Skip directly to content

03-HIỂU ĐÚNG VỀ TU TÂM XẢ VÀ TỨ NIỆM XỨ

2006 CHÁNH TƯ DUY 03-HIỂU ĐÚNG VỀ TU TÂM XẢ VÀ TỨ NIỆM XỨ

2006 CHÁNH TƯ DUY 03

HIỂU ĐÚNG VỀ TU TÂM XẢ VÀ TỨ NIỆM XỨ

Trưởng Lão Thích Thông Lạc

Ngày giảng: 13/03/2006

Người nghe: Tu sinh nữ

Thời lượng: [46:11]

Số lượng: 20 băng

Tên cũ: CTD01C-(Nu)-VÐChọnPhápTu-TNX-TâmXả-ĐạoĐứcLàmNgười(13-03-2006)

Pháp âm: https://thuvienchonnhu.net/audios/2006-chanh-tu-duy-03-hieu-dung-ve-tu-tam-xa-va-tu-niem-xu.mp3

1- ĐANG TU TÂM XẢ VÀ TU TỨ NIỆM XỨ ĐƯỢC ĐỌC SÁCH

(00:01) Tu tâm xả được chứ, mấy con đọc sách được nè, đọc cái gì cũng được hết, đều được hết, không có gì hết. Còn tu Tứ Niệm Xứ bây giờ mà các con tập trên thân quán thân thì mấy cái giờ mà mấy con nghỉ tập, mấy con đọc sách rồi cũng được hết, không có gì hết.

Nhưng mà khi mà cấu kết nó bốn oai nghi rồi thì không được đọc nữa rồi. Nghĩa là bốn cái oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi mấy con cấu kết được. Cái Tứ Niệm Xứ quán được rồi thì lúc bây giờ không còn được đọc, không có được nghe, không được gì hết. Hoàn toàn dẹp hết, coi như là quán được rồi.

Còn mà các con quán chưa được, thì mấy con đang tập thì được đọc, nghe, nghiên cứu này kia những điều mà mình coi thử coi nó như thế nào. Mà nếu mà mấy con thấy mình quán được, ví dụ như đi mà các con quán được thân con rồi. Rồi ngồi mấy con thấy quán được rồi, thì bây giờ còn đang tập cho nó nhuần nhuyễn, cho nó thuần thục thì lúc bấy giờ các con cũng không cần đọc.

Bởi vì duy nhất mấy con còn có cái pháp này thôi, chứ không còn pháp khác nữa. Mấy con đọc làm cho loãng cái tâm của mấy con thì nó lại còn dở hơn. Cho nên khi mà tu Tứ Niệm Xứ mấy con quyết tâm tu là mấy con tập quán thôi, mà quán được rồi thì các con thấy ờ đúng. Khi nào mà…​

Hiện bữa nay là Thầy đưa lại cho mấy con hai cái tập sách mỏng. Nó có cái giá trị là nó cấu kết lại, nó cụ thể, nó rõ ràng để cho mấy con nhận ra được cái sự tu tập của mấy con. Người nào mà tu Tâm Xả thì hoàn toàn phải ở trên xả. Còn người nào mà tu Tứ Niệm Xứ thì phải tập quán “trên thân quán thân”, có hai cách đó thôi. Mà quán được thì mấy con sẽ đi tới được. Mà quán không được thì đương nhiên là mấy con sẽ không đi tới được, có vậy thôi.

Còn xả thì mấy con lúc nào mấy con cũng phải giữ gìn cái Tâm Xả của mình bất cứ giờ phút nào, đi, đứng, nằm, ngồi. Nó không có phải như Tứ Niệm Xứ nữa, nó khác hơn Tứ Niệm Xứ. Tứ Niệm Xứ là nó có cái pháp, cái phao. Còn cái tu tâm xả nó không có phao, nó chỉ có cái tri kiến, cái ý thức của mấy con để xả nó thôi. Cho nên nó khác cái phần đó.

Cho nên vì vậy mà hai phần tu thì cái nào nó cũng quay trở lại Tứ Niệm Xứ. Nhưng mà cái bắt buộc quán ở trên Tứ Niệm Xứ, còn cái không bắt buộc. Nhưng mà xả hết thì nó cũng quay trên Tứ Niệm Xứ. Nó cũng thành tựu ở trên Tứ Niệm Xứ, nó cũng sung mãn trên đó. Nhưng mà cái thì bắt buộc, mà cái thì không bắt buộc. Cái thì ôm cái pháp Tứ Niệm Xứ, còn cái thì không ôm pháp Tứ Niệm Xứ. Tự nó ôm, tự xả hết là nó ôm vô. Hiểu rõ được như vậy thì mấy con tu nó không có còn sai nữa. Thầy nói không có còn đi đâu mà trật đường nữa hết, cho nên nó không có mất đi đâu hết.

2- NHẬN BIẾT TU ĐÚNG HAY SAI TRÊN BỐN OAI NGHI

(02:25) Tu sinh 1: Khó lắm Thầy, coi như chưa hết duyên.

Trưởng lão: Rồi con.

Tu sinh 1: Thưa Thầy, con muốn xin hỏi Thầy thêm là bốn cái oai nghi thì cái đi và cái ngồi thì con đã trình Thầy. Thầy đã chấp nhận là đúng rồi. Còn cái oai nghi nằm với ngồi thì con có cảm nhận, thì con trình Thầy là con chưa báo lên, thì ngày mai con mới xin trình Thầy, Thầy phát giấy mà đúng thì sau khi con thuần thục bốn cái oai nghi đó thì con sẽ kết hợp luôn.

Trưởng lão: Kết hợp. Rồi con cứ về tập cho nó thuần thục rồi mới trình cho Thầy. Bây giờ con đã thấy con tập, con ngồi vậy mà con cũng nhận thấy được, con quán được cái thân con y như con đang đi. Nghĩa là cái rung động của cái thân đi mình thấy nó thô rồi.

Nhưng mà sau khi mà ngồi lại hay nằm mà con đều nhận thấy được cái sự dao động, rung động của cảm nhận của cái thân con. Mặc dù nó vi tế, nó nhỏ nhiệm hơn, nhưng mà con vẫn thấy rất rõ ràng. Thì nó nhuần nhuyễn như vậy rồi, thì các con trình lại cho Thầy: “Bây giờ con chủ động được như vậy”. Còn bây giờ nếu mà tu tập, bây giờ tới cái giai đoạn nằm hay hoặc là ngồi mà con nhận ra không được thì con hỏi lại cho nó kỹ lại, để cách thức mình nhận ra như thế nào?

Tu sinh 1: Con bạch Thầy là con nằm hoặc con đứng thì con có cảm nhận được nhưng con chưa trình Thầy. Thế bây giờ con muốn biết để con trình Thầy, Thầy xác nhận xem nó đúng thì bắt đầu lúc đấy con mới dám kết hợp luôn.

Trưởng lão: Nghĩa là con mà nếu quán ở trên đó đó, mà nó đúng là nó không bao giờ có một niệm gì xảy ra ở trên cái chỗ con nằm hết.

Tu sinh 1: Vâng, đúng vậy.

Trưởng lão: Con đứng cũng vậy, nó không có niệm là đúng, mà nó còn có niệm là trật.

Tu sinh 1: Thưa Thầy nó không có niệm là một, thứ hai nó tỉnh cả, hoàn toàn tỉnh thức. Nên con thấy hai vấn đề đấy, nhiều khi…​

Trưởng lão: Vậy là nó hoàn toàn tỉnh. Thì nó tỉnh mà hoàn toàn nó cảm nhận từ đầu chí chân nó mà nó tỉnh, nó không có cái niệm gì. Nó không có chướng ngại gì đó là con tu đúng chứ không có gì. Con khỏi cần hỏi Thầy cũng biết, bởi vì Thầy dạy rồi thì mấy con sẽ…​

Thầy nói bây giờ bỏ mấy con trong rừng tu cũng chứng đạo nữa chứ đừng khỏi cần mà hỏi Thầy! Nó dễ như vậy đó. Khi mà Thầy dạy kỹ rồi thì bắt đầu mà các con nhận ra được, tu tập đúng rồi thì bây giờ bỏ đâu mấy con cũng chứng đạo hết, không có chạy đâu khỏi. Bởi vì đã nhận đúng rồi, bởi pháp Tứ Niệm Xứ mà nhận đúng như mình ôm phao được rồi. Mà ôm phao được rồi thì kể như là không bao giờ mà lọt xuống biển nữa đâu mà sợ. Chỉ còn cái đó là thuần thục.

Tu sinh 2: Còn nữa Thầy, không biết con còn mấy câu nữa.

(04:38) Trưởng lão: Mấy câu nữa, ở đây thì nếu cảm thọ. Bởi vì con tu Tâm Xả thì nếu mà có cảm thọ thì con sẽ dùng tác ý, con xả cái tâm. Bởi vì tâm xả con biết rồi, cảm thọ thì: “An tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay ra, an tịnh thân hành đưa…​”, đó là cách thức. Hay hoặc là: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”, thì cái đó là con đẩy lui cảm thọ con rồi. Nó có cách thức ở trên cái tâm xả con, nó có coi như cái phương pháp nhất là cái Định Niệm Hơi Thở, là nó sử dụng rất nhiều ở trên cái Tâm Xả.

