09- TẬP THUẦN THỤC TRÊN TỪNG OAI NGHI
2006 CHÁNH TƯ DUY 09- TẬP THUẦN THỤC TRÊN TỪNG OAI NGHI
2006 CHÁNH TƯ DUY 09
TẬP THUẦN THỤC TRÊN TỪNG OAI NGHI
Trưởng Lão Thích Thông Lạc
Ngày giảng: 17/03/2006
Người nghe: Tu sinh
Thời lượng: [55:42]
Số lượng: 20 băng
Tên cũ: CTD03B-VĐQuánThânTNX_TâmXả-LớpChánhNiệm-TTAD-LờiDặnDò(17-03-2006)
Pháp âm: https://thuvienchonnhu.net/audios/2006-chanh-tu-duy-09-tap-thuan-thuc-tren-tung-oai-nghi.mp3
1- TRÊN THÂN QUÁN THÂN
(00:00) Trưởng lão: Có hỏi gì nữa không con? Con hỏi Thầy!
Tu sinh 1: Thưa Thầy như Thầy dạy tu Tứ Niệm Xứ kết hợp với pháp môn Thân Hành Niệm là cứ năm phút đi một lần, như vậy thì cứ tu liên tục từ sáng tới trưa, từ chiều tới tối hay là khoảng bao nhiêu thời gian thì được?
Trưởng lão: Không phải đâu con. Bây giờ mới tập trên thân quán thân thôi. Nghĩa là mình tập trong năm phút, rồi mình nghỉ năm phút, rồi mình tập trở lại năm phút, trong cái đi kinh hành hoặc là trong khi ngồi. Trong năm phút thôi cho thuần thục được năm phút. Khi đó ở trên cái ngồi hay hoặc là con lấy cái đi mà con làm cái chuẩn. Một cái oai nghi thôi, chứ đừng có tu nhiều oai nghi. Khi nào cái oai nghi này nó thuần rồi thì con mới tập tới cái oai nghi khác.
Nhất là cái oai nghi mà đi đó, nó cần thiết là vì cái thân hành ngoại nó động cái thân của mấy con. Cho nên mấy con tập cái oai nghi đi trước, để cho mấy con quán được cái thân do cái sự rung động của qua cái thân nó nghiêng qua, nó nghiêng tới, nó nghiêng qua, nghiêng lại, chỉ cần một cái oai nghi đó tập năm phút. Rồi một lúc sau đó thì mình tập năm phút, lúc sau đó mình tập năm phút, rồi tới hết giờ mình nghỉ bình thường cũng như thời khóa tu vậy thôi. Chứ đừng có mà tu mãi, tu riết, quá sức mấy con thì nó cũng trở thành sai mất.
Rồi bắt đầu khi mà tu trong năm phút đó một thời gian, một ngày, hai ngày, ba ngày thì các con thấy cái sức mà nó tỉnh thức ở trên cái chỗ mà đi kinh hành đó, nó tỉnh thức một cách kỳ lạ. Nó tỉnh thức thôi, chứ nó chưa định tỉnh đâu.
Rồi bắt đầu tiếp tục tập cái đi đó nữa ở trên cái tỉnh thức đó, bắt đầu cái con thấy dễ dàng lắm. Bây giờ hễ mà quán thân đó thì bây giờ nó dễ quá. Cái thân nó đi nhè nhẹ mà nó vẫn thấy cái sự rung động nó cụ thể, nó rõ ràng từ trên đầu tới dưới chân mình. Sau đó mấy con lại còn thấy nữa, nó tỉnh thức ở trên đó rồi. Thì mấy con lại thấy mỗi một chút gì ở trong thân của chúng ta nó rung động là chúng ta cảm thấy từ trên đầu tới dưới chân mình một cách rất rõ.
Sau khi nó tỉnh thức rồi, mà lúc bây giờ nó đến cái giai đoạn mà nó định tỉnh. Thấy lúc nào sao mình xả ra mà cái tâm mình nó cũng bám chặt ở trên đó, nó bám chặt, nó định. Nó định ở trên đó luôn luôn, nó không bao giờ mà nó phóng ra nữa. Ngồi xả nghỉ mà cũng vẫn thấy nó định ở trên cái thân của mình. Hay hoặc là mình đi kinh hành, hoặc là mình đi bình thường chơi mà vẫn thấy cái tâm của mình nó bám chặt ở trên đó. Mà nó ở ngoài ai la, ai làm gì, nó không lưu ý, mà nó cứ lưu ý ở trên cái thân của nó là biết nó định tỉnh.
(02:25) Thì lúc bây giờ khi mà biết nó như vậy rồi, thì con sẽ thay đổi cái oai nghi đó, con trở về oai nghi ngồi, hoặc là đứng, hoặc nằm nó rất dễ dàng. Con chỉ thở nhẹ thôi thì con cũng sẽ thấy được toàn thân của con một cách rất cụ thể rõ ràng.
Và sau khi mà đi, đứng, nằm, ngồi ba cái oai nghi này mỗi năm phút mà thấy nó cụ thể, rõ ràng được rồi thì con kết hợp, con mới tiến tới là thời gian con tăng lên. Từ tăng lên ba mươi phút, rồi tăng lên một giờ. Tăng lên một giờ được, hai giờ. Hai giờ được, ba giờ. Thì trong suốt một tuần lễ mà tăng lên như vậy đó, khi mà con kết hợp lại bốn oai nghi mà nó được cái tâm mà nó quán trên thân mà nó định tỉnh được ở trên đó rồi, thì trong vòng trong tuần lễ là con xong chuyện. Coi như là mình hoàn thành được cái sự tu tập của mình, chứ không phải còn lâu nữa.
Nhưng mà cái lâu là hiện giờ mấy con tập quán, nó lâu. Rồi tập cho nó tỉnh thức ở trên đó, nó lâu. Rồi tập cho nó được định tỉnh, nó lâu. Chứ còn cái mà kết hợp bốn oai nghi để mà tu thì cái này nó mau rồi.
Chứ các con đừng có nghĩ rằng bây giờ các con luôn kết hợp bốn oai nghi đi, chắc các con tu mười năm sau chưa rồi. Mấy con không nghe lời Thầy nói kỹ sao? Tại vì mấy con không hiểu! Bây giờ cứ lo kết hợp bốn oai nghi để tu, mà trong khi đó mình tập quán thân chưa được. Lúc thì vầy, lúc thì khác, thì rõ ràng là mấy con tu chưa có được đâu. Bây giờ mình ráng, ráng sao mình tập cho nó duy nhất lúc nào nó cũng quán có một cái duy nhất của nó thì như vậy nó mới có cái kết quả chứ. Các con thấy chưa?
Đó thì cho cái sự tu tập của mình như vậy nó mới có kết quả. Khi mình kết hợp được là bắt đầu tăng thời gian, mà chưa kết hợp được thì chưa tăng thời gian.
(04:03) Mà chưa tỉnh thức thì chưa thay đổi oai nghi. Chừng nào tỉnh thức được, rồi định tỉnh được thì mới thay đổi oai nghi. Còn cái này chưa có tỉnh thức, mà chưa có định tỉnh, mà lo thay đổi oai nghi khác. Mà nhất là oai nghi ngồi, nằm nó im lìm. Cái thân nó im lìm chỉ có nó thở ra, thở vô. Rồi bắt đầu đây mới dùng tưởng ở trong đó nữa thì mới nguy hiểm cho sự tu tập, các con thấy chưa?
Cho nên nhiều khi mấy con chỉ tham thôi, chỉ tham cho mau thôi, nhưng mà cuối cùng nó mau được sao? Tu tập thì phải rèn luyện, cho nên đức Phật nói: "Những gì tu tập cần phải tu tập". Mà bây giờ cần tu tập thì không tu tập, mà cần cứ lo mau chứng đạo à? Mình tu tập chưa được mà muốn chứng đạo là chứng đạo làm sao? Bởi vì cái này cái pháp nó rõ ràng, là tại vì mình nhiếp tâm và an trú tâm tức là mình quán được trên thân của mình. Bây giờ tập quán, mà chưa chắc đã quán, lúc thì quán cái đầu, lúc quán cái đuôi, thì làm sao mà quán cho được trọn vẹn đây? Mà tập quán cho được trọn vẹn, rồi quán phải thuần thục, cho nhu nhuyễn ở trên cái sự quán của nó chứ. Đó này chưa có gì hết cái lo tăng. Ham quá vậy? Ham muốn chứng đạo sao được? Cho nên mình “tập những gì tu tập cần tu tập”, tu tập cho thiệt nhuần nhuyễn, cho thật thuần thục, thì cái đó cái quan trọng, các con hiểu chưa?
Trưởng lão: Rồi con còn hỏi gì nữa?
Phật tử: Thưa Thầy bây giờ cái bước đầu tiên ấy là con phải quán làm sao mà con, khi con nhắm mắt vào rồi ấy cảm thấy thân con như thể là con nhìn lại con..
Trưởng lão: À, con nhắm mắt, mở mắt gì rồi con cũng cảm nhận được cái thân của con hết!
Phật tử: Cái thân của con rõ ràng là như thế.
Trưởng lão: Ừm!
Phật tử: Bây giờ bước đầu tiên là con phải quán như thế, thế xong con quán cái thân của con nó rõ ràng như vậy rồi, rồi con mới áp dụng vào tư thế đi, tư thế đi này quán hít vào rồi là con quán từ chân trở lên, quán cái thân đó, con thở ra con quán từ đầu trở xuống.
(05:57) Trưởng lão: Ừm, đúng vậy! Phải tập cho nó cho thuần thục rồi mới có thay đổi những oai nghi khác.
Con hỏi Thầy?
Tu sinh 2: Dạ thưa Thầy cho con hỏi, Thần thức và Ý thức nó khác nhau, giống nhau chỗ nào?
Trưởng lão: Con nói về Thần thức với Ý thức hả con? Khác nhau con! Cái Thần thức đó là cái tưởng của người ta thôi. Còn cái ý thức của chúng ta là cái hiện bây giờ chúng ta đang biết cái này, biết kia đó là thuộc về ý thức. Còn cái Thần thức là người ta nói dùng cái danh từ đó để chỉ cho cái Linh hồn của chúng ta. Cho nên nó thuộc về cái tưởng. Cho nên cái đó gọi là cái biết đó là cái biết của tưởng thức mà thôi.
