Skip directly to content

PHẬT TỬ CAM RANH 03 - TRIỂN KHAI TỨ DIỆU ĐẾ

PHẬT TỬ CAM RANH 03 - TRIỂN KHAI TỨ DIỆU ĐẾ

PHẬT TỬ CAM RANH 03 - TRIỂN KHAI TỨ DIỆU ĐẾ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Phật tử

Thời lượng: [01:32:28]

I- NHÂN DUYÊN ĐỨC PHẬT GIẢNG TỨ DIỆU ĐẾ

(00:04) Trưởng lão: Hôm nay, các Phật tử có duyên về thăm Tu Viện. Và được nghe những lời pháp nhũ của Thầy, để thấy rõ được con đường tu tập của Phật giáo như thế nào đúng, như thế nào sai.

Như chúng ta đã biết, bài pháp đầu tiên gọi là Tứ Diệu Đế - bài pháp mà để thuyết phục được năm anh em Kiều Trần Như để triển khai đạo Phật, cái giai đoạn đầu rất là khó khăn.

Khi chúng ta nghe được bài pháp mà đức Phật tu chứng đạo, xong rồi muốn trở về độ hai vị thầy của mình, nhưng lúc bây giờ hai vị thầy đã mất. Chúng ta đặt thành vấn đề, nếu hai vị thầy còn sống, phỏng đức Phật về có độ được hay không? Đó là một điều rất quan trọng. Nếu không đủ khả năng thì chắc chắn đức Phật không thấy được cái duyên của hai vị thầy này; cho nên khi thấy được cái duyên của hai vị thầy không có duyên với Phật pháp vì vậy hai ngài đã chết.

Vì thế mới quan sát thấy năm anh em Kiều Trần Như, là những người do Vua cha sai đi theo hộ thất cho mình trong giai đoạn tu tập, nhưng năm người này đã thấy đức Phật không còn sống hạnh khổ hạnh nữa, cho nên họ không tin đức Phật làm được.

(02:03) Vì thế, khi đức Phật trở về để độ năm người này thì họ đã bàn với nhau rằng: khi Cồ Đàm đến thì chúng ta không đứng dậy chào. Nhưng khi đức Phật từ xa đến, tướng mạo ung dung hiện ra sự giải thoát nơi thân hình của đức Phật khiến cho năm anh em Kiều Trần Như đều đứng dậy và chào đón đức Phật. Lúc bấy giờ, đức Phật muốn thuyết phục những người này vì ít ra họ cũng am tường được những giáo lý của Bà Là Môn lúc bấy giờ, cho nên không còn cách nào khác hơn hết là giảng những bài pháp khác.

Đức Phật phải đem Bốn Chân Lý của loài người ra mà giảng cho những người này. Bởi vì đức Phật đã hiểu được cái bài pháp đó như thế nào - nó là chân lý, là phải sự thật, không thể nào sai khác được. Chỉ có loài người mới có những chân lý này.

Thì chúng ta thấy Khổ - Đức Phật nói con người khổ, thì không thể nào ai nói rằng con người hạnh phúc được. Và đức Phật nói nguyên nhân đau khổ của con người thì cũng không ai chối cãi được điều đó.

Khi đức Phật nói trạng thái Niết Bàn, tức là Diệt khổ, Diệt Đế thì nó không phải là một điều kiện mơ hồ, trừu tượng mà nó là một trạng thái thực tế trong tâm của chúng ta khi chúng ta diệt nguyên nhân đau khổ. Và đồng thời đưa ra con đường để tu tập để diệt cái nguyên nhân đau khổ đó rất là cụ thể, rõ ràng. Đó là Bát Chánh Đạo.

II- CON ĐƯỜNG TU TẬP DIỆT KHỔ

(04:01) Bát Chánh Đạo là tám lớp tu học chứ không phải tám cái bài thuyết giảng suông mà là tám cái lớp tu học. Tám lớp ấy là Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tin Tấn, Chánh Niệm, và Chánh Định.

Mỗi lớp ích ra một thời gian tu học của chúng ta cũng phải một năm. Cho nên đức Phật có nói trong Kinh Tứ Niệm Xứ: “Tu 7 ngày, 7 tháng, 7 năm”, đó là giá chót của đạo Phật, tức là 7 năm. Bảy năm để xác định cho chúng ta biết rằng tám cái lớp học này trong bảy năm.

Từ lớp Chánh Kiến cho đến lớp Chánh Định thì chúng ta thấy rằng lớp Chánh Kiến cho đến lớp Chánh Niệm là bảy lớp tu rất nhiều thời gian. Lớp Chánh Định thì đức Phật xác định không có khó khăn, không có mệt nhọc cho nên tu Thiền Định không có khó mà tu Giới Luật mới khó. Trong ba lớp này có ba cấp: thứ nhất là cấp Giới, thứ hai là cấp Định, cấp thứ ba là cấp Tuệ.

Vì vậy, mà chúng ta thấy người tu sĩ đạo Phật, dù tu sĩ hay là cư sĩ, bước chân vào đạo Phật phải học lớp Giới Luật. Giới Luật là Đạo Đức của loài người - đạo đức không làm khổ mình khổ người. Một con người sinh ra đời mà muốn được hạnh phúc an vui chân thật thì thứ nhất là không nên làm khổ mình, thứ hai là không nên làm khổ người và khổ cả hai. Đó là mục đích của Đaọ Phật ra đời để giúp cho con người không làm khổ mình, khổ người, khổ chúng sanh, chứ không phải dạy chúng ta tu tập để có Thần thông, cũng không phải dạy chúng ta cầu tha lực để ban cho mình được những phước báu, giàu sang hay là người khác mạnh giỏi. Đạo Phật không làm chuyện đó mà đạo Phật dạy cho chúng ta biết cách thức sống, sống như thế nào để đem lại hạnh phúc cho mình và người, không làm khổ mình và khổ người. Đó chính là bảy lớp học đầu tiên của đạo Phật mà gọi là lớp Giới Luật.

(06:37) Bởi vậy, Tam Vô Lậu Học của đạo Phật là: Giới, Định, Tuệ. Thế mà người ta chỉ tu theo đạo Phật bằng Thiền Định, bằng cầu khẩn, cúng bái, tụng niệm, cầu siêu, cầu an thì như vậy có đúng là đạo Phật không?

1- BA ĐỨC - BA HẠNH

Cho nên bài pháp đầu tiên mà đức Phật dạy Bát Chánh Đạo là lớp Chánh Kiến. Lớp Chánh Kiến chúng ta phải tu những pháp gì? Đức Phật dạy Ngăn ác, Diệt ác - Sinh thiện, Tăng trưởng thiện. Đó là pháp Tứ Chánh Cần, bốn điều cần mẫn siêng năng tu tập hằng ngày của mọi người khi theo đạo Phật. Cho nên gọi là Tứ Chánh Cần, bốn điều cần hãy tu tập hằng ngày, hằng giờ, hằng phút, cho nên phải ngăn ác diệt ác, và luôn luôn sanh thiện, tăng trưởng thiện pháp. Có như vậy, chúng ta mới thấy được (..) chân thật nhưng rất khó. Rất khó tu theo đạo Phật vì để giữ được đời sống phạm hạnh thì phải tự nguyện, tự giác, không thể có sự bắt buộc, cho nên Giới luật của Phật không phải là Giới cấm mà sau này các Tổ vì thấy các vị Tỳ kheo phạm giới, phá giới, bẻ vụn giới cho nên các Tổ dựa theo Kinh Phật soạn thảo ra thành bộ giới cấm.

(08:06) Thầy xin nhắc lại, ngày xưa có những người đến xin Phật, tu theo Phật, dù là người chưa biết đạo hoặc là có theo những tôn giáo khác đến xin Phật. Phật đều chấp nhận cho nhưng phải biệt trú trong bốn tháng, nghĩa là phải chấp nhận sống đúng phạm hạnh của người tu sĩ Phật giáo. Trong bốn tháng, nếu thấy được thì đức Phật cho người ấy xuất gia làm đệ tử của mình. Như quý Phật tử đã đọc trong Kinh Nguyên Thủy thì những người ngoại đạo đến xin đức Phật tu học theo Phật, thì các ngài hứa với Phật không những bốn tháng mà chúng con xin sống biệt trú bốn năm. Nói như vậy là có tâm ý tha thiết tìm sự giải thoát thật sự mới dám nói điều đó, chứ phạm hạnh, Thánh hạnh của đạo Phật một người tu tập rất khó, khó vô cùng khó. Vì chứng minh cho quý Phật tử thấy, Tu viện Chân Như từ ngày mở cửa đến giờ chỉ đưa ra Ba Đức - Ba Hạnh, mà người ta về đây cũng với tâm tha thiết nhưng sống không vô, không nổi, đó là: nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng, ăn, ngủ và độc cư.

Nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng, ăn, ngủ và độc cư là căn bản thiền định, cho nên cuốn sách mà Thầy để tên “Thiền Căn Bản”. Người muốn tu thiền phải đi vào con đường giới luật để tâm thanh tịnh, từ tâm thanh tịnh chúng ta mới nhập vào các Định. Tâm chưa thanh tịnh tức là tâm chưa ly dục ly ác pháp mà nhập các định thì chúng ta sẽ nhập các loại định tưởng - tà định chứ không thể Chánh định được. Người còn phạm giới mà nhập định đó là định sai, không đúng.

2- LÀM CHỦ SANH

(10:09) Nếu chúng ta mà ngày ăn uống phi thời thì không thể nào nhập được định. Nếu chúng ta còn ham ngủ, ngủ nghỉ không đúng giờ giấc, không làm chủ được giờ giấc ngủ nghỉ thì người đó cũng không nhập định được. Nếu chúng ta không sống độc cư trọn vẹn được, thường tiếp duyên nói chuyện tụ họp thì người ấy cũng không bao giờ nhập định được vì tâm thường phóng dật. Tâm thường phóng dật là tâm không ly dục ly ác pháp cho nên đơn giản chúng ta thấy ăn ngủ độc cư rất khó không phải dễ. Do khó cho nên tu sĩ Phật giáo hiện giờ đều vi phạm, vì vậy sự tu tập của mọi người không làm chủ được sự Sinh tử - Luân hồi, không chấm dứt, không làm chủ được bốn sự đau khổ của kiếp người: sanh, già, bệnh, chết.

Đạo Phật rất rõ ràng, pháp môn dạy cụ thể làm chủ từng phần rất rõ. Nếu muốn làm chủ được tâm thì đạo Phật có phương pháp dạy chúng ta làm chủ được tâm khi tâm phiền não, đau khổ, buồn rầu. Như chúng ta đọc trong bài kinh Xuất Tức Nhập Tức có đề mục dạy chúng ta tu tập làm chủ được tâm khi tâm giận hờn, khi tâm phiền não, khi tâm lo sợ thì chúng ta hãy nhiếp tâm vào những đề mục đó. Và nếu có công tu tập thì tâm chúng ta sẽ trở lại bình thường, không giận hờn, không phiền não, không ham muốn. Vậy thì đề mục đó như thế nào, khi quý Phật tử đọc lại sẽ thấy rất rõ đức Phật nói: "An tịnh tâm hành, tôi biết tôi hít vô, an tịnh tâm hành, tôi biết tôi thở ra". Vì tâm của chúng ta hiện giờ đang buồn rầu, đang giận hờn, đang ham muốn cho nên nếu muốn tâm của chúng ta an ổn trở lại thì dùng đề mục này để tu tập thì tâm chúng ta sẽ được an ổn.

Như vậy, tâm chúng ta được an ổn là tâm không có phiền não, không giận hờn, không đau khổ, tâm thanh thản an lạc và vô sự, như vậy là tâm giải thoát. Muốn được vậy thì nên tu đề mục này cho đến khi có kết quả thì chúng ta làm chủ được tâm. Làm chủ được tâm tức là làm chủ đời sống. Làm chủ đời sống tức là “làm chủ Sanh”, như đức Phật nói, sanh - già - bệnh - chết.

Khi một người không giận hờn, không phiền não, không lo rầu thì cơ thể họ là cơ thể vô thường, thay đổi, có già nhưng già trong khoẻ mạnh, trong quắc thước, không đau ốm, không bệnh tật, không lụm cụm, không khổ sở, khó khăn gì vì cơ thể già, già như thanh niên mặc dù cơ thể vô thường thì phải già không thể trẻ mãi được nhưng chúng ta làm chủ già có nghĩa là trong cái già vẫn không làm chúng ta đau khổ cho nên gọi là làm chủ già.

