20090919 - THẦY TRẢ LỜI VỀ NHÂN QUẢ
20090919 - THẦY TRẢ LỜI VỀ NHÂN QUẢ
20090919 - THẦY TRẢ LỜI VỀ NHÂN QUẢ
Trưởng Lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Phật tử
Thời gian: 19/09/2009
Thời lượng: [00:39:48]
1- THẦY TRẢ LỜI VỀ NHÂN QUẢ
Trưởng lão: Nói đi. Con, mấy con có hỏi gì không con?
Phật tử: Thưa, bạch Thầy! Con có một câu hỏi xin được đưa ra. Nói về luật nhân quả đi. Thì theo con nghĩ, một khi mình gieo một cái nhân, thì mình gặt một cái quả. Nhưng mà sau khi con đọc được cái cuốn sách Rèn Luyện Nhân Cách của Thầy đó, thì con thấy là: Tại sao mình không trả một quả, mà phải trả rất nhiều quả, mà trong cái nhiều quả, nó có rất nhiều nhân? Đấy là con chưa hiểu tại sao nó vậy?
Trưởng lão: À! Bây giờ đem một cái ví dụ mấy con thấy rất dễ: như một cây xoài, nó có một cái hạt, nó lên có một cây à, mà sao nó ra nhiều quả quá vậy, phải không? Mà trong mỗi quả, nó có cái hạt nữa. Cho nên chúng ta coi chừng luật nhân quả nó không trả một quả. Một hành động làm sai trái, nó không những trả cho nhiều người, nhiều đời. Có chưa? Các con thấy không?
Bây giờ con ở trong gia đình con nè, phải không? Có một mình con thôi, mà làm cái gì ác, con bị lỡ như ở tù đi, các con của con, vợ con nó có khổ không, hay nó có mình con khổ? Con thấy một nhân mà bao nhiêu quả khổ chưa? Đây là cái ví dụ cuộc đời mà! Các con thấy rõ không? Cho nên vì vậy đó, một khi mình làm cái gì mình suy nghĩ đến nhân quả, thì không nên làm điều ác. Mình khổ thì đã đành mình chịu đi, mà tại sao kéo cả vợ con mình phải khổ? không lẽ cha nó đi ở tù, giờ nó ở nhà nó cười chơi được sao? Các con hiểu không?
Phật tử: Dạ!
Trưởng lão: Đó! Cho nên nó là một nhân không thể nào một quả được con. Một nhân mà nhiều quả lắm!
Phật tử: Nhưng, bạch thưa Thầy! Còn cái vấn đề hiện giờ, con còn đang hiện tại, thì cái quả đó cũng vẫn trả?
Trưởng lão: Vẫn trả con, nó trả trong hiện tại, mà nó trả trong cái cái tương lai nó nữa mà.
Phật tử: Mình đâu có biết được mười cái quả, hay là một trăm cái quả, hay ngàn cái quả?
Trưởng lão: À! Trong cái này con thấy rất rõ không? Mười cái quả hay là trăm quả con thấy không? Thí dụ trong gia đình con bao nhiêu người? Con khi con làm, rồi không những là con cái vợ con, mà còn những người thân con nữa: cha, mẹ, anh, em, dòng họ tất cả, con thấy chưa?
(2:11) Phật tử: Dạ!
Trưởng lão: Thấy không? Đó là cái quả hiện tại đó. Còn về cái quá khứ, cái tội đó nó không phải như vầy đâu, mà nó còn đưa đến cái tương lai. Cái quá khứ của nó, khi con bỏ thân này, con sẽ tái sanh làm một con vật.
Phật tử: Dạ!
Trưởng lão: Và từ con vật đó, nó bao nhiêu cái sự khổ, nó dồn dập trên con, thì xung quanh những con vật khác cũng đồng một cảnh khổ như con, đều cũng như vậy hết. Đó là cái chùm nhân quả của con.
Phật tử: Dạ! Như vậy là phương hướng như vậy, thì nó đâu có tuyệt đối, thưa Thầy?
Trưởng lão: À! Sự thật ra nó.., bởi vì nó không tuyệt đối, cho nên luật nhân quả nó thay đổi. Cho nên chúng ta nó không tuyệt đối. Nó tuyệt đối là nó định mệnh rồi.
Phật tử: Dạ!
Trưởng lão: Cho nên nó không tuyệt đối, cho nên chúng ta làm thay đổi luật nhân quả. Vì vậy mà Đức Phật dạy chúng ta sống năm giới là chuyển đổi nhân quả, còn sống phạm năm giới là con sẽ bị nhân quả.
Phật tử: Dạ!
2- THẦY GIẢI THÍCH VỀ TÁNH THẤY, TÁNH NGHE
(02:29) Trưởng lão: Rồi còn ai thưa hỏi gì không con?
(03:05) Phật tử 2: Kính bạch Thầy! Theo con nghĩ đó là cái tánh thấy và tánh nghe trong con người của mình, nó vốn sẵn có như vậy. Như vậy thì khi mà, ở đây con biết, nếu như mà mình, con có nghe nói là làm sao để mình ứng dụng nó vào trong cuộc sống, mình vẫn sử dụng nó khi mình nương hơi thở vô hơi thở ra nhưng nó không được liên tục?
Trưởng lão: À! Cái tánh thấy, tánh nghe, cái này là do Thiền tông, con. Sự thật ra trong chúng ta thì cái tánh thấy, tánh nghe nó thuộc về sáu căn của chúng ta: mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý. Bởi vì cái căn tai, cái căn của nó thì nó có cái tánh nghe của nó, thì nó có cái thức. Nhĩ thức là cái nghe của nó. Cái nhãn là con mắt, con mắt có cái căn là nhãn căn, mà con mắt thì nó có cái thấy, cho nên gọi là nhãn thức. Trong cái thấy đó nó có cái biết của cái thấy gọi là nhãn thức. Cho nên ở đây nó không phải có cái gì ngoài cái đó mà thấy được.
