Skip directly to content

18- THẦY KỂ CHUYỆN HÒN SƠN

2006 CHÁNH TƯ DUY 18- THẦY KỂ CHUYỆN HÒN SƠN

2006 CHÁNH TƯ DUY 18

THẦY KỂ CHUYỆN HÒN SƠN

Trưởng Lão Thích Thông Lạc

Ngày giảng: 20/03/2006

Người nghe: Tu sinh nữ

Thời lượng: [40:00]

Số lượng: 20 băng

Tên cũ: CTD06C-(Nu)-ĐộngViênTSTamNghỉVềNhà-TTAD-ThầyKểChuyệnHònSơn(20-03-2006)

Pháp âm: https://thuvienchonnhu.net/audios/2006-chanh-tu-duy-18-thay-ke-chuyen-hon-son.mp3

1- OAI NGHI TẾ HẠNH

(0:00) Trưởng lão: Như vừa rồi hình chụp chúng ta bữa mà Thầy giải thể, chúng ta chụp trước Tu viện ở trước Tổ đường này, mấy con nhớ nam nữ đầy đủ hết chứ gì? Khi ở hàng ngồi trước vô tình có một người ngồi sơ sót quá thành cái hình bị hư. Nghĩa là có người đó ngồi chồm hổm kiểu này, một thầy vấn y đàng hoàng mà ngồi như vậy thì cái hình ảnh bị hư hết. Chỉ còn cắt bỏ thôi chứ không còn cách nào.

Bởi vì ngồi như vậy nói lên cái tập thể chúng ta oai nghi không có; mà oai nghi không có thì hình ảnh đó đưa ra, người ta xét như thế nào? Chuyện đó mình có thể làm được nhưng điều kiện Thầy thấy khi mình bố cục cái cảnh, có ông nào ngồi bó gối như vậy thì làm ơn thả đầu gối xuống, đằng này ông chụp không chịu sửa nên có những cái sai.

Ví dụ như khi bố cục chưa xong, còn người bên này người bên kia, hô chụp hình thì trời đất ơi, y như cái chợ đang lăng xăng buôn bán. Các con hiểu cái đó chưa? Kỹ thuật không có nên mỹ thuật trong bức ảnh chưa hoàn tất được, không có. Thầy không phải đạo diễn, nhưng mình nhìn, Thầy chỉ có đầu óc của người họa sĩ cho nên Thầy biết cách bố cục của một bức tranh.

Giờ có cây đó làm mất đề tài chính của Thầy, Thầy không vẽ cái cây đó vô đâu, Thầy chặt bỏ tức là không vẽ nó vô chứ Thầy không chặt cây đó đâu! Nhưng Thầy vẽ bức tranh thì không vẽ cây đó, làm đề tài chính muốn nói trong bức tranh mới nổi bật lên được. Còn Thầy vẽ cây đó như cái máy ảnh chụp hình thì bức tranh Thầy hư, cho nên họa sĩ lợi ở chỗ là không vẽ cái vật đó vô. Còn cái máy chụp ảnh không được, nó phải chụp dính vô, rồi bây giờ tìm cách nó xóa như máy vi tính thì xóa được.

(02:20) Còn hồi xưa kể như dính là nó dính nên máy chụp ảnh dở, những cái ảnh nó dở. Cho nên họ phải bố cục cảnh nào có vật chướng ngại là họ không cho hình ảnh đó lọt vô trong máy ảnh. Còn người họa sĩ thì cảnh nào bố cục được rồi mà họ thấy có vật chướng ngại là không vẽ vô. Bấy giờ bức tranh của họ không có vật đó vô. Nó dễ. Trước kia, Thầy chỉ biết về hội họa, biết vẽ, Thầy vẽ sơn dầu cho nên Thầy có học sơ những căn bản về vẽ.

Qua vấn đề đó mà Thầy nhìn qua những cái ảnh, những cái phim, Thầy thấy cái này được cái này không được là do mình có căn bản của hội họa chứ Thầy không giỏi gì, cỡ không học thì cũng không biết gì đâu, nhờ có học. Tất cả những gì mình hiểu biết do sự tích tập, tích tụ.

Tu sinh: Có hai cái dĩa Thầy coi con quay có được không Thầy?

Trưởng lão: Thầy thấy con quay được nhưng có những đoạn hình ảnh phải cắt bỏ, nối lại thì những đoạn phim sẽ đẹp tốt hơn. Thầy thấy rất được, máy quay phim của con rất tốt. Hình ảnh rất đúng nhưng mới có tài tử quay phim thôi chứ chưa có chuyên nghiệp.

Tu sinh: Con bấm bộ phận track để thu mà khi đi con quên tắt nên khi đi nó quay luôn cảnh con đi. Khi về con mở ra thấy cái cảnh con quay ghép, nó nhanh quá!

(03:59) Trưởng lão: Bởi vì con mới học làm tài tử quay phim chứ chưa phải chuyên nghiệp nên mới học chơi vậy thôi. Nhưng cái máy tốt nên nó quay được những hình ảnh tốt.

Nhưng mà theo Thầy thiết nghĩ bây giờ chúng ta chuẩn bị cho con đường tiếp tục tu tới để được bình an, không khéo không được bình an, tội cho mấy con. Về đây mong để tới nơi tới chốn nhưng mà lớp học chúng ta dở dang quá. Nhưng thôi không sao, chúng ta sẽ còn tiếp tục nữa. Bây giờ chưa được, chúng ta sẽ tìm cách được. Mình quyết tâm, mỗi người quyết tâm một chút, Thầy tin mọi người đều quyết tâm.

