Skip directly to content

20090207 - PHƯƠNG PHÁP TU TẬP LÀM CHỦ SANH GIÀ BỆNH CHẾT

20090207 - PHƯƠNG PHÁP TU TẬP LÀM CHỦ SANH GIÀ BỆNH CHẾT

PHƯƠNG PHÁP TU TẬP LÀM CHỦ SANH GIÀ BỆNH CHẾT

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Phật tử

Thời gian: 02/07/2009

1- TRÊN TÂM BẤT ĐỘNG TÁC Ý LÀM CHỦ

(0:02) Trưởng lão: Vì vậy mà, nếu là của mình thì mình phải giữ gìn bảo vệ, đằng này mình không giữ gìn và bảo vệ được. Muốn chết là nó chết, muốn bệnh là nó bệnh, không làm chủ gì được cả. Cho nên đức Phật mới tìm chỗ mà mình khi sanh ra: thì do cái nghiệp mình tái sanh chứ không phải có cái linh hồn đi riêng của mình. Cho nên không có cái gì của mình cả. Khi chết chỉ còn lại cái nghiệp thiện ác nó đi tái sanh luân hồi. Mà người ta không hiểu, người ta tưởng trong thân mình có cái linh hồn, có cái Phật tánh, có cái thần thức từ đó nó tiếp tục tái sanh làm thân người, thân vật, thân chúng sanh.

Sự thật nó không phải vậy, mà do cái nghiệp của mình. Bởi vì cái nghiệp của mình; lúc mình giận hờn phiền não thương ghét, thì cái nghiệp giận hờn phiền não thương ghét đó nó còn đó. Khi một người mà mất, từ trường đó nó còn. Nó tương ưng với những người cũng đồng giống, cũng tham sân si phiền não như nó, thì nó tương ưng, nó trở thành một đứa bé, nó sanh ra làm đứa bé.

Còn trái lại, khi mà một người tu người ta không còn giận hờn phiền não, người ta làm chủ được sự sống chết, cho nên nó không còn sanh làm cái nghiệp tham, sân, si. Cho nên nó không tương ưng với ai được, thì nó ở trong tâm bất động, thanh thản, an lạc và vô sự.

Cho nên cái người tu, người ta chứng ở trong trạng thái tâm bất động, chứ không phải là người ta chứng cái gì cả hết. Mà cái đó hiện giờ thì thì quý Phật tử (ai cũng có nhưng) không phải ai cũng biết tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự.

Ngồi lại, mình thấy trong tâm của mình không khởi một vọng tưởng nào, đó là Thanh Thản. Ngồi yên lặng, nghe thân chúng ta không đau nhức, mỏi tê thì đó là An Lạc. Và ngồi đây, không làm công việc gì cả, trí không suy nghĩ, thân không làm gì hết, đó là Vô Sự.

Và đồng thời, ở bên ngoài biến động làm nóng lạnh, chúng ta không khởi nghĩ mình nóng quá, lạnh quá, hoặc là chúng ta không khởi nghĩ một điều gì cả, thì lúc bấy giờ tâm chúng ta bất động. Nó dễ dàng ai cũng có, nhưng mình không thể sống với nó lâu được. Vì chúng ta ngồi lại một lúc thì nó khởi lo lắng, nghĩ ngợi điều này, thế kia, cho nên không được thanh thản. Ngồi lâu hơn một chút nữa, thì thân chúng ta bị mỏi mệt, bị tê nhức, do đó nó không có kéo dài lâu được.

(02:25) Vì vậy một cái người tu là sẽ chứng đạt cái trạng thái Tâm Vô Lậu đó. Cho nên nó không còn phiền não, không còn khởi niệm nghĩ ngợi điều gì. Nó không còn đau nhức chỗ này chỗ kia nữa, cho nên nó làm cho mình hoàn toàn an lạc. Mà muốn được vậy thì chúng ta phải có cái phương pháp để tu, chứ còn không tu thì không đạt được.

Cho nên đạo Phật rất thật, rất thực tế. Như quý Phật tử thấy, chúng ta có thân thì ai cũng bị bệnh hết, có người nào nói rằng tôi có thân mà không bệnh? Một đứa bé sanh ra, nếu mà mọc răng hoặc là nó thay đổi nó lớn hơn một chút, thì nó bệnh nóng sốt, thì từ đó nó mới phát triển cái sự vô thường của thân nó; nó phát triển lớn hơn thì nó sinh ra bao nhiêu lần bệnh, chứ không phải không bệnh. Còn mình lớn tuổi rồi, cái tuổi già đến thì cũng bao nhiêu lần bệnh để rồi chết.

Cho nên đạo Phật dạy chúng ta làm chủ bệnh. Làm chủ được (là) không đi uống thuốc, không đi bác sĩ, không đi đâu hết. Mà Đức Phật chỉ: khi có bệnh nhức ở chỗ nào, bất cứ chỗ nào trên thân, bệnh gì cũng được, chúng ta chỉ cần ôm pháp đẩy lui bệnh của mấy con ra khỏi thân. Rồi chúng ta không còn đau đớn trên thân nữa, đó là thân thanh thản, an lạc. Vì chính cái thân mà bị bệnh đau đó, nó làm cho cái sức khỏe của cơ thể chúng ta càng suy yếu, càng yếu. Cho nên những người già mà hay bệnh đau thì yếu đuối, lụm cụm, đi không vững vàng; còn ít bệnh đau thì còn khỏe khoắn.

Cho nên mục đích của đạo Phật ra đời là giúp chúng ta làm chủ tâm không giận hờn, không lo lắng phiền não, giúp cho thân chúng ta làm chủ bệnh. Cho nên thân không bệnh thì già khỏe khoắn. cho nên vì vậy chúng ta làm chủ sanh, già, bệnh, chết.

(04:14) Còn bây giờ cái thân chúng ta biết là vô thường, nó sẽ chết. Mà nó chết lúc nào chúng ta cũng không lo, bởi vì chúng ta biết các pháp đều vô thường, cho nên nó phải chết. Cho nên vì vậy chúng ta không lo gì hết cả.

Cho nên cái người tu chỉ cần giữ được cái “Tâm Bất động - Thanh thản - An lạc - Vô sự”, không dao động trước lúc chết. Trước bệnh đau thì chúng ta có pháp đẩy lui thân bệnh, (thì) chúng ta thấy nó bình an rồi. Trước cái tâm phiền não thì chúng ta có pháp ngăn và diệt nó, làm cho tâm chúng ta không còn phiền não đau khổ. Thì đó là giải thoát.

Cho nên, người mà làm được những điều này là người chứng đạo. Như quý Phật tử về đây thấy Thầy ngồi đây Thầy cũng là một con người bình thường, cũng như quý Phật tử, nhưng tâm Thầy làm chủ được. Thầy chỉ tác ý trong một giờ, hai giờ đồng hồ là thân Thầy không đau khổ. Còn những bệnh sơ sơ chỉ cần bảo: “Cảm thọ là vô thường, cái đầu đau này không được đau!” Thì Thầy chỉ quán như vậy thôi, chỉ tư duy như vậy thôi, chỉ nghĩ như vậy thôi, thì ngay đó tâm Thầy nó sẽ ở trong cái trạng thái bất động.

Có nghĩa Thầy không có để tâm Thầy lưu ý cái đầu đau, cái bệnh nhức đầu. Thầy không quan trọng nó, cho nên Thầy ở trong trạng thái tâm bất động của Thầy. Thì lúc bấy giờ chỉ trong vòng một phút, hai phút cho đến năm phút thì cái đầu nhức này hết đau.

Còn mấy con thì không được. Là khi mấy con nói, chứ mấy con chưa có tập sống được trong tâm bất động, thì mấy con cứ thấy đau, cái đầu nhức là cái đầu nhức, cho nên nó không có rời ra được.

Trái lại Thầy thì rời ra được. Bây giờ Thầy chỉ nói một lời nói Tâm Bất động - Thanh thản - An lạc - Vô sự, không ở chỗ đau, mặc nó đau, Thầy không lo! Chính tâm Thầy không có lo cái bệnh thì cái bệnh nó sẽ hết. Còn trái lại, cái tâm mình dao động lo lắng, cái bệnh nó không hết mà mình phải đi uống thuốc.

(06:12) Cho nên cái pháp Tác Ý của Phật rất hay. Nói như thế này “có như lý tác ý”, tức là cái ý của mình muốn cái thân của mình đừng có bệnh, thì Thầy tác ý: “Thọ là vô thường, hôm qua không đau, bữa nay đau. Cái đầu nhức này phải đi đi, không được ở đây!” Thầy chỉ nói vậy thôi, rồi Thầy giữ tâm Thầy thanh thản, “tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Rồi Thầy yên lặng, Thầy giữ tâm Thầy không hề dao động trước cái đau: "mặc đau thì đau, kệ”, nhưng chỉ trong vòng một phút, thì cái bệnh hết đau (…​). Nó có những cái bệnh ngặt nghèo thì chúng ta cũng ôm chặt pháp, từ một tiếng đồng hồ, hai tiếng đồng hồ, ba tiếng đồng hồ, chừng nào hết đau thôi.

Thí dụ như bây giờ có cái bệnh bán thân, liệt nửa người, nằm đó, nhưng mà vẫn (sáng suốt) thì Thầy tác ý: “Cái thọ là vô thường, hôm qua không có liệt bán thân, bữa nay liệt nửa người”, thì Thầy nhắc: “Nửa thân người này hoạt động bình thường, không có được đau nữa!” Thầy chỉ nói vậy thôi, rồi Thầy chỉ an trú ở trong tâm bất động của mình (…​).

Và cứ như vậy rồi thỉnh thoảng, Thầy thỉnh thoảng tác ý, tác ý đuổi bệnh thôi. Cứ như vậy thân Thầy hoàn toàn đi đứng phục hồi lại, không còn bán thân nữa, rất là dễ. Trong vòng một ngày, hai ngày thì thân thể khỏe mạnh. Bền chí!

Và đồng thời cũng có một số Phật tử, cư sĩ như mấy con chứ không phải là tu sĩ đâu, người ta cũng nghe được băng của Thầy rồi người ta tập luyện. Rồi trong khi đó thân người ta có bệnh, người ta vẫn ôm chặt pháp, không sợ hãi, không uống thuốc. Mặc dù nằm trên giường bệnh, nhưng mà người ta vẫn tác ý bình thường, làm gia đình người ta luôn luôn vui vẻ, sống rất là an ổn.

(08:17) Phật dạy chúng ta “Có như lý tác ý lậu hoặc chưa sanh sẽ không sanh và đã sanh thì bị diệt”. Lậu hoặc có nghĩa là cái sự đau khổ, đau khổ của thân là bệnh tật, mà đau khổ của tâm là phiền não, giận hờn. Cho nên “có như lý tác ý, lậu hoặc chưa sanh sẽ không sanh”. Hằng ngày chúng ta tác ý: “Thân mạnh khỏe bình thường, không có được đau ốm!” rồi chúng ta ở trong trạng thái Tâm Bất động - Thanh thản - An lạc - Vô sự, thì thân mình không còn bệnh.

Còn trái lại, chúng ta không tác ý thì cái thân chúng ta vẫn bị bệnh, mà bị bệnh đau là một cái khổ. Do cái bệnh đau mà thân chúng ta suy yếu và đi đến cái chết. Và nếu mà thân chúng ta không bệnh đau, sống đến khi già một trăm, hai trăm tuổi, thí dụ vậy; đến lúc nó chết, không đau mà tới chừng đó nó mòn mỏi, nó chỉ nằm xuống (nhẹ nhàng) nó chết, rất là tự tại.

Bởi vì nói thường thường người ta bệnh đau thì người ta mới chết. Dù cho người nào bệnh đau cũng chết. Mà trái lại bệnh đau thì mình đuổi hết rồi. Hiện giờ nó mòn mỏi, nó phải gom về nó phải chết thôi, nhưng mà nó chết nó không đau không đớn, nó nằm xuống chút rồi nó đi (chết). Hạnh phúc quá!

(09:32) Cho nên chúng ta chưa nói đến cái sức làm chủ, làm chủ cái thân muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống. Phật giáo có phương pháp: Chúng ta nhập vào định Tứ thiền, cái định đó nó tịnh chỉ hơi thở làm cho thân chúng ta không thở, rồi chúng ta xuất ra khỏi cái trạng thái của Tứ thiền thì cái thân đó coi như là một cái thây ma chết rồi. (Chúng ta tự tại). Đó là cái phương pháp để làm chủ chết.

Nhưng ở đây chúng ta không màng (…​) bệnh đau, có bệnh đuổi đi hết. Mà bây giờ thân nó không có bệnh, mà tới chừng nó mòn mỏi quá, nó già yếu quá không thể sống được nữa, thì nó nằm xuống nó ngủ một giấc ngon lành rồi nó chết. Mấy con đuổi bệnh được, nằm đây con cũng hạnh phúc! Tới chừng nó chết thì chết chứ nó có giữ được đâu.

Cũng như bây giờ mấy con thấy bác sĩ, bệnh viện người ta trị bệnh. Nhưng mà tới chừng chết, bệnh viện, bác sĩ không cứu mấy con khỏi được cái chết. Mà cái này mình cũng (có phương pháp) đối (trị), mình có cái phương pháp mình trị bệnh đau, không có đau khổ gì hết. Tới chừng chết thì nó nằm xuống, nó ngủ một giấc ngủ ngon rồi chết, bởi vì nó không bệnh gì hết.

