Skip directly to content

Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LẠY

Hỏi 1: Hôm nay chúng con học sang buổi thứ hai và thảo luận chỉ có hai câu hỏi, do Thầy Minh Phước nêu lên hai ý kiến là trong lúc ngồi như vậy thì Thầy có khởi lên hai ý kiến và muốn làm sáng tỏ hai ý kiến này:
Làm sao nhận thức được ý thức tưởng và sắc tưởng?

Đáp: Rất dễ, khi đang ngồi tu tập tâm bất động bỗng có một niệm khởi ra nghĩ nhớ cha mẹ đã đi Mỹ, chỉ còn anh chị ở lại Việt Nam.
Cái suy nghĩ đó gọi là Ý THỨC TƯỞNG.
Thường con người hay sống trong ý thức tưởng nhiều nhất.
Ngồi đây tư duy suy nghĩ nhớ lại người này, người khác là Ý THỨC TƯỞNG.
Ngồi đây mà thấy trước mắt hiện ra hình dáng người, ánh sáng, cảnh giới này, cảnh giới khác, đó là SẮC TƯỞNG.
Hỏi 2: Tại sao khi lạy Phật lại úp hai bàn tay xuống, còn sám hối thì ngửa tay ra? khi lạy Phật thì bàn tay xuôi về phía trước, còn lạy Thầy thì hai bàn tay đấu lại với nhau để ngang? Ý nghĩa của việc úp ngửa bàn tay hoặc để tay xuôi, đấu lại là như thế nào? Nó xuất phát từ nước nào? Ở đâu vậy?
Đáp: Lạy hai bàn tay úp xuống đưa tới năm vóc nằm dài ra là lạy theo người Ấn Độ Bà La Môn giáo, khi đến Việt Nam thì bị Việt Nam đồng hóa không còn năm vóc nằm dài mà chỉ úp hai bàn tay và đưa tới.
Trung Hoa đem văn hóa Nho giáo truyền sang qua Việt Nam cách lạy người sống và người chết nên mới có hai bàn tay để ngang nhau.
Còn lạy hai bàn tay úp hay ngửa là do Phật giáo ở Ấn Độ truyền sang qua Trung Hoa rồi từ Trung Hoa truyền sang qua Việt Nam. Phật giáo mỗi tháng có tổ chức hai ngày phát lồ sám hối, nên khi có làm lỗi lầm một điều gì thì nên xấu hổ, danh từ xấu hổ Phật giáo gọi là TÀM QUÝ. Khi làm một điều gì sai trái thì không dám nhìn mặt ai, cho  nên khi lạy sám hối thì lật ngửa hai bàn tay như để che mặt.
Hỏi 3: Qua việc trình bày của thầy Minh Phước như trên, con xin Thầy cho biết là cách xả tâm như vậy có đúng không? có chấp nhận được không? bởi vì từ trước tới nay chúng con không có học ý thức tưởng và sắc tưởng là gì? Vậy thì những niệm khởi đó có chấp nhận được không?
Và qua những băn khoăn trên đây của thầy Minh Phước, con xin Thầy có thể giải đáp giúp cho chúng con được rõ hơn không?
Con xin Thầy từ bi chỉ dạy.

Đáp: Khi tu hành xả tâm thì tất cả niệm đều đẩy lui ra khỏi tâm, chỉ có một niệm không đẩy lui, đó là niệm TÂM BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC và VÔ SỰ.


HẾT