Skip directly to content

02- TỨ NIỆM XỨ KHÔNG ĐƯỢC THÌ TU TÂM XẢ

2006 CHÁNH TƯ DUY 02- TỨ NIỆM XỨ KHÔNG ĐƯỢC THÌ TU TÂM XẢ

2006 CHÁNH TƯ DUY 02 - TỨ NIỆM XỨ KHÔNG ĐƯỢC THÌ TU TÂM XẢ

Trưởng Lão Thích Thông Lạc

Ngày giảng: 13/03/2006

Người nghe: Tu sinh nữ

Thời lượng: [47:39]

Số lượng: 20 băng

Tên cũ: CTD01B-(Nu)-VĐChọnPhápTu-TNX-TâmXả(13-03-2006)

Pháp âm: https://thuvienchonnhu.net/audios/2006-chanh-tu-duy-02-tu-niem-xu-khong-duoc-thi-tu-tam-xa.mp3

1- TĂNG DẦN SỨC TỈNH THỨC ĐỂ NHIẾP PHỤC TÂM

(00:01) Đó thì hôm nay Thầy đã trang bị cho mấy con đủ rồi, cách thức đi nãy các con thấy hết không? Ờ thấy rồi. Bây giờ cái ngồi thì mấy con khó nhận quá, bởi vì Thầy sợ mấy con khó. Còn cái đi hồi nãy, mấy con thấy cái thân Thầy nghiêng qua, nghiêng lại phải không? Các con thấy rõ ha. Thì bây giờ các con muốn tu Tứ Niệm Xứ thì mấy con phải về tập cái này lại. Tập cái đi trước, rồi đi được rồi, bắt đầu mới ngồi. Bởi vì cái ngồi mà Thầy ngồi Thầy hít thở, thật ra cái thân của Thầy nó rung động thì mấy con không có thấy được đâu.

Bởi vì cái sức tỉnh thức của mấy con nó không có tỉnh cao lắm. Còn nếu bây giờ mà mấy con từng người mà mấy con ngồi, đi đó thì ít ra, thì cũng phải ba mươi phút một người để mà Thầy kiểm nghiệm. Trong khi đó Thầy phải giữ cái tâm Thầy bất động để mà quan sát cái sự nhiếp tâm, quán ở trên thân của mấy con thì mới nắm vững được. Coi trong khi đó mấy con tu từ phút thứ nhất cho đến phút ba mươi, để xem coi có từng cái niệm gì xảy ra trong đó không?

Thì cái này nó mất công mất thời giờ Thầy quá lớn. Mà trong cái số người mà ngồi đây, mà cứ người nào cũng ba mươi phút không mà kiểm, thì chắc chắn là Thầy không có thời giờ rồi. Có phải không? Cho nên Thầy nghĩ rằng mấy con tu, mấy con quán thân trên thân mấy con, bây giờ mấy con nương vào hơi thở mấy con cảm nhận thân. Mà có niệm thì mấy con biết, chứ sao lại mấy con không biết? Mà biết tức là mấy con chưa nhiếp phục được, tức là mấy con quán thân sai hoặc là quá sức của mấy con. Quá sức.

Cái sức của mấy con, thí dụ như cỡ chừng năm phút mà mấy con tu mười phút là mấy con cũng bị rồi. Nó lờ mờ rồi chứ không có gì, tức là nó không có tỉnh. Cũng như cây đèn mà nó pha, mà bây giờ nó hết điện rồi, cho nên nó mờ rồi, nó soi không có rõ nữa rồi. Phải không? Bởi vì cái sức của mấy con nó đủ sức nó pha trong năm phút thôi, mà bây giờ tăng thêm nó mười phút thì cái số điện nó lại hết rồi, cho nên nó lại mờ. Nó mờ thì nó quán nó không có rõ. Nó không rõ thì nó làm sao nó nhiếp phục tham ưu được? Cho nên nó có ưu phiền nó tác động vô.

Các con thấy chưa? Cho nên cái sức của mấy con nó chưa đủ, thì mấy con tu ít đừng có tu nhiều mà nó không có cụ thể rõ ràng. Cho nên vì vậy mà Thầy mong rằng mấy con sẽ về đọc lại mấy cái tập này, rồi mấy con tập, rồi mấy con ghi. Đừng có ghi lung tung, đừng có hỏi cái chuyện trên trời dưới đất, mà hỏi ngay cái chuyện quán thân trên thân thôi.

Cái chỗ tu tập này đây, đừng có hỏi cái chuyện năm xưa, cái chuyện gì ở đâu đó. Đừng có hỏi nào nào là những cái câu kinh câu kệ gì, đừng có hỏi cái thứ đó. Mà hỏi ngay cái chỗ pháp tu này, cái này là quan trọng nè. Bây giờ con tu Tứ Niệm Xứ nè, con thấy con nhiếp như vậy đó, nó như thế nào, thế nào, thì cứ nói rõ cái đó ra đi, đúng hay sai xin Thầy xác định cho con. Rồi Thầy nói sai phải tập lại, thì cứ về tập lại, chứ đừng có thối chí. Nó có vậy thôi.

Thì mấy con sẽ một thời gian một tháng, hai tháng, khi mà quán được rồi. Mà một tháng, hai tháng mấy con quán được rồi thì, mấy con sẽ thấy cái chứng đạo của mấy con bao xa. Bởi vì quán được thì nó nhiếp phục được tham ưu chứ gì, thì nó sẽ đâu có lâu. Chứ đâu phải ngồi đó mày mò đâu mà hoài đâu, mà bây giờ chỉ tập quán cho được thôi. Đừng có nghĩ bây giờ tôi tu như thế này sai, mà trong khi đó tập như vậy đó, muốn quán cho nó được như vậy đó thì mấy con phải giữ độc cư. Chứ mấy con không giữ độc cư thì mấy con quán không được đâu.

Bởi vì nó thanh tịnh thì mấy con mới lắng nghe được nó và mình luôn luôn tập trung vào cái thân của mình, thì mình sẽ thấy được rõ ràng. Đó thì hôm nay, trong cái vấn đề mà tu tập như vậy, Thầy nhắc nhở như vậy để rồi mấy con sẽ về, mấy con sẽ đọc lại những cái điều kiện cần thiết cho cái sự tu tập của mấy con.

2- CHỌN TU TÂM XẢ

(3:33) Trưởng lão: Đó thì, còn ở đây mấy con hỏi Thầy phải không? Trong cái câu hỏi này thì con hỏi Thầy, thì con tu về tâm xả hả con?

Tu sinh: Con tu Tâm Xả.

Trưởng lão: Tâm xả. Bởi vì con ngồi đó mà giặc nó đến thì con quyết tử để đối nó thì tức là có giặc. Còn tu Tứ Niệm Xứ là không có giặc tới, giặc không có tới được. Không có một cái mặt nào mà xen vô trong Tứ Niệm Xứ chúng ta được hết.

Bởi vì Trên-Thân-Quán-Thân, cái phương pháp quán đó đó, quán thân là nó ngăn chận không còn giặc nào mà xen vô, cho nên nó nhiếp phục tham ưu hết.

Cho nên nó khác. Còn bây giờ tu Tâm Xả thì sẵn sàng chiến đấu, tôi ngồi chơi. Con hiểu không? Đó là con tu Tâm Xả, con. Từ cái đi, cái thức dậy rồi đi đó, đều là tu Tâm Xả hết, chứ không phải tu Tứ Niệm Xứ. Nếu mà con tu như vậy thì nó cũng sẽ thấy nó quay vô ở trên cái thân của con, nhưng mà nó có những chướng ngại pháp. Còn cái tu Tứ Niệm Xứ là mình chủ động điều khiển hoàn toàn, nghĩa là tôi quán thân tôi, thì tất cả những cái kia đều không lọt vô.

Rồi, bây giờ tôi tập quán thôi, chứ chưa phải đâu, tôi tập cho được. Tôi tập được rồi thì tôi mới kết hợp bốn oai nghi này thì trong một đêm hoặc là trong hai mươi bốn tiếng đồng hồ thì tôi thành tựu. Đó là cách thức như vậy. Đây con, Thầy trả lại cái tập giấy của con. Cho nên con tu Tâm Xả như vậy rất tốt con. Điều kiện mình không thể mình nhiếp tâm ở trên thân của mình mà tu Tứ Niệm Xứ, thì mình tu Tâm Xả như vậy là hoàn toàn là tốt.

