Skip directly to content

20090604 - MUỐN CHỨNG ĐẠO PHẢI TU THÂN HÀNH NIỆM

20090604 - MUỐN CHỨNG ĐẠO PHẢI TU THÂN HÀNH NIỆM

MUỐN CHỨNG ĐẠO PHẢI TU THÂN HÀNH NIỆM

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Ngày giảng: 4/6/2009

Thời lượng: [01:52:36]

Người nghe: Tu sinh

Tên cũ: 20090604-Thầy dạy tăng đoàn

Pháp âm: https://thuvienchonnhu.net/audios/20090604-muon-chung-dao-phai-tu-than-hanh-niem.mp3

1- TU TẬP BA HẠNH ĐỂ TÂM BẤT ĐỘNG ĐƯỢC HIỆN TIỀN

(00:01) Trưởng lão: Thì mấy con thấy một cái người tu tập mà giữ đúng những cái hạnh của nó, ăn ngày một bữa, nó khởi lên một cái niệm gì thì chúng ta muốn ăn thêm hoặc là ăn cái này ngon, ăn cái kia dở thì đều là mình có cái tri kiến của mình, cái ý thức của mình, làm chủ tác ý: "Dừng lại! Tâm bất động". Chúng ta hiện giờ trong cái thời gian mà tu tập coi như cái giờ tu thì nó cũng có giờ tu, mà giờ nghỉ, nó cũng có giờ nghỉ, nhưng giờ nghỉ chúng ta vẫn có ý thức làm chủ, chứ không phải nghỉ rồi để tâm mình nó phóng dật nó buông lung đủ thứ không phải.

Mỗi lần có tâm niệm mình gọt rửa nó, mình gọt rửa tức là mình có phương pháp tác ý mình nhắc: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, đừng nghĩ ngợi một cái gì", hay hoặc nó đang khởi nghĩ một cái niệm gì đó, thì mình tác ý mình giữ tâm mình. Mình có phương pháp, mà pháp Như Lý Tác Ý là cái pháp rất là tuyệt vời của đạo Phật, thế mà chúng ta không biết cách dụng nó thì chúng ta rất uổng!

(01:10) Vì vậy mà chúng ta lập những cái hạnh ăn không phi thời, ngủ không phi thời, giờ ngủ thì cho ngủ mà không ngủ cũng không sao! Bởi vì càng tỉnh thức càng tốt, chứ không phải mà mình thấy sao đêm nay trằn trọc mà không ngủ, nó cứ tỉnh hoài như thế này; nó càng tỉnh thì mình ở trong hơi thở, mình không phải tập trung trong hơi thở, mà mình tập trung trong Tâm Bất Động, nương vào hơi thở mà bất động.

Như Thầy đã nói, như nương vào ngón tay để thấy mặt trăng, chúng ta không tu Thiền tông, nhưng mà chúng ta cảm nhận như cái hơi thở, là cái ngón tay chúng ta để thấy cái Tâm Bất Động. Bởi vì khi mình lìa hơi thở, thì cái tâm mình nó sẽ có động, có động nhưng không tập trung trong hơi thở, vì mình tập trung trong hơi thở tức là mình tu Định Niệm Hơi Thở.

Còn cái này nương hơi thở mà biết tâm bất động, bởi vì câu tác ý mình thường nhắc, mình sợ người mới tu thì ba mươi giây hoặc một phút thì lại có một niệm. Cho nên chúng ta thường nhắc nhở: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự", rồi im lặng một chút xíu, chúng ta lại nhắc chứ đừng đợi có niệm. Còn khi mà cái giờ mà xả ra thì có niệm, chúng ta tát ý: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự" để cho cái niệm đó dừng xuống. Còn giờ tu thì hoàn toàn cố gắng giữ gìn tâm không niệm, tức là dẫn tâm vào chỗ bất động, cái giờ tu chúng ta dẫn nó vào để cho nó bất động để tập làm chủ tâm, các con thấy tập làm chủ tâm, mà nếu mà mình làm chủ cái tâm không được, thì làm chủ cái thân sao được!? Phải làm chủ cái tâm.

Nhưng mà làm chủ bằng phương pháp, có phương pháp mà phương pháp của nó chẳng qua là ý thức của chúng ta. Như trong kinh Pháp Cú mấy con thấy rất rõ ràng, đức Phật dạy: "Ý làm chủ, ý tạo tác, ý dẫn đầu các pháp", trong sáu cái thức thì cái ý nó quan trọng nhất, mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý mỗi cái nó có biết; con mắt nó có cái biết của con mắt; cái lỗ tai nó có cái biết của cái nghe của lỗ tai. Sáu cái biết này gom lại mới gọi là cái tâm, chứ không phải cái tâm đứng riêng có một mình.

Cho nên nhờ cái ý thức mà nó dẫn dắt tất cả các cái biết khác, đi vào chỗ bất động tâm. Thí dụ: Như con mắt thấy một người đi qua. Thì ngay đó tác ý: "Mắt quay vào, nhìn tâm bất động không nên nhìn ra ngoài", đó là cái ý nó làm chủ mà, ý nó dẫn cái con mắt vào, dẫn cái biết của con mắt vào, chứ không khéo cái biết của con mắt sẽ thấy cái người đi đó, rồi nó tiếp tục nó phân biệt, nó khởi: “người đó đi công chuyện gì? Đi làm cái gì?” Rồi nó đâm ra nghi ngờ người này đi mà láo liên, ngó qua, ngó lại có lẽ người này ăn trộm hay hoặc là đi lấy cái gì đây, hay hoặc làm cái gì đây. Nó bắt đầu nó tiếp tục cái tư duy, suy nghĩ đó, qua cái thức của con mắt chứ không phải suy nghĩ đó là ý thức của chúng ta.

(04:52) Bởi vì con mắt nó cũng có cái biết của nó thì nó cũng có sự suy tư của nó chứ, do thấy mà suy tư cái chuyện đó là do cái biết của mắt. Cho nên mấy con nhớ, khi đó chúng ta chỉ lấy cái ý mà làm chủ nó, dẫn nó vào bảo nó dừng lại: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Con mắt không được phóng dật ra ngoài, không được nhìn ai hết". Mà hằng ngày chúng ta giữ gìn mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của mình, như vậy là phòng hộ sáu căn. Phòng hộ sáu căn để rồi chúng ta sẽ làm gì đây? Phòng hộ sáu căn để rồi chúng ta ở trong: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Ngày ngày chúng ta chuyên tu nỗ lực thì không bao lâu chúng ta sẽ ở chỗ bất động, tức là chứng Tâm Bất Động của chúng ta, là chúng ta đã thành tựu.

Một ngày nó chưa đủ lực, nhưng bảy ngày đêm thì chúng ta sẽ có đủ lực làm chủ sự sống chết của chúng ta. Mục đích chúng ta làm chủ tâm, là dẫn tâm để cho nó đừng có tự động khởi niệm này; để cho sáu căn chúng ta đừng phóng dật chạy theo bên ngoài. Mà hằng ngày chúng ta nỗ lực như vậy thì Tâm Bất Động chúng ta sẽ hiện tiền, và khi hiện tiền nó đủ lực chúng ta muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống.

(06:34) Và chúng ta thấy rõ ràng. Khi chúng ta tu tập "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự", được mười phút, một giờ, hai giờ thì chúng ta thấy bệnh tật trên thân đẩy lui rất dễ dàng.

Chúng ta chẳng hề sợ hãi những cảm thọ khổ. Tại sao chúng ta không sợ hãi khổ? Tại vì chúng ta biết thọ là vô thường, nó là các pháp vô thường. Hiện giờ thân chúng ta không có đau, thì nó có thường đau đâu, một lúc nữa đau thì có thường không? Nó vô thường. Cho nên chúng ta không sợ, vì các pháp vô thường không thể nó đứng yên một chỗ đâu mà sợ. Cho nên đau nhức gì mặc nó, chúng ta đừng có dao động; đừng có chạy đi tìm thuốc thang uống cho hết bệnh.

Uống thuốc thang không bao giờ hết bệnh, mà chỉ có người biết pháp của Phật nó sẽ không bệnh. Nghĩa là chúng có thân thì phải vô thường, phải có đau nhức chỗ này chỗ kia, nhưng đuổi nó, nó đi hết. Vì chúng ta ở trạng thái bất động thì không có một cảm thọ, không có một chướng ngại pháp nào tác động vào được, và vì vậy chúng ta đã làm chủ được sự sống chết của chúng ta, làm chủ bệnh.

Mục đích của đạo Phật ra đời dạy cho con người để làm chủ sanh, già, bệnh, chết mà chúng ta đã làm chủ được tâm vào bất động, thì làm chủ được thân bệnh. Mà làm chủ được thân bệnh thì làm chủ được sự sống chết của chúng ta. Mục đích chúng ta tu tập làm chủ thân tâm của chúng ta. Các thầy cố gắng Thầy đã trao gởi cái phương pháp tu tập rất là quý báu, đó là pháp Như Lý Tác Ý. Tác ý cái gì Thầy cũng đã chỉ cho thấy như lý, như lý đạo như thế nào? Là cái đạo Bất Động Tâm. Các Thầy đã đủ phương pháp rồi, chỉ còn sống đúng độc cư, đừng có nói chuyện; đừng có qua lại; đừng có tất cả. Ở trong một khu rừng yên tịnh như thế này, nhà ai nấy ở, thất ai nấy ở, chúng ta nỗ lực tu tập.

2- MUỐN CHỨNG ĐẠO PHẢI TU PHÁP THÂN HÀNH NIỆM

(08:27) Thầy còn trao cho mấy con một cái phương pháp gọi là Thân Hành Niệm, mà bài pháp Thân Hành Niệm mà đức Phật đã dạy: "Muốn chứng đạo phải tu pháp môn nào". Có một cái tập sách Thầy viết đó là pháp Thân Hành Niệm, pháp Thân Hành Niệm nó nhiều cách thức để mà tu tập, nó tới mười phương pháp tu tập trong một pháp Thân Hành Niệm.

Nhưng pháp Thân Hành Niệm của Thầy để chọn lọc lấy để chúng ta phá hôn trầm, thùy miên, chúng ta ngồi giữ tâm bất động để gọt rửa tất cả những chướng ngại pháp trên thân tâm của chúng ta, thì đó cũng là pháp Thân Hành Niệm, chứ có khác gì đâu. Chúng ta ngồi đây tư duy, quán xét về thân bất tịnh cũng là pháp Thân Hành Niệm; chúng ta ngồi quán xét thực phẩm bất tịnh cũng là pháp Thân Hành Niệm; chúng ta ngồi đây quan sát, suy tư về các pháp vô thường, về nhân quả cũng là pháp Thân Hành Niệm. Các con thấy mình tu tập chỗ nào cũng là pháp Thân Hành Niệm. Cho nên nhờ pháp Thân Hành Niệm mới chứng đạo, mấy con.

Chúng ta tu tâm bất động mà có một niệm khởi ra chúng ta vẫn có thể áp dụng vào Định Vô Lậu để tư duy, quán xét cái niệm đó để chúng ta xả, thì đó cũng là pháp Thân Hành Niệm. Nhưng ngắn gọn hơn hết là chúng ta Như Lý Tác Ý: “ tâm bất động” để nhanh chóng đưa tâm chúng ta trở về chỗ bất động, mà không làm động nó nhiều hơn.

Người mới đầu vào tu thì chúng ta còn phải tư duy, quán xét để triển khai tri kiến của chúng ta. Khi tri kiến của chúng ta đã thông suốt được Phật pháp rồi, thì không có ác pháp nào tác động vào tri kiến chúng ta được. Vì tri kiến chúng ta sẽ hiện tiền phá vỡ tất cả những ác pháp, mà khi phá vỡ được tất cả ác pháp, thì để lại cho tâm chúng ta một trạng thái nào? Một trạng thái Bất Động.

Có như vậy chúng ta nỗ lực hằng ngày, hằng đêm chúng ta tu tập, thì sự chứng đạo không bao lâu mấy con. Chứng đạo đơn giản không phải đòi hỏi ở chỗ thần thông, phép tắc mới gọi là chứng đạo. Nhưng tâm bất động, thanh thản, thì tất cả những sự vi diệu đó chúng ta vẫn có. Nhưng chúng ta không cầu mong nó, chứ không phải những người tu tập để rèn luyện mình cho có thần thông, phép tắc; chúng ta ở đây không có! Những người phù thủy họ vẫn làm được; những ngoại đạo họ vẫn tu tập có thần thông được.

(11:14) Mục đích của đạo Phật là mục đích giải thoát, chứ không phải là mục đích thần thông. Nhưng tâm thanh tịnh thì cái gì chúng ta cũng đủ. Nhưng chúng ta không cần nó đâu, mà chúng ta cần Tâm Bất Động. Ngồi đây tâm vẫn tự nhiên bất động, thấy hơi thở ra, hơi thở vô một cách nhẹ nhàng, suốt cả một hai tiếng, một ngày, hai ngày, ba ngày mà vẫn bất động, đó là người chứng đạo chứ không phải chứng cái gì cả. Còn chúng ta ngồi lại im lặng, một lúc thì có niệm này; một lúc thì khởi niệm kia; một lúc thì mắt nhìn ra; một lúc thì tai nghe âm thanh này, luôn luôn bị phóng dật như vậy, do đó chúng ta chưa chứng đạo. Ngồi đây mà tai lắng nghe vào tâm; ngồi đây mà mắt nhìn hơi thở; ngồi đây mà cảm nhận hơi thở, thì lúc bây giờ đó là người chứng đạo.

Đức Phật nói: "Ta thành chánh giác là nhờ tâm không phóng dật", tâm tức là sáu cái thức của chúng ta không phóng dật, không phóng ra ngoài. Cho nên đức Phật nói câu rất đơn giản, mà chúng ta suy ngẫm lại mình còn phóng dật nên mình chưa chứng đạo. Nghĩa là mình không còn phóng dật là mình chứng đạo, có như vậy chứ đâu có gì khó khăn.

Và mình có phương pháp, bởi vì tâm còn phóng dật, cho nên mình dùng ý để dẫn nó vào chỗ không phóng dật: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự", rồi im lặng. Rồi sợ con mắt thấy; sợ lỗ tai nghe phóng theo, cho nên mình lại nhắc: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự", rồi im lặng, tai vẫn lắng nghe hơi thở; mắt vẫn cảm nhận thấy được hơi thở, ra vô một cách rõ ràng, mà không tập trung trong hơi thở, mà nhìn thấy được sự bất động của tâm.

Các con cứ làm thử: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự", ngồi đây lặng lẽ thấy hơi thở ra, hơi thở vô, nhưng nhìn sau cái hơi thở đó chúng ta thấy, cái tâm không có khởi niệm bất động rõ ràng. Chúng ta tập trung tâm, toàn tâm, toàn lực của chúng ta vào chỗ bất động, chứ không phải tập trung vào chỗ hơi thở. Cho nên chúng ta lại không bị ức chế bằng hơi thở; thở một cách nhẹ nhàng mà tâm bất động, các con nhớ chưa? Cố gắng tu tập, phải cố gắng tu tập nhiều!

(13:50) Khi chúng ta ngủ, thì bây giờ ngủ thì chúng ta ngủ, nhưng không ngủ đừng sợ. Có nhiều người thấy tui tu riết, sao bây giờ ôm pháp Thân Hành Niệm hoặc là pháp tác ý mà bây giờ sao nó không chịu ngủ nữa, tui quá sợ hãi. Con đừng lo mấy con, nó không ngủ mình nương vào chỗ Tâm Bất Động, cho suốt đêm nó không ngủ cũng tốt, không sao! Chỉ ở trong Tâm Bất Động là được rồi. Cứ như vậy mà tiến tới, cứ như vậy mà bước tới, để tới chừng giải thoát hoàn toàn.

Được một môi trường yên tịnh, mát mẻ như chúng ta trong một khu rừng như thế này, thì nỗ lực tu rất tuyệt vời. Không ai cứu mình bằng chính mình cứu, đức Phật dạy: "Các con tự thắp đuốc lên mà đi". Cũng như hiện giờ mấy con tự thắp đuốc lên mà đi, phải đem sức lực của mình tu tập, phải siêng năng; phải nỗ lực hằng ngày tu tập. Biết pháp mà không tu thì uổng phí một đời; biết pháp mà tu thì không uổng phí. Không biết pháp tu sai pháp thì uổng phí một đời, vì không đạt được giải thoát hoàn toàn. Cho nên chúng ta trở thành người…​

3- BẢO VỆ TÂM KHÔNG PHÓNG DẬT

(15:25) Vừa rồi cô Út có đưa cho Thầy cái tập sách của Thầy Nhất Hạnh nói về tâm vô sự, sử dụng những ngôn từ của Thiền sư Lâm Tế người Trung Hoa. Thì chúng ta hôm nay giữ tâm mình bất động là người vô sự chứ gì nữa mấy con. Cho nên trong cái câu mà Thầy dạy mấy con tác ý: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự", có phải không?

Bởi vì trong khi tâm mình bất động thì nhìn nó thì thấy nó thanh thản, có gì. Mà ngồi thì đây yên ổn thì cho nên an lạc có gì, và có làm gì đâu; tâm không khởi niệm, thân không làm gì cả thì đó là vô sự. Người vô sự chúng ta dễ dàng, chứ không phải người vô sự của chúng ta như Lâm tế.

