Skip directly to content

13- TU TÂM XẢ CŨNG TRỞ VỀ TỨ NIỆM XỨ

2006 CHÁNH TƯ DUY 13- TU TÂM XẢ CŨNG TRỞ VỀ TỨ NIỆM XỨ

2006 CHÁNH TƯ DUY 13

TU TÂM XẢ CŨNG TRỞ VỀ TỨ NIỆM XỨ

Trưởng Lão Thích Thông Lạc

Ngày giảng: 18/03/2006

Người nghe: Tu sinh nam

Thời lượng: [54:00]

Số lượng: 20 băng

Tên cũ: CTD05A-(Nm)-TamDừngLớp-DãnDòTS-TNX-XảTâm-NQ(18-03-2006)

Pháp âm: https://thuvienchonnhu.net/audios/2006-chanh-tu-duy-13-tu-tam-xa-cung-tro-ve-tu-niem-xu.mp3

1- KẾ HOẠCH XÂY DỰNG TRUNG TÂM AN DƯỠNG

Như các con cũng đã hiểu là cái lớp của chúng ta người nào có duyên thì đến học, nó trọn được cái lớp Chánh Kiến. Người nào chưa đủ duyên, mới đến chưa học trọn thì chờ sang năm, chờ chừng tháng mười, năm nay rồi Thầy sẽ mở cái khoá Chánh Kiến học trở lại. Và đồng thời thì những người nào mà lên được cái lớp Chánh Tư Duy, trong cái trường hợp này thì chúng ta về quê thăm quê, về trong vòng một tháng hoặc hai tháng thì cái Trung tâm An Dưỡng nó sẽ sắp ra đời.

Là vì vừa rồi ở thành phố có báo cho Thầy biết là đã xin phép được rồi. Do xin phép được rồi thì chắc có lẽ trong vòng một tháng, hai tháng thì Thầy sẽ về đó Thầy lo xây dựng khu đó cho nó xong. Trong cái khu đó thì cũng chia làm cái khu nam và khu nữ cho nó rõ ràng. Trong cái khu đất bữa đó Thầy có đến thăm, cái khu đất nó cũng rộng lắm. Cho nên làm hai cửa, một cửa ở xung quanh đó đều là đường lưu thông. Nên một cửa thì bên nam và một cửa bên nữ. Cái khu đó chia làm hai phần. Do như vậy thì hiện giờ cái người mà Phật tử đó thì họ xin phép tắc được xong thì họ sẽ dời vào.

Còn về cái phần mà xây cất thì do Thầy. Thầy sẽ kêu gọi Phật tử người một ít, người ta sẽ đóng góp, người ta sẽ làm trong vòng khoảng độ chừng hai tháng. Thì cái khu vực của chúng ta có và nếu mà có thì, trong khi đó Thầy sẽ đưa các thầy, các cư sĩ đều được về đó. Còn ở đây thì Tu viện thì không có xin phép đó, thì chúng ta chỉ ở đây được một số ít mà thôi, chừng khoảng mười người, hai mươi người ở cái Tu viện này thôi. Chứ còn ở đông thì có cái điều kiện gì thì chúng ta trả lời không được.

Cho nên cái Trung tâm An Dưỡng thì nó có xin phép, chúng ta về đó, chúng ta an dưỡng thì chúng ta sẽ được tu tập dễ dàng và không còn khó khăn. Cơm nước thì do Phật tử họ sẽ đài thọ, họ lo lắng hết. Chúng ta không có lo gì hết, nhưng chúng ta có thành lập cái ban quản trị của trung tâm. Và ở đây là quý thầy đã góp ý với Thầy, đồng thời ở ngoại quốc cũng như ở trong nước, chúng ta sẽ thành lập cái ban quản trị của trung tâm. Cho nên hiện giờ thì nó đã coi như là giấy phép xong thì chúng ta phải lo thành lập những cái ban.

(2:39) Cho nên đầu tiên thì cái ban quản trị của Trung tâm An Dưỡng, thì kế đó là cái ban tài chánh của trung tâm. Rồi xuống đó thì coi như là về cái phần mà chi nhánh của các tỉnh, thành phố do các nhóm từ thiện ở địa phương và các nhóm từ thiện của cá nhân gia đình. Họ sẽ góp về cái tài khoản cho chúng ta để thành lập cái ban tài chánh trung tâm. Rồi ở hải ngoại thì như ở Úc châu, ở Mỹ, ở Pháp tất cả những cái chi nhánh mà về cái tài chánh, cái tài khoản để cho cái Trung tâm An Dưỡng thì nó cũng từ cái nhóm từ thiện của địa phương. Rồi cái nhóm từ thiện của gia đình, họ hợp lại họ thành lập cái chi nhánh đó. Cho nên chúng ta đi từng bước, chúng ta sẽ có được cái tài khoản mà chúng ta lo về cái những việc của trung tâm.

Và cái ban quản trị của Trung tâm An Dưỡng Chơn Lạc đó, thì gồm có năm cái thành viên được tổ chức như sau: Đầu tiên thì ban quản trị. Trưởng ban quản trị của trung tâm do được bầu, được cái ban quản trị bầu ra một vị làm trưởng ban quản trị. Thầy thấy nó đơn giản. Do đó, ở từ đó thì chúng ta xuống thì có cái ban kế hoạch và ban tài chánh. Và cái ban kế hoạch và tài chánh sẽ chỉ đạo.

Chúng ta sẽ lập thành cái ban đời sống vật chất và cái ban đời sống tinh thần. Trong cái ban đó thì chúng ta chia ra làm nhiều cái phần, thí dụ như ban đời sống vật chất thì hậu cần, nhà xưởng, rồi phương tiện, thiết bị, ẩm thực, dinh dưỡng, y tế, thể dục, dưỡng sinh. Còn về tinh thần thì tổ chức cái lớp đào tạo đạo đức rồi giao dịch đối nội đối ngoại, thư viện phát hành kinh sách, băng đĩa, đó nó gồm như vậy.

(4:36) Mới đầu chúng ta làm như vậy là thấy cái tổ chức của chúng ta nó cũng tạm đủ. Nếu mà có cái điều kiện gì cần, thiết yếu thì chúng ta thêm, còn không có thì thôi. Theo Thầy thiết nghĩ như vậy là tạm đủ cho cái Trung tâm An Dưỡng sắp tới của chúng ta ra đời.

Và hiện giờ thì chúng ta đã xin phép được và ở bên giáo hội của tỉnh Đồng Nai, thì họ cũng chấp nhận cho chúng ta rồi, bởi vì chúng ta cũng có tu sĩ ở trong đó. Cho nên phần nhiều là ở bên giáo hội của Phật giáo thì người ta cũng, khi nghe được băng giảng cái lớp Chánh Kiến của chúng ta thì bên Giáo hội người ta cũng chấp nhận cho, nó hợp với Chính quyền. Vì vậy mà chúng ta xin phép giữa Giáo hội và Chính quyền đều chấp nhận cho cái trung tâm chúng ta thành lập ở cái tỉnh Đồng Nai. Như vậy là nó cũng gần thành phố, vậy mà sau khi đó thì quý thầy có đủ cái duyên thì khi mà thành lập xong thì Thầy cho hay thì chúng ta trở về đó.

Còn người nào mà có duyên thì chúng ta sẽ về Tu viện Chơn Như chúng ta ở đây. Nhưng ở đây là cái số ít, cái số ít thôi, khoảng độ chừng mười, hai mười người thôi chứ họ không có trên cái số lượng đông được. Ở đây, thì coi như là ở cái Tu viện này thì coi như cái ban quản trị. Ở đây thì ở cái Tu viện chúng ta thì nó chỉ có cái phần lo lắng cái đời sống, thì ở đây chỉ có cô Út mà thôi. Bởi vì cô Út, cô hoàn toàn cô lo lắng nó quen rồi. Cho nên chúng ta không có thành lập, bởi vì nó nhỏ quá. Cho nên nhìn cái Tu viện như chùa nhỏ thì mình đâu có thành lập thêm cái ban cho nó nhiều người, nó mất công cực.

Vì vậy mà ở đây thì coi như là, cô Út còn một phần là cô giúp đỡ cho những người còn ở lại đây thôi. Nhưng mà rất ít chứ không có nhiều. Còn lúc bấy giờ đó thì chúng ta thành lập những cái Trung tâm An Dưỡng như vậy đó, thì nó rộng lớn, nó có nhiều người ở. Và những cơ sở đó nó sẽ phát triển được tốt đẹp hơn là vì nó có giấy phép. Chúng ta yên ổn, không có ai trầm tròn, giáo hội cũng không nói gì đến chúng ta. Vì chúng ta dạy Đạo đức, chứ chúng ta không có dạy gì khác hơn Giới luật và Đạo đức.

