Skip directly to content

53-TỨ CHÁNH CẦN TRÊN TỨ NIỆM XỨ

LỚP NGŨ GIỚI NÂNG CAO 53-TỨ CHÁNH CẦN TRÊN TỨ NIỆM XỨ

LỚP NGŨ GIỚI NÂNG CAO 53

TỨ CHÁNH CẦN TRÊN TỨ NIỆM XỨ

Trưởng Lão Thích Thông Lạc

Ngày giảng: 26/06/2008

Người nghe: Tu sinh Pháp Tồn thưa hỏi riêng

Thời lượng: [37:14]

Tên cũ: Cần Thông Suốt - Bảy Tháng Chứng Đạo

1- QUÁN TÂM

(00:20) Tu sinh Phước Tồn: Con xin Thầy, Thầy cho phép con, cho con được đảnh lễ.

Trưởng lão: Ừm.

Tu sinh Phước Tồn: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Kính thưa Thầy! Hôm nay con xin phép được qua gặp Thầy để con trình qua vấn đề về tu tập của con trong thời gian qua. Ngay trong thời gian qua thì con cũng theo lời dạy của Thầy rồi con đuổi cái bệnh. Về giờ giấc tăng của thân hành thì con tu tập chỉ có, mỗi lần tu tập chỉ có hai phút mà thôi, nhưng mà vẫn còn có vọng niệm xen vào. Rồi trong thời gian qua thì con có làm những việc như gửi những đĩa về cho cô Năm, nhưng mà chưa có xong, thì con còn, chỉ còn cái chép vô nữa là xong.

Nhưng mà trong thời gian qua con có cảm nhận được cái trạng thái như thế này, không biết là có đúng, là trật, đúng thật là trạng thái của cái người tu Tứ Chánh Cần hay không? Con ngồi xếp bằng lại, thì xin phép Thầy cho con thực hiện để cho Thầy có thể xem thấy cái tâm của con có được hay không?

Trưởng lão: Được rồi, được rồi, ừm.

Tu sinh Phước Tồn: Bình thường thì con tu chỉ trong có hai phút mà thôi, nhưng mà con xả nghỉ ra. Rồi con đưa cánh tay ra vào con tác ý đuổi bệnh rồi, sau đó thời gian con nghỉ thì con cũng ngồi với tư thế như thế này. Thì con mới tác ý: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự", thì ngay đây con mới nhìn cái tâm của con. Và những lúc đó con thấy rõ, cái vừa thấy rõ hơi thở ra vào, nhưng con cũng không có tập trung vào trong hơi thở, mà chỉ nhìn quan sát cái tâm mình có khởi niệm hay không mà thôi. Nhưng khi con tập trung nhìn cái, chỉ nhìn cái tâm của mình thì không thấy khởi niệm nào giờ con xin thực hành.

Trưởng lão: Ừm, thôi xả đi con, nhìn cái tâm vậy được đó. Đúng là khi mình tu, mình chỉ nhìn cái tâm của mình để mình thấy coi cái tâm của mình nó có niệm khởi hay không. Mà do đó nó còn niệm thì mình biết rằng mình quán, mình xả nó hết niệm thì thôi, có gì đâu. Đó là cách thức mình không có để cái tâm mình nó ức chế, nó dùng hơi thở nó ức chế. Còn nếu mình tập trung mình gom trong hơi thở, tức là bị ức chế, nó không có tốt. Nhưng mà nó vẫn biết hơi thở, nó vẫn nương hơi thở mà nó vẫn quan sát cái tâm.

(04:03) Mình đừng có để cho nó tập trung trong cái hơi thở không, mà nó có vừa nó biết, nó biết cái hơi thở mà nó cũng vừa biết cái thân. Cho nên nó đi thành hai phần của nó trong đó rất rõ, nó rõ. Vì vậy cho nên cái tâm đó nó mới yên lặng được. Bởi vì cái hơi thở của mình trong khi mình im lặng đó, thì cái hơi thở của mình nó rõ ràng lắm, nó rõ ràng lắm.

Cho nên nếu mình cứ tập trung trong hơi thở thì mình bị ức chế. Cho nên vì vậy mình cứ quan sát cái thân của mình, cái tâm của mình coi thử cái cảm thọ nó có không. Nó không có hoàn toàn yên lặng, cái tâm của mình coi có niệm không, hay do cái sự quan sát cái tâm nó làm chia bớt cái sự tập trung. Con hiểu chỗ đó không?

Tu sinh Phước Tồn: Dạ mô Phật.

Trưởng lão: Cho nên nói đó là mình nhìn cái tâm của mình. Nhưng mà nó vẫn biết hơi thở chứ không phải nhìn cái tâm mà nó không biết hơi thở.

Tu sinh Phước Tồn: Dạ nó biết rất rõ thưa Thầy.

Trưởng lão: Ừm, cho nên nó nhẹ nhàng hơn, nó nhẹ mà nó không gom lại thì cái tu đúng chứ không có sai, tập trung mình tu như vậy đúng, cố gắng tập, tập lần lượt.

Còn cái vấn đề mà bệnh đau đó thì phải Như Lý Tác Ý để đuổi bệnh rồi. "Có Như Lý Tác Ý thì lậu hoặc chưa sanh nó vẫn không sanh, mà đã sanh thì nó bị diệt", như lời đức Phật dạy. Cho nên bền chí ôm chặt để cho nó đẩy lui cái bệnh khổ ở trên thân của mình. Cái bệnh của mình là cái nghiệp rồi, mà nó đẩy được rồi thì mình bình an, mình mạnh khỏe mình tu tập nó mới đi sâu được, chứ không khéo cái cảm thọ nó làm cản đường.

Mình đi vào cái chỗ Tứ Niệm Xứ thì phải luôn luôn nó bất động, nó thanh thản, an lạc. Mà nếu nó không an lạc, cái thân không an lạc thì vô Tứ Niệm Xứ không được, nó còn cảm thọ thì vô Tứ Niệm Xứ không được. Tứ Niệm Xứ thì hoàn toàn nó bất động, nó thanh thản, an lạc, vô sự. Bởi vì cái chân lý nó nằm ở trên Tứ Niệm Xứ.

Còn cái Tứ Chánh Cần là chúng ta tập, tập như vậy thôi, chứ sự thật ra chúng ta chưa có giữ gìn được cái chân lý. Nó bị cái niệm, rồi bị hôn trầm, rồi nó bị cái cảm thọ, cho nên nó bị đánh mất, nó làm cho chúng ta, nó không có giữ gìn được cái chân lý của nó- "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự". Để có cảm thọ, thì cái coi như là nó phân tâm rồi, nó không có còn thanh thản được đâu. Mà nó có niệm nó cũng không có thanh thản được.

Cho nên ở Tứ Chánh Cần thì cứ xả, cứ quán xả, tác ý quán xả, tác ý quán xả …​ có vậy, riết rồi nó thưa dần dần, dần dần. Nhất là mình ngồi, mình biết cách mình nhìn tâm mình để xem nó, cái sức tỉnh nó mới có. Còn mình không có nhìn tâm mình thì mình bị trụ, bị trụ chỗ nào cũng nguy hiểm, mang bệnh. Cho nên tu như vậy nó đúng, nó không có sai đâu con, ráng tập. Theo Thầy thấy mình bền chí một thời gian nữa, để cho con vượt qua.

2- THIỆN XẢO ĐUỔI BỆNH

(06:46) Tu sinh Phước Tồn: Mô Phật. Kính thưa Thầy là con, con đang hỏi là như việc mà con nhìn thấy tâm như vầy. Như ở trong thời gian thì con thấy cơ thể của con nó ít có bị thừa hơi hơn là con đưa cánh tay ra vào, nhiếp tâm mà tác ý. Tại vì khi mà con thấy, để ý ví dụ như con ngồi mà nhìn cái tâm, tuy rằng vẫn có niệm trong thời gian lâu, nhưng mà nó suốt một buổi như ít có thừa hơi với trào ngược lên. Bữa hổm rày con đưa cánh tay ra vào, khi mà đưa cánh tay ra vào thì cảm thọ con thấy nó phun trào lên, nhưng sau cái…​

Trưởng lão: Ừm, tại do cái sức tập trung mạnh, cái sức tập trung nhiều, con đưa tay ra phải tập trung nhiều. Thành ra mình tập trung nhiều nó vận dụng cái sức của mình nhiều, thành ra cái bệnh nó tăng lên, nó tăng lên.

Thì thật sự ra thì mình lần lượt mình tu, rồi mình sẽ tu theo cái đặc tướng của mình, mình biết cách rồi. Thì trong khi đó con vẫn nhìn cái tâm của mình, nhưng mà cái tâm của mình cũng vẫn nghĩ đến cái bệnh của mình rồi phải theo cái hơi thở mà ra. Theo hơi thở mà nhưng mình không tập trung hơi thở, nhưng mà mình vẫn nhìn cái tâm của mình để xem coi cái niệm. Còn cái phần mà nó biết hơi thở thì nó sẽ theo nương theo hơi thở mà ra qua cái ý, ý thức lực của mình tác ý.

(08:06) Thí dụ như trước khi con ngồi thì con nhắc tâm, con tác ý, con tác ý về cái thọ của con. Rồi con ngồi con chỉ nhìn tâm của con thì nó phân, cái tâm con nó phân ra phần, một phần biết hơi thở, một phần quan sát cái tâm. Do đó nó không bị căng, mà không bị căng thì cái bệnh thừa hơi nó không có phát khởi, nó không khởi mạnh, thì nó đỡ cho con.

Đó là cách thức đặc tướng của mình khi mình tu tập, mình biết cách để mình nhiếp phục được cái cảm thọ của cái thân bệnh của mình, đó là cái kinh nghiệm, còn không thì ôm chặt, phải chịu đựng vượt qua. Thì nó cũng do cái phương pháp tác ý, nó cũng đẩy lui, nhưng mà nó do cái sức mà tập trung nhiều quá, thì coi như cái năng lực của mình nó tiêu hao nhiều, thành ra cái bệnh nó có thể nó dồn dập, nó dồn dập mà nó không …​ Nếu mà một người bình thường mà không bệnh, nó cũng vẫn căng thần kinh nữa, căng đầu, nặng đầu, nó bị tập trung.

Tu sinh Phước Tồn: Trong trường hợp nếu mà con tập trung tác ý như vậy, nó bệnh nó dồn dập như vậy rồi nó sẽ hết hả Thầy?

Trưởng lão: Hết con, nó cũng hết. Bởi vì nó dồn dập, tức là nó dồn nghiệp, nó dồn nghiệp nó hết, nó dồn nghiệp. Cho nên vì vậy mà mình tập trung mà mình nỗ lực, mình ôm cái pháp của Phật để mình diệt các ác pháp lậu hoặc của mình. Mà lậu hoặc của thân mình là cái bệnh rồi, mà mình ôm cái pháp Như Lý Tác Ý: "Có Như Lý Tác Ý thì lậu hoặc đã sanh thì bị diệt” thôi.

Đó đức Phật đã dạy mà, cho nên mình cứ tác ý, mình nương vào mình tác ý. Rồi mình nương vào cái hơi thở, hoặc là cánh tay đưa ra, đưa vô của mình để đối tượng của mình tu là cái Thân Hành Niệm, mà Thân Hành Niệm thì có nội, có ngoại.

Ngoại là cánh tay mà nội là hơi thở, mà giờ mình sử dụng hơi thở thì nó khó khăn hơn, cho nên mình không sử dụng hơi thở mà mình sẽ sử dụng cánh tay. Nhưng cái bệnh mình nó vẫn bị tập trung rồi, nên nhớ mình nhiếp tâm, tập trung ở trong cái thân hành rồi, nó có cái đối tượng rồi.

Còn cái tu mà Tứ Chánh Cần thì con không có đối tượng. Không có đối tượng cho nên vì vậy mà ngồi nó phân tâm giữa hơi thở và cái tâm khởi vọng tưởng. Cho nên nó phân tâm ra hai phần, cho nên nó nhẹ bớt đi nó không có tập trung vô cao.

(10:10) Thì qua cái tu tập thì con thấy cảm thấy cái bệnh thừa hơi của mình nó nhẹ nhàng hơn, nó không bị dồn nghiệp. Còn tự nhiên dồn nghiệp, nhưng mà dồn nghiệp đến cái mức độ nào đó nó hết. Thầy nói ôm chặt pháp của Phật cái bệnh nào cũng hết được hết.