Cho nên phải ráng tu, ráng tu tập. Phật pháp rất thực tế. Cho nên nói, nhiều người theo Thầy mà không thấy ai chứng, tại vì người ta hiểu chứ chứng cái gì đây? Chứ sự thật có nhiều người đã hiểu pháp mà Thầy đã dạy rồi, người ta làm chủ bệnh được, thì người ta chứng rồi. Người ta làm chủ được cái thân người ta mà.

Mà người hiểu Phật pháp rồi thì trước kia họ (hay giận dữ), ai nói trái ý họ hoặc là chửi họ, họ không nhịn được, nhưng đến hôm nay khi họ hiểu cái pháp của Thầy dạy rồi, ít ra tâm họ còn giận, nhưng mà họ không có đến nỗi dữ như vậy, họ không có chửi mắng. Các con hiểu chưa? Cho nên đó cái lợi ích phân nửa rồi, nhưng người đó cần phải tập luyện: “Quán ly sân tôi biết tôi hít vô, quán ly sân tôi biết tôi thở ra”, hoặc là “Từ bỏ tâm sân tôi biết tôi hít vô, từ bỏ tâm sân tôi biết tôi thở ra”, mình từ bỏ.

(11:31) Và bình thường chưa sân nhưng mình từ bỏ nó rồi. Cho nên đến khi có người nói lời nói trái ý mình, thì mình không sân. Bởi vì mình đã từ bỏ, mà khi tác ý từ bỏ thì nó có cái lực trong tâm của mình. Nó có cái lực nó làm cho không giận gọi là Ý Thức Lực. Cái ý thức của mình nó có cái lực. Cho nên mình siêng năng thì mình đã cứu lấy mình hết khổ rồi. Phật pháp đơn giản quá! Chỉ cần mình siêng năng!

Một ngày, ví dụ như buổi tối mình rảnh rang, mình ngồi lại, mình biết cái tâm mình dễ giận hờn lắm, mình tác ý: “Quán từ bỏ tâm sân tôi biết tôi hít vô, quán từ bỏ tâm sân, tôi biết tôi thở ra”. Thì mình hít vô thở ra năm hơi thở, rồi lại tác ý. Tập trong vòng ba mươi phút thôi, rồi bắt đầu mình nghỉ. Khuya mình dậy, mình tác ý, mình thức giấc mình dậy mà nó không ngủ, “thôi ngồi dậy đi”. Ngồi đây chừng ba mươi phút cũng tác ý như vậy: “Quán từ bỏ tâm sân tôi biết tôi hít vô, quán từ bỏ tâm sân tôi biết tôi thở ra.” Rồi tập trong một tháng. Có người nào hoặc vợ chồng có cãi cọ, (thì) nó không cãi cọ nữa. Nó không lớn tiếng với nhau, nó không giận hờn. Nó hạnh phúc như vậy!

Tại sao có những phương pháp như vậy mà chúng ta không luyện tập để rồi tâm chúng ta phiền não đau khổ. Mà không cãi cọ lớn tiếng với nhau nữa, làm cho hạnh phúc gia đình chúng ta an ổn. Bởi vì mình có thấy trái ý mình mới cãi. Vợ con, chồng con nói gì đó nó trái ý mình, mình mới cải, nhưng mà ở đây nó không trái ý mình. Bởi vì mình lìa khỏi tâm mà giận hờn của mình, nói gì thì nói cũng được hết, nó tùy thuận, nó không có bị chướng ngại, cho nên nó thản nhiên. Đó mấy con thấy rất là hay.

Nhưng mà chúng ta chịu khó tập luyện, thì cái phương pháp của Phật dạy giúp chúng ta trong cuộc đời sống với mọi người, mà chúng ta không còn đau khổ. Mà không còn đau khổ tức là giải thoát, có gì đâu. Đó là chứng đạo.

2- CHỨNG ĐẠO KHÔNG KHÓ

(13:29) Tại vì mình tự làm được những cái điều mà đau khổ đó không còn đau khổ, thì đó là chứng đạo. Cho nên đối với Thầy, Thầy thấy một số người theo Thầy họ chứng đạo rất nhiều chứ không phải là một, hai người. Đạo Đức của đạo Phật rất dễ - đạo đức không làm khổ mình khổ người. Nghĩa là nó không làm khổ nó, ai chửi mắng mà nó giận, tức là nó làm khổ nó đó. Mà mình nói một lời nói làm cho người khác buồn phiền tức là thiếu đạo đức rồi. Cho nên đạo Phật nói có hai vế mà chúng ta thấy rất rõ ràng: “không làm khổ mình, không làm khổ người”, (như vậy) người đó mới sống trong Đạo Đức của Phật giáo.

Cho nên Thầy ước ao làm sao chúng ta triển khai cái nền Đạo Đức của Phật giáo. Nó có năm cái Đức Hạnh của nó:

  •  

    Đức Hiếu Sinh - Lòng thương yêu.

  •  

    Đức Ly Tham - lìa cái lòng tham muốn của mình.

  •  

    Đức Chung Thủy - nghĩa là một vợ, một chồng thương yêu nhau, chia sẻ với nhau trên cuộc đời nhiều cay đắng và đau khổ. Không nên có vợ có chồng rồi mà dừng lại nhìn người khác mà quên vợ, quên chồng mình, thì điều đó đạo Phật không chấp nhận, vì đó là vô đạo đức. Cho nên đối với đạo Phật, cái Đức Chung Thủy rất cần thiết để xây dựng một gia đình rất hạnh phúc.

  •  

    Rồi Đức Thành Thật - không nói dối. Có gì nói nấy, không có thì nói không có, mà có thì nói có, chứ không nói dối.

  •  

    Đức Minh Mẫn - Sáng suốt, không rượu, không thuốc lá, không nghiện ngập những thứ có thể làm chúng nghiện ngập. Đó là sự thông minh, sự minh mẫn, sự sáng suốt của một người. Còn chúng ta không sáng suốt, chúng ta cứ uống rượu, rượu gây cho chúng ta không còn bình tĩnh, nóng nảy. Rồi chúng ta say rượu. Rồi chúng ta nói những lời nói thô lỗ, thiếu lời ái ngữ làm cho gia đình bất an, làm cho những người xung quanh khi dễ mình; (say rượu dẫn tới) nói lời không đúng đắn. Do đó mà chúng ta không có nghiện ngập, không say sưa thì đó là người minh mẫn, sáng suốt. Người không sáng suốt thời nay thường bị ô nhiễm như nghiện ngập rượu, thuốc lá, làm cơ thể chúng ta dễ bệnh tật, đó là không sáng suốt. Chúng ta sống với thực phẩm, với cơm, chứ chúng ta không thể sống với rượu, không thể sống với những thứ nghiện ngập.

(15:58) Cho nên đạo Phật rất tuyệt vời, đó là những cái đạo đức nhân bản mà cần phải suy nghĩ tốt (làm tốt), để cho loài người thọ hưởng được những sự hạnh phúc này, sự lợi ích này. Cho nên, Thầy mong rằng một ngày nào đó, cái bộ sách Đạo Đức Nhân bản - Nhân quả, sống không làm khổ mình khổ người được viết thành sách gửi cho Bộ giáo dục, rồi từ Bộ giáo dục đó, họ sẽ dựa vào đó triển khai, họ viết thành bộ sách Giáo khoa dạy cho các cháu từ Tiểu học cho đến Đại học, thì đất nước chúng ta, mọi người đều có đạo đức, thì hạnh phúc vô cùng! Thầy chỉ ước mong như vậy thôi!

Còn hiện giờ, tất cả chúng ta là những người lớn rồi, chúng ta học những gì cần thiết để chúng ta hiểu biết để chúng ta xả, chúng ta không còn giận hờn. Học những gì cần thiết để hằng ngày chúng ta tập luyện. Như một cái pháp Như Lý Tác Ý để giúp chúng ta có được nội lực, để sống được bình an. Thân có bệnh, đuổi bệnh; tâm có phiền não, đuổi phiền não, làm cho (thân) tâm chúng ta trở về bình an, không còn đau ốm, sợ hãi, không còn đau khổ thân tâm mình. Đó là hạnh phúc mấy con, rất là hạnh phúc!

3- TÂM BẤT ĐỘNG NHỜ GIỮ BA HẠNH ĂN, NGỦ, ĐỘC CƯ

(17:08) Cho nên đạo Phật rất thực tế, phải cố gắng tu tập. Cho nên khi mà về đây Thầy cho một cái thất, rồi Thầy dạy cho cách thức tập.

Thứ nhất là tập ăn ngày một bữa, bởi vì tập ăn ngày một bữa tức là mình ly tham. Ăn ngày ba bữa là vẫn còn tham, rồi ăn ngày một bữa là chúng ta ly tham.

Rồi chúng ta tập phá những cái ngủ phi thời. Con người chúng ta có cái si mê. Như quý Phật tử biết, cái người ngủ họ không biết gì hết, mê mờ, nó không còn sáng suốt. Mà cái người tham ăn tham ngủ là cái người ngu si. Cho nên chúng ta phải tập làm chủ cái ngủ. Giờ nào cho ngủ là phải ngủ, giờ nào thức là phải thức, chứ không được ngủ phi thời. Thí dụ như hiện giờ chúng ta cho ngủ, thì chúng ta nằm yên bảo nó ngủ, thì thân chúng ta nằm đây thì tâm chúng ta yên ổn, và nằm kiết già ngủ rất ngon lành. Còn nếu mà không thì lúc mình ngủ như thế này, lúc như thế khác thì nó lại phi thời, nó làm cho sức khỏe chúng ta không bền và nó có sanh tâm lười biếng rất dễ dàng. Cái người ham ngủ là cái người lười biếng lắm con, lười lắm. Cho nên cái người siêng năng thì ít có buồn ngủ, mà cái người lười biếng nó dễ ngủ lắm. Do đó, mình về đây Thầy dạy cách thức để làm chủ cái ngủ, làm chủ cái ăn. Ăn ngày một bữa, tới giờ ăn, ăn. Hoàn toàn là các giờ khác không ăn phi thời, tức là ăn rất tiết độ, ăn điều độ. Rồi ngủ cũng vậy, rất điều độ, giờ nào ra giờ nấy.

Cho nên không ngủ phi thời, tức là làm chủ cái ngủ. Làm chủ được ăn, làm chủ được ngủ, thì chúng ta mới làm chủ được sự sống chết, (làm chủ) khi bệnh đau.

Do đó thì tới cái giai đoạn. Cái hạnh cuối cùng đó là hạnh sống một mình. Bởi vì chúng ta thích vui, cho nên vì vậy mà chúng ta hay tiếp duyên nhau để nói chuyện. Nói chuyện này, chuyện kia thì một hơi có những chuyện làm chúng ta trái ý nghịch lòng. Còn một mình, chúng ta ngồi, sống một mình, không ai nói gì hết, tâm ít bị chướng ngại.

(19:15) Và vì vậy mà chúng ta sống được một mình thì trong khi đó từng tâm niệm chúng ta khởi nhớ điều này thế kia đều là chúng ta dùng pháp Như Lý Tác Ý đuổi sạch, chỉ còn lại Tâm Bất động - Thanh thản - An lạc - Vô sự. Cuối cùng chúng ta chứng đạo.

Cho nên ba cái hạnh ăn, ngủ, và độc cư chúng ta phải giữ trọn vẹn. Và sau khi giữ trọn vẹn thì Thầy cho một cái thất, chúng ta vào ở cái thất đó. Chúng ta chỉ trong vòng năm sáu tháng sau chúng ta dùng cái pháp Tác Ý. Mỗi từng niệm nào khởi ra, từng cảm thọ nào trên thân đều là chúng ta đẩy lui ra hết. Chỉ còn ngồi lại với cái thân an ổn và cái tâm thanh thản. Lúc bấy giờ chúng ta chứng đạo, Đâu có lâu, đâu có khó khăn đâu.

Thầy nói ở trong thất - như một cái thất như thế này, nhỏ vậy. Hằng ngày có người cho chúng ta ăn bữa cơm, rồi chúng ta cứ ngồi, cứ tác ý xả thôi, có niệm nào chúng ta xả; có cảm thọ đau, tê, mệt mỏi gì trên thân, chúng ta xả. Nhưng chúng ta phải giữ được ba hạnh: ăn ngày một bữa, không ăn nhiều bữa; ngủ, chúng ta ngủ giờ giấc hẳn hòi, không được ngủ phi thời; và mình sống một mình.

Ba cái hạnh này sống được, thì chỉ trong vòng sáu tháng chúng ta đạt được cái Tâm Bất Động. Còn ba hạnh này giữ chưa trọn thì chúng ta khó mà giữ được cái Tâm Bất Động.

Nhưng mà thấy đơn giản lắm, nhưng mà có điều kiện là quyết tâm hay là không quyết tâm. Quyết tâm thì mình sống trong một tuần lễ mình sống một mình mình tuần lễ. Thì mình quyết tâm, nhất định là (giữ trọn). (Chứ) nó muốn đi ra chơi đó, nó muốn đi chỗ này, chỗ kia đó, nó ở trong thất một mình nó buồn rồi đó, nó muốn đi dạo đó, hoặc nó muốn lấy chổi đi quét đó, hoặc nó muốn, nó khởi cái ý muốn đi ra để mà nhổ cái cây cỏ kia. Nói nó là không được, cấm liền tức khắc! Bắt buộc nó ở trong thất tu hành chứ không có được đi ra.

