20090903 - ĐẠO PHẬT LÀ ĐẠO CỦA CON NGƯỜI
20090903 - ĐẠO PHẬT LÀ ĐẠO CỦA CON NGƯỜI
ĐẠO PHẬT LÀ ĐẠO CỦA CON NGƯỜI
Trưởng Lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Phật tử
Thời lượng: [01:33:34]
Pháp âm: https://thuvienchonnhu.net/audios/20090903-dao-phat-la-dao-cua-con-nguoi.mp3
1- ĐẠO PHẬT GIẢI QUYẾT BỐN SỰ ĐAU KHỔ CỦA CON NGƯỜI
(00:01) Như mấy con cũng đã biết, đạo Phật là đạo của con người. Cái đạo Phật là đạo của con người chứ không phải đạo của một cái cõi Trời hoặc là một cõi cảnh thiên đàng nào cả. Mà đạo Phật là đạo con người tại vì con người có bốn sự đau khổ. Như các con biết, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn là thái tử, đi ra bốn cửa hình thấy bốn sự đau khổ, tự suy ngẫm lại mình và mọi người ai cũng có bốn sự đau khổ đó, sanh, già, bệnh, chết. Cho nên Đức Phật mới bỏ cung vàng điện ngọc, bỏ vợ con mà đi tu để làm chủ được bốn sự đau khổ đó. Cho nên đạo Phật là đạo của con người thật. Bởi vì con người chúng ta người nào cũng có bốn sự đau khổ mấy con. Mà được thân người đã khó chứ không phải dễ, như Đức Phật đã nói trong kinh “được thân người là khó, khó như con rùa mù tìm bọng cây giữa biển”. Một con rùa mù mà tìm được cái bọng cây giữa biển mà biển thì nó mênh mông mấy con. Thế mà con rùa mù, con rùa không thấy đường mà tìm cái bọng cây thì Đức Phật ví như con rùa mù tìm bọng cây như mình được cái thân nó khó vô cùng vậy. Cho nên khi mà được thân người mấy con đừng phí thời thời gian, nó qua rồi mấy con lấy lại không được, nó mất đi rồi lấy lại không được.
(1:36) Nhưng trước mắt mình thì nỗi khổ tâm của mình là cái cuộc sống hàng ngày gọi là sanh á. Hở mỗi chút thì chúng ta dễ phiền, dễ giận hờn, dễ buồn rầu, lo lắng, sợ hãi, hở chút nào thì chúng ta cũng thấy đau khổ trong tâm. Cho nên cái mục đích của đạo Phật mà muốn đầu vào tu là chúng ta ngồi, niệm lại, xem lại chứ không phải tu thiền định gì cả. Xem lại cái từng tâm niệm của chúng ta, niệm nào đã đến sự đau khổ cho tâm chúng ta, cho đời sống chúng ta thì cái niệm đó nó chúng ta ngăn và diệt, không được để. Mà cứ ngăn và diệt thì Đức Phật dạy chúng ta có cái phương pháp Như Lý Tác Ý, như cái lý của đạo, như cái lý của giải thoát mà tác ý nó ra để làm cho cái niệm đau khổ đó chấm dứt.
Như có một người nào nói trái ý mình, mình tức giận thì trong lòng mình đang giận đó. Thì mình biết sân là đau khổ, do đó chúng ta tác ý “sân là đau khổ, tất cả mọi sự việc trên đời của chúng ta xảy ra là nhân quả”. Nếu không nhân thì làm sao có quả hôm nay mà người ta chửi mình, nếu không nhân làm sao mà có sự đau khổ như thế này. Ít ra chúng ta phải tạo một cái nhân chẳng lành, mà ngày hôm nay chúng ta phải trả là do đó chúng ta phải thọ lấy cái quả khổ đó. Cho nên chúng ta phải dùng, phải dùng cái câu tác ý bằng một cái tri kiến đúng đắn, không sai. Bởi vì cái nhân quả là không sai. Nếu chúng ta không hành động tốt thì làm sao mà chúng ta thọ hưởng được cái điều phước báo. Mà chúng ta đã hành động xấu thì chúng ta phải gặt lấy, phải gặt lấy những cái quả đau khổ. Do hành động thiện - ác mà chúng ta được phước báo hoặc là thọ lấy quả khổ đau.
1.1- BA NƠI TẠO THIỆN HOẶC ÁC
(3:52) Hành động đó ở trong thân chúng ta có ba nơi:
Ý, cái ý chúng ta khởi cái niệm ác hoặc niệm thiện.
Lời nói của chúng ta phát ra lời nói thiện hay lời nói ác. Nói ác tức là làm khổ mình, khổ người. Nói thiện là không làm khổ mình, khổ người. Suy nghĩ cũng vậy, cũng suy nghĩ một cái niệm suy nghĩ mà nghĩ làm cho người ta khổ thì tức là làm cho mình khổ. Mà cái niệm khởi nghĩ làm cho người ta an vui thì tức là đem lại sự an vui cho chính mình.
Hành động chúng ta cũng vậy, tay chân chúng ta cũng vậy, đi đứng chúng ta phải cẩn thận, dè dặt, không khéo tự mình làm khổ mình. Ví dụ như mấy con đi mà không cẩn thận thì mấy con sẽ đạp gai hoặc sụp hầm, sụp hố hoặc đạp miểng chai, tất cả những sự xảy ra do chúng ta thiếu cẩn thận mà đem đến chúng ta đau khổ. Do chúng ta có cẩn thận, chúng ta đi tỉnh giác, biết từng bước đi chúng ta nhìn kĩ lưỡng hẳn hòi thì chúng ta tránh đi những điều có thể xảy ra làm chúng ta đau khổ. Cũng như chúng ta suy nghĩ, cũng như chúng ta lời nói phải cẩn thận, kỹ lưỡng thì chúng ta sẽ thoát khổ chứ không ai cứu khổ cho chúng ta, chính bằng cái ý thức của chúng ta, bằng sự tỉnh giác của chúng ta. Cho nên đạo Phật là đạo con người dạy chúng ta tu tập rất là thực tế và cụ thể. Không có dạy chúng ta cầu sanh về cõi Cực Lạc, Thiên Đàng hoặc cõi Trời, hoặc cõi Phật, hoặc Niết Bàn, mà hướng dẫn chúng ta thấy rõ tâm chúng ta là một trạng thái Bất Động - Thanh Thản - An Lạc - Vô Sự là Niết Bàn chứ không phải có cảnh giới Niết Bàn.
(5:52) Quý Phật tử nghĩ rằng có cảnh giới Niết Bàn cho nên Đức Phật nhập Niết Bàn. Không phải. Đức Phật từng khi còn sống Đức Phật đã từng ở trong Tâm - Bất Động - Thanh Thản - An Lạc - Vô Sự cho nên chết cũng ở đó mà thôi. Hiện giờ chúng ta người nào mà sống được trong tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự thì hiện còn đang sống mà luôn ở trong tâm đó không một lời nói trái ý nghịch lòng làm chúng ta, pháp làm chúng ta bị động mất Tâm - Bất Động - Thanh Thản - An Lạc - Vô Sự đó thì đương nhiên chúng ta đang ở trong Niết Bàn, chứ không phải có cõi giới Niết Bàn mà là trạng thái thân tâm của chúng ta. Cho nên đạo Phật là đạo như thật, không có trừu tượng, mơ hồ, không xây dựng một thế giới siêu hình ở một nơi nào khác, mà chỉ ngay nơi mọi tâm trạng của mỗi con người. Nếu người nào biết sống là người đó biết giải thoát, mà người nào không biết sống là người đó đang đau khổ, đang sống trong địa ngục.
1.2- HIỂU RÕ LÝ VÔ THƯỜNG
(7:02) Thầy nói rất nhiều, Thầy dạy rất nhiều, kinh sách Thầy cũng viết rất nhiều để xác định rõ con đường đi của đạo Phật, để giúp cho mọi người thoát khổ. Chúng ta cứ nghĩ rằng, cứ nghĩ rằng đời là hạnh phúc, sự thật không phải vậy, đời không có hạnh phúc. Chúng ta nhìn thấy một con người đó có tiền nhiều, có nhà lầu, xe hơi thì chúng ta cho là hạnh phúc, toàn là đau khổ, toàn là những thứ đau khổ. Muốn đạt được những điều đó chúng ta phải làm hết sức mình, biết bao nhiêu khổ đau, biết bao nhiêu điều chúng ta phải suy tư, tính toán. Nhiều khi chúng ta phải làm ác mới đạt được nguyện vọng đó, mới đạt được mong ước đó. Nhưng cuối cùng chúng ta mất, chúng ta chết, chúng ta không mang theo được vật gì đâu. Ngay cả thân của chúng ta còn không mang theo được, huống hồ là vật gì. Cho nên chúng ta hầu hết là những người ngu, không sáng suốt, đem cuộc đời quý giá vô cùng của kiếp làm Người mà luôn luôn làm cho nó đau khổ, đó là cái vô minh của chúng ta. Hằng ngày chúng ta ngồi lại, ngồi lại để giữ gìn Tâm - Bất Động - Thanh Thản - An Lạc - Vô Sự là người đó đã đem từng phút giây vào tâm hồn giải thoát cho chính mình. Còn người nào cứ đem sự buồn phiền, giận hờn, lo lắng, đau khổ vào tâm của mình là người đó không sáng suốt, là người đó vô minh mấy con, tự làm khổ mình mà không biết.
(8:50) Các pháp trên thế gian đều vô thường, không có một vật gì nào mà chúng ta mang theo được, mấy con. Bữa nay thì thấy có, ngày mai thì mất đó mấy con. Các con nghĩ rằng cả hành tinh chúng ta nó mãi mãi sao? Chúng ta, một cái thân chúng ta bao lớn đây thì sáu, bảy chục năm, cao lắm một trăm năm chúng ta phải bỏ. Thì cái trái đất nó lớn hơn thân chúng ta hàng tỷ tỷ thì thời gian nó phải hoại diệt cũng phải tỷ tỷ năm mấy con. Nhưng có vật gì mà trên thế gian này trường tồn mãi đâu, thậm chí như trái đất của chúng ta cũng không trường tồn. Nhưng không phải nói thế để mà chúng ta lo lắng rằng một ngày nào đó mà có những nhà tiên tri báo rằng trái đất chúng ta sẽ bị hoại diệt làm chúng ta lo lắng. Điều đó đều sai hết.
(09:54) Chúng ta không cần phải lo cũng như hôm nay chúng ta mang thân này, ngày mai chúng ta sẽ chết. Nhưng không vì những chết đó mà chúng ta lo, chúng ta chỉ sống ngày hôm nay. Biết ngày hôm nay sống an vui, sống tâm Bất Động - Thanh Thản ngày hôm nay là đủ, cho ngày mai chúng ta cực. Chúng ta cứ tiếp tục, cứ ngày hôm nay. Ngày nay sống an vui thì ngày mai sẽ an vui, đừng nhớ chuyện quá khứ làm chúng ta đau khổ, nên Đức Phật dạy “quá khứ không truy tìm, vị lai không ước vọng, chỉ có hiện tại”. Hiện tại sống làm sao để tất cả những ác pháp không tác động vào tâm chúng ta được.
1.3- HIỂU RÕ NHÂN QUẢ - CHUYỂN NHÂN QUẢ
(10:42) Đức Phật dạy “Pháp ta không có thời gian đến để mà thấy”. Người biết tu Phật pháp là biết giữ gìn tâm giải thoát, tâm bất động. Còn người không biết tu theo đạo Phật mà cầu khẩn chư Phật gia hộ được bình an, mạnh giỏi là người đó không biết tu đạo Phật. Cho nên đối với Thầy, khuyên quý Phật tử “được thân người là khó”, cuộc đời có gì đâu hãy buông xuôi hết đi. Vợ chồng, con cái tất cả đều là nợ nhân quả gặp nhau để mà trả, thuận thì vui cười, nghịch thì chống trái, cãi cọ, buồn phiền, đau khổ. Có gia đình ai mà không cãi cọ, có gia đình ai mà không đau khổ khi mất người thân mất. Đó là quy luật của nhân quả. Chúng ta sinh ra làm người đều vay thì phải trả mà thôi. Nhưng nhân quả không có nghĩa là định mệnh, là số mệnh mà không thay đổi được. Người ta chửi mình có nhân quả mấy con, nhưng tâm chúng ta không giận hờn đó là chuyển nhân quả, còn người giận hờn đã bị nhân quả chi phối. Cho nên đối với người tu theo đạo Phật làm cho nhân quả thay đổi toàn bộ, sống giải thoát hoàn toàn, chuyển nhân quả chứ không phải nhân quả chuyển chúng ta. Còn chúng ta hôm nay sống luôn luôn bị nhân quả chuyển mình, làm chúng ta khổ, vui, buồn, giận theo nhân quả. Còn người tu sĩ Phật giáo, còn người Phật tử theo đạo Phật thì không còn buồn vui, giận hờn, thương ghét. Có như vậy mới là đệ tử của đạo Phật, mới là những người xứng đáng cầm ngọn đuốc Phật pháp thắp sáng lại cho người sau. Nếu chúng ta làm không được vậy thì không xứng đáng mấy con.