Trưởng lão: Đầu hôm này ở ngoài cái xóm con, ba cái ông mà nhậu rượu này sao mà ông hát lớn quá.

Tu sinh 1: Hát lớn quá.

Tu sinh 2: Đám cưới Thầy ạ.

Trưởng lão: Như vậy là mấy con nhiếp tâm ở trên Tứ Niệm Xứ không vô rồi.

Tu sinh 3: Dạ con nhiếp được, không sao Thầy.

Trưởng lão: Còn con mà tu Tâm Xả thì con chiến đấu tận cùng. Tức là lúc bây giờ mà bị động đó, con phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng kêu nó quay vô. Tức là nó sẽ giữ được cái thanh thản của nó khi nó quay vô, nó giữ thanh thản của nó. Chứ hồi hôm này cái xóm ngoài đó, ở đây mà Thầy nghe đó thì ở ngoài con thì đủ hết. Nghĩa là không có lọt được, mà mấy ông nhậu này sao mà họ karaoke dữ quá không biết, thành ra nó làm động mình dữ lắm. Nhưng không sao đâu, cho mấy ông vài bữa khan tiếng là hết. Khỏi.

(6:01) Được rồi, con tu Tâm Xả con, con cố gắng con tu, thế nào cũng tới. Tức là tu theo Mật Hạnh thì nó sẽ đến nơi đến chốn.

Con cũng tu Tâm Xả đó con. Con đem mổ xẻ từng niệm ra đó để mà con xả nó đó.

Tu sinh 4: Con bạch Thầy là con tu Tứ Niệm Xứ thì con quán thân rồi nhưng mà Thầy chưa dạy cái liên hợp của bốn cái. Thế thành ra con mới tu được cái tướng ngồi và tướng đi, thế trường hợp tu chưa xong đến khi mà con ngồi con đi thì nó không có mà nó hoàn toàn tĩnh lặng mà nó không có niệm gì như con đã trình với Thầy, Thầy đã ghi rồi.

Thế nhưng mà vì chưa được cái liên kết đấy cho nên là, mà thứ hai nữa là con hơi bị tham tức là con cứ ngồi. Con nghĩ là cứ phải ba mươi phút, cho nên con ngồi ba mươi phút. Mà cái thể lực của con, con chỉ ngồi được đến mười năm, hai mươi phút thôi thì nó không đau. Nhưng con ngồi đến ba mươi phút thì chân tê nhức lại đau. Thì con lại cứ từ cái nọ sang cái kia, con lại nghỉ thời gian, nghỉ cho đến khi thời gian nghỉ thì các cái thọ nó đến hoặc là cái niệm nó đến thì con phải xử lý. Vâng, con bạch Thầy là bây giờ Thầy nói cứ năm phút hoặc mười phút thôi thì cứ liên tiếp bốn cái này thì con xin Thầy con tu Tứ Niệm Xứ ạ.

Trưởng lão: Rồi được như vậy thì tốt đó con. Bây giờ đây là cái trường hợp mà con ghi vô đây đó, là còn phải xả này kia rồi đó. Nhưng mà khi mà con liên kết được với bốn cái oai nghi rồi đó. Cứ mỗi khi đó con tu năm phút, năm phút, năm phút, năm phút. Cứ năm phút, năm phút thì tức là con sẽ xả hết. Con sẽ hoàn toàn ở trên Tứ Niệm Xứ con nhiếp phục được hết tham ưu, nó không còn chạy đến chỗ con. Mà cái pháp này rất là hay, nhưng mà phải tu nó nhiếp mà quán cho được cái thân của con. Mà quán được thì con thấy, khi mà quán được nó không có một niệm nào mà xen vô hết. Nó không chướng ngại nào mà vô được, nhưng mà nó phải tu bốn oai nghi của nó đó con.

3- VÀO ĐẾN TỨ NIỆM XỨ CƠ THỂ KHÔNG CẦN NGỦ

(07:46) Tu sinh 4: Con bạch Thầy là con muốn hỏi Thầy thêm một cái vấn đề này. Tức là mấy ngày con tu cái Tứ Niệm Xứ này, thì con thấy nó xuất hiện như thế này, mà con định áp dụng như thế có đúng hay có nên hay không nên? Con muốn hỏi Thầy thêm, thì con muốn trình Thầy thêm dạng cái đi mà con đã áp dụng cái đi, cho nên con phải hỏi Thầy đúng hay sai. Thầy sẽ trả lời cho con rồi con cứ thế con tiếp tục tu. Nhưng mà vì nó có hai cái cách rồi cho nên là con bạch Thầy là con thấy cái khoảng thời gian mà hôn trầm của con, con thấy như thế này: trước là con bắt đầu từ mười một giờ con bắt đầu đi ngủ, một giờ con bắt đầu dậy thì…​

Có những hôm nó hoàn toàn nó tỉnh thức một cách rất là tốt, cho nên con mới thức luôn thâu đêm, nhưng mà con chỉ có hai cái tư thế, thì con nằm, con ngồi; con nằm, con ngồi trên cái giường thôi. Thế thì thưa Thầy là con bắt đầu con mới thử nghiệm là cứ một tuần con đánh thâu đêm hai ngày liền, sau con lại nghỉ. Thì thưa Thầy, con bạch Thầy là có nên như thế không? Hay là cứ chỉ một giờ đến hai giờ, hay từ mười một giờ đến một giờ thôi. Như khi nào nó thuận cái cơ thể nó đầy đủ cái sức lực rồi mình mới xả luôn cái ngủ luôn? Hay là mình cứ như thế rồi bắt đầu mình tăng dần?

Trưởng lão: Không được con, con tu vậy không được. Con tu giờ nào ra giờ nấy. Nghĩa là mười một giờ đi ngủ, rồi hai giờ thức dậy, thì cứ như vậy là giữ đúng. Hay hoặc mười giờ đi ngủ, rồi hai giờ thức dậy, là cứ giữ đúng giờ giấc nó thôi. Con cứ giữ cho đúng giờ và cứ như vậy cho đến khi mà con kết hợp bốn oai nghi con. Bốn oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi đều quán trên thân con hết được, thì lúc bây giờ đó mà con mới tăng luôn, con đánh rốc luôn hết.

Con thấy rằng cái quán thân của con nó sẽ nhiếp phục được tất cả những cái chướng ngại pháp đó hết. Thì bắt đầu con kết hợp, con sẽ quyết định là con sẽ tu…​ Con sẽ kéo giờ luôn từ giờ này đến giờ khác không cần ngủ nữa. Bởi vì con nằm đó là con đã nghỉ rồi, con nghỉ mà nghỉ trên sức tỉnh thức của con rồi. Cho nên cơ thể con nó không phải là nó thiếu ngủ đâu. Nó nằm nó yên đó là nó nghỉ đó. Thì nó nghỉ là tức là nó phục hồi cái sức lực của cơ thể con rồi.

(09:43) Còn cái tâm con nó hoàn toàn, nó tỉnh nó không có khởi niệm gì hết. Hoàn toàn nó luôn luôn nó thấy được cái thân con. Tức là nó tỉnh nó mới thấy được toàn thân con. Nó cũng đang nghỉ đó con, cho nên nó khỏe, nó sung mãn lắm. Cho nên khi mà tu Tứ Niệm Xứ được rồi thì nó, cái cơ thể của chúng ta nó sung mãn vô cùng lận, nó không có thiếu cái sức, nó không mất sức, nó không có dụng công gì nhiều đâu. Cho nên trong cái sự tu tập này đó, khi mà bốn cái oai nghi này mà kết hợp được rồi thì con sẽ đánh rốc luôn, con khỏi cần ngủ. Đánh luôn.

Còn bây giờ nó chưa, giờ giấc con phải nghiêm chỉnh, nó chưa trọn. Kêu là Tứ Niệm Xứ quán trên Tứ Niệm Xứ nó chưa trọn. Nó được oai nghi này, mà oai nghi khác nó chưa được thì lúc bấy giờ con hãy tập cho nó trọn vẹn. Mà khi mà nó trọn hết bốn oai nghi rồi thì chúng ta kết hợp nó vô thành một cái cỗ xe của nó, để cho nó chạy đó. Thì cỗ xe Tứ Niệm Xứ đó, thì coi như là liên tục của nó thì con thành công. Cho nên vì vậy mà bây giờ tập, quyết tâm tu Tứ Niệm Xứ thì phải vậy.