(21:02) Do đó nó không đi ra làm cái gì hết, tức là nó không tạo nghiệp. Nó chỉ tạo nghiệp Bất Động Tâm thanh thản, an lạc, vô sự. (Khoảng sáu tháng là) chúng ta chứng đạo. Chứ nếu trong khoảng sáu tháng mà chúng ta đi ra, đi vòng vòng thất chỗ này, qua chỗ kia chơi, đi không nói chuyện với ai đó, mà nó cũng bị phóng. Rồi thấy cái sân dơ, rồi quét cũng bị phóng nữa. Thấy cọng cỏ, nhổ cũng bị phóng dật đó!

Cho nên chúng ta để cho cái tâm quay vô hoàn toàn. Sau khi tâm nó quay vô, nó bất động hoàn toàn thì lúc bấy giờ chúng ta đã giữ được cái Tâm Bất Động rồi. Thì sau đó sáu tháng sau chúng ta thấy được cái Tâm Bất Động. Chúng ta sẽ ra chúng ta làm tất cả mọi cái, vệ sinh, nói chuyện gì với tất cả mọi người đều hoàn toàn không bị động.

Còn bây giờ chúng ta chưa giữ được cái Tâm Bất Động đó mà chúng ta đi ra nói chuyện, là chúng ta bị phóng dật hết. Chúng ta sẽ bị các pháp nó lôi chúng ta vào, tâm phiền não chúng ta sẽ sống trở lại, nó làm chúng ta đau khổ.

Các con thấy đơn giản quá. Khi các con nghe Thầy nói, thì quý Phật tử cố gắng tập tự cứu mình. Ngày xưa đức Phật dạy: “Các con hãy tự thắp đuốc lên mà đi”. Các con hãy tự thắp đuốc lên mà đi, đức Phật không đi thay được. Cũng như bây giờ Thầy dạy quý Phật tử hãy tác ý, hãy tu tập, hãy giữ tâm mình bất động, hãy ăn ngày một bữa, hãy dùng cái pháp Thân Hành Niệm phá tất cả hôn trầm thùy miên, để rồi chúng ta sống được hoàn toàn (với Tâm bất động) thì chúng ta sẽ chứng, làm chủ được sự Sống-Chết.

4. QUYẾT LIỆT TỰ CỨU MÌNH

(22:37) Hôm nay quý Phật tử về đây, thăm Thầy, được nghe Thầy nói cái pháp tu tập rất là đơn giản, không có khó khăn. Hãy cố gắng cứu mình! Không ai cứu mình bằng chính mình. Mình hãy cứu mình, các con!

Có thân là có khổ. Bữa nay thì bình yên, ngày mai chưa chắc đã bình yên. Nếu nó không bệnh đau thì thôi, mà đã bệnh đau, đó là một nỗi khổ không phải cho mình mà còn cho những người thân của mình.

Một người đau thì làm sao những người thân của mình yên tâm được, họ phải lo lắng. “Một con ngựa bị đau, cả tàu không ăn cỏ”. Con người chúng ta nó phải hơn con ngựa nhiều chứ sao. Vậy mà con thú vật nó còn như vậy, huống hồ là chúng ta. Ở trong gia đình, có ai bao giờ vợ đau mà chồng đi chơi được đâu, không thể! Mà chồng đau, con đau, người mẹ, người vợ không thể yên tâm được. Lo lắng, đó là những nỗi khổ. Một người đau mà cả nhà (khổ). Làm sao mà cho được tự tại như bây giờ quá tuyệt vời!

Mà Thầy nói có cái phương pháp đuổi bệnh, thì bệnh không có, thì làm sao thân này đau khổ rồi mới chết được? Cho nên nó nằm yên lặng nó ngủ, ngủ ngon lành, rồi chết đi luôn.

Đó, thì ai cũng ước mong mình như vậy, nhưng mình không tập luyện làm sao ước được? Cho nên các tổ của Đại thừa như Hòa thượng Từ Vân, Hòa thượng cũng nói viết một cái bài sám: “Cầu cho tôi chết biết ngày, biết giờ, biết khắc, biết rày tánh linh.” Nghĩa là cầu cho mình chết, mình biết được ngày giờ. Cầu xin, chứ sự thật ra đạo Phật là làm chủ chứ không phải cầu xin, không có cầu xin. Bây giờ mình làm chủ, mình muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống, thì đâu cầu xin ai?

(24:24) Nhưng các tổ bên Tịnh độ thì không thể được. Cho nên “Cầu cho tôi chết biết ngày, biết giờ, biết khắc, biết rày tánh linh”, đó là cách thức để cầu. Ở đây chúng ta không cầu xin như bên Tịnh độ, mà Phật giáo Nguyên Thủy có cách thức dạy chúng ta làm chủ sự sống chết. Có bệnh đuổi bệnh. Mà không bệnh là nằm xuống để tự tại, rồi hơi thở tự dừng lại. Trong khi đi không mệt nhọc, không đau khổ. Đó là tự tại trong sanh tử.

Hãy ráng cố gắng tu tập! Một ngày mình chỉ cần bỏ ba mươi phút hay hoặc là một giờ. Một giờ mình chia ra buổi sáng hay buổi tối một giờ, hoặc nửa giờ, buổi khuya nửa giờ. Coi như là ban ngày đi làm, mà ban đêm thì tối tất cả gia đình đều ngủ hết rồi. Thay vì mọi người xúm lại coi ti vi, thì trong giờ đó mình bỏ ra ba mươi phút, mình không cần xem tivi, mình chỉ tập. Rồi khuya mọi người đều yên giấc ngủ thì mình thức dậy mình tập ba mươi phút nữa.

Cứ ngày ngày, cứ buổi tối và buổi khuya mình bỏ ra tập, mình tu tập có một giờ thôi; tối nửa tiếng, rồi buổi khuya thì nửa tiếng. Và ngày nào cũng tập luyện như thế, ( thì sẽ) làm chủ được sự Sống - Chết.

Trong năm, sáu tháng sau mình tập luyện như vậy, quý Phật tử có đau bệnh, quý Phật tử bảo tác ý như thế này: “Thọ là vô thường, cái bệnh đau bụng này không có đau nữa, đi đi!” Thì rồi ngồi yên lặng, nó hết cái đau. Nó hay quá hay!

(26:04) Hoặc cái đầu mình nhức, hoặc là cái chân mình bị thấp khớp nó đau nhức, hoặc là nó bệnh, mình bị nhức chỗ nào bất cứ chỗ nào trên thân, chúng ta bảo: “Đi!” thì nó sẽ đi liền tức khắc, nó không còn có ở trong đó. Mà chỉ có mình siêng năng mình tập như vậy thôi. Rồi tối mình tập ba mươi phút, khuya mình tập ba mươi phút.

Thì nó có những cái phương pháp đơn giản. Muốn trị bệnh của mình thì nó có cái câu như thế này, quý Phật tử nhớ kỹ: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”, thì hít vô thở ra năm hơi thở, rồi tác ý lại một lần. Mà cứ như vậy, cứ năm hơi thở rồi tác ý một lần. Năm hơi thở rồi tác ý một lần, đúng ba mươi phút nghỉ, không tu nữa.

Khuya dậy mình cũng tác ý câu đó: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra. Bởi vì mình biết cái thân mình bữa nay nó an ổn vậy, chứ ngày mai nó sẽ bệnh đó, thì chắc gì đã là yên đâu. Cho nên bữa nay mình tập trước đi. Mình tập vậy cái thân không bệnh, mà có bệnh thì bảo đi thì nó đi liền. Các con hiểu không? Hễ mình bảo nó đi đi, thì tức là mình nương vào hơi thở rồi, mình biết hơi thở ra vô chứ không cần biết cái bệnh của mình.

Thí dụ như cái đầu Thầy đang nhức này, mà Thầy thường tập cái câu: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”, rồi Thầy hít vô thở ra. Bây giờ nó đang nhức cái đầu, Thầy bảo: “Cái đầu đau này đi đi! Hôm nay không có đau cái đầu nữa nha!” Thầy tác ý như vậy rồi thì tác ý cái câu kế: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”, rồi Thầy cứ hít vô thở ra. Cho đến khi Thầy nhìn lại, cái đầu Thầy hết đau. Bởi vì Thầy ở trong hơi thở, chứ Thầy không có ở trong cái chỗ đau của Thầy đâu mà đau.

Các con hiểu không? Mà tại vì Thầy đã tập, Thầy tập năm, sáu tháng nó quen rồi. Cho nên Thầy bảo nó an tịnh, rồi thì bắt đầu Thầy chỉ cần biết hơi thở thôi. Bây giờ Thầy bảo: “Cái đầu đau này không có đau, phải biết hơi thở, an tịnh trong hơi thở đi!” thì bắt đầu nó biết hơi thở ra hơi thở vô.

Bởi vì Thầy tập nó quen rồi. Bây giờ Thầy nương trong hơi thở, bây giờ Thầy nương cái hơi thở, ở trong cái hơi thở, nó cứ thở ra thở vô thở ra thở vô. Lát nữa không còn thở ra vô nữa thì thử nhìn coi nó hết không. Cái đầu Thầy đau, nó đã hết. Nó đơn giản như vậy mà tại sao chúng ta không tập? Nó lợi ích như vậy tại sao chúng ta không tập? Nó nghĩ (chỉ) ra công tập luyện có chút thôi chứ nó có tốn tiền tốn bạc gì đâu?

(28:24) Mà trong những cái buổi như buổi tối, mấy con thấy gia đình mình xúm nhau đi coi ti vi, còn riêng mình, mình tìm đâu đó mình (tập). Bây giờ thì chắc chắn ai cũng ngủ rồi, (buổi khuya) thì mình dậy, mình thấy nó không buồn ngủ nữa, mình dậy, mình tập. Có gì đâu.

Không ngờ là sau thời gian gia đình không hay mình tập luyện gì hết mà cuối cùng có bệnh là mình đuổi. Hạnh phúc lắm mấy con! Ai làm cũng được hết. Thầy nói người già cũng tu tập được, mà người trẻ cũng tu tập được.

Như các cháu dạy cách thức, nó cũng tập được chứ không phải không. Mà hễ nó siêng năng nó tập thì nó cũng đuổi được bệnh nó, mà nó không còn bị đau khổ, phải ẵm nó đi bệnh viện Nhi Đồng hay hoặc này kia. Chỉ nó: “Con sẽ làm vậy, làm vậy” thì nó cũng tập, nó làm, nó làm vậy, chứ mà (nó cũng hết).

Đó mình giúp con mình, mình giúp thân mình. Mà con mình không đau thì nó khỏe. Trừ ra có cháu bé mà chưa biết gì thôi, chứ nó đã biết đi học thì nó đã biết viết chữ, nó đã biết được, cô giáo dạy nó, nó đã học theo được, nó hát được, thì mình dạy nó tác ý được. Nó tác ý nó thành cái lực của ý thức của nó. Cho nên mình dạy các con “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”, thì cái thân của nó sẽ an ổn, không có gì. Mấy con thấy không? Đơn giản lắm!

Bây giờ mấy con hỏi Thầy gì nữa không? Có hỏi gì nữa không? Thầy dạy mấy con cái pháp rất là tuyệt vời, chỉ có nhiêu đó. Về tập đi, sáu tháng là biết.

5- TRÍ TUỆ NHÂN QUẢ

(30:05) Phật tử: Kính bạch Thầy, hôm nay gia đình của Hiếu đó Thầy, mẹ Hiếu chuẩn bị đi về bên đó, thì Hiếu cũng có một số việc để bạch lên Thầy để Thầy chỉ dạy.

Trưởng lão: Con đứng lên đi. Có gì (cứ nói ra) để rồi ra ngoài, còn không có gì quan trọng trong cái tình cảm của mình. (Do thiếu phước) trăn trở nó khó khăn, chứ không có gì. Cho nên khi đức Phật dạy tất cả những việc này đều do nhân quả sắp xếp, (rồi nó sẽ bình an), đừng sợ, đừng lo gì hết.

Khi mình rời khỏi ở đây, mình đi xa, thì đó là cái duyên nó đến với mình, thì mình cứ bình tĩnh. Mà mọi sự việc xảy ra thì mình cứ nghĩ đây là nhân quả thôi, thì tâm mình sẽ bình an, chứ không có gì. Bây giờ con về bên đó nhớ nhắc mẹ đó là nhân quả (…​) vui vẻ chấp nhận. Vì nhân quả nó sẽ chuyển biến, nó thay đổi từng phút, từng giây trong cái đời sống của mình.

Cho nên khi mình hiểu biết nhân quả thì tâm con rất an ổn mà không còn lo lắng. Con cứ nhìn nhân quả, đừng sợ, đừng lo lắng gì hết. Cái luật nhân quả sắp xếp, thì sẽ an ổn thôi.

Phật tử: Dạ thưa Thầy hằng ngày thì con cố gắng tránh, nhưng có phiền não thì con phải giải quyết như thế nào?

Trưởng lão: Đó, con sẽ giải (quyết) như thế này. Đây là nhân quả. Trong hiện tại, những phiền não, những sự kiện xảy ra thì đây là trả cái quả. (Vui vẻ trả), còn những điều vui vẻ cũng là những cái phước. Bởi vì có vay với nhau, mình mới gặp nhau mình trả những cái quả, mà quả khổ tức là mình khổ.

Cho nên mình hiểu nhân quả (rồi thì tâm) mình vui vẻ mình (trả). Bởi vì những người thân xung quanh đều là những người vay nợ nhau, nghịch hay là thuận. Nghịch nó là những cái ác pháp, nó làm cho đau khổ, cãi cọ, phiền não. Còn thuận thì nó thương yêu, nói ngọt ngào. Đó là thuận. Cho nên vì vậy đều có điều kiện nhìn qua nhân quả, rồi con sẽ bình an thôi.

