉ là chữ mượn tạm để người phàm dễ hiểu, chứ thực sự nó không phải như cục nam châm và thanh sắt mà bạn nêu thì sai lạc rất xa. Trong ví dụ của bạn:
- Một người cắt cổ một con gà. Hành động cắt cổ con gà là “Nhân” ác của người cắt cổ gà, hành động này (người căt cổ gà) sẽ phải trả “Quả” vào một dịp khác khi duyên vừa đủ. Con gà bị cắt cổ là “Quả” trổ của con gà do “Nhân” hành động tạo ác trước kia. (Nhân quả trả vay).
- Một người chửi người khác. Hành động chửi người khác là “Nhân” ác của người chửi, “Nhân” này có thể trổ “Quả” ngay trong hiện tại là bị người ta chửi lại hoặc bị người ta đánh đập, có thể còn bị chửi, đánh lại trong nhiều dịp khác nữa nếu “Nhân” đã gieo chưa trả hết. (NQ trả vay)
- Một người ăn trộm xe máy. Hành động này là “Nhân” bất thiện của người ăn trộm, “Nhân” bất thiện này sẽ trổ “Quả” cho anh ta: bị bắt bớ, đánh đập, phạt tù hoặc bị phá tán tài sản, bị mất trộm (ngay hiện tại hoặc trong một thời gian khác). Người bị mất xe là “Quả” của những “Nhân” bất thiện mà anh ta đã gieo trước kia. Nay trả “Quả” anh ta đau xót, căm tức thì hành động này lại là “Nhân” để tạo “Quả” đau khổ, phiền não cho mình ngay hiện tại và tương lại. (NQ trả vay).
Người phàm chỉ nên hiểu nhân quả trả vay là như vậy, đủ để chúng ta biết mà tránh xa những việc làm bất thiện, và tích cực làm thiện. Không nên suy diễn như bạn nêu ở trên (a), như nam châm và cục sắt thì không đúng.

Đoạn (c) bạn đề nghị: “Con mong ban biên tập giọt nắng in thư này của con ra và chuyển giúp đến Trưởng lão giải thích cho con được khai sáng trên bước đường đầu tiên tìm tri kiến giải thoát”.
Điều này mong bạn hoan hỷ, Trưởng lão còn rất nhiều công việc phải làm. Những điều bạn hỏi đây Trưởng lão đã giảng dạy rất đầy đủ trong kinh sách và băng giảng. Giờ bạn muốn Trưởng lão nói những điều mà phàm nhân không thể hiểu được thì phỏng có ích gi.
Nếu trong quá trình tu tập theo pháp mà Trưởng lão dạy, gặp điều gì khó khăn, bạn bị vướng mắc trong pháp tu mà thưa hỏi thì chúng tôi nghĩ Trưởng lão sẽ dành nhiều thời gian cho bạn.

Cuối cùng bạn có lời tán: “Con mới xem qua trang web giọt nắng thấy hay và bổ ích lắm. Nhất là giải thích cho thư viện hoa sen được biết, chỉ thẳng, nói thật cho họ biết, các thầy thật dũng cảm. Con tin rằng thời kỳ hưng thịnh của Phật giáo thực sự đã bắt đầu”. Cảm ơn bạn đã ủng hộ website của chúng tôi.
Chúng tôi rất mong muốn trong bốn chúng PHẬT TỬ, mọi người đều tích cực hành theo CHÁNH PHÁP của Trưởng lão dựng lại thì PHẬT GIÁO mới hưng thịnh được.
Giotnangchonnhu.

