17-ĐI KINH HÀNH LÀ NGƯỜI SIÊNG NĂNG
LỚP NGŨ GIỚI NÂNG CAO 17-ĐI KINH HÀNH LÀ NGƯỜI SIÊNG NĂNG
LỚP NGŨ GIỚI NÂNG CAO 17
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Tu sinh Nữ
Thời gian: 27/02/2008
Thời lượng: [38:34]
Tên cũ: Cần Thông Suốt - Bảy Tháng Chứng Đạo
Số lượng: 65 pháp âm
Pháp âm: https://thuvienchonnhu.net/audios/lop-ngu-gioi-nang-cao-17-di-kinh-hanh-la-nguoi-sieng-nang.mp3
1- NHIẾP TÂM AN TRÚ KHÔNG PHẢI PHÁP XẢ TÂM
(00:00) Trưởng lão: Ngồi xuống hết đi con. Sau một cái thời gian mà Thầy kiểm tra, rồi nhờ cô Út sửa lại cách thức ngồi của mấy con, coi người nào mà nghiêng hoặc là rung động thân thì mấy con cố gắng khắc phục sửa lại những cái vấn đề về ngồi cho nó được an trú. Thế thì về cái phần mà Thầy đến Thầy kiểm tra để phân cho mấy con biết cái trình độ, cái căn bản của mấy con tu cái pháp nào, ở trong pháp nào, đang tu những cái pháp gì.
Như ở bên nam Thầy đã kiểm tra và cho quý thầy đã tu từng cái pháp môn, từng cái pháp môn của mỗi đặc tướng của mỗi người. Nó phù hợp với cái pháp nào mà tu tập để cho nó đạt được cái kết quả. Cái sự tu tập của mình nó phải đi vào cái sự căn bản chứ không thể mà tu cầm chừng, tu chung chung được. Tu phải đạt được kết quả, chứ không khéo là mấy con tu hoài nó vẫn tâm như vậy, nó vẫn như vậy thôi, rồi xả nó cũng bao nhiêu đó thôi, nó không tiến tới nữa.
Thì ở đây không còn cái thời gian mà có thể nói rằng tu tập một cách chung chung như vậy nữa được, mà phải tu đâu là phải đạt được kết quả đó. Cho nên trong cái vấn đề tu thì nó rất là kỹ lưỡng. Vì vậy mà suốt cái thời gian qua rồi, thì mấy con, ai mà ở trong này, các con người nào mà nhiếp tâm ở trong hơi thở mà ba mươi phút không vọng tưởng, mà không có một cái trạng thái nào mà xảy ra thì mấy con cho Thầy biết.
Cái người nhiếp tâm mà ba mươi phút không vọng tưởng, nghĩa là thời nào cũng không vọng tưởng hết, chớ không phải thời này được mà thời sau không được. Và cái thời nào suốt một ngày một đêm, bốn buổi, sáng, chiều, tối, khuya, thời nào nhiếp tâm cũng tốt ba mươi phút. Mấy con có nhiếp tâm được ba mươi phút không? Nếu mà cái người nào mà nhiếp tâm trong sáng, chiều, tối, khuya mà không một niệm khởi thì người đó sẽ tu cái pháp nào, Thầy sẽ chỉ cho họ biết cách tu của pháp đó.
Còn nếu mà chưa được thì chúng ta sẽ tập nhiếp tâm cho được ba mươi phút, để chúng ta tiến tới cái pháp tu trên ba mươi phút mà không niệm khởi. Như vậy, mấy con thấy cái sự tu tập chúng ta phải đi từ cái căn bản, từ cái nhiếp phục được. Chớ không phải nói tôi nhiếp phục được mà trong cái giờ này tôi ngồi tôi nhiếp phục được, mà giờ sau tôi nhiếp phục không được, thì như vậy là chúng ta chưa có căn bản, còn mất căn bản. Nghĩa là thời nào chúng ta cũng phải nhiếp phục, bởi vì đây là có cái phương pháp như Thầy dạy mấy con rồi đó, là cái phương pháp dẫn tâm vào đạo, mình dẫn từng bước.
(02:36) Thí dụ như bây giờ Thầy đưa cánh tay ra, cánh tay vô như vậy, Thầy dẫn nó bằng cái ý thức của Thầy, dẫn nó hoàn toàn. “Đưa tay ra tôi biết tôi đưa tay ra, đưa tay vô tôi biết tôi đưa tay vô”, phải không? Rồi đưa ra Thầy bảo: “Đưa ra”, Thầy đưa ra. Đưa vô Thầy bảo: “Đưa vô”. “Đưa ra”, Thầy đưa ra, “Đưa vô”, Thầy đưa vô. Rõ ràng là Thầy từng cái ý thức của Thầy dẫn cái hành động đưa tay ra, đưa tay vô.
Bây giờ nói về hơi thở cũng vậy. “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”, rồi Thầy hít vô, thở ra. Rồi bắt đầu kế tiếp cái hơi thở thứ hai thì Thầy nói: “Hít”, Thầy hít vô, “Thở”, Thầy thở ra. Cứ như vậy mà Thầy hít thở, hít thở ra vô bằng cái phương pháp tác ý kèm theo sự tác ý liên tục không có dừng chỗ nào. Vậy mà còn có niệm khởi thì mấy con biết như thế nào? Cái tâm của mấy con thấy nó cái nghiệp lực, mà từ lâu tới giờ mình huân cái tâm tham sân si của mình nó mới thành một cái nghiệp, cái sức lực nó rất là mạnh.
Mặc dù chúng ta vận dụng cả ý thức, chúng ta điều hành, vận dụng từng cái hơi thở như vậy, thế mà nó còn lọt vô. Thì mấy con đủ biết là nó cái lực của nó là lực nhiều đời chớ không phải là trong một thời gian ngắn. Còn chúng ta đang là cái người để tập luyện một cái lực, cái nội lực của chúng ta. Cho nên vì vậy mà chúng ta dẫn nó bằng cái phương pháp vậy mà còn tránh không khỏi cái lực của nó đánh vô.
Cho nên vì vậy mà phải nói rằng chúng ta muốn đạt cho được cái nhiếp tâm cho được ba mươi phút nó cũng không phải là dễ, nó không phải dễ. Nghĩa là thời nào chúng ta nhiếp tâm cũng được hết. Bây giờ đem ra chúng ta bỏ giữa chợ người ta bán, người ta ồn náo mà chúng ta vẫn nhiếp được tâm hoàn toàn, như vậy mới gọi là nhiếp tâm trong các ác pháp, nhiếp tâm trong cái khó khăn. Trời lạnh như buốt mà chúng ta vẫn ngồi chúng ta nhiếp tâm được như thường chớ không còn run rẩy.
