Skip directly to content

THIỆN XẢO TRONG TU TẬP HƠI THỞ - ĐI KINH HÀNH

THIỆN XẢO TRONG TU TẬP HƠI THỞ - ĐI KINH HÀNH

THIỆN XẢO TRONG TU TẬP HƠI THỞ - ĐI KINH HÀNH

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Thời lượng: [54:43]

1- KIỂM TRA TƯ THẾ NGỒI - THIỆN XẢO TU TẬP HƠI THỞ

(00:00) Trưởng lão: Con ngồi xuống đi con. Con ngồi để Thầy kiểm cái ngồi như thế nào, xem con ngồi như thế đúng hay sai đó.

Tu sinh 1: Con ngồi kiết già mọi lần được, nhưng bây giờ chân con đau.

Trưởng lão: Thôi con cứ ngồi bán già đi con, khỏi kiết già, ngồi như vậy cũng được, không có gì đâu. Rồi con giữ tư thế đó là tướng ngồi rất đẹp đó, đừng có sửa gì hết, sau này cứ nhìn xuống như vậy là đúng. Rồi, con ngồi đi, ngồi thẳng, sửa cho thẳng đi, rồi con!

Khi mình ngồi, mình nhắm chừng mắt mình nhìn xuống trước mặt mình khoảng độ bốn tấc là vừa đó con, nó sẽ không cúi mà không ngửa; chứ không là nó ngửa, phần cổ mình nó ngửa hoặc là mình nhìn sát quá cúi xuống. Tập cho nó quen cái tư thế ngồi. Rồi khi nó ngồi, thì các con đợi cho cái thân của mình nó yên ổn đã, chứ khi mà cái thân nó chưa có yên vô ngồi các con lo hít thở liền thì nó không hay đâu. Ít ra mình ngồi im lặng một chút để cho cái thân của mình coi nó (ngay thăng chưa). Bởi vì khi mình tréo chân lên mình ngồi, nhiều khi mình ngồi kiết già nó chưa có yên đâu, mình để một lúc nó mới yên, chừng khoảng độ một phút sau nó yên rồi các con mới tác ý. Nhớ tác ý nhắc: “Cái tâm đó phải chú ý thật kỹ cái hơi thở, biết cái hơi thở cho rõ ràng”. Con nhắc tác ý cho nó như vậy thì bắt đầu con thấy cái tâm của con nó chú ý cái hơi thở đàng hoàng rồi thì con sẽ theo cái pháp của Phật dạy trong mười tám cái đề mục đó, thì cái mục đầu tiên đó dạy là: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”.

(02:12) Thì khi con dẫn cái tâm của con, lấy cái ý đó con dẫn cái tâm của con, con bảo: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”. Lúc bây giờ khi mà tác ý rồi thì con mới hít vô, thở ra; con hít vô rất kỹ rồi con thở ra rất kỹ. Nghĩa là với cái độ hơi thở của mình, mình thở cái hơi thở của mình dài thì thở nó chậm chậm; nếu mà hơi thở ngắn thì nó hít vô lẹ, nó thở ra lẹ, thì nó là ngắn. Do đó mình để cho nó tự nhiên chứ mình đừng có sửa cho nó dài hoặc sửa nó ngắn. Nhưng mà mình cũng có cái sự vận dụng của hơi thở của mình theo cái đặc tướng của hơi thở. Nhưng mà cái vận dụng đó để cho nó kỹ lưỡng để cho mình chú ý trong cái hơi thở cho nó kỹ lưỡng thôi chứ không có gì hết. Các con tác ý: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, Thở ra tôi biết tôi thở ra”, và cứ như vậy.

Cho nên khi nhắc rồi, thì con hít vô, con hãy hít vô, hơi thở vô; rồi con thở ra, xong thì con thấy hoàn toàn nó đã an ổn, tức là không có một cái niệm gì, mà nó rất biết kỹ lưỡng hơi thở ra vô. Biết kỹ lưỡng thì thứ nhất là con thấy hơi thở thứ nhất là mình nói “một” hoặc là con nói “tốt”, tức là mình thở ra thở vô nó rất tốt, rất đúng. Mình hít hơi thở thứ hai mình nói “tốt”. Hơi thở thứ ba mình nói “tốt”.Tức là mình khen cái tâm của mình nó làm việc tốt đó, nó không có bị sao lãng cái hơi thở.

Như vậy là con sẽ thấy năm hơi thở rất tốt, rồi thì bắt đầu con trở lại tác ý một lần nữa “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”, rồi bắt đầu con hít vô, thở ra. Con nói “tốt”, rồi hơi thở thứ hai cũng tốt, hơi thở thứ ba cũng tốt. Như vậy suốt thời gian con tu đó năm phút hay là mười phút hoặc là ba mươi phút, nó sẽ hoàn toàn không có một niệm nào xen vô trong đó. Mà luôn lúc nào nó cũng làm con nhớ được năm hơi thở, mà con không tác ý lộn. Còn nếu mà con không nhắc cái chữ “tốt” đó, không có khen nó đó, thì coi như một lúc sau nó làm biếng, nó lơ đãng; nó lơ đãng là nó làm cho lấy có đó; thì nó sẽ có niệm khác nó đánh vô hoặc là nó sẽ quên, nó sẽ lộn đi. Nó sẽ vô ký, nó quên đi, nó sẽ đếm đến sáu bảy hơi thở rồi nó mới tác ý. Thì như vậy là không có tốt.

(04:27) Cho nên vì vậy mỗi một hơi thở, mình tu từng hơi thở mà, hễ hơi thở này xong tốt là phải chú ý cho kỹ lưỡng. Rồi mình nhắc nó “tốt, tốt” như vậy, luôn liên tục cái hơi thở hít vô, thở ra, con tập từng hơi thở con cứ khen nó tốt, vì cái tâm của mình nó thích khen lắm: “ Tu tốt, được! Tao khen mày”. Con cứ vậy đó, con dụ nó, dụ nó. Bởi vì cái tâm của mình thì mình phải dụ, chứ mình không dụ, mình bắt nó làm một hơi là nó làm biếng, nó tu lơ là.

Cho nên người ta tu mà không có cách thức, không có thiện xảo thì coi như an trú trong cái hơi thở không có được. Còn mình thiện xảo là mình sẽ an trú trong hơi thở được, các con có hiểu chỗ Thầy muốn nói gì không? Đây là Thầy nói về cách thức thiện xảo, tùy các con thiện xảo theo cái đặc tướng của mình thì các con sẽ thành tựu. Bởi vì đức Phật bảo: Mình phải thiện xảo an trú hoặc là thiện xảo nhập vô cho được. Bây giờ là mình dẫn nó vào cái hơi thở là mình thiện xảo để mình nhập vào trong cái hơi thở. Cho nên cái đó phải thiện xảo, mà không thiện xảo thì nhập không được.

Cho nên vì vậy, thí dụ mà ai cũng biết hít thở chứ, nhưng mà hít thở rồi mình chú ý một hơi cái bắt đầu nó không có kỹ đâu, cái tâm nó không có chú ý kỹ đâu, chút nó quên, nó đếm lộn hoặc là nó khởi một cái niệm khác nó xen vô. Nói: “Sao tôi ngồi tu sao cứ có niệm?” Là tại vì mình tu không thiện xảo, chứ không có gì hết. Còn người ta thiện xảo đó, người ta vô đầu người ta tu thiện xảo thì nó sẽ không niệm, các con có hiểu chỗ Thầy muốn nói chưa? Mình thấy mình tu mà nó có khởi niệm đó hoặc nó lộn nó quên đó, là mình biết rằng mình tu không có thiện xảo. Vậy bây giờ, mình tu mình tìm mọi cách để mình thiện xảo. Mình tìm mọi cách để thiện xảo, để mình an trú cho được cái tâm của mình trong cái hơi thở. Đó là cái lối thiện xảo.

(06:06) Đó là cái bài pháp đầu tiên mà các con tập ngày hôm nay về cái: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”. Đó là cái đề mục đầu tiên các con tập, nếu mà ngày mai tập mà thấy nó tốt thì các con sẽ tập tới cái đề mục thứ hai. Các con hiểu chưa? Không có dạy nhiều, dạy ít thôi. Rồi Thầy cũng dạy cách thiện xảo để mình tu tập vào cái đề mục thứ hai, rồi cái đề mục thứ ba, nó có những cái điều thiện xảo của nó trong đó, nhưng mà cái thiện xảo đó là theo cái đặc tướng của Thầy; nhưng mà Thầy nói các con cũng tương tựa theo đó mà các con có thể làm thì các con cũng phải sẽ có kết quả. Chứ mà nếu Thầy không nói thiện xảo thì các con cứ hít thở, cứ hít thở hoài, Thầy nói rốt cuộc rồi cứ tu hoài mà có vọng tưởng hoài, tới khi nào mà nó hết vọng tưởng coi chừng các con bị ức chế, bị ức chế tâm của mình, nghe không?