2- NHÂN DUYÊN MỞ CÁC LỚP HỌC

(06:49) Thì hôm nay Thầy báo cáo cho biết cái tình hình như vậy. Để cho biết rằng là chúng ta, cũng như cái dịp mà sau mấy tháng học tập của cái lớp Chánh Kiến, bây giờ chúng ta được nghỉ xả hơi. Rồi chúng ta mới, cũng như là Thầy cho hai tuần lễ nay, coi như là chúng ta thi tốt nghiệp mà. Thi coi người nào rớt hay người nào đậu. Mà thật sự thì rớt nhiều, mà đậu thì ít. Bởi vì bây giờ “quán thân trên thân” quán chưa được thì làm sao đậu được trên cái lớp Tứ Niệm Xứ, lớp Chánh Niệm. Cho nên vì vậy mà chúng ta trở về với cái lớp Xả Tâm. Tức là chúng ta trở về cái lớp Chánh Tư Duy để mà tư duy xả từng tâm niệm của mình.

(7:27) Để khi mà tâm niệm của mình nó thanh tịnh, nó sạch rồi thì mình lên cái lớp Chánh Niệm để cho mình tu tập. Tu tập Tứ Niệm Xứ thì “trên thân quán thân” nó dễ dàng rồi, nó không còn khó khăn nữa. Còn cái người nào mà đã quán thân trên thân được rồi, thì người đó được theo Thầy. Thầy sẽ ở trong hang, trong hóc cái chỗ nào bất kỳ. Thầy ở đâu, Thầy sẽ dẫn mấy người đó theo.

Thầy đào tạo để sau khi mà tháng mười năm tới, mấy con thấy bây giờ là tháng ba rồi, mà đức Phật nói tu bảy ngày, bảy tháng, bảy năm mà. Thì bây giờ tới đó còn mấy tháng, bốn, năm, sáu tháng nữa chứ gì. Nhưng mà Thầy dẫn đi bất cứ ở chỗ nào thì những người đó họ sẽ cố gắng họ thực hiện, thì họ cũng chứng đạt được cái chân lý Thanh thản - An lạc - Vô sự. Khi tâm họ bất động thì họ đủ khả năng của họ để mà họ trở về cái lớp Chánh Kiến để mở mang ra.

(8:19) Thì cái lớp Chánh Kiến sắp tới nó không phải có số lượng người ít. Vì vừa rồi cũng có quý thầy đăng ký xin và cũng có rất nhiều vị sư xin. Bữa đó có bốn, năm vị sư đi trì bình ở chỗ này chỗ kia đó, đến đây cũng có xin Thầy tu, nhưng mà Thầy nói phải chờ cái lớp mở ra rồi mới đến. Thì bốn vị sư đó đồng thời rủ sư Mẫn, chắc ai cũng biết sư Mẫn? Sư Mẫn thấy cái chuyện du phương coi bộ cũng tiện việc, cho nên cũng đi theo để học cái hạnh du phương, mà theo các vị sư đó để mà sống rừng, sống rú cho biết. Cho nên sư Mẫn đã đi theo bốn vị đó và đồng thời đó là năm vị. Năm vị đi xin ăn.

Còn một số cư sĩ nữa và một số tu sĩ Bắc tông, tu sĩ Đại thừa cũng đến xin và Thầy cũng cho về, chờ khi mở cái khoá Chánh Kiến. Họ cũng có duyên, cái duyên là họ đã được nghe những cái đĩa băng mà Thầy giảng ở lớp Chánh Kiến. Do đó thì có một số tu sĩ họ cũng tha thiết muốn tu giải thoát cho nên họ về đây, họ xin Thầy. Sau khi nghe những cái đĩa băng mà lớp Chánh Kiến, họ rất thích, họ thấy rất hợp. Và đồng thời họ đọc những cái bộ “Văn Hoá Phật Giáo Truyền Thống” mà Thầy đã viết ra được xin phép hai tập. Do như vậy mà họ đến đây. Ngày nào thì cũng có người đến xin, chứ không phải không. Nhưng mà Thầy hẹn họ để tới một, tháng mười năm này thì Thầy sẽ mở cái lớp để trở về.

(9:52) Mà nếu đủ duyên có giấy phép hẳn hòi thì chia ra nhiều lớp học. Thí dụ như ở Hà Nội mà được có một lớp nữa thì cái chắc chắn ở ngoài Hà Nội thì tu sĩ Hà Nội họ sẽ về đó. Còn tu sĩ ở miền Nam và có thể miền Trung họ sẽ về thành phố chúng ta tiện hơn. Và Thầy chỉ có chịu khó là đi tới đi lui để mà dạy thôi. Hôm đó, từ năm này thì Thầy ngồi tại chỗ này, Thầy dạy. Nhưng mà tháng mười năm này mà mở thì chắc chắn Thầy không ngồi một chỗ mà Thầy đi nhiều. Và đồng thời nếu có đủ điều kiện, mình có người thay thế Thầy đứng lớp dạy thì Thầy khỏi đi. Thí dụ đặt thành vấn đề như thầy Chơn Thành tu xong thì thầy về Hà Nội thầy dạy, thì Thầy khỏi đi Hà Nội.

Rồi ở trong miền Nam này có thầy nào tu xong được thì Thầy cho ra ngoài Long Thành dạy, thì Thầy khỏi đi. Do như vậy là có người dạy rồi thì thành người đó sẽ ở luôn tại đó để mà dạy cho đến khi mà họ tu xong cái lớp Chánh Kiến. Rồi đến cái lớp Chánh Tư Duy thì Thầy cũng thường xuyên Thầy đến lui thăm thôi. Đồng thời thì Thầy ở tại đây hoặc là Thầy tìm một cái nơi nào yên tĩnh hơn. Chứ nói chung là ở tại đây thì chắc chắn ngày nào Thầy cũng bị khách hết. Không có ngày nào Thầy không tiếp khách. Ăn cơm rồi, không nghỉ mà. Ăn cơm rồi thì còn tiếp khách rồi, chớ đâu có nghỉ. Cho nên vì vậy mà Thầy rất bận.

3- TU TÂM XẢ KHÔNG BỊ ỨC CHẾ

(11:19) Trong lúc mà viết, còn lại một cái số sách Giới Luật và Đạo Đức làm người thì nó còn nhiều quá mà Thầy không có thời gian viết. Thầy mong rằng còn có thời gian để mà viết cho xong. Và đồng thời thì mấy con cũng rõ hết rồi. Những cái tập mà xếp mỏng mỏng như thế này nó cũng xác chứng được cái điều mà chúng ta tu đúng tu sai rồi. Nghĩa là nhận ra được cái chỗ mà trên thân quán thân. Có người biết cách, mà có người chưa biết cách và có người quán được, mà cũng có người biết mà chưa quán được. Nghĩa là còn trật tới trật lui cũng như đứa trẻ mới tập đi, té lên té xuống chứ chưa đi được.

Cho nên coi vậy chứ Tứ Niệm Xứ cũng khó lắm chớ không phải dễ. Cứ nghĩ tưởng là mình được, nhưng mà tu một hơi một ngày, hai ngày, ba ngày thì nhìn lại trật lất. Bởi vì mình có xả được tâm mình đâu, cho nên mình trèo cao thì mình phải rớt xuống rồi. Mới đầu thì cũng thấy tôi quán, tôi thân, tôi cũng thấy thân tôi rung động kiểu thế này thế khác, mà chừng ba bữa sau thì nó trật lất. Nó không dính chút nào hết rồi. Bởi vì sao? Hôn trầm, thùy miên đánh vô là nó trật rồi. Rồi cái những niệm này niệm khác nó xen vô nữa. Trời! Sao mấy bữa đầu mình làm được mà bữa nay làm không được? Nó cứ có cái tụi gì đâu mà nó xen vô hoài. Do đó thì mình phải biết rằng cái khả năng của mình nó chưa phải ở cái lớp này.

(12:33) Nếu mình cố gắng không niệm thì mình mới ức chế. Mà ức chế thì mình sẽ rơi vào Tưởng, không trật đâu. Bởi vì Ý thức ức chế thì tức là Tưởng thức phải hoạt động chứ sao? Đâu có còn gì khác hơn. Còn bây giờ mình chỉ sống mình xả tâm, xả tâm hết thì nó sẽ trở về với Tứ Niệm Xứ nó mà với một cách nó không bị ức chế. Nó cụ thể nó rõ ràng. Hiểu rõ như vậy rồi thì chúng ta biết con đường đi và đồng thời khi biết rồi thì bắt đầu mọi người ở đâu, mấy người cứ yên tâm về.

Gặp thầy Tổ, mình nói: “Kỳ này tôi đi, kỳ này tôi học được những cái điều này rất hay. Nhưng mà hôm nay tôi về thăm lại thầy Tổ, thầy Tổ đừng đuổi nha. Ít bữa tôi cũng đi à”.

Để không, có người nói: “Mày bạc bẽo lắm, mày bỏ mày đi. Mày bỏ thầy bỏ Tổ mày đi, bây giờ mày còn mang cái mặt mày về đây”.

“Không phải! Tôi thương thầy Tổ, tôi về đó. Tôi về chơi ít hôm để cho biết con đường tu, tôi tu ngon lắm. Bây giờ tôi ăn ngày một bữa, không ai cạy răng tôi mà nhét vô thêm nữa”.

