59-PHÂN BIỆT GIAI ĐOẠN TU VÌ NGƯỜI VÀ VÌ MÌNH
LỚP NGŨ GIỚI NÂNG CAO 59-PHÂN BIỆT GIAI ĐOẠN TU VÌ NGƯỜI VÀ VÌ MÌNH
LỚP NGŨ GIỚI NÂNG CAO 59
PHÂN BIỆT GIAI ĐOẠN TU VÌ NGƯỜI VÀ VÌ MÌNH
Trưởng Lão Thích Thông Lạc
Ngày giảng: 09/08/2008
Người nghe: Tu sinh
Thời lượng: [01:02:10]
Tên cũ: Cần Thông Suốt - Bảy Tháng Chứng Đạo
Số lượng: 65 pháp âm
1- CÁC LỚP BÁT CHÁNH ĐẠO
(00:00) Trưởng lão: Đến đây Thầy sẽ nói để cho mấy con hiểu được cái phước của sự tu tập, chúng ta phải cố gắng, cố gắng từng phút từng giây tu tập.
Mấy con sẽ còn hỏi, thưa hỏi Thầy gì thêm thì cứ hỏi, mà không thì mấy con hỏi thêm. Thầy nói như vậy là gạn lọc hết những sự tu tập để mấy con hiểu biết. Mà đồng thời để mấy con ráng cố gắng mà Thầy chọn lọc mấy con đi vào sự tu tập kế tiếp, một giai đoạn mới. Để chúng ta không phải còn giậm chân tại chỗ nữa, mà tiến tới từng giai đoạn. Và mấy con đã từng, Thầy để ý, mà mấy con đã đạt được chỗ tâm bất động, thanh thản. Tuy rằng cái thời gian nó không dài, nó ba mươi phút. Mà thầy đã nói thì mấy con người nào mà đạt được ở trong tâm của mình được rồi, thì mấy con biết Thầy nói không sai.
Và những người đó được Thầy sẽ cho sống gần bên Thầy. Ở trong số chúng mấy con đây, một số người được sẽ gần bên Thầy, sẽ tu tập gần bên Thầy đi qua một cái giai đoạn thứ hai, tức là chúng ta không còn tu Tứ Chánh Cần nữa. Nghĩa là Pháp của Phật bắt đầu chúng ta vào tu là tu Tứ Chánh Cần, nhưng mà chứng đạo thì chúng ta phải tu pháp Tứ…
Cho nên Tứ Chánh Cần tu xong rồi, chứ không phải là muốn tu pháp nào, tu đại đâu, không phải đâu. Phật pháp có từ thấp đến cao nó rõ ràng. Bát Chánh Đạo mấy con thấy: từ Chánh Kiến cho đến Chánh Định đâu đó nó rõ ràng, chứ không phải nói pháp Phật chỉ có một pháp duy nhất, tu vô cái chứng liền, không phải đâu, không có đâu. Đức Phật có lớp lang hẳn hoi, hoàn toàn. Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo thì cái pháp nào trước cái pháp nào sau, đức Phật đều vạch rất rõ. Chứ không phải là muốn tu lấy đầu tu đuôi, đuôi tu đầu không được đâu.
Cho nên ở đây mấy con thấy từ cái chỗ tu Tứ Chánh Cần ngăn ác, diệt ác để đi dần đến Tứ Niệm Xứ. Mà trong Bát Chánh Đạo thì các con thấy đức Phật xác định cái lớp Tứ Chánh Cần là cái lớp Chánh Tinh Tấn, cái lớp Chánh Tinh Tấn, trong Bát Chánh Đạo nó là Chánh Tin Tấn. Mà cái lớp Tứ Niệm Xứ đó là lớp Chánh Niệm. Đó, các con thấy, Chánh Niệm rồi mới tới Chánh Định chứ. Các con thấy Bát Chánh Đạo nó đã xác định được những cái pháp mà chúng ta tu học.
Còn bây giờ mấy con vào lớp mà học giới luật đức hạnh, thì từ Chánh Kiến cho đến Chánh Mạng của mấy con không phải là cái lớp giới luật sao? Phải học phải thông suốt: “Những gì thông suốt cần phải thông suốt”. Cho nên đức Phật nói từ cái lớp Chánh Kiến cho đến Chánh Mạng, đó là những gì thông suốt cần phải thông suốt. Còn bắt đầu tới Chánh Tinh Tấn thì mấy con pháp tu rồi, những gì tu tập cần tu tập. Thì các con thấy tám cái lớp của Phật mà ba cái lớp tu, năm cái lớp học, các con hiểu chưa?
(02:21) Mà vì từ lâu tới giờ mình tổ chức chưa chặt chẽ. Các con có nghe cái lớp Chánh Kiến của Thầy mà dạy đầu tiên không? Thầy định, Thầy dạy mấy con suốt cho tới lớp Chánh Mạng, rồi mới dạy tu Tứ Chánh Cần, có phải không? Từ từ, nhưng mà nó không đủ duyên, cho nên cái lớp học nó không. Lẽ ra nó lần lượt từ Chánh Kiến đó mà dạy cho mấy con từng giới luật, tất cả những cái đức hạnh để cho mấy con thông suốt những giới luật, đức hạnh của đạo Phật, là suốt ở trong năm cái lớp đó.
Bởi vì tri kiến chúng ta là Tri Kiến Giải Thoát. Các con nghe câu nói như thế này, đức Phật cái bài Niệm Hương của mình: “Giới hương, Định hương, Dữ huệ hương”. Ba cái Giới - Định - Tuệ rồi, cái đường lối của đạo Phật là ba cái rồi. “Giải thoát, Giải thoát tri kiến…”. Nhưng cái cuối cùng, cái “giải thoát” là cái gì? Cái ý thức giải thoát của chúng ta, cái tri kiến giải thoát của chúng ta! Nếu mà Giới luật không thông suốt thì không thể nào tu Thiền định được. Mà tu Thiền định không được thì Trí tuệ làm sao phát triển được? “Giới hương, Định hương, Dữ huệ hương”, các con nghe cái bài. Nhưng mà phải thực hiện cái cuối cùng của nó ở trên năm cây hương này. Cái cuối cùng của nó là cái chúng ta đang thực hiện, tức là Tri Kiến Giải Thoát hương, các con thấy chưa?
Nếu không có tri kiến của chúng ta thì Giới - Định - Tuệ không bao giờ có. Một người tu ngu si thì không bao giờ. Bắt đầu vào chúng ta phải lấy tri kiến- Tri Kiến Giải Thoát, mà Tri Kiến Giải Thoát tức là phải thông suốt Giới luật, đức hạnh. Thì do đó chúng ta Xả. “Giới sanh Định” thì bây giờ bắt đầu có Định, chúng ta mới nhập các Định. Mà chưa có Định thì làm sao nhập các Định? Thì do đó mấy con thấy sự tu tập mấy con cụ thể, rõ ràng, không sai Bát Chánh Đạo, pháp nào ra pháp nấy.
(03:56) Cho nên hôm nay Thầy dạy mấy con, mấy con biết các con đang ở lớp nào. Tứ Chánh Cần tức là đang ở lớp Chánh Tinh Tấn trong Bát Chánh Đạo, lớp thứ sáu. Coi như là mấy con đã nhảy lớp học. Tuy rằng mấy con học, những cái lớp mà mấy con đang học giới luật đức hạnh, đó là mấy con đang học những cái lớp Chánh Kiến tới Chánh Mạng mà thôi, nhưng mà mình dạy nhảy lớp. Bây giờ tuổi đời của mấy con mà kéo dài cho học hết những lớp này mà không nỗ lực tu Tứ Chánh Cần thì mấy con đâu có được giải thoát đâu, chỉ học để hiểu thôi.
Cho nên do như vậy mà mấy con phải áp dụng ngay Tứ Chánh Cần trong sự học. Rồi nếu mà đạt được mức định của tâm mình rồi, thì Thầy đưa qua ngay liền Chánh Niệm để mà tu tập Tứ Niệm Xứ. Và ở trong đây thì có người sắp sửa tu Tứ Niệm Xứ được. Thầy nói vậy không có nghĩa là sách tấn mấy con, mà nói thật đó mấy con. Có người đã tu tập Tứ Niệm Xứ trong số các con bên nam.
Vậy thì mấy con hãy cố gắng được như huynh đệ của mình những người đi trước, rồi mình sẽ lần lượt mình sẽ theo sau. Mà khi mà theo Thầy rồi, mà qua đó rồi, một người là phải chứng đạo một người, mà hai người là phải chứng đạo hai người. Thầy không bao giờ mà đưa qua một cách mà cạn cợt nữa.
2- PHẬT LÀM ĐƯỢC, CON NGƯỜI CŨNG LÀM ĐƯỢC
(05:09) Kim Quang, là vì Thầy thấy quá tội, có một mẹ con ở bên Mỹ mà quá ham tu. Rồi bà mẹ cũng chấp nhận vui lòng, cho nên Thầy mới cho qua đây sớm. Nhưng Thầy thấy đúng là quá khó chứ không phải dễ mấy con.
Cho nên, ngay từ ở trong cái giai đoạn này mấy con tập được vững vàng, mấy con đến Thầy, thì mỗi người đều là một người chứng quả A La Hán. Chứ Thầy không có thể mà qua bên Thầy, mà còn như cái lớp bảy tháng tu chứng đó mấy con. Cái lớp bảy tháng là hỗn tạp, tập trung vô tu cho đông, chứ sự thật chất lượng chưa có đâu mấy con. Còn ở đây chất lượng hoàn toàn mới cho vào, để rồi mỗi người mà được qua là một vị A La Hán đó mấy con. Nhớ kỹ! Chứ không phải qua đó để mà ngồi đó, mà kéo dài thời gian nữa đâu, không phải đâu!
Để nó bảo chứng rằng con đường của đạo Phật thực tế là chúng ta tu chứng hoàn toàn. Các con biết khi một người mà tu chứng của chúng ta nó sẽ làm rúng động thế giới, đâu phải có một mình riêng Thầy. Cho nên các con biết hiện giờ ở trên Đà Lạt họ như thế nào? Họ họa cái hình Thầy thật lớn, soi ra cái hình Thầy thật bự, họ để. Chỉ có mình Thầy tu được, thôi chứ không có ai tu được hết. “Chúng ta chỉ đảnh lễ Thầy thôi”. Các con biết họ tôn xưng Thầy như vậy thì cũng như tôn xưng ông Phật để thờ thôi, chứ còn không ai mà làm được như Thầy.
Nhưng mà hiện giờ mà mấy con tu được, bằng chứng là không phải Thầy mà còn có mấy con, mấy con hãy ráng! Thầy biết pháp của Phật tu chứng, chứ đâu phải không chứng đâu. Nó không phải khó mấy con, mấy con ráng là mấy con sẽ được giải thoát, và đồng thời sẽ phá đi những cái tư tưởng sai. Bởi vì họ thấy Thầy tu quá khó mà, họ là con người làm sao làm được, chỉ có Thầy làm được, Phật làm được, chứ còn họ làm đâu được! Nhưng mà không ngờ rằng mấy con làm được thì họ không còn nói cái lời nói đó nữa. Lời nói đó là lời nói, Thầy nói là độc đáo lắm à mấy con, độc ác lắm mấy con! Làm cho người ta không dám tu nữa. “Thầy tu được, Phật tu được, mình có phải được như Thầy như Phật đâu mà tu? Thôi mình tu cầm chừng, cầm chừng là được rồi”. Các con hiểu điều đó.
