128-NHÂN QUẢ hay A DI ĐÀ? GIẢI THOÁT hay TÙ NGỤC? - Phi Mạnh
Thưa quý phật tử và độc giả,
Sau khi GNCN giới thiệu bài "Phật A Di Đà - Cực Lạc Tây phương thục hay giả?" và bài "Sự giải thoát nằm ở đâu?", chúng tôi tiếp tục giới thiệu các bài viết của tác giả Phi Mạnh có cùng một chủ đề liên quan. Mời quý vị cùng đọc. LUẬT NHÂN QUẢ CÓ CÒN CÔNG BẰNG KHÔNG? Nói đến luật nhân quả, thì bất kỳ người Phật tử nào cũng tin rằng rất công bằng và công lý, không thiên vị ai. Nếu đã nói rằng công bằng thì ai làm người đó chịu, không thể nói anh làm tốt mà tôi được hưỡng, anh làm xấu tôi phải gánh, trừ phi đó là một chùm nhân quả như những người thân trong gia đình,. Nhưng thực tế đạo Phật ngày nay con người không còn tin như vậy. Tại sao tôi dám nói điều đó, bởi vì: 1- Những hình thức cầu an, cầu siêu, lạy Phật, tụng kinh, niệm Phật là những hình thức đi trái với luật nhân quả. Nếu chúng ta tin có quy luật nhân quả công bằng, gieo nhân nào gặt quả đó thì cần gì phải tụng kinh, lạy Phật, niệm Phật, cầu an, cầu siêu làm gì, ai gieo nhân gì thì sẽ gặt quả đó, có tụng kinh, lạy Phật, niệm Phật, cầu an, cầu siêu cũng đâu có ích gì đâu. Vậy thì tụng kinh, niệm Phật, lạy Phật, cầu an cầu siêu chỉ mất thời gian và làm cho thân tâm mệt thêm thôi,... Nếu cầu cúng, tụng niệm, lạy Phật có hiệu nghiệm thì chắc có lẽ trên thế gian này rất nhiều tội phạm, họ cứ đi làm ác rồi cầu cúng, tụng niệm, lạy phật cho tai qua nạn khỏi, Lúc đó không còn ai sợ quy luật nhân quả nữa. Tất cả đều xem thường quy luật nhân quả. 2- Nếu chúng ta niệm Phật để Phật giúp tai qua nạn khỏi thì khác gì Phật xem thường quy luật nhân quả. Vậy thì đức Phật dạy nhân quả để làm gì khi mà lời nói không đi đôi với việc làm. 3- Chỉ có Phật A Di Đà mới dạy như vậy (tụng niệm, kêu réo Di Đà xin xỏ, cầu an, cầu siêu…), còn Phật Thích Ca thì dạy “các con phải tự đốt đuốc lên mà đi, Ta không thể đi thay các con được. Mỗi người phải tự cứu mình, mỗi người phải chịu trách nhiệm với việc làm của mình”. Ai hiểu rõ nhân quả thì sẽ thấy rõ ràng đạo Phật ngày nay dạy con người làm nhiều chuyện trái với quy luật nhân quả, biến nhân quả thành không còn công bằng nữa, biến nhân quả thành thuyết định mệnh. Người ta nói về nhân quả thì nhiều nhưng ai cũng làm trái nhân quả. Họ tu hành để được rước về thế giới Tây phương Cực Lạc. Ai cũng có tham sân si, thế giới này là thế giới của tham sân si. Người chết có tham sân si chỉ có thể tương ưng với thế giới tham sân si mà thôi. Nếu muốn về thế giới Tây phương Cực Lạc thì thế giới Tây phương Cực Lạc cũng phải là thế giới tham sân si mới tương ưng được. Còn thế giới của chúng ta là tham sân si thì khi chết con người chắc chắn sẽ tương ưng luân hồi quay lại đây, không thể nào tương ưng với thế giới nào khác được. Do vậy những thế giới Tây phương Cực Lạc chỉ là thế giới tưởng, do những người không hiểu quy luật nhân quả dựng lên mà thôi. 4- Quy luật nhân quả là một quy luật có thể chuyển đổi chứ không phải cố định như là định mệnh. Do có gieo nhân thiện thì ắt phải gặt quả thiện, cho nên dù cuộc sống có khổ cực đến đâu, ai có tâm hướng thiện thì một ngày nào đó cuộc sống của họ sẽ thay đổi từ xấu thành tốt, đã tốt rồi sẽ tốt hơn nữa. Do vậy ai đã hiểu rõ nhân quả thì họ đâu có còn mê tín, đâu có tin vào định mệnh, vào tướng số, vào số phận, vào tử vi bói toán. Họ chỉ biết sống lìa xa các điều ác, chỉ làm điều thiện thì chắc chắn cuộc sống họ sẽ tốt hơn thôi. Họ tự làm chủ cuộc đời của họ, không phụ thuộc vào thần thánh nào cả, không cần cầu ai cả. Trong nhà họ đâu có tìm thấy tượng thần thánh hay vị Phật nào. Trong nhà càng nhiều tượng Phật, tượng các vị thần (ông địa, ông táo, ông thần tài, ông quan công,...) chỉ nói lên sự mê tín của người đó mà thôi. Tin Phật thì hãy sống như Phật chứ gọi tên Phật có ích gì. Kêu tên Phật là cách tu mù, tu điên, tu khùng,... Chỉ những người không hiểu nhân quả mới sáng chế ra cách tu như vậy. Nếu không có quy luật nhân quả thì chắc chắn đạo Phật sẽ không ra đời, vì con người không thoát khổ được, số phận đã được định trước, không thay đổi được nữa. Đạo Phật ra đời dạy cho con người sống có đạo đức đức hạnh để mang niềm vui và hạnh phúc đến cho nhau, đó là chúng ta đang gieo nhân thiện, gieo nhân thiện thì sẽ gặt quả thiện trong tương lai, cuộc sống của chúng ta sẽ luôn đầy đủ, không thiếu thốn, nhà nhà đầy ắp tiếng cười vui vẻ và hạnh phúc. 5- Khi đức Phật tu chứng đạo, Ngài đã biết rõ con đường thoát khổ, con đường đó chính là giới, định, tuệ – hay còn gọi là tam vô lậu học. Chỉ cần ai sống được một trong ba điều này là người đó hết khổ. Trong ba điều này, Giới luật là quan trọng nhất, Định và Tuệ chỉ là quả của giới luật, không có giới luật thì không bao giờ có định và tuệ. Giới luật là những đức hạnh đạo đức nhân bản nhân quả dạy cho con người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sinh, nghĩa là sống mang niềm vui và hạnh phúc đến cho mình cho người và cho các loài vật khác. Giới luật mang đến nhiều lợi ích như vậy mà tại sao chúng ta lại bỏ qua, xem thường. Nếu người nào đã sống đúng giới luật thì chắc chắn họ sẽ thấy giải thoát ngay, khi giải thoát rồi thì họ đâu cần phải phí sức, tốn công, ngày đêm công phu tụng kinh, lạy Phật, niệm Phật chi cho mỏi miệng, tốn sức, nhức đầu, đau chân, đau gối,... Các bạn cứ ngẫm nghĩ lại xem, một vị thầy truyền dạy đạo đức chỉ mong các học sinh của mình sống đúng đạo đức, chỉ cần thấy học sinh của mình sống đúng đạo đức là vị thầy đó vui mừng rồi. Đằng này, nếu học sinh không sống đúng đạo đức như những gì vị thầy dạy, suốt ngày chỉ gọi tên thầy thì các bạn thử nghĩ xem vị thầy đó có vui không? Đức Phật cũng chỉ là một vị thầy thôi các bạn à, Ngài đã tu xong, Ngài dạy lại cho chúng ta những giới luật đức hạnh sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sinh, Ngài chỉ mong chúng ta sống đúng giới luật mà thôi. Ai sống đúng giới luật đức hạnh thì Ngài rất mừng, những người đó mới xứng đáng là con Phật, là trò của đức Phật. Đằng này chúng ta lại được dạy niệm Phật, lạy Phật, tụng kinh, gọi tên Phật suốt ngày thì có ích gì, đức Phật đâu có vui đâu, mà ngược lại chỉ nhức đầu và buồn thêm vì chúng ta không làm theo lời Phật dạy, không sống đúng giới luật. Chúng ta là con người, là những người có hiểu biết, chúng ta phải biết nhận ra