(13:27) Thầy sẽ gởi cho mấy con không con. Bởi vì cái cuốn này, hồi sáng Thầy gởi cho mấy cô hết, cho nên vì vậy mà phần nhiều mấy cô cũng chuẩn bị về Vĩnh Long. Còn lại chỉ ít thôi, chớ không có ở đông nữa. Về chuẩn bị những cái điều kiện, coi như là mình xấu phải không? Bữa rồi mấy con thấy không, Thầy ôm bát Thầy đi xin, đi khất thực. Mà sao đi, tới chừng ôm bát trở về, sao mà bát trơn quá? Mới tới đó thì cái bát nó tuột tay, nó rớt xuống cái bụp. Mà may mắn là đồ ăn không có sao, chỉ có cơm thôi.

Thành ra cái bát Thầy bị bể. Bể nó báo rằng cái lớp của chúng ta tới đây dừng lại chút đi. Nó báo tin mà. Thì do đó thì cũng đúng là ngày hôm sau, bữa trước thì bể bát, bữa sau thì Thầy được tin, cho nên Thầy thấy được cái điều kiện nó không hên. Thôi đúng là cái điềm cái bát của mình nó bị bể thì nó báo rằng bữa nay thì không có đi khất thực được. Như vậy là phải dừng lại chút. Vì vậy hôm nay mấy con đừng lại.

(14:31) Cho nên mấy con thấy rằng cái vấn đề gì nó cũng có nhân quả hết. Nếu không có, sao nhân quả bể bát Thầy? Bể bát cũng nhân quả chứ, phải không? Chứ đâu phải khi không. Nó cũng báo cho biết trước, chứ đâu phải không. Do vì vậy đó thì những cái gì mà mình làm thiện thì báo động cho mình hết. Cũng như Thầy nói như thế này, cũng như Thầy bây giờ đi đâu đó, mà nếu mà có ai núp mà lén lén đâm Thầy, nó cũng sẽ báo cho Thầy biết có người núp ở cái cống nào đó.

Cho nên vì vậy mà Thầy đi tới cái cống đó, Thầy đi ra con đường. Bắt đầu họ thấy ba người thôi, họ không dám ló cái đầu lên, thì Thầy đi luôn qua. Cho nên ở đời mà, đâu có gì đâu. Nhưng mà cái phước của mình đến đó, không ngờ người ta sẽ núp tại lỗ cống đó, chờ cho Thầy đi một mình qua. Nhưng không ngờ Thầy bước ra đường thì có ba bốn người đi theo. Trời đất ơi! Sao mà hên thế! Cho nên vì vậy mà tới cuối cùng Thầy không sao hết.

Cho nên ở đời mình cứ sống thiện, mấy con. Sống thiện, ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện. Cứ sống thiện đi rồi mấy con sẽ bình an. Cho nên Thầy nghĩ rằng Tu viện mình tu thiện chứ đâu phải làm ác gì đâu. Mình đâu có gõ mỏ tụng kinh cầu khẩn đâu, thành ra nó hên quá. Hên quá! Cho nên vì vậy mà nó chưa có gì hết mà mình đã bình an, phải không? Cho nên vả lại còn tốt hơn là trong lúc mình sắp sửa tiến tới làm Phật thì mình còn phải có tình có nghĩa về thăm gia đình mình chút.

Cũng hên chứ có sao, thăm những người thân của mình thì điều tốt chứ sao? Để rồi mình báo cáo cho người thân biết, tôi học lớp này chớ chắc chắn là tôi sẽ được giải thoát đó. Cô bác anh chị em hay cha mẹ mừng đi. Mừng trước đi, để coi tôi làm được mà, tôi thấy được lắm đó. Vả lại thì những người nào mà bạn bè mình không tin, mấy người đọc coi: “Trên thân quán thân để nhiếp phục tham ưu”, mà nếu tôi nhiếp phục được thì tôi giải thoát chứ gì?

Rõ ràng đây nè,“Trên thân quán thân” mà. Tứ Niệm Xứ, bốn chỗ không còn bỏ sót cái chỗ nào hết, cho nên vì vậy mà làm sao mà không giải thoát? Nhiếp được ưu phiền ở trên đó rõ ràng, đây là cuốn sách đề cái tựa rất là rõ ràng: “Trên Thân Quán Thân, Để Nhiếp Phục Tham Ưu”, tu theo Tứ Niệm Xứ rõ ràng. Cho nên do cái sự tu tập như vậy thì chúng ta không có gì mà chúng ta trở ngại.

Mà vừa rồi thì chúng ta, hôm qua thì chúng ta tạm thời chúng ta giải thể, nghỉ xả hơi của cái lớp để cho nó bảo vệ bình yên cái Tu viện. Thì hôm này Thầy được báo tin rằng, xin phép tắc được rồi. Hên quá phải không? Vừa xả thì lại được. Thì như vậy là mình cũng có phước chứ, đâu có gì đâu. Bây giờ đó mình còn thấy rằng, hiện bây giờ đó thì mình còn cực khổ là do xây dựng mà thôi, xây dựng kiểu nào? Trong đầu Thầy cũng đã tư duy mấy bữa. Nếu mà mình ở cái xứ lạnh thì mình phải xây tường, rồi cho như thế nào cho nó ấm áp. Như Đà Lạt chẳng hạn hay hoặc là bên Pháp, bên Mỹ đồ thì cái chỗ mà lạnh lung thì phải là xây tường. Chứ còn cái kiểu vách liếp này chắc chúng ta rét mà chết.

Còn bây giờ ở Long Thành, Đồng Nai thì chắc chắn là khỏi cần cái điều đó rồi. Nó cũng giống đây thôi chứ không khác gì, nó cũng giống như mình đây. Cho nên vì vậy mà có thể có phương tiện, cây nhà lá vườn, tầm vông, trúc, tre mình cũng có thể cất được. Rồi mình sẽ, chung quanh nhà mình, mình sẽ bỏ neo nó thì chắc nó cũng không đến đỗi nữa. Chiếc tàu ngoài biển mấy con thấy nó không lật được là nó nhờ cái neo nó bỏ, có phải không? Chiếc tàu cũng lớn lắm mấy con. Mà nó bỏ neo, nó vẫn đứng ở giữa sông như thường, phải không?

Thì cái nhà của mình nó cũng đứng ở trên đất, chứ nó đâu phải là đứng giữa sông đâu. Thì mình lấy dây mình cột, mình rịt nó thì nó làm sao nó bay được. Giờ cho bão nó cũng không bay nữa. Mấy con thấy những cây mà chéo qua chéo lại như thế này, các con thấy nó có xục xịch cái này được không? Trời ơi! Những cây này được gọi là cây tú. Cây tú nó chống bão đó mấy con. Nó không làm cho cái nhà mình xẹo được đâu. Mà đây coi nó chéo chéo nhiều cây, coi thử coi bên đây nó giữ bên đây, bên đây nó giữ bên đây. Cách thức người ta kiến trúc mà, người ta làm cho cái nhà nó vững vàng vô cùng lận.

(18:29) Nhưng mà vì cái nhà của mình nó không có chôn, phải không? Nó đứng hổng mà lại nó nhẹ. Chứ phải nó nhà tường thì nó nặng, thì gió hất đâu có được. Cho nên do đó mình lấy dây, mình ghịt nó xuống. Do đó đó mắc ghịt, nó làm sao nó bay lên được. Thành ra đâu có thành cây dù, cho nên nó nằm yên một chỗ. Cuối cùng thì cái nhà của mình nhẹ nhàng mà mình ở, mình thấy cũng thoái mái. Trời nóng nực này thấy nó cũng xả hơi ra được. Chứ còn cái nhà tường mà trời nóng nực này chắc nó bịt rồi. Mình như là cái lò gạch rồi và mình ở trong đó thì mình thành viên gạch mất hết.

(19:03) Cho nên cuối cùng mình biết khéo léo. Cho nên vì vậy đó nếu mà có điều kiện, ở quê này có điều kiện, ở Tu viện mình có điều kiện, có tầm vông thì mình chặt xuống. Mình chặt xuống, cái mình ráp từng bệ từng bệ như mọi lần Thầy ra Phước Hải Thầy dựng. Nhưng hôm nay thì mình cũng có thể mình làm, về điều đó mình đưa ra thì cũng được. Và đồng thời mình sợ, mình thấy nó quá cực nhọc, khó khăn thì mình có thể đặt một số gạch như thế nào đó để mình giao cho thợ hồ. Họ, một số thợ hồ, năm, mười vị thợ hồ đến đó, mỗi người lãnh năm cái nhà, ba cái nhà. Đến đó họ tập trung họ làm, thì trong vòng tháng mình cũng thấy cả bao nhiêu cái nhà ở rồi.

Rồi Phật tử, người ta người cúng giường, người cúng bàn, cúng ghế cho mình đủ thứ. Hôm đó rồi mình trở vô, mình học tu. Mình là người tu có phước mấy con, đâu có cần gì đâu. Cho nên thấy rõ ràng là cái phước mình có chứ. Thầy vừa cho mấy con xả nghỉ hơi thì người ta lại xin phép được rồi. Đó là phước mình có, chứ còn nếu phước mình không có, sang năm người ta mới xin mới được rồi sao? Mà do đó mình nghỉ lâu quá, phải không?