(13:09) Cho nên lúc đầu Thầy gặp quý Phật tử, Thầy nói: “Đạo Phật là đạo con người, đạo của con người. Nếu con người không có thì đạo Phật không ra đời”. Tại vì có con người nên đạo Phật ra đời. Vì con người có bốn sự đau khổ, còn hoàn toàn những cái cảnh giới khác, những cõi giới khác hoàn toàn họ không phải như chúng ta. Nếu đặt thành có các cõi siêu hình hoặc là các cõi khác đều không như chúng ta. Thí dụ, Thầy thí dụ có cõi siêu hình như có linh hồn thì linh hồn con người có đau không mấy con? Không, bởi vì linh hồn nó đâu có thân như chúng ta đâu và linh hồn nó đâu có cái khuôn mặt của chúng ta. Vậy mà chúng ta nói rằng cái linh hồn chúng ta xuất ra đều mang cái mặt của chúng ta thì điều đó là điều tưởng của chúng ta mà thôi. Thầy đặt thẳng có thế giới siêu hình có linh hồn, thì linh hồn phải có cái gương mặt của linh hồn, phải có con người của linh hồn và linh hồn không thể ăn thực phẩm của con người. Bởi vì con người chúng ta có cái thân tứ đại thì phải ăn thực phẩm tứ đại, còn linh hồn đâu có thân tứ đại. Cho nên suy cho cùng thì chúng ta biết rằng trong thân chúng ta không có linh hồn, mà chỉ có Tưởng thức của chúng ta làm việc như có linh hồn. Cho nên các nhà mà ngoại cảm, các nhà mà lên đồng nhặt xác đều là Tưởng hoạt động chứ không phải linh hồn của người chết nhập. Đó là cái hiểu sai của chúng ta từ xưa đến giờ, xây dựng cái thế giới linh hồn. Cho nên ở đây chúng ta đừng nghĩ mà chúng ta hãy nghĩ cuộc sống chúng ta trong hiện tại, đừng nghĩ rằng chúng ta chết còn có linh hồn đi tái sanh luân hồi.
(15:33) Điều gì đi tái sanh luân hồi quý Phật tử? Hằng ngày quý vị chửi người khác, hằng ngày quý vi ban cây một bát cơm cho người nghèo đói, hằng ngày quý vị nói lời nói ôn tồn, nhã nhặn để giúp người ta an ổn tinh thần, hằng ngày quý vị nạt nộ, chửi mắng người, tất cả cái đó gọi là Nghiệp. Khi chết đi mấy người, các Phật tử không còn một vật gì đi tái sanh luân hồi mà chỉ có hành động thiện ác đó, nghiệp đó tiếp tục tương ưng tái sanh luân hồi. Cho nên chúng ta không có linh hồn đi tái sanh luân hồi, mà có nghiệp tái sanh luân hồi. Nghiệp là hạnh động thiện ác của chúng ta hằng ngày lưu xuất, phóng xuất trong không gian của chúng ta. Khi bỏ thân này, tất cả những nghiệp của chúng ta đã phóng xuất thành một cái lực hút của những người có tương ưng với tham, sân, si của nghiệp chúng ta thì chúng ta sẽ làm con của những người đó. Cho nên trong cuộc đời của chúng ta ai mà không tạo nghiệp, mà có tạo nghiệp thì phải có sự tái sanh luân hồi kế tiếp, làm sao trật?
(16:54) Quý Phật tử thấy rõ, cho nên người tu hành mà theo đạo Phật là người không tạo nghiệp. Bởi vì hằng ngày họ đâu có chửi mắng ai, hằng ngày họ đâu có khởi lòng ham muốn, họ đâu có thương, họ đâu có ghét ai, họ luôn luôn trong tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Ngày này, giờ này, khắc này thường xuyên từ tháng này đến năm khác đều là trong Tâm Bất Động, họ không có một nghiệp. Nghiệp làm sao mà tái sanh luân hồi? Vì vậy mà một người tu theo đạo Phật, người ta đã biết rất rõ tâm chúng ta Bất Động thì chúng ta biết rằng mình chấm dứt tái sanh luân hồi. Còn tâm còn nghĩ ngợi, thương ghét, giận hờn, buồn phiền là phải có tái sanh luân hồi, không chạy đâu thoát. Bởi vì đạo Phật, đạo như thật. Hiểu rõ bằng ý thức của chúng ta, hiểu rất rõ. Chúng ta còn tiếp tục tái sanh luân hồi hay chấm dứt tái sanh luân hồi, đều biết. Chúng ta có giải thoát hay không giải thoát, chúng ta biết. Chúng ta đang ở trong Niết Bàn hay không ở trong Niết Bàn, chúng ta đều biết rõ. Khi tâm còn lăng xăng nghĩ ngợi, thương ghét, buồn phiền là biết chúng ta khó ở Niết Bàn. Quá đơn giản! Thử hỏi quý Phật tử, quý thầy có muốn mình ở trong sự an vui, Niết Bàn hay là muốn ở trong địa ngục đau khổ? Chắc ai cũng muốn ở trong Niết Bàn, ai cũng muốn hạnh phúc, ai cũng muốn được sự an vui, có ai muốn đau khổ bao giờ. Nhưng tại sao không làm được? Tại vì nhân quả quá nhiều, vay duyên quá nhiều. Vay duyên tức là nhân quả đó, lôi kéo làm chúng ta không còn thời gian rảnh rang mà tu tập, không còn thời gian. Thời gian chúng ta bị chi phối về cái ăn, về cái ở, về áo quần, về con cái, về gia đình chúng ta, về xã hội. Hết rồi, chúng ta không còn thời gian. Cho nên những phút giây mà quý Phật tử dừng lại bỏ xuống trong một tuần mà về Tu viện Chơn Như mà xin vào một cái thất để ngồi gạn lọc tâm tư của mình, trong một tuần, một tuần đó chính quý Phật tử đã sanh cho mình.
(19:40) Cho nên trong cuộc đời tu hành, Thầy thấy biết rồi, mà làm sao cứu mọi người đây? Đức Phật nói: “các con tự thắp đuốc lên mà đi. Ta không đi cho các con con đường đó được. Dù muốn giúp cho các con cách gì cũng không thể đi con đường của mấy con được, mà phải tự mấy con cứu lấy”. Tự mình giữ gìn tâm Bất Động, tự mình giữ gìn tâm Thanh Thản - An Lạc - Vô Sự là tự mình cứu mình mấy con. Không ai làm cho mình được điều này, mà chỉ chính mấy con.
(20:17) Mấy con biết được thân là quý, biết được mình sinh làm người được làm người là quý. Thì cái thời gian làm người nó không lâu, cao lắm thì mấy con một trăm mấy chục tuổi là hết sức. Mà sống chi cho tới một trăm mấy chục tuổi hết sức cực khổ mấy con. Như Đức Phật tám mươi tuổi Ngài đã ra đi. Thầy hôm nay tám mươi mốt, tám mươi hai tuổi rồi, Thầy nghĩ rằng nếu có một sư thầy nào đã tu tập, làm chủ sự sống chết như Thầy thì chắc chắn Thầy cũng xin lui. Bởi vì mang thân quá khổ mấy con, mang cái thân tứ đại này khổ lắm.
(21:06) Các con cứ nghĩ đi, ngày Thầy chỉ ăn có một bữa mà phải nhai nuốt, mà nhai nuốt đồ bất tịnh chứ phải được cái được quý giá gì đâu. Các con nghe nói thực phẩm bất tịnh, các con cứ nghĩ rằng bữa nay làm một món ăn rất ngon, nhưng các con để ba, bốn ngày thì mấy con sẽ nhìn trên cái dĩa món ăn đó các con sẽ thấy mốc meo, mùi chua chát thì không phải nó bất tịnh sao các con? Bất tịnh ngay khi chúng ta nhai vào miệng, nhổ ra là đã thấy người ta không dám nhìn rồi, chứ chưa nói chi nó phải để năm, bảy ngày. Huống hồ khi nuốt vào bụng rồi mà ói ra thì còn ai dám lại gần nữa, bất tịnh đến mức độ. Như vậy thực phẩm có quý không; không quý. Không ăn thì không sống, mà ăn là cả một vấn đề khổ, phải làm, phải nấu nướng rồi mới đem ăn, ăn phải nhai rồi phải nuốt, bao nhiêu thứ cực nhọc thế mà chúng ta lại đắm đuối trong ăn chứ. Chúng ta có khôn ngoan không, có buông, có trí tuệ không, hay là đắm đuối trên ăn uống? Bữa nay sao anh làm món ăn này dở quá, không ngon. Than phiền! Đời sao chúng ta vô minh đến mức độ cái khổ mà vẫn tham. Cho nên chúng ta hãy buông xuống nó, buông xuống nó.
(22:48) Hiện giờ chúng ta sống là để tu tập, ăn để sống, sống để tu tập, để được giải thoát chứ không phải sống để cầu, buông, để cầu ngon dở của thực phẩm. Hãy nghe lời Thầy nói, cho nên Thầy nghĩ rằng sống bảy, tám mươi tuổi mà ngồi lại nhai một món ăn để mà nuốt, may còn răng cỏ nhai chứ không còn răng cỏ như các cụ ngày xưa, mấp mấp nuốt, thật là khổ đau vô cùng. Bởi vì già khổ là vậy. Nhưng mấy con nghĩ như Thầy tuổi lớn như thế này, còn các cụ cũng như Thầy nhưng cơ thể của các cụ mà trời trở, mưa gió thình lình thì từng lóng xương của các cụ nhức chỗ này, đau chỗ khác, nằm không yên mà đêm thì ngủ không được ngon như tuổi còn trẻ. Cứ thức rồi trăn trở, không khi suy nghĩ đứa cháu thì nghĩ đến đứa con kia, tâm bất an. Nếu con cái được giàu sang thì cũng đỡ, nếu nghèo đói thì lại không yên cho con cháu mình. Cho nên già khổ lắm mấy con! Các con ở đây có một cụ già thì con thấy cụ rất khổ, đi khòm lưng như vậy còn gì không khổ. Thầy cũng già, nhưng may mắn thay nhờ tâm Bất Động nên đẩy lui được tất cả các sự khổ đau trên thân Thầy, không nhức trong khớp xương, không đau bất cứ những nơi nào. Còn các cụ, khi trời trở gió, mưa gió bất thình lình, nắng mưa không hợp thì ngay đó cơ thể thích nghi không kịp với thời tiết thì đau nhức chỗ này, đau nhức chỗ kia. Thì mấy con thấy khổ vô cùng phải không? Cho nên hãy sáng suốt. Còn Thầy chỉ cho biết, khích lệ, sách tấn để mấy con ráng tu. Thỉnh thoảng mấy con về đây nhập thất mấy con, Thầy không gọi mấy con về đây để làm lợi ích gì nhưng chỉ mong mấy con về trong một ngày, nửa ngày để thưa hỏi Thầy dạy cách thức làm sao để giữ gìn tâm được giải thoát, để giữ gìn được chân lý giải thoát của đạo Phật, để chúng con được hưởng một phút, một giây sự Bất Động, Thanh Thản cũng đủ lắm rồi.