Khi thân tứ đại này nó hoại diệt thì mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của chúng ta nó đều hoại diệt. Nó thuộc về sắc uẩn. Sáu cái căn, sáu cái căn ở trên thân của chúng ta nó thuộc về sắc uẩn. Mà sắc uẩn thì nó nằm ở trong cái Thân Ngũ Uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức mà? Cho nên khi mà Thân Ngũ Uẩn nó hoại diệt rồi, thì cái sắc uẩn cũng hoại diệt, thì nó không còn một cái tánh thấy tánh nghe nào cả hết. Nhưng mà người ta tưởng ra, tưởng ra để đặt nó thành cái vấn đề vô vi. Coi như cái tánh thấy tánh nghe nó đứng ngoài cái Thân Ngũ Uẩn. Cho nên khi chúng ta chết rồi, cái tánh thấy, tánh nghe nó vẫn còn hoài. Đó! Cho nên nó thuộc về vô vi.
3- TỊNH ĐỘ VÀ THIỀN TÔNG
(04:48) Mà vô vi nó thuộc về ai? Nó thuộc về Lão Tử, tức là nhà triết học của Trung Quốc, của người Trung Quốc. Ông Lão Tử là triết học Trung Quốc. Ông Khổng Tử cũng là triết học của Trung Quốc chứ không phải Việt Nam. Nhưng mà khi Phật giáo truyền sang qua, thì những tu sĩ của Phật giáo ở Trung Quốc ấy, họ chịu ảnh hưởng cái tư tưởng của Lão, Lão Trang, tức là Lão Tử đó. Họ mới đẻ ra cái Phật giáo Thiền Tông, cho nên mới có tánh thấy tánh nghe. Đó, con hiểu không? Còn cái Phật tử mà nó chịu ảnh hưởng của Khổng Tử thì nó mới đẻ ra cái Tịnh Độ tông. Cho nên vì vậy mà Tịnh Độ tông nó cúng bái cầu siêu, cầu an rất là nhiều.
Mình phải biết tìm cái nguồn gốc từ đâu, cái tư tưởng nào mà nó sinh ra cái Phật giáo này. Còn Việt Nam mình không có, nhưng mà mình chịu ảnh hưởng của người Trung Quốc truyền sang. Sang nơi mình, các sư, thầy của Việt Nam của mình thì không có sửa gì hết, không bóp méo nó gì hết; ở bên đó nó truyền nhiêu, thì bên đây mình tu tập bấy nhiêu thôi. Cho nên có Tịnh Độ tông và Thiền tông thôi. Nhưng mà Thiền, Thiền tông như hồi nãy Thầy nói, nó thuộc về Lão Tử, cái tư tưởng của Lão Tử, mà nó đẻ ra Thiền tông. Mà cái tư tưởng của Khổng Tử nó đẻ ra Tịnh Độ tông.
(06:03) Cho nên thấy Phật Giáo nó có hai phái mà, Tịnh Độ tông với Thiền tông. Nhưng khi mà đến sang qua Việt Nam mình, thì có lấy một cái thiền, gọi là Thiền Việt Nam - Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Thiền Trúc Lâm Yên Tử nó cũng là nhai lại cái tư tưởng của người Trung Quốc, của hai cái phái này. Nhưng nó biết hợp Tịnh Độ và nó biết hợp Thiền tông, nó lập thành Trúc Lâm Yên Tử, do Trần Nhân Tông làm ra. Mình phải hiểu rành lịch sử, mấy con hiểu không? không hiểu rành lịch sử, mấy con không biết cái dòng tư tưởng này nó từ đâu nó có, mà nó có bằng cái gì? Cho nên con thấy Thiền tông của Trung Quốc, nó chỉ dùng công án. Nó chỉ thẳng “chẳng niệm thiện niệm ác, bản lai diện mục hiện tiền”, không lạy không cầu cúng gì hết, không sám hối. Nhưng mà đến Việt Nam thì Trần Nhân Tông dạy có sám hối mấy con, mà sám hối nó thuộc về Tịnh Độ. Có phải không? Mấy con thấy có đúng không?
Phật tử: Dạ!
Trưởng lão: Do tất cả cái sự hành động đó, nó ở đâu? Việt Nam mình chưa có thiền, Trung Quốc phải không? Mình chịu ảnh hưởng, mình chưa có làm ác. Thì hôm nay thì tới cái đời của Thầy, dựa vào những lời đức Phật dạy, mới dựng lại cái Thiền của Việt Nam. Thiền Việt Nam tu như thế nào? Làm như thế nào? Đúng y như cái lời của đức Phật dạy; lấy lời của đức Phật dạy không bị ảnh hưởng của Trung Quốc. Không bị ảnh hưởng của nước Thái Lan hoặc tất cả các nước Phật giáo truyền sang Việt Nam.
Bởi vì truyền sang qua Việt Nam mình, Phật giáo nó truyền sang hai ngõ mấy con. Một ngõ đi từ miền Bắc của Trung Quốc nó truyền qua. Một ngõ nó đi từ miền Nam Sóc Trăng trở lên. Nó truyền qua Nam - Bắc, Nam tông nó truyền qua. Như Khất sĩ đồ đó, là mình bị ảnh hưởng của Nam tông, Nam tông. Cho nên mới mặc y áo này, còn Bắc tông thì chúng ta mặc y áo này, không phải áo này. Mấy con thuộc về Khất sĩ, nhưng mà Khất sĩ Đại thừa. Mới chết chớ! Thà Khất sĩ thiệt Khất sĩ nó Nam Tông! Không, Thầy nói thẳng, nói rõ mà mấy con. Bởi vì mấy con không làm sao qua đôi mắt của Thầy được. Không có ông sư nào mà qua đôi mắt của Thầy. Đó! Cho nên con còn hỏi gì thêm nữa không con?
4- TÂM BẤT ĐỘNG
(08:18) Phật tử 2: Dạ thưa! Có nghe một vị nói cái thức tinh nguyên, vốn sẵn có trong con người của mình phải không? Có cái biết ở trong bất động không ạ?
(08:41) Trưởng lão: Không phải con. Nó ở trong cái tâm bất động, nó có cái thức. Mà bây giờ con còn có cái thức, con biết được cái tâm con bất động. Khi con chết rồi thì ở trạng thái bất động, chớ không còn biết. Cũng như không gian kia nó có sự bất động. Cây bây giờ nó đứng im phăng phắc. Ánh nắng trưa, sáng, chiều lần lượt theo quy luật của nhân quả nó đi qua. Thấy không? Nhưng mà nó vẫn bất động thanh thản, nhưng mà không có cái biết của nó.