Còn mấy con thấy như cái lạnh của miền Bắc, nó run rẩy như thế này. Bây giờ ngồi đây nhiếp không được, thì như vậy là mình chưa có dẫn tâm, mình chưa có nhiếp tâm được, cho nên mình bị ảnh hưởng thời tiết lạnh nó tác động, nó tác động mình nhiếp không được. Còn ở đây mình phải nhiếp được. Nhiếp được tức là mình luôn lúc nào mình dẫn tâm mình vào cái chỗ hơi thở, chỗ cánh tay, chỗ bước đi của mình. Thì trong đây không phải người nào cũng nhiếp tâm trong hơi thở, người nào cũng giống như người nào, đạt được. Không phải đâu!
(04:47) Có người nhiếp trong hơi thở được, nhưng có người nhiếp trong cánh tay đưa ra vô được, nhưng có người lại đưa tay ra vô thì buồn ngủ cho nên vì vậy họ phải nhiếp trong bước đi. Thì cái hơi thở ra, hít ra, thở ra, hít vô và cánh tay đưa ra vô, và bước đi bước một, bước hai, bước ba đều giống nhau, nó là một pháp. Một pháp để tu tập sức định tĩnh của chúng ta, chớ không phải là hai, ba pháp gì hết. Nhưng chúng ta lấy thân hành, lấy cái thân hành của chúng ta, hơi thở, hành động tay, rồi hành động chân để mà nhiếp tâm mình. Đó, các con thấy chưa?
Cho nên cái nhiếp tâm đó chỉ có duy nhất là nhiếp tâm, nhưng cái hành động thì nó là hơi thở, hoặc là cái tay, hoặc là cái bước đi, bước chân của chúng ta. Phải không? Cái phương pháp, cái đối tượng để mà chúng ta thực hiện nhiếp tâm thì nó có ba cách: hơi thở, cánh tay đưa ra đưa vô, đưa lên đưa xuống, hoặc là chân bước đi, thì nó có ba cách để nhiếp tâm. Nhưng mà cái nhiếp tâm nó chỉ có một chớ không thể hai. Bởi vì nhiếp trong hơi thở nó cũng như là nhiếp trong cánh tay, nhiếp trong cánh tay thì cũng như nhiếp trong bước đi, có gì khác biệt chỗ nào đâu? Các con thấy không có khác.
Cho nên ở đây, các con tu hơi thở. Thuận thì các con tu hơi thở, mà không thuận thì tu cánh tay, mà không thuận nữa mà hôn trầm thùy miên thì tu bước chân đi. Như vậy là tùy theo cái đặc tướng của mấy con mà thực hiện các pháp tu tập. Cho nên buộc lòng mấy con phải từ nhiếp tâm trong hơi thở, hoặc là nhiếp tâm trong cánh tay, hay hoặc bước đi từ một phút. Nếu một phút không được, cuối cùng mấy con chỉ cần đưa tay ra và đưa tay vô, một hành động thôi. Đạt được chất lượng thì ngay đó ngưng liền tức khắc, để rồi nghỉ xả hơi. Rồi bắt đầu làm lại một hành động đó để hoàn toàn không có niệm khởi.
Các con đừng lầm. Các con đừng có lầm mình đang tu cái pháp này giống như tu Tứ Chánh Cần. Tại sao mấy con biết tu giống như Tứ Chánh Cần không? Nghĩa là bây giờ tôi nhiếp tâm biết hơi thở ra vô như vậy, có niệm cái bắt đầu tôi khởi ra tôi quán, tôi xả cái niệm đó đã rồi tôi bắt đầu tôi nhiếp lại hơi thở, thì mấy con đã lầm. Mấy con đã tu Tứ Chánh Cần chớ không phải tu hơi thở nhiếp tâm an trú đâu. Ở đây là nhiếp tâm an trú chớ không phải tu pháp xả tâm. Mấy con nhớ kỹ không?
(07:07) Bởi vì nhiếp tâm an trú chớ không phải để có niệm khởi ra rồi quán cái niệm đó để mà xả tâm, thì như vậy mấy con tu Tứ Chánh Cần, ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện. Đó, thông suốt được cái này thì mới biết được cái pháp mình tu. Bây giờ mấy con nhiếp tâm là không có niệm khởi, nhiếp cách thức nào mà không có niệm khởi từ một phút cho đến ba mươi phút. Mà nếu một phút không đạt được thì mấy con phải nhiếp từ một giây. Từ một giây hít vô thở ra, một giây phải đạt cho được không có niệm xen vô trong một hơi thở của mấy con, hoặc trong hành động đưa tay ra và đưa tay vô. Thầy cho nó là một giây, gọi là một sát na, phải đạt được cái chất lượng.
Từ một sát na mà tập luyện để rồi tăng lên hai lần, ba lần, năm lần, mười lần, tức là một giây, hai giây, ba giây, bốn giây. Bởi vì một phút vô không nổi thì mấy con tu phải một giây, có gì đâu! Rồi lần lượt từ một giây đó thì nó lên một phút, một phút lên hai phút, rồi cho đến ba mươi phút. Đến ba mươi phút dừng lại để chúng ta tu tập pháp khác. Rồi, bây giờ mấy con hiểu chưa? Hiểu phương pháp tu chưa?
Vậy thì người nào trong hơi thở mà đạt được, đạt được cái chất lượng một phút. Bây giờ Thầy hỏi về một phút, người nào đạt được đưa tay lên, một phút. Nghĩa là trong một phút thôi, Thầy nói trong một phút thôi. Nghĩa là đạt được trong một phút mà không có niệm, thời nào, buổi nào mấy con tu cũng đạt được thì mấy con đưa tay lên, một phút.
Như vậy là cái lớp của mấy con nương vào hơi thở tu một phút. Vậy thì bắt đầu từ một phút đó, mấy con sẽ tu tập trong một tuần lễ, mấy con sẽ tăng lên hai phút cho Thầy. Sau khi, trước khi mà mấy con tăng lên hai phút, thì Thầy đến Thầy kiểm nghiệm lại coi mấy con, cái một phút của mấy con có đạt được chất lượng không? Nghĩa là trong thời nào, buổi nào mấy con tu đều là đạt được một phút. Tức là một phút mấy con tính, thí dụ như bây giờ hít vô thở ra, có người hơi thở bình thường là hai mươi hơi thở, hai mươi hơi thở thì nó vô một phút. Còn cái người mà hơi thở dài thì mười ba mươi bốn hơi thở là nó một phút. Một phút nó phải nó coi vậy.
Còn cái hơi thở ngắn, nó từ hai mươi mấy hơi thở trở lên, ba mươi hơi thở. Hít vô thở ra, hít vô thở ra lẹ, lia lịa như vậy đó, là nó từ hai mươi mấy, ba chục hơi thở nó mới vô một phút. Còn hơi thở bình thường nó từ mười tám, mười chín, hai mươi hơi thở thì nó là một phút. Đó là hơi thở thở bình thường. Còn hơi thở mà dài, thì nó từ mười lăm, mười ba, mười bốn, mười thì nó hơi thở dài, tức là hơi thở chậm, dài. Đó Thầy nói như vậy để mấy con căn cứ vào chỗ đó, mấy con biết rằng một phút, mấy con tu một phút là hai mươi hơi thở là hơi thở bình thường, còn mười hơi thở là hơi thở dài, mà từ hai mươi mấy hơi thở trở lên đó là hơi thở ngắn.