2- PHÁP TU HẰNG NGÀY
2.1- NGĂN ÁC - DIỆT ÁC - SANH THIỆN - TĂNG TRƯỞNG THIỆN PHÁP
(25:42) Các con hãy về thưa hỏi Thầy kỹ lưỡng, Thầy sẽ dạy từng các con. Các con đừng làm thinh vào thất rồi tự tu ức chế ý thức của mình, là một điều vô ích mấy con. Đừng nghĩ rằng tu ngồi thiền không niệm khởi là tu chứng thiền định, không phải đâu mấy con. Ý thức chúng ta còn hoàn toàn nhưng những niệm khác, những niệm thiện thì chúng ta duy trì, nhưng những niệm ác thì chúng ta giết giảm nó, không để tác động vào tâm chúng ta làm chúng ta phải buồn phiền, đau khổ, giận hờn. Cho nên trong đạo Phật dạy chúng ta bốn sự siêng năng, cần mẫn đó là Ngăn ác - Diệt ác - Sanh thiện - Tăng trưởng thiện pháp. Đó là pháp đầu tiên để giúp cho mấy con tu tập hằng ngày, sống từng tâm niệm của mình mà niệm thiện thì không diệt, không diệt, mà niệm ác thì giết và diệt nó đi đừng để. Diệt bằng pháp Như Lý Tác Ý, diệt bằng tri kiến giải thoát của chúng ta, đừng để trong tâm trí nhiều. Mà ngày ngày nếu mà chúng ta siêng năng thì chỉ trong vòng một tháng thì chúng ta sẽ thấy tâm chúng ta, bất ngờ, mà có cao lắm thì quý vị cũng sẽ bảy tháng thì tâm sẽ bất động hoàn toàn, bất động hoàn toàn. Hạnh phúc vô cùng!
(27:13) Khi tâm bất động sẽ có bốn nội lực của nó. Bởi vì bây giờ quý vị đang ở trong tâm tham, sân, si thì có lực của tham, sân, si. Khi người ta nói vừa trái ý mình thì sân mình bừng bốc lên, mặt mình đỏ thì đó là hiện tượng lực của sân. Còn hiện tượng của lực không sân thì phải có chứ sao. Khi tâm chúng ta bất động thì phải có lực bất động chứ sao. Nó có bốn lực bất động mấy con, đó là Tứ Thần Túc.
Bốn cái lực như thần cho nên gọi là Thần Túc, bốn cái lực như thần:
Dục Như Ý Túc, muốn cái gì thân tâm chúng ta sẽ làm theo gọi là Dục Như Ý Túc.
Định Như Ý Túc, muốn cái gì, tâm chúng ta nhập định nào thì tâm chúng ta sẽ nhập vào định ấy gọi là Định Như Ý Túc.
Tuệ Như Ý Túc, muốn biết cái gì thì chúng ta sẽ biết tất cả mọi cái, quá khứ vị lai chúng ta đều biết cả, muốn biết nhiều đời nhiều kiếp của chúng ta về quá khứ đều biết rõ ràng tên họ, ở làng nào, nước nào, xã nào, ấp nào đều biết rất rõ. Còn bây tâm tham - sân - si che mờ mịt mấy con hết rồi. Còn một người tâm thanh tịnh, không còn tham - sân - si thì hoàn toàn như nước hồ trong vắt, cho nên tất cả những gì muốn đều hiện lên trên đó. Cũng một con người mà làm được, cũng một con người mà chúng ta không làm được là tại vì chúng ta không chịu bỏ tham, sân, si. Còn thân tham đắm, hãy bỏ xuống đi mấy con rồi mấy con cũng sẽ được như Phật, như Thầy. Về tương lai, chúng ta muốn biết tương lai chúng ta sẽ xảy ra những điều gì thì chúng ta sẽ biết rất rõ không còn một cái gì không biết. Như bây giờ chúng ta ngồi đây, một lúc nữa, mốt lát sau sắp tới chín, mười giờ, một, hai giờ trong ngày hôm nay sẽ có tai nạn gì chúng ta đều biết rõ. Bởi vậy, một người mà tu tập thiền định mà không biết được điều này thì không thể gọi là thiền định. Thiền định là Tâm - Bất động - Thanh thản - An lạc - Vô sự chứ không phải thiền định là không có, là dừng ý thức của chúng ta.
2.2- PHÁP PHẬT LÀ PHÁP NHƯ LÝ TÁC Ý
(29:57) Hầu hết các tôn giáo đều dạy chúng ta cách thức để dừng ý thức bằng cách tu tập để không cho ý khởi niệm, điều đó sai. Tâm bất động có nghĩa là không động trong ác pháp nhưng vẫn có ý thức hoàn toàn, vẫn có tầm tứ, vẫn có suy nghĩ hoàn toàn chứ đâu phải là không biết suy nghĩ. Chúng ta tu để diệt ý thức chúng ta để trở thành cây cỏ, đất đá hay sao. Cho nên những điều chúng ta tu tập mà các kinh sách đã dạy chúng ta tu thiền Tịnh Độ đều là sai quý vị. Tại sao dạy chúng ta niệm Phật, bảy ngày nhiếp tâm bất loạn? Bảy ngày niệm có câu duy nhất tức là dùng câu niệm Phật để ức chế ý thức của chúng ta, để gọi rằng chúng ta sẽ thấy được Phật Di Đà và Chư Bồ Tát, điều đó làm chúng ta bị lạc vào trong Tưởng thức. Khi dừng ý thức của chúng ta suốt bảy ngày do câu niệm Phật thì thế giới Tưởng hiện ra, thì cõi giới Cực Lạc Di Đà là cõi giới tưởng chứ làm gì có! Cái đó chúng ta thấy rất rõ rồi. Mà phương pháp dạy chúng ta để lọt vào trạng thái Tưởng của chúng ta hoạt động chứ đâu có gì khác hơn. Cho nên trong sự tu tập thì phải tu tập đúng, không được diệt ý thức.
(31:24) Kinh Pháp Cú Đức Phật dạy rất rõ: “ Ý làm chủ, ý tạo tác, ý dẫn đầu các pháp”, tại sao chúng ta lại diệt nó? Muốn giải thoát thì phải có ý thức chứ, cho nên pháp Như Lý Tác Ý đức Phật đã dạy chúng ta rất rõ ràng: “Có Như Lý Tác Ý lậu hoặc chưa sanh sẽ không sanh, mà đã sanh thì bị diệt”. Lậu hoặc có nghĩa là sự đau khổ, có Như Lý Tác Ý đau khổ sẽ không sanh, mà đã sanh thì bị diệt. Ví dụ bây giờ mấy quý Phật tử ai cũng có thân biết rằng bữa nay không đau chứ ngày mai, ngày mốt sẽ bệnh tật, sẽ đau bệnh. Chắc chắn là thân chúng ta sẽ có đau bệnh chứ không tránh khỏi. Nhưng hôm nay chúng ta cứ sống để mà giữ tâm bất động, tác ý: “tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự” rồi im lặng để xem coi sự bất động được kéo dài bao lâu.
Một giây, mười giây, ba mươi giây, một phút, hai phút rồi có một niệm tác ý trở lại. Khi có một niệm thì chúng ta lại tác ý: “tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, tất cả các niệm đi”, đuổi các niệm đi. Bây giờ còn lại Tâm Bất Động, rồi bất động được bao lâu, chỉ trong vòng năm giây, mười giây, một phút thì lại có một niệm khác. Bởi vì những niệm đó là chúng ta đã huân, đã huân những niệm cho nên những điều mà chúng ta đã tạo ở trong tâm chúng ta, đã lưu trữ trong tâm chúng ta quá nhiều nghiệp. Cho nên từ đó nó cứ phóng xuất ra hoài và chúng ta cứ bền chí, kiên trì để mà tác ý đuổi. Mỗi niệm tác ý là làm vơi bớt trong tàng thức của chúng ta giảm đi và ngày ngày chúng ta tác ý mãi. Cái kho tàng thức chứa những nghiệp của chúng ta bị vơi sạch, không còn thì không còn nghiệp nữa. Chứ chúng ta đâu có diệt ý thức, ý làm chủ mà, cho nên chúng ta tác ý mà, chúng ta tác ý. Các con thấy rất rõ: “tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”, cái gì nói đó, ý chúng ta chứ. Cho nên ý điều khiển miệng chúng ta nói để phát ra âm thanh cho quý Phật tử nghe. Còn bây giờ chúng ta chỉ ngồi thầm tác ý tức là không phát ra âm thanh, nhưng ý chúng ta vẫn nói được những lời đó. Đó là ý, “ý làm chủ, ý tạo tác, ý dẫn đầu các pháp” mà.
(33:51) Các con thấy Đức Phật dạy đâu đó có bài bản hẳn hòi, có phương pháp, có cách thức để làm chủ, để giúp cho tâm chúng ta được giải thoát mấy con. Nhưng chúng ta không chịu khó tu tập, nhưng chúng ta vì nhân quả, gieo duyên, mọi ác pháp lôi kéo chúng ta mà chúng ta không có thời gian. Các con cứ thử nghĩ khi nào có dịp rảnh, các con hãy dừng lại chứ không đợi nó rảnh được. Trong một năm mấy con chỉ nghỉ chừng một tuần lễ, dừng lại một tuần lẽ không làm việc, không đến nổi đói đâu mấy con. Rồi mấy con đến tu viện, mấy con xin một cái thất, rồi mấy con ngồi lại suốt ngày, không tiếp duyên với bất cứ một người nào thì mấy con sẽ thấy từng niệm của các con sẽ hiện lên. Hiện nhiều lắm mấy con, như là loạn tưởng nữa. Do đó mỗi niệm đều tác ý đuổi, mỗi niệm đều tác ý, trong một tuần lễ mấy con thấy tâm mấy con sẽ được an ổn rất nhiều mấy con. Cho nên khi mấy con chưa đủ duyên thì mấy con hãy nhìn tất cả những sự việc, nhớ lời Thầy dạy, xảy đến cho mấy con thấy nó là nhân quả mấy con. Mình có nợ, có vay thì phải trả. Nhân quả, có nhân thì phải có quả, tức là có vay phải có trả, vui vẻ chấp nhận thì mấy con đã chuyển được nhân quả. Còn khi có duyên mấy con vào tu thì mấy con dùng pháp Như Lý Tác Ý đuổi để giữ gìn tâm bất động. Còn người nào hiện có duyên mà đã xuất gia tu tập như các sư, các thầy thì chúng ta hãy bỏ hết đi mấy con. Đừng vì một lý do chùa miễu, hoặc là cái gì, tất cả những cái gì, đời xuất gia tu hành chỉ có ba y một bát mấy con, ba y một bát. Thì hãy cố gắng giữ gìn tâm bất động của mình, điều đó là điều chắc chắn, không thể buông pháp này được.
3- BỐN CHÂN LÝ CỦA ĐẠO PHẬT
(36:12) Trong Tứ Diệu Đế, bốn cái chân lý của đạo Phật thì Diệt đế là chân lý của đạo Phật, Diệt đế tức là là trạng thái Tâm - Bất Động - Thanh Thản - An Lạc - vô Sự. Chúng ta biết rất rõ ràng, khổ là con người ai cũng khổ, gọi là Khổ đế. Nguyên nhân sanh ra đau khổ, mọi người ai cũng có lòng ham muốn, do dục ham muốn mà chúng ta khổ. Cái nguyên nhân sanh ra đau khổ đó là dục. Còn Diệt đế là trạng thái Tâm - Bất Động - Thanh Thản - An Lạc - vô Sự.
Mấy con nghĩ Tâm Bất Động là nó bất động, nó không còn bị động một cái ác pháp nào tác động nó được gọi là bất động. Mà, xác định thêm cho nó, nó bất động thì nó phải thanh thản. Mà xác định nữa thì nó lại vô sự, nó không làm một việc gì cả. Cho nên gọi là chân lý thứ ba của đạo Phật.
Chân lý là một sự thật, một sự mà con người không tu theo Phật giáo mà khi người ta khai ngộ, khi người ta giải thích mình sẽ hiểu rất rõ. Như nói Chân lý thứ nhất là Khổ Đế: khổ là nói ai cũng khổ, đau bệnh nhức chỗ này, đau chỗ kia là khổ, giận hờn là khổ, thương ghét là khổ. Điều đó trong các con không tu cũng biết đó là đúng sự thật, không còn sai. Cho nên nói mà như thật, chứ không thể nói sai được. Mà nguyên nhân sanh ra đau khổ là do lòng ham muốn gợi dục của chúng ta. Đúng vậy, nếu con người không dục thì không còn khổ, tại chúng ta còn ham muốn cho nên khổ, nguyên nhân sanh ra khổ mà. Rồi chúng ta thấy trạng thái giải thoát của đạo Phật cũng là một Chân lý, một sự thật. Thì bây giờ chúng ta chưa tu giải thoát nhưng chúng ta vẫn nhận ra được nó. Các Phật tử ngồi lại lặng lẻ để xem coi tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự của mình trong một giây, năm giây, mười giây rồi một phút coi nó bất động không? Bất động thật. Có thật, ai cũng có hết. Nhưng bây giờ bảo vệ và sống được với nó là một quá trình tu tập, cho nên Đạo Đế là một cái chương trình giáo dục đào tạo chúng ta tu tập.