Cho nên ở đây, thì mấy con thấy mình cứ sống thiện, làm thiện, thường xuyên mình ngăn ác thôi. Còn phước báu thì do cái công đức của mình làm thì nó sẽ được thôi, đừng có gì mà lo lắng.

4- ĐỘC CƯ - ĐỘC BỘ - ĐỘC HÀNH

(20:21) Và đồng thời ai thì, mấy con hiện giờ thì Thầy thấy mấy con Giới luật cũng chưa nghiêm chỉnh lắm đâu. Cố gắng khi mà đến những cái nơi mới thì mấy con ráng giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh, tức là sống độc cư cho trọn vẹn.

Nhiều khi mấy con bị động quá, rồi mấy con tu không có được. Cho nên cố gắng, hễ quyết tu, là cuộc đời của mình phải độc cư, độc bộ, độc hành. Đó là cái bí quyết thành công của sự tu tập của chúng ta. Vì chúng ta có sống một mình, chúng ta mới thấy từng tâm niệm mình được. Còn mình sống mình nói chuyện này, chuyện kia mình khó thấy cái tâm mình lắm.

(20:54) Cho nên nó càng cô đơn bao nhiêu thì cái tâm niệm mình nó càng hiện rõ bấy nhiêu. Cho nên mấy con cố gắng, cố gắng theo lời Thầy dạy mà tu hành thì chắc chắn con đường giải thoát không còn xa nữa. Và chúng ta biết được cái chân lý của chúng ta, cái chân lý Thanh thản - An lạc - Vô sự. Đó là một cái trạng thái tâm chúng ta, mà hiện giờ thì chúng ta tu học phần nhiều là hộ trì và bảo vệ cái chân lý đó. Làm sao chúng ta sống được trong cái trạng thái đó mãi mãi. Và suốt cuộc đời từ đây về sau chúng ta tới ngày chết, chúng ta vẫn ở trong cái trạng thái đó.

Thì đó là cái cứu cánh cuối cùng của đời chúng ta và đó là cũng sự chứng đạo của mọi người, chứ không có gì khác. Phật cũng ở chỗ đó, chứ không có xa xung quanh chỗ khác đâu. Nhớ lời Thầy nói, mà Thầy có bỏ thân này Thầy cũng vào đó, chứ Thầy cũng không có đi đâu xa. Thầy cũng ở chỗ Thanh thản - An lạc - Vô sự. Mà chúng ta giữ được thì mới ở được, mà giữ không được thì chúng ta sẽ bị nghiệp lôi chúng ta đi tái sanh luân hồi. Thì cố gắng mà thực hiện.

(21:57) Hôm nay thì còn thưa hỏi Thầy gì, có trật có trúng gì đâu? Thầy thấy rằng nếu Tứ Niệm Xứ không xong thì trở xuống xả tâm, có gì đâu. Tứ Niệm Xứ mà quán không được thì trở về xả tâm. Xả tâm hết thì nó trở lên Tứ Niệm Xứ, chứ có đi chạy đường nào mà khỏi. Các con thấy không? Bây giờ xả rồi nó thanh thản, an lạc, vô sự rồi thì nó ở đâu? Hổng lẽ nó chung hang dế nó núp ở trỏng sao? Cho nên nó cũng phải trên thân mình, chứ không lẽ cái tâm của mình nó chui lỗ nào.

Mấy con thấy là bây giờ tâm này thanh thản, an lạc, vô sự nè, Thầy ngồi nè. Thì làm sao Thầy cũng phải thấy hơi thở. Chứ không lẽ bây giờ nó ngồi yên, nó không thấy gì hết, cứ vậy thì nó ngủ sao? Rõ ràng nó đang thức chứ nó đâu phải ngủ? Mà nó thức thì nó phải thấy cái gì, chứ không lẽ nó thấy cái gốc cây ngoài kia, có phải không? Nó phải thấy cái thân của nó chứ. Thì nó thấy thân nó thì tức phải thấy hơi thở. Nhưng mà chúng ta biết rằng nếu mà tập trung trong hơi thở thì sai, cho nên chúng ta không tập trung. Mà không tập trung thì chúng ta tập trung ở đâu? Như vậy là nó thấy cái thân nó, có phải không? Thấy cái thân nó rung động.

(22:54) Như vậy là tự nó, nó trở về Tứ Niệm Xứ mà không phải ức chế nó chứ gì? Có phải tiện không mấy con? Rất là tiện lợi, có gì đâu mà không tiện? Đó cho nên hôm nay trong cái vấn đề tu tập, nó đơn giản, nó dễ dàng lắm. Mà nếu mà nó được mà nhiếp tâm và an trú tâm, nó được quán ở trên thân nó rồi thì tức là nó sẽ nhiếp phục tham ưu. Mà bây giờ mình thấy ưu phiền còn nè, còn niệm còn này kia thì tức là nó chưa quán thân được chứ gì? Mà chưa quán thân được thì mình xả tâm, thì mình xả từng cái niệm đó.

Mà mình xả từng cái niệm đó thì mình sống độc cư, thì mình sẽ thấy được tâm niệm mình từng lúc, từng lúc rất rõ. Còn nếu mình đi nói chuyện, mình nói chuyện này chuyện kia, mình nói chuyện đạo, chuyện đời, mình tính băng, tính sách, tính vở, tính gì đủ thứ. Thì như vậy nó, đây là mình nói về chuyện Phật pháp thôi đó, chứ còn đừng có nói chuyện ngoài đời. Thế mà nó cũng vẫn còn mình bị động, mình còn bị phóng dật ra ngoài. Không tốt.

Cho nên cố gắng nghe lời Thầy. Sau khi cái lớp này mà chúng ta thấy rằng, từ bốn tháng nay mà được bình an mà chúng ta tu tập như vậy, đó là may mắn lắm, chứ không phải là ít đâu nha. Rất là may. Được trọn vẹn, được cái lớp Chánh kiến của chúng ta. Những bài vở mà mấy con làm như vậy, Thầy thấy có nhiều người đạt được tiêu chuẩn giải thoát. Cho nên trong khi tiếp tới cái lớp Chánh Tư Duy, nếu mà đủ cái duyên yên ổn thì chúng ta sẽ tu tập cái lớp Chánh Tư Duy.

Thì trong cái số người mà đã bị rớt trở lại đó, không có ở trên cái lớp Chánh Niệm được, tức là Tứ Niệm Xứ được thì mấy con ở lại cái lớp mà Xả Tâm. Thì cái lớp Xả Tâm, nói nó chung chung thì nó xả, cái gì nó cũng xả, chứ nó có cấp bậc ở trong đó mấy con. Chứ không phải là nói xả, rồi nói người thấp người cao, chứ đâu phải là người nào cũng xả giống nhau đâu. Đâu có cái chuyện mà giống nhau đó đâu. Một người sân quá trời ầm ầm thì phải xả lâu chứ. Còn cái người ta sân ít thì người ta xả mau chứ sao?

Còn cái người mà ta tham ít thì người ta xả mau chứ, còn mình tham quá trời, mình đụng cái gì cũng muốn hết. Xe hơi cũng muốn; ghe tàu cũng muốn; đất đai cũng muốn; ruộng vườn cũng muốn; tiền bạc cũng muốn; muốn tất cả mọi cái. Cái gì cũng muốn, rượu chè cũng muốn, bài bạc cũng muốn, muốn hết. Cái người này phải xả lâu hơn chứ. Còn cái người, người ta chỉ còn, giờ ta chỉ muốn ăn ngày một bữa thôi. Mà ngon dở người ta cũng không cần nữa thì cái người này, người ta xả mau chứ. Đó là cái tham của người ta nó ít rồi.

Cho nên nó coi như vậy chứ, xả nó có cái ở trong đó nhiều lớp lắm, chứ không phải là không lớp. Vậy thì muốn phân ra cho được cái lớp để mà chúng ta tu tập cho đúng với cái đặc tướng của chúng ta, chứ đâu phải là tu chung chung đâu. Nói tu chung chung rồi tôi xả, rồi bây giờ tôi xả nữa, tôi không biết tôi ở trong cái lớp nào đây? Mà không biết tu hoài mà sao nó không tới cái Tứ Niệm Xứ mới chết chứ. Đó, nó mới kẹt ở chỗ này. Cho nên ở đây không phải được quyền tu chung chung.

Cho nên khi mà nó được an ổn trở lại, thì Thầy sắp cho mấy con cái lớp của mấy con sẽ học. Người nào còn trở lại lớp Chánh Kiến là phải trở về lớp Chánh Kiến học lại. Bởi vì cái tri kiến của mấy con chưa đủ sức để mà xả tất cả các niệm. Cho nên mấy con trở về cái lớp Chánh Kiến. Còn cái người nào đủ sức thì mấy con ở trên lớp Chánh Tư Duy. Từng tâm niệm của mấy con khởi ra, làm từng bài luận để mà xả cái tâm đó. Chứ không phải nói mình muốn xả: “À cái này là ái kiết sử, thôi đi đi”. Cái kiểu đó nó đi một ngàn lần nó cứ trở đi, trở lại hoài không bao giờ nó dứt đâu.