Tu sinh Diệu Hiền: Vậy chứ không có nói là: “Cái thọ này vô thường rồi xả đi…​”?

Trưởng lão: Cái đó là tác ý rồi. Lẽ đương nhiên là Thầy dạy con nhiều cái đó rồi thì con quán. Chứ không lẽ bây giờ con bỏ cái đó hay sao? Bây giờ cái cảm thọ con nè, cái đầu con nhức nè: “Thọ là vô thường, cái đầu nhức này đi đi! An tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay ra, an tịnh…​”. Đó là cái cách thức Thầy dạy con đẩy lui bệnh rồi mà, thì đâu có lý nào bây giờ tới tu tâm xả Tâm Xả con bỏ nó sao? Nó là cái phương pháp xả đó.

Tu sinh Diệu Hiền: Dạ con tưởng đâu con qua xả rồi.

Trưởng lão: Nó qua xả là con xả cách nào ở đây? Nó đâu phải. Con học từ lâu đến giờ là cái phương pháp xả, con hiểu không? Hiểu chưa? Làm sao không? Thầy đã dặn rồi, con xả hết thì nó ở đâu con biết không? Nó ở trên thân con, tức là nó quán thân. Thầy đã nói rồi. Mà nó ở chỗ xả hết, nó ngoan không nó không ngơ rồi, chắc chắn là con lọt trong Không Tưởng rồi còn gì. Thì như vậy là con xả hết rồi, nó ở đâu? Thầy đã nói hồi đó rồi, tại con không nghe hả? Trời đất ơi! Thầy nói quá nhiều rồi.

Khi cái tâm xả rồi, Thầy nhắc Mật Hạnh nó xả rồi thì bắt đầu nó thấy cái thân của nó. Tự nó thấy cái thân đó, rồi bây giờ nó hơi thở, nó thở ra thở vô. Thầy lấy Mật Hạnh, Thầy làm kinh nghiệm để cho mấy con thấy là người khi tu Tâm Xả. Con quên không?

Chứ nó làm sao nó đứng trong Không được, phải không? Nó không mà làm sao nó biết gì nữa mà nó xả? Còn cái này không, nó ở trên thân nó mà. Cho nên tự nó ở trên thân nó thì nó thấy cái chướng ngại gì nó xảy ra, có niệm gì. Bởi vì ở thân thì nó có tâm có thọ nó chứ gì, thì nó có chướng ngại thì nó xả nữa, con hiểu chưa? Nó tâm xả mà. Nó ở trong không thì nó làm sao nó thấy được những cái chướng ngại này?

Cho nên nó lọt trong Không Vô Biên Xứ rồi thì nó làm sao thấy được, cho nên nó đâu nằm ở trong không. Nếu nó không thì tức là nó vào ở trong cái vô ký, nó hôn trầm thùy miên nó mới ngủ rồi, thì nó không rồi hoặc là nó ở trong Không Tưởng. Thì do đó nó không thấy, con xả hết thì nó đâu có ở trong cái chỗ đó được đâu. Mà đây là con xả bằng ý thức, cho nên khi đó nó, cái ý thức của con, cái biết của con nó sẽ ở trên thân của con rồi, nó không chạy đâu khỏi hết, nó cũng tự quay vô.

Cho nên Thầy nói rồi, tại con quên, con nghĩ tưởng, cái này là con tưởng ra không. Chứ khi mà chúng ta xả bằng ý thức thì nó không thể có được cái điều đó. Trừ ra chúng ta dừng cái ý thức của chúng ta, dừng không có cho niệm đó. Còn cái này chúng ta xả những cái chướng ngại của nó mà.

Bây giờ cái niệm nó tới chúng ta xả nó bằng cách chúng ta hiểu nó, bằng cách chúng ta xả nó. Hoặc cảm thọ đến chúng ta xả bằng cái phương pháp đàng hoàng, bằng ý thức chúng ta đẩy lui mà. Cho nên ý thức chúng ta không mất. Ý thức không mất thì nó làm sao không được? Cho nên vì vậy mà lúc ý thức đó nó phải ở trên cái thân của chúng ta. Phải không? Con thấy chưa? Con tại tưởng quá, con tưởng không chứ không có không gì. Chưa tới, chưa lọt trong đó mà tưởng nó không rồi.

Trưởng Lão: Con, con hỏi đi.

3- OAI NGHI TẾ HẠNH CỦA CON NGƯỜI

(07:34) Tu sinh 3: Con kính bạch Thầy là, khi nào tu Tứ Niệm Xứ thì thẳng lưng và khi nào tu Tứ Niệm Xứ thì ngồi chơi ạ?

Trưởng lão: Oai nghi tế hạnh của cái người mà tu tập đó, thì cái ngồi chơi nó cũng là ngồi ở trong cái oai nghi của nó con, ngồi thẳng lưng đàng hoàng. Còn cái người đời họ ngồi cái họ thụng xuống một đống vầy nè, thì cái đó là cái đời.

Còn chúng ta là cái người tu lúc nào cái ngồi, đi, đứng…​ Sau này mấy con học cái lớp Chánh Nghiệp, tức là cái thân hành của mấy con đi, đứng, nằm, ngồi phải đúng oai nghi của nó. Không có được mà ngồi thụng, không được ngồi mà tréo chân như lên vầy, không có được, không được ngồi kiểu đó. Cho nên ở đây ngồi nghiêm chỉnh lắm. Mình làm vua, mình ngồi phải đàng hoàng. Mình ngồi trên ngai vàng mà, đâu có chuyện mà ngồi cái kiểu mà như thường dân đó, ngồi chồm hổm đó đâu.

Cho nên ở đây, sau này Thầy sẽ dạy mấy con cách thức oai nghi ngồi, chứ không phải là…​ Ngồi, đi, đứng đồ tới tất cả, tới cái lớp mà Chánh Nghiệp đó, nó dạy từng cái hành động, đi, đứng, nằm, ngồi. Tất cả oai nghi nó dạy hết. Còn Chánh Ngữ thì nó dạy ngôn ngữ, dạy lời nói. Còn Chánh Nghiệp thì nó dạy tất cả những cái hành động đi, đứng, nằm, ngồi. Tất cả những cái điều kiện nó dạy hết.

Cho nên vì vậy mà nó không phải như con ngồi bây giờ ngồi thụng. Bây giờ tôi ngồi chơi tôi ngồi thụng, mà tôi ngồi thiền thì tôi ngồi thẳng lưng kiết già. Cái người mà tu, cái lúc nào mà ngồi chơi nó cũng ngồi trong cái tướng oai nghi của nó, đẹp vô cùng lận. Chứ nó không phải ngồi thụng một đống vậy đâu.

(09:06) Cho nên Thầy thấy cái người đời họ không có học oai nghi. Cho nên họ ngồi cái họ thụng xuống, thành ra nó sai cái tướng. Ngồi cái tướng xấu quá, nằm cũng vậy, mấy con. Không có học oai nghi nằm, nằm cái tướng xấu quá! Nằm gì mà nằm sấp, nằm gì mà nằm co y như con mèo, con chó vậy! Có phải không? Cho nên những cái tướng này là phải học. Cho nên người đời người ta không học, có người nằm co rút. Trời đất ơi! Trời lạnh họ co lại y như là một con chó nó nằm co, xấu ghê gớm! Còn có cái có người thì nằm sấp. Trời đất ơi! Nằm gì kỳ vậy? Cho nên những cái oai nghi đó đều phải học hết.

Cho nên nếu mà đạo Phật không ra đời, chúng ta không thấy những cái Đức hạnh, cái oai nghi tế hạnh của một cái người tu đâu, của con người đâu! Chúng ta thành như một con vật. Nghĩa cách thức nằm, ngồi giống y như con thú vật. Muốn nằm sao nằm, muốn ngồi sao ngồi. Tự tại vô ngại, đói ăn khát uống, mệt đi ngủ, ngủ kiểu nào đó ngủ cũng được hết. Đó là thiệt ra là con thú vật, chứ không phải con người đâu, Thầy nói thật sự! Con người phải có những cái oai nghi tế hạnh, phải học.

Từ cha mẹ sinh mình ra, mình chưa biết đi. Mà hôm nay mình biết đi là do ai dạy mình? Có phải không? Vậy thì mình phải học những oai nghi từ cái lời nói, từ cách thức ngồi, từ cách thức nằm đều là phải được hướng dẫn dạy. Con người của mình là con người có ý thức phải được học.

Còn cái này không học để thả lỏng coi. Nó thả lỏng, nó sống như con thú vậy chứ làm cái gì khác hơn hết? Đó các con thấy con vật, ví dụ con chó nó sinh ra con nó, nó kiểu nó chỉ dạy cách thức ăn uống rồi thôi, rồi đánh lộn nhau, tranh giành làm gì làm thôi. Nó không có dạy cho cái oai nghi tế hạnh như thế nào. Cho nên nó sống theo cái bản chất của nó vậy thôi.

