TỨ THÁNH ĐỊNH
TỨ THÁNH ĐỊNH
Tứ Thánh Định
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Tu sinh
TỨ THÁNH ĐỊNH
(00:00) Hôm nay Thầy sẽ tóm lược lại những cái bài học mà trong cái giáo án vừa qua để cho các con với quý Thầy biết được cái cách thức mình tu tập như thế nào. Chứ nếu mà cái giáo án Thầy giảng nó mênh mông, rồi về cái giới hành thì Thầy chưa có giảng nữa. Mà nếu mà giảng ra hết thì nó rất rộng rãi lắm, nhưng chúng ta không có tóm lược lại biết chúng ta tu cái gì?
Và hầu như từ xưa đến giờ đó, các bậc tôn túc của chúng ta đó- từ cái ngày bốn cái vị sư mà đầu tiên đi vào Việt Nam mà đem cái đạo Phật vào đây, thì trong bốn vị đó thì có vị Khương Tăng Hội. Thì ông cũng là một cái người mà đem cái đạo Phật vào cái đất nước này đầu tiên. Nhưng kinh sách của ông để lại thì nói về bốn cái Thánh Định, tức là từ Sơ Thiền đến Tứ Thiền thì coi như ông loại bỏ ra ngoài. Ông xem như là nó không có ăn nhập vào cái pháp của đạo Phật mà nó là cái pháp của ngoại đạo.
Nhưng hôm nay Thầy lại triển khai bốn cái Thánh Định này, tức là Sơ Thiền cho đến Tứ Thiền, nó nằm trọn vẹn ở trong cái con đường tu tập của đạo Phật. Cho nên cái bốn Thánh Định này, Thầy tóm lược lại nó thành ra cái con đường tu tập cho chính mình. Cho chính mình hiện giờ để đi đến chỗ làm chủ sanh tử, chấm dứt luân hồi.
Như chúng ta biết rằng cái Sơ Thiền, đầu tiên mà chúng ta tu tập thì Thầy thường nhắc nhở quý Thầy rất nhiều là chúng ta đừng có nói chuyện, tức là chịu sống độc cư. Thì trong khi mà muốn nhập Sơ Thiền thì quý thầy thấy cái đầu tiên, thứ nhất là chúng ta phải Tịnh Chỉ ngôn ngữ.
Tịnh Chỉ ngôn ngữ đâu có nghĩa là mình ra lệnh hay hoặc là mình hướng tâm, mình ám thị nó bằng cách này, bằng cách kia đặng cho nó ngưng nói chuyện đâu. Mà mình phải tự mình biết cái nói chuyện đó thì nó sẽ làm động tâm. Cho nên mình tạm thời thì Tịnh Chỉ ngôn ngữ làm cho cái ngôn ngữ của mình nó thanh tịnh. Tịnh là nó thanh tịnh mà, thì tức là mình ít nói chuyện, chứ không phải câm, không phải làm thinh, không phải không nói chuyện. Nhưng mà mình ít nói chuyện, vì cái nói chuyện nhiều thì nó sanh động tâm, nó không có thanh tịnh.
(2:33) Cho nên cái đầu tiên mà chúng ta tu tập là chúng ta Tịnh Chỉ ngôn ngữ - muốn nhập Sơ Thiền mà! Mà muốn nhập Sơ Thiền, cho được cái Sơ Thiền mà không Tịnh Chỉ ngôn ngữ thì mình còn tu được những cái gì nữa đâu? Cái đầu tiên chúng ta thấy rằng mình đã chấp nhận mình tu rồi, mà bây giờ Phật dạy rằng muốn nhập Sơ Thiền, là cái đầu tiên thứ nhất là mình phải Tịnh Chỉ ngôn ngữ. Vậy thì mình Tịnh Chỉ ngôn ngữ, tức là Đức Phật không phải cấm mình là không nói chuyện, hoàn toàn là câm, không phải!
Mình có nói chuyện, nhưng mà mình ít nói, mình nói cái gì đúng là mình nói, mà cái gì không đúng là không nói. Một ngày mình tiết kiệm mình nói chừng một lời, hai lời đó là quý nhất. Còn mình nói bu lu ba la nhiều quá thì cái đó không hay. Đó là cái đầu tiên mà chúng ta phải tu tập.
Các con nhớ mình tu tập cái đầu tiên là mình phải Tịnh Chỉ ngôn ngữ. Làm cho cái ngôn ngữ mình thanh tịnh, chứ không phải làm cho mình câm. Đó, thì đó là Tịnh Chỉ ngôn ngữ. Thì độc cư, chứ không phải là độc câm. Nghĩa là mình không phải là mình câm, mà mình độc cư, mình sống một mình. Nhưng có cái duyên sự gì đến thì tức là mình sẽ nói chuyện, mình nói một lời, hai lời rồi thôi, chứ đừng có do cái chỗ mà duyên sự đó, mình nói đủ thứ ra hết thì cái đó là cái sai. Cái chuyện người ta hỏi mình gì đó, mình trả lời rồi thôi, không nói nữa. Thì như vậy đó là mình đã Tịnh Chỉ ngôn ngữ, ít nói chuyện. Chữ “ít nói chuyện” đây là mình rất tiết kiệm trên cái sự nói chuyện của mình, đây là cái phần đầu tiên mình tu tập.
Mà bốn cái loại thiền này thì các con sẽ thấy toàn bộ nằm ở trong giáo án mà Thầy đã giảng từ cái bắt đầu, từ cái định này cho đến định kia đều nằm ở trong bốn Thánh Định này. Như vậy mà người xưa, người ta mang cái đạo Phật vào trong cái đất nước này, người ta loại trừ bốn cái Thánh Định nay ra khỏi cái giáo pháp của Đức Phật. Người ta cho nó là cái thiền của ngoại đạo, cái thiền của các cái tôn giáo khác. Nhưng các con cũng như quý Thầy hiện giờ, mà chúng ta xét coi có cái Tôn giáo nào ở trên cái thế gian này như Thiên Chúa, rồi như là Bà La Môn, rồi như là Tin Lành, rồi Hồi Giáo, Ấn Độ giáo … tất cả những cái tôn giáo, mà Lục sư ngoại đạo chúng ta cũng chẳng thấy dạy Bốn Thiền đó. Chỉ có đạo Phật mới có Bốn Thiền thôi. Thế mà người ta nói nó là thiền ngoại đạo, không phải của đạo Phật. Thì cái đó là một cái sai, không đúng.
(04:58) Rồi bây giờ chúng ta nghiệm xét thêm. Trong cái thời đại của chúng ta, cách xa đức Phật hai ngàn năm trăm bốn chục năm. Rồi chúng ta suy xét lại coi bây giờ có cái pháp môn thiền nào mà dạy Bốn Thiền không? Không có! Như Yoga cũng đâu có dạy bốn thiền, rồi như Khí công cũng đâu có dạy bốn thiền, như Nội công cũng đâu có dạy bốn thiền. Rồi tất cả các pháp dưỡng sinh cũng đâu thấy nói về Bốn Thiền đâu? Rồi các tôn giáo như Thiên chúa, Tin Lành, rồi tất cả những…Như bây giờ chúng ta nói như thiền Đông Độ cũng đâu có dạy Bốn Thiền đâu? Hầu hết là tất cả những cái pháp môn mà hiện giờ mà có ở trên thế gian này thì nói nó là thiền ngoại đạo. Nhưng mà không có cái ngoại đạo nào mà dạy Bốn Thiền.
Mà chỉ có trong kinh sách Nguyên Thủy nói đến Bốn Thiền. Kinh sách Đại Thừa, phát triển của Đại Thừa thì không có nói đến Bốn Thiền. Mà chỉ nói thiền Đại thừa hay hoặc là Thiền tối thượng thừa. Chứ không có nói mà thiền Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền. Chỉ có kinh sách Nguyên Thủy và kinh A Hàm thì mới có dạy Bốn Thiền. Nhưng mà Thầy nhìn lại chung toàn bộ cái kinh điển, cái lời của Phật dạy đều nằm ở trong cái Bốn Thiền Định này. Cho nên gọi nó Bốn Thánh Định - Tứ Thánh Định.
I- SƠ THIỀN
Đó thì mới đầu vô, thì Đức Phật dạy chúng ta Tịnh Chỉ ngôn ngữ để chúng ta nhập Sơ Thiền chứ gì? Nhưng mà Tịnh Chỉ ngôn ngữ, đâu có nghĩa là Tịnh Chỉ ngôn ngữ không mà là nhập được Sơ Thiền? Cho nên nó còn tới cái giai đoạn thứ hai là chúng ta phải sống đúng giới hạnh. Vậy thì cái giới hạnh nó là cái gì đây? Thì đức Phật phải dạy chúng ta thiểu dục tri túc. Thiểu dục là gì? Thiểu dục là ít muốn, tri túc là biết đủ - Ít muốn biết đủ. Nghĩa là mình không có muốn nhiều nữa mà mình biết nó đủ. Có cái gì là mình biết đủ cái nấy, không có cần muốn nữa. Đó gọi là cái hạnh sống đúng giới hạnh, cái đó là cái hạnh của người tu mà. Rồi còn những cái hạnh gì nữa đây? Hạnh nhẫn nhục, mình biết nhẫn - mình mới vô đạo- mình là người phải nhẫn thôi. Người ta nói nặng, nói nhẹ, chửi mắng hay hoặc làm gì, mình nhẫn hết. Hoàn toàn mình chịu nhẫn hết, kham nhẫn hết, chịu đựng hết, không bao giờ…
(07:01) Bởi vì mình có chịu đựng thì mình mới ít nói. Mà mình không chịu đựng thì mình phải nói nhiều. Các con thấy không? Vô đầu Đức Phật dạy mình Tịnh Chỉ ngôn ngữ là ít nói thôi. Có cái gì nói lắm là mình nói một lời nói. Còn người ta chửi mình như tát nước, mình cũng vẫn làm thinh chứ không nói, tức là ít nói chứ gì? Không nói, đó là nhẫn nhục. Rồi tùy thuận - tùy thuận mọi sự kiện, mọi đối tượng, mọi hoàn cảnh. Luôn luôn lúc nào cũng bằng lòng hết trong mọi cái. Sống thì luôn luôn hòa hợp - lục hòa.
Đó cho nên đó là những cái gọi là sống đúng giới hạnh. Nó đơn giản lắm! Các con thấy, đầu tiên chúng ta Tịnh Chỉ ngôn ngữ để làm gì? Để sau đó chúng ta sống đúng giới hạnh thì chúng ta nhẫn nhục nè, thiểu dục tri túc nè. Nhẫn nhục mà mình nói nhiều thì đâu có nhẫn nhục được. Thành ra mình nhẫn nhục là mình ít nói. Ai nói gì mình, nói mình cái gì mình cũng làm thinh được hết, thì cái đó là nhẫn nhục. Rồi tùy thuận mọi hoàn cảnh, mọi sự việc, mọi đối tượng, hoàn toàn mình tùy thuận hết - bằng lòng hết.
Thì các con thấy như ba cái vị tôn giả mà sống chung nhau: như ông A Na Luật tôn giả, ông Kiêm tôn giả, ông A Nan Đà tôn giả. Ba vị sống chung nhau trong một cái thất, mà người ta sống do tùy thuận tâm niệm của người khác, của người bạn, mà người ta sống độc cư hoàn toàn. Người ta không nói chuyện, người ta sống im lặng với nhau, đó là tùy thuận đó. Do tùy thuận đó là bằng lòng, mà bằng lòng tức là mình buông xả ra hết, không có cái gì làm chướng ngại trong tâm của mình hết. Cho nên do đó mà mình thực hiện được lục hòa - sáu cái hòa hợp.
1- TỊNH CHỈ NGÔN NGỮ - SỐNG ĐÚNG GIỚI HẠNH
Thì các con thấy cái đầu tiên, một là Tịnh Chỉ ngôn ngữ, hai là sống đúng giới hạnh. Sống đúng giới hạnh thì Thầy nói thiểu dục tri túc, nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng và lục hòa, thì đó là sống đúng giới hạnh. Mà bây giờ Đức Phật lại dạy thêm, muốn nhập Sơ Thiền đâu phải là nội có Tịnh Chỉ ngôn ngữ, sống đúng giới hạnh là đủ nhập Sơ Thiền đâu? Nó còn nữa.
2- PHÒNG HỘ 6 CĂN
Cho nên chúng ta còn những cái điều kiện, nó có thể ngoài cái vấn đề mà nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng này, nó còn có những cái mà chúng ta cần phải phòng hộ sáu căn của mình. Giữ gìn mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của mình, thì cái đó là cái gì?
Tức là lấy giới bổn Patimokkha, mà giới bổn đó là gì? Các con thấy Ngũ giới. Thầy nói Ngũ giới thôi - năm giới là không sát sanh, không tham lam trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ, không uống rượu là năm giới đầu. Và năm giới sau - Mười giới thứ đó thuộc về giới bổn mà. Không trang điểm, không nghe ca hát, không ca hát, rồi không nằm giường cao rộng lớn, không có của cải tài sản và không ăn uống phi thời, không có cất giữ tiền bạc. Đó là giới bổn đó. Cái đó là lấy giới bổn để phòng hộ sáu căn của mình. Bởi vì cái ý của mình nó muốn cái gì, mình có tiền thì tức là nó sai mình rồi. Cho nên mình phòng hộ nó, không có cho nó muốn. Cho nên mình không có gì hết, thành ra nó phòng hộ sáu căn. Do vì vậy đó, mà mình lấy mười giới - Thập giới Sadi - mình làm cái giới bổn để cho mình phòng hộ sáu căn cho một người mà muốn nhập Sơ Thiền.
3- CHÁNH NIỆM TỈNH THỨC
(10:02) Nhưng như vậy là ba cái giai đoạn mà mình tu tập ở trong một cái Sơ Thiền thì các con thấy nó chưa đủ. Nó chưa đủ, cho nên chúng ta phải tiến tới cái giai đoạn thứ tư để mà tu tập, cái pháp tu tập thì tu tập Chánh Niệm Tỉnh Thức. Bởi vì lúc bấy giờ coi vậy chớ chúng ta còn lười biếng, còn hôn trầm, còn buồn ngủ, còn tùy miên cái này cái kia nhiều lắm, chứ đâu phải hết đâu. Cho nên mình phải tu tập Chánh Niệm Tỉnh Giác, làm cho mình tỉnh giác, luôn luôn ở trong được cái chánh niệm. Đó thì các con thấy không? Bây giờ mình tu tập từ cái thứ nhất, thứ hai, thứ ba đến thứ tư là phải tu tập Chánh Niệm Tỉnh Thức. Mà Chánh Niệm Tỉnh Thức thì chỉ có đi kinh hành, tu trong cái hành động làm của các con. Hằng ngày làm cái công việc gì đó thì tập trung tu ở trong cái Chánh Niệm Tỉnh Thức đó.