Đó cách thức mà để phân ra cho từng biết lớp. Rồi trong cái lớp mà Chánh Tư Duy nó có lớp A, lớp B, lớp C, chứ không phải là nó có chung một lớp đâu. Cái trình độ đặc tướng của mình nó ở lớp A thì mình tu ở lớp A, mà ở lớp B tu lớp B, chứ đâu phải lộn xộn được. Coi vậy chứ có, ở trong cái số nhìn chung mặt người nào cũng nói tôi học lớp Chánh Tư Duy hết. Chứ mà sự thật ra, anh này học lớp Chánh Tư Duy A, chứ anh này học lớp Chánh Tư Duy B, chứ không có được A với B chung lộn đâu. Coi vậy chứ nó có cái trình độ cao thấp trong đó hết, chứ đâu phải giống nhau sao.

Mấy con tưởng, khi mà nói rằng phân lớp thì bao giờ nó cũng phải phân cái trình độ đúng cái lớp đó, để người ta học. Người ta đưa người ta đi dần đến kết quả, nó mới cụ thể, chứ không phải học chung chung. Ở đây làm thật, tu thật, đạt được sự giải thoát thật, chứ không phải là ở trong cái sự hiểu biết suông, trong cái kiến giải suông. Thầy nói như vậy để đủ hiểu biết rằng cái sự tu tập của chúng ta nó còn nhiều cái chuyện mà Thầy rất là phải vất vả để mà phân ra từng lớp, để nó đem lại cái sự cụ thể cho cái sự tu tập.

5- CÒN NIỆM CÒN PHẢI TU XẢ TÂM

(27:18) Thì hôm nay Thầy xin trả lời Chí Thiện hỏi Thầy: “Hôm trước do con ngồi nhiều quá, thân nên có trạng thái Tưởng. Ngay với oai nghi ngồi từ ba đến năm phút, con thấy rõ, rất rõ sự rung động từ đầu xuống chân và ngược lại, sự cảm nhận còn rõ hơn oai nghi đi. Vậy kính xin Thầy, con nên tu tập Tứ Niệm Xứ trở lại hay vẫn tu Tâm Xả? Xin Thầy từ bi cho chúng con được rõ” .

(27:51) Bây giờ, thí dụ như bây giờ con tu Tứ Niệm Xứ, điều mà con đã nhận thấy sự rung động của thân con rất rõ, thì con cứ tu. Nhưng mà có cái niệm thì con cứ xả chứ không có sao hết. Nhưng mà cái thời gian tu, mà trên Tứ Niệm Xứ để quán Tứ Niệm Xứ, thời gian thí dụ như năm phút thì con giữ trọn năm phút đừng tăng lên. Mà năm phút, lúc nào tu trong năm phút con đều là hoàn toàn là chế ngự được tham ưu, khắc phục được tham ưu ở trên thân con. Tức là không niệm, mà không có mỏi mệt trên thân con, không có gì chướng ngại trên thân con thì con đã tu đúng đó con. Con nên giữ nó mà tu đúng.

Còn không con thấy còn niệm nè, còn hôn trầm còn thuỳ miên ra vô thì nó phải tu Tâm Xả thôi. Còn nếu mà trong năm phút, hoàn toàn con tu năm phút ở trên thân thấy nó rung động, rõ ràng cụ thể mà không niệm. Mà không mỏi mệt, mà nghe thoái mái dễ chịu thì đó là quán thân trên thân đúng, không sai. Thì cố gắng tập, nhưng mà hiện giờ trong cái giai đoạn mà còn chuyển qua cái quán thân trên thân cho nó được trọn vẹn thì lúc cái này thì nó còn cái thời gian nghỉ dài. Mà thời gian nghỉ dài đó là cái thời gian xả tâm, cố gắng xả tâm. Xả tâm bằng cái tri kiến hiểu biết của mình, tư duy suy nghĩ rồi xả nó.

6- THẾ NÀO LÀ QUÁN THÂN

(29:19) Ở đây là Thiện Vân hỏi Thầy: “Kính bạch Thầy chỉ dạy con ba câu hỏi. Trước tiên con cảm nhận được toàn thân thì nó chưa có cái gì trong đó cả. Khi con cảm giác toàn thân rung động từ chân lên đầu và ngược lại là sự rung động chuyển bước đi và hơi thở lên xuống. Cái biết này ở trong thân cảm nhận nhưng nó không phải là thân, nó cũng không phải là sự cảm giác. Cái biết đó trên cả hai là cái thân và cái sự rung động mà gọi là thức tỉnh để rọi vào thấy chúng đang hoạt động, rung chuyển từ thân lên đầu và ngược lại. Khi cái biết bám chặt vào thân rồi thì thay đổi oai nghi rất nhiều động tác. Nhưng nó vẫn còn biết bám chặt trên thân, lên xuống, khi nuốt nước miếng, nó lại mất. Trạng thái này đã vào được Tứ Niệm Xứ chưa, thưa Thầy?”

(30:22) Đáp: Trạng thái này nó mới có tỉnh thức chứ chưa. Mới có tỉnh thức thôi, chứ có chưa, mà chưa tỉnh thức cũng chưa sao. Nhưng mà có cái điều kiện là mình phải xét. Mình tuy rằng cảm nhận, nhưng mà ở đây cái cảm nhận của chúng ta là sự rung động của cái thân thôi, chúng ta biết tức là trên thân quán thân thôi. Chứ còn chúng ta không phải là thấy cái biết cái gì ở đây nữa hết. Bởi vì cái biết cảm nhận đó, cái biết trong cái cảm nhận tức là Thân thức nó cảm nhận được cái sự rung động. Đó là cái Thân thức của chúng ta.

Bởi ở đây, chúng ta dùng sáu thức: mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý. Mà mắt, thì chúng ta không thể nhìn cái thân của chúng ta chăm chăm được lâu. Và tai thì chúng ta cũng không nghe được cái thân của chúng ta, mà chỉ có cái cảm nhận cái sự rung động của thân của chúng ta. Tức là chúng ta sử dụng trong sáu cái biết của chúng ta. Mà cái nào để cảm nhận được sự rung động toàn thân của chúng ta thì cái đó chúng ta sử dụng.

Bởi vì sáu cái thức mà, cho nên sáu cái thức của Thân thức của cái nhóm Ý thức đó, do đó mà cái cảm nhận cũng là một ở trong cái nhóm Ý thức của nó. Cho nên vì vậy đó chúng ta không phải là nhà tâm lý mà phân tích nó là cái biết, cái tỉnh thức này kia. Chúng ta không cần nói mà đây chúng ta cần biết là mình đang quán cái thân của mình trọn vẹn là từ đầu tới chân mình biết rất rõ. Biết rất rõ là từng hơi thở của mình, thở vô thở ra thì mình thấy thân mình rung động là đủ rồi. Không cần phải suy tư, không cần phải chia chẻ nó ra bằng đây là cái biết, đây là cái sự rung động.

(31:52) Mình không cần là làm nhà tâm lý mà mình chỉ cần đủ nhà quán thôi, cái nhà tư duy thôi, cái nhà quan sát thôi. Chỉ quan sát cho được cái sự rung động của cái thân của chúng ta, từng hơi thở, từng hơi thở của nó là đủ. Gọi là “trên thân quán thân”. Ở đây, mục đích quán thân chứ không phải là mục đích của chúng ta để thấy cái biết, rồi cái rung động, cái này kia, chúng ta không cần. Chúng ta không cần phân biệt cái đó, mà chúng ta cảm nhận được mỗi hơi thở hít vô, thì chúng ta thấy rung động từ đầu tới chân. Mỗi hơi thở thở ra, chúng ta thấy từ chân đến đầu, chúng ta đều cảm nhận được rõ ràng từng hơi thở kỹ lưỡng. Không có hơi thở nào mà chúng ta quên cái cảm nhận này, thì như vậy được, có như vậy là đúng.

Hỏi: “Tại sao khi tâm ở trên thân rồi, lại tự nó an ổn, hết hôn trầm, không mệt mỏi. Làm sao nó khắc phục được, quá mầu nhiệm như vậy? Không tác ý mà cũng không hướng tâm, thưa Thầy?”

Đáp: Đây là cái pháp Tứ Niệm Xứ rồi - Trên thân quán thân. Tại vì quán thân nó có ba cái giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn tập quán, biết cách quán. Chứ chúng ta chưa biết cách quán, cho nên bây giờ mình cứ nhìn thân gọi là quán thân, không được. Mà mình phải quán như thế nào thì đức Phật đã dạy cho mình: “Cảm giác toàn thân, tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra”, đức Phật đã dạy rồi.