Mới đầu thì nó đánh gắt mình lắm, nó uýnh, nó làm như là hễ mình ôm pháp, mình càng tác ý, mình càng tu thì nó càng đập nhiều, nó làm cho mình sợ, chứ không có gì. Nhưng mà mình chết bỏ, mình không sợ thì nó lại lui, cứ ôm chặt pháp mà tiến tới thì nó lui. Bởi vì nhiếp tâm, an trú là một cái lực rất mạnh, lực rất mạnh.

Để làm gì? Để cho nó đẩy lui cái lực của nghiệp, vì cái nghiệp lực của nghiệp là cái cảm thọ, cảm thọ nó ghê gớm thành ra nó dữ. Cho nên nó chỉ sử dụng cái đó nó mới có tiêu diệt nó mà thôi, còn con bây giờ thì mới biết cách thức.

3- NHẬN RA VÀ BẢO VỆ CHÂN LÝ

(11:02) Bởi vì sau khi mà tu mà đuổi bệnh xong rồi đó, thì con trở về tu Tứ Chánh Cần rồi-Ngăn ác, diệt ác; sanh thiện, tăng trưởng thiện.

Sanh thiện là làm sao mà cho cái ‘tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự’ đó nó hiện tiền, gọi là sanh.

Rồi kéo dài cái thời gian đó gọi là tăng trưởng, tăng trưởng cái tâm đó chứ không có cái thiện nào khác hết.

Chứ không có cái thiện mà nghĩ: "Giờ tôi phải đi thuyết giảng, hay hoặc là tôi đi làm từ thiện, hay giúp đỡ người này, người kia", cái thiện đó là còn thiện còn ác. Còn cái thiện này là toàn thiện, cho nên vì vậy mà tăng trưởng cái thiện này, chứ không phải là tăng trưởng các cái thiện kia. Phải hiểu cái đạo Phật nó có cái mục đích, cái mục đích rõ ràng.

Cái thiện của đạo Phật là cái ‘tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự’, đó là cái thiện, mà tăng trưởng cái đó, giữ gìn bảo vệ cái đó. Còn tất cả các niệm dù thiện, hay ác, dù là mình làm cho người khác vui, cái thiện nhưng mà có sự phóng dật ra thì nó không đúng.

Bởi vì đức Phật đã xác định: "Ta thành Chánh Giác là nhờ tâm không phóng dật". Mà mình phóng dật đi làm từ thiện thì coi như là sai. Còn cái ‘tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự’ thì nó không phóng dật ở đâu hết. Con thấy xác định được cái đó nó cụ thể rõ ràng mà, cái chân lý, cái mục đích của đạo Phật để mà chúng ta đạt được sự giải thoát.

Cho nên khi biết rồi chúng ta biết con đường đúng đắn là như vậy, thì một ngày nào đó chúng ta sẽ đạt được. Mà đạt được thì cái ‘tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự’ chúng ta sẽ từ giờ này đến giờ khác nó luôn, nó sống, nó không còn một niệm, không còn hôn trầm, thùy miên thì chứng đạo chứ có cái gì đâu.

Mà vậy mà nói thì dễ vậy, chứ mà muốn kéo được dài thời gian đó thì không phải dễ. Sống được với nó không phải dễ con, mình phải tập luyện hết sức. Mà vả lại thì con lại có cái nghiệp bệnh nữa là một cái ngặt nghèo. Nó không chết mà nó cứ, cái bệnh thừa hơi con nó cũng làm chướng ngại cho sự tu tập.

Còn người ta có cái thân không bệnh người ta khỏe lắm, người ta ngồi nghe nó thoải mái, nó dễ chịu. Có niệm thì người ta xả, không niệm thì thôi hoặc là người ta hít thở, người ta nhiếp tâm theo cái phương pháp Như Lý Tác Ý. Người ta tác ý từng hơi thở người ta nhiếp vô, thì mấy người đó cái nghiệp người ta nhẹ, người ta tu nó dễ.

(13:06) Cho nên quý thầy mà ở trong đó Thầy dạy mà nhiếp tâm và an trú được rồi đó, trong ba mươi phút rồi thì trở qua Tứ Chánh Cần xả cho rốt ráo. Chứ mà còn đi nói chuyện đầu này, đầu kia là quý thầy, Thầy không bao giờ Thầy cho qua đây đâu. Tại vì mà Thầy ngồi quan sát mà thấy quý thầy mà đi nói chuyện rồi thì quý thầy, Thầy biết còn phóng dật rồi thì thôi khỏi nữa rồi.

Còn mà tu không nói chuyện ai hết đó, bây giờ nhiếp tâm, an trú trong cái giờ đó mình nhiếp tâm, an trú được rồi chứ gì? Nhưng mà xả qua cái giờ đó rồi thì coi như là ngồi đó mà xả cái tâm, chứ mà đi ra nói chuyện rồi phóng dật, không phòng hộ. Hoặc là nghe người ta đi ngoài sàn sạt, coi ai đi cái ngó lên như vậy là người đó cũng chưa được, phóng dật cái đó không được đâu.

Nghe tiếng người ta nói mình lắng nghe coi người ta nói gì đó thì mấy người, ngồi trong thất mà nghe người ta ở ngoài thì cái người này cũng phóng dật rồi. Mặc dù là không nói chuyện mà cũng đã phóng tâm rồi.

Bây giờ một con chim nó bay, nó đậu cái soạt, ở đây chúng ta cũng nhìn ngó coi con chim ó, hay con chim gì đó thì coi cũng bị phóng dật nữa, chứ đừng nói chi là tiếng người. Tất cả những cái này đều là phải phòng hộ hết tất cả như là, cũng như là cái vọng tưởng ở trong tâm của mình.

Một con rắn, hay một con nhái, một con cóc rồi cắn ở ngoài đó. Thì trong khi chúng ta mới tu thì chúng ta còn đuổi còn được, chứ khi tu: "Đây là nhân quả tâm quay vô không phóng dật". Trói buộc liền tức khắc, không cho phóng ra để chúng ta đạt được cái tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự’. Chứ phóng dật thì nó mất sự bất động, nó động rồi, nó không còn, phóng dật.

Sắp tới đây mà con thấy không phải tu nội cái niệm vọng tưởng ở trong tâm của mình đâu, mà còn tu tất cả các âm thanh, sắc tướng bên ngoài. Thấy cái cây ớt kia mà nó khởi niệm lên trái đỏ quá thì coi chừng, trật rồi đó, phóng dật ra ngoài rồi đó.