Cho nên vì vậy đó là cái bài pháp bữa nay các con tu tập khéo thiện xảo nó. Thì Thầy nói rằng: mình chỉ tu từng hơi thở, hơi thở này tốt thì kế tiếp hơi thở. Cho nên, nó tốt luôn cái thời gian mà cứ từng hơi thở tốt đó thì nó sẽ nối tiếp từng hơi thở đó nó thành cái chuỗi thời gian dài. Ví dụ như ba mươi phút, ba mươi phút hoàn toàn nó rất là an tịnh, nó rất là an trú được ở trong cái hơi thở, nó sẽ trở thành tốt do đó mình có cái thiện xảo; thì mình sẽ đạt được cái kết quả ngay liền khi mình vào tu; mà mình không thiện xảo thì nó sẽ không có kết quả.

Còn về vấn đề mà khuya mấy con dậy đó, thì đầu hôm các con vào ngủ, mười giờ đi ngủ thì các con nhắc mình: “Cái tâm phải đúng hai giờ dậy, không có được lười biếng, phải ngay lúc bây giờ phải dậy”. Thì con nhắc một hai bữa thì bắt đầu nó theo cái lệnh của mình mà nó thức rất đúng. Có khi nó thức sớm, có khi nó trễ chừng ba bốn phút thôi, không có chuông đồng hồ reo nó cũng thức đúng nữa, chứ không phải (nó quên đâu). Còn có đồng hồ nhiều khi nó lại không nghe nữa. Còn có khi nó nghe, nó nghe mà nó khôn lắm, nó giơ tay, nó bấm cho đồng hồ tắt, nó ngủ thêm, nó khôn lắm. Cái tâm của mình nó nhiều cái nó xảo lắm chứ không phải là thường đâu.

(08:15) Tu sinh 1: Thưa thầy có một cái là con dậy cũng hai giờ, nhưng mà sáng tới gần sáng là con lại nhức đầu, nghe nó lần sần.

Trưởng lão: Bây giờ nó cái điều kiện đó. Ví dụ như hai giờ con thức dậy mà lúc gần sáng đó lúc năm giờ thì con đi nằm lại đi. Con đi nghỉ lại là nó sẽ bình thường lại. Chứ còn không nằm là coi như tới cái bảy giờ sáng con tu coi chừng con sẽ thấy con mệt nhọc lắm. Con đi nằm lại một chút xíu chừng khoảng ba mươi phút thôi, rồi con dậy, con đi quét, thì sẽ thấy nó phục hồi. Bởi vì mình thức khuya tu tập là mình có dụng công, nó sẽ phải hao tốn cái năng lực của mình cũng nhiều. Do đó, khi mình nằm nghỉ thì nó sẽ phục hồi lại. Bởi vì bây giờ mấy con chưa đủ sức cho nên còn cần phải nằm nghỉ để phục hồi trở lại, chứ bắt nó thức khuya mà lại thức luôn nữa thì coi chừng đó, tới chừng bảy giờ tu đến mười giờ nó lừ đừ lắm, nó không có tỉnh, nó uổng. Cho nên mình nằm lại nghỉ lại một chút xíu, nằm nghỉ lại một chút. Bởi vì khi mà hai giờ thức dậy thì khoảng năm giờ thì con nằm lại đến sáu giờ không có sao hết.

Mình phải biết, cái đó thì cũng là cách thức thiện xảo. Bây giờ là mình đang tập quân sự chứ mình chưa có đánh trận đâu mà.

Tu từng cái hơi thở thì kết quả nó rất tốt, các con cũng khéo léo mình khen cái tâm của mình: “Tốt, mình tu vậy là tốt lắmcái hơi thở này là tốt lắm nè, hơi thở hai tốt, hơi thở ba tốt”. Rồi bắt đầu đó con tu cho tới khi mà con thấy cái sức của mình tu ba mươi phút thì mình tu ba mươi phút, còn mà sức của mình tu chừng mười phút thì mình tu mười phút, đừng có tu hơn cái sức của mình thì nó không tốt. Mình tu nhiều cũng mỏi mệt lắm, cho nên phải vừa với cái sức của mình thôi. Nhưng mà cứ lấy đúng ba mươi phút thôi chứ không được tăng lên một giờ. Vì một giờ nhiều khi nó dài quá thì mình sử dụng nó mình sẽ bị ức chế cái tâm mình nhiều. Mặc dù là mình có ức chế nhưng mà ức chế trong khoảng thời gian ba mươi phút nó chưa có đến nổi, nó chưa có quá sức ức chế của nó. Nhưng mà ức chế trong một giờ như vậy là nó quá.

2- TU TẬP PHƯƠNG PHÁP THƯ GIÃN

(10:16) Tu sinh 1: Rồi sau ba mươi phút đó thì làm sao?

Trưởng lão: Sau ba mươi phút đó thì mình xả ra mình tu cái khác con, chứ không phải là mình tu một thứ.

Tu sinh 1: Dạ.

Trưởng lão: Rồi bây giờ, con xả ra con nghỉ một chút, con nghỉ khoảng độ một phút, hai phút hay năm phút con xả nghỉ. Xả nghỉ như thế nào? Tức là con phải tu tập cái phương pháp thư giãn. Thí dụ như con tu cái hơi thở rồi con xả ra, con ngồi hai chân con thẳng, con dựa. Con ngồi trên ghế hoặc con ngồi dựa vách; dựa vách con duỗi chân thẳng ra, con để tay thõng xuống, con bảo: “Các cơ buông thõng xuống thư giãn đi, tâm cũng thư giãn chứ không có tập trung đâu nha!”. Con thư giãn thì con mắt của con nhìn cái này cái kia; con đảo mắt nhìn cái này cái kia thì nó thư giãn đó. Đừng có chú ý một chỗ, chú ý một chỗ nó gom lại. Bởi vì hồi nãy mình tu nó gom lại, nó tập trung lại. Bây giờ mà mình ngồi thư giãn mình nhìn nó thì coi chừng nó gom lại hơi thở hoặc mình nhìn đối tượng nào đó nó sẽ gom lại. Nhưng mà mình nhìn cái này, cái kia nó sẽ thư giãn ra. Cũng như bây giờ con tập trung con làm cái gì mệt, con thư giãn ra, con đi bách bộ, con nhìn trời, nhìn mây, nhìn gió gì đó thì nó thư giãn ra. Thầy quên dặn các con, khi mà các con ngồi như thế này, rồi con hít thở vậy đó thì nó sẽ có cái sự gom cái tâm của con; nó gom tâm thì nó bắt buộc các cơ của mấy con nó phải gồng. Hoặc bình thường là mình như thế này chưa có gì hết thì nó chưa có, nhưng mà khi mình tu tập thì một lúc sau mình để ý thì thấy hai hàm răng cắn chặt lại, tự nhiên nó cắn lại, nó cắn lại để nó tập trung trong cái hơi thở cho nó biết hơi thở thì nó cắn lại; hoặc trên trán của mình cái cơ này nó nhăn lại, nó gồng lại, tự nó gồng lại nó tập trung. Cho nên khi đó, mình ngó lên như vầy thì nó phải giãn ra; mình ngó mình ngó lên vầy đó.

Chẳng hạn cũng như bây giờ các con ngồi mà thấy nó hơi có gồng ở trên trán mình hoặc răng mình cắn chặt thì các con ngó lên các con buông thõng ra, hễ ngó lên là nó buông thõng ra nó không có gom lại, rồi bắt đầu tiếp tục hít thở thì như vậy nó không có bị căng, chứ còn con cứ gầm gầm con ngó xuống như vậy là nó bị căng, nhức đầu con lắm. Các con lưu ý cái phần này khi nào mà nó như vậy thì là các con chỉ cần ngó con mắt lên vầy là nó thư giãn lại liền. Đó cũng là cái kinh nghiệm tu tập, thiện xảo người ta nhận ra được những cái điều mà đưa đến chúng ta quá căng, có thể nó sẽ lần lượt nó sẽ tập trung nó gom lại, nó căng.

(12:38) Do vì vậy mà tự nhiên nó như vậy, bởi vì khi cái tâm của mình nó gom vào đâu đó thì các cơ xung quanh cái thân của nó phải căng cái đó lại, nó gom cái đó lại, nó gồng lên, nó căng lại. Do đó mà mình biết cách để mà mình thư giãn thì một phút mình cố gắng mình nhìn lên, rồi mình ngó lên như vầy mình thư giãn nó rồi mình nhìn xuống thì mình thấy nó nhẹ nhàng nó tự nhiên hơn, nó làm cho mình thấy thoải mái dễ chịu hơn. Đó là các con hãy lưu ý về phần đó, thì Thầy đảm bảo rằng các con sẽ không gặp những khó khăn nữa.

