Skip directly to content

17- DUYÊN NHÂN QUẢ CHÁNH PHÁP

2006 CHÁNH TƯ DUY 17- DUYÊN NHÂN QUẢ CHÁNH PHÁP

2006 CHÁNH TƯ DUY 17

DUYÊN NHÂN QUẢ CHÁNH PHÁP

Trưởng Lão Thích Thông Lạc

Ngày giảng: 20/03/2006

Người nghe: Tu sinh nữ

Thời lượng: [43:01]

Số lượng: 20 băng

Tên cũ: CTD06B-(Nu)-TìnhThầyTrò_NỗiLòngChánhPháp-XảTâm,_QuánThânTNX-VượtQuaNQ(20-03-2006)

Pháp âm: https://thuvienchonnhu.net/audios/2006-chanh-tu-duy-17-duyen-nhan-qua-chanh-phap.mp3

1- DUYÊN NHÂN QUẢ

(00:00) Trưởng lão: Trong tất cả mọi điều kiện, mấy con thấy đó là cái quy luật của nhân quả thôi, ai làm tốt thì tốt, ai làm xấu làm xấu. Chứ không có gì hết, mình không có lo ngại gì hết. Còn lần lượt thì ở đây mấy con cũng không tu gì được, thì mấy con cũng phải về mà thôi. Thì mọi người đều được về, chứ không có gì hết. Còn Thầy thì nó không yên thôi. Bởi vì yên thì mình mới dạy được, mà không yên thì làm sao dạy được? Cho nên vì vậy mà hôm nay Thầy báo cho mấy con biết, nỗ lực còn ngày nào, giờ nào thì trong thất tu. Và đồng thời thì mấy con về nơi quê, xứ sở của mình. Rồi tất cả những cái gì ở đây mình trả lại cho cô Út hết, cô làm gì cô làm.

Còn riêng các con thì chờ đợi. Nếu mà chờ đợi Phật tử mà xin phép xong thì Thầy xây dựng, thì các con cứ trở về tu tập. Còn người nào thấy mình ở đây tu với cô Út được thì mình cứ ở tu, cũng không có gì hết. Đó là Thầy không ép đâu. Còn cái chuyện đó thì mấy con…​ Còn cái người nào mà thấy ở đây với cô Út không được thì hãy mình về quê của mình năm tháng, hai tháng, ba tháng. Sau khi thành lập xong rồi, Thầy sẽ báo cho biết, rồi các con sẽ lần lượt trở về đó yên ổn tu tập. Chỗ đó thì nó có những cái ban lo lắng đủ mọi vật cho chúng ta, chúng ta yên tu, không còn ai mà làm động chúng ta nữa. Còn ở đây, thì nay cô Út buồn điều này, mai cô Út buồn điều kia, Thầy cũng không muốn điều đó. Bởi vì, đối với em Thầy, Thầy không muốn cứ điều kiện xảy ra để cho nó buồn phiền. Thầy muốn vui vẻ, Thầy muốn tất cả mọi cái đều tốt. Nhưng vì nó không được bình an thôi, là tại cái duyên thôi.

Cho nên Thầy mong rằng mấy con cứ bình yên, không có gì đâu. Rồi lần lượt mấy con về, rồi sau đó Thầy sẽ lo lắng cho nó có cái nơi chốn, rồi mấy con tập trung trở về tu tập. Còn nếu mà nó không được nữa thì đó là cái duyên rồi. Cái duyên lo lắng mà không được, tức là xin phép tắc không được thì cái duyên rồi, thì thôi mình cũng đành chịu. Thì nếu mà Thầy quan sát thấy đạo đức, giáo pháp của Phật còn duy trì được, thì có lẽ là Thầy phải qua Úc hoặc là qua một cái nước nào đó. Đó là cái điều kiện cần thiết mà. Cho nên Thầy thấy còn dựng lại được thì Thầy sẽ đi qua những nước đó. Còn không thì thôi, thì tịch có gì đâu, đối với Thầy thì như vậy. Cho nên Thầy vẫn có cái lối mà ra đi thôi. Chứ bây giờ cứ nói như thế này thì làm sao? Thầy đâu có làm sao được mấy con?

(2:55) Cho nên vì vậy mà mấy con bình an. Nếu mà người nào còn ở đây tu với cô Út thì mấy con cứ ở yên đây mà lo tu tập. Những cái lời mà Thầy dạy, mấy con cứ nỗ lực mà tu, đừng có động tâm. Còn những người nào mà thấy mình có cái vị trí mình về được, thì mình cứ về quê mình ở trong cái thời gian, ví dụ như mình về mình ở. Còn cái phận sự của Thầy thì hiện giờ là phải đi lo cho các con, chứ bỏ các con bơ vơ sao? Phải lo cho các con. Để rồi khi có chỗ ăn, chỗ ở xong rồi, thì lúc bây giờ Thầy mới cho biết là mấy con sẽ về đó mà tu tập, nó sẽ được bình an hơn, thì nó bảo đảm hơn. Chứ còn ở đây mấy con biết nó cứ động hoài thì làm sao mà tu? Nó khó quá! Mà tu thì nó đòi hỏi ở phải sự yên tịnh, chứ không thể được như thế này, các con hiểu chưa? Nó cứ động thì không thể tu được.

Còn mấy con ở lại đây, thì ví dụ hiện giờ như nay thí dụ như cô Út buồn phiền cái này, mai cô Út buồn phiền cái kia thì mấy con cũng động, mấy con đâu có tu được, cho nên nó khó. Vì vậy mà tốt hơn hết thì mấy con chuẩn bị, mọi người đều chuẩn bị về cái trụ xứ của mình, may ra thì mình cũng còn yên một chút. Chứ còn mình ở đây thì mình đâu có thấy yên đâu, chuyện này chuyện kia. Cho nên vì vậy mấy con lần lượt, mấy con cứ về. Về rồi khi nào mà Thầy lo xong rồi, Thầy sẽ báo cho biết. Cho biết rằng bây giờ phải về chỗ đó, ở đó yên ổn hoàn toàn. Chỗ đó có một nhóm cư sĩ người ta tổ chức, các ban bệ người ta bảo vệ hoàn toàn, không được ai khuấy động mấy con. Để các con được bình yên, không có được người nào mà làm động mấy con hết. Chỗ đó Thầy mới đến Thầy dạy, còn không thì …​

(04:42) Còn ở đây Thầy có bảo vệ được cái gì giờ? Các con thấy Thầy có bảo vệ được gì mấy con đâu? Động là phải chịu động thôi, đâu có bảo vệ được gì đâu. Thì mấy con thấy trong cái vấn đề nó quá khó, cho nên vì vậy mà Thầy đành chịu thôi. Thầy biết nói làm sao hơn? Thầy hết lời Thầy nói, nhưng Thầy nói gì được bây giờ đây? Rồi bắt đầu bây giờ, ví dụ như đối với các con thì hiện giờ, thì các con yên tâm, các con rời khỏi nơi đây. Để Thầy tạo cái nơi nào yên ổn, rồi mấy con sẽ về đó, các con tu tập sẽ tốt hơn, phải không mấy con? Các con thấy!