Trong dịp này chúng ta coi như nghỉ hè. Đi nghỉ hè một thời gian cho mát mẻ rồi chúng ta trở về học lại tinh tấn hơn. Chứ học hoài, tối ngày học không thì lu bù quá! Xả ra đi! Đi một vòng đi! Cho giải trí đi! Như học sinh mà nghe ngày hôm nay là ngày nghỉ hè thì thôi mừng lắm! Vì tám chín tháng học trong trường bây giờ được nghỉ, hè về thì lo lắng, những học sinh học ở thành phố, nghỉ hè được về quê là mừng lắm, mau mau nôn nao trong lòng lắm, về được nhà mình, gặp được ba mẹ, gặp được đồng quê, được nhảy chơi, nhảy nhót thì sung sướng biết mấy.

Mấy con hôm nay cũng được nghỉ hè cũng sung sướng biết mấy. Bây giờ về mà đi dạo chơi một vòng thoải mái rồi bắt đầu trở lại học, lớp học chúng ta trở lại. Hồi đó mình học lớp ở trong nhà tranh vách lá của lớp nghèo, sau khi trở lại trường học lúc này nhà lầu, tường cao hơn, nó lại đẹp đẽ hơn, bắt đầu mình nỗ lực tu hơn nữa tức là mình học tốt hơn nữa. Hồi đó, trường học mình còn nghèo nàn, bây giờ sau một thời gian trường học tốt đẹp hơn. Thầy nghĩ rằng mỗi cái gì đi qua nó chuyển biến thì nó sẽ tốt hơn.

2- HÒN SƠN- MA THIÊN LÃNH

(06:31) Nói chung là Thầy còn đi ra Hà Nội để gặp chú Tuấn. Chú Tuấn cứ gọi Thầy ra đó để xem như thế nào. Cũng có Phật tử báo ngày chính xác cho Thầy biết nhưng Thầy trực tiếp, chứ Thầy không nghe ai hết đâu.

Bữa nay, cô Liên Châu sẽ gặp Thầy để báo cho Thầy biết giấy phép được xin xong để Thầy về quy hoạch, làm rào cỡ nào, xây tường hoặc rào B40 hoặc như thế nào để Thầy chỉ đạo, rồi làm cổng như thế nào. Ở trong đó quy hoạch đường sá, điện nước như thế nào. Bữa nay cô Liên Châu sẽ hẹn gặp Thầy. Thầy còn đi công việc nhiều quá! Để Thầy lo những công việc này xong rồi thỉnh thoảng mới về thăm Hòn Sơn chứ bây giờ chắc chưa thăm được.

Không biết Thầy trèo Hòn Sơn nổi không chứ bây giờ lớn tuổi rồi trèo không nổi. Hòn Sơn cao lắm! Không biết bây giờ có làm con đường thông suốt không chứ hồi Thầy lên ở đó thì đi đường mòn, đường mà kêu là thợ rừng đi, nó luồn qua lách lại đủ cách hết, dây chằng dây néo đủ loại, luồn qua lách lại. Đi lên dốc có khi dốc đứng thì có những sợi dây mình nắm.

Bây giờ Thầy nắm, leo lên bằng gốc cây đó thì Thầy hết nổi. Nắm dây leo thì tuổi trẻ mới leo được chứ còn Thầy già leo gì, dốc đứng làm sao leo được, buộc lòng phải leo bằng sợi dây. Mà leo, hai tay phải nắm, hai chân đạp lên vách đá, đạp thăng lần lên, cho đến bên kia buông dây. Thầy chắc chắn kiểu đó thì các con đứng dưới này ngó lên chứ mấy con trèo được không. Có phải không? Thầy không biết bây giờ có trèo nổi hay không chứ. Nếu họ làm cầu hoặc băng bằng cái lộ nào đó có thể mình lên được, chứ hồi Thầy đi như vậy mà gặp mấy cái dốc đó thì leo dây thôi.

(08:47) Khi vào Hòn Sơn thì vào trong một cái hang. Từ trong hang đó, mình mới chui qua, có những sợi dây mình mới phăng lên đỉnh Hòn Sơn được, mới lên được Sơn Tiên ở đỉnh Hòn Sơn. Đỉnh Hòn Sơn cao mà có một tảng đá rất rộng lớn. Ngồi trên đó gió biển thổi vào, nhìn ra biển mênh mông. Đó là tảng đá gọi là Sơn Tiên, tiên lên chơi trên đó chứ phàm phu lên đó không nổi.

Đồng thời ở dưới này đi gần tới có cái hang, chui trong hang đó mình đi. Vô hang đó tối u, muỗi, dơi ở trong đó cũng nhiều lắm. Mình chui trong đó rồi đi vòng vòng qua hang, hang cũng rộng. Vòng qua thì bắt đầu nó có cái lỗ thông hơi khí trời. Trên đó có mấy cây lớn, dây leo thòng xuống. Mình nắm dây đó, leo lên miệng hang. Lên trên đó, đi đoạn đường nữa mới tới tảng đá đó. Ghê lắm, người nào lơ mơ thì đi không nổi, chỉ còn rớt ở dưới chân, chứ không phải lên Yên Tử, nó dễ. Đằng này đi phải leo qua những chặng dây. Chắc bây giờ, người ta cũng sửa sang lại nhiều rồi chứ không đến nỗi. Hồi Thầy đi còn hoang dã lắm nên đi bằng đường hầm, đi bằng dây leo.