Cần phải có một cái trí tuệ nhân quả. Mà có hiểu biết về nhân quả thì mấy con sẽ được bình an nhất. Cho nên Thầy khuyên mấy con là ở trong cái nhân quả của mấy con, mấy con chấp nhận nó, vui vẻ chấp nhận. Đừng lo lắng, đừng sợ hãi. Nó sẽ chuyển biến.

Khi mình chấp nhận, mình bình an thì nó thay đổi. Bởi vì nó chi phối không có được mình. Coi như thay vì mình phải trả cái nhân quả đó, phải buồn phiền, phải đau khổ, đó là mình trả nhân quả. Nhưng bây giờ mình đã hiểu nhân quả, cho nên tâm mình không buồn phiền, thì mình đã làm chủ nhân quả rồi. Con hiểu chỗ đó không? Đó là chuyển nhân quả. Mà chuyển nhân quả thì mình đem đến bình an, bình an hơn. Các con hiểu không?

(33:16) Cũng như hai người gặp nhau mà trong nhân quả nghịch, hai người này sẽ lời qua tiếng lại. Mà bây giờ mình biết nhân quả, (thì) mình nhẫn đi!

Phật tử: Cái nói rằng cái tội lớn nhất của con người là làm cho cha mẹ mình (buồn, khổ, lo lắng) thì mình sẽ bất an.

Trưởng lão: Sự thật ra nói bất hiếu là tại người ta dựng lên, chứ người mẹ sanh đứa con ra là nợ nó rồi. Một đứa con mà ngoan ngoãn, mà hiếu hạnh đó là đứa con nợ người mẹ. Mẹ bảo sai cũng nghe, bảo đúng cũng nghe. Đó là cái đứa con nợ người mẹ. Còn trái lại người mẹ nợ đứa con thì đứa con chống đối lại, thì xã hội chúng ta cho đó là bất hiếu, thì không phải. Đứng trên cái nhân quả, không có bất hiếu, đây là trả nhân quả. “Bà vay nó, nó đến đòi bà chứ chưa hẳn là hiếu hay không hiếu”. Bởi vì cái đó là vay nợ, mới sinh nó ra. Còn không vay nợ làm sao sinh nó ra. Con hiểu không? Con vay nợ đứa con của con, con mới sanh nó ra.

Mà nó luôn luôn lúc nào cũng biết nghe, nó không trộm cắp lấy tiền con, nó làm đem lại sự giàu có cho con thì đứa con đó là nợ con, nó đến nó trả. Còn nó phát tán, nó ăn cắp tiền con này kia là con thiếu nợ nó, nó đến nó đòi. Cho nên con cho nó là bất hiếu thì không phải đâu. Nó là cái luật nhân quả, cái luật nó rất công bằng, cho nên vì vậy mà con mới an tâm; còn con thấy nó là đứa con bất hiếu, thì con không an tâm. Nó cãi lời con, con thấy thằng con này, hoặc đứa con này quá bất hiếu, thì con lại khổ đau.

(34:56) Còn con thấy đây là nhân quả, trả nó đi, vui vẻ và ước nguyện con mình sẽ trở thành đứa con tốt. Tại vì mình siêng năng (tu tập). Cho nên con không chửi mắng con của mình, không rầy, không gì nó nữa, thì lần lượt nó trở thành đứa con có hiếu. Tức là con trả nó hết. Tức là con chuyển được cái nhân quả (…​). Con hiểu không? Đó là đứng trên nhân quả mà chuyển nhân quả.

Mà không hiểu nhân quả, cứ đứng trên cái Đạo Đức Hiếu Hạnh, hiếu hạnh, cái đó là không thấy nhân quả. Sự thật mình dạy nó, mình đẻ nó ra, thì nó nghe lời mình đó là nó nợ mình. Nó không phá mình này kia đó là nó nợ mình. Mà nó làm, nó làm cho gia đình thêm cái này, cái kia thì nói tốt, cho đứa con này tốt, chứ sự thật ra nó nợ mình.

Còn đứa nó phát tán, nói gì nó cũng không nghe. Cho ăn đi học, nó trốn học lên xuống, nó làm cho mình bực tức. Đây là mình nợ nó. Mà khi con hiểu con nợ nó, vui vẻ trả. Nhỏ nhẹ khuyên lơn, không đánh, không chửi mắng nó, thì con không tạo cái nhân quả ác nữa, thì lần lượt đứa con con nó sẽ tốt, chứ không có gì? Khi mà cha mẹ tức giận con mình, nói nó không nghe, con đánh nó hoặc này kia, đến khi nó bỏ nhà ra đi lang thang. Lỗi ở ai mấy con? Nghĩa là mình phải giáo dục nó, chứ cứ nghĩ nó bất hiếu là sai. Con hiểu chỗ này.

Nhiều khi cha mẹ của mình; hay bây giờ con chưa lập gia đình, mà lập gia đình rồi, thì cái người mẹ họ không ưa cái nàng dâu, họ đủ thứ họ nói. Mà con nói cho mẹ con thì bà nói: “Mày là thằng bất hiếu, bênh vợ mày”.

Đó thì cái này là cái khó chịu nhất, mà có nhiều gia đình bị vậy, mà họ không hiểu được. Mà thấy nhân quả rồi thì coi như xả hết. Từ đó chuyển hướng nhân quả. Thầy bảo mấy con cứ nhìn nhân quả đi thì mấy con sẽ được bình an. Bởi vì người ta đứng trên cái lập luận để người ta xây dựng cái nền Đạo Đức của con người. Cứ bắt ở trên nói ở dưới, phải hiếu thuận, phải chấp thuận thì đó là không phải (đạo đức của đạo Phật). Cho nên cái Đạo Đức Phong kiến thì nó (có sự phân biệt). Còn Đạo Đức của đạo Phật thì nó bình đẳng lắm mấy con.

(37:12) Vì nó là con mình nên (mình có quyền) nói nặng. Không được! Phải tôn trọng sự sống của nó. Cũng như Cha mẹ biết con mình (hư) cũng không được đánh nó một bạt tai. Còn đằng này tức giận quá: nó con mình, mình đánh thì đó là không tôn trọng sự sống. Mặc dù mình sanh nó ra, nhưng mà sự sống của nó phải ngang bằng sự sống của mình. Cho nên không làm khổ mình, khổ người, mới đúng đạo đức. Chứ mình làm khổ nó, nó khóc, nó đau, thì đó là mình thiếu cái đạo đức, Đạo đức Nhân bản - Nhân quả.

Phật tử: Thầy cho con hỏi là những người không hiểu nhân quả như vậy, nên khi có những hoàn cảnh như vậy mà không hiểu thì dễ sinh ức chế. Như vậy thì phải làm sao?

Trưởng lão: Cho nên mình cố gắng mình xây dựng nền đạo đức nhân bản, nhân quả này thì Thầy nói rằng hạnh phúc nào còn hơn. Cha mẹ dạy con lời ngọt ngào chứ không được nói to tiếng, không được có cái hành động thô lỗ. Chứ nhiều khi mình nghĩ con mình sanh ra (thì mình muốn nói, muốn làm gì thì không được).

Bây giờ luật pháp nhà nước người ta cũng vậy, cha mẹ mà đánh con, con mình còn nhỏ: 10 tuổi, 11 tuổi, 12 tuổi mà đánh vậy là luật pháp Nhà nước không chấp nhận đâu. Luật pháp kêu là bạo lực trẻ em đó. Mặc dù là cha mẹ, chứ chưa nói gì, cũng không chấp nhận điều đó. Bây giờ nó có sự công bằng, Thầy thấy nó đi gần với cái nền đạo đức Phật giáo, nó phá vỡ những cái nền phong kiến.

Phật tử: Thì trong Phật giáo con nghe cái việc khi một người Phật tử mà không có giữ trọn 5 giới thì không có được làm người phải không thưa Thầy?

(38:58) Trưởng lão: Thật sự ra giữ gìn đúng năm cái giới nhân bản. Nếu mà mình giữ không trọn, sau này mình sẽ trả những cái quả. Bây giờ ví dụ như cái giới sát sanh mà mình không giữ trọn được mà mình giết hại chúng sanh ăn thịt, thì làm sao tránh khỏi (khổ đau). Mình phải trả những cái quả đó. Mình chết đi, tức thì từ trường mình tái sanh nó sẽ tương ưng, nó sanh làm những loài vật đó. Vô lượng kiếp, chứ không phải là trong một kiếp con vật đó rồi mình tái sanh làm người, không phải đâu. Lâu lắm mình mới sanh làm người.

Phật tử: Con thấy trong xã hội này thấy số người mà giết, đập hại chúng sanh thì nhiều. Mà hiểu đúng thì ít. Vì vậy nếu mình sống, mình ăn thịt chúng sanh thì không khéo đó là cha mẹ mình tái sanh?

Trưởng lão: Bởi vì cha mẹ mình cũng đang sống ở trong cái ác pháp, (còn ăn thịt và giết hại chúng sanh), chết cũng thành những loài chúng sanh đó. Bây giờ mình ăn thịt chúng sanh đó; ăn thịt gà, cá, tôm, cua nhưng mà không ngờ ông bà, cha mẹ mình chết tái sanh. Cho nên mình phải quán chứ không có gì khác. Đó là cái nghiệp nhân quả của vòng luân hồi, luân hồi với nhau.

Cho nên vì vậy mà đối với đạo Phật, mình giữ gìn. Mà chưa biết đạo Phật, chưa hiểu thì mình nên cố gắng mình học hiểu, để rồi mình sẽ thực hiện đúng, chứ không được ức chế mình.

Thí dụ bây giờ nghe nói là ăn chay rồi, mình tập luyện mình ăn chay liền. Không được. Mà mình phải học hiểu Đức Hiếu Sinh, biết thương yêu; thương yêu mình, thương yêu sự sống của loài chúng sanh xung quanh mình. Từ chỗ thương yêu đó chúng ta chấm dứt, chúng ta biết vì sao chúng ta ăn chay; mình không giết hại và ăn thịt chúng sanh nữa. Do từ thương yêu mà chúng ta làm, chứ không phải vì giới luật của đức Phật, giới cấm. Mà vì giới đức chúng ta thực hiện lòng thương yêu chúng ta thì cái này mới đúng pháp.

Phật tử: Con bạch Thầy! Mình thương những người thân của mình. Mình phải tập luyện thì mới giúp người thân mình được, phải không Thầy?

Trưởng lão: Mình phải tập luyện. Cũng như bây giờ con thương gia đình con có năm người, con khuyên mọi người trong gia đình, thì con phải giữ gìn năm giới. Con ước nguyện làm sao cho những người thân trong gia đình bình an, không bệnh đau, không tai nạn xảy ra thì con giữ giới đó để mà cho những người thân trong gia đình con, thì giữ gìn năm giới nó chuyển biến, nó làm cho những người thân trong gia đình con không tai nạn không gì hết.

Đó là nói cái giới, mà cái giới là thiện pháp. Mà thiện pháp nó chuyển ác pháp, nó làm cho gia đình con bình an. Một người ăn chay là gia đình mình hạnh phúc, bình yên lắm. Mà nếu ở trong gia đình cả năm người đều ăn chay hết, đều sống năm giới hết thì hạnh phúc lắm! Thầy nói thật sự đạo Phật dạy đơn giản. Sống đúng là con người là chúng ta hạnh phúc vô cùng! Tại chúng ta còn phạm những cái giới luật, phạm những cái đức hạnh, thiếu những cái đức hạnh cho nên chúng ta còn đau khổ. Nó thuộc về luật nhân quả, mình sống thiện thì được bình an. Mà ai có ép gì cũng nhất định không có lôi cuốn mình vào ác pháp được. Thì con sẽ hướng dẫn họ. (…​)

6- KHÔI PHỤC KINH TẠNG NGUYÊN THỦY

(42:29) Phật tử: Trong cái bộ kinh đó thì Thầy nói còn những sự thiếu sót , những cái sự của các Tổ, như vậy đến bao lâu mình mới có đủ bộ kinh đúng chánh pháp của lời Phật dạy? Và trong bốn cuốn Những Lời Gốc Phật Dạy mà Thầy đã soạn ra thì đã đầy đủ hết chưa? Hay là chỉ có là một phần thôi.

Trưởng lão: Chưa con. Nghĩa là chừng nào mà có cái vị mà chứng quả A la hán ra đời, họ sẽ kết tập lại cái bộ kinh mà đức Phật dạy. Cái bộ kinh hiện giờ bằng tiếng Việt mà Hòa thượng Minh Châu dịch. Thì Thầy đào tạo được một số người, và đồng thời Thầy chủ trì, chủ trì cho cái buổi mà kết tập, chứ Thầy không nói.

Bây giờ Thầy chỉ viết trong Những Lời Gốc Phật Dạy, lấy ở trong kinh Nguyên Thủy mà Hòa Thượng Minh Châu dịch. Thầy giải thích cho người ta hiểu được đường lối của Phật giáo như vậy, như vậy, chứ không phải hiểu như vậy; hiểu như Đại thừa thì không được. Cho nên Thầy lấy cái này, đây là đường lối tu tập của đạo Phật, chỉ có bốn tập này thôi.