sự giải thoát của đạo Phật nằm ở chổ nào chứ? Nhân quả là một định luật công bằng. Gieo nhân thiện ắt sẽ gặt quả thiện, ai sống đúng giới luật đức hạnh sẽ có một cuộc sống an vui và hạnh phúc. Đức Phật dạy cho chúng ta biết cách sống đúng đạo đức để tự mình đem hạnh phúc đến cho mình, cho gia đình mình và mọi người xung quanh. Vậy mà chúng ta không chịu sống đạo đức, cứ gọi tên Phật thì có ích lợi gì? Tóm lại, ai tin vào quy luật nhân quả, tin rằng quy luật nhân quả công bằng thì sẽ thấy đạo Phật ngày nay dạy những điều trái với quy luật nhân quả. Từ đó chúng ta có thể thấy rõ những hình thức trái ngược nhân quả đó không phải là của Phật giáo mà là của các tôn giáo khác mượn danh Phật giáo để lừa gạt phật tử qua bao thế hệ. Chính vì vậy mà chúng ta thấy rõ ngày nay những vị tu sĩ theo Phật giáo tu danh tu lợi rất nhiều, không còn ai sống đúng gương hạnh của đức Phật Thích Ca, xả phú cầu bần, sống thiểu dục tri túc nữa. Những người đó không xứng là con Phật, trò của Phật, họ không đáng để chúng ta tôn kính, không đáng để chúng ta cúng dường. Nếu ai tin vào họ, cúng dường cho họ thì chỉ làm tổn phước báu của chính mình mà thôi, gieo một hạt giống trên mảnh đất xấu cằn cỗi thì làm sao gặt được quả tốt. HÌNH TƯỚNG GIẢI THOÁT Đạo Phật là đạo trí tuệ, do vậy sự hiểu biết rất quan trọng. Người đến với đạo Phật cần tạo một động lực để đạt được mục tiêu của mình. Ở đây mục tiêu chính là sự giải thoát, sự làm chủ sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt tái sanh luân hồi. Để có thể tự tạo động lực cho chính mình, các bạn thử trả lời 3 câu hỏi sau: Chính vì chúng ta không hình dung được hình tướng của sự giải thoát là gì cho nên chúng ta bị mất thời gian, tu sai, tu điên, tu khùng. Ngược lại, khi hình dung được trước hình tướng giải thoát thì chúng ta tu thật, tu đến đâu là có sự giải thoát ngay đến đó, không phải đợi lâu, không phải tu nhiều đời nhiều kiếp mới giải thóat. Bài viết này tập trung vào chủ đề hình tướng giải thoát. Nghĩa là làm sao nhận biết một người giải thoát? Theo các bạn một người giải thoát của đạo Phật là người như thế nào? Có phải là hết tham, sân, si, mạn, nghi không? Chúng ta thử hình dung, giả sử trong một môi trường tu viện Chơn Như có hai người sống gần nhau, và biết rằng một trong hai người đã giải thoát. Vậy đời sống của hai người có khác nhau không? Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra ngay phải không các bạn. Người giải thoát không còn tham thì sẽ không còn dục lạc cho nên không còn bị lôi ra ngoài, không phá hạnh độc cư đi đây đi đó nói chuyện với người khác, họ không còn si cho nên suốt ngày họ đi, đứng, nằm, ngồi chơi tự nhiên như người nhàn hạ vô sự, còn người kia mỗi khi có hôn trầm thùy miên thì phải đi kinh hành, ôm pháp này pháp nọ phá rất khổ sở. Ngoài ra chúng ta có thể xét đời sống của từng người theo hạnh thiểu dục tri túc,... Do vậy, khi biết rõ hình tướng giải thoát chính là những oai nghi đi đứng nằm ngồi tự nhiên như người nhàn hạ vô sự, nghĩa là đời sống của họ trông không khác gì một người bình thường sống trong một căn nhà nhỏ, nhưng không làm việc gì cả, chỉ ngồi chơi, đi, đứng