3- THẦY HƯỚNG DẪN ĐI KINH HÀNH

(13:15) Trưởng lão: Còn bây giờ về cái phần về đi kinh hành thì Thầy sẽ chỉ dạy thêm về cái phần đi kinh hành đúng; nối tiếp khi các con thư giãn rồi, các con ngồi các con thư giãn xong rồi tới cái phần đi kinh hành. Đi kinh hành thì có rất nhiều cách, các con lưu ý. Đi kinh hành đây là Chánh Niệm Tỉnh Thức, đi kinh hành như thế này mới là Chánh Niệm Tỉnh Thức. Bắt đầu các con đứng dậy các con bảo: “Cái tâm hãy chú ý cái bước chân đi”, các con phải tác ý trước. Bởi vì luôn luôn lúc nào mình cũng dẫn nó: “Cái tâm phải chú ý dưới bước chân đi đó. Bước!” thì mình mới bước. Đó! Bắt đầu bây giờ mình chú ý cái chân mình đi, mình đi rất bình thường như một người đi bình thường vậy thôi. Các con cứ chú ý rồi các con nhắc: “Tôi đi tôi biết tôi đang đi”, các con cứ đi như vậy đi; rồi các con cứ đi.

(14:19) Tu sinh 1: Khỏi đếm bước hả Thầy?

Trưởng lão: Khỏi, các con cứ đi vòng vòng như vậy, các con cứ tập như vậy đi, coi đi như thế nào, mình đi kinh hành mình khỏi cần đếm gì hết. Còn khi nào đếm thì Thầy sẽ dạy tới đếm, còn đây là đi bình thường, đi là để tỉnh thức thôi. Cứ đi một chút các con nhắc: “Tôi đi tôi biết tôi đi”. Nếu mà nó thuần biết rồi mà nó không có niệm nào khởi ra nữa thì con không nhắc: “Tôi đi tôi biết tôi đi”, mà con lại nhắc: “Tâm như cục đất hãy ly tham, sân, si hết đi! Tôi đi tôi biết tôi đi”. Đó là con nhắc thêm một cái câu tác ý đó nữa để cho cái tâm tham, sân, si của mình lìa ra. Đây là cái giai đoạn đi thứ nhất, nghe không?

Nhưng mà bây giờ con đang ngồi như vậy đó mà con buồn ngủ, nó mắc hôn trầm thùy miên rồi thì con biết làm sao bây giờ? Cách thức mình phải đi, không thể nào mà mình đi cái kiểu này mà nó hết ngủ được đâu. Cho nên mình phải đi để mà phá buồn ngủ. Thì con bảo: “Cái tâm phải chú ý cho kỹ ở dưới bước chân nha. Cái chân thì phải đi cho thẳng”, thì con để nó vầy, đạp cho mạnh, đạp cho mạnh như lính đi vậy đó. Hoặc là con để hai cái tay đằng sau này, con bước rất mạnh, rất mạnh, đó như vậy đó, thì con sẽ hết buồn ngủ. Đó là cách thức phá buồn ngủ.

Rồi bây giờ tới cái phần mà con đi để mà nó định tỉnh trên cái bước đi của con, thì đây là cái phần mà tu tập Thân Hành Niệm. Nhưng mà cái này thì chắc chắn là không biết, nhưng bây giờ các con cũng tập thử, để các con biết cái phương pháp đi Thân Hành Niệm. Thì khi đi Thân Hành Niệm các con sẽ để hai tay ra sau lưng như thế này, các con bảo, hễ ra lệnh rồi thì cái thân hành con phải làm theo.

Thí dụ như bây giờ bảo: “Tay trái để sau lưng”, thì bây giờ nó còn đang đứng đây chứ nó chưa đâu. Nhưng mà khi con nhắc rồi thì con nhìn xuống cái tay trái của mình thì bắt đầu đó mình mới đưa tay trái để sau lưng của mình đi chầm chậm đó. “Tay mặt để sau lưng”, rồi bắt đầu mình ngó qua tay mặt của mình, rồi bắt đầu từ từ mình để qua, để (ý) rất kỹ theo từng cái hành động của cái tay mình để cho mình quan sát rất kỹ cái hành động của nó, phải không?

“Chân trái bước”, thì nó chưa có bước đâu nó còn đứng đó, thì bắt đầu nó nhón gót lên mình lưu ý rất kỹ. Tức là khi mình bảo “chân trái bước” thì con mắt mình ngó xuống cái chân của mình, rồi bắt đầu mình thấy cái chân của mình, cái gót dở lên, rồi nó dở lên, nó đưa lên rồi để cái gót xuống. Rồi “chân mặt bước”, thì do đó mình nhìn xuống cái chân mặt của mình thì đó là nó dở cái gót lên, nó dở cái chân lên, rồi đưa tới, để xuống, hạ gót xuống.

Khi mà con làm nó chậm như vậy đó, cái thân của con nó sẽ bị chậm đó, nó sẽ bị chao đảo, nó không có đứng vững được. Mà con muốn cho nó đứng vững được thì con phải tập như thế này thì nó mới đứng vững. Mới đầu thì chắc ai cũng khó đứng vững, nó cứ nghiêng qua nghiêng lại hoài, thì con sẽ tập như thế này con sẽ đứng vững được, Thầy sẽ chỉ dạy cách thức. Khi mà thấy nó đứng vững thì thôi, mà nếu nó không đứng vững (thì tập), bởi vì con đứng một chân mà con đưa từ từ như vầy rồi con để xuống, rồi con mới để đây, có một chân này thì nó không có trụ vững, cho nên mới đầu thì con phải đứng tại chỗ. Con đứng tại chỗ mà con bước chân cho cao lên, 100 bước như vậy, con đưa chân lên. “Một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám, chín, mười…​”, như vậy đến một trăm rồi con nghỉ một hơi, rồi con tập nữa. Sau đó con đứng một chân con đưa lên như vầy, con đưa tới, đưa lui cho nó vững vàng, không có lắc qua, lắc lại được chút nào nữa đâu. Cũng là cái kinh nghiệm, cách thức để chúng ta giữ được cái thế thăng bằng. Khi chúng ta làm một cái hành động của cái chân nó không bị dao động, để chúng ta chú ý từng cái co chân lên xuống của chúng ta mà nó không bị cái chân bên đây dao động thì chúng ta mới chú ý nó kỹ.

(18:52) Cho nên con tập một vài lần đưa lên, đưa xuống vậy đó, chừng một trăm lần vậy đó thì con sẽ nghỉ. Nghỉ rồi, con tập nữa, rồi sau đó con tập đi Thân Hành Niệm này thì con đi rất vững vàng chứ không có gì hết. Đó, Thầy dạy các con làm.

Rồi bắt đầu bây giờ các con đi, đứng dậy các con đi kinh hành Thầy xem thử coi. Đi cái đầu tiên, rồi đi phá buồn ngủ. Hễ thấy coi mình phá được không? Cách thức mình phá nó. Thầy nói tu hành là tập luyện dữ lắm! Các con cứ đi tự nhiên thôi con. Rồi, đi thì cứ thỉnh thoảng các con nhắc.

Các con đi thấy chú ý cái bàn chân được không? Đi như vậy đó, đi tự nhiên như vậy đó. Chậm chậm vừa như vậy đó, đừng tập trung quá để cho nó tự nhiên! Rồi bây giờ các con tiếp tục các con đi theo kiểu để mà khi buồn ngủ đó thì các con gồng cái chân lên cho mạnh, các con để xuống cho mạnh, để cho mạnh. Đó, đi như vậy đó. Đi như vậy.

Tu sinh 1: (Không nghe rõ)

(20:35) Trưởng lão: Không, con đi trước, con đi cho mạnh trước đi, đi cho thẳng cái chân, bước cho mạnh, đặng cho phá hôn trầm bị buồn ngủ đó.

Tu sinh 1: Dạ.

Trưởng lão: Đó làm như vậy đó, làm vậy đó. Đó, các con đi chú ý kỹ dưới bàn chân nha, mà đạp cho mạnh. Đó, thì nó sẽ tỉnh mau lắm, nó không có buồn ngủ nữa. Rồi các con tập vậy được rồi con. Thầy dạy tới chừng để các con rút tỉa từng kinh nghiệm, các con sẽ phá buồn ngủ. Thầy chuẩn bị cho các con ở trong mọi cái tư thế để khi các con gặp không biết cách thức nào phá hết đó.