2- AN TRÚ CÓ CĂN BẢN SẼ TĂNG NĂNG LƯỢNG
(10:02) Các con hiểu chưa? Nó, bởi vì vì vậy cho nên, thí dụ như chẳng hạn mấy con không căn cứ vào mấy con đặt cái đồng hồ rồi mấy con hít thở, mấy con đếm rồi mấy biết mấy con tu một phút là mấy hơi thở mấy con biết. Thí dụ như hai mươi hơi thở thì các con cứ, cần gì phải coi đồng hồ. Tôi đếm đúng hai mươi hởi thở là tôi nghỉ, đạt được chất lượng hoàn toàn, có gì đâu! Rồi tôi nghỉ một chút rồi cái bắt đầu tôi sẽ cố gắng. Tôi nghỉ một chút, tôi cố gắng tôi tu lại một phút, tôi cũng thở hai mươi hơi thở, không có gì hết. Thời nào tôi cũng tu đúng hai mươi hơi thở tôi nghỉ.
Nhưng mà trong năm ngày hay một tuần lễ sau tôi sẽ tu bốn mươi hơi thở, như vậy là tôi tu được hai phút chớ gì. Các con thấy không? Mình tăng dần lên. Rồi mình tập trong một tuần lễ. Hai phút đó mình tập cho thuần thục, cái bắt đầu mình tăng lên. Có gì đâu, tăng lên ba phút, chỉ mấy con đếm cần sáu mươi hơi thở là đủ chớ gì? Có gì đâu khó!
Mà như vậy là thời nào mấy con đếm đúng sáu mươi thì mấy con nghỉ. Nghỉ rồi một lúc rồi mấy con tu lại sáu mươi hơi thở. Cứ như vậy cuối cùng thì mấy con thấy mình đạt được ba phút rất dễ dàng, đâu còn khó khăn gì đâu! Từ một phút mấy con đạt được, mấy con tập. Tập rồi mấy con tăng lên, tôi sẽ cố gắng. Mà khi mấy con tăng lên là mấy con rất nhiệt tâm, chú ý kỹ từng hơi thở, từng hơi thở, tác ý kỹ dẫn rất là kỹ trong hơi thở, thì mấy con sẽ lần lượt mấy con tăng lên năm phút rất dễ dàng không có khó khăn. Phải không, mấy con thấy không?
Từ cái chỗ mà căn bản này mấy con đi vào mấy con nhiếp tâm và an trú, chớ không phải mấy con đợi niệm rồi mấy con xả. Ở đây là không có được cái điều đó, bởi vì ở đây là cái phương pháp khác. Nhiếp tâm và an trú, chớ không phải mà tu Tứ Chánh Cần ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện. Cho nên tu Tứ Chánh Cần mấy con cũng nương hơi thở thở ra vô. Nhưng mà có niệm thì mấy con mới dùng cái tri kiến, cái ý thức của mấy con mới quán cái niệm đó để xả. Xả cái niệm đó rồi, bắt đầu bây giờ mới hít thở lại.
Rồi cứ xả hoài, xả hoài, xả cho đến khi nào mà hoàn toàn nó tự nó bất động, nó thanh thản thì các con đã đạt được cái Tứ Chánh Cần, cái pháp Tứ Chánh Cần. Thì lúc bấy giờ mà đạt được cái Tứ Chánh Cần rồi, thì lúc bấy giờ đó mấy con mới lên Tứ Niệm Xứ mấy con tập tu. Chớ còn niệm mà mấy con, còn niệm mà lên Tứ Niệm Xứ thì đâu tu được. Cái căn bản của mấy con ở Tứ Chánh Cần nó chưa xong, cho nên nó còn niệm. Suốt ba mươi phút mà hoàn toàn ở trên Tứ Chánh Cần không niệm thì mấy con mới được lên Tứ Niệm Xứ, các con hiểu chưa?
Mà nếu mà lên Tứ Niệm Xứ mà mấy con không có đủ sức nhiếp tâm và an trú, thì mấy con tu trên Tứ Niệm Xứ cũng không nổi, nó không nổi. Cho nên buộc lòng bây giờ, ngay bây giờ mấy con phải nhiếp tâm và an trú. Và đồng thời cái cơ thể của mấy con sẽ nay thì như thế này, mai như thế khác, nó là các pháp vô thường. Nó là pháp vô thường, cho nên nó sẽ bị bệnh.
(12:48) Do như vậy mà khi nhiếp tâm an trú được thì mấy con mới đẩy lui bệnh. Nó đem lại cho cái cảm thọ của mấy con, cái thân của mấy con nó an trú thì nó không có bệnh nào tác động vô được. Mà nó không tác động vô được thì nó, sự bình an nó giúp cho mấy con mới tu tập được. Chớ mà nó đau nó nhức chỗ này chỗ kia là mấy con sẽ tu tập không được. Đó mấy con, vì vậy mà nhiếp tâm an trú rất cần thiết trong cái giai đoạn này, để nó giúp cho cái sức mà tỉnh thức, để mấy con tu Tứ Chánh Cần, mấy con xả rất dễ.
Cái thời gian nó sẽ thu ngắn lại. Chớ còn không khéo bây giờ mấy con chưa đủ cái sức tỉnh thức, mấy con tu Tứ Chánh Cần thì cái thời gian mà tu tập Tứ Chánh Cần này không biết bao giờ nó cho hết cái niệm. Bởi vì cái sức nhiếp tâm và an trú thì cái niệm nó không còn có nữa, mà lại mình tu Tứ Chánh Cần. Cho nên vì vậy mà khi mà cái sức của mình nó đã có an trú thì cái năng lực của trong người của mình, cái năng lượng đó nó sẽ tăng lên. Nó tăng lên, cho nên mình thấy càng tu lại càng khỏe, càng ham tu hơn, nó không có chán.
Còn không khéo nó, nó tiêu hao cái năng lượng của mấy con đi. Mấy con sẽ thấy tu riết ngán quá, đó là bị tiêu hao cái năng lượng. Đó! Cho nên hôm nay mấy con nhớ kỹ. Từ một phút mấy con phải tập. Còn người nào mà trong một phút mà tu có chướng ngại, nghĩa là mấy con cũng nhiếp tâm như vậy mà nó có chướng ngại là căng đầu nhức đầu, hoặc là tức ngực, thì mấy con phải báo cho Thầy biết liền tức khắc để mà Thầy dạy cho mấy con cách thức cũng nhiếp tâm nhưng mà không bị cái trường hợp đó. Nghĩa là nó hoàn toàn mà trong hơi thở mấy con nhiếp tâm mà không có gì hết trong một phút.