Con người của mình nó khác hơn cái loài động vật là như vậy. Nó có trí tuệ. Cho nên nó có những cái cách thức, cái phương pháp dạy cho nó những cái oai nghi tế hạnh. Nó vượt hơn là những cái loài vật, nó không còn sống như cái loài vật nữa. Cho nên nó có những cái hành động rất là đẹp đẽ. Cho nên gọi là oai nghi tế hạnh. Chứ nếu không thì đạo Phật đâu có nói.

(11:03) Các con thấy có cái tôn giáo nào mà dạy như đạo Phật không? Có dạy oai nghi tế hạnh như đạo Phật không? Có dạy từ cái ngôn ngữ, Chánh Ngữ không? Có dạy từ cái Chánh Nghiệp không? Những cái Tà Nghiệp như thế nào? Cái hành động mà nằm sấp là Tà Nghiệp có phải không? Cái hành động mà ngồi thụng là Tà Nghiệp. Bây giờ tôi ngồi chơi tôi ngồi thụng vầy, rồi tôi ngồi thiền tôi thẳng vầy. Thì đó là có Tà Nghiệp, cái Chánh Nghiệp rõ ràng, mình thấy rõ mà. Cái hành động đó là cái Tà cái Chánh của cái Nghiệp.

Cho nên vì vậy mà Thầy nói là cần phải học. Mà bây giờ Thầy không có thời giờ mà Thầy soạn thảo những cái oai nghi này thì biết ở đâu mà mấy con học? Đó Thầy làm thinh, Thầy chết rồi chắc không biết bây giờ ngồi sao cho đúng đây? Thầy mất rồi biết hỏi ai giờ đây? Thì do đó nó bất lợi cho các con rất lớn.

Còn Thầy đây thì một ngày nào đó bốn cái tập sách Giới Luật tiếp tục, thì nó từ nó dạy cho mấy con từ cái oai nghi tế hạnh đi, đứng, nằm, ngồi mọi cái. Thì biết hết tất cả những cái này để cho thấy được con người chúng ta phải sống vậy. Chứ không phải là tu sĩ sống như vậy đâu. Mà là cư sĩ, mà là mọi người trên hành tinh này đang sống là phải sống như vậy mới là con người. Chứ còn nếu mà không sống như vậy, không có hành động như vậy là con thú.

Thầy xác định ở trong sách, Thầy nói mạnh mẽ đàng hoàng. Con thú nó tập theo cái kiểu sống thiên nhiên của nó vậy. Chúng ta là con người, phải uốn nắn chúng ta trở thành con người thật sự là con người, phải sống có những oai nghi của nó. Đó là cách thức học của chúng ta chứ. Đạo Phật nó đã dạy cho chúng ta rõ ràng rồi. Nó nói oai nghi tế hạnh mà. Những cái hạnh vi tế của nó mà không khéo, chúng ta sơ sót một chút là chúng cười: “Hành động này giống con thú thiệt”, có phải không? Người ta cười mình con thú chứ gì? Người ta chê mình!

Cho nên cái người tu theo đạo Phật thì phải sáng suốt, học tập, rèn luyện. Tập luyện cho từng cái hành động của mình nó trở về cái hành động đúng là Chánh Nghiệp của nó. Chứ không phải là Tà Nghiệp nữa. Nó có cái Chánh, cái Tà trong đó chứ. Tại sao chúng ta được cái lớp Bát Chánh Đạo như thế này mà không được rèn luyện như thế này, để chúng ta trở thành một con người thật sự là con người? Quá uổng! Các con thấy chưa?

(13:00) Bây giờ mấy con có phước, mấy con được mở ra cái lớp học Chánh Kiến nè, Chánh Tư Duy nè, rồi Chánh Ngữ nè, Chánh Nghiệp nè. Trời ơi! Có phước học được những cái này, mình mới thực sự là con người chứ! Bởi vì nó là chân lý của con người rồi. Cái đạo, cái chương trình giáo dục đào tạo của đạo Phật. Cái Đạo đế, cái chân lý của con người rồi. Nó dạy con người mới trở thành một con người rồi.

Các con thấy mình có phước lắm, mình mới được nghe, được nói được cái này. Mà bây giờ chưa được học mà được nghe nói thì mình đã thấy thích rồi. Mình đã hãnh diện hơn cái loài vật là mình là con người. Mà con người lại được học những oai nghi tế hạnh này, để trở thành thực sự con người, không còn một cái hành động của một loài thú. Mình thoát ra cái loài thú là mình phải luyện tập, để cho mình thoát ra loài thú chứ.

Cỡ mà cha mẹ mình mà cỡ mà không có tập cho mình đi, thì bây giờ mình chỉ còn nước bò thôi! Mấy con cũng bò sểnh sểnh đây không, chứ chưa chắc mấy con đi. Nếu mà cha mẹ không có chỉ cho mình cách thức mà nắm tay mà dẫn cho mình đi, cỡ mà để sinh ra rồi thì bây giờ mấy con cũng chỉ bò thôi, chứ mấy con đi được sao? Thầy nói thật sự, không nhờ cái luyện tập đó làm sao mà chúng ta không giống con thú vật?

Còn bây giờ đức Phật ra đời dạy chúng ta những cái Chánh Nghiệp nè, Chánh Ngữ nè dạy chúng ta những cái điều chơn chánh để mà chúng ta trở thành một con người thật sự. Nó không còn dính một chút xíu nào là cái ảnh hưởng của một cái loài động vật, nó thoát ra khỏi mà.

Cho nên tám cái lớp của Phật nó đưa chúng ta ra khỏi cái loài động vật. Nó trở thành chúng ta làm chủ được sự sống chết chúng ta. Loài động vật làm sao làm chủ được? Các con thấy chưa? Cho nên chúng ta phải cần học chứ, học đúng mà! Cái này là cái chương trình học để tạo chúng ta trở thành một con người thực sự mà. Chứ đâu phải là còn loài động vật nữa, con thú vật nữa! Thế mà chúng ta không chịu học. Chứ đâu phải chúng ta tu làm Phật, làm Thánh, làm Tiên gì? Làm con người đây chưa làm được, nói lời nói còn chưa đủ kia mà.

Các con thấy đầu tiên cái loài người, cái ngôn ngữ loài người đầu tiên, con thấy nó đâu có dồi dào như bây giờ đâu? Cho tới bây giờ chúng ta dồi dào. Cho nên trong cái thời đức Phật cái ngôn ngữ nó chưa đủ, tới thời chúng ta ngôn ngữ nó nhiều. Cứ mỗi một năm vậy chứ ngôn ngữ nó tăng lên, mấy con. Các con không theo những cái bộ sách từ điển coi, nó tăng lên, như ngôn ngữ chúng ta nó tăng lên. Có nước cái ngôn ngữ nó tăng lên rất nhiều, còn có nước thì nó tăng ít. Cho nên cái lời nói chúng ta nó diễn tả càng ngày nó càng tăng lên.

Cho nên trong cái sự học, con người chúng ta học để chúng ta xây dựng mình trở thành con người thật sự là con người. Mà cái Bát Chánh Đạo là cái lớp học của đạo Phật để đào tạo chúng ta con người thực sự con người. Từ con người mà thực sự con người là Thánh chứ có gì khác nữa. Chứ đâu phải có ông Thánh ở đâu đâu? Không có ai phù hộ chúng ta hết đâu, không có ông Phật nào hết đâu. Khi mà chúng ta chết rồi thì nó thành một từ cái trường thanh thản, an lạc, vô sự. Nó không phải là còn là con người như chúng ta nữa đâu.

(15:40) Ở đây chúng ta, con người chúng ta với một cái loài vật, chúng ta phải khác xa cái loài vật bằng cái sự hiểu biết của chúng ta. Bằng cái sự rèn luyện, tập luyện, bằng cái sự sống của chúng ta hằng ngày, hành động của chúng ta nó mới trở thành một cái con người thật sự. Con người gì mà mở miệng ra, nói những lời hung ác làm cho người khác khổ, làm cho mình khổ như vậy, thì con người đó là con người gì? Nó sai, nó không đúng đâu mấy con.

Đó thì hôm nay mấy con đã học hiểu biết rồi thì bắt đầu bây giờ về tập Tứ Niệm Xứ lại. Mỗi cái tập sách nhỏ như thế này là một cái căn bản cho mấy con đi vào, để rèn luyện cho mấy còn làm chủ sự sống chết của mấy con, thì nó rất quý. Tuy rằng nó mỏng vậy chứ nó rất quý mấy con, nó căn bản lắm đó.

Mấy con muốn tu đúng, tu sai gì thì mấy con phải giữ hai tập sách này, để mà nó cô đọng lại trong cái khóa học của chúng ta. Lớp Chánh Kiến cho tới bây giờ đó, thì nó cô đọng lại để cho biết cái đường đi của chúng ta, nó cô đọng lại. Mà những gì, những cái sai của mấy con mà nó trở thành cái tập sách này. Chứ cỡ mà đúng hết rồi thì chắc nó không có đâu. Vì nó sai, nó mới có. Đó mấy con hiểu, do cái tu sai nó mới có viết như thế này.