Nếu mà giả duyên mình có về gia đình mà nó gặp điều này, điều kia thì cũng là nhân quả thôi, rồi mình giải quyết cho gia đình của mình an ổn thôi. Còn riêng gia đình cô Huệ Ân thì các con yên tâm ở lại đây. Khi nào mà có nơi nào yên tĩnh tốt thì Thầy cũng cho mấy con về, các con ở tu chứ đâu có gì đâu. Bởi vì hiện giờ mấy con đâu có nhà cửa gì đâu. Cho nên vì vậy mà mấy con tạm ở đây với cô Út một thời gian, để rồi có những cái nơi nào đó thì mấy con sẽ được về tu tập.

Thầy thấy cô Huệ Ân và mấy con như Tú hoặc là Tám, Mười đều là cũng có quyết tâm nỗ lực tu lắm. Nhưng mà nó bị động hoài thì các con làm sao tu được mấy con, khó quá! Dù mấy con muốn cũng không được, muốn cho yên cũng không được. Cho nên vì vậy mà mấy con bị lôi cuốn vào trong cái động hoàn toàn nó không.

(6:19) Thì hôm nay Thầy nói như vậy, còn lại một số người thì mấy con nỗ lực mà yên tâm. Thầy cũng chẳng muốn làm cái điều này đâu, nhưng cái hoàn cảnh nó cứ xảy ra, xảy ra hoài. Mà Thầy biết rằng ở trong đây mấy con biết rất rõ những điều đó. Thầy mong rằng những cái điều đó, thì Thầy nghĩ rằng chỉ còn mấy con rời khỏi cái Tu viện này, để cho cái Tu viện này nó được bình an hơn. Nó còn lại cái di tích, cái nơi mà Thầy về Thầy tu. Rồi cái nơi mà từ cái chỗ mà ba mươi cao đất mà phát triển bốn, năm mẫu đất. Như bây giờ chúng ta đã thấy một cái rừng đó là cái công lao rất lớn của cô Út và nói chung là của Thầy.

Mà nếu mà để có một cái gì thì coi như là đây là chẳng qua là giống như cái lời của những thầy ở ngoài Thường Chiếu họ nói rằng: “Sẽ ban bằng cái rừng Trảng Bàng, người ta sẽ ban bằng, người ta sẽ đốt sạch cái rừng này”. Thì chúng ta đã tự ban bằng và đốt sạch chứ không phải là những người ở Thường Chiếu người ta làm, mà chính tự mình. Tự mình, mình đã ban bằng nó, tự mình, mình đã đốt sách nó, tự mình. Rồi công lao của cô Út, của Thầy cũng tự mình mà đã hủy hoại nó, chứ không ai vô đây đâu mấy con. Tự mình rồi, tự mình, mình đã làm cho nó…​ Đó là những điều kiện mà Thầy nói.

Như ví dụ bây giờ Cô Út bỏ đi, thì cũng tự cô đã làm nó, chứ ai vô đây. Mà công lao của cô Út làm mà cô tự bỏ thì cô chịu chứ còn ai chịu hơn. Còn chúng ta có làm gì đâu, chúng ta về đây tu thôi. Như mấy con đó thì mấy con đâu có gì đâu.

(07:59) Nhưng mà mấy con tiếc, mình tiếc vì cái công lao mà từ mấy chục năm nay, hai mấy năm trời nay. Từ cái ngày giải phóng, đây là một cái am nhỏ của Thầy ở tu thôi mà cho đến hôm nay, thì chúng ta thấy khoảng một thời gian dài nó mới có thành một cái khu rừng. Và vào đây chúng ta thấy những mái nhà lúp xúp làm bằng vông, trúc, tre, mà cả năm, sáu chục người ở. Thì mấy con thấy nó phát triển với một cái thời gian dài nó mới được vậy, chứ không phải dễ, thì công lao ghê gớm lắm. Biết bao nhiêu sự thăng trầm của nó mà nó mới được như thế này.

Rồi hôm nay, chúng ta thấy những cái ngày mà Thầy về đây dựng lại lớp học Bát Chánh Đạo, cái lớp Chánh Kiến. Rồi chúng ta thấy từ cái Tổ đường nó trở thành cái lớp học rõ ràng, phải không? Có bàn, ghế đàng hoàng cũng là bao nhiêu công lao, mồ hôi nước mắt của mọi người đóng góp vô, chứ đâu phải. Rồi bây giờ lại để cho nó nhện giăng màn trướng ở đây, thì thiệt ra nó tội ghê gớm lắm! Nhưng biết làm sao hơn mấy con? Nó càng đi lên bao nhiêu thì nó lại càng bị dồn dập bấy nhiêu. Nó không để được cho mấy con yên tu, yên tu.

Thành ra Thầy mong rằng: sau này làm sao nó có đủ duyên để cho nó được, bởi vì Thầy thấy khó quá! Phải có một cái tổ chức hẳn hoi nó mới được. Còn không có tổ chức hẳn hoi, một người, hai người muốn làm gì thì tự quyền làm nấy, thì chúng ta bao nhiêu người cũng chỉ đứng bên ngoài mà nhìn thôi, chứ không làm gì khác hơn hết.
Còn nhiều người điều khiển thì không được, ở đây có nhiều người, người này muốn làm như vậy, người kia không cho, và bao nhiêu người không chấp nhận thì không làm được. Đâu đó nó có đàng hoàng. Còn một người thì muốn gì cũng được nấy thì mình khó quá, không chịu được đâu! Thầy cũng chịu thôi, đối với Thầy thì Thầy cũng bất lực thôi. Bởi vì bao nhiêu công lao của người khác làm, mình có làm được cái gì đâu mà mình dám nói ai, các con thấy chưa? Còn công lao người ta làm được thì người ta muốn làm sao người ta làm, chứ mình làm sao mình dám cãi. Thầy chỉ tiếc thôi, mồ hôi nước mắt đổ ra từ hồi nào tới bây giờ chỉ là công “Dã tràng xe cát” mà thôi.