Rồi bắt đầu bây giờ tu một phút, mấy con tăng lên hai phút. Hai phút rồi tăng lên ba phút. Nghĩa là từ hai mươi hơi thở mấy con tăng lên bốn mươi hơi thở. Bốn mươi hơi thở, sáu mươi hơi thở rồi tám mươi hơi thở, một trăm hơi thở, thì một trăm nó là đúng năm phút chứ bao nhiêu. Thì khi mà năm phút mà không có gì xảy ra, nó rất là bình an thì các con tiến tới cho đến khi ba mươi phút. Thì ba mươi phút mà đạt được, thì chừng đó Thầy mới dạy các con an trú. Chớ bây giờ chưa dạy an trú, chỉ dạy nhiếp tâm.
(14:50) Các con thấy đi từng bước. Khi mà an trú được rồi, thì cảm thọ trong thân của các con không còn bị cảm thọ nữa. Nó an trú rồi, nó làm sao bị cảm thọ? Do đó khi mà an trú được rồi thì Thầy mới đưa mấy con qua tu Tứ Niệm Xứ. Mà trong khi Tứ Niệm Xứ mà mấy con ngồi tu mà còn có niệm khởi ra, thì đưa mấy con trở về Tứ Chánh Cần để gạn lọc những cái niệm thô này cho sạch, rồi các con mới trở lại tu Tứ Niệm Xứ. Các con thấy tu pháp nào nó ra pháp nấy, nó rõ ràng. Nghĩa là mấy con còn yếu là mấy con phải trở về tu tập cái pháp đó cho nó cứng cáp hơn, để rồi mới đưa mấy con tới. Cuối cùng mấy con sẽ làm chủ sinh già bệnh chết.
Ở đây Thầy nói khi mà Thầy về đây Thầy kiểm tra để đôn đốc, để giúp cho mấy con tu là để cho mấy con đạt được cái kết quả, đạt được cái kết quả làm chủ hẳn hoi. Mấy con phải cố gắng mà tu tập chớ không phải là tu chơi chơi, không phải là tu cái kiểu mà mình tu cho lấy có như từ lâu tới giờ mấy con tu. Bây giờ Thầy kiểm tra lại thì cái đương nhiên là mấy con dậm chân tại chỗ. Bao nhiêu năm, bao nhiêu tháng mấy con tu, xét bây giờ mấy con thấy. Bây giờ trong một phút mấy con thấy còn khó khăn. “Không biết giờ này mình tu tập, nhưng ngày mai, ngày mốt đây rồi mình có tu tập được một phút nổi không?” Không phải dễ đâu.
Cho nên một phút nhiếp tâm cho đạt được chất lượng thì mới tăng lên hai phút. Nhưng mà Thầy đã hướng dẫn cho các con đếm hai mươi hơi thở đó là hơi thở bình thường. Mà nếu hơi thở các con chậm, nhẹ hơn thì nó dưới hai mươi hơi thở. Thì mấy con lấy căn cứ vào, thí dụ như mười tám hay mười sáu hơi thở là một phút, thì các con cứ đếm đúng mười sáu là một phút.
Cứ như vậy mấy con tính lên là mấy con sẽ biết bao nhiêu phút, ở trong bao nhiêu hơi thở của mấy con. Vì vậy mà mấy con đâu có cần gì phải có đồng hồ, cần gì mà phải nhìn xem đồng hồ chi cho mất công. Chỉ cần đếm hơi thở là mấy con đã biết được cái thời gian của mấy con tu ở trong đó, cho nên mấy con tăng lên đến ba mươi phút rất là dễ dàng, không có khó khăn.
Đó, ở đây dẫn tâm mình để nhiếp phục tâm mình, để cho tâm mình hoàn toàn được nhiếp phục. Và dẫn tâm mình được an trú để cho tâm mình, thân tâm mình được an trú hoàn toàn, thì như vậy rõ ràng là mình dẫn vào cái chỗ mà rất là an ổn cho thân tâm của mình. Để cuối cùng mình mới ở trên các pháp từ Tứ Chánh Cần hoặc là Tứ Niệm Xứ để thực hiện con đường tu tập của mình rốt ráo, để quét sạch tham sân si trong tâm của mấy con. Mà khi quét sạch rồi thì mấy con sẽ luyện Tứ Thần Túc, tới cái giai đoạn luyện Tứ Thần Túc. Phải không?
3- TU HƠI THỞ BỊ CHƯỚNG NGẠI THÌ TU CÁNH TAY
(17:18) Bây giờ một phút. Như vậy là mấy con, có người nào mà tu hơi thở mà bị chướng ngại không? Con tu hơi thở bị chướng ngại phải không? Vậy thì con sẽ tu, con có thấy hôn trầm thùy miên không?
Tu sinh Ngọc Bình: Dạ, thưa Thầy, nhưng mà con tu con rất là tỉnh, mà tại vì lâu nay con không, ít có tu hơi thở lắm, (Rồi) Con tu lâu quá cái nó quá sức con chịu không nổi, con ráng. Tới bây giờ là con bị tức ngực.
Trưởng lão: Như vậy từ hôm đó tới nay, để mà từ hôm mà Thầy kiểm tra tới nay là thử mấy con để tu coi thử như thế nào. Nặng đầu, tức ngực là mấy con không tu cái hơi thở nữa. Mấy con sẽ ngồi lại, mấy con sẽ tu cánh tay đưa ra vô như thế này. Bên đây, tay bên đây năm lần, tay bên đây năm lần và cứ đưa ra đưa vô vậy. Thì mấy con thấy, cánh tay mà đưa vô thì coi như là mình hít vô, đưa ra mình hít ra. Nhưng mà mình không có cộng với cái hơi thở hít vô thở ra, mà chỉ cánh tay đưa ra đưa vô theo cái lệnh của mình dẫn cái cánh tay mình thôi.
Thì con, đó là cái đặc tướng của con. Con không có được tu hơi thở thì con sẽ không bị tức ngực, con hiểu không? Và như vậy thì con chỉ nhiếp tâm trong cánh tay đưa ra đưa vô. Hoặc khi có buồn ngủ hôn trầm thì con sẽ đứng dậy đi kinh hành, nhiếp tâm trong bước đi của con. Đó, thì con sẽ tập cũng trong vòng một phút, một phút rồi lần lượt tăng lên hai phút, ba phút. Hoàn toàn tu phải đạt chất lượng không có niệm nào xẹt vô trong khi mình đã nhiếp tâm ở trong cái thân hành của cánh tay đưa ra và thân hành của bước đi, thì như vậy mới đạt được chất lượng.