Tu sinh 2: Con bạch Thầy thế nào là tâm linh ạ?
Trưởng lão: Thì đó, tâm linh là thần thức hoặc là linh hồn đều là những cái danh từ để mà chỉ cho cái trạng thái tưởng thức đó mà thôi. Còn chúng ta hiện giờ, chúng ta dùng cái ý thức. Cho nên trong khi mà chúng ta nhiếp tâm ở trên thân của chúng ta bằng ý thức, mà nếu có cái tưởng thức ở trong này là chúng ta đã sai! Cho nên nó có những hiện tượng xảy ra đó.
Tu sinh 2: Thưa Thầy hôm trước Thầy dạy chúng con quán theo cái thần thức, cho nên chúng con chưa hiểu thần thức với ý thức khác nhau và nó giống nhau ở chỗ nào? Hôm nay con xin Thầy giải thích.
Trưởng lão: Ờ! Quán theo cái thần thức thì chỉ có quán là khi cái người đó đã chết rồi thì mới dùng tưởng mà tu thôi, thì cái đó là dùng tưởng tu. Chứ còn cái người mà còn sống thì chúng ta dùng ý thức tu, thành ra nó khác con.
Rồi, con hỏi gì?
Tu sinh 1: Thưa Thầy như Thầy dạy quán thân trên thân thì con biết là làm sao mà con cứ quán cái thân của con cho nó tốt, lúc nào cũng rõ ràng và tâm gắn chặt trên thân là được, thế tại sao phải thành những rung động thưa Thầy?
Trưởng Lão: Nếu mà con không cảm nhận rung động theo mà cái hơi thở, sự rung động trong thân con đó, thì con quán một cái cục thân con chứ gì? Như bây giờ một cái ngọn đèn mà nó soi vào cái ngón tay Thầy, thì cái ngọn đèn nó soi. Nhưng mà con mắt con, nó nhìn được cái thân con bao lâu nè? Không có lâu được đâu. Con mắt con cứ nhìn mà con nháy mắt thì tức là nó sẽ mất đi, con hiểu không?
(08:04) Còn bây giờ con cảm nhận, tức là con có cái cảm nhận của nó thì con cảm nhận được sự rung động. Chứ con cảm nhận cái cục cứng ngắc vậy, con cảm nhận không nỗi, con hiểu không? Nó đứng vầy, nó đứng yên vầy, con cảm nhận sao?
Tu sinh 1: Cả một cái khối thân.
Trưởng lão: Cả cái khối đó. Con cảm nhận cả cái khối thì con phải tưởng cho nó nặng, hay hoặc là tưởng nó một cục bông gòn. Nó phải tưởng thì nó bị tưởng nó mất rồi. Còn cái thân của con đó thì cái hơi thở luôn luôn lúc nào nó cũng thở, thì nó phải có sự rung động thật. Ý thức thì nó phải đối tượng nó phải là sự thật. Còn cái mà không có cái đối tượng thật thì bị tưởng thức. Như bây giờ cái thân con nó cứ cứng ngắc vầy thì con tưởng được cái thân con, con thấy một cục, thì đó là con tưởng cục. Chứ làm sao mà con biết nó một cục, phải không?
Cho nên vì vậy chỉ có con mắt con thấy được từ đầu chí chân là một cái cục. Mà nếu con mắt con nháy thì cái cục này nó mất, như vậy là mất quán cái thân, mất thân rồi làm sao? Nó còn kẽ hở chút xíu đó. Hễ nháy mắt thì có cái chuyện khác nó vô rồi sao? Cho nên nó có kẽ hở.
Còn cái này mình cảm nhận. Bây giờ hơi thở tôi luôn luôn lúc nào nó cũng thở ra, thở vô, chứ nó có ngừng được sao? Cho nên cái thân con nó phải rung động hoài. Do đó đức Phật mới dạy chúng ta kinh nghiệm thật sự: "Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra”. Nương vào cái hít vô, thở ra là sự rung động. Cho nên sợ đệ tử của mình không hiểu, cho nên qua cái bài Thân Hành Niệm đức Phật dạy: "Cảm giác thân hành tôi biết tôi hít vô, cảm giác thân hành tôi biết tôi thở ra”. Đức Phật rất là tâm lý, sợ đệ tử mình không hiểu cái chỗ mà cái câu đầu. Cho nên sau cái pháp Thân Hành Niệm lại cho một cái câu tác ý nữa. Các con thấy rất rõ ràng. Để không khéo mình nhìn cái cục, mà mình nhìn cục thì bị tưởng rồi, con hiểu chỗ đó chưa?
Bởi vậy nếu mà một cái người mà không tu chứng thì không thể hiểu được cái tâm lý này đâu, không được hiểu những cái nghĩa này đâu. Thầy tu xong rồi, Thầy mới nhìn thấy đức Phật quá là cụ thể, dạy đệ tử của mình không có chỗ nào mà không dạy. Cho nên lúc đức Phật nhập Niết Bàn: "Ta dạy hết rồi, không có chỗ nào mà ta không dạy”. Nghĩa là không có chỗ nào là còn thiếu sót.
Tu sinh 1: Thưa Thầy con hỏi Thầy thêm một vấn đề để mà khi xa Thầy con cũng dễ tu ạ. Thưa Thầy như Thầy dạy là trong bốn oai nghi quán y chang một kiểu thì có phải là, ví dụ như là con sẽ quán từ dưới lên đầu, từ đầu xuống dưới, lúc ngồi cũng thế ạ?
(10:19) Trưởng lão: Ờ, Cũng vậy!
Tu sinh 1: Từ dưới lên đầu rồi từ đầu xuống dưới, lúc đứng cũng thế, lúc nằm con cũng quán như thế?
Trưởng lão: Cũng từ đầu chí chân.
Tu sinh 1: Từ chân lại lên, từ dầu lại xuống. Tức là đứng..
Trưởng lão: Đứng cũng vậy, cũng từ đầu chí chân, nghĩa là phải toàn diện thân. “Cảm giác toàn thân”, con nghe cái “toàn thân”, chứ không phải là có chỗ nào, “tôi biết tôi hít vô”… “cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra”. Cho nên toàn thân từ trên đầu tới dưới chân không có sót chỗ nào hết, sót là mình trụ đó. Ở trên thân mà có chỗ nào đó mình bỏ sót nó là mình đang trụ.
Tu sinh 1: Con thấy có một cái, cái này hơi khó Thầy ạ, ví dụ như Thầy nói là quán hơi thở, thì con khi hít lên một cái là rất nhanh rồi thở ra một cái cũng rất nhanh, kiểu đó nếu quán tổng quát chứ quán rõ ràng chi tiết thì nó khó.
Trưởng lão: Ờ, tại vì sức tỉnh con không có, con phải tu. Bởi vậy Thầy nói đang tu tập để cho mình quán, chứ mình chưa có tỉnh. Bây giờ nó tỉnh rồi đó. Nó tỉnh, cái sức tỉnh con người ta cũng như là cái ngọn đèn pha, nó soi một cái là nó sáng hết. Nó không có chạy từ từ. Còn con bây giờ hít vô nhanh quá, tôi chạy không kịp, có phải vậy không? Tức là cái sức tỉnh con không có, bây giờ tập cái sức tỉnh. Bởi vậy Thầy nói tỉnh thức, con hiểu không? Phải tập thời gian sau mới tỉnh. Bây giờ mới tỉnh, mới là quán được cái đầu đuôi nó mới thấy rõ, con hiểu chưa?
Vậy mà còn chưa được, mà phải còn định tỉnh, còn phải bám chặt trên đó nữa. Nó phải tới cái giai đoạn định tỉnh. Các con không lưu ý ở trên vấn đề đó, Thầy nhắc nhở nhiều rồi. Bây giờ mấy con nói cái chuyện, cái người mới tập quán mà nói cái chuyện người mà tỉnh thức thì thôi rồi, hai cái nó xa quá rồi!
Cho nên vì vậy mà Thầy nói mấy con cứ chạy từng chút, từng chút. Còn mấy con, cái sức tỉnh của mấy con có đâu mà không chạy? Mà bây giờ các con cảm nhận được cái sự rung động nó là may đó. Chứ còn không khéo, mấy con chạy lia lịa trên cái thân chứ đừng nói, phải không?
(12:03) Cái hiểu biết, cái ý thức của con bây giờ nó chưa phải là thành cây đèn pha. Mà Thầy đem đó là cây đèn pin mà nó hết pin. Nó muốn hết pin rồi, nó sáng đó mà nó vẫn soi soi, chứ nó không thấy được toàn cái thân nó được, con hiểu chưa?
Cho nên bây giờ đó, mình mới tập để cho nó sáng ra, nó sáng ra. Mà nó sáng được là nó tỉnh thức được rồi. Rồi bây giờ nó định tỉnh, tức là nó như cây đèn pha, nó soi một cái là cái vật đó nó rõ, không có chỗ nào mà sót, không có chỗ nào mà không có ánh sáng của nó. Cái ý thức của con bây giờ nó trở thành ngọn đèn pha, thì lúc bây giờ nó mới gọi là tu Tứ Niệm Xứ. Nó mới nhiếp phục tham ưu hết đó. Còn bây giờ lơ mơ là nó nhảy vô đó, chứ đừng có nói chuyện!
Tu sinh 1: Kính bạch Thầy cho con xin hỏi một ý nữa ạ. Tức là cái sự cảm nhận con thấy là, con muốn thấy là nó là một cái sự chuyển tải của cơ thể chứ không phải là sự rung động, con nghĩ như thế ạ, con kính bạch Thầy.
Trưởng lão: Nó nhờ cái đối tượng của cái cơ thể rung động mà nó cảm nhận chứ nó không phải chuyển tải. Bởi vì cái cơ thể nó, tại sao nó rung động? Là tại vì luôn luôn lúc nào cái hơi thở. Và bây giờ nếu mà nó không hành, cái cơ thể nó không rung động là cái cơ thể chết. Cho nên cái người sống là mới tu được, chứ người chết là tu không được.
Còn nói chuyển tải là nó chở thì nó không được, nó không đúng. Mà nó cảm nhận được sự rung động của thân nó, khi cái hơi thở đi đến đâu thì nó nghe cái sự rung động đến đó. Đó là cái pháp của Phật đã dạy chúng ta biết cách để mà cảm nhận thân của chúng ta, để trên Tứ Niệm Xứ gọi là “Quán thân trên thân”.