(16:13) Cả một tập sách quá dày, thấy không ai muốn đọc nổi. Mà chúng ta chỉ cần giữ tâm mình bất động là vô sự rồi. Đúng! Danh từ thì nói đúng, nhưng cách thức tu mà không biết thì vẫn bị ức chế tâm. Cho nên ở đây Thầy rất lo, nếu mấy con cứ tập trung trong hơi thở, biết hơi thở ra, hơi thở vô như tu Định Niệm Hơi Thở thì sẽ bị ức chế mất đi. Toàn tâm, toàn trí của chúng ta tập trung trong hơi thở, thì bị dùng hơi thở nó ức chế tâm; ức chế ý thức không khởi niệm, đó là sai pháp.

Nhưng chúng ta nương hơi thở mà biết tâm bất động, thì đó là chúng ta đúng pháp, mà không bị dùng hơi thở. Bởi vì hơi thở của chúng ta là sự sống của con người, người không thở là người chết, cho nên lúc nào hơi thở chúng ta cũng có. Cho nên chúng ta chỉ nương vào cái có sẵn, chứ không phải chúng ta tập trung vào đó. Chúng ta không vận dụng hơi thở dài ngắn hoặc nhẹ nhàng như thế này, thế khác; chúng ta không cầu sự an lạc của bất cứ một trạng thái nào đến với chúng ta, mà chúng ta chỉ cần biết Tâm Bất Động mà thôi.

Chứ không khéo mấy con sẽ ngồi đây, mấy con bị tưởng sinh ra hỷ lạc, bữa nay ngồi sao an ổn vô cùng, nghe hỷ lạc vô cùng thì mấy con sai rồi mấy con. Nhớ tất cả những cái thọ lạc, thọ khổ, thọ bất lạc bất khổ. Tất cả những cái thọ không chấp nhận cái thọ nào cả hết. Nó hiện tướng nào cũng không chấp nhận, mà chỉ có nhìn được Tâm Bất Động chúng ta thì chấp nhận mà thôi, đó là cách thức tu tập đúng pháp. Các con nhớ kỹ điều này, phải nỗ lực, phải khép mình trong khuôn khổ, trong khuôn khổ độc cư trọn vẹn thì tu mới được, còn giao tiếp thế này, thế khác thì tu không bao giờ đạt được.

(18:43) Độc cư là pháp phòng hộ sáu căn của mình: mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý. Vậy mà mình còn ngồi ở trong thất mình, mà sáu căn của mình chưa chắc đã là không phóng dật, cho nên chúng ta luôn luôn dùng pháp Như Lý Tác Ý để bảo vệ, giữ gìn, hộ trì sáu căn chúng ta đều quay vào. Đã giữ gìn độc cư rồi mà còn thấy sáu căn chúng ta vẫn phóng dật, cho nên chúng ta nhờ phương pháp dẫn tâm vào đạo; tác ý thì đó là cách thức phòng hộ. Tu tập mãi cho đến khi sáu căn của chúng ta không phóng dật, mà không phóng dật thì thành tựu. Như đức Phật đã nói: "Ta thành chánh giác là nhờ tâm không phóng dật", đơn giản quá đơn giản. Bảo vệ, giữ gìn sáu căn không phóng dật là một điều tu tập đó mấy con, là một điều phải kiên cường, phải kiên quyết, phải bền chí thì tâm mới không phóng dật, chứ không khéo sẽ bị phóng dật.

4- CÁCH THỨC TU TẬP TÂM BẤT ĐỘNG

(20:07) Đầu tiên như mấy con đã biết, Thầy dạy mấy con rất căn bản, khi đi vào tu tập là tu tập Định Niệm Hơi Thở: "Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra", rồi hít vô, thở ra. Đây là Thầy dạy cho người mới căn bản, mấy con. Chứ mấy con mà tu như vậy là mấy con không thể được. Giai đoạn của mấy con là: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự", còn người mới tu mà vào cái chỗ này thì không được. Tác ý: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự", thì mấy con sẽ bị vọng tưởng, sẽ bị niệm này kia. Bởi vì mấy con chưa quen với hơi thở.

Còn các con mới tu thì các con phải nương vào Định Niệm Hơi Thở: "Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra". Nhưng thấy hít vô với hơi thở bình thường như vậy thì lại có vọng tưởng, cứ thỉnh thoảng có niệm, cứ thỉnh thoảng có niệm, làm sao hàn phục được nó đây?

Bắt đầu chúng ta sử dụng hơi thở đây; hoặc chúng ta thở ngắn hoặc chúng ta thở dài, đó là cách thức để hàng phục vọng tưởng. Nghĩa là sức tập trung của chúng ta phải gom vào toàn bộ trong hơi thở, chứ không phải người tu lâu…​ Người tu lâu đã quen rồi, cho nên bây giờ người ta xả lần cái hơi thở của người ta, để cho người ta ở chỗ tâm bất động; để người ta chứng đạo.

Còn mấy con mới tu, mà mấy con tu theo người tu lâu thì không được. Nó phải có những giai đoạn tu tập, chứ không thể người nào cũng tu giống nhau sao được. Tại vì từ bao giờ chưa biết nhiếp tâm mà ngồi lại im lặng một chút xíu là có niệm, vọng tưởng. Cho nên nói bây giờ tui tác ý như vậy sao cứ vọng tưởng hoài!? Mà khi mà yên lặng thì lại có trạng thái hỷ lạc, đó là gặp ma không, đó là sai, không phải.

Cho nên đối với các con hiện giờ, thì các con tu pháp dẫn tâm vào đạo, còn các con mới tu thì các con tu Định Niệm Hơi Thở: "Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra", rồi hít vô thở ra năm hơi thở, rồi lại nhắc một lần cứ như vậy tiếp tục tu tập. Trong ba mươi phút không thấy có vọng tưởng, khả năng mình còn phải tiếp tục tu tập tới thì mình tu tập tới một giờ, cứ tăng dần lên để đến khi được một tiếng, hai tiếng đồng hồ, mà nương vào hơi thở mà tâm không khởi niệm. Thì lúc bây giờ chúng ta xin phép Thầy cho chúng con để tu tập giữ gìn Tâm Bất Động, thì mới cho phép. Có nhiếp tâm được thì mới cho phép, mà chưa nhiếp tâm được thì chưa cho phép.

Tu còn vọng tưởng nhiều quá, ngồi chỉ im lặng nương vào hơi thở mà thỉnh thoảng có niệm xen vào, thì lúc bây giờ chúng ta vận dụng hơi thở dài, thở chậm nhẹ tập trung rất cao. Khi nhiếp tâm được rồi, kéo dài một thời gian ba mươi phút, một giờ thì chúng ta nương vào đó, thân chúng ta có bệnh đau chúng ta đẩy lui được hết, đẩy lui bằng sức nhiếp tâm trong hơi thở, còn các con đẩy lui bệnh bằng tâm bất động. Còn người mới tu người ta đuổi bệnh bằng nhiếp tâm trong hơi thở, cũng cách thức làm chủ bệnh.

(23:33) Cho nên một người mà tu mà đến tâm bất động, đến phương pháp bất động như các con thì cơ thể không có bệnh tật nữa. Mà có bệnh tật thì mấy con phải dùng. Có đau nhức, có bệnh kinh niên lâu mà không hết thì mấy con sử dụng tâm bất động, đẩy lui toàn bộ cảm thọ này ra khỏi thân ta. Bất cứ bệnh gì mấy con có thể đuổi; bệnh suyễn, bệnh lao, bệnh gì tất cả đều giữ Tâm Bất Động đẩy lui, với cái ý thức của chúng ta.

Muốn thân này không có bệnh thì các con sẽ đẩy lui nó bằng trạng thái Tâm Bất Động. Khi đau bệnh mấy con đừng sợ hãi chút nào hết, ngồi thẳng lưng lên và giữ gìn tác ý: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự", thử coi bệnh nó làm gì cho chúng ta biết, đó là chúng ta chiến thắng được giặc sanh tử. Cho nên hãy gan dạ và bền chí, phải tập luyện cho có căn bản, chứ còn nếu mà không căn bản thì mấy con không có thành công được.

Khi hôn trầm, thùy miên thì mấy con ôm pháp Thân Hành Niệm, mà phá sạch cái hôn trầm, thùy miên. Trong những giờ tu tập mà còn bị hôn trầm, thùy miên, thì nhất định là ôm pháp Thân Hành Niệm dập nát. Đầu tiên chúng ta ôm pháp Chánh Niệm Tỉnh Giác, tu tập đi kinh hành biết đi kinh hành. Sau đó nếu mà phá không được hôn trầm, thùy miên, thì tập ngay liền pháp Thân Hành Niệm mà Thầy đã chỉ dạy mấy con.

Và đồng thời khi mà chúng ta không còn hôn trầm, thùy miên, mà muốn đi kinh hành thì chúng ta tu cái gì đây? Không phải tập trung dưới bước đi đâu, chúng ta tỉnh mà; chúng ta cần gì tập trung dưới bước chân đi; chúng ta đi xung quanh một cái thất này. Nhưng chúng ta nhìn cái tâm bất động chúng ta để gột rửa tất cả các chướng ngại pháp. Chúng ta vẫn đi kinh hành tu tập pháp bất động tâm mà, chứ đâu phải chỉ có ngồi mới tu pháp bất động tâm.

Các con thấy không? Tu bốn oai nghi trong một cái phương pháp dẫn tâm vào đạo mà chúng ta tu tập bốn oai nghi. Chúng ta thử mình ngồi mình tu tập: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự", rồi im lặng, rồi mình đứng mình tu coi thử có được không, rồi mình nằm coi thử mình có nhiếp tâm được không? Mình cũng dùng cái câu đó để giữ tâm bất động trong oai nghi đàng hoàng, rồi đi mình cũng giữ tâm bất động, mà khi tác ý tâm bất động mà có một niệm nào mà khởi ra thì ngay đó dùng câu tác ý “tâm bất động”, và gột rửa cho sạch những cái niệm đó không còn khởi nữa. Thì đó là cách thức tu tập của mấy con, tu trong bốn oai nghi có một tâm bất động mà thôi, phải cố gắng, phải cố gắng lên mấy con, tu tập cho tốt các con.

5- NHIẾP TÂM, ĂN UỐNG, CẢM THỌ, ĐUỔI BỆNH

(26:59) Bây giờ trong sự tu tập mấy con còn nghi ngờ một điều gì chưa làm được, mấy con cứ hỏi. Thầy sẽ chỉ dẫn mấy con? Có một cái trạng thái gì mà làm cho mấy con không tu tập không được, mấy con hỏi Thầy sẽ chỉ dạy cho mấy con? Một là phá, hai là chúng ta tiếp tục tu. Bây giờ mấy con có thấy gì cứ hỏi đi con, con cứ hỏi!

(27:26) Tu sinh: Kính thưa Thầy! Con Gia Quang, con xin hỏi hai vấn đề là:

  • Các niệm ác, thiện, đúng, sai đều bọn con tu tập là diệt trừ và tác ý chỉ còn lại một niệm là phải bất động, con tu tập như vậy, cầu xin Thầy chỉ dạy!

  • Hai: Con tu tập đẩy lui được hai cục bướu ở đây và ở đây đã tiêu bớt hết rồi. Hôm nay con tu tập có lúc 15 phút, 20 phút, 30 phút, 40 phút không có niệm, không có phóng dật. Có phóng dật, không có vọng tưởng, không si mê. Cầu xin Thầy chỉ dạy đúng sai có được không? Niệm xẹt vào, xin hết!

Trưởng lão: Như vậy là được rồi tiếp tục đi con, tu vậy là tốt rồi, tiếp tục cho đến mà hoàn toàn mà "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự", tu tốt lắm, mấy con khá rồi, có tiến bộ rồi, tu vậy là tốt đúng không sai chỗ nào hết đó con, nhưng phải ráng. Trong giờ tu mà có buồn ngủ, có hôn trầm, có thấy lừ đừ, thì mấy con áp dụng phương pháp Thân Hành Niệm để phá nó mấy con. Các con còn có ai hỏi thêm gì Thầy nữa không? Có gì cứ hỏi mấy con để rồi Thầy chỉnh sửa cho mấy con tu đúng. Tu tập như vậy là tốt, quá tốt rồi.

Tu sinh: Con kính bạch Thầy! Cho con hỏi hai câu là: Trong khi tu tập con thấy là nó không có bị hôn trầm, thùy miên. Nhưng mà khi ngồi lại, cái lúc mà xả nghỉ thì cái niệm vẫn còn khởi nhiều, thì con mới ôm cái pháp Thân Hành Niệm con đi vài vòng, lúc mà đi vài vòng vừa ôm pháp Thân Hành Niệm thì thấy mình không có niệm, nó tập trung vào từng cái hành động của nó, thì chỉ con đi vài vòng thôi thì khi đó con ngồi lại đó, thì thấy cái tâm nó dễ bất động hơn. Còn ngồi lại mà không đi Thân Hành Niệm thì tác ý cái câu “tâm bất động” thì thấy nó chưa có đủ lực.

Trưởng lão: Chưa đủ sức gom tâm, chưa đủ sức gom vào. Thay vì con tu pháp Thân Hành Niệm rồi, con ngồi lại thì thấy cái tâm nó sẽ bất động dễ dàng.

Tu sinh: Bất động dễ.

Trưởng lão: Vậy thì do cái đặc tướng của con. Cho nên thí dụ như: Bây giờ chưa có đi pháp Thân Hành Niệm, chưa có tập thì con ngồi lại con nhắc: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự đi ", thì im lặng một chút xíu thì thấy có niệm khởi, có phải vậy không?

Tu sinh: Dạ!

(29:44) Trưởng lão: Còn bây giờ con tập cái pháp Thân Hành Niệm rồi bắt đầu con ngồi lại con nhắc: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự", thì có thể kéo dài từ 5 phút, 10 phút hay 1 giờ hay 30 phút dễ dàng không có khó khăn, thì như vậy là cái tâm con nó chưa có gom lại, chưa gom lại. Cho nên vì vậy con ôm cái pháp Thân Hành Niệm, nó tập trung trong thân hành của con rồi, mà khi con ngồi lại thì nó sẽ…​ Do đó mà nó im lặng thì con hãy tập như vậy đi, được chứ không phải không được. Bởi vì theo đặc tướng của con.

Tu sinh: Còn con thấy là đi Thân Hành Niệm không cần đi nhiều chỉ cần đi vài vòng thôi, thì ngồi lại tự nhiên nó bất động, khỏi cần tác ý cái câu “tâm bất động” nữa, nó vẫn bất động.

Trưởng lão: Bây giờ cũng khởi sự con tác ý đầu tiên con vào khi mà con đi pháp Thân Hành Niệm rồi con ngồi lại nó im lặng. Nhưng mà con phải dẫn dắt nó chứ đừng để tự nó im lặng, tự nó im lặng nó sẽ lạc trong không con đó. Cái tâm nó phải dẫn nó, phải dẫn nó chứ con không dẫn nó thì bắt đầu con ngồi im lặng vầy, cái nó lặng riết cái nó vô Không. Còn con dẫn bảo: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự", nó sẽ bất động mà nó không vô Không, nó phải có cái pháp dẫn nó con.

Tu sinh: Khi ngồi lại thì phải tác ý trước.

Trưởng lão: Tác ý trước tâm bất động, dẫn nó trước, nhắc nó trước. Mình làm chủ nó, tập làm chủ nó chứ không khéo nó im lặng cái bắt đầu nó lọt vô Không. Bây giờ con không kéo cái thời gian dài, chứ kéo dài cái thời gian dài mà bất động rồi, nó không niệm nó lọt vào trong Không đó, nó rơi vô trong Không Vô Biên Xứ đó.

(31:32) Tu sinh: Nó vào trạng thái Không là mình quên hơi thở luôn hay sao?

Trưởng lão: Mình quên luôn rồi con, không nhớ hơi thở nữa, nó Không Vô Biên Xứ mà, nó lọt trong Không Vô Biên Xứ, nó lọt trong cái Định của Tưởng rồi, Không Vô Biên Xứ Tưởng con biết không? Nó lọt trong tưởng rồi con ngồi con cứ tưởng là mình…​ Chứ sự thật giống như mình chiêm bao đó con, nó không riết cái nó giống như chiêm bao à. Còn mình nhắc nó vậy đó chứ mà, bởi vì ý thức nó làm chủ mà, nhắc nó cái ý thức nó không mất, nó không lọt vô trong Không Tưởng được, tức là cái Tưởng thức không làm việc. Còn con nếu mà không nhắc cái ý thức của con, thì cái tưởng nó sẽ làm việc nó rớt trong không luôn.

(31:53)Tu sinh: Mà con thấy nó nhanh quá thưa Thầy! Nó vô trạng thái đó, thì lây quay một hồi nhòm lại đồng hồ thì nó trôi qua rất là nhanh.

