NĂNG LỰC CỦA TAM MINH
NĂNG LỰC CỦA TAM MINH
NĂNG LỰC CỦA TAM MINH
Trưởng Lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Tu sinh
1- BA LOẠI THẦN THÔNG
(00:00) Trưởng lão: Ở nơi đây là rừng, cây cỏ, hoặc là ở nơi đây Thầy muốn biến ra thành một cái chùa rất đẹp. Ví dụ Thầy có Thần Thông Biến Hóa, Thầy biến ra một cái chùa rất đẹp, đẹp hơn cả Trúc Lâm nữa. Quý vị có đến Trúc Lâm quý vị biết, rất đẹp.
Nhưng ở đây Thầy muốn có nên Thầy biến hóa tạo một khu vực rất đẹp hơn Trúc Lâm nữa. Có dòng suối, có nước chảy, có núi, có những hòn non bộ rất đẹp, đẹp hơn cả những nơi mà vua Chúa nhà Đường ở.
Thì Thầy muốn như thế nào thì nó sẽ làm được như thế ấy. Và quý vị vào đây quý vị tham quan sẽ thấy nó đẹp đẽ vô cùng, thấy thích thú vô cùng. Chim trên cây, rất nhiều loại chim đẹp đủ loại, ca hót, rất là đẹp rất là hay. Thầy muốn như thế nào nó sẽ làm y như thế nấy.
Nó rất là đẹp, nhưng nó là Thần Thông Biến Hoá, quý vị đừng có ham. Bởi vì về Trúc Lâm quý vị thấy đẹp, bao nhiêu công lao của Hòa thượng đổ, bao nhiêu tiền của của phật tử. Còn ở đây Thầy chỉ có muốn là được, thì quý vị thấy cái nào sướng hơn, mà không bỏ một cắc nữa, có phải không?
Bây giờ Thầy muốn ăn, quý vị muốn ăn một bữa cơm chay rất ngon thì ngay đó Thầy ra lệnh, liền thì sẽ có đầy đủ chén bát đẹp, quý vị dùng bữa cơm rất ngon mà quý vị không biết, phải không?
Sư Thông Vân: Bạch Thầy, (…) mà đã chứng đạo (…) rồi mà muốn nuôi chúng thì như vậy đâu có khó?
Trưởng lão: Rất dễ, không có khó khăn. Mà thật sự, như mà nuôi, để chúng sống mà ăn, không tu thì nuôi để làm gì? Cho nên mà chọn để một người mà nuôi, để họ tu, họ được giải thoát, là con người đó phải có đủ căn cơ.
Còn không đủ căn cơ, ba bữa mà vào trong đây sống giới luật thì chắc là bay rồi. Bởi vì cái đời sống mà thể hiện cái thần thông để có đầy đủ tiện nghi, sung sướng, cái người tu có đầy đủ thần thông rồi thì người ta làm được. Đời sống của quý vị muốn gì có nấy hết. Quý vị muốn cái gì, ăn cái gì là ngay đó có liền.
(02:16) Ví dụ bây giờ muốn ăn trái bom ở bên Pháp, thì ngay tức khắc ở đây sẽ có một đĩa bom ngay liền tức khắc. Người ta lấy rất nhanh, cho nên cái này nó là đặc biệt lắm quý vị. Cái này phải tu tập, mà chỉ có cái pháp Như Lý Tác Ý có được mà thôi, vừa tác ý là có.
Nghĩa là giờ, quý vị mới tu quý vị tác ý như thế này: "Tâm như cục đất, không tham, sân, si!" Nhưng mà khi cái pháp nó vi diệu rồi, tâm quý vị vừa thoáng muốn là nó đã Như Lý Tác Ý rồi đó, chứ không phải đợi quý vị tác ý ra một câu như vậy đâu. Quý vị muốn là được liền. Đó là cách thức của pháp Như Lý Tác Ý, nó vi diệu và siêu việt như vậy.
Nhưng chúng ta không cầu mong cái đó đâu, nó chỉ là một cái huyễn hoá, để chúng ta thấy sống thoải mái hơn một cái thời gian đó thôi. Còn cái thật sự của nó là Thần Thông Giáo Hóa - chúng ta sống đời sống đức hạnh, sống đúng đời sống của một vị tu sĩ là chúng ta đã tìm thấy sự giải thoát. Sự ích lợi ngay đó, nó thật sự và nó lợi ích thiết thực.
Cho nên Thần Thông Giáo Hóa là thần thông quyết định cho đời sống của chúng ta. Còn tất cả các cái thần thông kia chỉ là một trò du hí để mà chơi thôi, ảo giác để mà chơi, không có lợi ích gì.
Sư Thông Vân: Bạch Thầy, cái Thần Thông Ký Thuyết con thấy cũng cần thiết cho những người hoằng hoá. Có nó thì mới biết căn cơ của người đến với mình như thế nào, có cái pháp để giúp họ cho có hiệu quả.
Trưởng lão: À, nó có ích cho người tu, nhưng không khéo nó biến người tu trở thành một người thầy bói. Nghĩa là bây giờ Thầy nói cái chuyện của mọi người rõ ràng quá, cho nên mọi người đến hỏi: “Con như thế này, như thế này… xin nhờ Thầy coi dùm.”, tức là dần biến Thầy thành ông thầy bói mất rồi!
(04:07) Cái Thần Thông Ký Thuyết giúp cho một vị thầy để hoằng hóa độ sanh. Biết sự kiện xảy ra, biết được người tu được hay không được, tu được bao lâu, nghiệp họ tới như thế nào… biết nhưng không nói ra.
Nghĩa là hiện giờ, Thầy nói thẳng nói thật làm cho các thầy Đại thừa họ tức giận. Họ tức giận thì họ sẽ tìm cách hại Thầy. Cho nên có Thần Thông Ký Thuyết nên Thầy biết họ sẽ hại Thầy, ngày nào họ sẽ làm gì làm gì… Bây giờ họ sẽ chờ Thầy đi ngang qua đó để mà gây ra tai nạn lưu thông cho Thầy chết, thì lúc bấy giờ Thầy biết trước, thì họ không làm được gì Thầy. Cũng như ngày mai họ sẽ tổ chức một đoàn Phật tử, họ thỉnh Thầy và đồng thời sẽ thủ tiêu Thầy thì Thầy cũng biết. Cho nên họ không làm gì được Thầy.
Đối với Thầy, hiện giờ Thầy muốn sống là sống, Thầy muốn chết là chết không ai làm được gì Thầy. Tại vì Thầy phải thấy được những điều đó thì Thầy mới dám ăn dám nói chứ! Nếu mà nói ra những điều không thấy thì chắc chắn là chúng sẽ diệt Thầy chết một cách dễ dàng.
Nhưng mà Thầy nói ở đây là vậy, nhưng sự thật ra thì Thầy mù tịt, Thầy không biết gì hết đâu. Thật sự Thầy như mấy con, nghĩa là ai làm gì thì làm. Thầy cứ lấy, lấy cái gì mấy con biết không? Lấy cái nhân quả, Thầy có nhân quả tốt thì không ai làm được gì Thầy hết! Chứ không phải Thầy biết trước mà tránh né như vậy đâu.
Thầy không bao giờ Thầy tránh né cái điều gì hết. Thầy biết rằng suốt cuộc đời này của Thầy, Thầy tu thiện, sống thiện, ngăn ác diệt ác, thì không có một người nào hại được Thầy. Cái gì chân lý của đạo Phật thì phải trả về chân lý của đạo Phật. Không thể nào mờ ám như vậy! Thầy chỉ là tiếng nói của đạo Phật để mà lật ra những cái sai trong đạo Phật, để chỉnh đốn lại Phật giáo.
Cho nên Thầy nói cái đó là điều tốt, điều thiện thì không ai hại Thầy. Thầy không bị giết như tổ sư Minh Đăng Quang đâu. Vì cái phước báu thiện của Thầy thì không sợ ai hết, thì các con nghĩ Thầy không có thần thông. Nhưng mà thần thông của Phật nói như vậy đó. Nó có ba loại như vậy, chứ sự thật Thầy hoàn toàn không có.
(06:25) Các con cứ nghĩ, người ta xảy ra cái tai nạn, như có một người Phật tử miền Bắc, họ nghe nói con họ trốn đi tu ở trên này. Mà biết được cái vị thầy ở trong này. Đi kiếm ở trong các chùa nhưng mà kiếm mấy chùa thì kiếm không ra, cho nên đến đây. Cái người cha đó, họ đến đây họ khóc, họ rất là khổ tâm. Nhưng mà Thầy, nếu Thầy có Thần Thông Ký Thuyết thì chỉ cần động tâm một chút ít thôi, thì Thầy cũng trở thành ông Thầy bói mất rồi, phải không?
Nhưng mà đối với những người tu hành với đạo Phật, thì người ta không có động tâm đâu. Nhân quả mà. Nhân quả của ông này, nhân quả của gia đình ông này mà! Ông phải khóc để trả nhân quả chứ! Sao Thầy lại cõng nhân quả của ông, phải không mấy con? Thầy đâu có ngu, Thầy đâu có điên gì mà Thầy cõng?
Thay vì bây giờ mấy con có đau bệnh, có nhức đầu, Thầy chỉ cần ra lệnh là cái đầu của mấy con hết, bởi vì có thần thông mà, phải không? Nhưng mà sự thật ra, bệnh của mấy con, nghiệp của mấy con trả, điên gì mà Thầy lấy bệnh của các con vào trong thân Thầy? Có chừng Thầy ra lệnh bảo cái đầu của con hết nhức, cái nó vậy nó làm nhức cái đầu Thầy sao? Phải không? Thầy đâu có điên, tự nhiên làm đau cái đầu Thầy. Để cho các con phải trả cái nghiệp của các con chứ. Cho nên có thần thông như là không có thần thông chứ gì!
Bởi vì sống trong nhân quả rồi, Thầy biết nhân quả rồi thì Thầy đâu có điên gì mà sống ngoài nhân quả sao? Mà cái thân của Thầy đang là thân nhân quả nữa, chứ đâu có phải thân hóa sanh đâu!
(08:00) Cái thân hóa sanh là cái thân không bị nhân quả. Bởi nói hóa sanh là không có nhân quả. Còn cái thân mà sanh ở trong ba cái giai đoạn sanh - từ thấp sanh, thai sanh, noãn sanh - là cái thân nhân quả. Nó bị chi phối bởi cái luật nhân quả, và nó là do những duyên hợp của nhân quả. Còn cái thân hóa sanh là không bị chi phối bởi nhân quả, nó là tâm lực của một người giải thoát.