(10:25) Thật sự ra Thầy thấy cuộc đời tu hành mình đi như vậy còn hoang dã và nó đẹp vô cùng, đẹp lắm. Khi một người mà trèo như vậy quay phim thì trời, hay lắm! Như mấy người đi thám hiểm trên đỉnh núi Everest nhưng lên Hòn Sơn thì trường hợp đó chắc không khó đâu không thể nào chạy khỏi. Tới đó Thầy trèo, mấy con chụp hình, được mà, Thầy trèo được, cái tay Thầy cũng mạnh lắm, không yếu đâu, còn sức lực, còn trèo được, còn nắm dây trèo được khoảng thấp thấp chứ cao nữa chắc rớt xuống.

Chừng đó hẳn hay, chứ bây giờ Thầy lo cho mấy cơ sở. Chắc chắn Thầy tiếp xúc ngoài Hà Nội rồi Thầy bàn bạc trong vấn đề thì chú Tuấn sẽ làm. Nếu theo phương án Trung tâm an dưỡng lớn không được thì Thầy sẽ xin làm một khu dưỡng lão, khu an dưỡng cho người già hoặc là cho tu sĩ. Mình xin làm nhỏ thôi đừng có làm lớn, nhỏ thôi.

Thí dụ như mình xin khu dưỡng lão người ta cho liền, đồng thời mình xin khu an dưỡng cho Tăng Ni để họ nghỉ ngơi an dưỡng. Mình đừng nói gì lớn, chỉ nói một khu như vậy thôi, nhỏ nhỏ thì họ sẽ cho chứ mà nói mười sáu, mười bảy cái khu như vậy người ta nói bộ ông lập ấp sao mà dữ vậy! Vậy ông muốn làm lớn quá cho nên mình nói nhỏ nhỏ thôi thì chắc được chứ không có gì khó. Để Thầy ra chỉ đạo không khéo mấy người đó cứ khư khư phải mười sáu cái cơ sở, xây dựng như vậy như vậy đó thì khó hơn, Nhà nước người ta nghiên cứu người ta khó hơn.

(12:23) Mấy con cũng biết vừa rồi Thầy được tin Những lời Phật Dạy, cái tập IV rất hay mấy con. Nó xác định đường lối của đạo Phật rất rõ ràng và Bà La Môn cái sai của Bà La Môn. Trong đó Thầy có giải thích qua Đại thừa, cái sai của Đại thừa. Ban biên tập đọc đến đó, người ta rất ngại, người ta sợ.

Thầy nghĩ rằng bây giờ mình có người của mình đến gặp những người biên tập đó sẽ đả thông tư tưởng đó để họ hiểu. Bởi vì họ không hiểu thì họ rất sợ, họ hiểu thì không sợ, thấy có trách nhiệm phải làm, do đó cũng phải khéo léo thôi.

Nếu tập IV ra mà hữu duyên không có sửa đổi gì hết thì nó rất hay. Nó chấn chỉnh lại con đường của đạo Phật. Tập IV là những bài Thầy cô đọng lại những cái sai, cái đúng mà từ lâu tới giờ người ta hiểu không đúng về Phật giáo nên làm sáng tỏ. Bốn tập Những Lời Phật Dạy thì ba tập kia đã duyệt xong, không có gì hết, nhưng tới tập IV thì giật mình vì từ lâu tới giờ người ta cứ hiểu qua góc độ của Đại thừa, của Thiền tông. Bây giờ Thầy nói Phật giáo như vậy thì người ta ngại quá nên người ta lo lắng thôi. Cố gắng thì mình cũng sẽ đạt được những điều kiện tốt.

(13:55) Thôi bây giờ thì à, như vậy mấy con lần lượt về yên ổn, Thầy lo cho tới nơi. Sau đó, chúng ta có dịp tổ chức đi thăm Hòn Sơn vì đó là nơi lịch sử, chứ không phải là nơi không lịch sử đâu. Bây giờ cho một người đi thì bao nhiêu người khác cũng muốn đến đó mà Thầy không cho đi. Nội trong đây mình cũng muốn đi hết chứ có ai không muốn đi, phải không?

Thầy cho hết, Thầy thuê mấy chiếc xe đò đi. Ra ngoài đó Thầy mướn một chiếc tàu lớn mình chạy lên Hòn Sơn, mặc sức mình đi. Bây giờ mình đi tham quan, đi du lịch mà, đi bao nhiêu người mà không được. Nhưng để mình có chỗ ở xong đã, Thầy cho đi hết.

Mấy con người nào cũng khoái lắm, đi vô coi chỗ Thầy ở, tới chỗ Thầy đào hầm có hai hòn đá, một hòn đã tròn bự lắm, cầu bằng hai nhà này. Một hòn đá tự nó lớn tròn vầy, còn một hòn đá nhọn, một cái nhọn, một cái đứng cao vầy như cái bậc thang. Hai cái dựa vô nhau: Một cái nhọn, một cái tròn. Mà hai cái dựa lưng nhau vậy thì kẽ hở chỗ này, nước ở trong đó chảy ra. Do đó Thầy đào một mương dài Thầy trồng rau. Đây là những cái các con chụp hình, bây giờ cái mương này bị lắp đi, nó lâu quá rồi. Hai hòn đá này chắc không ai khiêng đâu. Mạch nước này còn thì nó sẽ còn chảy tràn lan ra. Do đó mình đến mình chụp cảnh này, cũng là một cái lịch sử, một hình ảnh lịch sử.