4- ĐỊNH SÁNG SUỐT
Như vậy là bốn cái vai trò mà tu tập để mà đạt được cái Sơ Thiền thì nó chưa đủ đâu, nó còn nữa. Bởi vì trong khi mà chúng ta ngồi nghỉ, thí dụ bây giờ ngồi nghỉ như thế này mà nó buồn ngủ. Hay hoặc là đang ngồi may, hay hoặc đang làm một cái gì đó mà nó buồn ngủ thì tức là nó thiếu sáng suốt rồi, nó mất sáng suốt rồi. Cho nên mình lại tiếp tục mình tu cái Định Sáng Suốt. Mình tu cái Định Sáng Suốt để làm cho nó sáng suốt lên.
5- CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC
Thì trong cái Định mà Chánh Niệm Tỉnh Giác định, nó không phải cần cho mình lúc bây giờ buồn ngủ mà mình tu - Các con lưu ý kỹ cái này. Khi bình thường như vậy, bây giờ Thầy còn tỉnh như thế này, nhưng mà bây giờ Thầy ngồi, Thầy tu tập cái hơi thở Thầy xong rồi. Thầy bước ra Thầy đi kinh hành thì tức là Thầy tu Chánh Niệm Tỉnh Giác ở trên hành động đi của Thầy. Rồi giờ mà hết tu rồi, bây giờ tới giờ lao động như các con nấu cơm, chẻ củi, quét sân hay hoặc làm cái gì đó, hay hoặc là làm xung quanh thất nhổ cỏ đồ đó… Thì các con cũng tu Chánh Niệm Tỉnh Thức trong hành động của mình, làm cho mình tỉnh thức luôn luôn. Đó! Đó là những cái mà nó giúp cho các con để mà tập được cái Sơ Thiền của nó.
Đó thì các con thấy, mà như chúng ta phải biết trong cái thời điểm nào mà chúng ta… Thường thường là cái tu tập mà Chánh Niệm Tỉnh Giác thì các con tu rất nhiều. Khi các con ngồi, bởi vì cái tu Định Niệm Hơi Thở thì các con biết nó nằm ở trong một cái giai đoạn từ Nhị Thiền mới tập hơi thở, cho đến Tam Thiền, Tứ Thiền mới tập hơi thở. Còn cái Sơ Thiền thì không có cần hơi thở, tại sao? Tại vì nó không có diệt tầm tứ, nó không có diệt tầm mà diệt tứ. Mà khi ly dục, ly ác pháp thì nó nhập Sơ Thiền. Do ly dục mà sanh hỷ lạc thì nó có tầm và có tứ; Từ đó chúng ta mới có tầm thiện và tứ thiện. Nó tác ý ra những cái điều thiện, nó không còn cái tác ý ra những cái điều ác. Và cái sự suy tư của chúng ta nó không có nằm ở trong cái dục lạc nữa, cho nên lúc bây giờ chúng ta mới ly dục, ly ác pháp. Cho nên nó có tầm tứ mà tầm tứ thiện, chứ không phải tầm tứ ác.
(12:57) Còn bây giờ một người chưa tu, chưa ly dục ly ác pháp thì họ có tầm tứ, nhưng mà tầm tứ đó là tầm tứ ác. Họ suy nghĩ cái này kia, họ chạy theo lòng ham muốn của họ trong cái ác pháp, chứ không phải thiện pháp. Còn cái người mà tu ly dục ly bất thiện pháp nhập Sơ Thiền thì họ còn cái tầm tứ của họ, chứ họ hoàn toàn là không có diệt tầm, diệt tứ gì hết. Nhưng mà tầm tứ của họ là tầm tứ thiện, cho nên họ không có cần phải cái hơi thở. Nhưng mà hơi thở chúng ta tu tập để chúng ta góp cái phần vào cái Chánh Niệm Tỉnh Thức ở trong hơi thở thứ nhất. Cái thứ hai là để chúng ta bước qua cái Nhị Thiền, để chúng ta nhờ nương cái hơi thở đó mà chúng ta diệt tầm mà giữ tứ, hay hoặc là diệt tầm tứ để chúng ta nhập Định. Cái đó cái phần của Nhị Thiền thì nó khác rồi.
Còn cái phần mà Sơ Thiền thì chúng ta thấy nó tới sáu cái điều kiện mà chúng ta tu tập. Chứ không phải là một cái điều kiện tu tập để nhập Sơ Thiền - sáu cái điều kiện tu tập. Do cái tu tập mà Chánh Niệm Tỉnh Giác này, tu tập rất nhiều. Như lấy giới bổn Patimokkha phòng hộ sáu căn thì các con thấy có mười giới. Mình phạm cái gì, mình thấy cũng rất dễ, có mười giới hà. Thí dụ như bây giờ các con thường hay làm đẹp, sửa soạn, rồi chải chuốt tóc đồ này kia. Thấy như vậy lời Phật dạy phạm vào giới bổn Patimokkha rồi- không có trang điểm- mình biết liền. Mà bây giờ mình nằm ở trên một cái giường cao, rộng, lớn, nệm mút đồ này kia mình biết liền. Ở trong cái nhà tốt đẹp mình biết liền là vì mình phạm giới bổn rồi.
Còn bình thường mình ở trong những nhà tầm vông, trúc tre vầy mình biết là mình không phạm giới rồi. Mình nằm trên cái giường cây mà xấu xí như vậy thì nó cũng không phạm giới bổn rồi. Mình biết rõ ràng là tất cả những cái đó mình không phạm. Là mười giới thôi, chứ Thầy không có cần phải là hai trăm hay là ba trăm bốn mươi tám giới đâu, không cần thiết! Nhưng mà ở đây Thầy chỉ lấy mười giới của Sadi mà làm cái căn bản cho chúng ta biết đó là lấy giới bổn để phòng hộ sáu căn của mình.
Còn sống đúng giới hạnh, thì các con biết những cái giới hạnh rồi đâu có gì đâu. Nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng, lục hòa và thiểu dục tri túc, đó là cái giới hạnh của cái người tu rồi.
Rồi Tịnh Chỉ ngôn ngữ thì ít nói đâu có gì. Đó thì tất cả những cái đó là chúng ta tự khắc kỷ mình, tự dứt bỏ mình là mình sẽ làm được, nó đâu có gì khó khăn.
(15:08) Cho đến cái siêng năng mà chúng ta tu tập Chánh Niệm Tỉnh Giác thì chúng ta thường xuyên đi kinh hành. Làm công việc này, công việc kia, thì chúng ta tập tỉnh thức ở trên đó. Thì trong tỉnh thức đó, chúng ta chia ra làm có hai cái phần rất rõ. Một phần tỉnh thức suông, nghĩa là tỉnh thức thôi. Tập cho chúng ta biết ở trong cái hành động, chúng ta luôn luôn lúc nào, chúng ta dùng pháp hướng, chúng ta nhắc để cho nó luôn luôn lúc nào nó cũng tỉnh thức ở đó thôi.
Kế đó cái phần sâu hơn thì chúng ta lại tu tập cái tỉnh thức ở trong cái giấc ngủ. Các con nhớ là ông Phật, ông không có ngủ. Nghĩa là suốt cuộc đời khi Đức Phật mà thành đạo rồi thì ông không còn ngủ nữa. Ông tỉnh thức. Ngủ - ông nằm đó mà ông tỉnh chứ ông không có ngủ. Cho nên cái tỉnh thức này, cái chánh niệm tỉnh giác này, tức là tỉnh thức này nó giúp chúng ta sau này khi nhập Định, nó không mất cái tỉnh thức. Cũng như bây giờ các con còn ngủ, thì các con sẽ nhập Định, các con sẽ mất cái tỉnh thức. Cái người nào mà còn ngủ là còn sẽ bị mất cái tỉnh thức ở trong khi nhập Tứ Thiền. Nó khó là khó cái chỗ này nè, làm sao tập, mà làm sao mà chúng ta nằm như vậy, ngày này qua ngày khác. Ví dụ như nằm ngủ, thì bắt đầu cái thân thì ngủ, mà cái… (băng giảng bị mất tiếng ) tỉnh thức nó biết. Cái thân nó biết ngủ nè, nó biết thức, nó biết rất rõ ràng, nó biết hết. Cho nên đó là những cái mà đặc biệt của đạo Phật. Khi mà chúng ta muốn đi vào trong Bốn Thánh Định này mà muốn tu tập được thì cái đặc biệt mà tập luyện- ngủ mà ở trong cái tỉnh thức.
(16:42) Đến đây, ở đây cái trường hợp như các con thấy như Chơn Huệ nè, nó tu rất dở và nó cũng rất bệnh. Nó cũng theo tu cái thời gian cũng là hai, ba năm nay chứ không phải ít, mà bệnh căng đầu nhiếp tâm hơi thở rất khó khăn. Thế mà gần đây thì nó tu cái Định Vô Lậu, dùng cái Tứ Vô Lượng Tâm: “Từ - Bi - Hỷ - Xả”, do đó nó nhiếp tâm được vào ở trong cái Định. Nhờ Định Vô Lậu mà nhiếp tâm được cái Định. Thì vô trong Định, thì nó có lúc thì nó thấy nó ám thị, tức là cái pháp hướng ám thị. Nó bảo ngưng hơi thở, nó ngưng liền tức khắc. Rồi nó muốn thở trở lại, con biết nó phải ngã ngửa ra vầy, nó mới hả miệng ra, nó thở lại mới được. Chớ không nó ngưng, nó không thở.
(17:30) Đó là những cái nó xảy ra để chúng ta biết rằng khi thân mà nó yên lặng trên tâm, mà tâm nó yên lặng được trên thân thì chúng ta dùng cái pháp hướng rất là vi diệu. Cho nên ở đây mục đích chúng ta tu tập không phải để tự nhiên mà nó vào Định. Không phải có cái tự nhiên mà nó vào Định, mà có cái sự điều khiển của chúng ta bằng pháp hướng. Bởi vì bây giờ chúng ta điều khiển hơi thở chậm nhẹ, chúng ta có thể điều khiển được. Chúng ta muốn thở chậm, thở nhẹ được. Nhưng mà khi mà chúng ta có một cái vô hình nào đó mà muốn cho nó chậm nhẹ hay hoặc là ngưng đi. Như cái hơi thở bây giờ chúng ta nín, được nè, nhưng mà chúng ta nín được không? Rất khó chịu. Nhưng mà khi mà chúng ta ra lệnh nó ngưng, thì nó ngưng đi, nó không thở đi thì chúng ta không khó chịu, nó tự nhiên lắm. Cho nên muốn mà làm được những cái điều kiện mà đặc biệt vi diệu đó thì chỉ có pháp hướng mà thôi, chỉ có pháp hướng. Nhưng mà pháp hướng đâu phải là các con nhắc nó một lần mà nó được đâu, nó phải nhắc nhiều lần. Nhắc từ cái sơ đẳng của nó để mà chúng ta thực hiện cho đến cái cao đẳng của nó.
Chẳng hạn nào như bây giờ tâm các con chưa yên lặng nè, chưa diệt được tầm nè, còn tác ý tứ nè, mà muốn cho nó vắng lặng thì làm sao nó vắng lặng được? Các con thấy phải biết rằng khi mà nó được yên lặng thì ở trong trạng thái yên lặng đó mới hướng tâm vắng lặng; Bây giờ các con tỉnh thức - các con thấy trong cái phần Hôn Trầm Thuỳ Miên - giờ giấc các con nghiêm chỉnh, tới giờ đó nó không còn ngủ nữa, nó không có lừ đừ nữa; Thức dậy bao giờ nó cũng tỉnh, nó không có còn mệt nhọc, nó không có còn lười biếng nữa thì các con biết rằng đó là có sức tỉnh thức rồi. Thì có sức tỉnh rồi, thì các con mới tập, mình tập ngủ ở trong tỉnh thức mới được. Còn giờ chuông đồng hồ reo hai tiếng, dậy! Mà còn lười biếng, còn muốn nằm nữa thì tức là chưa đủ tỉnh thức đâu. Thì trong lúc đó mình tập ngủ mà tỉnh thức thì không ngủ được đâu. Nó sẽ mất sức khỏe và nó sẽ rối loạn cơ thể.
(19:27) Cho nên biết từng cái giai đoạn nào mà chúng ta phải hướng tâm cho đúng cách thì cái kết quả của sự tu tập của chúng ta mới đúng. Còn nếu mà không biết thì chúng ta hướng sai, không đúng thời điểm, cái trạng thái đó thì cái pháp hướng chúng ta nó vô hiệu quả. Nó vô hiệu quả thì tức là nó không có kết quả nữa. Đó là cái phần mà về sử dụng pháp hướng. Cho nên hiện giờ các con muốn giữ gìn đúng giới hạnh của Patimokkha, các con nhớ, các con nhắc: "Từ đây về sau đó, mình phải giữ gìn giới hạnh; Mười giới này phải cho nghiêm chỉnh. Khi có một giới nào mà sai phạm là sửa ngay liền". Nhắc nhở nó vậy, nó có sai phạm cái mình biết liền.
À, thí dụ như mình đang nói chuyện; bắt đầu có ai hỏi gì đó. Cái bắt đầu mình nói ra một lời nói - cái thói quen của mình, nó có cái thói quen của mình. Nó thích nói chuyện mà một tháng, hai tháng mình không nói chuyện. Có người nào gợi chuyện, cái bắt đầu nó nói ra, nó bung ra, nó nói ra. Thì mình ngay đó, mình tỉnh thức liền. Bởi vì do mình có cái sức ám thị đó, mà nó làm cho mình nhớ lại, không được nói nữa. Do đó cái mình ngưng lại liền. Còn không khéo nó lôi mình, nó nói đủ chuyện này, tới chuyện khác, nó lôi ra rất nhiều chuyện. Và vì vậy nó làm cho mình rất động, và cái người khác cũng bị theo cái nói chuyện đó mà bị động. Mình tu không được, người khác tu không được.
Đó thì cái pháp hướng là mình biết, bây giờ mình người hay nói chuyện thì mình hướng tâm, mình nhắc: "Từ đây về sau không được nói chuyện nữa. Cái tâm không được nói nữa! Không được ham thích nói chuyện nữa. Cấm!" Đó, mình ra lệnh nó vậy. Mà hằng ngày mình biết cái tâm mình nó còn nói, mình cứ nhắc. Sau khi nó còn thích nói chuyện thì mình lại hướng tâm mình nhắc nữa, mình biết nó còn. Chừng nào mà nó ai nói gì nói, nó làm thinh, nó nghe mà nó không nói, thì mình biết nó đã thuần rồi đó.