Rồi, bắt đầu bây giờ các con mới tập thử cái Thân Hành Niệm coi. Để tay, coi thử coi, ra lệnh để tay coi sao? Để chậm chậm đó con, để nhanh quá là nó theo không kịp đó.

Tu sinh 1: Tay trái để ra đằng sau.

Trưởng lão: Từ từ để chậm chậm nó, cho nó quen. Đó! con để chậm chậm đó, rồi tay mặt để chậm chậm chậm chậm. Nói chung là cái thói quen của mình, cái hành động nó nhanh lắm, nó nhanh hơn cái ý thức của mình, cái ý thức biết nó chậm hơn. Do đó bây giờ mình tập cho nó chậm lại.

Tu sinh 1: Mình nắm lại.

Trưởng lão: Rồi hai tay nắm cho cứng, coi như nó ôm chặt để cho cái chân động địa có một cái chân thôi, nó không có cái hành động khác của cái thân nữa.

Tu sinh 1: Chân trái bước!

Trưởng lão: Chân trái bước đi, dở gót lên chậm chậm để lưu ý. Rồi con để cái ngón chân xuống, bởi vì hồi đó con dở cái gót lên con giữ cho nó thẳng như vầy để đưa co cái chân lên, rồi con mới đưa tới, rồi con mới để cái ngón chân xuống, con hạ gót xuống thì nó mới đúng. Chứ không nó mất cái động tác của con hết.

Tu sinh 1: Vậy thì con dở cái gót trước?

Trưởng lão: Dở cái gót trước đi, rồi con mới dở lên, rồi mới đưa tới, rồi mới hạ xuống, rồi mới hạ gót xuống.

Tu sinh 1: Rồi chân mặt bước, dở gót lên.

(22:33) Trưởng lão: Dở gót lên, rồi dở chân lên, đưa tới.

Tu sinh 1: Đưa tới.

Trưởng lão: Con giữ thế cái bàn chân, Đó! Để ngón chân xuống, hạ gót xuống!

Tu sinh 1: Chân trái bước!

Trưởng lão: Rồi dở gót lên, dở chân, rồi đưa tới.

Tu sinh 1: Rồi mới dở chân lên, rồi đưa tới.

Trưởng lão: Đưa tới, con lưu ý con làm chậm chậm, con lưu ý từng cái hành động của cái bàn chân; của cái chân mình đưa lên, đưa tới, để xuống.

Tu sinh 1: Dở chân lên.

Trưởng lão: Chậm chậm.

Tu sinh 1: Rồi đưa xuống.

Trưởng lão: Thành ra con lưu ý cái bàn chân. Khi mà nó dở chân lên vầy rồi, tại mình quen thì nó có cái động tác mà mình không hay; là nó đưa cái gót xuống mà cái bàn chân, ngón chân không có giữ thẳng, nó không giữ cái bàn chân. Khi mà gót nó dở lên rồi, nó đưa cái chân lên, nó co cái đầu gối, nó đưa lên rồi nó đưa tới là do cái bàn chân. Chứ còn cái bàn chân của mình giữ đứng, chứ không khéo thì cái này, cái co chân, rồi cái bàn chân của mình nó làm hai động tác của nó một lượt, cho nên khi đó mình hạ xuống thì cái gót nó xuống trước.

(Bên ngoài có người hỏi Trưởng Lão.

Người hỏi: Dạ, thưa Thầy chút nữa có đi không? Bảy giờ mấy hả Thầy?

Trưởng Lão: Có chứ con! Tám giờ.)

Tu sinh 1: Dạ con bước lại. Chân trái bước. Dở chân lên, đưa chân thẳng lên.

Trưởng lão: Dở chân, dở thẳng chân lên chứ chưa đưa tới. Rồi! dở lên, đưa tới. Đó con thấy không, cái bàn chân con phải giữ cho đứng, Lúc con dở gót lên, rồi con dở lên thì bàn chân con đừng uốn vầy, mà con dở lên như vầy.

Tu sinh 1: Chân trái bước, dở gót lên.

Trưởng lão: Con dở lên, con giữ cái bàn chân y cái động tác, rồi đưa tới.

Tu sinh 1: Rồi đưa tới.

Trưởng lão: Rồi để ngón chân xuống.

Tu sinh 1: Rồi để ngón chân xuống, rồi con nhớ rồi.

(24:27) Trưởng lão: Về tập nó mới quen.

Tu sinh 1: Chân trái bước nối gót dở lên.

Trưởng lão: Đưa tới, đưa tới thì con cũng giữ cái bàn chân chứ con đừng có uốn lại. Rồi, con về con tập con đừng có uốn cái bàn chân lại, giữ bàn chân cho xuôi vầy. Về tập hai tuần lễ.

Tu sinh 1: Dạ. Tập ngồi thiền. Cũng như bữa nay con về con tập.

Trưởng lão: Con tập ngồi thiền (ngồi hít thở) rồi thư giãn, rồi tập đi kinh hành.

Tu sinh 1: Rồi đi Thân Hành Niệm?

Trưởng lão: Đi rồi vô ngồi thư giãn, thư giãn một chút rồi mới đi tập cái kiểu đi mà phá hôn trầm.

Tu sinh 1: Phá hôn trầm.

Trưởng lão: Rồi, mới nghỉ một chút xíu, vô nghỉ một chút, rồi mới đi lại tập pháp Thân Hành Niệm. Sau này, cái này là cái phần đi, rồi tới chừng sau nó kết hợp lại với cái phần ngồi. Cái phần ngồi - khi mà cái chân đi như vậy đó, mình đứng lại rồi bắt đầu mình ngồi xuống như thế nào, rồi mình mới hít thở. Kết hợp ba cái giai đoạn của nó ở trong một cái pháp Thân Hành Niệm, khi kết hợp được rồi nó sẽ thành một cái cổ xe, lúc bây giờ mình tu mới được. Rồi, bây giờ các con tập.

Còn về cái phần đó, các con về cái phần mà đi kinh hành thư giãn, Chánh Niệm Tỉnh Thức thì các con đi như vậy, đi tự nhiên như vậy thì nó rất tốt rồi. Nhưng mà nó thường là ở trong đó, sau này Thầy sẽ thay đổi những câu pháp hướng. Từ cái pháp hướng “Tôi đi tôi biết tôi đi” hay “Tôi đi kinh hành, tôi đi tôi biết tôi đi kinh hành”. Rồi khi mà thấy cái tâm của mình nó yên lặng ở trên cái bước đi mình được rồi thì mình tác ý: “Tâm phải ly tham, sân, si hết đi” hoặc là “Tâm như cục đất ly tham, sân, si”, hay hoặc là “Tâm ly dục ly ác pháp”. Tức là những câu pháp hướng đó mình đều nhắc, mình đều nhắc nó. Trong khi mình đi, mình nhắc những điều đó để cho cái tâm mình nó ly cái tham, sân, si ra.

(26:26) Đó thì tất cả những cái điều này, sau này Thầy sẽ lần lượt dạy cho các con. Bây giờ các con chỉ tu có cái: “Tôi đi, tôi biết tôi đi” thôi chứ đừng có nhắc gì nữa. Rồi sau này tu tập cho nó thuần rồi đó, thì tới những cái pháp hướng khác để mình nhắc cái tâm mình trong khi mà mình đi đó, thì Thầy sẽ dạy thêm.

Thôi bây giờ xong rồi các con về tập, về ráng mà tập vì thời gian ở đây không có dài lắm.

(Từ phút (26:58) đến (28:09) băng bị lặp lại đoạn từ phút (25:45) đến 26:57)

4- CÁCH THỨC ĐI KINH HÀNH ĐỂ KHÔNG BỊ ỨC CHẾ?

(28:12) Tu sinh 2: Đi kinh hành Chánh Niệm Tỉnh Giác nếu có một cái diện tích nhỏ cũng như là trong phòng hay là cái sân hẹp hoặc là cái đường gồ ghề hoặc là ban đêm mình không thấy rõ đường đi thì mình không thể đi tự nhiên thì mình đi chậm, đi rất chậm như vậy có ức chế tâm, có ức chế thân không?

Trưởng lão: Chánh Niệm Tỉnh Giác thì coi như là mình đi rất là tự nhiên cũng như là bình thường mình đi ở ngoài đường rộng vậy đó, vậy mới là tự nhiên, gọi là Chánh Niệm Tỉnh Giác. Nhưng mà mình chỉ đi mình biết mình đi thôi một cách rất là nhẹ nhàng nó không bị ức chế. Còn mình đi hơi chậm lại là nó bị có sự chú ý, chú ý thì nó bị ức chế. Cho nên trong khi ban đêm đó, thì coi như là mình đi để ức chế, để phá hôn trầm thôi. Chứ không phải đi như người mà đi thư giãn, đó mới chính là Chánh Niệm Tỉnh Thức, đi ở trong cái hành động rất là tự nhiên. Như vậy khi có hành động nào mà nó hơi bị gò bó chút xíu là tâm mình chú ý trong đó là bị ức chế, vì mình gò bó cái hành động đó rồi. Cũng như bây giờ mình để hơi thở của mình tự nhiên như vầy mình thở thì nó không gò bó, còn mình chú ý vô cái bắt đầu nó gom lại là nó gò bó rồi.

