Skip directly to content

20090805 - PHÂN BIỆT TƯỞNG THỨC VÀ Ý THỨC

20090805 - PHÂN BIỆT TƯỞNG THỨC VÀ Ý THỨC

PHÂN BIỆT TƯỞNG THỨC VÀ Ý THỨC

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Phật tử

Thời gian: 05/08/2009

1- ĐẠO PHẬT TU TẬP KHÔNG DIỆT Ý THỨC

(00:00) Trưởng lão: Hôm nay mấy con có duyên về thăm Thầy, Thầy xin nhắc lại mấy con biết đạo Phật rất là đơn giản mấy con, cái pháp rất đơn giản mà cũng rất dễ tu, không có khó khăn gì hết. Bởi vì từng tâm niệm của mình nó khởi lên, nó nghĩ cái này cái kia, nó là thuộc về lậu hoặc, cái danh từ ở trong kinh gọi là lậu hoặc. Những cái niệm mình khởi lên, dù thiện, dù ác nó cũng đều là lậu hoặc. Thương nó cũng khổ, mà ghét nó cũng khổ. Mấy con thấy không? Nó là lậu hoặc. Cái gì mà gọi là lậu hoặc là cái đó có khổ đau.

Cho nên đạo Phật ngồi lại, cái sự tu tập của đạo Phật đơn giản lắm mấy con. Không phải ngồi thiền để mà thấy cái tâm mình nó yên tịnh, nó không niệm là mình cho là đúng. Mình tưởng mình ngồi được một, hai giờ mình thấy mừng quá. Không phải đâu, cái đó là mình bị ức chế ý thức. Bởi vì trong kinh Pháp Cú Phật dạy: “Ý làm chủ, ý tạo tác, ý dẫn đầu các pháp”. Cái ý của mình nó dẫn mình đi vào cái tâm bất động, nó dẫn mình xả các cái lậu hoặc. Mà mình ngồi lại mình không cho cái ý mình nó khởi niệm nào hết là mình ức chế nó. Cho nên hầu hết là tu sai. Tu vậy không tới đâu hết mấy con.

Mình ngồi đâu mình mới, cũng như Thầy bây giờ ngồi trên ghế, cũng như mấy con ngồi trên ghế. Còn cái ngồi mà xếp bằng thì nó có cái sự gom tâm lại. Cho nên vì vậy đừng có, cái lúc này lúc mà đầu tiên chúng ta ly dục, ly ác pháp như lời đức Phật dạy, chúng ta khoan ngồi kiết già, khoan ngồi thiền đã. Mà chúng ta ngồi bình thường. Để rồi chúng ta ngồi thấy từng cái tâm niệm chúng ta khởi lên, thì chúng ta dùng cái pháp Như Lý Tác Ý.

Ví dụ như bây giờ mình ngồi đây mà mình nhớ gia đình của mình, người thân của mình thì mình thấy đây là ái kiết sử. Mình nói: “Đây là lậu hoặc, ái kiết sử, nhân quả hãy dừng đi, đừng nghĩ nữa”. Thì nó sẽ dừng lại, nó không nghĩ nữa.

Mình ngồi đây nó nhớ tất cả mọi chuyện gì đều là nó thuộc về lậu hoặc. Mà mình xét thấy nó thuộc về lậu hoặc gì. Còn nếu mình xét chưa thấy lậu hoặc gì hết, thì mình biết đây là nhân quả. Nó có nhân, có quả thì nó mới có cái niệm. Mà khi nó khởi trong đầu mình những cái niệm đó thì đầu tiên mình thấy nó là nhân quả, sau đó những cái niệm khác mình tư duy, suy xét. Nếu mà nó ở trong cái tình của gia đình, của cái chùm nhân quả gia đình của mình nó khởi lên thương hoặc là giận hờn, buồn phiền. Những người thân mình nói cái điều gì đó làm cho mình chướng ngại thì mình thấy đó là ái kiết sử, nó là khổ đau. Cho nên mình dừng những cái niệm đó lại và mình nhắc: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự là giải thoát. Còn tâm mà không bất động thì không có giải thoát được”.

Đó mình nhắc nó lại, rồi mình ngồi yên là nó có niệm. Và hàng ngày mình ngồi mình cứ quét nó, cứ quét từng cái niệm. Chứ không phải là mình biết nó để rồi mình buông nó một cách vô tư để rồi nó hết, không phải! Mà mình phải có sự tư duy suy nghĩ nó là ái kiết sử, nó là nhân quả, nó mới đến mà gặp với nhau để mà thương, mà ghét. Cũng như hôm nay có một cái nhân duyên, các cô, quý thầy, quý cư sĩ về đây mà gặp Thầy thì đó cũng là có một cái nhân duyên. Mà nhân duyên đó thì phải có cái nhân quả với nhau ở trong cái tiền kiếp, chứ không phải là không.

Ví dụ như đời trước Thầy là một vị khất sĩ, Thầy đi xin ăn, thì tu tập mà. Thì mấy con cũng ít ra, cũng có sớt bát, cũng có cho Thầy một ổ bánh mì hoặc một bữa ăn. Tất cả những cái điều đó là cái nhân duyên để tạo cái duyên để mà gặp nhau. Cho nên hôm nay còn lại gặp nhau đều là có nhân duyên của đời trước, chứ không phải khi không mà chúng ta gặp nhau. Cũng như quý thầy, quý cô mà có cái duyên được theo Thầy hôm nay, mà được ở trong thất tu tập cũng đều là có cái duyên của đời trước, chứ không phải khi không mà có được.

2- ĐỨC TRƯỞNG LÃO NHẮC NHỞ LƯU Ý KHI CHIA SẺ KINH SÁCH VỚI NGƯỜI KHÁC

(3:57) Trưởng lão: Quý thầy, quý cô cứ nghĩ rằng trong một cái kinh sách mà của Thầy viết ra, Thầy phổ biến ra rất nhiều. Nhưng mà cái người mà được đọc kinh sách Thầy là được bao nhiêu người? Nó có cái duyên mới được đọc, còn nó không duyên là không được đọc! Không được đọc!

Bởi vì Thầy cũng theo cái nhân duyên, chứ không phải là Thầy tạo cái điều kiện buôn bán những lời của Phật dạy. Cũng như kinh sách Thầy thì quý Phật tử, quý thầy không thể tìm ở trong tiệm sách có bán. Bởi vì Thầy không có mục đích kinh doanh về cái trí tuệ của mình, cho nên không bán. Lời của Phật dạy sự tu tập, kinh nghiệm tu tập giải thoát, lời dạy đạo đức thì không thể đem bán nó như vậy được, mình không thể bán. Ai có đủ duyên thì sẽ gặp, thì khi đó gặp thì mình trao, mình cho.

Cũng như bây giờ quý Phật tử có được những tập sách của Thầy, có người bạn mình đến thăm và thấy người này cũng có tâm, cũng hướng về Phật pháp, thì mình nói: “Ờ tôi sẽ gởi cho chị về chị đọc cái bộ sách này, tôi được. Đọc cái bộ sách này của thầy Thông Lạc viết rất hay”. Thì do đó cái duyên nó tới rồi, thì mấy con trao lại cho cái người đó người ta đọc. Người ta đọc viết như mình thì đó là cái nhân duyên. Còn nó chưa có nhân duyên thì cái người này họ đang chấp cúng bái, cầu khẩn, họ đang chấp ở trong cái thiền định, ngồi thiền cho nhiều, ức chế tâm hết vọng tưởng. Thì mấy con thấy họ đang cố chấp thì đừng nên làm chướng ngại họ. Đưa sách Thầy ra họ bực quá, họ nói: “Sách gì mà dạy gì kỳ vậy”. Không có hợp với họ.

Cho nên khi nào mình thấy họ là người tha thiết tu để làm chủ sanh, già, bệnh, chết. Còn cái người mà người ta cũng theo tôn giáo mà người ta tu tập để người ta cầu tha lực, cầu Phật Quán Âm gia hộ để tai qua nạn khỏi, cầu Phật để mà được vãng sanh Cực Lạc Tây Phương. Thì những người đó mình thấy cái duyên họ đúng thì mình cho mượn, mà thấy cái duyên không đúng, đừng cho mấy con. Làm chướng ngại người ta, rồi người ta sanh ra tức.

Cũng như thuở giờ mà người ta chuyên người ta niệm Phật để cầu vãng sanh. Người ta niệm tới mà người ta vô niệm. Nghĩa là người ta không niệm mà trong đầu vẫn nghe âm thanh niệm Phật, thì mình đừng nên làm động người ta. Dù sao đi nữa người ta cũng sử dụng được một cái tưởng của người ta. Sự thật ra thì nó không có cõi Cực Lạc, nhưng nó có cái thế giới tưởng của cái tưởng của họ mấy con.

3- TƯỞNG THỨC

(6:42) Trưởng lão: Bây giờ nói về tưởng thì Thầy sẽ nói cho mấy con thấy cái tưởng của chúng ta rất là đặc biệt. Người nào cũng có cái tưởng hết mấy con. Bởi vì trong chúng ta người nào cũng có chiêm bao. Mà chiêm bao thì đó là tưởng hoạt động, chứ không phải ý thức chúng ta hoạt động trong giấc mộng được. Cũng như bây giờ các con ngồi nghe Thầy thuyết giảng Thầy nói thì đó là ý thức, còn trong giấc mộng thì nó khác mấy con. Nó cũng nghe, cũng thấy, cũng biết, cũng tiếp giao mọi người, nhưng mà tỉnh dậy thì chúng ta biết rằng đó là chúng ta đang ngủ, nằm chiêm bao. Nó khác, đó là tưởng thức đó mấy con. Nhưng mà tưởng thức nó không phải hoạt động trong cái giấc mộng không. Mà trong những người lên đồng nhập cốt, những người mà họ lên đồng nhập cốt cũng là tưởng hoạt động đó. Rồi những nhà ngoại cảm mấy con, cũng là tưởng đó.