Cho nên có người hỏi Thầy, khi chúng ta tu theo Phật hết rồi thì dâm dục hết rồi, con người đâu còn sanh, thì thế gian này còn ai? Rồi Thầy nói môi trường sống là phải có con người, chứ không lẽ mấy ông tu rồi mấy ông để cho thế gian này trống lốc hay sao? Người ta ra lệnh là con người đầy trên này hết. Muốn ăn là có ăn, chứ đâu có cần phải cày ruộng chi cho cực, phải không?
Người ta sanh ra trong những con đường sanh này thì phải cấy lúa, thì phải làm lụng vất vả mới có ăn. Rồi còn tham muốn, muốn có xe hơi này… quý vị thấy có vất vả không? Vất vả lắm chứ, làm hết sức chứ không khéo sao có được, phải không?
Nhưng mà đối với người tu, mà trong thế gian này tu hết, người ta cho cái xã hội này như thế nào thì nó sẽ như thế nấy. Người ta muốn bao nhiêu xe hơi, nó cũng chạy đầy đường, có điều nó cũng không tốn xăng nữa.
Đó quý vị thấy cái năng lực của người tu chứng quả A La Hán chưa? Vi diệu như vậy. Thế mà con đường của đạo Phật đã vạch ra cho chúng ta đi đến những chỗ đó, thế mà chúng ta không ham. Chúng ta ham từng chiếc xe hơi, từng cái nhà lầu, từng cái chùa rất đẹp… để rồi chúng ta bỏ biết bao tiền bạc, công lao. Còn trong khi đó, chúng ta chỉ cần hóa thôi mà chùa cũng đẹp, nhà cũng đẹp. Toàn bộ con người mà hóa sanh đi đâu cũng thấy nhà rất đẹp, phải không? Nhà hóa mà, hóa ra mà!
Bây giờ mấy con muốn cất cái chòi như Thầy thì cũng phải mất năm, mười triệu, cũng bộ ít đâu? Mà năm, mười triệu đâu làm dễ phải không? Các con thấy. Bây giờ thí dụ như muốn đi xe hơi chơi thì vẫn có xe hơi đi mà, người ta vẫn làm được. Cái gì người ta cũng làm được hết mà, đâu có gì người ta không làm được đâu.
(10:15) Còn bây giờ người ta muốn đi Châu Đốc, đâu phải đi từ hồi mười giờ mới tới. Ngay khi co duỗi cánh tay này thì người ta đã tới rồi phải không? Như vậy thì cái gì sướng?
Thế mà chúng ta đi tạo sung sướng bằng cái giả tạo, vất vả, mồ hôi nước mắt của chúng ta chất ở trong đó tìm ra được cái sung sướng này. Còn Thầy chỉ cần sáu tháng tu trong thất thôi thì đã làm được chuyện này thì có phải là hay? Có sáu tháng à!
2- CHỨNG QUẢ SAU 6 THÁNG
(10:41) Sư Thông Vân: Sáu tháng trong đời này, trong những đời trước Thầy đã tu rất nhiều rồi phải không Thầy?
Trưởng lão: Cái điều đó Thầy không thấy. Thầy chỉ thấy sáu tháng à. Thầy tu chín năm phải không? Nhưng mà cuối cùng Thầy trở về Nguyên Thủy dùng pháp hướng: "Tâm như cục đất, ly dục ly ác pháp nhập Sơ Thiền!”. Thì ngay đó trong sáu tháng thì Thầy đã nhập được Sơ Thiền rồi.
Từ đó trong một tuần lễ Thầy đã thực hiện được Tam Minh. Cái chuyện đó chuyện quá dễ, có sáu tháng à.
Sư Thông Vân: Cái sáu tháng đó là cái thời gian chín muồi. Nhiều năm trước là những cái chuẩn bị cho sáu tháng này, phải không Thầy?
Trưởng lão: Thầy nghĩ không có chuẩn bị, mà tu sai. Nó đi lạc lạc đường rồi. Mà nó đúng thì ngay đó nó đã tới.
Bởi vì, thí dụ như hồi giờ mình biết cái mục đích như là chóp cái nón đó, mà mình định đi cho tới cái mục đích, mà cứ đi lòng vòng ở đây hoài thì đâu có tới. Mà giờ biết rồi thì ngay tại đây đi lại đó là tới, có phải không? Là mình đi đúng đường rồi. Còn hồi đó không biết, mình đi lòng vòng, cứ đi lòng vòng cái khu này, mà chỗ mục đích mình muốn đạt ở đằng kia lại không tới.
Sư Thông Vân: Con xin phép con đi về con đi thẳng cái mục đích.
Trưởng lão: Thì đúng rồi. Bởi vậy Thầy nói, cứ mà đi lòng vòng là không tới, mà chỉ có sáu tháng là đi thẳng cái tới, thì Thầy nói thật sự rõ ràng là luân hồi.
Tu sinh 1: Thầy chỉ tụi con cái phương pháp tu sáu tháng đó đi.
(12:06) Trưởng lão: Các con muốn nhanh thì các con sống cho đúng đời sống phạm hạnh cho Thầy đi, "ba y, một bát", xả hết! Rồi về đây Thầy chỉ cho các con, 6 tháng các con tu tới. Còn các con xả không hết thì thôi. Ngồi trong thất các con còn nhớ nhà, nhớ chùa thì chết rồi! Thầy nói rồi, có muốn đi thẳng cũng không được.
Sư Thông Vân: Con nói với các Phật tử ở Châu đốc đó Thầy, các Phật tử có duyên với con, con nói con tu chưa có xong, còn dở lắm. Cho nên con bỏ để đến tu với Thầy Thông Lạc.
Trưởng lão: Bây giờ muốn tu theo Thầy thì "ba y, một bát", đi xin ăn ngày một bữa. Không ăn uống phi thời, không gì hết. Nguyện nhất định là cái tâm nó lớn như không gian vũ trụ, mà cái thân thì nó ốm như Thầy đó. Hễ khi nào cái thân mập thì cái tâm không lớn được đâu.
Cho nên mà đến với Thầy thì chỉ còn xương với da thôi. Mà trong khi tu thì thiệt chỉ còn xương với da thôi. Nghĩa là không còn tính cái thân này. Phải chết đi mới sống lại một lần. Nếu mà chúng ta còn muốn sống thì chắc không được.
Sư Thông Vân: Nhưng mà bạch Thầy, có cái này nữa nè Thầy. Nếu mà mình về đây thì phải làm sao cho xứng đáng. Chứ mà về đây mình (…), mà mình tu không ra gì thì mình tổn phước dữ lắm, phải không Thầy?
Trưởng lão: À cái đó đúng đó! Bởi vì mình phải suy tư cho kỹ. Mình có khả năng quyết tâm để thực hiện con đường giải thoát này, để làm ngọn đuốc sáng cho Phật giáo, để làm cái gương hạnh cho Phật tử cho người ta soi, thì lúc bấy giờ quyết định đời nay phải làm cho được, thì Thầy nói đến đây Thầy cho cái thất ở. Sống độc cư trọn vẹn sáu tháng.
Độc cư, không được nói chuyện với ai hết, hoàn toàn sống một mình. Không lao động gì hết, không quét, không dọn… Ngồi không, nhưng mà chịu nổi, thì người đó sáu tháng sẽ thành tựu. Còn ngồi không mà chịu không nổi, thì coi như là trong sáu tháng đó… chưa được sáu tháng đâu, thì trong vòng một tháng đã bay rồi, chịu không thấu!
(14:14) Nói thì đơn giản như vậy đó, nhưng mà độc cư khó lắm, chứ không phải dễ đâu. Mình còn độc cư mà mình đọc sách, nghe băng đồ… thì nó không độc cư đâu. Mà còn lao động, cũng chưa độc cư đâu. Mà độc cư, ngồi không mới độc cư à!
Ở đây ngồi không mà cái người nào chịu nổi, là cái người ấy tâm phải ly dục, ly ác pháp. Còn tâm chưa ly dục, ly ác pháp là không chịu nổi. Ngồi một chỗ chứ tâm nó phóng dật dữ lắm, nó phóng dật hơn là cái người ở ngoài đời.
Thầy nói thật sự mà, ngồi không nó phóng dật kinh lắm chứ không phải thường đâu. Còn mình còn lao động, còn làm cái này, làm cái kia thì tâm nó không có phóng dật.
Sư Thông Vân: Bạch Thầy, có dòng tiếp hiện, và dòng chuyên tu, như vậy thì những vị tu sĩ nào tiếp hiện? Như con ngày hôm nay chẳng hạn, một thời gian chuẩn bị rồi cũng vào chuyên tu. Như vậy, trong khi đang tiếp hiện thì con phải giữ gìn như thế nào để không dính danh, không dính lợi và có được lợi ích thiết thực?
Trưởng lão: À, trong cái vòng tiếp hiện đó thì những bậc A La Hán lãnh đạo dòng tiếp hiện. Người cư sĩ là những người tiếp hiện, nghĩa là người cư sĩ là người tiếp hiện. Còn những tu sĩ thì đều là trở về, quay về hướng chuyên tu. Còn những tu sĩ mà lãnh đạo tiếp hiện là những bậc A La Hán. Những người mà chưa chứng quả A La Hán mà tiếp hiện sẽ bị danh lợi lôi cuốn mất, rất là nguy hiểm.
Sư Thông Vân: Bạch Thầy, như vậy con đi vào chuyên tu, không nên làm chuyện khác thưa Thầy?
Trưởng lão: Theo Thầy thiết nghĩ thì như vậy mới đúng, để những người chứng quả A La Hán, người ta lãnh đạo cư sĩ tiếp hiện. Bởi vì cái gương hạnh những người tu sĩ ấy, họ là những gương hạnh đạo đức, không làm khổ mình, khổ người. Và họ sống với người cư sĩ mà họ làm dòng tiếp hiện đó, thì các cư sĩ mà ở gần bên họ có lợi ích rất lớn.
(16:17) Còn chúng ta chưa chứng quả A La Hán đó, chúng ta còn nhiều sơ sót. Còn nhiều sơ sót sẽ làm cho những Phật tử xung quanh mình có những sự nghi kỵ, mất tín tâm. Cho nên nguy hiểm lắm, vì vậy dòng tiếp hiện chỉ có những bậc A La Hán lãnh đạo. Còn dòng chuyên tu thì những tu sĩ trở về dòng chuyên tu hết thì như vậy là đúng.
3- THÂN NGƯỜI KHÓ ĐƯỢC
(16:44) Sư Thông Vân: Bạch Thầy, con có nói với những Phật tử là con không có muốn chùa to, Phật lớn, chỉ muốn ở chùa tranh vách lá. Đó là cái duyên của con chưa tới hay là…
Trưởng lão: Theo Thầy thiết nghĩ, chùa tranh vách lá là đúng đó! Đúng cái tinh thần của một vị tu sĩ Phật giáo đó! Nhưng chúng ta nên thực hiện rốt ráo nó trong một đời nay. Để không, được thân người là khó, mất thân người khó tìm lắm, không phải dễ.