Còn hiện bây giờ đó, thì những cái thì giờ mà nó nghỉ xả đồ đó, để hồi mình tu tập Tứ Niệm Xứ mình quán trên thân, thì nó không có niệm rồi. Nhưng mà khi mà xả nghỉ thì nó có. Nó có thì mình muốn để cho nó được bình an, thì con dụng cái pháp quán là tư duy hay Định Vô Lậu. Hay hoặc là các cái pháp khác như là “an tịnh thân hành” để đẩy lui những cái mỏi mệt trong thân con thì đều được hết. Nhưng mà sau mà khi kết hợp mà tu Tứ Niệm Xứ rồi, mà kết hợp liên tục rồi thì không có được pháp gì xen vô hết, chỉ duy nhất có Tứ Niệm Xứ mà thôi. Như vậy là mấy con, người nào mà thích cái pháp nào thì mấy con phải nỗ lực tập cái pháp đó.

Còn cái pháp Xả nó cũng rất là tuyệt vời đó mấy con. Nó trở về mấy con sẽ thấy, khi nó trở về nó quay lại. Nó xả nó xong rồi, nó bình an rồi nó quay trở lại nó, thì nó thấy nó rất rõ ràng hơn hết. Nó rất rõ ràng, nó thấy cái thân nó rất rõ ràng. Nó ở trên cái thân của nó mà mình không trụ vào cái chỗ hơi thở, không trụ vào cái chỗ nào hết, để tự nhiên nó bình an, nó ở trên đó, thì nó thanh thản, an lạc, vô sự. Cái tâm xả nó cũng vậy thôi. Con như Liễu Châu con tu thì con cũng thấy cái điều đó. Có phải không?

Khi nó trở về thanh thản rồi, con thấy nó ở đâu? Nó phải ở trên thân con, chứ nó không cách nào khác. Mà chúng ta không phải quán thân như là cái pháp Tứ Niệm Xứ. Nhưng mà nó cũng tự nó, nó quán, tự nó ở trên đó nó thấy. Bởi vì nó ở đâu thì nó thấy đó. Tâm của chúng ta nó ở đâu thì nó thấy đó, cho nên nó nhẹ nhàng lắm. Mà hễ có mặt người nào mà xuất hiện ra thì nó đuổi, mà không có thì nó ngồi nó chơi. Nó ngồi nó chơi, nó chơi với nó. Nghĩa là nó nhìn nó, nó chơi thôi, chứ nó không có chơi với ai hết.

Đó là cách nó chơi với nó, tức là nó sống độc cư với nó. Mà nó an trú, nó thích thú một mình nó, không muốn nói chuyện với ai hết. Cái người mà tu Tâm Xả không thích nói chuyện, nó không thích nói chuyện. Mà khi mà có người nào mà nói chuyện với nó rồi đó, thì nó lôi đi. Rồi khi mà trở về thì nó hơi nhọc nhằn một vài bữa một chút xíu, rồi nó cũng trở về với cái Tâm Xả của nó, chứ nó cũng không khó khăn lắm. Bởi vì nó xả Vô Lượng Tâm mà, cho nên nó có gặp khó khăn thì nó cũng cố gắng nó xả ra hết.

(12:34) Trưởng lão: Ở đây còn Huệ Ân. Theo con, Huệ Ân thì con giữ tâm thanh thản, an lạc, vô sự của mình thôi. Lúc nào mình cũng nhắc: “Tâm thanh thản, an lạc, vô sự”. Rồi con tập dần bảo cái hơi thở, tịnh chỉ ngưng đi. Rồi bắt đầu con giữ thanh thản để từ từ coi thử cái hơi thở con nó ngưng được mức nào hay mức nấy thôi. Còn lúc nào con cũng nhớ rằng con xả thôi. Coi như là con tu xả thôi, chứ còn con không có quán ở trên-thân-quán-thân đâu, mà con tu xả. Có chướng ngại thì như cái thân con đau nhức chỗ nào thì con dùng pháp con xả cái chướng ngại đó.

Còn cái tâm con nó có cái niệm gì, thì con dùng cái pháp con xả thôi, rồi trở về với thanh thản, an lạc, vô sự. Con chỉ có cái pháp đó duy nhất vậy thôi, không có gì hết. Với con tập thêm để tịnh chỉ hơi thở, để lúc mà nó ra đi thì con chủ động được cái hơi thở con bảo thêm thắt.

Sư cô Huệ Ân: Dạ tập đó hết, còn tập khác nữa Thầy.

4- ĐỪNG CHÚ Ý CÁC TRẠNG THÁI HỶ LẠC

(13:30) Trưởng lão: Vậy hả con? Chỗ này hết rồi con, có chút đây.

Sư cô Huệ Ân: Dạ rồi.

Trưởng lão: Cho nên con chỉ có tập bấy nhiêu đó thôi con. Con đừng, không có tập nhiều, cho nên bây giờ sức khỏe của con càng ngày càng suy yếu. Vừa rồi thì ở đây có thầy Như Hải về đây, là cái người đầu tiên mà về đây. Thầy về đây với ba vị nữa, đều về đây. Đầu tiên ở Tu viện này tiếp nhận bốn vị, thì trong đó có thầy Như Hải. Thầy Như Hải năm nay, thầy vừa mùng bảy rồi đó thầy đã tịch rồi, thầy đã chết rồi. Thầy cũng được tin thầy đã mất rồi.

Cho nên cái người mà, bốn người đầu tiên về đây, sáng về đây thì trưa thì công an mời ra huyện ở. Đó là những cái kỷ niệm đầu tiên ở cái Tu viện này. Khi mà mở cửa để mà đón nhận tu sĩ về đây, thì bốn người đều được mời ra ngoài công an hết, mời ra làm việc. Cho nên thầy Như Hải là một người đã được ở ngoài huyện, đã nghỉ ở ngoài đó. Trưa nay mời thì trưa mai mới thả cho về. Ở ngoài ngủ được một đêm muỗi cắn gần chết, mà bây giờ thầy đã tịch rồi. Còn mấy người kia thì họ còn sống, chưa chết, chỉ có thầy Như Hải là đã ra đi rồi.

Và cũng là một cái điều mà thầy cũng là người tích cực, rất là ham tu. Thầy xin nhắc lại, ham tu. Nhưng mà có cái điều là thầy bị lọt vào trong cái trạng thái tưởng. Mà thầy ngồi thầy thích thú lắm, nó an trú trong cái tưởng. Cho nên vì vậy mà Thầy khuyên hãy xả ra. Nhưng mà thầy nói an trú nó khỏe quá mà xả thì uổng! Cho nên đi đâu thầy cũng mang theo cái trạng thái đó. Thầy ngồi thì nó an lạc lắm, nhưng mà thầy không chịu xả. Thầy nói không được, phải xả để tới khi mình làm chủ được sanh, già, bệnh, chết thôi, chứ không phải là tìm cái lạc như vậy cả.

(15:25) Nhưng mà thầy nói với Thầy: “Là bây giờ, mình tu từ nào tới giờ nó đi đến cái chỗ này, nó cũng không phải là dễ, mà được an lạc như thế này thì nó là hạnh phúc rồi”. Theo thầy thì thầy nói: “Tôi tu được như vầy, tôi thấy tôi cũng thỏa mãn rồi, không còn đòi hỏi”. Cho nên khi thầy chết thì thầy cũng được an ổn, nhưng mà có cái là không làm chủ sự sống chết thôi. Có cái không làm chủ. Thầy bị bán thân. Vừa rồi thầy bị bán thân, nhưng mà nhờ cái cách thức tu tập, rồi nhờ cách thức đuổi bệnh, mà thầy cũng đi được. Nhưng mà cái miệng thầy hơi méo, nó giật qua nó méo một chút.