thanh thản tự nhiên. Người tu sinh mới bước chân vào tu viện lấy hình ảnh này làm đích để nhắm tới. Khi tâm tỉnh táo sáng suốt, họ vẫn ngồi chơi tự nhiên vô sự như một người vào công viên ngồi chơi. Khi có niệm thì quán xét vô lậu Tứ Chánh Cần "ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện" Còn khi tâm không khởi niệm gì thì thôi, họ ngồi chơi tự nhiên luôn tỉnh thức biết rõ mọi vật xung quanh như một người bình thường nhưng không để tâm phóng dật và dính mắc vào bất kỳ pháp nào xung quanh. Ngồi lâu, muốn đứng dậy đi thì họ đứng dậy đi chơi thanh thản tự nhiên như một người bình thường, đi đủ rồi, họ muốn ngồi thì lại ngồi xuống. Tu hành như vậy có sướng không các bạn, rất tự nhiên, nhẹ nhàng. Tu xả tâm là tu như vậy đó. Đó mới là hình tướng của người tu đúng, tu đến đâu là thấy sự giải thoát ngay đến đó, tu tự nhiên với ý thức tỉnh táo như vậy thì làm sao lọt vào tưởng được, làm sao bị điên bị khùng được. Chỉ có những ai hiểu sai đạo Phật, phải ngồi thiền, phải nhiếp tâm, phải tập trung nhìn một đối tượng nào đó hoặc hơi thở hoặc bụng phình xẹp hoặc hình ảnh, ánh sáng, điểm nào đó trên tường, hoặc chú tâm giữ gìn các trạng thái khinh an hỷ lạc, nhìn tâm bất động,... những người như vậy là đang tu ức chế tâm, lâu ngày tưởng sẽ họat động. Hình tướng tu như vậy là tu sai, tu sai là làm khổ mình, làm khổ mình thì tâm si tăng, tâm si tăng thì ngồi gục tới gục lui, dù có phá hôn trầm thùy miên đến đâu tâm si vẫn không hết, mà ngược lại tâm si mạnh thêm. Chỉ cần thấy rõ cái sai này người tu dứt khoát bỏ ngồi thiền, chỉ ngồi chơi tự nhiên vô sự như một người bình thường trong công viên thì các bạn sẽ thấy hôn trầm thùy miên giảm đi một nửa, vì lúc này bạn đã có chánh kiến. Chánh kiến hiểu đúng về cách tu xả tâm của đạo Phật, xả tâm của đạo Phật chỉ cần sự hiểu biết thôi. Ví dụ: có người mắng chửi mình mà mình không giận họ, không nói lại một từ nào, im lặng, hoặc nói xin lỗi khi biết mình sai thì mọi việc sẽ trở nên tốt đẹp, còn nếu như mình cãi lại, mắng chửi lại thì hai bên sẽ tức giận hơn, biết đâu còn dẫn đến đánh nhau bị thương, ... Chúng ta thấy rõ chỉ cần hiểu biết đúng thì chúng ta đã xả được tâm sân giận, đã ngăn được ác pháp xảy đến. Đâu cần ngồi thiền lim dim đâu??? Người đến với đạo Phật vì hiểu lầm, nhìn các tượng đức Phật ngồi kiết già, cho nên tự cho rằng muốn giải thoát thì phải ngồi thiền như Phật. Ngồi thiền để có định. Do lầm chấp này mà ai ai cũng ngồi thiền, nhắm mắt lim dim. Nhắm mắt lim dim thì ý thức chìm mất, ý thức mất thì tưởng họat động, tưởng họat động thì tu sai. Đức Phật có dạy: "Ý làm chủ, ý tạo tác,..." Tu theo đạo Phật là tu bằng ý thức, do vậy chúng ta ngồi chơi nhưng phải giữ cho tâm luôn tỉnh thức, có tỉnh thức thì mới sống được trong chánh niệm, có sống trong chánh niệm thì mới không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sinh. Khi chúng ta thấy và hình dung rõ được hình tướng giải thoát là ngồi chơi tự nhiên thanh thản an lạc vô sự thì ngay từ ngày đầu tiên bước vào tu viện mỗi khi thân tâm không bị chướng ngại, chúng ta ngồi chơi tự nhiên vô sự là tâm đang bất động thanh thản an lạc và vô