Khi Thầy còn sống là do Thầy có cái thức, ý thức nè, tưởng thức Thầy. Bây giờ Thầy ngồi Thầy nhận ra thân tâm Thầy nó bất động. Bất động tức là nó không nghĩ ngợi, không lo lắng cái gì hết, nó bất động. Nhưng mà khi mà cái thân của Thầy mất rồi, thì bất động của Thầy nó vẫn còn, nó không có mất đi đâu. Nó không phải là cái thức, nó không phải qui nguyên cái gì hết.
Ai cũng có bất động. Nhưng mà khi con không bất động, thì con mới tạo ra cái nghiệp. Đầu óc con nghĩ cái này cái nọ kia, con mới tạo ra nghiệp. Cho nên nghiệp đi tái sanh luân hồi, chứ không phải linh hồn, con hiểu không? Mà giờ con bất động thì đâu còn nghiệp. Mà không còn nghiệp, thì đâu còn tái sanh luân hồi, thì con phải ở trong bất động chứ đâu? Con hiểu chưa? Chứ không phải có cái biết ở trong bất động. Mà cái bất động thì nó luôn luôn nó có ở trong không gian. Và chính bây giờ chúng ta biết được bất động là do chúng ta có những cái thức nhận ra biết bất động.
Cũng như bây giờ Thầy nói trong không gian vũ trụ này có bất động, là tại Thầy có cái thức, Thầy biết. Cũng như bây giờ Thầy nói thì con lắng nghe coi, cái không gian chúng ta bất động. Nhưng bây giờ lắng nghe coi thân tâm chúng ta bất động không? Thì chúng ta thấy ý của mình không khởi niệm gì hết, nó im lặng phăng phắc, thì nó bất động. Có phải không? Thì bây giờ bất động này với bất động kia, nó giống nhau chớ đâu? Phải không? Nhưng khi thân Thầy nó hoại diệt hết rồi, là nó sẽ bất động thật sự.
(10:26) Còn Thầy bây giờ không bất động, Thầy cứ nghĩ chuyện này, chuyện nọ, chuyện kia. Thầy tạo ra cái nghiệp giận hờn, phiền não, lo lắng, suy tư, thương ghét… Cho nên tới cuối cùng Thầy bỏ thân này, thì cái nghiệp này đó, nó thành nghiệp đi tái sanh; nó tương ưng nó tái sanh. Như vậy thì Thầy giận dữ, thì nó tìm cái người giận dữ, nó làm con người đó. Mà Thầy giận ít, thì nó tìm cái người giận ít, nó làm con. Các con hiểu chưa? Bởi vì chúng ta không có linh hồn con! Mà nó có nghiệp. Mà cái nghiệp là do lời nói dữ, hoặc lời nói hiền, hoặc hành động nhẹ nhàng, ôn tồn, hoặc hành động hung dữ. Con hiểu chỗ đó chứ? Cho nên cái đó, nó đi tái sanh. Cho nên dạy các con bất động để các con tránh tái sanh luân hồi, chớ không có gì hết.
Phật tử: Bạch Thầy! cái gì mà mình huân tập thì lâu ngày sẽ thành thói quen phải không ạ? Ý thức là quan trọng nên chúng ta không được ức chế và diệt ý thức phải không ạ?
Trưởng lão: Ừ! Phải rồi, cái gì mình cũng tập nó thành thói quen nó, mà không khéo thì nó bị ức chế ý thức. Bởi vì đức Phật có dạy ý, cái ý nó rất quan trọng. Trong sáu cái thức, cái ý là quan trọng nhất: "Ý làm chủ, ý tạo tác, ý dẫn đầu các pháp" mà, chứ không phải là con mắt. Con mắt thì nó có cái nhãn thức, cái lỗ tai nó có cái nhĩ thức, thì cái ý nó có cái ý thức. Mà cái ý nó làm chủ sáu cái biết này, nó làm chủ, nó dẫn đầu. Nó dẫn, cho nên con mắt mà nhìn ngó, mà liếc háy, nó bảo: “Quay vô! không được ngó ngoài!” Cái ý nó làm chủ, nó kéo vô. Cho nên thì cuối cùng sáu cái căn này nó không có phóng ra. Không phóng ra được cho nên nó quay vô, thì nó không phóng dật. Nó không phóng dật, thì đức Phật nói: “Ta thành chánh giác là nhờ tâm không phóng dật”. Mình ngồi đây mà nó cứ phóng ra hoài thì không được
Cho nên nhờ cái ý mà lôi vô. Thì khi cái ý lôi vô thì cái ý nó cũng phóng nữa con. Nó ngồi đây cái nó phóng nghĩ. Đó, nó phóng cái niệm. Cho nên bảo nó bất động, thanh thản thì nó dừng lại, rồi nó phóng nữa, lôi nó trở lại nữa. Cứ như vậy cho đến khi nó không phóng. Đó! Nó không phóng. Nhưng mà nhờ cái ý thôi, nhưng mà khi chúng ta chết rồi cái ý thức nó cũng bị hoại diệt, nhưng nó trở về cái sự bất động của nó. Nó không còn có tạo cái nghiệp cho nên nó trở về bất động. Nó vào cái chỗ Niết Bàn của chư Phật. Cho nên tâm bất động thanh thản là Niết Bàn của chư Phật. Cho nên tu, đức Phật dạy mình phải nắm cho rõ cái chơn lý rồi bảo vệ và giữ gìn cái chơn lý đó thì mình chứng đạo. Còn nó không nắm vững, cứ giữ cái thức, cái biết của mình ức chế ý thức. Do đó cái ý nó không hoạt động, thì mình lọt trong không tưởng con, lọt trong cái cái định không, đó là sai con. Sai.
(13:33) Cho nên hầu hết là các pháp bị sai. Các pháp khác như Thiền tông cứ giữ cái chẳng niệm thiện niệm ác, tức là không có cho nó khởi niệm, thì nó giữ. Không ngờ khi nó hết niệm, nó không phải ở cái chỗ cái biết không niệm đó đâu, mà nó lọt trong không tưởng, nó lọt trong cái không tưởng rồi. Còn Tịnh Độ thì dạy niệm Phật nhất tâm bất loạn để thực hiện cảnh giới Cực Lạc Tây Phương. Nhưng mà khi niệm cho hết, nó không có còn cái vọng tưởng nữa, thì ức chế ý thức rồi. Ức chế ý thức thì tưởng thức nó hoạt động. Nó mới hiện ra cảnh giới của Cực Lạc theo cái mong muốn của mình, cái vọng, cái dục của mình. Cho nên tưởng là có thật, nhưng mà không ngờ cái thế giới tưởng này mấy con.