Nghĩa là khi mà tu xong rồi mới nhìn lại quá khứ của mình, mới xem thấy từ khi đức Phật đản sanh cho đến giờ, rất nhiều người cư sĩ, trong thời đức Phật được nghe pháp, mà cho đến giờ chưa được làm người. Được nghe pháp Phật giảng mà không chịu tu, đến giờ chưa được làm người. Có người được làm người, được nhớ lại pháp Phật, đó là một điều hy hữu. Có người được làm người mà không nhớ lại được pháp Phật.
Tu sinh Thông Vân: Bạch Thầy, có người đã được làm người, nhớ pháp Phật, biết tu, mà lại muốn tự tử thì rất uổng phải không Thầy?
(18:13) Trưởng lão: Thông Vân muốn nói, một cái người mà có cái thân này mà tự tử thật là uổng đó. Bởi vì cái thân rất quý mà! Chỉ có con người mới có được cái trí tuệ, mới phân biệt được thiện và ác. Và vì vậy mà cái con người đi vào cái đường thiện, thì mới đi vào cái con đường này.
Còn nếu mà không làm người, như một con thú vật đó, thì nó đâu có biết được phân biệt thiện ác! Cho nên nó sống theo bản năng tự nhiên của nó. Cho nên toàn ác nó cũng không biết, thiện nó cũng không biết. Nó ứng xử tự nhiên.
Còn con người phân biệt thiện ác, phải trái, biết. Do vì vậy mà chỉ có con người mới giải thoát được thôi. Mà bây giờ thì lại vì cái chuyện thất tình, hay thất vọng điều gì mà tự tử, thì thiệt là ngu si, không có chỗ nào nói! Mất cái thân này rồi thì cái tự tử này có được nữa không? Còn được một lần tự tử nữa không? Hay là sanh làm con thú vật chỉ còn biết cắn lộn hay là dành ăn với nhau thôi?
Cho nên là quá ngu! Được cái thân này thì đi tìm một cái đường lối như thế nào, một cái lộ trình như thế nào để ta đi trên lộ trình đó, giống như bây giờ quý Phật tử, vượt đường xá xa xôi như thế này, trong mưa bão như thế này mà đến đây.
Nhưng đức Phật đã vạch cho chúng ta có hai lộ trình mà, một đường thiện và một đường ác. Quý vị phật tử đang sống trong con đường ác và con đường thiện.
Nhưng con đường thiện thì mình chưa rõ, con đường ác thì mình cũng chưa rõ. Bây giờ được một vị mà người ta đi qua được con đường này, người ta biết đây là con đường ác, đây là con đường thiện. Con đường thiện như thế nào, con đường ác như thế nào, người ta chỉ cho mình biết. Từ đây về sau mình đi trên con đường thiện. Ai dại gì mà đi trên con đường ác!
Cho nên phải không, ở đây quý vị đã vượt đường xá xa xôi mà đến đây như vậy là chọn lấy con đường thiện, đừng chọn lấy con đường ác. Từ đây về sau chúng ta sống không làm khổ mình, không làm khổ người. Tức là quý vị đã chọn lấy con đường thiện mà quý vị đi. Và con đường đó sẽ đưa quý vị đến giải thoát hoàn toàn.
(20:11) Quý vị không còn tự tử. Tự tử tức là quý vị tự sát. Quý vị tự làm khổ mình, thì như vậy là quý vị thọ lấy sự đau khổ chứ có lợi ích gì đâu?
Cho nên người có thân mà tự tử là rất là uổng, rất là phí. Cũng như là có viên ngọc quý mà chúng ta lại ném đi. Chúng ta đừng nghĩ thân này là vô thường, nay mất mai được, không được đâu!
Đức Phật đã cho ví dụ, được thân người là khó như con rùa mù mà tìm bọng cây giữa biển. Ném một bọng cây ở ngoài biển rồi chúng ta thả một con rùa mù bảo mà đi tìm đi. Thử hỏi con rùa mù nó tìm như thế nào được? Không bao giờ được!
Như vậy thì lời nói của đức Phật có nghĩa là được thân người khó quá, khó thật khó. Và chúng ta nhìn thấy, như các cư sĩ ở đây, đức Phật có cho chúng ta năm điểm, thực hiện để được làm con người. Năm điểm tức là đức Phật cho chúng ta thọ năm giới chứ gì? Ai trong chúng ta cũng biết năm giới, nhưng mà ở đây quý vị người nào đã giữ đúng năm giới?
Nếu quý vị chưa giữ được năm giới, quý vị chưa được làm người đâu, phải không? Năm cái điểm. Bây giờ Thầy đi thi tú tài nè, mà người ta cho 120 điểm đậu, mà bây giờ Thầy mới có 100 điểm, thì làm sao người ta cho Thầy đậu được, phải không? Đâu có đậu được! Thì như vậy dù quý vị giữ được bốn giới, mà còn một giới, quý vị cũng chưa được làm người. Như vậy là khó thật mà đâu phải dễ.
Còn mang thân chúng sanh thì làm sao làm được năm cái điểm này. Như đức Phật nói muốn sanh lên cõi trời thì phải làm mười điều thiện, mà muốn làm người thì làm năm điều thiện, tức là năm giới. Quý vị thấy chưa? Khó không?
(22:00) Như vậy ở đây quý vị, các con thấy, ở đây các con thấy như thế nào? Tại vì nhiều khi các con chưa ăn chay được nữa, các con còn ăn thịt chúng sanh mà làm sao mà muốn làm người được! Đâu có được phải không? Phải làm chúng sanh nữa chứ!
Cho nên đạo đức nhân quả Thầy nói như thế này, vì sự sống sao ta nỡ sống trên sự đau khổ của loài vật khác? Các con có thấy không? Một lần các con ăn miếng thịt, sao vì sự sống của các con mà các con ăn miếng thịt, nỡ lòng nào ăn miếng thịt phải không? Các con có nỡ lòng không?
Người tu sĩ người ta hiểu biết, cho nên vì thế mà người ta không nỡ lòng nào người ta ăn thịt, chứ không phải người ta ăn chay. Người ta đâu phải con bò! Con bò nó cũng ăn chay, cũng ăn cỏ, chứ nó thành Phật được sao? Nhưng vì không nỡ trên cái sự đau khổ của loài vật khác mà chúng ta ăn thực vật, không ăn động vật. Đó là tâm niệm của những người tu theo Phật giáo.
Còn dạy chúng ta ăn chay như con bò ăn cỏ, cho nên chế ra nào là thịt heo, thịt bò bằng đậu hũ chứ gì? Đó là con bò ăn cỏ. Họ ăn chay kiểu đó là như con bò.
Bởi vì đức Phật dạy ăn “không thấy, không nghe, không nghi”. Dù là miếng đậu hủ, mà làm giống miếng đùi gà, làm giống miếng thịt heo, nhưng chúng ta vẫn nhất định, là người tu theo đạo Phật, không ăn vì thấy đau khổ của loài vật, phải không? Như vậy thì mới là người ăn chay theo đạo Phật.
Còn người ăn chay của Đại thừa thật sự người ta làm những đồ ăn giống như những đồ mặn. Thế mà các thầy ngồi ăn vẫn ngon như thường! Quý vị như vậy rõ ràng là ăn mặn chứ đâu phải ăn chay, cái đó đúng không?
Cái đó không đúng. Thầy nói không đúng đâu. Cho nên ở đây Thầy nói rằng, người ta nói rằng, trong kem đánh răng người ta có làm mỡ heo trong đó, nhất định Thầy không dùng kem đánh răng. Người ta nói, tức đã nghe, tức đừng có dùng, phải không? Chứ không phải "không thấy" mà dùng, nghe nói là không dùng rồi!
Bởi vì trong đó có sự đau khổ, người ta chắt ra mỡ của con heo, của một sự sống, của một sự đau khổ, để cho chúng ta đánh răng. Chúng ta sung sướng lắm, làm cho hàm răng của chúng ta đẹp, trong khi có sự đau khổ trong đó, chúng ta không làm. Cho nên Thầy lấy than, lấy muối, Thầy đánh răng cũng sạch vậy. Mà khỏi tốn tiền mua, có lợi ích phải không? Các con thấy không?
(24:20) Đối với người tu sĩ tu theo đạo Phật là như vậy. Hễ ai nói trong đó có sự sống chết là nhất định không sử dụng, cho nên mà giày, dép, guốc… mà bằng da của chúng sinh thì không xài. Nghĩa là bằng mủ, bằng cao su thì xài, bằng da thì không xài. Bằng da, bằng này kia thì không xài, bị có sự đau khổ của chúng sinh.
Vì sự sống của mình, sao mình lại sống trên sự đau khổ của người khác, sinh vật khác? Chúng ta không làm! Đó như vậy mới thật sự là người tu theo đạo Phật, đạo đức nhân quả mà, không làm khổ mình, không làm khổ người. Thấy sự đau khổ tại sao mình còn làm? Còn nếu mà chúng ta không làm đạo đức thì chúng ta sống bừa bãi trên sự đau khổ của người khác, sinh vật khác. Các con hiểu chưa, đó là cuộc sống đạo đức mà.
Từ cái chỗ đạo đức này mà chúng ta mới đi đến Thiền Định. Rồi từ Thiền Định đó chúng ta sẽ thấy là cuộc sống này hoàn toàn không có gì hết. Chỉ là một môi trường nhân quả, môi trường sống trong nhân quả. Rồi từ đó nhân quả nó diễn biến như một cái diễn kịch trên sân khấu mà thôi. Không có gì của mình trong đó.
Khổ vui, buồn giận đều do nhân quả chi phối tất cả những cái này. Rồi mình lầm chấp, mình cho là khổ, mình đau, mình đớn này kia… Cho nên hễ nhức đầu cái đi kiếm bác sĩ, đau cái tay thì kêu bác sĩ, các con thấy không?
Còn cái người tu, người ta thấy đó là cái trò của nhân quả, sao mà phải chạy, mà không chạy thì tâm bất động. Mà tâm bất động thì cái đó nó hết, bởi vì nhân quả nó chi phối theo cái sự động của nó, mà bất động thì nó không chi phối được. Mà không chi phối được thì mình giải thoát, có phải không? Các con thấy cái nào sướng, chính cái tâm bất động là sung sướng nhất.
(26:16) Đó như các con thấy, như cái đời tu hành chúng ta biết rất rõ Phật pháp là như vậy. Nhưng vì nó đi ngược lại với cái đời sống nên nó khó. Nhất là cái đời sống vật chất trong cái thời đại này thì các người tu sĩ, các con tu qua khó. Vì cái vật chất nó cám dỗ, cho chúng ta có những cái tham, cái ham muốn. Nó làm cho chúng ta lìa nó không được.