Và khi mà đạt được chất lượng rồi, không có một niệm nào xen vô được, thì mới tăng cái thời gian đó lên. Tăng lên thì cố giữ chặt chẽ, không có cho niệm nào xen vô rồi mới tăng lên nữa. Cứ như vậy cho đến ba mươi phút thì lúc bấy giờ Thầy sẽ dạy pháp khác, nó không còn ở pháp đó nữa. Bởi vì khi đó, tu như vậy rồi thì mới tu các pháp khác là mình dẫn cái tâm mình vào cái sự an ổn, chớ không phải là dẫn tâm. Thí dụ như bây giờ: “Đưa tay ra tôi biết tôi đưa tay ra, đưa tay vô tôi biết tôi đưa tay vô”, đó là nhiếp tâm.
Còn bây giờ, mình muốn cho dẫn cái thân tâm mình được an trú, được an ổn thì mình lại tác ý khác. Mà cái tay đưa ra đưa vô thì cũng y như vậy nhưng mà dẫn nó vào sự an trú: “An tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay ra” thì các con sẽ đưa ra, “An tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay vô” thì mấy con đưa vô. Và khi nào nó có an tịnh được thì mấy con không còn nhắc. Nhớ có an tịnh được không còn nhắc. Đưa ra đưa vô là nó đã có sự an ổn của nó rồi, thì lúc bấy giờ cảm thọ không có đánh vào mấy con được.
Còn nếu bây giờ mấy con chưa nhiếp được cái tâm của mấy con trong cánh tay đưa ra, đưa vô mà an tịnh thì không bao giờ mà có. Các con nhớ, khi nào mấy con nhiếp được ba mươi phút rồi thì mấy con sẽ nhắc “An tịnh” thì nó sẽ có an tịnh. Mà mấy con nhiếp chưa được thì nó không bao giờ có an tịnh.
4- TU CÁNH TAY THÌ KHÔNG CHÚ Ý HƠI THỞ
(20:06) Ở đây cái sự an ổn cũng do mình dẫn vào, mà cái sự nhiếp phục được tâm của mình cũng phải do mình dẫn vào từng cái thân hành của mình. Các con hiểu chưa? Đó, bây giờ còn ai mà tu hơi thở không được nữa? Các con mà tu hơi thở không được thì các con sẽ tu tập vào cánh tay. Bởi vì hơi thở nó là thân hành.
Con cũng không được thì con.
Tu sinh: Còn con thì sao ạ?
Trưởng lão: Con thì khác, con lát nữa Thầy dạy pháp khác, chớ không được đưa cánh tay ra vô. Đưa cánh tay ra vô đây, rồi cái tay của con nó quẹo đi, không có được, phải không? Con sẽ tu cái pháp khác, khỏi đưa cánh tay.
Tu sinh: Bạch Thầy, đưa cánh tay này đưa liên tục hay sao Thầy?
Trưởng lão: Không phải, đưa theo cái pháp hướng, pháp hướng tâm, pháp dẫn tâm của nó. Thí dụ như con bảo: “Đưa tay ra, tôi biết tôi đưa tay ra” thì con mới đưa ra. Đưa tay vô. Đưa cánh tay ra ngoài, rồi đưa các cái hành động đưa ra vầy, con cảm nhận và chú ý cái hành động đưa ra.
Tu sinh: Con chú ý hơi thở không ạ?
Trưởng lão: Không có chú ý hơi thở con. “Đưa tay vô, tôi biết tôi đưa tay vô”, do đó con chú ý cái cánh tay đưa vô, hiểu không? Mà tác ý “Đưa ra” thì con sẽ đưa ra, “Đưa vô” thì con sẽ đưa vô theo đó. Chứ không phải đưa vô rồi con không có chú ý cái hành động đưa vô đâu. Con phải tập trung cảm nhận rõ ràng cái hành động đang đưa vô. Tác ý trước rồi mới đưa ra, rồi chú ý cái hành động đưa ra. Rồi tác ý, rồi đưa vô thì mới cảm nhận cái hành động đưa vô. Và nếu mà sự tập trung có yếu trên cái sự cảm nhận, thì dùng con mắt mà nhìn thấy cái tay nó đưa đưa từ từ nó đi vô. Bởi vì dùng cả cái con mắt mà tập trung nó nữa. Con hiểu không?
Tu sinh: Con thưa Thầy có nhìn hơi thở không?
Trưởng lão: Không cần phải hơi thở. Bởi vì khi chúng ta tu hơi thở, nó bị rối loạn hô hấp của chúng ta, nó làm tức ngực, hay hoặc là nhiếp tâm trong hơi thở, nó bị căng đầu. Cho nên chúng ta không dùng hơi thở nữa, mà chỉ dùng cái thân hành ngoại, tức là cánh tay đưa ra vô mà tu tập thôi.
Coi như là năm lần ở bên đây, năm lần thì đổi tay bên đây năm lần, rồi đổi qua bên đây năm lần. Mà nếu mà tu năm lần không vọng tưởng thì tăng tay bên đây năm lần, là hai bên mười lần không vọng tưởng. Mười lần không vọng tưởng thì con sẽ tu tập gấp đôi lên hai lần nữa, thì coi bên đây là năm lần, bên đây năm lần, rồi một lần thứ hai nữa, năm lần là coi như hai mươi lần. Thì đó là cái khoảng thời gian nhiếp tâm không vọng tưởng.
Còn có vọng tưởng thì chỉ có cần đưa tay ra, đưa tay vô là nghỉ, không có đưa nữa. Đưa nữa vọng tưởng nó đánh vô thì như vậy là mất cái chất lượng tu tập nhiếp tâm. Coi như là vọng tưởng khởi lên là lui trở lại, không có được tu tập cái năm hay là ba lần hơi thở, ba lần cái đưa tay ra vô. Nghĩa là nếu mà thí dụ như con đưa năm lần như thế này mà có thì con lui lại hai lần, còn hai lần. Mà hai lần mà còn có niệm nữa thì lui lại một lần. Còn nếu mà một lần mà có niệm nữa thì chỉ còn nước lấy roi mây mà đánh con thôi. Nghĩa là lười biếng đến cái mức độ mà không có chịu tập trung.
5- THÂN ĐAU NHỨC THÌ PHẢI TẬP AN TRÚ TÂM
(23:04) Các con hiểu không? Còn con?
Tu sinh cô Long: Dạ! Con kính bạch Thầy là, con tu ba mươi phút thì con không có niệm khởi, nhưng mà chỉ tu liên tục là khi xả thì hơi đau chân đó Thầy.
Trưởng lão: Nó không niệm khởi mà đau chân?
Tu sinh cô Long: Dạ!
Trưởng lão: Thì khi mà con tu ba mươi phút mà không niệm khởi, phải không? Mà còn đau chân? Bởi vì con chưa an trú được thân con thì nó phải đau chớ sao. Chừng nào an trú nó, nó mới hết đau. Vậy thì trong ba mươi phút con hoàn toàn nhiếp phục không có một niệm vọng tưởng nào khởi lên trong đó, phải không? Thì bắt đầu bây giờ con sẽ tập an trú.