3- LÀM CHỦ BỆNH

(13:17) Pháp của Phật dạy chúng ta làm chủ bệnh. Khi thân có bệnh thì chúng ta có phương pháp để đẩy lui bệnh chứ không phải đi bệnh viện uống thuốc. Như hiện giờ, quý thầy, quý Hòa thượng mà chúng ta đã thấy tu hành theo Phật mà vẫn đi bệnh viện, vẫn đi bác sĩ, vẫn uống thuốc. Điều đó là điều sai, không đúng, không đúng đường lối của đạo Phật. Pháp của Phật có phương pháp để đối trị được bệnh cho nên mới làm chủ được bệnh, đó là: “An tịnh thân hành, tôi biết tôi hít vô; an tịnh thân hành, tôi biết tôi thở ra”

Đó là đề mục để tu, để khắc phục được sự đau đớn, bệnh tật trên thân của chúng ta, rất là khoa học. Bởi vì, khi tâm chúng ta dao động trước cơn bệnh, sức đề kháng của thân chúng ta rất yếu làm cho bệnh phát triển vì vậy chúng ta chỉ còn nhờ uống thuốc để trợ giúp thân chúng ta có đủ sức để đề kháng để chống lại bệnh. Trái lại, một người tu tập theo đạo Phật mà nhiếp tâm được trong hơi thở, nói chung là nhiếp tâm trong thân hành. Muốn đối trị được bệnh mình, muốn đối trị được tâm mình, thì mình phải nhiếp tâm trong thân hành của mình. Thân hành có Thân Hành Nội và Thân Hành Ngoại. Thân Hành Ngoại là đi, đứng, nằm, ngồi, co tay, duỗi chân…​ đó là thân hành ngoại. Thân Hành Nội là hơi thở của chúng ta. Cho nên nhiếp tâm trong Thân Hành Ngoại hay hoặc Thân Hành Nội và an trú trong thân hành thì lúc bấy giờ chúng ta đẩy lui được tất cả các bệnh tật trên thân của chúng ta mà đức Phật gọi là làm chủ bệnh.

Chúng ta tu tập đều không có người kinh nghiệm dạy cho nên chúng ta chưa biết cách nhiếp tâm trong thân hành vì thế chúng ta nhiếp mãi mà không được. Đó là căn bản đầu tiên của sự tu tập để chiến đấu với giặc sanh tử. Khi nhiếp tâm được trong thân hành thì chúng ta phải biết cách an trú trong thân hành. Khi mà an trú được trong hơi thở rồi, thì chúng ta sẽ đẩy lui được những đau khổ trên thân của chúng ta. Đó là làm chủ tâm, làm chủ bệnh, làm chủ thân của chúng ta.

Cho nên trên Tứ Niệm Xứ - pháp Tứ Niệm Xứ - chắc quý Phật tử cũng đã đọc kinh sách Phật, một bài pháp tuyệt vời mà chính đó là Chánh Niệm. Chánh Niệm là lớp học thứ 7 trong Bát Chánh Đạo, một phương pháp tuyệt vời vì vậy mà đức Phật nói: “Trên thân quán thân để khắc phục tham ưu”. Chúng ta trên thân mà quán thân khi thân chúng ta bị bệnh đau khổ mà khắc phục được sự đau khổ đó, vậy bằng cách nào? Thì người thuyết giảng Tứ Niệm Xứ không biết cách thức cho nên không giải nổi được điều này. Cho nên trước khi tu tập pháp Tứ Niệm Xứ thì chúng ta đã từng tu tập Tứ Chánh Cần.

(16:30) Trên pháp Tứ Chánh Cần có Định Niệm Hơi Thở. Trong Định Niệm Hơi Thở có đề mục "An tịnh thân hành, tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành, tôi biết tôi thở ra", cho nên người tu tập Tứ Niệm Xứ là người tu ngồi chơi, ngồi chơi không có pháp nào tu cả, luôn luôn tâm hồn thanh thản, an lạc và vô sự. Khi thân mỏi mệt, khi thân bị đau nhức, khi thân có chướng ngại thì lúc bấy giờ chúng ta áp dụng ngay liền những pháp mà chúng ta đã tu tập trong Tứ Chánh Cần. Đó là phương pháp để khắc phục tham ưu trên thân mà trong Tứ Niệm Xứ đã dạy: “trên thân quán thân để khắc phục tham ưu”, nghĩa là chúng ta dùng những phương pháp để đẩy lui bệnh ra khỏi thân của chúng ta, làm cho thân chúng ta trở thành an lạc. Đó là phương pháp làm chủ bệnh.

Vì vậy, mà đức Phật nói:

“Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn;

Nhất thiết thế gian, sanh lão bệnh tử”

Trên trời dưới trời ta là người duy nhất vượt ra khỏi sanh già bệnh chết, hay làm chủ được Sanh - Già - Bệnh - Chết.

Thế rồi chúng ta làm chủ được bệnh, cuộc đời hạnh phúc vô cùng. Chúng ta làm chủ được tâm, tâm không còn giận hờn, phiền não, ham muốn, sống thanh thản, an lạc, vô sự. Chúng ta làm chủ được già, già không lụm cụm, không lẫn lộn, khỏe mạnh như người thanh niên còn sức khỏe, sung mãn đầy đủ, người già rất là quắc thước, không bệnh đau lặt vặt. Đó là làm chủ già.

4- LÀM CHỦ CHẾT

(18:16) Vậy làm chủ chết như thế nào? Làm chủ chết chúng ta phải đi vào lớp cuối cùng của đạo Phật, tức là lớp thứ 8. Lớp thứ 8 là Chánh Định. Trong Chánh Định có bốn loại định, thì định thứ 4 đó là Tứ Thiền. Tứ Thiền mới tịnh chỉ được hơi thở, cho nên lớp thứ 4 mới làm chủ được sự sống chết của chúng ta, muốn sống là sống, muốn chết là chết. Đó là quyền làm chủ sanh tử. Cho nên Thiền Định của đạo Phật rất thực tế, đối trị ngay sự đau khổ của chúng ta. Nếu phỏng chừng bây giờ quý Phật tử muốn chết thì không thể nào làm được điều đó bằng sức Thiền Định của mình thì không thể được cho nên phải tự tử bằng cách uống thuốc độc, hoặc tự tử nhảy xuống sống, thắt cô để cho đừng thở nó mới chết. Trái lại, thiền thứ 4 tịnh chỉ hơi thở làm cho hơi thở ngưng mà chúng ta sống trong một trạng thái an lạc vô cùng chứ không phải thấy khó chịu như người tự tử.

Cho nên đạo Phật rất tuyệt vời - làm chủ được bốn nỗi khổ của kiếp người. Thế mà chúng ta không tu tập được, tại vì chúng ta đã bị nhiều sợi dây kiết sử trói buộc cho nên chúng ta buông bỏ không nổi và chúng ta không đủ nghị lực để sống một đời sống phạm hạnh giống như Phật, đời sống ăn ngủ độc cư, đời sống biết nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng - đó là căn bản của người tu tập theo đạo Phật.

Thầy mong rằng mọi người trước mặt Thầy, quý Phật tử đang ngồi đây, ước ao một ngày nào đó có một người quyết tâm theo bước chân Thầy. Thầy sẽ đem hết những kinh nghiệm của mình để truyền dạy lại để cho người khác có đủ khả năng làm chủ được bốn sự đau khổ này, trước là đền đáp ơn Phật, sau là đền đáp công ơn của Thầy. Thầy không ước gì khác nhưng mãi đến ngày nay, chỉ có một vài người mà không thể có nhiều.

III- HẠNH ĂN - NGỦ - ĐỘC CƯ

Thầy nghĩ rằng đạo Phật khó quá, làm cho người ta không đi vào nổi được trong những bước đường giới luật vì thế mà đạo Phật bị thay đổi mất. Nếu mà dễ dàng, người ta làm chủ được bốn đau khổ này mà sống một đời sống bình thường như cuộc sống của mọi người thì chắc đạo Phật không thay đổi như bây giờ. Vì quá khó, sống một đời sống khác của mọi người. Tuy Phật và Thầy cũng sống như mọi người nhưng là phi thường các con, phi thường quý Phật tử.

Tại sao mọi người sống ngày ba bữa, thì Phật và chúng Thánh Tăng hiện giờ và Thầy lại sống một bữa mà sống được, không phải đó là việc phi thường sao. Rất tầm thường mà phi thường. Thầy thấy rõ ràng nhiều người không sống được cho nên xem nó là phi thường và đồng thời sống như vậy lại ít bệnh, ít tật, ít đau bệnh. Ăn ngày một bữa lẽ ra thiếu chất, không bằng người ăn nhiều thế mà ăn ít lại khỏe mạnh, lại không đau bệnh lặt vặt. Lạ kỳ! Thay vì ăn nhiều có đầy đủ chất bổ, cơ thể khỏe mạnh mới phải, nhưng đằng này ăn như Thầy đơn giản không cần chất bổ thế mà vẫn khỏe mạnh và tự tại. Lạ lùng! Đó là việc ăn.

(22:15) Về ngủ, nhờ ăn ít cho nên là ngủ ít, sức tỉnh, dám thức nhiều và đồng thời còn phải chiến đấu với bệnh Si tức là bịnh hôn trầm, lười biếng, thùy miên của mình. Cho nên trải qua thời gian phải đầy đủ nghị lực mới thắng được giặc buồn ngủ, giặc hôn trầm, giặc thùy miên. Nếu không đủ nghị lực, khó thắng giặc này lắm. Hầu hết người ta ăn được một ngày một bữa, nhưng đến giặc ngủ thì nhiều người đã đầu hàng trước giặc này, thì Thầy thấy không phải dễ, rất là khó.

Kế đó, sống độc cư hầu như không có mấy ai. Chính những người hiện giờ đang tu pháp Thân Hành Niệm đã đạt được những kết quả rất cao, nghĩa là người ta lọt được trong vòng an lạc, sung mãn của Tứ Niệm Xứ, người ta sẽ không thối chuyển con đường tu hành nhưng người ta vẫn còn ham, nhưng ví dụ như người bình thường thì 100% phá độc cư thì người này chỉ còn một phần, hai phần nhưng vẫn chưa hết. Thầy tiếc sao họ lại không chịu bỏ nốt để rồi mình thành tựu được sự giải thoát hoàn toàn, không phải hạnh phúc sao? Thì người ấy nói: “Rất khó Trưởng lão! Con thì con muốn giữ độc cư, nhưng người ta cứ đến gõ thất con, con cố gắng hết mình nhưng không được, là ma hay sao nó lại cứ phá hoài”.

Người ta cho rằng người đến gõ thất mình nói chuyện, người ta xem đó là ma, người ta cố gắng người ta tránh nhưng không khỏi mấy con, rất là khó. Qua những kinh nghiệm, qua những nỗi đau khổ của sự tu tập, người ta nói với Thầy rằng: “Phải chi mình ở trong rừng một mình không có ai thì chắc có lẽ tu mau”.

(24:26) Thầy nói không mấy con, chính ngay ở chỗ này mà tu tập. Có nhiều người mà tu tập thì chúng ta phải mạnh mẽ, xả cái tâm tự ái, xả cái tâm lịch sự của chúng ta - sợ người ta buồn. Do cái chỗ các con không can đảm, không mạnh mẽ, không dứt khoát cho nên các con không giữ được hạnh độc cư. Thay vì người ta muốn đến thất mình người ta nói chuyện thì người ta không nói chuyện mà người ta đến để mượn một cái điều gì đó, thì các con vừa thấy bóng dáng thì các con đóng cửa thất ngay liền, mà đóng rất mạnh làm cho người ta tự ái người ta không đến. Còn mấy con nhẹ nhàng thì người ta sẽ đến với mấy con, làm như ma dục người ta đến chứ không phải người ta muốn đến thất của mấy con - khi các con muốn tới nơi tới chốn. Đó là một điều khó, coi vậy chứ khó.

Chuẩn bị cho chúng ta có một hành trang chắc chắn để bảo vệ chúng ta trong bước đường tu tập phải có một vòng rào bảo vệ hạnh độc cư. Vì Hạnh Độc Cư là phương pháp phòng hộ sáu căn: mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của mình để không cho dính mắc sáu trần - tức là ý căn của chúng ta.

IV- PHÁP THÂN HÀNH NIỆM

Hôm nay, Thầy nhắc lại về bài pháp mà hầu như người ta không hiểu, đó là bài pháp Thân Hành Niệm. Mà Thầy tin chắc rằng các con có đọc sách Thầy, có nghe và có biết bài pháp rất tuyệt vời - nó tạo cho chúng ta có đủ Thần lực nơi nội tâm của chúng ta để chúng ta làm chủ được giặc sanh tử, để chúng ta nhập được các định, tịnh chỉ được hơi thở.

(26:04) Đó là bài pháp Thân Hành Niệm: Tu trong thân hành của mình mà đức Phật gọi là Niệm Thân Hành, không có lấy niệm nào khác hơn là mỗi hành động của chúng ta là cái Niệm để cho chúng ta tu tập mà thôi. Có nhiều người rất nỗ lực tu tập về pháp thân hành nhưng họ thấy sao lại có những niệm vọng tưởng khởi ra, họ hết sức tập trung, họ tác ý từng hành động thế mà vẫn có niệm khởi.

1- CHỖ QUAN TRỌNG CẦN LƯU Ý

Quý Phật tử lưu ý chỗ này rất là quan trọng. Ví dụ như một cái ly nước như thế này, để yên lặng thì nước không động thì cặn cấu sẽ lắng dưới đáy ly. Còn hiện giờ chúng ta còn dùng ý thức để tác ý cho từng hành động, như chúng ta lấy một cái cây mà quậy nước trong ly này làm cho nước ở trong ly này động. Khi động thì cặn cấu ở dưới này mới nổi lên và từ đó chúng ta vớt bỏ ra cho đến khi mà vớt hết cặn cấu thì ly nước này còn là nước trong - đó là tâm trong sạch của chúng ta mà chính pháp môn Thân Hành Niệm là pháp môn quậy cái tâm để cặn cấu được lọc sạch ra. Nhưng nó rất khó là vì chúng ta không hiểu; vì vậy mà chúng ta nỗ lực, nỗ lực tập trung trong từng hành động.