Mà thầy nói cái giọng nó hơi khó nghe. Nghĩa là cũng mạnh trở lại rồi, nhưng mà khó nghe. Tới bữa mùng bảy rồi thì thầy đã tịch. Và đồng thời ở ngoài đó thì cái người em của thầy đó, là báo cho Thầy biết là thầy tịch cũng bình an không có sao hết. Trong khi tịch thầy cũng tỉnh táo và đồng thời thì ngày mùng bảy chết, ngày mùng tám thiêu. Thiêu rồi đem cái tro đó mới rải xuống biển. Bởi ở đó, ở ngoài Nha Trang mà, là đem rải xuống biển hết. Coi như là thầy bây giờ mát lạnh ở dưới biển (Thầy cười). Còn ở đây thì mình không có biển, chắc chắn là mình phải chôn trong đất rồi. Chứ còn không có chạy đi đâu khỏi. Thì đây là những cái phần mà Thầy đã trả lời mấy con.

Thầy xin nhắc lại, khi mà tu Tứ Niệm Xứ đó, khi mà chúng ta quán được thân thì nó có cái trạng thái Hỷ Lạc. Nhưng mà trạng thái Hỷ Lạc chúng ta đừng có chú ý trạng thái Hỷ Lạc. Chúng ta biết có lạc, chứ không phải không hỷ lạc. Có ham tu, có thích tu nhưng chúng ta đừng có chú ý nó mà chúng ta hãy chú ý trên thân của chúng ta thôi.

Tức là quán thân thôi còn có Hỷ Lạc kệ nó, chẳng lo gì hết. Bởi vì cái Hỷ Lạc của nó đó, đó là nó xuất hiện qua cái Thất Giác Chi. Khinh an giác chi, Hỷ giác chi đó thì cho nên nó có cái hiện tướng đó, nhưng mà chúng ta đừng có chấp. Đừng chấp mà cứ trụ tâm vào chỗ đó thì sai. Cho nên chúng ta chỉ lo quán cái thân thôi. Có có không có kệ nó chỉ biết quán thân thôi.

Bởi vì mục đích chúng ta quán thân để nhiếp phục, cho nên nhiếp phục những cái ưu phiền. Còn cái lạc của nó là trong cái Thất Giác Chi nó phải xuất hiện thôi, chứ không có gì, nhưng mà chúng ta đừng có chú ý. Mà chú ý thì nó sẽ bị tưởng, nó sẽ bị tưởng lạc, Xúc Tưởng Hỷ Lạc. Nó không thành giác chi nữa mà nó bị sai. Bởi vì chúng ta chú ý, chúng ta thấy thích thú mà do thích thú tức là nó còn dục. Còn chúng ta không chú ý, chúng ta chỉ cần biết quán thân thôi. Mặc, có lạc không lạc cũng được không cần thiết, cái thứ đó không cần. Do đó thì mấy con sẽ thành tựu.

Hỏi: Con tu Tứ Niệm Xứ thì hợp với con, nhưng nó có dẹp được cái đầu có lúc bị bồng bềnh không thưa Thầy? Và nó có ảnh hưởng gì đến thần kinh con không? Cô Liễu Huệ 1 hỏi thầy.

Trưởng lão: Thật sự ra thì khi mà tu Tứ Niệm Xứ thì không có cái gì mà xảy ra được ở trên thân con hết. Bây giờ trong khi mà nó còn những cái trạng thái đó đó, thì con phải tu xả trước cái đã con. Xả cho hết, rồi con mới nhiếp vô Tứ Niệm Xứ thì nó không có. Bởi vì trước kia, chắc có lẽ là con trụ ở trong cái, ở đầu con hay như thế nào đó mà nó làm cho con bồng bềnh phải không?

Sư cô Liễu Huệ 1: Dạ, con niệm Phật nhiều quá, con bạch với Thầy rồi.

Trưởng lão: Bây giờ hết chưa con?

Sư cô Liễu Huệ 1: Nó cũng vẫn, lâu lâu nó bị bềnh bồng chao đảo một chút thưa Thầy.

Trưởng lão: Nó cũng là một cái phần ảnh hưởng của thần kinh đó con. Chứ nó, cái dạng đó là nó cũng có phần ảnh hưởng thần kinh, nhưng mà nó cũng trôi thôi chứ không có gì đâu. Thì khi mà bị như vậy đó, thì con tác ý bảo nó trở lại bình thường, đừng có bồng bềnh trên thân mình nữa thì nó sẽ được.

Thì con hỏi: “Con tu Tứ Niệm Xứ thì hợp với con, nhưng nó có dẹp được cái đầu có lúc bị bồng bềnh không thưa Thầy? Và nó có ảnh hưởng gì về thần kinh con không?”.

Nó đúng là nó cũng không có sao đâu con. Nhưng mà có cái điều kiện là khi mà nó còn có chướng ngại như vậy đó thì mặc nó, con cứ con quán ở trên thân con thôi. Để một lúc con quán ở trên thân con thì nó tự nhiếp phục được à. Nó tự nhiếp phục được, chứ không có gì đâu con, nó nhiếp phục được hết. Thì nó không sao, một thời gian sau nó sẽ dẹp hết những cái đó con, nó dẹp hết những cái bồng bềnh đó. Mấy con có những cái điều kiện mà lạ đó, thì có dịp Thầy sẽ cho biết. Cho biết cái người nào mà có cái trạng thái mà lạ, mà tu Tứ Niệm Xứ. Mấy con tu Tứ Niệm Xứ mà nó có những hiện tượng mà xảy ra lạ đó, thì Thầy sẽ kiểm, Thầy sẽ, Thầy giúp đỡ cho mấy con thêm cái phần đó.

5- CẢM NHẬN SỰ RUNG ĐỘNG CỦA THÂN

(20:51) Hỏi: Kính bạch Thầy, vì chân con còn đau và cổ con lúc đó quay qua quay lại và ngước lên đau quá, nên con dùng pháp đuổi những chướng ngại trước. Khi thì con dùng Định Niệm Hơi Thở đuổi, con tác ý: “Thọ là vô thường, cái cổ hãy trở lại bình thường, trở lại không được đau nhức nữa, hai cái đầu gối phải trở lại bình thường, đau nhức hãy lui đi. An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”. Cứ như vậy chừng mười phút con xả nghỉ.

Khi thì con dùng Thân Hành Niệm, đưa cánh tay ra đuổi, con tác ý: “An tịnh thân hành”. Con tiếp tục tác ý như vậy cũng chừng mười phút, rồi con nghỉ. Bây giờ cổ và chân con đã hết đau. Nhưng nếu tu ít thì được, chứ tu nhiều con phải ngồi ghế, ngồi ghế ít đau chân hơn. Con tu Tứ Niệm Xứ mười phút nghỉ một phút, trong ba mươi phút con tác ý: “Tâm thanh thản, an lạc, vô sự, cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra”. Bắt đầu con nghỉ, nghỉ một giờ. Thở từ trên đầu con hít vô, hơi thở từ đầu xuống chân. Rồi con đặt hơi thở từ dưới chân con thở ra hơi thở theo chân lên đầu.

Càng tu con càng thấy tỉnh hơn và thích tu hơn. Có lúc con tu hơn luôn ba mươi phút không nghỉ, nhưng chỉ tu thử sức thôi. Kính bạch Thầy, con tu từ từ chỗ chậm chậm chỉ biết hơi thở lên xuống từ đầu đến chân và từ chân lên đầu, chứ không có cảm giác gì hết, như vậy có đúng không thưa Thầy? Con cảm ơn Thầy!

Trưởng lão: Con tu như vậy nó sai con. Bởi vì con chỉ thấy cái hơi thở nó đi lên đi xuống, mà con cảm nhận được cái sự rung động của nó. “Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít ra”. Tức là con sẽ cảm nhận sự rung động đó con. Chỉ có cảm nhận sự rung động thôi. Hít vô cái mấy con thấy cảm nhận của toàn thân của con bằng cái rung động nhẹ ở trên đó thôi. Bởi vì cái thân, cái hơi thở con hít vô, nó có sự rung động của nó, chứ nó không phải. Nó rung động thì cảm nhận cái sự rung động, cố gắng cảm nhận sự rung động.