Thời đức Phật thì vật chất ít cho nên người tu có thể dễ. Thế mà Phật tịch rồi thì người ta vẫn đắm đuối trên vật chất. Cái vật chất ở thời ấy nó không có, thế mà người ta vẫn đắm đuối. Người ta vẫn phân hóa ra, người ta chế giới ra, người ta bẻ vụn giới ra để người ta chạy theo dục. Cho nên vì vậy cái Phật giáo chân chính nó khó tồn tại bởi vì nó đi ngược lại với dòng đời.
Còn cái Phật giáo Đại thừa nó đi vào thiền nhập, nó nhập thế tục. Nó nhập riết, thành ra mấy ông thầy tu chứng đó ngày càng không ra gì hết.
4- PHẬT PHÁP CÒN LÀ VÌ CÒN NGƯỜI TU CHỨNG
(27:18) Sư Thông Vân: Bạch Thầy, do cái nhân gì mà hiện giờ có ít người tu sĩ tu chứng. Đó có phải là do chánh pháp bị biến mất phải không Thầy?
Trưởng lão: Đúng rồi, chánh pháp bị biến mất, giới luật không còn. Không còn tu sĩ nào giữ gìn giới luật thì làm sao mà chánh pháp không biến mất!
Vả lại chúng ta cũng không biết đường tu nữa. Bây giờ thật sự ra nếu mà chúng ta tu mà không có thiện hữu tri thức, lơ mơ là chúng ta bị ức chế.
Như quý vị phật tử nè, tâm chúng ta chưa xả được chuyện đời, chưa có cái sự tư duy đúng đắn, chưa có sống cái đạo đức "ly dục, ly ác pháp". Quý vị nghe, quý vị vô đây có sáu tháng à, là quý vị chứng quả A La Hán chứ gì. Bỏ đi hết, vô đây tu, nỗ lực với cái tâm tha thiết thật sự. Nhưng mà cái tâm nó vẫn còn tràn đầy cái tham như vầy, tức là quý vị vô trong thất tầm ba bữa là quý vị thấy ức chế liền. Sai rồi, tu sai rồi!
(28:16) Cho nên quý vị biết, nãy thầy Thanh Vân nói đó, sáu tháng đó là Thầy đã chuẩn bị như thế nào? Chuẩn bị cả một cuộc đời của Thầy, từ khi là một chú tiểu 8 tuổi, rồi đi học, rồi đến ngày ra đến Tu viện Chơn Không tu với Hòa thượng Thanh Từ. Xả bỏ, xả bỏ cho đến ngày vào thất chín năm trời, toàn là xả không đó.
Nghĩa là sống, mỗi lần khởi lên cái tâm ham muốn, thì có cái sự quyết định, nhìn thấy lời của Hòa thượng năm xưa. Hòa thượng nói: “Phật pháp còn là vì còn một người tu chứng”. Thế mà nhìn trong Phật pháp chưa có ai tu chứng, tại sao mà mình còn ham muốn cái đó? Phải làm cái điều này, nhắc nhở cái tâm mình như vậy, để rồi bền chí mười năm độc cư ở trong thất mới chịu nổi. Chứ mà nếu không có hình ảnh lớn đó thì mình chịu gì nổi!
Bởi vì tâm ham muốn, ai cũng có thể bung ra để mà ham muốn mà! Cho nên vì vậy mà mỗi lần có khởi ra cái tâm ham muốn là nhắc: “Phật pháp còn là vì còn một người tu chứng. Tại sao chưa có người tu chứng mà mình lại còn muốn đi ra?”
Cứ nhắc như vậy mà ôm chặt mãi đến khi mà nắm được pháp Nguyên Thủy, thấy được pháp Như Lý Tác Ý. Từ đó mới thấy được rõ con đường của đạo Phật giúp cho mình cái hướng đúng.
Nhưng mà trải qua rồi cả một cuộc đời như vậy là ly dục, thậm chí mà ngay cả lúc Thầy ở Ấn Quang, Hòa thượng Thiện Hòa đề nghị Thầy đi ra ngoài lập luận án tiến sĩ ở Nhật Bản hay là bên Đại học Ananda giúp đỡ, giáo hội giúp đỡ Thầy đó.
Cái danh ngon quá mà, cái miếng ăn rất sướng mà! Thế mà nghe Thầy Thanh Từ mở Tu viện Chơn Không đi tu giải thoát thì Thầy xả bỏ liền cái danh liền.
(30:06) Thầy Chơn Thành- đồng thời là bạn bè của Thầy- thầy đi, còn Thầy không đi. Bây giờ thầy làm phó Tăng thống ở ngoại quốc đó, ngon lắm chứ đâu có phải là, thầy Chơn Thành bây giờ đó.
Bởi vì bấy giờ thầy Minh Thành ở Ấn Quang lúc đó chưa chết đó, khi mà Thầy về thăm thì tháng trước, tháng sau thầy chết, Thầy về thăm rồi thầy chết.
Thầy cho thầy một bộ Giới Đức Làm Người đó. Thì lúc bấy giờ về thăm, Thầy Minh Thành mới nói: “Tôi đi qua bên đó, tôi gặp thầy Chơn Thành, trời ơi ông ta bây giờ người ta làm lớn, ngon lắm, đâu phải như mình ở bên đây.”. Thầy nói: “Lớn ngon gì không biết nhưng mà thầy hãy đọc cái bộ giới đức này đi!”
Sư Thông Vân: Bạch Thầy, lúc mà con có đến chùa Ấn Quang, con có thưa hỏi Hòa thượng Minh Thành, mới hỏi cái con về Châu Đốc, cái ngày hôm sau thầy mất, thấy cuộc đời này thật là vô thường tạm bợ, mới nói chuyện vui vẻ cái qua hôm sau…
Trưởng lão: Đúng vậy, đó là có duyên còn gặp ông. Thầy xuống đó một tháng Thầy cho ông rồi, sau thì về, cách tháng sau thì ông mất.
Đúng là, Thầy biết rằng ông dạy về giới, ông viết và soạn về cái bộ giới. Nhưng mà ông không có soạn về Giới Đức Làm Người, Giới Đức Làm Thánh, cho nên Thầy mới đưa ra. Thì bữa gặp ông, ông nói với Thầy như thế này nè: "Tôi chưa có biết cách nào mà dạy, tôi biết ở trong kinh giới thì có nói rằng “đức giới” nhưng mà chưa có biết khai triển như thế nào. Sao mà Thầy lại đến mang đến cho tôi như thế này?”
Thầy nói: “Chính đây là giờ phút cuối cùng để nhắc nhở thầy trên con đường soạn kinh giới.”. Nhưng mà trong khi đó Thầy mới hỏi sức khỏe của thầy. Mập, cơ thể thầy mập khỏe như vậy, chứ sức khỏe thầy kém lắm.
Ông nói: "Ờ tôi bị đau tim".
Thầy nói: "Coi chừng thầy tịch bây giờ đó."
Ông nói: “Chưa đâu, tôi ráng tôi coi hết bộ kinh của thầy rồi tịch mới được."
(32:05) Thì huynh đệ nói chuyện chơi với nhau thôi. Nhưng mà sự thật tháng sau đó, sợ ông đọc chưa hết nữa. Bởi vì công việc rất nhiều, có thể là đọc cái lời tựa thôi, chứ chắc đọc chưa hết, rồi chết.
5- LÀM CHỦ BỆNH
(32:18) Thì các con thấy đó là sự vô thường. Cũng như hôm nay chúng ta gặp nhau ở đây, ngày mai chúng ta biết còn hay không? Chưa chắc đâu.
Cho nên tuổi đời chúng ta, những người lớn tuổi chúng ta sẽ sắp sửa đi. Thì hiện giờ, nếu mà Thầy không đủ cái năng lực phục hồi cái cơ thể của Thầy, thì Thầy cũng đi rồi. Bởi vì ăn ngày một bữa, từ ngày mà tu tới giờ, từ ngày mà về Trảng Bàng, Tây Ninh tu tới giờ thì ngày ăn một bữa. Cơ thể lúc nào cũng luôn luôn vừa đủ để sống, không thừa. Mà lỡ có một trận đau thì kể như sức đề kháng không có rồi. Nó không có thừa thì sao mà nó có đủ sức đề kháng? Cho nên nó hoại diệt cơ thể rất nhanh.
Cho nên có một lúc, năm rồi, có một lúc Thầy bị cảm, từ đó sức đề kháng nó không có. Và làm việc rất nhiều cho nên đề kháng không có. Do đó từ 40 kí, Thầy sụt xuống 35 kí, luôn luôn lúc nào cũng dễ chóng mặt. Như vậy là Thầy thấy rất là nguy hiểm, và đồng thời khi mà Thầy ho thì Thầy khạc ra máu. Đó, các con thấy ghê gớm! Tất cả các thuốc của bác sĩ cho đều không hết, không trị hết.
Cho nên, anh Chín Ký là một bác sĩ, ông nói với Thầy như thế này, khi mà cho thuốc ông nói: "Chỉ có anh cứu anh thôi, chứ trời không cứu anh được đâu." Nghĩa là ông muốn nói là anh ráng anh ăn cho nhiều, thì nó đề kháng lại thôi, chứ còn chịu thua.
Thầy mới nói, Phật tử với cô Út cũng đã thấy rồi, thuốc không trị được thì Thầy chỉ có cách như anh Chín nói “Anh cứu anh thôi” phải không?
Bây giờ Thầy cứu Thầy chứ, trong khi công việc của Thầy còn dở dang, chứ mà làm xong rồi thì Thầy đi nó cũng vừa. Thầy đâu có tiếc thân tứ đại này đâu. Nó vô thường, là cái thân nhân quả mà. Cho nên Thầy nói, thôi bây giờ, mời cô Út giữ cửa thất, Thầy sẽ phục hồi trong một tháng.
(34:16) Mỗi ngày, buổi trưa cho Thầy thêm nước cam. Nghĩa là buổi ăn của Thầy cho thêm một ly nước cam tươi, hoặc là một ly sữa. Thầy chỉ xin thêm vậy thôi, còn bình thường chúng ăn sao Thầy ăn vậy, đừng làm thêm khác. Thì trong vòng, coi như từ sáng tới chiều Thầy phục hồi, là Thầy không khạc ra máu nữa.
Thầy đến mức độ đó thì quý vị thấy 15 ngày, Thầy lên 43 kí. Từ 35 kí mà tăng lên 43 kí thì quý vị biết rất rõ. Thầy không bao giờ nhập ở trong cái thiền định nào cả. Thầy chỉ ở trong cái trạng thái bất động tâm mà thôi, nghĩa là thanh thản, an lạc, vô sự. Tâm Thầy lúc nào cũng luôn giữ gìn ở trong cái trạng thái đó, nghĩa là Thầy ở trong cái Bất Động Tâm Định. Do đó Thầy chỉ hướng tâm "cái cơ thể phải phục hồi" vì Thầy còn nhiệm vụ nhiều lắm, chưa nên bỏ nó.