(33:05) Mà do đó chúng ta theo cái lời đức Phật dạy để mà chúng ta quán cái thân. Mà khi quán được rồi thì chúng ta phải tập cho nó thuần thục, tập cho thuần thục. Bây giờ mình biết thấy được cái thân rung động, đó mới biết cách quán thôi, chứ chưa thuần. Sau một thời gian tu tập một tháng, hai tháng thì cái sức tỉnh thức ở trên cái thân nó, nó mới có. Chứ không phải là ngay đó mà chúng ta thấy biết một, hai lần hay hoặc là một ngày, hai ngày rồi chúng ta cho nó là đã cảm đã quán được thân. Không phải đâu.

Chúng ta còn tập cho thuần, cho nhuần nhuyễn. Mà khi nhuần nhuyễn rồi thì nó mới là tỉnh thức. Khi nó tỉnh thức rồi thì chúng ta tiếp tục. Chúng ta tập quán ở trên thân đó nữa. Tập cho đến khi mà cái tâm chúng ta định tĩnh được trên cái thân của chúng ta. Tâm định tĩnh trên thân mà. Mà khi nó định tĩnh được thì nó nhu nhuyễn dễ sử dụng, tức là nó có bảy năng lực Giác Chi.

Cái mục đích như vậy, cho nên vì vậy mà mình tập đúng và mình quán đúng, nó không phải mầu nhiệm là tại vì cái phương pháp đó nó nhiếp phục được tham ưu cho nên đức Phật nói: “Trên thân quán thân để nhiếp phục tham ưu”. Cách thức đó là cách thức nhiếp phục tham ưu, làm cho nó hết ưu phiền ở trên thân nó. Cho nên đó là cái phương pháp rồi. Cái phương pháp mà cái kinh nghiệm đức Phật đã tu tập và để lại cho chúng ta qua một cái kinh nghiệm bằng xương máu của đức Phật mới thấy được cái pháp này.

Cái pháp quán có cái giá trị tuyệt vời. Cho nên, mới đầu chúng ta nghe nói: “Trên thân quán thân để nhiếp phục tham ưu”, không biết làm sao nó nhiếp được? Rõ ràng là nó quán được. Tức là nó quay vô, nó không còn quay ra nữa, là nó làm cho tất cả thân tâm chúng ta rất là an ổn. Tức là nó nhiếp phục, nó không còn có cái khổ đau ở trên đó nữa.

Mà cái người đã tu tập qua rồi như đức Phật mới thấy được, mới để lại cho chúng ta, mới viết ra cái câu đó để chúng ta biết: “Trên thân quán thân để nhiếp phục tham ưu”. Cho nên bây giờ chúng ta hỏi tại sao? Hỏi tại sao thì ông Phật nói có tại sao, tại cái pháp nó vậy. Nghĩa là bây giờ hỏi tại sao đường ngọt? Thầy nói tại đường ngọt, chứ sao bây giờ.

Bởi vì mình giải thích theo cái kiểu hiểu của mình, đường là phải ngọt. Chứ mà nếu mà nói thuốc thì phải đắng thôi, đâu có gì khác hơn. Mà nói ớt là phải cay, chứ không thể nào nói ớt mà ngọt được. Cho nên cái pháp đó nó là cái phương pháp để nhiếp phục làm cho hết đau khổ Thân – Thọ – Tâm – Pháp của chúng ta. Nó trên thân, trên tâm, trên thọ, trên pháp. Quán để rồi nhiếp phục được tham ưu trên đó.

(35:27) Đó là cái pháp nó làm cho chúng ta hết đau khổ. Cho nên mới nói: “Trên thân quán thân để nhiếp phục tham ưu”. Cho nên nói tại sao mình quán vậy hết? Thì mình quán thử coi nó hết không? Mà nếu mình quán đúng thì chắc chắn là mình không thấy ưu phiền ở trên đó rồi thì nó đúng, tức là nó nhiếp phục. Mà mình quán trật thì nó không.

Thí dụ như bây giờ nói “Trên quán thân trên thân để nhiếp phục tham ưu”, nhưng mà tôi cũng cố gắng, tôi thấy cái hơi thở ra vô, ra vô trên thân, tôi cũng thấy toàn thân tôi đó. Nhưng có một cái niệm xẹt vô, như vậy là tôi quán chưa kỹ. Cho nên vì vậy mà tôi có một cái dạng nào không có rõ ràng lắm, cho nên vì vậy mà mới có cái niệm này, chứ không phải không. Hoặc, cái lớp mà này không phải lớp tôi tu, mà tôi nhảy lên tôi tu, cho nên tôi chưa hàng phục được ở trong cái lớp thấp. Thí dụ như cái lớp Chánh Tri Kiến tôi chưa thông suốt, mà tôi nhảy lên đây là tôi làm sao rồi tôi nhiếp phục được?

Nghĩa là cái lớp này là lớp thứ bảy. Lớp Chánh Niệm nó là lớp thứ bảy, mà tôi chưa có học lớp một, lớp hai, lớp ba, tôi nhảy lên lớp thứ bảy này, tôi làm sao mà tôi nhiếp phục được? Cái pháp này nó phải ở tới lớp thứ bảy, mà tôi phải trải qua sáu lớp tôi mới đến nó thì nó phải được nhiếp phục. Có đúng không? Nghĩa là bây giờ tôi chặt cây mía, tôi nghe uống cái nước mía nó lạt hơn tôi ăn cục đường. Nhưng mà muốn thành cục đường ngọt, thì nó phải trải qua một cái lò nó vắt nước, rồi nó ép, rồi nó nấu, nó này kia, nó cao lại, nó mới thành cục đường. Có phải không?

Thì bắt đầu từ cái lớp Chánh Kiến cho đến cái lớp Chánh Niệm thì nó trải qua một cái thời gian nó cao, nó thành đường rồi. Cho nên bây giờ, tôi ở trên đó thì tôi nhiếp là nó nhiếp phục được tham ưu. Còn bây giờ tôi không học lớp Chánh Kiến, tôi không học lớp một, lớp hai, lớp ba, tôi nhào cái lên lớp bảy tôi học. Tôi nói sao tôi học không được, không gì được? Trời đất ơi! Người ta đọc sách vanh vách, người ta làm toán quá hay mà tôi làm không được?

Thì bây giờ ông trở về cái lớp Một, ông lần lượt ông lên, rồi ông sẽ làm được chứ sao. Ông sẽ nhiếp phục được. Chứ bây giờ ông chưa học hết lớp này mà ông lên đây ông làm sao ông nhiếp phục được. Cho nên mới nói rằng Đạo Đế là chân lý, tức là cái chương trình giáo dục đào tạo, chứ không phải là cái pháp tầm thường. Có phải không? Bát Chánh Đạo không phải là cái chân lý của đạo Phật sao?

(37:42) Cho nên mình không học lớp một, lớp hai mà nhào lên lớp thứ bảy học là học làm sao được? Mà nói sao tôi nhiếp không được? Tôi cũng nhiếp tôi cũng thấy cái thân tôi rung động vậy. Nhưng mà tại sao nó có niệm? Tại sao nó có mỏi mệt? Tại sao nó có hôn trầm? Còn mấy ông sao mà tu dễ dàng quá, mất hôn trầm hết. Người ta đi từ lớp một đến lớp hai biết bao nhiêu lần, mà người ta dẹp ba cái tụi này rồi. Còn quý thầy, quý con chưa có dẹp nó, mà bây giờ nhào lên lớp này làm sao được.

Ở đây cho nên vì vậy mà căn cứ vào cái chỗ mà chúng ta nhiếp phục tham ưu không được, thì chúng ta biết rằng chúng ta phải trở về những cái lớp khác chúng ta học tu. Cho nên câu hỏi: “Tại sao khi tâm ở trên thân rồi tự nó, nó an ổn, hết hôn trầm không mỏi mệt. Làm sao nó khắc phục được, mầu nhiệm như vậy?”

Đáp: Thật sự ra thì đặt lại câu hỏi là tại vì mình tu tập thiếu căn bản. Bởi vì thiếu căn bản mình lên lớp này. Tại sao cái pháp nó hay quá vậy mà tôi làm không được? Cho nên vì vậy đó mình mất căn bản, thì mình trở về với cái lớp thấp hơn. Mình tu tập lần lượt mình sẽ đi lên.

7- CÁCH XẢ TRẠNG THÁI TỨ NIỆM XỨ

(38:48) Hỏi: “Tại sao khi đã quán được rồi thì nó bám chặt vào thân, phải tác ý nó mới thôi? Kính thưa Thầy chỉ dạy và cách xả nghỉ, nghỉ ra, xả ra”.

Đáp: Sự thật ra thì bây giờ nó bám như vậy thì khi đó, khi hồi vào đó mình cũng nhớ rằng khi hồi vào mình bảo cái tâm quay vô, quán trên thân, thấy Thân - Thọ - Tâm - Pháp rất rõ ràng, mình nhắc mình tác ý. Khi mình ra, mình bảo bây giờ đó: “Phải xả cái thân ra, không có được ở trên thân đó quán nữa”. Chứ không khéo đó mấy con, xả nó ra rồi đi đâu nó cũng dính dính trên thân mấy con. Nó không thèm ngó ra ngoài nữa thì coi như đi đâu cũng Tứ Niệm Xứ không, thì nguy hiểm.