Nói đến tưởng thì nó vô vàn. Cho nên khi mà chúng ta tu tập mà ức chế ý thức của chúng ta, thì chúng ta sẽ lọt vào cái Không tưởng trước. Nghĩa là bây giờ ngồi thiền mà không vọng tưởng chứ gì, tức là ý thức nó mất, tức là chúng ta lọt vào trong Không tưởng đó. Mà khi Không tưởng nó không phải nó ở không không vậy không. Thì trong khi đó nó lọt trong Không tưởng rồi thì nó phải xuất hiện 18 loại tưởng. Cho nên có nhiều người, người ta tu một thời gian sau thì Pháp tưởng xuất hiện. Cái người này ra họ thuyết giảng, họ nói rất hay là bị Pháp tưởng rồi đó.

4- HỌC HIỂU VÀ ÁP DỤNG ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN - NHÂN QUẢ VÀO TRONG ĐỜI SỐNG.

Trưởng lão: Cái mục đích của đạo Phật tu không phải nói nhiều, mà tu để làm chủ sự sống chết. Thầy nói như thế này mấy con thấy. Trước khi đức Phật đi tu thì đức Phật còn là Thái tử. Đi ra bốn cửa thành thấy bốn sự khổ sinh, già, bệnh, chết. Đức Phật mới tư duy khắc khoải cái thân phận của con người: “Mình là cũng là một người vẫn như bao nhiêu người khác, cũng không thoát ra khỏi bốn sự đau khổ này, làm sao giải quyết được điều này?”. Vì thế đức Phật tư duy như vậy cho nên cuối cùng thì đức Phật bỏ ngai vàng điện ngọc. Nghĩa là vua cha sẽ truyền lại cái ngôi báu đó cho đức Phật. Và trong khi đó đức Phật có vợ và có con. Mới sanh ra đứa con mà - La Hầu La.

Nhưng mà khắc khoải cái nỗi khổ của kiếp người - bốn cái sự đau khổ đó, đức Phật mới bỏ đi tu. Khi mà đi tu mà làm chủ được bốn cái sự đau khổ rồi mới đem truyền dạy lại chúng ta. Các con thấy rất rõ. Bởi vì mình làm chủ được bốn sự đau khổ này rồi, cho nên mới đem truyền dạy lại cho chúng ta. Thì bây giờ chúng ta tu là cái mục đích cũng nhắm vào bốn sự đau khổ này, chứ đâu phải nhắm vào cái tha lực cầu khẩn. Đâu phải nhắm vào cái sự cầu để được sanh vào Cực Lạc, hay hoặc được vào cái cõi trời, cái cõi thế giới nào đâu. Không! Chúng ta không cầu khẩn cái điều đó. Mà chúng ta cầu làm sao mà chúng ta làm chủ được bốn cái sự đau khổ này, cái đó là cái quan trọng. Các con thấy chưa?

(9:47) Bởi vì cái mục đích của đạo Phật là cái mục đích làm chủ bốn sự đau khổ. Thì chúng ta là những người đệ tử của Phật cũng nhắm vào bốn sự đau khổ của kiếp người, cái thân người mà chúng ta tu tập làm chủ bốn sự đau khổ đó. Vậy thì cái làm chủ về cái đời sống của chúng ta tức là làm chủ sanh, già, bệnh, chết. Sanh là cái đời sống, chứ không phải là sanh đẻ đâu mấy con. Chữ sanh đây có nghĩa là đời sống.

Thì chúng ta làm chủ cái đời sống như thế nào? Hằng ngày người ta chửi mình không giận, đó là mình làm chủ đời sống chứ sao. Người ta xâm chiếm, người ta chiếm đoạt, người ta cướp giật mình, mình không thấy những cái đó đều là quan trọng mà mình thấy đây là nhân quả. Biết đâu kiếp trước mình cướp giật của người ta, kiếp này người ta cướp giật lại mình chứ gì. Cho nên mình lỡ, mình quên, vô ý mình để một cái chiếc xe rồi có người ăn trộm, ăn cắp, họ đẩy chiếc xe mình đi mất, mình thấy đó là thường. Nhân quả mà! Biết đâu chừng mình cũng có lấy của người ta, cho nên bây giờ cái duyên đó, cho nên khiến cho cái người ăn cắp, ăn trộm này nó mới đẩy chiếc xe của mình mất. Vui vẻ chấp nhận, không buồn. Mình không vì chiếc xe đó mà mình làm cho mình đau khổ, cho nên mình thấy thản nhiên.

Cũng như thí dụ như bây giờ mình có một cái ngôi nhà rất đẹp, rất vừa ý, trong đó có của cải tài sản rất nhiều, nhưng không may một cơn hoả hoạn thiêu rụi. Mình không vì cái chuyện mà thiêu rụi tài sản của mình mà ngồi đó khóc, mà để khổ. Mình thấy: "Đây là nhân quả. Hãy vươn lên, hãy sống vui vẻ, không vì của cải bị thiêu đốt, bị thiêu huỷ như vậy mà ngồi đây mà khóc lóc". Đó là cái tinh thần mình vững vàng. Trong khi có của cải giàu sang thì mình ăn uống đầy đủ, còn bây giờ ăn cháo cũng được có gì đâu, sống mà. Cuối cùng thì cái sự vươn lên của mình không bị nhân quả chi phối, đó là giải thoát. Tức là làm chủ được đời sống, làm chủ được đời sống gọi là làm chủ sanh.

Trong gia đình mình vợ chồng con cái, bà con ruột thịt nói nặng, nói nhẹ, không giận hờn phiền não, đều thấy đó là nhân quả. Tức là mình làm chủ được đời sống đó mấy con. Tu tập như vậy đó. Cho nên mình thấy cái gì mà làm chướng ngại trong tâm của mình, điều đó đều là ác pháp. Và cái gì mà làm cho mình quá thương cũng đều là ác pháp.

Ví dụ như bây giờ trong nhà mình có người mất, hay có người bệnh, mình quá thương cho nên mình quá sầu khổ. Cho nên mình thấy thương cũng là khổ, cũng là ác pháp. Mà ghét, giận, hờn cũng là ác pháp. Cho nên chỉ có giữ tâm thanh thản, an lạc, vô sự đó là sự giải thoát. Cho nên hằng ngày đời sống không có ác pháp nào làm cho mình động tâm thì đó là giải thoát. Mà giải thoát cái đó bằng cái gì? Bằng cái sự hiểu biết, tri kiến giải thoát.

(12:25) Cho nên đạo Phật có mười một cái tri kiến giải thoát, mười một cái điều hiểu biết để được giải thoát. Chúng ta đọc lại những cái bài kinh của Phật, rất là tuyệt vời. Muốn cho tâm mình được giải thoát thì phải có sự hiểu biết. Mà có sự hiểu biết đó có mười một cái tri kiến. Mấy con sẽ đọc kinh sách Thầy, bởi vì sự hiểu biết đó nó giảng dạy nó nhiều, chứ không phải ít, nó cả tập sách như thế này.

Mỗi một cái tri kiến giúp cho chúng ta phải hiểu biết như thế nào, thâm sâu. Để rồi mọi sự việc xảy ra chúng ta đều hiểu thì tâm chúng ta không còn buồn phiền, không còn ưu bi sầu khổ, đó là giải thoát. Nếu không đọc những cái lời của Phật dạy, thì cái tri kiến chúng ta sẽ không hiểu. Mà không hiểu thì chúng ta bị chấp, bị chấp cho nên chúng ta khổ. Còn mình hiểu thì mình thấy nó an lạc vô cùng, vui sướng, không có gì làm cho mình khổ nữa. Đó là học Phật pháp. Học Phật pháp tức là triển khai tri kiến giải thoát để chúng ta làm chủ đời sống của chúng ta. Đó là cái thứ nhất.

Cho nên phần nhiều các con là Phật tử còn sống trong gia đình chưa phải vào chùa, chưa phải vào tu viện để mà nhập thất tu tập, để nhiếp tâm và an trú tâm. Thì nên học đọc những sách đạo đức Nhân bản - Nhân quả. Để biết nhân quả của mình, để biết tất cả các cái người chung đụng bên mình là những nhân quả của đời trước để gặp nhau trả cái nhân quả thương hoặc ghét mà thôi. Đó thì mấy con cần phải đọc những quyển sách nhân quả đạo đức, để đạo đức Nhân bản - Nhân quả, sống không làm khổ mình, khổ người. Mấy con tìm đọc những quyển sách đó.

Bộ sách thứ nhất đó là Đức Hiếu Sinh: Lòng thương yêu của chúng ta.

Đức thứ hai của nó là Đức Ly Tham. Mấy con tìm những quyển sách đó. Để mình thấy mình lìa cái tâm ham muốn của mình, thì nó sẽ được giải thoát.

Đức thứ ba là Đức Chung Thuỷ: Tức là người nào cũng có gia đình, cũng có con cái, cũng có chồng con. Thì lúc bây giờ chúng ta học được cái đức chung thuỷ thì luôn lúc nào chúng ta cũng biết thương yêu và tha thứ. Không bao giờ chúng ta cãi cọ, không bao giờ chúng ta làm buồn phiền với nhau trong gia đình, đó là đức chung thuỷ.

Đức Thành Thật: Không bao giờ mà chúng ta nói dối. Chúng ta nói cái nào, có thì nói, không có thì làm thinh. Cái gì nói được mình nói mà cái gì không nói được làm thinh, chứ không nói.