Đó! Mình tu mình phải xét từng chút, từng chút coi cái kết quả của mình nó có đạt được hay không? Thì trong khi như Tịnh Chỉ ngôn ngữ thì các con cũng phải dùng pháp hướng nè. Rồi sống đúng giới hạnh từ cái thiểu dục tri túc nè, khi các con có khởi ham muốn một cái gì thì nó là không thiểu dục tri túc đâu. Cho nên các con phải nhắc nó, ngay cái sự khởi muốn thì các con nhắc. Đồng thời trong những cái thời gian mà các con không có khởi niệm muốn thì các con cũng phải nhắc. Nhắc để cho nó thuần, chớ không phải là gì. Chớ không phải nói: “Ờ bây giờ, trước có đối tượng đó, có cái gì đó nó khởi ra, tôi muốn, tôi ham muốn cái đó đó, thì tôi mới nhắc còn không có thì tôi không nhắc.”; Vì chính mình biết mình còn ham muốn, cho nên nó thấy cái gì đó nó muốn. Thì như vậy bây giờ trong khi đó nó không có muốn gì hết, nhưng mình phải nhắc nó để khi mà nó thấy đúng cái đối tượng, cái vật mà nó ham muốn thì nó ham muốn.
Cho nên mình phải nhắc nó trên cái sự tu tập. Ở đây luôn luôn lúc nào chúng ta cũng có cái sự chủ động điều khiển để mà đi đến cái chỗ giải thoát, chớ không phải để tự nhiên nó mà nó giải thoát đâu. Bây giờ đầu mình nó khởi ra một cái niệm gì đó, mình thấy nó khởi, nó muốn cái gì đó thì ngay đó là có đối tượng để mình nhắc của cái niệm đó. Còn nó không có đối tượng, hiện giờ nó không khởi muốn gì hết thì mình nhắc. Mình cũng nên nhắc, nhắc như thế nào? Tại vì cái tánh của mình, mình biết nó còn, nó còn thích nói chuyện. Cho nên mình nhắc nó đừng nói chuyện.
(22:33) Cũng như Đức Phật dạy chúng ta biết như thế này: "Tâm tôi tham, tôi biết tâm tôi tham; tâm tôi không tham, tôi biết tâm tôi không tham. Tâm tôi sân, tôi biết tâm tôi sân; tâm tôi không sân, tôi biết tâm tôi không sân". Tại sao Đức Phật muốn nói cái điều đó? Là tại vì mình có sân mà mình biết mình sân thì mình dừng nó lại, mình không sân. Còn mình sân mà mình không biết mình sân, cái đó nó mới kéo dài mình ra, các con hiểu không?
Bây giờ tâm mình tham, mình biết nó tham thì mình sẽ dừng nó lại, mình hết tham. Còn mình tham mà mình không biết mình tham thì nó cứ kéo dài ra. Cũng như bây giờ mình thích nói chuyện. Mà mình nói chuyện, mà mình không biết mình nói chuyện thì tức là mình không có hiểu biết nó, cho nên nó nói chuyện hoài. Còn mình biết nó nói chuyện, cho nên mình dừng nó lại liền. Mình biết cái tâm mình nó có cái thói quen nói chuyện, nó thích nói chuyện. Vì vậy Đức Phật mới nói khi mà một cái tâm của mình nó có một cái gì đó khởi lên, phải biết nó liền. Mà mình biết nó liền tức là mình dừng nó lại được. Còn mình không biết nó, thì cho nên mình sẽ bị nó lôi mình đi, kéo dài đi. Do cái sự lôi kéo dài đi, nó làm cho mình thành một cái thói quen ở ngoài đời, chớ không phải là người đoạn dứt, người dứt bỏ ở trong cái đạo để mà giải thoát.
Đó thì chúng ta thấy rằng trên cái sự tu tập, chúng ta phải tỉnh thức. Mà tu tập tỉnh thức như vậy là như thế nào? Là hướng tâm nhắc mình: "Tâm phải sáng suốt như ban ngày, không có u tối như ban đêm". Là lúc bây giờ nó buồn ngủ, nó lừ đừ, nó khó chịu, nó muốn đi nằm, nó mê mệt, nó không còn muốn tỉnh nữa. Do đó mình phải tu cái Định Sáng Suốt, mình nhắc nó. Đó là tu tập cái phần thứ năm.
(24:15) Đến cái phần thứ sáu. Đây là một cái Sơ Thiền mà chúng ta tu rất nhiều chuyện, chớ không phải là một thứ chuyện.
6- ĐỊNH VÔ LẬU - NGŨ TRIỀN CÁI
Cái phần thứ sáu là tu tập Định Vô Lậu. Cái Vô Lậu thì chúng ta thấy cái lậu hoặc của chúng ta, nó thể hiện qua cái gì? Qua cái ngã, cái ngã của tâm của chúng ta. Vậy thì muốn quét sạch cái ngã, cho cái ngã chúng ta không còn có nữa, thì lúc bấy giờ chúng ta phải quét sạch cái ngũ Triền Cái. Năm cái Triền Cái - Triền Cái có nghĩa là cái màn che, nó che mờ, nó làm cho chúng ta không có biết.
Ví dụ như: Tham, chúng ta không biết mình tham; Sân, nó che mờ, mình không biết mình sân; Hôn Trầm Thuỳ Miên nó che mờ, nó làm cho mình không biết mình Hôn Trầm Thuỳ Miên. Mình thấy: “Ờ! Cơ thể hôm nay nó muốn bệnh, nó mệt nhọc như vậy nên nó buồn ngủ, vậy chớ nó không phải là gì.” Nhưng mà chính đó là cái Hôn Trầm Thuỳ Miên, nó che mờ đi. Rồi cái Trạo Cử Hối Quá, một cái chuyện gì mà mình làm nó sai quấy, rồi bắt đầu nó cứ nhớ đi, nhớ lại hoài ở trong đầu của mình. Nó nhớ đi, nhớ lại hoài ở trong đầu của mình thì cái đó gọi là Trạo Cử Hối Quá. Hối là hối hận. Cho nên do cái chỗ mà trạo cử đó nó làm cho mình, cái tâm của mình nó bất an, nó không có yên. Nó không có yên lặng, do đó nó cứ làm cho mình ray rứt, khổ sở trong tâm của mình. Cho nên vì vậy mình phải biết nó, để cái màn ngăn che này nó làm cho mình không biết mà mình cứ để cái tâm mình đau khổ; Rồi Nghi Triền Cái, thấy cái gì, cái này, cái nọ, nghi ngờ cái này kia nọ thì mình cũng dẹp phắt những cái đó.
Cho nên tu cái Định Vô Lậu là vốn để phá vỡ cái Ngũ Triền Cái. Như vậy là Thầy sẽ đọc lại năm cái Triền Cái để không các con sẽ lộn với năm cái Hạ phần Kiết Sử, và năm cái Thượng Phần Kiết Sử và Thất Kiết Sử. Ở đây nó có những cái mà nó trói buộc mình và có những cái nó ngăn che mình. Cho nên năm cái ngăn che này gọi là Triền Cái.
Một là Tham dục Triền Cái.
Hai là Sân Triền Cái, sân là sân hận - giận hờn.
Ba là Hôn Trầm Thuỳ Miên Triền Cái mà có chỗ gọi là Si: “tham, sân, si đó”.
Bốn là Trạo Cử Hối Quá Triền Cái.
Năm là Nghi Triền Cái. Đó là năm cái Triền Cái. Năm cái màn che nó làm cho chúng ta không có thấy để cho chúng ta khởi tham, khởi sân, khởi ngu si, khởi tâm Trạo Cử nó không có yên và nghi ngờ. Đó là năm cái Triền Cái.
(26:52) Mà cái Định Vô Lậu vốn nó quét sạch Năm Cái Triền Cái và Thất Kiết Sử. Thất Kiết Sử, nói rộng ra thì nó là mười cái Kiết Sử. Mà Mười cái Kiết Sử thì nó có năm cái Hạ phần Kiết Sử và năm cái Thượng Phần Kiết Sử.
7- NĂM HẠ PHẦN KIẾT SỬ
Vậy Năm hạ phần Kiết Sử là như thế nào? Thầy sẽ đọc lại năm cái Hạ phần Kiết Sử để các con ghi để mà nhớ, để không khéo rồi nó cũng không có rõ.
Một là Thân kiến Kiết Sử. Về cái Thân kiến Kiết Sử là vì chúng ta chấp cái thân của mình, cũng như mình chấp Phật tánh, mình có Phật tánh của mình. Lúc mà Thầy mới vào đạo Phật mà Thầy tu hành, Thầy thích nhất là Thầy đọc cuốn kinh Thủ Lăng Nghiêm. Khi mà đọc đến cái chỗ mà Đức Phật dạy ông Anan lấy cái chuông mà đánh, cái tiếng chuông kêu cái boong, thì Đức Phật hỏi ông Anan có nghe không? Ông Anan có nghe, ông nói có nghe. Và khi Đức Phật không có đánh tiếng chuông thì hỏi ông Anan có nghe không? Ông Anan nói không có nghe. Thì ba lần như vậy, thì Đức Phật nói “Ông sao mà điên đảo quá! Khi có thinh trần tức là có âm thanh thì ông có nghe; Mà khi không có cái tiếng, không có thinh trần, không có tiếng chuông, thì cái nghe ông nó vẫn nghe chớ, chớ đâu phải nó mất đi. Cho nên đó là cái Phật tánh của ông. Cái tánh nghe đó là cái Phật tánh của ông”. Do đó Thầy đọc đến chỗ này, Thầy quá thích. Thầy nói thật sự nếu mà như vậy là Phật có sẵn trong người mình rồi.
(28:28) Nhưng hiện giờ, từ khi mà tu theo con đường Nguyên Thủy của đạo Phật, thì khi mà nhập được Bốn Thiền rồi, thì Thầy nhìn lại: “Thế này là chỉ lý luận của các nhà Đại Thừa”. Cho nên Thầy hỏi: “Bây giờ cái nghe này nó luôn luôn nó phải nghe, thì lúc Thầy ngủ, nó cũng phải nghe, chớ sao lại Thầy ngủ mà nó không nghe? Vậy thì cái Phật tánh nó đi đâu?” Các con thấy rõ không? Bây giờ Thầy luận ra thì ông Phật tánh nó không có. Ông Phật, đọc trong kinh sách của Phật, rõ ràng là Phật không có ngủ. Ông Phật ông nằm vầy, ông luôn luôn tỉnh thức, ông không có ngủ. Thế mà bây giờ ông Phật tánh của mình, sao lại ổng ngủ mất đi, phải không?
Hồi đó thì Thầy không có nghĩ như vậy, nhưng mà khi tu rồi Thầy mới hiểu. Thầy mới nghĩ: “Như vậy là mấy cái ông già này, ổng luận theo cái tưởng của ổng mất rồi. Ổng tưởng thì hay thật. Có đánh, thì có tiếng thì nghe, mà không đánh thì cái nghe nó vẫn nghe, tức là nó thường hằng, nó luôn luôn, nó bất biến”. Vậy thì lúc bấy giờ ngủ thì nó cũng phải nghe tiếng mưa đồ chớ, sao mình ngủ lại không nghe mưa, phải không? Tức là cái nghe này nó mất theo cái ngủ, vậy thì nó không có cái Phật tánh, nhưng mà người ta tưởng nó ra mà thôi! Nhưng mà mình không có lý luận cái vấn đề đó làm gì, bởi vì người ta nghĩ như vậy để người ta có hy vọng được cái gì thường hằng. Người ta luôn luôn, người ta bỏ cái thân này, nó vẫn còn cái Phật tánh, người ta thường hằng. Thôi mình không cãi vấn đề đó, nhưng mà mình cũng phải hiểu biết trong cái thực của nó. Bởi vì mình phải có một cái lý luận của mình để mình thấy cái thực hay là không cái thực.
(30:01) Như Thầy không nói thì các con không hiểu đâu? Cái sự hiểu biết của các con qua cái luận của các vị mà Tôn Túc của chúng ta trước kia mà viết ra những cái bộ sách mà gọi là Phật tánh, thì người ta thật là! Người ta có những cái lý luận của người ta rất là logic, làm cho chúng ta không có cái kẽ hở mà chúng ta phá vỡ được. Cho nên xét qua, thì chúng ta đọc ở trong kinh sách của Lão Tử thì chúng ta thấy cũng chỉ cho chúng ta thấy được cái Phật tánh đó. Tức là cái đạo mà Lão Tử nói: "Đạo khả đạo, phi thường đạo; danh khả danh, phi thường danh". Thì cái chỗ đó là cái chỗ chỉ cho cái bản thể của vũ trụ, cái bản thể của vạn hữu nó bất biến. Luôn luôn nó thường hằng mà nó không tên, không tuổi, không hình, không dáng, không bóng.
Đó là cái người ta nghĩ như vậy. Nhưng mà sự thật ra qua cái thân tứ đại của chúng ta mà nghiệm xét khi một cái Phật tánh nó còn thì nó phải tỉnh. Bởi vì nó thường hằng nó phải tỉnh, chứ làm sao nó mê? Mà nó mê thì khi chúng ta ngủ thì nó phải tỉnh, sao lại nó mất? Đó là những cái…
Khi tu đến đây chúng ta thấy, một cái người tu mà đến muốn nhập Tứ Thiền là họ luôn luôn lúc nào họ cũng phải tỉnh. Bởi vì Tứ Thiền, luôn luôn thân của chúng ta bao giờ nó cũng phải nằm như người ngủ, sáu căn nó đóng cứng lại hết. Nó không còn có hoạt động gì hết, thì giống như người ngủ rồi chớ gì? Nhưng mà tại sao nó còn biết? Như vậy là Phật tánh nó đó chớ, chớ đâu phải Phật tánh của mấy ông kia; Mấy ông kia nói như vậy, chớ không phải đâu.
Nhưng mà cái này nó cũng chưa phải đâu. Bởi vì khi mà chúng ta nhập Diệt Thọ Tưởng Định thì cả cái thức này nó cũng đều mất hết, coi như là cái ý hành của chúng ta ngưng hoạt động hoàn toàn thì nó không còn cái thức nữa. Chúng ta vượt qua được cả cái thức đó nữa. Thì như vậy rõ ràng là đâu phải cái thức là cái mà thường hằng được. Cái Tứ Thiền thì chúng ta còn thấy nó tỉnh thức, nó không ngủ đó. Nhưng mà đến cái Diệt Thọ Tưởng Định thì cái thức của Tứ Thiền nó lại mất luôn, chúng ta diệt luôn. Thì các con thấy nó tuyệt vời, chứ không phải nó là một cái thứ thường mà người ta nghĩ rằng bốn cái Thánh Định của đạo Phật là tầm thường. Nó không tầm thường đâu, nó tuyệt vời!