sự. Tâm chúng ta đang ở trạng thái giải thoát của đạo Phật. Khi hiểu được như vậy thì chúng ta mới thấy lời Phật dạy rất đúng: "Đạo ta không có thời gian, đến để mà thấy". Nếu chúng ta không có sự hiểu biết này thì chúng ta đang tu mù, tu điên. Cứ vào tu viện ôm pháp này tu đến ôm pháp kia tu, càng tu tâm si càng tăng, hôn trầm thùy miên càng nặng, phá hoài mà hôn trầm thùy miên vẫn còn. Sau cùng kiệt sức đành phải ra ngoài làm bếp, làm máy tính, chạy ngoài hoặc về nhà, về lại trụ xứ của mình. Tu mà không thấy sự giải thoát gì cả, vì khi phá hôn trầm thùy miên thì thân tâm đều mệt, thân tâm đều mệt mà không biết sự giải thoát nằm ở đâu thì làm gì còn động lực vượt qua khó khăn, làm gì còn động lực phá hôn trầm thùy miên. Điều này chúng ta có thể thấy rõ tại tu viện Chơn Như hiện nay. Ngay lúc ngoài khu tiếp nhận, các tu sinh chưa được học, chưa được truyền dạy sự hiểu biết về hình tướng giải thoát này. Cho nên, mọi người đến tu viện tự tu theo sự hiểu biết riêng của mỗi người, có người thì ngồi thiền kiết già, nhắm mắt lim dim, có người ngồi thiền kiết gìà nhắm mắt gục lên gục xúông, có người thì ngồi bình thường trên ghế đá nhưng cũng nhắm mắt lim dim, có người trong thất ngồi trên ghế nhắm mắt lim dim tìm các trạng thái định hoặc khinh an hỷ lạc gì đó, có người thì ôm pháp thân hành niệm đi kinh hành hết giờ này sang giờ khác trông mệt mỏi, càng đi thì hôn trầm thùy miên càng mạnh thêm chứ không bớt,... Trông tất cả rất tội nghiệp. Thiệt ra đâu phải không có người hướng dẫn, nhưng có khi sự hướng dẫn chưa kỹ lắm, chưa rõ, có khi hướng dẫn rồi nhưng không ai tin và nghe theo, bởi vì họ không tin tưởng vào người hướng dẫn, họ cho rằng vị thầy hướng dẫn kia chưa chứng đạo,... Chính sự lầm chấp vô minh tu theo đạo Phật là phải ngồi thiền đã làm mất thời gian của tôi hết 12 năm theo thầy Thích Thông Lạc. Hôm nay, sau khi đã hiểu được đúng con đường tu tập, rũ bỏ những thói quen ngồi thiền nhắm mắt lim dim, tôi thấy khỏe vô cùng, bởi vì bây giờ tôi thấy rõ sự giải thoát ngay trước mặt, suốt ngày chỉ ngồi chơi tự nhiên vô sự, sống tự nhiên như một người bình thường, các trạng thái hành tưởng cũng từ từ biến mất. Các bạn thử nghĩ xem ngồi chơi tự nhiên vô sự giải thoát hay là ngồi thiền lim dim giải thoát. Với những ai bị tưởng khi nhận rõ được sự tu đúng này thì sẽ không còn bị tưởng nữa. Ngồi chơi xả tâm với ý thức tự nhiên như vậy thì làm sao tưởng hoạt động được, cứ tu tự nhiên như vậy thì ngày này qua ngày nọ, tháng này qua tháng nọ tưởng không còn đất hoạt động nữa thì nó phải từ từ biến mất thôi. Chỉ cần chúng ta biết rõ mình đang tu tập đúng, tu tập với tỉnh thức thì tự nhiên chúng ta không còn sợ tưởng nữa, không còn sợ nó nữa và biết tưởng là vô thường, trước sau gì nó cũng hết thì chúng ta không xem trọng nó nữa, nó còn hay hết không quan trọng nữa và không để ý đến nó nữa, không để ý đến nó nữa thì nó hết lúc nào không biết. Tôi đã sống với hành tưởng hơn 10 năm, nay đã rũ bỏ được tôi rất mừng. Một người bị tưởng đã và đang sống với nó chỉ cần quyết tâm bỏ cách tu sai, quay lại con đường tu xả tâm thì sẽ thấy sự giải thoát ngay và sẽ không