Thầy nói bây giờ thí dụ như đến đây mà giết Thầy, nó không bằng họ làm cái điều đó, chặn đứng cái sự tu tập bao nhiêu người. Họ đến họ đảnh lễ, cũng như mà bây giờ người ta đến chùa, người ta lễ Phật, nhưng mà người ta làm như Phật không được. Người ta đã có cái mặc cảm, người ta thấy cái sức con người không làm được như Phật rồi, thì làm sao người ta tu được mấy con?
Còn người ta thấy người ta còn tu được, người ta sẽ làm được như ông Phật. Ông Phật không phải hay ho gì đâu, có phải không mấy con? Thì người ta sẽ làm được! Mà người ta đã mặc cảm, người ta cho rằng- người ta tự ti- người ta cho rằng người ta không đủ sức làm rồi. “Bây giờ những bậc đó chỉ còn thờ, đảnh lễ họ thôi chứ không có làm sao mình làm được đâu”, thì đó là một cái độc đáo lắm của Đại Thừa. Thầy nói thật nguy hiểm, ghê gớm! Nó tôn lên cho cao để rồi nó để đó thành bù nhìn đó mấy con. Nó lấp mất đường đi của đạo Phật hết, Thầy thấy. Chứ không phải là ca ngợi như vậy là tốt lành đâu, mà chính đó là cái lối thủ đoạn ghê gớm.
(07:42) Như bây giờ mà chúng ta cứ đảnh lễ Phật, mà chúng ta nghĩ mình không làm như ông Phật Thích Ca được. Khi có Thầy tu tập rồi, Thầy xác định: “Ông Phật Thích Ca làm được, con người làm được!” Thầy là con người hiện tại cũng làm chủ được sanh, già, bệnh, chết chứ. Thì rõ ràng có nghĩa là đâu có phải có mình ông Phật. Thì bây giờ mà mấy con mà làm được nữa thì xác định được đâu phải có mình Thầy, có phải không mấy con thấy?
Là mình đã đập dẹp ba cái tư tưởng của Đại Thừa xuống đó. Tư tưởng của những cái người tu mà không đạt được đó. Họ sẽ dựng lại những điều này để mà họ phá nát hết cái đường lối của đạo Phật. Họ làm mất tư tưởng, tư tưởng tự lực của một con người. Con người chúng ta có đủ cái lực để mà chúng ta tu tập: “Ý làm chủ, ý tạo tác”. Thì các con thấy tất cả cái điều này đức Phật đã xác định trong Kinh Pháp Cú rất rõ ràng mà. Thế mà bây giờ chúng ta có cái ý thức như thế này mà chúng ta không làm chủ. Do cái tư tưởng đó làm sao làm chủ? Các con hiểu. Nó làm cho chúng ta mặc cảm, chúng ta tự ti, chúng ta thấy con người chúng ta yếu đuối.
Còn đối với Thầy sách tấn mấy con. Thầy nói mấy con người nào cũng tu được, mấy con phấn khởi lên liền. Mà không có Thầy nhắc nhở, chắc các con nghe mấy ông thầy Đại Thừa, chắc: “Thôi Phật tu, chứ mình tu không được. Thôi Thầy Thông Lạc tu, chứ như mình thôi đừng có xớ rớ. Trời đất ơi! Thầy ăn lá cây rừng được mà mình ăn được sao? Thầy ăn một bữa được, chứ mình ăn một bữa được không mà tu? Đừng có rớ rớ tới chuyện mà giải thoát, không có được đâu! Tuy ai nghe nói cũng vậy mà mới vô ăn ngày một bữa cái bắt đầu nghe nó mệt, nó đói, nó khát, nó khổ sở. Thôi rõ ràng rồi, chỉ có ông thầy Thông Lạc làm được, chứ còn ai mà làm được?”. Đó là một cái điều nó làm cho chúng ta, nó nhụt cái chí của chúng ta, mặc cảm cái sức lực của con người chúng ta.
Cho nên ở đây Thầy nhắc nhở, khéo léo nhắc nhở mấy con để thấy. Không phải! Một con người nào cũng tu được hết, chẳng có người nào mà không tu được! Chỉ có ý chí, chỉ có quyết tâm, chỉ có gan dạ vượt qua những cái cảm thọ chúng ta là đạt được. Cố gắng mấy con! Không có người nào là không tu được.
3- DÙNG PHÁP TRỊ BỆNH
(09:24) Nhưng hiện giờ, tại sao mấy con thấy niệm mình còn nhiều? Thì mình xét, niệm còn nhiều là tại vì mình chưa có thật xả, thật ly hết. Bởi vậy Thầy mới nhắc nhở mấy con, đời sống của chúng ta quý lắm. Mà ba cái nhân quả này: nào là vợ con, nào là gia đình, cha mẹ, nào là của cải tài sản. Đi tu rồi chứ còn miếng đất được gia đình chia, bây giờ không biết để đâu đây? Cái này là cái đau khổ của mấy con. Bỏ xuống hết đi! Cho ai đi cho rồi! Rồi có người bán đất rồi, gởi ngân hàng, bây giờ đi vô tu rồi, không biết đây mai mốt Thầy có cho ra ngoài đó để mà rút ra không nữa đây? Tất cả những cái này, đừng có sợ đói!
Thầy nói ông Phật ngày xưa đi ôm bình bát xin, người ta không cho, về ngồi thiền không phải khỏe hay sao? Ở đó mà sợ đói. Đói làm cái gì? Để phòng ngừa à? Để lỡ sau này có gì bệnh đau đồ. Trời ơi! Đi tu làm chủ bệnh đau mà giờ còn để ngừa, để mai mốt đi nhà thương nữa à? Tu hành cái gì lạ lùng vậy? Tu là làm chủ bệnh đau mà còn ngừa? Phòng ngừa để tui gửi tiền bạc, mai mốt lỡ có đau đi nhà thương có tiền, để không thì nhà thương đuổi ra, không có tiền?
Sự thật ra Thầy thấy thực sự cái lo lắng này cái lo lắng thừa, không có đúng. Đi tu rồi mà còn sợ, sợ ba cái chết chóc gì, ai lại không chết?
Đó là những cái mà tư duy, suy nghĩ cho kỹ. Quyết định tu là phải làm chủ cái sự sống chết, phải làm như vậy. Chứ không có được mà nói là tu chơi chơi, tu còn đi bệnh viện. Ở đây không có bệnh viện nữa. Người nào mà bệnh, mà vô đây tu là người đó muốn chết. Đã bệnh mà vô đây tu, còn cái chỗ nào mà tu mấy con?
Bây giờ để ở ngoài đời mà bệnh, mà vô đây tu thì không có khả năng mà tu nổi. Mạnh khỏe mà vô đây tu, rồi ở đây, từ cái chỗ mạnh khỏe này mà tu, nó có cái cơ bản rồi. Khi đau ốm thì chúng ta đuổi đi, chứ không phải chỗ này chỗ bệnh viện. Có bệnh rồi mấy con vô đây mấy con tu, làm sao mà mấy con biết cái gì mà tu? Thuở giờ có tập luyện, có an trú được, có nhiếp thở hơi thở được không? Bây giờ thở thoi thóp, thoi thóp mà làm sao tu? Cái chuyện gần chết, rồi mới vô đây mà để dùng Phật pháp mà trị bệnh là trị làm sao? Mấy con nghĩ sao?
(11:14) Chỉ bây giờ mấy con có bệnh đau, mấy con cứ đi bệnh viện, uống thuốc đi. Rồi về nhà rồi, người ta dạy cho mấy con cách thức để cho mấy con vừa dùng thuốc thang, vừa trị bệnh.
Còn những người tu sĩ mà vào đây rồi, mà quyết tâm tu thì xả bỏ, nhất định là không đi bệnh viện nữa, chứ người nào còn đi bệnh viện là dở! Thôi về nhà đi để đi bệnh viện, ở đây thì không có đi bệnh viện. Đó mấy con thấy chưa?
Mấy con mạnh khỏe, mấy con vào đây tu, thì nhất định là trong thời gian từ một tháng đến một năm mà ở đây tu rồi, thì mấy con có đủ cái phương pháp để đối trị. Không lẽ Thầy dạy nhiếp tâm, an trú, mấy con từ một ngày cho đến một tháng, mấy con tập luyện nhiếp tâm chưa được sao? Ít ra nó cũng được năm phút, ba phút chứ. Rồi từ năm phút, ba phút nó lên ba mươi phút, thì cho một năm sau đi, nó cũng phải được chứ. Thì tức là, nhiếp tâm được và an trú được là đẩy lui bệnh được rồi. Cái mục đích của Thầy là nhắm vào cái cảm thọ của mấy con để đối trị, cho nên mới dạy nhiếp tâm và an trú.
Còn cái chính của chúng ta để đi vào mà được giải thoát đó là Tứ Chánh Cần- ngăn ác, diệt ác; sanh thiện, tăng trưởng thiện. Để chúng ta đi sâu, đi xa, chứ không phải là chỗ nhiếp tâm, an trú này đâu. Các con hiểu chỗ đó.
Cho nên có nhiều người hiểu lầm Thầy dạy, tưởng là nhiếp tâm, an trú này chắc chắn sẽ đi vô Thiền Định, đi vô Tứ Niệm Xứ. Đâu phải cái chuyện vậy! Nhưng mà mấy con không tập nó, thì khi cái cơ thể của mấy con bị đau bệnh nhức thì mấy con lấy cái gì mấy con đuổi. Cũng như mấy con lấy cái gì mà đuổi vọng tưởng? Đâu phải tác ý, mà cái vọng tưởng thì nó dễ. Tác ý nó thì nó qua rồi nó khởi nữa, mà nó không có đau nhức gì mấy con hết.
Còn cái cảm thọ nó đâu phải dễ. Tác ý mà nó cứ trì trì, nó lì cái đầu, nó cứ đau hoài, làm sao đây? Cho nên buộc lòng chúng ta phải có cái sự an trú vào trong một cái đối tượng nào đó, để cái tâm nó không còn tập trung trong cái đau. Để nó giảm đi, để nó làm cho cái đau nó bớt đi, để chúng ta dễ chịu. Và đồng thời, để cho nó có sự an lạc của nó, các con hiểu. Cho nên vì vậy mà Thầy mới dạy nhiếp tâm, an trú.