Đó, bây giờ Thầy trở lại vấn đề cái Thân kiến, tức là chúng ta chấp cái thân này là thường hằng bất biến, hoặc chấp một cái gì vô hình mà nó bất biến gọi là Thân Kiến. Cho nên sau khi mà chúng ta tu xong rồi, mà chúng ta nhập Niết Bàn thì còn có cái Niết Bàn để nhập thì cái đó gọi là Thân Kiến. Còn có một cái gì thường hằng đó là Thân kiến. Nghĩa là còn chấp một cái gì gọi là Thân kiến. Mà cái Thân kiến này nó thuộc về năm cái hạ phần Kiết Sử trói buộc chúng ta cũng rất chặt.
(33:01) Hai là Nghi Kiết Sử. Nghi Kiết Sử tức là nó trói buộc mình; Nghi ngờ cái gì đó nó trói buộc mình; Nghi cái người đó ăn trộm cứ bắt buộc mình phải dòm chừng, dòm chừng để không nó lấy đồ của mình thì cái đó là nó trói buộc mình đó, gọi là Nghi Kiết Sử.
Ba là Giới Cấm Thủ Kiết Sử này là cái gì? Phật dạy chúng ta có mười tám giới, ba nhân sáu bằng mười tám giới. Như mắt chúng ta thấy một cái đồng hồ này, sanh ra một cái thứ. Do đó chúng ta khởi lên cái tâm tham muốn của chúng ta, vì vậy đó là Giới cấm thủ; Mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý nó đều là có. Mắt là một cái giới của nhãn, nhãn giới. Rồi sắc giới, đó là cái đồng hồ; Rồi thức giới là cái biết của mình ham thích ra, đó là Giới Cấm Thủ. Như vậy là ba cái đối tượng này nó trở thành một cái trói buộc của chúng ta. Thấy một cái vật gì đó mà chúng ta khởi ham thích thì đó là mắt thấy, cái vật đó là cái sắc, đối tượng và cái tâm khởi ra ham muốn thì cái đó là thức giới. Đó, như vậy là mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý - nó có mười tám Giới Kiết Sử, chứ không phải là một Giới Kiết Sử đâu. Cho nên ở đây gọi là Giới Cấm Thủ - nó trói buộc chúng ta, nó trở thành những sợi dây trói buộc; Thấy cái này, nghe cái kia nó thích đó là nó bị trong cái Giới Cấm Thủ. Nó có mười tám giới.
Bốn là Tham Kiết Sử - tham thì khởi lòng ham muốn, rồi tham lam cái này, cái kia thì đó là nó trói buộc mình rồi.
Sân là sân hận, cái đó là dễ rồi. Thì nó là năm cái Hạ phần Kiết Sử.
8- NĂM THƯỢNG PHẦN KIẾT SỬ
(34:53) Năm cái Thượng Phần Kiết Sử:
Sắc Tham - Sắc Tham như hồi nãy Thầy nói cái đồng hồ này đó, là cái thấy cái đồng hồ là cái sắc. Sắc nó khởi ra cái lòng tham muốn của mình, đó là Sắc Tham.
Vô Sắc Tham - nghe người ta nói, khởi cái tâm ham muốn thì đó là Vô Sắc Tham.
Mạn là cái kiêu mạn, cái lòng ngã mạn của mình.
Trạo Cử là nó bất an, nó làm cho mình nghĩ ngợi cái này, nghĩ ngợi cái kia. Hay hoặc là cái thân mình nó ngứa ngáy, nó lộn xộn, nó không có ngồi yên được. Nó cứ gãi bên đây, móc bên kia thì đó là Trạo Cử. Đây là Trạo Cử thân. Rồi Trạo Cử tâm thì nó nghĩ cái này đến, rồi nghĩ cái khác, nó lung tung, nó đủ thứ. Đó là Trạo Cử. Cũng như mà mình bị Trạo Cử là mình ngồi chỗ này, lát rồi mình đứng dậy mình đi, rồi mình ngồi lại, rồi mình đứng, rồi mình nằm đủ cách, đó là bị Trạo Cử.
Năm là Vô minh.
Đó là năm cái Thượng Phần Kiết Sử, thì nó là Sắc Tham, Vô Sắc Tham, mạn, Trạo Cử và vô minh. Như vậy là chúng ta học được Ngũ Triền Cái, Ngũ Hạ Phần Kiết Sử và Năm Thượng Phần Kiết Sử.
Đến Thất Kiết Sử. Thất Kiết Sử là bảy Kiết Sử kế nữa:
Thì Một là Ái Kiết Sử. Ái là thương yêu, có ghét. Ở trong đó thương yêu ghét thì nó thuộc về ái Kiết Sử. Sân Kiết Sử là giận hờn. Kiến Kiết Sử - kiến là cái ý kiến của mình hoặc là mình kiến chấp một cái gì: “À! Bây giờ nghe trong kinh dạy Phật tánh như vầy mà bây giờ có ai đó nói Phật tánh không đúng là mình bị cái kiến chấp đó. Mình cãi, mình luận cái này kia”. Người ta nói: “đói ăn, khát uống, mệt ngủ", mình mắc cái kiến chấp đó, cho nên mình đói ăn, khát uống mệt ngủ, mình không có giữ gìn đúng giới hạnh của Phật, do cái kiến… (băng bị lỗi) Không khổ để sung sướng như ngoài đời thì làm sao mà thoát khổ? Vì vào đạo có khổ mới vượt ra khổ được. Nghĩa là chúng ta chấp nhận cái sự khắc kỷ đó để mà chúng ta vượt ra cho được cái khổ, cái khổ muôn đời của chúng ta. Thì đó là cái Kiến Kiết Sử.
Nghi Kiết Sử, thì ở đằng kia nó cũng có Nghi rồi, nhưng mà ở đây nó Thất Kiết Sử là nó tóm lược lại để chúng ta thấy Bảy Kiết Sử này nó rất là quan trọng, mà nó tóm lược lại, nó dễ dàng hơn. Bởi vì cái kia nó sẽ trùng ở trong những cái Ngũ Triền Cái hay hoặc là Hạ Phần Kiết Sử hay là trong Thượng Phần Kiết Sử. Cho nên ở đây Nghi Kiết Sử là cái nghi ngờ, nó vẫn trói buộc mình.
Mạn là kiêu mạn, ngã mạn nó cũng Kiết Sử.
Hữu tham Kiết Sử thì nó thuộc về tham rồi.
Mà Vô Minh Kiết Sử nó thuộc về si rồi.
Cho nên ở đây thì nó cũng lặp đi lặp lại của một phần ở kia, nhưng nó có thêm được cái Ái Kiết Sử và cái Kiến Kiết Sử thôi. Đó! Cái phần mà Kiến Kiết Sử và Ái Kiết Sử thì trong Thất Kiết Sử nó chỉ thêm cho ở trong cái Hạ phần Kiết Sử và cái Thượng Phần Kiết Sử mà thôi. Còn cái Hạ phần Kiết Sử và Thượng Phần Kiết Sử nó cũng có những cái trùng hợp của nó, nhưng có những cái mới, chớ không phải không. Thì như vậy là sau khi so sánh thì các con sẽ ghi chép kỹ, các con so sánh cái nào trùng hợp thì mình lấy một mà thôi. Còn cái nào mà không trùng hợp thì mình sẽ ghi ra để cho mình biết cái đó là cái phần để mình tu tập, để mình hướng tâm mình nhắc mình.
Như vậy là chúng ta tu cái Định Vô Lậu để quét cái Ngũ Triền Cái và cái Thất Kiết Sử. Thì như vậy là chúng ta sẽ có một cái tâm diệt ngã, xả cái tâm của mình. Diệt ngã xả tâm của mình là mình quét sạch Ngũ Triền Cái và Thất Kiết Sử.
(38:38) Đó thì cái phần mà Sơ Thiền, thì các con thấy vào cái Sơ Thiền chúng ta phải tu một cái số như vậy đó, một cái số điều kiện tu như vậy. Thì các con thấy đâu có cần gì đâu, nói tu vậy chớ đâu có gì! Bây giờ mình làm người mình biết Tịnh Chỉ ngôn ngữ thì mình đâu có cần gì mình phải hướng nhắc nó đâu. Từ đây về sau nhất định là ít nói chuyện, không nói chuyện. Cái gì đáng nói thì mình nói, mà không đáng nói thì thôi, không nói chuyện. Làm chung nhau thì làm, làm cứ làm thinh, mình tập tỉnh thức ở trong lúc đó.
Cho nên Hải Tâm có hỏi Thầy. “Trong khi con làm việc như vậy đó thì con tư duy, con suy nghĩ, thì như vậy có đúng hay là không?”. Suy nghĩ để mà xả tâm mình mà! Trong khi mà con đang làm việc mà con tu tập Chánh Niệm Tỉnh Giác thì trong cái Chánh Niệm Tỉnh Giác đó nó phải tỉnh ở trong cái hành động của mình thì không có được suy tư. Còn khi mà con vừa làm việc mà con khởi một cái niệm, con tu tập cái Định Vô Lậu để xả các cái đối tượng gì. Cái sự kiện gì xảy ra hồi nãy đã qua rồi hay hoặc là có những việc sắp tới để mà con chuẩn bị, để mà con tu tập những cái gì khác hơn, hoặc là luyện tập một cái gì để suy tư, để mà mình phải…Bây giờ hồi sáng này mình tu cái hơi thở, mình thấy nó nhiếp hoàn toàn, tầm tứ nó hoàn toàn nó diệt sạch. Vậy thì bây giờ đang ở trong cái trạng thái yên lặng này, mình phải tu tập cái gì? Rồi con suy nghĩ, đang làm mà suy nghĩ về vấn đề đang tu tập đó thì cái suy nghĩ đó, tức là trong cái hành động làm việc, nhưng mà ở trong cái Định Vô Lậu quán xét. Quán xét Vô Lậu, cho nên từ đó nó không phải ở trong cái Chánh Niệm Tỉnh Giác nữa.
Cho nên khi mà cái tâm chúng ta nó hướng ra một cái gì thì chúng ta biết nó đang tu cái pháp nào thì lúc bấy giờ chúng ta khai triển cái pháp đó ra. Nó đang suy tư về cái pháp đó ra thì cái tâm nó đa đang hướng về cái Định đó thì chúng ta khai triển nó thêm ra. Để cho nó quán triệt cái chỗ mà suy tư đó, nó trở thành một cái Tri Kiến Giải Thoát. Hay hoặc nó trở thành một cái Tuệ giải thoát của chúng ta. Hay hoặc là nó trở thành một cái phương pháp mà chúng ta rút tỉa kinh nghiệm bản thân của mình, mà trở thành phương pháp tu hành của mình. Để sắp tới là cái buổi chiều nay mình ngồi thiền thì tức là mình sẽ thực hành ngay cái chỗ kinh nghiệm mà mình đã suy nghĩ ra. Thì đó là cái trí tuệ phát triển ra cái kinh nghiệm để mình rút tỉa kinh nghiệm, mình thực hiện ra những cái gì kế tiếp trên cái bước đường tu của cái Định Hiện Tại An Lạc Trú. Đó là những cái ví dụ của Thầy.
Cho nên khi con đang làm công việc mà con đang tu tập ở trong Chánh Niệm Tỉnh Thức. Bỗng dưng nó khởi ra một cái niệm, từ đó con biết cái tâm nó đã đi qua cái quán rồi. Mà nó đi qua cái quán, tức là phải Định Vô Lậu. Mà Định Vô Lậu thì con phải triển khai nó liền, chứ không khéo nó không trở thành Định Vô Lậu mà nó trở thành cái Vọng tưởng. Nếu con không có chủ động điều khiển nó thì cái suy tư của con nó trở thành cái vọng tưởng. Cái vọng tưởng nghĩ ngợi xa xôi, nó không có…(41:43) Khi mà con thấy: À! Bây giờ con thấy mình đang làm công việc, mình tu trong cái Chánh Niệm Tỉnh Thức mà nó khởi ra một cái niệm. Con dẹp lại cái niệm đó, con giữ cái tâm mình trở lại, thì con đã tu ở trong Chánh Niệm Tỉnh Thức. Nhưng mà con quên rằng trong khi đó nó có những cái sự thao thức gì đó, nó mới khởi ra cái niệm đó. Nó có cái sự thao thức, nó mới khởi ra cái niệm trong khi con đang làm.
(42:38) Còn nếu mà nó không có thao thức, nó là những cái vọng tưởng thường, con giữ trong chánh niệm thì nó không khởi ra niệm, nó không có sự thao thức. Nó thao thức vì cái sự kiện xảy ra mà nó chưa giải quyết được ổn cái tâm của nó, nó chưa xả được, cho nên nó thao thức, nó mới khởi cái niệm. Do vì vậy mà con phải đi ngay vào cái Định Vô Lậu để mà quán xét cho thấu triệt để từ đó con xả được cái tâm. Hoặc là con quán xét, con đi qua cái góc độ của quán về cái niệm đó để mà tu cái Định Vô Lậu. Để quán xét thấu triệt được cái điều kiện đó, nó trở thành kinh nghiệm tu con kế tiếp.
Cho nên từng chút, từng chút. Khi mà Thầy ở trong thất, có ai dạy Thầy? Các con nhớ, khi mà mỗi cái nó đều đi qua một cái là mình biết nó ở trong cái nào rồi. Bắt đầu mình triển khai cái đó ra liền, không có để chậm trễ nữa. Triển khai cái đó, nó làm cho mình trở thành có những cái tri kiến giải thoát, có những cái trí tuệ rất là sâu sắc. Trí tuệ đó không có nghĩa là cái trí tuệ để mà biện luận, để mà nói nhiều. Mà cái trí tuệ của mình là cái trí tuệ nhằm để giải quyết cái tâm của mình để giải thoát. Cho nên đạo Phật gọi là "Tri kiến giải thoát mà cái Trí tuệ giải thoát". Chứ không phải là cái tri kiến lý luận hơn thua, hay ho, nói đạo, nói thiền, không phải đó! Mà cái tri kiến để nhằm giải quyết được cái kinh nghiệm tu hành của mình. Rồi sau khi mà mình trở thành một thiện hữu tri thức, thì mình lấy cái kinh nghiệm mình dạy cho người ta. Rồi những cái sai của họ trình lại cho mình, mình biết ngay cái sai đó, mình dạy họ. Chớ không phải mình đem những kinh sách ra mình lý luận cái này kia, hay hoặc là mình vay mượn những cái hiểu biết của người khác mình dạy người ta, không phải! Mà mình dạy ở trong những cái kinh nghiệm của mình.