Tu sinh 1: Dạ thưa Thầy! Mình đi kinh hành thì mình có đếm, mình có nói chân mặt, chân trái không thưa thầy?

Trưởng lão: Coi như là từng bước đi mình đếm: Một, hai, ba, bốn…​ cho đến hai mươi bước vậy đó, rồi mình tác ý một lần rồi thôi.

Tu sinh 1: Dạ, chứ mình không có đếm mặt, trái hả thầy?

Trưởng lão: Không, đó là Thân Hành Niệm. Chân trái, chân mặt cái đó là Thân Hành Niệm đó là kiểu khác rồi, hành động tu nó khác rồi. Nó không có giống như Chánh Niệm Tỉnh Giác. Cho nên trong cái khéo léo, linh động, thiện xảo khi mà tâm của mình nó an trú thì mình đi rất tự nhiên, còn tâm của mình không an trú thì mình phải đi chậm lại, mặc dù là ban ngày như thế này. Tâm con an trú cứ đi (tự nhiên). Khi nó phóng niệm, các con lưu ý nó phóng niệm thì mình đi chậm lại để bắt buộc cái tâm của mình nó chú ý cho nó an trú được, khi nó an trú được các con đi lại tự nhiên thì nó không bị ức chế. Chứ lúc nào các con cũng bị gom tâm ức chế thì nó không được, các con có hiểu không?

5- TU TẬP HƠI THỞ THẾ NÀO ĐỂ KHÔNG BỊ TƯỞNG?

(30:33) Trưởng lão: Cho nên con thấy như trong mười tám cái đề mục của hơi thở. Vô đầu thì đức Phật dạy cho mình tập trung trong hơi thở phải biết trong cái hơi thở ra vô chỗ mũi, “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”. Phải không? Nhưng mà tới đề mục thứ hai thì gần như là đức Phật không có để cho mình biết cái chỗ này nữa mà lại biết hơi thở dài ngắn - nó thay đổi rồi. Rồi tới cái hơi thở đề mục thứ ba đó thì nó lại khác, nó hít vô như vầy đó thì coi như là mình cảm tưởng như là cái hơi thở của mình nó đi từ trên đầu tới dưới chân, thở ra rồi từ dưới chân nó lên trên đầu. Thành ra cái điểm mà bám chặt một chỗ thì nó không còn có nữa. Mà giờ cái tâm biết của mình, nó chạy lên chạy xuống theo cái hơi thở.

Tu sinh 1: Cái đó ý thức hay là tưởng?

Trưởng lão: Cái ý thức của mình, mà không khéo thì mình tưởng như hơi thở chạy lên chạy xuống, còn trái lại mình nương. Bởi vì thay vì cái câu mà mình tác ý “Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra”. Thay vì mình thay đổi cái câu đó thì nó dễ hiểu hơn. Nhưng mà vì ở trong kinh sách Phật để cái câu như vậy cho nên Thầy để, chứ thật ra thì khi tu Thầy có thay đổi, thay đổi cái câu pháp hướng “Cảm giác thân hành tôi biết tôi hít vô, cảm giác thân hành tôi biết tôi thở ra”. Khi đó con hít vô con nghe cái độ rung động của cái thân thể của con, con dễ cảm nhận hơn.

Tu sinh 1: Dạ.

Trưởng lão: Có đúng với cái câu tác ý này nó dễ nhận hơn, phải không?

Tu sinh 1: Dạ.

Trưởng lão: “Cảm giác thân hành tôi biết tôi hít vô”, cảm giác thân hành thì con hít vô thì con nghe cái hơi thở của con không bị tưởng, mà nghe cái rung động của cái thân của mình từ trên đầu xuống dưới chân.

Con thử có phải có đúng không? Rồi con thở ra thì con nghe nó rung động từ dưới chân nó đi lên đầu, phải không, có đúng không?

Tu sinh 2: Để cho ý thức dẫn chứ không để tưởng?

(32:18) Trưởng lão: Không để tưởng dẫn, tưởng dẫn nó sai, cho nên mình đổi lại câu đó một cái là mình thấy nó dễ nhận. Còn “cảm giác”, có nhiều người không biết thay đổi cái câu pháp hướng đó, cứ để “Cảm giác toàn thân tôi biết”, mình cảm giác nó khó lắm nhưng mà “cảm giác thân hành” thì dễ, mà cảm giác cái thân cứng ngắt khó quá, có phải không? Thân hành thì có cái sự động của nó chứ gì? Mình cảm theo cái sự động của nó thì dễ, mình hít vô thì thế nào cái thân của mình nó cũng có sự rung động nhẹ ở trong đó, thì nó không bị tưởng đâu. Chứ không khéo con ngồi mà con cảm giác toàn thân, con theo dõi cái hơi thở, theo cái hơi thở con luồn ở trong thân con đi tới dưới chân, thành ra như cái hơi thở chạy lên, chạy xuống đó thì coi chừng nó cũng trật; nó trật nó bị tưởng. Các con thấy nó thiện xảo ghê gớm không? Nếu mà không thiện xảo thì kể như là không biết.

Tu sinh 2: Thưa thầy, cảm giác thân hành thì cái ý thức của mình nó cũng thấy hết cả toàn thân hay là thiếu cũng được?

Trưởng lão: Nó thấy toàn thân, bởi vì cái thân nó rung động đến chỗ nào mình cảm nhận hết chỗ đó. Các con lắng nghe cái rung động của cái thân đó, thì nó từ trên đầu xuống tới chân toàn thân của mình hết. Bởi vì cái rung động, mình hít vô nó có sự rung động, chứ nó không phải luồn theo hơi thở mà đi theo hơi thở. Mới đầu thì nó cũng hơi khó một chút nhưng sau đó mình thấy dễ nhận ra.

Thầy nói rồi, các con thiện xảo một chút xíu thì các con sẽ tu cái đề mục này rất tốt. Mà ngay đó, các con tu ngay đó thì không có niệm vô nữa, hết niệm. Tức là không có niệm xẹt vô được, mà không ức chế. Bởi vì cái tâm không ức chế là tại vì cái ý thức của mình nó không có tập trung có một chỗ, mà nó cảm nhận cái rung động từ trên đầu xuống tới chân, chứ nó không có sự cảm nhận có một cái rung động nào.

Cho nên Thiền Mahasi đó nó dạy cho chúng ta ở trên cái thân mà rung động của nó là phình xẹp của cái bụng, nó lấy cái động của cái bụng thôi, nó không có toàn thân cho nên nó bị cái rung động của cái bụng mà nó có một niệm, cho nên vì vậy mà nó bị ức chế.

Còn cái này nó hít vô cái mình thấy rung động cả thân cho nên nó không có bị ức chế cái chỗ nào trên thân của mình hết, mà nó theo cái thân hành, nó cảm nhận theo cái thân hành của nó, cho nên cảm nhận tất cả toàn thân mình không bị ức chế, các con có hiểu không? Đó là cái khéo léo của những cái đề mục. Nhưng mà không có người mà giảng thuyết cho chúng ta hiểu đó thì chúng ta lầm, chúng ta cứ ức chế có một chỗ, gom tâm có một chỗ, thành ra (sai).

Tu sinh 1: Cái này nói rõ một chút, con nghĩ rằng cái đường hơi thở xuống.

(34:38) Trưởng lão: Thì đó, thí dụ mà Thầy không nói rõ thì con sẽ bị tưởng.

Tu sinh 1: Dạ.

Trưởng lão: Thì như cái hơi thở đó nó sẽ chạy, mà nó chạy xuống tới dưới chân mình lận. Đó là bị tưởng rồi, cái tưởng nó dẫn đi. Bởi vì cái hơi thở làm sao đi xuống dưới chân mình được? Nhưng mà cái thân của mình rung động được, con hiểu chưa? Nó thực tế hơn cho nên nó không bị tưởng. Còn cái mà mình không thực tế đó tức là hơi thở đó nó đi tới phổi thôi mà mình thấy nó luồn đi tuốt tới chân lận thì như vậy nó sai mất rồi, cái mà nó không đúng cái sự thật đó gọi là tưởng; mà cái đúng thì nó không thể tưởng. Đó, Thầy phân tích, Thầy giải thích cho các con hiểu rõ cái chỗ này; cái nào tưởng và cái nào không tưởng. Do đó mình tu cho đúng cách thì không bị tưởng, mà tu không đúng cách thì bị tưởng, nó xê xích chỗ này.