Chúng ta nghe những cái phương pháp, mới nghe hay, thời nay nó hợp với pháp môn niệm Phật. Niệm Phật thì sẽ cầu vãng sanh Cực Lạc, nhưng mà cầu cái thế giới tưởng rồi. Nó không thật. Khi mà ý thức nó không hoạt động được thì thế giới tưởng nó hiện ra. Nhưng mà cái người dạy, chính cái người mà viết ra kinh sách Tịnh Độ, Đại thừa, họ đã bị lọt trong tưởng rồi. Cho nên thành thử ra chúng ta không hiểu, cho nên cứ nghĩ đó là Phật dạy, chứ không phải ông Phật ỗng dạy, mà chính các Tổ dạy.
Như Tổ Huệ Viễn, ngài sớ giải kinh. Ngài là thiền sư. Tổ Huệ Viễn là một thiền sư. Nhưng mà ngài tu thiền cuối cùng ngài không đạt được, không đạt được cái tâm bất động của ngài. Tức là ngài không đạt được cái chỗ mà cái ý thức nó dừng lại. Cho nên ngài sanh ra, ngài sớ giải kinh ra, ngài làm bộ kinh Tịnh Độ để cho người ta niệm Phật để được nhất tâm. Từ đó nó hiện ra cảnh giới của Cực Lạc, tức là thế giới tưởng. Tổ Huệ Viễn là cái ông mà đẻ ra cái phương pháp, sanh ra cái phương pháp Tịnh Độ. Tổ Huệ Viễn, người Trung Hoa.
5- THẦY DẠY VỀ OAI NGHI CỦA MỘT VỊ TĂNG
(15:19) Mấy con lên trên này gần con.
Về một vị Tăng thì Thầy nói như thế này, mấy con biết một vị Tăng phải oai nghi tế hạnh phải được đầy đủ. Mình phải học từng cái đi, đứng, nằm, ngồi của mình phải đúng oai nghi của một vị Tăng. Chứ không khéo đó mình đi hơi vội vàng, hoặc là một cái vị Tăng mà thấy như có khách, có nữ, có nam vầy, mà cứ đi tới đi lui là không được. Phải tránh hết, không có được tiếp khách nữa mà. Một người, một vị Tăng cái oai nghi của người ta không có bao giờ mà tiếp khách, người ta không tiếp khách đâu, người ta lo… Bởi vì mình là một vị Tăng rồi, ly gia cắt ái bỏ đời, không có tiếp duyên một người nào. Thậm chí những người thân của mình còn không tiếp duyên mà, huống hồ là cái người Phật tử.
Cho nên mình không có tạo cái thế mà để mà liên kết với Phật tử, để dẫn đi thăm từ chùa này đến chùa kia, đó là sai. Một vị Tăng như vậy là sai. Có nhiều vị Tăng, con thấy không? Kết hợp với Phật tử, rồi đứng ra mướn xe, mướn cộ, Phật tử tốn tiền; rồi dẫn đi lại thăm chùa này đến chùa khác. Mấy vị Tăng đó là không phải là Tăng mấy con. Đó là nằm trong một cái tổ chức, để làm danh làm lợi chớ không có tu hành gì hết.
Cho nên một vị Tăng, mấy con nhớ đầu tiên là trong thất của mình. Y áo là không được phơi cao quá đầu. nghĩa là y áo phải phơi từ vai trở xuống. Cho nên không có được giăng cây sào mà cao ngút trong đó mấy con. Giăng cái y mình cao ngút như thế này không được. Mà cái thất như ở đây, y áo phải giăng ở phía sau, sau lưng đó, không được giăng ở trước mặt. Đó là cái hạnh của người tu, chớ không phải là cái… Phải học những cái oai nghi tế hạnh, chớ không có được mà đụng đâu muốn phơi chỗ nào phơi, muốn giắt y, muốn giăng như thế nào giăng, không phải đâu? Mà phải thấp không được cao bằng đầu, không được bằng đầu. Đó là cái hạnh về ăn mặc của mình phải sống.
(17:27) Còn thất của mình thì không có được mà che màn giăng lưới, không có được làm như là cái phòng the thì không được. Ở đây đâu có phải là cái chỗ phòng the sao mà làm kín mít. Mình là một người tăng đường đường đàng hoàng, không sợ gì hết. Giờ nào mình tu tập theo giờ nấy. Giờ tu theo giờ tu, giờ ngủ theo giờ ngủ. Thì như mấy con đã biết, người tu sĩ không được phép nằm ngửa. Nằm nghiêng bên mặt hoặc bên trái, chớ không được phép nằm ngửa, nằm ngửa rất thô lỗ. Sau khi nằm ngủ, hoặc là nằm nghỉ, tu tập đều là hoàn toàn y áo phải vén khéo chớ không phải là muốn nằm là nằm đại, không phải đâu. Cái người tu sĩ nó khác mấy con, chớ không phải là như người đời, người cư sĩ. Nhưng mà người cư sĩ người ta còn phải vén khéo huống hồ là người tu sĩ.
Cho nên người tu sĩ thì khi mà đến quy y ở tại cái chùa nào đó, thì ở đó tu cho đến khi chứng đạo mới được đi ra khỏi chùa. Chớ không phải là vô đó xuất gia rồi, năm ba bữa đi chơi một vòng, năm ba bữa đi tới đi lui, đi tới đi lui. Đi chỗ này chỗ kia tham quan, không phải là còn là người tu sĩ nữa. Mà ở đây xuất gia là bỏ cuộc đời rồi, mà đến để mà tu tập cho được giải thoát. Tu phải làm chủ được sanh, già, bệnh, chết. Cũng như đức Phật đi tìm cội Bồ Đề, đi đến cái chỗ cội Bồ Đề. Sau khi chọn được cái chỗ ở đàng hoàng rồi, thì Ngài quyết định nếu không chứng đạo, thà chết dưới cội Bồ Đề.