4- BẢO VỆ CHÂN LÝ
4.1- TỪNG BƯỚC QUA TÁM LỚP CHUYÊN MÔN
(38:31) Cho nên từ Chánh Kiến, từ cái lớp Chánh Kiến cho đến Chánh Mạng là năm lớp này chúng ta phải học để triển khai cái tri kiến bởi vì “ý làm chủ, ý tạo tác, ý dẫn đầu các pháp” mà ý không hiểu về Phật pháp thì làm sao giải thoát. Chúng ta hiểu những chuyện mà chúng ta hiểu, dù chúng ta hiểu bây giờ, cái sự hiểu biết chúng ta có cái trình độ, kiến thức thì bao nhiêu tiến sĩ học, thì những tiến sĩ học mà không chịu tu hay hoặc là những người có cấp bằng tiến sĩ Phật học hiểu thông suốt giáo lý của Phật nhưng không chịu áp dụng tu thì dù cái hiểu đó cũng không giải thoát được.
Cho nên hôm nay chúng ta học từ lớp Chánh Kiến cho đến Chánh Mạng, năm lớp đó chúng ta học để triển khai tri kiến hiểu biết về Phật pháp. Khi hiểu biết về Phật pháp rồi, thì người ta dạy cách thức để mà mình áp dụng những sự hiểu biết, đó là sự tu tập của chúng ta qua tri kiến giải thoát. Hằng ngày chúng ta ngồi đây nếu tri kiến giải thoát có ác pháp nào tác động vào đều chúng ta biết, biết, dừng lại và diệt chúng làm cho tâm chúng ta bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Cho nên khi mà từ lớp Chánh Kiến đến Chánh Mạng chúng ta đã học thông suốt thì bước qua lớp Chánh Tinh Tấn.
Chánh Tinh Tấn tức là Tứ Chánh Cần, nghĩa là hằng ngày dùng năm cái lớp đầu tiên của tri kiến đó mà ngồi ngăn ác, diệt ác bằng cái lớp Chánh Tinh Tấn. Sau khi lớp Chánh Tinh Tấn đã dẹp sạch hết rồi, tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự.
Thì lúc bấy giờ chúng ta sẽ bước chân vào lớp Chánh Niệm, lớp Chánh Niệm là lớp thứ bảy của Bát Chánh Đạo. Cho nên chúng ta bước vào Chánh Niệm là chúng ta tu Tứ Niệm Xứ. Chứ bây giờ tâm chúng ta bất động, thanh thản, an lạc, vô sự nó ở đâu?
Thầy nói cái đường lối của đạo Phật mấy con thấy rất rõ: từ lớp Chánh Kiến cho đến Chánh Mạng là lớp học để triển khai tri kiến, cho đến lớp Chánh Tinh Tấn là lớp để ngăn ác, diệt ác, sanh thiện, tăng trưởng thiện. Dùng cái hiểu biết của tri kiến giải thoát đó mà ngăn, mà diệt các ác pháp làm cho tâm chúng ta bất động. Cho đến khi tâm chúng ta hiện tiền bất động từ một giờ đến hai giờ, từ một ngày đến hai ngày thì chúng ta chuyển mình qua Tứ Niệm Xứ, tức là lớp Chánh Niệm.
4.2- KHÔNG KHÉO SẼ LỌT VÀO KHÔNG TƯỞNG
(41:16) Khi lúc bấy giờ tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, chúng ta biết nó ở đâu không? Chứ đâu phải ở khơi khơi. Nó trên thân của nó, cho nên nó bất động, thanh thản, an lạc, vô sự là nó thấy hơi thở. Mà nếu nó chỉ còn biết duy nhất hơi thở là nó dùng hơi thở ức chế ý thức là sai; nó không đi sâu được nữa mà nó lọt trong thế giới Tưởng, Không Tưởng. Cho nên có nhiều người dùng hơi thở để tu tập, để hoàn toàn ý thức không khởi vọng tưởng thì người đó lọt trong Không Tưởng. Bởi vì ý thức không có thì nó phải lọt trong không tưởng chứ sao! Tưởng, Không tưởng nó đâu phải không như vậy cho chúng ta đâu, vô đó mười sáu loại tưởng xuất hiện. Ngồi không nó không có ý thức, nó không còn hoạt động nữa thì thế giới Tưởng xuất hiện.
Một là chúng tôi thấy cảnh giới Cực Lạc đầy vườn. Hai là thức chúng ta thấy được trạng thái Không của nó gọi là Phật tánh. Chúng ta sẽ thấy được Phật tánh mà, bởi vì bởi vì trong kinh pháp Bảo Đàn Ngài Huệ Năng dạy: “Chẳng niệm thiện niệm ác, bản lai diện mục hiện tiền”. Đầu chúng ta không còn niệm nữa thì “bản lai diện mục hiện tiền”, bản lai là Phật tánh, “kiến tánh thành Phật”, đó là Thiền tông của mình. Ý thức dừng tức là bắt buộc dừng, còn đạo Phật dạy chúng ta không dừng ý thức, “ý làm chủ, ý tạo tác, ý dẫn đầu các pháp”. Cho nên chúng ta muốn nhập Định nào đều qua ý của chúng ta chứ không phải ngồi hết vọng tưởng là thiền định.
4.3- TRẠNG THÁI TÂM BẤT ĐỘNG LÀ NIẾT BÀN
(43:01) Đây Thầy nói như thế này, muốn nhập Sơ Thiền, một người mà có đủ Định Như Ý Túc, định như ý muốn mà, ý mình muốn mà, ly dục, ly ác pháp ra lệnh liền tức khắc: “Ly dục, ly ác pháp nhập Sơ Thiền”. Thân tâm lúc bây giờ hiện rõ ra năm chi thiền của Sơ Thiền.
Mà nếu nhập Tứ Thiền thì chỉ cần ra lệnh: “Tịnh chỉ hơi thở nhập Tứ Thiền”, thì ngay đó hơi thở nhẹ nhàng, một lúc thì dừng mất đi, cả thân tâm này đều ở trong trạng thái Tứ Thiền, không thở.
Đó mấy con thấy, thiền định của đạo Phật rất tuyệt vời. Cho nên mấy con đọc lại trong kinh Niết Bàn, khi Phật mà muốn nhập Niết Bàn, đâu phải lấy vải hoặc là lấy đồ bịt miệng mồm mình không thở để rồi chết đâu, mà Đức Phật ra lệnh: “Tịnh chỉ hơi thở nhập Tứ Thiền”. Thì ngay đó, Đức Phật nằm kiết tường tự nhiên ra lệnh nhập Tứ Thiền, bảo tịnh chỉ hơi thở thì hơi thở lần lượt nhẹ nhàng và thân tâm của Đức Phật vào Tứ Thiền. Khi đó vào Tứ Thiền thì hơi thở không thở nữa. Từ trong Tứ Thiền, Đức Phật mới xuất ra khỏi Tứ Thiền để ở trạng thái Tâm Bất Động. Mà khi ở trạng thái Tâm Bất Động đó là Niết Bàn, cho nên xuất ra khỏi Tứ Thiền thì vào Niết Bàn, bỏ xác thân. Mọi người mà ta đem thiêu đốt, các con thấy đơn giản, quá đơn giản.
(44:39) Mọi người trước mặt Thầy, quý Phật tử người nào cũng có thể làm được hết, nhưng chịu khó tập một chút xíu thôi mấy con, chịu khó tập một chút là mấy con sẽ làm được. Tịnh chỉ hơi thở không phải khó. Tịnh chỉ hơi thở bằng cái lệnh của ý thức, ý của chúng ta mà, Định Như Ý Túc mà, định như ý muốn mà, cho nên mình ra lệnh nó nó nó tịnh chỉ. Còn bây giờ mấy con bảo “hơi thở tịnh chỉ, ngưng đi”, sao lại nó không chịu ngưng? Là tại mấy con chưa có tập, các con hiểu như thế nào? Chớ mấy con tập, là cái ý của mấy con có lệnh. Bởi vì Thầy nói phải tập như thế nào?
5- PHẢI SIÊNG NĂNG TẬP LUYỆN PHÁP NHƯ LÝ TÁC Ý
(45:19) Bây giờ mấy con biết vọng tưởng của mấy con nó nhiều lắm, nó nhiều như cát ở trên sa mạc. Mà hằng ngày mấy con dùng cái câu tác ý, mỗi một niệm khởi ra mấy con tác ý: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Đi! Niệm nào cũng phải đi”, không thì nó lặng lẽ trở lại. Mà bây giờ các con tác ý như vậy cho đến khi trong tâm mấy con ngồi đây mà nó im phăng phắc, không niệm. Thì cái lực tác ý của mấy con biết bao nhiêu triệu lần trong ngày câu tác ý không? Cho nên nó mới kết thành một cái lực, chứ đâu phải tác ý một câu như Thầy rồi nó có lực được. Mà nó, do tác ý để cho tâm nó được bất động cho nên nó tác ý rất nhiều, có một niệm nào khởi ra nó tác ý, có một niệm nào khởi ra nó tác ý. Ví dụ như bây giờ nó bị hôn trầm thuỳ miên, nó cũng tác ý: “tâm thanh thản, an lạc, vô sự” hoặc là “tâm tỉnh thức, không được hôn trầm thuỳ miên”. Nó tác ý: “tâm định tĩnh, không hôn trầm thuỳ miên”, nó nhắc cái tâm được định tĩnh, nó nhắc cái tâm sáng suốt, nó nhắc cái tâm nó đừng hôn trầm thuỳ miên. Thì câu tác ý đó nó cứ nhắc, nhắc cho đến khi tâm nó hoàn toàn không hôn trầm thuỳ miên. Nếu bấy giờ nó cứ nó lẳng lặng nó cứ ngủ chứ gì, mấy con cố ý tác ý, tác ý hoài: “tâm thanh thản, an lạc, vô sự”, “tâm bất động, không hôn trầm thuỳ miên”, “tâm sáng suốt, không hôn thuỳ triền miên”. Mấy con nhắc hoài, câu đó nhắc hoài, cho nên mấy con nhớ cái câu mà tác ý của mấy con, nhờ nhắc nhiều lần mà nó trở thành ý thức lực. Sau này nó mới có được Tứ Thần Túc của nó, Tứ Như Ý Túc của nó, chứ đâu phải là nhắc một lần mấy con được. Cho nên mấy con siêng năng, mấy con tập luyện thì sẽ được.
5.1- TU ĐỘC CƯ ĐỂ THỰC HIỆN PHÁP NHƯ LÝ TÁC Ý
(47:13) Mà chỉ có cách thức, cách thức tập luyện là chúng ta phải sống độc cư, chứ mấy con tác ý một hơi rồi ra mấy con tiếp duyên, nó không có lực đâu. Nó loảng mất đi, nó không có cô đọng được. Cho nên vì vậy mà những quý thầy mà đến đây xin Thầy để tu tập, mà vào ở trong thất Thầy cho bảy ngày trong thất không được nói chuyện bất cứ một người nào. Nhưng bảy ngày mà nói chuyện, đi tìm người này kia nói chuyện Thầy thấy người này không tu được.
Đó là đầu tiên, rồi nếu mà bảy ngày được, Thầy cho lên nửa tháng độc cư, cố gắng ráng cho độc cư được nửa tháng. Mà được nửa tháng rồi Thầy sẽ cho tăng lên một tháng, rồi từ một tháng tăng đến ba tháng. Qua cái hạnh độc cư thôi, đã xác định cái người tu theo đạo Phật được hay không được. Nó dễ lắm mấy con . Cho họ vô độc cư họ cô đơn, họ buồn bã, họ khoái nói chuyện lắm cho nên họ thích đi kiếm người khác nói chuyện, hoặc là họ ở trong thất như thế này, họ nhìn qua thất người khác mấy con. Đó là cách cô đơn, cách cô đơn mà họ sống cô đơn họ chịu không nổi thì không thể nào tu pháp được. Đạo Phật rất thật mấy con.