Thế còn chuyển tải là nó chở đi từ từ, phải không? Thì nó không đúng. Cho nên vì vậy mà con tu tập trở lại thì cái sức tỉnh mấy con. Bây giờ mấy con đã mới tu tập, cái sức tỉnh thức nó chưa có, cho nên mấy con chưa có thấy được đâu. Các con cứ hỏi mấy người mà người ta đã quán được thân người ta. Người ta không quán thôi, mà người ta quán nó từ đầu chí chân, người ta thấy nó rất rõ, nó không có cần. Cái rung động của nó rất nhỏ nhiệm.
(14:13) Như bây giờ Thấy nói nè, hít vô cái ngực của mấy con thấy nè, cái bụng thấy nè, mà cái chân mấy con không? Mấy con không thấy! Nhưng mà cái người ta đã có sức tỉnh rồi người ta thấy rõ ràng là cái rung động của cái cơ thể, từng cái thớ thịt người ta có sự rung động ở trong đó khi nó tiếp nhận không khí.
Còn mấy con bây giờ thấy không? Không có thấy, thấy nó nằm im à. Bởi vì cái sức tỉnh mấy con có chưa? Mấy con chưa có! Mà bây giờ bảo mấy con tu tập để cho tập sức tỉnh của mình tỉnh thức ở trên thân, tức là tập quán thân. Tập quán thân chứ chưa phải quán. Các con hiểu không? Tập quán thân trên thân chứ chưa phải quán. Còn đức Phật nói: "Quán thân trên thân" là người ta quán được rồi. Con hiểu chưa? Bây giờ không tập quán, làm sao mà có quán thân được?
Trưởng lão: Con hỏi đi con!
Tu sinh 1: Thưa Thầy con xin phép hỏi thêm là khi mà mình quán thân khi đi hoặc là khi ngồi mình cảm nhận được. Sự rung động từng các cái ngón tay, ngón chân, từng cái tế bào của nó, khi mình cảm nhận được rồi, thưa Thầy con muốn hỏi chỗ này, khi mà mình quán mình đi bốn năm ngày, một tuần rồi. Khi mà mình xả ra, mình xả Tứ Niệm Xứ, tức là mình xả khi mình đi bình thường, như mình đi lấy cơm chẳng hạn, tự nhiên cái tâm mình nó vẫn quay như thế, mình đi mình vẫn biết là như thế coi như là đã định, đã tỉnh thức rồi phải không ạ?
Trưởng lão: Ờ, thì cái đó là nó đã quay vô rồi đó, nó không phóng dật đó con.
Tu sinh 1: Con thưa Thầy câu thứ hai nữa là, khi mà tu được như thế thì cái ngồi cũng vậy. Con xin trình với Thầy là con tu một oai nghi như thế là năm phút. Mà khi con tu như thế hoàn toàn cái hôn trầm là nó biến mất rồi.
(15:59) Còn các cái chi tiết thì con lạy Thầy là, bây giờ sang qua hai cái oai nghi đứng và ngồi, cái oai nghi ngồi thì con xong rồi. Thì bắt đầu con lại tu tiếp cái oai nghi đứng năm phút. Sau khi con tu tiếp cái oai nghi năm phút con cũng cảm được nhận từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên trong mình mỗi một khi con đứng lại, mặc dù con đứng không lâu, vài ba phút con cảm nhận được cái hành của con được, thì bắt đầu con chuyển sang nằm.
Thưa Thầy khi mà chuyển sang cả bốn cái tư thế rồi, con không kết hợp nhưng mà trong cái giờ tu của con là con cứ con đi cái oai nghi độ năm phút, năm phút con tăng lên mười phút, thế xong con sang cái oai nghi con đi mười phút tiếp. Bốn cái oai nghi đó con thay nhau con tu, chứ con chưa kết hợp. Như thế là đúng không hay năm phút là bắt đầu con kết hợp?
(16:46) Trưởng lão: À, coi như là con đang tu ở trong những cái oai nghi. Mà bây giờ con thấy cái tâm nó quay vô, nó quán thân nó được rồi. Bây giờ mình đi trong năm phút mình cũng thấy được rồi. Bây giờ mình đứng năm phút mình cũng thấy y như vậy rồi. Rồi mình ngồi mình cũng thấy, rồi mình nằm mình cũng thấy y như vậy rồi, thì bây giờ mình kết hợp luôn. Cứ năm phút cái kết hợp qua cái này, chứ mình không có tu xen kẽ cái nào nữa hết.
Còn bây giờ mình đang tu, thì mình đang ờ, bây giờ cái oai nghi này nó chưa tu thì mình tập cái này nhiều. Còn cái kia đó mình cứ tập. Chẳng hạn nào như một ngày đó mình tập cái oai nghi, ví dụ như mình đi, mình đã xong rồi, thì mình chỉ tập nó một lần thôi. Còn oai nghi mà đứng thì chưa xong thì mình tập nó nhiều. Rồi khi mà nó xong rồi đó, mình thấy nó đúng rồi đó, thì mình tập qua cái oai nghi ngồi. Mà ngồi, mình thấy xong rồi thì mình tập qua cái oai nghi nằm.
Bốn cái oai nghi này xong hết rồi đó, bây giờ kết hợp thành cái một pháp Tứ Niệm Xứ đây. À lúc này năm phút, lúc kia năm phút, cứ thay đổi oai nghi này vòng, vòng, vòng đi hoài. Đi suốt đêm cũng được, không có sao hết, tức là mình đã xong được.
Mà mình phải thấy được cái sức tỉnh thức và cái định tỉnh của nó. Nghĩa là tâm luôn luôn nó cứ quay vô, tâm không phóng dật mà. Con cứ nghe cái lời đức Phật nói đó: "Ta thành chánh giác là nhờ tâm không phóng dật". Nó không phóng dật, nó nhìn ở trên thân nó, nó quán thân nó, chứ không có quán đâu hết hà. Mà con thấy nó quán, bởi vì con tập quán rồi. Cho nên bây giờ hễ khi mà con tỉnh thức ngay thì con thấy nó ở trên thân con, nó không có phóng ra ngoài đâu, nó ở trên đó. Và cứ như vậy là con sắp sửa tới nơi rồi. Nghĩa là thấy cái tâm nó không phóng dật là tới nơi rồi.
Tu sinh 1: Con thấy cái này nó hơi khó, con trình Thầy xem có đúng không, bởi vì cái tư thế đang đi và đứng thì nó ngắn mình cảm nhận được, đi rồi đứng thì mình cảm nhận rung động rất dễ. Nhưng mà từ cái động tác đứng rồi ngồi tức là cái chân nó phải co ra, co vào lúc đấy cái tâm con nó vẫn biết hơi thở vào nó chỉ biết cái động tác chứ còn không quán cái thân bởi vì nó nhiều động tác quá không quán được.
(18:40) Trưởng lão: Đảm bảo con nhớ, con, tại con không có lưu ý. Đã đức Phật nói: "Quán thân trên thân" mà lại: "Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô". Bây giờ tất cả những cái rung động cái thân con, con ngồi xuống, co tay, co chân, nó đang tỉnh thức ở trên đó mà, thì nó đang quán thân nó chứ gì. Hai cái chân con co xuống, nhưng mà con cũng vẫn thấy hoàn toàn của cái hơi thở, của tất cả sức tỉnh nó.
Thầy nói cái sức tỉnh của con nó còn ít, con mới nói cái chuyện mà Thầy biết là mấy con chưa có tỉnh. Nó tỉnh rồi đó, tất cả những cái hành động mà nó xảy ra mấy con ngồi, rồi hơi thở nó đều thấy biết rất rõ. Nó là cái đèn pha, nó soi không có cái chỗ nào mà còn thiếu ánh sáng của nó hết. Nghĩa là cái ý thức của con bây giờ nó sáng. Cho nên bây giờ thay vì cái người mà chưa tu, mấy con ngồi cái mấy con mất, nương hơi thở là mất không biết cái ngồi, mà cứ lo chăm chú hai cái chân co ngồi xuống thì nó quên mất hơi thở. Cái đó là sức tỉnh mấy con chưa có toàn diện, phải tu tập nữa đi!
Tu sinh 1: Nó biết cái động tác mình ngồi, các cái động tác hành của thân mình đều biết, thậm chí bắt đầu mình ngồi xuống thì cái thân nó…
Trưởng lão: Nó co xuống nó từ từ
Tu sinh 1: Là đều biết hết như thế là liên hợp hay là…
Trưởng lão: Ờ là nó biết như vậy là đúng rồi. Bởi vì nó toàn thân mà, nó biết. Bây giờ con co, con ngồi xuống, cái thân con nó ngồi xuống, hai chân nó ngồi xuống nó biết. Cái thân con nó đưa đưa xuống vầy con cũng biết nè. Rồi bắt đầu đó con tréo chân lên, cái thân nó đưa nghiêng qua nè nó cũng biết, chứ không phải là con chỉ …
(20:06) Thường thường người ta chỉ có tỉnh thức là trong khi tréo cái chân là biết cái chân tréo lên thôi, còn cái thân nghiêng qua ngã lại không biết đâu. Mà cái người tu quán thân ở trên thân đó, họ biết cả cái hành động. Khi mà tréo cái chân này nghiêng cái thân này qua, tréo cái chân này lên thì họ biết nghiêng luôn cả cái thân mà biết cái chân đang tréo nữa. Họ tỉnh thức tất cả mọi hành động trên thân mà. Thì như vậy là mới gọi là toàn thân mà, con hiểu chưa?
Cho nên tập riết rồi nó mới được cái chỗ đó, chứ còn mới tập thì chưa được đâu!
Tu sinh 1: Thưa Thầy con muốn hỏi Thầy thêm là, nếu mà kết hợp năm phút như thế đã được rồi thì mình cứ tập kết hợp cho thật nhuần nhuyễn, sau này mình có tăng không hay là…
Trưởng lão: Không, bây giờ đó mình mới kết hợp. Kết hợp là tại sao mà Thầy nói phải kết hợp? Kết hợp là từ cái oai nghi này đi con kết hợp với cái oai nghi ngồi. Thì trong khi cái hành động mà sắp sửa ngồi phải kết hợp làm sao cho nó liền để mà nó không mất cái quán thân con, chỗ đó không có kẽ hở, con hiểu chưa? Gọi là mới kết hợp. Thầy nói kết hợp bốn oai nghi chứ không phải kết hợp một cái oai nghi, từ cái đi mới đến cái ngồi đâu, phải không?