Tới đây mấy con sẽ thấy là Thầy dạy tới rồi mấy con sẽ thấy. Nó càng lúc nó đi đến cái chỗ mà phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý là rất chặt chịa, không để cho nó phóng dật ra ngoài. Có mắt thấy chứ không phải không thấy, nhưng mà không ở trong cái ý thức không có khởi ra cái niệm đó đâu, ôm chặt nó phải thanh tịnh.

(15:09) Cũng như là con ngồi mà con tu, con nhìn cái tâm có vọng thì khởi, nhưng mà ngoài kia mà nó có cái tiếng động gì mà bắt buộc con phải phóng ra thì con cũng sai rồi. Nó y như là cái niệm vọng của con vậy, cái âm thanh đó nó làm cho con khởi cái tâm của con thì con cũng là vọng tưởng rồi. Cho nên tới rốt ráo mà tới chừng cuối cùng ngồi nó bất động không có, đã nói ‘tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự’ là ở ngoài không có làm động được.

Tâm thì thanh thản, thân thì an lạc và hoàn toàn vô sự, thì con nghe ‘bất động, thanh thản, an lạc, vô sự’. Bất động là chỉ cho xung quanh các pháp bên ngoài- mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý, tức là sáu trần: sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp- tất cả các cái trần, các cái pháp trần này tác động vô mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý coi như là hoàn toàn tâm mình không phóng ra, dứt ra hết đó là mới thành công.

Nó không có dễ, nhưng mà nó dễ tại biết là nó dễ, không lôi mình được thì dễ. Chứ mà Thầy thấy quý thầy tu thì cũng khá khá, nhiếp tâm cũng được đó, nhưng mà Thầy thấy còn đi tới, đi lui nói chuyện, thì không được. Mấy con tưởng là Thầy ở đây chứ Thầy biết ở trong đó. Người nào mà sống trọn vẹn độc cư Thầy biết người đó không chơi ai với hết, không nói chuyện với ai. Ai nói gì thì nói, đóng cửa kín lại không có chơi gì hết. Nếu mà mình gần gần nhau thì đóng cửa, không có đi ra, đi ra gặp nói bậy bạ.

Rồi từ đó ở ngoài người ta làm cái gì thì ở trong này giữ cái tâm của mình không cho phóng ra. Ta làm gì làm chẳng lưu ý tới, chỉ có luôn luôn với cái ‘tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự’. Có như vậy thì cái con đường tu mau chứng đạo không bao lâu. Thầy đưa qua bên đây ở gần Thầy thời gian là chứng đạo, còn phóng dật thì không chứng đạt. Qua bên đây mà còn giữ cái tâm mình mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý, nghe cô Út làm cái rột để cơm đó, cái bắt đầu ngó ra coi. Coi như thế nào đó thì coi như là bị động lắm rồi, không được.

4- QUÁN THỌ

(17:06) Tu sinh Phước Tồn: Dạ kính thưa Thầy, mà trong trường hợp mà con đuổi đẩy lui bệnh, như vậy con có nên là con vừa đuổi bệnh theo pháp tác ý. Bây giờ có cần phải đuổi bệnh theo tác ý nhất tâm như từng phút hay không? Hay là trong cái việc kéo dài nửa tiếng liên tục đó Thầy?

Trưởng lão: Coi như là con bắt đầu từ một phút lên hai phút, ba phút, năm phút từ từ tăng lên. Thấy cái bệnh của mình nó dịu lần, dịu lần thì mình tăng lên. Còn nó phản ứng mạnh quá thì mình ít lại, mình xả ra. Tại vì mình tu từng phút con, nhiếp tâm từng phút ở trong cái cách thức đuổi bệnh.

Mà cái bệnh của mình, thí dụ như bây giờ con tu một phút mà nó bị, cái bệnh thừa hơi nó tăng lên quá, nó làm cho con rất khó chịu. Thì con xả ra nghỉ, rồi tập nữa, tập nữa, từ từ rồi mình tăng dần lên. Từ một phút mình thấy nó được rồi mình tăng lên, tăng lên, tăng lên.

Chứ không phải là nó dứt bệnh đâu, nó còn bệnh chứ không phải. Nhưng mà nó không có làm cho mình quá khổ, rồi mình tăng dần, tăng dần, tăng dần. Lần lượt rồi nó lui dần, lui dần, mình tăng lên cho suốt ba mươi phút. Chứ giờ đưa ba mươi phút nó đánh con, con chịu không nổi đâu, không nổi, ít ít.

Tu sinh Phước Tồn: Dạ, có nghĩa là ở đây con hiểu là con phải tăng dần theo cái cảm thọ của con hả Thầy? Chứ không phải theo cái vọng tưởng.

Trưởng lão: Theo cảm thọ của con thôi, không phải theo vọng tưởng đâu. Cái cảm thọ nó là một vọng tưởng đó con, một cái vọng, mà vọng của thân đó, tức là một lậu hoặc của thân. Còn cái niệm vọng ở trong đầu của con mà khởi nghĩ cái này kia, đó là cái lậu hoặc của tâm, còn cái này lậu hoặc của thân.

Nhớ mà đức Phật nói: "Có Như Lý Tác Ý thì lậu hoặc chưa sanh thì không sanh mà đã sanh thì bị diệt". Bây giờ khởi niệm ra mà con tác ý thì cái niệm đó vẫn bị diệt. Mà cái thân đau thì con cũng tác ý, cái thân cũng sẽ không đau. Cái mục đích đó là cái mục đích của pháp Như Lý Tác Ý rồi.

Tu sinh Phước Tồn: Dạ, con kính thưa Thầy. Như thay vì con, con cũng tu tập, hiện tại bây giờ con cảm thấy rằng nếu mà con nhìn cái tâm như vậy. Thì nếu mà con quan sát nhìn kỹ lưỡng thì con thấy, cảm thấy dường như cái vọng niệm nó không có khởi lên được đúng không Thầy?

(19:15) Trưởng lão: Đúng rồi. Bởi vì mình nhìn nó đó, để cho cái tâm mình nó, nó luôn luôn mình thấy rõ ràng cái tâm mình, thì nó lại ít niệm. Tại mình nhìn nó thôi.