Nhưng mà Thầy không làm nhiệm vụ này, bởi vì mình Thầy chưa tạo đủ cái niềm tin cho mọi người. Mà ở đây Thầy kết hợp là mười vị A La Hán mà Thầy đào tạo họ tu chứng. Sau khi có mười vị rồi, Thầy là người chủ trì, chủ trì của cái cuộc kết tập kinh tạng này. Tất cả những bài kinh mà các Tổ thêm vào đây, Thầy đều gạt bỏ ra hết, cái tập thể này gạt bỏ ra hết. Nghĩa là những người tu chứng quả A La Hán rồi sẽ gạt bỏ hết những cái lời dạy sai đưa vô làm hư hoại cái bộ kinh của lời Phật dạy. Còn cái nào lời của Phật dạy thì Thầy để y những lời Phật dạy, không được sửa, để làm tốt lại cho đạo Phật.

(44:15) Chứ còn bây giờ một mình Thầy làm không được, người ta chưa đủ, chưa đủ niềm tin. Người ta nói chỉ có mình Thầy muốn giảng sao cũng được. Bây giờ thí dụ như cái lời Phật dạy, trong khi đó ở tại bên Ấn Độ, cái vị trí đó, trong cái thời điểm đó là thời gian nào, nói cái bài kinh đó với ai, thì Thầy dùng cái tuệ Tam Minh Thầy thấy được cái hình ảnh đức Phật đang thuyết giảng. Thì đây, những người chứng quả A La Hán này cũng phải dùng Tam Minh thấy như Thầy, và mười người đều thấy Đức Phật đang thuyết cái bài kinh này trong cái thời điểm đó đúng không, đúng thì chúng ta chấp nhận, mà không có thì chúng ta gạt. Mười người thấy mà, chứ đâu phải một mình Thầy thấy (đâu mà) nói Thầy độc đoán, Thầy độc đoán đâu, phải không? Con hiểu không?

Cho nên kết tập kinh không phải chuyện dễ đâu. Cho nên khi mà ông Ca Diếp tập trung năm trăm vị toàn là những bậc A-la-hán, đều là đọc lại, chứ không có ghi chép. Cho nên sau này tới vua A Dục mới ghi chép lại thành chữ, thành sách. Cho nên nó đã mất hết rồi. Con hiểu không? Hồi đó thì ông Ca Diếp tập trung lại thì một số mà chứng quả A-la-hán - năm trăm vị mà.

Ngày đó thì ông A Nan chưa chứng. Ổng, một đêm mà ông nỗ lực, ông thực hiện một đêm đi Thân Hành Niệm chứng đạo. Sáng hôm sau, ông chui vô hang người ta kết tập, thì mới vô trong ông kết tập. Ông A Nan mới là người (gần Phật nên được nghe Phật thuyết). Nhưng mà lúc bấy giờ họ kết tập kinh bằng cái đọc nghe thôi; đọc cái bài kinh cho năm trăm vị này nghe đó là Phật dạy vậy, vậy…​ Ai cũng nghe được hết, nhưng mà không ghi chép, mấy con.

Cái thời sao mà nó kỳ lạ, không có thành sách được. Có nghĩa là cái thời đó, người ta có thể người ta không muốn chép, người ta nghĩ rằng những bậc A-la-hán thành Phật rồi người ta nhớ, người ta không có quên. Nhưng mà sau này, con người sau này đâu có chứng quả A-la-hán nghe rồi quên mất, mà nghe rồi quên mất mà lại thêm. Bởi vì cái kiến giải của người ta, người ta chưa làm được cái đó, người ta kiến giải ra, nó trât. Còn những bậc A-la-hán, người ta nghe thấy đúng rồi, người ta không có thêm vô.

(46:21) Còn mình không biết, mình cứ nghĩ tưởng như vậy vậy, mình tưởng ra rồi mình thêm vô làm nó lệch kinh Phật. Các tổ sau này tạo lại kinh sách, chép lại (…​) Các vị đó toàn là cao tăng không (…​). Hồi đó tôi cũng nghe vậy vậy, Thầy tôi, thầy Tổ tôi dạy vậy, nhưng mà bởi vì tôi chưa chứng, cho nên bây giờ tôi cũng thêm vô mà, tôi cũng nói Phật nói thôi, con hiểu chỗ đó không? Cho nên vì vậy mà bây giờ cái nhiệm vụ mà làm lại cái tạng kinh Nguyên Thủy này là phải mười vị trong đó có Thầy. Thầy chờ Thầy sống tới đó rồi (Thầy cùng kết tập).

Phật tử: Thầy, con có được chứng kiến cái việc kết tập đó không Thầy?

Trưởng lão: Nếu mà con có ước ao rằng ngày mà kết tập được cái điều này, với mười vị chứng quả A-la-hán mà tập kết được điều này, ước nguyện sau cái giờ đó con còn sống. Thầy nói thật sự Thầy sống 200 tuổi được, mà 200 tuổi chắc gì con sống. Con hiểu không? Bây giờ con bao nhiêu tuổi? Rồi con tính 80, 90 tuổi hay 100 tuổi, con có cao lắm đi nữa cho con 100 tuổi cũng phải chết, mà Thầy sống 200 tuổi. Bây giờ Thầy 200 tuổi thì con cũng một trăm mấy. Có phải không? Như vậy con làm sao con xem (kết tập).

Mà con ước nguyện rằng con sẽ được dự vào cái lúc mà kết tập kinh tạng Nguyên Thủy - lời Phật dạy, bằng tiếng Việt nam, ngôn từ Việt Nam (chứ không phải Hán - Việt. Nó không phải là người ngoại quốc nữa, mà toàn người Việt Nam. Mà những người Việt Nam chứng A-la-hán, một vinh dự cho đất nước chúng ta. Cũng như bây giờ Thầy tu Thầy làm chủ được cũng là vinh dự cho quê hương Thầy. Chứ nếu mà Thầy là người Ấn Độ hoặc người Mỹ, người Pháp hay người nào đó thì không vinh dự cho đất nước Việt Nam, nhưng mà Thầy là người Việt Nam làm được cái điều này.

Mà bây giờ kết tập những lời Phật dạy là những bậc chứng quả A-la-hán, thì con thấy đây là một vinh dự rất lớn. Mà Thầy đang đào tạo những người này, vừa là niềm tin cho Phật giáo cả thế giới, cho con người trên hành tinh này. Người tu theo đạo Phật là làm chủ được như vậy.

Phật tử: (Tóm tắt câu hỏi)

Con người chúng ta suy nghĩ như thế nào? Do một cái định kiến, một cái kiến giải gì đó mà cứ đòi Thầy phải chứng minh. Tại sao những chuyện nhỏ nhất của thế giới người ta cũng quảng bá. Mà chúng ta có một vị Thầy đáng kính như thế, sao rất ít người biết?

(49:21) Trưởng lão: Cho nên sự thật ra những người tu rồi thì họ đã biết là (đã xuất hiện người tu chứng) theo con đường của đạo Phật, chứ người ta nghĩ đức Phật, tu theo đạo Phật chứng cái gì cao siêu. Cho nên họ nghĩ rằng Thầy sẽ dạy họ như thế này thế khác. Sự thật Thầy nói chứng chứ sao không chứng. Đức Phật đã nói: “Pháp ta không có thời gian, đến để mà thấy!” Thấy cái gì? Chứng đạo chứ thấy gì, thấy làm chủ chứ gì? Đâu có phải mơ hồ đâu, đâu phải trừu tượng đâu.

Biết bao nhiêu người tu sĩ về đây tập (đã làm chue được bệnh). Bây giờ con bệnh đau tác ý đuổi, mà con thấy đẩy lui được bệnh, không còn uống thuốc, không phải chứng sao? Đòi cái gì? Mấy con mặc chiếc áo của người cư sĩ, còn gia đình này kia, tu đàng hoàng thì cũng chứng chứ đâu phải không chứng đâu, làm chủ được bệnh mà. Mà làm chủ được bệnh rồi tới chừng đó mấy con còn làm chủ được chết, mấy con muốn chết hồi nào chết, sống hồi nào sống chứ gì. Nhưng mấy con sống không bệnh mà mấy con chết không phải tự tại sao? Cũng sướng lắm chứ! Đâu có gì mà khổ đâu. Bởi vì không bệnh đau mà nằm xuống cái ngủ luôn, có khỏe không? Chết một cách tự tại.

Thầy nói chưa đi sâu tới giai đoạn mà chúng ta làm chủ, nhập tứ thiền. Cho nên vì vậy mấy con chưa nhập được tứ thiền, nhưng mấy con vẫn tự tại trong sanh tử, chứ đâu phải không. Mấy con đuổi được bệnh, Thầy thấy mấy con tự tại rồi. Có bệnh đuổi rồi thì nó đâu còn đau nhức nữa, thì bây giờ nó chết thì nằm xuống chết, mà không bệnh không phải khỏe sao? Không phải tự tại sao?

7- PHÁP TU TẬP CHO CƯ SĨ

(50:36) Phật tử: Cái pháp của Thầy thì con có tập cũng nhiều, bây giờ con gói gọn lại nhiêu đây, Thầy thấy có đủ chưa:

  •  

    Cái thứ nhất người cư sĩ như chúng con thì trước mắt là cứ giữ năm giới.

  •  

    Cái thứ hai là mình có hạnh sống, hạnh nhẫn nhịn, tùy thuận, bằng lòng. Và một cái phương châm để luôn nhắc nhở mình “không làm khổ mình, không làm khổ người”. Đó là con chắt lọc được trong cái cuộc sống người cư sĩ của con. Và muốn theo lời Thầy dạy thêm nữa, thì bây giờ con cố gắng định tâm để đuổi bệnh. Và những ước nguyện của con thì con cũng định tâm ước nguyện thôi.

Dạ! Như vậy thưa Thầy đã đầy đủ chưa?

Trưởng lão: Đủ rồi con. Con cư sĩ như vậy thì con đã đủ rồi, không có cần gì nữa. Những cái mà tóm lược lại những điều mà con đã hiểu rồi mà trình Thầy là đủ rồi.

Phật tử: Nhưng mà để được nhẫn nhịn - tùy thuận - bằng lòng, thật sự ra nó cũng cả một cái quá trình tư duy về nhân quả, về Định Vô Lậu, về cả một quá trình mà nghĩ là, mình soi xét rất kỹ, mình mới thực hiện được cái nhẫn nhịn - tùy thuận - bằng lòng.

Trưởng lão: Đòi hỏi có cái thời gian tư duy.

Phật tử: Phải hiểu được duyên khởi, phải hiểu được nhân quả. Thật sự những cái đó con rất là yếu. Cho nên nhiều khi không có thể nào mà nhẫn nhịn, tùy thuận, bằng lòng một cách tốt được Mà một thời gian sau đó con mới hiểu thì rất là dễ. Thì bây giờ bắt đầu mình học về duyên khởi, học về nhân quả, thì những cái duyên khởi và nhân quả đó nó dài lắm.

Trưởng lão: Coi như là Thầy đã mở cái lớp Chánh Tri Kiến. Tức là Thầy dạy về nhân quả, Thầy tiếc là vì mấy con không dự được cái lớp này. Chứ dự cái lớp đó nó triển khai cái tri kiến của mấy con về nhân quả rất là thánh thiện và hiệu quả. Thầy nói nó thông suốt tất cả về nhân quả, từ cỏ cây cho đến con người, cái nhân quả như thế nào, thế nào, đều chỉ rất rõ. Mà không có được dự học lớp Nhân Quả thì cũng uổng. Nhưng nó qua rồi, thì bây giờ Thầy thấy, dường như là có một số người ghi lại trong những buổi học đó, Ghi lại cái băng, (rồi) sách họ cũng viết ra. Nhưng mà không biết họ lưu lại như thế nào thì Thầy không biết, chứ họ đã có ghi và chép rồi. Nếu mấy con đã có cái tâm nguyện thế này thì có ngày mấy con sẽ gặp lại những quyển sách đó, mấy cái đĩa giảng đó, không mất đi đâu.

(53:24) Phật tử: Cho con hỏi, Thầy nói lần trước con có nghe nói là thời đức Phật không tập kết kinh điển, không có tụng kinh, không có ghi thành sách do thời kỳ đó không có viết sách, không có, với lại chỉ nói truyền tụng bằng miệng thôi. Hồi nãy Thầy nói không hiểu tại sao mà không có ghi bằng sách, thì không biết là trong cái thời kỳ đó còn thô sơ, cho nên việc mà viết sách thì rất là khó khăn; phải viết trên giấy, viết trên lá. Có đúng vậy không thưa Thầy?

Trưởng lão: Viết trên lá chuối, viết trên lá, nhưng họ có có viết đó con. Bởi vì trước đức Phật có lục sư ngoại đạo nó đã có ghi chép, nó đã có chữ rồi. Chữ Pali, chữ Sanskrit đó con, nó đã có rồi. Nhưng mà đạo Phật, đức Phật nói không được chép lại như thế này, chép rồi mấy người cứ đọc rồi kiến giải chứ không có tu. Cho nên nghe rồi tu, chứ không có nghe rồi ở đó chép. Chép rồi cứ ngồi đó đọc hoài, cho nên đức Phật không có cho.

Vì vậy mà các đệ tử của ngài như ông Ca Diếp đó, kết tập kinh không cho chép, chỉ đọc nghe rồi thôi, lo tu, hiểu hết thì lo tu. Còn bây giờ chép thành kinh sách rồi cứ ôm bộ kinh đó đọc hoài, đọc rồi đi ra nói một hơi thành trật, thành ra không có tu.