Đừng có thấy cái hơi thở mà chạy lên chạy xuống. Thấy hơi thở chạy lên chạy xuống coi chừng bị tưởng con, nó sai. Cho nên mình tập quán thân là tập cảm nhận cái thân. Mà đức Phật đã dạy: “Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra”, đó là cái lời của đức Phật dạy rồi. Cho nên chúng ta làm đúng theo cái lời dạy, đừng làm sai. Cảm giác tức là cảm nhận cái thân của mình, con hiểu không?

Thì đừng có mình cảm thấy cái hơi thở mình đi lên đi xuống, mà cảm nhận cái sự rung động của nó. Cho nên trong cái bài Thân Hành Niệm thì đức Phật đã xác định rất rõ: “Cảm giác thân hành tôi biết tôi hít vô”, thân hành đó phải rung động của cái thân. “Cảm giác thân hành tôi biết tôi hít vô, cảm giác thân hành tôi biết…​”. Đó là để xác định cho chúng ta thấy cái sự rung động của cái thân, chứ không phải thấy cái hơi thở chạy lên chạy xuống, thì như vậy chúng ta tu mới đúng.

Hỏi: Khi quán thân con không có nhìn hơi thở mà vẫn biết. Khi hít vô thì cái ý chỉ biết quan sát từ đầu xuống chân và khi thở ra thì cái ý biết quan sát từ chân lên đầu. Như vậy, phải không thưa Thầy?

Trưởng lão: Đúng, cái đó là đúng đó con. Tức là mình quan sát, nhưng mà quan sát là mình đứng mình nhìn nó với một cái tự nhiên, chứ không phải chạy con, chạy nó cũng sai nữa. Chạy nó thành ra chuyển pháp luân. Cho nên mình không có chạy theo, không chạy từ từ từ từ, chạy xuống rồi chạy lên chạy xuống vậy. Mới đầu thì mấy con bị cái trường hợp mà hay chạy, chạy theo. Còn cái này không. Mình hít vô cái mình cảm nhận từ trên đầu tới dưới chân này, mà không thấy cái hơi thở luồn ở trong đó, thì tập như vậy nó mới đúng, ráng cố gắng tập.

Muốn tập như vậy thì mấy con tập đi trước, bởi vì cái hơi thở nó khó lắm. Là do cái mình cứ mình ngồi, mình thấy y hình như là cái hơi thở nó chạy luồn, chạy trong thân của mình, thì nó bị tưởng mất. Cho nên mấy con tập cái độ nghiêng, cái độ rung rinh cái thân của con đi, thì mấy con dễ tập. Để tập cái đó, cái phần thô đó. Bởi vì cái thân nó đi nó thô lắm, cho nên nó dễ nhận ra. Mà khi mà tập mà nhận ra được rồi, thì mấy con sẽ dễ dàng lắm mấy con, dễ dàng khi ngồi nó sẽ nhận.

6- TU TÂM XẢ THUỘC KHÔNG ỨC CHẾ TÂM

(25:52) Hỏi: Ngoài giờ tu có lúc con cũng quán như vậy có đúng không?

Trưởng lão: Không. Trong khi tu thì mình phải tu có giờ giấc đàng hoàng. Còn nghỉ xả thì mình có thể ở trên Tứ Chánh Cần, mình ngăn ác, diệt ác nó được rồi. Thôi mình khỏi cần nữa con.

Diệu Đức một lúc nữa sẽ ở lại hỏi Thầy thêm cái phần là con muốn có những cái trạng thái của Tưởng, để hỏi Thầy coi nó đúng hay sai, thì lúc nữa hỏi. Con, Hạnh Từ hỏi Thầy.

Sư cô Hạnh Từ: Con chỉ có tu Tâm Xả, con ghi vô đó thôi, chứ con không có hỏi gì hết Thầy.

Trưởng lão: Vậy hả con? Cái này là Tâm Xả của con thôi? Con ráng, nếu mà chấp nhận Tâm Xả thì ráng mà tu cái Tâm Xả con. Tất cả những chướng ngại gì đó thì cứ mình xả. Mình xả rồi, tự nhiên nó thanh thản, thì nó trở lại thân con chứ không có đâu hết. Lưu ý cái phần tâm xả thì dễ thôi không có gì, nó không có khó. Khó là ở chỗ Tứ Niệm Xứ, nó khó con.

Chứ còn xả thì nó không khó. Bởi vì xả thì mấy con biết rằng ngăn ác, diệt ác, sanh thiện, tăng trưởng thiện nó trên Tứ Chánh Cần rồi, nó không khó đâu. Cái đó nó không có bị, mình không bị ức chế tâm, mình không bị trụ tâm, mình không có chỗ nào hết, nó dễ lắm. Tâm Xả mình ngồi chơi. Con thấy ngồi chơi vậy mà có chướng là xả, không chướng là thôi, đâu có gì đâu, thành ra nó rất là đơn giản. Bây giờ hết rồi phải không mấy con? Coi như là Thầy trả lời xong cho mấy con hết rồi.

Tu sinh: Con hỏi nữa Thầy.

Trưởng Lão: Còn ai hỏi gì nữa không? Con hỏi đi.

Theo Thầy thiết nghĩ, Thầy gợi ý giúp con ha, thì con nên mà tu tâm xả hơn, bởi vì con hay bị tưởng đó. Giờ hễ nếu mà con quán ở trên thân con, con quán con trụ trên đó thì nó sẽ sinh tưởng ra. Cho nên tốt hơn mình tu Tâm Xả rồi tự nó, cái tâm của con nó sẽ quán ở trên thân con, thì nó hay hơn. Và vì vậy mà nó không có bị các cái trạng thái Tưởng. Bởi vì con hay bị tưởng đó, cho nên vì vậy mà con tu Tâm Xả, chỉ xả thôi, ngồi chơi. Nhưng mà nó cũng sẽ tới nơi tới chốn một cách rất là dễ dàng, không khó nữa.

Chớ ông Châu Lợi Bàn Đặc ông cũng tu Tâm Xả, tức là ngồi quét tâm chứ không có gì, cho nên đó là cái mục đích quét tâm. Còn cái tu Tứ Niệm Xứ nó khác, nó phải là tu thật sự, là nó luôn luôn nó tập quán ở trên thân nó. Cho nên nó bám chặt ở trên thân nó, cho nên nó rất khó. Cho nên người bị tưởng thì hễ mà trụ vô mà quán ở trên thân nó thì nó bị, nó sanh ra tưởng rồi. Cho nên theo Thầy thấy con nên, mặc dù hiện giờ có lúc rồi con thấy cái Tứ Niệm Xứ con rất rõ, chứ không phải không. Nó quán rất rõ, nhưng mà nếu mà con đặt tâm mình quán trên đó thì con bị tưởng, bị tưởng thì không được đâu. Thì theo Thầy thấy thì con nên tu Tâm Xả tốt hơn hết.

Đó, thì bây giờ ở trên cái cổ con mà bị thấy nó ngọt đó, thì nó cũng là cái dạng của Tưởng rồi đó con, Vị tưởng đó. Con tác ý lại nó thì: “Vị tưởng hãy lui đi, ở đây cái thân phải bình thường như mọi người chứ không có được có cái vị tưởng nữa”. Cứ tác ý cái câu tác ý đó nó sẽ giúp cho con. Cho nên vì vậy mà con trở lại tu Tâm Xả.

Khi mà nó bị vậy đó, con tác ý xả cái vị tưởng đó đi. Thì cái vị tưởng đó hết thì nó trở về bình thường con. Thì lúc bây giờ tâm của con tự động nó sẽ không còn chướng ngại, nó sẽ không còn cái tưởng nữa, thì nó sẽ trở lại nó ở trên thân con. Cho nên con tu Tâm Xả là tốt nhất thôi. Ở đây là nó đã bị những cái tưởng rồi đó con, cho nên con nhớ tu Tâm Xả thôi.

Tu sinh: Thầy, vậy bây giờ con có theo bốn cái oai nghi không Thầy?

Trưởng lão: Coi như là con tu bốn oai nghi đều là hoàn toàn ở trong cái thanh thản, an lạc, vô sự để nó có chướng ngại rồi con xả. Chứ không phải là chỉ có Tứ Niệm Xứ tu bốn oai nghi đâu, mà tu Tâm Xả vẫn tu bốn oai nghi. Lúc thì con đi, lúc con nằm, lúc này kia nhưng mà xả. Có chướng ngại xả mà không có chướng ngại thì nằm cũng bình thường, mà đi cũng bình thường. Có chướng ngại thì xả, không có gì đâu con.