Trưởng lão: Thì lẽ đương nhiên ở trong đó cái thời gian nó không có đâu, thành ra con nhìn lại con thấy 30 phút rất nhanh. Nhưng mà coi chừng đó, kéo dài nữa là bị đó, nó không có cái ý thức mà tác ý để giữ gìn nó, thì ý thức nó mất thì tưởng thức nó hoạt động. Cho nên cái tâm bất động mà tác ý đó thì nó quan trọng lắm, để bảo vệ, giữ gìn cái ý thức của chúng ta. "Ý làm chủ, ý tạo tác”, không được mất cái ý mà. Trong cái sự bất động của chúng ta không được mất cái ý, cái thời gian sau đó nó hoàn toàn nó bất động, mà nó không lọt ở trong cái Không Vô Biên Xứ Tưởng chứ không khéo nó lọt trong Định tưởng. Cái ý thức nó lặng, nó chìm rồi, nó không làm việc nữa thì cái tưởng nó lòi ra nó làm việc, thì con rớt trong Không Tưởng rồi, nó nối tiếp cái không của ý thức, bắt đầu thì còn ý thức không đó, con hiểu không? Sau đó nó nối tiếp, cái tưởng thức nó nối tiếp nó làm việc cái ý thức nó lặng mất, lúc bây giờ con giống như người chiêm bao mà thấy mình trong mộng, ráng cố gắng chỉnh lại.

Tu sinh: Cái đó là cái cách mà cái lúc mà con xả nghỉ, còn cái lúc mà con tu tập 30 phút đó thì con ngồi lại đó, tác ý thì thấy niệm vẫn còn nhiều. Cho nên con thấy vậy là mình chưa có nhiếp tâm được trong hơi thở, nó quen với hơi thở rồi Thầy, thì con bây giờ con mới nhiếp tâm lại hơi thở. Con mới dùng câu tác ý: "Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra" lại, thì như vậy nó bắt đầu nó vắng niệm, thì như vậy cũng không có được phải không, thưa Thầy?

Trưởng lão: Không được, nó vắng niệm là bị hơi thở con ức chế, ức chế ý thức. Cho nên vì vậy mà con cũng, bởi vì con ngồi lại con đã nhắc cái tâm bất động thì nó đã có vọng tưởng, phải không?

Tu sinh: Vâng!

(34:11) Trưởng lão: Thì do đó bây giờ con sẽ nhắc: "Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra", rồi hít vô thở ra, con thấy hít vô, thở ra do nó nương vào hơi thở, nhưng mà con lại nhắc một cái câu kế nữa, con thấy đã nương biết được hơi thở rồi chứ gì? Tức là tập trung gom được hơi thở rồi. Thì con nhắc: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự.”

Thì bấy giờ bắt đầu cái chỗ mà cái tâm của con nó gom lại hơi thở đó, nó sẽ bị chia làm hai, một cái nó nhìn ở bất động; còn một cái nó nhìn ở chỗ cái hơi thở, thì nó sẽ không có niệm. Chứ còn nó quên luôn nó ngồi nó quên luôn hơi thở thì niệm nó xẹt vô. Bởi vì cái niệm nó xẹt là cái hơi thở con quên, con hiểu không?

Còn bây giờ mình chia đôi nó ra, một là cái ý thức của mày, mày làm việc hai phần:

  •  

    Một phần thì mày biết hơi thở ra vô;

  •  

    Một phần thì mày phải nhìn cái tâm bất động.

Cho nên vì vậy Thầy nói rõ ràng là nương hơi thở mà để thấy tâm bất động, là nó sẽ không mất, mà hễ con mất hơi thở thì bất động nó cũng mất luôn à. Mà nếu gom cái tâm vào chỗ hơi thở không, thì không thấy bất động, chỉ có biết hơi thở không thì tức là bất động không thấy, thì cái tâm bất động không có. Nó thật sự nó bất động, nó không có gì hết, nhưng mà có điều kiện là nó bị dính nằm ở trong cái hơi thở toàn diện.

Tu sinh: Nó thấy hơi thở.

Trưởng lão: Không thấy hơi thở, thì không được, nó sai. Bởi vì nó còn thấy pháp mà nó không thấy tâm, còn cái này nó nương pháp mà nó thấy tâm; thì tập lại. Cho nên mà vì vậy phải cố gắng tập lại cho nó đúng con.

(35:42) Tu sinh: Như vậy cái phương pháp mà con thấy, khi mà nó nương hơi thở không đó thì con thấy nó ức chế cái ngực của mình, hình như nó thành cái thói quen nó đau ngực rồi thưa Thầy!

Trưởng lão: Đúng rồi!

Tu sinh: Không biết bây giờ.

Trưởng lão: Bởi vậy mình gom vào chỗ bất động, thì nó xả bớt ra nó không có đau ngực con, nó báo cho con biết rằng gom ở trong hơi thở đó, thì nó bị ức chế rồi, nó ức chế thì cái hiện tượng của nó, cái cảm thọ là đau ngực con là phải. Thay vì con gom vào cái chỗ thở của nó thì cái ngực con phải đau chứ sao. Mà có nhiều người nó không đau ngực, mà lại nó nặng cái đầu, cứ gom hơi thở thì cái trường hợp đó nó xảy ra, nó có những cái hiện tượng, hiện tượng cảm giác, cảm thọ, thọ khổ.

(36:32) Tu sinh: Khi nó đau ngực như thế đó thì con mới hướng dẫn nó ra nhiếp ở ngoài nhân trung, nó nhòm thấy hơi thở ra vô tại nhân trung, thì con thấy không sao, 30 phút mà thấy không sao hết đó. Thì như vậy thì bây giờ con cứ nương về ở phía ngoài, rồi nhòm hơi thở như Thầy dạy là ý thức mình phải thấy cả hai phần cứ như vậy đó hả thưa Thầy?

Trưởng lão: Cứ như vậy đó con, cứ vậy tập để nhận thấy cái tâm bất động, nương vào hơi thở mà thấy tâm bất động. Cho nên Thầy dạy chứ Thầy sợ mấy con không biết cách mấy con sẽ tập trung có một chỗ cái chết được. Mà hễ tập trung ở chỗ bất động thì mấy con sẽ không có hơi thở nương đó, thì một chút mấy con bị vọng tưởng. Nó không có chỗ nương nó, thì nó bị vọng tưởng mấy con, ngồi im lặng vậy đừng có nương chỗ nào hết là vọng tưởng dễ phóng lắm.

Tu sinh: Dễ phóng mà con thấy nó dễ buồn ngủ nữa thưa Thầy!

Trưởng lão: Chứ sao lẽ đương nhiên rồi, ngồi im lặng nó dễ buồn ngủ chứ sao, hôn trầm nó dễ đánh. Cho nên vì vậy mình nương cái chỗ này để cho cái sức tỉnh mình có, nhưng mà tỉnh để nhìn chỗ kia, chứ không phải tỉnh để nhìn có một chỗ. Đó khéo léo vậy đó mới được con, sửa lại cho đúng đi con!

(37:491) Tu sinh: Kính bạch Thầy! Con xin hỏi Thầy là con tu tập như thế này không biết là đúng hay sai. Theo con tu tập đó thì: đầu tiên đó là con tác ý, trước con nhiếp tâm an trú con tu tập: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự". Tức là sao mà cái bụng con nó guộn guộn guộn lên mấy cái, lúc đầu nó có cái điểm nó nằm ở chỗ này nè, rồi cái bây giờ là con chỉ có là ngó xuống, kiểu ngó xuống mà hai con mắt mình chỉ hí hí thôi, hai cái đường hơi thở nó bám vào chỗ đó đó. Cái nó không bị cái vọng tưởng hay gì hết đó, trừ ra tối. Nguyên một ngày đó nếu mà con không ăn cơm, thì tức là con cũng nhìn ngay cái đó; thì hai đường hơi thở nó phóng vào đó; thì nó không vọng tưởng, không gì hết. Nếu mà con ăn cơm rồi đó, thì nó no rồi thì nó không có nữa, mà nếu muốn có lại nữa đó thì khoảng 3 tiếng đồng hồ. Chẳng hạn, ví dụ: Như con ăn cơm hồi 11 giờ, rồi 1 giờ tới 3 giờ nó mới có lại, chừng nào nó đói xuống đó mới có lại, còn nếu mà nó no thì nó không có.

Thì đó khi mà con tu tập như vậy đó. Con thấy mỗi lần như vậy, cho nên con phải bớt cơm lại, cơm thì con bớt ra, chứ nếu con ăn no như kỳ trước, thí dụ như bữa mà ba chén cơm đó thì tức là con tu tập không có được. Một ngày con ăn có chén rưởi à, hoặc là một chén à, nghĩa là trong cái cái giờ đó con tu đủ hết. Thì tức là trong một ngày, hiện tại bây giờ, sáng từ 1 giờ, từ 2 giờ khuya, 2 giờ khuya con tu tập cho tới chiều nó có đủ. Còn nếu con ăn no quá thì nó mất, như buổi trưa nó không có được.

Trưởng lão: Con gom tâm không được.

Tu sinh: Dạ! Như vậy là không biết con tu như vậy không biết đúng hay sai, con xin thưa Thầy giúp đỡ!

(39:48) Trưởng lão: Con tu theo kiểu mà thiền duyệt vi thực pháp đó tập trung vào đó nó ăn không được nữa, ăn pháp chứ không phải ăn cơm. Sự thật ra thì tu như thế này con, tu như thế này nó mới đúng con, không khéo con chỉ tập trung vô…​ Ăn thì mình cũng vẫn ăn bình thường thôi, mà tại vì con tập trung cái chỗ này. Cho nên vì vậy mà con thấy, nếu mà tập trung được đó thì mình ăn ít lại, mà tập trung không được đó thì tại vì ăn nhiều, phải không? Con thấy ăn nhiều mình tập trung không được.

Tu sinh: Dạ, đúng rồi Thầy!

Trưởng lão: Đó! Thì do đó bây giờ con ăn bình thường với cái sức của con thôi. Nghĩa là con ăn, nói nhiều đó chứ sự thực ra ăn tùy cái cơ thể của con chứ không phải nhiều đâu, nhưng mà con ăn ít lại thì nhiếp tâm dễ. Cũng như bây giờ cái sức của con ăn ba bát, mà hễ ăn ba bát cơm thì con nhiếp tâm để trụ chỗ đó, thì con nhiếp không có được. Cho nên con chỉ ăn chừng một hoặc hai bát à, thì con nhiếp tâm chỗ đó được, coi như chỗ đó nó thêm cái phần pháp. Tức là cái chỗ mà con tu tập đó, con tập trung tại chỗ con chứa cơm gạo trong đó, con hiểu không? Bây giờ con chứa pháp, cho nên nó không có chỗ chứa cơm nữa. Như vậy thì không được con, mình phải sống bình thường.

(41:17) Bởi vì đức Phật đã dạy đó, về vấn đề ăn uống mình đừng có: Thứ nhất đó là đừng có tuyệt thực. Đạo Phật không có dạy tuyệt thực, đạo Phật không dạy mình ăn ít ăn bình thường thôi, sống bình thường ngày một bữa đủ rồi. Cho nên vì vậy mình không bị lệ thuộc vào cái ăn uống, vào cái tu tập, mình chỉ ăn tiết độ ngày một bữa, ăn với cái sức khỏe của mình. Còn người ăn nhiều là tại cơ thể của người ta cần đòi hỏi, người ta ăn nhiều là với cái sức của người ta, người ta ăn ba bát, còn cái sức của mình ăn hai bát thì mình ăn hai bát; sức của mình ăn một bát, thì mình ăn một bát. Chứ đừng thấy người ta ăn ba bát mình ráng ăn ba bát thì không phải, tại cơ thể của mình, cái nhu cầu của nó nó cần, cái nhu cầu của cơ thể nó cần bao nhiêu mình ăn bấy nhiêu thôi.

Thì bắt đầu bây giờ con đừng có tập trung ở cái chỗ đó nữa, mà con nhìn ra ngoài kia kìa. Cái Bất Động của con nó không phải ở chỗ thân tâm của con, mà cái thân tâm con mượn cái thân tâm con đó để nhìn cái Bất Động của vũ trụ, cho nên con chết đi nó không có mất. Còn con nhìn thân tâm của con, con chết nó mất. Cũng như bây giờ con nhìn chỗ cái thân của con, cho nên con nhiếp tâm được, mà khi cái thân mất rồi con lấy cái gì con nhiếp, phải không? Con lấy cái gì mà con ở chỗ đó được.

Tu sinh: Dạ, con tu tập đó thì theo con thấy là hai đường hơi thở của mình đó, con thấy cũng rất nhiệm màu chứ, tại vì con thấy con thở xuống, nó theo hơi thở nó đi xuống đây. Tức là nó không bị niệm khởi, không bị gì hết đó, thành thử ra con thấy vậy nên con cứ đưa thẳng nó xuống ngay đó mà con không có cho nó niệm khởi.

Trưởng lão: Bởi vậy mà con mới sử dụng hơi thở mà theo. Vì vậy mà có những phương pháp mà người ta nhiếp tâm để mà không có niệm khởi đó, người ta chuyển pháp luân đó, người ta thở hơi thở mà đi vòng vòng, con thấy không? Đi vòng vòng xương sống rồi đi lên, đi xuống, đi vòng vòng gọi là chuyển pháp luân. Sự thật ra người ta tưởng tượng ra đó con. Đừng, đừng có nghĩ cái điều đó, thở là bình thường thở. Nhưng mà giữ cái tâm bất động thì cả một cái không gian, cái vũ trụ này nó bất động, chứ không phải riêng có con, mà con chỉ mượn cái thân và cái ý thức của con, để mà con nhìn cái bất động của vũ trụ. Cho nên vì vậy mà cái thân tâm của con nó sẽ bị hoại diệt, thân tâm con là Thân Ngũ Uẩn mà, con hiểu không? Nó chết đi nó không còn. Bởi vì đức Phật nói Thân Ngũ Uẩn mà có cái gì đâu, nó là vô thường. Nhưng mà cái tâm bất động của con nó là thường hằng, mà nó ở vụ trụ chứ nó đâu phải! Cho nên vì vậy mà Thầy nói: Nương chỗ hơi thở, tức là nương ở cái thân chúng ta nè, để mà thấy cái bất động bên ngoài. Đừng có nhìn vô trong thân mà thấy, rồi cái thân nó mất rồi thì lấy cái gì mà tập trung, Thầy nói con hiểu không?

Tu sinh: Dạ!

Trưởng lão: Con tập trở lại đi!

(44:06) Tu sinh: Con thì, nếu mà Thầy không chỉ thì con chắc có lẽ con đi thẳng, con đường nó hoài. Tại vì con thấy chỗ đó nó không bị niệm khởi, không bị vọng niệm gì hết đó. Thành thử ra rồi mình cứ đi thẳng chỗ đó, mà con thấy nó rất là hay đó, bởi vì con chỉ có cái ăn bữa cơm đó, ăn cơm là con bị gián đoạn Thầy! Ngồi ăn cơm là bị gián đoạn. Còn nếu mà không ăn cơm thì hai cái đường hơi thở của mình nó phóng thẳng vào chỗ đó à, thì nó không có một chút xíu nào niệm khởi lên, không có bị cái gì hết đó. Cho nên nên con thấy nó yên lặng từ đầu tới cuối, thành ra là khi bắt đầu vào tu tập hoặc là không tu tập nó cũng phóng thẳng xuống đó, thành ra nó không có bị một chút vọng niệm nào hết. Cho nên con thấy con thích thú, con thấy là mình làm được, cho nên từ cái chỗ này con tính là con viết giấy lên con hỏi Thầy, mà nay cũng có dịp may để con hỏi Thầy, vậy là con cũng…​

Trưởng lão: Con phải sửa lại!

Tu sinh: Dạ con thấy vậy được, tại vì con, về con sửa lại, dạ! Mô Phật.

Trưởng lão: Rồi con sẽ nhìn cái sự bất động ở bên ngoài đó thì nó sẽ thấy. Bởi vì Thầy thấy nương cái hơi thở đây mà thấy bên ngoài bất động, mà không ngờ là bất động, thân tâm của mình thấy cái bất động của nó, sự thật ra là bất động của vũ trụ. Bởi vì đức Phật nói: "Nếu thấy pháp là thấy Ta, mà nếu thấy Ta là thấy pháp” - đức Phật nói vậy - mình thấy pháp, cái Pháp là cái gì? Ta là cái gì? Tức là đức Phật là cái chỗ Bất Động.

Tu sinh: Thầy, con quên điều này nữa là khi mà con ngồi thiền mà con tu tập đó, thì con cũng tác ý là: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự", thì cái tâm bắt đầu nó guộn guộn mấy cái, nó guộn mà khi mà mình guộn một hơi cái bắt đầu nó nằm lên đây nó không còn biết nữa. Thì tức là nó đổi cho mình một cái giác quan khác, thì tức là ngồi đó là nhưng mà mình vẫn biết mình, cái hơi thở của mình này nọ, nhưng mà vẫn thấy mình ngồi ở trên, mình không có đụng chạm gì ở dưới hết.

Trưởng lão: Đó là cảm giác tưởng nữa rồi đó.

Tu sinh: Nó không đụng chạm gì dưới hết đó, nó biết cái hơi thở của mình, biết hơi thở của mình ra vô. Rồi lâu lâu con cũng nói là: "Tâm luôn quay vô, tâm luôn bình thường", mà thấy nó vẫn bình thường như vậy đó.