Nhưng Thầy hỏi các Thầy: “Bây giờ trong đất nước Việt Nam, có một cái Tu viện nào dạy chúng ta tu tập để làm chủ sanh, già, bệnh, chết chưa?” Chưa có. Vậy thì chỗ này là chỗ mà cái ước vọng của một người tu. Cái chỗ này là cái chỗ mà có thể đưa quý vị tu sĩ đi đến nơi đến chốn. Cho nên sau này mấy con biết cái khu này hoàn toàn không có Phật tử lai vãng vô được. Họ sẽ ở ngoài ruộng kia kìa, cô Út cất ngoài đó. Sau khi mà xin phép nhà nước cho rồi, người Phật tử đi vô khu đó, chứ không được vô khu này. Khu này là để cho Tăng, Ni người ta tu tập. Chớ không phải là đi dọc, dọc, ngang, đi thăm viếng. Ở đây, vô đây mà làm động người tu.
Lần lượt rồi thì cái kỷ luật bao giờ chúng ta phải nắm cho vững, chứ không khéo rốt cuộc rồi những người Phật tử họ đi đến đây, họ đi chơi. Chớ sự thật ra nói như vậy, nói làm cho mất công Thầy nói thôi, chứ họ tu cái gì? Gia đình, vợ con đùm đùm đề đề, gọi là làm sao tu, tu cái gì? Chỉ có ở trong một cái tư tưởng nhân quả để xả cái tâm của mình, để làm cho mình giảm bớt cái sự giận dữ, sự buồn phiền ở trong lòng của mình thôi. Chứ còn tu sĩ chúng ta đâu còn. Ly gia cắt ái mới là xuất gia tu hành chớ, nó đâu còn cái thứ đó mà đi theo mà trói buộc. Cho nên nó khác xa.
(20:38) Còn cái khu tu của chúng ta là tu, chứ không phải là để người tu sĩ đi vô đây chơi. Cho nên cái khâu mà quản lý, chưa tổ chức chặt chẽ. Còn tổ chức chặt chẽ, mà muốn cho mấy con vào trong một cái khu nào đó, thì người ta sẽ đưa mấy con vào cái khu đó hoàn toàn. Cho nên trong cái thời gian, mấy con làm tu sĩ mà khi về đây tu tập, không phải mấy con được về đây tu tập trước đâu. Người ta sẽ thử thách mấy con nhiều điều kiện. Thứ nhất là thử cho mấy con sống trong độc cư. Thứ hai là xem coi mấy con có nhìn thấy cái cơ sở này là chính của bản thân của mấy con không. Chớ không phải là đến đây mình mượn, để mình tu chơi rồi mình bỏ ha? Không có.
Mình đến đây, mình thấy cái cơ sở tu hành như vậy là chính của mình, mình có quyền bảo vệ nó, giữ gìn nó. Có cái điều gì cần thiết thì mình sẽ báo cho Thầy biết: "Bây giờ theo con nghĩ, Thầy làm như vậy… vậy…vậy, thì cái Tu viện mình nó mới được sạch sẽ, khang trang hay như thế nào?" Báo cho Thầy biết. Đó là giúp đỡ Thầy. Bởi vì Thầy trăm công ngàn việc mà, đâu có rảnh rang đâu, báo ngay đó là Thầy biết rồi. Cái người báo là cái người đó có đôi mắt, có cái tâm bảo vệ Tu viện. Thì Thầy sẽ cho cái người đó nằm ở trong cái vị trí điều hành. Đấy là mình giúp đỡ cho Tu viện mà.
Cũng như bây giờ một số người về đây tu, mà không có cái người mà chăm nom, săn sóc, lo lắng, để mắt cho quý vị, thì quý vị muốn tu làm sao tu, thì muôn đời quý vị không đi tới đâu. Nó uổng phí một cái thời gian, bởi vì mỗi một ngày qua chúng ta không lấy lại được đâu. Một ngày qua là chúng ta phải tìm thấy một cái kết quả lợi ích thiết thực.
(22:32) Cho nên một người tu sĩ mà khi vào đây rồi, thì bắt đầu từ cái chỗ tượng Phật này mà đi ra ở trước cổng là không được đi qua khỏi cái tượng Phật. Tại sao mấy con biết không? Bởi vì ở ngoài đó toàn là Phật tử, toàn là những người khách vãng lai tới lui ngoài đó. Mà mặc chiếc áo như chiếc áo khất sĩ của mấy con vầy, mà đi tới đi lui, coi ra cái gì? Một người mặc y áo vàng như vậy mà đi tới đi lui, từ cổng đi vô, rồi từ ở trong này đi ra như vậy, người ta sẽ đánh giá trị một số tu sĩ ở trong này toàn là những người như vậy hết à? Mấy con không có thấy được những việc đó, phải thấy được cái trách nhiệm bổn phận của mình.
Một người tu phải xứng đáng là một người tu. Chớ không phải mang y áo đi ra khoe với họ nói tui đây xuất gia. Sự thật cái người biết chuyện, người ta nhìn thấy, "mấy ông sư này sao đi lạng chạng kỳ cục. Khách khứa người ta đàn bà đi tới đi lui mà mấy ổng cũng chen vô mấy ổng đi à. Trời đất ơi! Không biết phân biệt được cái gì hết!" Đó! Bởi gì mấy con thấy rất rõ, như các cái chiếc áo của Thầy nè, chiếc áo của quý thầy đang mặc, họ đi tới đi lui, là tại vì họ không có chướng ngại, là tại vì sao? Tại vì Đại thừa nó thường thường, nó chen lẫn với ở trong Phật tử nó đi, cho nên sai. Nhưng mà các cái y áo mà màu vàng mấy con đi nó nổi bật lên hết. Nó nổi bật, nó rõ nét quá. "Trời ơi mấy ông sư này ổng đi lộn với phụ nữ rồi!" Các con thấy hiểu điều đó không? Cho nên nó rất khó.
6- ĐÀO TẠO TU SĨ Ở TU VIỆN CHƠN NHƯ
(24:11) Đó, hôm nay Thầy nói để mấy con thấy rằng, mình tu thì khi mà vào tu rồi, mình nhất định ở một chỗ. Còn một số quý sư thầy xin Thầy làm giấy tờ để cho mình có cái giấy là một người xuất gia tu hành. Nghĩa là Tu viện Chơn Như hôm nay được trung ương, được Phật giáo Giáo hội trung ương chấp nhận. Và được trung ương Ban tôn giáo trung ương chấp nhận cho cái Tu viện này, nó thuộc tầm cỡ của quốc gia chớ không phải là của một cái chùa. Cho nên họ gởi về cho Thầy về một cái dấu tròn, để khi cấp cho cái người nào là tu sĩ của Tu viện Chơn Như thì Thầy có quyền Thầy cấp. Nhưng họ xin Thầy phải chọn lấy người cho đàng hoàng chớ không để mang tiếng cho Tu viện Chơn Như. Đó mấy con thấy không? Người ta đã lo lắng cho Tu viện mình đến mức độ đó. Vậy tu sĩ mình sao?
