GIỚI ĐỨCTHỨ NHẤT: THÂN HÀNH THIỆN LY THAM TỪ BỎ LẤY CỦA KHÔNG CHO
“TỪ BỎ LẤY CỦA KHÔNG CHO”là một hành động đạo đức ly tham làm Người, làm Thánh, nó không phân biệt giai cấp nào trong xã hội, có tôn giáo hay không tôn giáo, mà mọi người cùng sống chung nhau trên hành tinh này đều phải chấp nhận đạo đức này. Cho nên, làm người đúng nghĩa làm người đều cần phải học hiểu và sống đúng đức hạnh ly tham này.
Đây là một giới luật dạy về đức hạnh ly tham để không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh. Đức hạnh ly tham để không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh là những đức hạnh xứng đáng làm Người, làm Thánh mà các bạn cần phải học hiểu và sống đúng những đức hạnh này để đem lại sự sống yên vui và hạnh phúc cho nhau. Có sống như vậy, các bạn mới biến cuộc sống trên hành tinh này trở thành cõi Cực Lạc, Thiên Đàng. Nếu không sống đúng giới luật này mà niệm Phật, ngồi thiền, tụng kinh sám hối cầu mong kiến tánh thành Phật, trực vãng Tây Phương, nhập vào Niết Bàn v.v.. thì đó là một giấc mơ ảo tưởng các bạn ạ!
GIỚI ĐỨC LY THAM TỪ BỎ LẤY CỦA KHÔNG CHO
“TỪ BỎ LẤY CỦA KHÔNG CHO”là một giới đức chỉ rõ đạo đức của một người có đức buông xả ly dục, ly tham sắc dục, ly ác hạnh thân, khẩu, ý.
Một người có đạo đức ly tham, ly ác pháp, ly dục thì không bao giờ lấy của người khác khi họ chưa chấp nhận cho.
“LẤY CỦA KHÔNG CHO”là một hành động xấu xa, hèn hạ, nhẫn tâm, ác độc v.v.. thiếu đạo đức làm người, thiếu nhân cách, kém văn hóa. Những hành động lấy của không cho là những hành động đáng khinh rẻ, đáng phỉ nhổ. Hành động lấy của không cho chỉ có những kẻtrộm cắp, cướp giật, móc túi mới làm như vậy v.v..
Những người trộm cắp cướp giật lấy của không cho của người khác là những loài ác thú đội lốt con người, chứ con người không ai nỡ nhẫn tâm làm điều ấy.
Vật chất của cải tài sản, không do mồ hôi nước mắt và công sức lao động bằng trí óc hay tay chân của mình làm ra mà lấy là một hành động đáng trách đáng chê, đáng khinh bỉ v.v.. Cướp giật, trộm cắp là một hành động phi đạo đức mà mọi người khôngai chấp nhận.
Tâm lý chung của mọi người là không ai muốn mất của cải tài sản, chính bản thân mình không muốn mất của, sao mình lạinhẫn tâm lấy của người khác. Của cải mình mất mình cũng biết buồn rầu khổ sở thì người khác cũng vậy, suy ra như vậy ta há nỡ lòng nào lấy của người khác khi họ không cho. Phải không các bạn?
“TỪ BỎ LẤY CỦA KHÔNG CHO” là một hành động đạo đức ly tham tuyệt vời, người nào giữ gìn được như vậy, khiến cho mọi người yêu mến khâm phục, tôn trọng và tin tưởng, nhờ đó Phật giáo mới chấn hưng được nền tảng đạo đức nhân bản – nhân quả.
“TỪ BỎ LẤY CỦA KHÔNG CHO”là tiếng gọi đạo đức ly tham từ trong tận đáy lòng sâu thẳm của mọi con người khi họ còn có một chút lương tri, lương năng. Vì thế, làm người ai nỡ lòng nào lấy của không cho. Lấy của không cho là đi ngược lại với đạo đức làm người, là đi ngược lại với lương tri lương năng của mình, luôn luôn làm khổ người, làm khổ mình, khổ cả hai.
Tóm lại, giới đức ly tham “TỪ BỎ LẤY CỦA KHÔNG CHO” rất cần thiết và lợi ích rất lớn cho đời sống của mọi người đang chung nhau trên hành tinh này. Cho nên, làm người ai ai cũng phải nhìn nhận và chấp nhận hành động đạo đức đó là cao thượng, là tuyệt đẹp, là đem lại hạnh phúc cho muôn người, muôn nhà.
GIỚI HẠNH LY THAM TỪ BỎ LẤY CỦA KHÔNG CHO
“TỪ BỎ LẤY CỦA KHÔNG CHO”là giới hạnh ly tham, nó nhắc nhở cho mọi người rằng: “Làm người lấy của không cho là không phải là con người”. Người mà sống không đúng nghĩa làm người là một con thú vật mang lốt người. Phải không các bạn?