Người ta tu Tứ Niệm Xứ có Nhất Dạ Hiền có một đêm thôi, chứ ai có tu mà tháng này qua tháng kia bao giờ đâu? Cho nên vì vậy đó khi mà xả ra thì chúng ta nhắc: “Cái tâm phải xả ra bình thường, không có bám trên cái Tứ Niệm Xứ nữa nghe, không có quán trên Tứ Niệm Xứ nữa, bây giờ xả lại bình thường”. Thì lúc bấy giờ mình tác ý như vậy đó, mình đi ra rồi thì mình không còn chú ý ở trên cái thân của mình nữa chứ gì? Thì nó sẽ xả ra chứ gì?

Còn bây giờ mấy con cứ tu hoài, tu hoài, tu riết rồi nó quen rồi. Bây giờ nhắc làm sao mà tôi nhắc rồi nó cũng cứ ở trên thân tôi? Ở đây là thành cái thói quen rồi, thì ai biểu tập thành thói quen. Người ta tập làm chủ rồi người ta xả ra chứ. Không lẽ bây giờ Thầy làm chủ hơi thở, Thầy tịnh chỉ hơi thở, rồi Thầy cứ ngồi tịnh chỉ hơi thở hoài hả? Rồi những người chung quanh đây, họ thấy Thầy hết thở, rồi họ nói Thầy chết queo rồi, họ xách Thầy đi chôn sao? Bộ Thầy điên hay sao?

Thầy làm chủ hơi thở được rồi thì Thầy cũng xả ra Thầy thở như mấy người. Chờ khi nào Thầy muốn chết Thầy mới bảo tịnh chỉ hơi thở ngưng đi, bây giờ chết đó nha. Chứ mấy con cứ bây giờ tôi tịnh chỉ hơi thở, tôi ngưng rồi. Bây giờ tôi ngưng rồi, tôi không đi đâu được. Tôi ngồi đó mà tôi không thở, thì thiên hạ nói: “Chết rồi, thôi đem chôn thằng này đi cho rồi”. Thì mấy con thấy nghĩ sao?

Bởi vậy cho nên ở đây Phật pháp, khi mà chúng ta vào, thì chúng ta vào cái Định nào thì nó sẽ ra cái Định nấy. Chứ không phải là nói bây giờ mình tu rồi, cái mình xả ra, mình cũng thấy tâm mình ở trong đó. Nếu như vậy là mấy con không có thấy cái xuất, cái nhập của đạo Phật, cái làm chủ của đạo Phật. Nói xuất nhập thì có thiền nó chê. Chê thiền gì mà còn xuất nhập, thiền tôi đâu có xuất nhập. Thiền tôi cao lắm khỏi cần xuất nhập.

Sự thật xuất nhập có nghĩa là sự làm chủ của chúng ta. Chúng tôi muốn nhập Định là nhập, mà không nhập Định là không. Chúng tôi muốn làm chủ bệnh là chúng tôi đẩy lui bệnh, chứ không phải lúc nào nó muốn bệnh là nó bệnh, không phải được đâu. Đó, cái đó là cái làm chủ chúng ta mà, cái sức định, nhập định là cái sức làm chủ của chúng ta. Chúng ta muốn nhập thì nhập, mà không muốn nhập thì chúng ta xả ra, chúng ta trở về một đời sống bình thường. Đó là cái sự tu tập của chúng ta như vậy.

(41:26) Phật tử: Mô Phật, kính bạch Thầy, câu hỏi thứ hai, kính bạch Thầy thì cái đó chính không phải con hỏi cái tâm không mà con cảm nhận được thiện pháp, bản thân con chưa học lớp Chánh Kiến nhưng mà con học ở nhà qua sách vở bạn bè gởi về cho.

Trưởng lão: Có phần đó, có phần như vậy là con cũng xả nhiều đó. Về cái lớp Chánh Kiến, thì coi như là nó nhờ cái sự xả tâm của cái sự hiểu biết của cái tri kiến giải thoát đó con. Cho nên mình vào tu Tứ Niệm Xứ mà mình thấy nó không có hôn trầm, không có thùy miên, không có này kia đó là do qua cái sự xả của các cái lớp khác rồi, nó tỉnh thức. Đó là cái tốt chứ không phải không. Nhưng mà có trường lớp nó hẳn hòi thì nó dễ lắm.

Còn không trường lớp thì mình học, mình tu, mình cũng chẳng biết. Nhưng mà mình cứ học hiểu, rồi tự nó xả hồi nào mình không hay. Còn ở đây người ta dạy cái lớp đó, tự nó xả thấy nó rõ ràng lắm. Tự nó hàng phục, khắc phục được. Như lớp Chánh Kiến vừa rồi đó mấy con học, mấy con tự nhiếp phục được những cái ưu phiền, cái tham muốn của mình rất nhiều ở trên cái sự hiểu biết đó.

Tự nó xả rất nhiều, chứ không phải đợi nó ló mặt ra rồi mình mới xả đâu. Tự nó hiểu biết là nó xả. Cũng như bây giờ thí dụ như chúng ta xả cái ăn uống mà phi thời đó, chúng ta biết là thực phẩm bất tịnh thì chúng ta đã xả nhiều lắm mấy con. Nó không còn thèm ăn như trước nữa nhiều đâu. Mà mỗi lần nó có thèm gì đó thì mình nghĩ đến thực phẩm bất tịnh, mà cần gì nữa mà phải thèm. Thì tự nó, nó cũng giảm xuống liền, nó ngăn chận liền. Nó làm chúng ta giảm cái lòng dục ăn xuống rất nhiều.

(42:57) Cho nên khi mà con muốn xả ra thì tác ý xả ra, đừng có để mang cái tâm mà Tứ Niệm Xứ ở trên đó, thì nó không hay. Mình muốn vô là mình tác ý vô, mà mình muốn xả ra thì nó xả ra. Mình xả ra bình thường, chứ không phải tu theo lúc nào, cũng giờ nào cũng phải đi, đứng, nằm, ngồi đều tu hết, không phải đâu. Đi, đứng, nằm, ngồi là lúc bấy giờ là lúc Nhất Dạ Hiền. Cho nên chúng ta dùng bốn oai nghi mà giữ cái chân lý cái Thanh thản - An lạc - Vô sự của chúng ta. Tức là ở trên Tứ Niệm Xứ mình nhiếp phục bốn oai nghi. Do đó nó không có chướng ngại nào đó trong mười hai tiếng đồng hồ thì chúng ta thành, chúng ta chứng đạo, chứng được cái chân lý.

8- LUẬT NHÂN QUẢ

(43:37) Về mà hỏi về luật nhân quả thì Thầy đã nói về nhân quả thảo mộc và nhân quả con người rồi. Con thấy, cái luật của nó là mình làm một điều ác thì mình phải trả cái quả khổ, mà mình làm một điều thiện thì mình hưởng một cái phước lành. Có vậy thôi, cái luật của nó là vậy. Làm ác mà đòi hưởng được phước báu thì không được. Mà làm thiện mà đòi hỏi mà để cho tôi trả cái quả khổ thì không bao giờ có.

Hỏi: “Cho nên cái vấn đề này con xin Thầy giảng về cái luật nhân quả”.

Đáp: Luật nhân quả có gì mà phải giảng đâu. Con cứ làm ác thì con sẽ lấy cái quả khổ, mà con làm thiện thì con sẽ được hưởng phước báu. Đó là cái luật của nhân quả là như vậy, công bằng lắm. Không có ai mà có thể xử phạt con bằng cái Luật Nhân Quả. Bây giờ con nói dóc hay con làm cái gì đó không ai biết hết, nhưng mà chính cái Luật Nhân Quả nó biết con nói dóc thì mai mốt con sẽ mất uy tín. Con nói không đúng là mai mốt người ta hết tin con rồi.

(44:37) Bởi vì dù sao đi nữa, con nói sao, rốt cuộc rồi người ta cũng lòi ra người ta biết. Con nói bây giờ tôi, hồi hôm này tôi chứng quả A-La-Hán, mấy người này cũng mừng đó chớ. Nhưng mà coi chừng coi thấy ông này A-La-Hán mà quét chổi, cầm cây chổi quét kỳ vậy ta? Ông quét kiến quá trời vậy nè? Ông A-La-Hán này mà sao lạ vậy? Cho nên người ta biết ông A-La-Hán này là ông nói dóc rồi.

Cho nên người ta không tin con. Con nói cái gì mà nó thật thì từ đó người ta nhìn qua cái hạnh của con, người ta đoán được con có đúng hay sai. Cho nên đó là nhân quả, mà nhân quả nói không đúng thì con sẽ trả quả mất niềm tin, người ta không tin con nữa. Đó là Luật Nhân Quả mà con. Con hỏi cái luật chưa? Con thấy có ông toà án ông lại xử con không? Không. Mà người ta sẽ không tin con đó. Mà người ta không tin con, người ta không chơi với con nữa.