Cho nên khi mà Thầy cầm cái mộc mà Thầy đóng làm cái giấy của mấy con như cái thẻ giấy chứng minh của mấy con. Bởi vì cái thẻ đó là cái thẻ tu sĩ mà, trong đó có hình của mấy con. Rồi đóng cái dấu đó vào, thì mấy con đi từ Nam chí Bắc. Đi đến đâu ai hỏi đưa giấy đó ra, tôi là tu sĩ của Tu viện Chơn Như, họ rất quý trọng mấy con. Nhưng mà mấy con làm sai là như thế nào mấy con thấy không? Sơ sót một cái oai nghi của mấy con, là người ta sẽ coi rẻ Chơn Như, nó không đúng. Cho nên khi mà Thầy cấp giấy, thì hoàn toàn là Thầy phải xét mấy con cho đàng hoàng rồi mới cấp giấy.
Từ cái chỗ mà người ta không biết, về bên mặt chính quyền là người ta không biết Tu viện. Nhưng sau cái thời gian người ta tìm hiểu, người ta đã đọc toàn bộ kinh sách của Thầy. Người ta đã thấy được cái sự chấn chỉnh lại Phật giáo, không còn mê tín, người ta mong muốn lắm mấy con. Cái đường lối của Thầy dạy, những cái bộ sách Đạo Đức, người ta đọc hết. Người ta nói: Nếu mà xây dựng được cái dân tộc mà có đạo đức như thế này, thì quá tốt.
Và những người tu sĩ chúng ta đi ra, nó oai nghi tế hạnh đầy đủ như vậy, là cái gương hạnh cho những người, cho những người dân, cho những Phật tử người ta tin thì quá là hạnh phúc. Các con cùng Thầy để mà họp lại, dựng lại cái Chánh pháp của Phật. Nó không còn những cái hình dạng mê tín như từ xưa đến giờ. Mà những oai nghi tế hạnh được học tập rèn luyện trong cái môi trường của Tu viện Chơn Như.
Cho nên sau khi mà nhận mấy con để mà cấp giấy, thì mấy con sẽ được một thời gian gần bên Thầy, để dạy từng cái oai nghi. Bây giờ trong cái giờ đi khất thực, Thầy sẽ dạy mấy con, rồi mấy con ôm bình bát đi tới chỗ khất thực. Khất thực xong, thì mấy con trở về thất, trở về thất ngồi ăn. Thầy theo dõi từng cái, trật Thầy chỉ ngay liền: "Như vậy không đúng, sửa lại". Sau một vài lần sửa như vậy, mấy con đi. Thầy theo dõi đi từ chỗ khất thực về, khất thực rồi ôm bình bát cách thức như thế nào? Về đến thất rồi, để xuống, rồi ngồi ăn, cách thức ngồi như thế nào? Ở trong Chánh Niệm Tỉnh Giác như thế nào? Thầy hướng dẫn từng chút, mấy con trở thành những cái oai nghi tế hạnh của một người đi ăn xin đúng cách.
Chừng đó thì mấy con sẽ học tới những oai nghi khác, những oai nghi khác nữa. Rồi học tới những oai nghi ngồi thiền, ngồi như thế nào đúng? Rồi học tới những oai nghi nằm, nằm để nhiếp tâm trong tâm bất động, nằm để nhiếp tâm trong hơi thở. Tất cả những cái này đều được hướng dẫn cụ thể. Thầy đến thất trực tiếp hướng dẫn, chớ không phải để tự mấy con muốn tu tập thế nào (thì tu tập).
Rồi dạy cách thức, để khi mỗi khi mình nói, thì mình phải nói cái gì đúng, cái gì sai. Cái Chánh Ngữ mà? Các con nghe trong Bát Chánh Đạo của đức Phật có cái lớp Chánh Ngữ chớ đâu phải không? Còn Chánh Nghiệp là tất cả những cái hành động thân của mình: đi, đứng, nằm, ngồi, đó là Chánh Nghiệp đó mấy con. Ăn, uống đồ… đó là Chánh Nghiệp.
Thầy trước kia Thầy mở cái lớp Chánh Kiến. Mấy mấy con có nghe cái lớp Chánh Kiến, có những cái bài vở Thầy dạy cái lớp Chánh Kiến biết không? Mới có lớp Chánh Kiến à, chưa xong, đóng cửa rồi. Cái duyên nó không đủ thì thôi. Thầy định sau này thì xin phép hẳn hòi hoàn toàn. À! Ở tỉnh, Sở Giáo dục cho phép, rồi qua Bộ Giáo dục người ta sẽ cho phép. Bởi vì mình giáo dục mà. Phải đưa những cái giáo án, giáo trình mình dạy như thế nào cho cái Bộ Giáo dục nó tham khảo, rồi nó cho phép mình.
(29:15) Thì giờ ở Sở Giáo dục ở Tây Ninh, thì họ đã biết mình rồi, họ chấp nhận rồi. Nhưng muốn mở trường lớp mà để dạy, để rồi khi mình dạy nó người ta tập trung đông, thì nó sẽ có những cái tiếng vang. Thì những tiếng vang đó thì chính quyền họ đến, họ đóng cửa mình. Cũng như vừa rồi đóng cửa mình, là tại vì tiếng vang, cái lớp học Chánh Kiến nó đông quá, rồi nó bắt buộc nó nó đình chỉ. (29:40) Nó đình chỉ, nó đâu phải nói với mấy con biết đâu? Nó… "Thôi Thầy dừng lại, giấy phép nó chưa hợp", có vậy thôi! Thì bắt buộc mình phải nghỉ cái lớp học đi, chứ làm sao mình dám. Mình dưới quyền của người ta cai trị mà.