Vì vậy mà Thầy biết cái ý của Đức Phật như vậy rồi. Nhưng mà Thầy, thật sự ra tại sao mình không ghi chép cho đúng để rồi bây giờ thất lạc như vậy. Đó cũng là cái lợi ích cho người hiện tại để tu, nhưng mà tai hại cho người về sau nghĩ thiếu lại thêm. Đó con thấy. Được cái lợi này mà nó hại cái kia. Cho nên bây giờ Thầy viết sách là Thầy muốn duy trì lại cái đạo Phật. Tại vì chỉ có đức Phật, chứ còn Thầy đâu có cái gì mà của Thầy. Cho nên nếu mà Đức Phật nói di truyền của Đức Phật, thì Đức Phật thấy coi như là mình bị cái danh.

(55:09) Cho nên ông Phật không muốn. Cho nên nói rồi, lo ráng tu thôi. Các con hiểu không? Còn bây giờ mà cái gì Thầy làm là dựng lại của đạo Phật chứ không phải của Thầy. Cho nên Thầy làm được, còn hồi đó Phật không làm được, làm như vậy là bị danh.

Bởi vậy cho nên các con biết người nào mà viết sách là muốn cho mình, mọi người đọc sách mình để biết đến mình, là danh chứ gì. Nhà văn cũng là háo danh chứ đâu phải không, ráng cố gắng viết cho hay, thì do đó là háo danh.

Cho nên Đức Phật có ý rất rõ, chứ không phải không rõ đâu. Nếu mà của mình bây giờ mình viết ra rồi sách, đây là mình háo danh, (…​) coi như là có danh có lợi thì nên ẩn bóng. Mà có danh thì không được ghi chép lại. Cho nên đó là cái ý của đức Phật. Cho nên tới bây giờ, chúng ta tai hại nhất là không có sách vở mà ghi lại trong cái thời đó. Cho nên sau này người ta muốn ghi thêm cái gì thì ghi. Thì đó, có cái lợi và có cái hại. Cái lợi cho thời điểm hiện tại đó, mà có hại cho chúng ta sau này. Nhưng mà bây giờ Thầy có nhiệm vụ làm lại tất cả những cái gì của Phật, chứ còn cái của ngoại đạo, kiến giải của mọi người thì Thầy gạt ra. Thì người sau không còn bị lầm, để cho người sau nữa có lợi. Công Thầy thì có cực khổ nhưng người sau thì không có cực khổ nữa.

Phật tử: Thường những thế lực xấu nó hay o ép, không mong muốn có một nhân quả như Thầy nói. Thì như vậy nó có thể là sửa đổi là trong cái người xấu hơn sẽ theo được cái đạo đức của mình không ạ?

(57:04) Trưởng lão: Được. Bởi vì đạo Phật dạy mình trước nhất là giải quyết được cái tâm mình trước các ác pháp, trước nhân quả, để cho mình trả. Chứ không phải dạy cho mình chịu đựng mà bỏ qua. Sau khi cái tâm mình bình tĩnh, sáng suốt rồi, mình thấy những người đó có những điều xấu, điều ác thì khi đó mình bình tĩnh mình thấy rõ. Còn nếu mà mình bị dao động tâm mình, thì mình không sáng suốt, mình thấy đau khổ, mà nhờ mình hiểu được nhân quả thì tâm mình không đau khổ. Khi bình tĩnh rồi, thì những người mà họ (tìm cách giúp mình) hay là họ tìm cách này kia hại mình đều là mình thấy rất rõ.

Cho nên cái người này tu được, mà người khác không tu được. Con thấy cái người này dễ chấp nhận thì con sẽ khuyên họ để cho mình có một số người cùng nhau đứng trên cái nền đạo đức, lấy số đông mà dẹp cái số ít. Cho nên vì vậy khi đó nó không phải sáng suốt để mà chịu đựng, để lúc nào ác pháp cũng đè nén cái tâm mấy con. Mà mấy con phải biết, phải biết tạo cái thế lực của mình; có một số người đông đảo, giữ được đạo đức để rồi số đông này vạch ra, để rồi ở cái số kia phải chấp nhận. Như vậy mình sẽ đem lại sự hạnh phúc hơn. Con hiểu không?

Chứ mình đừng có chịu đựng, mình chịu lép vế, để rồi mà người ta hiếp đáp mình hoài. Không phải đạo Phật dạy mình kiểu đó đâu; dạy mình đem lại điều tốt đẹp cho mình cho người sau này. Nhưng mà mình thấy trong cái số người này họ biết mình, nhưng mà có người lại chưa, thì mình tìm cách mình giúp đỡ người này để cho họ về với mình để thấy điều đúng và đồng thời số lượng người về với mình đông rồi thì bắt đầu mình đưa ra, mình bàn bạc với nhau; mình vạch ra, thì cái ác nó dẹp xuống liền tức khắc. Thì tất cả chị em khác (hiểu và tin theo). Mình đứng trên cái nền đạo đức của Phật giáo giải thích cho họ nghe thì sẽ đem lại tốt cho cái xã hội này. chứ không riêng mình. Mới đầu coi như mình chịu lép đó, nhưng mà mình nhẫn nhịn, tùy thuận, vui vẻ thấy nhân quả, thì cái tâm mình thấy bất động yên ổn. Yên ổn rồi mình mới chọn những người nào mà kha khá thì mình giúp, theo mình đi. Theo mình là theo đúng cái thiện pháp rồi, đâu có gì đâu. Mà đã có một cái tập thể thiện pháp rồi thì bắt đầu mới đưa ra công khai, mới đem ra những cái điều đúng - sai để mà chỉ cho cái bên ít kia cho họ thấy, và khi họ ít rồi thì họ phải chấp nhận cái số đông thôi, không có gì khác. Thì từ đó họ sẽ thành thói quen thôi.

Nhớ những điều Thầy nói, về làm như vậy là tốt. Phải chịu đựng, con. Phải có thời gian, chứ không thể con muốn bữa nay (nói), ngày mai cho nó được tốt liền, không phải đâu. Phải chịu khó, trong suốt cái thời gian một năm mà có cái tâm huyết của mình, suy nghĩ tốt thì con sẽ làm được, chứ đừng có nghĩ rằng bữa nay ngày mai hay một tuần lễ, nửa tháng phải cho nó xong thì nó quá (vội). Mình cứ lần lượt mình làm.

(1:00:13) Muốn cho một cái người đó hiểu được những cái sai của họ thì người này mới chấp nhận họ sửa, thì nhắc khéo cho họ thấy, họ thấy rồi họ mới về với mình. Về mình rồi lần lượt người này đến người kia, mình thấy một số lượng rồi bắt đầu mình đưa ra để giải quyết cái (ác pháp), chứ không để ác pháp như vậy hoài được.

Cũng như bây giờ Thầy biết rằng xã hội chúng ta là thiếu đạo đức nhưng đâu phải đầu hàng trước cái vô đạo đức này đâu, cho nên mình cố gắng mình viết sách, mình cố gắng mình gợi lên, có người nào họ được nghe Thầy thì họ lại hướng về Thầy. Thì đó là lần lượt Thầy có số đông rồi. Do đó về những sự mê tín của Giáo hội Phật giáo, các vị lãnh đạo Phật giáo đến đây bàn bạc sao cho đúng. Thì cái lực lượng của Thầy nó đông rồi. Cho nên khi đó đưa ra thì người ta thấy cái lực lượng của mình có, cho nên bên kia nó phải chịu, chịu đầu hàng…​

Nhưng mà Thầy sẽ nói rằng, cũng có thể nói rằng từ năm, sáu chục năm sau, chứ đâu phải bây giờ muốn là được. Để mỗi lần nó thấm nhuần thêm cái số người, người ta hiểu biết, để cho người ta hướng về cái Chánh pháp của Phật.

Sau khi cái Chánh pháp của Phật đã có số lượng được tương đương hoặc là hơn, thì Thầy mới mở cuộc họp mời Giáo hội Phật giáo đến đây để bàn, con hiểu chỗ đó không? Chính Thầy đã chuẩn bị cho vấn đề tu tập, mà Thầy chờ cái nhân sự. Cách thức làm nào đi nữa mình cũng phải chờ (đủ duyên), bằng trí tuệ, để đem lại cái tốt cho tất cả mọi người chứ không phải riêng mình.

Mà quý thầy ở trong các chùa Đại Thừa, mà họ chấp nhận được thì còn gì lợi ích hơn, (đâu còn khổ đau nữa mấy con). Chứ còn bây giờ mà Thầy truyền hết, thì không hết đâu…​ Thì bây giờ trong hoàn cảnh đó cũng vậy thôi. Con hiểu không?

8- ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH VÀ TỨ ĐẠI

(1:02:05) Phật tử: Con cảm ơn Thầy. Bạch Thầy với lại con thấy dạo này nhiều thầy bói, xem đoán được cái tương lai, thì Thầy giải thích thêm cái hiện tượng mà tại sao có người nhìn được cái tương lai của người khác. Mà như vậy có cái cơ sở gì hay không?

Trưởng lão: Có chứ con, nó có cơ sở. Cơ sở qua Ngũ Hành, Âm Dương Ngũ Hành. Nó từ đó nó đẻ ra những cái pháp chiêm tinh, tức là bói khoa. Bây giờ họ có những cái sách đó, họ dựa vào đó. Tức là nhân quả nó cũng nằm trên Âm Dương mà nó hoạt động, cái quy luật nhân quả con hành động thiện ác nó cũng đều trên cái Âm Dương đó. Con hiểu không?

Cho nên, nó thành ra bây giờ cái bộ sách Tử vi số, cho nên vì vậy người ta dựa vào đó. Cái người mà họ thông suốt, thì họ từ cái chỗ mà con sinh ra, ngày sanh tháng đẻ của con như thế nào thế nào, tuổi con, cái mạng của con - mạng thủy; mạng kim; mạng hỏa…​ Tức là Âm Dương, Ngũ Hành - Âm Dương. Từ đó con sanh ra, thì bây giờ con nằm trong Ngũ Hành - Âm Dương hết rồi. Con hiểu không?

Tuổi tác của con nằm trong đó, cho nên họ lấy sách này ra, họ kê ra như những cái bài toán họ giải ra, cho nên họ nói con không có sai chỗ nào hết. Bởi vì nó theo Quy luật Âm Dương là Nhân Quả rồi.

Cho nên nó không có sai với chúng ta, nhưng mà họ nói về tương lai con (thì có thể sai). Bây giờ thì con sống như vậy, mà con thay đổi cuộc sống của con, con sống đúng giới luật thì nó mang đến cho con những điều nó không còn đúng như nhân quả nữa. Mà nếu mà con không có sống đúng giới luật, con cứ sống vậy đó, thì nó nói tương lai con xảy ra cái gì, nó không sai đâu. Bởi vì cái quy luật nhân quả nó đã sanh con ra làm người, con phải trả nhân quả như thế nào, thế nào, nó y như trong cái chỉ số rồi, nó không sai đâu.

(1:04:05) Cho nên bây giờ nó bói khoa là bói khoa kiểu đó. (Con thấy nó nói có sai không?) Còn bói khoa theo kiểu đồng cốt là do cái Tưởng nó giao cảm nó nói ra, Cái tưởng giao cảm mà mấy người lên đồng nhập cốt, con thấy không? Nó nói như ai nhập nó đó. Nó nói chuyện con như này kia, (đều) đúng hết. Không ngờ cái tưởng giao cảm qua cái cuộc sống của con mà nó nói ra. Con hiểu không? Nó khác.

Còn cái kia dựa vào cái luật Âm Dương - Kim Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ - Ngũ Hành đó, Âm Dương - Ngũ Hành mà nó nói ra. Mà con sanh ra thì con nằm ở trong Âm Dương - Ngũ Hành đó. Nó đã ghi được, bây giờ con tuổi tý, thì nó nằm ở trong tuổi. Rồi con mạng gì? Rõ ràng, phải không? Rồi tới năm sanh, ngày sanh của con nhằm ngày Tý, ngày Sửu, ngày Dần, rồi ngày đó nó thuộc về Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ chứ gì. Con hiểu chỗ đó không? Nó suy ra tính ra cái ngày đó như bài toán, nó tính ra hết. Tất cả những cái gì ở trong cuộc đời con đã xảy ra nó nói không sai, mà sắp tới nó cũng nói không trật. Con hiểu không?

Bởi vì nó vậy, nó mới có sự mê tín. Từ đó, từ cái quy luật Âm Dương mà nó không có hiểu, nó không có hiểu như Phật giáo, cho nên nó đẻ ra cái sự cúng bái cầu khẩn, nó mới xây dựng lên thế giới siêu hình. Bởi vì con thấy rằng Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, nó có năm, có năm phần này; Âm Dương, nó là luật nhân quả rồi.

Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ nó kết hợp trong con người con, nằm ở trong Kim, Mộc, Thuỷ. Con không mạng Thổ thì mạng Hỏa, không mạng Hỏa thì mạng Kim, thí dụ vậy. Nhưng mà trong Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ này nó chỉ có ba chứ nó không có bốn mà Phật nói có bốn, nó thiếu đi. Kim, Mộc, và Thổ nó chỉ có một là Mộc. Kim nó cũng đất con, mà Mộc nó cũng là đất, mà đất (Thổ) cũng là đất phải không? Kim - Mộc - Thổ là đất, còn Thủy, Hỏa; mới có ba, còn thiếu. Còn gió không có. Đất - Nước - Gió - Lửa đó con, mà kết hợp trong thân người ta có Gió. Thiếu Gió cho nên nó không thành con người, cho nên Kim, Mộc, Thuỷ, Hỏa Thổ không thành con người. Con hiểu chỗ đó chưa?