Trưởng lão: Mà vẫn thấy như mình ngồi.

Tu sinh: Dạ! Nó ngồi ở trên, nó không có đụng chạm dưới đất, mà mỗi lần con tu tập như vậy là nó guộn guộn như vậy đó, nó mới đổi qua cái kia. Còn nó không guộn guộn, nó vẫn bình thường nó như hồi nào mới vô ngồi nó cũng vậy à, chừng nào nó guộn đó, nó mới hiện ra.

Trưởng lão: Nó mới có những cái hiện tượng đó, cái trạng thái đó. Còn nếu nó không guộn con đó thì coi như là bình thường.

Tu sinh: Dạ!

Trưởng lão: Còn nó có cảm nhận cái guộn như vậy đó thì con mới thấy nó thay đổi, thì con mới thấy nó ngồi khơi khơi ở trên.

Tu sinh: Dạ! Coi như mình, nó kêu bằng, là con thấy con người mình như lâng lâng vậy đó, lâng lâng lâng cái đổi qua cái đó đó, lâng lâng mà có thể con ngồi được khoản chừng nửa tiếng hoặc hơn nửa tiếng. Nếu có thể ngồi lâu cũng vẫn được nữa, nhưng con ngồi chỉ độ tê cái giò của mình, thấy nó hơi nặng nặng là vừa chừng đủ nửa tiếng rồi.

Trưởng lão: Cho nên đó là bị tưởng đó con.

Tu sinh: Cái đó cũng bị tưởng luôn hả Thầy?

Trưởng lão: Bị tưởng đó con, xả ra, đừng xài cái đó nữa.

Tu sinh: Chứ không, bây giờ thí dụ như con ngồi thiền như vậy là theo cái phương pháp nào, mong Thầy chỉ cho con?

(48:09) Trưởng lão: Theo phương pháp, bây giờ con ngồi con nhắc: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự", thì con nhìn ra ngoài đừng có nhìn trong thân, bắt đầu khi nó có những sự gì thay đổi, con nhắc: "Không có thay đổi gì nha, bình thường như người ta ngồi, mọi người ngồi vậy đó, chứ không có được lâng lâng, không có được cuộn, không có được gì hết đó". Khi mà nó có vậy, con tác ý bảo nó: "Dừng lại". Còn nếu mà thấy nó cứ ngồi nó bị, đứng dậy đi kinh hành, đứng dậy đi mình giữ cái Tâm Bất Động của mình, chứ mình không có để cho nó hoạt động như vậy, nó hoạt động vậy là nó sinh tưởng con à, không có được, phá liền tức khắc. Hễ con ngồi, con tác ý mà thấy nó trở lại bình thường thì thôi, mà nếu mà nó không có chịu nghe lời con, tác ý nó không chịu nghe lời con; nó cứ tiếp tục hiện tượng đó nữa, thì con đứng dậy con đi kinh hành, đừng ngồi, con sẽ phá nó con, phá nó để đi mình cũng tu tập được, giữ cái tâm bất động của mình mà, giữ cái tâm bất động được. Cho nên những cái gì mà nó sai rồi, nghe lời Thầy phá đi, chứ không khéo nó không tới đâu, mà nó chết đi con sẽ ở trong cái đường ma không à.

Tu sinh: Mô Phật! Vậy mình vẫn giữ cái tâm bình thường thôi chứ không có gì hết.

Trưởng lão: Cứ bình thường thôi! Bởi vì Thầy nói tu không có đổi mặt, nó bình thường nó không thay đổi gì hết.

Tu sinh: Vậy con hiểu rồi, con đội ơn Thầy! Con cũng giữ tâm bình thường hoài, nhưng mà con sợ nếu mà vậy chắc nó không đúng, sợ nó có một cái điểm hay hiện tượng nào.

Trưởng lão: Không phải đâu, không có hiện tượng nào hết, mà thấy nó bất động, thấy nó bất động mà không có hiện tượng. Thầy nói có hỷ lạc là cũng sai nữa mấy con. Bởi vì đức Phật không chấp nhận thọ lạc, thọ khổ, thọ bất lạc bất khổ mà, khổ cũng không chấp nhận, mà lạc cũng không chấp nhận, bất thọ lạc cũng không chấp nhận.

Nghĩa là ba cái thọ này đức Phật không có chấp nhận cái thọ nào hết, chỉ có một con người bình thường của mình mà tâm bất động là chấp nhận. Cho nên cái thân mình nó thay đổi hoặc là mình thấy cái hỷ lạc nào của cái tâm mình thì xả ra: “Tao không chấp nhận mày đâu, tao không có chạy theo dục”. Dục khổ nè, rồi dục lạc nè, dục bất lạc, bất thọ khổ nè, tất cả cái đó là đều bị dục hết. Cho nên xả cái đó ra là ly dục, thấy không? Cái hiện tượng của con là cái dục đó chứ không có gì.

Cho nên xả mấy cái này ra. Nó làm cho mình thích thú hay hoặc sợ hãi, sợ hãi thì nó là thọ khổ rồi, mà thích thú là nó lạc rồi. Nhưng mà cái thích thú và sợ hãi đều là bị dục, cái sợ, mình thấy mình ham muốn cái gì đó, thật sự ra mình sợ cũng là dục chứ đâu phải là có cái ham muốn không đâu, cái sợ hãi. Cho nên vì vậy mà dẹp cái này ra đi, chỉ có bất động mà thôi. Mà bất động là rất bình thường không có cái gì xảy ra trên thân tâm của nó được hết. Cho nên mấy con phải cố gắng tập trở lại, sửa trở lại!

Lâu lâu mới gặp Thầy, mà gặp Thầy thì phải cố gắng khắc phục cho được, mà khắc phục không được, làm ơn lại gõ cửa dùm Thầy, để Thầy ra Thầy chỉ, còn không ấy quá Thầy lấy roi Thầy quất cho nó bữa, cho nó chạy.

Tu sinh: Kính thưa Thầy! Qua thời gian con tu tập, vấn đề thứ nhất coi như con ngồi nhắm mắt lại con tác ý coi như là: "Tâm thanh thản, an lạc và vô sự", thì sau đó con tác ý khoảng ba lần như vậy, thì nó vô được tâm thanh thản, nó qua được tâm thanh thản, an lạc, được chừng nửa tiếng, nửa tiếng cái đồng hồ nó báo thì con tắt đồng hồ, cái con tác ý lại, tiếp tục cho đến, như vậy đến cái hôm con ngồi được 2 tiếng. Như vậy có được không hay là sao Thầy?

Trưởng lão: Được con! Tập cho nó nhuần nhuyễn, trong khoản thời gian 2 tiếng đó đi. Thí dụ như tác ý một lần nó chưa yên, thì tác ý ba lần, bốn lần, cũng được con, tác ý chừng nào cái tâm nó bất động, nó ngồi im lặng nó nhìn thấy được cái bất động đó thì để cho nó bất động, có vậy thôi, tu vậy được con. Cố gắng tập đi, Thầy nói, cố gắng tập vậy là tốt, tập cho thuần để giữ được tâm bất động của mình, rồi chừng nào mấy con tăng lên, mấy con thấy hôm nay mấy con quá thuần rồi mấy con mới gặp Thầy để mà xin tăng lên, thì Thầy sẽ kiểm nghiệm trong cái khoảng thời gian mấy con tu đó, để Thầy theo dõi từng chút của mấy con, rồi Thầy theo dõi được rồi Thầy cho tăng lên. Chứ mấy con đừng tự tăng, tăng lên cái mấy con lọt trong tưởng cái chết Thầy luôn đó.

Tu sinh: Coi như là mình tăng trong nửa tiếng.

Trưởng lão: Nửa tiếng được.

Tu sinh: Cái đồng hồ nó báo thì mình tắt đồng hồ

(53:02) Trưởng lão: Mình tắt thôi, cứ vậy mình tu tập cho nó nhuần nhuyễn cái đó đi, chứ không khéo nó tăng lên nữa thì nó lọt trong Tưởng đó con. Nó im lặng quá mà mấy con chưa có biết đó, chưa biết nó lọt trong Tưởng thì lúc bây giờ mất công phá nó nữa cực lắm. Cho nên khi nào mà thí dụ bây giờ tu 30 phút hay một giờ mấy con dừng lại đó đi, cứ tập nhuần nhuyễn. Sau khi mấy con thấy có thể mình tăng lên được rồi, thì con sẽ ngồi Thầy xét lại, mấy con đến đây mấy con xin Thầy kiểm tra dùm con thì con sẽ ngồi.

Tu sinh: Thưa Thầy! Coi như là mình ngồi trong một tiếng thôi…​

Trưởng lão: Đúng rồi đó một tiếng lui trở lại, ba mươi phút đến một tiếng thôi, mấy con đừng có tăng lên. Bởi vì tăng lên nó sẽ, Thầy sẽ kiểm điểm cho đúng chứ không khéo, trong một tiếng, thí dụ bây giờ con ngồi im lặng trong một tiếng, Thầy xét thấy một tiếng này nó hoàn toàn nó không có một cái Tưởng nào mà xen vào trong này hết, thì Thầy cho tăng lên. Chứ mà thấy hiện tượng nó có mấp máy có một cái Tưởng nào nó sắp sửa, con tăng lên là nó bị đó, thì Thầy sẽ chỉ cách cho mấy con bây giờ tăng lên được.

Nhưng mà khi mà cái hiện tượng cái tưởng này mà nó xảy ra, cảm nhận này nó xảy ra thì con phải tác ý ngay liền chứ không được để. Bởi vì cái hiện tượng đó nó xảy ra, nó làm cho mình thích, mình không dẹp nó đâu, mình chỉ thích, mình theo nó, nó dẫn mình đi lạc đường. Cho nên vì vậy mà khi mấy con tu tới một tiếng đồng hồ rồi, mà thấy nó muốn tăng lên, muốn tu tập nhiều hơn thì mấy con để mấy con ngồi lại Thầy kiểm nhận cho kỹ lưỡng cái Thầy cho tăng lên, nó không sợ. Mà Thầy báo trước cho mấy con, ờ bây giờ tăng lên nó sẽ bị cái gì, thì mấy con biết rồi thì do đó nó hiện ra cái mấy con tác ý liền ngay tức khắc, mấy con diệt nó.

Tu sinh: Thưa Thầy! Cho con hỏi điều này; con tu hai tiếng mà cái thời gian sau cũng giống thời gian trước thôi chứ nó không khác.

Trưởng lão: Hai tiếng coi vậy chứ sự thật ra.

Tu sinh: Nhưng mà cứ ba mươi phút cái coi đồng hồ báo, ba mươi phút con tắt đồng hồ, con tăng thêm.

Trưởng lão: Cái đó là con tu ba mươi phút chứ chưa phải tiếng. Một tiếng nó phải liên tục, nó liên tục chứ nó không được ngắt đoạn con, cái này là con bị ngắt đoạn ra, con tu ba mươi phút thôi thành ra không sao. Cũng như mình tu cái thời của mình ba mươi phút, ba mươi phút, ba mươi phút mà thì nó không sao. Chứ mà một tiếng liên tục mà tăng lên liên tục nữa. Thí dụ như một tiếng liên tục rồi tăng liên tục, một tiếng rưỡi thì cái này nguy hiểm đó. (Dạ)

Cho nên Thầy lo là sợ nó liên tục đó, nó sẽ lọt trong một cái trạng thái nào, mà mấy con cứ thấy là tưởng là mình bất động, nhưng mà coi chừng! Thì lúc bây giờ chỉ có Thầy kiểm nghiệm rồi Thầy hướng dẫn, con ba mươi phút chuông đồng hồ reo ba mươi phút cái con tập lại ba mươi phút, thì chỉ có ba mươi phút. Tại vì nó ngắt cái tâm của mấy con ra một đoạn ba mươi phút, nó chưa có đi vào cái trạng thái khác. Rồi mấy con còn hỏi Thầy gì nữa không con? Rồi con, con.

ĐUỔI BỆNH VÀ VỌNG TƯỞNG

Thầy Thiện Tâm: Kính thưa Thầy! Cho con xin hỏi về cái chỗ đẩy lui bệnh. Hồi nãy Thầy có nói là đẩy lui bệnh thì chỉ có an trú vào trong chỗ Tâm Bất Động, để xem coi thử nó là như thế nào. Nó đi hết à. Hồi trước thì khi mà nghe Thầy nói là giờ có bệnh thì nương vào cái chỗ là "An tịnh thân hành" đó. Con về con cũng áp dụng đó, nhưng mà con không hết. Con thì bị cái đau lưng, nó đau ở các cột xương sống rồi, trên các khớp xương đó. Thì con đi Thân Hành Niệm, thấy nó đau chỗ nào là con đi, con nhấn mạnh vô chỗ đó thì nó đau lên, nhưng mà sau đó nó bớt, nó bớt nhưng mà nó rêm mình, rêm mẩy hết. Nhưng mà thấy nó bớt, thì sau đó con lại ngồi lại, con cũng áp dụng: "An tịnh thân hành" nữa, kết hợp cả hai cái luôn. Nhưng mà con thấy, đúng là nó bị rêm mình đó. Không biết như vậy là có đúng hay sai nữa?

(56:36) Trưởng lão: Nói chung là dùng cái pháp, con dùng pháp để đẩy lui cái bệnh tật ở trên thân con, tại vì cái bệnh đó cũng lâu rồi. Cho nên vì vậy mà bây giờ đuổi nó thì bền chí cứ ôm pháp đuổi đi thì nó hết à con.

Tu sinh: Dạ!

Trưởng lão: Nó không có gì đâu, con thấy không khi mà con đuổi như vậy nó có sự biến chuyển, thay đổi chứ đâu phải!

Tu sinh: Dạ đúng, nó bớt Thầy.

Trưởng lão: Nó bớt, nó thay đổi, cho nên cố gắng bền chí đẩy lui cho nó hết bệnh đó luôn, nó mới có cái trạng thái Bất Động mới được. Chứ còn nó có cái cảm giác, con ngồi lâu nè, có cảm giác đau, hoặc là mấy con. Bây giờ thí dụ như mấy con ngồi ba mươi phút, bây giờ tăng lên một giờ thì mấy con bị tê, bị đau chân đó, chừng nào mà Thầy thấy mấy con nhiếp tâm cho hoàn toàn, cho bất động hoàn toàn đó. Mấy con ngồi mấy con tăng lên đó, thay vì ngồi ba mươi phút mà tăng lên một giờ không đau đó, là mấy con mới thật sự bất động. Bởi vì phải nhiếp tâm cho thật chặt ở trong đó. Cho nên vì vậy mà cái đau nó đánh vô không được thì nó không đau, mà nó không đau thì cái thân nó không có đau, tê đau nhức nữa. Chứ không khéo mấy con ngồi cái nó, cái cảm thọ nó lôi cái tâm mấy con ra trạng thái bình thường nó không còn bất động. Cho nên cái đau nó càng tăng lên, thì do đó mấy con tập cho nhuần nhuyễn cái sự bất động của nó; nó rất là mạnh ở trong đó, nó rất là có một cái lực ở trong đó rồi, thì các cái cảm thọ nó đánh con không có được. Mà nó đánh không được thì nó “mát lạnh”. Nó mát lạnh tức là nó không còn đau nữa.

(57:59) Cho nên đức Phật dạy cái câu, đức Phật nói: "Cái sức sinh mạng tận cùng chịu đựng cái cảm thọ, (cái cảm thọ khổ đó) cái sức sinh mạng chịu đựng tận cùng thì mát lạnh". Cho nên vì vậy mà mình có cái phương pháp mình tập nhuần nhuyễn ở trong Tâm Bất Động rồi, thì cái sức đau của nó, nó sẽ tác động không được thì nó sẽ mát lạnh, có vậy thôi. Cho nên cái cảm thọ nó không có tác động được cái người tu.

Còn bây giờ mấy con tập, cái mấy con ngồi dần dần được, cái mấy con tăng lên một giờ, hai giờ đó là cách thức tập cho nó quen cái cơ thể mấy con chứ không phải mấy con làm chủ các cảm thọ.

Bắt đầu bây giờ mấy con ngồi ba mươi phút, nhưng mấy con nhiếp tâm chặt chẻ ở trong cái tâm bất động rồi, mấy con ngồi lên một giờ không đau, nó không đau bởi vì nó chặt ở trong đó rồi, nó không có còn tác động được mấy con nữa. Thì bắt đầu nó cũng có đau chứ không phải không, nó đau mà mấy con không có cảm nhận nó đâu, các con cảm nhận cái Tâm Bất Động. Nó có đau, nó không đau được; nó không làm cho mình tác động được cái tâm mình thì nó hóa giải nó liền nó không đau. Nó không đau tức là bây giờ cái thân nó không đau nhức nữa. Rồi bắt đầu từng đó mấy con ngồi tăng lên một, hai tiếng đồng hồ rất dễ dàng, làm chủ đó, làm chủ thân mình đàng hoàng đó chứ không phải không làm chủ.