Ví dụ như trong thời chiến tranh, nếu chúng ta thành thật thì nó rất là tai hại. Ví dụ như trong nhà này có một cái hầm mà mấy ông cách mạng, mấy ông làm Việt Cộng chui dưới này mà giờ quân đội Quốc Gia đến hỏi: “Ở đây có Việt Cộng không?” Mình nói: “Đây có cái hầm đây, mấy ổng chui ở dưới”, thì chết người ta hết còn gì? Thật quá thì đâu có được, mà mình nói không có thì nói láo. Cho nên làm thinh là tốt nhất.

Mà cách làm thinh của mình cũng khéo léo, chứ đâu phải làm thinh mà người ta nói: “Bộ tôi hỏi anh hay hoặc là chị khi dễ tôi lắm sao không trả lời?”. Họ khó lắm mấy con. Mình không nói ra được thì mình tìm một cái câu chuyện, cái dịp gì đó mình nói lảng chuyện khác.

(15:34) Ví dụ người ta hỏi mình: “Có Việt Cộng trong này không?”. Thì mình nói: “Để tôi sai đứa nhỏ đi lấy cái rổ, cái thùng gì đó”. Mình chuyển sang cái chuyện khác đi, để người ta không thấy mình là không trả lời. Mà không trả lời thì người ta coi như mình là khi dễ người ta thì người ta còn ghét mình thêm, người ta còn kiếm chuyện mình thêm. Cho nên mình tìm cách mình nói tránh đi cái chỗ khác.

Đó là cách thức mà trong cái bộ sách mà dạy đạo đức thành thật, người ta dạy mình để có cách thức mình tránh né cái chỗ mình nói không được. Mình bằng cách mình đưa mình vào cái chỗ khác mà nó không có lỗi ở chỗ mình nói dối. Đó, nó khéo lắm mấy con. Về cái vấn đề mà nói dối này, Thầy nói lơ mơ là mấy con bị cái lỗi này rất lớn. Mình nói không có hại ai hết, mà có nói dối trong đó mấy con. Sơ sót là mấy con sẽ không cẩn thận là mấy con sẽ phạm. Nó lướt qua, nó thấy không có gì hết nhưng mà sự thật mình xét lại hồi nãy mình nói cái này nó thiếu sự thật. Cho nên cẩn thận lắm. Vì cái đức này phải rất là cẩn thận.

Cái đức minh mẫn thì nó cũng không khó. Bởi vì về cái giới mà đức Phật cấm không uống rượu, không nghiện thuốc lá, cà phê đồ đó, thì cái giới đó nó cũng không khó. Bởi vì nó phải sáng suốt, nó đem lại sự lợi ích cho mình, nó cũng nhằm ở trong cái đức minh mẫn, cũng nhằm giúp cho mình. Bữa nay ở trong gia đình, vợ con dọn lên mâm cơm rau cải mà không có những thực phẩm mà mình thích ăn thì mình ăn không được là mình có chuyện này, chuyện kia thì nó không phải. Cho nên cái đức minh mẫn thì lúc bây giờ biết là vợ con mình công chuyện nhiều quá cho nên vì vậy mà nó luộc rau, rồi nó đem chút nước tương, hay hoặc này kia cho mình ăn, vậy cũng được, cũng vui vẻ, ăn rất ngon. Và mình cũng tỏ ra mình hoan hỷ, chứ không có đòi hỏi cái này, đòi hỏi cái kia làm cho vợ con mình cực thì không đúng.

Cho nên cái đức minh mẫn nó sáng suốt, nó từng chút nó khắc phục mình để không làm khổ người khác. Cho nên đức minh mẫn nó sẽ dạy cho mình có những cái tri kiến, cái sự hiểu biết để đối xử làm sao trong lòng của mình an lạc trong cái vấn đề ăn uống hay may mặc. Có nhiều khi mà vợ con may mặc nó không vừa ý, thì do đó nó có nhiều điều nó làm cho mình bất mãn, hoặc là thế này, thế khác. Thì do đó mình có học đạo đức, thì mình tự cởi mở mình nó không có còn chướng ngại nữa. Đó là cách thức của học đạo đức là như vậy. Cho nên nó dùng tri kiến mà nó đi vào cuộc sống của nó, rồi nó đem lại sự bình an cho mình.

5- PHƯƠNG PHÁP TU TẬP NHIẾP TÂM VÀ AN TRÚ ĐỂ ĐẨY LUI BỆNH

(18:22) Trưởng lão: Rồi bắt đầu mấy con đi xa hơn một chút. Thấy trong gia đình mình sống mà mình xả tâm được, an ổn được thì đâu phải tới đây là mình tự mãn, mình đủ rồi, không phải con đường của đạo Phật. Còn bây giờ bệnh đau mình chưa làm chủ được mà, thân mấy con bệnh đau phải đi bác sĩ uống thuốc mà. Cho nên bước thêm giai đoạn nữa: Nhiếp tâm và An trú.

Khi mấy con nhiếp tâm được, mấy con an trú được thì mấy con làm chủ được bệnh rồi. Nó đâu cần xa. Bởi vì làm chủ được đời sống thì đời sống không buồn, không này kia thì tuổi già rất là khoẻ, không có mệt. Mà đời sống buồn rầu, lo lắng, giận hờn, ưu tư thì già nó sẽ suy yếu lắm mấy con, mà nó hay bệnh tật nữa. Còn trái lại mình làm chủ được cái đời sống rồi, thì bắt đầu làm chủ được bệnh nữa. Thì già thì ai dù bây giờ người đó có khoẻ gì đi nữa thì cũng có bệnh, không bệnh nặng thì cũng bệnh nhẹ, làm sao không có bệnh? Mà giờ nhiếp tâm được, mà an trú được thì đẩy lui được bệnh thì coi như là khỏi tốn tiền đi bệnh viện, đi bác sĩ gì hết, khỏi làm cực người thân ở trong gia đình mình phải đi nuôi bệnh. Các con thấy đỡ không? Mà chỉ có nhiếp tâm an trú thôi, đâu có gì đâu.

Nhiếp tâm thì nhiếp tâm như thế nào? Nhiếp tâm thì nhiếp tâm trong hơi thở. Hơi thở ra biết ra, hơi thở vô biết vô. Cách thức tác ý chứ đừng có ngồi đó mà biết hơi thở ra vô ức chế ý thức thì không được. Các con thấy người ta dạy các con ngồi thiền là làm sao cho hết vọng tưởng chứ gì? Đừng có niệm chứ gì? Không phải! Ở đây đức Phật không có dạy điều đó đâu. Đức Phật dạy mình ly dục, ly ác pháp, dạy mình dùng cái ý thức dẫn cái tâm mình vào cái chỗ bất động. Chứ không phải dạy cho mình ức chế ý thức, cho nên ý thức mình luôn luôn tác động.

Bây giờ thí dụ như Thầy nói như thế này, Thầy tác ý như thế này: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”. Đó là ý thức, Thầy tác ý mà. Cho nên vì vậy mà Thầy hít vô, thở ra năm hơi thở, rồi Thầy tác ý nữa. Chứ nếu mà Thầy cứ làm thinh Thầy hít vô, thở ra cho đến một giờ, hai giờ là Thầy bị ức chế ý thức. Còn Thầy tác ý nữa, Thầy tiếp tục, Thầy tác ý nữa, nó vừa nhẹ nhàng mà nó không bị nặng đầu, nó không bị làm cho chúng ta rối loạn cơ thể. Cho nên trong khi chúng ta tác ý rồi chúng ta hít thở năm hơi thở, rồi tác ý. Như vậy ngày nào chúng ta cũng tu tập như vậy mà không thấy một niệm nào xen vô thì đó là chúng ta đã nhiếp tâm được. Các con thấy chưa? Nhiếp tâm được rồi.

Bây giờ nhiếp tâm được rồi thì mấy con thấy rất dễ dàng an trú. Bây giờ an trú thì mấy con: “An tịnh tâm hành tui biết tui hít vô. An tịnh tâm hành tui biết tui thở ra”. Thì mấy con sẽ hít vô, thở ra liên tục như vậy trong nửa tiếng đồng hồ hoàn toàn không tác ý nữa. Nó cũng có cái trạng thái an ổn nơi thân của con, nơi tâm của con. Thì lúc bây giờ thì bệnh đau mấy con tác ý: “Thọ là vô thường, cái đầu đang nhức hãy đi đi, tao sẽ an trú ở trong cái tâm này, ở trong thân này” thì bệnh không còn.

Thì con sẽ tác ý, rồi con sẽ bảo: “Thọ là vô thường, cái bệnh nhức đầu này đi điAn tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô. An tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra”. Rồi mấy con hít vô, thở ra năm hơi thở rồi thì mấy con lại tác ý một lần nữa: “An tịnh thân hành”. Hồi nãy tâm chớ gì, mấy con nhớ không? Bây giờ thân hành: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô. An tịnh thân hành tui biết tôi thở ra”. Rồi bắt đầu mấy con hít vô, thở ra, an trú trong hơi thở cho đến khi mà mấy con thấy cái đầu không còn đau nữa, xả ra đuổi bệnh đi rồi. Chỉ có ở biết hơi thở, nó nhức đầu thì kệ nó, nó nhức đầu thây kệ nó, mà chỉ bám trong hơi thở thì mấy con sẽ thấy hết nhức đầu, chỉ có vậy thôi, đơn giản.

Con thấy cái sự tu tập đơn giản vậy đó, nó không có khó đâu mấy con. Bởi vì mình có cái pháp Như Lý Tác Ý mình dẫn ý mình mà. Cho nên mấy con vô tu tập rất dễ dàng đuổi bệnh đi. Bệnh gì cũng đi nữa. Bây giờ mấy con đang bệnh nằm ở trên giường bệnh mấy con cứ yên tâm, mấy con nương vào cái hơi thở: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô. An tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra”. Như vậy mấy con sẽ tác ý, rồi mấy con hít vô, thở ra, rồi mấy con tác ý. Như vậy suốt ở trong cái thời gian mà trị bệnh, mấy con nằm ở trên giường bệnh, mấy con cứ tác ý thì bệnh mấy con trong suốt một ngày, hai ngày, cao lắm là ba ngày bệnh hết. Đó nó như vậy, nó đơn giản. Phật pháp rất hay làm chủ được bệnh, nhưng mà tại chúng ta không tập thôi, tập thì sẽ được.