Rồi nhiều khi mấy con thấy: “Tôi nhiếp tâm, tôi an trú không được”, thôi cũng bỏ luôn qua. Mai mốt bệnh nó tới nó thăm đây rồi biết, rồi biết khổ cái thân. Đó, Thầy nói thật sự mà, Thầy dạy đâu, có căn bản hết. Hễ dạy cái chỗ nào, mấy con ráng tập cho căn bản cái chỗ đó đi, cho đạt được cái chất lượng đó đi, rồi thôi. Chúng ta bỏ đó, chúng ta tu Tứ Chánh Cần: “Mày hở hở ra, cái thân có cảm thọ rồi mày biết. Tao nhiếp tâm, rồi tao an trú, tao đuổi mày đi ra liền tức khắc, chứ tao đâu có sợ”. Vì vậy, mà khi mình đã nhiếp tâm, an trú được rồi, mình coi cảm thọ như đồ bỏ mấy con. Nó không làm cho mình dao động tâm. Chứ còn mấy con chưa có, nghe nó đau nhức một cái là mấy con rụng rời. Mà nó ung thư nữa, nó bán thân, nó nằm liệt nữa thì thôi trời đất ơi! Chắc kiểu này chết. Làm sao đẩy lui được nó? Chỉ còn có nước mà đi về nhà nằm cho gia đình, con cháu, hay là em út gì nuôi, chứ kiểu này làm sao được?
(13:46) Còn huynh đệ ở đây, người ta cũng giúp đỡ mình được, chứ không phải không. Nhưng mình thấy quá nhọc, để cho quý thầy mà giúp đỡ mình thì người ta không bỏ, huynh đệ với nhau người ta không bỏ. Ở đây, nhất định là mấy con sẽ làm chủ, không có để cho ai nuôi mình hết, như vậy mới tu chứ! “Tôi là người tu, tôi chết ngồi chứ tôi không chết nằm”, mà giờ cứ nằm đó rên hù hù, hù hù, đau chỗ này, nhức chỗ này. Rồi thầy thì bóp tay, thầy thì bóp chân… Trời đất ơi! Thầy nói cái chuyện đó không có được. Ở đây không có chuyện như vậy.
Cho nên ngay từ phút này, đừng có dễ dãi, đừng có dễ duôi với thời gian. Nó sẽ đến vô thường, nó không có tha chúng ta chút nào đâu, bệnh đau nó sẽ đến với mấy con. Cho nên phải tu từng phút, từng giây kỹ lưỡng, hẳn hoi, tập trung lo mà tu tập. Đừng có dễ duôi với cái thân của chúng ta, không có được!
Có thân là có nghiệp, khổ lắm mấy con. Cho nên không biết Phật pháp thì thôi, đã biết Phật pháp thì một giờ, một phút phải nỗ lực thực sự. Tu phải có chất lượng, chứ không phải tu chơi, không phải tu qua ngày được. Tu thật sự. Thầy chuẩn bị cho mấy con cái vị trí để mấy con chứng đạo, mấy con phải nỗ lực. Thầy cất nhà cửa, Thầy mở mang những cái khu đó để cho ai đây? Không phải cho mấy con sao? Cho nên, mấy con phải ráng!
Đó, hôm nay, Thầy nói hết những điều này. Những cái lời dạy này nó sẽ thu trong băng, mấy con sẽ còn nghe lại. Mấy con sẽ còn nhắc đi, nhắc lại để sách tấn mình trên sự tu tập. Đến đây, Thầy xin chấm dứt.
(15:08) Hôm nay, Minh Nhân! Con cố gắng bảo vệ, tu tập, như vậy cố gắng! Thầy sẽ xem xét lại, rồi Thầy sẽ cho tu tập. Bởi vì có thân, mà cái thân nghiệp con nó lại tật nguyền nữa, cho nên phải ráng tu tập cho tới nơi tới chốn, chứ không có tu chơi, tu lơ mơ được. Cho nên ngồi lại mà nghiệm lại coi cái thân tâm của mình như thế nào? Cho nên phải nỗ lực thật sự tu tập. Cho nên cố gắng để đạt được.
Chơn Thành cũng vậy, con cũng lớn tuổi rồi, phải cố gắng xả hết tâm. Nghĩa là từ đây về sau không có, con cái đến đây: “Tụi bay về hết, ở đây tao chỉ còn biết mình tao thôi. Các con, các cái đều là có gia đình phải lo, làm cho đúng đạo lý của gia đình, phải biết thương nhau. Đừng có gây lộn xộn với nhau, làm tao tu không được thì tụi bây có tội đó”. Nhắc nhở mấy đứa con, mấy đứa cháu cho nó hoàn tất được, để rồi lo một mạch đi tới nơi, tới chốn. Bây giờ, giai đoạn này là giai đoạn để cứu lấy mình. Thời gian mấy con không còn xa.
Nhớ lời thầy, phải tập luyện cho hẳn hoi, hoàn toàn, xả tâm cho sạch sẽ. Con cái bảo nó: “Đừng có về thăm nữa, để cho tao yên tu!”. Chứ không nó chạy tới, nó chạy lui thăm, nó cái ái kiết sử đó, nó làm cho chúng ta khó khăn đó. Cho nên khuyên chúng nó, bảo chúng nó.
Giờ phút này là giờ phút cuối cùng, để con được Thầy tuyển chọn qua cái khu vực để thực hiện cái giai đoạn cuối cùng để chứng đạo. Mà nếu còn cái dây mơ rễ má này lôi tới, lôi lui thì không bao giờ đạt được. Con phải cố gắng, phải cố gắng hết mình!
Cho nên cắt đứt hết, coi như là chúng ta là người đã quyết xuất gia rồi, thì cắt ái ly gia. Các con nghe câu nói “cắt ái, ly gia” không? Ly gia mà, đâu còn cái ái kiết sử được? Cho nên phải đoạn dứt, thật dứt cái chỗ này để chúng ta mới giải thoát được, chứ không đoạn dứt…
Trong các con ai có những cái điều kiện của gia đình, thì ngay bây giờ, phải chấm dứt liền. Nhất là mấy con lớn tuổi thì phải thực sự cắt đứt liền, đoạn liền, không có được để nó dính dấp bằng cách này, bằng cách khác thì chúng ta khó mà vào sự tu tập cho đến rốt ráo. Phải nhớ kỹ lời Thầy dạy! Đến đây Thầy chấm dứt. Mấy con chắc còn thưa hỏi Thầy gì không? Không có thì Thầy sẽ ra. Thầy còn rất nhiều công việc mấy con.
4- ĐỘC CƯ, ĐỘC BỘ, ĐỘC HÀNH
(17:23) Trưởng lão: Con hỏi Thầy.
Tu sinh: Thầy cho con hỏi: … sư Giác Thường ở ngoài đó, sư thiếu cái cục xà bông. Sư không ra được nên sư viết giấy sư gởi con, nhờ con xin hộ giùm sư đó Thầy.
Hôm qua sư Giác Thường gặp nhau ở ngoài chỗ khất thực (…) Con xin Thầy chỉ dẫn thêm con làm vậy có được không?
Trưởng lão: Đúng rồi con, được. Bởi vì con ở gần bên sư Giác Thường đó, mà con giúp đỡ vậy là quá tốt. Không nói chuyện tào lao. Sư Giác Thường cần gì thì đến nói, rồi con xin. Rồi con đem đến thất sư, nhẹ nhàng con để trước thất sư rồi con về, không nói gì hết, như vậy là đúng. Bởi vì sư cũng giữ hạnh đúng.
Sư thiếu thì sư xin, mà bây giờ biết xin ai bây giờ? Nói con, con vô xin cô Út hay hoặc ai, để cho sư giữ cái hạnh độc cư của sư trọn vẹn đi. Thì do đó, con coi như là trợ giúp cho sư khi sư đến xin, coi như xin con đó, thì con đến con xin cô Út đem ra cho sư những thứ cần dùng. Những cái gì cần thiết thì sư cứ đến, hoặc là sư sẽ viết giấy, sư để vào thất con. Hoặc là gặp con sư hỏi xin cái vật đó rồi, thì con cũng không nói chuyện gì, cũng không hỏi sư tu được cái gì không, không hỏi thăm gì hết. Hoàn toàn không ai nói chuyện gì hết, rồi ai đi nấy, và con giúp đỡ cho sư thôi.
Thậm chí thí dụ như sư không đi khất thực, thì con khất thực giùm sư cũng được, đem về để giúp đỡ sư trong cái sự tu tập. Không có gì đâu, cái đó không có lỗi. Đừng nói chuyện ngoài, chuyện gì hết, chỉ giúp đỡ cái cần giúp đỡ đó thôi thì được. Con ráng giúp đỡ cho sư. Hôm nào Thầy sẽ qua, Thầy cố Thầy giúp đỡ, để mà sư tu cho đúng, để khỏi uổng cuộc đời. Sư cũng lớn tuổi rồi, tội lắm mấy con.
Tu sinh: Con hỏi thêm về sư Giác Thường, giai đoạn của sư Giác Thường thì lúc này chỉ có xả tâm, chứ đâu có được đọc sách phải không ạ?
(19:31) Trưởng lão: Không con, không! Bây giờ sư Giác Thường thì coi như là đọc sách nó bị động rồi. Bây giờ cứ lo xả tâm thôi, không có thể học thêm gì được nữa hết. Các con bên này thì các con còn học. Chứ còn sư Giác Thường đã vô khu đó rồi mà đọc nữa thì thôi rồi. Không được. Nó chỉ có ở đây từng tâm niệm xả thôi. Nghĩa là mình hiểu được bao nhiêu mình xả bấy nhiêu, chứ không có được đọc sách nữa.
Bởi vì cái giai đoạn này là giai đoạn để chuyển biến đi vào Tứ Niệm Xứ. Mà tại vì, thay vì sư phải tu Tứ Niệm Xứ, nhưng hôn trầm, thùy miên, loạn tưởng nó đến nhiều quá, nó không phải là cái tâm bất động. Hồi ở ngoài này tu tập thì trong ba mươi phút, thì sư khéo léo nhiếp tâm, thì nó không vọng, cho nên sư nghĩ rằng mình không vọng. Nhưng mà vì nhiếp tâm ức chế cái ý thức, chứ không phải là do xả tâm mấy con. Cho nên qua bên đó nó đổ ra, con hiểu chỗ đó chưa? Hôn trầm, thùy miên nó cũng đổ ra. Do cái chỗ mà mình nhiếp tâm ức chế cái vọng tưởng của mình. Mà các sư thì coi chừng, các sư tu hay thường bị lọt trong các pháp ức chế, nó kẹt ở chỗ đó đó con. Cho nên, vì vậy mà Thầy giúp đỡ cho sư để sư xả thôi, bây giờ không có nên đọc sách nữa.
Tu sinh: Thế gian của người quyết tâm tu thì có vọng tưởng thì xả tâm là biết cách thức tu tập…
Trưởng lão: Đúng rồi, nhưng mà điều kiện là bây giờ không còn tâm thư, tâm thiếc gì hết, mà chỉ có lấy ruột gan của mình xả đó thôi. Coi như là không có bị cái pháp nào hết, mà chỉ còn có lấy cái ý thức của mình nhìn cái tâm của mình hằng ngày để mà xả ra. Thì như vậy nó mới tiến vô, mới đi gần Tứ Niệm Xứ mới được.