(10:15) Còn Thầy đối với Thầy thì các pháp đã thấy vô thường rồi. Ờ đâu có đủ duyên thì ở đó mình làm lợi ích cho con người, mà không đủ duyên thì thôi. Chứ không có phải vì đó mà mình buồn khổ hoặc là mình thấy rằng đây là sự nghiệp của mình. Thầy chẳng có sự nghiệp gì hết, Thầy chẳng có danh, có lợi, chẳng có giàu sang, chẳng có hưởng thụ gì hết. Ngày ăn bữa cơm như mấy con. Nhiều khi ôm bát đi xin còn đổ vỡ, còn lượm lên được mớ về ăn, chứ còn nhiều khi cũng chẳng có gì nhiều. Cho nên vì vậy mà đâu có cái gì mà gọi là sự nghiệp, mà cũng đâu có cái gì mà gọi là danh, là lợi ở đây đâu. Chỉ làm một cái điều kiện lợi ích cho mọi người, rồi người ta ca ngợi mình thế này thế khác, đối với Thầy cái nghĩa đó vô ích, không có nghĩa.

Mà Thầy đau buồn nhất là thấy những người học trò của Thầy không được yên ổn tu thôi và không được tới nơi tới chốn thôi. Chứ còn đối với Thầy, khen Thầy Thầy không màng; mà chê Thầy Thầy không buồn; mà nói gì Thầy Thầy không sợ. Thầy không bao giờ mà Thầy hề hấn, ai nói gì nói Thầy không sợ, không lo gì hết. Đối với Thầy thì như vậy. Nhưng mà Thầy rất buồn là vì Thầy muốn xây dựng, Thầy muốn đào tạo cho mấy con trở thành những con người nòng cốt đạo đức để làm cái gương sáng cho những người khác soi thôi, nhưng mà không được thì đành chịu. Trước mặt Thầy, những cái gương mặt của mấy con là những gương mặt sáng suốt, biết được cuộc đời khổ nên mới bỏ hết đời mà vào đây tu, không phải dễ.

Nhìn con người ở ngoài xã hội mấy con thấy đi, hiện giờ họ lao xao vì danh, vì lợi mà chạy, biết bao nhiêu người! Còn riêng Thầy, thì ở đây mấy con bao nhiêu người ngồi ở trong Tu viện này, một phần triệu của con người thì các con hiểu, nó mới được những người như vậy. Mà những người như vậy mà không được bảo vệ, không được nuôi dưỡng, không được giúp đỡ để cho họ xả hoàn toàn, để cho họ đi vào con đường giải thoát thì quá uổng.

(12:23) Nếu trong xã hội này, không được một số người, sáu mươi mấy người về đây tu tập như vậy thì thử hỏi ở trong cái xã hội này, ở trên cái hành tinh này, còn có chỗ nào mà để được yên ổn tu như thế này không? Xây dựng được cái đạo đức cho con người được như thế này không? Chắc không có rồi. Mà chắc không có rồi, thì coi như là khi cái nơi đây nó đã đóng cửa rồi thì không còn nữa, tìm không còn nữa.

Bây giờ mấy con về gia đình mấy con tu, thì nó chỉ là rải rác được, mất không chừng, ai mà chăm theo chăm sóc mấy con được. Cho nên bây giờ mấy con còn hỏi Thầy gì nữa không mấy con? Ráng! Những lời Thầy dạy về thất mà nỗ lực tu. Rồi người nào thấy duyên của mình được thì mình sắp xếp nỗ lực mình tu đi mấy con.

Chuyện đời có gì mà lại sợ hãi. Những lời nói như thế này, thế khác, chúng ta đừng có bận tâm mấy con. Ai nói gì mặc, đừng có dao động chút gì hết. Trước cái sự sống chết vô thường, chúng ta đã thấy rồi. Bây giờ chúng ta mạnh giỏi, một lát nữa đùng ra chúng ta chết. Bây giờ chúng ta sum họp, như mấy ngày rày, chúng ta thấy chúng ta sum họp trong lớp học. Bây giờ nhìn lại thì có một số người đâu còn thấy ở đây nữa các con, chia ly rồi, có phải không? Đó là các pháp vô thường mà, chứ đâu phải là thường sao!? Mà đã là vô thường, tại sao chúng ta hiểu mà lại chúng ta lại khổ tâm?

Cho nên vì vậy mà các con đừng sợ một cái gì hết, tất cả đều là nhân quả. Cho nên nói đường của nó đi thì mặc nó đi, còn mình thì mình cứ lo phận mình mà thôi. Mình thấy chỗ này không yên thì mình đi lại chỗ khác để mình chuyển nhân quả chứ. Không lẽ không yên, rồi cứ ở chỗ không yên hoài sao? Mình có trí mà, chứ đâu phải là mình người không hiểu biết? Có hiểu biết mà. Chỗ này bất an, thôi chúng ta tìm cái chỗ nào an chúng ta ở. Rồi chỗ nào an tốt lành được thì chúng ta tập trung về đó chúng ta ở. Tụ tán mà, nó không có gì đâu mà chúng ta buồn.

Cho nên Thầy nói như vậy để chúng con thấy rằng: chúng ta không phải là đứng yên một chỗ đâu, nó thường vô thường hằng phút, hằng giây.

(14:47) Cho nên mấy con mà lớn tuổi, như mấy con lớn tuổi thì sau này cô Út cất xong mấy cái khu dưỡng lão thì chắc cô cho mấy con về các khu dưỡng lão. Còn mấy con mà còn trẻ tuổi thì mấy con thấy ở yên tu hành không được, như động hoài mấy con tu không được thì mấy con về quê ở, đó là cái số mấy con còn trẻ tuổi mấy con về. Sau khi mà có yên ổn rồi, Thầy sẽ cho hay, mấy con sẽ tập trung đến, mấy con ở tu tập, mà có sự hướng dẫn của Thầy. Còn các con mà lớn tuổi rồi thì vào cái khu dưỡng lão của cô Út đó mà ở, mà dưỡng lão nghỉ ngơi. Ở đây thì cô Út lo cho đời sống cơm nước ngày một bữa, rồi yên ổn mà tu, chứ không có gì, những người lớn tuổi mà. Còn những người trẻ tuổi thì mấy con về quê, mấy con ở yên ổn thời gian. Thầy xây dựng được cái khu an dưỡng xong rồi thì Thầy cho các con hay, mấy con trở lại đó mà tu tập. Thầy cũng không bỏ cái tuổi trẻ mấy con đâu, Thầy sẽ giúp đỡ.

(15:58) Nghĩa là đối với người học trò của Thầy, Thầy không bao giờ mà Thầy bỏ họ giữa đường. Nhưng mà nó có những sự gián đoạn thì mấy con đi về quê ở tạm một thời gian yên ổn. Rồi lúc bây giờ đó, thì Thầy xây dựng nơi đâu đó Thầy sẽ gọi mấy con. Thầy biết nơi đây mấy con ở yên không tu được đâu. Thầy biết rất rõ, không có tu được. Nhưng mà mấy con lớn tuổi thì các con ở đây được, có cô Út cô giúp đỡ. Còn những tuổi trẻ thì mấy con ở đây khó lắm, các con tu không được đâu, dù muốn dù thế nào đi nữa thì khó lắm. Thầy nói như vậy các con hiểu, thông cảm hiểu Thầy.