Bởi vì Tâm Bất Động là nó làm chủ tất cả mọi cái, còn bây giờ mấy con cứ ngồi đi, nhiếp tâm đi, thấy nó im vậy đó chứ tới chừng nó đau rồi thì lúc đó cái tâm mấy con bị loạn mất rồi. Bây giờ nhiếp hơi thở hay nhiếp ở chỗ nào đi, mấy con thấy mình cũng không vọng tưởng đó. Nhưng mà khi mà cảm thọ nó đánh vô cái mấy con bật ra liền, hễ biết đau, biết tê, đau nhức một hơi, cái nói nó đau quá. Cái thôi, chỉ còn nước xả thôi, chứ chịu không nổi. Đó là cái nhiếp tâm mấy con chưa chặt. Bây giờ dạy mấy con căn bản, nhiếp cho chặt, tập cho nhuần nhuyễn, nhiếp cho chặt ở trong cái Tâm Bất Động, không có một cái gì mà tác động được, tức là không bị phóng dật ra nữa. Còn có phóng dật, còn có phóng niệm thì không được cái tâm chưa bất động. Cho nên từ đó mấy con tập kỹ cho Thầy đi, thì mấy con sẽ thấy kết quả.

(1:00:02) Tu sinh: Kính thưa Thầy! Ở chỗ tu tập Tâm Bất Động thì con thấy như thế này, là không biết có đúng hay sai. Là khi mà nhiếp tâm đó thì con thấy nó có hai phần:

Phần thứ nhất là về trạng thái hơi thở thì nó cũng vẫn cảm nhận, nhưng mà cái thứ hai nữa thì con thấy hình như là con không có trụ vào đâu hết trơn đó. Thí dụ như con mắt đó thì một cái điểm nó cũng không còn nhìn nữa, mà nó mở bình thường vậy thôi. Nhưng mà nó cảm nhận xung quanh hết luôn. Sao mà rồi không còn thấy niệm khởi hay cái gì nữa hết, không biết đúng hay sai?

Trưởng lão: À, nó không niệm khởi mà nó cảm nhận xung quanh, mà thấy nó không bị phóng ra âm thanh, sắc tướng bên ngoài. Thì tức là nó trụ trong bất động rồi, chứ không có gì hết. Còn nó phóng ra nó theo âm thanh, nghe ai nói gì cái bắt đầu nghe tiếng nói đó, cái nó theo tiếng nói đó. “Ờ! trời đất ơi hai người đó chửi lộn quá trời”, thì như vậy là con bị phóng niệm rồi, không được. Còn nghe thì có nghe nhưng mà nó vẫn bất động thì cái đó được.

Tu sinh: Tức là nó cảm nhận hết đó nhưng mà nó không có dừng lại ở chỗ nào.

Trưởng lão: Nó không có gì phóng dật ra thì tức là bất động rồi, cái đó đúng.

(1:01:21) Tu sinh: Dạ! Thì con thấy lúc đó, khi mà con đi đó thì con thấy nó đạt hơn. Còn ngồi một lúc đó thì kiểu như là nó không có…​

Trưởng lão: Tức là nó dễ bị rớt vô hôn trầm.

Tu sinh: Bị tưởng, tâm nó nhiều tung hết trơn, thành thử con Thầy: "ủa sao mình tu tập tâm bất động mà sao niệm khởi lung tung hết".

Trưởng lão: Cái đó là sai, nó bất động mà nó khởi niệm lung tung. Con đi con thấy dễ thì con nên lấy cái oai nghi đi đó mà tập nó, để cho nó thuần thục, thật thuần thục, sau đó mới áp dụng vô cái ngồi. Còn bây giờ con ngồi một hơi thì nó có niệm, tức là Tâm Bất Động con nó bị động chứ nó không bất động được. Cho nên lấy cái oai nghi đi đó, theo cái đặc tướng của con, thì con dùng cái oai nghi đi đó con tu tập. Bởi vì trong bốn oai nghi mà cái oai nghi nào nó hợp với mình thì mình nên lấy cái đó mình tập, tập để cho cái tâm mình nó bất động, mà nó bám rất chặt nó không còn bị bên ngoài tác động được nó nữa. Thì như vậy thì mình mới có kết quả tốt được. Lấy oai nghi đi mà tập đi con, con thì chắc có lẽ cái kiếp đi. (Thầy cười)

Tu sinh: Con nghĩ chắc là nó bị tác động nhiều quá hay sao mà nó làm con suy nghĩ cái này, suy nghĩ cái nọ.

Trưởng lão: Tại vì con động, cho nên nó bảo phải đi mới nhiếp được.

6- CÁCH NHẬN BIẾT DỤC LẠC Ở THÂN TÂM

(1:02:32) Tu sinh: Kính thưa Thầy, con xin hỏi thêm là: Từ bữa khi mà vào tu tập thì con cũng bình thường thôi, đầu tiên cũng đi Thân Hành Niệm vài vòng gì đó, cũng giống giống như Thầy Minh Phước đó. Thì sau đó ngồi hoài, bắt đầu nó có trạng thái thanh thản, nó dễ hơn. Thì nó nhiếp tâm, như lúc đó nó hơi thở à, nó cứ thở ra thở vô, thở ra thở vô vậy đó và trong lúc đó mình cũng thấy dễ chịu lắm! Không biết cái sự dễ chịu này có phải là lạc hay không đó Thầy?

Trưởng lão: Hễ thấy dễ chịu là nó bị lạc rồi con, nó bình thường nó không có cái gì mà cái cảm giác dễ chịu ở trong đó hết, mà nó không có cảm giác gì khổ ở trong đó hết, nó hoàn toàn nó bình thường. Chứ còn thấy dễ chịu quá! Thì cái này trật, coi chừng nó bị thọ lạc đó.

Tu sinh: Thì lúc đó mình tác ý hay sao?

Trưởng lão: Tác ý đó: "Bình thường lại, tao không có chấp nhận cái lạc này đâu, không có dễ chịu gì hết, mà cái bất động này thôi", thì tác ý một hơi thì nó sẽ đi đi, nó không còn cái trạng thái đó nữa. Ngồi bình thường như mấy con ngồi bình thường này, đâu có thấy lạc cái gì đâu, vậy chứ ngồi một mình nó có lạc đó mấy con, coi chừng đó.

Tu sinh: Khi mà con tác ý cái câu: "Tâm phải bất động, thanh thản, an lạc, vô sự", thì nó cũng khởi lên, cái hơi thở nó thở ra cảm thấy đã. Như vậy cũng là lạc phải không Thầy?

Trưởng lão: Ừ!

Tu sinh: Hơi thở nó mạnh mà nó cảm thấy đã lắm! Giống y như mình…​

Trưởng lão: Đó, thì đó không có được cái kiểu đó là chạy theo lạc, thở ra nó đã quá thì cái đó nó sinh dục.

Tu sinh: Vâng!

Trưởng lão: Phải bình thường con, sai hết rồi không có được.

Tu sinh: Phải thở bình thường.

(01:04:15) Trưởng lão: Bình thường thôi, thở bình thường thôi. Có một cái gì mà nó làm cho con thích thì nó bị lạc thôi. Cái người ta thì người ta không thích cái đó, nhưng mà con lại thích thì cái đó cũng dục của con rồi, con hiểu không? Cũng như, thí dụ con ăn rau luộc con thích, mà có người ăn rau luộc người ta không thích, thì cái thích của con là cái thích rau luộc, đó cũng là dục rau luộc. Thầy muốn nó đây là cái về phần ăn thôi, nhưng mà cái tu nó cũng như vậy con, chứ không phải đâu! Ờ thích thở một cái mạnh nghe nó khoan khoái quá thì đó là dục. Người ta không thở mạnh, còn con thì thở mạnh lại thích thì như vậy là không được. Tức là mình chạy theo cái đó không được. Nhất định là bình thường, không có cái khác lạ được. Bởi vậy sao mà con người sao mà nó nhiều chuyện ở trong đó quá.

Tu sinh: Con cũng thấy sao mà nó đủ thứ hết, ở chỗ nào nó cũng có cái dục ở trong đó Thầy, hay khi tu cũng dục tùm lum hết trơn.

Trưởng lão: Bởi vì tu là tu chứ dục ở trong đó, chứ không phải là không dục đâu, nó thêm thắt để nó chạy theo dục đó.

(1:05:35) Tu sinh: Hôm trước Thầy dạy tu là không có cái thích đó, tức là hễ có một đối tượng gì, thì mình dùng cái pháp để đẩy lui, để không được thích, như vậy cái thích chính là dục đó phải không Thầy?

Trưởng lão: Cái dục đó con.

Tu sinh: Thí dụ như mình thích đi kinh hành thì nó điều khiển mình thích đi kinh hành.

Trưởng lão: Thì trong đó là cũng bị dục đó.

Tu sinh: Nhưng mà, thí dụ như con ngồi mà con tập hết cả buổi rồi, nhưng mà bây giờ thấy muốn cho nó được thanh thản hơn, cho nó thỏa mái hơn đó, rồi đi Thân Hành Niệm đó, cái tướng đi đó Thầy ạ, nó giúp cho nó lưu động, vận động này kia nọ đó, thì được không Thầy?

Trưởng lão: Cũng được! Nhưng mà mình có cái dục ở trong đó muốn thì như vậy cũng không được nữa. Bởi vì mục đích mình tu là để làm chủ cái thân tâm của mình, chứ không phải có cái dục đâu. Bây giờ muốn như vậy, mà mình muốn đâu có được, tu cái này là phá hôn trầm, thùy miên là đi Thân Hành Niệm; tu cái này là ngồi giữ tâm bất động, chứ không phải là cái chỗ mày muốn tu, mà tu cái này để làm chủ cái tâm cho nó không có động. Nghĩa là mục đích của mình đó, tu làm chủ thân tâm, thì cái chỗ làm chủ này chứ không có muốn, tao tu tao làm chủ chứ không có muốn. Bởi vì cái thân tâm này nó khổ quá, cho nên tao phải làm chủ mày, tao sai mày mới được. Cho nên vì vậy mà phải làm chủ cái tâm " tao dẫn tâm vào cái chỗ bất động này, chứ mày mà cứ lăn xăn, lộn xộn thì mày động hoài không có được, tao dẫn cho mày không có động”, có vậy thôi. Chứ “bây giờ tao muốn tu, muốn tu thêm cái này, tu thêm cái kia” thì không được.

(1:06:58) Tu sinh: Dạ, kính thưa Thầy! Như vậy thì con nghĩ là: Các cái phương pháp tu là để mình dẫn cái tâm vào chỗ Bất Động. Cho nên khi mà mình bị đau nhức đó thì mình sẽ dùng cái "An tịnh thân hành” để đưa nó vào bất động. Rồi thí dụ như khi mà tâm lăng xăng, lộn xộn thì mình cũng dùng tác ý: “Tâm bất động” để đưa vào bất động, hoặc là khi hôn trầm, vọng tưởng đó thì mình dùng Thân Hành Niệm để đẩy lui nó để đưa nó vào chỗ bất động.

Trưởng lão: Đúng vậy! Mình áp dụng vô cho đúng cái pháp của nó để nó đi vào chỗ bất động. Cái mục đích mà mình dẫn nó vào chỗ bất động, để nó được giải thoát chứ không có gì, để nó không còn bị tác động bởi những thọ khổ. Đó là cái mà mình tu. Sửa lần, tập lần đó đi con.

Hễ mỗi khi mà nó khởi lên một cái gì đó thì biết đây là dục. Ly ra, ly dục ly ác pháp mà, ly dục mà, bởi vậy dục là phải ly à, mặc dù là ở trong pháp mà sinh dục cũng ly nữa, không có được. Xét lại coi cái tâm mình nó còn dục là nó nuôi lớn, hễ dục pháp được là dục ăn, dục uống, dục thế gian được hết. Cho nên diệt ra hết, không có được để, chỉ biết tập làm chủ cái tâm thôi. Cho nên nhắc: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự", rồi im lặng ngồi. Mà nó khởi niệm nào thì gọt rửa niệm nấy cho sạch, đuổi ra. Đuổi ra cũng bằng một cái câu tác ý như vậy “tâm bất động”, thì nó gọt rửa bằng cái bất động của nó; để cho tâm nó trở về bất động. Cứ như vậy mấy con tu tập thì nó sẽ tới nơi.

7- RÈN LUYỆN Ý THỨC LỰC

(1:07:59) Tu sinh: Kính thưa Thầy! Thí dụ như khi mà nó có những cái niệm tưởng thì mình tác ý lên, mới tác ý đâu có chút xíu cái nó lại niệm khởi nữa, thì mình tác ý tiếp nữa hả Thầy?

Trưởng lão: Tiếp nữa, cứ như vậy, bền chí. Rồi ngồi im lặng, có niệm thì tiếp tục nữa, cứ tiếp hoài chừng nào mà mày hết thôi, còn mày còn thì tao tu tập hoài.

Tu sinh: Giống như là mình đẩy lui nó.

Trưởng lão: Ờ! Cứ đẩy nó ra, thì một thằng khác nhảy vô thì đẩy nữa, đẩy hoài, đẩy hết. Coi như là trong cái bồ của con nó nhiều quá, nắm một nắm mà quăng ra chưa hết thì nắm nữa, nắm hoài, chừng nào trong bồ sạch, nó trắng bốc thì nó hết, có vậy thôi.

Tu sinh: Kính thưa Thầy! Cho con hỏi lại thêm cái chỗ đẩy lui bệnh đau nhức này kia đó, thì hồi nảy Thầy nói là dùng tâm bất động để đẩy như thế này.

Trưởng lão: Thì bây giờ bắt đầu con nhắc: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự", mà vẫn nghe cái xương sống này đau, thì nhắc: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự.”

Rồi nghe cũng còn đau nhắc nữa; nghe còn đau nhắc nữa, cứ còn đau tức là niệm thọ khổ. Cũng như bây giờ con ngồi đây mà con nhắc: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự", cái tâm con nó im lặng nó không niệm chứ gì? Hễ khởi niệm là con nhắc: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”.

Mà bây giờ cái niệm thọ thì nó liên tục, cái đau của con nó liên tục chứ gì? Thì con nhắc: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Mà nó im nó không có đau cái cột sống con nữa, có phải không, thì thôi. Mà nó đau thì tác ý, nó đau là tác ý. Cho nên con tác ý hoài, tác ý hoài, "chừng nào mày hết đau tao khỏi tác ý".

Cũng như con có vọng tưởng thì tác ý còn không có vọng tưởng thì thôi chứ gì. Đó là chỗ bất động, dẫn vào chỗ bất động “mà bây giờ mày không bất động thì tao nói nữa, tao tác ý nữa, tao dùng pháp tác ý, tác ý hoài một triệu lần, một ngàn lần tao cũng tác ý”. Thí dụ, như bây giờ con tu ba mươi phút mà nó cứ đau lưng con hoài, thì con tác ý ba mươi phút, “cũng còn (đau), lát nữa tao vô tu nữa, tao đuổi nữa”, cứ vậy, đuổi chừng nào mà hết thôi.

Tu sinh: Không cần qua dùng cái chỗ mà: "An tịnh thân hành" nữa hả Thầy?

(01:10:40) Trưởng lão: Không, không cần, hồi đó mình tập hơi thở thì mình dùng hơi thở để "An tịnh thân hành" thôi, còn bây giờ mình dùng chỗ bất động để đẩy lui. Cho nên chỗ tác ý bất động thôi, mà nó còn thì mình tác ý, “chứ tao không mượn cái hơi thở vô đuổi mày”. Cũng như hồi nào mình chưa biết thì mình còn đi bác sĩ uống thuốc, còn bây giờ tao biết rồi tao không cần đi bác sĩ nữa.

Cũng như bây giờ tao biết cái tâm bất động rồi, tao đâu có cần mày nữa, phải không? Tao đâu có cần cái hơi thở này "An tịnh thân hành" nữa đâu. Đó cho nên vì vậy hồi đó thì tao mới tập để nhiếp tâm đó thì tao dùng cái hơi thở để đẩy lui bệnh, nó cũng tạm thời, nó đỡ vậy thôi chứ nó chưa thật sự tiệt cái gốc mày đâu. Nhưng mà tao dùng tâm bất động là tao bứng gốc luôn đó, bứng gốc bệnh luôn đó, nó mạnh lắm! Nhưng mà hiện giờ đó mình tu nó chưa nhuần nhuyễn được, cho nên nó chưa đẩy lui được, chứ mà đừng sợ hãi con cứ ngồi đây, mà con tác ý cái tâm bất động của con, thì cái bệnh của con nó sẽ. Nếu mà có còn động tức là nó chưa bất động, mà nó bất động được thì nó sẽ không đau, có vậy thôi. Mà cứ bền chí ba mươi phút ngồi tu, một giờ ngồi tu cứ tác ý, còn đau tao tác ý hoài. Ý thức lực mà: "Ý làm chủ, ý tạo tác, ý dẫn đầu các pháp", lấy cái ý mà dẫn nó, mày còn đau tao cứ bảo bất động à, có vậy thôi.

Tu sinh: Có một pháp đó thôi.

Trưởng lão: Có một pháp Bất Động thôi, không cần nói gì hết.

Tu sinh: Đẩy lui hết luôn bệnh.

Trưởng lão: Chừng nào hết bệnh thì tao nghỉ.