Thầy dạy mà mấy con không có hiểu, mấy con tập theo cái các thói quen của mình, cho nên nó thành sai. Do đó buộc lòng thì phải kiểm điểm lại cái sai đó để mà viết thành ra những cái tập sách này. Cho nên nó có cái giá trị, để giúp cho mấy con biết đúng, để mà tập lại cho nó đúng.

(17:02) Tập lại đúng thì mình mừng chứ sao. Tại sao tập lại đúng lại là mình buồn? Hồi nào tới giờ tôi tu gần chết mà giờ tôi phải bỏ hết à? Tại sao mình sai mình không bỏ? Đi gì mà đi cà lết cà lết mà biểu đi thẳng lại không chịu? Mà cứ chịu đi cà lết cà nhắc vậy mà cứ đi, như vậy là đi như thế nào? Các con hiểu chưa?

Cho nên hôm nay Thầy dạy kỹ lại. Thì như vậy là rõ ràng là mấy con yên tâm, mà trên con đường tu của mấy con sẽ đi tới nơi tới chốn. Chứ còn sự thật ra mà không có kiểm điểm, không có như thế này thì mấy con sẽ đi sai hết. Và cuối cùng những cái lớp học mà Thầy đào tạo chẳng có người tu chứng, chắc chắn là không có người tu chứng. Cho nên hôm nay là cái sự quyết tâm để cho cái sự tu của mấy con phải có người đạt. Để nói lên tiếng nói rằng đạo Phật chúng ta có người tu làm chủ được như vậy. Chúng ta không cần Thần thông, chúng ta không có Thần thông.

Cho nên có người họ nói như thế này, xét lại coi Thầy Thông Lạc có Tam Minh không? Thật sự là họ hỏi như vậy. Thầy nói: “Thầy chẳng có Tam Minh gì hết. Thầy chỉ biết là Thầy làm chủ được sinh, già, bệnh, chết của Thầy thôi!”. Mà Thầy có đủ khả năng gì mà Thầy làm được bốn cái sự đau khổ này? Thì mấy con đủ biết, khỏi cần phải nói là Tam Minh ở trong này.

Cái người mà không đủ cái Tứ Thần Túc thì làm sao mà làm chủ được cái sự sống chết của họ? Làm sao nhập Định được? Mấy con cứ nghĩ đi. Cho nên ở đây đừng có hỏi, mà coi lại coi Thầy Thông Lạc có tàng hình biến hóa được không? Coi Thầy có biến ra con voi được không? Biến ra con voi làm gì mấy con? Để cho mấy con coi chơi à? Chuyện đó đâu phải là chuyện để Thầy làm cho mấy con coi.

Cho nên cái vấn đề đó khỏi coi đi, Thầy Thông Lạc là Thầy Thông Lạc. Chứ Thầy Thông Lạc không có là ba đầu chín tay đâu, phải không mấy con thấy? Thầy Thông Lạc y như thường như thế này thôi. Cũng cái thân như cái que tăm vậy thôi. Cũng lùn nhỏ thấp con, chứ cũng không cao lớn hơn ai hết được. Cho nên hồi nào như vậy, bây giờ hồi nấy như vậy thôi. Mà càng ngày càng suy yếu thêm thôi, sắp sửa ra đi rồi.

Ở trong mấy con trước mặt Thầy có người tu chứng là Thầy Thông Lạc đi được rồi. Chứ Thầy cũng không ham ở lại đây cực lắm. Cái cuộc đời nay thực sự ra, nó không có cái gọi là cái chân hạnh phúc của nó đâu. Mà vì cái nỗi khổ đau của chúng sanh mà Thầy còn lê cái gót phong trần ở lại đây. Chứ còn cỡ không thì chắc cái gót phong trần Thầy nó không bỏ, nó đi xa mất rồi, chứ nó không có ở cái thế gian này. Cho nên ở đây Thầy chỉ mong rằng trước mặt Thầy, bên nữ mấy con có người tu chứng là hạnh phúc nhất. Thầy mong ước cái điều đó, là tu xong.

Trưởng lão: Còn gì nữa, có hỏi gì không?

4- SỨC MẠNH CỦA TÂM XẢ VÀ TỨ NIỆM XỨ

(19:27) Tu sinh 4: Dạ bạch Thầy, theo chương trình của con thì cô kêu con có bị như là có những lúc mà con (19:33) tin dữ lắm thưa Thầy. Chẳng hạn như khi tu xong, nó bị trú đó mà không có ra được thân, khỏi pháp, Thầy.

Trưởng lão: Con sẽ sợ rằng, con sẽ bị tưởng đó con. Cho nên vì vậy mà, hiện giờ mà nếu mà con nhiếp được thì con nhiếp, mà nhiếp không được thì con nên…​ Theo Thầy thiết nghĩ thì con nên tu Tâm Xả hơn con. Rồi con hỏi Thầy.

Cô Tú: Con thưa Thầy, …​ con nghe chưa rõ, nhưng mà khi đó thì nên ám thị hay là nên dù mình muốn dù mình ngăn cản, thì hai cái này làm sao?

4.1. PHÁP TÁC Ý LÀ ĐỆ NHỨT PHÁP CỦA TU TÂM XẢ

Trưởng lão: Cái tu mà ám thị, tức tác ý là hơn con. Dùng cái phương pháp tác ý là tốt nhất. Bởi vì tu Tâm Xả là phương pháp tác ý là đệ nhất pháp đó. Tác ý một tướng khác của một tướng kia thì tướng kia sẽ bị diệt. Cho nên xả là nhờ cái tác ý nhiều nhất con.

Còn khi mà xả rồi thì tự nhiên nó trở về Tứ Niệm Xứ, chứ nó không đi đâu khỏi Tứ Niệm Xứ hết. Cho nên vì vậy đó, nó không có đi vô trong Không được đâu, nó sẽ đi…​ Khi mà xả rồi thì ban đầu nó thanh thản, an lạc, vô sự. Thì mấy con lưu ý đi, coi nó ở trên thân con, chứ không chạy đi đâu hết. Nó nằm trên đó, nó thấy cái thân nó rung động thế này thế khác, cho nên nó không có mất cái điều đó đâu.

Cho nên trong cái sự tu tập mấy con lưu ý có hai phần. Cái phần xả là có cái chướng ngại mình xả. Còn cái phần mà nó yên lặng thì nó sẽ ở đâu? Đó là hai cái phần nó rõ ràng của cái tu về pháp xả. Cho nên cái phần mà yên lặng nó không có chướng ngại thì nó sẽ ở trên thân nó, nó trở về Tứ Niệm Xứ nó đó con, nghe không? Thì khi đó mấy con sẽ thấy, nó rất tuyệt vời mấy con.

Mình không tu Tứ Niệm Xứ mà ảnh lại nằm ở trên Tứ Niệm Xứ, chứ ảnh thoi thóp thoi thóp đó hoài ở trên đó à. Rồi hễ có động cái ảnh nhảy ra, ảnh tác ý ảnh xả người ta, ảnh độc lắm. Cái tâm xả nó độc lắm! Khi mà nó có động là nó xả. Bất kỳ động nhỏ, động lớn gì nó đều là tỉnh táo lắm. Bởi vì nó đang ở trên cái thân của nó, cho nên nó rất tỉnh mà nó không nhiếp ở trên thân. Nó không quán ở trên thân nó, mà tự nó, nó ở trên thân. Nó hay đến cái mức độ như vậy đó thì mấy con thấy cái Tâm Xả. Bởi vì nó xả Vô Lượng Tâm mà, pháp độc nhất mà, đi đến cứu cánh mà!

Cuối cùng thì người ta tu Tứ Niệm Xứ người ta tới, thì nó cũng ở trên Tứ Niệm Xứ, nó cũng tới như thường. Nó xả hết, nó cũng ở Tứ Niệm Xứ nó tới. Anh giỏi thì anh trèo trên xe Tứ Niệm Xứ anh đi. Tôi dở, tôi xả riết, rồi cái xe Tứ Niệm Xứ nó cũng xúc tôi nó đi. Tôi không cần leo lên xe nó cũng xúc tôi nó đi. Tại chiếc xe Tứ Niệm Xứ nó phải chở tôi đi, chứ không cách nào mà cái xe khác mà chở tôi. Thì như vậy mấy con yên tâm, đừng có nghĩ rằng tôi xả là tôi dở, không phải đâu.

4.2. SỨC MẠNH NHIẾP PHỤ THAM ƯU CỦA TỨ NIỆM XỨ

Nhưng mà cái người mà người ta ở trên Tứ Niệm Xứ người ta tu, người ta quán được ở trên Tứ Niệm Xứ thì người ta đỡ hơn mình. Tại vì từ được cái quán đó, cái quán trên thân nó nhiếp phục tham ưu, nó không còn chướng ngại. Cho nên người ta không quán thì thôi chứ người ta quán là…​

(22:34) Tại vì cái đội quân này nó mạnh lắm. Nó không tới thôi, mà nó tới thì giặc chạy tứ tung binh tàn hết, không có dám ở đó chống nó. Tứ Niệm Xứ mà! Hễ nó, cái pháp Tứ Niệm Xứ mà nó không tới thôi, mà nó tới thì không bao giờ còn giặc sinh tử nằm ở chỗ đó được. Nghĩa là không bao giờ tác động vô được Tứ Niệm Xứ, khi mà con tu đúng. Nó ghê gớm lắm, bởi vì nó nhiếp phục tham ưu mà.