Đó, do đó bây giờ mình làm gì đâu đó nó đàng hoàng. Khi mình mở lớp, nó có Bộ Giáo dục chấp nhận đàng hoàng, thì lúc bây giờ không ai mà đóng cửa của mình. Cho nên mình sẽ mở tất cả các lớp Bát Chánh Đạo. (30:06) Chớ đâu phải dạy mấy con bây giờ vô mình tu thiền định đầu tiên đâu, các con hiểu không? Bây giờ tại vì nó không có lớp lang, cho nên mấy con tu vậy để nhiếp tâm an trú như vậy. Chớ tới cái lớp Chánh Định, mấy con biết nó trải qua bảy cái lớp của người ta.
(30:24) Lớp Chánh Niệm là cái lớp Tứ Niệm Xứ đó mấy con. Cái tâm nó hoàn toàn nó bất động, người ta mới cho vào lớp Chánh định. Còn này khi không mà vô thất cứ tu tập thiền định không hà. Trời ơi tu ngang tu ngửa. Thôi bây giờ cái hoàn cảnh này làm sao hơn được, đâu có làm sao được? Thầy đâu có trực tiếp được với mấy con mà dạy bảo như thế này được đâu. Cho nên tự tu thôi. Cho nên vì vậy mà mấy con thấy có ai được không? Không có ai được.
(30:48) Chớ mà cỡ sức từ cái năm mà mở lớp Chánh Kiến mà cho tới bây giờ, thì Thầy đã đào tạo một số người không phải ít. Từ cái năm đó mà hiện bây giờ mà nhìn lại những cái hình ảnh mà cái năm đó tổ chức các thầy như thầy Chơn Quang, thầy này kia mà đi ra lập chùa, lập này lập kia đồ đó, sư Pháp Ngộ này kia. Bây giờ ông nào cũng lập chùa, cũng là cai quản một vùng hết. Bây giờ thuộc về loại người lớn không. Thế nhưng mà rốt cuộc rồi, chỉ danh với lợi lôi mấy ông này chạy mù hết, khổ đau không làm chủ được sự sống chết. Đó là cái nỗi đau của tu sĩ, mấy con.
Cái duyên chưa đủ, mấy con. Chớ đủ, cái lớp người đó, thì mấy con sẽ thấy Thầy đào tạo, bây giờ họ đã làm chủ được sự sống chết, chớ không phải là không tu tập được làm chủ. Cũng như có nhiều người nói tại sao hồi nào tới giờ quá lâu mà Thầy không có dạy được người? Sự thật ra từ cái lớp căn bản mà tu không được, thì thử hỏi cái lớp sâu hơn làm sao được. Mà mình có quyền được không? Tập trung đông cái thì bắt đầu, người ta bảo đình chỉ liền. Một hai người thì vầy được, mà cả lớp học cỡ chừng sáu bảy chục người mà cứ ra vô học vậy. Từ tháng thứ nhất, cho đến sáu tháng một năm như vậy thử coi, người ta cho mình được không? Mình có giấy phép đâu mà người ta cho. Mình có giấy phép lớp học đâu mà cho!
Đó, mấy con đến đây lai vãng, mấy con học năm ba người Thầy dạy, chớ ngày nào Thầy cũng lên lớp dạy dạy dạy dạy, tức là người ta tới. Mình đâu có dấu người ta được. Mình dạy rõ ràng thì… sẽ người ta thấy ngày nào cũng có Thầy đứng lớp Thầy dạy rõ ràng. Thì mai mốt nó cứ… người ta sẽ báo tới: "Ờ ở Tu viện Chơn Như giờ có cái lớp học, mà không biết có xin phép không đó?" A! Bắt đầu người ta vô hỏi, thì mình không có giấy phép, thì đình chỉ. Các con thấy, đâu có phải chuyện mình muốn làm là được đâu.
Trừ ra bây giờ Thầy chỉ thuyết giảng, người ta cho cái Tu viện mình có thể tập trung nghe thuyết giảng một buổi, một ngày, một giờ nào đó, rồi ai về nhà nấy, chớ không được lớp học, thì cái đó được. Con thấy cái khó chưa chớ không phải dễ. Mà Thầy thuyết giảng nói chung chung vậy thôi, chứ làm sao mà bài bản được. Còn cái lớp học người ta có bài bản đàng hoàng, toàn là giáo trình, giáo án người ta đi từ lớp một đến… từ bài một cho đến bài sáu mươi, bảy mươi… bài cứ một trăm, hai trăm nữa… chứ đâu phải là có một bài học (33:10).
Cho nên nó đi từ thấp đến cao. Nó làm cho cái tri kiến của mấy con nó có cái sự hiểu biết từ cái này. Cho nên bây giờ mấy con hỏi loạng choạng đủ thứ hết, nó đâu có hiểu biết đâu. Thành ra nghi ngờ chỗ nào hỏi đại chỗ nấy à. Còn người ta trang trí cho cái tri thức của mấy con đầy đủ cái sự hiểu biết của Phật pháp nè, gọi là Pháp trí. Thì cái Pháp trí mấy con đã hiểu hết, mấy con đâu còn có chỗ nào chướng ngại nữa. Sự áp dụng vô Pháp trí thì nó là Tùy trí rồi, thì mấy con làm sao không giải thoát. Mấy con ly dục ly ác pháp hoàn toàn. Cho nên bắt đầu vào cái lớp mà Chánh Niệm, thì mấy con ở trên Tứ Niệm Xứ một cách rất cụ thể rồi. Còn giờ làm sao mà được, không thể được.
Cho nên về vấn đề tu sĩ, thì mấy con hiện giờ người nào mà ở đây được, thì mấy con ráng giữ gìn độc cư trọn vẹn. Đừng nói chuyện, đừng chơi ai hết. Khi thấy có khách đừng có chạy ra một chút. Mình ở khu vực của mình thôi, mình lo trong khu vực của mình. Còn các con, người nào có nhiệm vụ trọng trách, thì mấy con phụ Thầy. Mấy con giữ gìn, bảo vệ khu nào đó thì mấy con làm hết sức mình, để giúp đỡ Thầy. Để cho lần lượt nó đến cái thời điểm Thầy sẽ tìm cách, Thầy xin phép. Vì chính…, nhà nước người ta cũng sẵn sàng, người ta giúp đỡ cho mình về cái giấy phép, về giấy phép.