 
     
   
    Ngo Manh Hung  
   
- Kính gửi Ban biên tập,
Sau vài giờ tham quan trang web giotnangchonnhu, đọc bài “Tại Sao Chúng Ta Đến Thế Giới Này?” có đoạn:
"Trong vũ trụ có vô số hành tinh, mỗi hành tinh đều đang hành động theo một quy luật riêng của mình nhưng phù hợp với quy luật chung “Vô Minh” của vũ trụ. Do duyên hành nên mỗi hành tinh đều tạo tác nên “Nghiệp” của riêng nó. Khi nhân duyên đủ thuận hòa thì có môi trường sống xuất hiện, khi môi trường sống xuất hiện thì có sự sống nảy nở sinh sôi, như Trái đất của chúng ta. Khởi đầu là các loài rong rêu, thảo mộc. Qua hành trinh của thời gian, các loài động vật xuất hiện và loài người xuất hiện."

Con muốn được hỏi thêm về "Vô Minh" ở đoạn trích trên:
Trước khi chưa biết đến đạo Phật, chưa biết đến Trưởng lão. Các quyển sách như: Đắc Nhân Tâm; Quẳng Gánh Lo Đi Mà Vui Sống (Dale Canergie); Dám Thất Bại (Bill P. S. Lim); Hãy Là Người Bán Hàng Số 1 (Og Mandino). Và gối đầu giường nhất của con là quyển sách "Thế Giới Của Sophie" (Jostein Gaarder) (http://www.e-thuvien.com/forums/showthread.php?t=18743_) có nói đến là "Tất cả cái gì hiện hữu thì đều phải có một sự khởi đầu".

Với bài viết của thầy Viên Hạnh bên trên, mọi người đều hiểu con người từ đâu sinh ra, trái đất từ đâu sinh ra. Nhưng với những câu hỏi kiểu như: Vậy vũ trụ từ đâu sinh ra?
Trả lời: Vũ trụ từ vô minh sinh ra. Ô hay, tự nhiên vũ trụ sẵn có rồi à, vậy cái gì sẵn có đều phải có một sự khởi đầu chứ. Vậy vô minh từ cái gì sinh ra, (trả lời theo đạo Phật, vòng 12 nhân duyên thì vô minh từ chết sinh ra). Cái u tối của vũ trụ này ắt phải có một sự khởi đầu nào chứ, luẩn quẩn quá, mong ban biên tập xem xét diễn giải thêm cho mọi người vốn chiếm số lượng lớn tò mò về điều này.
Kính chúc Ban biên tập an lạc!

 
   
   
Thưa đạo hữu Ngo Manh Hung,
Câu hỏi đạo hữu cần tìm hiểu xuất phát từ một đoạn trong bài viết của Viên Hạnh "Trong vũ trụ có vô số hành tinh, mỗi hành tinh đều đang hành động theo một quy luật riêng của mình nhưng phù hợp với quy luật chung “Vô Minh” của vũ trụ”… và muốn được biết rõ ràng “Vô Minh từ cái gì sinh ra”?

Câu hỏi “Vô Minh từ cái gì sinh ra?” là một câu hỏi nếu người trả lời vội vã thì khiến người hỏi và người trả lời, cả hai sẽ rơi vào luận hý tiếu để người trí cười chê. Những vấn đề vượt quá giới hạn nhận biết của trí phàm phu như Minh, Vô Minh, Tái Sanh Luân Hồi… đức Trưởng lão đã cảnh báo: “Vấn đề tái sanh luân hồi và nghiệp thiện ác không phải là vấn đề để cho người còn trí hữu hạn hiểu biết, càng luận về nhân quả luân hồi càng bị tưởng tri lừa đảo thành ra hiểu sai mất, vấn đề này phải là người có trí vô hạn không bị ngăn cách bởi không gian và thời gian mới thấu suốt, không bị tưởng tri đánh lừa”.

Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể trao đổi trong một chừng mực có thể để nâng cao tri kiến hiểu biết trong quá trình hướng về Phật pháp chân chánh.
Trước tiên chúng ta cần hiểu sơ lược về Minh và Vô minh. Hiểu lời Trưởng lão dạy, Vô minh và Minh như bóng tối với ánh sáng, như đêm với ngày,… nếu thấy ánh sáng thì không có bóng tối, có ngày thì không có đêm… Đối với đạo Phật, Minh là vấn đề dễ hiểu, có pháp hành nhưng vô cùng khó hành vì con người chưa đủ niềm tin. Nếu ai đủ đại hùng, đại lực, đại bi mà sớm buông xả hết 5 Triền cái, 17 Kiết sử… sung mãn Tứ Niệm xứ thì coi như Minh đã nắm chắc trong tay.
Minh ở đây có nghĩa là Trí tuệ Tam Minh, từ xưa tới nay chỉ có Phật và các bậc A la hán là những người chứng đạt. Còn lại tất cả những người chưa chứng trí tuệ này đều là những người còn Vô minh, mặc dù họ có học hàm học vị cao như Giáo sư, Tiến sĩ, kém như những người mù chữ thì vẫn đều Vô minh cả.

Trở lại với Vô minh đức Phật dạy trong 12 Nhân duyên, nó là nguyên nhân khởi đầu để hình thành một thế giới quan khổ đau do Duyên Hợp, Duyên Tan của vạn pháp hiện bày. Đó là một pháp để người tu hành quán chiếu phá chấp thân, phá chấp dục ái rất tuyệt vời: “Đây không phải là Ta…” mà chỉ là những nhân duyên do hành trong Vô minh tạo tác nên. Đức Phật không lưu ý dạy chúng ta phải đi tìm khởi nguyên của vũ trụ và con người.
Chúng tôi đã từng có ý kiến trả lời rằng: “Trong toàn bộ giáo lý của đức Phật, Ngài không quan tâm dạy chúng ta phải đi ngược dòng thời gian để tìm hiểu khởi nguyên phát sinh ra vũ trụ, vạn pháp và con người. Bơi ngược dòng thời gian tìm về cái ban đầu ấy, con người không thể nhận ra được những gì mình khát khao mong muốn và sẽ chết chìm trong những kiến chấp vì vô minh dẫn dắt”.

Vì tính tò mò của con người, ai cũng muốn biết vũ trụ từ đâu sinh ra?
Câu hỏi này, nếu là các tôn giáo khác thì trả lời rất dễ dàng, đó là Đấng Tạo Hóa, Thượng Đế, Đức Chúa Trời, Gớt, Allah v.v… hoặc Khoa học Vật lý hiện đại cho rằng bắt đầu từ một vụ nổ Big Bang. Nếu vậy sẽ có câu hỏi tiếp: Cái gì đã sinh ra các vị ấy? Và tiếp nữa, cái gì đã sinh ra cái đã sinh ra các vị ấy? Hoặc cái gì đã sinh ra vụ nổ Big Bang kia…? Cứ mãi như thế … thì thử hỏi có ai có thể đi ngược thời gian mà hy vọng tìm ra cái khởi nguyên của vũ trụ hay không? Vô vọng!
Giả sử có tìm ra như vậy cũng không có ích lợi gì cho cuộc tu hành giải thoát của con người. Cho nên mong muốn tìm hiểu về tận cùng sự sinh ra của vũ trụ chỉ là một trò chơi nhân thế dư thời gian không biết làm gì. Thật không nên.
Nếu có ai tìm ra được một số lớn nhất trong dãy số tự nhiên, khi nào tìm được một số không có số nào lớn hơn nó thì tức là đã tìm ra được khởi nguyên của vũ trụ và vạn pháp. Lúc đó sẽ hiểu vì sao đức Phật không dạy con người tìm biết về nguồn gốc của vũ trụ và con ngưòi. Ngài chỉ dạy con người (cũng như vạn pháp) là Vô thường, Vô ngã, Khổ và con đường giải thoát khỏi khổ đau. Đó là điều ai cũng ước mong khao khát. Đừng mong cầu một điều gì khác ngoài những lời Phật dạy, thế là đủ.
Giotnangchonnhu.