6- TỨ NIỆM XỨ

(22:44) Trưởng lão: Kế đó thì chúng ta phải tu tập cao hơn. Là sau khi mà chúng ta thấy đuổi bệnh được rồi thì bắt đầu cái tâm chúng ta có thanh tịnh rồi, thì chúng ta ở trên Tứ Niệm Xứ. Tứ Niệm Xứ là thân, thọ, tâm, pháp của chúng ta. Thì chúng ta cũng nương vào hơi thở để mà cảm nhận toàn thân, không có gì khó hết.

Bây giờ thí dụ như mấy con muốn ở trên thân quán thân. Thì quán thân, quán thọ, quán tâm, quán pháp nó đủ trên bốn chỗ đó. Hễ mình quán thân là được bốn chỗ, thì mấy con nhắc: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”. Rồi bắt đầu mấy con thở ra, thở vô thì mấy con cảm nhận. Cái hơi thở mấy con thấy sự rung động của thân mấy con. Từ ở trên đầu xuống dưới chân, từ dưới chân lên trên đầu theo cái nhịp của hơi thở. Đừng tưởng mấy con. Đừng tưởng cái hơi thở chạy xuống dưới chân, đừng dùng cái tưởng chạy lên trên đầu. Mà cảm nhận hít vô nó có sự rung động nhẹ từ trên đầu xuống dưới chân, từ dưới chân lên trên đầu, đó là quán trên thân quán thân.

Cứ tu tập như vậy, bắt đầu thì từ 30 phút, lần lượt lên 1 giờ, 2 giờ, rồi 3 giờ, rồi 4 giờ, 5 giờ, rồi suốt bảy ngày đêm. Mình chỉ quán thân thôi, nó tu tập tới đâu thì mình tăng dần lên tới đó, đừng ép nó. Thí dụ như bây giờ mấy con tới cái giờ đi ngủ đi, mười giờ đi ngủ đi. Là cái giờ ngủ cho tới hai giờ hay ba giờ mấy con mới thức dậy. Trong khoảng thời gian đó, mấy con nằm ngủ thì nó vẫn biết con thở ra vô. Có phải không? Bởi vì nó còn tỉnh mà, nó chưa ngủ thì nó còn biết. Còn nó ngủ thì thôi, còn nó tỉnh thì mấy con cứ tu. Cứ biết hơi thở ra vô và cảm nhận từ chân lên đầu, từ đầu xuống chân, mỗi hơi thở đều cảm nhận trọn vẹn trên thân mấy con, thì đó gọi là tu Tứ Niệm Xứ.

(24:34) Còn duy nhất chỉ biết có hơi thở ra vô, đó là mấy con tu hơi thở. Còn cảm nhận được thân, toàn thân của mấy con theo hơi thở thì đó là mấy con tu Tứ Niệm Xứ. Phải không? Mà khi mà tu Tứ Niệm Xứ như vậy đó, thì nó mới không trụ vào một cái hơi thở mà nó bị cảm nhận toàn thân mà. Cho nên nó không trụ vào một cái đối tượng mà nó trụ vào toàn thân của nó. Cho nên vì vậy đó mà mấy con tới giờ đi ngủ thì mấy con nằm xuống. Thì nó chưa ngủ thì nó cũng cảm nhận toàn thân qua cái hơi thở ra, hơi thở vào của nó.

Và cuối cùng thì nó không ngủ. Nó không ngủ, không phải con bắt nó không ngủ đâu mà tại nó không ngủ. Mà nó không ngủ thì con nằm xuống, thay vì 2 giờ con dậy để tu chứ gì? Nó tới 2 giờ nó cũng chưa ngủ mà nó nằm đó, mà nó vẫn thấy hơi thở ra vô và cảm nhận toàn thân, thì bắt đầu mấy con tu luôn. Dậy thì mấy con tiếp tục mấy con ngồi, rồi mấy con cứ tiếp tục tu ở trên cái trạng thái bất động tâm đó, cái trạng thái Tứ Niệm Xứ đó. Và cuối cùng bảy ngày đêm liên tục nó không ngủ.

Tự nó không ngủ chứ, không phải là mấy con không cho nó ngủ. Còn mấy con mà bắt ép nó không ngủ thì không được, mấy con sai. Còn cái này tự nó không ngủ thì mình cứ. Bây giờ tới cái giờ đi ngủ, 10 giờ đi ngủ thì mấy con cứ nằm xuống ngủ. Nhưng mà nó tỉnh, nó không ngủ vì vậy mà nó phải biết hơi thở và nó cảm nhận toàn thân nó thì được rồi. “Mày thức thì mày cứ tu, chừng nào mày ngủ thì thôi. Mà mày không ngủ thì tới chừng mà cái giờ mà đúng 2 giờ là dậy tao tu thì mày không có ngủ bậy bạ được, giờ này giờ tu. Giờ ngủ cho ngủ mà không ngủ thì giờ thức là phải tu thôi”.

Tới 2 giờ bắt đầu đó mình thức dậy, mình dậy chứ không phải thức dậy, bởi vì nó không ngủ cho nên mình tu. Hồi đó mình tu trên cái tư thế nằm ngủ nhưng mà nó không ngủ, cho nên mình không ngủ mình tu. Vì vậy mà hết cái giờ nghỉ rồi mà nó tu, chứ nó không có ngủ thì mình tiếp tục trên cái giờ tu mình tu. Bắt đầu mình đi kinh hành hoặc là mình ngồi thiền, mình ngồi xếp bằng hoặc là mình ngồi trên ghế tư thế nào cũng được. Do đó mình cứ giữ trên thân quán thân. Và cuối cùng như vậy nó suốt bảy ngày đêm nó không ngủ, vậy thì mấy con chứng đạo, chứ không có gì. Trên Tứ Niệm Xứ nó chứng đạo, nó chứng tâm bất động mấy con. Nó chứng đạo ở trên Tứ Niệm Xứ chứ không có chỗ nào khác nữa hết.

Mà khi tâm bất động trong bảy ngày đêm thì nó có đủ Tứ Thần Túc. Bảy ngày đêm nó cứ nó ngủ mà nó không ngủ, nó nằm đó nó cứ biết hơi thở, nó cảm nhận toàn thân nó. Rồi giờ tu thì nó cũng tu vậy, mà giờ ngủ nó cũng vậy, mà suốt bảy ngày đêm nó không ngủ mà nó luôn luôn nó ở trên cái pháp Tứ Niệm Xứ như vậy. Thì suốt bảy ngày đêm cái tâm của mấy con nó thanh tịnh, thì nó xuất hiện đủ Tứ Thần Túc.

(27:29) Cái lực mà đầu tiên mà nó xuất hiện thì mấy con thấy Tinh Tấn Như Ý Túc, nó thấy ham tu lắm. Nghĩa là nó cứ trên Tứ Niệm Xứ, cho nên mấy con mới tu tập liên tục bảy ngày đêm được. Nó ham lắm, nó thích lắm, nó thấy an lạc vô cùng, nó thích tu lắm. Nó không có lười biếng, nó xả cái niệm. Do đó nó Tinh Tấn Như Ý Túc nó xuất hiện ngay ở trên cái bước đường tu tập suốt ở trong bảy ngày đêm, có Tinh Tấn Như Ý Túc xuất hiện.

Sau đó, khi mà nó xuất hiện đủ thì do đó nó xuất hiện cái Định Như Ý Túc. Định Như Ý Túc thì mấy con muốn nhập Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền bây giờ nó mới nhập được. Chứ không phải mấy con muốn tu thiền, là bây giờ mấy con nhớ không, vô mấy con ly dục, ly ác pháp nhập Sơ Thiền. Không được, nó phải có cái Định Như Ý Túc. Từ ở trên cái Tâm bất động - Tứ Niệm Xứ, nó mới có Định Như Ý Túc. Từ cái Định Như Ý Túc con mới truyền lệnh nó ly dục, ly ác pháp nhập Sơ Thiền nó mới có Năm Chi Thiền của nó: Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc, Nhất tâm. Nó mới xuất hiện ra đủ Năm Chi Thiền mới gọi là con vào cái Sơ Thiền. Đó như vậy nó lần lượt, rồi Nhị Thiền, rồi Tam Thiền, rồi Tứ Thiền. Nó đều là mấy con truyền lệnh nó vô, nó nhập, chứ không phải là mấy con ngồi thiền mà nhập được mấy cái định này. Mà nó có Định Như Ý Túc rồi mới tu tập được, nó mới đi lần lượt.

Mà khi nhập bốn thiền, trong Tứ Thần Túc thì nó có Tuệ Như Ý Túc mấy con. Mà Tuệ Như Ý Túc là trí tuệ Tam Minh, chứ không có gì hết. Mấy con muốn biết đời trước mấy con là gì nó đều biết hết. Mấy con muốn biết về tương lai nó xảy ra điều gì, mấy con cũng biết hết. Nó xảy ra cái gì, mấy con cũng biết hết. Gia đình mà về tương lai, người nào chết năm nào, tháng nào, hoặc là con cái mình thi đỗ như thế nào, năm nào nó thi, năm nào nó rớt, biết hết, về tương lai biết hết. Bởi vì nó là Tuệ Như Ý Túc mà, như ý mình muốn mà. Cho nên mình muốn biết: "À, bây giờ con mình cho học đây nó đậu, nó có lên đại học được hay không?" Thì con biết là cái năm đó con mình nó sẽ thi tốt nghiệp nó đậu Đại học, nó sẽ học lên Đại học. Và nó sẽ đi, nó được học bổng nó sẽ đi học nước nào, nước nào đều biết hết. Hiện bây giờ thì nó mới có chút vầy, chứ mà biết hết. Đó là cái Tuệ Như Ý Túc.