Nghĩa là xả, là coi như là xả hoàn toàn đi, đứng, nằm, ngồi đều xả hết. Còn cái kia nó, người ta quán thân trên thân, tập quán đi, đứng, nằm, ngồi cho nó quen. Rồi người ta mới cấu kết nó trở lại thành một cái chuỗi của nó để mà chúng ta ở trên cái quán thân đó, mà chúng ta tiến tới, mà chúng ta chứng đạt cái chân lý. Còn mình xả hết, thì mình cũng chứng đạt chân lý, có vậy thôi.

7- XẢ TÂM LIÊN TỤC TRÊN BỐN OAI NGHI

(30:02) Diệu Hiền: Bạch Thầy, mọi thứ con có chia giờ ra hay là nó liên tục luôn trong ba tiếng? Hay là sao Thầy?

Trưởng lão: Không, bây giờ xả thì con liên tục đó con, ngồi tu Tâm Xả không, nó liên tục thôi, nó không có rời ra đâu con. Coi như là con xả mà, lúc nào cũng xả hết, ngồi chơi. Nghĩa là coi như là tâm xả nó không có cái thời gian nữa. Nó ngồi chơi, nó không nó có làm gì hết, nó không có tập trung. Nó không có mệt nhọc gì hết, nhưng mà có thì xả, mà không có thôi. Ngồi chơi nó cũng vậy, từ sáng tới chiều, nó. Bởi vậy tu tâm xả nó vậy con, nó cứ khép chặt mình ở trong thất, nó xả luôn.

Nó không cái thời giờ nghỉ, ăn nó cũng xả nữa. Hễ nó ăn mà nó nói: “Bữa nay ngon hơn”, “Mày xả! Mày chết vì dục”. Lúc nào con cũng thấy con tỉnh thức ở trên cái chỗ đó để mà xả nó hết. Bữa nay nó có khởi ý: “Sao mà cho cái đồ ăn này sao ăn không có được”, đó là xả luôn cái chỗ chê nữa. Khen chê gì nó xả hết. Đây Thầy nói tới cái ăn thôi, nó cũng ngồi đó mà nó xả. Cho nên nó tu luôn luôn lúc nào nó cũng tu hết, tu Tâm Xả. Xả Vô Lượng Tâm mà, con nghe cái chỗ Vô Lượng Tâm chưa? Cái gì nó cũng xả hết. Hễ nó khởi, nó bình thường thôi, nó không có gì thôi, mà hễ nó có thì con xả.

Diệu Hiền: Thầy, vậy thì con ở trong thất hay là đi ra ngoài?

Trưởng lão: Coi như là tu Tâm Xả mà ngồi trong thất, như Mật Hạnh đóng cửa hoài, nó không đi ra ngoài, nó là như vậy là xả đó. Còn đi ra ngoài coi chừng nó tiếp rồi, nó không xả đó. Con nhìn, con thấy cái này cái kia, tức là con đâu có xả, nó tiếp vô. Cho nên cố gắng xả, tức là mình cố gắng mình ngồi lì một chỗ nào đó. Xả hoài, xả hoài. Xả riết, xả hết, xả hết thì nó thành tựu.

Diệu Hiền: Vậy là nếu tâm xả là tụi con phải ở trong thất suốt, chứ không có được đi ra ngoài?

Trưởng lão: Ở trong thất cũng đi ra ngoài, nhưng mà khi nào nó yên tịnh, nó không bị động thì mình ra ngoài. Nhưng mà ra ngoài cũng phòng hộ lắm con, chứ không khéo nó nhìn cây, nhìn cỏ rồi nó dính vô, nó không quét ra mà nó dính vô. Cho nên mình tu Tâm Xả là mình nỗ lực, đừng có…​ Ít đi lắm, nó chỉ sống ở trong cái thất của mình, rồi mình đi tới đi lui trong thất của mình thôi để cho nó xả. Nó xả sạch nó không có tiếp vô nữa. Tức là phòng hộ chặt chẻ hết luôn.

Diệu Hiền: Vậy là suốt từ sáng đến chiều, tối, khuya gì là con muốn…​

Trưởng lão: Khuya cũng vậy. Đi khất thực, đi ngồi ăn cơm, đi rửa bát này kia đều là lắng tâm để coi thử coi cái tâm của mình có gì đây?

Diệu Hiền: Dạ nếu có cái niệm gì đó là xả nó ra luôn.

Trưởng lão: Đó có niệm gì thì nó xả ra, nó chướng ngại. Thí dụ như giờ đi rửa bát mà ra hết nước, cái bắt đầu nó hơi bực bực trong đó thì: “Không có được, có nước thì rửa, không có thì lát nữa rửa, chứ còn không có bực bực ở đây, xả luôn hết, phải vui vẻ”. Có vậy thôi thì con sẽ…​ Bởi vì tu Tâm Xả mà, không có chướng ngại gì lọt vô được cái đầu của nó hết, nó xả ra hết, nó không có để.

Diệu Hiền: Bạch Thầy, vậy tụi con có tác ý: “Tâm thanh thản” nữa không Thầy?

Trưởng lão: Tác ý: “Tâm thanh thản”, con. Nhớ.

Tu sinh: Cũng lâu lâu tác ý câu đó.

Trưởng lão: Lâu lâu tác ý để nhắc chừng nó thôi, thanh thản nó thôi. Rồi nó thanh thản rồi, nó có chướng ngại thì xả.

Diệu Hiền: Vậy còn cái “cảm nhận toàn thân” đó, có thì được không…​

Trưởng lão: Cảm nhận thì tự nó, nó cảm nhận thì kệ nó, nghĩa là mình không có tu nó. Nhưng mà nó cảm nhận thì con cứ để, bởi vì nó thanh thản thì nó cảm nhận nó thôi. (Dạ) Nó cảm nhận trên thân nó, mà mình không tu nó. Mình tu nó thì tức là mình tu Tứ Niệm Xứ rồi.

Hỏi: Phải nói là chưa bao giờ con cố gắng tu tập bằng những ngày tháng này. Bởi vì nhìn thấy Thầy và cô Út quá cực khổ, tuổi ngày càng cao, còn con cũng đã gần năm mươi rồi. Và hơn nữa là cần trả lời kết quả tu tập đúng chánh pháp cho khối Đại thừa. Cần phải giúp Thầy, giúp Út một chút ít gì trong việc hoằng dương chánh pháp. Bao động cơ, động lực thôi thúc con. Song đúng như Thầy nhận xét, con đã tu mất căn bản và đọc quyển Bảng Tóm Lược Đường Lối Tu Tập Phật Giáo Nguyên Thủy đến trang 16, 18 thì giống như tình trạng của con vậy.

Do biết rõ khả năng của mình nên con luôn chấp nhận sự tiến chậm. Song đúng nghĩa cười là tiếng khóc khô không lệ, cười thay cho tiếng khóc khi lại chợt nghĩ đến các động cơ thôi thúc trên. Liều thuốc hôm nay giúp con vĩnh biệt hết các tạp niệm, các pháp thế gian để chuyên tu tập xả tâm trên Tứ Niệm Xứ. Có vậy mới càng thấy giá trị của lớp đào tạo hôm nay.

Con thành tâm sám hối với Thầy, với những sự trì trệ đã qua và con sẽ cố gắng hơn. Đối với con hiện nay như phải diệt hết cái buồn ngủ bằng những giờ tập Thân Hành Niệm. Và những lúc buồn ngủ kéo đến con tập Chánh Niệm Tỉnh Giác. Ngoài giờ ra thì con tu tập ngồi xả tâm, quay vô thấy sự rung động của thân lên xuống đến khi nào tỉnh táo hoàn toàn. Tâm quay vô thanh thản vô sự, đó là nhiệm vụ và mục tiêu con phải làm.

Song hôm kia khi Thầy đọc nhiều chỗ con ghi phần tập Thân Hành Niệm Thầy có vẻ lắc đầu. Vậy con nên tập nhiếp tâm vào hơi thở trong một phút hay làm sao? Lát nữa nếu có thời gian con kính xin Thầy chỉ lại cho con.