Ví dụ như Thầy để cánh tay mặt ở đây, Thầy bảo "cánh tay mặt đưa ra”, thì sẽ đưa ra và lưu ý Thầy đưa ra; Thầy bảo "đưa vào", Thầy sẽ đưa vào và cứ đưa ra đưa vào như thế này, từng hành động đưa ra, từng hành động đưa vào. Bỗng dưng có một cái niệm khởi xen vào. Nó sẽ xen vào rất dễ dàng - tại vì thường là quý Phật tử tu sai - là khi chúng ta thấy đưa ra đưa vào, biết đưa ra đưa vào thì chúng ta không tác ý nữa.

Thay vì “Cánh tay mặt đưa ra", Thầy đưa ra; "Đưa vào", Thầy đưa vào; “Đưa ra”, “Đưa vào”. Bây giờ, thấy đưa ra đưa vào mình biết rồi nên không tác ý nữa, có phải không, để cứ đưa ra đưa vào và cố ý tập trung trong hành động đưa ra đưa vào, coi như là không niệm khởi là chúng ta đạt được kết quả. Điều đó sai, không đúng.

(28:39) Bởi vì lúc bấy giờ mình không tác ý tức là tâm yên lặng, mà tâm yên lặng thì cặn cấu sẽ không nổi lên và không nổi lên thì không có niệm, phải không? Còn mình tu tập mà chưa biết cách nhiếp tâm trong thân hành. Chưa biết cách, thì vọng hay xen vô; còn biết cách rồi mà bỏ pháp tác ý thì tâm sẽ bị ức chế mà lắng xuống - cặn cấu lắng xuống đáy mà không tuông ra. Đó là tu pháp Thân Hành Niệm khác mà tu pháp Định Niệm Hơi Thở khác.

* Tu Định Niệm Hơi Thở biết hơi thở ra, biết hơi thở vô là nhiếp tâm trong hơi thở, có ức chế trong hơi thở - nghĩa là lấy hơi thở ức chế tâm mình cho nó không niệm khởi. Cho nên do như vậy tu pháp nào theo pháp nấy, không khéo chúng ta tu sai.

* Trái lại, pháp Thân Hành Niệm luôn luôn tác ý - tức là làm cho tâm động, không thể để cho nó ngồi im. Vì vậy mà trong pháp hơi thở, đức Phật dạy từng niệm một, thỉnh thoảng chúng ta phải tác ý, không thể nào yên. Nếu mà chúng ta cứ để hơi thở ra, hơi thở vô thì chúng ta bị ức chế tâm và đồng thời chúng ta không có niệm khởi thì chúng ta sẽ nhập vào Định tưởng.

Cho nên các trạng thái tưởng đều xuất hiện tại đó và chúng ta kéo dài trạng thái này từ một giờ, hai giờ, thậm chí ngồi được yên lặng ba giờ là chúng ta sẽ bị rối loạn trong trạng thái tưởng. Rất là nguy hiểm!

(30:17) Cho nên ở đây, chúng ta phải hiểu pháp Thân Hành Niệm là pháp động - động ở tâm cho nên pháp lệnh chứ không phải pháp ức chế tâm. Vì vậy, tu pháp Thân Hành Niệm là tu lệnh chứ không phải nương vào niệm để mà tạo thành cái lệnh, tạo thành cái lệnh là tạo cho tâm mình động. Tâm động để từng cái cặn cấu của tâm - tức là từng tham, sân, si ở trong tâm chúng ta - lần lượt sẽ tuông ra hết.

Nghĩa là bây giờ ví dụ như Thầy để cánh tay đây, Thầy bảo: "Cánh tay mặt đưa ra", Thầy chỉ đưa ra mới tới đây thôi thì lại có một niệm xẹt ra. Thầy không lưu ý niệm, Thầy biết khi nó có niệm xẹt ra là nó đã phân tâm Thầy; Thầy biết thân hành - cái hành động đưa tay - và thấy một niệm cho nên Thầy tiếp tục biết cái thân hành, mà không để cho tâm mình biết niệm.

Đầu tiên Thầy bảo: "Cánh tay mặt đưa ra”, thì Thầy đưa mới tới đây thôi, thì có niệm; thì Thầy tiếp tục tác ý lần nữa: "Đưa ra”. Thì Thầy đưa ra mà tiếng nói kế đó, tác ý kế đó phải to lớn làm ác đi cái niệm đang khởi trong tâm Thầy. Do đó tâm Thầy sẽ tập trung qua cái lệnh của nó trong thân hành, mà không lưu ý cái niệm cho nên Thầy không dừng niệm, không phải dùng tác ý để dừng niệm mà để niệm tuông ra. Vì vậy, cứ niệm đến nhiều chừng nào tốt chừng nấy mà cứ ôm chặt trên Thân Hành của mình, theo lệnh mà thôi.

(32:02) Hễ có niệm nhiều thì tác ý nhiều, Niệm ít thì tác ý từng hành động. Ví dụ, một hành động đưa ra mà có một niệm khởi ra, thì tác ý thêm một lần nữa. Trong hành động đưa ra chưa cuối cùng, mà có thêm một niệm nữa, thì tác ý một lần nữa. Hễ có niệm thì tác ý để cho tâm đừng phân tâm và niệm mặc tuông, mà hành động thì cứ hành động - gọi là ôm pháp hay ôm phao vượt biển. Các con thấy được cách thức tu tập chưa?

2- TU ĐÚNG CÁCH LƯỢT SẠCH THAM SÂN SI

Tu tập đúng thì chúng ta sẽ tuông trào hết; một thời gian tất cả các tham, sân, si trong tâm của chúng ta gọi là Ngũ Triền Cái lần lượt tuông sạch. Tuông sạch thì nước sẽ trong. Chúng ta ôm pháp này. Nước trong thì sẽ có đủ bảy năng lực của Giác Chi - tức là mười Công đức hay còn gọi là mười Thần lực. Dùng mười Công đức này hoặc mười Thần lực này, chúng ta sẽ nhập vào Sơ Thiền rất dễ dàng, nhập Nhị Thiền không khó khăn, nhập Tam Thiền không khó khăn, đến Tứ Thiền rất dễ dàng, thực hiện Tam Minh không còn khó khăn nữa.

Cho nên tu pháp Thân Hành Niệm cấu kết như cổ xe, biến nó trở thành căn cứ địa - nghĩa là luôn luôn ôm chặt nó chứ không phải căn cứ địa theo kiểu ức chế tâm thì sai. Phật dạy ly dục, ly ác pháp đâu dạy mình ức chế tâm, đâu dạy mình hết vọng tưởng, nhưng khi tuông trào, quậy cho nó trào ra cho hết. Nó hết rồi thì nó thanh tịnh chứ không phải ức chế đè nén nó, không cho niệm khởi.

Cho nên tuy coi như vậy mà hai pháp vẫn giống nhau. Ví dụ như bên Thiền Đông Độ, chẳng niệm thiện niệm ác; bên đây cho tuông, tuông mãi thì nó không niệm thiện niệm ác nữa. Có đúng không? Nó tuông ra hết rồi thì nó đâu còn. Còn cái kia, biết vọng liền buông như Hòa thượng dạy thì mình buông mãi, tức là có nó, biết nó liền nó dừng lại; dừng lại là ức chế chứ sao. Còn cái này chúng ta có chỗ pháp, tâm chúng ta nương vào chỗ đó, còn chỗ này tuông và theo lệnh tác ý làm cho tâm động để trào ra, cứ liên tục tác ý. Có phải không?

(34:11) Cho nên làm tâm động làm cho vọng tưởng tuông ra chứ không phải tâm động. Chứ không phải tác ý là mục đích để cho vọng tưởng đừng ra. Hiểu như vậy chúng ta mới hiểu được Phật Pháp là ly dục ly ác pháp chứ không phải ức chế tâm.

3- CÁCH THỰC HÀNH

Cho nên người tu pháp Thân Hành Niệm, các Phật tử cứ nghĩ rằng: chúng ta đi pháp Thân Hành Niệm - đi hai mươi bước rồi, ngồi xuống co tay co chân ngồi xuống, rồi hít thở năm hơi thở, rồi duỗi tay duỗi chân. Từng hành động, đều tu trên những hành động đó, rồi đứng dậy đi hai mươi bước. Vậy mà người ta đi từ ba tiếng đồng hồ, từ bốn tiếng đồng hồ trong một đêm mà người ta thấy nó an lạc, nó khỏe khoắn. Đi suốt như vậy đó, hai, ba tiếng, bốn, năm tiếng đồng hồ thì quý Phật tử nghĩ chúng ta có sức nào mà đi làm suốt không, mấy tiếng đồng hồ liên tục như vậy được không? Không nổi đâu. Nhưng người tu được rồi thì người ta thấy còn thừa sức để tập chứ chưa phải là người ta thiếu sức.

Nhưng mà khi mới tu tập, con sẽ thấy khổ sở vô cùng. Khi chúng ta chưa lọt vào trong cái vòng an ổn của pháp Thân Hành Niệm thì chúng ta tu nghe mệt nhọc vô cùng. Thường thường là người ta bỏ pháp này rất nhiều là tại vì không bền chí, không cố gắng. Chỉ cần bền chí cố gắng, ôm chặt, giữ đúng pháp thì trong một thời gian tu từ ba mươi phút đến một giờ, hai giờ, ba giờ. Nhưng Thầy nghĩ rằng khi tu đúng pháp, trong ba mười phút là chúng ta sẽ lọt vào trong vòng an ổn nhất của pháp làm chúng ta tu tập rất nhẹ nhàng vì trong lúc bấy giờ thân hành của chúng ta nhịp nhàng, nó không phải dùng cơ để mà chúng ta sử dụng.

Ví dụ, bây giờ Thầy bảo cánh tay mặt Thầy đưa ra thì Thầy phải dùng cơ Thầy giở tay đưa ra, phải không? Còn bắt đầu khi mà nó vào trong cái nội lực của tâm ở trong pháp Thân Hành Niệm, thì Thầy bảo “cánh tay mặt đưa ra”, Thầy không dùng cơ mà nó có sức nó đẩy ra. Cho nên bây giờ Thầy không dùng cơ, tức là Thầy không dùng cái năng lực của mình để vận dụng, có phải không? Cho nên Thầy không tiêu hao. Cho nên Thầy đi suốt đêm, Thầy vẫn thấy khỏe mà không mệt. Còn bây giờ, suốt đêm mà phải giở chân để lên, để xuống như vậy thử phỏng chừng chúng ta có làm nổi không. Không ai làm nổi đâu. Có đúng không?

(36:38) Cho nên ở đây cái pháp nó rất tuyệt vời, mà chúng ta đừng vội tu nhiều. Mới đầu chúng ta tu một vòng của nó hai mươi bước đi, và ngồi xuống, và hít thở năm hơi thở rồi chúng ta nghỉ; rồi chúng ta tu tập lại. Nghỉ và tu tập cho cơ thể chúng ta thích nghi được với cái phương pháp. Sau khi thích nghi được rồi thì chúng ta lại tăng lên, hai vòng, ba vòng cho đến năm phút, mười phút, ba mươi phút rồi lần lượt một giờ, hai giờ.

Nhưng ba mươi phút chúng ta đã thấy được cái trạng thái có nội lực, giở chân lên chúng ta không dùng cơ đẩy chân lên mà tự nó nó lôi chân chúng ta lên và đưa chân tới để bước thì nó có cái lực đẩy chân chúng ta tới mà không phải dùng cơ đẩy chân tới. Nó rất tuyệt vời và nó nhịp nhàng, nó tới mức độ đưa chân như thế nào thì nó đưa tới mức đó, nó không đưa xa, không đưa gần, nó đưa rất đúng nhịp. Vậy gọi là Niệm Giác Chi.

4- LỢI ÍCH

Niệm Thân Hành của chúng ta nó trở thành Giác Chi cho nên nó nhịp nhàng và nó không dùng cơ, nó không dùng năng lượng vận dụng nữa. Vì vậy mà chúng ta đi suốt đêm không thấy mệt nhọc. Đó là phương pháp của Phật, nó cấu kết nó như cổ xe, kiêng cố như căn cứ địa, nó không còn kẽ hở - từ hành động này tiếp tới hành động khác theo lệnh của ý thức của chúng ta. Cho nên đức Phật nói “ý làm chủ, ý tạo tác, ý dẫn đầu”, lấy ý dẫn vào thân hành để nó tạo thành cái sức làm chủ.

(38:17) Thường nghiệp làm chủ cho nên cái nghiệp nó sai cái thân hành của chúng ta làm, cho nên chúng ta làm nhiều khi làm rồi chúng ta mới thấy mình làm điều đó sai. Cũng như bây giờ, mình nghe gì đó mình không chịu suy nghĩ lời nói của mình, mình vội mình trả lời - tức là mình làm theo nghiệp, nghiệp nó sai mình trả lời. Còn người tu sĩ Phật giáo người ta làm chủ cái nghiệp cho nên người ta sai nó, cái thân nó làm, cái miệng nó nói theo cái lệnh của ý thức chủ động cho nên nó phải có sự tư duy suy nghĩ.