“Bây giờ phải phục hồi lại. Cái phổi phải phục hồi lại. Lành lại không được bệnh!” Thầy cứ ra lệnh, thỉnh thoảng Thầy nhắc. Chỉ trong vòng từ sáng tới chiều là cái bệnh nó dứt liền, không còn có một chút xíu gì nữa. Rồi bắt đầu từ đó phục hồi lại cơ thể. Trong vòng 15 ngày là lên 43 kí.
Khi mà một tháng sau Thầy ra, mặt hồng hào, đỏ tươi lại hết. Ai cũng thấy Thầy không còn bệnh nữa. Thầy nói thật là mầu nhiệm thiệt. Đúng là pháp của Phật mầu nhiệm thiệt. Dám phục hồi lại cơ thể của mình, dám trị được những cái bệnh quá khó. Bệnh của Thầy như cô Cúc Phương với bác sĩ Ký nói thì bị bệnh lao phổi trở lại, vi trùng đề kháng nên không có thuốc trị. Họ dám xác định như vậy mà, cho nên sống để chờ chết thôi.
Sư Thông Vân: Như vậy là Thầy làm chủ được bệnh?
(36:19) Trưởng lão: Thầy làm chủ được bệnh, mà bệnh rất khó chứ không phải bệnh dễ. Vi trùng đề kháng mà, đâu phải dễ. Thì như các con thấy, người tu hành người ta sẽ đẩy lui tất cả các bệnh khổ trong cơ thể.
Cho nên hôm Thầy sách tấn một ca ở Tân Vạn, thầy bị ung thư, ung thư bên trong chứ không phải ung thư bên ngoài. Thầy dau nhức khổ sở vô cùng, cái tuổi cũng lớn, nhưng nhỏ hơn Thầy. Thì Thầy khuyên, Thầy sách tấn giùm. Thầy rất thương những người tuổi già bị gặp cái bệnh khổ. Thầy chỉ trao cho cái pháp để thầy tự cứu thầy. Thầy cho ở đây cái pháp ăn ngày một bữa, không có bồi dưỡng thêm gì hết. Thầy nói với thầy: "Bây giờ cái thọ của thầy là cái bệnh ung thư, thầy phải tác ý cái tướng khác của cái thọ khác. Và thầy ôm cái pháp Như Lý Tác Ý đó, thầy ôm cho chặt. Lúc nào thầy cũng tác ý ra. Khi nó đau, càng đau thì thầy tác ý ra, thì thầy sẽ vượt qua cái khổ đau này, nó sẽ tận cùng, là thầy sẽ phục hồi cơ thể, thầy sẽ vượt qua căn bệnh ung thư."
Nhưng mà Thầy rất tiếc, thầy ấy nhát gan, thầy vô trong thất trong vòng ba bữa. Những ngày đầu còn đỡ, bữa sau đau quá thầy chịu không nổi. Tâm thầy nó cứ bám theo cơn đau mà nó không bám theo câu tác ý. Cho nên do đó thầy xin Thầy về chùa để thầy dưỡng bệnh mới được.
Thầy nói thiệt ra là thầy tìm cái chết chứ không phải thầy tìm cái sống. Chứ mà thầy quyết tâm ở đây, từ một tuần lễ cho đến một tháng, thầy sẽ phục hồi lại, phục hồi hoàn toàn với cái pháp Như Lý Tác Ý. Mặc dù thầy chưa có định, tâm thầy còn phàm phu, nhưng mà thầy tin rằng tâm đừng dao động, ôm chặt pháp, coi như mình chết trong bệnh này thì Thầy sẽ cứu thầy.
(38:11) Nhưng mà thầy yếu quá, cho nên khi mà thầy xin đi, Thầy nói, thầy yếu quá, chứ còn như Thầy thà là chết, chết ở trong cái pháp giới của Phật, để mà sống ở trong cái sự giải thoát, chứ không để nhân quả làm chủ mình như vậy.
Đúng là nhân quả chi phối của nghiệp. Mà bằng cái pháp giới mà chuyển không được thì bị nhân quả chuyển.
Bị nhân quả chuyển thì mình phải rút đi, bỏ pháp. Khi mà về chùa làm sao ôm nổi? Ở đây mà ôm không nổi, có Thầy mà ôm không nổi. Bước vào cái từ trường này, coi như là có cái từ trường của Thầy trợ lực, thế mà đi ra. Nó còn đau hơn nữa, chứ đừng nói. Bước ra khỏi là còn đau hơn nữa. Chỉ còn có nước là về, thì chỉ có chịu chết thôi, chứ không còn.
Ở đây thí dụ như có cái từ trường của Thầy ở đây, bước vào đây một người mà bị nhức đầu, thì thay vì ở ngoài nó bị nhức mười lần, vô đây nó chỉ còn năm. Mà giờ pháp hướng nữa, tâm không dao động nữa thì nó giảm xuống liền. Thế mà người ta không chịu nổi!
Cái từ trường ở đây nó trợ giúp cho quý vị tu, còn Thầy thật sự Thầy không giúp được điều gì hết. Bởi vì cái thiện pháp ở trong đây nó sống trong giới luật. Cái giới luật đó nó sẽ có một cái từ trường thiện pháp, cái giới luật đó. Cho nên bước vào cái thiện pháp giới luật đó các con sẽ thấy mát lạnh. Nó nhẹ nhàng, nó thanh thản.
Còn cái từ trường mà chỗ đó nó không có thiện pháp, nó sẽ không có mát lạnh đâu. Nhưng mà cái người mà mang những cái tâm đầy ác vào cái từ trường thiện sẽ bị đẩy lui. Nó không thuộc về là nó bị đẩy lui ra.
6- TỪ TRƯỜNG THANH TỊNH
(39:50) Sư Thông Vân: Bạch Thầy, vậy cái ý nghĩ thiện ác của mình nó cũng tạo ra cái từ trường ảnh hưởng xung quanh?
Trưởng lão: Ảnh hưởng xung quanh. Nó rất ảnh hưởng đến xung quanh. Mặc dù mình không thấy nhưng nó rất ảnh hưởng.
Sư Thông Vân: Như vậy là mình nghĩ cái điều gì mà khổ cho mình hay làm những điều tội lỗi là đã làm ô nhiễm môi trường xung quanh…?
(40:11) Trưởng lão: Đúng đó. Bởi vậy vô tình mà mình đã làm ô nhiễm môi trường xung quanh. Cái từ trường của mình, cái suy nghĩ đó nó có cái từ trường đó.
Sư Thông Vân: Bạch Thầy, như vậy một người còn sơ cơ nên sống trong một cái đạo tràng trang nghiêm thanh tịnh, toàn là những người thanh tịnh để dễ tu hơn, để được ảnh hưởng từ trường tốt phải không Thầy?
Trưởng lão: Đúng vậy. Cái đó là cái đúng. Bởi vậy trong cái thời đức Phật, nhờ cái từ trường của đức Phật, các chúng Tỳ kheo nương vào đó để thực hiện Phạm hạnh. Cái từ trường Phạm hạnh của các vị Tỳ kheo toả ra, người sau tiếp tục thì như thế rất tốt. Nhưng mà người nào mà sống có ác tâm thì cái từ trường thiện nó đẩy lui ra, người đó không sống gần đó được.
Sư Thông Vân: Như đức Phật nói là chứng thanh tịnh không có khó?
Trưởng lão: Nó không có khó. Cho nên Thầy luôn luôn Thầy nhắc, vì vậy mà các sư thấy là khi đó, lúc mà thầy Chơn Quang, tức là thầy Thông Huyễn đó, về ở với Thầy. Thì lúc bấy giờ Thầy về với Hòa thượng, rồi Hòa thượng cúng cho Thầy khu đất ở Phước Hải, Thầy đưa thầy Chơn Quang ra ngoài đó ở. Rồi Nhà nước đuổi, thầy Chơn Quang đi về núi Dinh. Bây giờ thầy Chơn Quang ở ngoài núi Dinh. Còn Thầy thì ở đây.
Lúc bấy giờ, Thầy nghĩ rằng chỉ còn cách thức là giữa Thầy với Hòa thượng, hợp tác với nhau lại, đem Giới, Định, Tuệ hướng dẫn cho những bậc chuyên tu, những bậc quyết tâm tu giải thoát, thì Thầy là người đứng sau Hòa thượng, để giúp cho Hòa thượng chấn hưng Thiền tông Phật giáo Việt nam, nhưng không được, duyên chúng sanh không đủ.
Khi mà giao đất cho Thầy, Thầy ra ngoải Thầy cất hơn 20 chục thất cho Hòa thượng, toàn nhỏ nhỏ như ở đây vậy. Thì lúc bấy giờ chính trong Thường Chiếu đăng ký ra ngoài đó hết, làm dao động Thường Chiếu, coi như bỏ Thường Chiếu đi. Còn Thường Chiếu bắt đầu trống không, cuối cùng không còn ai hết. Từ đó dẫn đến có sự lui dần, lui dần. Bởi vậy Thầy nói "dục tốc bất đạt" là vậy. Cho nên Thầy nhận thiếu sót.
(42:16) Và bây giờ Thầy ở đây Thầy mang giới luật Thầy dạy, nhưng mà vì cái thói quen của người ta đã sống phá giới luật rồi. Cho nên chúng về đây cứ mỗi đợt thì về, cứ ba bốn chục người, hai chục người, mười người… Sống một thời gian, chịu giới luật không nổi, nhất là độc cư không chịu nổi, cho nên người nào thấy khó thì về, chứ Thầy không có bắt buộc ở.
Thầy cũng không phóng rộng rãi thêm, nghĩa là họ ở giữ gìn giới luật được thì tu, không giữ gìn giới luật được thì về. Không có bắt buộc người ta phải ép mình để mà tu. Người ta tu sao người ta tu, họ đến đây rồi lại đi.
Cho nên biết bao nhiêu người về đây, có người đến đây ba bữa thì đi, có người đến đây một đêm, sáng ra đi. Thầy nói như vậy là đuổi, cho nên rất đông, nhưng mà không có ở đây được.
Nhưng mà Thầy nói, đây là một cái chùa của Đại thừa, Thầy chỉ cải biến nó lại thôi. Chứ sự thật ra nói có môi trường đúng cho tu sĩ tu là phải ôm bát đi xin, "ba y, một bát". Người nào mà trong thất có đồ dư là quăng ra ngoài hết.