(1:06:12) Quy luật Âm Dương thì có Âm có Dương. Cho nên tất cả những cái hợp duyên của cái Âm nó mới tạo thành người nữ, mà hợp duyên của Dương nó thành người nam. Con hiểu không? Cho nên nam khác mà nữ khác. Con hiểu chưa?

Mà trong Âm Dương, Ngũ Hành thì nó lại không đúng với Tứ Đại, mà đạo Phật nói Tứ Đại đủ, còn Âm Dương - Ngũ Hành của con thì bây giờ có năm, mà nó chỉ còn có ba là đất, rồi nước với lửa, còn gió không có, nó thiếu.

Cho nên, vì vậy mà do nó thiếu, nó mới nghĩ ra có cái linh hồn. Con hiểu chỗ Thầy nói không? Bởi vì cái đó là cái văn minh của Á Đông tức là của Trung Quốc, văn minh Trung Quốc đó nó do từ Khổng Tử, Lão tử mà nó đẻ ra cái văn minh này. Cho nên, vì vậy nó không bằng văn minh Ấn Độ. Cái văn minh Ấn Độ nó đưa ra con người là bốn chất: đất, nước, gió, lửa. Do đạo Phật nó thực tế cụ thể, cho nên văn minh Ấn Độ nó cụ thể, cho nên nó không mê tín.

Còn cái văn minh Trung Quốc nó không đủ, cho nên nó thiếu. Cho nên vì vậy nó phải dựng thêm cái linh hồn, nó dựng lên cái thế giới siêu hình. Do đó nó có cái thờ cầu cúng, con hiểu chưa? Nó mới có cái chuyện mà cúng bái. Cho nên, vì vậy cái văn minh đó nó ảnh hưởng cho Phật giáo, cho nên các chùa đều cúng bái (vong linh) của Âm Dương - Ngũ Hành. Còn Phật giáo thì nó có cái Tứ Đại, nó cũng Âm Dương Tứ Đại, mà Âm Dương Tứ Đại tức là cái Nhân Quả. Con hiểu không?

Bây giờ Thầy phân tích cho mấy con thấy cái văn minh của Ấn Độ và văn minh của Trung Quốc. Hai cái: cái này nó còn thiếu; mà cái này nó đủ. Cho nên nó thiếu, nó phải thêm, nó thêm có linh hồn. Không ngờ Đức Phật nói thân tứ đại này, ngũ uẩn này chết thì không còn cái gì trong này hết. Mà 33 cõi trời là Tưởng tri chứ không phải liễu tri, không có cõi trời. Nó phá vỡ thế giới siêu hình. Còn cái kia thì dựng lại thế giới siêu hình. Con hiểu chưa? Tại nó thiếu cho nên nó thêm vô, nó thêm cho đủ nhưng mà nó thêm vô thành sai. Gió mà nó tưởng là cái linh hồn. Cho nên mấy con nghe trong khi chết lâm sàng, khi một người chết họ thấy sao cái trọng lượng người chết nó mất đi đâu, nhưng không ngờ cái hơi nó bốc ra chứ gì? Do đó họ nghĩ cái hơi đó là cái linh hồn.

Thậm chí như các nhà khoa học họ cũng cho đó là cái linh hồn đã xuất ra rồi, cho nên cái thân nó nhẹ xuống, nhưng mà không ngờ cái hơi trong người chúng ta nó bốc ra. Hồi chúng ta còn sống, ví dụ nó 55 ký, chết rồi nó còn 50 ký thôi, họ nghĩ rằng cái linh hồn nó 5 ký. Con hiểu chưa?

Sự thật ra thì cái bị thiếu nên họ thêm. Còn bên đây nó đủ, cho nên vì vậy nó hoại diệt, nó không còn. Phật giáo rất hay. Thầy nói văn minh đối xử với nhau, nghĩa là cái kiến thức hiểu biết của những người xưa; những người hiền triết ngày xưa. Nhưng mà các ông này hiểu biết chưa đủ, thua ông Phật; Phật đầy đủ.

Cho nên Thầy phân tích cho con thấy, chứ nếu mà cỡ không phân tích mấy con không thấy được. Luật Âm Dương - Ngũ Hành rất đúng, không sai. Cho nên nó chỉ xây dựng trên bói khoa, cho nên nó tạo ra thế giới (đau khổ). Còn đạo Phật hôm nay sống thiện ngày mai hạnh phúc. Bữa nay sống ác, thì ngày mai phải chịu thọ quả khổ.

9- KHÉO LÉO DÙNG TRÍ TUỆ CHUYỂN NHÂN QUẢ

(1:09:47) Phật tử: Hai người sống với nhau mà họ không hạnh phúc, mà nếu mà mình cứ nói về luật nhân quả thì con nghĩ là mình cứ phải chấp nhận, mình phải sống trong đau khổ?

Trưởng lão: Không thể chấp nhận được đâu. Mình nói về luật nhân quả để cho mình chấp nhận, mình chấp nhận ở trong quy luật nhân quả, nhưng mà mình chuyển hướng, thay đổi nhân quả. Chứ không chấp nhận nhân quả để rồi cứ cãi cọ nhau, hoặc xảy ra buồn phiền. Con hiểu điều đó không?

Để cho cái tâm mình an ổn thì nói đây là nhân quả, mới xảy ra như vậy. Mà chuyển đổi, cái đầu tiên chuyển đổi an nhất là thấy nó nhân quả, tâm mình mới được an ổn. Nhưng mà không phải vì an ổn đó để mà chịu đựng. Mà bây giờ mình đã biết được luật nhân quả rồi, bây giờ thay đổi cái nhân quả xấu này trở thành nhân quả tốt, thay đổi hoàn cảnh gia đình mình đang xấu trở thành hoàn cảnh tốt. Con phải hiểu chỗ đó. Nhân quả là thay đổi được, chứ không cố định như số mệnh. Không có số mệnh, mà là nhân quả, phải nhớ!

Nhân quả bữa nay bệnh ngày mai sẽ hết, bữa nay thì rầy rà ngày mai sẽ hết. Bây giờ tôi chấp nhận rầy rà, thì trong khi đó mình chấp nhận nó, thì không nói Nhưng mà cái thời gian qua trong một giờ, một ngày, qua ngày mai, là những cái sai, cái đúng, tôi đem ra phân tích là tôi thấy cái sự bình an, cái sự ổn định về tinh thần, không bị rối.

(1:11:06) Trong khi mình nóng mình giận mà, tôi chưa cãi người đó đâu. Tôi thấy nhân quả rồi, tôi không cãi nữa. Con hiểu không? Tức là tôi vui, tôi chấp nhận nhân quả. Nói sai, nói quấy, nói gì nói, tôi chấp nhận hết.

Nhưng mà sau đó rồi, tôi không phải chấp nhận hoài hoài đâu, tôi sẽ vạch ra hết tất cả cái này cái kia, cái sai cái đúng tôi vạch ra hết. Ai sai ai đúng thì phải sửa. Con hiểu chỗ đó chưa? Thì nó sẽ chuyển biến nhân quả, nó thay đổi nhân quả mà. Chứ còn con cứ chấp nhận, con không dám nói gì hết, cứ để im lìm vậy thì tức là con chấp nhận để mình chịu đựng, thì nó sai, không phải luật luật nhân quả vậy. Cho nên tôi chấp nhận nhân quả, nhưng mà tôi sẽ làm thay đổi nhân quả. Con hiểu không? Đó, như vậy mới là đúng.

Phật tử: (Tóm tắt câu hỏi) Ví dụ như mình sống, mình phải im lìm như vậy. Vì đạo Phật nói không tạo danh, tạo lợi nên không cần phải kinh doanh, hay làm giàu. Mình suy nghĩ vậy có sai không?

Trưởng lão: Tại con hiểu đạo Phật không đúng. Nhưng mà bây giờ tôi đầy đủ, tôi thừa tôi có thể làm được những gì lợi ích cho người bất hạnh xung quanh tôi, mà tôi thừa rồi, tôi có thể đi sắm xe hơi được. là cái phương tiện đi lại thì điều đó tôi có quyền tôi sắm, chứ không phải vì tôi tham có cái xe hơi mà tôi gom góp hết sức để tôi mua chiếc xe để cuối cùng tôi nợ, tôi làm tội tôi, làm tay sai cho nhân quả. Con hiểu chỗ này.

Đó, cho nên vì vậy mình giải quyết tất cả mọi sự việc mà không tham. Không tham danh, không tham lợi. Tôi làm là tại vì cái khả năng tôi đứng trên vị trí giám đốc, chứ không phải tôi ham làm giám đốc, chứ không phải tôi ham danh đâu. Vì vậy mà tôi đứng ở trên vị này tôi phải đi điều khiển cả cái văn phòng, mọi người cùng làm chứ tôi phải chạy lo trách nhiệm người nào ra việc nấy. Chứ không phải tôi làm lớn mà chỉ người này người kia trên đầu ngón tay, bảo sai người này, người kia. Không phải.

Tôi chỉ cách, cái hiểu biết, cái điều kiện mà tôi làm được, tôi biết rằng khả năng của anh, của chị phải làm như thế này, thế này…​ để cho cái công việc chúng ta chạy, chạy và giúp đỡ chúng ta có công ăn việc làm tốt, vì chúng ta không phải làm lợi ích riêng cho mình, mà còn giúp những người bất hạnh trong xã hội. Con hiểu chưa? Cho nên không phải do tôi ham, tôi làm là tại vì khả năng tôi đã có trình độ kiến thức, học thức hiểu biết để tôi đứng trong vị trí đó, tôi điều khiển cái công ty, cái nhà máy.

Còn bây giờ tôi không hiểu mà tôi trèo lên đó là tôi ham danh, (…​). Có nhiều người làm giám đốc mà có người trợ lý giám đốc, người trợ lý giám đốc điều khiển hết, còn ông giám đốc ông này không làm gì hết, ông này rất tệ. Thầy nói thiệt thà là Thầy không làm thôi, mà Thầy làm giám đốc thì phải có cái khả năng. Cái tài của mình có chứ không phải mình tham danh. Còn có nhiều người háo danh, họ bỏ tiền vào họ làm giám đốc, họ đứng đó họ mướn người làm. Tôi có khả năng tôi làm ra lợi, (…​) không phải đâu, Vì tôi không chấp cái lợi. Tôi làm vì lợi ích cho bản thân cho gia đình và xã hội, nên tôi làm…​ Chứ không phải đạo Phật nói không danh, không lợi nên tôi không làm, thì điều này là không được. Con hiểu không?

(1:14:35) Phật tử: Con thấy những cái đạo khác thì cũng tất cả các đạo đều dạy con người sống yêu thương. Nhưng mà con thấy điểm khác là có những cái đạo thì người ta nói là, trong một cái trường hợp, đó là cái trường hợp mà mình bị người khác, có thể là họ đánh mình hay cái gì đó, thì mình có quyền để mà mình đánh lại. Dạ không, nhưng mà con thấy trong đạo Phật hình như là không có cái điều đó. Con hỏi Thầy là trong đạo Phật nếu giả sử người ta đánh mình, thì mình làm như thế nào?

Trưởng lão: Người ta đánh mình (nhịn, mình chạy).

Phật tử: Con thấy là đạo, có những đạo khác người ta nói là mình có quyền đó, nhưng mà trong đạo Phật thì?

(1:15:22) Trưởng lão: Nhưng mà không phải để cho họ ăn hiệp mình. Mấy con hiểu không? Mình nhịn. Bây giờ họ đánh là mình chạy, họ chửi mình thì mình không chửi lại, đó là cái nhẫn nhịn của đạo Phật. Nhưng mà không phải mình để cho cái người này họ thấy họ chửi mình, chửi hoài; họ đánh mình, đánh hoài. Không phải đâu.

Tôi sẽ nhờ cái phường, những người ở chung đây, (họ sẽ bảo vệ, chứ không thể mình nhẫn nhịn, chạy hoài được). Bởi vì mình có cái tập thể sẽ bảo đảm, mình có pháp luật của nhà nước, mình (sống ở đâu thì mình có pháp luật mà). Nhưng pháp luật không có nghĩa là tay đôi với người ta. Con hiểu không? Mà lấy tập thể. Đó là cách thức giải quyết, chứ không để anh ác pháp này mà anh làm hoài. Không được, làm cho anh co cái đầu lại, nhưng mà bằng cái sức tập thể, chứ mình không có làm đương đầu với anh bằng hai người, bằng cá nhân được. Bởi vì hai người rất là bất lợi. Còn trong cái tập thể thì con không bất lợi. Con hiểu chưa? Mình phải khéo léo và sáng suốt.

Bởi vì mình sống trong cái xã hội đều có pháp luật bảo vệ sự sống cho mình. Mình lấy tập thể ra, đưa pháp luật nhà nước ra, cái này sai thì họ phải chấp nhận. Có pháp luật điều khiển.

Phật tử: Nhưng mà con thấy chẳng hạn như Việt Nam mình, nếu như kẻ thù tới xâm lược thì mình cũng phải đánh hả Thầy?

Trưởng lão: Đánh chứ con.

Phật tử: Nhưng mà nếu vậy thì có đúng theo đạo Phật không Thầy?