Sau này, mấy con đọc bộ Giới hành Sa di của đức Phật dạy cho đứa con trai của mình là La Hầu La, cho nên Ngài dạy La Hầu La khi mà mình muốn suy nghĩ một điều gì, thì phải suy nghĩ điều đó cho chín chắn, khi mình nói một cái điều gì thì phải suy nghĩ điều mình muốn nói rồi mình mới nói, khi mình muốn làm một điều gì thì mình phải suy nghĩ về điều đó rồi mình mới làm cái điều đó. Khi mình suy nghĩ mình thấy nó hại mình, hại người, hại cả hai thì nhất định không làm cái hành động đó, không nói cái lời nói đó, không suy nghĩ cái điều đó nữa. Đó là đức Phật đã dạy cách thức trong Giới hành của người mới vào đạo. Rất là căn bản.

Cho nên ở đây chúng ta tập pháp Thân Hành Niệm là lệnh trước tức là biết cái hành động đó theo cái ý của mình, bảo nó đưa cánh tay ra thì cái thân nó phải đưa ra; cho nên sau khi cái lệnh đó, nó bảo tịnh chỉ hơi thở thì hơi thở tịnh chỉ; bảo sáu căn phải ngưng hoạt động (mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý ngưng hoạt động) - tức là Diệt Tầm Tứ - làm cho mắt tai chúng ta đang nghe thấy biết rất rõ, thế mà bảo "Diệt, ngưng hoạt động" thì ngay đó nó không hoạt động. Tai không còn nghe âm thanh, mắt không còn thấy các tướng, ý không còn khởi niệm.

(40:05) Đó là cái lực - Cái nội lực của tâm chúng ta làm điều đó chứ không thể nào mà không có lực đó, không thể nào lỗ tai đang nghe mà bảo nó không nghe thì chỉ còn nước chúng ta lấy cây mà chọt cho nó lủng thì nó mới không nghe mà thôi. Cho nên cái phương pháp của Phật không cần phải phá cái căn đó mà nó vẫn đóng lại giống như chúng ta ngủ mà không nghe, không thấy vậy. Đó là cách thức của phương pháp của Phật làm chúng ta ở trong một trạng thái khác, trong một cái thế giới khác, không phải còn thế giới của ý thức nữa.

X- Ý THỨC LỰC

Đó là cách thức phương pháp của Phật, nó làm chủ từng cơ thể của chúng ta, từng phần trong cơ thể. Bây giờ, cơ thể vẫn sống bình thường mà bảo không nghe là không nghe, cho nên vì vậy mà thân bị bệnh đau nhức, bảo "không bệnh" là không bệnh, bảo "hết" là hết.

Đó là cái lực của ý thức của chúng ta rất là mạnh mà trong đạo Phật có dạy: “Dục như ý túc”. Dục Như Ý Túc là một phương pháp mà mình hướng một cái gì thân và tâm chúng ta phải làm theo cho nên nó có bốn cái Như Ý Túc, cho nên gọi là Tứ Như Ý Túc bao gồm: Định Như Ý Túc, Dục Như Ý Túc, Tuệ Như Ý Túc và Tinh Tấn Như Ý Túc. Mình muốn làm cái gì thì nó phải làm liên tục.

Ví dụ như bây giờ Thầy muốn tu pháp Thân Hành Niệm từ 7 giờ tối cho đến 7 giờ sáng, Thầy muốn như vậy thì nó phải làm theo như vậy, gọi là Tinh Tấn Như Ý Túc. Nó phải siêng năng và ham làm như vậy chứ nó không được làm biếng. Còn chúng ta chưa có được Tinh Tấn Như Ý Túc thì chúng ta làm một hơi cái nó mệt, nó chán, nó không muốn làm nữa. Còn khi chúng ta có Tinh Tấn Như Ý Túc thì chúng ta định làm cái này suốt đêm thì nó sẽ làm cho đến suốt đêm cho nên đó là Tinh Tấn Như Ý Túc. Cho nên bốn cái như ý là: Dục Như Ý Túc, Tinh Tấn Như Ý Túc, Định Như Ý Túc, Tuệ Như Ý Túc.

Tuệ Như Ý Túc có nghĩa là mình muốn biết cái gì, ở đâu nó sẽ biết hết, gọi là Tuệ Như Ý Túc. Tuệ tức là trí tuệ, cho nên Trí Tuệ Như Ý Túc tức là Tam Minh:

  • Muốn biết nhiều đời nhiều kiếp mình là ai thì nó biết cho chúng ta hết, nó làm cho chúng ta biết hết. Muốn biết cái vũ trụ không gian này có bao nhiêu hành tinh, có bao nhiêu cái hành tinh sống, loài người sống trên hành tinh đó như thế nào, mặt mày như thế nào thì chúng ta muốn biết cái điều đó thì chúng ta biết gọi là Thiên Nhãn Minh. Nó không còn có cái không gian vô trọng, mênh mông vô cùng vô tận trải dài vô cùng vô tận nữa mà nó chỉ thu hẹp trên một điểm để rồi chúng ta quan sát rất dễ dàng, không có khó khăn gọi là Tuệ Như Ý Túc.

(43:01) Và đồng thời chúng ta muốn biết cái nguyên nhân nào mà sanh ra vạn vật, sanh ra con người thì lúc bấy giờ chúng ta biết rất rõ ràng và dễ dàng. Cái đó gọi là Lậu Tận Minh - cái biết mà lậu hoặc, cái biết mà sanh ra muôn vật, từ đó chúng ta có cái biết đó, chúng ta thấu triệt cho nên chúng ta chấm dứt sự tái sanh luân hồi. Bởi vì môi trường sống chúng ta có nhiều cái duyên, có nhiều cái chất để nó hợp nhau thành ra nhiều cái vật mới. Nó hợp đúng cái môi trường đó, thời tiết đó thì nó sanh ra một cái loài vật, cây cỏ hoặc là loài vật, hoặc là con người, nó có cái hình dạng theo cái thời điểm đó.

Cho nên, đối với vũ trụ là nó mênh mông nhưng mà đối với người tu là nó không mênh mông. Tại sao vậy? Không phải như Thầy đang ngồi như thế này mà Thầy muốn biết cái không gian và thời gian, quá khứ và cái không gian trải dài vô tận mà muốn biết được, không thể được. Khi nào cái không gian của Thầy tức là cái thân của Thầy là không gian mà nó đóng lại, thì lúc bấy giờ cái không gian của vũ trụ Thầy khám phá dễ dàng.

  • Cho nên, muốn nó đóng lại thì hơi thở phải ngừng, bởi cái không gian là cái thân của Thầy, là cái không gian của Thầy. Cho nên nếu muốn biết người khác, thì cái không gian này phải đóng lại, do đó mọi thân của người khác hay mọi không gian của người khác nó không còn cách ra nữa cho nên Thầy biết từng tâm niệm của mọi người bằng cái Tha tâm thông của mình hay là bằng cái Túc mạng minh của mình thông suốt qua. Vì lúc bấy giờ nhập vào Tứ Thiền, cái thân Thầy nó không thở tức là cái không gian nó bị mất rồi. Mà nó mất không gian thì không gian không còn trải dài, và cái thân Thầy không thở thì cái thời gian nó không còn có nữa, cho nên nó không còn bị chi phối trong quá khứ, vị lai và hiện tại. Vì vậy, trong quá khứ nó không ở đâu xa nó cũng ở trong hiện tại mà thôi.

(45:05) Đó thì mấy con thấy đạo Phật, từ cái chỗ mà chúng ta tu tập ăn, ngủ, độc cư, sống nhẫn nhục tùy thuận cho đến khi rốt ráo làm cho không gian và thời gian không còn nữa, chỉ ở trên một điểm; chừng đó chúng ta sử dụng mà quan sát chúng. Sự quan sát chúng không phải ngoài chúng ta có sự quan sát đó mà nơi thân của chúng ta, nơi cái bộ máy thân này, nơi cái đầu của chúng ta nó có những điều kiện để chúng ta quan sát. Ngoài cái đầu của chúng ta, đi tìm cái điều kiện để mà quan sát vũ trụ thì không có, bởi vì cái thân của chúng ta là cái cổ máy cũng như cái máy đó vậy, nó sử dụng về cái phận sự của nó thì nó phải sử dụng cái phận sự của nó.

VI- TỨ THÁNH ĐỊNH

Trong đầu chúng ta, nó tiếp xúc bằng tưởng thức của nó chứ không phải bằng ý thức. Do đó, khi mà chúng ta đánh thức sự hoạt động của ý thức tức là nhóm tế bào của tưởng thức hoạt động, chúng ta sẽ tiếp nhận được những trạng thái vô hình qua cái tưởng thức của nó. Đến khi mà chúng ta dừng cả thân, không còn thở nữa tức là cái không gian nơi thân của chúng ta bị dừng thì lúc bấy giờ ở trên đầu chúng ta nó dừng, nhưng những tế bào mà hoạt động bởi vì nó dừng không có nghĩa là chết.

Người nhập Tứ Thiền không có nghĩa là người chết nhưng mà thân bất động, thân không thở, tim không đập, máu không chảy nhưng cái thân vẫn sống. Không chết, do đó bộ phận trên đầu chúng ta còn hoạt động cho nên Thức uẩn bắt đầu hoạt động từ nơi đó. Vì vậy mà không gian và thời gian không còn có đối với nó. Cho nên chúng ta còn thức uẩn tức là còn biết, biết cả vũ trụ không gian cho nên chúng ta thực hiện Tam Minh. Vì vậy mà lớp Tuệ chúng ta không thấy có, mà lớp Định trong Bát Chánh Đạo thấy có.

Khi nhập định, tức là chúng ta có quyền sử dụng được Tuệ, các con thấy rất rõ. Cho nên trong Tám lớp của đạo Phật gọi là Bát Chánh Đạo thì lớp Định chính là Tứ Thánh Định: Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền. Cho nên nói Thiền Định để làm chủ sự sống chết là phải Tứ Thiền. Hoàn toàn không có loại thiền nào làm chủ được điều này, chỉ có loại Thiền Định của đạo Phật mới làm chủ.

1- BẤT ĐỘNG TÂM ĐỊNH & SƠ THIỀN

(47:25) Và Sơ Thiền là cái thiền đầu tiên để chúng ta tu tập Ly Dục Ly Ác Pháp. Nhưng chúng ta lại còn:

  •  

    nếu chúng ta nhập vào Sơ Thiền lại có một trạng thái Sơ Thiền - là Sơ thiền có năm chi: tầm, tứ, hỷ, lạc, và nhất tâm.

  •  

    Trái lại chúng ta không nhập vào Sơ Thiền mà chúng ta ở vào trạng thái ly dục, ly bất thiện pháp nhưng ở vào trạng thái Bất Động Tâm tức là ở trạng thái sung mãn Tứ Niệm Xứ.

Nghĩa là bây giờ Thầy ngồi đây, thân Thầy đau nhức Thầy đẩy lui, nhiếp phục; tâm Thầy phiền não Thầy đẩy lui; các pháp tác động Thầy đẩy lui không cho xâm chiếm vào thân tâm của Thầy. Thân tâm của Thầy bất động cho nên cái trạng thái bất động đó - mà đức Phật gọi là Bất Động Tâm Định.

Bất Động Tâm Định là trạng thái sung mãn của Tứ Niệm Xứ, bốn chỗ: Thân, Thọ, Tâm, Pháp của Thầy không bị tác động với thọ, với các ác pháp tham sân, si, hoặc với tất cả các dục đều không tác động trên bốn chỗ này, cho nên trạng thái tâm của Thầy lúc bấy giờ là bất động.

Tu Tứ Niệm Xứ không khó, ngồi chơi, biết pháp để khắc phục thì ngồi chơi, chỉ trong vòng bảy ngày là chúng ta đã thành công. Nếu chúng ta chưa có đủ pháp để ngồi trong bảy ngày thì phải tu tập các pháp khác thì bảy tháng. Nếu bảy tháng các pháp khác chưa thuần thục thì phải bảy năm. Bảy năm trở về ngồi lại tu Tứ Niệm Xứ chỉ trong bảy ngày mà thành tựu được nhập vào Bất Động Tâm Định. Nó không khó.

Bởi vì nghe tu pháp tu Tứ Niệm Xứ mà ngay vô đó chúng ta ngồi “trên thân quán thân", "quán thân bất tịnh”, rồi "quán thân vô thường". Đó đều là sai hết! Không biết cách tu pháp Tứ Niệm Xứ.

2- GIAI ĐOẠN 1 CỦA TỨ NIỆM XỨ LÀ TỨ CHÁNH CẦN

(49:18) Đọc bài kinh Tứ Niệm Xứ thì đức Phật có dạy mình quán thân bất tịnh, quán xương trắng, quán vô thường, quán vô ngã, rồi quán thân hành trên đó, quán hơi thở trên đó nữa. Bài pháp Tứ Niệm Xứ là dạy như vậy, nhưng kinh nghiệm tu hành là giai đoạn mà tu như vậy đó là tu Tứ Chánh Cần trên Tứ Niệm Xứ chứ không phải tu Tứ Niệm Xứ. Tại sao?

Tại vì tu như vậy là có hơi thở là phải có Định Niệm Hơi Thở, không thể nào nói nó là pháp Tứ Niệm Xứ được, cho nên nó là giai đoạn thứ nhất của pháp Tứ Niệm Xứ. Ngoài thân chúng ta làm sao có hơi thở cho nên gọi là Tứ Niệm Xứ, nhưng sự thật là chúng ta tu Định Niệm Hơi Thở.