(21:14) Chứ còn đọc nữa thì thôi, Thầy nói thôi, coi như là mình đang tu Định Vô Lậu, đang quán đó. Còn này xả tâm chứ không quán. Con hiểu cách quán như thế nào? Ngồi tư duy, suy nghĩ: cái niệm này là nhân quả, cái niệm này là ái kiết sử, đó là quán. Còn đọc sách, có nghĩa là quán, đó Định Vô Lậu. Bởi vô cái giai đoạn này rồi thì nó không có Vô Lậu nữa, mà chỉ đuổi thôi, con hiểu không? Bây giờ nó khởi cái niệm thì tác ý: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự! Thì mày đi, ở đây không phải chỗ để mày đến”, thì nó đâu phải quán nữa con, chỉ có pháp tác ý thôi.
Sư Giác Thường hiện giờ là chỉ có cái thanh thản mà thôi.
Bây giờ đọc rồi mai mốt Thầy qua, Thầy tịch thu. Không có cho ở trong thất cái cuốn tập, sách nào nữa hết. Nghĩa là cái giai đoạn này là không có đọc chữ, không có đọc nghĩa gì nữa hết. Để không cái tờ báo mà đọc nát hết đó, không được. Nó cô đơn, nó đọc dữ lắm! Rồi nó làm động cái tâm, nó không có thanh tịnh. Đó con thấy không? Thật sự ra… Bởi vậy Thầy coi mấy người mà Thầy đưa qua đó, Thầy coi thử coi có ai nhét nhét cái tờ báo nào đó, trời đất ơi! Nó đọc hoài, đọc hoài, nó không có nhàm. Nó cô đơn đó con, nó đọc. Giờ nó có cuốn sách nào nó lật tới, lật lui, nó đọc hoài.
Mà nó không có để cho cái tâm thanh tịnh đâu, nó không để cho tâm nó yên đâu. Tại vì cái tâm nó, mà nó lừa đảo, nó nói đọc như vậy để cho nó hiểu, nó thông suốt, cho nên nó khoái đọc. Cách thức nó làm động tâm nó, chính tâm nó, nó làm động.
Lẽ ra sư Giác Thường này không nên đọc gì hết, đã mình vào đây độc cư, độc bộ, độc hành mà. Đâu có còn mang sách theo, thì làm sao độc hành được? Con hiểu không? Đã có cuốn sách thì không có độc hành đâu.
Đó, hôm nay cũng là một cái điều mà con hỏi để cho các sư, các thầy chuẩn bị cho mình vào trong thất rồi không phải là ngồi đó đọc sách. Có nhiều người đem cả một đống tiểu thuyết vầy vô thất: “Tui sống một mình, tui không nói chuyện với ai đâu”, nhưng mà tối ngày đọc tiểu thuyết không à mấy con. Ổng ngon quá, ông này không nói chuyện với ai hết, mà ông ấy đọc tiểu thuyết! Các con thấy chưa? Cái đó là một cái tai hại, chứ đâu có phải độc cư đâu.
Do đó, thì con hỏi như vậy cũng là cái để học chung với nhau mấy con. Để rồi Thầy sẽ ra, Thầy khích lệ thêm sư Giác Thường. Tội lắm mấy con! Một người quyết tâm tu mà sống như vậy, chịu đựng như vậy không phải là một chuyện dễ đâu. Mà nó sai thì nó không đi tới nơi, tới chốn, nó uổng phí cuộc đời. Cho nên Thầy không để mấy con uổng phí cuộc đời. Thầy đến Thầy giúp cho sư Giác Thường.
5- HAI GIAI ĐOẠN TU VÌ NGƯỜI VÀ VÌ MÌNH
(23:52) Tu sinh: Con xin hỏi thêm Thầy về học (…) của Thầy dạy về bây giờ phải tập sống vì người, vì tất cả chúng sanh, vì cuộc sống của người và của tất cả chúng sanh, chứ không phải sống cũng như vì mình nữa. (…) tạo ra cho mình. Con cũng có cái (…) mọi người đang đau khổ. Và tất cả chúng sanh cũng đều (…)
Ví dụ nhà con cũng có (…) Những cái con bò nó cực, nó khổ, nó kéo rồi bị rầy, hoặc là bị đánh, bị đập nó bị (…) thì những cái khổ của nó quá là đau khổ. Đôi khi thấy như vậy, con rất là thương. Thương con phải cố gắng tu, để cho làm cho được, để mà giúp lại những cái con đó - những con như con bò nó có duyên với mình. Con cũng hỏi thêm một số cái như vậy xin Thầy giúp cho tụi con để chánh kiến, để hiểu biết thêm (…), nhân quả, cách sống… Để có cách sống như thế nào để mà sống cho được cái đời sống: “vì tất cả sự sống của chúng ta”?
(25:41) Trưởng lão: À bởi vì học đạo đức, cũng như những cái bài học đạo đức con thấy cái đời sống: sống mọi người, chứ không phải là sống cho mình, con hiểu không? Cho nên vì vậy mà không những mà sống con người với con người, mà còn sống con vật với con người. Cho nên từ cái chỗ mà con thấy người ta bắt con trâu đi cày cực khổ, thì con trâu nó phải kéo cái cày cực khổ, nặng nhọc. Mà người ta còn đánh đập nó, thậm chí như nó què chân, họ còn lấy cây họ phang gãy giò nó nữa. Nó đi cà nhắc họ còn chẳng thương xót gì, mà đánh đập rất là thảm. Sự thật ra, cái con người nó không có đạo đức là nó như vậy. Nhưng mà lần lượt rồi cái đạo đức nhân bản – nhân quả nó sẽ thấm nhuần được mọi người, thì người ta sẽ thương con vật cũng như thương bản thân mình.
Còn bây giờ thì chúng ta chưa … Cái nền đạo đức của đạo Phật con mới học hiểu, con đã thấy cái tâm, cái lòng thương của mình đối với con vật. Mình nhớ ngày nào đó ở gia đình của mình, mình có nuôi con vật mình thương, đó là cái đúng, cái điều con đã hiểu.
Nhưng mà không phải hiện bây giờ, cái nhiệm vụ, trọng trách của con không phải là hiểu để rồi sống như vậy. Bởi vì cái hoàn cảnh, cái môi trường sống của con là hiện giờ là môi trường sống tu. Tu để giải thoát. Cho nên, thí dụ như chẳng hạn là như sống vì mọi người, đó là cái giai đoạn đạo đức, và cái giai đoạn tu chứng. Còn cái giai đoạn mà tu chưa chứng thì chỉ còn nghĩ mình, như bây giờ sư Giác Thường, phải lo cho sư. Các con phải lo cho các con. Để khi nào các con chứng đạo rồi, thì các con mới sống cho mọi người.
(27:12) Còn bây giờ trong giai đoạn mấy con học đạo đức, học giới luật đức hạnh, thì mấy con vừa học, vừa áp dụng cho đời sống của mình đối với mọi người, đối với mọi loài vật. Đó con sẽ sống vì mọi người, mọi vật. Các con hiểu không? Học đạo đức của cái giai đoạn đó.
Nhưng mà tới giai đoạn Thiền Định, Tứ Niệm Xứ mà các con sống cho mọi người nữa thì thôi, Tứ Niệm Xứ mất, không vô. Các con hiểu chưa? Cho nên phải biết, cái giai đoạn nào mình làm theo cái giai đoạn nấy.
Bởi vì đạo Phật mục đích nó giải thoát cho được chính mình rồi, bắt đầu bây giờ mình sống, lấy cái sự sống mình còn lại mình sống cho mọi người hết, chứ không phải sống cho riêng mình. Mình sống không phải sống cho mình, mà sống cho mọi người. Vì mọi người khổ mà mình phải khổ với họ, để cho mình chia sẻ, mình phải làm cái gì để đem lại sự lợi ích cho họ.
Còn trong cái giai đoạn mà tu Tứ Niệm Xứ thì nói sống cho mọi người, có người lại nói chuyện, họ than phiền gì đó, thôi mình cũng giúp đỡ họ bằng cách này cách khác, thì mất Tứ Niệm Xứ mấy con rồi. Tu như vậy không tới rồi. Mà ác pháp thì luôn luôn, tu Tứ Niệm Xứ là ác pháp nó xảy ra, nó sẽ gặp cái điều đó. Nó làm cho mấy con không có vào được, trong khi cái chuyện này, chuyện kia.
Cũng như bây giờ mình đang tu bình thường vầy không có. Mà khi vô trong thất tu rồi cái bắt đầu thơ nó báo gia đình bây giờ có cha mẹ mình chết, hay con cháu mình đi nhà thương hay gì đó. Trời đất ơi! Cái kiểu này cái tâm mình nó làm sao đây? Mà trong lúc đó mấy con biết rồi, trong lúc mình đã cái tâm mình bất động nó từ một giờ, hai giờ rồi. Mà nó có những cái hung tin, những điều kiện nó quan trọng như vậy, thì mấy con làm sao đây?
Chặt bỏ hết mấy con! Bởi vì ly gia cắt ái. Lúc này là chỉ còn cái chỗ: “Một là mình chết, hai là chứng đạo”, chứ còn không cần biết xung quanh nữa. Vào Tứ Niệm Xứ rồi, mấy con mà gia đình mà chết thì chịu đó, chứ mấy con đừng có nói chuyện mà cha mẹ chết mấy con về.
Ở đây, trong cái giai đoạn học giới, nó là cái giới là mình phải sống vì mọi người, phải sống đức hạnh. Nhưng mà ở giai đoạn mà cứu cánh để cho mình ra khỏi sự sanh tử luân hồi, là chặt hết đó, không còn cái ác pháp nào mà tác động được mấy con. Tới chừng đó mấy con sẽ biết. Mấy con mà rút lui, mấy con ra mà nói “Bây giờ cha tui chết để tui về tui chôn cất, hay hoặc là cha tui đau để về nuôi vài bữa để báo đáp ân”. Thì thôi cứ đi đi, đừng có vô Tứ Niệm Xứ nữa mà tu.
(29:11) Thầy nói thật sự mà, Tứ Niệm Xứ mà mấy con vào tu Tứ Niệm Xứ rồi, chết thì mấy con nằm đó chết, chứ mấy con không có được rời khỏi cái thất của mấy con. Bởi vì đức Phật nguyện như thế nào mấy con? Khi chọn cội Bồ Đề, đức Phật chọn xong rồi mới tu tập, thì đức Phật nói: “Nếu không chứng đạo, thà chết dưới cội Bồ Đề, chứ không rời khỏi cội Bồ Đề”. Các con nghe lời đức Phật? Khi mà quyết định cái đời tu hành của mình để chứng đạo, thì nhất định là chết. Lúc bấy giờ mà vua cha, hay hoặc là ai, bất kỳ một người nào mà đến nói rằng: “Vua cha sắp chết rồi, ông phải về đi”. Nhất định ông Phật nói: “Thà chết, chứ không rời cội Bồ Đề” mà. Giờ ai chết mặc ai, chứ đừng có nói.