Cho nên xét qua những người quyết tâm tha thiết tu tập là phải tha thiết sống hạnh độc cư. Trước kia có người hỏi Thầy bí quyết thành công của sự tu tập theo đạo Phật là cái gì? Thầy tuyên bố với họ đó là hạnh độc cư. Người nào độc cư được là người đó sẽ tu chứng đạo, làm chủ được sanh, già, bệnh, chết. Người nào độc cư không được là người đó sẽ tu không chứng đạo, con nhớ điều đó.
(49:10) Cho nên ở đây trong con đường đạo Phật không có khó đâu, phải ráng tu. Tu từ ráng thứ nhất, cao lắm mấy con sẽ tu bảy tháng. Thôi Thầy nói như thế này, trong một cuộc đời của mấy con đi học, bao nhiêu năm tháng mấy con mới đỗ Tiến sỹ, mà mấy con chỉ lấy cái nghề đi ra làm cho cuộc sống của mình đó thôi. Còn cái này tu tập có bảy tháng mấy con làm chủ được sự sống chết của mấy con, hạnh phúc vô cùng đâu phải pháp Phật khó, chính sự học của các con mới khó. Nó đòi hỏi mấy con phải có một thời gian quá dài, hai mươi mấy năm. Còn đạo Phật đâu có đòi hỏi mấy con phải tu hai mươi mấy năm, ba chục năm đâu, chỉ có bảy tháng thôi mà làm chủ được sự sống chết.
5.2- ĐỂ LẠI NHỤC THÂN KHÔNG PHẢI TU CHỨNG
(50:03) Thế mà mọi người theo Thầy không biết là tu bao lâu rồi mà Thầy không biết tu kiểu gì. Nhưng mà Thầy dạy rất rõ mà, Tâm - Bất Động - Thanh Thản - An Lạc - Vô Sự thì cứ tác ý mà giữ gìn nó. Không lẽ có bấy nhiêu đó mà ở trong đó tu cái gì đây giờ đây? Thế mà không đạt được là tại tu sai, tại vì các thầy bị ảnh hưởng của giáo phái, của các giáo pháp của ngoại đạo. Ngồi lo ức chế ý thức, chỉ tu để làm cho ý thức không còn có khởi vọng tưởng chứ gì. Quý thầy cứ nghĩ đó là chứng đạo, không phải đâu? Đó, quý thầy đã tu sai từ chỗ đó mà từ năm này, tháng kia quý thầy không làm chủ được sự sân giận. Quý thầy cứ nghe lời Thầy, đừng có ảnh hưởng các cái pháp môn khác bởi Đức Phật dạy rất rõ: “Có Như Lý Tác Ý, lậu hoặc chưa sanh sẽ không sanh, mà đã sanh thì bị diệt”. Mà lậu hoặc là sự đau khổ chứ không phải bảo chúng ta dừng ý thức, nhưng sao không thấy? Đức Phật đã dạy trong kinh Lậu Hoặc cái câu nói rất cụ thể, rất rõ ràng.
Cho nên trên sự tu tập, chúng ta phải tu cụ thể rõ ràng đúng như lời Đức Phật dạy. Đừng có tu theo các cái pháp của các Tổ, người ta kiến giải theo cái sự tu tập người ta, nhưng người ta có làm chủ được sự sống chết đâu! Các tổ có làm chủ được sự sống chết đâu? Ngài Vũ Khắc Minh, Vũ Khắc Trường ở ngoài chùa Đậu ngoài Hà Nội, ngài để lại nhục thân tưởng là ngài tu chứng sao? Ngài lọt trong Không Tưởng quá cái thời gian ngài ra không được, ngài chết trong Không Tưởng. Cái đó là Không Tưởng, mà khi lọt vào trong Không Tưởng thì chúng ta để lại nhục thân. Có hôi thúi sao? Bởi vì nó Không mà. Còn đạo Phật đâu có cái kiểu mà để lại nhục thân đâu, ông Phật ông có để lại nhục thân không. Ổng nhập diệt bằng cái sức thiền định để tịnh chỉ hơi thở, rồi xuất ra khỏi cái trạng thái của Tứ Thiền, tịnh chỉ hơi thở để vào Niết Bàn. Do đó, thân của Đức Phật được ta đem thiêu đốt mà, chứ đâu phải để biểu diễn cái thân của chúng ta tu thiền định để mà để lại nhục thân cho người ta đến chiêm ngưỡng đó sao. Vậy mà bên Trung Quốc để lại nhiều nhục thân này, Ngài Tự Hàn cũng còn để, Ngài Lục Tổ Huệ Năng cũng còn để nhục thân, Ngài Hám Sơn cũng còn để lại nhục thân, ở bên Trung Quốc để rất nhiều.
6- KHÁI QUÁT ĐẠO PHẬT TRUNG QUỐC VÀ ĐẠO PHẬT VIỆT NAM
(52:44) Đây hôm nay Thầy nói thật, chúng ta là người Việt Nam mà không tu thiền Việt Nam mà tu Thiền Đông Độ, tu thiền của Trung Quốc, theo Phật giáo của Trung Quốc. Thứ nhất là Tịnh Độ mê tín, cúng bái, cầu siêu, câu an, mà Đức Phật bảo ba mươi ba cõi Trời là tưởng tri chứ đâu phải liễu tri, làm sao có thế giới siêu hình, làm sao có linh hồn mà cầu cứu. Thế mà Tịnh Độ, Tịnh Độ lại ảnh hưởng, ảnh hưởng những nhà hiền triết của Trung Quốc tức là Khổng Tử, là một nhà hiền triết của Trung Quốc, ngài mới đẻ ra những cái phương pháp cúng tế. Do đó Phật giáo truyền sang qua thì cái tư tưởng cúng tế này đã biến Phật giáo thành một cái giáo tín bái, cầu cúng. Trung Quốc còn một vị gọi là lão tử, Ngài xây dựng một cái tư tưởng Vô Vi cho nên lúc bây giờ khi Phật giáo truyền sang qua đất nước Trung Quốc mới đẻ ra phái Thiền tông. Muốn kiến tánh thành Phật trong trạng thái Không có ý thức, như vậy chúng ta là người Việt Nam mà tu thiền của Trung Quốc chứ đâu phải tu thiền của Việt Nam, hoàn toàn chúng ta đâu có tu thiền Việt Nam.
(54:20) Nhưng có may mắn là người Việt Nam cũng sáng suốt, các con có nghe Thiền Trúc Lâm Yên Tử không? Trần Nhân Tông, Người thấy rõ ràng là dân tộc Việt Nam mà luôn luôn chịu ảnh hưởng văn hóa, đạo đức, mê tín của Trung Quốc. Chứ dân tộc Việt Nam đâu phải là không có văn hóa, đạo đức của nó, thế mà các thầy, các sư đều theo cái tinh thần văn hóa của Trung Quốc mà tu tập. Thiền tông cũng vậy chứ. Cho nên ngài Trần Nhân Tông ngài tư duy suy nghĩ cho nên ngài kết hợp giữa tịnh và thiền để trở thành pháp môn Thiền tông Việt Nam, thành lập Trúc Lâm Yên Tử. Nhưng nó vẫn là hai cái phái của Trung Hoa, hai cái phái thiền của Trung Hoa, Tịnh Độ và Thiền Tông của Trung Hoa kết hợp lại thành Thiền tông Việt Nam, chứ thiền Việt Nam chưa có. Đó là cũng may mắn lắm, Trần Nhân Tông là người cũng sáng suốt lắm, chứ còn không khéo thì chúng ta đâu có. Thiền thì cứ thiền, Tịnh thì cứ tịnh thôi, chứ chúng ta đâu biết kết hợp, còn ngài biết kết hợp. Trung Quốc không biết kết hợp mấy con mà nó đưa qua Việt Nam, chúng ta lấy của nó kết hợp lại làm của Việt Nam, đó là Thiền tông Việt Nam.
(55:57) Nhưng như vậy cũng chưa đủ duyên, người Việt Nam phải có con đường tu tập của người Việt Nam chứ không thể chịu ảnh hưởng của Trung Quốc. Bởi vì người Việt Nam chúng ta có nền văn hóa, đạo đức của dân tộc chứ đâu phải là chúng ta luôn lúc nào cũng chịu ảnh hưởng. Nhưng trong cái văn hóa, đạo đức của chúng ta cũng có những điều mê tín chớ, ông bà chúng ta truyền lại thờ cúng cũng có điều mê tín trong đó chớ. Nhưng chúng ta là những con cháu sau này, có đủ tri kiến phải dập xuống những cái điều mê tín để xây dựng một cái nền Đạo Đức thật sự của Dân tộc Việt Nam của chúng ta, để làm sáng tỏ con đường tu tập của nó bằng những lời của Đức Phật dạy.
6.1- LẤY NĂM ĐỨC NHÂN BẢN LÀM ĐẠO ĐỨC CHO DÂN TỘC VIỆT NAM
(56:44) Mà không những, Thầy nói trước đức Phật đã có năm giới luật, tức là năm điều thiện, đức Phật chỉ làm người, đức Phật ra đời chỉ là người dựng lại năm điều thiện đó, vì có con người là có năm điều thiện. Quý Phật tử đến chùa để xin Quy y, thọ Tam quy Ngũ giới, mà ngũ giới tức là năm điều thiện. Không phải có Phật giáo rồi mới có năm điều thiện mà con người có mặt trên hành tinh là năm điều thiện đã có. Đức Phật Thích Ca ra đời Ngài chỉ lấy cái có đó mà Ngài dựng lại, cho nên Năm Giới Luật của đạo Phật người ta gọi là năm cái Đức Nhân Bản. Vì vậy chúng ta lấy năm cái đức Nhân Bản này mà chúng ta xây dựng cái nền Đạo Đức của dân tộc Việt Nam, đâu phải chịu ảnh hưởng của Phật giáo Trung Quốc, đâu phải chịu ảnh hưởng Phật giáo của Ấn Độ, mà Phật giáo Việt Nam là phải của Việt Nam.
(57:48) Theo Thầy thiết nghĩ, đầu óc Việt Nam chúng ta không bị lệ thuộc. Các con biết một đất nước nhỏ sống kế bên Trung Quốc, luôn luôn bị Trung Quốc cai trị. Rồi với một cái đất nước nhỏ như thế này, vũ khí rất là thô sơ bằng tầm vông, vật nhọn thế mà đương đầu với giặc Pháp, một trăm mười lăm năm mới đuổi giặc Pháp ra khỏi đất nước, mấy con đọc lại lịch sử đi. Đâu phải dễ, máu xương của tổ tiên ông bà chúng ta đổ trên mảnh đất này rất nhiều. Hôm nay, đất nước chúng ta độc lập là hạnh phúc vô cùng, người Việt cai trị người Việt hạnh phúc vô cùng, người ngoại quốc cai trị người Việt chúng ta tàn khốc lắm, thật sự.
(58:36) Cho nên Phật giáo là Phật giáo của Việt Nam chứ không phải Phật giáo ảnh hưởng của Trung Quốc, ảnh hưởng của nước khác, chúng ta phải sáng suốt xây dựng nền Phật giáo của dân tộc Việt Nam. Năm đức, năm giới luật đó là năm cái đức hạnh của loài người, chúng ta lấy đó mà dựng lại nền Phật giáo của Việt Nam, chúng ta không bị ảnh hưởng của đất nước nào cả. Thầy mong rằng ngày mai chúng ta sẽ có kinh sách của Việt Nam chứ không phải tạng kinh của Trung Quốc, tạng kinh Hán ngữ của Trung Quốc. Hòa thượng Minh Châu đã dịch từ kinh Pali sang Việt ngữ làm chúng ta có một cái chỗ dựa rất rõ ràng, đạo Phật từ Ấn Độ. Lời nói của Đức Phật còn đó, những gì của loài người, những gì Đạo Đức của loài người chứ không riêng gì của Ấn Độ, của Trung Hoa hoặc của Việt Nam, lấy cái đó dựng lại làm nền Đạo Đức của dân tộc Việt Nam của chúng ta. Sách vở của chúng ta bằng Việt ngữ chứ không phải bằng Hán ngữ. Đừng nghĩ rằng vào chùa viết chữ nho đó là hạnh phúc được. Người Việt Nam sai khiến Việt Nam. Các con nghĩ rằng mình là người Việt Nam, khi mình ngoại giao với người khác mình dùng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tàu, tiếng Nhật mình nói chuyện với họ là được, nhưng người Việt Nam đừng nên khoe tiếng ngoại ngữ với Việt Nam. Có người thì chuyên dụng ngôn ngữ Pháp hoặc Anh chúng ta biết nói tỏ ra như mình hay. Là người Việt chúng ta cố gắng học là người nào cũng sẽ nói được tiếng anh, tiếng Pháp, cố gắng học là chúng ta sẽ nói được, không phải là không nói được tại vì chúng ta học là chúng ta phải nói được. Các con thấy rất rõ, cho nên đừng đem cái sự học chúng ta khoe mà hãy dựng lại nền Đạo Đức cho chúng ta sống, để người Việt chúng ta biết thương yêu nhau như chia sẻ những sự đau khổ, đó là hạnh phúc mấy con. Đó mới chính là Phật giáo của Việt Nam chúng ta.
