Skip directly to content

TÂM THƯ GỬI THIỆN THẢO

TÂM THƯ GỬI THIỆN THẢO

Ngày 26 tháng 11 năm 2006

Kính gửi: THIỆN THẢO

Muốn xin giấy chứng nhận đã xuất gia tu học tại Tu Viện Chơn Như thì con nên theo đơn xin xuất gia do Tỉnh Hội Phật Giáo Tây Ninh cấp mà ghi tên tuổi rõ ràng như sau:


 

     Giáo Hội Phật Giáo VN             CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA V N

Tỉnh Hội  Phật Giáo Tây Ninh                     Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

     Ban Đại Diện Phật Giáo                                                                                   

          Huyện Trảng Bàng                                                                                     

                                                                                                                                ĐƠN XIN PHÁT NGUYỆN XUẤT GIA

 

Kính gửi: Trường Trực Ban Tri Sự Tỉnh Hội Phật Giáo Tây Ninh.

   - Ban Đại Diện Phật Giáo Huyện Trảng Bàng.

Kính bạch chư tôn đức!

Con tên là: . . . . . . . . . . . . . . . . .  . . . . . . . .

Pháp danh: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .  . . . .. .

Sinh ngày  . . . . . . .tháng . . . . . . . . năm . . . . .   . . . . .

Tại . . . . . . . . . .  . . .  . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 

Thường trú: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Nay xin phát nguyện xuất gia với Bổn Sư Thế Độ là: Hòa Thượng Thích Thông Lạc, Viện chủ tu viện Chơn Như.

Con nguyện sẽ nghiêm trì giới pháp, tuân hành theo Hiến Chương và Nội quy Ban Tăng Sự Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.

Kính mong quyù tôn đức từ bi chấp nhận.

Ngày…..tháng…..năm…..

                                      Kính đơn

 

Sự đồng ý của cha mẹ: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .  . . . .  . . .

 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ..  . .. . . . .. . . . .  . .  . . . . . . . . . . . .

 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . .. . . .. . . . .. . . . . . .

 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ……………………………………………………..

…………………………………………………………………

…………………………………………………………………

…………………………………………………………………

Xác nhận của Bổn Sư:  ………………………………………..

……………………………………………………….………………………………………………......... ..…......…………………………………………………………....................................................................................................

………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………………………………………………

Ý kiến Chánh quyền địa phương …………………….

………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………

…………………………………………………………………

Ý kiến Ban Đại Diện Phật Giáo Huyện………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...........

…………………………………………………………………

………………………………………………………………..

Ý kiến Ban Tri Sự Tỉnh Hội Phật Giáo:……………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………