Cho nên hiện giờ thì chỉ còn những người già thì có thể ở lại đây được, chứ người trẻ thì không được, nó khó. Chờ khi nào để Thầy lo những cái cơ sở cho nó xong thì chắc chắn là mấy con sẽ có chỗ ở. Thì cái tuổi trẻ là cái tương lai cho Phật pháp, mà tương lai của Phật pháp mà không đào tạo được thì rất uổng. Còn cái tuổi già là chỉ tu để cho mình giải quyết sanh tử của một đời của mình thôi, chứ mấy con làm sao hơn? Làm sao hơn?

Bây giờ cái tuổi như mấy con đó: như Liễu Châu, như Liễu Ngọc, như cô Nhâm. Mấy con lớn tuổi đó thì mấy con chỉ cần, chỉ an dưỡng ở trong khu an dưỡng thôi. Chứ mấy con tu được là mấy con giữ được bất động tâm của mình, đó là may mắn lắm rồi. Để khi mấy con bỏ thân này đi, thì mấy con được yên ổn, đó là hạnh phúc cho mấy con. Chứ làm gì mấy con còn độ ai được nữa đâu? Thầy thì còn đủ sức đứng lớp dạy, chứ còn mấy con cỡ tuổi Thầy thì mấy con đâu còn làm được nữa đâu. Mấy con chỉ cần tu để được giải thoát mà thôi.

Còn tuổi trẻ như mấy con hiện giờ ngồi trước mặt Thầy, tương lai của mấy con còn dài lắm. Cho nên cái điều kiện mà cần thiết để mở mang những cái trường lớp đào tạo cho mấy con thì đó là trách nhiệm, bổn phận của Thầy rồi. Cho nên vì vậy mà Thầy cần phải lo, lo làm sao để bảo vệ sự yên ổn tu tập cho mấy con mà thôi.

Bởi vì đối với mấy con, thì trước mặt Thầy là những con người thế hệ cho sau này rồi, để nối gót những chánh pháp của Phật rồi. Buộc lòng Thầy phải đào tạo cho mấy con, không có người nào mà Thầy bỏ hết. Bên nam cũng vậy, bên nữ cũng vậy. Đó là cái lo lắng của Thầy. Nhưng mà ở chỗ này không yên thì tuổi trẻ mấy con, mấy con cứ nên lo về để mà yên ổn. Rồi chờ cho Thầy lo cho nó xong. Thì chừng đó, Thầy sẽ gọi cho mấy con tập trung về, thì để cho mấy con ở tu tập, thôi thì nó mới yên để mà dạy đạo. Chứ còn không khéo thì không yên mấy con.

Cho nên hôm nay thì mấy con còn hỏi gì thưa Thầy nữa không mấy con? Có cái gì, mấy con nào có câu hỏi Thầy gì nữa không con? Những cái chánh pháp đã chỉ dạy cho các con đủ rồi!

2- TẬP QUÁN THÂN TRÊN THÂN

(19:13) Về quán thân thì mấy con quán, mấy con thấy cái sự mà quán thân theo cái sự rung động của thân mấy con đó, mấy con quán được chưa? Đó là cách thức mấy con quán. Còn cái mà xả tâm, thì mấy con cũng biết xả rồi mấy con. Cho nên vì những cái pháp mà thực hành thì mấy con biết hết rồi. Rồi sắp sửa Thầy sẽ cho in ra một cái cuốn sách kế tiếp đây, sẽ nói tất cả những cái cặn kẽ của cách thức tu tập cho nó cặn kẽ, để tập được cái sức tỉnh thức của chúng ta. Hầu hết là mấy con chưa đủ sức tỉnh thức, mặc dù tu rất lâu nhưng mà cái sức tỉnh thức chưa có. Cho nên khi mà bắt đầu vào trên thân quán thân, thì sức tỉnh thức mấy con không có. Cho nên nó đã thể hiện qua cái chỗ mấy con có lúc biết cái đầu, có lúc biết cái mình, có lúc biết cái chân, chưa có trọn vẹn. Và mấy con cũng thấy rõ ràng là: khi mà chúng ta đi kinh hành, thì cái thân của chúng ta nó rung chuyển, nó chuyển động đó mấy con. Bởi vì mình đi nó nghiêng qua, nghiêng lại, nó nghiêng tới, nghiêng lui. Rồi dở chân tới lui, tức là nó chuyển động, có phải không?

Còn bây giờ mấy con thở đó, mấy con mới nghe rung động, có phải không? Cái chuyển động nó khác mà cái rung động nó khác. Nhưng mà từ cái chuyển động, chúng ta nhận ra được cái chuyển động toàn thân của chúng ta rồi. Thì sau này nhờ cái chuyển động đó mà cái tâm của chúng ta nó tỉnh thức được. Nó tỉnh thức đúng, nó không bị trụ vào một cái chỗ nào hết. Cho nên vì vậy mà cái thân của chúng ta nó di chuyển đó, mình bước đi đó, mình dở chân đi thì cái thân của mình, mình dở đi thì nó dồn cái trọng lực qua ở bên cái chân mình đứng, có phải không? Rồi mình đưa cái chân đi thì cái thân của mình nó phải nghiêng theo, rồi ngả qua, ngả lại, ngả tới, ngả lui có phải không? Đó là nó chuyển động, cái thân chuyển động. Bây giờ chúng ta quan sát trên thân quán thân, tức là quán cái sự chuyển động, nó chuyển động cái thân.

(21:12) Bắt đầu bây giờ ngồi mà hít thở thì chúng ta mới thấy rung động. Bởi vì rung động nó khó hơn, nó nhẹ nhàng, nó nhẹ nhàng ở trong thân chúng ta. Cho nên từ cái chuyển động đến sang cái rung động thì nó mới có đủ cái sức tỉnh thức của nó cao. Cho nên các con thấy đức Phật dạy chúng ta bốn oai nghi, đi có phải là cái oai nghi đầu không? Đi, rồi đứng, rồi nằm, mới ngồi chứ. Ngồi là sau cùng, bây giờ mình tu ngồi trước thì nó sai. Cho nên mình đi trước. Đi mình quán thân của mình, thì mình thấy nó chuyển động, có phải không? Nó chuyển động chứ nó đâu rung động. Bởi vì nó lắc qua, nó lắc lại, nó nghiêng tới, nghiêng lui cái gì? Nó chuyển động chứ gì? Đó là chuyển động.