Tu sinh: Thưa Thầy, cái này đúng. Hôm trước con cảm nhận con thấy, tại vì khi mà đau nhức như vậy, sau cái giờ tu tâm bất động đó nó cũng đỡ đau, hay là do tâm bất động này nó giúp cho mình bớt cái đau nhức này ha, con cũng có phân vân ở cái điểm đó.

Trưởng lão: Bởi vì nó bất động nó không đau con, nó còn đau là nó còn bị động.

Tu sinh: Hôm nay nó rêm mình, rêm mẩy. Hôm trước như nó đau nó nằm đâu ở trong đó rồi, mà nó ít ít thôi. Còn bây giờ con tác ý thì tất cả cái đau nhức hãy cút đi, hãy đi đi đó. Cho nên bây giờ nó rêm khắp mình hết.

Trưởng lão: Tùm lum hết.

Tu sinh: Mà nó đau quá trời.

(01:12:48) Trưởng lão: Bởi vì kêu nó bất động thì nó phải đổ ra chứ sao, để coi thử bất động được hay không cho biết. Cho nên mình bất động được thì bất động, bất động không được thì chết với nó thôi. Một là tao chết; hai là tao đuổi mày cho đi, còn không có để cho mày ở đây, thì Thầy đã trao cho cái pháp rồi thì mấy con cứ sử dụng nó: "Ý làm chủ, ý tạo tác mà", cứ cái ý mà tác ý, như lý mà tác ý, như cái lý đó tác ý nó sẽ bất động, mà nó bất động thì không còn cái gì động ở trong thân tâm con được. Còn bây giờ nó còn đau tức là nó còn động mà, tại sao lại buông pháp, phải không? (Dạ)

Mình nương vào cái bè để mình đi sang sông, mà bây giờ bỏ bè chắc chắn là phải chìm xuống dưới đáy sông rồi, phải không? Bây giờ chịu đau đó tức là chịu ở dưới đáy biển, đáy sông, có phải không? Mình nương cái câu Như Lý Tác Ý đó tức là nương bè mà qua sông đó. Cái sông khổ mà, bởi vậy đức Phật nói: "Biển khổ", mà bây giờ mình đi trên cái biển khổ này là phải nhờ chiếc bè, mà không nhờ chiếc bè làm sao vượt qua được, vì vậy muốn vượt qua thì phải tác ý thôi.

Tác ý hoài, chết bỏ, tao ôm chặt cái này, chết tao cũng ôm trên cái pháp này mà chết, mà chết trên pháp này là giải thoát chứ sao!? Có gì đâu. Cho nên hấp hối mấy con thấy cái thân này sắp sửa chết rồi, thì cứ tác ý: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự" chết bỏ, thì cứ nhớ tác ý, nhớ tác ý cho đến khi nào cái thân này tắt thở, thì mình ở chỗ bất động chứ sao. Tại vì mình luôn luôn tác ý bất động làm sao nó có cái niệm gì khác hơn được, các con hiểu chỗ đó không?

Bây giờ nhức đầu, nó muốn nhức đầu nó muốn thở không được, cổ thở khò khè, hơi thở ra không được, bất động, nhớ: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự", cứ thầm thầm ở trong cái ý của mình mà giữ tâm bất động, mà khi nó hết thở rồi thì cái thân nó chết rồi, thì nó ở chỗ bất động, chỗ đó là chỗ vĩnh viễn của chúng ta không còn tái sanh luân hồi. Có vậy thôi là mấy con cứu cánh mấy con được rồi.

8- KHÔNG THEO THÓI QUEN DỤC CỦA NGƯỜI ĐỜI

(01:14:56) Tu sinh: Thưa Thầy, như là khi mà mình tác ý vậy nó thành thói quen, thì trong đầu con nó cứ vang lên "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự", thì nó hiện liên tục vậy.

Trưởng lão: Nó liên tục là khi nào mà thân con có ác pháp, còn không ác pháp mà nó liên tục vậy là con bị tưởng tác ý.

Tu sinh: Bảo dừng lại?

Trưởng lão: Bảo dừng lại chứ con làm kiểu đó nó động hoài, có phải không? Tại vì bây giờ có cái ác pháp tác động như thân con đau nhức chỗ nào, nhức cái đầu đi. Con phải tác ý: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự", khi tác ý rồi vẫn thấy còn bị nhức đầu thì tác ý nữa, vẫn thấy nhức đầu thì tác ý nữa, tác ý hoài. Còn bây giờ nó hết nhức đầu rồi thì dừng lại, chứ không khéo con sẽ thành thói quen tác ý. Ờ! Bây giờ mình ngồi đây sao ở trong đầu nó cứ tâm bất động thanh thản, tâm bất động thanh thản, đây là bệnh tưởng.

Tu sinh: Do tác ý liên tục.

Trưởng lão: Đó là thành cái bệnh tưởng nữa rồi, phải biết, phải biết cách chứ. Bây giờ nó thuộc về cái loại tưởng tác ý rồi, chứ không phải ý nữa, tưởng tác ý: "Dừng lại tao không có nhờ mày đâu, ý làm chủ chứ không phải mày làm chủ đâu, mà mày ở đây, mày trong đầu mày cứ mày tác ý cái kiểu này!”, con hiểu không? Cho nên ngay đó mình phải tác ý nó: "Dừng". Khi nào có ác pháp mình mới tác ý liên tục, chứ còn không ác pháp thì mình tác ý: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự", rồi ngồi im lặng, mà ở trong đầu nó cứ tác ý hoài thì cái này là bệnh tác ý rồi.

Tu sinh: Sau đó nó im lặng hả Thầy?

(01:16:15) Trưởng lão: Ờ! Nó im lặng thì đúng, mà nó tác ý nữa thì trật, chỉ có mình truyền lệnh thì được. Cho nên Thầy nói có vọng tưởng thì mình tác ý, còn không vọng tưởng thì ngồi im lặng.

Tu sinh: Kính thưa Thầy, cho con hỏi thêm về cái chỗ mà hồi nãy Thầy nói: khi đau như vậy là tác ý cái câu: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự".

Ví dụ con nó đau giống như mình cựa quậy chỗ đó cho nó đã, như mình vặn qua vặn lại cái cho nó đã.

Trưởng lão: Không, không có làm cái kiểu đó, làm cái kiểu đó là chạy theo dục đời.

Tu sinh: Vậy là không được hả Thầy?

Trưởng lão: Bây giờ nghe cái lưng nó mỏi, nó đau, lắc qua, lắc lại nghe nó đã quá là cái này chạy theo dục, không được, chỉ cần dùng pháp mà thôi: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, thân tâm giữ bất động đừng có để nhúc nhích gì hết, kệ nó đau nhức gì nhức", nhưng mà tác ý rồi nó sẽ hết. Chứ con con làm cái theo đó nó quen con, con thấy mấy người mà cứ nhún xương sống đó, mấy người này là quen cái tật rồi. Ngồi hơi nghe mỏi mỏi lắc qua, lắc lại nghe rốp rốp cái, nghe đã! Rồi hơi nữa nó cũng trở lại à, chứ nó không bao giờ nó hết đâu. Còn cái này nó hết là hết luôn, mà con tập cái đó nó thành thói quen.

Tu sinh: Thì lúc đó nó thành thói quen nó thích, nó muốn như vậy đó, mà bây giờ chống lại nó, nhiều khi gồng không lại.

Trưởng lão: Cho nên phải tập làm chủ, chứ không phải tập thành thói quen. (Dạ) Thường thường ở đời đó, người ta hay tập thành cái thói quen, thói quen để mà chạy theo cái dục mà thôi, cái thói quen dục. Cho nên tập cái gì đó thì nó thành cái thói quen. Chẳng hạn bây giờ mấy con không có ăn cơm gạo lứt muối mè, mà ăn cơm gạo lứt muối mè rồi nó thành thói quen, nó trị bệnh mà bây giờ vắng cơm gạo lứt muối mè thì bệnh lại, thì như vậy là bệnh gạo lứt muối mè. Mình không có bệnh thứ đó mà bây giờ ăn nó bắt đầu bây giờ nó bệnh cái thứ đó, con hiểu không?

Cho nên vì vậy mà mình tu tập một cái gì đó, mình thấy nó đối trị được nhưng mà không khéo mình sẽ bị bệnh, bị bệnh cái đó, không tập nó! Bây giờ sao mà không ngồi thiền, mà sao ngồi thiền thì nghe nó không bệnh, mà giờ hễ nó hết bệnh, mà không ngồi thiền thì nghe trời tay chân nó mỏi mệt, nó nhức nhối này kia, ngồi thiền cái nghe nó giãn nó hết, thì cái này là bệnh ngồi thiền, chứ không phải là ngồi thiền, con hiểu không? Cho nên mấy người cứ ngồi thiền nói “tui nói ngồi thiền sao nó im quá mà không ngồi thiền sao nghe nó động quá”, thì cũng là bệnh ngồi thiền. Người ta tu tập là ngồi thiền thì nó cũng bất động mà không ngồi thiền bình thường cũng bất động chứ, tâm bất động luôn luôn phải giữ nó bất động chứ. Bây giờ con vô ngồi nó mới bất động còn xả ra thì nó không bất động thì sai.

(01:19:10) Cho nên đức Phật nói, trong cái thời khóa tu tập của đức Phật đó, thì dạy cho chúng ta: Trong cái canh giữa nè; đầu canh nè; rồi canh giữ nè; rồi canh cuối nè; rồi ban ngày thì đi khất thực hay hoặc làm gì đức Phật đều chỉ cho chúng ta cách thức để mà gột rửa cái tâm của chúng ta. Lúc nào cũng là tu tập để gọt rửa, không có một cái niệm nào mà lọt qua cái ý thức của đức Phật được. Thì chúng ta bắt chước những cái đó để mà chúng ta dùng cái câu tác ý để giữ gìn tâm bất động của mình. Nhờ cái pháp mà Phật đã dạy trong cái thời khóa tu tập của Phật mà biết nó. Bây giờ muốn giữ nó thì mình phải có một cái pháp Như Lý Tác Ý để mình dẫn nó vào chỗ bất động của nó, thì do đó nó có một cái niệm gì thì gột rửa đuổi ra hết, thì như vậy mới đúng là cái phương pháp của Phật dạy. Cho nên trong giờ ngồi thiền cũng vậy, trong giờ đi cũng vậy, trong giờ đứng cũng vậy, trong giờ nằm nghỉ cũng vậy đều là tu hết, không có giờ nào mà không tu, thấy không? Xong rồi, bây giờ còn ai hỏi gì nữa không?

Tu sinh: Con kính thưa Thầy, cũng như Thầy vừa nói đó, thì cái gột rửa ở đây chính là cái Tâm Bất Động thôi, chứ khỏi cần quán xét gì hết, khi mà niệm nó khỏi lên hả thưa Thầy!?

Trưởng lão: Ừ, đúng rồi con, không có cần quán xét gì hết. Hồi đầu thì mấy con còn tu Định Vô Lậu thì quán xét tư duy. Còn bây giờ cái đầu của mình thông suốt ba cái thứ này hết rồi, thì bây giờ chỉ còn có đuổi nó thôi à, có phải không? Mình hiểu nó rồi bây giờ mày láng cháng vô đây tao đuổi chứ tao không cần hiểu mày nữa, hiểu làm chi nữa, hồi nào tới giờ mình đã hiểu nó rồi, có phải không? Con không cần phải tư duy, quán xét nữa, tư duy, quán xét tức là cái ý thức của mình nó bị động. Còn mình đuổi mau.

Tu sinh: Như vậy thì con ví dụ: Một cái trường hợp mà cái tâm sắc dục của mình mà nó khởi lên, thì trong khi đó là con đã hiểu nó là bất tịnh rồi, thì như vậy mình chỉ tác ý cái câu “tâm bất động” thôi?

Trưởng lão: Tâm bất động thì ngay đó nó không còn cái niệm đó nữa chứ gì, rồi một lúc nó hiện lên nữa, bởi vì nó mạnh lắm, cái lực của nó mạnh lắm. Cho nên nó hiện ra nữa, "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự", mà nhiều lần như vậy là nó bất động luôn à.

Tu sinh: Mà chính mà cái nó khởi lên hoài đó là cái nghiệp lực lâu đời của mình.

Trưởng lão: Nghiệp lâu đời của mình, vì huân cái đó nó lâu đời, cho nên nó khởi đuổi nữa, khởi đuổi nữa, cũng một câu này thôi chứ không cần suy nghĩ. Bởi vì Thầy thấy mấy con tu lâu rồi, từ sự tư duy, quán của mấy con nó thấm nhuần rồi, không cần phải tu cái này nữa, mà chỉ cần đuổi. Bây giờ đây là pháp đuổi chứ không phải là pháp tư duy, pháp quán, không phải nữa.

Tu sinh: Khi mà mình đuổi như vậy, mình không cần quán mà nó tự xả là do mình có cái tri kiến sẵn.

Trưởng lão: Có tri kiến sẵn đó con. Cho nên nó không bị ức chế, còn con không có tu mà con không hiểu đó, con cũng dùng nó là con bị ức chế đó, ức chế nó không được. Ức chế nó đến cái mức độ mà con tác ý không được cái nó bung ra nó mạnh lắm! Nó gặp một cái đối tượng cái nó bung lên thì nguy hiểm vô cùng! Con không thắng được nó. Còn trái lại mình đã có sự tư duy, suy nghĩ đúng là bất tịnh, đúng là nó không sạch rồi, do đó mình đã hiểu rồi. Cho nên bây giờ mình tác ý là mình đuổi nó, tức là mình không bị ức chế, cho nên nó không thành cái lực của nó. Còn mình chưa có hiểu nó mà mình ức chế nó, nó bị ức chế nó co lại, chứ nó thành cái lò xo rất mạnh, đến một lúc nào mình dùng cái pháp Như Lý Tác Ý của mình đẩy lui không nổi nó, bắt đầu cái lò xo nó bung ra thì nó bật ra, nó bật ra thì coi như toàn bộ mình không làm chủ được mình đâu.

9- KHẤT THỰC ĐÚNG CHÁNH PHÁP

(01:22:54) Tu sinh: Một trường hợp mà ở trong cuộc sống, con ví dụ như cái khay thực phẩm của mình thưa Thầy! Như cái đợt mấy ngày trước đó thì để trong cái khay, rồi tự các quý tu sinh lại trút vô bát mình thôi, khi ôm về ăn rồi chỉ rửa bát thì con thấy rất là tiện, thì sau vài ngày sau đó, thì tự nhiên đổi lại cái kiểu khay đó, đi về cái mình phải cầm đi về, con thấy sao mà trong ý nó không chịu; nó thấy cái kiểu này không hợp với oai nghi chánh hạnh rồi. Cái kiểu như đợt trước tất nhiên nó như vậy nó thoải mái cho mình, trong ý nó thấy khó chịu. Cái trường hợp như vậy cũng sai nữa hả Thầy?

Trưởng lão: Sai con! Bởi vì có: "Nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng" mà, nó có nghịch cảnh thì vui vẻ làm đi con, mai mốt nó thay đổi nữa cái mình thấy, bữa nay nó trở về cái này thì tiện lợi cho mình quá ha. Nhưng mà không: "tiện lợi hay không tiện lợi là do tâm mình", phải không? Cho nên con biết: "Nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng", trong cái ác pháp nào nó đến mình biết: "Nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng", thì cái ác pháp đó nó sẽ đem đến cái sự bình an cho mình. Thì lúc bây giờ có câu tác ý của con: tâm bất động, khi mà nó thấy nó nghĩ cái niệm vậy đó, thì con nói: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự", ai làm được mày cũng vậy thôi chứ mày không có thay đổi gì hết, bắt đầu con bưng về rửa đàng hoàng thấy thản nhiên bất động, thì như vậy là mình giải thoát chứ sao!? Chứ còn không khéo con không giải thoát đó.

Tu sinh: Như vậy là nó bị chướng ngại ở bên ngoài đó thưa Thầy.

(01:24:28) Trưởng lão: Đó nó bị vướng. Cho nên vì vậy mà: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự", bởi vì nó có những cái pháp như vậy để cho mình biết mình xả tâm mình tu mà, ngay đó tác ý: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự", thấy nó có cái chướng chướng rồi đây, mày chướng rồi, mày gặp chướng rồi, tác ý liền: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự", rồi làm theo đúng cái cách của nó thôi rồi, cứ vậy thôi. Chứ mình đừng có muốn một cái gì, bởi vì ác pháp bên ngoài nó tác động vô hoài, bữa nay nó vầy mai nó khác, mốt nó khác, thì mình cứ tâm bất động thôi, hiểu không? Nó làm gì thì mình làm theo nó hết, hoàn toàn đúng cái xả tâm của mình thôi, không để cho nó chướng ngại gì hết, thì như vậy mới được.

Tu sinh: Như vậy thì chính cái chỗ tâm bất động, là cái oai nghi chánh hạnh.

Trưởng lão: Oai nghi chánh hạnh đó con, cái đó, chứ không phải là cái chỗ mà con thấy dồn vô cái bát mình cái mang đi, cái này là cái tướng oai nghi, chứ mà cái tâm oai nghi là nó chưa có, cái tâm oai nghi là cái gì nó cũng tùy thuận được hết. Cho nên nó oai nghi nó thanh tịnh vô cùng, nó bất động nó không bị ác pháp.