Khi tu tập có trí tuệ thì con phải dùng trí tuệ Tam minh quan sát việc làm và thời gian. Biết mình phải làm cái gì trước, phải làm cái gì sau và phải làm đúng trong thời điểm nào?
Giai đoạn này không phải là giai đoạn Thiền tông của Bồ Đề Đạt Ma “Giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự”, giai đoạn này là giai đoạn dựng lại Chánh pháp của Phật giáo; dựng lại nền đạo đức nhân bản – nhân quả của Phật giáo. Vì vậy việc thành lập chương trình giáo dục đào tạo những bậc A La Hán, những bậc tâm vô lậu làm chủ sinh già, bệnh, chết và chấm dứt tái sinh luân hồi thì con phải thể hiện một bằng chứng cụ thể, chứ không thể bằng lời nói suông để lừa gạt người khác được sao!
Con tự nói mình chứng đạo là một điều rất sai, chứng đạo phải có một bằng chứng cụ thể, như đã nói không thể dùng lời nói suông được. Con có biết không?
Khi vừa tu chứng làm chủ được sự sống chết, Thầy liền dùng trí tuệ quan sát biết đó là giai đoạn vạch mặt những cái sai của kinh sách phát triển để mọi người không nhận lầm kinh sách này là kinh sách của Phật  giáo; và không nhận lầm kinh sách này là kinh sách do Phật thuyết. Kinh sách phát triển là kinh sách mê tín, gây cho tín đồ sống trong ảo tưởng, hư tưởng, không tưởng v.v…Thầy vạch cái sai trong kinh sách này là giúp cho mọi người hiểu biết kinh sách Phật giáo nào đúng và kinh Phật giáo sách nào sai. Đó là mục đích dựng lại chánh pháp - nền đạo đức nhân bản – nhân quả của Phật giáo; đó chính là những lời từ kim khẩu Phật thuyết, chứ không có ý bài bác, chê bai kinh sách phát triển và thiền tông như nhiều người đã hiểu lầm Thầy. Nếu mọi người tu theo kinh sách phát triển và thiền tông được giải thoát là nhờ, còn không được là chịu, chứ có lợi ích gì cho Thầy đâu. Thầy thương cho mọi người đã bỏ hết cuộc đời tu theo Phật giáo phát triển và thiền tông mà có được những gì, giới luật đức hạnh sống không đúng, còn thiền định thì chỉ biết ngồi như con cóc, niệm Phật lần chuỗi như người tính sổ đòi nợ v.v… Phật đâu có lần chuỗi đeo tràng hạt như vua quan nhà Thanh Trung Quốc; Phật đâu có ngồi thiền mắt nhắm, mắt mở lim dim; Phật đâu có phạm giới, phá giới ăn ngủ phi thời. Cho nên nhìn cách sống của người tu hiện giờ thì biết tu đúng tu sai. Phải không quý vị?
 Như quý vị đã biết: nhờ có kinh sách của Thầy nên hiện giờ có nhiều người biết được chánh pháp của Phật, biết được cái sai của kinh sách phát triển, biết được cái sai của thiền Đông Độ, nếu không có kinh sách của Thầy thì lấy đâu họ nhận ra được cái đúng cái sai. Cũng như trái đất tròn mà bảo rằng đừng nói trái đất tròn, cứ để tự mọi người ai muốn hiểu vuông hay tròn sao cũng được. Thật là vô lý trái đất tròn thì bảo nó tròn cớ sao bảo rằng đừng nói tròn, đó là ý nghĩa gì thưa quý vị?
Còn con tu chứng đạo mà khoe khoan với mọi người như vậy, ai tin con, con chứng đạo là phải chứng nghiệm bằng hành động sự thật chứ không phải bằng lời nói suông. Vậy con hãy nhập Tứ Thánh Định một tuần lễ cho Thầy xem đi! Có được không?
Kế tiếp là giai đoạn triển khai chương trình giáo dục đào tạo Bát Chánh Đạo, nhưng vì sóng gió Chơn Như nên Thầy ẩn bóng để đào luyện các con đứng lớp. Và có thể Thầy sẽ không ở một chỗ thường xuyên, nay chỗ này, mai chỗ khác, chỉ khi nào đủ duyên Thầy trụ lại và tạo dựng cơ sở thứ hai, nơi đào luyện người tu chứng đạo, làm nồng cốt cho Phật giáo. Vì thế giai đoạn này Thầy chỉ khuyên các con hãy triển khai tri kiến để thông suốt Phật pháp để đứng lớp có bài bản sư phạm, chứ không phải gặp đâu nói đó. Nói phải có mạch lạc, có từ thấp đến cao, có giáo trình, giáo án hẳn hoi, có nói được thì phải làm được, thân giáo thuyết giáo song hành.
Nếu Trung Tâm An Dưỡng ra đời đó là trường lớp đào tạo của Phật giáo ra đời. Vậy hiện giờ con tu chứng có trí tuệ hãy dùng trí tuệ soạn thảo giáo trình tu tập đạo đức lớp TAM QUY. Con có làm được không không? Nếu làm được mới là chứng đạo, còn làm không được thì không nên nói chứng đạo.
Khi viết được giáo trình là con có đầy đủ trí tuệ sẽ đứng dạy người tu hành có bài bản, còn nếu chưa soạn được thì Thầy giúp cho và hãy nổ lực tu tập trở lại, chứ đừng dùng ngôn ngữ nói chứng đạo mà làm trò cười cho những người hiểu biết.
Trung tâm an dưỡng ra đời mà không có người đứng lớp dạy thì Trung Tâm ra đời để làm gì? Trung tâm an dưỡng đang chờ đợi những người tu chứng quả VÔ LẬU ra đứng lớp dạy đạo đức cho mọi người. Con có biết không? Những người nói tu chứng đạo bằng miệng lưỡi là những người không xứng đáng đứng lớp dạy con ạ!