(1:00:56) Đó hôm nay mấy con nghe được những điều Thầy nói, gợi ý cho các con hôm nay cái duyên về chúng ta là người Việt Nam, phải thương yêu nhau nhiều mấy con. Mấy con nhìn lại những cái trang sử mà đất nước chúng ta bị nô lệ của người khác, tổ tiên ông bà chúng ta đau khổ lắm mấy con. Con cháu chúng ta hôm nay sống trong cái đất nước độc lập - tự do - hạnh phúc như thế này hạnh phúc lắm mấy con, không bị người ta muốn bắt bớ mình cách nào, không bị người ta đánh đập mình cách nào. Những hình ảnh mà người dân Việt của mình chạy xích lô mấy con, xích lô kéo đó xe kéo đó, mà người Pháp họ qua cai trị chúng ta họ ngồi trên chiếc xe như vậy mà chạy không nổi, nó ở trên nó lấy cây nó đánh xuống. Đau lòng lắm mấy con, chúng ta đánh chúng ta như con vật. Những hình ảnh đó làm mình đau lòng cho một đất nước bị người khác cai trị. Hôm nay đất nước chúng ta được độc lập, tự do như thế này nhưng chúng ta phải dè dặt lắm mấy con. Chúng ta là người Việt Nam rất là hiếu sinh. Thầy nói thẳng thật, khi chúng ta giúp cho nước Campuchia là một nước lân cận chúng ta, giúp xong chúng ta rút quân về, cái lòng cao thương của chúng ta không đàn áp người Campuchia, đẹp đẽ vô cùng. Chứ còn người Trung Hoa làm không được, khi mà giúp chúng ta rồi thì chúng chiếm đoạt chúng ta. Các con nhớ chúng ta ở bên nước gần nước Trung Hoa, và ngay bây giờ cả một cái thế giới như thế này mà vẫn còn xâm chiếm chúng ta được, cái tham vọng của người Trung Hoa ghê lắm mấy con. Không, Thầy nói thẳng nói thật mà mấy con. Các con đọc báo chí, đọc lịch sử chúng ta liền đi, cả một thế giới như thế này mà vẫn còn xâm chiếm đất nước chúng ta được. Nếu khi đất nước chúng ta yếu một chút, vũ khí chúng ta yếu một chút là chúng đàn áp chúng ta đó. Cho nên chúng ta phải thương nhau, phải chia sẻ với nhau trong một đất nước nhỏ như chúng ta, có ít người lắm mấy con. Cho nên chúng ta thương những đất nước nhỏ hơn chúng ta như Campuchia, chúng ta hãy giúp đỡ họ với cái tình đồng lân cận, lân bang. Đó là những điều chúng ta cần làm.
(1:03:31) Cho nên hôm nay được nghe Thầy mấy con phải ráng tu mấy con, tu để tâm mình bất động, để mình đủ cái ý chí, đủ cái gan dạ, đủ cái sức để làm chủ thân tâm của chúng ta. Đồng thời, chúng ta giúp cho con cháu chúng ta được giải thoát mấy con, chứ không khéo nó theo lầm cái lối mòn của chúng ta, nó sống theo cái lối mòn của chúng ta, nó sẽ đau khổ, đau khổ như thế nào mấy con biết. Bây giờ con trai, con gái lớn lên thì phải có chồng, có vợ. Một mình nó, nó giải thoát mấy con, có ai cãi cọ nó đâu. Thêm một người chồng, người vợ thì hai tư tưởng rồi, có cãi cọ đó. Mới đầu thì nó còn tùy thuận nhau lắm, sau đó nó không tùy thuận nó cãi cọ, rồi nó có bao lực trong gia đình mấy con. Đây là Thầy nói chỉ có hai đứa thôi. Rồi mấy con làm cha mẹ mà nhìn con mình nó như vậy, mấy con có đau lòng không? Nó thuận hòa thì không nói gì, mà nó nghịch nhau thì khổ lắm. Rồi bây giờ nó đẻ, sanh con nó ra, nó sanh con nó ra thì con nó phải khổ. Mà con nó khổ thì làm sao nó không khổ, mà nó đã con nó khổ, nó khổ thì mấy con làm cha mẹ mấy con có khổ không? Khổ mấy con, tiếp nối cái sự đau khổ liên tục từ đời này đến đời khác. Chúng ta hãy tu tập đi.
(1:05:01) Các con sẽ đặt câu hỏi: “tất cả mọi người dân Việt Nam đều tu hết thì đất nước này sẽ còn ai?”, còn chứ. Trong đạo Phật có bốn loại sanh mấy con, Đức Phật đã xác định mà, Thấp sanh này, Noãn sanh này, Thai sanh này, Hóa sanh này. Thấp sanh là nơi ẩm ướt, mấy con chỗ nào ẩm ướt, thời gian sau thì thấy ở đó sanh ra những cái loài vật. Nó khô thì không thấy nhưng mà ẩm ướt một thời gian, thấy trùm dế nó hoặc là những cái loài vật sinh, sanh ra nó Thấp sanh. Noãn sanh là loài sanh trứng mấy con, đẻ ra trứng mấy chim đồ đó, đẻ ra trứng gà đồ, vịt đẻ ra trứng rồi nở đồ là noãn sanh. Thai sanh là như chúng ta, cha mẹ mình mang mình trong bầu, trong lòng, đó là Thai sanh. Hóa sanh thì bây giờ chúng ta chưa thấy. Phải không? Đừng nghĩ rằng theo kiểu mà như con bướm, từ con sâu mà thành con bướm, à hóa ra mọc cánh, điều đó đều tưởng tượng mấy con. Trước kia con bướm mẹ và con bướm cha nó sau khi đẻ trứng ra, trứng mới nở ra thành con sâu, con sâu lớn lên mới mọc ra cánh chứ không phải nó Hóa sanh mà thành con bướm được. Không phải con sâu hóa sanh, mà con sâu nó mọc cánh nó thành con bướm, nó trở thành lại giống cha mẹ nó. Nó qua một quá trình, nó trở thành con bướm, đây không phải là Hóa sanh. Mà Hóa sanh như thế này, trong không gian của chúng ta có bốn chất đất, nước, gió, lửa mà thân chúng ta là hợp chất đất, nước, gió, lửa hợp lại thành thân. Cho nên thân người nào cũng do bốn chất đất, bốn đại, Đức Phật gọi là bốn đại đất, nước, gió, lửa, bốn đại hợp lại thành. Vậy thì một người Hóa sanh là một cái người phải có ý thức lực.
(1:07:01) Như Thầy hồi nãy mình muốn tịnh chỉ hơi thở là nó tịnh mà. Người mà có cái ý thức lực, người ta bảo cái cơ thể này có trọng lượng và cái sức hút của trái đất nó hút xuống, cho nên chúng ta không thể đi khơi khơi ở trên được, vậy mà cái lực của ý thức nó nâng cái thân của chúng ta lên được. Đó thì mấy con thấy nó có cái sức mạnh, rất mạnh mà. Cho nên vì vậy mà nó hợp lại, nó ra lệnh bốn cái đại này hợp lại thành một con người, con người như thế nào nó đã vạch ra trong cái ý của nó rằng gương mặt như thế nào, bao cao, hình dáng bao cao và những con người này có ăn hay không. Có, có ăn bởi vì nó hợp lại thành một cái thân tứ đại mà mấy con, mà thành tứ đại để nuôi tứ đại nó, nó phải ăn. Nhưng nó phải ăn cái gì? Chớ nó không phải ăn đồ lương thực của chúng ta, nó cũng ăn tứ đại mấy con. Nó sẽ ăn bằng thiền định, một người ngồi thiền mà một tháng, hai tháng không chết mấy con cứ nghĩ: “họ sống bằng gì đây?”. Lỗ chân lông họ hấp thụ từ không khí nó có bốn định, bốn cái sống trong đó cho nên nó nói ngồi thiền một tháng, hai tháng mà sao da thịt không ốm, mà họ không có ăn uống cái gì được hết. Lỗ chân lông họ hấp thụ bằng cái bộ ở ngoài không khí. Các con thấy quá hay, đâu có gì ngoài không khí chúng ta đủ bốn chất mà, đất, nước, gió, lửa đủ mà. Cho nên nó hấp thụ vào, nó nuôi cái thân thiện. Cho nên chúng ta có đủ thì chúng ta hợp nó lại thành một con người, con người họ sẽ sống bằng tứ đại thật. Bây giờ có thân tứ đại mà, thì cái người này họ không ăn như chúng ta, họ không lao động làm ra lúa gạo, đồ ăn, thực phẩm mà họ chỉ ngần đó im lặng, ngồi im lặng mấy cái thì cơ thể họ đang thọ thực trong không khí mấy con, hạnh phúc vô cùng. Không làm mà ăn hoài không hết. Không khí làm sao hết mấy con, có phải không mấy con? Hằng ngày mấy con tiêu thụ bao nhiêu không khí hít thở, mà có hết không khí đâu. Các con thấy không? Cho nên vì vậy mà chúng ta hãy tu đi mấy con, hạnh phúc lắm mấy con.
6.2- THẦY SẼ NHẬP ĐỊNH LÀM GƯƠNG HẠNH SỐNG
(1:09:27) Thầy nói thật sự, nói chuyện với mấy con thì hao tổn năng lượng, phải không mấy con? Nói chuyện thì phải hao, cũng như mấy con lao động thì phải hao chứ, Thầy cũng vậy, đó con biết. Nhưng Thầy phục hồi dễ dàng cho nên Thầy ăn rất ít mấy con, rất ít. Không phải ăn nhiều, ba, bốn bát tô, ăn một miếng cơm, hoặc là một cái cây, hoặc là à một cái bánh đủ rồi, không cần ăn nhiều được sống, rồi ngồi thiền thì không cần ăn uống gì hết, ngày này qua ngày khác. Cho nên lúc này mấy con nghe Thầy ít tiếp khách là sao, ngồi thiền mấy con. Tiếp khách làm sao ngồi! Ban đêm mà ngồi coi có chút thì sáng ra mấy con mời đi tiếp khách, phải không? Còn, sắp tới Thầy sẽ ẩn cư mấy con. Ngồi từ ngày giờ này đến ngày giờ khác, tại sao vậy? Là một gương hạnh để cho mấy con thấy rằng người tu người ta vẫn ngồi thiền nhập định được từ tháng này đến tháng khác, đó là là cái gương hạnh sống. Còn bây giờ Thầy nói, mấy con nói Thầy nói lý thuyết chứ chưa thấy Thầy ngồi bao giờ. Có phải mấy con, cái hình ảnh mà các con sẽ thấy Thầy ngồi từ ngày này đến ngày khác, từ tháng này đến tháng khác, có khi suốt năm Thầy không tiếp duyên nhưng nó là một cái bài thuyết pháp sống động nhất. Làm mấy con phấn khởi, niềm tin mấy con cao tuyệt để mấy con sẽ quyết chí nỗ lực tu hành hơn. Còn bây giờ Thầy lý thuyết như thế này, mấy con nghe hay thật, nhưng về rồi cái hình ảnh mà cao tuyệt đó mấy con không thấy. Rồi ngày nào đó mấy con sẽ thấy có một ông Thầy già ngồi thiền từ tháng này đến tháng khác, không hề ăn, không hề uống gì, đó là cái bài thuyết pháp sống động nhất.