3- ĐỊNH NIỆM HƠI THỞ TRONG TỨ CHÁNH CẦN

Định niệm hơi thở vốn riêng cái hơi thở thì nó có mười sáu cái đề mục, mười sáu bài pháp để tu hơi thở chứ không phải một hơi thở, mà mười sáu cái bài pháp. Nhưng khi nghiên cứu về pháp Thân Hành Niệm lại có thêm hai đề mục về hơi thở, cho nên cộng lại là mười tám đề mục. Nhưng khi nghiên cứu qua bài Giáo giới La Hầu La mà đức Phật dạy về hơi thở cho La Hầu La, thì lại thêm ba đề mục nữa là 21 đề mục.

Thì trong hơi thở, chúng ta từ nghiên cứu bài kinh này đến nghiên cứu bài kinh khác về hơi thở thì chúng ta lại thấy thêm có những cái đề mục mới khác nữa, vì vậy cộng chung chúng ta thấy về hơi thở phải là 21 đề mục mới trọn vẹn đầy đủ của pháp môn tu về hơi thở. Và pháp môn tu về hơi thở là pháp môn Ngăn Ác Diệt Ác như trong Tứ Chánh Cần đã dạy.

Đồng thời có cái phương pháp gọi là ngồi quán thân bất tịnh, quán thân vô thường, khổ, vô ngã - thì cái bài pháp mà quán thân vô thường vô ngã mà gọi là Tứ Niệm Xứ thì không đúng, vì đó là Định Vô Lậu mà đức Phật đã dạy trên Tứ Chánh Cần. Cho nên trên Tứ Niệm Xứ mà tu quán như vậy là tu Định Vô Lậu.

(51:21) Và trên Tứ Niệm Xứ, khi chúng ta bị hôn trầm, thùy miên, vô ký thì có phương pháp để pháp hôn trầm, thùy miên, vô ký, đó là Chánh Niệm tỉnh giác, phương pháp đi kinh hành.

Cái nào nó ra rõ ràng cái nấy. Cho nên khi chúng ta tu tập như vậy, trong cái thời gian đó, sự tu tập là sự vận dụng; cho nên cơ thể và tâm chúng ta bị mệt mỏi vì vậy mà có một cái phương pháp để thư giãn, do đó có Định Sáng Suốt làm chúng ta thư giãn để nghỉ ngơi.

Bởi vì trong đạo Phật có bốn loại định đầu tiên để ngăn ác diệt ác thì chúng ta phải tu tập đầy đủ. Khi tu tập đầy đủ xong rồi, chúng ta thấy có hiệu quả trên tất cả pháp này, chúng ta có thể áp dụng đẩy lui được giặc sanh tử. Nghĩa là bệnh đau trên thân đẩy lui được, tâm phiền não đẩy lui được, tâm tham muốn đẩy lui được, hôn trầm thùy miên đẩy lui được. Tất cả những chướng ngại ở trên Thân - Thọ - Tâm - Pháp của chúng ta đẩy lui được hết, thì lúc bấy giờ chúng ta mới tu Tứ Niệm Xứ.

Vì vậy, bây giờ mới ở trên Tứ Niệm Xứ gọi là “Quán thân, trên thân để khắc phục tham ưu - Quán thọ trên thọ để khắc phục tham ưu - Trên tâm quán tâm để khắc phục tham ưu - Trên pháp quán pháp để khắc phục tham ưu”. Đó là chúng ta mới trở về tu tập Tứ Niệm Xứ trong giai đoạn thứ hai.

4- GIAI ĐOẠN 2 CỦA TỨ NIỆM XỨ

Tứ Niệm Xứ trong gia đoạn thứ nhất là tu Tứ Chánh Cần, trong giai đoạn thứ hai chúng ta tu tập mới chính là Tứ Niệm Xứ trên Tứ Niệm Xứ. Khi đó bấy giờ tâm chúng ta thanh tịnh hoàn toàn nhưng nội lực chúng ta chưa đủ, tức là cái lệnh chúng ta chưa đủ, tức là Dục Như Ý Túc chưa đủ, Tứ Như Ý Túc chưa hiện đủ thì lúc bấy giờ chúng ta ôm pháp Thân Hành Niệm thì lệnh ở đâu hành động phải làm theo đó.

Vì pháp Thân Hành Niệm là pháp tu lệnh:

  • Tu Dục Như Ý Túc,

  • Tu Tứ Như Ý Túc

Bởi vì đức Phật đưa ra Tứ Như Ý Túc mà chúng ta không biết pháp tu Tứ Như Ý Túc thì chúng ta không tu Tứ Như Ý Túc được. Cho nên pháp Thân Hành Niệm là pháp tu Tứ Như Ý Túc hay nói pháp Thân Hành Niệm là thực phẩm của Tứ Như Ý Túc, nghĩa là thực phẩm của cái pháp đó là nó phải tập luyện hàng ngày như chúng ta ăn uống hàng ngày để mà sống. Phải hiểu chỗ này, cho nên khi mà thực hiện, muốn thực hiện pháp Tứ Như Ý Túc là phải tu pháp Thân Hành Niệm, từ đó nó mới có mười Công đức hay là mười Thần lực hiện trên pháp Thân Hành Niệm.

(53:49) Khi mà hiện lên đủ thì lúc bấy giờ chúng ta mới thực hiện Tứ Như Ý Túc chứ không tu Tứ Như Ý Túc, mà tu Tứ Như Ý Túc tức là tu pháp Thân Hành Niệm. Hiểu chỗ Thầy muốn nói thì quý Phật tử sau này không còn lạc đường nữa.

  •  

    Sau khi thực hiện được cái Tứ Như Ý Túc thì chúng ta Định Như Ý Túc, khi Định Như Ý Túc là chúng ta muốn định Tứ Thiền, tức là nhập Tứ Thiền. Khi mà nhập được Tứ Thiền thì lúc bấy giờ chúng ta thực hiện Tam Minh không còn khó khăn. Có phải đúng không?

Chúng ta phải đi từng pháp của Phật rất rõ ràng chứ không còn hiểu lầm lạc được, mà hiểu lầm lạc thì chúng ta đi trật đường thì muôn đời chúng ta không bao giờ làm chủ sanh già bệnh chết và chấm dứt luân hồi.

Đến đây thì Thầy thuyết giảng tóm lược lại con đường đi của đạo Phật là như vậy. Nếu quý Phật tử thấy cuộc đời của mình không lẽ bây giờ chúng ta sinh ra làm người mà chỉ biết có làm để phục vụ cho ăn ngủ thì không có lý, chúng ta phải nỗ lực như thế nào để xứng đáng khi chúng ta có mặt trên cuộc sống này.

Không thể nào chỉ để phục vụ cho ăn ngủ, làm cho tiền nhiều cũng cho ăn, làm cho tiền nhiều cũng ngủ, ăn ngủ và dâm dục, không có cái gì khác hơn hoặc ngoài những vấn đề này. Cuối cùng chúng ta chết đi có còn được những gì. Có phải không? Cho nên ở đây chúng ta có thân là khó, không phải dễ, mà có thân mà được chánh pháp của Phật như thế này mà không tu thì quá uổng. Phải ráng nổ lực!

VII- THẦY SÁCH TẤN PHẬT TỬ

Tuy Thầy nói khó nhưng không phải khó mà không làm được. Nếu không làm được, làm sao Phật đã tu giải thoát, làm sao hôm nay thời đại của chúng ta Thầy tu được giải thoát như thế này. Thầy đã làm được. Cơ thể Thầy, các con thấy Thầy ôm yếu, nhỏ con, đâu có lớn con mà vẫn làm được thì Thầy tin rằng mấy con cũng vẫn thừa sức làm được nhưng phải bền chí, phải kiên gan, bởi vì trên con đường tu tập là nghiệp chúng ta nặng, nó sẽ gặp nhiều cái khó khăn thì chúng ta phải đổi lấy máu và nước mắt. Khi thân chúng ta ngồi tu mà cái cơ thể bệnh đau mà vẫn giữ thân sừng sựng mà tu thì các con biết nước mắt chảy ròng ròng, chịu đựng, không hề dám buông pháp thì mấy người gan dạ như vậy người ta mới vượt qua những cái khổ đau của kiếp người.

(56:19) Còn nếu chúng ta thấy đau mệt nhọc quá, chỉ nằm xuống rồi uống thuốc để dưỡng bệnh thì chắc chắn không bao giờ đạt được kết quả. Cho nên mỗi lần mà Thầy nói, mấy con hiểu là tu tập theo đạo Phật để đạt được kết quả là phải bằng máu và nước mắt của mình. Nó đau quá, nước mắt không khóc mà nó chảy, tự nó chảy vì nó đau quá mà mình ôm pháp, có pháp ôm mà vẫn thấy đau bởi vì cái sức đau nó đau kinh khủng, nó đau hơn cái lực mình ôm pháp nhưng trì chí mà ôm nó cũng như mình qua biển, sóng gió ba đào mà phải ôm cái phao cho chặt, nếu mình lơ lỏng là mình chìm xuống biển, không còn chỗ bám nữa. Cho nên khi tu tập mà đến giờ phút cuối cùng chứng đạo phải một lần chết đi rồi sống lại.

Khi mà nó đau quá đến nỗi mình không còn biết nữa tức là mình chết mất rồi nhưng mà mình tỉnh lại, cả một cái không gian an lành cho chúng ta vô cùng mà đức Phật đã nói: “Cái sức chịu đựng tận cùng của sự cảm thọ của mình, sức sinh mạng chịu đựng sự cảm thọ của mình nó sẽ mát lạnh” là nó chết đi rồi nó sống lại, nó mát lạnh vô cùng, nó không còn đau đớn chút nào trong thân chúng ta nữa. Thì Thầy nói bằng máu, nước mắt của mình là đúng, không sai. Chúng ta tu rồi chúng ta sẽ thấy và nói như vậy không có nghĩa là làm cho mấy con sợ mà hướng dẫn cho mấy con chuẩn bị tinh Thần của mình trước những khó khăn, trước những đau khổ của pháp tu, quyết định phải qua cho được.

Thầy đi qua, Phật đi qua thì mình phải đi qua, không bao giờ mình lùi bước, đi là phải đi tới, không lùi bước. Không tu thì thôi, mà đã tu thì phải nhất định tới nơi tới chốn, giống như Thầy, giống như Phật, bỏ ngai vàng, bỏ vợ đẹp con xinh, bỏ vua cha mà đi tu thì phải đi cho tới nơi. Nếu trở về thì mặt mũi nào mà thấy vợ, thấy con, thấy cha mình nữa. Cho nên đức Phật đã làm được, hôm nay Thầy đã làm được, Thầy không xấu hổ với cha mẹ Thầy, đã sanh Thầy ra - một đứa con gan dạ, làm được những điều ít ai làm được. Vậy Thầy mong mấy con cũng nên theo gương Phật, theo gương Thầy xứng đáng là con người được sanh ra trong thời đại khoa học. Thầy mong mấy con cố gắng. Thầy chỉ ước mong như vậy thôi.

Mấy con sắp xếp gia đình đâu vào đó, con cái lớn khôn rồi từ bỏ để chúng ta nổ lực thực hiện những ngày còn lại trong tuổi đời của mấy con, đừng đắm đuối, một ngày nào đó vô thường đến nó cũng sẽ lôi mấy con vào sáu đường đau khổ mà Thầy cũng không cứu mấy con, mà Phật cũng không cứu mấy con được. Chính mấy con phải tự thắp đuốc lên mà đi.

Đến đây Thầy xin chấm dứt buổi nói chuyện hôm nay.

1- HOÁ DUYÊN ĐỘ CHÚNG SANH

(59:17) Mấy con còn hỏi Thầy gì nữa không, cứ hỏi Thầy sẽ trả lời.

Thầy xin nhắc thêm mấy con thấy, một con người bằng xương bằng thịt, mấy con cứ nhìn Thầy cũng như mấy con, không khác, cũng biết đau, cũng biết thương, cũng biết ghét, cũng biết giận, biết hờn như mọi người, thế mà đi trên con đường của đạo Phật mà một con người như Thầy làm được, thì Thầy tin rằng mấy con cũng làm được. Bởi vì thật sự Thầy cũng bằng xương bằng thịt, cũng bằng cha mẹ sinh ra chứ không phải là một con người ở cõi nào biến hóa ra đây mà chính là con người thật sự. Thầy có cha có mẹ, có quê hương, có tổ tiên, có ông bà hẳn hòi, bằng xương bằng thịt, mấy con lấy cây đánh Thầy, Thầy cũng biết đau như người khác đánh mấy con vậy thì Thầy tin rằng mấy con cũng làm được như Thầy. Phải ráng thôi.

Hôm nay mấy con về đây là có một cái nhân duyên rất lớn. Ngày xưa, mấy con biết không, Thầy cũng tu tập nhiều đời chứ không phải một đời. Do hạnh ăn ngày một bữa và đi xin ăn mà Thầy đã đi cùng khắp nước, khắp nơi rồi trong cái tiền kiếp đó, mấy con cũng là những con người, mấy con cũng cúng dường cho Thầy, dù là một bữa ăn thì hôm nay mấy con cũng gặp Thầy. Nếu mấy con biết rằng một bậc chân tu mà người ta ôm bình bác đi xin, mấy con chỉ cần xớt cho họ một bát cơm thôi, đời sau mấy con có duyên gặp họ nếu là người tu đúng mà ngày xưa đức Phật gọi là hóa duyên độ chúng, chứ không phải là đức Phật cần thực phẩm ăn để sống đâu. Cũng như hôm nay Thầy có ăn, có thực phẩm ăn thì ăn, có cúng dường thì ăn mà không thì ngồi thiền còn sung mãn biết mấy.