Mà khi mà kết hợp được rồi thì lúc bây giờ mới gọi là tu Tứ Niệm Xứ. Nghĩa là mình kết hợp, kêu là nó liền mạch hết rồi, lúc nào cũng quán được cái thân mình hết rồi. Đi rồi ngồi, rồi cái hành động mà sắp sửa ngồi đó, nó cũng đều liên hệ hết rồi. Bắt đầu đó mới là tu Tứ Niệm Xứ; tới rồi đó mấy con, sắp sửa tới nơi rồi, gần tới nhà rồi. Chỉ còn có mở cửa mà bước vô mà thôi. Nghĩa là sắp sửa tới rồi đó!
Mà đòi hỏi được mà tu như vậy đó cái thời gian, cái thời gian của mấy con mà tập mà quán thân như vậy, nó đòi hỏi mấy con mà tới kết hợp như vậy đó là cả một quá trình tu tập, chứ không phải là ít đâu. Nó dễ mà nó khó, mau chứ nó chậm!
Trưởng lão: Rồi, con hỏi?
Tu sinh 3: Thưa Thầy bây giờ bắt đầu vào tu thì con phải tu cái oai nghi nào?
Trưởng lão: Thầy bảo cái oai nghi đầu tiên đó, mấy con nhớ là cái oai nghi đi là nó dễ nhất của mấy con nhận. Là tại vì cái thân mấy con đi thì nó nghiêng qua, nó nghiêng lại, nó ngả tới theo cái động tác của mấy con. Chứ còn mấy con, bình thường mấy con đi, mấy con không có lưu ý nó thì không thấy nó nghiêng nó ngả đâu. Nhưng mà khi mà mấy con thấy nó rồi, nó nghiêng nó ngả tùm lum hà, hiểu không?
Tu sinh 3: Thưa Thầy con muốn hỏi Thầy là khi bắt đầu vào tu thì tác ý như thế nào Thầy?
Trưởng lão: Mới đầu tu hả con, cái tác ý hả? (Thầy hỏi lại). Con tác ý ví dụ như con tác ý bảo cái tâm của con nó: "Trên thân quán thân, tâm phải quay vô, không được phóng dật, phải nhìn thân quán thân cho kỹ”, con nhắc nó vậy thôi.
Còn cái người tu tâm xả thì: "Tâm thanh thản, an lạc, vô sự" rồi ngồi đó mà xả, có thì xả , mà không thì thôi. Cho nên hai cái đó là quán đó con.
2- XẢ VÔ LƯỢNG TÂM
(22:39) Tu sinh 4: Thầy cho con xin hỏi. Bây giờ những cái đối tượng nào thì được ở lại? Ví dụ như trường hợp giấy tờ hay những đối tượng ví dụ như là như thế nào thì được ở lại?
Trưởng lão: Nghĩa là nói chung đối tượng nào cũng phải về hết. Bởi vì người ta đã báo cáo, nó vừa phối hợp cả ấp, xã, huyện, tỉnh. Nghĩa là người ta nó họp hết mà, cả cái tỉnh này. Nó sẽ về, nó thăm Tu viện mình mà. Thì không có đối tượng nào hết, có giấy mình cũng đi mà không giấy cũng đi. Bởi vì nó chỉ còn ở đây chỉ năm ba người thôi thì được, đông thì không được. Nói chung là bởi vì nó có những cái sự việc mà người ta lo thôi, chứ không có gì.
Tu sinh 4: Bạch Thầy con hỏi là cái việc tu tập phòng hộ. Thế còn cái việc tu tập này, cái Tứ Niệm Xứ này, Thầy dạy cái pháp môn này, nó là vào cái lớp thứ bảy mới được, đây là niệm nó thứ bảy tức là nó là Chánh Niệm rồi, tức là muốn vào đến đây là phải đi gần được hoàn toàn thưa Thầy? ( Đúng rồi) Ly dục, ly ác pháp gần như là đã hết tới bảy, tám mươi phần trăm. Thế còn vi tế nữa thì mới thật tới đây được.
Trưởng lão: Thì như vậy chứ sao con, đúng đó con!
Tu sinh 4: Nếu vậy, nếu không thì bây giờ nếu không thì phải chuyển về những cái Tứ Chánh Cần tu tập. Bởi vì trong khi mà tu tập như thế này mà chưa ly dục thì chưa có nội lực để thiện pháp ở trong người, như vậy thì có phải là các hệ thống neuron thần kinh hoạt động rất mạnh, có muốn nhiếp tâm cũng chỉ là ức chế mà thôi. Trước sau gì cũng lọt vào điên.
Trưởng lão: Nó không điên mà nó lập bập (cười)
Tu sinh 4: Quay về Tứ Chánh Cần ăn ngủ cho thật kỹ có phải là ..
(24:15) Trưởng lão: Đúng rồi! Bây giờ chỉ có trở về tâm xả là chắc ăn.
Tu sinh 4: (…) cũng là sai hết có phải không con bạch Thầy? Bởi vì chưa ly dục, chưa có nội lực.
Trưởng lão: Tại sao mà Thầy đưa cái lớp này lên con biết không? Là Thầy đưa cái lớp này lên, Thầy chọn những cái người để mà đào tạo họ cấp tốc. Phải không?
Bởi vậy cái người nào mà người ta nhiếp được, người ta xả được nhiều rồi thì mình phải đào tạo người ta ngay. Chứ để mất mấy người này chờ, chờ mấy con đó, thôi chắc là người ta mọc râu hết rồi.
Tu sinh 4: Thầy nói như vầy thì Thầy đang dạy lớp Chánh Kiến này nó thuộc về cái dạng Vô lậu để mà dạy các người mà cứ muốn … Con lại thấy Thầy chuyển sang lớp Chánh Tư Duy này thì lại đưa ngay cái đề tài không phải tư duy một cái gì, mà Thầy đưa ngay cái lớp thứ bảy này thì con thấy nó tự nhiên hơn. Cái giáo trình con thấy sao, con về con lại cũng ham, con tu thử một tuần con mới thấy là phát hiện ra trong người có những cái sinh những cái nội lực nó hoạt động đang rất mạnh.
Nếu mà cố nhiếp tâm như vậy thì sẽ không thể nào có kết quả được. Nhưng mà tại sao Thầy lại biết trước được điều này mà cứ, cứ ra những cái pháp môn này để ai cũng thấy Tứ Niệm Xứ là tu bảy ngày, bảy tháng, bảy năm thành Phật luôn. Nghĩa là ham quá mà cứ dốc sức tu nhưng không thể có kết quả được, nếu mà không tu các cái bên ngoài kia trước.
Trưởng lão: Đúng vậy! Nhưng mà điều kiện thứ nhất đó, là Thầy chọn người để mà cấp tốc đưa họ đi vào cái chỗ mà giải thoát để mà phụ Thầy.
Cái thứ hai là họ không có nói rằng Thầy cho họ ở lại, họ không chịu ở lại đâu. Lớp Chánh Kiến rồi lên lớp Chánh Tư Duy. Thay vì lớp Chánh Tư Duy thì Thầy phải còn chấm bài mấy con cực lắm. Bởi vì mỗi niệm thì mấy con phải làm một cái bài chứ gì? Thôi, tốt hơn bây giờ không được, chơi kiểu này thì Thầy cực quá. Cho nên vì vậy mà bắt buộc gạn lọc mấy con bằng cách đưa lên Chánh Niệm liền tức khắc, mấy con rớt lợt đợt xuống, có phải không?
(26:00) Rớt lợt đợt xuống thì mấy con phải ở lớp Chánh Tư Duy chứ gì? Thì để xả tâm thôi chứ gì? Thì có đúng không? Bây giờ Thầy mới đưa hai cái ngõ. Một cái ngõ Tứ Niệm Xứ và một cái ngõ xả tâm. Mà cái bài xả tâm vô lượng đó thì tức là ngăn ác, diệt ác; sanh thiện, tăng trưởng thiện chứ gì? Mấy con hiểu chỗ Thầy không?
Thầy dạy mấy con là Thầy tâm lý lắm, Thầy biết cách hết, không có chỗ nào. Mà nếu không cho mấy con lên thì mấy con phiền Thầy. Con cũng học lớp Chánh Kiến rồi, tại sao mà mấy người kia lên tu, mà Thầy không cho con lên? Cho nên Thầy cho một cái vọt lên cao đó mấy con rớt xuống, bắt đầu bây giờ mấy con học cái lớp Chánh Tư Duy, chứ mấy con chạy đâu khỏi. Mấy con muốn theo người ta sao kịp?
Tu sinh 4: Thưa Thầy con hỏi có những người, người ta ham muốn quá thì người ta sẽ rất nguy hiểm thưa Thầy?
Trưởng lão: Bây giờ đó, bởi vậy mới lòi ra hết đó, con không thấy hả? Nó đổ xuống đó.
Tu sinh 4: Bạch Thầy nếu như không có, chuyện tưởng, nếu như không có Thầy ở bên cạnh nữa thì những cái ham tu mà ngồi một mình không biết gì sẽ trở thành không giúp ích gì cho xã hội được. Để yên chưa đi tu thì còn tốt, bây giờ đi tu vào mà cứ cố ham thế này hỏng hết rồi. Xã hội tự nhiên có một con người không tốt đâu.
Trưởng lão: Nó con người điên nữa mới cực người ta, chứ ở đó.
Tu sinh 4: Tứ Niệm Xứ thì nghe đến rất là ngon lành, như vậy thì mình tập ngay được nhưng nó cũng không dễ. Cho nên là con cũng thỉnh xin Thầy những chuyện Thầy thông báo lại kỹ, để cái vấn đề ly dục với cái giới luật.
Trưởng lão: Bởi vậy Thầy mới cho hai cái tập này ra đó con, nó còn nữa chứ chưa đâu. Thầy biết trước mà, biết cái tâm mấy con tham lắm! Muốn làm Phật sớm. Cũng như con đó chưa học lớp Chánh Kiến mà vào ôm Tứ Niệm Xứ tu một tuần lễ thì đủ biết cái tâm con ở mức nào, có phải không?