6- TU TẬP HƠI THỞ THEO ĐẶC TƯỚNG

(35:22) Tu sinh 2: Kính bạch thầy, con “Hít vô dài thì con biết hít vô dài”, thì cái hơi thở đó mình dẫn nó đi một đường hay là toàn thân?

Trưởng lão: Không, mình chỉ quan sát cái hơi thở của mình dài hay là ngắn. Tùy theo cái đặc tướng của mình, nếu cái hơi thở của mình dài thì mình cứ tu theo dài. Nhưng phải thiện xảo nữa. Đức Phật nói: Tất cả những cái pháp của Phật phải thiện xảo để an trú. Bây giờ mình hít vô cái hơi thở đặc tướng của mình là hơi thở ngắn đi, hít vô nhanh, thở ra nhanh phải không? Nhưng mà nó cứ lát nó có cái niệm khởi, cứ lát thì có niệm khởi nó không có an trú được. Không an trú được tức là nó có niệm khởi. Còn hễ mà mình cố gắng mình nhìn chăm chăm hơi thở để mình tập trung đó thì nó bị ức chế.

Cho nên nó khó ở cái chỗ này, cho nên mình phải thiện xảo. Bây giờ cái hơi thở tôi thở nó ngắn, bây giờ tôi phải thiện xảo để cho nó được an trú, cho nên tôi thở chậm chậm nhẹ nhẹ dài theo cái đặc tướng thở chậm nhẹ của tôi mà nó không bị rối loạn. Con nhớ không? Mình chậm quá là rối loạn, nó mệt, con hiểu không? Mà nó chậm vừa cái mức của cơ thể của mình đó thì nó không rối loạn. Nhưng mà con thở chậm chậm nhẹ nhẹ vừa với (đặc tướng) thì cái tâm con an trú được trong hơi thở.

Không, Thầy nói thiện xảo bằng cách này là cách thiện xảo. Nếu mà không dạy cho người ta biết thiện xảo thì người ta không thiện xảo đâu. Thầy không nói ra các con không biết cách thức thiện xảo mà tu đâu. Nói hơi thở hít ra hít vô, chứ thiện xảo thì an trú được mà không có thiện xảo thì các con thấy thỉnh thoảng cũng có vọng tưởng, thỉnh thoảng cũng không có an trú đâu.

Nó an trú là nó nhiếp được ở trong hơi thở thì thân con nó ngồi rất an ổn; tâm con nó an ổn; nó không có niệm nữa, thì gọi là an trú. Cho nên đức Phật nói: “Thiện xảo nhập định”, tức là thiện xảo an trú trong Định, rồi thiện xảo nhập định. Cách thức vô mới đầu là những đề mục đó, là những cái đề mục thiện xảo nhập cho được, an trú cho được. Rồi bây giờ mới thiện xảo kéo dài, nó còn cách thức thiện xảo kéo dài, chứ không một chút nó bung ra, nó không có nằm ở trong đó được.

Thì lần lượt Thầy dạy từng cái đề mục thì các con sẽ thấy an trú. Các con thiện xảo, con về con thiện xảo, con nghe lời Thầy. Bây giờ con tu tập mấy bữa rày con đã có kinh nghiệm rồi. Bắt đầu thấy sao nó còn niệm, mình tu trong ba mươi phút, mà nó còn có niệm khởi, nó chưa được an trú. Mà nghe Thầy dạy cách thức an trú, con về con làm thử cách thức này, cách thức kia rồi rồi con an trú được. Như vậy rõ ràng là ba mươi phút mà ngồi nghe nó an ổn là mình thấy kết quả rồi chứ gì; còn mình tu không có kết quả thì làm sao mà tu được.

Tu sinh 2: Kính thưa Thầy, như vậy là cái hơi thở phát xuất là từ nhân trung đi ra, nghĩa là từ nhân trung đi ra chứ không phải toàn thân?

(38:00) Trưởng lão: Thấy nó ra vô chỗ nhân trung thôi tức là tụ điểm của nó mà. Rồi bắt đầu cái đề mục thứ nhất với cái đề mục thứ hai thì coi như là cái hơi thở nó ở chỗ này, mà cái biết của nó thì nó ở chỗ này, thấy biết ra vô đây thôi, phải không, con thấy không? Bây giờ dài thì cái hơi thở cũng ra đây mà thấy nó chậm, cũng thấy nó ra đây, chứ không phải dài, mình hít vô, mình thấy nó dài theo kiểu mình hít vô mình tưởng tới dưới bụng của mình thì nó cũng trật rồi. Hít vô chậm, mình thấy hơi thở nó chạy chậm chậm chậm chỗ này, chứ mình không có thấy nó đi xuống bụng mình đâu. Mình thấy chậm chậm chỗ này, rồi thở ra chậm chậm chậm đó là hơi thở dài.

Còn cái hơi thở ngắn đó, thì nó chạy vô nhanh, nó thở ra nhanh gọi là ngắn. Có dài, ngắn thì mình phải biết là cái dài là cái hơi thở nó phải chậm, nó chậm chậm chậm chậm thì nó mới dài. Chứ còn nó thở chạy tuột, nó nhanh quá thì nó không dài được, nó phải ngắn, các con hiểu không? Con thấy nó phải chạy chậm chậm như vầy, mà khi mà con an trú được cái hơi thở chậm này. Nói chung là phần nhiều cái người mà tu tập an trú được trong hơi thở thì là hơi thở hoạt động chậm hết, nó không có nhanh được đâu, tự động nó cũng chậm nữa. Nhưng nó chậm mà tự động nó chậm thì nó đúng cái đặc tướng của mình, cho nên nó không có làm sai.

Còn mình khéo léo mình thiện xảo thì mình chậm, nhưng mà chậm theo đặc tướng, cho đúng cái đặc tướng, nếu mà chậm quá thì nó làm mệt mình. Con cứ thở chậm quá coi có thấy mệt không? Do đó nó khéo léo thì con chậm hơn cái hơi thở của con một chút để cho nó nhiếp đúng cái đặc tướng của nó thì con thở rất khỏe không có sao hết, mà dễ an trú. Các con hiểu chỗ Thầy muốn nói chưa? Thầy nói trong đạo Phật thì ông Phật nói: “Thiện xảo”, thật ra hai cái chữ “thiện xảo” rất khó cho mọi người. Mà nếu mà không có kinh nghiệm của một cái người tu thì người ta không biết cách thiện xảo.

7- THƯA HỎI TU TẬP ĐỀ MỤC HƠI THỞ THỨ NĂM

(39:47) Tu sinh 1: Thưa Thầy mấy cái đề mục để con thực tập, con thấy đề mục năm hơi thở đó Thầy, để con trình bày, Thầy coi sửa giùm con. Con hít vô, con ngồi kiết già hay là có khi con ngồi bán già, con thẳng lưng xong con thấy an ổn rồi con hít vô, thở ra năm hơi thở, trước khi đó thì con tác ý trước, con tác ý là: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”, xong con thở ra thấy an ổn rồi, con tác ý con đếm: “Một, hít vô” con nói trước rồi con mới hít vô, thở ra. Rồi con đếm tới năm rồi con tác ý trở lại là: “Hít vô, tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”, có khi an ổn con thở con ngồi được ba mươi phút, có khi thì chưa được ba mươi phút con bị tê chân rồi, cái đó thì làm sao Thầy?

Trưởng lão: Khi mà ba mươi phút đó mà con bị tê chân đó là.

Tu sinh 1: Chưa được ba mươi phút.

Trưởng lão: Chưa được 30 phút, chỉ khoảng chừng 25 phút thôi còn 5 phút nữa hoặc là chỉ được 20 phút thôi còn 10 phút nữa. Chưa được ba mươi phút mà con bị tê chân. Con muốn nó hết tê chân thì con nhắc: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tinh thân hành tôi biết tôi thở ra”. Lúc bây giờ nó có cái cảm thọ nó tê chân con. Tức là nó bắt đầu nó có cái chướng ngại pháp ở trên đó rồi, thì thay vì con nhắc: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra” chứ gì. Thì bây giờ con lại thay thế cái câu tác ý đó bằng cái câu tác ý: “An tịnh thân hành”, thì con cứ nhắc nó vậy để sau này, bây giờ thì nó chưa hết đâu, nhưng mà con tập trong vòng nửa tháng, một tháng cái bắt đầu nó có hiệu quả. Con nhắc con không thấy nó tê nữa, nó mất.