Rồi mấy con vô trong đó, cái hang chỗ Thầy nằm nghỉ để tu, trên đó, hồi đó cũng có mấy ông sư cũng đến đó. Họ đóng mấy cái bìa, đòn, thượng. Thợ rừng họ lên đó hạ cây, rọc, bỏ mấy cái bìa như cái giát ở ngoài họ bỏ. Mấy ông sư lấy cái đó kê nằm, họ làm phản nằm. Không ngờ mấy ông tu lạnh quá chịu không nổi, mấy ông bỏ đó. Thầy lên, ở chín tháng trên đó cũng ở được.

Lên trên cao nữa, một tầng nữa là Sơn Tiên. Dưới này, ở chỗ sắp sửa chui vào trong hang này có một cái thất của thầy Thiện Nghĩa, ổng đến đó cất để luyện Mật Tông, luyện Chú Chuẩn đề. Khi luyện Chú Chuẩn đề ma hiện ra, ông sợ quá chạy ông bỏ. Mà cái công của ông mà đem mấy cái thùng phi lên để hứng mấy cái nước thất ông đó, nhờ đó mà Thầy uống cái nước đó mà Thầy (…​) nên nó tiện.

(16:32) Cũng có người ta sắp sẵn cho mình nên lên trên đó đủ điều kiện: Có nước trời mưa Thầy uống, có thất của ổng, mà Thầy thích nằm trong hang hơn. Lúc bấy giờ, tuổi trẻ không thích ở trong nhà, thích hoang dã, thích làm trong rừng, lôi những tấm ván ở trong cái hang. Nằm như vậy mà có lỗ thông trèo lên trên đỉnh Hòn Sơn. Nằm đây nhìn trời được, nghĩa là trời chỉ rọi như ánh đèn một cái lỗ đó thôi. Xung quanh đen tối hết, chỉ có cái lỗ đó sáng coi như có ngọn đèn điện ở đó. Đẹp lắm mấy con, đèn thiên nhiên mà. Tất cả đều tối hết có một lỗ trống làm ngọn đèn của mình.

Các con thấy cái nhà tường của mình, rồi khoét cái lỗ, mình nằm trong bóng tối nhìn có phải là ngọn đèn đúng không? Nó rọi sáng. Con mắt của mình theo đó nó thấy ánh sáng làm cho mình thấy những đồ vật. Con mắt của mình nó quen với trong bóng tối mà có lỗ sáng nó chiếu vô như cây đèn soi ánh sáng đó cho mình. Mọi vật trong từng kẽ đá, rêu trong hang mình vẫn thấy được, nó quen rồi.

Cho nên không ai thắp đèn bằng ông trời thắp đèn, sáng hoài không có tối. Lúc nào trời sáng trăng thì sáng hơn. Trời không trăng thì cũng có ánh sáng của nó, chứ đâu phải như ban đêm tối đen. Tại con mắt bị đèn, mình ra thấy nó tối đen chứ ở ngoài trời vẫn sáng, tối nhưng vẫn sáng. Nên sống trong thiên nhiên Thầy thấy quen, thấy hạnh phúc lắm, khỏi có bật công tắc, đèn trời đâu có bật công tắc. Rồi mấy con tập sống như Thầy, các con từng ở hang thì hạnh phúc lắm, không có bận rộn gì hết. Khe nước đó cứ lấy lên uống còn không mấy thùng phi mà họ để sẵn đó mưa thì đầy, uống sao cho hết, tắm sao cho hết. Một mình làm sao cho hết đâu! Sống thiên nhiên hạnh phúc vô cùng.

(18:43) Còn sống theo mình nó lệ thuộc lắm! Bữa nào mà cô Út không bơm nước, thì trời đất ơi, chết được! Mấy nhà cầu này nó cấm vận, đi tiêu hết. Mình định ra đi tắm mà mở nước không có, trời ơi, quên mở sẵn mấy thùng đựng nước cho nên bây giờ hết muốn đi tắm nổi rồi. Không có nước làm sao, đành chịu thôi, mà cái mình rít rắm, ngồi thiền không được. Có phải không, mấy con thấy có những buổi đó không? Vì vậy chuẩn bị cho mình có được xô nước, không khéo nguy hiểm lắm!

Còn ở rừng núi không có chuẩn bị, khe nước có sẵn, khát quá thì cố gắng uống miếng, còn không thì lấy nước mưa uống, cứ vậy thôi. Không nước mưa thì uống nước khe bởi vì ở trên núi. Sao kỳ lạ, Thầy thấy đúng là tự nhiên có những mạch nước để cho người ta ở vùng đó người ta sống, chứ cỡ không có người ta chết sao? Tự nhiên có như vậy nên chim chóc, những loài thú nó sống mấy con!