Tu sinh 4: Con bạch Thầy, con mới rút kinh nghiệm, con rút ra được con mới thấy thì ra các cái neuron thần kinh trong tất cả các cái thiện pháp trong người mình nó chưa đủ. Chứ vậy nó hoạt động trên não bộ mình rất mạnh. Vậy cái lượng khí oxy của mình trong máu nó vẫn còn rất nhiều.
Như Thầy đã giảng nếu mà khi người mà quyết tâm như vậy thì làm sao mà biết được, vì khi cái cơ thể nó hoạt động mạnh như vậy thì dứt khoát niệm nó phải lên. Không có niệm thiện thì phải có niệm ác, niệm ác nó phải lên.
Thế nếu như mà quay về tâm xả thì nó không cần phải ức chế thần kinh, còn nếu mà về với tâm Tứ Niệm Xứ thì mà nói mới học được có mấy ngày mà lại đòi vào quyết tâm vào cái lớp thứ bảy này, con tính nếu mà một tuần thì hơi man man, chập chập, nói hiểu. Nhưng mà nếu mà một, hai năm thì có khả năng là không còn biết gì nữa đâu. Xã hội này nó sẽ rất là khổ tâm. Thế con mới tu một tuần con về con thử cái sức mình thôi. Con thấy như thế.
(28:28) Trưởng lão: Đúng rồi! Con thấy như vậy là đúng rồi. Bởi vậy Thầy dạy, Thầy biết hết mà, đâu có làm sao mà qua con mắt Thầy được. Cho nên Thầy dạy biết mấy con phải học lớp nào, nhưng mà tâm lý của mấy con thì muốn cao không, không có muốn thấp. Cho nên để cho nó trèo lên cái nó té xuống, cái nó biết liền.. Mà có Thầy cho nên vì vậy mà mấy con trèo lên, Thầy chỉ cái điểm cho mấy con thấy được đây là sai rồi, thôi xả đi, đừng có nữa.
Cho nên vì vậy mà từng lần lượt rồi mấy con có Thầy thì mấy con an tâm lắm. Nhưng mà đến đây nó đã phân hai lớp rất rõ rồi. Mấy con biết rất rõ, Thầy căn dặn rất kỹ rồi.
Tâm mình nhiếp được Tứ Niệm Xứ chưa? Chưa! Thôi bây giờ trở về tu tâm xả đi. Thì nó khỏe quá rồi còn gì nữa.
Tu sinh 4: Tu Tứ Chánh Cần đi cho nó khỏe.
Trưởng lão: Nó thì vậy, ở trên đó thôi khỏe rồi, không có gì hết. Cứ Xả Tâm Vô Lượng đi. Một pháp độc nhất nó dễ, nó khỏi cần mà nói tới, nói lui gì nhiều. Có niệm nào thì tất cả các pháp các con tu thọ Bát Quan Trai rồi đó, bốn cái pháp thọ Bát Quan Trai. Có cái nào, lôi cái đầu, bốn pháp đó ra mà diệt nó chứ có gì đâu. Thì nó sẽ xả, nó, chứ có gì đâu mà, dễ. Nó có phương pháp hết rồi.
Tu sinh 4: Cái tâm ham muốn giải thoát sớm. Những cái người căn cơ đặc tướng người ta cao, tu lâu rồi cái thiện pháp rất mạnh trong người, vì vậy cơ thể nó ít, rất ít hoạt động trong cái nội lực trong cơ thể con người, không biết con nghĩ như thế có đúng không?
Trưởng lão: Bây giờ cái sân nó hết rồi mà thì nó phải yếu rồi.
Tu sinh 4: Bạch Thầy bây giờ tự nhiên coi như người ta quyết tâm một cái là rất nhanh nhẹn, chỉ trong có một thời gian ngắn người ta làm được. Ví dụ như Ngài La Hầu La phải là ráng tất cả, phải ly dục, ly các ác pháp rồi lúc đó đức Phật mới cho tập tu hơi thở. Tức là Ngài đi tu từ lúc mười tuổi rồi mười tám tuổi chứng đạo. Thì đã phải mất tám năm. Tu Tứ Niệm Xứ mới tu có mấy ngày mà đã thành công.
(30:16) Trưởng lão: Thành công. Bởi vì tu Tứ Niệm Xứ nó nhanh lắm. Nhưng mà có cái điều kiện là phải chuẩn bị cho đến Tứ Niệm Xứ thì cái thời gian nó lâu.
Tu sinh 4: Là phải mất tám năm rồi. Thế là do đã ly dục, ly quá rồi chỉ còn rất là nhỏ niệm trong thân.
Thế là bây giờ Thầy ra cái lớp thứ bảy này nghe hấp dẫn quá. Cái lòng tham vì muốn thấy nó khổ thì muốn giải thoát, muốn giải thoát đâu không thấy, thấy thành điên khùng ngay lập tức. Bởi vì đi vào, lao vào quá sớm trong khi mà tham ăn, tham ngủ vẫn còn, giới luật chưa được. Ai cũng thế…..
Trưởng lão: Còn thích nói chuyện mà, làm sao mà vô Tứ Niệm Xứ nổi? (Thầy cười)
Tu sinh 4: Thì vô đây không phải là “tứ” mà thành ra “tử”.
Trưởng lão: Thật sự ra thì hôm nay cái lớp học chúng ta học, thì mấy con thấy rất rõ là hầu hết là các cái hệ phái người ta dạy về tu Tứ Niệm Xứ là sai hết đó mấy con. Cái lớp Chánh Kiến không có dạy. Vô cái lớp Tứ Niệm Xứ cứ giảng Tứ Niệm Xứ, rồi người ta tu Tứ Niệm Xứ, mấy con thấy làm sao tu nổi? Đó thấy không mấy con, thấy rất rõ. Bây giờ mới thấy được cái chương trình giáo dục của đạo Phật: bảy, tám cái lớp người ta cụ thể rõ ràng. Bây giờ học rồi mấy con mới thấy, Thầy cho mấy con lên lớp Tứ Niệm Xứ cái mấy con nhào xuống liền, rớt lợt đợt liền tức khắc. Thầy nói đủ thứ mấy con trình bày là Thầy biết. Thầy bảo bây giờ tu tập, mà ít bữa mấy con tu tập, mấy con cố gắng. Mấy con ức chế tâm mấy con để mà con nhiếp cho được cái thân của mấy con, nó lòi ra ba cái tưởng cho mấy con coi.
Tu sinh 4: Dứt khoát là nó sẽ lòi…
Trưởng lão: Nó sẽ lòi ra, chứ không có chạy đi đâu khỏi hết!
Tu sinh 4: Con thấy như là nó lừa cho mình được một phút nó ngon ngon, thấy nó được…
Trưởng lão: Nó cho mình ăn được cái bánh (Thầy cười)
Tu sinh 4: Vài cái bánh ngọt ngọt nó xoa dịu dịu.. Nó đưa mình tới cái chỗ rất nguy hiểm.
(31:53) Trưởng lão: Đó thì hôm nay như mấy con đã hiểu rồi đó. Thì mấy con thấy cái tâm xả như thế nào? Mà Thầy bảo rằng nó xả, nó cũng sẽ ở trên Tứ Niệm Xứ, chứ nó không ở đâu. Nó xả hết thì nó nằm đó chứ nó ở chỗ nào. Nó yên ổn chứ không có gì đâu. Đó bây giờ mấy con hiểu rồi phải không?
Xong rồi! Không có còn gì thắc mắc nữa. Người nào cũng biết cỡ sức của mình rồi. Lên tới cái lớp Tứ Niệm Xứ này rồi thì nhìn lại cái sức của mình ở chỗ nào mình biết hết. Cái sức tu của mình đó, thì mình biết mình tu cái gì rồi chứ còn khỏi nói rồi, phải không?
Do cái chỗ đó đó mà xả tâm, mà mình thấy sao lại mình còn niệm nhiều, thì mình biết rằng lớp Chánh Kiến của mình chưa có xong. Có phải không, mấy con hiểu không?
Mình ngồi tu bây giờ nó, tui tu, tui ngồi tu tui xả tâm mà, tui ngồi tui chơi. Người ta ngồi chơi nó không niệm. Còn mình ngồi chơi sao mà nó ào ạt, nó quá trời như vầy? Như vậy là lớp Chánh Kiến mình chưa xong nè. Cái tri kiến của mình chưa có hiểu, chưa có thông. Cho nên nó còn những cái tham, cái tham, sân, si nó còn nó lòi ra đây nè. Còn cái tri kiến mấy con xong rồi đó, thì cái tham, sân, si này nó đã diệt đó. Nó đã thông rồi thì nó đâu còn ham muốn đâu mà nó nhảy ra nó nói chuyện với mấy con. Có phải đúng không? Mấy con hiểu không?
Bởi vì nó còn tham, nó còn sân, nó còn si nè, cho nên vì vậy mà cái tri kiến chúng ta chưa có đủ để nhiếp phục nó. Con hiểu rồi làm sao còn tham cái đó được mà con. Ví dụ như bây giờ mình hiểu được một cái tham, như bây giờ về tham ăn đi, mà mình hiểu được về cái tham ăn là cái món ăn nó bất tịnh nó như vậy thì mình còn thèm nữa không? Thì không còn thèm nữa, nó làm sao ra cái niệm tham ăn? Các con hiểu điều đó không? Mà khi đã hiểu nó như vậy, nó thấm nhuần được vậy rồi, thì bây giờ ngồi chơi nó có nhảy ra thứ đó đâu? Con hiểu chỗ Thầy muốn nói không? Tại vì mình chưa có hiểu thật, như thật, cho nên thấy nó còn muốn thèm ăn. Cái đó là mình phải còn quán cái này nữa. Có phải không? Còn phải thông suốt cái này nữa! Tại vì nó chưa nhuần nhuyễn, nó chưa thông suốt, cho nên nó còn bị cái này đây, nó còn bị cái niệm này ra nè.
Còn như bây giờ Thầy nói Ái kiết sử nè, mình nhớ gia đình của mình nè, nhớ người thân của mình nè thì trong cái vấn đề Nhân Quả nè, có phải không? Trong cái vấn đề Nhân Quả mới có nhân quả này, mình có thông suốt về Nhân Quả chưa? Chưa! Nó mới có lòi Ái kiết sử này ra chứ. Thông suốt Nhân Quả thì có cái gì đâu mà nó nhớ nhà, nhớ cha, nhớ mẹ, nhớ con, nhớ cái mình nữa, có phải không?