Mình quán tâm đó, khi mình nhìn cái tâm đó. Thay vì mình quán thân, mà mình nhìn, mình quán tâm. Mà mình quán thân là cũng như bây giờ cái thân thọ của con nó đau chỗ nào mà con nhìn chỗ đó nó cũng hết đó, nó cũng hết đó chứ không phải không. Bởi vì nó quán thọ, cái nhìn của mình là cái lực của ý thức rồi.

Mình nhìn chăm chăm nó: "Tao cho mày chết, tao nhìn chăm chăm mày coi mày đau tới mức độ nào". Rồi mình cứ lắng nghe cái đau của nó mà bệnh nó tan, nó cũng hết, con gọi là quán thọ.

Còn quán tâm đó con nhìn cái tâm mình coi có niệm hay không, thì cái niệm nó không khởi, con gọi quán tâm.

Tu sinh Phước Tồn: Mà khi mà con xét thấy thì con thấy, nếu con nhìn cái tâm con lại nó tỉnh táo hơn.

Trưởng lão: Đúng rồi, lẽ đương nhiên là nhìn cái tâm thì cái tâm mình nó phải tỉnh. Chứ con nhìn tâm mà nó chạy trốn đâu khỏi, nó tỉnh. Tại vì con nhìn cái hơi thở mà nó dễ bị, nó không được tỉnh táo, nó bị vọng nó khởi ra cũng dễ hơn là cái nhìn cái tâm con.

Tu sinh Phước Tồn: Dạ, vậy con nghĩ rằng cái việc nhìn cái tâm này là nếu mà giữ cái tâm, nhìn cái tâm mà cái thời gian nó kéo dài ra nửa tiếng mà nó không có niệm nào thì đó là con đã tu xong cái phần thứ nhất là đó là phần nhiếp tâm.

Trưởng lão: Ừm, cái đó là phần nhiếp tâm đó con, mình nhiếp tâm rồi.

Rồi phần an trú, an trú là mình tác ý cho cái trạng thái an và cái sự hoan hỷ ở trên cái phương pháp đó nó hiện ra cái tướng an thật. Chứ không phải mình nghe thấy nó ngồi yên ổn, không có đau, không nhức, không tê là an, không phải, mà nó có cái tướng trạng an.

Mình lọt trong vòng đó rồi là nó an, nó có cái vòng đó. Nó an thật an nó kéo dài suốt ba mươi phút mà con xả ra nó còn an lắm, nó không có hết đâu. Phải tác ý, phải xả cho nó trở về bình thường nó mới hết. Con tác ý con xả, rồi con đứng dậy con đi kinh hành một hơi, thì cái trạng thái mà an đó nó mới rớt mất hết. Chứ không nó đeo con, nó đeo con đi tới đâu nó dính vô, dính vô, dính vô.

(21:23) Cho nên vì vậy mà khi mà mình có được an trú rồi đó, thì bệnh nó khó phát triển lắm, nó khó tăng lắm. Nhưng mà mình tập dần nhiếp tâm cho được. Khi mình nhiếp tâm được con nhìn cái tâm mà con nhiếp được rồi, thì coi như là con sẽ an trú cái thân. Thì con tập an trú cái thân thì quán thân con an trú rồi, cái thân nó sẽ an. Thì có gì nhìn cái thân an ổn thì coi thử coi thân có đau nhức chỗ nào không. Thấy nó an thì bắt đầu nó an thật sự thì nó hết, nó đau thì nó phải hết đau, bởi vì nhìn nó mà.

Tu sinh Phước Tồn: Nhìn ngay cái chỗ đau?

Trưởng lão: Nhìn ngay cái chỗ đau. Thí dụ cái đầu gối nhức là cứ nhìn ngay chỗ đầu gối nhức, cái đầu nhức thì cứ lắng cái đầu, nhìn cái đầu nhức. Cái chỗ nào nhức đau là ngay nhìn chỗ đó thôi. Thành ra cái sức lực mà tập trung nhìn đó, làm như mình thôi miên nó sao đó, nó hết.

Tu sinh Phước Tồn: Vậy lúc đó mình nhìn nó có tác ý đuổi nó đi không?

Trưởng lão: À coi như là mình vào đó mình tác ý rồi mình nhìn nó. Mình nhìn nó một hơi, sợ cái sức tỉnh của mình nó quên đi đó, mình tác ý để cho nó nhớ nó nhìn nữa. Nó tiếp tục nó nhìn để nó kéo dài cái thời gian ra. Còn mình không tác ý một hơi cái nó đi lảng chỗ khác, nó không chịu nhìn chỗ đó lâu đâu. Còn mình tác ý, cũng như nhắc là: "Mày nhớ mày nhìn nó nhe, chứ mày đừng có quên đó". Chứ hơi cái, làm biếng cái, nó đi chơi, nó đi chơi ra ngoài, nó không chịu nhìn vô trong, cái tâm nó lười biếng lắm.

5- TỨ CHÁNH CẦN TRÊN TỨ NIỆM XỨ

(22:46) Tu sinh Phước Tồn: Dạ, con kính thưa Thầy là mục đích của con hôm nay là tại vì con huân vô con nhìn cái tâm được. Thì con cảm thấy khi mà nhìn nó, thì thứ nhất là được cái thấy là nó tỉnh táo. Thứ hai là nó thấy được rõ hơi thở mà không có bị ức chế. Phần thứ ba nữa là khi con nhìn cái tâm như vậy thì nhìn nó không có vọng tưởng.

Trưởng lão: Ừ, cái cảm thọ nó không có…​

Tu sinh Phước Tồn: Con nhìn kỹ thì nó không có vọng tưởng xem vào được.

Trưởng lão: Đúng rồi.

Tu sinh Phước Tồn: Vì thế con không biết ở cái trạng thái này con nhìn như vậy thì đó là nó nằm ở cái giai đoạn nào trong cái tu…​

Trưởng lão: Coi như nhìn cái tâm của con đó là tu cái giai đoạn của Tứ Niệm Xứ rồi.

Tu sinh Phước Tồn: Của Tứ Niệm Xứ?

Trưởng lão: Của Tứ Niệm Xứ đó, nhìn coi cái tâm coi có khởi vọng tưởng không? "À, mày khởi vọng tưởng là tao quán tao xả, ngăn ác, diệt ác bằng cách tao nhìn cái tâm đó. Nhìn cái tâm để tao tăng trưởng cái trạng thái bất động, thanh thản, an lạc, vô sự đó". Đó bắt đầu tu Tứ Niệm Xứ để nhìn.