Bây giờ con nương vào hơi thở phải không? Thì con sẽ nhắc: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”, rồi con hít vô, con thở ra. Mà bây giờ hít vô thở ra, nó nghe bảo nó an tịnh mà giờ nó chưa an, thì lại nhắc: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra” rồi con lại hít vô thở ra. Rồi bắt đầu bây giờ con lại không tác ý, mà con lại hít vô thở ra năm hơi thở, mà con thấy chưa an thì lại tác ý: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”. Thì lúc bấy giờ mà khi con tác ý, rồi con hít thở một hơi thở đến hai hơi thở, ba hơi thở bỗng dưng nghe nó an lạc kỳ lạ. Bây giờ thân tâm an lạc, thì lúc bấy giờ cái thân con bây giờ ngồi ba mươi phút không đau nhức nữa. Hết lo rồi, bởi vì nó an rồi. Còn nó chưa an thì nó phải đau nhức thôi.
Mà mục đích của con nhiếp tâm rồi mới an trú tâm, hiểu chưa? An trú tâm có nghĩa là làm cho cái thân con nó không còn đau nhức. Còn bây giờ con mới nhiếp tâm thì nó phải đau nhức chớ sao. Con hiểu chưa? Con chưa làm cho nó an được thì nó phải đau chớ sao? Còn bây giờ con tu tập tới cái phương pháp thứ hai của nó là cái phương pháp an trú thân của con. Nó làm cho cái thân tâm con nó an trú, nó không còn đau nhức nữa. Cho nên bây giờ con ngồi ba mươi phút rất là bình thường, không đau nhức gì hết, không tê gì hết, hiểu chưa?
Bây giờ con chưa tu tới an trú mà con mới nhiếp tâm. Mà con nhiếp tâm cứ để con tu nhiếp tâm vậy đó, bây giờ tu vậy mười năm nó cũng vậy thôi, nó không hơn nữa. Bắt đầu bây giờ đó, sẽ tu an trú. Và như vậy là con tu được ba mươi phút phải không? Trong hơi thở mà không bị rối loạn gì hết thì bắt đầu bây giờ đó, con sẽ dẫn tâm mình an trú. Chừng nào an trú được thì sẽ báo cáo cho Thầy biết.
(25:37) Còn chưa an trú thì phải tập cho an trú. Nghĩa là phải nhắc, dẫn cho nó chừng nào nó hiện ra cái tướng an trú. Phải không? Thì như vậy là báo cáo, báo cáo lại cho Thầy như thế nào? Báo cáo là: “Bây giờ con nhắc nó vậy, bây giờ nó an trú cái kiểu, cái trạng thái như vậy, như vậy có đúng không?” Để không cái tưởng nó an trú rồi làm sao? Ma nó xen vô, nó an trú trong con rồi làm sao? Cho nên vì vậy đó mà trình bày cho Thầy. Thầy là một người đã đi qua trạng thái này rồi, Thầy biết cái trạng thái an trú này đúng hay là không.
Con sẽ trình, Thầy thấy: “Ờ, cái này đúng.” thì như vậy Thầy sẽ dẫn dắt cho con ở trên cái khoảng thời gian an trú này ba mươi phút được rồi, Thầy sẽ đưa con vào một cái pháp khác tu, chớ không phải là ở trên cái chỗ mà hít thở để mà an trú nữa đâu. Nó phải đi từ cái lớp thấp cho đến cái lớp cao lên, con hiểu chưa? Bây giờ đó, cái trình độ con ba mươi phút mà không niệm. Mà nếu còn niệm mà đi vào an trú thì con tu hoài nó không có kết quả. Nghĩa là phải không niệm. Bởi vì bởi đây Thầy dạy mấy cô, tất cả mọi người đều phải đạt được cái chất lượng không niệm, rồi mới tăng lên. Tức là mới tu tập cái an trú, mà không niệm mới an trú được, còn có niệm thì an trú không được, hiểu không?
Cho nên vì vậy đó, con bây giờ thì coi như là mình đã đạt được cái chất lượng ba mươi phút không niệm. Thời nào cũng không niệm thì lúc bấy giờ đó, con mới tu tập cái an trú tâm. An trú tâm thì nhắc: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”. Rồi con lắng nghe hít vô thở ra, hít vô thở ra, hít vô thở ra, không tác ý gì hết. Chỉ biết, bởi vì mình không vọng tưởng rồi mà. Chớ còn vọng tưởng thì mình phải tác ý: “Hít, thở, hít, thở” chớ gì? Con bây giờ không vọng tưởng thì không có tác ý “hít thở”, mà chỉ thở, hít, hít vô biết hít vô, thở ra biết thở ra. Tức là các con cảm nhận được cái thở ra vô.
Trong năm hơi thở mà nó chưa an thì con lại tác ý một lần nữa: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”, phải không? Như vậy là trong lớp này là mình con là tu tập cái pháp an trú tâm, phải không? Mà an trú tâm mà không được là do con còn niệm, còn vọng niệm vi tế mà con chưa thấy, cho nên do đó con phải tập lại. Nếu sau một cái thời gian một tuần lễ mà con thấy không an trú, thì Thầy sẽ kiểm lại coi thử coi cái tâm của con coi nó nhiếp tâm, nó thanh tịnh đến mức độ nào để rồi đặt cho con phải tu đúng, để không con an trú hoài mà nó không an trú được, con hiểu chưa? Nó phải tu tập cho nó có kết quả.
Rồi bắt đầu bây giờ thì mấy con phải nỗ lực tu tập. Người nào mà tu về hơi thở không bị rối thì ôm hơi thở mà tu. Còn người nào mà bị rối loạn về hơi thở, tức ngực, nặng đầu thì do đó thì mấy con tu cái cánh tay của mấy con. Như Ngọc Bình chẳng hạn, thì phải tu cánh tay của con chớ không được tu cái khác. Khi nào có buồn ngủ thì đứng dậy đi kinh hành, nhiếp tâm ở dưới bước đi của mình. Nhớ chưa? Còn ai có những cái gì không? Có hỏi Thầy gì không?
6- NGỒI TRONG CHÚNG ĐỂ RÈN TƯỚNG NGỒI
(28:44) Tu sinh: Thưa Thầy, khi con ngồi thiền tập thể như vầy con chỉ tập được có năm phút là yên ổn. Vậy thì nếu như nó rối loạn, thì con sẽ làm gì ?
Trưởng lão: Con rối loạn như thế nào? Khi mà con tập…
Tu sinh: Khi mà con tập năm phút mà không yên, mà bây giờ trong chúng thì người ta ngồi một nửa tiếng đồng hồ. Thì cái thời gian đó con làm gì được ạ?