(44:15) Cũng như Thầy bây giờ, Thầy dạy các con, là phần nhiều Thầy dạy trong những cái kinh nghiệm. Các con tu thấy cái đó như đó sai thì các con hỏi Thầy. Thì ngay đó Thầy lấy kinh nghiệm tu hành của Thầy, Thầy mới luận, Thầy mới suy nghĩ “Ờ phải tu tập như vậy mới đúng; Không có nên tu tập như vậy, sai!”. Cho nên cái mà bây giờ Thầy nói ở đây là cái Sơ Thiền đó! Thì các con thấy rằng khi mà chúng ta tu, cái Sơ Thiền mà tu đầy đủ như vầy, biết cái nào mà chúng ta phải dùng pháp hướng nhiều? Là tại cái thói quen của chúng ta, cái đó chúng ta phải dùng nó nhiều, nhắc nó nhiều. Còn chúng ta thấy cái đó không phải, mình là người ít nói rồi. Cũng như Thầy, thí dụ như Thầy ít nói, thì bây giờ Thầy cần gì Thầy phải tu nhiều? Thầy chỉ cần giữ gìn không nói, là nó dễ rồi!
Còn cái người mà hay nói tức thì là phải ám thị, phải hướng tâm, phải nhắc nhiều, tu cái này nhiều. Còn cái bây giờ, Thầy thấy Thầy có cái hạnh nhẫn nè. Cho nên vì vậy mà người ta nói gì, Thầy làm thinh được hết, Thầy không có giận hờn ai hết. Thì Thầy cần gì mà Thầy phải dùng hướng tâm nhiều về cái nhẫn đâu? Mà Thầy thấy cuộc đời Thầy ít có ham muốn rồi, thì do đó Thầy đâu có cần gì Thầy nhắc nhở mình về cái thiểu dục tri túc đâu? Cho nên Thầy phải nhắm vào cái chỗ nào mà cái chỗ yếu của Thầy, cái thói quen của Thầy, Thầy mới tu cái pháp hướng nhiều. Còn những cái bình thường, thôi Thầy đâu có nhắc làm gì. Bởi vì những cái đó là cái tánh của Thầy, nó đã khắc phục được cái đó rồi, hễ nó muốn là nó làm được liền.
Cũng như bây giờ cái tánh Thầy ít nói, mà bây giờ Thầy không muốn nói chuyện thì dễ dàng lắm, Thầy không có cần nói. Còn cái tánh mình nó hay nói. Cho nên mình làm chủ không có được, nên mình phải dùng pháp hướng mình nhắc nó, nhắc đi nhắc lại hoài, nhiều lần. Rồi trong khi trước những cái đối tượng mà xảy ra mình nói chuyện hồi đó, thì mình khắc phục mình nữa, mình vừa là chiến thắng ở trong mọi cái hoàn cảnh.
Cho nên ở đây thì Hải Tâm có hỏi Thầy như thế này: “Có nhiều người đi vào ở trong những cái nơi mà yên tịnh thanh vắng, họ tu tập một cái thời gian sau thì tâm họ như như, thì ra họ đụng chuyện, họ cũng không giận không hờn này kia?” Không bao giờ có cái chuyện đó hết. Không bao giờ có cái chuyện đó!
Bởi vì các con thấy một cái người mà tu mà nhập được Tứ Thiền, thì nó phải trải qua Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền. Mà Sơ Thiền thì các con phải thấy, tu trước các đối tượng hết. Tu ở trong mọi hoàn cảnh nữa, chứ không thể nào mà vào trong núi ngồi đó mà nhập Tứ Thiền rồi ra. Cái Sơ Thiền nó chưa có xong, nó ra đụng đâu nó sân ầm ầm đó, nó đụng đâu nó cũng chịu không nổi hết. Mặc dù bây giờ mình có Tịnh Chỉ hơi thở, mình có nhập được Tứ Thiền đi nữa, cái Tứ Thiền của mình nó thành thiền tà mất rồi. Nó không có làm sao mà làm chủ được cái tâm của mình được. Bởi vì hai cái phần các con thấy, phần thân và phần tâm. Mà trong cái thiền Định, bốn cái Định này chúng ta thấy cái phần tâm mà chúng ta tu tập là cái Sơ Thiền. Còn về cái phần thân mà để làm chủ nó thì bắt đầu từ Nhị Thiền đến Tam Thiền là về phần thân. Còn về cái phần tâm của chúng ta để mà chúng ta diệt sạch Ngũ Triền Cái, dứt sạch các Thất Kiết Sử, làm cho nó sạch lậu hoặc chỉ có cái Sơ Thiền mà thôi. Cho nên nó toàn bộ là chúng ta phải thấy rằng cái Sơ Thiền nó nặng hết sức nặng.
Người bước đầu vào mà, coi như là chúng ta… Các con thấy khi mà Thầy soạn lại cái giáo án mà viết thành sách đó, nó không phải như Thầy giảng một cách nó lướt qua đâu. Mà giảng kỹ thì các con thấy cái lời của Phật nói rất đơn giản nè: “Cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa”, đó là cái gì, các con hiểu không? Đức Phật bảo, mình phải làm cho mình xấu đi. Cái đầu của mình là làm cho mình đẹp chứ gì? Mà giờ cạo trọc lóc rồi đâu còn đẹp đẽ gì, tức là làm xấu. Mà đắp áo cà sa, các con tưởng áo cà sa như mấy ông Thầy đó đẹp lắm, phải không? Trời đất! Áo cà sa mà lượm vải thây ma thì còn cái gì mà đẹp nữa? Nó thô, nó xấu. Bởi vậy nghe cái câu đó, mà nếu mà không giải thích ra. Bởi vì Thầy giảng ở trong cái giáo án nó nhiều quá, ba tháng giảng không hết, cho nên Thầy không có giảng; Nhưng mà khi ngồi viết thì mới thấy được cái chỗ này - Đức Phật dạy chúng ta làm xấu mình đi, đừng có làm đẹp nữa, phải không? Đó là cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa tức là làm xấu đi. Đó là cái thứ nhất. Rồi mới sống không nhà cửa, không gia đình. Không nhà cửa thì có đồ đạc gì đâu mà chất được? Cho nên đâu có tủ, bàn ghế, đâu có cái gì, đâu có chén bát, đâu có nồi niêu được, chỉ còn nước đi xin ăn.
(48:32) Cho nên không có đồ đạc rồi thì các con thấy đó là xả bỏ những cái vật dụng thế gian rồi. Mà không gia đình, không gia đình thì không cha, không mẹ, không anh, không em, không vợ; không con, không bà con quyến thuộc - thì không gia đình chứ gì! Rõ ràng cái lời của Phật nói thì nó ngắn nó gọn. Nhưng mà giải thích ra nó là những cái dây triền phược, trói buộc chúng ta từ vật dụng cái này cái nọ cái kia cho đến khi cuối cùng. Từ đầu tiên bắt đầu xả bỏ làm cho mình xấu đi, đừng có đẹp nữa, thì đó là trang điểm chứ gì? Kế đó thì dứt bỏ của cải tài sản tiền bạc phải không? Nên Phật nói sống không nhà, mà không nhà thì làm sao có gì mang theo mà chất ở đâu, mưa thì nó ướt hết sao? Các con hiểu?
Trong cái bài kinh đơn giản như vậy, mà nội mấy cái lời đó như vậy, viết ra nó thành một cái bài để cho chúng ta thấy được cái thực hiện một bước đường mà trở thành một vị Tu sĩ của đạo Phật, đâu phải chuyện đơn giản, đâu phải chuyện dễ. Cho nên nó đâu có dễ đâu! Vì vậy mà có những cái nó trở thành một cái bài pháp ngay liền, ở trong một cái đơn giản, của lời nói của Phật đơn sơ như vậy mà trở thành bài pháp. Còn Thầy thì giảng phải lướt qua mà thôi. Để sau này các con đọc lại cái giáo án mà Thầy soạn thành sách, các con đọc thấy rất kỹ, mà thấy rõ ràng con đường tu của Phật phải như thế nào mới đúng.
(49:48) Đó, thì hôm nay các con thấy cái gánh nặng của Sơ Thiền, nó gánh nặng cả cái tâm của chúng ta. Và cái người mà mới vào đạo thì các con thấy nè: cạo bỏ râu tóc nè, đắp áo cà sa nè, làm xấu mình, tức là nó thuộc về trang điểm rồi. Rồi xả bỏ của cải tài sản, rồi vợ con, cha mẹ, anh em xả hết, tức là cắt đứt tất cả những cái dây tình cảm của chúng ta. Đó là cái điều kiện là ly cái tình thương, cái ghét, cái thương ghét, cái lo lắng, cái sợ hãi đủ cách để mà cắt đứt nó ra. Thì đó là chúng ta chuẩn bị cho một bước đường để mà đi vào Sơ Thiền chứ gì? Nghĩa là chúng ta hoàn toàn là không còn thương, không còn ghét, không còn giận hờn ai nữa hết. Mà muốn như vậy thì Ngũ Triền Cái và Thất Kiết Sử nó đâu còn.
Đó, cho nên chúng ta tu tập, chúng ta thấy nội cái Sơ Thiền không là cả một cái vấn đề mà chúng ta tu tập. Ba năm các con đã theo Thầy, các con thấy cái bước đường mà nhìn lại quá trình thời gian mà tu theo Thầy, thì các con thấy mình đã được những cái gì? Các con cứ nghĩ rằng mình phải ngồi được một, hai giờ này kia nhiếp đừng có vọng tưởng thì đó là mình được chứ gì? Không phải!
Mà mình được như thế nào? Mình xét, bây giờ mình ăn ngày một bữa, không thấy thèm ăn cái gì nữa hết. Mình biết mà, Phật nói: “Mình tham mình biết tham” mà, còn tham ăn biết tham, mà còn thèm ăn còn biết mà! Mà mình biết, tức là mình chưa kết quả. Mà mình biết mình không thèm ăn nữa là kết quả rồi đó. Đó là cái thứ nhất. Cái thứ hai, người ta nói gì thì nói, mình không giận nữa thì mình biết mình đã giải thoát, mình không giận rồi. Thì cái đó rõ là ràng là không sân rồi, các con thấy!
Mà hồi nào đến giờ mình hay nghi cái này kia, mà bây giờ mình không nghi ai nữa hết, thì tức là mình đã giải thoát được rồi. Đó, thì tất cả những cái vấn đề mà cái tâm của các con như thế nào, thì các con xét như thế đó, thì các con biết mình có giải thoát hay không? Cái phần đó là cái phần mà Sơ Thiền, nó chứng minh cho cái sự tu tập của các con.
Hồi nào tới giờ, thí dụ, như mình vắng - các con lớn tuổi, các con có con cái - lâu lâu, mà các con ngồi tu, các con nhớ nó thì các con thấy mình còn nhớ con mình, chưa hết! Như vậy là mình ráng tu nữa, tu nữa, mình xả nữa. Tức là mình dùng pháp hướng mình nhắc: “Tất cả những cái này là nhân quả trói buộc, mình hãy buông xuống đi, đừng để tâm nó. Mình hãy thương nó cũng như thương bao nhiêu người khác như vậy thôi, đừng có để nó trói buộc mình.” Và cứ nhắc như vậy, đến một ngày nào đó, nó ngồi không, ngồi như thế này mà nó không khởi nghĩ con, nghĩ cái, nghĩ gì hết thì như vậy được. Không còn nghĩ của cải, không còn nghĩ chùa chiền gì nữa hết thì như vậy được! Nó còn nghĩ, còn lo thì tức là chưa, nó đây là nó còn lậu hoặc đây. Nó còn! Và cái sự mà suy đi xét lại nghĩ mình tu tập ba năm nay mình có kết quả hay không? Nhiều, ít, có như thế nào? Các con sẽ biết các con rất rõ ràng, không phải là cái sự không biết. Mà biết như vậy, tức là các con sẽ có sự giải thoát, sẽ có sự ly dục, mặc dù nó chưa hoàn toàn hết.
(52:52) Đây là Thầy nói về cái vấn đề của Sơ Thiền, nó là thuộc về cái Định mà chúng ta giải quyết cho cái tâm Vô Lậu của chúng ta. Nó làm chúng ta không còn phiền não, không còn tham, sân, si, không còn ham muốn nữa. Nỗ lực thực hiện những cái này thì Thầy thấy nó không có khó đâu. Tịnh Chỉ ngôn ngữ, sống đúng giới hạnh, các con biết rồi. Lấy giới bổn Patimokkha, tức là Thập giới; Tu tập Chánh niệm là các con đi kinh hành, các con biết nè.
Rồi các con thêm cái phần mà Chánh Niệm Tỉnh Thức ở trong Tứ Vô Lượng Tâm nữa, cái phần này các con ghi thêm. Bởi vì trong cái Chánh Niệm Tỉnh Thức - Tỉnh Giác - nó còn có cái phần Tứ Vô Lượng Tâm, tu tâm từ. Các con đi, các con làm, các con tránh đừng có làm hại chúng sanh, đó là tu tâm từ. Các con thấy một con vật nó bệnh đau; như con chó mà nó bệnh đau, ai bỏ đó. Rồi Tú - con ôm nó, con nuôi, con cho uống thuốc, thì như vậy đó là mình tâm bi, thực hiện đó là tâm bi.
Cũng như cô Út ôm mấy con mèo đau bệnh; Vô nhà cô Út, Thầy nói thiệt, là nó nghẹt mũi gần muốn chết. Vậy mà cô Út, cô ngủ ở trong như thường, cũng như cổ nằm ở trong nhà thương vậy. Thành ra do cái chỗ mà cái tâm đó, tức là cái tâm bi. Do cái lòng thương của mình, mình mới không có chê dơ, chê hôi, chê thúi, chê khai, chê này kia, mà cũng chịu cực khổ. Con mèo - sợ nó lạnh, nó bệnh nó lạnh, lấy mền đồ để cho một đống, vậy nó nằm nó đái ở trên đó, sáng đi giặt gần chết. Mà giặt cái mền đâu phải sung sướng gì? Nhưng mà Thầy nói đó là thực hiện tâm bi. Vì vậy mà các con thấy trên cái thực hiện mà tâm bi như vậy, mà đối với con vật như vậy, thì con người cô Út không bao giờ ghét được, không bao giờ bỏ. Nhưng mà tại vì người ta không hiểu thôi. Thầy thấy đứa nào mà ôm từng con chó, con mèo, con vật mà lo lắng khi nó bệnh đau mà ôm nó thì Thầy biết đó là thực hiện tâm bi.
Còn chúng ta phòng ngừa tất cả mọi cái để không có giết hại chúng sanh thì đó là tâm từ. Nghĩa là mình tránh, mình không đạp con kiến, con trùng, con dế chết đó là mình tu tâm từ.
Còn mọi thứ trong cái tu tập tỉnh giác của chúng ta, để cho chúng ta được ở trong cái tâm hỷ, luôn luôn chúng ta hoàn toàn tập cho mình vui vẻ, hân hoan với mọi sự kiện. Dù là cái sự đó buồn đau, mình cũng tập mình vui vẻ, thì đó là tâm hỷ.