Cho nên ở đây mà Thầy nói bước qua Tứ Niệm Xứ rồi. Vì vậy mà Thầy xác định được trong cái giai đoạn mà đức Phật ngồi dưới cội Bồ Đề là đức Phật đã tu Tứ Niệm Xứ, chứ không phải. Bởi vì như vậy rõ ràng, đức Phật sau này mới xác định cái Tứ Niệm Xứ: “Bảy ngày, bảy tháng, bảy năm” cho chúng ta biết được cái thời gian chứng đạo. Chứ nếu mà không tu Tứ Niệm Xứ, làm sao đức Phật biết được tu chứng đạo trong thời gian như vậy, mà ngồi dưới cội Bồ Đề bốn mươi chín ngày chứng đạo? Rõ ràng bốn mươi chín ngày nó nằm trong cái thời gian nào? Thời gian bảy tháng mấy con. Đức Phật đã xác định được. Như vậy là rõ ràng đức Phật đã ngồi dưới cội Bồ Đề là tu Tứ Niệm Xứ mấy con.
Đó, thì như vậy mà Thầy nói. Cho nên trong cái giai đoạn này, cũng nhờ con mà hỏi, thì Thầy mới nói thêm cho biết là khi mà vào Tứ Niệm Xứ tu tập rồi, mà được Thầy đưa qua đó rồi, bây giờ cha mẹ chết là mặc cha mẹ. Bây giờ không có hiếu, hiếu gì nữa hết. Cái hiếu là sau khi tu chứng rồi, mình độ cha mẹ mới thật là đại hiếu. Còn bây giờ mấy con có về làm ma chay, hoặc là mấy con có về mà đút muỗng cơm, cái đó là hiếu của phàm phu, chứ không phải là hiếu của người tu chứng. Chết rồi mấy con biết cha mẹ mình đi đâu không? Nếu mấy con tu không chứng, thì làm sao mấy con độ được cái linh hồn người, cái nghiệp người? Mấy con hiểu chưa?
Cho nên vì vậy mà trong cái giai đoạn mà bước qua được Tứ Niệm Xứ rồi, thì nhất định một là chết, hai là chứng đạo, chứ không còn cách nào khác nữa, không có hung tin nào, không có gì. Bây giờ con cái chết thì bỏ, ở nhà lo. Đi tu rồi thì không có ai mà về lo ma chay cái chuyện này, cũng không ai mà vô nhà thương mà nuôi cái này. Đây là nhân quả, nghiệp báo, chứ đâu có phải mà đem cái tình cảm. Cho nên vì vậy mạnh mẽ chúng ta phải.
(31:15) Cho nên mình sống vì người, Thầy nói vì người là lúc mà cái giai đoạn học giới luật: vì người, mà giai đoạn sau tu chứng là vì người.
Mà giai đoạn quyết định làm chủ sự sống chết, giai đoạn Tứ Niệm Xứ là không vì người, không vì ai nữa hết, mà vì mình nè, đó là cái quan trọng nhất. Cứu mình mới cứu người chứ? Mình chưa làm chủ được mình, mà mình đi lo cứu người làm sao được?
Nhưng mà giai đoạn giới luật thì tôi học đức hạnh, thì tôi luôn luôn tôi sống vì người, bởi vì tôi sống đức hạnh. Còn giai đoạn Thiền Định là chỉ giai đoạn có một mình tôi thôi: độc cư, độc bộ, độc hành. Không có ai mà vô đây được nữa. Cho nên thậm chí như kinh sách đồ… tôi dẹp qua hết, tôi không còn nữa. Đó là giai đoạn Thiền Định. Các con nhớ chưa? Ráng mà về tu.
Tu sinh: Con hỏi thêm về Đức Nhường Chỗ mà Thầy đã dạy vậy nhường hết cha mẹ tài sản, cho mọi người lo lắng, mọi người xài. Để cho mình thanh thản an lạc vô sự.
Trưởng lão: Đúng vậy đó con, ừ! Mà cái nhường chỗ của Thầy, mấy con thấy, mấy con tập là mấy con xả thôi, phải không? Còn Thầy nhường chỗ của Thầy, thật sự ra thì coi như là Thầy không có chỗ nào nữa hết, bởi vì Thầy sạch hết rồi. Nói thậm chí như bây giờ cái Tu viện này, Thầy ra ngoài kia, Thầy ở đậu nhà của cháu trai. Thì coi như là Thầy xả sạch rồi, Thầy đâu có gì đâu. Thầy dạy mấy con tu, chứ không phải là Tu viện của Thầy. Để không Thầy ở đây, Thầy nói: “Ông này làm trụ trì của Tu viện”. Vậy mà ai cũng nói Thầy trụ trì của Tu viện hết mấy con. Nhưng mà Thầy có trụ trì Tu viện đâu? Thầy bỏ hết rồi mà. Các con thấy không? Thầy xả hết rồi. Cho nên từ cái chỗ ngồi Thầy, Thầy nhường hết. Thầy đi tìm một cái tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự Thầy thôi, chứ Thầy hoàn toàn Thầy sống trong cái trạng thái đó mà. Còn cái mấy con bây giờ là nhường, là mấy con tập. Nhớ cái điều đó mấy con: nhường hết, bỏ hết ruộng vườn, đất đai, tiền của… Nhường hết! Đó là cái hay nhất. Bây giờ mình chỉ còn có cái tu tập này thôi.
Thì như hồi nãy Thầy nói, bỏ hết! Chứ còn mấy con nghĩ còn để phòng ngừa, để mà sau này có bệnh đau mà còn có tiền đi uống thuốc thì còn… Vô tu theo Thầy thì đừng có nghĩ đến bệnh đau. Chết bỏ à. Đó là như vậy mới thật sự tu hành, không còn lo xa. Con người ta ăn bữa nay lo ngày mai, ngày mốt. Còn người tu sĩ chúng ta ăn ngày nay, không có lo ngày mai, ngày mốt. Ngày mai đi xin, có gì ăn nấy, chứ không có lo ngày mai sợ không có cơm. Con hiểu cái chỗ đó chưa?
Tu sinh: Con nhường cho họ, họ cho gì ăn nấy.
Trưởng lão: Họ cho gì ăn nấy à.
Tu sinh: (…) cũng nhường luôn!
Trưởng lão: Ừ có vậy thôi.. rồi, con nhớ chưa? Rồi, ráng tu tập con! Thôi mấy con còn hỏi gì nữa không? Hết rồi phải không? Thầy về.
À rồi, con hỏi đi…
6- TU TRONG TỪ TRƯỜNG TƯỞNG SAU KHI CHẾT
(33:35) Tu sinh 1: Kính bạch Thầy, con muốn hỏi hai câu.
Thứ nhất là, trong trường hợp tu mà chưa chứng, bây giờ chết rồi thì có tu tiếp tục được nữa hay không? Lý do đó là vì con nhận thấy rằng khi người mà chết rồi, cái luật âm dương nó vẫn còn. Là vì bằng chứng là con thấy người mà chết đuối đó: nam thì úp xuống, mà nữ thì lật ngửa, thì các lực âm dương nó còn tác động. Do đó mà con muốn hỏi Thầy, người chết rồi thì mình nên chôn, hay mình nên thiêu, cái đó là một câu.
Câu thứ hai con muốn hỏi, là khi mình vô Định, rồi nó xuất Định. Cái Định lực nó mãn, nó tự nó xuất hay là do mình tác ý cho thời gian cho nó xuất? Nó nhập Định rồi tới cái thời gian đó, tự nó nó xuất. Trong trường hợp Nhị Thiền thì con thấy là Ý thức lực của mình nó đã đóng rồi, chỉ còn có cái Tưởng lực nó hoạt động. Do đó mà lúc đó nó tự xuất hay là do mình tác ý xuất?
Trưởng lão: Để Thầy nói cho con biết. Được rồi, Thầy sẽ trả lời. Trả lời câu thứ nhất là con nói rằng: “Một cái người tu mà sau khi chết rồi còn tu nữa hay không?” Phải không?
Sự thật ra cái người tu là người đã làm muội lược được nhân quả, muội lược tham, sân, si rồi. Mà muội lược thì đức Phật đã nói trong Kinh Tăng Chi, đức Phật đã nói rõ mà: “Người đó sẽ tiếp tục tu”.
(35:07) Như vậy là Thầy có khuyên mọi người, khi một người đã tu, đã muội lược được nhân quả, muội lược được thiện ác của nó rồi, thì nó không còn tương ưng với người khác đi tái sanh. Cho nên cái nghiệp nó đi tái sanh mà. Cho nên con không còn tham, sân, si giống như những người còn nguyên tham, sân, si. Bởi vì nó đã muội lược, nó làm giảm đi rồi. Thì cái số người mà hiện giờ, mà giảm đi như mấy con tu, thì mấy con giảm rồi thì mấy con làm sao sanh? Chỉ có người đời người ta mới sanh thôi. Người ta còn dục, người ta mới sanh. Còn mình tu mà, mình đang hàng phục, mình không còn dục, mình không còn có thể tiếp cận ở trên con đường sinh tử đó nữa. Thì do đó thì con đang tu, con cũng làm giảm, thì con không có tương ưng được. Thì tức là, con sẽ tiếp tục con tu.
Mà trong cái bài kinh đó nói thì người ta rất khó hiểu. Là vì nói rằng mình đang ở trên cõi trời, cái người tu đó sẽ ở trong cái cõi trời mà tiếp tục tu tới. Nhưng mà cõi trời của đức Phật đã xác định trong bài Kinh Pháp Môn Căn Bản, thì đức Phật đã xác định rất rõ: “Ba mươi ba cõi trời là cõi Tưởng”. Vậy thì mình đang tu ở trong Tưởng. Mà khi cái thân mà đã chết rồi, mà đem đốt thì cái Tưởng nó cũng bị diệt luôn. Cho nên cái người chết rồi thì nên chôn. Cái thân nó nằm đó, chứ cái Tưởng nó hoạt động bởi vì cái thân nó còn. Cho nên nó chết là cái thân nó không thở thôi, cũng như một người ngủ thì cái chiêm bao nó còn, nó có chiêm bao. Thì cái ý thức nó ngưng, nó hoạt động thì cái thân nó ngưng, nhưng mà cái Tưởng nó còn.
Ở trong bộ óc chúng ta, nó còn một phần. Cho nên người mà đã tu, mà muội lược, thì cái thân nó chết, nhưng mà cái hơi ấm nó còn, nó không mất hơi ấm. Nó không mất hơi ấm, tức là nó còn hoạt động trên bộ óc đó con. Cho nên vì vậy mà chúng ta cứ đem chôn họ đi, rồi họ nằm, tiếp tục họ dùng Tưởng họ tu, họ tiếp tục họ tác ý. Họ chỉ tác ý có cái phần những cái tâm thôi, còn cái thân họ bị chết rồi, cái cảm thọ nó không còn, họ dễ tu hơn. Cho nên một thời gian sau thì họ vô lậu, cho nên mấy người tu thì chúng ta không nên thiêu mấy con ạ.