Trưởng lão: Trong chúng mà ngồi khoảng thời gian đó là ngồi để tập ngồi thôi, chớ còn cái sự nhiếp tâm thì nó không phải đâu. Con nhiếp tâm phải về thất. Chớ ngồi ở đây mà nhiếp tâm thì động chúng mà đông như thế này thì cái tâm con rất khó nhiếp tâm, phải không? Cho nên ở đây là tập trung trong chúng để ngồi với chúng, để nương tựa nhau, để mình ngồi mình ráng. Mình ráng mình ngồi. Dù có đau nhức mình ráng cho thân mình bất động, để mình ráng mình tập, để cho cái tướng ngồi của mình cho nó ngay ngắn, nó thẳng thớm. Chớ không khéo mấy con ở trong thất không ai biết. Mấy con ngồi vẹo như thế này, ngồi cúi như thế này, ngồi ngửa như thế này, thì ngồi thiền gì mà lạ lùng vậy?
Cái tướng gì mà kỳ cục vậy? Tướng gì mà cứ khòm vầy mà ngồi thiền? Rồi cái tướng gì mà ngồi ngửa ra như vầy mà cứ ngồi thiền? Các con thấy không? Cái tướng gì mà ngồi ngó mặt trời vậy mà ngồi thiền? Bộ mấy con tu mặt trời sao? Phải không? Cho nên vì vậy mà ở đây ngồi là tập trung để ở đây cô Út hay hoặc là người nào đó sửa cho mấy con ngay ngắn, để cho cái tướng ngồi của mấy con có một cái tướng rất là nghiêm trang trong cái tướng ngồi, các con hiểu chưa?
Cho nên khi mà người ta sửa thì mình cố gắng. Mình biết cái tật của mình nó hay vẹo một bên rồi, thì cố gắng sửa cái đó lại. Đặng sau khi mình ở trong thất mình biết, mình biết để cho mình ngồi cái tướng của mình, để khi đó nó sẽ kéo dài cái thời gian. Các con nghe Thầy nói sáu tiếng đồng hồ không? Mà nếu sáu tiếng đồng hồ mà cái tướng ngồi của mấy con nó lệch lạc, thì mấy con làm sao mà mấy con ngồi được sáu tiếng đồng hồ?
Cái thân mà nó bị lệch rồi thì cái tâm nó nhiếp nó không có nhiếp được đâu, nó rất khó. Cho nên vì vậy nó vừa mà nhiếp tâm an trú mà lại vừa điều khiển cái thân của các con ngồi cho ngay thẳng. Chớ không phải là chúng ta ngồi cho tốt đặng cho người khác khen mình đâu. Không phải. Mà ngồi đó để cho chúng ta tu tập cái thời gian dài để mà chúng ta đạt được kết quả. Đó, các con hiểu chưa?
7- ĐI KINH HÀNH LÀ NGƯỜI SIÊNG NĂNG
(30:54) Tú hỏi Thầy gì?
Tu sinh Tú: Con kính bạch Thầy, con tu hơi thở con cũng hay bị hôn trầm. Như vậy thì con đưa tay ra giống như Ngọc Bình?
Trưởng lão: Được, nhưng mà có điều kiện con hay bị hôn trầm thì đi kinh hành. Đi kinh hành, đi suốt luôn nửa tiếng không có nghỉ, cho nó gãy chân con luôn, cho nó ớn cho nó khỏi có ngủ. Nỗ lực, nỗ lực tu! Bởi vì đi kinh hành cũng như con nhiếp trong hơi thở, đi kinh hành cũng như con nhiếp trong cánh tay, có gì đâu. Đó là một cái đi kinh hành rất tốt chớ không phải không đâu, rất tốt. Mà cái người đi kinh hành là người siêng năng, còn cái người mà ngồi mà nhiếp thở là cái người lười biếng. Tại sao? Mấy người lười biếng là hay ngồi, còn cái người mà siêng năng là người ta hay đi. Có phải không?
Người hay đi là người ta siêng năng lắm người ta đi, còn cái người lười biếng là cái người hay ngồi. Ngồi với nằm là lười biếng nhất. Thật sự ra mấy con ngồi hít thở, hít thở, chớ mấy người, mấy con nếu mà không khéo là mấy con ngồi để có tướng đấy chớ thật sự ra coi chừng nhiếp tâm không có ở trong đó cái gì hết. Còn cái người ta đi người ta, nếu mà đi mất công như thế này mà nhiếp tâm không được là nó uổng cái công mình biết mấy. Nó cực lắm chớ đâu phải sung sướng đâu. Vì nửa đêm mà phải đi tới đi lui như thế này, không phải nằm yên sướng làm sao, mà bây giờ lại như thế này? Cho nên vì vậy đó cái đi kinh hành chứng tỏ rằng cái người tinh tấn siêng năng. Mà cái tật mà hôn trầm thùy miên là cái tật lười biếng. Cho nên vì vậy chỉ có đi kinh hành là phá cái tật lười biếng này mới được, phải không? Thầy nói, bởi vì đó là cái phương pháp mà.
Tu sinh Tú: Thưa Thầy, sau nửa tiếng đó rồi làm sao?
Trưởng lão: Sau nửa tiếng đó đi ngủ. Đâu có sao, mình tu rồi. Rồi bắt đầu bây giờ tu, để cái đồng hồ reo, “Tao ngủ nửa tiếng tao dậy tao tu nữa.” Có gì đâu? “Phải giữ sức tao dậy tao tu. Tu khỏe chớ, tu giải thoát chớ đâu phải là tu để mà tu hành hạ mình, tu làm khổ.” Có phải không mấy con? Để không mà cứ ráng thức, ráng thức rồi tới chừng nó ngồi gục lên gục xuống, nó vô ích chớ làm gì? Đó, cho nên vì vậy đó, bắt đầu mình tu ba mươi phút chớ phải mình tu một giờ đâu mà phải tu luôn? Ba mươi phút. Cho nên tu xong ba mươi phút tốt hoàn toàn, tao thưởng cho mày ngủ. Mình tăng mình thưởng, mình khen nó mà.
Do đó khi mà nó ngủ rồi đó, thì đúng chuông reo là phải thức dậy. Chớ mà ráng mà nữa thì rút roi mây mà đế nó “Cho mày lười biếng, mày ngủ thêm”. Thì cho nên vì vậy đó, nghe chuông reo là phải dậy liền. Dậy liền bắt đầu chuẩn bị cho cái tư thế tỉnh táo hẳn hòi hoàn toàn rồi, thì bắt đầu đi kinh hành trở lại. Nhiếp tâm rất kỹ từng bước đi, chất lượng hẳn hoi hoàn toàn. Không tu thôi, tu thì tu hoàn toàn. Nhưng mà vẫn ưu ái cho nó ngủ đàng hoàng, chớ không phải là ép buộc nó. Đó, mình vẫn là nuôi dưỡng đàng hoàng.