Rồi bắt đầu bây giờ nó mình mới đứng lại. Mình đứng lại, tức là cái thân mình nó không chuyển động nữa mấy con. Thì bắt đầu đó nó nương vào hơi thở đó mình mới thấy được, từ cái chỗ chuyển động đó mình mới thấy được cái sự rung động của nó. Mình đứng lại, đi - đứng mà. Đứng lại cái mình thấy rung động. Rung động mình hít vô cái mình thở, từ ở trên này mình thấy nó rung động cho tới chân. Nhiều khi mấy con hít vô, mấy con thấy nó rung động từ dưới chân nó trở lên đầu, nó đi ngược. Còn trái lại mà nếu đúng thì nó từ trên xuống dưới. Hít vô thì mình thấy từ ở trên đầu mình nó sẽ đi dần xuống, rồi thở ra. Thì bắt đầu từ chân nó trở lên trên đầu. Nó rung động như vậy.

Thì khi đứng mà rung động được rồi thì mấy con nằm. Mấy con nằm thì thấy sự rung động của nó, chứ nó hết chuyển động rồi. Rồi bắt đầu ngồi thì nó. Con thấy có một cái chuyển động là cái đi thôi, còn ba cái oai nghi kia đều là rung động. Phân biệt được vậy mình mới thấy được cái sự chuyển động và cái sự rung động nó.

Nếu không nói thì mấy con sẽ thấy nó không hiểu, còn nói ra thì mấy con hiểu. Và như vậy là mấy con biết rõ rồi, mình ngồi đây chơi mình đâu có làm gì đâu. Mà tâm mình nó thanh thản, an lạc, vô sự thì nó biết gì? Nó sẽ biết hơi thở chứ sao. Mà biết hơi thở, mà nếu mình cứ để tâm trong hơi thở thì nó bị ức chế. Cho nên mình nhắc tâm thanh thản, an lạc, vô sự, thì bắt đầu bây giờ nó yên lặng, thì nó thấy cái sự rung động. Bị vì nó quá thanh tịnh chứ gì? Nó quá im lặng chứ gì? Cho nên mình thấy sự rung động. Tại vì mình không có dám bám trong hơi thở. Nhưng mà hơi thở nó thở thì cái thân nó rung động. Mà thân rung động thì mình thấy rung động rồi. Thì đó là quán thân trên thân chứ gì? Nhưng mà ở đây không phải quán. Nhưng mà tại nó định trên thân của nó, nó thanh thản ở trên thân nó, cho nên nó thấy rung động.

(23:33) Cho nên cái pháp xả nó dễ hơn cái mấy pháp kia, nhưng mà xả một thời gian sau đó thì mấy con thấy, ngồi lại mình thấy rung động toàn thân của mình quá dễ. Trời ơi! Tại vì mình chưa xả, cho nên bây giờ mình quán thân không được, quán thân hơi có niệm. Còn nếu mà mình tu được cái xả được rồi thì bắt đầu cái thân của mình nó hết, nó sẽ tốt đẹp hơn, có phải không? Tự nó, nó quán mà, cho nên nó không bị ức chế. Cho nên vì vậy mà nó quán được thì nó nhiếp phục tham ưu, nó không còn ưu phiền ở trên đó nữa. Đó tức là giải thoát. Còn nếu mình cố gắng, mình tập trung đó thì bị ức chế, mình ức chế thì nó không giải thoát.

Cho nên những cái này, mấy con đều hiểu biết hết rồi, không có người nào không hiểu biết. Chỉ còn có tu thôi, mà tu đúng thì mấy con sẽ thấy nó nhiếp phục. Mà giờ mình tu mà sao nó còn niệm ra, vô thì mình xả. Mình xả rồi, nó trở về nó quán thân nó, chứ có gì đâu mà sợ.

Cho nên Thầy đưa ra hai cái pháp. Một là mình quán thân mà mình thấy nó nhiếp phục được, nó bình an được, nó luôn luôn kéo dài được, thì nó tốt rồi đó. Đó là mình trên Tứ Niệm Xứ, tu Tứ Niệm Xứ rồi. Mà bây giờ nó còn có niệm, nó còn hôn trầm thùy miên. A! Bây giờ đây là mình còn tu xả chưa được, nhưng mà tu xả rồi thì nó cũng trở về Tứ Niệm Xứ chứ gì? Do đó cái cuối cùng thì nó xả hết rồi, thì nó quay vô Tứ Niệm Xứ nó ở trên đó. Thì mình nối liền cái thời gian mà Tứ Niệm Xứ thì mình chứng đạo. Các con thấy chưa? Nó đơn giản mà.

Thầy nói thật sự nếu mà Thầy ngày xưa có một vị Thầy nào mà dạy cách này tu, chắc Thầy ở trong cái hang, trong hốc nào đó thì chừng sáu, bảy ngày thì Thầy sẽ tu xong rồi, không có còn khó khăn. Bởi vì sáu, bảy ngày mà mình cứ giữ gìn với cái tâm của mình, có gì mình xả, có gì mình xả…​ mình không có chơi với ai hết, có phải không? Mà đói, thì đi ra hái ba cái lá rừng đó ăn cho no để mà tu thôi, chứ cần gì mà phải ngon dở nữa. Mình chỉ còn nhắm vào cái sự tu tập giải thoát, đâu còn tham ăn, tham uống, tham gì nữa đâu! Ăn uống để làm gì? Cái thân này là thân vô thường, đâu phải gì của mình đâu mà phải nuôi dưỡng nó ăn uống, thì nỗ lực mà tu.

(25:33) Cho nên ngồi suốt một tuần lễ mà tu tập, Thầy nghĩ rằng một tuần lễ mà tu tập, thì chắc chắn là nó sẽ quét hết tất cả những chướng ngại gì trên thân của chúng ta hết. Mà nếu một tuần lễ chưa xong thì một tháng. Một tháng chưa xong thì hai tháng, ba tháng sẽ xong. Đức Phật có 49 ngày, tức là một tháng và mười chín ngày chứ bao nhiêu, cho nên đức Phật xong. Còn mình cũng vậy, mình ngồi mình cứ, bây giờ Tứ Niệm Xứ mình quán được, mà nhiếp phục được thì bảy ngày chứ bao nhiêu, đâu có lâu đâu. Mà bây giờ nó cứ có niệm, có niệm thì bắt đầu mình xả, mình xả hết. Mình xả hết rồi, thì tự nó quay vô Tứ Niệm Xứ chứ gì. Và đồng thời thì bắt đầu kéo dài cái thời gian Nhất Dạ Hiền thì nó xong, chứ có gì đâu.

Mấy con thấy cái pháp mấy con tu, nó đơn giản, nó dễ dàng như vậy, nó không bị tưởng, nó không bị cái gì hết. Bởi vì bây giờ mấy con nhiếp tâm vô cái thân nè, quán thân nè, nó hiện ra cái tướng tưởng gì đó. Mấy con biết như vậy chưa được, mình phải xả, xả cái này đi không quán tâm nữa. Tức là xả cái tưởng này, cho nên mình ngồi không chơi, chứ mình đâu dám nhiếp nữa, có phải không? Bây giờ đâu có nhiếp tâm nữa. Nhiếp thì nó sanh tưởng làm sao? Cho nên không nhiếp, cho nên ngồi chơi. Ngồi chơi có cái gì thì xả. Xả cuối cùng mình xả hết, thì bắt đầu thành công rồi, các con thấy chưa? Cho nên mình thành tựu, trong cái sự tu tập là như vậy.