Các con thấy như thầy Chơn Thành, hôm nay thầy ngồi thầy tu pháp Thân Hành Niệm, nó sung mãn, nó làm cho thầy không có đói khát, ngày này qua ngày kia thấy hạnh phúc vô cùng, đâu cần gì thực phẩm. Cho nên trong thời đức Phật, một hôm Ngài đi xin thì có một bác nông dân ở dưới ruộng thấy đức Phật đi xin thì ông đến bên đức Phật ông nhìn vào bình bác, ông cười rồi ông đi xuống ruộng ông cày. Đến khi trưa khi đức Phật đi về thì ông chạy lên, ông cũng nhìn vào bình bát, ông thấy bình bát không có hạt cơm nào hết thì ông mới nói với đức Phật như thế này: “Ông phải cày ruộng như tôi mới có lúa ăn, chứ ông đi xin làm gì người ta cho ông”. Đức Phật mới nói: “Ta không cần thực phẩm mà ta cần gieo duyên để độ chúng sanh, chứ đối với ta cần gì phải ăn, ta chỉ cần ngồi thiền là thân đã đầy đủ sung mãn sức sống rồi”.

(1:02:29) Thật sự đúng như vậy mấy con, khi mà tâm mình bất động rồi thì lúc bấy giờ có một cái trạng thái rất là an lạc và sung mãn, nó quên cả đói, quên cả ngủ mà rất an ổn, rất khỏe khoắn trong thân người cho nên Thầy làm việc nhiều nhưng chỉ cần trong 1 giờ, 2 giờ giữ tâm thanh thản, an lạc, vô sự, bất động tâm, thì ngay lúc đó liền thấy mình như thọ dụng những chất bổ dưỡng rất đầy đủ, làm cho cơ thể không còn cảm thấy mệt nhọc nữa, rồi tiếp tục ngày hôm sau vẫn làm việc được. Thì mấy con thấy, Phật pháp rất hay. Cho nên Thầy mong rằng mấy con hãy tu đi, rồi mấy con bước được vào ngưỡng cửa, nếm được mùi vị giải thoát thì chắc chắn mấy con thấy cuộc đời không có gì hơn được.

VIII- GIỮ GIỚI LUẬT NGHIÊM CHỈNH SẼ ĐẠT ĐƯỢC ƯỚC NGUYỆN

Chỉ vì hôm nay mấy con chưa nếm được mùi vị giải thoát mà các con mà các con thiếu tu tập quá. Đúng, Thầy đã thấy một số người tu giữ giới không nghiêm chỉnh cho nên làm sao nếm được mùi vị giải thoát của đạo Phật được. Trừ ra chúng ta phải giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh thì chúng ta mới nếm được mùi vị, cho nên đức Phật nói trong bài kinh Ước nguyện: “Nếu ước nguyện một điều gì thì chúng ta phải giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh thì ước nguyện điều đó sẽ đạt được”. Đúng vậy, đức Phật có nói nếu chúng ta muốn nhập Sơ Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền thì giới luật phải nghiêm chỉnh, do giới luật nghiêm chỉnh thì chúng ta sẽ đạt được.

Như vậy, Thầy Chơn Thành ở đây, đầu tiên Thầy còn được hai bộ đồ mặc nhưng tu thì cũng có kết quả, nhưng cuối cùng thầy nghe về Giới luật, thầy buông xả còn ba y một bát, nghĩa là chỉ còn một cái áo tràng mặc như Thầy như thế này và đồ ngắn ở trong, còn bao nhiêu thầy cho hết. Bây giờ, mặc cái áo tràng thì giặt bộ đồ mà các con biết khó lắm mấy con, phải biết lựa cái giờ nào mà giặt. Mỗi lần mình muốn giặt, mình có hai bộ đồ thì giặt giờ nào cũng được cho nên mình phơi suốt cả buổi nó khô. Còn bây giờ tối mà giặt hoặc cái giờ nào mà giặt nó không hợp thì tới chừng giặt tới cái áo này thì ta không có cái bộ đồ để mặc. Cho nên phải lựa giờ giặt đâu nó ra đó để khi cái áo này thay thì mặc cái bộ đồ kia, bộ đồ kia mặc thì cái áo này thay ra giặt. Thí dụ như bây giờ, Thầy thuyết giảng xong mấy con, Thầy giặt bây giờ đến chiều cái áo này nó sẽ khô. Cho nên Thầy ra khỏi cái phòng này, Thầy đem thay cái áo này Thầy giặt để chiều Thầy lấy mặc, cho nên Thầy thay cái áo trong Thầy giặt. Đó là đời sống ba y một bát đó mấy con.

(1:05:13) Cuộc sống rất là, mới đầu thì thấy nó rất là khổ, nhưng cuối cùng hôm nay thì Thầy nói như vầy, sao nó hạnh phúc quá, nó không có bề bộn nhiều nữa, nghĩa là cái này mặc thì cái kia giặt, nó làm cho con thấy hạnh phúc và đồng thời cái thời gian mà tu tập nó nhiều hơn, nó không có bận rộn nhiều về quần áo hoặc này kia, cho nên con thấy đúng là hạnh phúc thật.

Mà từ đó, lại bệnh đau trong thân con, tác ý bệnh nào - hồi đó con phải tác ý, tác ý cả năm, mười phút nó mới lui được cái bệnh, bây giờ con chỉ nói: “Thọ vô thường. Đi! không được đau”. Con chỉ nói như vậy thôi thì con nghe thấy cái thân con không con đau nhức; thậm chí như cái răng, Thầy lớn tuổi, răng nó già nó lung lơ nó rụng, cho nên nó hay bị lung lơ, bị nhức. Thầy bảo: “Thọ vô thường, răng này không có đau nữa nhe”. Thầy chỉ cần nói vậy thôi, rồi nó hết đau liền.

Thì các biết cái giới luật của Phật rất tuyệt vời. Thầy không ngờ khi mà giữ giới nghiêm túc thì cái lệnh của mình nói đâu nó làm đó, nó còn hay. Còn cái kia, hồi đó mình tu tập gần chết mà giới luật nó hơi lỏng lẻo, nó chưa được nghiêm do đó nó phải tác ý từ 1 phút cho đến năm phút, có khi cả ba mươi phút nó mới hết cái bệnh thì đủ biết rằng nó chưa thanh tịnh cho nên nó lâu, mà nó thanh tịnh thì nó mau. Đó là để chúng ta thấy được cái giới luật của Phật là giới vô lậu thật sự, nó làm chúng ta không còn lậu hoặc nữa rất nhanh, cho nên hầu hết người ta coi về giới, giới luật lắm. Giới luật là đức hạnh, làm phạm hạnh của người tu, rất tuyệt.

(1:07:00) Đó, bây giờ các con nghe Thầy ca ngợi giới tại vì Thầy sống giới và Thầy thấy kết quả của giới. Thầy muốn truyền dạy lại cho mấy con cái pháp rất tuyệt vời.

Bây giờ Thầy tóm lược bài và Thầy cũng khích lệ mấy con và đồng thời Thầy cũng nhắc nhở về giới lợi ích và tu sĩ ở đây người ta tu có kết quả. Vì nhờ kết quả đó mà niềm tin của người ta thấy được Phật pháp vi diệu, cho nên mấy con mà tu tập mà mấy con nhiếp tâm và an trú được tâm và đẩy lui được những bệnh khổ và tâm mình có điều gì đẩy lui được hết thì mấy con thấy niềm tin của mấy con càng lớn càng mạnh và càng sâu, nó trở thành Tín Lực. Còn nếu tu không có kết quả, không an trú được, không đẩy lui được bệnh khổ, không đẩy lui được tâm phiền não của chúng ta thì chúng ta sẽ bị thối chuyển. Bởi vì giới luật khắc nghiệt quá, ăn ngày một bữa, sống giờ giấc phải nghiêm chỉnh, không được muốn ngủ giờ nào thì ngủ, muốn chơi giờ nào chơi mà giờ nào phải ra giờ nấy và phải sống độc cư một mình.

IX- GIỚI LUẬT LÀ PHẠM HẠNH CỦA NGƯỜI TU

Bởi vậy, Thầy ca ngợi cái hạnh độc cư một mình. Chính người sống độc cư một mình là người đó sống cho mình vì vậy từng tâm niệm của mình khởi lên mình mới thấy rất rõ, mình mới hiểu được mình, còn mình sống mình tiếp duyên mình nói chuyện thì mình sống ở ngoài chứ không phải sống cho mình, mình sống cho mọi người cho nên cái hạnh độc cư rất tuyệt vời. Và đồng thời nếu mà giữ được giới hạnh như vậy và những giới mà đức Phật đã dạy mà sau này các con đọc được những Bộ Giới - như vừa rồi thì Thầy đã soạn thảo bộ Giới Hành của người Sa di tức là người đầu tiên vào đạo Phật.

Các con có đọc bộ Mười Đức Thánh Giới Sa-Di rồi phải không? Bây giờ các con sẽ đọc 25 Giới Hành Của Sa-Di nữa, thì mấy con thấy như vậy nó cũng còn một bộ thứ 3, đó là bộ Giới Oai Nghi Tế Hạnh Của Người Sa-Di. Ba tập nó mới vào thành bộ của bộ Giới Luật của người Sa-Di. Giới hành rất tuyệt vời mấy con. Giới đức thì mấy con đọc rồi, mấy con biết từng giới nó có cái đức của nó.

Bây giờ tới cái Giới hành, cái giới hành thực hiện qua cái hạnh sống của mình tới cái oai nghi tế hạnh. Đó là nói ra cho rõ những cái từ về cái đi đứng nằm ngồi, mặc y, mang bát, ăn ở, nói nín như thế nào là một người tu sĩ của Phật giáo, là một người vị phạm hạnh. Đó là cách thức như vầy, cho nên những giới luật sẽ dạy chúng ta có đạo đức, có hạnh, có pháp để mà chúng ta thực hiện đức hạnh đó, sống trở thành một vị Thánh Tăng, Thánh Ni chứ không phải là một người tầm thường nữa. Đó là giới luật.

(1:10:15) Hiện giờ, Thầy đang soạn thảo bộ Giới Đức Thánh Tăng, Thánh Ni; đang soạn thảo bộ Giới Của Sa-Di. Bây giờ mới soạn thảo bộ Giới Tỳ Kheo - Tỳ kheo Tăng và Tỳ kheo Ni - thì mấy con thấy như Thầy cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, tức là giới thứ nhất của Phật. Một người muốn bước chân vào đạo Phật để trở thành một vị tu sĩ, Thánh Tăng, Thánh Ni thì phải cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa. Giới thứ nhất dạy như vậy để làm gì, Thầy sẽ giải thích trên cái giới đó để cho mấy con sẽ hiểu chứ không phải Giới Sát Sanh là giới thứ nhất, mà là giới cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa.

Mấy con đọc bộ giới mấy con thấy rất lạ lùng, tại sao có những cái giới mà đúng nếu không cạo bỏ râu tóc, không đắp áo cà sa thì làm sao trở thành một vị tu sĩ Phật giáo được cho nên nó là cái giới, nghĩa là người đến với đạo Phật tự nguyện tôi cạo tóc, con xin cạo tóc chứ không phải là người ta bắt buộc. Cho nên nó là giới, mà không phải giới cấm mà nó là giới hành - tôi tự nguyện đến đến với đạo Phật để trở thành một tu sĩ thì tôi cạo bỏ râu tóc, tôi đắp áo cà sa tức là áo vải thô xấu, chứ không phải áo cà sa mà như quý sư quý thầy bây giờ, vải đẹp. Nó sai đi. Vải mà người ta bó thây ma, người ta bỏ trong rừng rồi những con thú nó xé cái thây ma nó ăn, những cái vải đó nó rách rưới, nó quăng tùm lum ra trong rừng, rồi những tu sĩ trong thời của đức Phật, người ta mới lượm cái đó người ta đem giặt rồi về người ta kết lại thành cái miếng, gọi là y, rồi người ta vấn như mấy ông sư vấn vậy đó. Đó là miếng y phấn tảo của người ta. Ngày xưa người ta tu, người ta lượm lặt những cái đó.

(1:12:06) Có nhiều người nói ngày xưa tại vì vải sồ không có, phải tiết kiệm, phải vậy. Còn bây giờ thiếu gì mà phải ăn mặc như vậy. Không phải đâu. Cái hạnh, phạm hạnh của người ta bởi vì nếu mình còn ăn mặc sang đẹp, cũng như bây giờ cái áo Thầy nó bạc màu thế này, Thầy sẽ may áo mới màu nâu, nó đẹp hơn và vải tốt hơn thì như vậy rõ ràng là nó có sự trang điểm, nó không đúng hạnh nữa. Ăn mặc thô xấu như vậy là mục đích chúng ta phá đi cái tâm trang điểm, tâm làm đẹp chứ không phải vì có vải hay không có vải.