(29:53) Nhưng cái Dục Như Ý Túc nó còn tuyệt vời hơn nữa mấy con, Dục Như Ý Túc. Bởi vì nó có bốn cái Như Ý Túc lận mà: Tinh Tấn Như Ý Túc, rồi Định Như Ý Túc, rồi Tuệ Như Ý Túc, rồi Dục Như Ý Túc. Dục Như Ý Túc, cái thân mấy con có cái trọng lượng như này, mấy con bảo nó ngồi xếp bằng bay lên một thước, nó bay lên một thước, mấy con bảo sao nó nghe vậy. À bây giờ bảo: "Cái thân này phải chết nha, tịnh chỉ hơi thở". Nó ngưng hơi thở nó chết. Mấy con nói sao nó nghe vậy. Bởi vì Dục Như Ý Túc mà, như ý là muốn mà, mình nói làm sao nó làm vậy hết. Mà từ mấy con tu tập thì nó ở trên cái trạng thái tâm bất động, nó mới đạt, cái chỗ Tứ Niệm Xứ nó mới đạt. Chứ còn cái tâm mà mấy con nó chưa được ở trên Tứ Niệm Xứ, nó thanh tịnh bảy ngày đêm, vậy thì nó không có, nó không có được những cái này, nó được cái khác.

Cho nên pháp của Phật nó rất đơn giản. Ngồi, mình tu lậu hoặc mình hết thì tâm bất động, chứ đâu có gì đâu. Mà tâm bất động thì nó ở trên Tứ Niệm Xứ, chứ nó không có ngoài Tứ Niệm Xứ mà có được. Cho nên vì vậy mà ngồi đây, bây giờ mình chưa dám tu Tứ Niệm Xứ đâu. Mình tu Tứ Niệm Xứ, tức là mình tập trung mình ức chế nó không được. Mà mình ngồi đây thì từng tâm niệm mình xả. Do đó mình dùng cái tri kiến của mình ly dục, ly ác pháp, cái hiểu biết của mình mà mình xả, mình xả tất cả các niệm. Tự mình xả hết rồi, tức là ly dục, ly ác pháp hết rồi thì tự nó thanh tịnh. Mà tự nó thanh tịnh thì nó bất động ở trên Tứ Niệm Xứ, tự nó nó cảm thấy trên Tứ Niệm Xứ. Chứ bây giờ mình ép nó để mà trên thân quán thân là mình bị ức chế, là mình tu tiêu mình đó.

Cho nên Tứ Niệm Xứ coi vậy chứ nó rất khó, chứ không phải dễ. Nó chờ cho một cái người mà phải giới luật nghiêm chỉnh, thanh tịnh, không vi phạm giới luật. Mấy con ăn ba bữa mấy con tu Tứ Niệm Xứ không được. Mấy con phải ăn ngày một bữa, mấy con xả hết tất cả những chuyện gia đình này kia, giao cho người khác hết. Chứ mấy còn lo đói, lo no, lo này kia thì mấy con tu Tứ Niệm Xứ không có được. Hễ mấy con còn lo cái này, cái kia là mấy con bị ức chế tâm hết. Mặc dù mấy con cố gắng mấy con tu, nhưng nó bị ức chế.

7- PHÒNG HỘ TÂM KHÔNG PHÓNG DẬT

Trưởng lão: Mà ức chế, cái hiện tượng mà ức chế để Thầy nhắc cho mấy con biết. Khi mà hiện tượng ức chế là mấy con hay viết thư, viết thư trình: "Tôi hôm nay là tôi tu được năm phút, mười phút tôi thanh tịnh, tôi không niệm". Đó là mấy con phóng dật, viết thư. Rồi viết thư rồi gửi ai? Gửi cho Thầy. Rồi Thầy viết thư, đọc qua đọc lại thì như vậy là phóng dật. Khi tâm nó yên lặng, nó bất động đừng có nên mở cửa thất ra. Đừng có ngó người này, người kia mà hãy gọi: “Mắt, tai, mũi, miệng quay vô, ý không được làm việc, thanh tịnh”. Mà bây giờ mấy con được có một giờ, mấy con đã động, phá nó hết trơn rồi. Tan nát cái nhà thanh tịnh của mấy con hết rồi, còn gì đâu. Cho nên mấy con dẹp.

Khi nào mà nó thanh tịnh, cứ giữ cái tâm thanh tịnh đừng có phóng dật ra. Đừng có viết, đừng có gì hết, đừng có nói cho người này, người kia. Cái tâm của mấy con nó hay khoe khoang lắm, nó được một chút cái nó khoe cùng xóm. Nó chạy cùng xóm trên, xóm dưới ai cũng biết con tu được như vậy. Cho nên cái đó là nó nuôi bản ngã của mấy con, mình dẹp hết cái này xuống. Khi mà Thầy dạy rồi thì mấy con nắm cho đúng pháp rồi, thì ngay Thầy cũng không cần hỏi. Biết pháp tu rồi mà, Thầy dạy đâu có cái gì đâu khó khăn đâu.

Đầu tiên thì mình dùng tri kiến, mình xả từng niệm. Bây giờ nó yên lặng, ngồi đây nghe nó yên lặng, thì nó sự yên lặng của nó thì đừng có phóng ra. Mà phóng ra thì mấy con làm sao yên lặng được? Cho nên mấy con phải lưu ý rất kỹ cái vấn đề này, chứ không khéo mấy con phóng dật lia lịa. Mà ngồi thì có cao lắm 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ thôi, chứ còn tăng lên nữa không được. Mà cứ ở trong thất độc cư chừng tuần lễ là thấy muốn mở cửa thất chạy ra. Nó động như vậy, cho nên nó phá hạnh độc cư, trọn vẹn nó phá hạnh độc cư. Nó không có ngồi được, nó sai vô miệng thân ý của nó ra, nó làm cho mình động tâm.

Cho nên tu tập phải sáng suốt, phải nhận định được cái chỗ này. Chứ mấy con không nhận định được tâm của mình phóng dật mà mình không thấy phóng dật. Mình chỉ thấy có cái sự nhiếp tâm của mình, 30 phút, 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ yên lặng. Đâu phải cái chỗ ba giờ, hai giờ là đủ. Mà người ta bảy ngày đêm, mấy con thấy không? Bảy ngày đêm. Mà phóng dật ra rồi làm sao có bảy ngày đêm? Ngồi mà viết như thế này thì làm sao có bảy ngày đêm được? Đầu óc không có được động ở trong này, vậy nó mới bất động chứ. Còn mấy con ngồi viết là có động không? Không suy nghĩ làm sao viết?

(34:21) Đó, cái lỗi của mấy con là lỗi quá lớn. Khi mà Thầy cầm bức thư, Thầy nói: “Thôi! cái này là mấy con bị động hết rồi, còn cái gì đâu mà tu”. Nó bất động, chứ sự thật ra bị động. Cho nên lưu ý trong cái vấn đề tu là mình phải phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý, nhất là cái ý của mình. Đừng có viết một cái gì hết, bây giờ nó bất động để cho nó đi bất động từ ngày này, đến ngày khác, chứ đừng có động nó nữa. Mà mấy con tu tập chưa có làm chủ được sanh, già, bệnh, chết mà mừng cái nỗi gì? Chỉ có chút xíu vầy nè, 30 phút yên lặng cái tâm thôi nó không vọng nữa, mắc nhảy cẫng lên mừng rồi, thiếu điều muốn la làng rồi. Thì trời ơi! Mấy con mừng cái kiểu gì kì cục vậy? Cái này là cái chết đó mấy con. Đừng có vội mừng.

Cái đó nhiều khi cái tưởng của mấy con nó thực hiện qua một cái bất động của nó, chứ chưa chắc đã là mấy con được. Cho nên cái tưởng nó kèm theo, nó biết cái tâm dục của mình, ham muốn cái tâm bất động đó, ham muốn cái tâm không vọng tưởng. Nó sẽ thể hiện nó làm cho mình chạy theo dục đó, chứ không phải không. Bởi vì người nào tu cũng muốn cho tâm mình bất động chứ gì? Cho nên Thầy dạy nó động thì kệ nó, nhưng mà mình ở đây mình cứ gạt nó ra, mình tác ý gạt nó ra, đừng có diệt cái ý thức của chúng ta. Còn mấy con cứ muốn cái ý thức đừng có khởi niệm nữa thì cái này mấy con đi lạc ở trong con đường Thiền Đông Độ và kinh sách của Đại thừa. Cái đó là cái lạc trong cái thiền tưởng.

8- TU TẬP ỨC CHẾ TÂM, DIỆT Ý THỨC THÌ TƯỞNG SẼ XUẤT HIỆN.

Trưởng lão: Cái mục đích tu của Đại thừa, của kinh sách Đại thừa, của Thiền Đông Độ là mục đích xây dựng một cái thế giới tưởng, chứ không phải là xây dựng cái hành động làm chủ sanh, già, bệnh, chết. Bởi vì vô cái Không tưởng rồi còn biết cái đường nào mà làm chủ. Nhiều khi vô trong đó không biết đường ra nữa chứ ở đó, nó lọt trong Không rồi đâu có biết làm sao ra. Mà nếu may nó xuất ra được thì cũng mừng, chứ không khéo nó ở trong đó nó chết luôn, chứ đâu phải dễ.