3- VƯỢT QUA NHÂN QUẢ

(26:58) Cho nên Thầy mong rằng các con cố gắng tu tập. Và đồng thời có nơi nào đó, Thầy sẽ đến Thầy dạy mấy con, mấy con tu cho xong. Nhất là tu xong rồi thì không có nghĩa là mấy con tu rồi, để rồi mình đi về quê của mình, mình thất nghiệp đâu. Không có đâu, không bao giờ thất nghiệp đâu. Mấy con tu rồi thì mấy con đứng lớp, mấy con dạy, bao nhiêu cái lớp chờ đợi. Tuổi trẻ các con, mấy con phải đem hết cái khả năng của mình ra, mình để hướng dẫn cho người khác tu tập. Biết còn bao nhiêu người, người ta chưa biết đạo không?

Chứ đâu phải là nói bây giờ chỉ có Tu viện Chơn Như này không đâu, không phải đâu mấy con. Đối với Thầy thì nó không còn cái chỗ nhỏ nữa đâu mấy con, chờ cho cái người tu chứng. Thầy nói bây giờ cho mấy con biết nếu trong Tu viện chúng ta chỉ cần có một người tu chứng làm chủ sanh, già, bệnh, chết, có đủ Tam Minh, chỉ một người thôi, thì hàng vạn người theo chúng ta tu. Còn bây giờ mà Thầy dạy, người ta đang chờ đợi, coi thử coi cái sự mà Thầy hướng dẫn coi có ai tu chứng không? Mà nếu chứng là một bằng chứng cụ thể rồi, thì người ta bỏ hết, người ta sẽ đi vào.

Đời khổ lắm mấy con! Ai cũng biết hết rồi, nhưng người ta không biết cái đường nào để mà người ta thoát khổ. Cho nên người ta phải sống trong cuộc đời như vậy, chứ người ta không còn ham muốn đâu. Nhưng mà khi ở đây chúng ta chứng minh được cái sự tu chứng rồi, thì mấy con là những người tu, mấy con sẽ gánh vác biết bao nhiêu người để mấy con dạy người ta không? Chứ đâu phải là học cái nghề này rồi thất nghiệp đâu. Cái nghề này là cái nghề thương yêu, cái nghề này là cái nghề đạo đức mấy con. Mình học được, mình đem cái đạo đức dạy lại người, đâu có phải là xấu đâu. Đâu có phải là ngồi tu rồi, tới chứng đó mình nhập Niết Bàn đâu. Đâu phải đâu.

Mà cái hướng của Thầy là tạo cho nó có cái phát triển rất lớn, rất rộng trong nước và khắp thế giới. Bây giờ cái Trung Tâm An Dưỡng ra đời, mà được trung tâm, được giấy phép trung tâm thì chi nhánh trung tâm nó sẽ có các tỉnh. Thì mấy con ở tỉnh nào, thì mấy con về cái tỉnh đó, thì nó có cái chi nhánh ở đó, thì mấy con có nhiệm vụ lại đó mấy con dạy chứ làm sao vì mấy con đã tu rồi. Đó là cách thức như vậy.

(29:01) Còn bây giờ hoàn cảnh chúng ta không yên thì, chúng ta có khi mà chúng ta phải biết tiến tới, nhưng mà cũng có khi chúng ta phải biết dừng lại, để chuẩn bị cho chúng ta tiến tới tốt hơn. Chứ nếu mà chúng ta nói: “Thôi, bây giờ vậy thôi bỏ cuộc”, thì cái đó là chúng ta tiêu cực. Chúng ta công, lúc công thì chúng ta tiến tới, lúc thủ thì chúng ta trở về thế thủ chúng ta thủ. Thì để chuẩn bị cho chúng ta trên bước đường chúng ta tiến tới làm tốt hơn, chứ không đầu hàng trước hoàn cảnh đó, không đầu hàng trước nhân quả.

Ở đây là nhân quả, ở hoàn cảnh chúng ta hiện giờ là nhân quả. Do cái nhân mà không tốt của chúng sanh, cho nên cái quả mà chúng ta hiện đang chịu đựng. Nghĩa là mọi người, người ta đang làm ác, mà mình muốn đem lại cái đời sống cho họ không còn làm ác nữa. Thì mình ở trong những cái lớp học của mình đang học, đang tu những cái điều đó thì mình phải chịu những cái quả. Mà mình đã biết nhân quả là di chuyển; là thay đổi; là chuyển đổi được. Cho nên mình đâu có đầu hàng trước cái nhân quả. Cho nên mình biết chuyển đổi: “Ở đây không yên, tôi sẽ tìm cái chỗ khác, tôi sẽ tạo để cho yên, để mà tôi chuyển đổi nhân quả, tôi đem đến cái lợi ích cho con người”.

Thì mấy con thấy trong cái vấn đề đó là mình phải khéo léo chuyển đổi, mà mỗi người đều là hợp với ta, cùng với Thầy, đoàn kết với Thầy. Mỗi người các con đều là nắm chặt bàn tay nhau, để mà chúng ta xây dựng lên, chúng ta đừng có đầu hàng trước cái hoàn cảnh của nhân quả. Chúng ta không có đầu hàng. Thầy nói còn một tấc hơi là nhất định là không đầu hàng trước nhân quả.

Nhưng chúng ta là những người tu, cho nên chúng ta rất là ôn tồn, rất là mềm mỏng, rất là nhẫn nhục, rất là tùy thuận. Chứ không phải như người đời, mà đấu tranh, mà đánh đá, mà hung dữ, chúng ta không phải làm những điều đó. Không phải chúng ta đem súng đồng, đại bác mà đánh nhau. Mà chúng ta luôn luôn lúc nào bằng cái hạnh, bằng cái lòng thương yêu mà đối phó tất cả mọi sự khó khăn. Lúc nào chúng ta cũng khởi sự lòng thương yêu của mình đối với những người khác, vì họ đang ở trong nhân quả.

(31:14) Thầy nói hết lời, nhưng mà hầu hết là người ta luôn luôn lúc nào cũng không ai nghe Thầy đâu! Người ta muốn làm cái gì thì muốn đấu tranh, muốn mạnh mẽ, muốn làm được, cái đó là cái đem đến cái đau khổ. Còn chúng ta đem đến cái lòng thương yêu. Người đó sai thì chúng ta biết người đó sai, chúng ta thương yêu, nhưng chúng ta không nói người đó sai. Người đó hung dữ, chúng ta biết, nhưng chúng ta đừng nói người đó hung dữ, mà chúng ta nên thương người đó. Người đó lầm lạc, chúng ta biết người đó lầm lạc, người ta đâu hiểu những cái điều sai. Nhưng mà chúng ta có khả năng thì chúng ta khuyên lơn. Mà không khả năng thì chúng ta đừng có góp thêm, để làm cái sai đó lại rộng lớn ra.