(35:09) Trưởng lão: Bởi vì Thầy thấy con tu tập nó mất căn bản đó. Cho nên do đó mà các con không nhiếp phục được cái buồn ngủ hôn trầm của mình. Ráng tập lại một phút, một phút nhiếp tâm và an trú trong hơi thở. Để khi mà gặp cái trường hợp mà nó tấn công, thì mấy con chỉ cần dùng một phút nhiếp tâm và an trú mạnh mẽ thì nó sẽ đuổi nó đi.

Hỏi: Qua buổi dạy hôm nay Thầy nói ai thích tu mà Tứ Niệm Xứ thì tu tập lại mà không nản. Vậy thưa Thầy bây giờ con tập Tứ Niệm Xứ quán thân trên thân, nhưng con tập chỉ một phút đi được, nằm, ngồi được không?

Trưởng lão: Nghĩa là con tập cái đi thôi, tập riêng cái phần đi. Khi nào tập cái phần đi được rồi, thì mình tập được cái phần Tứ Niệm Xứ thì tập cái phần khác. Chứ còn mà tu một cái phần mà chưa được, thì cái phần đi mà chưa được mà tập cái phần ngồi thì chưa có nhận rõ. Mà chưa nhận rõ thì nó lờ mờ, thì nó bị những cái niệm khác, nó bị những chướng ngại pháp, nó tác động vào. Mà khi nó tác động vào như vậy thì các con sẽ tu Tứ Niệm Xứ nó sẽ giậm chân tại chỗ mà nó không tiến bộ. Mà nó không tiến bộ thời gian sau thì nó bị ức chế và nó sanh lại các cái trạng thái tưởng thì nó rất là nguy hiểm.

Cho nên trong khi đó chúng ta tu cái đi thôi, chỉ đi rồi mình nghỉ. Nghỉ mình, coi như mình nghỉ là mình cũng tu Tâm Xả thôi. Có những chướng ngại gì thì mình dùng pháp tác ý mình xả ở trong khi mình nghỉ. Chứ không phải là nghỉ là mình thả lỏng luôn mình nghỉ, không phải vậy đâu. Mà mình nghỉ là coi như là cái người tu Tâm Xả người ta ngồi chơi đó, người ta xả là mình nghỉ.

Nhưng mà tu tập Tứ Niệm Xứ là rèn luyện quán trên thân quán thân đó, là cách thức quán chỉ có hành động đi trước. Mình đi được rồi, thì mới quán tiếp, còn mình đi chưa được thì không nên tu các cái oai nghi khác. Tập cho được một cái oai nghi, đó là mình tu có căn bản. Còn nếu không thì mình tu lu bù từ cái đi, đứng, nằm, ngồi mà cái nào nó cũng chẳng ra cái nào hết. Nó chưa có được, nó chưa có rõ, thì coi như là con sẽ tu giậm chân tại chỗ. Mà Tứ Niệm Xứ nó chẳng ra Tứ Niệm Xứ mà coi chừng nó bị ức chế tâm.

(37:24) Hỏi: Nếu vẫn biết rằng tạp niệm và buồn ngủ con phải đang tháo gỡ, nhưng thích tu Tứ Niệm Xứ là một lẽ. Mà theo Thầy thì con có nên tu tập lại Tứ Niệm Xứ được không?

Trưởng lão: Được chứ, không có sao hết, nghĩa là mình tu Tứ Niệm Xứ là tu theo những cái lời mà Thầy dạy. Nhất là cái căn bản của Tứ Niệm Xứ mà Thầy đã in ra, Thầy đã gởi cho mấy con đó, tập lại, đọc lại cái đó kỹ. Để rồi mình có thể mình tu tập trên Tứ Niệm Xứ.

Hỏi: Nếu được thì bốn oai nghi ấy luân phiên đều đều, hay khi nào ngồi một phút nghỉ một phút tập hết ba mươi phút hãy qua cách đi, đứng, nằm?

Trưởng lão: Không! Bây giờ con chỉ tập có một cách là đi thôi, chứ còn đừng có tập cái khác. Tứ Niệm Xứ hiện bây giờ mấy con tập, tập quán-thân-trên-thân, trên cái cách đi để mà cảm nhận được cái sự mà rung động của cái thân của mình theo cái bước đi, nó thô, nó dễ nhận. Có tập cái cho nó nhận được. Nên khi mà nó nhận được những cái thô của nó, lúc nào nó cũng nhận y chang một cái hành động đó. Cái hành động cảm nhận đó thì mới là thay đổi oai nghi đó, thì bắt đầu con tập đứng, đi rồi đứng. Bây giờ mình đứng, mình nương vào cái hơi thở của mình, để cho mình thấy cảm nhận từ ở trên đầu tới dưới chân của mình một cách rất là cụ thể rõ ràng.

Bởi vì khi mà nhận qua được cái đi rồi, thì sau đó nhận qua cái hơi thở nó vi tế hơn, nó nhẹ nhàng hơn, nó ở trong thân mình hơn. Nhưng mà mình cảm nhận được sự rung động dễ dàng, là tại vì mình đã nhận cái sự động của cái thân của mình qua cái bước đi của mình. Mình tập nhiều lần nó nhuần nhuyễn rồi, mà do đó mình tập tới cái đứng. Tập đến cái đứng rồi, thì mới tập tới cái ngồi. Tập tới cái ngồi rồi, thì mình mới tập tới cái nằm. Nó cũng phải nhận được cái sự rung động của thân nó, trong cái vi tế của cái hơi thở từ trên đầu tới dưới chân.

(39:15) Cái thường thường là mình bị khó về cái hơi thở, là vì mình thấy được cái hơi thở là nó ở mũi. Nghĩa là nó thở ra thở vô ở mũi. Và cái thứ hai nữa cái thấy rung động thì nó thấy ở ngực và ở bụng, mấy cái đó nó thấy rõ, còn cái chân tay của nó thì nó không thấy rõ. Cho nên cái khó của cái hơi thở là như vậy. Còn cái đi kinh hành nó rung động cả cái thân của nó. Nó có thể, nó từ cái hơi thở của chúng ta, nó cũng làm cho rung động cái phần trên. Rồi còn cái thân nó nghiêng qua nó nghiêng lại thì nó làm chúng ta cảm nhận rất rõ.

Cho nên nó khó, nó đi thì nó dễ, nhưng mà khi đứng thì nó khó rồi đó. Nhưng mà mình tập nhuần nhuyễn cái pháp mà quán thân ở trên cái đi kinh hành rồi, thì bắt đầu nó quán thân ở trên cái hơi thở thì nó rất dễ, nó không còn khó nữa.

Bởi vì cái kia nó quen rồi, nó nhuần nhuyễn rồi, cho nên cái này vi tế dù nó nhỏ nhiệm đến mức độ nào , như cái hơi thở mà nó hít thở, cái bụng và cái ngực chúng ta nó phình lên xẹp xuống đó, thì chúng ta vẫn thấy được cái rõ ràng là cái thân của chúng ta nó từ ở dưới chân, nó có sự rung động nhẹ của nó, chúng ta cảm nhận được. Đó là chúng ta tập Tứ Niệm Xứ.

Còn nếu mà thấy mình tu tập Tứ Niệm Xứ không được thì mình tu Tâm Xả, có vậy thôi. Thì Thầy thấy tâm xả nó cũng rất cần thiết, mà tâm xả thì nó không có thời gian. Nghĩa là lúc nào cũng tu được hết, lúc nào mình cũng tu cái Tâm Xả được hết, nó không có thời gian.

8- QUÁN THÂN KHÔNG PHẢI DÙNG MẮT NHÌN

(40:36) Tu sinh: Kính Bạch Thầy. Cho con…​

Trưởng Lão: Rồi con hỏi đi.