3- HÀNH TRÌNH TU HỌC CỦA THẦY

(19:44) Con thấy Thầy ra ngoài Phước Hải cũng vậy không, tại sao ở trong tảng đá như vậy, mà ở ngoài nước linh động, mà tại sao cái tảng đá như vậy mà nó cứ lên, nước cứ lên hoài? Chỗ chùa Cây Khế, mấy con có biết chùa Cây Khế không? Chỗ đó có có mạch nước, quý thầy ra ngoài đó ở cứ xách đồ, khiêng nước ở đó về uống, chứ hồi đó ra đó đâu có giếng, đâu có gì đâu, nên cứ lại chỗ đó. Mà sự thật thiên nhiên rất hay, rừng núi như vậy có những nơi đó chim chóc ở. Loài thú nó ở, nó biết ở chỗ đó là nước.

Hồi cô Minh Cảnh còn sống ở ngoài Long Hải, chỗ Thầy ở. Không biết mấy con ở Long Hải như Tú là biết, chỗ đó có mạch nước. Rồi Thầy cho cất vùng đó, ở chỗ có mạch nước cho nên cọp bạch này nọ nó đến uống nước chỗ đó. Nghe nói có người thấy cọp bạch đó. Tất cả chim chóc, loài vật tìm đến chỗ đó uống nước.

Rồi mình khai thác ra cái mạch nước rồi uống nước trong chứ không có gì. Nó cứ tự ra nước thôi! Ở trong núi chứ không phải dưới thấp đâu, ở trong núi mà cứ ra nước; ra nước trong chứ không phải nước đục. Thầy cứ nghĩ rằng ở trên cao, bởi vì mình ở đây cũng như trên núi, mình nhìn xuyên còn ngọn núi cao mà, mình nghĩ chắc trên đó có nước nó giữ trên đó nên nước mới chảy xuống đây. Còn không có trên núi thì làm sao nước trên đó chảy xuống đây mà có được. Ở dưới này làm sao nó rút lên mà chảy được, tự nhiên mà người ta biết ở trên đó.

Đầu tiên khi Thầy đến chùa Ngọc Tuyền, Thầy phải lội qua một cái đầm nước không, ở trên đỉnh núi mấy con, cái đầm nước không hà, cho nên Thầy nghĩ cái đầm nước này nó chảy xuống dưới chỗ mình ở. Thầy đi có chỗ tới đầu gối, có chỗ tới lưng quần, sen mọc, rau chốc, rau gì đủ loại dưới nước. Thầy lội qua chùa Ngọc Tuyền. Nền chùa Ngọc Tuyền còn cái nền không, chùa thì không còn. Thầy lội qua, đến nền chùa Ngọc Tuyền thì đúng là ông này ông xây cái chùa nhìn xuống cái đầm nước này, nên muốn vào chùa này phải lội cái đầm mới qua. Tất cả những nơi nào hoang dã, hoang sơ Thầy có đến những chỗ đó hết.

(22:21) Bây giờ mà người ta xây dựng cái chùa Ngọc Tuyền trở lại, người ta cho mấy cô ở lại thì mất vẻ hoang sơ. Cái hồ nước đó cũng mất, không còn nữa, nghĩa là người ta làm sao nó chạy mất hết, hồ nước cạn hết. Rồi người ta làm con đường đi tới chùa Ngọc Tuyền bằng xe hơi, mình chỉ cong vô, vô tới cửa là tới Ngọc Tuyền.

Còn hồi Thầy đến đó, theo mấy ông thợ rừng, họ dẫn đi, ôi thôi lội nước quá trời, qua cái đầm lớn lắm, mà cây mọc ở dưới cũng lớn, có chỗ cạn, có chỗ sâu, xung quanh là chuối. Nội đi xung quanh một hơi, mình chặt mấy quầy chuối chín đem về ăn, chuối rừng á. Thầy ở dưới chân núi Ngọc Tuyền ở chỗ Minh Đạm, Thầy xây dựng cơ sở đó nên thỉnh thoảng rủ lên Ngọc Tuyền chơi, lên Ngọc Tuyền mới lội qua. Những nơi đó mà sau này Thầy ra Phước Hải, lên Ngọc Tuyền mà đi tìm di tích đó chắc không còn nữa vì Nhà nước làm khu di tích lịch sử Minh Đạm, người ta triển khai chùa Ngọc Tuyền làm mất sự hoang dã.

Không biết bây giờ Hòn Sơn, họ có đập đá nữa không, đập nữa chắc tiêu. Nhưng Thầy nghĩ những tảng đá lớn chắc họ đập không nổi đâu. Còn cái hang không biết họ có phá không? Nếu họ làm du lịch ở đó thì thôi chắc họ phá hết. Mấy sợi dây Thầy trèo chắc họ chặt hết. Dây đó chắc dây gùi chứ dây gì không biết, không biết dây gì mà bây lớn vầy, mà nó quấn quấn nhau, nó quấn hai dây, ba dây quấn nhau làm như dây luộc của mình. Nó quấn nhau vậy nên có ngấn, có ngấn mình nắm trèo lên dễ, không vuột.

Trong đời sống tu hành của Thầy, coi như rừng núi chỗ nào cũng có mặt thầy, chỗ nào nghe yên tĩnh nhất là Thầy đến đó. Ngay ở Hòn Sơn, Thầy thấy trên đất liền, giặc giã, bom đạn không thể ở yên được, thôi ra ngoài biển thì không có giặc giã. Mà đúng ở ngoài đó không có ấm ầm, không có tiếng súng, không có gì hết, yên ổn. Nhưng có điều kiện là phải tập ăn rau để sống chứ không khéo ở trên đó mà xin cơm cũng khó lắm!