Chúng ta không có đủ khả năng, không có đủ cái lời nói. Chúng ta không có đủ cái trọng lượng để mà nói, để mà nhiếp phục, để mà an ủi, để mà giúp đỡ người khác được, thì chúng ta nên làm thinh là tốt nhất. Chúng ta thấy cái lời nói mình có trọng lượng thì mình nói để mà giúp đỡ. Mà cái lời nói của mình không trọng lượng thì mình không nói người ta. Nhân quả thì nó sẽ diễn biến, mà chính sự làm thinh của mình, nó sẽ chuyển biến trong cái hướng chuyển đổi. Còn nếu mình không có làm thinh, mình nói thì nó sẽ chuyển đổi qua cái nghiệp của khẩu nghiệp của mình nói. Cho nên những cái điều mà nhân quả nó sẽ chuyển biến theo thân hành, khẩu hành của mấy con. Cho nên nó chuyển biến lần lượt nó tốt hay là xấu, nó được bình an hay là không bình an. Cho đến phút cuối cùng mà nó xấu tệ, thì chúng ta phải là những con người, chúng ta phải gánh nó mà thôi.

(32:59) Ví dụ như bây giờ ở đây có những cái sự kiện gì nó xảy ra. Công an, nhà nước đến đây lập biên bản này kia nọ đủ thứ, rồi kẻ tù, người tội, đủ cách thức. Thì lúc bây giờ chúng ta đó là nhân quả, mà chúng ta là những người thấy nhân quả thì chúng ta đâu có thấy gì buồn đâu. Không có cái gì phải buồn hết, đó là nhân quả. Như vậy rõ ràng là cái nhân quả nó đến đây là mình chấm dứt rồi, không có còn đem đạo đức, dạy đạo đức gì mà nó như thế này? Các con hiểu đi! Người ta sẽ nói: “Thầy dạy đạo đức gì mà như thế này, có đạo đức gì đâu? Cũng đấu đá, cũng hơn thua, cũng này kia nọ, vậy là đạo đức gì? Còn gì mà đạo đức.”

Cho nên ở đây, thật sự ra là mình dạy đạo đức, nhưng mà người ta không muốn hiểu đạo đức thì mình làm sao? Thôi đành chịu thôi! Thầy muốn đem lại sự hạnh phúc cho mọi người, mà người ta không muốn hạnh phúc, thì mình làm sao đây? Hạnh phúc cho người ta, chứ phải hạnh phúc cho mình đâu! Mà mọi người mà cứ làm cho mình không hạnh phúc thì tự mình làm rồi.

Thầy muốn tất cả mọi người đều được yên ổn, đều sống trong một tình thương chan hòa với nhau. Người này thương người kia như cha mẹ thương con, như vợ chồng thương nhau, đầm ấm với nhau, nó mới là hạnh phúc. Còn đằng này, mình không muốn như vậy, thì mình làm cho nó khổ đau, thì tự mình làm chứ sao, chứ có ai làm đâu? Rồi nay nghĩ người này, mai nghĩ…​ Tất cả con người người nào cũng đi trong quy luật của nhân quả, thì chúng ta có cái gì đâu mà chúng ta lại buồn phiền? Chúng ta có gì đâu mà buồn phiền?

Thì hôm nay Thầy nói như vậy thì mấy con cứ tư duy, suy nghĩ. Sự việc thì cũng là do mình mắc thôi. Thầy thấy ở đây khó quá, không thể nào mà Thầy còn nằm ở đây được nữa.

(34:51) Bây giờ ví dụ như ở đây dạy làm sao được? Quá động, không ở đây được đâu! Ở đây là công lao của cô Út rất lớn, từ cái nhỏ đến cái lớn. Thầy chỉ có dạy đạo thôi, chứ Thầy có làm gì hơn. Từ cái ăn, cái uống này kia cũng đều do bàn tay cô Út hồi nào đến bây giờ. Chỉ có gần đây thì mới có cô Liên Châu mới giúp đỡ cho một phần ăn ở đây thôi. Chứ còn thật sự ra thì điều kiện là do một tay cô Út, chúng ta không phụ ơn đó đâu. Nghĩa là đối với chúng ta là những người ở đây, dù là một ngày đi nữa chúng ta cũng không phụ ân đó đâu. Cho nên chúng ta không bao giờ làm buồn lòng cô Út. Đã là không phụ ân thì không có nên làm cái hành động gì gọi là phụ ân.

Thì chúng ta thấy mình sống không được thì mình cứ rút lui thôi, rồi mình đi tìm cái nơi nào yên ổn mình ở, mình tu. Mình là người tu, mình bỏ hết xuống được. Rồi mình sẽ gặp nhau trên cuộc đời này. Mình sẽ nói lên một cái tình thương nhau trong mọi cái hoàn cảnh khổ đau. Như bây giờ, trước cái hoàn cảnh này, ngày mai mình sẽ gặp nhau ở nơi nào đó, mình sẽ ôn lại những cái này, mình thấm thía lắm. Mình thương nhau lắm trong hoàn cảnh khổ đau của mình, của Thầy, của các con không được yên ổn. Trong lúc bấy giờ, mình gặp lại trong cái hoàn cảnh thuận tiện hơn, thì cái tình đó mình nhớ lại những kỉ niệm đã qua, mình thấm thía. Càng thương nhau trong những cái hoàn cảnh để vượt lên con đường sanh tử luân hồi của chúng ta quá khổ đau như thế này. Thầy muốn yên mà không yên, thì chúng ta phải đành chịu thôi chứ bây giờ biết sao hơn mấy con?

Cho nên vì vậy mà cố gắng, Thầy cũng đang cố gắng, thì mấy con cũng đang cố gắng. Mọi người hãy tìm một vị cái trí đứng cho mình yên ổn, chờ đợi Thầy. Thầy không bỏ mấy con, Thầy hứa ở đây trước mặt mấy con, Thầy không bỏ người nào hết đâu! Luôn luôn lúc nào các con cũng như những đứa con của Thầy, đang ở trong vòng tay của Thầy, Thầy cố gắng làm sao cho mấy con tu cho được. Thầy khuyên lơn từng lời nói, Thầy cố gắng hết mình luôn. Nhưng mấy con biết, mấy con tìm cách để trú ẩn cho nó yên. Rồi Thầy sẽ cố gắng giúp đỡ mấy con, chứ không cách nào khác được hết.