Bắt đầu con thay đổi câu tác ý liền. Hễ khi con bị tê đó, bây giờ con ngồi nó không có bị tê gì hết phải không? Thì con tác ý: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”, cứ đúng năm hơi thở là con tác ý thì bây giờ nó bắt đầu nó tê; có bữa thì nó không có tê, có bữa nó tê; có bữa có thời con tu nó tê có thời con tu nó không tê. Nhưng mà cái thời tu nó tê thì con thay cái câu tác ý liền. Để con sử dụng cái câu tác ý này đối (trị) trước với đối tượng của nó đang bị tê đó, con tác ý để mà con luyện tập, chứ còn ngồi tê đó thì cỡ mười phút không sao đâu.

Nhưng mà con tác ý lúc bây giờ thì nó chưa hết đâu. Nhưng mà nhờ trước cái đối tượng đó thì con cứ tác ý, con nương vào, an trú vào trong hơi thở rồi con tác ý thì thời gian sau nó đâu mất, nó không còn tê. Khi đó sức của con có thể chưa có ngồi được một giờ đâu. Nếu mà con ngồi được một giờ thì nó vẫn an ổn, nó không tê không nhức nữa.

(42:30) Tu sinh 1: Thầy dặn có ba mươi phút thôi?

Trưởng lão: Bây giờ chỉ tu có ba mươi phút chứ không được ngồi thêm. Nghĩa là bây giờ nó có cái trường hợp nó có cảm thọ như vậy rồi, thì con nhớ con thay đổi cái câu tác ý liền. Thay vì: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra” chứ gì? Thì con nhắc nó liền: “An trú thân hành tôi biết tôi hít vô, an trú thân hành tôi biết tôi thở ra”, thì con an trú nó.

8- THÂN CHƯA AN ỔN MÀ TƯỞNG RA LÀ SAI

(42:51) Tu sinh 2: Dạ kính bạch Thầy, mình nói rằng: “An Tịnh Thân Hành” thì lúc đó mình có phải tưởng để cho nó được an ổn không?

Trưởng lão: Không, không tưởng gì hết, cứ nhắc để tự nhiên nó hiện ra, chứ mình đừng tưởng. Tưởng cái nó bị tưởng.

Tu sinh 2: Mình không tưởng để cho an ổn?

Trưởng lão: Đừng tưởng an ổn. Mình chưa an ổn mà mình tưởng như nó an ổn thì mình bị sai rồi. Cái tưởng nó ra, nó ra nhưng mà nó cũng làm cho mình an ổn, nhưng mà sau này nó dẫn mình đi bậy. Bây giờ tưởng nó có cái lực, nó không có chủ động ở trong ý thức mình được. Còn mình cứ nhắc ý thức của mình, lâu chừng nửa tháng hay một tuần lễ, bỗng dưng thấy nó có chứ mình không tưởng ra, thì cái này là cái đúng của mình tập luyện nó có đó.

9- HIỆN TƯỢNG ỨC CHẾ KHI NGỒI TU TẬP

(43:31) Tu sinh 2: Dạ thưa Thầy! Nhất là ban đêm mà con tréo chân lên con ngồi kiết già thì chừng năm phút là nó buồn ngủ, nhiều khi mắt nó làm thinh vậy, nhưng mà xả ra thì nó tỉnh, nó không buồn ngủ nữa. Còn mấy hôm rồi thì ban ngày con ngồi khoảng chừng hai mươi lăm phút thì có cái hiện tượng này xảy ra: là con nhìn sâu vào cái vân vách thì con thấy vân vách nó nổi rõ ra, nó đi sâu vào cũng như người ta nhìn vào một bức tranh nổi vậy. Những vân vách nó nổi rõ ra, mà nó sâu hàng dặm sâu ở trong. Thì con thấy lúc đó con tỉnh là cái hơi thở thì con vẫn đếm, nó vẫn theo dõi đúng năm hơi thở vẫn đúng. Nhưng mà thì con buồn ngủ. Khi mà hiện tượng mà con chuyên chú vào một điểm đó, thì hiện tượng nó nổi sâu vào thì mọi cảnh vật rất là rõ, mà con tỉnh, hơi thở đếm con thấy rằng con theo dõi rõ được, như vậy có phải là ức chế tâm không?

(45:00) Trưởng lão: Ức chế đó con, ức chế thì cái tưởng hiện ra; cái tưởng hiện ra thì nó tỉnh; nó tỉnh bằng cái tưởng của con. Bởi vì khi nào mình tập trung mình gom, mình ức chế như vậy thì cái hiện tượng nó như vậy. Nếu khi mà nó không có hiện tượng đó xảy ra thì mình bị căng đầu nặng đầu mình, mà nó có hiện tượng xảy ra thì nó không căng đầu, nặng đầu. Nhưng mà hiện tượng đó nó khác, con nhìn cái nan liếp đó nó sâu hơn, nó khác lạ, nó không giống như bình thường của mình thì nó bị tưởng rồi; nó bị tưởng thì con xả ngay, đừng có theo nó; mà con phải trở về với cái vị trí bình thường.

Bây giờ con ngồi con bị con buồn ngủ thì con nên lấy cái đề mục thứ mười bảy con phải tập ngay liền. Con bảo cái tâm, con thấy nó buồn ngủ rồi thì con mới tu, con hít thở có chừng năm phút hay ba phút mà thôi. Nó dễ lắm; khi mà con nhiếp tâm trong cái hơi thở rồi, mà thấy nó không có niệm nữa thì nó dần dần nó đi vào cái ngủ dễ lắm, nhất là buổi tối. Do đó khi nó thấy buồn ngủ rồi thì do con ngồi, con ngồi chứ con không đi kinh hành. Con xả ra, con đứng dậy con đi thì nó hết, nhưng mà con ngồi thì nó dễ thiu thiu thì nó muốn ngủ. Thì lúc bây giờ đó con lấy cái đề mục thứ mười bảy đó con nhắc: “Với tâm định tỉnh tôi biết tôi hít vô, với tâm định tỉnh tôi biết tôi thở ra”, con tác ý cứ như vậy lần lần sẽ hết.

(46:25) Có cái đối tượng của nó thì phải dùng cái câu đó để mà tập luyện lần để cho (tỉnh); nó có cái đối tượng để cho nó giúp cho con tỉnh. Nếu mà thật sự nó chưa tỉnh thì con chỉ tu nó trong vòng một phút hai phút hoặc là ba phút hay năm phút thôi, thấy nó còn buồn ngủ, nó chưa hết nó chưa tỉnh, con đứng dậy đi kinh hành một vài vòng cho nó tỉnh. Con tỉnh rồi con ngồi lại; ngồi lại nó cũng còn buồn ngủ thì con lấy cái câu đó, con tu nữa. Con tu chừng nào mà con nhắc nó không còn có nữa thì như vậy nhờ cái pháp này có hiệu quả. Còn con đi kinh hành nó chỉ phá chứ nó không có đúng cách của nó đâu, nó không đúng pháp. Còn cái pháp của Phật thì nó có đề mục nó dẫn vô, dẫn cái tâm mình cho nó định tỉnh, nó không có buồn ngủ nữa. Đó là cái đề mục để mà phá cái buồn ngủ của mình chứ không có gì. Còn bây giờ con đi kinh hành là tại vì mình chưa có pháp để phá, vả lại cái pháp nó chưa có hiệu quả, mà ngồi đây sử dụng nó thì mình không có chịu nổi đâu.

Cho nên vì vậy mà trong cái giai đoạn này Thầy nói nó có ba cái điều kiện rất quan trọng ở trong mười tám cái đề mục của Định Niệm Hơi Thở. Đề mục thứ nhất mà nó quan trọng - Đó là cái đề mục: “An tịnh thân hành”; làm cho cái thân của mình an ổn trở lại, nó không bị đau nhức tê hoặc ngứa ngáy ở trong thân của mình đều đẩy lui được hết. Đó là cái quan trọng của cuộc đời mình, tức là cái đề mục làm chủ bệnh.

Cái đề mục thứ hai là làm chủ tâm. Cái tâm mình tham, sân, si phiền não; chấp ngã rồi nhớ thương này kia. Thì đề mục thứ hai với cái câu tác ý của nó là: “An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra” đó, nó là quan trọng. Cho nên tập được những cái này mình mới làm chủ được cái tâm tức là làm chủ được đời sống. Khi mà người ta chửi mình, mình nhắc “An tịnh tâm hành” là nó sẽ an liền, nó không giận hờn. Đó các con nhớ đó, nó quan trọng lắm.