(36:20) Đó mấy con thấy Thầy nói như thế này. Như nhục thân của ngài Vũ Khắc Minh, Vũ Khắc Trường, mấy con có đến thăm mấy con biết, đó là cái bộ xương của các ngài. Mà các ngài ngồi tu mà sao lại nó không thối tha? Cho nên người ta mới để lại. Chứ cỡ thối thì người ta sẽ đem chôn chứ người ta dám để đó không? Thật sự nó không thối. Vậy nó không thối là các vị đã ở chỗ nào mà nó không thối? Mấy con thấy rất rõ. Nếu không lọt trong Không Vô Biên Xứ Tưởng thì bao giờ thân chúng ta cũng bị thối, cũng đều hôi thối hết. Cái thân này nó bằng đất, phải không? Mà nó hôi thối dữ lắm. Một người mà ở đây mà lỡ chết mà cứ để ngồi như thế này thì cả cái xóm này phải dời đi. Không ai ở đây mà hít thở nỗi, nó thối dữ lắm, các con hiểu chưa?

Cho nên vì vậy mà tại sao nhục thân của ngài Vũ Khắc Minh, Vũ Khắc Trường không thối mà người ta để lại được? Là tại vì các ngài nhập vô Không tưởng. Bởi vì kinh sách của các ngài có để lại nói cách thức các ngài mà nhập được như vậy như thế nào đâu. Cho nên Thầy biết rằng thực ra thì cũng phải theo kinh sách của Đại thừa, của Thiền Tông mà các ngài nhập vô Không tưởng chứ không cách nào khác nữa hết. Đó là bằng chứng cụ thể. Cho nên khi mà nhập vô Không tưởng các ngài đâu có biết đường ra. Người ta có Dục Như Ý Túc người ta mới muốn ra, muốn vô như thế nào, thiền có xuất, có nhập. Chứ thiền mà không xuất, không nhập.

Các con nghe Thiền Đông Độ dạy chúng ta thiền không xuất không nhập. Thiền này đi vô rồi thì không biết đường đi ra thì có nước chết ở trong đó thôi. Vì vậy mà ngài Vũ Khắc Minh, Vũ Khắc Trường chết trong Không Vô Biên Xứ Tưởng.

Mấy con mới tu tập thì nó còn ra vô đó, chứ mấy con vô lâu rồi biết. Vô từ 3 giờ, 1 ngày, 2 ngày rồi mấy con hết đường ra, nó dính ở trong đó rồi, nó dính trong cái thân rồi, ý thức nó không làm việc nữa mấy con, nó dừng rồi. Còn bây giờ mấy con vô trong 1 tiếng, nữa tiếng đồng hồ, cái Không - không có vọng tưởng, nó còn ra được. Bởi vì nó có 1 tiếng. 2 tiếng cái ý thức nó chưa có dừng. Chứ cho nó 1 ngày, 2 ngày rồi mấy con biết nó dừng luôn, ý thức nó dừng luôn là kể như là mình chết luôn. Mình chết mà mình chỉ sống ở trong cái tưởng Không đó thôi. Đó là cái sai của Thiền Đông Độ, của kinh sách.

Bởi vậy kinh sách Đại thừa mà như kinh Di Đà dạy chúng ta niệm Phật bảy ngày nhất tâm nhớ chỉ còn có câu niệm Phật, thì cái tưởng nó phải xuất hiện nó hoạt động chứ sao. Đó là mình luyện cái tưởng của mình hoạt động, ý thức nó đâu có hoạt động được. Bởi vì nhất tâm rồi thì nó còn cái ý thức nó làm việc chỗ nào đâu? Mà suốt bảy ngày như vậy thì cái thế giới tưởng nó phải xuất hiện chứ sao. Cho nên mới thấy cảnh giới Cực Lạc, mới thấy này kia, đó là cái thế giới tưởng. Cho nên mấy con đừng có xây dựng cái thế giới tưởng.

9- NĂNG LỰC ĐẶC BIỆT CỦA TƯỞNG

(39:01) Trưởng lão: Như hồi nãy Thầy nói tưởng nó rất là đặc biệt lắm mấy con. Cũng như mấy con đã nghe một số nhà ngoại cảm mà trong đất nước chúng ta đã thấy rất rõ. Đại diện như cô Bích Hằng, hay là bác Nhã, hay là chú Phương, hay là cháu Phương, tất cả mọi người này họ đều có cái tình trạng ngoại cảm. Đó thì tất cả những cái trạng thái ngoại cảm nó từ đâu lưu xuất ra? Các con cũng có hết, người nào cũng có. Đó là cái tưởng của mấy con chứ cái gì. Cái tưởng nó hoạt động, còn mình thì không hoạt động, cho nên mình làm không được. Còn cái tưởng nó hoạt động, nó cũng đôi mắt này mà cái tưởng nó hoạt động thì mình nhìn dưới lòng đất là mình thấy có bộ hài cốt ở dưới. Cho nên các cái nhà ngoại cảm họ đi tìm hài cốt, hài cốt liệt sĩ.

Rồi cái tưởng mà nó xuất hiện, với một cái bàn tay của chúng ta như thế này nè, mà cái tưởng nó xuất hiện nó hoạt động, chúng ta rờ cái bệnh, bệnh hết mấy con. Cái bàn tay kỳ diệu lắm, bàn tay trị bệnh hay lắm. Cho nên ở trong đất nước chúng ta có một lúc có một ông thầy nước lạnh. Ổng chỉ cần rờ cái ly nước lạnh này thôi mà đem uống là hết bệnh, gọi là ông thầy nước lạnh. Còn ông thầy lá cây nữa mấy con. Mấy con chặt lá, ba cái lá xà cừ bó một bó vậy, ổng lại ổng vuốt cái lá cây thôi, đem về sắc uống đi, hết bệnh. Ổng chỉ nói vậy thôi, về uống hết bệnh đó mấy con. Tại sao lại lạ vậy? Còn mình sao bẻ vô mình sao không uống mà đợi ổng phải rờ vuốt ở đó cái rồi uống hết. Đó là cái tưởng ổng hoạt động, còn mình có cái tưởng hoạt động đâu mà rờ vuốt hết. Cho nên cái tưởng nó rất hay mấy con.

Bởi vì thật sự ra đối với Thầy, Thầy sử dụng được cái tưởng. Bởi vì mình tu rồi mình làm chủ mà, mình hoạt động được cái tưởng. Thầy làm ông thầy lá cây cũng được chứ có gì đâu. Lúc bây giờ cũng như là Thầy muốn cho mình hoạt động được cái tưởng thì ý thức Thầy dừng lại, cái tưởng nó hoạt động. Thì những người mà cái tưởng họ hoạt động như có linh hồn nhập, họ phải thắp nhang, có phải không? Mấy con thấy họ phải lâm râm một vài câu khấn khứa cái linh hồn người nào đó, thì do đó thấy cái người này nó khác lạ rồi. Bình thường thì họ chưa có gì, mà họ thắp hương lên rồi họ lạy, rồi họ lâm râm khấn khứa một hơi, thì thấy mặt họ dường như xem xét. "Ôi cái này là cái linh hồn nào nhập vô rồi".

Nhưng sự thật đâu phải. Cái tưởng nó hoạt động, cái tưởng của người đó nó hoạt động cho nên nó thay đổi cái sắc mặt, nó thay đổi cái tướng của người đó đi. Rồi bắt đầu cái giọng nói của cái người đó nó cũng khác nữa. Nếu mà cái người mà họ lâm râm khấn là người đàn ông, mà cái người mà ngoại cảm này là đàn bà thì bắt đầu họ thốt ra lời nói y như người đàn ông nói, chứ không phải là cô này nói nữa. Các con thấy nó hay đến cái mức độ nó thay đổi. Cũng từ một cái con người phụ nữ mà bắt đầu bây giờ nói tiếng đàn ông. Nó làm như cái vong linh của đàn ông nó nhập vô cái người đó nói, các con thấy không? Vì vậy làm sao người ta không tin có linh hồn. Nhưng sự thật đâu phải. Đâu có linh hồn ai nhập.

(42:11) Đức Phật đã xác định thân ngũ uẩn của chúng ta có năm uẩn, khi chết rồi không có một uẩn nào còn hết. Thế thì cái linh hồn ở chỗ nào? Nó không có. 33 cõi trời đức Phật xác định là Tưởng Tri chứ không phải Liễu Tri. Tức là 33 cõi trời là cõi tưởng chứ nó không phải có thật, các con hiểu điều đó. Cho nên nó không có thế giới siêu hình, nó không có ông Thần, ông Thánh, không có ông Chúa, ông gì hết. Nó không có ông Ngọc Hoàng Thượng Đế nào hết, mà chúng ta giàu tưởng tượng, tự tưởng tượng ra. Rồi chúng ta thấy linh hiển: "À, tôi cầu khẩn sao cũng có". Thì cái linh hiển là do cái tưởng của mấy người hoạt động mới linh hiển chứ, đâu phải có ông đó mà phù hộ mấy con. Cái chuyện đó không có đâu.

Cho nên mấy con luôn luôn lúc nào cũng ở trong cái trạng thái, cái sự hiểu biết nó luôn luôn ở trong cái trạng thái hoạt động của tưởng đó mà thôi, không có gì khác lạ. Cho nên những cái chuyện mà gọi là mầu nhiệm, linh thiêng của con người hoàn toàn ở trong tưởng của chúng ta xuất hiện mà thôi. Cho nên mấy con tu mà mấy con lọt trong tưởng là rất nguy hiểm cho mấy con, rất nguy hiểm. Khi mấy con lọt trong pháp tưởng thì mấy con thuyết giảng đủ thứ mà mấy con không làm chủ được sanh, già, bệnh, chết.

10- KHÉO TU KẺO PHÍ MỘT KIẾP NGƯỜI.