(37:02) Nghĩa là Thầy có dự định là chỉ cần một năm ở đây thôi, mà bây giờ chúng ta gần năm tháng rồi. Mà chỉ cần một năm được bình an mà tiếp tục tu liên tục. Thì những cơ sở mà thành lập thêm ra thì nó sẽ có nhiều cơ sở. Nhưng mới có chưa được năm tháng mà nó đã đủ thứ chuyện hết, cho nên vì vậy mà làm sao đây? Một năm nó mới có thể, nó mới hình thành được những cái cơ sở kia chứ. Còn mình chưa thành hình, rồi bây giờ sự việc như thế này nữa, cũng như mấy cô quẩy gói về kia. Nếu mà có cái cơ sở nào đó, Thầy sẽ chỉ mấy cô: “Hãy về chỗ đó ở, tu đi”, có phải không? Nó có chỗ rồi. Còn bây giờ không có thì mấy con phải về quê thôi, chứ làm sao hơn. Không có cách nào hơn, chỉ còn chờ đợi nữa mà thôi.

Thì cũng như bây giờ mấy con ngồi trước mặt Thầy, thì bây giờ Thầy chưa có cái chỗ nào hết, làm sao mà đưa mấy con về nơi của Thầy được, có phải không? Vì vậy mà mấy con chỉ còn về quê của mấy con thôi, chứ bây giờ biết làm sao hơn? Thì mấy con nhớ rằng, thật sự ra những sự bất an là cũng một phần do mấy con ở trong này thiếu phước. Rồi một phần cũng do mấy con không có giữ hạnh, tiếp duyên nói ra, nói vào thì do đó mấy con sẽ bị ảnh hưởng chung nhau mà thôi. Chứ thiệt ra Thầy biết, người nào ở đâu trong này sao Thầy biết hết, không có người nào mà dấu Thầy được hết. Nhưng mà Thầy rất thương yêu, Thầy không bỏ một người nào hết. Các con thấy Thầy không bao giờ đuổi một người nào, làm gì làm Thầy không bao giờ đuổi. Thầy biết rằng cuộc đời là nhân quả, đuổi làm gì?

(38:54) Nhưng rồi Thầy nghĩ rằng mấy con sẽ cái hoàn cảnh nó đến thì các con sẽ tự về quê mình, rồi chờ đợi Thầy, chứ Thầy không bỏ. Thầy cố gắng, Thầy lo công việc. Thầy biết Thầy có đủ cái phước, Thầy kêu gọi Phật tử, chứ Thầy có tiền, có bạc, có quen thân ai đâu mà đi xin phép người khác được mấy con? Trừ ra có những người, người ta quen thân, người ta mới xin phép được. Chứ Thầy làm sao mà Thầy quen thân ai đâu? Cuộc đời của Thầy đâu có luồn cúi ai được đâu? Mà Thầy đâu có cầm tiền mà Thầy đi lo người này, người kia được đâu. Người ta làm được, chứ riêng Thầy, Thầy không có làm được điều đó. Đạo đức đâu có cho phép Thầy làm điều đó. Cho nên đứng ra xin phép này kia Thầy đâu có làm được. Cho nên những người Phật tử họ sẽ làm được điều đó, bởi vì họ là người Phật tử, còn Thầy là tu sĩ.

Đó là một cái điều kiện mấy con cũng thấy biết điều đó mà. Cho nên mấy con yên tâm, nỗ lực theo những pháp mà tu tập, cố gắng xả tâm. Rồi có nơi nào yên ổn mấy con về ẩn một thời gian, chờ đợi Thầy, Thầy lo lắng. Sự thật ra đầu tiên, khi mà Thầy muốn đem cái chánh pháp của Phật, thì đâu có nghĩa Thầy lấy cái nơi mà Thầy tu hành, Thầy ở đây mà Thầy mở mang đâu. Thầy tổ chức ở ngoài Phước Hải kìa, đất của Thầy bây giờ còn ở Phước Hải kìa. Đó là cái bình đẳng, ra ngoài đó Thầy xây dựng cái hai khu, một khu nữ ở Long Hải, một khu nam ở Phước Hải hẳn hoi.

Thì bây giờ mấy con biết rằng, những người đệ tử của Thầy mà đang ở đây với Thầy để đi ra làm việc đó, thì bây giờ mấy con đã nghe thầy Chân Quang rồi chứ gì? Thầy Chân Quang bây giờ thầy cũng là nổi bật ở trong giới tu sĩ Phật giáo, chứ không phải là không đâu. Mà nếu những ngày đó mà Thầy đã mở mang được thì cái Trung Tâm An Dưỡng Từ Thiện ra đời được, thì đến hôm nay chúng ta đâu có khổ như thế này.

(40:59) Nhưng đó cũng là cái duyên của nhân quả. Cho nên vì vậy mà thầy Chân Quang phải đi qua một cái góc trời riêng của thầy, thầy phải từng sống. Nhưng mà tiếc vì thầy cũng đứng ở cái trong đạo đức nhân quả, nhưng mà thầy chỉ giảng về tưởng quá nhiều, nó làm mất cái tính chất chân thật của đạo đức nhân bản - nhân quả. Bị vì tưởng mà, nó làm sao nó thật được? Cho nên nó mất cái tính chất thật của nó. Nhưng nó cũng rất hay, chứ không phải dở. Do đó thì thầy cũng đứng ở được góc trời của thầy. Nhưng mà tiếc vì rất tội là nó không có đi vào cái đạo đức thực của Phật giáo, nó không có cái thế giới tưởng trong đó mới được.

Nếu mà Thầy có đủ cái duyên mà được gần gũi với quý thầy, thì chắc chắn là nó không có cái trường hợp này xảy ra. Thì biết bao nhiêu người mà hiện theo thầy Chân Quang hiện giờ thì người ta đi vào được con đường đạo đức rất tốt đó. Thầy tổ chức rất hay lắm mấy con, băng phim thầy tổ chức rất hay. Khi mà xem đĩa của thầy thì hình ảnh đầy đủ, trọn vẹn. Và đồng thời cái băng phim của thầy nó cũng có kỹ thuật, chứ không phải là thiếu kỹ thuật.

Còn chúng ta ở đây, thì coi như là cái đội ngũ chúng ta chưa có cái kỹ thuật về quay phim. Và về cái mỹ thuật của bối cảnh của một cái cảnh chúng ta chưa có. Cho nên do đó chúng ta thấy hình ảnh thôi. Chứ sự thật ra nó chưa thật là, cái kỹ thuật của quay phim và mỹ thuật của nó chúng ta chưa trọn vẹn. Có cảnh thì chúng ta cũng đẹp, nhưng mà có cảnh thì chúng ta chưa trọn vẹn, nó còn những cái điều kiện sai. (43:01)

HẾT BĂNG