Nghe cái danh từ mà nhiếp phục thì mấy con…​ Nó kéo cái lực lượng của nó, cái lực lượng của cái đội quân mà Tứ Niệm Xứ này, nó kéo tới đâu thì giặc tan tới đó hết. Nó mạnh như vậy đó! Khi mà mấy con tu tập đúng rồi thì cái vũ khí, cái lực lượng của Tứ Niệm Xứ nó đến đâu thì nó nhiếp phục giặc. Cái lực lượng cách gì đi nữa cũng thua nó hết. Giặc sinh tử thì nó có cái mức độ của nó, nhưng mà cái Tứ Niệm Xứ nó lại còn hơn.

Cho nên nó bảy ngày, bảy tháng, bảy năm. Nghĩa là nó giải phóng quê hương nó hoàn toàn. Cái lực lượng của Tứ Niệm Xứ nó như vậy đó. Bây giờ cái đất nước của nó mênh mông vậy đó, mà bây giờ nó hoàn toàn bị giặc chiếm, bởi giặc sinh tử nó chiếm hết rồi. Bây giờ mà các con tu tập được Tứ Niệm Xứ rồi, bắt đầu khởi sự mấy con tấn công vô là giặc nó chạy tán loạn hết. Nghĩa là nó xách gói nó chạy hết, nó buông súng nó chạy hết. Mà cái đội quân của các con nó tới đâu thì nó lui hết tới đó.

Coi như mấy con đi hoài, đi riết bảy năm vậy tiêu nó hết, đó là cái nghiệp nặng quá nặng. Chứ còn người ta, đức Phật nói bảy ngày. Trong bảy ngày mà nếu mà đất nước của con như thế này, Việt Nam bảy ngày, từ miền bắc nó vào miền nam. Mà cái lực lượng mà Tứ Niệm Xứ nó đi vô trong này thì bảy ngày, nó giải phóng quê hương này rồi, chứ đâu phải là lâu đâu. Các con thấy chưa? Thầy nói cái sức của Tứ Niệm Xứ là như vậy.

(24:19) Còn cái pháp xả là giặc đến đánh, tôi đánh, mà không đến thì thôi, nó khác. Mà đánh là đánh thắng, chứ không có đánh bại. Bởi vì cái phương pháp xả Thầy đã chuẩn bị cái tri kiến cho mấy con rồi. Cho nên mấy con thấy mấy con thắng là thắng, chứ không có thua nữa. Trong tất cả những cái điều kiện mà tu tập thì mấy con sẽ là người chiến thắng, không phải là người chiến bại. Tu Tâm Xả cũng là người chiến thắng. Nhưng mà cái lực lượng của Tứ Niệm Xứ thì ghê gớm, ghê gớm lắm mấy con.

Cho nên mấy con mà tu tập được Tứ Niệm Xứ coi, coi như là cái đội quân này đội quân…​ Kể như giặc sinh tử nó đầu hàng liền, nó cắm cờ trắng liền, nó đầu hàng liền. Mấy con nhiếp được là nó đầu hàng liền. Bởi vì nó nhiếp phục tham ưu hết mà, nó không còn cái chỗ nào mà tác động được con hết.

5- PHÂN BIỆT TU TÂM XẢ VÀ TU TỨ NIỆM XỨ.

Cô Liễu Châu: Dạ con con kính bạch Thầy là, Thầy là người căn cơ nên Thầy nói về trạch pháp hoặc là ở bất cứ một môn nào mà ngoài trạch pháp ra. Cái con sử dụng vào mình, rồi con thấy cái môn…​ Nhất là con tu Tứ Niệm Xứ thì con bị lạc vào cái hơi thở, tức là con nhiếp tâm con khởi niệm. Cho nên là Thầy nói là sai, thì bây giờ con mới tu cái Tâm Xả, tức là con không còn nghĩ đến cái hơi thở nữa, tức là ngồi thanh thản. Chứ không còn nghĩ đến hơi thở để cho nó tách cái hơi thở ra.

Sau khi con tách được hơi thở ra rồi thì bây giờ tự nhiên con ngồi vào một cái thì nó lại, nhất là một cái chân, tức là biết cái thân. Tức là con, ví dụ như là con, hai ngày nay.. con ngồi vào một cái thì cái chân con nó định ở trên cái chỗ cái hơi thở. Nó không phải là biết hơi thở mà nó định ngay cái hơi thở mà nó biết được sự rung động của hơi thở vào và nó định trên cái hơi thở và biết được hơi thở ra, sự rung động của cái hơi thở ra. Như vậy là con ngồi đến hơn một tiếng đó thưa Thầy. Dạ.

(26:14) Trưởng lão: Nó không sao hết, bởi vì nó biết. Nhưng mà con đừng có trụ trong hơi thở con.

Cô Liễu Châu: Dạ con không trụ hơi thở nhưng mà nó biết.

Trưởng lão: Vậy là tốt rồi, không có sao đâu.

Cô Liễu Châu: Như vậy thì con kính thưa Thầy là con tu Tâm Xả hay là tu Tứ Niệm Xứ? Vì con nghĩ con…​

Trưởng lão: Con tu Tâm Xả con, bởi vì con thấy có chướng thì con xả rồi mà. Chứ đâu có ở trên Tứ Niệm Xứ đâu.

Tu sinh 5: Nhưng mà nếu con vào một cái thì con thấy không có chướng gì hết mà nó ở ngay trên Tứ Niệm Xứ thì sao Thầy?

Trưởng lão: Thì nó ở trên Tứ Niệm Xứ kệ nó chứ có sao đâu. Nhưng mà ít ra nó cũng còn có những cái chướng gì đó mà con chưa được ở trên Tứ Niệm Xứ mà khắc phục nó.

Con cứ nhớ đi, bây giờ Thầy nói như thế này để con thấy rõ. Mặc dù là bây giờ cái tâm con đang ở trên Tứ Niệm Xứ. Thì tu Tâm Xả, mà khi xả nó gần hết rồi, nó còn chút ít à. Nhưng mà luôn luôn nó ở trên Tứ Niệm Xứ, nhưng mà mình không phải tu Tứ Niệm Xứ đâu, nó khác. Còn Tứ Niệm Xứ con vô rồi thì không có bao giờ có chướng ngại.

Bây giờ con thử đặt thành vấn đề nè, con thức suốt đêm đi. Mà con ở trên pháp Tứ Niệm Xứ thì không còn buồn ngủ. Nhưng mà con ở trên Tâm Xả thì có buồn ngủ đến, thấy không? Mà buồn ngủ đến thì bắt buộc con phải đi kinh hành, con mới nhiếp phục được nó, con hiểu chỗ Thầy muốn nói không? Cho nên đó là Tâm Xả.

Còn bây giờ con nhiếp ở trên thân con mà con tu thì nó không còn buồn ngủ xen vô được. Mà còn buồn ngủ xen vô thì chưa phải là Tứ Niệm Xứ, con hiểu chưa? Tứ Niệm Xứ mà, ái cđạo quân Tứ Niệm Xứ, Thầy nói đi tới đâu là giặc sinh tử nó dẹp hết, nó chạy tán loạn hết.

Cô Liễu Châu: Nhưng mà con kính bạch Thầy là khi mà con đi, cái oai nghi đi, thì con đi như vậy là con đi cũng đến khoảng, có khi lên một tiếng. Nhưng mà con thấy giữa trời rất là nắng như vậy, ví dụ như chín giờ hay mười giờ kém mười lăm con mới xả. Thì con đi con thấy cũng không có nắng, nó mạnh, nó khỏe đến mức độ là nó kháng hết ạ.

Trưởng lão: Bởi vì con tu Tâm Xả thì nó cũng ở trên Tứ Niệm Xứ, cho nên nó cũng an trú lắm, chứ nó đâu có phải. Vì nó còn những cái chướng ngại mà không phải ở trên Tứ Niệm Xứ mà nhiếp phục được nó, cho nên nó cũng còn ở Tâm Xả. Nhưng mà trong Tâm Xả, cái người mới xả đó thì nó ồ ạt nó đủ thứ chuyện, còn cái người mà xả lâu rồi thì nó thưa nó ít, con hiểu không? Nó vẫn xả. Nhưng mà nó thưa ít thì nó ở đâu? Ở trên Tứ Niệm Xứ. Con hiểu chưa? Chứ không phải tu Tứ Niệm Xứ. Tu Tứ Niệm Xứ nó khác.