(24:40) Rồi bắt đầu bây giờ mấy con còn hỏi gì thêm nữa không con? Ráng nỗ lực tu đi mấy con, rồi chuẩn bị mấy con nghỉ hè về thăm nhà chút ít đi, cho nó vui vẻ rồi cái bắt đầu mới trở lại.

Bây giờ cái khóa học lớp Chánh Kiến xong rồi, Thầy cho nghỉ hè. Mình nghỉ hè chứ có nghỉ học đâu. Nghỉ hè rồi trở lại bởi vì bảy lớp học chứ đâu phải một lớp đâu. Sau khi nghỉ hè, bắt đầu mình mở lớp học, chờ cho nhà trường xây mấy nhà lầu, tường đàng hoàng thì ngồi học. Ở lớp một, mình học nhà tranh vách lá bởi vì ở địa phương dân làng nghèo quá có trường học cho mấy học sinh này. Bây giờ học lớp cao hơn thì mình phải ra thành phố học trường lầu. Thì phải thay đổi chứ!

Hồi đó tôi học trường làng, bây giờ tôi ra ngoài đó trường huyện phải khác chứ, rồi tôi đến trường tỉnh phải khác chứ, rồi tôi về thành phố phải khác nữa chứ! Không lẽ ở tỉnh không có Đại học thì tôi về thành phố thì mới có Đại học thì tôi phải học trường đẹp chứ. Không lẽ Đại học còn cất bằng tầm vông, trúc tre, liếp như ở trường làng sao!

(26:03) Hồi trước trường làng mấy con biết họ chặt cây ghép làm tường bằng cây, họ cũng lấy mấy cái liếp này họ gác lại làm. Hồi Thầy học ở đây nè, coi như trường Gia Huỳnh, trường…​ ở đây không phải họ đều làm bằng tầm vông trúc tre vầy đâu, họ làm bằng cột cây lớn, họ cất cái trường. Rồi gió thổi sập đổ cái trường của ông, học sinh phải tập trung vào cái đình. Thầy cũng vô trong đình học.

Hồi Thầy còn nhỏ cực khổ lắm. Ở đây mà Thầy phải đi ra tới Trảng Bàng, mà đi bộ. Sớm mai, mẹ Thầy làm cho một gói cơm, học ở lại chiều mới về chứ về làm sao kịp mà ăn. Hồi đó, học sinh học Tiểu học học hai buổi chứ không học một buổi, Trung học mới học một buổi. Học sinh Tiểu học học hai buổi, cho nên học sáng và học chiều, có một ông Thầy dạy thôi. Thí dụ lớp Một thì ông thầy dạy hai buổi. Tới lớp hai cũng vậy, lớp ba cũng vậy.

Hồi đó, mới vô học gọi là lớp Năm, lớp kế là lên lớp Tư, rồi tới lớp Ba là ba lớp tiểu học đầu tiên. Ai dạy lớp Năm tưởng là lớn nhưng ai dè lớp Năm là lớp nhỏ nhất. Lên nữa là lớp Nhì, rồi lên lớp Nhất là lớp Một, lớp cao nhất của Tiểu học. Sau khi tốt nghiệp lớp Nhất, nếu mình thi Trung học không đậu thì học lớp Tiếp liên chuyển tiếp để vào mình Trung học, mình học lớp Đệ thất. Lớp Đệ thất tưởng lớn ai dè Đệ lục lớn hơn Đệ thất. Lần lượt học hết rồi vô lớp Đệ nhất rồi lớp thi tú tài.

(28:00) Bắt đầu thi tú tài xong rồi đó rồi bắt đầu mới thi vô Đại học, mình chọn ngành nghề nào đó như: Đại học Y khoa, Đại học Văn (Văn Khoa) hoặc Đại học Luật, tùy theo mình chọn hoặc mình học Đại học về Kiến trúc, Kỹ sư cầu cống gì đó thì mình chọn lấy nghề trong trường Đại học đó. Khi học sinh tốt nghiệp được lớp mười một khóa Tú tài rồi, người nào đậu Bình thứ là được vào thẳng, khỏi thi tuyển. Bình thứ thôi đó thì được thẳng vào Đại học, mình muốn chọn đâu cũng được.

Hồi đó dễ còn bây giờ phải thi. Hồi đó mình đậu Tú tài xong rồi mà điểm cao gọi là Bình thứ được trực tiếp chọn Đại học nào, mình khỏi thi. Bây giờ phải tuyển vì số người ví dụ trường Đại học thu một trăm người mà mình có một ngàn người nó phải tuyển. Còn cái này nó thiếu, thay vì muốn chọn một trăm người mà chỉ có tám chục người thì thi làm chi cho mất công, cứ lôi vô hết, hồi đó ít người, mấy con.

Thời của Thầy, người ta sợ không dám cho con đi học. Người Pháp mới cất trường học, Tây nó mới hợp với làng xã vô xóm làng có con nít thì nó bắt lên xe chở đem bỏ vô trường học, rồi nó cho mực cho giấy cho bút, nó ưu tiên cho mình học lắm.

Nó cất trường mà không ai dám lại học. Có ai dám cho con lại học đâu nên nó mới vô xóm riềng bắt con nít lại. Mấy ông làng xã hồi đó giải thích cho gia đình là Tây muốn con của ông bà đi học cho biết chữ, để không biết chữ sau này dốt, nó ngu lắm. Mà mấy ông làng xã nói chứ mấy thằng Tây đâu có nói chuyện với mình. Cho nên nó kiếm con nít bắt bỏ lên xe chở vô nhà trường.