Nó còn vọng chứ không phải hết đâu, con chưa có tăng dài được đâu. Mà cho nên nhìn nó, nhìn cho đến khi mà cái sức tỉnh nó trọn vẹn rồi. Mà sau khi nó không vọng tưởng, nó an trú được rồi, bắt đầu người ta cho lên Tứ Niệm Xứ mới tu.

Tu sinh Phước Tồn: Có nghĩa là trong giai đoạn này, nếu mà nhìn ở trong đó là giai đoạn của Tứ Niệm Xứ?

Trưởng lão: Tứ Chánh Cần con.

Tu sinh Phước Tồn: Tứ Chánh Cần trên Tứ Niệm Xứ?

(24:00) Trưởng lão: Tứ Chánh Cần trên Tứ Niệm Xứ con. Bởi vì nó còn ngăn ác, diệt ác, bởi vì nó còn niệm. Bởi vì nếu mà con không nhìn thì nó có niệm, mà có nhìn thì không niệm. Mà không niệm có khoảng thời gian ngắn chứ không phải dài được. Cho nên nó còn niệm chứ chưa hết, tức là còn tham, sân, si.

Cho nên mình nhìn nó để cho cái sức định tĩnh của mình nó có đó. Cho nên vì vậy mà cái niệm nó thưa đi, nó thưa dần. Rồi từng đó đó mình có cái niệm thì mình quán, mình xả đi. Mình xả riết hết, hết rồi bắt đầu đó thì coi như là sau đó mình vào Tứ Niệm Xứ. Mà khi nào cái trạng thái an trú được rồi thì mình mới vào được Tứ Niệm Xứ.

Tu sinh Phước Tồn: Đây con có một cái suy nghĩ như thế này là không biết có đúng hay không. Thí dụ như thay vì con muốn nhìn cho cái tâm mình nó tỉnh táo, kỹ lưỡng trong cái thời gian con quyết định. Thí dụ như năm phút hoặc là ba phút, mà muốn không cho mà cái tâm mình nó bị xao lãng, nếu xao lãng thì vọng tưởng xen vào. Thì con có thể là nhìn nó trong khoảng thời gian ba mươi giây hoặc một phút gì đó con mới tác ý lại một lần. Tác ý như: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự".

Trưởng lão: Rồi nhìn nó.

Tu sinh Phước Tồn: Rồi bắt đầu con nhìn lại nữa, thì một phút sau rồi con tiếp tục tác ý nữa.

Trưởng lão: Đó là mình dẫn nó lại từ từ yên tịnh. Rồi lần lượt mình thưa dần lên, rồi mình thưa dần ra, thưa dần ra tác ý thưa ra. Mà thưa ra đến ba mươi phút mà tác ý có một lần, thì tức là bước vào Tứ Niệm Xứ được rồi. Đó nó vậy đó.

Tu sinh Phước Tồn: Vậy theo con nghĩ là nếu mà con trong trường hợp con tu, con nhìn cái tâm này được rồi. Thì cũng theo cái phương pháp này con vừa đuổi bệnh trên cánh tay. Sau khi đuổi bệnh trên cánh tay dùng thời gian là, của con quy định là hai phút. Bắt đầu còn hai phút sau thì cái bắt đầu nhìn cái tâm. Rồi để sau đó tiếp tục nữa, hai phút kế nữa con sẽ đuổi bệnh.

Trưởng lão: Được. Tu vậy được con, coi như là tu như vậy là tốt lắm. Tại vì hồi nãy xét qua cái tâm mà con nhìn cái tâm của con đó, thì coi như là Thầy theo dõi trong hai phút. Coi như là Thầy theo dõi cái hơi thở của con, mà Thầy căn cứ vào cái hơi thở của con thì định, nó hai phút, hơn hai phút chút ít chứ không bao nhiêu. Là phải nói rằng Thầy thấy nhìn cái tâm vậy được, không có gì, không có sai pháp. Quan sát thấy nhìn như vậy là tốt, đúng.

Tu sinh Phước Tồn: Tại vì con sợ là tu tập sai, cho nên con xin ra.

(26:20) Trưởng lão: Thầy nhìn cái đó là bước qua cái giai đoạn Tứ Chánh Cần rồi, Tứ Chánh Cần mình tu tập nhiếp tâm đuổi bệnh. Sau khi nhiếp tâm đuổi bệnh rồi bắt đầu mới tu Tứ Chánh Cần. Bởi vì cái bệnh đó cản đường, cản lối con, tu nó xả rất khó.

Mà Tứ Chánh Cần- ngăn ác, diệt ác, mà giờ mình ngăn cái ác pháp, cái cảm thọ bệnh của mình, ngăn không được thì làm sao mình đi tới đó được. Đó, thành ra buộc lòng mình phải tu tập sao mà để cho nó, cái cảm thọ cho nó lần lượt nó thưa dần và mình có thể mình chịu đựng được, chịu nổi được với cái cơn mà cảm thọ. Để rồi mình mới nhìn cái tâm của mình, mình mới vượt qua được, mình vượt qua.

Tu sinh Phước Tồn: Dạ kính thưa Thầy, Thầy nói về cảm thọ thì bây giờ con cảm thấy nó đau thì nó đau, nhưng mà con cũng không có còn cảm thấy là sợ sệt nó nữa.

Trưởng lão: Ừm, cái đó là được rồi.

Tu sinh Phước Tồn: Mà cũng không còn có ý nghĩ là uống thuốc nữa. Rồi con bây giờ nghĩ đến thuốc là con cảm thấy con sợ thuốc quá. Tại vì con nghĩ rằng cái thuốc đó nó cũng, thứ nhất là nó cũng là những cái chất bất tịnh thôi. Bởi vì trong những cái viên thuốc nó làm từ những cái xương hoặc là xương thịt của những động vật khác mình cũng đâu có biết. Nếu uống vào thì sẽ, nó càng đau khổ nhiều hơn.

Trưởng lão: Ừm, nó không đúng cái tâm thanh tịnh, cái thân thanh tịnh của mình. Toàn là đồ bất tịnh, thôi đừng có thèm uống thuốc, chết bỏ. Thầy nói tu theo Phật rồi thì một là chết theo Phật, hai là sống giải thoát, có vậy. Chứ còn uống thuốc không làm gì hết, thuốc của Phật tuyệt vời mà.