Bởi vậy Thầy nói mấy con nhận cho rõ này, Tứ Niệm Xứ nó khác lắm. Khi mà tu quán được trên thân nó rồi, thì nó nhiếp phục, cho nên nó là đội quân mạnh nhất của pháp Phật. Nghĩa là tất cả các pháp Phật thì Tứ Niệm Xứ là một pháp mạnh nhất. Cho nên khi quán được nó rồi thì mấy con luôn lúc nào giặc sinh tử không hiện ra được trên bốn chỗ Thân – Thọ – Tâm – Pháp của mấy con.

Cô Liễu Châu: Dạ! Thì con cũng cảm nhận được là khi mà tu Tứ Niệm Xứ nó ở trên thân rồi thì nó mạnh lắm, con thấy nó rất là mạnh, khi đi cũng mạnh, khi nó ngồi nó vững vàng mà nó không có sợ gì nữa hết. Không có gì hết nữa thì như thế nào thưa Thầy?

Trưởng lão: Thì cái đó là nó cũng đang ở trên Tứ Niệm Xứ nhưng mà sự thật ra con còn bị chướng chứ chưa phải ôm. Còn nếu con ôm pháp, tôi quyết định tôi tu Tứ Niệm Xứ thì con tập cho nó nhuần nhuyễn, cho nó định tĩnh, khi mà thấy thật sự cái tâm mình nó quán ở trên Tứ Niệm Xứ mà nó định tĩnh rồi, thì cái đội quân con nó tinh nhuệ rồi đó, là con sẽ thắng hết giặc sinh tử rồi đó.

Con đi tới đâu hễ con thức suốt đêm là nó thức suốt đêm, nó không bao giờ buồn ngủ. Còn bây giờ mà con thức suốt đêm thì con bị buồn ngủ thì chưa phải là Tứ Niệm Xứ, mới có Tâm Xả mà xả tâm nó mới ở trên Tứ Niệm Xứ thôi. Bởi vì pháp của Phật phải hiểu biết phải cho nó rõ ràng nó cụ thể. Chứ không khéo nó bị: “Ờ sao tôi cũng ở trên Tứ Niệm Xứ nè”.

Nhưng mà không phải là mình quán ở trên Tứ Niệm Xứ đâu mà tại cái tâm nó ở trên Tứ Niệm Xứ, khi nó xả ra nó thanh tịnh thì ở trên Tứ Niệm Xứ như vậy. Mà bây giờ con thấy cái thời gian con ít niệm, ít có chướng ngại thì con coi như là mình Tứ Niệm Xứ chứ gì? Không phải đâu, nó là Tâm Xả đó. Nó mới nhận ra vậy. Còn ôm vô cái pháp Tứ Niệm Xứ, tập mà nó nhuần nhuyễn rồi con thấy nó định tĩnh một cách ghê gớm lắm chứ đâu phải, nó mạnh mẽ lắm. Nó có cái lực mạnh lắm.

Cô Liễu Châu: Dạ con kính bạch Thầy, vậy rồi khi mà con ôm vào thì con thấy cái tâm của con nó ở ngay trên hơi thở và nó biết khi nó thở ra hơi thở vào thì nó biết hết toàn bộ cả cái thân. Mà nó cũng sinh ra..

(30:19) Trưởng lão: Thì nó đó là cái tâm xả, nó ở trên thân con thì nó thấy cái hơi thở trước. Do đó nó toàn bộ nó thấy cái thân nó. Thì Thầy đã nhắc hồi nãy đó. Thầy nhắc lại Mật Hạnh đó để cho thấy được cái sự tu của Mật Hạnh tâm xả đó, để cho mấy con biết. Nhưng mà nó không phải, nó nói: “Con không có ở trên Tứ Niệm Xứ con không quán Tứ Niệm Xứ được”.

Cô Liễu Châu: Dạ vậy con cứ theo như vậy con về tu.

Trưởng lão: Đặng còn chút gì vi tế đó, mình lo mình xả, con hiểu không? Xả cho sạch, xả sạch thì nó tự nó ở trên Tứ Niệm Xứ đó, mà nó cũng đi vào tới cái chỗ mà Thất Giác Chi. Rồi nó cũng vào Tứ Thần Túc, Tứ Thần Lực của nó, nó không có gì đâu. Bởi vì xả này nó cũng đi vào đó thôi, nhưng mà nó không có phải luyện tập trên Tứ Niệm Xứ.

Còn mấy con luyện tập trên Tứ Niệm Xứ là phải tập kỹ. Cái pháp Tứ Niệm Xứ còn một giờ là thắng một giờ, mà ba mươi phút là thắng ba mười phút, hai giờ là…​ Không bao giờ có một cái bóng dáng mà của giặc sinh tử lụp ngụp. Thầy muốn nói bóng dáng giặc sinh tử là vì hôn trầm thùy miên, loạn tưởng, cảm thọ này, cảm thọ khác nó vô trong này không có được. Còn hễ nó có vô được là mấy con ở trên Tâm Xả thôi.

Mấy con biết là Thầy nói như vậy, nó có một cái niệm gì ở trên thân-thọ-tâm của các con thì mấy con đều là phải tu Tâm Xả hết, chứ không có Tứ Niệm Xứ. Còn Tứ Niệm Xứ, mấy con còn ôm pháp Tứ Niệm Xứ thì không có một vật nào mà xen vô hết, trừ ra mấy con xả Tứ Niệm Xứ thì nó mới có.

Còn mấy con mà còn, ở trên Tứ Niệm Xứ mà còn thì mấy con tu Tâm Xả, chứ mấy con không tu Tứ Niệm Xứ được vì mấy con nhiếp tâm có sai. Tức là quán thân có cái sai gì ở trên thân nó chưa đúng. Cho nên nó có, nó không nhiếp phục được tham ưu.

Chứ nó nhiếp phục được tham ưu thì không có một cái bóng dáng nào mà vô trong đó được. Mà nó đã quán đúng thì nó nhiếp phục. Mà nó quán sai, hoặc là nó không đủ sức quán, cái sức nó không có đủ tới thời gian đó mà mình lại tiếp tục thì nó lờ mờ nó không đủ sức. Cho nên nó không nhiếp phục được tham ưu. Cho nên có giặc sinh tử xen vô.

Mấy con rõ hết, mà Thầy nói hôm nay là rõ hết rồi. Cái người nào mà Tứ Niệm Xứ, mà người nào mà tu Tâm Xả, thì mấy con rõ hết. Mà Thầy bảo rằng Tâm Xả nó không kém Tứ Niệm Xứ đâu, nhưng mà nó dễ với cái trình độ của mấy con. Người nào mà bị tưởng nhiều thì mấy con hãy lui về tu Tâm Xả đi, đặng xả luôn cái tưởng.

Chứ không lẽ tôi tu Tứ Niệm Xứ, rồi tưởng hiện ra, rồi bắt đầu tôi xả, thì vậy tôi tu Tứ Niệm Xứ cái gì? Tứ Niệm Xứ đó vào bắt đầu một phút vào là một phút, là một cái lực lượng nó rất mạnh nó, nhiếp phục được hết. Nó không có tưởng, không có gì vô mình được. Rồi hai phút là tăng lên hai phút, ba phút là ba phút, hoàn toàn nó chiếm cái thời gian của người ta trọn vẹn hết, nó nhiếp phục hết. Mấy con mà không có làm được vậy thì thôi.

(32:53) Bởi vì Thầy nói Tứ Niệm Xứ là những cái bậc đó, phải nói rằng những cái bậc phải là có cái sức ghê gớm lắm, chứ không thường đâu. Còn không thì mấy con cứ chịu khó lui lại tu Tâm Xả đi. Mình là kẻ yếu thôi, mình là cái nước nhược tiểu, mình chưa đủ cái vũ lực mạnh như vậy đâu. Mình thuộc về loại Liên Xô hay Mỹ nó mới có nguyên tử, nó mới dám chơi như vậy. Tứ Niệm Xứ là nó thuộc loại vũ khí tối tân nhất để mà đánh giặc sinh tử đó.

Cho nên mấy con thấy nó đi tới cái Chánh Niệm của nó, nó mới Tứ Niệm Xứ đó, cái lớp thứ bảy của nó. Tức là nó phải đầy đủ những cái loại vũ khí tối tân hết sức của nó để mà chiến đấu với giặc sinh tử. Cho nên nó đầy đủ đó mà nó mới thực hiện, nó giải phóng quê hương nó, nó mới vào được Định.

Cô Liễu Châu: Khi nào mà con có cái niệm thì con dùng cái kinh nghiệm con sửa cái niệm một chút con đẩy lùi.

Trưởng lão: Đó vậy đó con.

Rồi mấy con, bây giờ về chuẩn bị, Thầy còn làm công việc nữa. À quên chứ mấy con, sẽ trả lại cái này giùm Thầy cái, để rồi quên. Rồi, từ từ trả lại đi con. Rồi rồi bây giờ trả rồi thì Diệu Đức ở lại chút xíu để hỏi Thầy. Thôi Thầy chào mấy con, mấy con. Rồi mấy con ra.

6- NHỮNG KHÓ KHĂN CHƯỚNG NGẠI THƯỜNG GẶP

(34:15) Cô Trang: Thưa Thầy là con, giống như ví dụ cái bước chân con đi đó Thầy. Con cũng cố gắng nhẹ mà nó không có nhẹ được Thầy. Để xuống nó nặng, rồi nặng, rồi con với chị Hai con nói sao không đi sớm, con không biết.