Thí dụ như con nói lầm bầm với người nào đó, mà thấy con nói thầm thì với ai đó. Mới đầu thì người ta không biết ông này ông nói cái chuyện gì, người ta cũng nghi trong đầu thôi, chứ người ta biết. Nhưng mà mai mốt có cái chuyện gì xảy ra. Trời! Do ông này nói mà cái chuyện hôm nay nó xảy ra như thế này. Thì từ đó về sau người ta thấy ông này là ông ly gián rồi. Ông dùng lời nói ly gián rồi. Ổng lén lén ổng nói ly gián.

(45:53) Cho nên vì vậy mà trong khi một số người này bị như vậy đó, thôi đừng có chơi với ông này nữa. Tự con, con làm thì cái quả con đến là người ta tránh con thôi. Người ta tránh con như là cái bệnh cùi vậy đó. Người ta sợ quá, con là người ly gián mà, con hiểu không? Đó là con muốn hỏi Thầy giải thích về Luật Nhân Quả đó. Hễ con làm sai một cái điều gì đó, một cái điều ác gì đó thì con không tránh khỏi đâu. Nhưng mà con làm một điều thiện thì mọi người, người ta sẽ lần lượt, người ta sẽ đến người ta gần con. Con nói gì đúng nấy, các con hiểu không? Cái hành động con.

(46:26) Phật tử: Dạ sư phụ ạ! Cái hôm qua sư phụ là giảng cái bài về rằng là, con nghe cái đoạn nhân quả nho hay quá, mà hôm qua có sự trùng hợp con hỏi một người làm, những tu sinh đây, họ phải chịu cái quả nào, con có viết trong cái đoạn nớ. Sư phụ dạy cho con hiểu.

Hỏi: Ví dụ như có người đến đây quấy Thầy và Cô về nhiều mặt. Nay trong lớp học Đạo Đức mà sư phụ đang dạy, khác nào như một mặt nước của dòng sông. Bề ngoài mọi người tưởng là bằng phẳng, nhưng sức ngầm bên trong của dòng sông cực kỳ mãnh liệt. Tuần nào cũng có, thậm chí họ còn lợi dụng vào Thầy, Cô, dối lừa một cách tinh vi.

Như vậy cái nhân họ đang gieo, nếu nói nữa cái biệt nghiệp và đồng nghiệp của những tu sinh đang hiện diện tại đây có liên quan đến cái quả đó không, thưa sư phụ? Xin sư phụ dạy cho chúng con biết. Sáng qua chúng con được nghe sư phụ dạy một đoạn về nhân quả, chúng con thấy thấm thía quá.

Đáp: Ở đây thì mặc dù là con hỏi, có những cái điều mà con cần hỏi về nhân quả. Nhưng mà sự thật ra đối với Thầy, thì lẽ ra thì một nơi nào cũng vậy, một cái Tu viện nào cũng vậy, chứ không phải riêng cái Tu viện này, nó vẫn có người. Bởi vì mọi người đều có một cái đặc tướng riêng, người ta sống thế này, thế khác, thế nọ nó nhiều mặt ở trong đó. Nhưng mà họ cũng là những người tốt chứ không phải là những người xấu đâu. Nhưng mà vì họ hiểu qua cái góc độ họ, rồi họ sống theo cái kiểu họ, nhiều khi nó…​

Nếu mà một cái người tu, thì chúng ta luôn luôn lúc nào chúng ta cũng thấy bằng được cái nhân quả, cho nên tâm chúng ta không bị động và chúng ta sống rất bình an. Còn khi mà tâm chúng ta nó không được bình an, nó bị động qua thấy biết của những người khác làm như vậy, để cho luôn luôn lúc nào cái Tu viện nó cũng bị động hết. Thì những người mà tự tạo những cái động đó đó, họ cũng sẽ gặt lấy cái quả thôi. Họ không tránh khỏi đâu, bởi vì nhân quả mà, họ không tránh khỏi cái quả đó.

Cho nên những cái vấn đề mà giải quyết chuyển biến nhân quả đó, các con thấy Thầy giải quyết nhân quả rất tài tình. Nếu mà Thầy không chuyển biến nhân quả thì cái lớp học chúng ta nó không yên. Mà Thầy khéo léo chuyển biến nhân quả đúng cái thời điểm, đúng giờ, đúng khắc. Cũng như hôm qua Thầy tuyên bố là Thầy giải thể, ở đây mấy con sẽ đâu về đó, có phải không? Là nó đúng lúc. Nó không sớm mà nó cũng không trễ, để rồi chúng ta lại chuyển biến qua một cái thời gian, để rồi chúng ta lại có những cái lớp Chánh Tư Duy rất là tuyệt vời.

(50:27) Nó đi lên chứ nó không có bao giờ đi xuống, tức là mình chuyển được nhân quả, nó không có sụp đổ. Còn nếu mình không khéo thì cái nhân quả nó sẽ, mình không có chuyển được nó thì cái nhân quả nó hiện ra, thì nó sụp đổ, nó sụp đổ đến tan tành. Nó tan tành mà không cứu vớt được, các con hiểu chưa? Đó là cái thiện xảo, là cái khéo léo của một người lèo lái trên con thuyền của nhân quả.

Cho nên Thầy phải khéo léo để bảo vệ sự tu tập của mấy con. Thầy biết rằng đứng chỗ nào cũng có nhân quả. Tại sao chỗ nào cũng có nhân quả? Bởi vì lời nói, ý nghĩ, hành động của chúng ta là đường đi của nhân quả rồi thì con người, có người nào mà đi khỏi cái hành động đó đâu. Không thiện thì cũng ác. Bây giờ mấy con bốn người, năm người mấy con chùm nhum nói chuyện nhau thì nhân quả tại đó chứ đâu. Thiện hoặc ác thôi có gì đâu hơn?

Cho nên vì vậy mà trong cái vấn đề tu hành rất rõ ràng. Những cái điều đó không có thể nào lọt qua mắt của Thầy hết con. Sự thật ai làm gì Thầy cũng biết hết, mà phải giải quyết như thế nào để chuyển biến nhân quả này? Cho nên trong khi mà vào được cái lớp tu tập này đó, thì mấy con thấy rằng cái người mà tu tập mà giữ gìn trọn vẹn, thì không nên nói chuyện ai hết thì nhân quả không tác động mình được đâu. Còn mấy con hay nói chuyện thì bị nhân quả tác động. Người nào hay nói chuyện nhiều là bị nhân quả tác động nhiều.

(51:46) Nó bất an cho mấy con chứ không gì. Nhưng mà những cái bất an đó nó sẽ gôm lại thành một cái quả. Mà cái quả đó để một cái người mà đứng chịu lái, chịu sào trong đó phải chịu hết trách nhiệm đó. Do cái chuyện nhỏ của mấy con thôi, tiếp duyên thôi, mấy con tạo quả. Chứ cỡ mà đừng có tiếp duyên thì mấy con bình an vô cùng đó, nó không có cái quả gì lạc trong này đâu. Con biết bên nữ thì chùm nhum nói chuyện nhau. Giờ tu thì tu, mà giờ không tu thì xúm nhau nói chuyện, chuyện này hết chuyện kia.

Rồi bên nam nó cũng vậy. Các con cứ thấy đi, rồi làm sao mà không có? Chuyện đời cũng có, mà chuyện đạo cũng có, đủ loại. Thì do đó cái vấn đề mà như vậy nó gôm lại. Những cái nhân quả nho nhỏ đó mà nó gôm lại, nó thành một cái quả lớn của nó. Mà cái quả lớn đó thì nó dập ai mấy con biết không? Nó dập Thầy. Mà Thầy không kịp chận nó thì cái quả đó nó sẽ dập các con tan nát tơi bời, các con không còn ngồi chỗ này được nữa. Các con hiểu chưa?

Đó! Cho nên vì vậy mà hôm nay các con thấy rằng nếu mà không có kịp thời thì nó sẽ dập nát, thì chúng ta không chuẩn bị lên xe đi kịp. Còn bây giờ chúng ta lần lượt chúng ta lên xe đi mà không sao hết, bình an. Mà chuẩn bị còn có ngày trở lại, còn cái kia nó dập rồi, hết dám trở lại. Mà nó mất luôn, nó không có cơ sở nữa, nó không có chỗ mà chúng ta sẽ trở lại.

Thầy chỉ còn có chui trong Hòn Sơn mà chịu thôi, về cái hang núi đó mà ở thôi. Mà ở ngoài hòn ấy, chứ còn ở trong đất liền cũng không được nữa chứ, đâu phải dễ đâu. Nghĩa là phải chui ra ngoài hòn mà ở, ở cách biển xa lắm ấy chớ, ba mươi hải lý lận, chứ đâu phải gần được, phải ra ngoài hòn ở. Bởi vì bị biển rộng họ lội không tới, cho nên thành ra mình mới yên. Chớ còn mà họ lội tới thì cũng đâu có yên được. Cho nên vì vậy mà Hòn Sơn là cái chỗ mà trước kia Thầy tu, bây giờ cũng là cái nơi để mà ẩn. Bởi vì biển nó, họ không lội tới đâu, Thầy tin rằng họ không tới. Mà họ có tới cũng vài ba người thôi, chứ không nhiều, cho nên yên ổn, phải không?

HẾT BĂNG