Còn mình luôn luôn lúc nào mình cũng biết xả ra, để cho mình bằng lòng được mọi cái thì đó là tâm xả của mình. Cái chuyện gì xảy ra mình xả, mình thấy mình bằng lòng được hết, mình không có gì gút mắc ở trong lòng của mình, đó là tâm xả. Cho nên ở đây tu tập cái Chánh Niệm Tỉnh Thức này nó tỉnh thức ở trong Từ - Bi - Hỷ - Xả luôn. Đó, mình phải áp dụng, cho nên mình tu ở trong cái đó.
Do vì vậy mà cái Sơ Thiền này chúng ta tu rất nhiều, chứ không phải ít. Để huấn luyện cái tâm của mình mà, để rèn luyện cái tâm của mình mà, trau dồi cái tâm của mình mà. Nó đầy đủ những cái pháp hành mà Phật đã dạy để chúng ta thực hiện được cái sự giải thoát - cái sự ly dục, ly ác pháp.
Đó! Thì bây giờ đó là cái phần Sơ Thiền. Thì Thầy đã giảng các con thấy bốn Thánh Định mà Thầy nãy giờ nói về đơn sơ cho các con nghe để mà ghi chép, thì các con thấy nó có sáu phần tu tập về Sơ Thiền, nó sáu cái phần tu tập về Sơ Thiền. Như vậy là các con sẽ tùy theo cái đặc tướng của mình, cái gì mà mình đã khắc phục được mình, thì cái đó mình tu ít. Cái gì mà chưa khắc phục được mình thì cái đó mình phải dùng pháp hướng tu nhiều, nhắc nhở mình nhiều và quán xét nhiều. Quán xét tức là Định Vô Lậu đó. Đó thì các con nhớ hễ Thầy nói quán xét thì tức là tu quán là Định Vô Lậu.
Đó, thì nhớ những cái đó, thì các con thấy sáu cái phần này, các con sẽ tu tập liên tục. Biết cách thức tu tập thì Thầy thấy thời gian các con sẽ hoàn tất nó trong một năm thì nó sẽ xong, nó không lâu đâu! Nếu mà chúng ta ghi chép nó như thế này. Hồi nào tới giờ thì chúng ta tu nó mênh mông đại hải, cho nên chúng ta chưa có gom lại được. Bây giờ qua cái giáo án, Thầy gom lại để cho chúng ta biết được bước vào cái trước nào, đầu tiên chúng ta phải tu tập cái gì.
II- NHỊ THIỀN
(56:50) Bây giờ về Nhị Thiền. Đây cái phần về Nhị Thiền, thì các con cũng có tu tập rồi. Nhưng mà chúng ta phải hiểu chúng ta phải tu cái gì trước. Định Niệm Hơi Thở - như Thầy đã giảng từ lâu tới giờ, các con phải ổn định hơi thở. Phải thở ra hơi thở bình thường, không được thở dài lắm, không được thở ngắn lắm, thở bình thường, thở cho đúng giây. Đó là cái Định Niệm Hơi Thở đầu tiên mà các con tu tập. Kế đó thì các con thở, cái hơi thở chậm và nhẹ. Kế đó các con tu tập cái hơi thở gom lại thành tụ điểm. Gom lại thành tụ điểm rồi mới tới tu tập được cái hơi thở tụ điểm rồi, thì các con mới thở chậm và nhẹ. Tùy theo cái mức độ chậm và nhẹ và dùng pháp hướng để cho nó chậm nhẹ theo cái độ của hơi thở.
1- ĐỊNH NIỆM HƠI THỞ
Đó là về cái Định Niệm Hơi Thở. Nghĩa là muốn nhập cái Nhị Thiền thì các con phải tu Định Niệm Hơi Thở. Thì Định Niệm Hơi Thở Thầy đã giảng, các con đã dùng nhuần nhã cái pháp tu này rồi, các con biết. Bây giờ thì có đứa đã dùng được cái Định Niệm Hơi Thở của mình theo cái sự điều khiển hơi thở của mình rất là tự nhiên rồi, nó không còn khó khăn nữa. Nghĩa là thở rất là dễ dàng, nó không còn như cái người mới tu nữa.
Bây giờ tới cái phần thứ hai của Nhị Thiền, thì các con dùng cái Định diệt tầm mà giữ tứ. Các con phải biết cái Định diệt tầm giữ tứ là như thế nào? Bây giờ chúng ta đã tập luyện hơi thở, không có nghĩa tập luyện hơi thở để mà nó hết vọng tưởng, nó hết tầm. Mà chỉ làm sao cho cái hơi thở chúng ta bây giờ nó chậm nhẹ thì nó chậm nhẹ. Mà nó gom lại thì nó gom lại. Nó bình thường là nó bình thường thì đó là cái điều kiện tu tập cái Định Niệm Hơi Thở.
Còn bây giờ chúng ta đi tới cái giai đoạn thứ hai của cái Nhị Thiền thì chúng ta Định diệt tầm mà giữ tứ. Cái chuyện này Thầy chưa có dạy. Bởi vì Thầy mới dạy các con hơi thở để ổn định hơi thở, để tự tu tập dùng cái hơi thở gom tụ điểm, rồi mới thở chậm và nhẹ thôi. Chứ chưa có dạy các con cái Định mà diệt tầm mà giữ tứ. Vậy mà bây giờ các con hỏi Thầy tầm tứ diệt như thế nào? Thì như vậy thì chưa có dạy tới cái chỗ này. Bởi vì Thầy chỉ lo cái phần Sơ Thiền của các con để xả cái tâm ly dục, ly ác pháp, diệt ngã, xả tâm của mình, cái phần đó là phần quan trọng. Sau khi cái phần quan trọng rồi, thì bắt đầu mới qua cái Nhị Thiền. Thì trong khi tu cái đó, Thầy có dạy các con thêm cái hơi thở để cho nó làm quen với cái Định Niệm Hơi Thở, để sau này sử dụng cho nó đi ba cái Định kế tiếp.
(59:25) Như vậy là Định diệt tầm mà giữ tứ này nó như thế nào? Tứ nó luôn luôn nó phải có thì nó mới diệt tầm; Còn tứ nó không có, nó không diệt tầm. Do đây có nhiều người tu sai, là ngồi đây mà cứ hít thở, rồi biết hít thở, biết hít thở mà cái tứ không tác ý. Do đó chúng ta mới sử dụng cái gì mà tứ, các con biết không? Sử dụng pháp sổ tức: hít vô thở ra đếm một; hít vô thở ra đếm hai; hít vô thở ra đếm ba. Đếm tức là tác ý đếm chứ gì? Nhưng mà cái sức đếm không phải là tác ý đúng cách, không phải tác ý đúng cách. Cho nên do đó, các con thở riết, một hơi cái có vọng tưởng. Vì vậy mà nó đâu có đúng cách, cho nên nó đâu hết vọng tưởng, tức là không hết tầm, không diệt tầm. Cái tứ đó nó chưa có diệt tầm được. Mà cái pháp sổ tức này nó không phải của Phật dạy, mà là của các Tổ dạy. Cho nên cái pháp An bang - cái pháp Sổ tức này là sau này người sau viết ra. Do đó thì tới cái đời của ngài Thiên Thai Trí Khải, ngài mới đẻ ra cái pháp là Lục diệu pháp môn: sổ - tùy - chỉ - quán - hoàn - tịnh. Hồi trước kia thì nó có những cái pháp sổ tức, nhưng mà nó không phải là Lục diệu pháp môn. Nhưng mà nó là pháp An bang, nó dùng cái tên là pháp An bang.
(1:00:40) Bây giờ thì chúng ta trở về với cái điều kiện của Đức Phật dạy, do cái sự tác ý của cái hơi thở mà đếm một, hai, ba, bốn, đó nó chưa đủ sức tác ý. Đó, bây giờ về cái phần mà Định diệt tầm mà giữ tứ để cho cái tầm nó hoàn toàn không có. Bây giờ các con muốn một giờ đồng hồ, mà không tầm, không vọng tưởng. Còn các con cứ hít thở hay hoặc là các con tùy tức, các con thở biết ra biết vô, nó có tầm, vọng tưởng nó khởi ra, các con không làm sao ngăn nó được hết. Ở đây Đức Phật, Thầy đã nói các con là chúng ta tu tập để cái sự điều khiển làm chủ, chứ không phải để tự nhiên mà nó hết vọng tưởng hoặc là tự nhiên nó vô Định. Mà do cái sức điều khiển của mình mà nó vô. Vì vậy mà cái người mà tu nó lầm lạc về thiền Định, mà cứ để tự nhiên nó vô Định thì nó làm sao nó vô được? Nó phải có sự điều khiển của mình ở trong đó. Điều khiển bằng pháp hướng, điều khiển bằng cơ, điều khiển bằng ý thức của mình. Nó điều khiển, nó có chủ động điều khiển ở trong đó liên tục, nó có sức điều khiển ở trong đó. Cho nên vì vậy mà nó không bị lạc vô ở trong những cái Định vô ký hoặc là những cái Định ngoan không. Nó không rơi vào những cái trạng thái ngủ; nó rơi vào thùy miên đó; Nó không rơi vào hôn trầm. Nó không rơi được là vì chúng ta còn tứ.
Đó! Thì khi mà chúng ta đã tu tập cái Định mà diệt tầm giữ tứ, rồi đó, khi mà thời gian mà chúng ta ngồi một giờ đồng hồ đây, bắt đầu chúng ta hít thở. Chúng ta tác ý, luôn liên tục. Tác ý - tức là pháp hướng, chúng ta giữ tứ - tứ nó luôn luôn nó tác ý ra. Nó tác ý ra thì cái tầm làm sao mà quét vô được? Cho nên một giờ chúng ta xả ra, chúng ta thấy nó hơi mệt; Bởi vì đó là mình làm việc, mà cả một cái vấn đề làm việc của mình mà! Chứ còn mình ngồi đây mà mình cứ để tự nhiên nó thì nó khỏe quá rồi. Cho nên cái đó nó không thành cái vấn đề của một sự làm chủ.
Đến cái Định mà diệt tứ, cái Định mà diệt tứ. Khi mà chúng ta diệt tầm rồi thì tới cái Định phải diệt tứ chớ. Diệt tứ mới nhập được Định, chớ gì? Do đó chúng ta mới diệt tứ. Diệt tứ thì bây giờ Thầy giải thích cái định diệt tầm sơ để các con thấy. Sau này Thầy sẽ kèm mỗi đứa, đứa nào mà còn tập, tức là còn vọng tưởng, Thầy kèm. Nghĩa là bây giờ con ngồi ba mươi phút mà có vọng tưởng một, hai lần là cũng chưa được, là tu sai rồi đó. Còn Thầy, nghĩa là bắt đầu vô ngồi là bắt đầu hướng, dạy là hoàn toàn là ba mươi phút, luôn luôn lúc nào cũng tác ý giữ tứ hẳn hòi, ba mươi phút sau xả ra không có một vọng tưởng. Tức là điều khiển không vọng tưởng. Như vậy là phải hướng dẫn cụ thể để chúng ta diệt tầm hoàn toàn. Sau khi diệt tầm được rồi, trong cái thời gian chúng ta tu chỉ từ ba mươi phút đến một giờ không cần nhiều. Thầy nói không cần tăng cái thời gian hai, ba tiếng đồng hồ đâu, chỉ từ ba mươi phút đến một giờ. Từ khi mà chúng ta diệt tứ, cũng trong khoảng thời gian từ ba mươi phút đến một giờ, đó chúng ta diệt tứ. Thì trong cái thời gian diệt tứ đó, thì chúng ta hướng tâm Tịnh Chỉ tầm tứ để mà chúng ta nhập Nhị Thiền. Khi mà nhập Nhị Thiền xong rồi, tầm tứ diệt rồi thì chúng ta tiến tới để mà chúng ta tập, để mà phá tất cả các cái loại tưởng của Tam Thiền, để chúng ta nhập Tam Thiền.
(1:04:03) Đó, thì bây giờ Thầy đem một cái ví dụ để cho các con thấy; Bây giờ Thầy nói như thế này, Thầy ngồi đây, Thầy muốn diệt tầm Thầy giữ tứ, Thầy chỉ nhắc như thế này là Thầy sẽ diệt toàn bộ. Thầy ngồi suốt cái thời gian có thể năm phút, mười phút hay hoặc là nửa tiếng đồng hồ, hay một tiếng đồng hồ, Thầy nhắc “Hít vô, tôi biết tôi hít vô; thở ra, tôi biết tôi thở ra”, đó là cái thứ nhất. “Hít vô, tôi biết tôi đếm một; thở ra, tôi biết tôi đếm hai”. Chớ còn hít vô rồi thở ra mình đếm “một” hay hít vô mình đếm “một"; thở ra mình đếm “hai”, thì mình đếm như vậy một hơi mình sẽ có vọng tưởng đánh vô. Còn mình vừa hướng tâm theo cái hít thở của mình “hít vô. tôi biết!”. Thầy nói đây là sau này các con, mặc dù bây giờ các con tu, có nhiều người tu đã hết tầm rồi. Nhưng mà các con muốn kết quả cho cái người mà tu diệt tầm nhanh chóng không có thời gian kéo dài, thì các con nhớ rằng các con sẽ hướng dẫn, không thể nào lấy kinh nghiệm của các con mà hướng dẫn mà nó nhanh được đâu. Ngồi chờ cho nó, đợi mà cho nó hết vọng tưởng, nó hết tầm rồi thì cái thời gian tu nó rất là dài. Nó phải có sức tập trung rất cao, chớ còn lơ mơ thì không được.
Còn ở đây Thầy dùng pháp hướng không cần tập trung cao. Bắt đầu Thầy “hít vô”, thì mình vừa nói thì mình hít vô “Hít vô, tôi biết tôi hít vô”. Tôi biết tôi hít vô, rõ ràng là mình biết mình hít vô, tức là mình nhắc theo mình mà, nhắc theo hơi thở vô. “Thở ra tôi biết tôi thở ra”, tôi nhắc, phải không? Các con thấy mình vừa nhắc, vừa thở ra vừa nhắc, cứ nhắc vậy nó luôn luôn liên tục. Cái nhắc của mình là tứ, chứ không phải vọng tưởng, các con hiểu không? Bắt đầu bây giờ mình hít vô, thay vì mình hít vô mình thở ra mình đếm “một”, thì bắt đầu mình “hít vô, tôi biết tôi hít vô, tôi đếm một”. Mình nói theo cái sự đếm của hơi thở, mà “thở ra, tôi biết tôi thở ra, tôi đếm hai, hay hoặc là tôi đếm một”. Một lần nữa mình đếm một nữa, có gì đâu ? Nghĩa là hít vô thở ra đếm một thì hít vô cũng đếm một, thở ra đếm một. Hít vô đếm hai, thở ra đếm hai. Thì cứ như vậy, thì mình cứ nhắc nó, như vậy thì đó là cái giai đoạn thứ hai.