Tu sinh Phước Tồn: Cho nên thì con cũng giữ lòng tin trên cái pháp đó, đuổi bệnh và an trú. Và con nghĩ rằng là cái sự mà nhìn tâm như thế này nếu đúng pháp, thì con nghĩ rằng sau này con cũng đi vào cái đường này để vào Tứ Niệm Xứ.

(28:06) Trưởng lão: Đúng vậy đó con, phải đi vào chỗ này rồi tới chừng đó mà …​ Tứ Niệm Xứ thì chỉ có mình quán tâm, quán thân, quán thọ thôi chứ có gì đâu. Tại vì coi như là nhìn tâm là quán thân, thọ trong đó rồi đó. Tại vì nhìn tâm là cho nó, tâm nó thanh thản đó con, nó không có niệm đó. Thì nó không niệm đó thì nó an trú, nó mới an trú được, mà có niệm nó an trú không được, nó có niệm nó bị động. Cho nên nhìn tâm là cái quan trọng lắm, mình nhìn tâm nó…​

Tu sinh Phước Tồn: Kính thưa Thầy là con, cái việc thứ hai nữa con nghĩ là con tu tập giờ cảm thấy như thế này không biết có đúng hay không. Như thường muốn hạn chế được những cái tâm phóng dật của mình, thì con phải tác ý.

Ví dụ như thay vì con, hiện tại con đang nằm, đang quét lá đi, thì cái tâm con nó phóng dật suy nghĩ đến cái phòng vi tính, hoặc là nghĩ đến nơi khác lớp học. Thì con mới, con tác ý rằng là: "Nếu mà nghĩ đến cái nơi khác trong lúc đó mình đang làm việc quét lá, như vậy là mình đã giống như cái người mà làm bài, làm kiểm tra, làm lạc đề rồi. Tại vì đang quét lá mà lại nghĩ nơi khác đó là bị lạc đề rồi".

Trưởng lão: Con bị phóng dật rồi, không được. Cho nên biết quét lá là biết quét lá, mà quét lá ở trong cái ‘tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự’ thì đó là đúng pháp. Mà quét lá mà nghĩ ngợi cái chuyện gì vi tính rồi này kia hay làm bài ở trong lớp rồi thôi, cái này phóng dật quá xa rồi, nó chạy ra rồi.

Tu sinh Phước Tồn: Dạ, cho nên khi con tác ý thì cái tâm niệm nó mới rớt xuống, thì ngay lúc đó cái việc làm quét lá của con bắt đầu nó, cái tâm nó không còn nghĩ gì hết.

Trưởng lão: Ừm nó theo cái hành động của quét lá và nó thấy được cái tâm của nó thanh thản, cái thân an lạc của nó rõ ràng.

Tu sinh Phước Tồn: Dạ, thấy rõ ràng cái tâm nó không có niệm.

Trưởng lão: Ừm, đúng vậy con. Hễ nó phóng dật thì nó coi như mất mình rồi, mất mình rồi.

6- VIẾT THƯ KHUYÊN GIA ĐÌNH ĂN CHAY

(30:00) Tu sinh Phước Tồn: Dạ, về việc như đây là có phải cái công việc này con có nên làm hay không? Như trong thời gian qua thì ở gia đình con có gọi điện lên báo tin là đứa em con nó lập gia đình. Lúc trước đứa em trai này nó cũng ở trong chùa chung với con, rồi sau này bây giờ này nó mới lập gia đình thôi. Thì con có khởi nghĩ là viết thư về khuyên mấy đứa em nó. Hai đứa nó phải như là trước kia là nó ăn chay, bây giờ rẽ sang mặn rồi. Thì thấy con chỉ viết cái lời, vài lời để khuyên nó ăn chay trở lại như ngày nào.

Trưởng lão: Thôi có lập gia đình thì cũng nên ăn chay. Bởi vì đem chúng sanh mà nuôi thân mạng của mình thì cái tội nó rất lớn. Mình sống không có đạo đức, trong cái đạo đức bình đẳng của sự sống với nhau, tại sao mình nỡ ăn thịt chúng sanh? Con cũng nên viết một vời lời, bởi vì cái sự sống của chúng sanh với cái sự sống của mình nó bình đẳng với nhau. Tại sao mình biết thương mình mà không biết thương sự sống của chúng sanh?

Mình khuyên các em lỡ mà đã lập gia đình thì thôi, đó là cái nghiệp phải trả chứ mình biết làm sao đây? Chứ bước thêm một bước mà từ cái tuổi mà chưa có gia đình, mà bước ra có gia đình là đã mang cái ách vào trong cổ rồi đó. Cũng như con trâu mà mang cái ách là thêm cái khổ rồi, chứ không có phải là còn con nghé nữa đâu, phải nhớ kỹ cái điều đó.

Rồi từ cái khổ đó nó sẽ đi đến những cái ác pháp, mà mình phải nuôi dưỡng cái gia đình của mình, thì bao giờ mình cũng phải trên ác pháp nữa rồi. Rồi từ cái ác pháp nó sẽ đưa đến cái vấn đề này đến vấn đề khác, rồi đây mấy em sẽ thấy khổ, khổ lắm. Nhất là con đường mà giữa chồng với vợ là con đường đó là con đường tái sanh luân hồi.

Tu sinh Phước Tồn: Bây giờ thì hai đứa coi như là đã thành vợ chồng rồi, đã có mang thai trước khi hôn nhân nữa. Như vậy thì thế mà, con thấy nếu mà, nếu không giữ cái trường chay này, thì sẽ dẫn đến biết bao nhiêu cái khổ đau nhiều khác nữa.

(32:12) Trưởng lão: Biết bao nhiêu sinh mệnh chúng sanh, rồi biết bao nhiêu cái bệnh tật phải trả, chứ đâu phải ăn thịt chúng sanh mà bình yên đâu. Hễ càng ăn thịt chúng sanh thì bệnh tật nó càng nhiều, rồi tai họa nó xảy đến cho gia đình nữa. Nó không riêng gì hai đứa này mà nó còn cha mẹ hay hoặc này kia nọ, chị em nữa. Nó làm cho đủ cách để mình lo lắng, buồn phiền, sợ hãi, đủ cách lo. Cho nên không có thể, không có bình yên đâu, Thầy nói không bình yên đâu, khó lắm tại vì họ không hiểu.