còn sợ tưởng nữa. Nếu là cư sĩ thì rất dễ, chỉ cần hằng ngày ra công viên, tập sống lại đời sống bình thường như mọi người, xem cách người dân ngồi chơi bình thường như thế nào, họ ngồi chơi, nhìn trời nhìn mây, nhìn người, nhìn vật, nhìn cây cỏ thiên nhiên một cách tự nhiên không gò bó. Nhưng khi tâm muốn quay vô nhìn cái gì đó trong thân thì tác ý thoát ra nhắc tâm phải ngồi chơi tự nhiên vô sự. Chúng ta có hai thời ban ngày, sáng và chiều ra công viên tu tập, hai buổi ban tối thì phải nhớ trạng thái tự nhiên ở công viên mà áp dụng tại nhà. Đến khi thuần thục thì ở nhà tu tập ngồi chơi suốt ngày. Còn người tu vào tu viện thì tại khu tiếp nhận có thể tu tập được vì tại đó các thất san sát nhau, ai cũng là người mới cho nên cách ngồi của họ cũng tự nhiên, ai cũng thích đi ra ngoài, cho nên ta lấy một cái ghế ra trước thất ngồi, quan sát mọi người, mọi vật, mọi cây cỏ thiên nhiên giống như trong công viên vậy. Quan sát nhưng không dính mắc là tu đúng, quan sát mà để dính mắc là sai. Tóm lại, hình tướng giải thóat của đạo Phật không khác gì một người bình thường, chỉ khác nhau ở cái tâm không tham, sân, si, mạn, nghi mà thôi. Khi sống độc cư thì hình tướng giải thóat là đi, đứng, nằm ngồi tự nhiên vô sự. Bất kỳ ai đến tìm sự giải thóat hãy nhắm hình tướng này mà tiến tới. Suốt ngày cũng ngồi chơi vô sự, đi thanh thản vô sự (không nên nằm vì tâm si chưa hết), khi có chướng ngại hôn trầm thùy miên thì đi kinh hành, khi hết hôn trầm thùy miên thì ngồi chơi tự nhiên vô sự hết ngày này đến ngày khác cho đến khi bất cứ thời gian tu tập nào cũng không có hôn trầm thùy miên thì chúng ta đã làm chủ tâm si rồi đó. Biết được hình tướng giải thóat sẽ giúp chúng ta tu đúng pháp của Phật là thiền xả tâm, không bị mất thời gian, xả tâm đến đâu là thấy sự giải thóat ngay đến đó. Thật ra khi một người hiểu rõ thập nhị nhân duyên, từ bỏ duyên SANH Y thì đã giải thóat 50% rồi. Chỉ vì nghiệp nhân quả quá khứ đã được huân tập cho nên khi sống độc cư chúng phải tuôn trào ra để cám dỗ chúng ta quay lại đời sống dục và ác pháp. Chỉ cần bền chí ngày đêm mỗi khi những niệm dục và ác pháp khởi lên, ta liền tác ý giữ gìn tâm bất động: "tâm bất động, thanh thản, an lạc và vô sự". Không chạy theo những niệm dục và ác pháp nữa thì dần dần những tâm niệm đó sẽ thưa dần và biến mất để lại một trạng thái tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự. Suốt ngày chúng ta vẫn sống bình thường, biết rõ không còn niệm dục và ác pháp nữa thì trạng thái tâm đang bất động thanh thản an lạc và vô sự. Nhận ra tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự là như vậy, tự nhiên hoàn toàn và khi đó chúng ta không còn sợ mất nó, không cần phải lo giữ nó vì chúng ta đang sống với tâm ly dục ly ác pháp. Chỉ người nào không hiểu cách tu, không biết cách nhận ra tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự mới lo tìm nó, khi có thì cố giữ nó, ngồi nhìn nó vì sợ mất. Còn người tu đúng, chỉ lo xả tâm thôi, xả hết niệm này đến niệm khác, đến khi không còn thấy những niệm dục và ác pháp khởi ra nữa thì cái tâm im lặng đó chính là tâm bất động, thanh thản an lạc và vô sự. |
|||