3- TRUNG TÂM AN DƯỠNG
(34:19) Tu sinh 5: Bạch Thầy cho con hỏi, nếu như khi Thầy, mà nhập vào trong hang rồi. Không có một người nữa, chỉ có một mình Thầy, nếu trong cái đạo Phật không cho người đi dạy dỗ người khác như vậy thì cái giáo pháp này làm sao, cái giáo pháp này sẽ mất đi?
Trưởng lão: Con lo xa quá vậy? (Thầy cười) Đâu có sao, con đừng có lo xa! Nghĩa là trong cái khi mà Thầy chuẩn bị cho Thầy vào hang, phải không? Thầy vào cái hang nào Thầy ẩn bóng đi, phải không?
Thì cái chương trình của Thầy đó thì, những cái Trung tâm An dưỡng, cái chi nhánh an dưỡng nó ra đời chứ. Còn nếu mà đặt thành không có nữa, thì mai mốt có một ông A la hán khác, ông ra ông làm công chuyện, chứ đâu phải riêng Thầy không đâu. Đâu có lý nào mà Thầy dành hết chuyện. Chúng sanh còn thì phải còn có người, cái công việc đó phải lo thôi! Phải không, con hiểu chưa?
Cho nên đừng có lo cái chuyện đó. Đừng có lo xa. Lo cho mình ngay bây giờ đi, đừng có lo mà Phật pháp nó mất. Không có đâu. Thầy đã dựng lên một cái đoạn đường, đức Phật đã để lại cái Chánh pháp, chứ chưa dựng lên đâu. Thầy nói thật sự mấy con thấy đức Phật đã để lại cái giáo pháp, thời đức Phật chưa dựng được. Bởi vì làm sao, dựng sao được? Chúng luôn luôn lúc nào cũng muốn đập ông Phật hết mà làm sao dựng? Rồi bắt đầu bây giờ Thầy dựng lên được rồi, thì người ta cũng muốn đập Thầy nhẹp xuống hết rồi, thì Thầy dựng được một khúc. Ông Phật để lại, Thầy dựng được một lúc. Có phải không?
Rồi bắt đầu có người phải thay thế Thầy chứ sao? Thì không biết ông A, ông C, ông B nào đó, ông sẽ làm đó. Ông Phật cũng biết chứ không phải không biết. Ông Phật cũng biết sau hai ngàn năm trăm năm thì có ông Thầy Thông Lạc làm chuyện đó! (Thầy cười) Con hiểu không?
(35:58) Cho nên ông yên chí mà ông ở trong Niết Bàn, ông khỏi lo, có ông đó làm rồi. Các con hiểu điều đó không? Còn Thầy bây giờ Thầy cũng biết cái ông A, ông B, ông C nào, Thầy không nói ra, chứ sự thật ông đó ông lo cho Thầy. Tức là ông lo chung cho chuyện Phật pháp mà. Mà ông lo chung chuyện Phật pháp là ông lo chúng sanh chứ gì.
Cái nền đạo đức của loài người, đạo đức không làm khổ mình, khổ người, là phải dựng. Còn con người trên hành tinh này là phải dựng. Người này làm chưa xong thì người khác thay thế làm. Các con cứ hiểu đi. Không có bỏ đâu. Nhất định là không bỏ. Đạo Phật đã đưa ra Bốn Chân Lý của loài người có mất không?
Tới giờ này mấy con thấy không mất. Mặc dù Đại thừa nó che khuất nhưng mà bốn cái chân lý Khổ, Tập, Diệt, Đạo nó có nói mất được không? Nó có xóa cái tên đó được không? Không! Nó không xóa cái tên đó, cho nên bây giờ nó mới lòi ra cái tám cái lớp học của nó đây nè. Con hiểu chưa? Rồi cái đạo đức không làm khổ mình, khổ người nó mới hiện ra đây nè. Đó bây giờ nó hiện ra được khúc rồi. Thì có người khác thay thế, chứ bắt Thầy đi suốt, (Thầy cười) kêu là nó đập Thầy tan nát cái đầu Thầy hết. Có phải không?
Tu sinh 4: Nó làm sai lệch đi. Cho nên hai nghìn năm trăm năm nó đã giết đi biết bao nhiêu con người.
Trưởng lão: Thì cái nghiệp chúng sanh mà con. Làm sao được, cái nghiệp chúng sanh nó phải trả. Cái nghiệp chúng sanh….
Tu sinh 4: Hai nghìn năm trăm năm thì nó giết đi biết bao chúng sanh…
Trưởng lão: Biết bao nhiêu người. Nếu mà cỡ mà cái lúc mà đức Phật đó mà dựng được tám lớp dạy đạo đức, bây giờ con người hạnh phúc biết bao nhiêu, chứ đâu có mà hung dữ như thế này. Con hiểu chưa?
Nhưng mà bây giờ chúng sanh nó còn cái nghiệp của nó đâu có phải. Thầy dựng lại khúc, người khác dựng lại khúc, cho đến cuối cùng cái người cuối cùng mới dựng hết. Hễ dựng hết thì toàn thế giới này là con người hạnh phúc rồi. Thiên đàng dựng ở đây rồi. Con hiểu chưa? Cho nên vì vậy mà các con ráng đi, trong đó ví dụ có tên con.
Tu sinh 4: Bạch Thầy con hỏi, là những người ly dục, ly ác pháp- không làm khổ mình, khổ người, người ta chết người ta có được giải thoát chưa? Có cần…
Trưởng lão: Ly dục, ly ác pháp là chết giải thoát rồi, còn cái gì nữa. Nghĩa là người ta có làm khổ ai đâu mà đi sanh làm chi
Tu sinh 4: Không, không. Bạch Thầy người ta không có tu Thiền Định gì hết cả. Người ta không muốn làm khổ ai cả. Người ta chỉ cơm ăn uống rất là bình thường, không có muốn cãi nhau với ai, ai chửi ai sỉ vả…
(38:06) Trưởng lão: Không ai chửi gì mà, làm được như vậy đó là con cũng khỏi cần tái sanh, luân hồi nữa rồi, hết rồi!
Tu sinh 4: Như thế thì đâu cần phải tu Thiền Định…
Trưởng lão: Chứ sao, Thiền Định gì? Con nghe Thiền Định người ta nói Bất Động Tâm, chứ ai có nói Thiền Định? Có đức Phật có nói bây giờ tui nhập Tứ Thiền là cái thiền cao nhất của Tứ Thánh Định chứ gì. Nhập vô tịnh chỉ hơi thở chơi vậy, chứ có làm gì nữa đâu (Thầy cười). Không lẽ ngồi đó biểu diễn cho thành tượng cốt này chi vậy. Đạo Phật đâu có mục đích mà làm tượng cốt! Các con hiểu không?
Bởi vậy Thiền Định nó không quan trọng! Tam Minh nó không quan trọng đâu. Mà nó quan trọng ở chỗ Bất Động! Sống không làm khổ mình, khổ người đủ rồi! Cái mục đích đó đạt rồi…
Tu sinh 4: Thưa Thầy, nếu mà những người muốn sống như vậy thì phải sống một mình nơi núi rừng, hang núi.
Trưởng lão: Vậy con trốn rồi. (Thầy cười)
Tu sinh 4: Sẽ là người ta bảo biến thế gian, mình là trốn thế gian.
Trưởng lão: Vậy thì trốn đời rồi, không phải! Người ta sống giữa mọi người mà tâm người ta bất động là đủ rồi. Có người khác chửi mình, mình mới biết bất động, chứ còn vô rừng ai chửi mình (Thầy cười). Thì cái đó là con trốn rồi, thì trật rồi con. Có phải không?
Sai! Mình cứ sống chung với mọi người, mà ai làm gì không động được tâm mình đó. Thì cái người đó là người không làm khổ mình, khổ người rồi. Đủ rồi! Bao nhiêu đó đủ rồi! Cái mục đích của đạo Phật là cái chỗ đó đó. Đạt được cái chỗ đó thôi. Chứ không phải tu gì nhiều hết đâu, mấy con thấy đó. Bởi vậy Tứ Niệm Xứ mà tâm nó quay vô rồi, nó ngồi đó nó chơi, trời đất ơi! Suốt ngày nó khỏe re. Ai chửi nó không giận, đau bệnh làm sao có tác động vô thân nó được đâu? Bởi vì nó nhiếp phục tham ưu mà, con nghe nói nó có làm sao ưu phiền được trong thân, tâm nó đâu. Phải không?
Bây giờ cái tâm nó quay vô đó, cho nên đức Phật đã xác định được mà: "Ta thành Chánh giác là nhờ tâm không phóng dật". Bây giờ nó không phóng dật nó quay vô rồi, thì nó ở đâu? Ở trên Tứ Niệm Xứ nó chứ gì? Nó quán đúng. Mà quán Tứ Niệm Xứ thì nó nhiếp phục tham ưu rồi, có cái ưu phiền nào mà tác động được không? Cho nên ảnh giải thoát hoàn toàn rồi. Ảnh sống như mọi người, ảnh cũng nói chuyện, cũng ăn cơm, uống nước cũng mọi người mà không ai làm động ảnh hết. Bị vì ảnh có cái Tứ Niệm Xứ bảo vệ ảnh rồi. Không ai chun vô trong đó được, cái tường đồng, vách sắt của ảnh, ảnh bao cái lưới bao bọc rồi. Cho nên ảnh giải thoát hoàn toàn rồi. Con hiểu chưa?
(40:10) Cho nên chỉ cần quán được Tứ Niệm Xứ, mà không khéo mấy con thành điên mất. (Thầy cười) Có như vậy thôi. Bây giờ tu tâm xả thì tự nó, nó trở về, nó quay vô thì nó không phóng dật, thì nó thành Chánh Giác chứ gì. Có gì đâu. Có bây nhiêu đó thôi. Nó đơn giản vậy đó, mà nó đòi hỏi sự công phu chúng ta nhiều để mà chúng ta thực hiện cho được. Nó bất động không có nghĩa là chúng ta vô trong rừng, chúng ta ở một mình với cọp với beo trong đó, thì chuyện đó trong cái chuyện trốn. Còn cái này Bất Động Tâm, nhưng mà ở chung quanh với mọi người.