Luật của Phật mà, "ba y, một bát" mà thừa một y, là phạm giới đó. Thầy nói thật, quăng hết như vậy là lìa cái tâm tham của mình, mới ly cái tham được. Còn mình còn thừa, tức là còn tham chứ đừng có nói.
Nội cái chuyện đố, quăng hết đồ ra hết nếu muốn tu giải thoát. Còn không muốn tu thì vô đây làm cư sĩ, chứ không phải mặc cái áo này mà vô đây mà gạt thiên hạ được. Thầy nói thật sự, làm cho đúng.
Thầy bây giờ, cư sĩ họ đang chuẩn bị cấp cho Thầy một cái khu vực chuyên tu ở ngoài Phước Hải. Xin phép được cái khu An Dưỡng thì họ sẽ xây từng hang đá cho Thầy. Thầy bảo họ cất những chòi tranh vách lá như vầy. Họ nói: “Không được! Tụi con là những kiến trúc sư, tụi con phải làm những cơ sở Phật giáo thật sự để quý thầy tu cho đúng. Tụi con sẽ xây từng hang đá. Cái này đâu phải của quý thầy đâu, của Phật tử của chúng tôi. Chúng tôi làm cho quý thầy tu. Quý thầy cứ ở, mỗi hang đá đều có phòng vệ sinh đàng hoàng. Thầy cứ tu trong đó.”
“Chúng tôi sẽ ghép lại thành cái hang đá. Chỗ nào không có đá, chúng tôi kéo lại ngay. Còn chỗ nào có đá, chúng tôi làm cái hang. Chúng tôi tổ chức, chúng tôi sẽ cúng dường cơm cho quý vị.”
(44:38) Bây giờ mình có mười người, thì cứ đúng ngọ, đúng giờ mình đi ôm bát, qua cái chỗ đó người ta sẽ sớt bát, sớt bát xong mình về. Thầy sẽ điều khiển người nào mà thừa y, thừa áo, thừa thuốc ở trong thất, Thầy quăng ra hết. Thật sự mà, Thầy quyết định, Thầy sẽ làm cho các sư, các thầy không còn mang cái tâm tham nữa, hoàn toàn là không tham được mà, như vậy nó mới ly chứ.
Còn nếu không giữ được như vậy, bây giờ tu không được thì quý sư, quý thầy cứ ra đi, chứ ở trong này để làm mang tiếng cho Phật giáo. Thà tu thì thật tu, mà không tu thì thôi. Phật tử hằng ngày người ta làm bằng mồ hôi, nước mắt, người ta phải cúng dường kính dâng mình.
Để Thầy nói cho quý sư rõ ràng, tại sao cái cơ sở này mà các cư sĩ họ không màng cái mưa nắng như thế này mà họ đến sơn phết làm đẹp cho chúng ta. Thầy đâu có cần sự đẹp này đâu, nhưng mà cái tâm nguyện của họ, Thầy không có kêu gọi các cư sĩ đến đây để làm đẹp, phải không? Nó sao thì kệ, Thầy không muốn, Thầy không cần nữa mà, bây giờ chỉ cần tu thôi. Nhưng mà vì cái lòng thành của họ, họ thấy nơi đây tu như vậy, họ muốn làm nơi đây nó đẹp đẽ như vậy.
Quý sư thấy, người ta sẵn sàng hi sinh trên từng cái giọt mồ hôi, nước mắt của người ta để chúng ta sống, trong khi chúng ta tu hành chẳng ra gì hết. Y áo, bây giờ Thầy nói thật sự có người có mười bộ mặc, cả bao vậy chứ không hết. Còn phật tử họ, có người hai bộ mà người ta còn chưa có nữa, chứ đừng nói có bảy, mười bộ.
Hễ nói tới Phật là người ta giúp liền, người ta cúng dường mình liền, thế mà mình làm không ra gì! Cho nên, Thầy như vậy, Thầy không quăng ra à? Phải không?
Các sư thấy, mà mình quăng như vậy là để mình giải thoát chứ, thì các sư mà bị quăng như vậy thì các sư phải mang ơn Thầy rất nhiều chứ: “Nhờ Thầy giúp mà chúng con mới lìa được cái tâm tham.”. Đó như vậy mới là thật tu, chính như vậy là nó lại giúp cho chúng ta lìa, ly tham, giải thoát.
7- THỨC TRI VÀ TƯỞNG TRI
(46:37) Sư Thông Vân: Bạch Hòa thượng, xin Hòa thượng giải thích cho chúng con cái Thức tri và Tưởng tri, khác nhau chỗ nào?
Trưởng lão: À, cái Thức tri và Tưởng tri, cái đó dễ lắm. Cũng như bây giờ, cái Thức tri, chúng ta thấy cái ca này, thấy cái máy này, chúng ta biết, đó là thức tri. Còn bây giờ chúng ta ngồi lại, chúng ta cũng thấy cái hình dáng của nó, đó là Tưởng tri. Hiểu không? Cho nên chúng ta thường sống ở trong cái ý thức và cái tưởng thức.
Ngay đây bây giờ, mọi thứ Thầy đang nói chuyện với quý sư là cái ý thức, nhưng mà khi quý sư về rồi mà Thầy còn cái bóng dáng của quý sư thì là tưởng thức. Hay hoặc Thầy đang nói chuyện thì Thầy đang tưởng cái gì đó, thì Thầy đang tưởng. Cho nên chúng ta đang sống trong tưởng và trong ý thức. Nó câu hữu với nhau, kết hợp với nhau. Cho nên đợi chúng ta nằm chiêm bao mà nó thực hiện giấc mộng của chúng ta.
Sư Thông Vân: Thì như vậy hành giả tu học nên sống theo Thức tri chứ đừng sống trong Tưởng tri?
Trưởng lão: Đúng, phải nên sống trong Thức tri, chứ không nên sống trong Tưởng tri.
Sư Thông Vân: Như vậy sao… Bạch Thầy giảng giải lại cho chúng con. Đức Phật có nói nếu mà còn chút Thức nào, còn chút xíu như đất trong móng tay, thì đạo Phật không ra đời, thì như vậy có mâu thuẫn không Thầy?
Trưởng lão: Không mâu thuẫn. Bởi vì câu này đức Phật nói khi một người chết mà còn một chút xíu Thức như đất trong móng tay, thì đạo Phật không ra đời. Còn bây giờ mà người tu để mà thành tựu, dùng cái Thức này để mà thành tựu. Cho nên vì vậy đến khi chúng ta thành tựu được đạo giải thoát, không còn phải dùng cái thức này nữa, rã cái thức luôn.
Sư Thông Vân: Vậy thì cái thức chỉ là phương tiện?
(48:08) Trưởng lão: Là phương tiện. Mà dùng Tưởng thì nó chỉ là cái bóng dáng, thì còn sai. Mà nếu tu Tưởng thì sai lệch trong đó. Nó không có giải quyết được cái chuyện sanh tử luân hồi.
Cho nên phải dùng cái thức. Bởi vì cái Thức là cái cụ thể nhất trong cuộc sống, còn cái Tưởng chỉ là bóng dáng thôi. Mà bây giờ mình tu, lại dùng tưởng, tức là mình tu, bị ức chế không tiến triển được.
Nhưng nói chung là có lúc chúng ta cũng cần dùng Tưởng chứ không phải không, mình dùng Tưởng đúng chứ không dùng Tưởng sai.
Dùng Tưởng đúng như thế nào? Tôi bây giờ không có cái thây ma bất tịnh, không có bộ xương người ở đây, nhưng mà tôi phải tưởng nó ra để mà tôi trị cái tâm sắc dục của tôi đây. Bởi vì tôi nặng cái tâm sắc dục, cho nên tôi không Tưởng cái bất tịnh như vậy đó, thì cái tâm của tôi sẽ bám theo cái tâm tham sắc dục đó. Mình phải sử dụng cái Tưởng. Nhưng mà khi cái Tưởng đó đã dứt thì không nên dùng nó đi tới.
8- SỬ DỤNG THẦN THÔNG
(49:08) Sư Thông Vân: Bạch Hòa thượng, theo thông tin thì cái người mà đạt được Tứ Thiền rồi, thì tiến tới đạt được Tam Minh (…) Đức Phật không chấp nhận cho đệ tử sử dụng thần thông.
Nhưng có những trường hợp vẫn chấp nhận cho sử dụng như ngài Mục Kiền Liên, ngài Xá Lợi Phất cũng đã từng sử dụng. Và cũng chính bản thân đức Phật cũng đã sử dụng.
Nhưng mà trong sách của Thầy thì có những đệ tử đã nhắc tới vấn đề thần thông, hình như Hòa thượng không hài lòng. Chính vì vậy chúng con cũng có thắc mắc, xin Thầy giảng giải.
Trưởng lão: À, bởi vì khi dùng thần thông là phải tùy đối tượng mình mới được dùng thần thông. Mà đối tượng của mình là người không có thần thông mà mình dùng thần thông tức là làm một trò đùa, một trò hí luận, một trò du hí cho người ta xem, để người ta khâm phục mình, thì lúc đó là mình đã lừa đảo.
Sư Thông Vân: Chỉ dùng đối với những người đã đạt thần thông?
(50:08) Trưởng lão: Đã có thần thông. Thí dụ có một ngoại đạo nào đó có thần thông, mà họ đến đây, họ muốn dùng cái thần thông để đàn áp Phật giáo, thì đệ tử của đức Phật dùng thần thông để đối trị với những cái hạng người ngoại đạo có thần thông.
Sư Thông Vân: Vậy là không phải có ngăn cấm?
Trưởng lão: Không có ngăn cấm, để mình dùng đúng đối tượng. Còn cái dùng thần thông, mà bây giờ quý phật tử ngồi đây toàn là những người không có thần thông mà dùng thần thông, phóng hào quang cho quý vị coi chơi thì đức Phật cấm liền. Đó là cái huyễn hóa, gạt người ta chơi để người ta dính mắc, chứ không phải để người ta buông xuống, để người ta ly dục, ly ác pháp. Phải dạy người ta bằng đạo đức chứ không phải dạy người ta…
Cho nên đức Phật có nêu ra ba cái loại thần thông: Thần Thông Giáo Hoá, Thần Thông Ký Thuyết, Thần Thông Biến Hóa.
Đức Phật nói Thần Thông Ký Thuyết, tức là ví dụ như tâm của quý sư ở đây, bây giờ không có nói ra mà Thầy đều hiểu trong tâm của quý sư muốn cái gì, đó là Thần Thông Ký Thuyết.
Bây giờ có một người tới đây nói với Thầy, bây giờ mẹ tôi ở nhà có chuyện mà đau như vậy, nhờ Thầy xem giùm đau cái gì hay là bị cái gì, như thế nào mà nó trải qua như vậy… thì Thầy cũng đều biết cả, mặc dù là không thấy cái bà mẹ đó, cái người đó như thế nào, gọi là Thần Thông Ký Thuyết.