Trước đây có một đệ tử … về đây xin Thầy ấn chứng cho, vì đã tu chứng đạo. Thầy hỏi: “Nếu con trả lời đúng Thầy ấn chứng cho, bằng không thì thôi, hãy cố gắng tu lại”. Vậy con tu pháp nào có Tứ Thần Túc? Câu hỏi tuy rất đơn giản nhưng không trả lời đúng, nên từ đó về sau người đệ tử này đi biệt mất không bao giờ trở lại tu viện nữa. Còn con thì sao? Vết xe cũ còn đó, Thầy chưa bao giờ dạy các con tu tập để có Tứ Thần Túc, vì trình độ các con tu tâm chưa thanh tịnh, nên làm sao Thầy dạy tu tập có Tứ Thần Túc. Các con dối người khác được, chứ không thể dối Thầy được các con ạ!.
Đào tạo được những người đứng lớp tu chứng đạo, dạy đạo đức cho mọi người, đó là một điều cần thiết cho Trung Tâm An Dưỡng ra đời. Nếu Trung tâm an dưỡng có đủ duyên thành hình nhân sự và cơ sở như vậy thì sự phát triển đâu có khó khăn, đâu có mệt nhọc, vì có đầy đủ nhân sự đứng ra làm mọi việc cho Trung tâm. Điều này chắc chắc Trung tâm sẽ phát triển ngày một tốt đẹp hơn nhiều.
Con nên biết: trong giai đoạn hoàn cảnh này nếu con chứng đạo đứng ra dạy đạo mà kinh sách không được Nhà nước cho phép, chỉ nói miệng như thời đức Phật là con phạm vào pháp luật, Nhà nước sẽ lập biên bản, phạt tiền và phạt tù. Con đừng nghĩ tưởng thời đại này là thời đức Phật còn sống trong bộ lạc sao?
Kinh sách được Nhà nước cho phép, đó là Nhà nước chấp nhận cho con dạy thì con không phạm pháp luật. Con có biết không?  Một người công dân phải thi hành đúng pháp luật của Nhà nước thì mới xứng đáng là một người công dân trong một nước độc lập.
Khi giáo trình, giáo án con biên soạn được giấy phép thì đương nhiên Nhà nước chấp nhận chương trình dạy đạo đức của con thì lúc bấy giờ con dạy ở đâu cũng không ai làm khó dễ con.
Trong thư con viết gửi Thầy là mở mang cất thất cho mọi người ở tu, nhưng con có giấy phép chưa? Còn nếu dựa vào Giáo Hội Phật Giáo thì con phải dạy theo kinh sách Đại thừa. Kinh sách Đại thừa có giấy phép, còn nếu con dạy theo cách hiểu biết của con không có kinh sách, không có giấy phép thì con phạm pháp luật.
Thời điểm này chưa phải lúc thành lập Trung Tâm An Dưỡng; thời điểm này là thời điểm đào tạo người đứng lớp tức là đào tạo nhân tài, người tu chứng đạo, người sống đầy đủ giới luật đức hạnh của Phật giáo.
Lớp đào tạo 7 tháng chứng đạt chân lí làm chủ sanh, già, bệnh, chết là để chứng minh cho mọi người biết con đường tu tập của đạo Phật có kết quả làm chủ bốn sự đau khổ thật sự, chứ không phải nói suông. Vì thế, sự tu chứng đạo của Phật giáo không phải là một giấc mơ; không phải là một sự khó khăn không làm được.
Những người được tham dự vào lớp 7 tháng có kinh nghiệm tu hành có thể được huấn luyện đào tạo đứng lớp dạy đạo đức của Phật giáo, nhưng họ phải thân giáo trong hai điều kiện:
1-    Đời sống giới luật nghiêm chỉnh.
2-    Nội lực Tứ Thần Túc phải đầy đủ.
Trong khóa huấn luyện này để giúp họ trở thành những giảng sư thân giáo, thuyết giáo và cũng chính họ là những người đang tu tập xả tâm rốt ráo hơn. Điều cần thiết hôm nay là những bộ sách của Thầy được Nhà nước cho phép, nếu chưa cho phép mà đi dạy đạo là phạm pháp luật.
 Kinh sách Thầy chưa được Nhà nước cho phép toàn bộ, dù các con có mở 1.000 cái Trung Tâm An Dưỡng thì cũng bỏ không? Chừng nào kinh sách Thầy được Nhà nước cho phép toàn bộ thì các con đứng lớp dạy mới được an tâm.
Người có trí tuệ phải biết hai việc làm song song, đó là việc xin phép in ấn kinh sách và việc phải huấn luyện người đứng lớp dạy. Khi có giấy phép in ấn kinh sách của Thầy mà không có người đứng lớp giảng dạy thì công việc dạy đạo đức cũng vô ích. Ngược lại có người đứng lớp giảng dạy mà kinh sách không có giấy phép thì cũng chẳng có ích lợi gì.
Vậy con muốn đem chánh pháp của Phật để phát triển và dựng lại thì ngay bây giờ con phải soạn thảo giáo trình, giáo án cho Thầy xem, nếu không soạn thảo được chứng tỏ con tu tập chưa có trí tuệ, chưa có trí tuệ thì không bao giờ đứng lớp thân giáo dạy ai được. Các con nên lưu ý: Phật pháp là chương trình giáo dục đào tạo những bậc vô lậu thánh thiện, cho nên nó có tám lớp ba cấp học rõ ràng và cụ thể, vì thế nó phải có giáo trình và giáo án biên soạn hẳn hoi, chứ không thể nói miệng suông như thời đức Phật được. Vì nói miệng suông nên Phật giáo bị dìm mất từ 2551 năm nay. Nếu con thân giáo và thuyết giáo vững vàng thì ở bất cứ nơi đâu Thầy cũng giúp các con dựng lại chánh pháp của Phật một cách dễ dàng.
Thăm và chúc con mạnh, nên xét lại sự tu tập của con còn có những chỗ nào thiếu sót thì hãy tu tập kỹ lại.
Thầy của con