Cũng như bây giờ cái thất người ta làm cộp cộp, cào cào kệ người ta, mắc mớ gì mình ở đây động tâm dữ tợn. Có phải không? Các con thấy cái điều, đó người ta cào nhà, cào cửa người ta rột rẹt, người ta làm sạch sẽ kệ người ta. Mình ở đây nghe người ta cào nhà, mình nói: “Trời! Tui nhiếp tâm không được”. Mình vô định làm gì đây mà nhiếp tâm không được? Ở đây người ta bảo mình Bất Động Tâm, chứ ai biểu mình nhiếp tâm gì? Đó mấy con thấy cái sai của mấy con. Ở đây ai làm gì làm, mình thản nhiên thôi. Họ đập rầm rầm rầm kệ họ. Trời ơi! Tui bất động (Thầy cười). Có bao nhiêu. Có cái Bất Động đó đó mà giải thoát, mà có chút đó mà không làm, mà đi làm cái chuyện khác. Nói: “Trời ơi! Làm gì mà động quá, tui nhiếp không được!” (Thầy cười). Thì như vậy là mình động tâm chứ, cái đó là cái sai. Bây giờ mình có nhiếp được đi nữa mà cứ động vậy là nhiếp sao? Mình nhiếp vô để cho nó đừng động vậy đó để làm gì, để làm gì mấy con?
Đâu có gì đâu mà, nó có lợi ích gì đâu? Cho nên cứ ngay cái mà mình tu như thế này ngồi chơi vầy. Ai làm gì làm, không có động gì hết thì đó là giải thoát. Người ta nói gì nói, mình cũng chẳng động. Khen mình cũng không mừng, chê mình cũng không buồn, không gì hết. Đó là cái Bất Động. Cho nên cái Im lặng như Thánh là cái Bất Động. Rồi tùy lựa cái lời nói khéo léo, sợ mình nói ra cái đụng chạm tự ái người ta, người ta buồn. Cho nên vì vậy mà làm khổ người thì không nên. Cho nên vì vậy mà cố gắng nói lời nói. Thấy người ta buồn khổ, mình khéo léo nói lời nói người ta vui được mình nói, mà không nói vui được thì thôi, làm thinh. Bắt chước theo Thầy vậy, chắc chắn là được phước.
(42:11) Cho nên vì vậy mà khi nào mà Thầy nói được cái lời nói an ủi được, lời nói Thầy giúp cho người ta vui thì Thầy nói, chứ không nói lời nói làm người ta khổ. Đó là cách thức mình tập. Sau khi cái lớp mà Chánh Ngữ, Thầy sẽ dạy mấy con cái này. Chứ không phải Chánh Ngữ mà nói dạy mình nói lời ôn tồn, nhã nhặn. Không phải, nó còn mang một cái ý nghĩ của nó khi mình mở miệng ra nói lời nói. Cho nên những cái lớp học này nó có cái giáo trình mình học tập đàng hoàng chứ đâu phải. Học về ngôn ngữ, học về lời nói mà. Phải xuất phát lời nói như thế nào nó mới có cái lớp Chánh Ngữ, chứ đâu phải là khi không nó đặt cái lớp Chánh Ngữ để đó mà chơi sao? Nó đàng hoàng cái lớp học của người ta mà. Cho nên nó quan trọng đến cái mức độ nó phải thành một cái lớp học.
(42:55) Trưởng lão: À được rồi, con sẽ gặp Thầy. Con sẽ xin gặp Thầy để hỏi cái pháp tu, để rồi con sẽ trở về, thì điều đó là. Khi mà hỏi Thầy để mình biết rõ những cái điều mà mình tu tập mình không biết, để sau khi mình về quê đó, mình tu cho nó tốt. Sự thật ra Thầy, khi mà hai tập sách này Thầy thấy nó cũng trang bị cho mấy con đủ cách thức để mấy con hiểu đó, mấy con nghiên cứu lại kỹ trên vấn đề đó. Có cái gì sơ sót hỏi Thầy trước khi mấy con rời khỏi Tu viện đó, thì mấy con hỏi lại Thầy kỹ, để mà Thầy hướng dẫn kỹ cho mấy con tu tập. Để rồi chờ đợi một thời gian sau đó thì nó có những cái trung tâm an dưỡng.
Thì những cái trung tâm an dưỡng đó khi có rồi, Thầy gọi mấy con để những cái phút mà cuối cùng, nó còn một cái phút mà gọi là thập tử nhất sinh để mà chứng đạt. Nói thì nó đơn giản vậy, chứ nó không dễ đâu mấy con. Nghĩa là: “chẳng phải một phen sương lạnh buốt, hoa mai đâu há dễ ngửi mùi hương”. Một lần mà không chết đi thì nó khó sống lại lắm. Phải có một lần chết đi rồi sống lại. Trên cái bước đường tu mà, kêu là thay da đổi lớp đó.
(44:01) Nghĩa là toàn bộ cơ thể chúng ta, tâm và cái cơ thể chúng ta đều là thay đổi hết. Mà những cái giờ phút đó là những giờ phút mà quyết liệt. Nó phải được có cái sự mà ở gần bên Thầy để sách tấn khi mà gặp quá khó khăn. Chứ còn ở xa mà nhát gan như gan thỏ, mấy con chắc chắn là bỏ cuộc liền, chứ ở đó. Coi vậy chứ nó không dễ đâu mấy con. Nếu mà đức Phật không phải là người gan dạ đó, thì trong những cái lúc mà sắp sửa chứng đạo đó, Ma Vương mà nó đến thì bỏ cuộc ngay liền chỗ đó.
Cho nên Thầy nhắc lại ở Hòn Sơn thì có thầy Thiện Nghĩa. Thầy Thiện Nghĩa lên đó thầy niệm chú Chuẩn Đề. Thầy cất một cái thất ở trên cái Hòn Sơn thầy tu ở trên đó. Mà chính nhờ cái thất của Thầy đó, mà Thầy đem những cái thùng phi mà để hứng nước mưa đó. Cho nên lên đó mà có những cái nước đó mà dùng. Do đó mà thầy lên đó, không biết là thầy tụng chú như thế nào mà ma nó hiện ra nó quá trời. Rồi thầy xách gói, nửa đêm thầy chạy xuống, chứ thầy không dám ở trên đó nữa. Thì đó là cách thức niệm chú thôi.
Còn chúng ta tu, đâu có nghĩa là ma nghiệp của chúng ta nó đâu có tha chúng ta đâu. Cho nên nó sẽ đến, nó cũng quậy phá chúng ta lần cuối cùng, để rồi chúng xách gói mới đi. Chứ nó không có dễ gì mà nó nằm yên, nó thua chúng ta đâu. Cho nên vì vậy nếu mà chúng ta thua đó thì chúng ta xách gói, chúng ta rời khỏi, chúng ta chạy, có vậy.
Cho nên ở đây thì Thầy nghĩ rằng những cái Trung tâm An dưỡng nó cũng sẽ đủ duyên, nó cũng sẽ ra đời. Để rồi chúng ta chấn chỉnh lại, rồi thành lập những cái ban để mà điều khiển những cái trung tâm. Thì chừng đó mà khi nó an ổn được, có những thất mà cất xong rồi, Thầy sẽ cho mấy con hay, để rồi mấy con lần lượt trở về đó mà tu tập cho nó yên ổn.
(45:49) Còn cái Tu viện của chúng ta hiện giờ thì chỉ có một số người ít thôi. Sau này những cái khu mà của cô Út đó sẽ xin cái giấy phép để cho có một số người già người ta đến đây, người ta dưỡng lão, người ta nghỉ ngơi ở trong chùa.
Thì như vậy thì có một số người già lớn tuổi, người ta sẽ vào cái khu dưỡng lão ở được là mười người, hai chục người, chứ cũng không đông. Bởi vì đông quá đó thì cô Út cũng không giải quyết xuể, bởi vì quá đông. Cái số lượng mà từ mười người, hai chục người thì nó dễ, nó không khó. Còn cái tu của chúng ta thì nó cần phải được sự yên tịnh tối đa. Chứ mà nếu mà động quá thì chúng ta cũng khó tu.
Nhưng mà những người già người ta an dưỡng trong cái tuổi già, người ta nghĩ trong ba tháng, sáu tháng để về đây, để tập những cái pháp tu, thì người ta chưa phải là đi rốt ráo, nhưng mà người ta biết cách để mà người ta an ổn được cái thân già người ta. Thì cái phần này là sau này những cái khu ở trên Tu viện đó thì có thể về vấn đề đó.
Còn cái vấn đề mà tu để tới nơi tới chốn thì nó phải được bảo đảm cái sự yên tịnh rốt ráo cuối cùng. Chứ không khéo mình muốn yên mà nay có chuyện này, mai có chuyện khác thì yên sao được mà tu? Mà cái phút rốt ráo để tu thì phải hoàn toàn phải yên tịnh, thanh tịnh vô cùng không được ai động. Bởi vì nó phải độc cư một trăm phần trăm mà, không được người khác động mình mà mình cũng không được động người khác. Mà cứ có người khác động mình thì mình tu không được. Nó vô cùng nó khó chứ không phải không.
Cái tâm thanh tịnh mình lúc mà nói thì dễ, nhưng mà khi nó quay vô rồi mà nó quá động thì nó bung ra liền. Chứ nó không phải là chịu nổi trong đó đâu, nó bung ra. Bởi vì bắt buộc, cái chuyện người ta bắt buộc mình phải bung ra, mình không bung sao được? Bây giờ ví dụ như bây giờ mấy con nè, như Thanh Quang nè, hay hoặc là Từ Quang đang ngồi trong thất tu tốt nè. Có người chạy vô nói như thế này, ờ có điện thoại. Thôi rồi rồi, nếu mà có điện thoại thì bung ra, chứ sao không bung? Cho nên cái vấn đề đó là vấn đề khó, vấn đề khó!
(47:46) Cho nên ở đây khi mà chúng ta chuẩn bị cho cái tư thế mà chúng ta để đi tới cái rốt ráo cuối cùng đó thì hoàn toàn không có nghe, không có điện thoại, không có gì hết! Không có ai gọi tui chi nữa hết nữa! Thì nó mới tới được rốt ráo! Nghĩa là chỉ còn độc cư, độc bộ, độc hành, một mình mình duy nhất trong thiện pháp thôi. Đó mấy con nhớ trong cái vấn đề mà Thầy dạy, thì nó sẽ đi tới rốt ráo được.