Còn Thần Thông Biến Hóa, biến ra chim, ra nhà, ra cửa, ra lầu, chùa tháp đủ cấp, đẹp đẽ, sang đẹp là Thần Thông Biến Hóa, nhưng đức Phật gọi nó là Thần Thông Huyễn Hóa, Đức Phật không chấp nhận. Không chấp nhận không có nghĩa là đức Phật không có.
Còn ở đây Thầy không chấp nhận. Thầy cũng biết rằng trong cái pháp Như Lý Tác Ý, Thầy cũng có thể làm được những cái điều này. Nhưng mà Thầy không chấp nhận là tại vì Thầy thấy không có lợi ích, làm cho người ta coi chơi, người ta ngưỡng mộ.
Thần Thông Giáo Hóa, Thầy chấp nhận. Thầy sống đúng đời sống Phạm hạnh, đạo đức thì Phật tử thấy Thầy ở đây sống đúng là người "ba y, một bát" Người ta quý cái hạnh của Thầy thì cái đó là Thần Thông Giáo Hóa.
(52:07) Thầy dạy người ta Đạo Đức Làm Người, không làm khổ mình, khổ người. Mở miệng ra, phải nói, phải tư duy ở trong cái Chánh Tư Duy như thế nào để lời nói của mình không làm khổ ai, thì đó gọi là Thần Thông Giáo Hóa, thì cái đó là thêm, chúng ta nên thực hiện, dạy cho tín đồ, dạy cho những người Phật tử. Đừng có đem thần thông ra dụ người ta theo mình tu, người ta nhắm vào trong cái chỗ đó mà người ta thực hiện, cái điều đó làm cho người ta lạc.
Cho nên đức Phật đưa ra trong cái bộ Tăng chi, đức Phật có nói về cái vấn đề này. Cho nên đối với Thầy là cái người chấp hành theo cái lời dạy của đức Phật. Thậm chí như Thầy sắp sửa ẩn bóng, nghĩa là Thầy đã giảng ở trong băng của Thầy mà, có danh có lợi là ẩn bóng.
Nhưng mà khi mà Thầy giảng xong, cái giáo án Đường Về Xứ Phật xong rồi, dạy cái đường lối tu tập theo đạo Phật rồi, thì Thầy định soạn nó. Thì cái duyên như thế này mà Thầy chưa ẩn bóng.
Cho nên mà hằng ngày Thầy cố làm việc cả đêm để mà soạn để mà hoàn thành cái bộ Đường Về Xứ Phật mười tập, hai bộ Giới Đức Làm Người, hai bộ Giới Đức Làm Thánh và bốn tập Đạo Đức Nhân Quả. Mà khi xong rồi thì Thầy ẩn bóng, chưa đủ duyên nhập diệt thì ẩn bóng, không có tiếp ai nữa hết.
Thầy nghĩ rằng có danh, có lợi mà ở lại thọ hưởng thì không đúng lời Phật dạy, giáo pháp của Phật. Lời dạy của Thầy, mười bộ kinh như vậy, mười bộ Đường Về Xứ Phật như vậy và đồng thời giới đức rõ ràng - Giới Đức Làm Thánh, Giới Đức Làm Người rõ ràng rồi và đạo đức đã đủ rồi. Thầy có nói thì Thầy cũng nói ở trong đó thôi. Chứ hỏi Thầy thì cũng vậy thôi, có gì đâu!
Cho nên là làm xong rồi thì chắc chắn sẽ không gặp được Thầy. Thầy nói thật sự, người nào mà trong lúc Thầy còn, được trực tiếp Thầy hướng dẫn thì nỗ lực mà thực hiện. Thực hiện xong thì còn duyên của mình thì tiếp nối Thầy, chứ Thầy không có ra, Thầy không có ở đây mà cầu danh, cầu lợi.
(54:12) Thật sự kinh sách Thầy mà càng ngày càng phổ biến ra thì cái danh và cái lợi nó rất lớn. Từ đó chúng ta làm cái gì đây, điều đó là điều không thể làm được, cho nên mà vì vậy Thầy chọn ẩn bóng. Cho nên khi mà ẩn bóng, người ta đến người ta không gặp Thầy thì người ta không cúng dường. Người ta không cúng dường thì người ta không có cái sự cung kính đảnh lễ Thầy, thì tức là đức Phật đã dạy: "Tránh cung kính, tránh danh, tránh lợi".
Cho nên mà Thầy thấy cần phải nỗ lực thực hiện cho xong những điều mà mình để lại cho đời sau, cho con cháu, vì những lời của Thầy đã cặn kẽ hết. Trong kinh Phật có những chỗ nào mờ ám, không rõ Thầy đã vạch ra hết, không có chỗ nào mà trong kinh Nguyên Thủy mà Thầy không giảng, Thầy chỉ rất rõ.
Khi, ví như như lúc nãy sư hỏi là khi đức Phật thuyết pháp với các chúng Tỳ kheo hay các cư sĩ xong rồi, mọi người về rồi, thì đức Phật nhập vào Bất Động Tâm ở trong cái trạng thái ly dục, ly ác pháp. Hoàn toàn lúc nào cũng vậy.
Nhưng mà khi đức Phật nhập diệt, trong kinh rất rõ ràng mà, nhập diệt thì đức Phật nhập Tứ Thiền, xả cái hơi thở, tịnh chỉ hơi thở tức là xả cái báo thân của mình, thì ngay đó ra khỏi Tứ Thiền nhập vào Bất Động Tâm Định.
Trở lại cái trạng thái đó, cái trạng thái đó là một cái từ trường thanh tịnh nhất của một người tu chứng. Nó không còn cái gì nữa hết. Thầy nói đó là cái từ trường thanh tịnh của người ta, không động tâm mà, Bất Động Tâm mà, cho nên nó hoàn toàn là xả, luôn cả Thức, cả Tưởng, cả gì hết. Đều là ở trong cái trạng thái đó, nó là cái từ trường thanh tịnh nhất.
Sư Thông Vân: Ở trong sách Hòa thượng đề cập đến Vô Tướng Tâm Định, có phải là cái đó không?
Trưởng lão: Cái đó, Vô Tướng Tâm Định, đúng là sư rõ cái đó.
Sư Thông Vân: Trong sách Hòa thượng có viết về trong cảnh động muốn tránh va chạm thì phải sống phòng hộ khẩu hành, chuyện người không có ý kiến, trong tất cả mọi việc ai làm gì mặc họ. Mình chỉ biết giữ gìn tâm ý mình, lúc nào thanh thản. Nhất định mình không để ý chuyện người khác.
Thì như vậy nếu sống trong một đạo tràng, huynh đệ mình làm những chuyện sai hoặc là phạm giới cấm, hoặc là tu sai pháp…thì mình vẫn cứ giữ im lặng hay là sao thưa Thầy?
(56:25) Trưởng lão: À trong lúc đó là trong lúc mình lo cứu mình chứ không phải mình lo cứu bạn. Thầy muốn nói ở đây, là trong lúc mình chưa cứu mình được, mà giờ bạn mình sai, mình biết sai nhưng mình chưa cứu mình được mà mình nói, là mình với bạn mình đều cùng dẫn nhau đi xuống hố mà chết với nhau. Chưa chắc đã cứu được, mà lại làm bạn mình không tránh được.
Cho nên vì vậy mà lúc đang tu, nghĩa là bây giờ mà nhập thất, mà thấy người ta sai mà mình đạp cái thất ra mình nói: "Anh làm vậy là phạm giới” thì như vậy là mình đã bị bể . Cho nên mình phải cho tu cho xong đã. Sau khi tu xong thì cái người bạn mình mới dẫn dắt được. Còn mà tu chưa xong mình nói, chưa chắc nói họ đã nghe.
Sư Thông Vân: Trong cái giới Tỳ kheo thì có cái giới, là nếu người tu mà phạm giới mà mình không nói thì có trường hợp mình cũng có tội?
Trưởng lão: Đúng rồi, bây giờ Thầy nói như thế này nè, đúng là sư nói cái này, nêu cái này rất hay.
Bởi vì sống trong chúng mà nếu mà mình không nhập thất tu thì thôi, mà nếu đã nhập thất tu thì mọi người làm cái gì thì làm, mình không cần biết, mình không cần lo. Còn bây giờ mình sống trong chúng, mà mình không nhập thất tu, mình chưa tu chuyên nhất để tìm ra cái giải thoát, thì phải nói hết, phải trình cái sai của huynh đệ, để nhờ những người có đức người ta lôi kéo những huynh đệ ấy trở lại. Còn nếu mà mình không nói tức là mình ích kỷ mình sống.
Còn bây giờ mình đã vô thất mình tu rồi, thì mọi cái sai bên ngoài thì để chúng người ta lo chứ còn mình không được lo nữa. Chỗ Thầy muốn nói là người ta đi vào cái chỗ quyết liệt nhất, rất quyết liệt rồi. Còn mà quyết liệt mà còn động tâm thì không quyết liệt nổi. Các con có phân biệt được chỗ Thầy nói không?
(58:00) Bởi vì kinh sách viết như vậy nếu mà không hỏi thì sẽ lầm chết. Như vậy thấy rõ ràng mà mình không nói là mình có lỗi đấy chứ, nhưng mà nó ở trong cái vị trí nào mà nói, ở vị trí nào để nói.
Sư Thông Vân: Phòng hộ giới…
Trưởng lão: …Tu mới tới chứ không cứ động hoài bởi vì các pháp luôn luôn đánh vào, liên tiếp đánh mình mà mình không biết khép chặt để giải quyết sanh tử của mình thì coi như là mình không bao giờ giải quyết được hết.
Sư Thông Vân: Có những vị tu suốt mà nhân quả suốt cuộc đời của họ như tổ Sư Tử phải chịu chết như vậy, tổ Huệ Khả chết (…)
Trưởng lão: Có thể, đúng là cái chỗ đó nên làm cái gương cho chúng ta để mà tỉnh giác.
Sư Thông Vân: Họ tu đúng hay sai?
Trưởng lão: Họ tu sai, chứ không phải đúng.
Sư Thông Vân: Vì là nhân quả nên họ phải chịu.
Trưởng lão: Họ phải chịu cái nhân quả.
Sư Thông Vân: Và vì sao ngài Mục Kiền Liên là Thánh tăng mà phải chịu (…)
Trưởng lão: Thầy xin trả lời cái chỗ này. Nó về ngài Mục Kiền Liên, là một đại để tử của Phật, ngài biết tất cả mọi sự việc xảy ra cho ngài như thế nào. Đã là người tu sĩ theo đạo Phật để làm chủ sanh, già, bệnh, chết- tức là làm chủ nhân quả. Làm chủ nhân quả thì làm sao có bọn cướp giết ngài Mục Kiền Liên được. Làm chủ nhân quả thì làm sao mà còn trả quả như vậy? Điều đó vô lí, Đại thừa đã đặt ra để phỉ báng để tử của đức Phật, những bậc Thánh tăng.