Trưởng lão: Đi nhẹ đó con, phải tập dần chứ. Tập dần, mới đầu mình đi nó thô vậy đó để cho mình nhận xét, rồi sau đó mình thay đổi mình đi nhẹ.

Cô Từ Đức - Mẹ Trang: Không có Thầy, con cố gắng, con đi nhẹ mà nó vẫn tiếng động…​

Chị cô Trang: Thấy nó đi nhẹ nhàng vậy, nhưng mà vẫn có tiếng động Thầy.

Cô Trang: Con cố gắng hết sức mình rồi, mà nó..

Trưởng lão: Vậy thì con phải đi ra cái thất của con, con tu. Vậy đó, mình phải ra ngoài đó mình tu cho nó tiện con.

Cô Trang: Dạ con thấy nhẹ, con đi thấy nhẹ như con mèo mà sao ra tiếng động lớn lắm Thầy. Chắc là bị tưởng hả Thầy?

Trưởng lão: Nó coi như là nó bị tưởng đó con. Mà đâu, khi mà cái tâm thanh tịnh nó cũng vẫn nghe thấy mà.

Cô Trang: Mà con đâu có thấy cái gì đâu Thầy, mà mẹ con với chị hai con nói con đi..

Trưởng lão: Bởi vì khi mà người khác, người ta nghe được vậy đó, thì mình lắng nghe lại cái bước đi của mình đó con. Coi thử coi mình sao mà lại tiếng động như vậy? Mình đi nó nhẹ nhàng, tức là cái oai nghi tế hạnh của mình nó thô tháo, nó mới phát ra cái tiếng động người ta nghe. Nhất là chị hai con mà, đâu có tu gì đâu mà lại nghe được cái tiếng động. Như vậy là rõ ràng mình phải xét mình, chưa hẳn mình nghe nhẹ, chứ chưa chắc đã là nhẹ. Cho nên mình phải sửa lại, có vậy thôi. Nó nhắc nhở mình sửa lại cho nó đúng thôi.

Cô Từ Đức (Mẹ Trang): Thưa Thầy tu tứ oai nghi, giả sử là tu năm phút như vậy đi, thì đi, đứng, nằm, ngồi mỗi cái đều năm phút, đều cách như vậy hết?

Trưởng lão: Rồi, đều năm phút hết con, khoảng năm phút hoặc mười phút tùy theo con.

Cô Từ Đức (Mẹ Trang): Mà mỗi cái mình đi theo thứ tự đều hết?

Trưởng lão: Đúng vậy đó. Đều hết đó con, con về con đọc cái sách đọc thêm, Thầy dạy cho biết.

Cô Từ Đức (Mẹ Trang): Dạ, dạ, xin cảm ơn Thầy.

(35:58) Trưởng lão: Hương Từ con, “ngồi tu Tứ Niệm Xứ con ngồi con thấy tâm con…​”.

Trong khi con tu như vậy đúng đó con, không có gì đâu, con cứ tiếp tục tu. Nhưng mà có điều kiện là đừng kéo dài quá cái thời gian, rồi nó bị vô ký hôn trầm, nó làm mờ thôi con. Hương Từ con sửa lại đó con. Cứ tu năm phút hay là mười phút thôi con, rồi mình thay đổi oai nghi khác. Tu Tứ Niệm Xứ tập cho nó nhuần nhuyễn ở trên đó.

Như vậy theo Thầy thiết nghĩ con tu Tâm Xả. Khi mà trong đầu của con nó bị những tiếng nói hay hoặc là những cái niệm, thì con nên tu lại căn bản Định Niệm Hơi Thở con: “An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra”. Hay hoặc là: “An tịnh tâm hành tôi biết tôi đưa tay ra, an tịnh tâm hành tôi biết tôi đưa tay vô”.

Bởi vì con trụ trong hơi thở thì nó bị căng đầu con. Cho nên con trụ vào cánh tay đưa ra đưa vô, rồi mà con tác ý an tịnh thì con sẽ hết. Chứ không khéo nó bị những cái niệm, nó làm tác động ở trong đầu con, nó làm động con. Nó không có được thanh thản, an lạc, vô sự. Nên con nhớ tu như vậy đi con.

Hương Từ: Con tác ý gì mà nó bị hơi thở nó khó chịu thì giờ mình sửa lại làm sao?

Trưởng lão: Mình sửa lại cánh tay con. Bởi vì Thầy biết cái hơi thở của con nó không được. Con sửa lại cánh tay của con đưa ra, đưa vô thì nó mới được. “An tịnh tâm hành tôi biết tôi đưa tay ra, an tịnh tâm hành tôi biết tôi đưa tay vô”, cứ như vậy.

Để cho cái tâm của con nó an tịnh trở lại, nó không có lộn xộn. Mà khi mà nó còn tác ý, nó còn những cái niệm nó khởi trong đó nữa, thì phải nói: “Dừng lại! Tâm phải thanh thản, an lạc, vô sự, không có được khởi niệm nữa”, rồi con mới: “An tịnh tâm hành tôi biết tôi đưa tay ra, an tịnh tâm hành tôi biết tôi đưa …​”. Con nhớ tập như vậy thôi đừng tập hơi thở, tập hơi thở nó nguy hiểm cho con.

Hương Từ: Con không có tập hơi thở mà con ngồi con tác ý không à. Mà con tác ý xong một chập, rồi con thấy nó hơi khó chịu, nhưng mà con không khó chịu.

Trưởng lão: Coi như là con đi kinh hành, con thay đổi oai nghi. Khi mà ngồi đó, nó bị các cảm thọ như vậy đó, thì mình thay đổi và mình tác ý để trị cái thọ của mình: “An tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay ra, an tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay vô”, trị những cái chướng ngại. Cái đó là cái chướng ngại của thân con, con trị như vậy là nó hết chứ không có gì đâu con. Rồi.

Hương Từ: Có pháp tác ý rồi như vậy mà hễ mà…​

Trưởng lão: Pháp tác ý thôi con, không có gì đâu con. Rồi có vậy thôi, về cứ cố gắng dùng cái pháp tác ý. Tới cái giờ này rồi mà mấy con còn bị chướng ngại nhiều quá. Có gì không con? Cái này của ai đây?

Tu sinh: Dạ của con

(38:28) Trưởng lão: Cái vấn đề đó thì con tu như vậy đó, thì mình gặp cái trường hợp nào đi nữa, thì con cũng nhớ là phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của mình. Trong khi đó nó bị động như vậy đó, mình chưa từng gặp những cái trường hợp động. Mà gặp như vậy thì mình phòng hộ, mình cứ luôn luôn tác ý về cái tai của mình. Bảo nó quay vô, đừng có nghe bên ngoài thì luôn luôn tác ý liên tục. Thì trong khi nó quay vô nó yên thôi, mà nó không yên nó còn bị động; nó bị lôi ra, con tác ý nữa. Mình có pháp mà, đâu có sợ đâu con. Tất cả những cái pháp đó để giúp cho mình được an trú được thôi, tốt mà chứ không có gì đâu con.

Cô Liễu Huệ: Kính bạch thưa Thầy, như vậy thì con có thể tiếp tục tu như vậy được không ạ?

Trưởng lão: Được chứ đâu có sao đâu con, cứ tiếp tục tu vậy đi không có gì đâu con, nhớ là tập kỹ lại. Về, nếu mà tu Tứ Niệm Xứ thì tập quán cho kỹ, còn không thì tập tu Tâm Xả thôi. Có vậy thôi, thì mới được tốt không có gì hết.

Cô Liễu Huệ: Dạ mô Phật. (Cô thưa hỏi tiếp) Cái tâm của con, thí dụ như nó không có ra ngoài đó, nói nó mà nó không niệm khởi. Dạ.

Trưởng lão: Này không. Thầy đã dặn mấy con rồi. Là khi mà mình tu Tứ Niệm Xứ là nó không có một cái niệm nào mà khởi ra được hết thì tu Tứ Niệm Xứ. Mà trong cái thời gian tu, thí dụ như mình tu trong năm phút thì mới thay đổi oai nghi. Mình tu được cái đi rồi, thì mình tu tập cái ngồi. Tu tập cái ngồi, rồi tu tập cái đứng. Rồi tu tập đứng rồi tu tập tới cái nằm. Bốn cái oai nghi này tu được hết rồi thì bắt đầu mới kết hợp lại.

(39:50) Bắt đầu mình tu từ năm phút, cái oai nghi này tu năm phút, tới oai nghi kia tu năm phút. Cứ như vậy mình luân phiên, mình tu suốt một tiếng hoặc hai tiếng, hay hoặc là ba tiếng trong một cái thời mình tu. Rồi mình thấy được nữa thì mình tăng lên một tiếng rưỡi, hay hoặc là hai tiếng trong một cái thời mình tu.

