Đề mục thứ hai Hít vô dài tôi biết tôi hít vô dài
“- Hít vô dài tôi biết tôi hít vô dài; thở ra dài tối biết tôi thở ra dài”. Đề mục này là đề mục vận dụng điều khiển hơi thở, nó có mục đích là làm giảm nhẹ nơi tập trung tâm và sức tập trung rất cao để đạt được chất lượng nhiếp tâm và an trú trong thời gian tu tập sẽ không bị tạp niệm ác pháp xen vào. Nương vào HƠI THỞ dài là để xem TÂM HÀNH đang nghĩ gì, làm gì, đang hoạt động như thế nào?
Đó là một phương pháp gom tâm đệ nhất và cũng là một phương pháp ngồi tại chỗ phá hôn trầm thùy miên vô ký một cách hiệu quả, nhưng lại rất tỉnh giác nên từng TÂM HÀNH làm gì xảy ra đều biết rất rõ.
Nếu quý vị chỉ cần nỗ lực là tâm lười biếng của quý vị chạy mất không còn ôm cổ quý vị nữa. Điều mà quý vị cần nên nhớ: Muốn tu tập theo Phật giáo thì quý vị không được tập trung tâm vào một chỗ, vì tập trung tâm một chỗ rất nguy hiểm có thể làm rối loạn các cơ và thần kinh gây ra bệnh tưởng, bệnh tẩu hỏa nhập ma, khiến cho quý vị giống như người mất trí. Còn ngược lại quý vị sử dụng TÂM HÀNH để triển khai tri kiến thì rất có lợi, nhờ đó mà tri kiến rất bén nhạy, ác pháp đến là tri kiến biết ngay liền nên ác pháp không xâm chiếm tâm quý vị được và như vậy là quý vị đã giải thoát không còn khổ đau nữa.
Khi tu tập đề mục này thì nương vào hơi thở chậm và nhẹ, vì khi tác ý như vậy thì hơi thở bắt đầu thở chậm và nhẹ một cách tự nhiên, chứ không dùng các cơ vận dụng thở thật chậm và thật nhẹ, nên để HƠI THỞ tự nhiên. Dùng các cơ vận dụng thở chậm và nhẹ như vậy là sai. Ở đây chỉ cần tác ý hơi thở chậm nhẹ thì tự động hơi thở sẽ thở chậm nhẹ, thì lúc bấy giờ quý vị chỉ cần tiếp tục tác ý theo đề mục đã trạch pháp câu như sau: “Hít vô dài tôi biết tôi hít vô dài; thở ra dài tối biết tôi thở ra dài”.
Tác ý như vậy rồi cứ để tâm theo câu tác ý mà tu tập quan sát từng TÂM HÀNH một cách tự nhiên thì kết quả sẽ tốt đẹp không thể nghĩ bàn.