(30:16) Hồi đó nó vậy, nó ưu tiên cho người Việt mình lắm. Nhưng mà nó đổ vô nhà trường đào tạo mình thành thông ngôn, ký lục cho tụi nó không, để làm việc cho tụi nó chứ gì. Hễ mình học đó này, mình ra làm việc khoái lắm chứ, làm việc có lương sướng. Học ở đó, sau này ra làm việc khoái lắm, có lương sướng, có người lại vô dân Tây luôn, được ưu tiên vô dân Tây, được đi Tây.

Đó là thời của Thầy, Thầy đã chứng kiến những điều đó. Mẹ Thầy nói lại, Mẹ Thầy hồi đó cũng vậy, phụ nữ không bao giờ ông bà cho đi học đâu, nói không cho nó đi học đâu nhưng Tây bắt là phải chịu thôi. Mẹ Thầy cũng được Tây bắt chứ ở trong nhà trường, đố!

Rồi tới phiên Thầy cũng vậy, không bắt thì không đi học, sống theo kiểu bộ lạc như ở trên Campuchia, trên mấy cái cao nguyên vậy đó. Sống theo bộ lạc bao giờ cho con đi học đâu! Mình cất trường vậy chứ đến khuyến khích dữ lắm cho nó hiểu nó mới cho con đi học, chứ không là nó không cho. Hồi đó ở đất nước của mình cũng vậy, y như người sống trong bộ lạc, con cái mình không cho đi bậy đâu, sợ Tây bắt mà Tây bắt nó cho đi học.

4- DẠY ĐẠO ĐỨC CHO MỌI NGƯỜI

(31:30) Những lịch sử đó không bao giờ quên được. Bây giờ những lớp học của chúng ta được tập trung như thế này đó là ước muốn của Thầy rất lớn. Lẽ ra Thầy đi bắt người ta bỏ vô đây học Đạo Đức, nhưng Thầy có quyền gì đâu. Thầy như Nhà nước, Thầy có quyền thì Thầy bắt hết xóm này.

Hôm Thầy đi họp Mặt trận ở huyện rồi lên tỉnh cũng vậy, Thầy mới nói rằng Đạo Đức của con người hầu hết bây giờ đang xuống dốc, vậy Thầy mở các lớp Đạo Đức, Thầy mong rằng những bài vở dạy Đạo Đức đưa cho Nhà nước duyệt hết, các anh chị duyệt hết rồi bắt đầu mời ở ấp xã, bây giờ nói cái địa điểm ở chỗ Thầy thôi, mời dân ở ấp, xã đó đó lại lớp này học, học một bữa thôi để nghe Thầy giảng Đạo Đức thôi.

Thầy nói họ vậy nhưng họ ghi chép họ nói: Trời, bỏ lơ quá há. Thật sự họ ghi chép đề nghị của Thầy như vậy như vậy rồi họ có trả lời không? Bởi vì ý kiến của mình mà. Họ trả lời Thầy họ sẽ đề nghị ở ấp xã sẽ tổ chức những cuộc họp để Thầy nói về Đạo Đức.

Những sách Đạo Đức: Hành Thập Thiện, Cẩm Nang Hành Thiện, Thầy đã đưa cho Nhà nước xem, được cấp phép đàng hoàng thì họ không có cách nào mà nói, làm cái gì cũng đúng rồi mà. Thầy chỉ gợi ý kiến về vấn đề đất nước thì dân chúng thiếu đạo đức cho nên có bốn tệ nạn xã hội như thế nào như thế nào. Bây giờ muốn giải quyết vấn đề phải có đạo đức. Vậy thì Đạo Đức phải dạy chứ Đạo Đức mình nói trên trời rớt xuống được sao? Dạy thì phải tập hợp dân lại ở nơi nào đó để mọi người đến đó được nghe đạo đức.

Thế rồi nói rồi thôi, cũng trả lời suông thôi, để đó, đâu cũng còn nằm y. Chứ nếu có quyền như Tây, chắc chắn là Thầy đem cái xe hơi lòng vòng xóm, bắt hết còn để lại một người giữ nhà thôi, còn bao nhiêu chở vô chùa đổ hết. Vô đây bắt đầu ngồi, ngồi rồi thì, Tây nó giữ đầu kia mình đâu có chạy đâu được đâu. Bắt đầu bà con vô ngồi ghế hết thì Thầy vô dạy, dạy rồi bà con nghe đã thật, sướng thật, nói như vậy nghe hay. Hôm sau khỏi cần nói, hô hào là họ tới, khỏi chở cũng được. Nhưng lần đầu tiên phải chở mấy con, đúng vậy đó. Khi học rồi nó về nói với cha mẹ: “Học sướng lắm, ông Thầy cưng lắm”. Cha mẹ nói được cho mày đi học. Có như vậy thôi.

(34:23) Hôm nay cũng vậy, lớp đạo đức của chúng ta cũng cần được tổ chức như vậy. Nhà nước hiểu biết rồi ủng hộ, Nhà nước chỉ triệu tập, họp dân thôi. Trong buổi họp đó, Thầy sẽ nói “Đạo đức sống không làm khổ mình, khổ người" như thế nào. Về sự hiểu biết, dạy cho người ta Chánh Kiến trước. Chánh Kiến cái gì trước, dạy cái gì cái gì. Từ hiểu biết đó, họ sẽ trở thành người tốt. Đó là cách thức dạy đạo đức.