Còn con chấp, bởi vì con chấp mà, bữa nay sao mà mấy cái ông, trời đất ơi! đi khất thực mà nó đóng cho mình cái trái dừa như thế này, làm gì lấy gì mà ăn được đây, cái bát của con vậy nó cho trái dừa vô trong đó thì chết rồi, thấy nó chướng quá rồi, thì cứ mang về thôi, cũng vui vẻ mang về. Ngày nay nhịn ăn bữa có gì đâu, về chẻ trái dừa mà nạo mà ăn chứ có gì đâu, cũng no, cái đó là tâm bất động. Còn con không bất động trời đất ơi! Kiểu này chắc là chết, bữa nay nhịn đói chắc chết, thôi thế này thế khác, đầy bát rồi làm sao xin nữa, con đi khất thực có nhiều người họ phá, họ xách cái trái dừa họ nhận để trong cái bát của mình, rồi họ cũng chắp tay xá mình, ôm bình bát đi, con hiểu không? Như vậy là con bị động rồi, đi khất thực rồi con mới biết.

Tu sinh: Như vậy là cái trường hợp mà họ, ví dụ như họ cúng dường tiền là mình không nhận, bây giờ mình kêu họ mua cái thực phẩm gì đó, thì cái mình kêu đó là cũng sai phải không thưa Thầy!

Trưởng lão: Cũng sai luôn.

Tu sinh: Rồi khi mà họ mua. Ví dụ như kêu cô hãy mua gói mì gì đó đi, tất nhiên họ mua cả chục gói, mà bây giờ mình nhận nó đâu có được, chục gói ăn không có hết.

Trưởng lão: Cũng sai, cũng sai hết, không có được, cái đó là sai hết. Bởi vì người ta muốn cúng sao người ta cúng. Thí dụ: Như bây giờ người ta không có hiểu biết, người ta đem tiền người ta bỏ trong bát con cứ nhận, rồi có người người ta bỏ đồ ăn thì mình ăn. Còn cái này đó mình đem mình bố thí cho người khác có gì đâu.

Tu sinh: Vậy tiền cũng nhận luôn hả Thầy?

Trưởng lão: Cũng nhận không có nói gì hết, nghĩa là mình đi khất thực thì ai cho gì lấy cái nấy. Nhưng mà mình không xài tiền, thì mình đừng đem về đi mua cái này cái kia, hay gởi Phật tử đi mua mì đồ này kia, cái đó không có được. Bởi vì người ta cúng mình rồi thì mình nhận cái tâm của họ nhưng mà cái tiền bạc này đó, mình sẽ giao lại cho người Phật tử nào đó, người ta làm gì người ta làm mình không biết, bố thí hay làm cái gì đó tùy, giao cho người Phật tử. Bởi vì người tu sĩ không cất giữ tiền bạc. Cho nên người ta cúng mình ôm bình bát về thôi, rồi bắt đầu cái người, người ta hộ thất, người cư sĩ đó. Giao cho họ hết những cái này, cái gì về giới luật mình không có vi phạm đó thì mình giao lại rất là hoan hỷ với sự cúng dường của người khác, chứ đừng để tâm chướng của mình.

Tu sinh: Như vậy có nghĩa là khi mình đi khất thực, mình nhận tất cả những cái gì người ta cúng. Chứ mình không có mở miệng mình đòi hỏi cái gì hết.

Trưởng lão: Không đòi hỏi con, khất thực mà đòi hỏi chắc chết, đã đi xin ăn mà còn đòi hỏi không được, nói đừng đừng cúng dường tui tiền, hay hoặc là mua bánh mì này kia, tức là mình đòi hỏi, không có được.

Tu sinh: Tại vì con thấy bên khất sĩ thường thường mấy sư cũng có nói cái vấn đề đó thưa Thầy!

Trưởng lão: Không được đâu, bởi vì đi xin mình phải học lại những cái oai nghi tế hạnh của đức Phật ngày xưa đi xin đó, ai cho gì thì nhận nấy à, không nói gì hết, cái gì mình dùng được thì dùng cái gì không được thì mình bố thí cho người khác. Chứ không phải! Thí dụ: Như bây giờ con đi xin mà lỡ người ta gói một gói thịt heo quay người ta bỏ, nhận luôn, mặc dù không ăn cũng nhận, chứ không có nói “Không! Không!Cái này tui không ăn đâu đừng có cúng dường cái này”. Không phải, vì cái lòng người ta cúng mà, mình cứ nhận cái lòng của người ta không nói gì hết, không ăn mình về mình bố thí mình cho người khác, có vậy mới đúng. Chứ mình nói ra là mình bị đòi hỏi, bị phân biệt, bị cái đòi hỏi của mình, bị chướng ngại tâm của mình. Cho nên không có được.

10- CHẤP THỦ - TÙY TRÍ - PHÁP TRÍ

(01:29:06) Tu sinh: Con kính xin Thầy cho con hỏi thêm một cái điểm nữa là: cái mà trong cái bức thư của Thầy đó, con có đọc qua về vấn đề mà Thầy giải thích cái đoạn diệt các chấp thủ đó thưa Thầy! Và không còn chấp tự ngã nữa, thì tất nhiên cái chấp thủ này á, là cái mà mình thủ lại. Còn cái mà pháp trí đó là cái mà mình biết, phân biệt để xả ra. Như vậy không biết có đúng không?

Trưởng lão: Cái Pháp trí là cái hiểu biết của mình rồi, mà cái Tùy trí là cái xả. Tùy trí đó, cái trí mà biết tùy thuận là cái gì mình dùng được, cái gì là mình không dùng được mình xả ra. Cho nên Tùy trí nó đem lại sự bình an cho mình, còn cái Pháp trí là cái hiểu, cái trí hiểu biết gọi là pháp, mình hiểu toàn bộ các pháp, cho nên gọi là pháp trí. Cái bức thư Thầy có nói rõ mà, Tùy trí với Pháp trí đó con.

Tu sinh: Còn cái đoạn diệt các chấp thủ.

Trưởng lão: Cái Tùy trí nó sẽ là nó phá vỡ đi cái chấp thủ, đoạn diệt cái dục của mình hết đó. Cái chấp thủ cái Tùy trí sẽ phá hết, nó không còn chấp thủ.

Tu sinh: Rồi cái chấp tự ngã là sao thưa Thầy?

Trưởng lão: Ờ! Cái chấp tự ngã nghĩa là mình chấp có cái ngã của mình đó, cái tự ngã của mình, nó cũng phá luôn cái tùy trí nó phá. Bởi vì cái Pháp trí nó hiểu cái ngã này, đó là nó không có cái ngã, nó là vô thường, không có gì là ta, là của ta, là bản ngã của ta mà, con hiểu không? Cái đó là cái Pháp trí. Cái Pháp trí nó nói ra đó, nó nói ra: “Các pháp đều vô thường, không có pháp nào là ta, là của ta. Cho nên thân tâm này cũng không phải là ta, là của ta nữa”, cho nên nó không dính cái chấp ngã rồi.

Bây giờ cái Pháp trí nó hiểu rồi, bây giờ Tùy trí đó coi nó có chấp không. Nó chấp là: “Trời ơi! Đi như thế này chắc chết mình đó”, đó là chấp ngã. "Ăn kiểu như thế này làm sao sống nổi”, cái đó là chấp ngã, con hiểu không? Cho nên Tùy trí ngay đó nó quạt liền tức khắc, quạt liền: "Mày ra!” đó tức là Tùy trí đó con, cho nên vì vậy nó không chấp ngã, chứ còn Pháp trí nó hiểu thôi, nhưng mà cái Tùy trí nó quan trọng lắm, nó tùy trí. Cho nên con thấy Thầy đưa cái Pháp trí rồi Thầy đưa cái Tùy trí, nó xả ra hết.

Tu sinh: Mà những cái phương pháp này là những phương pháp mà chúng con phải sống hằng ngày, chứ đâu phải khi chứng đạo.

Trưởng lão: Bởi vậy! Thầy nói cái pháp này là pháp sống chứ đâu phải! Bởi vì ông Phật ổng sống hằng ngày, ổng ở trên cái Pháp trí với cái Tùy trí đó mà ổng để lại cho mình những cái bài pháp quá tuyệt vời mà ở trong kinh Tương Ưng mới có con, nó tương ưng với cái sự giải thoát mà, lấy cuộc sống hằng ngày của mọi người rồi nó tương ưng với sự giải thoát. Cho nên nó phải có pháp trí, tùy trí. Toàn bộ cái đó ở trong kinh Tương Ưng ra đó con, kinh Tương Ưng đó. Một cái câu nó ngắn gọn như thế này mà câu ngắn gọn trong đó mà nếu không giải thích ra, đọc lướt qua không hiểu con, không hiểu ở chỗ đức Phật dạy. Cho nên Thầy nói: Trời ơi! Pháp Phật nó tuyệt vời như thế này, mà không đem ra dạy cho người không thì làm sao người ta biết cách thức sống. Cho nên phải dùng Pháp trí rồi dùng Tùy trí như thế nào để được giải thoát hoàn toàn, để tâm bất động, thanh thản mà.

Tu sinh: Nó quá ngắn gọn, nó có mấy chữ.

Trưởng lão: Có mấy chữ vậy chứ nó hay lắm đó con.

11- SINH HOẠT TRONG TU VIỆN

(01:32:39) Tu sinh: Kính thưa Thầy! Cho con xin được hỏi thêm nữa là, nó có hai điểm: Vừa rồi cô Út Diệu Quang có ghi về lời Thầy dạy, và Thầy Gia Quang về vấn đề đi khất thực với lại bảo vệ Tu viện đó, Thầy ghi chữ bảo vệ Tu viện là bảo vệ như thế nào, mong Thầy giảng cho con được rõ!?

BẢO VỆ TU VIỆN

Trưởng lão: Thí dụ như chẳng hạn là như buổi sáng có cái thất nào đó, không có người ở đó thì buổi sáng buổi lao động mà, ờ mấy con đi lại đó mấy con lấy cây chổi mấy con quét coi có mối, có đồ này kia không để nó phá, nó hư vậy là bảo vệ Tu viện chứ có gì đâu, các con hiểu không? Đó giống như cái thất của con vậy.

Tu sinh: Giống như bảo vệ tài sản đúng không Thầy?

Trưởng lão: Bảo vệ tài sản vậy đó, để khi có người, người ta đến ở, cái thất đó cũng sạch sẽ. Chứ mấy con mà không quét, không này kia, chừng một thời gian, năm tháng, ba tháng, hai tháng mấy con vô phòng tắm, trời rác rến không à. Thầy nói những cái thất, những cái phòng vệ sinh những cái thất mà nếu mà mình không có bảo vệ đó thì nó sẽ dơ bẩn, rác rến, lá cây này kia rồi bụi bặm nữa. Do đó, đó mối nó tùy theo cái chỗ đó đó mà nó lên nó ăn, còn mình quét dọn sạch sẽ, mối nó lại chỗ này nó nói không phải chỗ mình ở đâu, nên nó đi. Thành ra cái bảo vệ cái Tu viện là như vậy đó con. Bởi vì cái này là của mồ hôi nước mắt của Phật tử người ta đóng góp, mà mình ở đây đó tức là mình vừa giữ gìn cái chỗ mình, mà mình đến đó để mình lao động; lao động trong tỉnh giác mà, chứ đâu phải mình lao động ở trong cái, cái này đâu phải bảo vệ cho riêng cho mình đâu, chung cho những người khác. Nếu mà có những dịp người ta về người ta ở nó cũng sạch sẽ, mình thấy đây là mình làm lợi ích cho mọi người mà, chứ không phải riêng mình, đó là bảo vệ Tu viện.

Tu sinh: Kính thưa Thầy! Cho con hỏi thêm là về cái chỗ mà đi khất thực, thì Thầy dạy là mình giữ độc cư hoàn toàn nên mình đang phải giữ gìn, phòng hộ các căn của mình. Như vậy là không được nhìn thất người này người kia thì không có biết cái ông này ông đi khất thực rồi hay là ông chưa. Nếu mà đi là phải nhường cho những người lớn tuổi, những người Hạ lạp lớn thì đi trước, thì con phải nhìn con coi thử ông đi chưa, ông đi xong rồi mới tới phiên con mới đi.

Trưởng lão: Không được, không được con.

Tu sinh: Con nhìn quá giờ nhiều quá thôi con ôm bình bát con đi vòng vòng

1- GIỜ KHẤT THỰC

Trưởng lão: Không phải vậy! Con làm vậy là con bị động mất, phóng dật. Bây giờ con lo phần tu của con đó. Thầy nhắc như thế này nè, 10 giờ đi khất thực đi. Những người lớn tuổi thì đúng 10 giờ người ta đi, thấy không? Đúng 10 giờ thì người ta đi. Thì bây giờ lần đầu tiên đó, mình thấy cái người này đi, cái người lớn tuổi này đi rồi đó, tới người lớn tuổi kia người ta đi từng lần lượt, ở trong Tu viện của mình. Ví dụ: Như tám người đi mà bây giờ có hai người lớn tuổi thì chắc chắn là 10 giờ thì cái người này khất thực cho cao lắm là 5 phút, hay là 10 phút đi, thì kế người kia thì do đó sau đó mình canh chừng như vậy đúng 10 giờ là cái người thứ nhất họ đi, tới người thứ hai đi, thì mình là người thứ ba là nó đúng mấy phút rồi thì tới chừng đó mình chỉ cần nhìn đồng hồ tới giờ mình đi. Thì tới giờ mình đi mà ông đó đi trật là ông đó đi trật giờ là lỗi do ông, chứ không phải lỗi con. Con hiểu không?

Tu sinh: Dạ!

(01:36:08) Trưởng lão: Ờ! Thí dụ: Như chẳng hạn bây giờ ở đây thì con thấy như Gia Quang lớn tuổi nè, Giác Thức lớn tuổi nè, mà hai người này họ đi trễ, thay vì cái giờ 10 giờ họ đi chứ gì, thì Giác Thức 10 giờ đi, thì 10 giờ 5 phút thì Gia Quang đi, thấy không? Thì tới phiên con thì cái tuổi con cũng trèm trèm với mấy ông thì tới con. Coi như là 15 phút sau đó thì con đi, 10 giờ 15 phút, thì như vậy cứ đúng 10 giờ 15 phút. Còn nếu mấy ông đi trật giờ là lỗi ở mấy ông đó, mà đi trùng giờ với con là mấy ông lỗi, con cứ đi đúng giờ của con thôi, rồi con đi khất thực. Bởi vì ở đây là mình sống để độc cư trọn vẹn để đừng có người nào làm động người nào. Cái nhiệm vụ trọng trách tới giờ mình đi khất thực thì đúng giờ đó mình đi khất thực, cái giờ giấc nghiêm chỉnh mà, cũng là làm chủ thân tâm mình đó.

Chứ không phải như ở ngoài đời, nó không phải là như ở các tịnh xá khác, người ta đi khất thực ào ào đi không phải kiểu đó. Ở đây là phần người nào ra người nấy rõ ràng, giờ nào ra giờ nấy, tức là mình tập làm chủ thân tâm của mình trong cái ăn, cái ngủ, cái đi đứng, cái tu tập, chứ đâu phải là làm chủ có một cái đâu. Mà mình không làm chủ được giờ giấc thì mình không làm chủ gì mình được hết, làm chủ được giờ giấc.

Tu sinh: Như vậy thưa Thầy! Một lần mình biết rồi thì lần sau.

Trưởng lão: Lần sau cứ đúng giờ đó mình đi à.

Tu sinh: Còn họ đi trước, họ đi sau thì kệ họ.

Trưởng lão: Kệ họ, mình không cần biết mình cứ giữ mình đúng.

Tu sinh: Tới đó mình khất thực xong là mình về?

(01:37:43) Trưởng lão: Mình khất thực xong mình về, rồi cái người kế người ta giữ giờ đúng đó thì kế mình và kế người khác, có vậy thì không sai chỗ nào hết.

Tu sinh: Con cảm ơn Thầy!

Trưởng lão: Rồi rồi con, con vô đi con.

Gian Quang: Kính thưa Thầy! Về cái phần khất thực thì lần này Thầy có viết cho con lá thư đó là những người tu tập lâu năm, ở trong này là sẽ nhận cơm trước, và những người trẻ thì đi nhận cơm sau người già. Trong này theo con đó là con mới vào Tu viện chưa có bao nhiêu. Nhưng tất cả là, con là người thuộc về người học cuối cùng pháp môn của Thầy. Cho nên đó là trong những ngày vừa qua đây đó thì cơm có hồi đó thì cô Út, cô nói có sơ suốt nên thiếu, có hồi đó thì đó nói đủ, có hồi con thấy thường thì nó dư nhiều. Cho nên con xin nhận cơm cuối cùng đó là 10 giờ 45 con viết theo lá thư như vậy, là để có những chuyện gì nó trở ngại thì con còn giải quyết được sau hết, nó không có những cái gì mà nó trở ngại gì nữa, cô Út và tăng đoàn nó như vậy, con xin kính trình Thầy!