(32:44) Rồi nghe nói về cái tâm sắc dục là người ta quá rợn gáy rồi. Con đường tái sanh luân hồi, con đường đau khổ đó, con đường tiếp tục mà đau khổ. Cái quy luật của nhân quả nó xúi người ta đi vào con đường đó, cái tâm ái dục, cái tâm sắc dục. Cái người tu rồi người ta sợ lắm, người ta nghe cái tâm sắc dục là người ta sợ lắm. Mà cái người đời thấy, nam thì thấy nữ thì thích, mà nữ thấy nam là thích, là coi chừng đó. Cái chuyện đó là cái chuyện mà chết mấy người đó, cái chuyện mà khổ đau.

7- CHỈ TRI KIẾN HIỂU BIẾT MỚI THẮNG ĐƯỢC TÂM SẮC DỤC

Tu sinh Phước Tồn: Dạ kính thưa Thầy, còn về cái việc sắc dục như trong thời gian qua con có một cái kinh nghiệm như thế này, không biết là có đúng hay không? Hễ thường nếu mà cái tâm mình còn ham thích sắc dục, thì ngay cả những cái loài động vật mà, khi thấy hai con cuốn chiếu mà nó quấn với nhau mà nó giao hợp với nhau như vậy. Thì cái tâm mình cũng vẫn khởi lên để mà suy nghĩ đến cái việc của nó làm cũng ưa thích.

Thì con mới quán xét ngược trở lại và mỗi khi nó, tâm con nó khởi nghĩ lên như vậy, thì bắt đầu con mới tác ý ngược lại. Nếu mà thấy hai con vật nó có cái ý hành động đó thì mình phải cản ngăn nó ngay liền. Coi như là không cho hai con nó kết hợp với nhau. Như vậy thì ngay cái tâm niệm đó, con cảm thấy như là cái sự mà tâm sắc dục của con nó rơi xuống hết rồi.

Trưởng lão: Nó dễ lắm con. Trời! Nó dễ lắm. Thầy sợ lắm, Thầy tu rồi Thầy sợ cái này lắm. Thầy sợ cái tuổi trẻ của mấy con, cái người già cũng chưa chắc đã là tốt, nó ghê lắm. Mà con đường sanh tử luân hồi là tại chỗ đó, con đường đau khổ nó mở cửa cũng tại chỗ đó không có chỗ nào khác hết đó. Dụ dỗ người ta đi vào con đường đó hết, cho nên không có người nào mà thoát ra.

(34:30) Đức Phật dạy cách thức quán bất tịnh, mà quán bất tịnh đối với nó nhằm nhò gì, khi mà nó, dục thì nó có nhằm nhò gì đâu. Quán anh chị em ruột thịt mình cũng chẳng nhằm nhò gì hết. Thật sự ra, Thầy nói thật sự ra chỉ có sức định, sức định mới làm chủ nổi nó chứ không có sức định tĩnh, trời đất ơi! Nó mạnh quá.

Bởi vì cái sức của nó, cái sức nó cám dỗ nó mạnh lắm, nó mạnh ghê gớm lắm, nó cái sức lực của nó mạnh lắm. Mà cái người có sức định tĩnh rồi mới chịu nổi. Cho nên mấy con tập, tập an trú cho được, khi đó mới nhắc một câu an trú liền tức khắc ở trong ‘tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự’ thì nó mới thanh thản lại được liền. Chứ còn không an trú được, nó cứ lẩn quẩn hoài nó không chịu xả. Khó lắm mấy con, chứ không phải dễ đâu.

Cho nên vì vậy mà Thầy nói sau này nó phải có, phải có những cái bộ sách mà dạy về cái này để làm cho cái tri kiến, cái sự hiểu biết cho mấy con thông suốt. Nắm được cái này để thấy được cái hình ảnh đau khổ này cho tận tường của nó ra, khổ như thế nào, thế nào. Để thấy rằng con đường đi vào cái con đường mà chồng vợ, con đường mà trai gái này, nó sẽ đưa đi đến cái chỗ khổ như thế nào. Để làm cho người ta phải thấy nó cụ thể thực tế chứ nó không có hạnh phúc đâu.

Thầy sẽ viết ra bằng những cái hiểu biết của mình, để đưa cho người ta nhận xét qua cái này. Nó chỉ có cái tri kiến hiểu biết nó mới thắng được nó dễ, chứ còn mình không hiểu biết, nó lôi mình mê man, mình không có hiểu đâu. Nhưng mà sự thật ra có cái gì thì cũng tại nó hết. Con người ta ngu si thiệt chứ không phải chơi đâu. Bởi vì mình sanh ra ở trong từ cái sắc dục của cha mẹ, của nhiều kiếp rồi. Cho nên cái tâm đó nó mạnh quá, nó quá mạnh, chứ nó không có cái gì gọi là hạnh phúc, nó vậy đó.

Tu sinh Phước Tồn: Dạ mô Phật. Việc con hỏi thì con đã hỏi xong.

(36:28) Trưởng lão: Rồi, vậy con về.

Tu sinh Phước Tồn: Thì con xin thành kính con đội ơn Thầy và con xin hỏi là cái, trước hôm thứ năm tuần rồi con có gửi Thầy một cái bức thư. Để hỏi về việc

Trưởng lão: Như cái ổ đĩa đó phải không con?

Tu sinh Phước Tồn: Dạ, không cái bức thư, cái đó sau này Thầy. Bức thư trước thì nói về cái việc bác Minh Điền nhờ con chụp hình Thầy đó. Trong đó, cái bức thư đó có cái USB nó nhỏ.

Trưởng lão: Thấy USB.

Tu sinh Phước Tồn: Thầy có thấy hay không?

Trưởng lão: Có, có thấy, Thầy có để đó. Nhưng mà Minh Điền có chụp hình Thầy rồi.

Tu sinh Phước Tồn: Dạ.

Trưởng lão: Có rồi.

Tu sinh Phước Tồn: Dạ, rồi con xin hỏi một tiếng nữa, con sợ Thầy, cái USB nó nhỏ quá rồi Thầy quên nó, không để ý thành thử rồi sợ đốt cháy, rồi đốt cháy nó, rất khổ.

Trưởng lão: Vậy bữa nào rồi Thầy viết, rồi Thầy có Minh Điền mới, vừa rồi hồi hôm qua …​(37:17)

HẾT BĂNG