(33:26) Nhưng mà từ cái chỗ nhiếp tâm được từ ba mươi phút thì sau này sáu tiếng đồng hồ làm sao nó ngủ được đây? Nó hết ngủ. Bởi vì các con thấy cái chương trình chúng ta tu phải sáu tiếng đồng hồ đạt được tâm thanh thản, an lạc, vô sự, bất động. Hoàn toàn không niệm sáu tiếng đồng hồ. Thì sáu tiếng đồng hồ, bây giờ các con thức hai giờ, mấy con tu tới năm giờ tới sáu tiếng chưa? Đâu có sáu tiếng được, có phải không? Tu tới bảy, tám tiếng đồng hồ, tới sáng mới được sáu tiếng chớ đâu phải không. Cho nên nó còn chỗ nào nó ngủ được đâu, phải không? Thấy chưa?
Vì vậy cho nên bây giờ “Bây giờ thì tao nuôi dưỡng cho khỏe, tới chừng đó tao cho mày làm việc nhiều. Chớ đâu có còn cái chỗ mà cho mày ngủ nữa đâu?” Cho nên bây giờ thì dưỡng nó. Tập được rồi, cái càng khen thưởng nó, tăng cho nó rồi thưởng cho nó ngủ này kia. Cuối cùng chúng ta làm chủ được rồi đó thì khép nó vô luôn hoàn toàn, bây giờ đó không còn ngủ nữa. Đó là mấy con sẽ đạt được chất lượng.
Tu sinh: Con bạch Thầy ạ. (Rồi) Con cũng theo lời Thầy dạy là lúc thức là con tu là con ngồi hít thở ba mươi lăm phút, con đi kinh hành mười lăm phút con mới tiếp tục ngồi như vậy. Thế thì Thầy cho con ngủ từ chín rưỡi đến hai rưỡi, con dậy con tu con đi kinh hành, có được không ạ?
Trưởng lão: Được chớ đâu có sao con! Bây giờ con tu, con nhiếp tâm cho kỹ lưỡng, không có niệm, phải không? Con tu cho kỹ lưỡng, hẳn hoi. Trong giờ tu, tu cho kỹ chớ đừng có để mà tu không có kỹ. Sau đó tu rồi thì cho nghỉ ngơi đàng hoàng. Rồi bắt đầu thức dậy là tu tập trở lại hoàn toàn cho tốt, thì cứ như vậy đúng. Thầy đã cho giờ tu mà giờ nghỉ. Nếu mà con tu ba mươi phút thì cho nghỉ ba mươi phút, mà con tu mà mười phút là cho nghỉ mười phút. Mà nghỉ mười phút làm sao mà ngủ kịp? Thành ra phải tu nữa, hiểu không? Mà nếu mà tu được ba mươi phút thì mới nghỉ được ba mươi phút, mà tu được một giờ mới nghỉ được một giờ, phải hông?
Bởi vậy các con tu, mà càng tu mà chất lượng càng xa thì cho nghỉ đúng giờ. Mà bây giờ tu có năm phút mà nghỉ năm phút, làm sao nằm xuống ngủ liền được? Có phải không? Cho nên vì vậy mà đây là phải đi tới đi lui rồi, xả ra đi tới đi lui rồi vô tu năm phút nữa, phải không? Còn tùy theo cái chỗ mà cái thời gian mình nhiếp tâm, đạt được cái nhiếp tâm của nó. Rồi an trú cho được rồi thì bắt đầu bây giờ đó, lúc nào mà tu mà lúc nào ngủ. Nghĩa là từ ba mươi phút trở lên thì mấy con khỏe rồi. Có giờ tu, có giờ ngủ đàng hoàng. Mà sợ mà tới chừng đó rồi vô ngủ nó không chịu ngủ, nó mới chết chớ! Bởi vì nó tỉnh rồi, nó không chịu ngủ. Nó không ngủ, bởi vì nó tỉnh rồi, nó đâu có chịu ngủ đâu. Nó cứ tỉnh tỉnh hoài đó, nó không chịu ngủ.
Có gì không con?
Phật tử: Dạ, thưa khách Thầy.
Tu sinh: …
(36:43) Trưởng lão: Không! Bây giờ thì con, bây giờ đó, con ngồi xuống đi con, đừng quỳ con để mỏi. Bây giờ đó, con nên tu nhiếp tâm trở lại cho có chất lượng. Từ một phút con nhiếp cho đạt được cái chất lượng, thời nào con tu cũng được, cho được. Rồi còn cái “An tịnh thân hành” hoặc là “Cảm giác toàn thân”, Thầy chưa có dạy tới những cái đề mục đó đâu. Chừng nào mà Thầy dạy tới thì đó là cái phương pháp để dẫn nó vào cái trạng thái đó, thì Thầy dạy. Còn bây giờ chỉ cần biết, như con tu hơi thở thì: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”, rồi hít vô thở ra, tác ý theo để dẫn cho nó hoàn toàn cho nó đừng có niệm khởi trong một phút.
Rồi một phút thuần rồi, tăng lên hai phút. Hai phút được rồi, tăng lên ba phút, dần dần dần tăng lên cho đến ba mươi phút. Thì ba mươi phút rồi, Thầy mới dạy cho con an trú, an trú cái hơi thở. Mà an trú được trong hơi thở rồi, thì mới dạy con cái pháp khác, chớ không phải là dạy an trú có nhiêu đó đâu. Mà khi an trú được rồi, thì dạy tới cái pháp khác. Bây giờ tới cái pháp Tứ Chánh Cần hoặc là Tứ Niệm Xứ, nó đi ra khỏi cái hơi thở rồi, nó không còn ở trong hơi thở.
Thì bây giờ cái đầu tiên mà mấy con tu cho được, là mấy con phải nhiếp cho được trong hơi thở, nếu mấy con tu hơi thở. Còn các con mà không nhiếp trong hơi thở vì cái đặc tướng của mình thì nhiếp trong cánh tay hoặc nhiếp trong bước đi. Thí dụ như mấy con mà có cái đặc tướng, cùng học chung một lớp phải không? Mà bây giờ cùng nhiếp tâm ở trong năm phút đi, trong một phút đi. Thầy nói nhiếp trong một phút, coi như đó mấy con đồng nhau đó, nhưng mà cái pháp tu mấy con khác. Một người tu hơi thở, một người tu cái cánh tay đưa ra đưa vô, một người đi kinh hành thì có khác nhau, chớ đâu phải không khác nhau. Bởi vì pháp khác, người ta đi còn mình ngồi, khác rồi, phải không? Người ta đưa tay ra, mình ngồi bất động thì nó khác rồi.
Nhưng mà cái nhiếp tâm không khác mấy con, có một duy nhất thôi. Cho nên nhiếp tâm là nó không có niệm gì ở trong cái đi hoặc là cái đưa tay, hoặc là cái hơi thở ra vô, nó giống nhau. Cái nhiếp thì nó giống nhau, nhưng cái phương pháp là tại vì đặc tướng của mấy con.
HẾT BĂNG