Mình phải hiểu được cái hạnh của nó cho nên vì vậy mà cạo bỏ râu tóc là mục đích chúng ta làm cho cơ thể của chúng ta nó không còn có cách thức sửa soạn, có râu cứ tỉa râu cho đẹp như râu Quang Công thì như vậy, bộ râu cũng mắc công mình cho nên cạo trụi lủi thì đâu còn sửa sang, phải không mấy con? Còn có tóc, mấy con phải đi hớt, nếu không hớt thì để phải mắc công bới lên, rồi phải sức dầu chứ không nó đánh đồng đanh thì sao, rồi phải lược chải, phải cực không? Cạo như ông Thầy chùa Thầy thấy nó khỏe vô cùng, khỏi tốn dầu gội đầu, không sướng sao. Mấy con còn để tóc, mấy con cũng cực đó, phải không. Ít chừng nửa tháng một tháng phải đi hớt, không thì nó dài quá nó cũng kỳ, nó dài quá thì giống như phụ nữ thì phải bới lên rồi phải gội, thế này thế kia. Trời, nó rất vất vả, đâu phải là hạnh phúc gì đâu cho nên cái giải thoát của đạo Phật ngay liền khi cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa. Thầy thấy nó giải thoát ngay liền, cái miếng vải nào, tốt xấu như thế nào mình vẫn đắp trên thân mình được, không có cần nó phải là thứ này phải như vầy, lựa cái này cái kia, không có. Cái nào xấu tốt, miễn sạch sẽ, đắp lên thân mình làm cái y để thân nó kín đáo, nó đừng bày da bày thịt là được. Đó là mục đích của cái hạnh của một vị tu sĩ.

(1:14:01) Còn bây giờ nó khác, quý thầy phải lựa vải tốt rồi may y cho tốt, thậm chí như không có lượm vải mà cắt vải nát ra rồi kết lại. Thiệt ra làm cái chuyện mắc công quá, không có đúng. Thầy thấy bây giờ người ta cho mình cái gì cũng mặc được hết nhưng mà xin Phật tử, vì phạm hạnh, cái hạnh của một người tu, hãy cúng dường vải xấu cho chúng tôi vì chúng tôi là những người tu, không phải là người đời cho nên Phật tử hãy mua vải rất rẻ tiền mà cúng dường để chúng tôi kết lại làm cái y.

Còn đằng này, Phật tử cúng dường vải xấu, nó phải mua thứ tốt Thầy chứ mua vải này mặc ít bữa nó rách, nó mắc công lắm này kia thì rõ ràng cái tâm muốn của mình nó muốn nên nó nói. Người Phật tử là đệ tử, người ta nghe Thầy nói vậy thì người ta phải tìm hoặc là người ta tìm vải tốt người ta cúng dường. Không lẽ cúng dường Thầy mình vải xấu sao cho nên khi cúng dường vải tốt, thì ông Thầy phải nói cho Phật tử biết cái hạnh của người tu không được mặc cái này thì Phật tử đừng có mua cái này nữa, sau đó người ta quen đi, người ta cúng dường cho quý thầy người ta mua vải xấu người ta cúng dường. Còn cái này mình cứ gợi ý phải mua vải tốt, vải nhập còn vải Việt Nam cũng không mặc nữa, thì như vậy rõ ràng mình hướng dẫn cho Phật tử cúng dường chứ đâu phải Phật tử biết cúng dường như thế nào. Mình phải dạy, cho nên đứng trong giới luật thì phải dạy người Phật tử người ta cúng dường vừa tiết kiệm được mồ hôi nước mắt của người ta, mà vừa mình mặc đúng cái đức hạnh, cái phạm hạnh của người tu.

Đó thì như vầy nó mới đúng cái hạnh cho nên Thầy thấy ăn mặc mà đúng cách nó mới đúng phạm hạnh. Mà ngay cái giới đầu tiên đức Phật đã chỉ chúng ta, thấy cái ông này ăn mặc sang là không phải đệ tử của Phật rồi, sai rồi. Cái đầu ông cạo mà ông mặc cái bộ đồ này tui thấy nó khác rồi, nó không giống rồi. Mặc cái đồ gì mà đẹp quá như thế này thì đâu có được cho nên vì vậy mà sai, không đúng. Cho nên người ta lý luận đời nay vải nhiều người ta cúng dường sao thì mình cứ nhận vậy mình mặc đừng có bày đặt cho người ta cực. Sự thật ra mình bày cho người ta mua đồ tốt chứ ở đó mà bày đặt cho cực. Sự thật ra mình phải hướng dẫn cho người Phật tử người ta biết cái hạnh của người tu, từ đó về sau người ta dâng y hoàn toàn là người ta mua vải xấu. Người ta muốn thầy mình đúng cái hạnh, đúng giới luật chứ ai muốn thầy mình sai đâu, nhưng tại thầy mình ham cái đẹp mà giờ mình không cúng dường cho ổng vậy thì như là mình không có cung kính, không có tôn trọng ổng. Ổng muốn cái tốt mà mình không cho ông cái tốt thì mai mốt không chừng mình cúng dường ông quăng đi cho nên vì vậy mình cũng mua để cho ông mặc. Do đó, tại ông Thầy thôi chứ không phải tại Phật tử.

Cho nên vì vậy thí dụ như bây giờ Thầy còn cái áo này, các con thấy cái áo Thầy cũ, rách muốn cúng dường Thầy, Thầy nói khoan đã, chừng nào rách nhưng con là người đến xin Thầy đầu tiên để cúng dường Thầy, chờ Thầy mặc cái áo này rách Thầy sẽ nhận của con, còn người khác đến xin không được. Thầy đã nhận một Phật tử rồi, người khác xin, ví dụ như bây giờ các con xin Thầy hén thì Thầy nhận con rồi. Thầy chờ cái áo Thầy rách thì chừng đó Thầy sẽ báo. Giờ áo Thầy rách, Thầy không còn cái áo nữa, con hãy cúng dường cho xin con đã sẵn sàng chờ đợi cho nên con rất vui vẻ khi mà nhận được. Rồi, bây giờ Thầy đã nhận lời con rồi, có người xin cúng dường Thầy do thấy áo Thầy rách. Không được, Thầy đã nhận của một người rồi. Không lẽ Thầy mặc hai, ba cái áo sao cho nên Thầy không có chấp đâu.

1- THỰC HIỆN TÂM CÚNG DƯỜNG ĐÚNG CÁCH

(1:17:15) Đó, như vậy là rõ ràng do ông Thầy phải hướng dẫn đệ tử của mình, nó cúng dường không sai thì nó sẽ được phước. Còn những điều kiện mà các con cúng dường Thầy, còn biết bao nhiêu điều để mà các con cúng dường, không phải có một chiếc áo này. Phải không? Cho nên vì vậy mà mình phải hướng dẫn, người ta có tâm, Phật tử có tâm cúng dường mà bây giờ mình đã nhận cái áo của một người Phật tử đã cúng rồi nhưng bây giờ mình còn mặc cho nên mình chưa có bỏ cái áo này. Chứ còn áo mà chưa rách mà bỏ để mặc áo mới thì không được rồi. Đó là cái hạnh của người tu cho nên người Phật tử khác muốn xin cúng dường, Thầy nói Thầy bảo người Phật tử khác, Thầy đã nhận sự cúng dường của một người khác rồi, con đến trễ rồi, chứ phải con đến sớm hơn thì Thầy nhận con.

Bây giờ sự cúng dường đó, con sẽ cúng dường Thầy một cái gì Thầy đang cần, thiếu. Hay hoặc chai kem Thầy gần hết. Thôi bây giờ con có cúng dường thì chờ chừng nào chai kem Thầy hết, thì Thầy sẽ nhận sự cúng dường chai kem súc miệng của con cúng dường Thầy. Con hãy mua sẵn để dành đó đi chờ Thầy, còn không thì chừng đó Thầy hết Thầy đến xin con. Có phải vậy không? Cho nên một ông Thầy giữ gìn giới hạnh rất nghiêm chỉnh mà người Phật tử cúng dường đúng cách, không sai.

Các con thấy từ sự Thầy trò hướng dẫn nhau để đi trên con đường thanh tịnh của Phật pháp là làm cho chúng ta cúng dường được phước mà làm cho ông Thầy không bị vật chất lôi cuốn. Chứ còn bao nhiêu cúng dường nhận hết cuối cùng vật chất lôi ông Thầy mất. Cũng như bây giờ không cần dùng tiền mà các con cứ cúng dường, cúng riết Thầy không biết làm sao. Do đó gởi ngân hàng tới chừng mà Thầy chết, Nhà nước họ xem xét coi, họ quản lý họ lấy tuốt luốt hết, không còn cái thứ gì đâu. Không, có trường hợp mấy con, còn trường hợp nhiều quý thầy đã làm cái điều sai đó mà Nhà nước lấy hết chứ không phải không. Cho nên Thầy thấy điều đó là điều sai. Bây giờ Thầy không cần gì hết mà mấy con cúng dường Thầy làm gì đây. Thầy không cần nhận.

(1:19:06) Bây giờ mấy con cúng dường thì Thầy chỉ, Thầy hướng, bây giờ có bộ sách Đạo Đức Làm Người - Đạo Đức Nhân Quả, các con hãy họp nhau giao lại cho người nào đó để người đó đứng ra họ xin phép, họ sẽ bỏ tiền họ in cái bộ sách này ra rồi mấy con sẽ ấn tống cho mọi người một tập. Đó thì tiền mấy con cúng dường nó hữu ích chung cho mấy con, chung cho Phật giáo nữa. Đó là cái hướng dẫn của vị Thầy, chứ không phải vị Thầy cúng dường bao nhiêu cứ bỏ dồn dồn cất rồi cuối cùng đó xài không hết, ăn không hết rồi cất chùa cho lớn lên. Như vậy, rõ ràng là phí của, phí của người ta.

Cái chùa lớn đâu có cần thiết lắm đâu. Cuối cùng rồi sau này cái chùa lớn, thay vì những đồng tiền đó được cất một cái trường học, một phòng học, những phòng học để cho những người Phật tử người ta đến hoặc là những người tu sĩ người ta đến người ta học. Người ta học cái gì? Người ta học tu trong cái lớp Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ để cho người ta có cái nhìn của người ta để cho người ta có cái lối sống khác, nó không còn cái lối sống cũ, làm cho người ta nhìn mọi vật mà người ta không bị dính mắc, nhìn mọi vật mà người ta không bị tham, sân, si, làm cho người ta được giải thoát.

Như vậy, cái đồng tiền đó chúng ta cất lên một cái trường ốc, cái lớp học do đó bây giờ có một người chứng quả A La Hán, họ đứng ra để hướng dẫn. Bắt đầu họ nhận mười người, hai mươi người vào cái lớp này. Bắt đầu một năm phải học cái lớp này. Trong một năm, vừa học vừa tập luyện, vừa tu, vừa sống đúng những giới hạnh của cái lớp này. Phải không?

Bởi vì cái lớp này, nó cho một người mới vào tu những cái giới gì người đó phải sống, những cái giới gì phải tập. Cũng như bây giờ các con vô lớp Chánh Kiến, ai mà bắt mấy con cạo tóc bao giờ, phải không. Khi mà vô như vậy, mấy con phải học lớp Chánh Kiến đó, phải học cái gì cái gì, giới luật gì chứ ai mà bắt cạo tóc, đắp áo cà sa hết đâu. Cho nên sau khi học như vậy để các con về gia đình và tiếp xúc với xã hội, mấy con không làm khổ mình, không người trong cái nhìn của mấy con, thì làm cho xã hội chúng ta đầy đủ đạo đức đẹp đẽ.

(1:21:11) Đó là một cái đường lối của đạo Phật như vậy, triển khai như vậy thì số tiền của mấy con, mỗi người một ít góp nhau mở thành một lớp học, quá tuyệt vời. Có phải không? Lợi ích chung cho xã hội, xây dựng chung. Bởi vì Phật pháp là cái môn giáo dục thực tập để đem lại sự sống đạo đức cho mọi người thì những lớp học như vậy, mà Thầy thấy nhìn lại Phật giáo chúng ta có những trường học, học để nói, để thuyết giảng, để nói láo chứ đâu có làm gì được đâu. Anh không nhập Thiền Định được, anh không thực hiện được Tâm ly dục ly ác pháp mà anh nói thì rất hay thì đó là học nói láo chứ gì. Rõ ràng mấy ông giảng sư là nói láo. Có đúng không? Cho nên thật sự mấy ông này có làm chủ được cái gì đâu. Giầy, giỏ, xe cộ, cái gì cũng sang cũng giống như người đời hết thì coi như cái người, cái ông Thầy này có xả được cái gì đâu. Ông y còn hơn ngoài đời, còn đẹp hơn. Cho nên trong khi đó cái lớp học này làm cho người ta được biết cách buông xả, người ta trở về với cái đức hạnh của một con người thật sự, không tham đắm giữ vật chất.

Cho nên Thầy cũng ước ao một ngày nào đó quê hương chúng ta có những cái lớp học chứ không phải có những cái chùa. Tại sao mấy con biết không, có những cái chùa đến đó chuyên môn mê tín, cầu cúng thì như vậy dạy mình làm cái điều nhảm nhí chứ có lợi ích gì đâu, chỉ an ủi tinh Thần của mình một chút chứ sự thật ra rất là nhảm nhí. Còn trái lại vô cái lớp học này anh phải nhìn cái này, cái sự kiện này xảy ra, anh phải nhìn nó như thế này thế này, tập trong cái thời gian đó, luyện tập cho người ta có cái nhìn của một góc độ khác. Hồi giờ mình nhìn cái đó là đúng, cái đó là sai, bây giờ anh này ảnh nhìn cái đó là nhân, là quả cho nên từ đó người ta chửi ảnh, ảnh không giận. Có phải không, thay vì bây giờ ai mạ nhục, ai chửi mình, mình tức giận liền bởi vì cái hiểu biết, cái nhìn của mình trong cái góc độ của truyền thống, từ người xưa đến bây giờ cho nên mình dễ giận, dễ hờn.