Tu sinh: Kính bạch Thầy cho con xin hỏi. Tu tập Tứ Niệm Xứ là Thầy dạy như bốn oai nghi. Ví dụ lúc đi thì có sự ngả nghiêng của cái thân, hay là lúc còn lúc ngồi và lúc nằm và lúc đứng, thì cái thân nó ở cái thể là im phăng phắc, cho nên là con có một cái nó trăn trở ở chỗ này. Con muốn là, ví dụ khi ngồi mà quán thân trên thân, Thầy nói là, ví dụ quán như một cái ngọn đèn bật sáng lên một cái thì thấy rõ cái ngón tay của mình từ đầu đến cuối, thế thì con muốn cả cái thân khi mà ngồi con muốn dùng câu nói của Võ Tắc Thiên nói là khi vào nhà tắm mới biết được thân của mình, thì đấy là quán thân. Thế còn sự rung động của trong thân từ đầu đến chân đó là thọ, thì con hỏi như thế có phải không ạ? Con kính bạch Thầy.

Trưởng lão: Bởi vì coi như là mình dùng con mắt mà nhìn, đó là quán bằng mắt. Nhưng mà ở đây đức Phật đã dạy mình bằng cái cảm nhận. Cảm nhận tức là: “Cảm giác cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra”, thì dạy mình cảm nhận. Cho nên vì tại sao mà không dùng mắt mà nhìn, mà vì dùng mắt nhìn thì nó bị, cái thị giác của chúng ta nó nhìn lâu nó bị mỏi mệt. Còn cái cảm nhận này nó không bị mỏi mệt. Mà không bị mỏi mệt đó, thì nó không bị gián đoạn. Còn cái kia nó mỏi mệt, mấy con nháy mắt chút xíu, thì nó cũng đã mất cái sự quán sát của cái thân.

Cho nên cái quán sát mà bằng mắt thì coi như là đức Phật không có dạy chúng ta, nhưng mà đức Phật dạy chúng ta cảm nhận. Cho nên là ở đây Thầy muốn lấy những cái điều mà của Phật dạy. Nhưng mà Thầy ví dụ để cho con thấy là, như một cái ngọn đèn nó pha vào một cái vật gì đó, thì nó soi vào đó, thì nó thấy rõ. Cũng như bây giờ đó, con nhìn cái thân con, con dùng con mắt thì con nhìn xuống, thì con thấy từ chân lên đầu liền. Nó thấy liền ngay liền từ dưới chân lên đầu liền, nó không phải là nó, nếu mà cái vật mà cao hơn nó, dài hơn nó thì nó phải đảo mắt. Thí dụ như Thầy nhìn cái cây kia.

Tu sinh: Như thế có phải chân dung?

Trưởng lão: Coi như là quán, nó nói với quán chân dung, thì nói chung là nó thấy toàn thân của nó thôi, chứ nó không là quán cái…​ Nó không phải thấy để mà đẹp hay xấu, mà nó thấy toàn diện cái thân của nó thôi. Nghĩa là trọn vẹn nó thấy cái thân nó thôi.

Tu sinh: Vâng.

Trưởng lão: Chứ không phải là quán cái chân dung. Nói đúng, quán cái chân dung thì đúng chứ không phải không. Nhưng mà có cái điều kiện là quán cái chân dung để thấy cái hình sắc nó đẹp xấu ở trong đó. Còn cái này không, nó không có. Toàn thân nó cảm nhận vậy thôi hay hoặc là nó thấy vậy thôi.

Tu sinh: Ví dụ nhìn ngón tay mình là từ đầu đến đấy là có cảm nhận là cái hình dung của cái ngón tay nó như thế này rồi.

Trưởng Lão: Cái hình dung của cái ngón tay. Rồi thấy ngón tay thôi. Mà nhưng mà thấy, đừng thấy ngón tay này…​

Tu sinh: Thế còn sự rung động, tức là cái thọ, tức là nó có bốn cái Thân - Thọ - Tâm - Pháp mà?

Trưởng lão: Là sao? Nhưng mà cái cảm nhận này là cái cảm nhận bắt đầu cái cảm nhận của mình qua cái ý thức cảm nhận, cảm nhận của mình thì cái thân này nó qua cái sự rung động của cái này thôi. Còn bây giờ mình dùng con mắt mình nhìn, thì không có cần phải rung động, mình nhìn nó. Thì do đó nhìn từ đầu dưới chân này cũng như một cái ngọn đèn, nó pha nó rọi đây thì đó là cũng là quán cái thân.

Tu sinh: Vâng, thưa Thầy, thì ngồi mà nhắm mắt vào, thế nhưng mà dùng quán cái thân như thế có phải mà dùng tưởng không ạ?

Trưởng lão: Tưởng con, con nhắm mắt vậy là con cũng thấy ngón tay con là con bị tưởng. Trật.

Tu sinh: Thế ạ.

Trưởng lão: Nó trật. Bởi vì nó dùng ý thức, nó dùng sáu thức của nó mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý thức của nó. Cho nên nó dùng cái cảm nhận là dùng cái thân thức của nó, cái cảm nhận của nó, nó cảm nhận nó, mà cảm nhận thì nó có sự rung động. Còn con mắt thì nó thấy cái hình dáng, cái chân dung đó, con nói chân dung là con mắt. Rồi nếu mà con nhắm mắt lại thì con không thấy chân dung nó đâu, con hiểu không? Mà con thấy chân dung nó là con bị tưởng. Con sai.

Tu sinh: Vâng, để con hỏi như thế cho nó rõ ạ. Con cảm ơn Thầy ạ.

Trưởng lão: Ừ.

Trưởng lão: Rồi con, con hỏi đi. Con ngồi đi con.

(45:09) Sư Cô Huệ Ân: Mô Phật. Về trong cuốn sách Thầy mới in đó, con thấy trong đó ghi nó thành ra con tu Tứ Niệm Xứ mà nó cũng như là con xả tâm thôi. Như vậy Thầy, nhờ.., Thầy chỉ hơi thở từ trước tới giờ tu, nhưng mà trên Tứ Niệm Xứ con có cầu nguyện cái câu đầu đó, con mới tác ý tịnh chỉ hơi thở, con cảm nhận là thấy mình được tám phút. Nhưng mà con ngồi tới mười lăm phút cái tự nhiên nó thở mà chưa xong. Cái nào đúng? Mà hít thở rồi làm sao? Mà thấy có hít thở, hít vô.

Trưởng lão: Cũng được con, không sao hết. Bởi vì con tu phần nhiều là con tu cái tâm thanh thản, an lạc, vô sự đó là con tu Tâm Xả con. Con tu tâm xả, cho nên có chướng ngại có gì là con xả ra hết, được hết.

Sư Cô Huệ Ân: Dạ con ghi vậy đó, Thầy thấy xem có được?

Trưởng lão: Được con. Cái đó là con xả đó, cho nên con là bây giờ tu Tâm Xả thôi. Còn tu Tứ Niệm Xứ là tự mình quán trên thân, nó nhiếp phục, nó không còn một cái chướng ngại gì. Thì con, cái sức con, con nhiếp phục chưa có nổi không có được.

Sư Cô Huệ Ân: Mô Phật.

Trưởng lão: Cho nên con chỉ tu Tâm Xả thôi. Bởi vì cái thân con bây giờ là cái thân nó bệ rệ rồi, cho nên nó có những cái cảm thọ. Lát nó đau chỗ này rồi nó hết, rồi đau chỗ khác, tức là nó bị chướng ngại.

Mà con bây giờ mà nhiếp cho được cái Tứ Niệm Xứ, để cho nó nhiếp phục được những cái đó, thì cái sức con nó không đủ, nó yếu rồi. Cho nên vì vậy mà con chỉ có tu Tâm Xả. Rồi con cũng vẫn thấy nó tự nó quán lại trên cái thân con thôi, nó bình an, nó quán trên thân con thôi. Chứ không có gì. Cho nên con tu Tâm Xả, con ghi trong cái tập vở của con đó là tu Tâm Xả. Cái đó tốt đó con.

Sư Cô Huệ Ân: Cảm ơn Thầy. Xem trong cuốn sách thấy thật là Thầy dạy thật kỹ, nhưng mà không được trọn vẹn là tại con. Cho nên con xin sám hối Thầy. Từ nay Thầy dạy, con cứ làm y vậy, đã tu lâu rồi mà tu con thấy rải rác, không có đúng bằng phương pháp, mấy lời Thầy mới ghi. Con xin sám hối.

Trưởng lão: Không có chi đâu con. Con ngồi đi.

Tu sinh: Cho con sám hối để con thanh tịnh, sau này con nhiếp phục, con tu cho dễ.

HẾT BĂNG