Nhân lúc bấy giờ thì mấy con đến một nơi mà Thầy thiền định thì mấy con giữ im lặng, từng người một đến nhìn quan sát rồi mấy con đi ra, rồi từ người khác chứ mấy con đến làm ồn thì người ta sẽ không cho mấy con vào. Và điều cần thiết nhất là Thầy nhắc “đừng làm cái cửa cổng mà để phiền người khác nghe con”. Chứ người nào mà nghe Thầy ngồi thiền, thì người ta làm cái cửa cổng ở đó, mấy con đến bỏ mười ngàn rồi người ta mới kéo cổng cho vô. Thì cái điều này trách Thầy ngồi thiền để bán, thì không được mấy con. Bởi vì Thầy biết, Thầy vô thăm cái nhục thân của ngài Vũ Khắc Minh, Vũ Khắc Trường, đường đi vô họ chỉ đút cái tầm vông ngang qua đường thôi, xe mình đi mà không cho đi, chỉ bỏ tiền ra mỗi người bây giờ năm người thì bỏ ra năm chục ngàn, mà mỗi người mười ngàn thôi không nhiều nhưng mà bỏ đủ rồi thì người ta rút cây cho mình đi vào. Đúng là người ta bán nhục thân của ngài Vũ Khắc Minh, Vũ Khắc Trường.
Thầy thì không được. Thầy nhập định chứ không phải Thầy phải chết, mà Thầy thấy ở ngoài rục rịch làm cái điều đó là Thầy sống lại, Thầy ra Thầy khiển trách liền. Không để mấy con không phải làm cái điều đó, mà ở đây là gieo cái bài pháp không lời, gieo cái bài pháp không lời. Mấy con đến mấy con tập trung đi hai người, mấy con vào rồi mấy con ra để hai người khác vào nhìn, nghe thấy cái bài pháp không lời để về mình ráng tu tập mấy con. Tu tập, đó là một sự thật, sự thật. Thầy ước ao ngày đó Thầy sẽ thực hiện được, Thầy nghĩ rằng sợ người ta mượn thân Thầy mà lấy tiền mấy con.
Đầu tiên thì Thầy sẽ nhập vào cái Tâm Bất Động mà thôi, chứ nhập thật thiền định thì còn gì biết bên ngoài nữa mấy con, con hiểu? Cho nên ai làm gì đâu biết, cho nên nhập vào Tâm Bất Động thì ở ngoài mà đóng cây tầm vông gác cổng thì Thầy xuất định ra liền tức khắc. Giống như bây giờ Thầy nhắc “tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự” thì Thầy vẫn im lặng tức là tâm bất động, mà tâm bất động thì ở ngoài làm gì Thầy biết hết. Còn Thầy nhập vào định như tịnh chỉ hơi thở nhập Tứ Thiền thì làm gì biết mấy con. Phải không, đâu còn biết. Mấy con dựng đứng mấy cây tầm vông cũng không biết, phải không, thì làm sao rầy mấy con được, quở trách mấy con được. Cho nên vì vậy, không được, để thử đầu tiên cũng thử một tháng, nửa tháng coi thử coi như thế nào, được thì nhập vào các định, mà không được thì nhập vào Bất Động. Động thì xuất, đó là cách thức của Thầy.
Không những hôm nay gặp mấy con thuyết pháp, mà còn ngày mai thuyết pháp bằng thiền định, bằng sự tu tập thiền định mấy con. Để khích lệ, sách tấn cho mấy con được thân người là khổ, đừng bỏ trôi thời gian quá quý của con người, mà phải nỗ lực tu mấy con, không phí, không uổng mấy con. Hôm nay gặp Thầy chỉ dùng lời mà khuyến khích, ngày mai thì dùng thiền định mà khuyến khích, không dùng lời mà dùng hành động thiền định mà khuyến khích mấy con. Các con nhớ điều đó, ráng mà tu tập. Bây giờ con hỏi Thầy gì không, hay là chúng ta sẽ vào nghỉ? Con hỏi đi.
7- PHẬT TỬ THƯA HỎI
(1:15:15) Phật tử: Kính thưa Thầy, sau khi tu một cái thời gian thì Thầy ráng chỉ cho con cách tu hành Tứ Niệm Xứ. Con về con tu, sống Tứ Niệm Xứ thì là con mới đi, mới đi một khúc thôi. Nay được một tuần lễ rồi là con thấy cái thân con rung động, giãy giụa đúng hay không? Con nhờ Thầy chỉ giùm cho con.
(1:15:38) Trưởng lão: Con đi đi.
(1:15:44) Phật tử: Cảm giác toàn thân, tôi đi kinh hành tôi biết tôi đi kinh hành
(1:15:48) Trưởng lão: Rồi, con đứng lại đi con. Trong khi con đi như vậy đó, con cảm giác toàn thân con bằng cách nào?
(1:15:54) Phật tử: Con cảm giác cái thân con là nó rung động từ trên cái đầu con đi, xuống tới đây rồi lắc lư thì cái thân nó rung đó Thầy, nó có rung.
(1:16:02) Trưởng lão: À biết rồi, Thầy biết rồi, cảm nhận, cảm nhận. Con thấy cảm nhận qua cái biết của bước đi của con, có đúng vậy không?
(1:16:10) Phật tử: Dạ, con không có nghe, không còn cái cái vọng niệm gì hết nữa đó Thầy. Trong một phút, con đã đi một phút, nay tuần lễ đó Thầy. Dạ không có gì.
(1:16:20) Trưởng lão: đó là trên thân quán thân. Trong một phút mà trên bước đi, tập như vậy gọi là Thân Hành Niệm của Tứ Niệm Xứ. Con cố gắng con tập từ một phút rồi lần lượt tập cho thuần, rồi tăng lên một phút rưỡi, rồi hai phút, rồi ba phút, năm phút, rồi ba mươi phút. Chừng ba mươi phút rồi thì Thầy mới cho con ngồi, mới cho con ngồi ba mươi phút tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự trong bước đi của mình. Thì lúc bấy giờ thì con ngồi để mà Thầy dạy trên Tứ Niệm Xứ ngồi, chứ ngồi thì con sẽ bị hôn trầm thuỳ miên. Mà Tứ Niệm Xứ thì nó dễ bị hôn trầm thuỳ miên và cũng dễ bị ức chế tâm. Còn bây giờ đi như vậy để cảm nhận toàn thân rung động, rung động mà tâm không niệm khởi thì đó là cảm nhận thân rung động thôi. Thì đúng, con đi như vậy là được, phải tập cho tới ba mươi phút đi. Rồi. Ráng cố gắng tập cho được một tháng, hoặc đến hai tháng thì sẽ đạt được kết quả. Con muốn hỏi gì không?
7.1- LÀM SAO PHÂN BIỆT NHÂN VÀ QUẢ
(1:17:34) Phật tử: Dạ thưa Thầy, cho con hỏi, con xin thỉnh cầu Thầy, hồi nãy Thầy nói Thầy sẽ nhập định để làm gương cho Đại chúng, qua cái bài hành động phát tâm này, con thỉnh cầu Thầy đào tạo cho con người tu chứng rồi Thầy hãy nhập định, hết.
Và cái con muốn hỏi Thầy nữa là về nhân quả. Là nãy Thầy nói trong cái cuộc sống hằng ngày của chúng ta, nếu mọi việc đến thì chúng ta hãy nhìn bằng cặp mắt nhân quả. Thì, con cũng không hay nhìn về nhân quả, nhưng mà bây giờ mình nhận định như thế nào để mình biết cái hành động đó là mình gieo nhân, hay là cái việc đó là mình trả quả để mình nhìn được cho chính xác. Xin Thầy dạy cho rõ.
(1:18:24) Trưởng lão: Bây giờ thí dụ, cái câu hỏi đầu tiên của con thì Thầy biết lúc nào mình sẽ nhập định và lúc nào không nên nhập định. Trong giai đoạn mà Thầy đang tiếp duyên để hướng dẫn người tu, là khi nào có người tu làm chủ được như Thầy thì lúc bấy giờ Thầy mới lui vào với sự nhập định của Thầy, để làm cái gương tức là bài pháp không lời, con hiểu điều đó.
Câu hỏi thứ hai, nhân quả nó sẽ là một bài học cho con mà nếu con chịu khó thì con sẽ có bài học rất hay. Thí dụ như một người chửi con, chửi mắng con mà con muốn cái tâm con không giận hờn thì con thấy đó là nhân quả, nhưng không nghĩa là con chỉ nói nhân quả suông mà con phải hiểu cái lý nhân quả. Người chửi mình thì chắc chắn mình phải có hành động chửi người khác, cho nên người này là đại diện cho cái nghiệp ác do con đã chửi người ta. Vì vậy, người này chửi mắng lại con và con trả cái quả trước kia con chửi. Con không biết con chửi ai nhưng mà xét qua một cái thời gian trong hiện tại con có mắng chửi một người nào không, con có nói nặng nhẹ một người nào không? Ví dụ như những người câm, những người sơ ý đụng chạm con, con có cái ý không vừa bụng và cái hành động của con thì tất cả những cái đó là nhân của con, để hôm nay nó làm cho con khổ. Thì con cứ xét qua cái đời sống hiện tại của mình, khoảng thời gian qua, quá khứ mà trong cái đời sống hiện tại này thôi, không có nhìn cái quá khứ làm gì. Con hiểu không? Chỉ hiện tại thôi, thì con sẽ thấy cái người mắng con, hoặc là cái người đó liếc mắt nhìn con có hành động ghét con thì con điều biết rất rõ là do mình có những hành động làm y như người ta đối xử với con. Nhân nào quả nấy mà, nó y chang, nó không có khác được. Thì con xét con, con biết à “do trước kia mình làm hạ huyền những hành động ác, bây giờ mình phải trả”, đúng là trả như vậy. Cho nên lúc bấy giờ, con suy xét rõ như vậy, con hiểu rõ như vậy thì tâm con không còn giận cái người đã chửi mắng con, chứ còn không khéo con bị ức chế. Con nói thí dụ như bị người khác mắng mình, đây là nhân quả, thôi không có giận, đây con bị ức chế rồi, buộc lòng con phải tư duy suy nghĩ. Con phải tư duy suy nghĩ, mà con tư duy suy nghĩ tức là con triển khai tri kiến hiểu biết. Nó không phải một việc, mà nó xảy ra trong gia đình của con. Thí dụ như, mình có một người thân bệnh đau hay hoặc đứa con đau thì đây cũng phải suy xét về nhân quả, về nhân quả “tại sao mình đau?” hoặc “tại sao người thân mình đau”. Cái hành động ác nào mà đem lại sự đau khổ này thì con sẽ xét qua cái nhân quả của mình, mình có làm cái điều gì để cho mình cùng chịu ảnh hưởng trong cái sự đau khổ chung này, trong cái gia đình. À bây giờ xét ra, mình muốn làm cái điều đó để gia đình mình đồng hưởng cái ăn ngon, hoặc đổng hưởng cái niềm vui thì cái hành động đó nó sẽ có cái sự đau khổ của người khác, của nhiều người khác thì các con xem hôm nay phải trả cái quả của những người thân bệnh đau, hoặc tai nạn xảy đến.
Đó bằng cách con tư duy suy nghĩ trong cái thời, trong cái thời gian qua của cái kiếp hiện tại của con thôi, con sẽ cái hành động nhân quả của con mà hiện giờ con phải trả. Ví dụ, như con đi chợ con thấy một con cá rất ngon hoặc miếng thịt rất ngon, con mua về để làm thực phẩm ăn trong gia đình. Nhưng xét như vậy thì con thấy sau một thời gian đến cái thời hiện tại đó, thì gia đình con có một người con đau, đau cái đầu. Thì do con mua con cá về, con đập cái đầu con cá, cho nên trong nhà có người sẽ bị nhức đầu. Còn bây giờ con mổ con cá con mổ ruột, con để con cá sống con mổ ruột con cá giãy giụa thì trong nhà con sẽ có trả cái quả là có người bị đau bụng. Không chạy đâu thoát. Mình xét qua cái nhân quả trong cái thời gian hiện tại và quá khứ thì chúng ta sẽ trả những cái quả của hiện tại về tương lai chứ không xa đâu, trong cái kiếp hiện tại của chúng ta về tương lai. Bây giờ làm thì chúng ta sẽ biết ngày mai nó sẽ đến, con cái của mình hoặc chính bản thân mình, cái quả. Cứ xét đi rồi mấy con sẽ thấy luật nhân quả không tha một người nào cả. Hễ mình làm sao thì mình phải trả như vậy, nghĩa là hoặc mình trả, hoặc con cái, hoặc những người thân mình phải trả để cho cái chùm nhân quả mình đồng khổ với nhau, không chạy đâu khỏi hết. Đó là luật nhân quả.