Và Thầy cố gắng, Thầy đào tạo trong cái lớp này. Những cái người nào được thì Thầy sẽ dắt theo, Thầy đào tạo cho cái thời gian ngắn nhất của họ là trong năm nay. Nghĩa là sang năm, là những người đó, họ phải thực hiện xong. Thầy quyết định là phải có người, có người. Lỡ mà Thầy có ra đi thì có những người đó, họ phải tu xong thôi. Nghĩa là phải có đủ sức làm chủ bốn chỗ sanh, già, bệnh, chết như Thầy làm được.
Thì những người đó thì coi như là ở trong cái lớp của chúng ta thì chọn lấy những người nào được thì Thầy sẽ đào tạo, đi tới rốt ráo nhanh chóng. Là vì qua cái chỗ mà quán thân trên thân, xét thấy cái chỗ quán của họ được thì Thầy sẽ dẫn dắt mấy người đó đi tới nơi tới chốn. Không được bỏ mấy người đó.
Còn mấy con mà quán thân trên thân chưa được, thì mấy con tập, mấy con tập quán dần. Rồi mấy con tập xả, cứ từ từ rồi mấy con sẽ cũng đi lên. Rồi có cái duyên trong năm tháng, ba tháng nó được bình yên, thì lúc bấy giờ mấy con sẽ tập trung trở về những cái khu vực đó thì hiện diện có mặt Thầy và cũng có một vài người phụ Thầy nữa, chứ không phải còn có một mình Thầy trơ vơ. Lúc bấy giờ đó mấy con mới mừng chứ. Hôm nay Thầy có được, được vài người giúp Thầy. Một nỗi mừng và cũng là một cái sự sách tấn, khích lệ rất lớn cho cái đời tu mấy con, có người tu được thì chắc chắn mình sẽ tu được.
Đó là hiện bây giờ, Thầy nói chỉ cần một người tu chứng thôi, tu chứng như Thầy thôi thì nội đây mấy con tha thiết mấy con tu lắm. Mấy con không còn chểnh mảng nữa. Tạo được cái hoàn cảnh yên tịnh, được giấy phép đàng hoàng thì bây giờ mấy con không có còn là chạy nói chuyện, nói vãng gì nữa hết. Thấy người đó tu được như vậy mà mình còn nói chuyện, nói vãng sao? Tự mình bỏ xuống hết hà.
(49:55) Bởi vì cái pháp này đã làm được như vậy, bây giờ mình cũng pháp này mà mình làm không được, mình đi nói chuyện làm gì đây? Cho cuộc đời mình nó dở dang như thế này? Cho nên trong cái sự việc đó Thầy nói chỉ cần một người, hai người Thầy dẫn họ tu chứng thì mấy con sẽ biết cái lớp học của chúng ta họ tinh tấn như thế nào không? Họ chết bỏ đó! Nói chuyện mà bảo họ tu cái đó chết bỏ đó, họ không bao giờ vi phạm đâu. Thầy nói bảo độc cư là độc cư, không bao giờ.
Còn bây giờ họ cũng chưa chắc đã làm động được. Mà bây giờ cái tâm của mình nó sống độc cư, nó chịu không nổi, cho nên vì vậy nó chạy tới chạy lui. Chứ còn khi mà được nghe một cái người ở đây tu chứng rồi, thì mấy con hết muốn chạy tới, chạy lui. Người ta làm đúng, cho nên người ta đạt được rồi. Còn mình phải làm đúng, noi theo gương người ta làm đúng. Thì đó là một cái sự sách tấn khích lệ mấy con rất lớn ở trên đường tu của mình.
Thầy nói như cái bác già như bác Thiện Trí đó. Bác già vậy mà nghe có người tu chứng là bác nói còn một hơi cũng nhất định phải là tu. Chứ còn người ta tu chứng, mình không tu chứng thì dở quá. Cho nên bác cũng nỗ lực, chứ đừng nói chuyện. Nghĩa là nói chung là mọi người hết, đều nghe được cái người tu chứng là người ta phấn khởi lắm. Cho nên Thầy dẫn dắt người nào để làm bằng chứng rằng người ta sẽ thực hiện được như vậy. Đó là cái quyết tâm của Thầy. Mà lỡ Thầy có ra đi đi nữa vẫn còn có người chứng minh cho con đường của Phật pháp là tu chứng.
Cho nên không ai mà lý luận gì hơn được hết. Người ta hỏi Thầy dạy như vậy là hai mươi mấy năm rồi không ai tu chứng. Như vậy cũng như Đại thừa thôi có gì đâu khác. Nhưng bây giờ mình có người tu chứng, mấy ông đừng có nói, người ta có người tu chứng hẳn hoi, đàng hoàng. Đó thành ra nó khác rồi, nó thay đổi khác rồi, không còn ai lý luận hơn nữa được cái chỗ này nữa rồi. Cho nên cái người tu chứng rất cần thiết cho cái giai đoạn của Thầy, nhất là Thầy đã lớn tuổi.
(51:48) Cho nên trong mấy con mà phải biết, mình phải biết mình, mình tu được hay không được. Mình biết cái trình độ của mình, mình biết cái xả tâm của mình được hay không được. Chứ không phải mình không biết mình, mình biết mình rất rõ mà. Đức Phật nói: "Tâm có tham tôi biết tôi có tham, tâm tôi không tham tôi biết tôi không tham. Tâm có sân tôi biết tâm tôi có sân, tâm không sân…" mình biết mình, chứ ai biết mình hơn mình? Mà mình biết mình chưa xả thì mình hãy cố gắng mình xả? Mà xả bằng cách nào? Thì Chánh Tri Kiến. Mà bây giờ tri kiến mình không thông suốt thì nó làm sao nó xả? Thì mình phải tìm cách mình triển khai cho nó thông suốt để nó xả, chứ có cái gì đâu. Nó đơn giản quá!
Còn về tu tập, những gì mình tu tập, mình tu tập chưa được thì mình tu tập. Như giờ Tứ Niệm Xứ mấy con tu chưa được nè, nói loanh quanh, loanh quanh. Thầy thấy mấy con chưa cái này mà muốn với lên cái cao thì làm sao được? Chưa có được. Cái thấp thì mình nói ở trình độ thấp của mình đi. Mình tưởng cái cao mình nói cái cao, nhưng mà thật ra mình chưa có đủ cái sức tỉnh đó, thì mình làm sao? Cho nên mình nói ở trong cái tu của mình thì nó lòi ra cái mình không biết. Mình cứ ngỡ tưởng rằng nó sao kỳ vậy, nhưng sự thật ra mình chưa tới đó. Mình chưa tới đó làm sao mình biết nó được.
Cho nên tu tới mới biết còn tu chưa tới là chưa biết. Mà tu chưa tới mà nói thì nó tưởng rồi, nó trật rồi, không đúng. Cho nên mình lấy cái mà hiện giờ mình biết, mà mình lấy cái mà mình chưa biết mình so vô thì mình coi như là mình hoàn toàn trật hết, không đúng. Cũng như bây giờ mình biết, mình biết được cái đầu, cái hơi thở của mình, cái sự rung động của mình, cái cảm nhận của mình bằng tưởng thì cái biết của mình nó chưa đủ sức, cho nên vì vậy mình tập riết mới có lòi có ra cái biết đó.
Còn bây giờ mình chỉ biết cái đó, là mình nghĩ tới, thì như vậy là mình đi, mình đứng, mình ngồi làm sao đây? Do đó mình làm sao mình biết được. Cho nên mình chưa có được cái sức tỉnh đó thì mình tới những cái khác mình nối lại thì mình rất là khó. Nó sẽ bị trật đi, nó không đúng. Nên từ cái oai nghi này mà thay đổi qua cái oai nghi kia là mình bị mất rồi, bị gián đoạn mất. Mình mất đi, mất bình tĩnh, mất tỉnh rồi, rồi mất định nữa. Bởi vì không có định cho nên nó chạy bậy thì nó sai rồi. Đó, tất cả những cái này thì cần phải tu tập thôi chứ còn không có gì.
(53:49) Cho nên: “Những gì tu tập cần phải tu tập”. Mình tu tập cái này đi, rồi tới cái khác mình mới nói nữa. Còn bây giờ chưa tu tập mà hỏi tới cái đó, hỏi mà để dành đó thì thôi, thôi rồi, cái này không được. Tu tập thì Thầy dạy cái tu tập này thì cứ tu tập, đừng hỏi để dành. Hỏi để dành ngày mai tu nữa thì cái chuyện đó không được. Đó, mình chưa tới đó mình có hỏi cũng không biết đâu, không có biết được.
Chưa có được định tĩnh thì làm sao nói tới định tĩnh cho mấy con biết. Mà nó chưa được tỉnh thức thì làm sao mà nói tới sự tỉnh thức cho mấy con biết. Trừ ra mấy con đã có tỉnh thức rồi, thì nói: “À đúng rồi! Con biết rồi”. Tại vì con có tỉnh thức rồi. Còn bây giờ mình chưa biết, người ta nói tỉnh thức mình không biết gì hết đâu.
Cho nên trong cái con đường tu tập đạo Phật xác định rất rõ: "Cái thực phẩm của cái pháp này là cái thực phẩm cho pháp kia, mà cái pháp kia là thực phẩm cho pháp nọ". Mình có tu tập rồi mình mới biết cái này, chứ còn mình chưa tu tập thì không biết cái này đâu. Mà muốn biết không hà, mình thì chỉ tu tập chưa tới, chứ muốn biết. Biết cho tới khi mà chứng quả A la hán, coi ông A la hán trong bụng ông bây giờ sao nữa đó.
Nghĩa là mình chưa có tu tới, nhưng mà muốn biết cái bụng của ông A la hán. Có phải không? Bây giờ cái bụng ông sao? Người ta nói cái bụng ông A la hán trống rỗng hà. Mình cũng tưởng là trống rỗng thật. Nhưng sự thật đâu có trống rỗng, ông cũng ruột, gan, phèo, phổi ở trỏng. Chứ ông có móc, ông bỏ chỗ nào đâu, mà mình lại muốn biết chứ. Chưa chứng quả A la hán mà muốn biết cái quả A la hán thì thật sự ra nói thì nói. Cho nên vì vậy đó mà Thầy chỉ dẫn dắt cho mấy con cái mà hiểu được, thì hiểu được. Còn cái không hiểu được thì khoan đã, để mình tu tập rồi mới hiểu thì nó mới cụ thể, rõ ràng. (55:42)
HẾT BĂNG