Còn nếu mình câu hữu với những cái định khác - Định Vô Lậu. Mình biết mình hay chấp ngã - hay giận, hay sân do cái ngã của mình, cho nên mình câu hữu ngay chỗ đó, không mất thời gian để cho mình tu. Thì bắt đầu “Hít vô, tôi biết thân tôi vô thường” phải không? Các con thấy “thở ra, tôi biết thân tôi vô thường”. Mình nhắc, tức là cái pháp hướng mình đi theo để câu hữu với cái Định Vô Lậu, để cho mình phá cái lậu hoặc của mình. “Hít vô, tôi biết thân tôi không phải là của tôi, thở ra, tôi biết thân tôi không phải là của tôi”. Thì mình cứ nhắc như vậy mà nó trở thành cái pháp hướng. Nó làm cho mình vừa là diệt được cái tầm mà vừa là câu hữu với Định Vô Lậu. Nó làm cho cái chấp ngã của mình, nó xả đi, nó ít có giận hờn phiền não nữa. Các con thấy chưa? Đây là những cái pháp mà diệt tầm mà câu hữu với Định Vô Lậu để xả.
(1:06:52) Cũng như bây giờ mình “Hít vô, tôi biết thân tôi không phải là tự ngã; thở ra, tôi biết thân tôi không phải là tự ngã.”; “Hít vô, tôi biết thọ tôi không phải là tự ngã; thở ra, tôi biết thọ tôi không phải là tự ngã.”. Thì mình cứ nương theo hơi thở, mình cứ nương theo cái pháp hướng đó, mình thở chậm chậm theo cái pháp hướng của mình. Thở ra thở vô, thở ra thở vô, mình dùng cái pháp hướng như vậy. Nó làm cho cái thời gian của mình tu, mình cứ tu chừng nào mình thấy mỏi mệt mình xả. Chứ đừng nghĩ rằng: “tui tu một giờ, hai giờ”, đâu không cần. Mình cứ thấy mỏi mệt, mình tu một hơi mà mình thấy mỏi mệt là mình xả, đừng có ráng. Ráng rồi nó sẽ uể oải. Bởi vì trong cái sức làm việc của mình vừa tác ý nó mệt lắm, nó không có thường đâu. Còn mình ngồi đây, mình thở ra thở vô, mình ngồi nó nhẹ nhàng lắm, lát cái nó ngủ quên, cái nó còn khỏe lắm. Nhưng mà nó không kết quả đâu! Nó không có làm chủ đâu!
Đó! Thầy nói hôm nay qua những cái rút tỉa những kinh nghiệm để hướng dẫn quý thầy. Và rút tỉa để trở thành một cái kinh nghiệm dạy người tu hành sau này không có cái thời gian dài, để mất cái thời gian rất nhiều, người ta diệt tầm. Cũng như hiện giờ các con có nhiều đứa chưa hết tầm mà không biết làm sao mà cho hết vọng tưởng? Tầm là vọng tưởng chứ gì?
Đó! Mà sau khi chúng ta hướng tâm như vậy, trong cái thời gian một tháng, mà chúng ta hướng tâm tu tập vậy không có vọng tưởng rồi thì bắt đầu chúng ta tu tới cái Định diệt tứ. Thì cái Định thứ nhất là chúng ta, như cái Nhị Thiền thì cái định thứ nhất mà chúng ta tu tập nó là Định Niệm Hơi Thở; Cái định thứ hai là chúng ta cái Định mà diệt tầm mà giữ tứ. Đến cái Định thứ ba là cái Định diệt tứ. Bởi vì diệt tầm rồi thì bây giờ diệt tứ. Thì bắt đầu mà chúng ta diệt tứ thì chúng ta Đến cái thứ tư thì chúng ta hướng tâm Tịnh Chỉ tầm tứ. Lúc bấy giờ chúng ta muốn diệt cái tứ như hồi nãy mà tác ý thì chúng ta chỉ còn cái pháp hướng, chúng ta nhắc “tứ phải diệt!”. Thầy sẽ giảng dạy các con, trực tiếp dạy các con ở chỗ cái pháp này; Các con sẽ hướng ra, các con sẽ diệt cái tứ các con. Tức là hồi đó các con câu hữu với cái Định Vô Lậu để mà các con dùng cái tác ý, các cái hướng các con nhắc để mà diệt tầm. Thì bây giờ các con muốn mà diệt tứ, thì các con phải tu cái Định mà diệt tứ. Muốn mà cái Định mà diệt tứ cho được thì các con phải hướng tâm Tịnh Chỉ tầm tứ. Mà khi mà Tịnh Chỉ mà tầm tứ mà nó được rồi, thì nó yên lặng rồi, thì bắt đầu nó tịnh chỉ tầm tứ rồi, thì các con phải ngồi suốt trong nửa tiếng hay một tiếng đồng hồ hoàn toàn là không có tầm tứ thì gọi là Tịnh Chỉ tầm tứ.
(1:09:30) Đó, nó năm cái điều kiện mà tu tập: cái điều kiện thứ nhất là Định Niệm Hơi Thở, điều kiện thứ hai là Định Diệt Tầm Giữ Tứ, điều kiện thứ ba là tu tập Diệt tứ, cái Định mà Diệt Tứ. Đến điều kiện thứ tư là hướng tâm Tịnh Chỉ tầm tứ luôn. Nghĩa là mình hướng tâm mình, mình hướng tâm trong cái khoảng thời gian cách cách xa xa ra, xa xa ra. Thí dụ, như mình hướng tâm mình nhắc: “Tầm tứ phải Tịnh Chỉ”, thì mình ngồi yên lặng một hơi cái mình nhắc, để không nó sẽ rơi vào Vô ký mất đi. Cho nên cái tứ mình vẫn còn tác ý thường xuyên. Nhưng mà khi mà mình kéo dài ra từ ba mươi phút hay một giờ, mình thấy nó yên lặng, mà nó tầm tứ nó diệt hoàn toàn rồi, thì đó là Tịnh Chỉ tầm tứ rồi. Thì bắt đầu mình tu tập thêm cái thời gian nữa là Tịnh Chỉ tầm tứ, tức là tầm tứ nó không còn có. Khi mà Thầy thấy tầm tứ nó hết rồi, bắt đầu Thầy ngồi lại, Thầy vô cái Thầy nhắc: “Tịnh Chỉ tầm tứ!”; Thầy chỉ nhắc nó như vậy, hướng nó một lần thôi, bắt đầu Thầy ngồi đó cho đến khi đúng một giờ hay hoặc là hơn một giờ không có tầm tứ nữa. Luôn luôn lúc nào nó cũng yên lặng phăng phắc như vậy, tức là Thầy đã thấy nhập được cái Nhị Thiền trong một tiếng đồng hồ rất là hết tầm tứ. Đó là cái thứ năm của nó là Tịnh chỉ tầm tứ. Chỉ cần nhắc nó: “Tịnh Chỉ tầm tứ!” thì bắt đầu từ đó mình vô mình ngồi hít thở, im phăng phắc, lặng lẽ hoàn toàn không có tầm tứ, đó là Tịnh Chỉ tầm tứ. Đó là năm cái điều kiện tu của cái định Nhị Thiền.
III- TAM THIỀN
Đến cái định Tam Thiền. Thì muốn mà nhập cái Định Tam Thiền thì chúng ta nương vào cái hơi thở - cái Định Niệm Hơi Thở - mà khéo tác ý, khéo tác ý ra. Khéo tác ý như thế nào? Thì lúc bấy giờ chúng ta ở trong cái trạng thái yên lặng của Nhị Thiền, thì chúng ta hướng tâm. Chúng ta hướng tâm về cái hơi thở, hơi thở chậm và nhẹ, chậm và nhẹ xuống nữa. Chúng ta cứ hướng tâm, hướng tâm cái hơi thở chậm và nhẹ. Và khi có một cái trạng thái tưởng nào đó, nghĩa là thí dụ như nó làm cho chúng ta thấy an lạc, thích thú, hay hoặc là nó lúc lắc thân hay hoặc là nó này kia, chúng ta đều là có cái sự quan sát rất kỹ. Hễ nó hơi mà thấy cái thân nó có nhúc nhích là chúng ta biết là nó thuộc về sáu cái loại tưởng: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp tưởng rồi. Cho nên nó có thể nó trong cái pháp hành của tưởng hay hoặc là trong thinh, hương, sắc của tưởng. Thì do đó mỗi cái nó xảy ra, thì chúng ta đều là nương vào cái pháp hướng mà để xả ly. Xả ly như thế nào? Khi mà chúng ta thấy cái hào quang ánh sáng thì chúng ta nói: “Ánh sáng phải xả ly không được hiện trước mặt ta nữa”. Cứ nhắc nó vậy, một lúc sau nó hết. Nếu mà có âm thanh gì mà nó ở trong tai thì chúng ta cũng xả ly âm thanh đó nữa. Có cái mùi hương nào thơm ngào ngạt, chúng ta cũng xả luôn. Cứ dùng cái pháp hướng mà xả cho sạch sáu cái sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp này.
Ngồi đây, mà thí dụ ngồi yên lặng như vầy, bỗng nó khởi ra một cái nghĩ. Thường thường là các con hay trình cho Thầy là những cái tưởng, cái pháp tưởng của các con. Ngồi cái bắt đầu các con yên lặng, các con nhớ ra: “À! Như vậy là cái pháp của mình, như vậy là mình tu vầy, vầy, vầy là đúng” - Đó là pháp tưởng đó mấy con.
Cho nên ở đây, trong cái giai đoạn này thì khi mà yên lặng nó thường hay sanh ra cái pháp tưởng. Mà cái pháp tưởng đó phải xả ly liền ở trong cái trạng thái đó, đừng có để kéo dài nó. Để rồi sau khi xả ra, xả thiền ra nghỉ ngơi chúng ta mới nêu lên một cái đề tài nào đó ở trong những cái bài học mà chúng ta truy tìm ra. Thì cái đó là cái tri kiến của chúng ta, cái tri kiến giải thoát, cái niệm mà Trạch pháp giác chi của chúng ta ra.
Thí dụ bây giờ Thầy giảng cái chỗ đó mà trong khi đó các con thấy mình hiểu lờ mờ, thì bắt đầu các con nêu cái đó ra để trạch pháp cái đó ra, tìm ra cái nghĩa lý của nó. Thì trong lúc đó các con miên man, tùy miên ở trong cái câu đó, để mà các con suy tìm ra cái nghĩa thì như vậy. Còn bây giờ trong khi các con đang tu, mà nó khởi ra một cái pháp tưởng, là nó hiểu cái nghĩa của cái câu đó. Thầy vừa dạy cái câu đó hồi chiều, mà bây giờ ngồi thiền nó bắt đầu nó khởi nghĩ ra, mình hiểu cái nghĩa nó như vậy, vậy, vậy. Nó làm cho các con thấy rất hay, nhưng mà nó thuộc về pháp tưởng. Cho nên nó có một cái pháp tưởng, nó có thể nó đánh lạc cho con. Vì vậy mà con tưởng đó là kinh nghiệm của mình, không ngờ nó bị pháp tưởng. Nó dẫn con đi, đi đó rồi từ đó, sau đó con tu tập tới, con thấy nó cái này nó không được đúng lắm, nó sai. Cứ hễ đi tới cái thì mình thấy nó sai, đi tới nó sai, nó không đúng. Đó là bị pháp tưởng.
(1:14:11) Cho nên ngay cái chỗ mà nó khởi ra cái pháp tưởng là đoạn dứt liền, phải trở về cái trạng thái yên lặng, xả ly sáu loại tưởng. Thì đó là phải dùng cái pháp hướng để mà xả ly sáu cái loại tưởng.
Lúc bấy giờ trong cái Tam Thiền này thì các con, cái giai đoạn thứ ba của các con, thì các con phải tập tỉnh thức ở trong giấc ngủ. Lúc bấy giờ các con đã tu tập đến cái mức xả ly các pháp tưởng rồi. Ngồi mà yên lặng chủ động điều khiển tỉnh thức hẳn hòi đàng hoàng, không có một cái trạng thái nào mà xen vào làm cho con hỷ lạc khinh an gì hết. Thì như vậy là có thì con bắt xả nó rồi, cho nên vì vậy mà nó trong cái sự yên lặng, trong cái sự vắng lặng của nó thôi. Còn nó không có yên lặng, không có vắng lặng, nó có làm cho con thích thú hay hoặc là cái trạng thái như thế nào đó. Khó chịu hay trạo hối, hay là Trạo Cử gì đó, thì tất cả những cái này thuộc về các loại tưởng hết. Đều xả ra hết, để hoàn toàn còn có một sự yên lặng của nó, thanh tịnh của nó mà thôi, thì nó mới đúng.
Bắt đầu bây giờ trong cái giai đoạn mà tu tập về cái Tam Thiền thì các con phải tập tỉnh thức ở trong giấc ngủ, xả cái mộng tưởng, xả cái chiêm bao. Vì nó còn ngủ tức là còn bị chiêm bao, mà nó hết ngủ tức là nó không chiêm bao. Mà nó không chiêm bao để chuẩn bị cho chúng ta tỉnh thức ở trong giấc ngủ, để chúng ta đi qua tới Tứ Thiền mà nó không rơi vào trong những cái trạng thái Ngoan không, trong cái trạng thái Không Vô Biên Xứ - Không tưởng. Nó không có rơi vào cái trạng thái Không. Cho nên chuẩn bị là chuẩn bị ở Tam Thiền là phá cái mộng. Mà không có ngủ thì không mộng, mà còn ngủ thì phải còn mộng. Mặc dù chúng ta rất tỉnh thức ở trong mộng, khi có mộng là chúng ta tỉnh liền. Nhưng nó vẫn còn mộng thì nó chưa, nó chưa tỉnh thức ở trong giấc ngủ đâu. Cho nên chúng ta muốn xả cái ngủ để tỉnh thức ở trong giấc ngủ. Ngủ mà tỉnh để chuẩn bị cho qua Tứ Thiền, thì lúc bấy giờ chúng ta phải xả cho sạch mộng, không có mộng. Đó là trong Tam Thiền chúng ta tu cái giai đoạn thứ ba.
(1:16:06) Giai đoạn thứ tư thì dùng pháp hướng xả ly mười tám cái loại tưởng. Nghĩa là dù ở trong mộng tưởng thấy này thấy kia, cộng thêm sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp, tất cả những cái loại nào đó cộng hết là mười tám cái loại tưởng, loại hỷ tưởng. Bởi vì Tam Thiền nó có mười tám cái loại tưởng hỷ của chúng ta rất lớn. Nó xảy ra cho chúng ta vui mừng, nó xảy ra chúng ta khó chịu, xảy ra cho chúng ta cái này, cái nọ kia… đủ cách. Làm cho chúng ta thích cũng có, mà chán cũng có, làm chúng ta bất mãn, làm chúng ta thối tâm cũng có. Nó ở trong mười tám cái loại này gọi là hỷ tưởng thì chúng ta cố gắng mà thấy cho được cái mặt của nó để mà chúng ta xả ly. Còn nếu mà chúng ta không thấy được cái mặt của nó, chúng ta khó mà xả ly nó được. Đó là Tam Thiền.