(37:11) Thiêu là tục lệ của người Campuchia, của người Ấn-độ, chứ còn Việt Nam chúng ta không có cái tục lệ thiêu. Nhưng bây giờ, tại vì con người đông quá, đất đai không có chỗ chôn. Cho nên người ta thiêu để cho bỏ vào cái hũ, nó nhỏ, nó gọn, rồi xây tháp để đó mà thờ thì nó gọn hơn là cái mả. Nhưng mà con người, phong tục Việt Nam thì con nghe: “Sống cái nhà, thác cái mồ”. Cái tình cảm con người Việt Nam nó khác hơn người Cam-pu-chia. Cho nên cái tục lệ thiêu không phải là đức Phật chế ra, mà tại cái dân tộc Ấn Độ nó có phong tục thiêu, nó cũng như Cam-pu-chia vậy thôi.
Cho nên ở đây chúng ta biết rằng, khi mà cái thân này nó chết đi, nhưng mà cái Tưởng nó còn hoạt động, thì chúng ta nên để cho nó tiếp tục nó tu. Bởi vì chúng ta là những người tu phải muội lược. Đã tham, sân, si ít rồi, người ta chửi mình, mình không giận dữ như cái người ở ngoài đời, phải không? Con thấy nó giảm rồi, chứ đâu phải giận dữ đâu. Mình bây giờ mình tham, cái miếng ăn của mình mình tham, mình còn tham ăn ít, chứ đâu phải mình tham ăn như ngoài đời? Mình còn tranh ăn đánh lộn, mình này kia gì gì, tranh giật cái ăn uống, cái tài sản, của cải… Còn mình bây giờ bỏ rồi, mình đâu còn có làm, cho nên mình giảm hết rồi mấy con. Cho nên vì vậy mà chết đừng có thiêu, mà đem chôn. Đó là cái phần Thầy trả lời cái ý thứ nhất.
Còn quy luật âm dương là quy luật của nhân quả. Nhân quả mà con. Đã nói nhân quả mà. Cho nên cái người nữ mà sanh ra người nữ là phải cái quả của họ phải sanh người nữ, là họ phải chịu đựng những cái gì, cái gì của người nữ. Từ cái tâm tính của họ nữa con. Nó cả một vấn đề. Cái thân, rồi cái tâm tính. Rồi cái người nam, là cái nhân quả của nó mà. Cho nên nói về nhân quả thì phải nói về luật âm dương. Cho nên người ta không hiểu về nhân quả, người ta mới không hiểu gì qua cái âm dương.
(39:00) Người ta thấy đêm thì tối mà ngày thì sáng, thì do đó đêm là âm, mà ngày sáng là dương. Đó mấy con thấy chưa? Người ta nói trời là dương, mà đất là âm, có phải không? Người ta theo cái quy luật đó mà người ta tính, sinh ra để mà đẻ ra cái dịch số để mà người ta suy, người ta chiếu những cái quẻ chiêm tinh này kia. Thì đó là cũng dựa vào cái quy luật của nhân quả mà tính ra chứ có cái gì khác.
Bởi vì cái quy luật nhân quả nó điều hành cả vũ trụ mấy con. Cả vũ trụ! Thời tiết, nắng mưa, gió bão… đều là quy luật của nhân quả điều hành. Thì nó điều hành, thì bắt đầu bây giờ có người nói rằng âm dương. Chứ sự thật ra họ không hiểu là luật nhân quả nó phải điều hành theo cái quy luật đó chớ. Nếu mà không có điều hành theo quy luật đó thì làm sao, toàn là nam không làm sao mà tái sanh luân hồi? Con hiểu không?
Mà cái quy luật của nhân quả thì phải tái sanh luân hồi chứ? Mà tái sanh luân hồi thì nó phải bằng đi vào con đường nào? Không phải là con đường âm dương này sao? Có nữ có nam, con hiểu chỗ đó chưa? Cho nên nó là quy luật nhân quả rồi. Cho nên cái người nam khi mà chết nổi đó, mà nằm sấp, người nữ nổi lên, thì đó là một cái quy luật của nhân quả của người ta mà. Mình thấy đó. Còn cái người mà nói về âm dương thì họ nói âm dương, phải không? Cho nên vì vậy cái đó là một cái tại mình không hiểu, chứ nó là nhân quả thôi, không có gì.
Còn về cái phần mà nói về Định. Thầy đã nói con ở trên Tứ Niệm Xứ, con đã có Tứ Thần Túc, Định Như Ý Túc, phải không?
Cho nên khi mà nhập vào Sơ Thiền là con nhập vào bằng cái Định Như Ý Túc. Cũng ý thức mà ý thức lực của nó, nó trở thành Tứ Thần Túc, Định Như Ý Túc là một cái thần lực của Tứ Như Ý Túc, chứ chưa có Tứ Như Ý Túc. Ở trên Tứ Niệm Xứ nó mới có Tứ Thần Túc. Chứ không phải mà có Tứ Thần Túc rồi, nhập Định rồi nó mới có Tứ Thần Túc, không phải đâu. Nó ở trên Tứ Niệm Xứ là nó thực hiện.
Bởi vì đức Phật nói: “Món ăn của Bảy Năng Lực Giác Chi đó là Tứ Niệm Xứ”. Nếu Tứ Niệm Xứ nó kéo dài được, thì nó là món ăn của Thất Giác Chi, Bảy Năng Lực Của Giác Chi. Mà Bảy Năng Lực Giác Chi tức là Tứ Thần Túc.
(41:17) Mà cái trạng thái mà Tứ Niệm Xứ này không kéo dài, thì nó làm sao có cái kia được? Con hiểu chưa? Mà Tứ Niệm Xứ nó có rồi, bắt đầu mới vô Tứ Thánh Định. Tứ Thánh Định thì nó sử dụng, nó không dùng Ý thức nó vô đâu. Nó dùng cái Định Như Ý Túc nó vô, nó hướng tâm nó vô, chứ không phải là mình tác ý.
Như bây giờ Thầy tác ý cái miệng, cái ý thức của Thầy. Còn cái kia nó hướng vô, thì thân tâm nó vô Sơ Thiền. Rồi hướng ra nó ra, nó ở trên cái trạng thái Tứ Niệm Xứ. Rồi hướng vô Nhị Thiền nó diệt Tầm, Tứ, nó diệt Tưởng, nó diệt cảm thọ hết, nó nhập Tứ Thiền, nó tịnh chỉ hơi thở, đều hoàn toàn Định Như Ý Túc không.
Cho nên chúng ta tới cái tâm mà bất động, chúng ta thanh thản, an lạc, vô sự của Tứ Niệm Xứ rồi thì nó đã có cái đó rồi, thì bắt đầu chúng ta đi qua cái giai đoạn Định rồi, cho nên chúng ta không còn lo ba cái Tưởng, ba cái gì… Ý thức với Tưởng chúng ta đâu còn lo. Nó là cái lực của Vô Lậu. Cái lực của Tứ Thần Túc là lực Vô Lậu. Khi có Tâm Vô Lậu là phải có cái lực của nó.
Cũng như Tâm Hữu Lậu thì nó phải có cái lực Nghiệp báo. Cái Hữu Lậu con thấy không? Tâm giận hờn, phiền não thì phải có Nghiệp báo chứ, con hiểu chưa? Cái lực của Nghiệp báo- Người ta vừa nói cái mình sân ầm lên liền- cái đó là cái lực của Nghiệp báo.
Còn cái kia, cái tâm mà Vô Lậu rồi, thì cái lực Tứ Thần Túc là cái lực tự nhiên của nó mà, chứ đâu phải mình tập mà có con. Do cái Tâm Vô Lậu mà có, chứ không phải là mình luyện mà có Tứ Thần Túc đâu. Luyện có Tứ Thần Túc là luyện pháp Tưởng, chứ không phải thật. Còn cái tâm mình Vô Lậu thì cái lực vô lậu nó phải có thôi. Chứ mình không luyện ba cái Tứ Thần Túc này làm gì. Nó có là cái lực của Tâm Vô Lậu. Do đó mình sử dụng cái lực Tâm Vô Lậu mình mới vào Tứ Thánh Định.
Tu sinh 1: Như vậy là xuất Định là tự nó, mặc nó nó xuất thôi, chứ không phải…?
Trưởng lão:Không con! Mình muốn xuất hồi nào … Bây giờ Thầy vô Định, Thầy ra lệnh vô, thì bây giờ vô. Bây giờ Thầy muốn ra thì ra, mà Thầy không muốn ra thì Thầy ở trong đó. Tự động Thầy chủ động mà. Bởi vì cái lực làm chủ rồi, Dục Như Ý Túc mà – muốn như ý mình mà. Mình không muốn thì mình ở trong Định hoài. Dù là cái Sơ Thiền nó cũng ở hoài trong đó, không biết bao lâu. Ngồi bất động đó thôi, chứ đừng nói chi mà tới Tứ Thiền, phải không? Mà Thầy muốn ra là lúc nào Thầy cũng ra.
(43:27) Còn cái người mà tập để luyện, bây giờ mình nhắc giờ. Bây giờ một ngày, bảy ngày này kia, đó là cách thức tập luyện thôi, tập luyện mới đầu thôi. Chứ còn mà khi có đủ cái lực đó rồi, thì không có tập vậy nữa. Khi mình đã tu xong rồi đó, thì mình muốn vô đó thì mình ở. Mà mình muốn ở bao lâu đó mình ở, mà mình muốn ra thì mình bảo nó ra, nó ra. Còn cái người mà mới tập, mà không khéo đó, mà không ra lệnh đó, nó vô nó ở luôn đó, không biết đường đâu mà ra, nó kẹt trong đó. Con hiểu không? Là cái người mới tập.
Tu sinh 1: Bạch Thầy như con thấy kỳ rồi con có hỏi về Nhị Thiền đó (…) Khi đó rồi làm sao nó xuất Định? Con thắc mắc chỗ đó.
Trưởng lão: Bởi vậy, con biết một khi mà mình có Tứ Thần Túc rồi, thì mình vào ra nó tự chủ hết rồi. Còn mình chưa có, thì mình tập đó, thì bắt đầu cái Tưởng lực nó hoạt động. Bởi vì mình đang tập mà tập sai đó thì cái Tưởng lực nó hoạt động, thành ra nó hoạt động theo cái lực của Tưởng rồi. Đó thì mình sai.
Còn cái kia nó dùng cái lực của Vô Lậu rồi. Nó điều khiển cái Tưởng không có còn hoạt động được nữa. Còn trong khi đó mình đang tu tập nó, thì cho nên vì vậy mà khi mình muốn vào cái Định của Sơ Thiền, thì mình nhắc: “Phải vào đây mấy giờ phải ra”, thì tự động nó ra. Chứ không khéo thì mình không thể ra được. Bởi vì nó còn cái hoạt động của Tưởng lực, cái tưởng lực.
(45:13) Cho nên cái Tưởng lực không có thể chủ động. Cũng như con ngồi thiền bữa nay sao ngồi an quá, mà lát nữa hay ngày mai con ngồi không an, là cái hỷ lạc của Tưởng. Còn cái kia con muốn an lạc, là con ra lệnh nó an lạc liền. Con chủ động. Cho nên hai cái này nó khác, nó thuộc về Ý thức lực, còn kia nó thuộc về Tưởng lực. Nó cũng tạo cho con có cái lực, mà cái lực của nó là cái lực Tưởng. Cho nên con không có chủ động điều khiển nó được. Nó là Tưởng rồi.