Từ nào tới giờ mấy con thấy cái Tu viện của mình, người ta chưa có cho cái tên của Tu viện Chơn Như. Hôm nay, người ta chấp nhận người ta cho mình cái tên Tu viện Chơn Như, rồi người ta cho mình một cái dấu, một cái dấu tròn, để Tu viện Chơn Như hẳn hòi. Người ta gởi cho mình mà. Đó thì con thấy trong cái vấn đề mà Phật pháp, càng ngày mình thấy do cái sự quyết tâm tu hành của mình, cái phước nó lần lượt đến, thì nó sẽ gặp được những cái may mắn. Mà nó may mắn rồi, thì cái sự tu tập của mấy con nó lần lượt nó sẽ có cái duyên tốt hơn. Và cái sự trực tiếp giảng dạy của Thầy, để mình mở được những cái lớp từ thấp đến cao, đi đúng theo Bát Chánh Đạo của Phật, mấy con.
(35:18) Hôm nay á, thì buổi chiều hôm nay gặp mấy con. (35:21) Là những tu sĩ, mấy con đã quyết tâm tu tập thì phải thật sự tu tập. Cái mục đích mình đã tu rồi, mà tu sĩ là tu rồi. Là nghĩa là ly gia cắt ái bỏ hết. Bây giờ đến đây nhứt định là không đi nữa. Mà nếu mấy con còn muốn đi tới chỗ này chỗ kia, thì bây giờ, ngay bây giờ mấy con cứ đi đi. Chừng nào mà mấy con muốn tu thật tu, làm chủ bốn sự đau khổ sinh, già, bệnh, chết thì trở về đây, xin ở chừng nào tu được, thì Thầy sẽ cho liền. Còn bây giờ mà còn muốn đi ra đi vô, thì đừng có nên ở.
Thầy khuyên thẳng đừng nên ở. Hãy đi cho nó đã đi, rồi chừng nào mà… một… chừng nào mà thấy cần thiết để mà tu giải thoát, thì hãy trở về. Thầy không bỏ người nào hết. Chớ còn bây giờ, cứ ít bữa đi ra đi vô, ở ít bữa rồi đi ra đi vô, thì Thầy thấy không tiện lợi, mà lại mang tiếng cho Tu viện. Tu viện thấy quý thầy đi ra đi vô hoài như vậy, coi nó kỳ lắm.
Cho nên hễ mà mấy con thấy được, thì mấy con quyết định, sắp xếp gia đình đâu đó, thầy tổ. Mà nói thẳng: “Con đến Tu viện Chơn Như để tu tập làm chủ điều đó, xin thầy tổ cho con về đó tu tập”. Còn không cho thì khoan đã, thuyết phục. Thuyết phục đâu có gì khó. Bây giờ thí dụ như: “Con đau hoặc là con bị một cái tai nạn gì đó, thì thầy tổ có chịu thế dùm con được không? Hay hoặc là bây giờ con chết, thầy tổ có chết thế dùm con được không? Trả lời không được thì xin thầy tổ cho con đi. Thà là con đi đến đó mà con tu tập mà không làm chủ được, con cũng không có ấm ức con. Chỗ người ta dạy mình tu tập để làm chủ bốn sự đau khổ, mà bây giờ biết cái chỗ đó mà không tu, thì nó uổng cuộc đời tu của con quá!”
À, mình thuyết phục thầy tổ cho mình đến đó, thì mới đến. Còn chưa thì phải tìm cách thuyết phục nữa. Chớ đừng đi ngang mấy con. Đi ngang thì người ta nói mình vong ơn: "Hồi nào chưa biết Phật pháp, vô thì thầy độ cho tu hành, xuất gia tu hành…Bây giờ nó, nó xuất gia tu hành rồi nó không biết ơn biết nghĩa gì hết, giờ nó bỏ thầy tổ nó đi". Cho nên đừng để mang tiếng điều đó mấy con. Mình khắc phục để không bị mang tiếng. Hãy nhớ kỹ những lời thầy dạy.
Mà hễ vào đây rồi thì sống chết á! Chớ còn không phải vào đây mà chơi, mà vào đây tu một tháng nửa tháng, không phải vậy. Phải quyết tâm quyết định như vậy đó. Nhớ kỹ! Rồi sau thời gian mà khép mấy con vào trong một cái khuôn khổ để tu tập. Mà nếu được, được rồi, thì chừng đó mà Thầy thấy được khi mà mấy con tu xong, thì Thầy sẽ cấp giấy tờ, mấy con đi tới đâu không ai bắt mấy con. (38:16). Nghĩa là thấy giấy của Tu viện Chơn Như cấp cho mấy con, thì mấy con đi chỗ nào, bất cứ chỗ nào, chính quyền chỗ nào người ta cũng không làm khó dễ mấy con được.
Còn bây giờ mấy con lại chỗ đó mà mấy con thuyết giảng, là chính quyền ở đó người ta sẽ mời mấy con đó, chớ không phải dễ đâu. Mấy con đi ngang qua, đi chơi, đi vô nhà Phật tử, chớ mấy con tập trung một trăm hai trăm người mấy con thuyết giảng, là mấy con bị.
Còn khi mà mấy con có giấy Thầy chứng nhận đàng hoàng, thì lúc bây giờ mấy con đến cái chỗ đó mà thuyết giảng, mấy con đem cái giấy của Trưởng Lão: "Ở Tu viện Chơn Như cho tui về cái tỉnh này, tôi sẽ về đây tôi sẽ thuyết giảng những cái gì gì gì…" Đưa cái giấy Thầy ra, thì họ sẽ làm cái giấy, họ cho mấy con quyền đến đây thuyết giảng, đem đạo đức đến tỉnh con. Nó có cái thế như vậy đó mấy con. Chớ mấy con đừng có âm thầm mấy con đến đó mấy con làm, mà không có trình cho họ biết, thì mình không phải. Mình làm đúng pháp luật. Tôn giáo có pháp luật của Tôn giáo mà, chớ không phải là đi chỗ này chỗ kia.
Đó, thí dụ mấy con mặc y áo vậy, mấy con đi chỗ này chỗ kia, mấy con đi ngoài đường mấy con chơi, thì người ta không nói, nhưng mà người ta đánh giá trị của mình, đánh giá trị. Cho nên hôm nay đó, mấy con tu sĩ, đã là tu sĩ rồi mấy con quyết quyết tâm. Người nào quyết tâm ở đây tu, thì Thầy sẽ lo lắng cho mấy con.
HẾT BĂNG