Trưởng lão: Đúng, đạo Phật đầu tiên (mình dùng tiếng nói) người ta giải quyết: “Anh xâm chiếm đất nước tôi, đưa quân ra đánh, bây giờ anh dừng lại. Không phải là tôi không có quân đội đâu, tôi không có sức mạnh đâu. Anh dừng lại. Chúng tôi sẽ bàn với nhau, đánh nhau có lợi ích gì cho dân tộc cả hai nước. Chúng tôi bắn anh thì anh cũng chết, mà anh bắn chúng tôi cũng chết, đem cái lợi ích gì? Anh muốn cái gì, anh muốn tiền bạc hay anh muốn cái gì? Tôi và anh sẽ hợp tác cùng làm cho hai nước, hai dân tộc chúng ta hạnh phúc hơn”. Phải bàn bạc, mình cũng có bộ ngoại giao chứ bộ không sao. Con hiểu không?

Cho nên đâu phải ai vác súng bắn tôi là tôi bắn lại đâu. Tôi có tiếng nói trước, mà anh không nghe (tôi nhờ sự liên minh các nước). Khi mà tôi họp với anh đâu phải có một nước, tôi mời nhiều nước đến đây họp, thì anh không chấp nhận thì các đất nước này sẽ ủng hộ tôi. Mặc dù tôi nhỏ, anh lớn, anh đông, nhưng mà tôi có nhiều nước thì anh cũng thua tôi chứ sao. Con hiểu không? Tôi phải cùng bàn chứ, nên nước đó xâm chiếm không được.

(1:17:51) Đó thì Thầy nói, bởi vì cái khôn khéo của mình, cái biết của mình, chứ không phải là mình nhẫn nhịn. Theo đạo Phật nhẫn nhịn là nhẫn nhịn theo cái điều kiện của cá nhân của mình thôi. Còn cái tập thể thì không nhẫn nhịn. Mình lấy tập thể dập cái người hung dữ, thành ra họ phải thua thôi. Mình thông minh cái chỗ này con.

Đạo Phật sáng suốt, thông minh, có trí tuệ vô cùng. Nó nhẫn nhưng mà nó không có chịu thua đâu, nó diệt cái ác pháp; nó nhẫn, nó diệt ác pháp. Cũng như bây giờ đạo đức không làm khổ mình, khổ người, mà cứ anh làm khổ tôi thì tôi sẽ tìm mọi cách để tôi ngăn chặn cái ác pháp đó lại, để anh không làm khổ tôi nữa. Và anh không thể làm khổ người khác. Đó là cái trí tuệ của đạo Phật.

Thầy dạy mấy con, sau này mấy con có đủ trí tuệ đạo Phật thì mấy con biết hết. mấy con lấy đúng pháp luật của nhà nước, lấy đúng cái tập thể của mình, dập. Mình chưa có đủ tập thể như hồi nãy mình nói, thì mình tạo cho có tập thể của mình, thì mình sẽ dập họ, mình lấy số đông. Mà trong ý kiến của mọi người đông, thì cái ít ý kiến kia thiểu số thì phải thua. Trong cuộc họp nào cũng vậy hết mấy con. Người ta lấy ý kiến đa số thắng thiểu số. Cho nên sống phải lấy cái trí tuệ của đạo Phật. Con hiểu không?

Phật tử: Ban nẫy Thầy nói là văn minh Ấn Độ, Thầy nói là đạo Phật thì không có, tuy là Phật dạy không có viết lại, nhưng mà ngược lại bên Trung quốc thì người ta ghi lại tất cả bằng chữ Trung Quốc, người ta ghi lại hết. Nhưng mà không tại sao Ấn Độ là người ta không có thói quen đó. Tất cả đều là không có ghi gì cả hết Thầy?

Trưởng lão: Tại vì cái tinh thần là cái danh, không cầu danh, con hiểu không? Cho nên tinh thần Phật giáo dạy, cái ý của đức Phật dạy là không cầu danh: “có danh có lợi thì nên ẩn bóng”, đừng có nên viết, đừng có nên làm cái điều đó. Cho nên nó cũng là những cái sai chứ không có đúng đâu. Bởi vì cái gì cũng có cái sai, cái đúng. (Đúng ở thời điểm đó, sai ở thời điểm sau này - do thêm bớt).

Còn cái văn minh của Trung Quốc cái gì người ta cũng ghi lại hết. Cho nên hiện giờ cái lịch sử của Phật, người ta cũng khảo khổ để viết nữa, chứ sự thật ra đức Phật không có ghi. Cho nên vì vậy mà người ta biết khi đức Phật tịch rồi thì toàn bộ giáo pháp của Bà-la-môn của Ấn Độ nó dập nát, không còn ở quê hương đó nữa, nó tiêu (mất). Chứ nếu mà ở đó nó mà ghi chép sách vở kỹ lưỡng đàng hoàng thì làm sao cho (mất) được? Cái này chỉ mình truyền miệng với nhau, truyền miệng với nhau thôi.

(1:20:34) Rồi từ đó nó quên trước, quên sau, rồi thêm thắt thành ra nó lệch lạc rất nhiều. Mà thậm chí như bây giờ nếu mà Thầy không tu xong thì làm sao ai biết đây là kinh này, hiểu được những lời Phật dạy (thì phải) có cái kinh nghiệm tu như vậy. Khó chứ đâu phải dễ. Cho nên cái xưa nó làm những cái sai, mà cứ bảo đúng. Đúng là đúng trong cái thời điểm đó; nhưng mà sai, sai ở trên thời điểm của chúng ta, làm người ta quá khổ.

Cho nên cái thời này, Thầy nói bây giờ phải ghi lại, ghi lại và đồng thời kết hợp với một số người có đủ uy tín với mọi người, thì lúc bây giờ chúng ta mới chỉnh đốn lại những cái lời Phật dạy, như hồi nãy Thầy nói đó. Để làm cái niềm tin cho mọi người.

Đây là những cái bậc vĩ nhân để lại để giúp cho loài người thoát khổ, chứ không khéo, nếu mà không có số người như vậy, thì người ta chỉ nói đây là thời đại của Thầy thôi, Thầy chỉ nói vậy chứ chưa chắc là của Phật nói, không phải dễ đâu.

Cho nên các vị Hoà thượng lên đây nói: Nếu mà Thầy tu mà pháp môn tu không đúng mà Thầy viết sách, là họ đến họ dập hết; không phải dễ đâu, họ dập nát hết. Nói họ cúng bái tụng niệm cầu siêu, cầu an này kia sai hết, là họ dập lại Thầy hết. Đằng này họ không dám dập là tại vì họ thấy Thầy là người làm chủ như thật mà, thành ra họ đâu dám. Con hiểu chưa?

Cho nên cái lực lượng của Phật giáo con thấy nó ghê lắm, chứ đâu phải. Mỗi kỳ họp là ngàn, ngàn người, chứ đâu phải ít đâu. Vậy mà họ không dám nói gì Thầy hết là tại vì họ biết Thầy có công phu (tu tập). Có nhiều Hòa Thượng đều biết hết, Hòa thượng Trí Quảng cũng đều biết Thầy chứ đâu phải không, biết mặt Thầy hết, nhưng mà vì thấy Thầy có công phu (tu tập), còn các thầy không có tu tập, không làm chủ được.

(1:22:17) Cho nên, vì vậy mà khi mà Thầy nói, họ mến phục chứ không phải không? Nhưng mà bây giờ đứng trên cái vị trí của mình, bây giờ dẹp làm sao đây, nó khó lắm chứ đâu phải. Mà hồi nào tới giờ cầu siêu cầu an, mà bảo đừng cầu siêu cầu an thì họ lấy cái gì họ sống đây? Con hiểu không? (Họ sống như Thầy đâu có được.)

Phật tử: Dạ Thầy, con còn câu hỏi cuối cùng thôi Thầy, dạ là theo đạo Phật thì nói về cái duyên rất là nhiều, như vậy chẳng hạn như là người ta không có ý thức được, nghia là mình không chọn hay là sao Thầy?

Trưởng lão: Cái duyên, nó nhiều duyên chứ không phải. Bởi vì do đó cái duyên, mà nó hợp nhau thì nó mới thành vợ chồng. Con hiểu không? Cho nên đạo Phật nói duyên rất hay. Nếu không duyên sao lại gặp người đó, mà gặp người đó sao lại không hợp, không thành vợ thành chồng mà lại gặp người khác. con hiểu đó là duyên hợp, duyên tan. Thường thường, nó vô cùng cái duyên hợp, duyên tan; nó trùng trùng duyên hợp, duyên tan.

Từ nhỏ con lớn lên con gặp biết bao nhiêu người, nhưng mà hợp rồi tìm hiểu qua đó rồi tan, tan rồi hợp, hợp rồi gặp nữa, rồi tan. Cứ vậy cho đến khi gặp người cuối, có một người cuối cùng mới thành vợ thành chồng. Mà thành vợ thành chồng rồi còn cãi cọ này kia nữa. Đó là nhân quả để trả vay. Tại sao mấy người kia không gặp để rồi không có như vậy, mà để gặp cái người này, để rồi cái người này (hay rượu chè). Mà hồi gặp cái người này chưa có rượu chè, một thời gian sau bây giờ rượu chè, trời đất ơi, chết tôi rồi! Con hiểu không? Đó là nhân quả phải trả. Nó là duyên hợp, duyên tan. Mà nó hợp để mà nó tan, tan rồi thì nó phải như thế nào đó, nó phải có cái duyên chứ. Nó tan không đâu có được, nó phải có đủ duyên. Con phải hiểu như vậy. Cho nên đạo Phật nói là duyên hợp, (duyên tan).

Phật tử: Trong khi tìm hiểu thì mình có nghĩ duyên số không Thầy?

(1:24:00) Trưởng lão: Duyên hợp duyên tan nhưng mà vẫn ý làm chủ. Còn mình thiếu ý làm chủ thì tức là mình bị cái nhân quả (chi phối). Cái cây này sẽ lớn lên như thế này thế này, nó sẽ có lợi ích làm sao. Tức là nó qua cái ý, mặc dù thấy cái cây là con mắt thấy, chứ cái ý nó không thấy đâu. Nhưng mà thấy rồi nó mới tiếp cho cái ý phải tư duy suy nghĩ, cái ý nó sẽ suy nghĩ, nó diễn tả. Con hiểu không? Ý làm chủ mà. Tất cả mọi cái tai nghe mắt thấy đều chuyển qua cái ý hết, để cái ý nó suy tư nó nghĩ, rồi nó mới giải quyết đến cái tâm cho mình biết. Đó, ý làm chủ.

Mà bây giờ mình lại luyện ý thức, làm ý thức lực nữa thì quá tuyệt vời. Cho nên làm chủ bệnh, làm chủ sự sống chết hoàn toàn là ý. Mà mấy con tu sai là mấy con lọt trong tưởng thì thôi rồi, rơi vào thế giới ma rồi. Cho nên hoàn toàn các duyên có, nếu mà không duyên thì chắc chắn mấy con ngày hôm nay không gặp Thầy. Có đủ duyên…​ Bây giờ duyên tốt thì mấy con về mấy con tập luyện được, mấy con làm chủ được bệnh tật, tâm của mấy con (bình an), đó là duyên hợp, duyên tốt. Mà duyên tan thì mấy con về sao mà thấy nó rối ren quá, tập luyện không được, thì đó là tan. Phải không, mấy con hiểu chưa? Có duyên chứ.

Phật tử: Thưa hỏi

Trưởng lão: Về bên nhớ tu pháp tác ý, rồi tập luyện rồi xả tâm con, tất cả chướng ngại pháp đều thấy nhân quả thì con sẽ được bình an. Nhất là bây giờ con lớn tuổi rồi, phải tập cái câu: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”. Con công phu sáu tháng…​ để khi có bệnh đuổi đi liền tức khắc, an trú vào hơi thở, thì nó sẽ cứu con được.

Phật tử: (Tóm tắt nội dung) Con xin hứa với Thầy nghe lời Thầy và thực hành.

Trưởng lão: Tốt, được rồi con, ráng cố gắng con.

Phật tử: Thưa hỏi

(1:27:34) Trưởng lão: Thôi, ráng cố gắng con, có gì đó cứ hỏi, Thầy sẽ dạy cho.

Phật tử: Thưa hỏi

Trưởng lão: Con tác ý. Con về con tập vậy, bởi vì cái thân con già rồi, nó dễ bệnh lắm, để mình làm chủ được cái bệnh: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”, rồi hít vô thở ra năm hơi thở. Con về con tập để sau khi thân có bệnh con tác ý cái nó hết.

Phật tử: Nếu không dùng hơi thở được hoặc hơi thở bi chướng ngại thì đưa tay ra vô được không Thầy?

Trưởng lão: Đưa tay ra vô.

Phật tử: (Tuổi con lớn như vậy, không biết tu theo pháp của Thầy dạy có nỗi không? )

Trưởng lão: Nỗi mà, Thầy nói không biết Thầy thôi, chứ biết Thầy, Thầy dạy. Cái người già phải làm chủ cái bệnh trước đã, rồi làm chủ cái bệnh rồi mới giữ cái tâm bất động. Trong khi tu mà làm chủ cái bệnh thì vẫn thư giãn, tập giữ cái tâm bất động. Tức là chỗ mà mình chứng đạo, tâm bất động là mình chứng đạo.

Phật tử: Thưa hỏi

(1:29:01) Trưởng lão: Cứ nhắc “tâm bất động thanh thản, an lạc, vô sự”, ngồi yên lặng. Rồi khi nào mà tu hơi thở “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra” tu tập cái pháp đó, để đối trị cái bệnh, khi nó có bệnh thì con đuổi đi. Con biết không?

Phật tử: Thưa hỏi

Trưởng lão: Để Thầy mở lớp Thầy thông báo con.

HẾT BĂNG