Tu sinh 1: Bạch Thầy, tại sao mình dùng Tưởng lực mà không dùng Thức lực? (…)
Trưởng lão: Bởi vì cái Thức Uẩn mình chưa có hoạt động được. Con thấy có năm cái uẩn phải không? Cái Sắc Uẩn này, cái Tưởng Uẩn này, cái Thức Uẩn này. Mà hiện bây giờ là con người chúng ta đang hoạt động ở trong cái Sắc Uẩn và cái Tưởng Uẩn. Mà cái Thức Uẩn thì chưa có hoạt động, hoàn toàn nó nằm yên đó, nó không hoạt động. Mà khi hoạt động là nó thực hiện cái Tứ Thần Túc rồi. Cho nên con thấy nó hoạt động Tứ Thần Túc, nó mới thực hiện được cái Tam Minh của nó là cái Thức Uẩn – cái biết của Thức- các con hiểu chưa?
Còn bây giờ cái biết của Tưởng nè, cái biết của Sắc Uẩn nè, cái ý thức của mình, đó là cái nằm trong cái Sắc Uẩn - sáu cái biết đó. Thì hai cái biết này thì coi như là nó đang hoạt động ở trên cái thân của chúng ta. Cho nên bây giờ con thức là con sử dụng Sắc Uẩn, và đồng thời con ngủ là con sử dụng cái chiêm bao của con, là sử dụng cái Tưởng Uẩn. Đó hai cái mình dễ nhận.
Còn nhiều cái mình như lên đồng, nhập cốt đều là Tưởng Uẩn hết. Mấy người mà lên đồng, nhập cốt, mấy ông mà luyện bùa, luyện chú đều là dùng Tưởng hết. Mình ngồi đây mà mình thấy an lạc này kia, mình ngồi Thiền mà thấy an lạc, thì Thầy cảnh giác mấy con coi chừng là Xúc Tưởng Hỷ Lạc – cái Tưởng nó xuất hiện ra. Chứ nó không phải thật sự là cái hỷ lạc qua sự xả tâm ly dục, ly ác pháp, mà nó có cái hỷ lạc của sự ly dục, ly ác pháp.
(47:11) Mà nó tạo ra cái Tưởng đó, mình ly chưa hết mà nó lại có hỷ lạc, thì cái này là thuộc về Tưởng.
Còn sự thật ra một cái người mà ly dục, ly ác pháp hết, thì do ly dục sanh hỷ lạc, thì cái hỷ lạc này nó thực sự do ly dục. Mà con ly dục chưa hết, tức là tham, sân, si con còn, mà sao lại có hỷ lạc? Thì đó là hỷ Tưởng. Con hiểu điều đó không? Nó dễ mà.
Tu sinh 1: Bạch Thầy, trong trường hợp mà Tứ Thần Túc, có lúc Thầy dạy do Thất Giác Chi nó sung mãn, cũng có lúc mình tu (…) nó có Tứ Thần Túc. Như vậy mà (…) hay là mình phải tu cái nào (…)
Trưởng lão: À coi như là cái pháp Thân Hành Niệm là cái pháp luyện ra Bảy cái Năng Lực Của Giác Chi nó xuất hiện ra, mà nó cũng là Tứ Thần Túc. Nhưng mà cái tâm con phải ly dục, ly ác pháp hoàn toàn.
Không khéo nó thành một cái lực Tưởng của Tứ Thần Túc. Cho nên hầu hết ngoại đạo đều đi vào cái pháp tu tập như cái pháp Thân Hành Niệm của Phật dạy mà không lo ly dục, ly ác pháp bằng Giới Luật đi vào Thiền Định. Thì tức là nó sẽ có những cái lực của Thần Túc của nó, mà Thần Túc của ngoại đạo. Cho nên họ cũng có thần thông, con không thấy sao? Đó là đi vào cái lực thần thông của Tưởng.
Còn trái lại, đạo Phật dạy chúng ta đi vào từ ngõ Giới đi vào để ly dục, ly ác pháp cho sạch. Rồi bước vào Tứ Niệm Xứ cho nó thanh tịnh hoàn toàn, nó rốt ráo, thì tức là nó thực hiện Bảy Năng Lực Của Giác Chi ở trên cái Tứ Niệm Xứ. Do đó Tứ Thần Túc nó hiện ra ở trên đó. Bởi vì Tứ Thần Túc có nghĩa là Bảy Năng Lực Của Giác Chi chứ không phải cái gì khác. Gồm cái tên của nó để cho dễ hiểu, chứ nó là bảy cái Năng Lực Của Giác Chi. Nó có đủ Bảy Năng Lực Của Giác Chi là Tứ Thần Túc.
Mấy con còn hỏi Thầy gì nữa không? Hết rồi phải không?
À khoan con, để sau con.
À con hỏi đi!
Tu sinh 2: (…)
Trưởng lão: Mấy con cứ gởi Thầy, Thầy sẽ trả lời mấy con sau, Thầy không có thì giờ.
Con, con cứ hỏi đi con!
Tu sinh 3: Dạ thưa Thầy, khi con ngồi xuống con niệm hồng danh Phật và con cũng nhờ từ trường của Thầy giúp đỡ cho ly dục, ly ác pháp, tăng trưởng thiện pháp. Hiện tâm con còn vấp. Để mà con cũng bắt chước Thầy, cũng có làm: “Tâm phải quay vô, đừng có hướng ra ngoài!” thì nó cũng được năm, ba phút, lơ môt cái thì nó tấn công lại.Vì vậy thưa Thầy, nó có bị ức chế tâm không?
(49:46) Trưởng lão: Bị. Bây giờ không có kìm. Mình chỉ nhắc bình thường thôi. Bởi vì tu Tứ Niệm Xứ là mình nhắc bình thường: “Tâm bất động, ly dục, ly ác pháp, ngồi đây!”. Mà vừa nhắc rồi thì bắt đầu có niệm, chứ chưa nói là nó được phút nào hết đâu, được giây nào đâu. Có niệm, tác ý: “Đi đi, ở đây không phải là chỗ mày ở, tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Rồi bắt đầu mới vừa nói xong cái lại có niệm nữa, thì tác ý nữa. Cứ như vậy, chứ đừng có kìm. Kìm để cho nó được một hai phút, hoặc là năm, ba phút mà không niệm, đó là con bị ức chế. Có vậy thôi, về cứ tác ý xả thôi. Xả nhiều thì nó sẽ thanh tịnh nhiều. Con về rồi tác ý đuổi đi hoài. Đuổi riết rồi nó sẽ không còn vô nữa, thì nó là thanh tịnh, mà không bị ức chế con.
Tu sinh 3: Vậy là không kìm ạ?
Trưởng lão: Không kìm. Không kìm nó. Không giữ nó.
Tu sinh 3: Con cứ dựa vào từ trường của Thầy mà con tu hành.
Trưởng lão: Tu đúng pháp thì cứ. “Mặc dù mày nhiều bao nhiêu tao đuổi ra bao nhiêu, chứ tao không có kìm nữa”.
Dùng câu niệm Phật này kia đó là một lối ức chế, không được. Không kìm, không niệm Phật nữa, xả hết. “Bây giờ có nhiều bao nhiêu thì tao cứ tác ý hoài, mà hễ mà không có thì tao ngồi chơi”, có vậy thôi. Ngồi chơi dù một phút mà không có, thì ngồi chơi một phút. Còn hễ có, thì tác ý. Hễ có niệm thì tác ý, có niệm thì tác ý … thì như vậy con sẽ tu đúng pháp, không sai, và nó sẽ tới nơi tới chốn. Đừng có sợ. Nghĩa là bền chí, ngày ngày nó qua rồi, nó sẽ không còn có nữa. Đó là cách thức xả tâm con. Còn con kìm kìm nó để cho không vọng tưởng, được một phút giây thì kìm riết đây bắt đầu nó lại bị ức chế.
Tu sinh 3: Thưa Thầy, con cảm ơn Thầy!
Trưởng lão: Ừ rồi con. Ráng về tu tập. Có gì thì thưa Thầy.
7- THỌ DỤNG PHƯỚC HỮU LẬU
(51:31) Tu sinh 4: (…)
Trưởng lão: Nhưng mà… thân con bệnh quá rồi, con làm sao con tu được con?
Tu sinh 4: Thưa Thầy bệnh con phải trị. Trị xong khả năng là nó sẽ để lại một cái dị tật (…)
Trưởng lão: Vậy hả? Trong cơ thể con bây giờ con thấy nó có khỏe không con?
Tu sinh 4: Con cảm thấy nó cũng tốt nhưng (…)
tập luyện (…)
Trưởng lão: Ừ, con đừng có lo. Bây giờ những cái gì, tật gì cũng không sợ hết. Bởi vì cái thân này là cái thân vô thường, nó không phải là cái thân đẹp đẽ, tốt xấu gì hết, con đừng có sợ. Tất cả những cái điều bình thường con sẽ sống bình thường. Trên mặt có thẹo, có dấu gì kệ nó, đừng có sợ gì hết.
Miễn cái thân con mà nó khỏe khoắn, nó không có đau nhức chỗ này, đau nhức chỗ kia, thì con sẽ tu tập được. Còn nó đau nhức là con phải đối trị với cái thân của con. Thì lúc bấy giờ những cái bệnh mà trên thân của con, mà con chưa có đủ cái pháp an trú, thì con đuổi nó không ra đâu. Nó sẽ ở trên đó.
Và như vậy con còn phải đi bác sĩ, đi dùng cái thuốc, tức là dùng cái phước Hữu Lậu đó mấy con. Bởi vì cái phước Vô Lậu mình không có. Cái phước Vô Lậu để trị bệnh là cái tâm an trú được của mấy con, là nó là phước Vô Lậu. Bởi vì tâm nó Vô Lậu nó mới được cái chỗ an trú chứ, các con hiểu không? Còn bây giờ mình chưa có Vô Lậu, cho nên vì vậy nó đâu có hưởng được cái phước Vô Lậu được. Mà cái an trú đó là cái phước Vô Lậu. Cho nên từ đó mà chúng ta an trú vô, mới cái bệnh nó không còn, đẩy lui. Đó là cái phước.
(53:36) Còn bây giờ con chưa có đủ phước, bây giờ con đâu có an trú được, phải không? Cho nên muốn đẩy lui cái bệnh này, thì con phải trị bằng cái phước Hữu Lậu. Hữu lậu là thuốc thang, bác sĩ, phải không? Mà khi thuốc thang, bác sĩ trị, mà như vậy kèm theo, mà trong khi con biết được Phật pháp, thì con phải tập. Tập để cho mình tạo cái phước Vô Lậu, con hiểu không? Mà khi cái phước Vô Lậu con có rồi, thì con không sử dụng cái phước Hữu Lậu nữa, con hiểu chưa?