Trưởng lão: Như vậy là tốt đó con, bởi vì đó là cách thức để sử dụng cho tốt. Chứ nhiều khi ở trong nhà bếp đó, thật sự ra người ta nó nhiều công việc, nhiều khi để cho người khác, người ta sớt cơm hay này kia đó, thì người ta không biết, không biết chừng. Thí dụ như cô Út cô sớt thì đúng, không có sai, nhưng mà cô mắt bận đi công chuyện gì đó, giao cho người khác thì người ta không biết là mình ăn bao nhiêu, người ta lại lấy ít chút đi, thì do đó cái tâm mình sanh ra chướng chút đi, thì con xin cái điều đó tốt, con hy sinh mà, ờ có gì tui ăn nấy, không có cơm thì tui bưng cái mâm đồ ăn về tui ăn, rau không thôi cũng được rồi, có gì đâu. Cũng sống thôi mấy con. Đó là cách thức mà hy sinh cho huynh đệ với nhau, thì con xin Thầy thì Thầy thấy điều đó là điều tốt đó con, làm cái điều đó là điều tốt, không có gì đâu. Cho nên vì vậy mà con cứ đi khất thực cuối cùng. Thí dụ như 10 giờ thì con thấy trong huynh đệ của con đó, thí dụ như 10 giờ rưởi con mới đi hay hoặc là 11 giờ cũng được, để con là người cuối cùng, thấy không? Là người cuối cùng, như vậy là tốt không có gì đâu.

Đó thì bây giờ đó thì mấy con thấy như bây giờ Gia Quang nói như vậy đó thì con cứ để đó đi cuối cùng còn mấy con cứ đi khất thực có vậy thôi, không có gì hết, có một người bao thầu sau cùng. Cho nên mấy con no bụng đàng hoàng không có người nào đói đâu sợ. Chứ hôm đó dường như là Thầy Chơn Thành phải không, Thầy Chơn Thành đi bao thầu cuối cùng, hết cơm rồi Thầy đi xin mỳ đồ này kia đồ, do đó rồi nó động, cái đó là không hay, dỡ. Tất cả những cái này đó là cái duyên của mình mà, mình bao thầu mà bữa nay thiếu, thôi có gì mình ăn nấy cũng sống, một bữa nhịn ăn cũng đâu có chết mấy con, người ta nhịn ăn 7 ngày còn được mà, ăn thua gì. Cho nên không có lo cái vấn đề đó. Thành ra nó không bị động nhà bếp và không bị động mình.

Theo Thầy biết thì ở trong nhà bếp thì có nhiều người. Cho nên vì vậy mà không phải cô Út cho bữa ăn vầy, bữa ăn khác đâu. Do cái người mà người ta chưa biết, cho nên người ta sớt nó thiếu, mà có bữa có người không biết họ lại sớt quá nhiều thành ra dư, chứ còn cái người bình thường mà người ta sớt cơm và đồ ăn cho mình đó, thì cái người biết rồi đó người ta sớt vừa đúng, cho nên không có thừa dư và không có thiếu. Tại vì mấy người mà người ta mới vào tập sự mà, cho người ta làm mà người ta đâu có biết ở ngoài này bao nhiêu người. Bây giờ biết mâm như vậy mà không biết ai lấy cơm bao nhiêu, thôi làm một thùng đầy, còn có nhiều người họ làm ít, thí dụ vậy. Cho nên do đó nó không đồng đều, và không đồng đều cũng là một cái pháp để tu tập, cũng là cái cách thức để mà chúng ta tu tập cho chúng ta.

Tu sinh: Theo con thấy ăn nhiều quá làm biếng Thầy ơi, tu không được. Con thấy ăn ít lại tu dễ hơn.

Trưởng lão: Đúng vậy ăn nó quá rồi trưa nó mệt.

Tu sinh: Ăn ít quá cái nó nghĩ tới ăn miết à.

Trưởng lão: Hễ nó đói là nó nghĩ ăn hoài, cái tâm con. Bởi vì Thầy dạy bất động mà không chịu bất động, cứ nghĩ ăn không à. Thôi rồi, bắt đầu bây giờ rồi! Có gì không con? Hỏi đi rồi về lo tu tập.

Tu sinh: Kính thưa Thầy! Trong sự tu tập của con, trong thời gian qua thì về việc xả tâm thì con cảm thấy xả cũng được rất nhiều. Nhưng trong trường hợp mà khởi lên cái niệm là muốn viết thư gởi về xong bắt đầu con mới xả ra, con bảo sống độc cư để làm gương hạnh cho mọi người, thì lúc đó tâm con nó dừng. Nó không có khởi lên cái niệm biên thư hay vọng niệm gì hết.

Thứ hai nữa là mình viết trên cái tờ giấy của Thầy Gia Quang đó, thầy để là cùng nhau bảo vệ Tu viện, thay phiên nhau. Con thấy nghĩ rằng nếu mà thay phiên nhau như vậy đó thì sẽ phạm giới độc cư, rồi con nói bảo vệ Tu viện phải giữ tâm bất động. Nghe nói giữ tâm bất động có người tu chứng đạo, sau này Thầy có viên tịch thì có người thay thế Thầy. Còn như nếu mà cứ phạm giới độc cư này thì không ai chứng đạo thì Tu viện này có cũng như không, thì ngay đó chỉ cần nghĩ đến hằng ngày cứ quét chung quanh thất của mình và coi cái thất ở bên thì con chỉ quét ở trên nền xi măng thôi. Còn ở dưới xung quanh nền đất thì lá kệ nó, mình quét nhiều quá thì làm mất cái thời gian của mình đi, và hơn nữa là làm động tâm mình, vì thế mà con chỉ quét ở xung quanh thất của con và bên thất của Thầy Thanh Quang. Nếu mà con nhìn qua bên thất của Thầy Minh Châu không có ai quét thì con cũng quét trên nền xi măng thôi.

2- QUÉT RÁC

(01:43:59) Trưởng lão: Được con, vậy được đâu có cần gì mà phải quét ở dưới chi cho mất công, ở dưới sân ngoài rậm chi, khỏi cần làm nó rậm rạp. Bởi vì cái nhà của mình xung quanh nó có cái sân bằng xi măng đó thì mình quét bấy nhiêu đó thôi còn cái kia kệ nó, đâu có cần. Bởi vì đó là cách thức để nó đơn giản nhất để cho mình sạch sẽ thôi, chứ mình quét như rộng đất trắng mình quét như vậy chi cho dữ tợn cho cực mình mà lại không hay nó mất thì giờ mình vô ích đi, chỉ xung quanh cái thất mình ở thì mình quét, ở trên cái xi măng đó thôi, còn ở ngoài cái xi măng đó thôi mình đừng có quét con, kệ nó không ăn thua gì. Cho nên mấy con thấy ờ bây giờ thấy những cái thất ở gần đó, con thấy con làm được thì con cứ làm, người khác người ta ở thất kia người ta thấy cái thất đó người ta lại người ta làm chứ đâu có gì. Cho nên vì vậy mà con không bị động, mà người khác người ta làm những thất ở gần mình.

Thí dụ như bây giờ ở đây, thí dụ như Thầy, con ở gần đây thấy cái thất này không có ai ở thì do đó con lại con quét cái thất ở gần của con, có gì đâu Đó là cách thức con làm. Còn con đừng có đi qua tới cái thất bên kia con quét thì nó dễ làm động người ta, đừng có cắt ra.

Thí dụ như bây giờ cái thất của con với cái thất phía sau của con gần đó mà không có ai ở thì con lại quét có phải không? Còn cái thất này đó, thì thấy cái thất này không có ai ở thì lại cái thất này quét, ai biểu lại tới cái thất đằng kia quét chi, con hiểu không? Còn con thì cái thất con ở đó thì con thấy cái thất này, thì con lại con quét, chứ đâu có gì. Còn cái thất kia chỗ Thầy Giác Thức ở thì Thầy thấy cái thất Thầy Chơn Thành không có ai ở đó, thì Thầy lại quét cái thất đó thôi, Thầy đâu có làm động mấy con đâu, con hiểu không? Cứ chỗ nào gần mình làm. Còn con thì quét cái thất ở sân trước ai biểu con qua tới bên đây chi, con hiểu không? Đó là mình bảo vệ Tu viện của mình là giữ gìn để sau khi có người bạn nào vào tu người ta vào cái thất thấy cũng sạch sẽ, chứ không có gì hết, thấy không?

3- TU SINH TRÌNH BÀY SỰ TU TẬP

(01:46:01) Tu sinh: Dạ, kính thưa Thầy! Thì đó là về việc xả tâm ở bên ngoài. Còn giờ tu tập của con thì con thấy, khi mà con ngồi lại đó thì bắt đầu nó thấy hơi thở, thấy hơi thở bình thường, nhưng một hồi đó thì cái bệnh đầy hơi của con nó trào lên nó làm chướng ngại, nó khó chịu con lắm, thì bắt đầu giữ tâm bất động không được, thì con thấy nếu mà gom tâm trong hơi thở thì nó sẽ rối loạn, do nó kèm theo với cái bệnh thì nó rối loạn. Cho nên con quyết tâm tác ý cái câu của Thầy dạy là: "Tâm phải im lặng, luôn luôn im lặng sáng suốt trên tâm bất động, thanh thản, an lạc và vô sự", thì con sẽ dùng cái câu tác ý đó, sau khi tác ý rồi cái bắt đầu con nhìn lên trên đỉnh đầu của con, thì tất cả những cảm thọ, khi mà con nhìn lên thì thấy cái tâm nó bất động ở trên đỉnh đầu. Những cảm thọ nó không còn thấy nữa, và cảm thọ nó lui ngay cả cái bệnh sổ mũi của con nó cũng bớt. Thì như vậy có đúng hay không, kính bạch Thầy?

Trưởng lão: Đúng con! Không có gì đâu. Đó là mình dùng cái Tâm Bất Động, dùng cái câu tác ý đó để mình đối trị. Cho nên vì vậy mình giữ gìn được cái bất động đó thì nó sẽ bình an, không có gì hết.

Tu sinh: Nhưng mà ở đây con chỉ nhìn ở trên cái đỉnh đầu con thôi.

Trưởng lão: Ờ! Coi như là. Thật sự ra thì thay vì mình nhìn ở bên ngoài thì bắt đầu mình thấy cả cái vũ trụ. Còn mình nhìn trên đầu mình thấy sự bất động, cái ý thức mình nó không có nghĩ niệm gì hết đó là bất động, cũng được thôi, nhưng mà sau này nó sẽ làm bất động chung cho cả cái không gian đó.

Tu sinh: Kính thưa Thầy, còn chỗ điểm này nữa là, khi nhìn lên trên đỉnh đầu đó thì con thấy được sự bất động và thấy cả hơi thở của nó bình thường, thấy cả hai. Nhưng mà nếu mà con gom tâm vào cái hơi thở nhìn nó, nhìn vào cái hơi thở thì nó quên đi cái Tâm Bất Động, nhưng con ở đây chỉ cảm nhận là trong những lần thì hồi nào tới giờ con đã quen cái thói quen là tập trung vào trong hơi thở, và bị rối loạn hơi thở. Cho nên con xả ra không còn nhìn cái hơi thở nữa mà chỉ nhìn vào cái Tâm Bất Động là chính.

(01:48:18) Trưởng lão: Ờ! Cái bất động đó đúng, nhưng mà nó biết hơi thở coi như mình nương hơi thở để thấy bất động. Bất động là chính, hơi thở là phụ cái đó là đúng con, không có gì đâu.

Tu sinh: Còn khi mà con ngồi ở trong này thì không sao. Nhưng mà khi đi ra ngoài thì con không có thấy hơi thở mà chỉ có cảm nhận được cái bước đi, và thấy những cái, với chú ý ở trên bước đi thì nhìn ở dưới đất để tránh những con kiến, nhưng mà con luôn luôn là nghĩ đến cái Tâm Bất Động ở trên đỉnh đầu, là có đúng không không, bạch Thầy?

Trưởng lão: Được, chứ mình không có tập trung toàn bộ ở dưới bước đi, nhìn cái bất động của mình.

Tu sinh: Dạ! Ở đây con không có tập trung vào bước đi, mà chỉ nhìn xuống đất để tránh kiến thôi, nhưng mà cái tâm quan sát cái Tâm Bất Động

Trưởng lão: Được, cái đó được, không có gì đâu. Cho nên tu vậy được, đúng, không có sai. Ăn thua là ở chỗ giữ cái Tâm Bất Động đó, cái đó là cái chính còn cái hơi thở, bước đi đó đều là cái phụ của nó thôi.

Tu sinh: Kính thưa Thầy! Là con thấy trong sự tu tập của con thì con thấy giới độc cư rất là quan trọng. Khi mà con nghĩ cái niệm nó chỉ khởi lên thôi, thí dụ như nó khởi lên cái niệm là nghĩ đến cơm ngon và những đồ vật khác, thì nó khởi lên cái niệm là phải viết thư rõ ràng cho cô trước, để mà hướng dẫn cho cô là đi vào Tu viện thì mỗi người sẽ có một cái áo tràng, và đi thăm quan thế nào, nó khởi lên thì con thấy cái tâm nó luôn luôn lúc nào cũng nghĩ đến cái việc, nghĩ đến cái việc đoàn đi đến đây. Thì con thấy là tâm nó quá động, thì con mới tác ý ngay liền tức khắc: "Trong lúc này là phải tu tập, giữ giới độc cư để có sự chứng đạo, để mà làm gương cho mọi người, lấy giới độc cư làm bí quyết thành công của Thiền Định", ngay đó là xả được cái niệm, không cần phải viết thư gởi về cho ai hết.

Trưởng lão: Đúng vậy! Bởi vậy phải nhắc tâm bất động, không phải làm cái điều đó, phải lo mà tu tập cho mình thôi, thì cứ như vậy thì con sẽ thành công à. Chứ không khéo niệm này rồi, giải quyết niệm này rồi, thì nó tới niệm khác, niệm khác giải quyết nữa thì như vậy hoàn toàn là bị động hết. Tốt hơn là dừng ngay lại liền giữ bất động thôi, thì nó mới được con.

Tu sinh: Kính thưa Thầy! Nhờ từ đó con mới nghĩ ra một điều là nếu mà có niệm nào khởi lên mà mình theo cái niệm đó thì lúc nào tâm mình cũng bị động hết. Bây giờ chỉ còn xả ra là mới có thể vào được, con mới cảm nhận là sự sống của con hiện tại nó được bình an, nó không có lo lắng hay buồn phiền bất cứ cái gì nữa hết. Còn đau bệnh trong thân của con thì ngày nào nó cũng đánh hết, khi mà nó đánh gây buồn ngủ con thì nó không tu tập được thì con dùng pháp Thân Hành Niệm. Còn không có, bình thường thì thôi, con chỉ tu tập Chánh Niệm Tỉnh Giác hoặc là ngồi và có thể.

Trưởng lão: Thì áp dụng vậy là được rồi con, không có gì, không sao đâu, biết áp dụng pháp. Cho nên để mình đối trị các cái chướng ngại pháp, để dẹp nó cho sạch, như vậy là đúng, không có gì đâu. Cứ tu tập vậy tiến tới mãi và đồng thời cái thân có bệnh đó thì ôm pháp cho chặt, ôm cái Tâm Bất Động cho chặt để đánh sập nó đi, đừng có để nó, thì con thấy ôm cái bất động rồi thì con thấy cái bệnh nó giảm.

Tu sinh: Kính thưa Thầy! Trong thất nếu mà con đi pháp Thân Hành Niệm thì có thể tu suốt buổi cũng vẫn được, và trên pháp Thân Hành Niệm nó có cảm giác hỷ lạc, coi như là khi mà con gồng lên cái vai cơ thì bắt đầu nó cảm giác là có cái sự hỷ lạc ở trên cái cơ khi gồng lên và nó rất là thích thú, nó không có cảm thấy mệt, và những cái bệnh tật của con nó cũng không có khởi lên được. Con thấy nghĩ rằng mục đích là phải giữ tâm bất động, không cần phải tu tập pháp Thân Hành Niệm nhiều, chỉ sử dụng nó khi có hôn trầm, thùy miên thôi. Như vậy thì con lúc mà không những trong giờ tu tập, mà trong cái giờ bình thường con cũng hay tác ý là: "Tâm phải bất động", khi có niệm khởi lên. Thì con chỉ tu tập như vậy mà con không có nghĩ đến thời gian là bao nhiêu, mặc kệ nó. Cái thời gian đó thì con không có tính là bao nhiêu hết cả, khi nào nó khởi niệm thì con giữ cái tâm con bất động. Như vậy có được không Thầy?

Trưởng lão: Được chứ con, đó là mình tu tất cả các thời gian hết, đều không có gì hết, để bảo vệ cái tâm bất động của mình, vậy tốt con, không có gì hết.

Tu sinh: Dạ, kính thưa Thầy là, cuối cùng là con cũng mới có về nên con xin Thầy cho con xà bông giặt đồ với xà bông tắm.

Trưởng lão: Được mà Thầy sẽ cho, ai thiếu gì thì nói Thầy sẽ cho hết.

Tu sinh: Con xin thành kính cảm ơn Thầy!

Trưởng lão: Rồi bây giờ xong rồi, bây giờ về mấy con.

HẾT BĂNG