IV- TỨ THIỀN
Còn về cái phần mà Tứ Thiền. Cái phần nào mà để trực tiếp mà Thầy dạy các con mà khi mà các con tu tập cái đó chưa được. Thầy sẽ trực tiếp dạy để cho cái thời gian nó thu ngắn mà các con đạt được cái kết quả của nó.
Bởi vì từ cái Nhị Thiền cho đến Tam Thiền nó thuộc về Định. Còn cái Sơ Thiền nó thuộc về Tuệ và nó thuộc về cái Đức, cái giới đức, nó thuộc về cái đức hạnh, nó thuộc về Tâm. Còn cái Nhị Thiền, từ Nhị Thiền đến Tam Thiền nó thuộc về cái Định tâm.
Cho nên ở đây đến cái Tứ Thiền thì chúng ta có những phần phải tu tập. Cái phần thứ nhất của Tứ Thiền thì phải nương cái niệm hơi thở mà khéo tác ý. Do đó chúng ta cũng phải nương cái hơi thở, hướng tâm bắt buộc cái hơi thở phải chậm và nhẹ theo cái sự hướng tâm của chúng ta. Mặc dù là cái hơi thở nó chậm nhẹ như Tam Thiền, nhưng vẫn phải nương vào cái hơi thở Tam Thiền đó mà đi vào cái Tứ Thiền.
Bây giờ chúng ta biết cái hơi thở khéo tác ý, về nương vào cái hơi thở chậm và nhẹ. Thì lúc bấy giờ cái phần thứ hai của cái Tứ Thiền thì chúng ta phải Tịnh Chỉ âm thanh. Chúng ta phải Tịnh Chỉ cái âm thanh. Nghĩa là âm thanh phải ngưng bặt, hay là cái căn tai, cái nhĩ thức phải nằm yên lại, không được nghe ra ngoài nữa mà hãy nghe cái hơi thở. Đó là chúng ta khéo tác ý về hơi thở cho cái nghe nó nghe cái hơi thở. Bắt đầu nó nghe hơi thở, nghe thở ra thở vô, thở ra thở vô. Sau cái thời gian thở ra thở vô như vậy thì chúng ta Tịnh Chỉ cho nó: “Cái nhĩ thức phải nằm ngủ đi, không được nghe nữa, không được nghe hơi thở nghe cái gì nữa hết!” Hồi đầu thì chúng ta cho nó nghe hơi thở, nó nghe một cái. Sau đó nó nghe một cái rồi, thì âm thanh bên ngoài nó văng vẳng, nó không còn nghe lớn nữa; Vì vậy mà nó cũng vẫn còn nghe âm thanh chứ chưa hết. Cho nên chúng ta phải Tịnh Chỉ nó nữa.
(1:19:01) Bắt đầu phải bắt buộc nó phải nằm ngủ đi, thì do đó nó nằm ngủ. Nếu mà nó không nằm ngủ thì mình nhè nhẹ nhè nhẹ để cho nó ngủ, chứ đừng có xốc động nó, nó cứ thức hoài, nó nghe hoài. Cho nên khi mà mình trong cái sự yên lặng đó, trong cái sự yên lặng đó, mình rất nhẹ nhàng để cho cái căn tai, cái nhĩ thức của mình nó nằm yên xuống nó ngủ. Nó ngủ được thì tức là chúng ta không nghe.
Mà lúc bấy giờ chúng ta đã chuẩn bị cho mình ở trong cái tỉnh thức trong giấc ngủ của xả mộng tưởng đó. Cho nên chúng ta biết cách thức mà để nằm ngủ mà nó tỉnh thức. Cho nên lúc bấy giờ chúng ta lợi dụng cái chỗ mà tập tỉnh thức trong giấc ngủ đó, chúng ta lại ru cho cái tai chúng ta, cái nhĩ thức cho nó ngủ, thì nó sẽ quen theo. Cái hồi đó nó nằm ngủ mà nó tỉnh thức, thì tức là nó ngủ là nó đóng lại, nó không nghe ra ngoài nữa chớ gì? Do đó nó nằm nó ngủ, nó không nghe ra nữa, tức là Tịnh Chỉ được âm thanh.
Nhưng mà cái thọ thì nó cứ nó đánh, nó đánh cho cái lỗ tai nó thức dậy hoài, chớ đâu có dễ gì! Mặc dù cái lỗ tai nó nằm nó không nghe rồi, nhưng mà cái thọ nó mỏi mệt cái gì đó, nó bắt đầu cựa mình, cái nó nghe trở lại. Cho nên mình phải Tịnh Chỉ cái thọ, tức là tới cái giai đoạn thứ ba, là mình thấy cái âm thanh, cái tai của mình, cái nhĩ thức nó nằm ngủ được rồi. Nó nằm ngủ được rồi, thì bắt đầu mình mới Tịnh Chỉ cái thọ. Chớ không phải là muốn Tịnh Chỉ cái thọ liền được. Mình phải hướng tâm mình Tịnh Chỉ cái thọ. Mà cái thọ nó kéo dài ra mà nó không có còn mà động đậy thì tức là các hành nó phải ngưng. Như vậy là lúc bây giờ chúng ta muốn Tịnh Chỉ cái thọ thì phải Tịnh Chỉ hơi thở, nếu mà hơi thở còn thở thì cái thọ nó còn.
Cho nên Cái thứ ba là Tịnh Chỉ các thọ, nhưng mà thường xuyên phải kẹp vào trong cái Tịnh Chỉ hơi thở. Đó thì luôn luôn liên tục cái thứ ba và cái thứ tư này đồng thời trong một cái thời gian chúng ta phải kẹp vào để mà Tịnh Chỉ. Còn cái Tịnh Chỉ âm thanh là chúng ta chỉ dỗ cho cái nhĩ thức của chúng ta nó ngủ mà thôi. Còn tới cái thọ và cái hơi thở nó phải đồng thời nó phải Tịnh Chỉ một lượt, thì cái hơi thở Tịnh Chỉ, thì cái thọ nó mới hết. Còn cái hơi thở mà nó chưa Tịnh Chỉ thì cái thọ nó không hết; Mà cái thọ nó Tịnh Chỉ thì cái hơi thở nó cũng phải ngưng.
Rồi bây giờ cái hơi thở nó đã ngưng rồi, đã ngưng rồi. Nhưng mà nó không an trú được dài, nó một lát thì cái thọ nó cựa mình, nó thức dậy nó cựa mình. Cho nên chúng ta phải Tịnh Chỉ các hành về hơi thở. Bởi vì cái hơi thở tuy rằng không thấy nó thở đó, nhưng mà ở trong thân ở trong phổi chúng ta nó còn động đậy đó, chứ chưa phải hết đâu.
(1:21:35) Cho nên chúng ta phải hướng tâm chúng ta nhắc các hành về hơi thở phải ngưng, không có được hoạt động nữa. Thì lúc bấy giờ đó các cái hành về hơi thở nó ngưng đi, nó không có hoạt động nữa. Mà nó không hoạt động nữa, thì chúng ta Tịnh Chỉ toàn bộ các hành ở trong thân chúng ta ngưng hoàn toàn. Thì ngưng hoàn toàn, thì âm thanh nó cũng đoạn dứt, thọ đọan dứt, hơi thở đoạn dứt, cái gì cũng đoạn dứt hết. Thì các hành về hơi thở nó ngưng rồi, thì đương nhiên là chúng ta sẽ nhập vào Tứ Thiền. Và cái thời gian đó chúng ta kéo dài cái thời gian ra, là lúc bấy giờ chúng ta nằm ở trong sự yên lặng đó. Chúng ta nói: “Tâm phải yên lặng, phải kéo dài cái sự vắng lặng này ra!” cứ nhắc kéo dài ra thôi. Bây giờ nó Tịnh Chỉ rồi thì thường xuyên cái tỉnh thức chúng ta còn. Nếu mà mất cái tỉnh thức thì tức là chúng ta rơi vào cái Không mất rồi. Cho nên thường xuyên chúng ta phải nhắc.
Về cái phần thứ sáu thì chúng ta cứ nhắc nằm trong cái sự vắng lặng đó không có nghe, không có thọ, không có hơi thở, không có các hành, thì đó là sự vắng lặng hết toàn bộ. Vì vậy mà chúng ta muốn kéo dài nó ra thì chúng ta an trú ở trong cái định mà dài ra. Thì chúng ta nằm đó, mà chúng ta hướng tâm, chúng ta nhắc nhẹ nhàng, nhẹ nhàng, chúng ta hướng: “phải vắng lặng cho lâu, không được bung ra, phải nằm yên đó kéo dài mãi”.
Đó, chúng ta cứ thường xuyên nhắc nó, để không nhắc nó thì nó rơi Vô ký, nó rơi Ngoan không mất đi. Cho nên chúng ta thường xuyên nhắc. Nhắc cho đến khi nó kéo dài từ một giờ, hai giờ, ba giờ, một ngày, hai ngày, ba ngày, bốn ngày, năm ngày… cứ nhắc hoài nhắc hoài hoài. Nhắc cho đến khi mà ngồi một tháng, hai tháng, năm tháng cũng được; Một năm, hai năm, ba năm cũng được, tùy, chừng đó thì các Thầy đã nhập được định rồi. Cho nên luôn luôn lúc nào mình cứ thường xuyên mình nhắc. Chứ mình không nhắc mình mới tu mình không nhắc nó mất.
Sau thời gian mình biết mình nhập được rồi thì chừng đó mình xả cái nhắc đó đi, cái mình nhập Tứ Thiền nó tỉnh thức ở trong đó. Nó yên lặng, cái biết nó nằm yên lặng đó, chứ nó không ngủ. Còn mới đầu mình không nhắc, nó mất, nó rời mất.
Cho nên khi mà Tịnh Chỉ các hành ở trong thân về hơi thở rồi, nó ngưng rồi thì bắt đầu từ đó mình phải kéo dài cái trạng thái vắng lặng đó, cái trạng thái thanh tịnh đó, kéo dài mãi mãi. Kéo dài mãi tức là an trú ở trong định đó hoài. Cho nên chúng ta cứ nhắc mãi hoài, thường xuyên nhắc. Không khéo nhắc, không nhắc thì tức là nó sẽ mất đi, nó mất cái thức của chúng ta.
Cho nên chúng ta cứ nhắc hoài, cứ nhẹ nhàng lâu lâu ra hướng chúng ta nhắc để cho nó đừng mất, nó đừng có rơi trong ngủ, nó đừng rơi trong cái Vô ký, đừng có rơi trong ngoan Không. Chúng ta nhắc, nhắc cho đến khi một ngày, hai ngày, ba ngày, chúng ta nhắc. Nhắc chừng nào chúng ta thấy cần ra là chúng ta ra, mà chưa cần ra thì thôi, cứ nhắc hoài. Cho nên, chứ ở trong đó chúng ta không thấy đói, không thấy khát, không thấy đau, không thấy nhức gì hết. Thì chúng ta cứ nhắc mãi, nhắc mãi, nhắc hoài. Thì như vậy là chúng ta đã nhập Tứ Thiền.
Lúc bấy giờ chúng ta xả ra, rồi chúng ta tập nữa. Xả ra, tập nữa để an trú kéo dài cái thời gian. Như vậy mới đầu thì chúng ta an trú trong suốt mười hai tiếng đồng hồ. Mới đầu chúng ta tu có một tiếng đồng hồ chứ gì? Bây giờ chúng ta tăng lên thử. Bây giờ mình cứ an trú ở trong đó, mình kéo dài, mình hướng tâm mình nhắc nó. Nó kéo dài năm, ba tiếng đồng hồ các con không hay đâu. Khi mà nó ngừng hoạt động rồi, các con nhắc; Cứ nằm trong đó, thỉnh thoảng nhắc, nhắc, nhắc, tới chừng mà xả ra, các con nhìn lại. Hồi đó mình tu có một tiếng à, bây giờ mười tiếng đồng hồ mới xả ra, nó suốt đêm mà vẫn tỉnh thức như vậy đó.
Đó thì các con biết à như vậy mình là đã nhập đúng Tứ Thiền rồi, nó không có gì hết! Rồi kế đó các con cứ vô đó các con cứ nhắc hoài, nhắc hoài. Cho nên khi một ngày, trưa - người ta thấy các con không ăn cơm biết là nhập định rồi đó, hay hoặc là nó ngủ quên trong đó rồi cũng không chừng. Do đó cứ nhắc riết, nhắc mãi cho đến khi bảy, tám ngày rồi mới ra, tự nó hết. Khi mà nó muốn ra là các con ra, mà nó chưa muốn ra thì cứ nhắc thôi.
Mà nó muốn ra, hồi đó muốn ra tức là nó…Cũng như bây giờ các con thấy nè, Thầy nói tu tập, nó phải nhận xét cái này cho rõ: khi nó muốn ra mình đừng ép, mình ra đi, đừng có ép nó, mình ra. Nhưng mà trong cái khoảng thời gian mà mình tu tập mà mình làm đúng đó, cái thời gian ví dụ như năm phút mình vẫn có cái sức mình tu tập tới nữa được mà; Chứ đâu phải cần mình ngồi nhiều. Ngồi nhiều nó rơi trong những cái trạng thái của Định tưởng, nó rơi vào ở trong những cái trạng thái Vô ký, trạng thái ngủ. Nó mất thì giờ mình cái đó nhiều lắm, vô ích lắm.
Rồi các con biết không, người ta tu ít, người ta xả thiền ra người ta tỉnh bơ, người ta sáng suốt thông minh lắm. Còn mình ngồi nhiều, các con thấy ngồi một, hai tiếng đồng hồ ra, các con thấy sao con người mình nó lừ đừ lừ đừ, mắt nhắm mắt mở, làm như người muốn ngủ, nó không có tỉnh. Còn người ta tu Thiền rồi, người ta ra nó tỉnh lắm, nó tỉnh rất tỉnh. Còn mình tu mà để mà cứ ngồi lặng lặng nhẹ nhẹ, lờ mờ lờ mờ trong đó cứ kéo dài mãi như vậy đó, một, hai giờ hay ba, bốn tiếng gì đó, ra nghe con người mình nó lừ đừ, lừ đừ, nó không có sáng suốt, nó không có tỉnh táo. Còn cái người mà tu đúng, ra tỉnh táo.
Cho nên từng chỗ mà khi mà Tịnh Chỉ các hành về hơi thở rồi, thì các con cứ, nó hoàn toàn nó vắng lặng, nó không có âm thanh, không có gì hết.
HẾT BĂNG