Không ngờ người ta sợ thật, chính Nhà nước sợ Thầy đem giáo lý của đạo Phật dạy, tất cả mọi người dân không tôn giáo có thành tôn giáo hết. Dạy học vài bữa, mọi người theo Phật giáo hết cho nên người ta không muốn, người ta để tự do tín ngưỡng mà. Không tín ngưỡng mà, ai muốn theo thì theo, không thì thôi. Người ta cứ nghĩ chắc Thầy nói, Thầy quyến rũ người ta chứ gì cho nên họ sợ đó chớ.

Thầy nghĩ như vậy thôi, nhưng đối với Thầy không quyến rũ họ theo Phật giáo đâu, Thầy không có điều kiện đó. Thầy chỉ mong là làm sao họ sống đạo đức được mấy con. Về phần sau thì mình nói viễn ảnh sau thì mình lo được nền đạo đức Phật giáo đến cho mọi người như vậy. Nếu Nhà nước thông cảm được, chắc chắn họ hiểu thì sẽ ủng hộ mình. Đất nước sẽ không còn người vô đạo đức nữa bởi vì mình học rồi thì lần lượt sẽ cố gắng khắc phục mình.

Cũng như trước hoàn cảnh khó khăn chừng nào đi nữa, mấy con cũng có hiểu biết khắc phục được tâm mình. Mấy con được yên ổn hơn những người không biết, các con thấy cũng đỡ. Chẳng hạn như hoàn cảnh bây giờ mười thì ít ra mình xả cũng được ba, bốn, năm chứ. Nó cũng đem lại yên ổn cho các con. Dù trước mặt Thầy, các con chưa hoàn tất được hết nhưng mấy con vẫn được yên ổn. Trừ những người không chịu làm cái điều này, đó là số ít thôi.

Sự thật người nào cũng thấy đem lại sự hạnh phúc, an vui thì ai cũng muốn hết. Làm sao cứu mình ra cái khổ chớ, đời đâu có cái gì là hạnh phúc đâu. Cho nên vì vậy mà Thầy mong rằng mấy con yên tâm, mọi người trong cái dịp này mình nghỉ hè, rồi sau đó rồi mình sẽ tiếp tục.

(36:47) Và đồng thời, có dịp, Thầy sẽ bao xe mình sẽ đi thăm Hòn Sơn một lần. Mọi người sẽ trèo lên cho biết. Thầy cho đi thăm Hòn Sơn nơi thầy tu cho biết, chỗ Thầy ăn rau, chỗ Thầy ngồi tu trên tảng đá nào.

Mấy con tưởng tượng những đêm khuya khoắt, Thầy ngồi trên tảng đá giữa Hòn Sơn, sóng biển rì rào mà Thầy vẫn ngồi trơ trơ trên tảng đá như vậy thì con người gan dạ đến mức nào, chứ nhát gan thì không dám ngồi trên đó đâu.

Những con chim biển như con vịt lớn lắm, nó bây cao đây nè, nó bay vô đáp xuống một cái ào, đứng giũ cánh, cao bằng đứa trẻ. Cái mỏ dẹp như vịt, nó dài. Chim biển mà, nó bắt cá ăn, cái mỏ nó dài lắm. Ở trên nó thấy con cá lội trên mặt nước là nó bay xuống, thả cánh bay đớp liền con cá, gặm liền bay lên, ăn. Thầy ngồi thấy đúng là chúng sanh ăn thịt nhau, tìm mọi cách.

(37:54) Nó đang bay trên trời cao, nó quần quần, mà nó dòm sao mà nó thấy dưới biển, con mắt nhỏ chứ không lớn mà nó thấy được. Con cá nổi trên mặt là ở trên nó vút xuống. Cái sức của nó bây lớn đây, bây cao đây mà ở trên, nó không quạt cánh mà thả xuống thì chắc nó như cục đá rớt xuống. Nó đi cái vút, làm cái ào xuống, thấy nó gặm con cá bay lên, nhanh như vậy.

Ở ngoài biển bao giờ cũng thấy trường hợp đó nhất là ở trên Hòn, vì chim ở gần Hòn nó bay vô nó nghỉ cánh. Nó như cò, nhưng lông nó không trắng mà đen, nó bay cao lắm. Trời không có cây, lông nó khét vì bị nắng, khét nắng.

Thầy sống thiên nhiên lắm mấy con! Ra đó, mấy con mới thấy cảnh Thầy sống. Một thân một mình mà sống như vậy phải là người gan chứ người nhát không dám sống. Người ta gọi là Ma Thiên Lãnh. Ban đêm lạnh lẽo vô cùng lận. Mà coi như không biết, người ta nói ma chắc có lẽ ai lên đó cũng bị ma hết, cho nên họ gọi là ma. Nhưng Thầy lên đó Thầy không thấy ma, mà mấy người, mấy con mà tưởng tưởng lên đó là ma nó hiện ra hết, con Thầy không có tưởng nên không bị ma.

Bây giờ mấy con nghỉ, nghỉ xả hơi cho yên ổn rồi bắt đầu trở lại lớp học. Thầy sẽ tổ chức cho mấy con đi thăm Hòn Sơn, tổ chức hết, người nào Thầy cũng cho đi thăm, không bỏ người nào hết. (40:00)

HẾT BĂNG