(54:02) Một người nhà giàu có tiền bạc, của cải, nhà lầu, nhà đài, ruộng đất rất nhiều, đó là phước Hữu Lậu. Cho nên trong cái phước Hữu Lậu đó, thì mấy con thấy họ giàu có, tiền của nhiều, nhưng sự thật họ bị của cải, tiền bạc đó mà làm cho họ quá khổ. Sợ trộm cướp, sợ mất mát, sợ này kia đủ thứ. Tâm họ lo lắng, đó là Hữu Lậu, nó còn khổ đau. Còn cái Vô Lậu này thì không còn khổ đau nữa.
Cho nên trong khi mà Thầy muốn nói, con đang ở trong cái giai đoạn còn đang bệnh đau khổ, thì đang phải sử dụng cái phước Hữu Lậu để đối trị. Để đem lại sự bình an cho thân mình, đặng cho mình tập luyện, tập luyện để tạo thành cái phước Vô Lậu, con hiểu không? Từ cái phước Vô Lậu có rồi, thì con sẽ tiếp tục.
Bởi vì cái thân con bệnh đau như vậy thì chỉ còn có nước, Thầy nói thật sự, chỉ còn có đi tu mà thôi. Đời không còn có gì nữa, bỏ hết, nghe không? Cho nên nỗ lực tu tập, đời không còn gì đâu. Cái người mà lành lặn không bệnh đau thì đời cũng, các pháp cũng đều vô thường mà, hôm nay thân lành lặn, không bệnh đau, nhưng ngày mai nó sẽ bệnh đau.
Cho nên vì vậy mà phải nỗ lực thực sự tu tập trong một giây, một phút ở Tu viện. Không biết con có đủ gan dạ theo nổi cái giới luật này không? Ăn ngày một bữa này, sống phải phá vỡ hôn trầm, thùy miên này, mà không biết bệnh đau con chịu nổi không? Không chịu đau nổi thì phải nằm ngủ li bì, thì thôi thôi, không thể nào mà ở trong Tu viện được, con hiểu không?
Tu sinh 4: (…) con thử nghiệm (…)
(55:29) Trưởng lão: Đó con thử. Chứ không khéo, con cứ ngủ li bì đó không đó. Mà mọi người: “Sao Tu viện nay có cái ông này, tới giờ này mà sao ai cũng nhìn thấy …”. Rồi bắt đầu bây giờ mình sợ quá, thì mình sẽ thành cái dối trá mấy con. Sợ người ta thấy mình tắt đèn mình ngủ, người ta cho mình lười biếng. Do đó, mình cũng ngủ mà mình bật đèn sáng để ngủ, để người ngoài người ta nghĩ ông này cũng thức tu, thành ra mình biến thêm một cái tội nữa là tội dối trá. Đó, nó thành ra những cái tội khác nữa con.
Cho nên ở đây, nó từ cái chỗ này nó đi đến cái chỗ khác, nó làm cho mình nhiều cái tội lỗi. Mình là người tu, phải thành thật. Thành thật, chứ đừng tạo thêm cái tội dối trá. Thành thật, phải nỗ lực, phải khắc phục. Bởi vì có phương pháp dạy để mình phá, đi kinh hành, đi này kia… để mình phá cái hôn trầm. Người ta biết cái đó là cái tâm si của mình, cái niệm si của mình. Mà phá được thì nó mới là sáng suốt, nó mới minh mẫn được.
Chứ còn không phá được thì coi như nó lười biếng, nó tạo cho mình dễ dãi với mình, nó không còn chiến đấu, chiến thắng được cái khó khăn của mình. Cho nên ở đây, bởi vì Thầy thấy mấy con mà có những cái bệnh, mà chưa đủ cái lực tu tập mà vào đây tu, Thầy sợ theo không xuể. Thôi bây giờ ráng tập thử coi. Nếu được thì ở đây, chứ không khéo thì mấy con sẽ không thức khuya dậy sớm nổi. Mà không thức khuya dậy sớm nổi, thì không thể nào mà ở đây tu tập được.
Vì cái quy luật, cái nội quy của Tu viện, giờ giấc phải nghiêm chỉnh, người nào phải ra người đó. Cho nên hầu hết là có một số người gian xảo ở trong này. Bây giờ sợ huynh đệ ở gần thấy thất mình tắt tối thui, mà họ dậy, hai giờ người ta dậy rồi. Mà mình còn nằm ngủ tới bốn giờ hay năm giờ mình dậy. Mà nếu mình không bật đèn dậy thì coi như người ta cho mình lười, cho mình không tu tập. Cho nên vì vậy mà bật đèn rồi nằm xuống ngủ. Ở ngoài tưởng là đang tu, chứ sự thật ra mình đã dối trá, dối trá mình mà dối trá người khác. Không thật. Cho nên vì vậy mà cố gắng, mình đã người tu, là phải sống thật.
(57:29) Hôm nay, do cái duyên của con mà Thầy nhắc nhở quý thầy thêm một lần nữa. Do đó con phải cố gắng tập. Tập rồi để coi thử coi tập luyện được hay không. Chứ pháp Phật thì nó không có khó, ai tu cũng được hết. Nhưng mà người không ý chí, không nghị lực là không tu được. Nói vậy chứ phải có đầy đủ ý chí, có đầy đủ nghị lực, có sự bền chí. Chứ còn mà: “Nếu mà tôi tu một bữa không chứng, thôi ngày mai tôi nghỉ, tôi không tu nữa”, thì mấy người đó không có bền chí. “Ờ làm riết một tháng, sao tôi thấy sao cái tâm tôi còn vọng tưởng quá trời, thôi tôi không tu nữa, chắc tôi không có duyên, thôi rút lui”. Thì mấy người đó là không có ý chí.
Còn cái người mà có ý chí, người ta một ngày nay làm không được, ngày mai. Ngày mai làm không được, nhất định là tới chừng mà người ta phải làm được mà thôi. Không bao giờ người ta chịu thua. Còn cái người mà chịu thua, thấy làm không được, thôi bỏ, đó là những người không có ý chí, chịu thua.
Thì hôm nay con có cái nghiệp như vậy, phải ráng mà tập thử coi, được thì con ở tu. Cô Út ở đây, Thầy sẽ giúp đỡ, dạy bảo cho cách thức tập luyện. Còn nếu mà thấy không được thì thôi, đừng có mắc cỡ, đừng có gì hết. Mình là con người mà, không có vì đó phải xấu hổ đâu. Rồi mình sẽ tập luyện thôi, không có gì hết. Đừng có sợ gì hết!
Tu sinh 4: Con xin cố gắng
Trưởng lão: Ừ, ráng con.
Thôi bây giờ có ai hỏi gì không? Thầy về. Mấy con lo mà về tu tập để mất thì giờ.
Tu sinh Phước Tồn: Kính thưa Thầy, con muốn tạo cái duyên với chúng sinh. Mà hiện giờ quý Tu sinh nhờ con sang đĩa rất nhiều mà con không biết nên trả lời thế nào cho Tu sinh để có thời gian lo tu tập (…)
(59:19) Trưởng lão: À bây giờ không có sang sang gì nữa hết. Bây giờ là giai đoạn tu để chứng quả A La Hán, chứ không phải giai đoạn mà đi làm thợ sang đĩa, phải không? Bây giờ dẹp hết còn mấy con muốn tu để mà giải thoát hay là muốn nghe chơi, muốn ngồi nghe? Thì tốt hơn thôi đừng có sang sang gì hết, dẹp hết. Cái này để, Thầy có thuyết giảng thì để về sau cho những em út, đàn em sau này người ta nghe để mà người ta tu tập. Chứ bây giờ mấy con đã nghe rồi, mà còn nghe đi, nghe lại, bộ mấy con muốn ru ngủ hay sao? Cho nên ở đây không có còn mà cái nghe nghe nữa, dẹp hết đừng có sang sang. Con dẹp luôn cái tiệm sang của con luôn đi thì không còn ai tới đó mà sang nữa, thì bấy giờ mới yên tu, phải không? Rồi thôi bây giờ dẹp hết, không có còn quay phim, quay gì hết. Thầy nói không cần lịch sử gì hết. Chừng tu chứng rồi, lịch sử nó sẽ hiện bày ra. Rồi dẹp hết đi con.
Tu sinh Phước Tồn: Hiện giờ thì con đã lỡ hứa với hai người sang đĩa cho những người ấy người ta xin.
Trưởng lão: Thôi bây giờ hứa lỡ rồi, thì phải làm cho đúng cái lời hứa của hai người thôi, chứ còn người thứ ba không được à. Rồi đây là hai người rồi, lại thêm người thứ ba nữa, thì nó kéo dài hoài thì không được. Chấm dứt hai người thôi nhé, rồi trả cho hai người đó, rồi sang hai người đó thôi.
Ai đến đây thì tui đóng cửa, cửa tiệm này tui dẹp vậy thì không có ai đến đây sang nữa hết. Cho xong rồi để con lo cứu con thôi. Chứ không khéo con cứ thành ra cái ông thợ sang băng, sang đĩa không đâu, chết được à. Tu rồi, tới ông thầy mà sang băng, sang đĩa không thì không được. Dẹp đi, thầy bảo dẹp, không có làm cái chuyện đó nữa. Cứu mình trước cái đã, mà lại cứu huynh đệ của mình. Không khéo mấy ông thầy nhỏ nhỏ này cũng chạy lại chỗ con dữ lắm á, ai cũng đến để sang sang cho tui về rồi tui nghe, tui quên chỗ này, tui quên chỗ kia.
Bây giờ quên quên nhớ nhớ chỉ còn có biết xả tâm, không có quên quên nhớ nhớ gì nữa hết. Chỉ có cái tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự mà quên nữa sao? Người nào quên cái này đâu, nói Thầy đi. Ai mà quên cái tâm bất động, thanh thản này, đưa tay lên đi. Thầy bắt cúi xuống đây, Thầy đánh đòn này. Tại sao mà quên cái này? Không có ai quên cái này được hết. Quên cái gì thì quên, chứ cái này không quên. Mà không quên thì bảo vệ, giữ gìn nó đi! Thầy nói như vậy là thôi. Còn con bây giờ sang cho hai người thôi, tại vì hứa lỡ rồi. Thôi xong rồi heng? Về ráng lo tu tập!
Tu sinh Phước Tồn: Trong cái bài … Chánh pháp vừa rồi đó phổ biến cho Tu sinh …
Trưởng lão: Thôi! đừng! Quý Tu sinh ở đây không phải là các thầy Đại Thừa. Cho nên vì vậy mà phổ biến cho các tu sinh cũng được, nhưng mà thôi. Các Tu sinh bây giờ phổ biến để nghe cái đó làm cái gì? Cái chuyện của mấy ông Đại Thừa tu tập nó không đúng cách rồi, thì bây giờ mình có nghe cũng vậy thôi. Thôi đừng có phổ biến cho các Tu sinh đây nghe cái gì nữa hết, bỏ đi. Bởi vì đó là cái Trường hạ của người ta, mà tại cái duyên may của Trường hạ của tỉnh Tây Ninh mời Thầy đến giảng, Thầy đem Giới luật ra thì các thầy phạm giới, thì người ta chướng ngại vô cùng rồi. Thôi chúng ta đừng có cho nghe gì hết. Để mà lo tu thôi, đi tới nơi tới chốn thôi. (01:02:10)
HẾT BĂNG