Cứ mình tăng dần, tăng dần lên, cho đến khi mình thấy bây giờ cần thiết là phải đi suốt đêm. Thì lúc bấy giờ rồi con tu tập bốn oai nghi đó suốt đêm để ở trên Tứ Niệm Xứ. Mà hễ Tứ Niệm Xứ nó quán đúng thì nó nhiếp phục được tham ưu, như hồi nãy Thầy nói, không có cần gì hết. Cho nên thí dụ như mà con tu Tứ Niệm Xứ thì cái tiếng động mà hồi hôm như vậy đó, thì con cũng sẽ khắc phục được nó rồi. Chứ nó không có gì đâu.

Cho nên bây giờ mình tập để cho nó định tĩnh mà. Các con mới tập, mà mấy con đòi hỏi như mấy người mà định tĩnh lâu rồi thì đâu có được. Thành ra bây giờ nó phải tập trong một tháng, nửa tháng cà, chứ không phải tập một ngày mà nó xong đâu.

Bởi vì Tứ Niệm Xứ là nó phải tập luyện hết sức mình cà. Cho nên nó còn có thời gian tập luyện, mà tập luyện trong một tháng, hai tháng nó đâu có nghĩa là lâu. Bởi vì một, hai tháng đó mà nó nhuần nhuyễn, nó định tĩnh rồi, thì nó chỉ trong vòng mấy tiếng đồng hồ. Mười hai hay là hai bốn tiếng đồng hồ là mình xong rồi. Nó ăn thua cái chỗ tập, tập cho nó quán cho được cái thân, thì nó mới tốt.

Trưởng lão: Còn con thưa hỏi Thầy cái gì con?

Diệu Đức: Mô Phật, bạch Thầy, con có cái trạng thái mấy lúc mà, thay vì con quán thân thì cái trạng thái đó, con phải ngồi hoặc thiền thì nó mới khỏe người chứ không thì nó cứ…​ Còn bây giờ mà con quán thân, con nhìn thân mình làm cho nó thông suốt tu từ đầu tới thân, toàn thân mình biết. Như buổi sáng này nè, cả buổi sáng con vừa nghe Thầy giảng, con vừa thở con vẫn biết được toàn thân như vậy nó có vào tĩnh được không Thầy?

Trưởng lão: Thật sự ra thì nếu mà nó nương vào cái hơi thở mà nó thấy toàn thân của nó, thì trong khi đó con thấy, ví dụ như bây giờ con thay đổi một oai nghi, con đang ngồi, rồi con đi, con cũng thấy một dạng đúng y như vậy, quán thân cũng giống như là con ngồi. Rồi con đứng lại, con cũng quán thân con cũng y như vậy, mà con cũng thấy giống như là con ngồi. Y như lấy cái tiêu chuẩn mà mình quán thân ở trên ngồi, là thì nó không có bị tưởng. Còn nếu mà khi ngồi nó khác, mà khi đứng nó khác thì nó bị tưởng rồi. Nó so sánh được cái tướng ngồi, tướng này kia đó.

(42:08) Diệu Đức: Rồi cái trạng thái này nó làm cái cách nó có…​ Không biết nữa, y như là nó, nó không phải ở trên hơi thở mà nó như cách độc cư với thiền. Nó làm cái cách nó thông cái hơi mà ở trong mũi hay sao mà nó thông hết cả người được. Rồi có lúc là nó cũng từ từ nó đi, rồi có lúc ở trên mũi, có lúc nó đi xuống ngang ngực, mà có lúc nó vô cái nhịp tim rồi thì lúc mà cũng ngồi thiền đó, thì là lúc này thì nó không có như vậy. Thì nó thông được như vậy đó con không biết là sao.

Trưởng lão: Nếu nó thông suốt được như vậy, coi chừng nó bị tưởng con. Bởi vì ở trên cái pháp Tứ Niệm Xứ nó còn nằm ở trong cái dạng của ý thức tu rồi, nó chưa có qua những cái định tưởng. Cho nên vì vậy mà nó còn ở trên ý thức, mà nó có những dạng như vậy đó là nó bị tưởng. Thí dụ như bây giờ con thay đổi cái oai nghi, mà con thấy nó không giữ đúng cái trạng thái đó thì nó bị tưởng rồi.

Diệu Đức: Vậy nó đúng rồi thôi Thầy ha?

Trưởng lão: Nó đúng thì được. Đó thì con thay đổi bốn oai nghi thử coi. Khi mà con ngồi con thấy cái trạng thái đó như vậy. Rồi bắt đầu bây giờ con đi, con cũng quán. Thấy coi thử coi quán thân của mình cũng y như vậy, mình cũng thấy sự rung động của thân mình mà. Mà nó cũng y như vậy thì nó đúng, mà nó không y như vậy tức là nó trật.

Diệu Đức: Vậy cái trạng thái này cái lúc vậy mà con còn ngồi yên thì nó vô bất động rồi.

Trưởng lão: Nó bất động, mà con đi thì nó không được? Thì như vậy…​

Diệu Đức: Con chưa có để ý đi mà bình thường con đi thì con…​ Vì những cái lúc đó con chỉ ngồi vậy đó con quán thân con thấy rất là dễ, mình ngồi chơi vậy mà thấy rõ hết, quá dễ.

Trưởng lão: Nó bất động ở đây là Bất Động Tâm, chứ không phải Bất Động Thân. Cho nên khi con đi, cái tâm nó cũng vẫn bất động như vậy là đúng, con hiểu không? Cho nên khi ngồi thì nó cả thân tâm đều là nó bất động đi. Nhưng mà thực sự ra cái thân mình nó chưa bất động là tại vì nó còn thở con, nó còn rung động.

Cho nên vì vậy mà khi con đi, tại vì đi cái động của nó, nó thô. Cho nên do đó, do mà con tu tập mà nó bất động tâm, thì con đi nó cũng bất động y như là cái con ngồi, thì nó đúng. Mà con đi, con thấy trạng thái bất động của cái tâm nó lại khác, nó không giống thì đó là sai. Trên Tứ Niệm Xứ nó duy nhất có một cái quán nó đúng như vậy rồi mới đúng. Đó thì con xét qua thì con biết rằng mình tu nó đúng hay sai, thì nó dễ nhận ra lắm chứ nó không khó đâu. Nghe lời Thầy, thì đúng không sai.

7- TU TẬP XẢ TÂM RỐT RÁO TRONG CẢNH ĐỘNG

(44:17) Diệu Đức: Thưa Thầy còn một chuyện này con cũng thưa với Thầy. Ba con, bữa trước đi về có kêu con lên, ông nói là bệnh một phần. Một phần giống như là nói, Thầy không cho vô trong này cũng buồn.

Con nói: “Vậy ba còn nói chuyện nhiều Thầy chưa cho vô hay gì?”.

Nói: “Có mấy người mới tới cũng thấy cũng cho vô. Chắc Thầy chê ba già rồi, tu để dưỡng già chờ chết mà ba đâu đến nỗi vậy”.

Nói: “Ba khác, ba xả đi chứ, ba con trong nhà mà phải ưu tiên người mới chứ”.

Ông nói: “Ừ, chắc mai ba cũng xả”. Mà con nghĩ tới đó, chỉ Thầy kêu ông an ủi chút, chắc ông cứ nghĩ là Thầy chê ông già hay sao đó, ông nghĩ…​

Trưởng lão: Không phải. Ông không hiểu, con. Bởi vì Thầy muốn ba con, bởi vì ông sống ở trong cảnh động nhiều đó, Thầy muốn ông ở trong cảnh động để mà ông xả tâm. Mà khi mà đưa ông vào là ông thành tựu.

Còn những người này chỉ là an ủi họ thôi, chứ thực ra thì họ cũng chưa đủ sức vô trong này đâu. Cho nên họ vô trong này là hơi có làm động chúng trong này con. Mấy thầy, mấy chú mà chưa có biết cách tu đó, vô đây nhiều khi nó làm động chúng lắm.

Nhưng mà Thầy thấy cũng tội. Ba con Thầy muốn để trong cảnh mà nó động đó, để ba con xả cái phần xả cho rốt ráo hơn. Để sau khi vô nó trong này là ổng như chúng đã tu lâu trong này rồi.

Diệu Đức: Vậy bữa nào ba con về đó Thầy, làm ơn Thầy nói vậy là chắc ba con an tâm mà. “Thôi, ba với con trong nhà mà ba, phải ưu tiên cho người ta chứ”. Ông nói: “Ờ, chắc vậy rồi”. Mà con cứ nghĩ Thầy sẽ nói, ba hay bệnh ở ngoài này, chứ cho con dễ ra thăm rồi chắc ông cũng yên tâm. Dạ con cám ơn.

Trưởng lão: Nói chung là khi ba con vô trong này thì không có vô thăm được. Bởi vì cái nhóm mà tu sĩ, toàn là tu sĩ nam không, vô đâu được con, nó khó lắm.

Tu sinh 10: Con cám ơn Thầy.

Trưởng lão: Thôi, rồi bắt đầu bây giờ nghỉ ha.

Tu sinh 10: Hết rồi, Thầy.

Trưởng lão: Rồi hết rồi con. Dẹp, nghỉ con.

HẾT BĂNG