Cho nên, kẻ nào lấy của không cho, là sẽ bị pháp luật kết án rất nặng. Nếu không kết án nặng thì con người tham lam trộm cướp sẽ trở thành những con ác thú. Bởi lẽ ấy những kẻ trộm cướp trở thành những kẻ sát nhân một cách dễ dàng. Đó là một hiện thực mà hằng ngày báo chí đăng tin tức đã xảy ra khắp nơi trên mọi miền đất nước và trên toàn cầu. Vì thế, khi kết tội lấy của không cho là phải kết tội tương đương như tội giết người, thường kẻ lấy của không cho là những kẻ trộm cắp, cướp giật giết người. Vì thế, phần đông về tội giết người là do hành động lấy của không cho. Tội lấy của không cho là nguyên nhân gây ra án mạng giết người.
Muốn triệt tiêu nguyên nhân tội giết người thì phải tử hình tội lấy của không cho hoặc kết án chung thân khổ sai. Có như vậy xã hội mới có an ninh trật tự, mọi người mới được an ổn làm ăn, sinh mạng mọi người mới được bảo đảm, đất nước mới được phồn vinh thịnh trị.
Những người cầm cân công lý thì phải hiểu biết tội lấy của không cho là tội rất nặng trong các tội khác. Đạo Phật là một đạo từ bi nhưng khi người tu sĩ phạm giới này đều kết tội Baladi. Tội Baladi là tội tử hình, tội đứt đầu.
Nếu tội lấy của không cho mà chỉ phạt đôi ba tháng tù thì chúng tôi tin rằng kẻ lấy của không cho không bao giờ sợ. Giống như người ta bắt cóc bỏ đĩa. Và như vậy kẻ lấy của không cho sẽ tái phạm và tái phạm nhiều lần cho đến khi gây án mạng. Nếu không trừ ngay nguyên nhân gây án mạng này thì hậu quả sẽ vô cùng khốc hại và đau xót. Khi có người chết do nạn trộm cướp, những người lấy của không cho chỉ có tội tử hình như trong giới luật Phật thì xã hội mới có trật tự an ninh, và sinh mạng của mọi người dân mới được bảo đảm.
Một đất nước muốn được thịnh vượng thì pháp luật phải được nghiêm minh. Pháp luật được nghiêm minh thì phải trừng trị tội nhân lấy của không cho cho xứng đáng thì nạn trộm cướp sẽ chấm dứt, nếu không trị toi nặng như vậy thì nạn trộm cướp càng lộng hành và tăng trưởng, khiến cho những người dân lương thiện sống có đạo đức bất an và đau khổ.
Trong chùa là nơi tu hành, mỗi tu sĩ đều phải chấp hành nghiêm chỉnh từ bỏ lấy của không cho... Khi đã khoác chiếc áo cà sa, cạo bỏ râu tóc đó là một hình thức đạo giải thoát, đạo buông xả, là một hình ảnh Thánh đức, Thánh hạnh của một vị Tỳ Kheo Tăng, Tỳ kheo Ni. Thế mà tu sĩ Phật giáo dám cả gan lấy của không cho thì còn nghĩa lý gì là một tu sĩ Phật giáo đức hạnh nữa. Phải không các bạn? Cho nên đức hạnh rất cần thiết cho người tu sĩ để làm gương sáng cho người đời soi. Thế mà, tu sĩ lại phạm giới, phá giới sống vô đức hạnh thì còn nghĩa lý gì là tu sĩ nữa Phật giáo nữa. Những người tu sĩ như vậy có xứng đáng là tu sĩ nữa không? Thưa các bạn!!!
GIỚI HÀNH LY THAM TỪ BỎ LẤY CỦA KHÔNG CHO
“TỪ BỎ LẤY CỦA KHÔNG CHO”là một giới hành ly tham, vì thế hằng ngày chúng ta thường nhắc tâm mình: “Từ bỏ lấy của không cho, lấy của không cho là một hành động xấu ác làm khổ người, làm khổ mình”. Nhờ có nhắc tâm như vậy thì giới luật này các bạn mới giữ gìn trọn vẹn và nghiêm chỉnh.
Người lấy của không cho là người tham lam, ích kỷ nhỏ mọn. Vậy làm người chúng ta nên “từ bỏ lấy của không cho”.
Hành động từ bỏ lấy của không cho là một hành động cao quý mang đầy đủ tính chất ly tham, ly dục, ly ác pháp. Tự sống bằng mồ hôi nước mắt của mình là hạnh phúc nhất ở thế gian này, là người xứng đáng làm Người, làm Thánh, là những người được mọi người quý mến và tôn trọng.