(1:23:08) Bắt đầu bây giờ học qua lớp Chánh Kiến có cái nhìn khác cho nên người ta nhìn mọi cái sự kiện xảy ra trong ác pháp làm tâm chúng ta bất động, không có giận hờn cho nên người ta hướng dẫn mình có lối sống mới, sống mà không đau khổ nữa, sống mà thoát ra khỏi mọi sự đau khổ quá tầm thường. Do đó cái lớp học như vậy rất thực tế và bây giờ mỗi người một ít mà chúng ta mở một lớp học như vậy, cất một cái nhà, làm cái trường, có những cái nơi ăn ở để cho những người về đây người ta ở lại, người ta học tập trong một tháng hoặc là trong một năm rồi sau khi người ta tốt nghiệp lớp này ra người ta thấy cuộc sống người ta hạnh phúc vô cùng. Có phải đúng không? Lợi ích. Cũng như bây giờ mình vào một lớp học, sau một năm học mình đi ra, ít ra mình vào lớp Một hay lớp Hai, mình cũng biết đọc chữ cũng biết làm toán chứ; do đó cái kết quả nó như vậy, nó thực tế.

X- HIỂU ĐÚNG SỰ GIẢI THOÁT CỦA ĐẠO PHẬT

Đạo Phật cũng như vậy chứ đâu phải chúng ta giải thoát đợi tới cuối cùng chúng ta có Tam Minh mới giải thoát sao. Vô học lúc nào là chúng ta có giải thoát liền cho nên đạo Phật nói: “Pháp ta không có thời gian đến để mà thấy”, ngay vô chúng ta đã thấy liền. Có phải đúng không mấy con? Cho nên ở đây sự thật ra, chúng ta có cái duyên với Phật pháp cho nên chúng ta được nghe, được hiểu và hôm nay còn có duyên mấy con từ xa xôi mấy con lặn lội vào trong này. Đây là một cái duyên chớ. Con có biết bao nhiêu người không? Bây giờ nhìn đất nước Việt Nam chúng ta có bao nhiêu người mà được mấy người biết Thầy, được mấy người mà được nghe Thầy nói về giới luật, được mấy người mà nghe Thầy nói từ cái pháp của Phật đi đến cái cuối cùng của nó là Tam Minh không? Ít lắm mấy con.

Thậm chí người ta còn chửi Thầy là khác nữa. Các con thấy phải không? Thầy không nói một người nào mà sai pháp như thế, Thầy không nói ai hết nhưng mà Thầy nói cái pháp sai làm cho quý thầy sống sai, chứ còn thật sự Thầy không nói ông thầy nào hết. Nhưng mà họ chửi thì họ chửi đích danh Thầy đó, họ nói thẳng Thầy, Thầy là như thế này thế khác nhưng mà quan trọng gì mấy con. Một người tu tập giải thoát mà được làm chủ rồi thì cái sự mà họ nói có nhằm nhò gì. Nhưng mà Thầy rất là thương mấy con, bởi vì những lời nói đó nó làm cho mấy con bán tin bán nghi, không biết đúng hay sai. Bởi vì cái lý luận nào người ta cũng có cái lý luận, nhưng mà cái lý luận sai vẫn có cái lý luận sai chứ đâu phải không có.

1- TRƯỚC SỰ KHEN CHÊ

(1:25:35) Cho nên đức Phật dạy khi người ta khen mình thì đừng có mừng, coi chừng họ khen sai chứ đâu phải khen đúng; mà khi họ chê mình chưa hẳn là họ chê đúng, coi chừng họ chê sai cho nên mình đừng có mừng, cũng đừng có giận. Coi chừng! Cho nên trong những bài kinh mà đức Phật đã dạy, như bài kinh Phạm võng có hai Thầy trò của ngoại đạo, cái ông Thầy thì tìm mọi cách để bài bác đức Phật đủ mọi cách, còn ông học trò thì khen ông Phật đủ cách. Cho nên đức Phật nói: “Các Tỳ kheo, đừng có vì người ta khen mà mừng, đừng có vì người ta chê mà buồn. Vì vậy mà mình cứ xét nếu họ chê đúng thì mình cố gắng sửa, mà người ta chê sai thì mình chẳng có màng cái đó”. Người ta khen mình mà khen đúng thì mình phải dựa vào đâu mà họ khen đúng, tức là dựa vào giới luật khen mình.

Ví dụ như nói: Thầy Thông Lạc bây giờ ăn ngày một bữa là Thầy rất giỏi, mình ăn sao mình cứ bị đói hoài. Đó là khen đúng. Còn bây giờ mà khen Thầy: Thầy Thông Lạc có thần thông phép biến hóa tàn hình, biết chuyện quá khứ vị lai, Thầy giỏi quá. Đó là khen sai. Các con hiểu không? Mục đích của đạo Phật đâu phải nhằm chỗ này mà khen Thầy như vậy là khen Thầy ngoại đạo rồi chứ khen gì, lừa dối người ta bằng Thần thông chứ gì, thì như vậy khen Thầy là khen sai. Có đúng không? Nhưng mà ai nghe nói Trời, Thầy Thông Lạc ổng biết chuyện quá khứ, mình chưa đến ổng biết bụng gan mình hết, Trời ông hay quá, cái đó coi chừng khen sai. Đối với đạo Phật, cái đó khen sai, không đúng. Còn trái lại, khen Thầy Thông Lạc không giết hại chúng sanh, sống biết thương yêu chúng sanh, Thầy Thông Lạc không tham lam trộm cắp, Thầy Thông Lạc không ăn uống phi thời, Thầy ăn một bữa, sống độc cư trầm lặng một mình, Thầy ngủ trên tảng đá trong thất, không giường không chỏng, Thầy đơn sơ như một cái người giữ đúng hạnh đầu đà. Đó người ta khen Thầy như vậy là khen đúng bởi vì cái này là cái giới luật của Phật, cái phạm hạnh. Đó là khen đúng, mà khen đúng cũng không phải mừng nhưng mà khen đúng mình biết đúng, nhưng mà khen sai mình biết sai.

(1:27:37) Mục đích của đạo Phật là khuyên các đệ tử của ngài phải vậy. Cho nên đối với những người mà chê, mạt sát nói gì, Thầy biết đó là họ chưa hiểu gì hết. Nếu một người mà hiểu Phật pháp, họ thấy đó là chê sai không đúng, chê trật không đúng vì vậy cho nên thật sự ra Thầy nghĩ rằng trong cái duyên mà mấy con về đây, về Trảng Bàng, được nghe Thầy nói.

2- LUÔN NHỚ TÁC Ý

Thầy nghĩ rằng mấy con chỉ cần sống cho Thầy như thế này thôi. Lúc nào các con cũng nhớ nhắc, Thầy nhắc bởi vì mấy con gia duyên nhiều lắm, khó mà bức ra trở thành như Thầy. Các con chỉ cần nhắc - đầu tiên mấy con nhắc: “Tâm như cục đất, ly tham, sân, si hết đi. Tham, sân, si là ác pháp, là đau khổ từ đây về sau không được tham, sân, si”. Các con nhắc nó vậy đi và đồng thời con lại nhắc một câu, câu kế nữa: “Tâm thanh thản an lạc vô sự là hạnh phúc nhất đời, phải sống với cái hạnh này”. Đó, con cứ nhắc nó cái này rồi một ngày nào đó con sẽ sống được tâm thanh thản, an lạc, vô sự.

Các con nhớ chưa? Một cái thì tác ý là "Tâm như cục đất, ly tham, sân, si hết đi. Tham, sân, si là ác pháp, là đau khổ, từ đây về sau không được tham, sân, si nữa”. Mỗi mỗi đều nhắc nó như vậy rồi nó sẽ làm cho mấy con tự ý thức của mấy con dẫn nó vào trong cái chỗ giải thoát đó thì các con sẽ được giải thoát, và đồng thời thì khi nào có điều kiện gì hoặc là bình an thì các con nhắc: “tâm thanh thản, an lạc, vô sự”.

Bấy giờ thân các con đau nhức, các con nhắc “tâm thanh thản an lạc vô sự, nó là vô thường không sợ” thì nó sẽ hết bệnh cho mấy con coi. Bấy nhiêu đó đủ rồi, mấy con đừng có tu nhiều, chỉ có mấy câu tác ý đó thôi dẫn tâm vào đạo chứ đừng dẫn đạo vào tâm. Đó, mấy con nhớ chưa? Cứ dẫn đi rồi mấy con sẽ thấy đạo thực tế lắm. Bây giờ mấy con gặp Thầy, các con nhớ nhắc cho tới chiều, ngày mai chúng chửi mấy con, nhớ nhắc “tâm như cục đất, không có sân” thì ngay đó nó hết sân liền. Thầy cứu mấy con thoát khổ đó, chỉ một câu đó cũng đủ làm mấy con thấy an ổn. Về mà gia đình, vợ con giận dỗi hay gì đó, thì mấy con sẽ nhắc chừng “tâm thanh thản an lạc vô sự, tất cả đều là nhân quả, đừng giận hờn” và do đó mấy con thấy an ổn lắm.

Mấy con nhớ nhắc như vậy là mấy con cứu lấy mình bởi vì đó là thắp đuốc lên mà đi mấy con, mình đốt cây đuốc lên mà cây đuốc này là cây đuốc trí tuệ, bằng tri kiến của con mà, tri kiến giải thoát mà cho nên mấy con tác ý một cái là tri kiến của mấy con ngay đó là nó hóa giải được cái ác pháp, nó vây quanh mấy con, nó làm cho mấy con đau khổ.

3- KẾT QUẢ RẨT LỚN CỦA TÂM BẤT ĐỘNG

(1:30:07) Mấy con nhớ những lời Thầy dạy là Thầy đã cứu mấy con, chứ còn Thầy không thể nào mà làm cách gì mà làm cho gia đình mấy con hạnh phúc bằng chính các con đã tự cứu mình. Hạnh phúc là nằm ở chỗ đó. Các con nhớ chưa? Bây giờ các con sắp sửa chết, cơ thể hoại diệt thì các sẽ nhắc “tâm thanh thản an lạc vô sự, chẳng sợ chết bỏ” thì mấy con sẽ thấy khi mà mấy con tác ý được như vậy tinh Thần mấy con mạnh lắm. Lúc bấy giờ mấy con sẽ thấy khi đó cái thân chết mà nó thanh thản, nó không tái sanh luân hồi đâu. Các con hiểu không? Mà cái tâm dao động, sợ một chút là nó tiếp tục tái sanh luân hồi đó cho nên chúng ta làm sao chúng ta đừng giống thiên hạ bởi vì thiên hạ sợ hãi, sân hận, ham muốn.

Mọi người xung quanh ta ai cũng vậy mà giờ mình thanh thản an lạc vô sự không sợ hãi thì như vậy khác họ rồi làm sao làm con họ được. Phải không? Cho nên vì vậy mình chấm dứt cái tái sanh luân hồi. Thầy dạy con tương ưng với chư Phật liền nhưng mà mấy con có làm được không, cái đó tự mấy con thôi. Nhớ, mà muốn làm được thì chỉ cần nhắc như vậy thôi, hàng ngày mình cứ nhắc thôi nhưng mà không ngờ nó có nội lực ở trong đó. Đó là mấy con đã cứu mấy con được, cho nên vì vậy mấy con cứ nhắc: “Thầy Thông Lạc hồi đó làm được như vậy, mình cũng làm được như vậy chứ sao”.

Đó, tức là mấy con sẽ chấm dứt tái sanh luân hồi, bởi vì vô thường. Mấy con gặp Thầy, ngày mai biết đâu chừng mấy con sẽ xa Thầy và vĩnh viễn không gặp nhau nữa, thì mấy con chỉ cần nhớ như vậy là mấy con gặp Thầy vĩnh viễn bởi vì mấy con thanh thản, Thầy thanh thản là gặp nhau chứ sao. Thầy hẹn mấy con ở chỗ Thanh thản - An lạc - Vô sự đó. Chúng ta sẽ về chỗ đó. Mấy con giữ được tâm thì cùng về gặp Thầy, mấy con giữ không được tâm thì mấy con sẽ đi vào chỗ tham, sân, si của thiên hạ, thì mấy con sẽ làm con của họ, đâu gặp Thầy được. Hiểu không?

(1:31:57) Nhờ trước kia mấy con gieo duyên cho nên các con về đây gặp Thầy, nhờ cái duyên đó mà Thầy dạy các con để được sống bên Thầy. Các con hiểu không? Được sống bên Thầy tức là được sống bên Phật chứ gì, mà được sống bên Phật tức là thanh thản an lạc vô sự, có gì đâu. Cái đó là cái nơi mà chư Phật người ta về thì bắt đầu bây giờ mình cố gắng mình giữ, thì mình cũng được về chỗ chư Phật đó thôi.

HẾT BĂNG