Với cái đề mục mà thứ mười bảy, thì cái đề mục này nó quan trọng ở chỗ chúng ta bị buồn ngủ, nó làm cho chúng ta tỉnh, cho nên “Với tâm định tỉnh tôi biết tôi hít vô, với tâm định tỉnh tôi biết tôi thở ra”. Cho nên nó có ba cái đề mục rất quan trọng. Tu tất cả các đề mục khác để trợ giúp cho ba cái đề mục này, để nó hoàn thành được cái xứ mạng của Định Niệm Hơi Thở. Đó là cái chỗ của nó.

(48:30) Nhưng khi mà Định Niệm Hơi Thở mà hoàn thành được thì Tứ Niệm Xứ tu rất dễ. Bởi vì trên Tứ Niệm Xứ nó khắc phục được tham ưu; tức là đẩy lui chướng ngại pháp trên bốn chỗ Thân, Thọ, Tâm, Pháp của mình. Mà Định Niệm Hơi Thở mà nắm vững rồi thì các con tu không bao giờ còn chướng ngại trên thân của con nữa, buồn ngủ con cũng có cách phá, con không cần đi kinh hành đâu. Hay là thân con đau nhức chỗ nào con phá cũng được, mà tâm của con mà nó khởi ra niệm gì con cũng phá được hết, con chỉ cần nhắc nó cái nó im, nó im lặng liền tức khắc. Cho nên cái quan trọng về cái cái bài mà “Xuất nhập tức”, tức là Định Niệm Hơi Thở đó, nó quan trọng lắm.

Đó, còn cái pháp Thân Hành Niệm đó chẳng qua mấy con tu tập để cho bảy giác chi nó xuất hiện cho đủ. Buộc lòng để bảy cái cái trạng thái giải thoát của một người tu theo đạo Phật, gọi là Thất Bồ Đề đó. Nó xuất hiện đầy đủ để chúng ta sử dụng nó để chúng ta nhập các định, để chúng ta thực hiện Tam Minh thôi. Còn bây giờ mình chỉ có tu tập những cái này thôi. Cho nên các con tu kỹ mười tám cái đề mục của Định Niệm Hơi Thở, để các con có đủ phương tiện mà các con sẽ làm chủ được thân tâm của mình rồi.

10- NHỮNG YẾU CHỈ CĂN BẢN ĐỂ TU TẬP

(49:41) Tu sinh 2: Kính bạch Thầy, chúng con đến với Thầy chỉ có hai tuần lễ thôi Thì chúng con không tu tập được nhiều. Con chỉ mong Thầy chỉ cho con biết qua những cái yếu chỉ, rồi con trở về rồi con ôm đó con tu tập. Có Thầy chỉ nói tường tận thì con dễ hiểu hơn là nghe băng, nghe đọc sách của Thầy. Thì con cũng không biết chừng nào con sẽ trở qua được, thời gian ở bên thì lâu, con mong Thầy chỉ cho con để con lấy yếu chỉ đó để con lấy cái khẩu quyết của Thầy để con về con tu tập. Khi có cái thắc mắc gì thì con xin viết thơ qua Thầy, hỏi lại Thầy.

Trưởng lão: Cái cơ bản nhất mà các con đang tu tập, thì bây giờ Thầy dạy cho các con về tập những cái hơi thở, để mà tập cách thức làm sao các con nhập được vào trong hơi thở, tức là an trú được vào trong cái hơi thở. Rồi Thầy dạy cách cho các con thiện xảo được; an trú, thiện xảo được ở trong cái hơi thở kéo dài ra, phải không? Rồi Thầy dạy cái căn bản để cho con sống cho được thiện xảo, sống được ở trong cái trạng thái an ổn của con. Nghĩa là bây giờ con không có tu pháp gì mà ngồi chơi mà con an trú, thì trong cái thời gian này thì con tập kỹ cái này, có cái gì Thầy dạy cho. Đó là nãy giờ Thầy chỉ cái hơi thở để các con biết cách thiện xảo chứ gì. Đó là các con nắm được những cái căn bản này thì các con về bên đó thì các con cũng dễ lắm, chứ không có khó gì. Đây là các con đã nắm được cái cơ bản chắc chắn mà chúng ta sẽ làm chủ được. Thì cái cơ bản mà đã nắm vững rồi, các con biết cách thiện xảo an trú rồi, thiện xảo nhập, rồi thiện xảo an trú, rồi thiện xảo kéo dài cái định đó ra, cái trạng thái đó ra, thì các con biết cách rồi thì các con tu các pháp khác rất dễ dàng.

Ví dụ như pháp Thân Hành Niệm các con không tập thôi chứ con tập thì nó sẽ nhịp nhàng, nó sẽ đúng, lần lượt nó sẽ đúng cái đó nó dễ rồi. Nó khó, nhưng mà nó dễ. Còn cái đầu tiên này, cái thiện xảo mà để đi vào từng hơi thở các con để tu; nội cái hơi thở mà Thầy dạy các con mà được thiện xảo những cái điều, những cái đề mục căn bản và những đề mục quan trọng nhất của nó rồi thì các con ở đây có hai tuần lễ, phải không? Các con ở đây có hai tuần lễ, Thầy dạy căn bản rồi sau đó các con về thì các con cứ theo đó mà tập cho thuần thục, cho thật thuần thục thì nó phải kết quả hẳn hòi đàng hoàng. Bởi vì các con biết cách rồi, phải không?

Các con nhớ tập ở đây là tập cho biết cách thôi, chứ còn chưa có kết quả đâu. Nhưng mà biết cách để thiện xảo thôi, các con thiện xảo nó chưa có kéo dài được, thiện xảo cho nó vào an trú được thôi. Đó, cho nó an trú trong hơi thở mình được thôi. Thì Thầy dạy cách thức cho các con tu tập kỹ, trong mấy ngày nay thì các con tu tập kỹ, vì cái thời gian nó ngắn quá, các con không có ở đây dài, nắm cho được cái căn bản này rồi các con về biết cách thiện xảo này rồi các con yên tâm đi, các con sẽ tu tới nơi tới chốn. Nhớ chưa, mấy con nhớ chưa?

(52:44) Hồi nãy tới giờ Thầy nói những cái căn bản mà thiện xảo để các con vào định, phải lưu ý! Rồi các con tu tập, nói vậy chứ mỗi người nó có một đặc tướng riêng, Thầy nói là theo cái kinh nghiệm của Thầy mà, còn các con phải tu tập theo cái đặc tướng riêng của các con mà. Như hồi nãy con trình bày cách thức con tu đúng rồi. Nhưng mà các con phải nhớ lưu ý về những cái phần mà Thầy dạy về thiện xảo, các con thấy nó không an trú thì thiện xảo; con khéo léo, con thay đổi cách thức của con một chút thì nó sẽ được an trú. Các con nhớ chưa? Nhớ kỹ!

Còn ở đây, để mà Thầy dạy cách thức để mà thiện xảo cho được cái tâm, tức là mình phải linh động khéo léo ở trong cái hơi thở của mình mà mình an trú được, thì đó mới là cái quan trọng. Và đồng thời bây giờ, ví dụ như: “An tịnh thân hành”, mà các con nhắc nhưng nó chưa có an tịnh thì các con đừng có tưởng ra, mà con cứ để tự nhiên. Sau đó con về nhà, con cứ thiện xảo, rồi con cứ an trú cho được cái hơi thở ở trong đó rồi, thì lần lượt các con nhắc là nó hiện ra đủ. Còn mình an trú không được cái hơi thở thì mình nhắc gì nó cũng không được đâu, các con hiểu chỗ đó. Khi nào mà Thầy dạy an trú được cái hơi thở mà nó không bị ức chế, còn bây giờ con an trú trong hơi thở mà con ức chế để con an trú thì nó không đúng. Đó các con hiểu nãy giờ Thầy muốn nói. Nghĩa là mình làm sao mình không ức chế hơi thở mà mình được an trú. Đó là cái khéo léo thiện xảo của mình.

Đó như hồi nãy giờ Thầy nói cũng như hơi thở mình ngắn mà bây giờ nó không có an trú được. Thì bắt đầu đó, mình tìm mọi cách, tìm mọi cách để mình thở cách nào đây? Thì mình thở hơi chậm chậm một chút xíu. Chậm một chút xíu thôi đừng có chậm quá, chậm quá nó trật. Bởi vì nó quá sức của mình, chậm quá thì trật, mình chậm chút xíu hơn hơi thở bình thường của mình đang thở đây, chậm hơn chút xíu. Rồi coi nó có được không? Được, thì mình thấy nó an trú được thì thôi, còn nó chưa an trú được thì mình chậm hơn một chút nữa. Thầy nói thật sự cái đặc tướng của mình nó khó là mình phải mò, mò dần theo cái tướng của mình, chứ nếu mà không, ai cũng giống như ai hết thì Thầy nói dễ lắm.

HẾT BĂNG