Trưởng lão: Cho nên trong cuộc đời của mấy con mà muốn tu tập để đúng Phật pháp thì hãy chọn một bậc thiện hữu tri thức đã làm chủ sanh, già, bệnh, chết như đức Phật đã xác định. Còn những người nào mà chưa làm chủ sanh, già, bệnh, chết, hầu như chỉ là kiến giải đọc trong kinh sách, rồi học cho thuộc rồi đem ra thuyết giảng. Toàn là những người này là những người chưa có đủ cái khả năng mà để giúp chúng ta tu tập giải thoát. Chính họ chưa làm chủ được thì họ biết cái chỗ nào mà dạy chúng ta làm chủ? Cho nên chúng ta phải chọn một vị thầy.

Đi vào con đường của đạo Phật là phải chọn một bậc thiện hữu tri thức làm chủ bốn sự sanh, già, bệnh, chết, chứ không phải ở chỗ tri kiến. Tri kiến của họ, chứ không phải ở chỗ pháp tưởng của họ. Họ nói thế này, thế khác, họ ngồi thiền 1, 2 giờ đồng hồ. Chưa đủ. Họ ngồi 6, 7 tiếng đồng hồ như gốc cây. Chưa đủ để mà chứng minh cho chúng ta biết cái sức làm chủ sanh, già, bệnh, chết của họ thì chúng ta không nên theo. Bởi vì theo những cái người này thì chúng ta cũng tu theo họ, cũng trở thành gốc cây, cục đá thôi. Ngồi đó 6, 7 tiếng đồng hồ, mất công chứ có ích lợi gì? Nó đâu có lợi, nó không thiết thực đâu mấy con.

Cho nên cái mục đích chúng ta đã vững, đức Phật đã chỉ cho chúng ta biết làm chủ sanh, già, bệnh, chết thì hoàn toàn ngoài cái mục đích này ra thì đối với đạo Phật không còn cái gì khác. Mà còn cái gì khác là tại vì mấy người chế ra cho nhiều, chứ đạo Phật không có cái khác. Đó mấy con hiểu chưa?

Cho nên từ đây về sau, cuộc đời chúng ta biết được sanh làm người là khó, mà con người là có bốn sự đau khổ. Cho nên chúng ta làm người, được sanh làm người là một cái phước rất lớn. Bởi vì có làm người mới có đủ cái trí tuệ hiểu biết thiện ác, mới hiểu biết cách thức tu tập. Còn một loài động vật thì không thể nào mà hiểu biết được. Cho nên được thân người là quý lắm mấy con. Mà được thân người, mà cứ chạy theo dục lạc, nhà cao cửa rộng, tiền bạc, danh lợi, bằng cách này, bằng cách khác. Cuối cùng mấy con có mang theo được cái thứ này khi mấy con chết? Uổng lắm mấy con, uổng hết một kiếp người. Chết rồi cũng bỏ.

(45:36) Cho nên chúng ta hãy sắp xếp lại. Hiện giờ ai chưa tu được hãy lo lắng cho công chuyện, còn ai tu được thì hãy sắp xếp cho người thân trong gia đình mình tiến tu. Nếu mà người vợ đảm đương công việc được thì để cho người chồng đi tu. Người chồng đảm đương công việc trong gia đình được thì để cho người vợ đi tu và con cái giao cho chồng hay hoặc là vợ lo lắng. Mình đi tu xong rồi thì mình về mình chăm sóc các đứa con, còn vợ mình sẽ tiếp tục đi tu.

Như gia đình ông Visakha ngày xưa, ổng có một đứa con. Mà khi hai vợ chồng đến nghe đức Phật thuyết giảng xong thì ổng biết cuộc đời tu hành là chỉ bỏ hết thì mới tu được. Chứ không thể mà không bỏ hết là không tu được. Ổng khuyên vợ ổng: "Thôi bây giờ bà yếu đuối thì bà lo bà tu trước, tôi thì đàn ông mạnh khoẻ, tôi sẽ lo cho con, tôi nuôi con". Thì bà này nghe ông chồng nói có lý, đến xin Phật tu tập. Sau khi tu chứng đạo thì ông Visakha này ổng đến ông cật vấn bà, ông hỏi bà. Hỏi đâu bà trả lời đó hết, ổng mới đem lại đức Phật hỏi. Hỏi đức Phật: "Bà Visakha, con hỏi vậy bà Visakha trả lời như vậy, có đúng không?" Đức Phật nói: "Ta cũng chỉ trả lời như vậy thôi, chứ không khác". Thì biết là bà này chứng quả A La Hán rồi chứ gì. Thì ổng nói: "Thôi được, bây giờ tới phiên tôi đi tu tập". Nhà cửa ổng giao cho người khác hết, bỏ hết. Cha con ổng đến xin Phật để tu tập, cuối cùng cha con người ta chứng quả A La Hán. Gia đình ông Visakha là chứng quả A La Hán hết.

(47:18) Cho nên người ta biết được Phật pháp, mà được thân là người ta mừng lắm mấy con. Mừng lắm là vì cái hướng của đạo Phật rất là rõ ràng, cụ thể. Ở đây pháp Thầy dạy mấy con cụ thể, rõ ràng, mấy con không mơ hồ, không dựa lưng vào Thần thánh. Không ai cứu khổ mình, mà tự mình tu tập, tự mình cứu khổ. Một niệm ác mà mình biết dừng nó là mình đem lại sự giải thoát cho mình chứ gì? Các con thấy rất rõ. Người ta chửi mình, mình không giận, mình thấy đây là nhân quả mình không giận. Đó là mình giải thoát chứ gì.

Cho nên đức Phật nói: "Pháp ta không có thời gian đến để mà thấy". Hễ mình không tu thôi, tu là có giải thoát. Tu là có giải thoát mà giải thoát trong cái đời sống hàng ngày của mình thì tiếp tới thì giải thoát ở trong Định để làm chủ đẩy lui bệnh. Mà đẩy lui bệnh được rồi thì tâm bất động. Tâm bất động thì nó sẽ có đủ năng lực của nó để làm chủ cái sự chết của chúng ta, coi như làm chủ sanh, già, bệnh, chết. Cuối cùng thì mình đạt được. Có gì đâu khó đâu.

Cho nên vì vậy mà mấy con ở đây mấy con lo xong rồi, phải vô thất tu hết. Nghĩa là có người nào mà tiếp nối thì mấy con truyền cái nghề nấu bếp lại hết, rồi bắt đầu mấy con vô thất tu, chứ không có để trỏng. Coi cái người nào mà đến sau thì mấy con hướng dẫn cho họ nấu ăn. Nấu dở, nấu ngon gì kệ, không cần thiết, chỉ có ăn sống được thôi. Rồi bắt đầu truyền cái nghề nấu bếp cho họ đi, rồi mấy con vô thất tu. Rồi họ truyền lại cho người kế đó cũng nấu bếp, rồi họ vào thất tu. Thì Thầy sẽ lần lượt cất thất cho mấy con tu. Cao lắm là bảy năm mấy con chứng đạo, chứ có cái gì khó. Bảy năm mà ngồi mà quét tâm mấy con thì làm sao không chứng? Chỉ có mấy con cười trời thì không chứng thôi, các con hiểu không? Cười trời là thấy ai ở ngoài đó đi vô đây, mấy con ở trong thất mấy con cười mỉm chi với họ thì không chứng thôi, tức là phóng dật, các con hiểu chưa?

Cho nên ở đây mình chỉ đóng cửa. Mà cũng không cần, theo Thầy thiết nghĩ, nói đóng cửa chứ thật ra mình phòng hộ mắt, tai. Mở cửa hết, không có sợ ai coi gì hết. Cho nên có nhiều người nhập thất cứ đóng bít cửa. Trời đất ơi! Y như mình nhốt mình vào cái xô. Mở cửa hết ra, nhưng khi mắt mình mà nhìn thấy ai, bảo nó quay vô: "Mắt nhìn vô, không được nhìn người ta". Thì nó lo nó nhìn vô cái thân nó ngay. Và hàng ngày mình mở cửa trống, nó khoảng khoát, nó vừa là không sợ. Lỡ mình có ngủ đi nữa người ta cười mình, để cho mình xấu hổ để mình ráng mình không ngủ, chứ có gì đâu mình giấu? Mình giấu là mình sợ không biết chừng mình đóng cửa kín lại, mình có ngủ người ta không thấy, người ta không cười mình. Chính cái đó, cái sợ đó đó mà mình dễ duôi với mình hay không? Cho nên mở cửa hết, ai có coi: “Trời ơi! Bữa tôi đi ngang tôi thấy cái ông này ổng ngồi ổng gục”. Thì do đó đó mình cảnh giác, không được, mình chuẩn bị cho mình đừng có gục nữa.

Người ta nói đó là người ta nhắc mình, chứ không có gì. Cho nên mở cửa trống để cho mình có những cái lỗi gì người ta khéo nhắc mình để mình sửa, đừng có đóng kín. Cho nên mấy con đóng kín là Thầy thấy mấy con che giấu. Che giấu cái lỗi của mình để cho người khác không thấy mà người ta nhắc mình, thì cái đó là không hay. Mình để cho người ta thấy được những cái lỗi của mình, để người ta nhắc mình thì mình biết ơn lắm mấy con, để cho mình đi tới chứ.

(50:26) Cho nên nhớ khi nhập thất mấy con cứ mở cửa. Nhưng mà chính mở cửa ra, mấy con mới phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của mình mới tốt, tại sao? Tại vì nó ngó thấy thì mình lôi nó vô liền, mình lôi liền. Chừng nào mà con thấy người ta đi qua mà nó không cần nhìn ra người ta, nó không cần phân tâm ra, nó chỉ biết cái hơi thở ra vô, nó cảm nhận trong hơi thở, tâm nó nó biết từ dưới chân lên đầu nó, nó luôn luôn nó biết. Người ta đi qua, đi lại mà nó cứ nó thấy ở trong này không thì nó thành tựu rồi mấy con. Còn mấy con đóng cửa thì nó không thấy ai hết, thì mình không biết nó đâu. Mà tới chừng mở cửa ra nó phóng chạy tùm lum hết, không có được. Cho nên bây giờ mở cửa trước đi, rồi tu tập, thì chừng đó nó sẽ tốt hơn.