Cho nên, cái sự suy xét này nó làm cho tri kiến nhân quả càng thấu sát, chứ không phải nói suông nhân quả. Một hồi cái xảy ra đau bệnh, ờ đây là nhân quả rồi thôi, dừng tại đó thì cái sự tri kiến hiểu biết con quá cạn cợt và gần như bị ức chế tâm. Cho nên từng mọi chuyện xảy ra đều suy xét trong cái kiếp hiện tại của chúng ta có làm nhưng cái điều gì ác không, mà tại sao hôm nay trong gia đình mình lại có người thọ lãnh cái khổ như thế này. Con suy xét kỹ thì con sẽ thấy lòi ra hết thôi, nó giúp cho con cái tri kiến giải thoát rất cụ thể, rõ ràng. Tại vì mình không chịu suy nghĩ, mình không chịu suy xét cho nên mình thấy như là mình không có, nhưng sự thật là phải có.
Không nhân làm sao có quả được mấy con, cái luật của nhân quả là cái luật vũ trụ. Nếu mà cái luật vũ trụ không theo nhân quả thì hành tinh chúng ta không thể nào đi theo quỹ đạo của mặt trời và ngôi sao không thể nào đi theo quỹ đạo của trái đất. Các con thấy nếu trái đất chúng ta sụp đổ thì cả thế giới này, tất cả ngôi sao trên hành tình này đều bị sụp đổ và con người chúng ta cũng tan nát, không còn một người nào sống. Nó theo cái quy luật nhân quả đó, cho nên cái quy luật nhân quả nó điều hành vũ trụ chứ không phải điều hành riêng. Nhưng chỉ có đạo Phật dạy chúng ta chuyển biến làm thay đổi nhân quả, nhân quả không chi phối chúng ta. Người ta chửi mình giận, đó là cái lực của nhân quả. Còn người ta chửi mình không giận, đó là lực của Phật giáo, lực giải thoát của Phật giáo làm chúng ta chuyển biến, thay đổi nhân quả. Cho nên nhân quả không chi phối chúng ta được, con hiểu không?
(1:25:48) Phật tử: Theo con hiểu, theo cái nhân quả suy xét của con là những cái hoàn cảnh nào đã đưa đẩy đến cho mình, rồi những cái cảm thọ nó đến với mình thì đó là cái quả. Rồi như vậy thì cái nhân như vậy, khi mà mình hành động tại vì khi mình hành động qua thì thân, khẩu, ý mình hành động, đó là mình là tạo nhân. Nhưng mà cái tạo nhân đó là trả quả hay là tạo nhân đó là tạo quả?
(1:26:13) Trưởng lão: Thì con đã tạo nhân trước kia, bây giờ con muốn trả cái quả này. Bây giờ con chỉ thấy cái quả thôi, phải không? Bây giờ con thấy trong nhà mình có người đau hoặc là có tai nạn xảy ra trong cái hiện tại đây, nhưng mà con xét qua quá khứ con mới thấy những cái hành động nhân của con, thì gọi là nhân đó. Phải không? Có những hành động đó thì bây giờ mới có cái quả này.
(1:26:37) Phật tử: Thì trong hiện tại con gieo nhân, gieo trong cái hoàn cảnh đó xảy ra vậy thì con mới suy nghĩ để con trả cái quả để mà tạo cái nhân khác.
(1:26:46) Trưởng lão: Rồi, bắt đầu do đó con sự hiểu biết đó, cho nên mỗi lần mà muốn làm một cái việc gì, muốn suy nghĩ một điều gì, muốn nói ra một điều gì đều phải suy nghĩ có làm khổ mình, khổ người hay không. Nếu có khổ mình khổ người, nhất định là không suy nghĩ điều đó, không nói điều đó, không làm điều đó thì đó là thiện, con hiểu không? Bởi vì do mình có cái trí óc, có cái sự hiểu biết nhân quả cho nên trong hiện tại của con khi làm, khi suy nghĩ, khi nói, khi làm đều hoàn toàn suy nghĩ cẩn thận. Suy nghĩ, thấy cái lời nói, thấy cái việc làm không làm khổ mình, khổ người thì làm theo suy nghĩ, thì nói, thì làm cái điều đó. Còn thấy có khổ mình, khổ người thì dừng lại, không suy nghĩ, không nói, không làm, con hiểu điều đó không? Bởi vì người thông suốt nhân quả thì khi nói ra là phải nói cái lời ôn tồn, nhã nhặn, không nói lời thô thiển, nạt nộ, con hiểu không? Không làm hành động thô tháo, không suy nghĩ một điều ác ở trong tâm của mình. Đó nên một người hiểu nhân quả là khi có nghĩ suy nghĩ ác, dừng lại, ở đây không được nghĩ điều ác.
(1:27:58) Phật tử: Vậy thì ức chế!
(1:28:00) Trưởng lão: À lẽ đương nhiên là con phải ức chế tất cả những điều ác, gọi là diệt, ngăn và diệt. Còn, tất cả những cái của con không có ức chế là tại vì nó có thiện, cho nên con đâu có ức chế ý thức, cho nên con vẫn còn là con người hoàn toàn sống. Còn con ức chế cả thiện và ác hết, thì đó là ức chế trở thành cây đá, thì sai. Còn con ức chế ác pháp, ngăn diệt ác pháp, ức chế hoàn toàn không cho tác động vào hành động của con, đó là ức chế diệt ác pháp mà nuôi dưỡng, tăng trưởng thiện pháp cho nên con nghe Tứ Chánh Cần Phật dạy: “ngăn ác, diệt ác, sanh thiện, tăng trưởng thiện”. Chớ có dạy con sợ ức chế ba cái ác này đâu, bảo mấy con diệt ác mà nuôi dưỡng cái thiện thì như vậy con người của mình là con người toàn thiện. Phải không? Vậy là hạnh phúc chứ sao! Mình giải thoát.
(1:28:54) Phật tử: Con cảm ơn Thầy.
(1:28:55) Trưởng lão: À thôi không có gì.
7.2- CHẾT TRONG ÁC PHÁP MÀ GIỮ ĐƯỢC TÂM BẤT ĐỘNG CÓ GIẢI THOÁT KHÔNG?
(1:28:57) Phật tử: Dạ con thưa Thầy, nhân cái câu hỏi của cô vừa rồi đó, con mới thì con có thắc mắc “là nếu một cái chúng sanh được ra đời thì do hành động của thân, khẩu, ý thì sanh ra như vậy thì cái cái quả đó mình được sanh ra thì nó đã tan ngay trong cái môi trường sống của sinh linh mới này, hay là trong cái đời sống mới nó lại tiếp tục bị tác động bởi những cái hành động xấu hay tốt trước kia của cái hành động phía trước nó để tạo ra cái thân này?”. Dạ xin Thầy giải thích nghe cho.
(1:29:28) Trưởng lão: Bây giờ thật sự ra, khi một chúng sanh sinh ra thì nó mang theo cái nghiệp của nó, trước kia nó tạo cái nghiệp đó nó sanh ra được con người. Mà nó sanh ra con người thì nó phải mang theo cái nghiệp của nó. Đó, mang theo cái nghiệp rồi, nó tiếp tục những cái nhân quả nghiệp mới của nó nữa. Vừa cái cũ mà vừa cái mới, cho nên nếu mà không có Phật pháp thì chúng ta cứ tiếp tục ác pháp, thì chúng ta hoàn toàn trong khổ đau.
Mà có Phật pháp thì lần lượt chúng ta chuyển dần, nó chỉ còn có cái nghiệp cũ mà thôi, cái nghiệp mới hoàn toàn được giải thoát. Cũng như bây giờ, cái nghiệp mới thì có sống trong thiện pháp, biết ngăn - diệt ác pháp, sống trong thiện pháp thì cái nghiệp mới nó không còn. Nhưng cái nghiệp cũ con phải trả chứ sao, nhưng trả mà con vui vẻ, mà bây giờ nhức cái đầu con vui con chẳng sợ nó, thì do đó nó tác động không được nhưng nó phải trả chứ, chứ bảo nó đừng có thì không được. Bởi vì cái nghiệp cũ mình đã gieo, bây giờ cái quả thì mình phải trả chứ, con hiểu không? Cho nên nhân quả nó liên tục, nó liên tục nối tiếp như một dòng nước chảy mãi mà không dừng, nó chảy mãi mà. Nhân quả mà, nó như một cái dòng nước chảy, hoài hoài hoài hoài nó tiếp nối hoài, nó không dừng. Cứ quá khứ rồi hiện tại, vị lai, ba cái thời gian này nó tiếp nối nó chảy mãi trong cái dòng nước lớn quá. Cho nên nếu mà dòng nước này mà không được Phật pháp thì cái dòng nước này là dòng nước khổ.
(1:30:57) Phật tử: Dạ thưa Thầy, nếu mà hiểu được Phật pháp rồi và giữ được cái Tâm Bất Động, nhưng mà cái ác pháp nó vẫn còn tới tấp, nó tới mà trong cái trường hợp vị hành giả đó mất thân mình trong một cái ác pháp nào đó nhưng tâm vẫn không bị tán, giữ được Bất Động Tâm, như vậy thì cái vị đó có được giải thoát hay không? Hay là cái chết trong ác pháp?
(1:31:17) Trưởng lão: Giải thoát hoàn toàn. Có mười một tri kiến giải thoát của đạo Phật, một người chỉ cần sống biết được cái Tâm Bất Động, trong giờ phút lâm chung của mình nhất tâm bất động, thanh thản thì người đó vẫn vào Niết Bàn, chứ đâu phải đợi tu như đức Phật. Các con nghĩ coi, mười một cái tri kiến mà khi mấy con biết thêm một cái tri kiến khác một chút nữa, để sau này cái cuốn mà BA MƯƠI BẢY PHẨM TRỢ ĐẠO, ba mươi bảy pháp môn vào đạo đó, khi mà in xong Thầy phát cho mấy con, mấy con sẽ đọc thấy lời đức Phật dạy, mười một cái tri kiến giải thoát của đức Phật, mấy con chỉ biết một là mấy con đã được giải thoát rồi.
(1:31:54) Phật tử: Thưa Thầy, con có tải cái BA MƯƠI BẢY PHẨM TRỢ ĐẠO” về con đọc ở trên máy tính, thì con tải từ một cái Nhật Ký trên mạng. Rồi có cái cô nói là chủ của cái Nhật ký đó bảo là cái này không phải Thầy viết, cổ biểu con xóa đi. Nhân đây Thầy nhắc tới, con xin hỏi là cái đó có có phải của Thầy không để con đọc, nó hay lắm. Có nên đọc không?
(1:32:21) Trưởng lão: Nói chung là cái bộ sách của Thầy coi như là vừa xong rồi để đưa gửi đi xin phép, rồi Nhà in mới in ra. Thì bắt đầu bây giờ mới có một số người mới đưa lên mạng, chứ còn không biết là họ đưa như thế nào, Thầy cũng chưa biết, Thầy cũng không có kiểm tra gì.
(1:32:38) Phật tử: Để chờ cái cuốn mà in ra rồi xin, rồi thỉnh về.
(1:32:41) Trưởng lão: À bây giờ đó đang xong rồi đó, đang xin phép đó.
(1:32:44) Các Phật tử: Có rồi, có hết rồi.
(1:32:46) Trưởng lão: Cái cuốn mà có rồi đó là cái cuốn đó Thầy có viết nó ngắn gọn, nó không có đủ mấy con. Sau khi Thầy xét, Thầy có thấy Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo tức là ba mươi bảy phẩm trợ cho cái tâm bất động, thanh thản của mình, Đạo là cái Tâm Bất Động đó. Thầy thấy nó còn thiếu, nó còn khó hiểu cho nên cái cuốn đó có xin phép in rồi, nhưng mà mỏng. Bây giờ cuốn này nó dày, nó đầy đủ những ý nghĩa của nó. Sau khi Thầy làm xong mới đây cách đây chừng khoảng độ chừng một tuần à. Cái cuốn này sau này nó mới đủ đó mấy con. Bởi vì Thầy thấy ba mươi bảy phẩm trợ đạo là ba mươi bảy pháp rất là căn bản của đạo Phật, mà không giải thích cho người ta hiểu rõ như thế này , thì người ta đâu có biết đường đâu mà tu theo đạo Phật. Cho nên Thầy mới làm câu chuyện này, mà con đã đọc ở trên mạng. Thôi như vậy mấy con. Thôi bây giờ đến mười giờ rồi mấy con, bây giờ mấy con nghỉ, Thầy về mấy con.
HẾT BĂNG