Cho nên Thầy nhắc nhở mấy con rất kỹ trong vấn đề tu. Đừng đóng cửa gì hết, cửa mình mở cho khoảng khoát. Cho nên mấy cô mà ở trong kia tu, Thầy nói sao mà đóng cửa im lìm y như là ở trong này ngủ thẳng chân, thẳng cẳng vậy. Sự thật ra tu như vậy không đúng đâu. Chỉ mở cửa ra hẳn hòi, không sợ ai hết. Mình tu cho mình mà, chứ đâu phải mình tu cho ai đâu mà sợ. Nghe Thầy mấy con làm đúng mấy con, đừng có làm sai. Cái gì không hiểu thì hỏi. Cái giai đoạn đầu mình hỏi kỹ lưỡng đàng hoàng, giai đoạn sau thì sống giữ độc cư trọn vẹn. Sống giữ trọn vẹn độc cư thì như vậy mấy con sẽ tới nơi tới chốn. Cái gì mà chưa hiểu thì phải hỏi. Hỏi rồi thì ghi nhớ kỹ cách thức tu tập của mình.

(52:01) Rồi sau khi mà ở trong thất tu, mới vô trong chừng ba tháng đầu thì mình còn hỏi cái này, cái kia để nắm cho vững. Nắm cho vững hết rồi thì không hỏi nữa, nỗ lực độc cư phòng hộ. Nghĩa là có ba tháng đầu thì mấy con còn hỏi, nhưng mà từ mà tháng thứ tư mà trở lên cho tới khi mà chứng đạo thì thôi không hỏi nữa. Nắm cho vững rồi, không còn phóng dật nữa. Chứ còn ba tháng đầu thì mấy con đọc trong kinh sách có cái hiểu đúng, có cái hiểu chưa đúng, cho nên mấy con phải hỏi. Hỏi ba tháng trong ba tháng đầu, hỏi rồi về mình tập. Tập rồi mình thấy cái này nó làm sao rồi mình hỏi nữa. Hỏi nữa trong ba tháng, thì mấy con đầy đủ rồi đó.

Thầy nói vô thất mấy con cứ hỏi đi. À, bây giờ xin nhập thất, thì suốt trong ba tháng này mấy con cứ tu tập có cái gì mấy con cứ hỏi hết. Sau khi hỏi hết rút kinh nghiệm nó rồi thì lúc bấy giờ đó thì mấy con tu yên ổn. Mấy con biết không có cái gì mà còn sai trên cái con đường này nữa hết, không có còn tu sai nữa. Đó mấy con thấy không? Tu là như vậy.

Đó, ráng nỗ lực tu mấy con để không uổng một đời người. Thấy bây giờ coi nó mạnh khỏe vậy, chứ mai mốt nó đau. Rồi bữa kia, bữa kìa nó chết, chứ nó không phải nó ngồi đây nó sống vậy hoài đâu. Đừng có nghĩ rằng tôi sống hoài đâu, không có đâu. Mấy con thấy bao nhiêu người họ chết hết rồi. Rồi mai mốt đây Thầy cũng đâu phải mà Thầy sống hoài đâu, rồi Thầy cũng sẽ chết đi. Rồi Thầy chết đi thì nó phải cả mấy ngàn năm sau nó mới có một người, chứ đâu phải là chuyện người nào cũng hoài được sao?

Thí dụ như bây giờ chưa có người nào tu chứng, chưa có người nào làm chủ sanh, già, bệnh, chết mà Thầy đã ra đi rồi. Thì thử hỏi mấy con là một nỗi đau khổ của mấy con. Đi tới nữa mấy con bị cái tưởng, mấy con biết ai mà chỉ cho mấy con đây? Bởi vì con đường đó nó đâu có đi thẳng vậy đâu, nó đâu được như đường Xuyên Á đâu, nó đâu có tráng dầu mà thẳng bon vậy đâu. Nó đủ ngã góc của nó, nó đủ các cái lối mòn của nó, đến đó thì mấy con biết ở đâu? Nó hiện ra một cái trạng thái ở trong tâm của mấy con, thì cái người tu chứng người ta biết cái đó đúng hay sai, người ta hướng dẫn. Cho nên ngay trong bây giờ mấy con phải nỗ lực tu. Còn nếu mà để mà Thầy qua phần rồi, thì như đức Phật mà qua phần.

(54:12) Mấy con biết từ thời đức Phật cho đến bây giờ mà Thầy dựng lại chánh pháp, mấy con có thấy ai mà viết kinh sách? Nghĩa là kinh sách của Phật khó lắm, có ai viết kinh sách như Thầy viết không? Thì như vậy là chứng tỏ rằng từ đức Phật nhập diệt cho đến bây giờ 2553 năm mới có Thầy dựng lại cái chánh pháp của Ngài. Còn ai có dựng không? Nếu dựng sao lại không có kinh sách? Phải không? Để lại những cái gì mình đã làm được cho đời sau chứ, tại sao không có?

Đức Phật khi mà tu chứng, đức Phật để lại cái tạng kinh Nikaya rõ ràng mà, những lời dạy của đức Phật còn đó mà. Thì trong cái thời gian mà từ đức Phật cho đến bây giờ hai ngàn mấy trăm năm, thì nếu mà có vị nào tu chứng thì phải để lại kinh sách đúng như Phật chứ. Nhưng mà đằng này không có ai mà để lại kinh sách làm chủ sanh, già, bệnh, chết. Mà trái lại để ba cái kinh sách như bây giờ đó, thì Kiến Tánh Thành Phật có phải không? Niệm Phật để cầu vãng sanh Cực Lạc Tây Phương. Thì cái điều đó họ viết, đâu có phải ông Phật dạy cái kiểu đó đâu. Đâu có phải. Ông Phật đâu có dạy Kiến Tánh Thành Phật? Đâu có dạy cái điều đó.

Cho nên tất cả những cái này đều là do cái người sau, người ta tu chưa có tới nơi tới chốn, cho nên người ta dạy theo cái hiểu của người ta thôi. Cho nên nó làm lệch con đường của đạo Phật, mà bây giờ Thầy dựng lại. Cho nên dựng lại mấy con thấy những cái lời đức Phật dạy trong kinh nguyên thuỷ đều là được Thầy kê ra để chứng minh, chứ không phải là biên vô. Mà Thầy làm được chỗ đó, Thầy mới kê ra cho mấy con thấy đó là cái chỗ làm chủ sanh, già, bệnh chết. Đức Phật làm được, Thầy làm được là hai người giống nhau. Mà các Tổ không làm được mà viết ra kinh sách thì nó không giống thật, thì do đó đâu phải giống hệt được. Còn Thầy làm được mà Phật làm được, hai người giống nhau, cho nên lời nói phải giống nhau. Mà lỡ mà Thầy đi rồi thì thấy là một thiệt thòi cho mấy con, biết mấy ngàn năm sau mới có một người may mắn mà tu chứng.

(56:14) Thầy tu tập gian khổ, mấy con biết gian khổ lắm, bởi vì đâu có biết đường. Từ mà học giáo lý, thông suốt những giáo lý kinh sách của Đại thừa, cho đến khi mà được tu tập theo Thiền Tông, theo hoà thượng Thanh Từ tu tập. Rồi tu tập cuối cùng Thầy thấy nó không được, phải bỏ. Rồi nghiên cứu lại kinh sách Nguyên Thuỷ, rồi thấy pháp Như Lý Tác Ý. Rồi nhờ ôm pháp Như Lý Tác Ý mà tác ý để cho tâm mình đi đến chỗ bất động. Thật sự ra mày mò cũng như một người đi mò kim đáy biển. Mà may mà gặp được cây kim chứ còn mà trời ơi gặp không được thì cái đời Thầy cũng tiêu luôn. Có phải không? Cũng như là các Tổ vậy thôi, đâu có làm sao làm chủ được sự sống chết.

Mà bây giờ Thầy làm chủ được sự sống chết là có kinh nghiệm rồi mấy con, mà Thầy dạy thì mấy con ráng tu. Ráng tu để mà Thầy hướng dẫn cho mấy con tới nơi tới chốn. Còn mấy con tu mà vừa tu, vừa chơi thì thôi hết rồi. Thầy mà mất rồi thì cái chơi của mấy con là quá uổng phí cái thời gian. Cho nên bỏ hết đi mấy con, đời không có gì, chết không mang theo được cái gì đâu. Toàn là khổ, toàn là nhân quả trong cuộc đời nó diễn ra. Cho nên nghe lời Thầy thì mấy con sẽ thấy được an ổn, sẽ cứu mình.

Thôi đến đây Thầy chấm dứt để mấy con chuẩn bị ăn cơm. Phải không mấy con? Đã tới giờ ăn cơm rồi chứ đâu phải chưa tới giờ ăn cơm. Bây giờ ít ra cũng mười giờ rồi chứ đâu có ít. Mười một giờ là chuẩn bị ăn cơm phải không?

Trưởng Lão: À, mấy con có chuẩn bị cơm nước cho mấy cô này không con? Có đủ hết rồi? Như vậy tốt rồi.

Thôi bây giờ mấy con có hỏi gì không? Không thì Thầy xin nghỉ. Con nghỉ, Thầy về, để rồi mấy con còn nghỉ chút ăn cơm. Ráng tu mấy con, đi tới đi lui nghe Thầy mà không tu là uổng mấy con. Rồi bây giờ Thầy nghỉ mấy con, Thầy chào tất cả mấy con. Nhớ ráng tu mấy con, có gì thì mấy con thưa hỏi lại với Thầy.

HẾT BĂNG