Thầy xác định rõ ràng, Thầy làm chủ, bây giờ cái đầu Thầy nhức là cái nhân quả chứ đâu phải khi không mà nó nhức đầu Thầy được. Mà Thầy đuổi nó đi được mà.
Thì làm gì có nhân quả mà để bọn cướp giết mình được?! Vô lí.
Sư Thông Vân: Như vậy là vấn đề này không có.
Trưởng lão: Không có, bởi vì vấn đề đó là của Đại thừa…
Sư Thông Vân: Như vậy cái tích Ngài Mục Kiền Liên hoặc bị giết hoặc bị đánh chết…
(01:00:05) Trưởng lão: Đó là cái điều kiện người ta bịa đặt ra mà thôi. Thầy nói thật sự ra, họ đưa vô để họ làm mất cái Đạo Đức Nhân Quả của đức Phật. Đạo Đức Nhân Quả của đức Phật là chuyển biến được, một người tu là người ta lấy thiện người ta chuyển hết nhân quả ác thì làm sao mà có cái kiểu trả quả đó.
Sư Thông Vân: Bạch Thầy như vậy thì chính bản thân đức Phật thì cũng đã từng bị đau lưng trước khi mà nhập Niết bàn.
Trưởng lão: Lẽ đương nhiên đức Phật đau lưng nhưng đức Phật làm chủ nó.
Sư Thông Vân: Rồi những tai nạn mà chính bản thân đức Phật cũng bị làm chảy máu…
Trưởng lão: Làm chảy máu…Đó là cái nhân quả phải trả nhưng mà thấy đức Phật…
Sư Thông Vân: Sao Ngài không chuyển mà để cái đó…?
Trưởng lão: Đây bây giờ Thầy nói như thế này, bây giờ phải không? Thầy bữa đó Thầy làm công việc, Thầy chặt cây sắt, cây sắt nó chọc một cái, thủng một cái lỗ, máu tuôn thì Minh Tông nó thấy, nó hỏi Thầy: “Thầy nói "một người tu sĩ làm chủ nhân quả", sao Thầy để cho cái nhân quả nó đâm cái tay Thầy?” Thầy làm chủ nhân quả có nghĩa là Thầy làm chủ sự sống chết của Thầy hẳn hoi, đàng hoàng. Nhưng Thầy còn mang cái thân nhân quả này thì cái việc…Nếu mà Thầy không làm, không đi chặt cây sắt này thì lấy cái gì nó chọc vào tay? Thầy đi làm tức là Thầy tạo nhân quả mà, phải không?
Còn nếu mà ông Phật, ông nói là bây giờ ông biết ngày đó Đề Bà Đạt Đa lăn đá cho ông, ông tránh đi, phải không? Thì làm gì mà Đề Bà Đạt Đa lăn đá làm hại ông. Nhưng mà ông không có sợ cái vấn để nhân quả. Người ta làm chủ được nhân quả mà, người ta có lo nó đâu.
Cũng như bây giờ thân Thầy đau, Thầy cũng biết là ngày mai Thầy sẽ bị nhức đầu, Thầy biết nó như vậy mà. Còn bây giờ Thầy nói, bây giờ Thầy chuẩn bị cho việc ngày mai Thầy nhức đầu thì như vậy Thầy tránh né nhân quả, bởi vì cái thân nhân quả của Thầy mà. Nó nhức đầu thì đuổi nó đi, Thầy làm chủ nó.
Sư Thông Vân: Như vậy thì cái vị đã biết làm chủ nhân quả rồi thì họ có thể né tránh hoặc là họ có thể trả nhân quả của họ?
Trưởng lão: Đúng thế! Họ muốn tránh hồi nào cũng được.
Sư Thông Vân: Như vậy thì các tổ Thiền tông họ cũng đã từng làm như vậy, tổ Sử Tử…, tổ Huệ Khả…, tổ La Hầu…
(01:02:10) Trưởng lão: Trong khí đó họ đặt hay là họ biết trước?
Sư Thông Vân: Làm sao biết là họ đạt được những cái thành tựu…
Trưởng lão: Bởi vì trên con đường tu và giáo pháp của họ để lại, chứng minh là họ chưa biết. Bởi vì họ biết giáo pháp, họ sẽ có, đằng này họ không có. Còn đức Phật tại sao biết? tại vì đức Phật thực hiện Tam Minh, rõ ràng từ Tứ Thiền đến Tam Minh. Còn mấy ông này có thực hiện Tứ Thiền đâu. Bởi vì cái giáo pháp của họ để lại rõ ràng, mình đã nghiên cứu rõ rồi, mình thấy rõ ràng cái giáo pháp không đi tới chỗ đó mà họ nói chỗ này là họ chỉ huyền thoại thôi.
Sư Thông Vân: Do người sau thêm vào.
Trưởng lão: Thêm vào hoặc là…Đúng là người sau thêm vào, huyền thoại thôi. Cho nên vì vậy mà ngài Thường Chiếu mới nói, đó là bọn đại bịp mà thôi, đúng là ngài là một vị tổ sư Thiền mà ngài nói câu nói đó. Rõ ràng là chúng ta đã vạch rõ ra, chúng ta biết đó là bọn đại bịp. Người sau cứ lừa người… người trước lừa người sau, người sau lừa người sau nữa, cứ kế tiếp mà lừa nhau. Bằng chứng là giáo pháp của họ không có đường lối đi vào, cho nên nó cụ thể, nó rất cụ thể.
Còn đường lối của đạo Phật chúng ta thấy rất rõ ràng. Muốn làm chủ sinh tử, cái hơi thở phải dừng, mình dừng, mình làm chủ được nó thì mình mới làm chủ được chứ. Còn đằng này, bên đó không có pháp nào dừng hơi thở thì làm sao gọi là làm chủ. Còn cái này Tứ Thiền là phải dừng hơi thở, rõ ràng và cụ thể.
Rồi bây giờ thực hiện được đến cái chỗ để biết được mình chết ngày nào, giờ nào hoặc như thế nào, thì phải Tam Minh rồi. Mà mấy ông này có nói về Tam Minh ở chỗ nào đâu! Cách thức thực hiện Tam Minh cũng không có, không cho chúng ta biết. Rõ ràng là giáo pháp này lừa đảo, không đúng.
Còn kinh sách Nguyên Thủy rõ ràng, để lại cho chúng ta thấy cái giáo pháp rõ ràng, cụ thể, phải không? Các sư thấy có đúng không? Cho nên vì vậy xét qua cái pháp của họ là mình biết rằng không đúng. Đức Phật nói đúng là tại vì cái pháp của đức Phật, nó đi từ chỗ này cho đến khác, nó có từng giai đoạn của nó, đi đến cái chỗ… đức Phật nói như vậy là đúng.
(01:04:00) Còn mấy ông này nói chỉ là gạt chúng ta. Cũng như câu chuyện gia đình ông Bàng Uẩn, mà tự tại trong sinh tử mà Thiền Định như vậy. Cô Linh Chiếu trèo lên cái bàn thiền của ông Bàng Uẩn ngồi nhập Niết bàn một cách, chết tự tại như vậy. Chết bằng cách nào đây, định gì mà chết như vậy? Không nói ra, có phải là nói láo không?
Còn ông Phật, muốn nói mình làm chủ được cái sự chết này, ông nhập ba lần cho chúng ta biết. Nhập từ Sơ thiền cho đến Diệt Thọ Tưởng Định, tới Tứ Thiền, ba lần như vậy tới Tứ thiền rồi mới xả bỏ báo thân. Chứng minh rõ mà, cụ thể mà, đâu có trật. Mà trong Tứ thiền đã bảo là tịnh chỉ hơi thở mới nhập Tứ thiền, rõ ràng như vậy mới làm chủ được chứ, phải không?
Còn cái kia, có nói cái chỗ ngồi mà chết được không? Không nói được! Thậm chí như nói ngồi thiền mà rồi một ngàn năm, móng tay, móng chân, râu ria mọc bao quanh cái người đó luôn. Trời đất ơi!
Ngồi thiền thì thân bất động, tâm bất động, ngôn ngữ bất động, ba cái động này là của nhân quả. Do ba cái động này là vô thường cho nên con người mới có râu tóc mọc ra. Còn khi bất động rồi thì làm sao nó mọc ra được nữa mà dám nói. Bởi khi mà người ta nhập định thì các hành nó ngưng mà. Làm sao mà nó còn? Cả ngàn năm là nhập cái định nào chứ? Chứ đâu có nhập cái định sơ sơ được. Nếu một ngàn năm cứ chẻ cái cây ra, cái ông này râu tóc kết tùm lum vào trong hết, láo thật, có tin không, có tin nổi không?
Thầy nói thiệt là khi mà Thầy tu rồi Thầy đọc hết mấy cái cuốn mà huyền thoại này, gạt người ta. Có một câu chuyện nói có cái ông đó nhập Diệt Thọ Tưởng Định, ông nằm trên tảng đá, lá cây phủ trùm lại hết. Cái người thợ săn đi tới, họ nhìn họ thấy, họ lại họ thấy ông ta. Rồi họ vạch lá cái ông giật mình ngồi dậy. Trời ơi, nhập Diệt Thọ Tưởng Định mà ông này, ông lại vạch lá được à? Có phải gạt người ta không? Lá cây nó phủ vậy mà ông thợ săn ở đằng kia mà ông thấy được ông này. Trời đất ơi! Làm sao ông thấy được.
9- ĐỂ LẠI NHỤC THÂN
(01:06:09) Cái này đều là đặt điều mà nó không có cái lý để mà nói cho nó tin được. Cho nên nhiều chuyện thiền ở trong cái, các tổ đặt ra, Thầy nói thiệt ra khi mà tu rồi Thầy thấy rõ cái bộ mặt. Chứ hồi mới đầu thì nghe nó vĩ đại thật chứ không phải chơi đâu. Nghe mấy ông này nhập định như vậy như là…Thậm chí như bây giờ mà Thầy, ngày xưa mà nghe Lục tổ Huệ năng để lại cái nhục thân, tổ Phật Sơn để lại nhục thân, tổ Huệ Năng, rồi một vị tổ nữa ở bên Trung Hoa. Ba cái nhục thân mà Hòa thượng Thanh Từ đi qua bên đó chụp hình ba cái nhục thân. Trời thầy thấy Thầy quá tin tưởng, tu thiền để lại nhục thân.
Gần đây Thầy có việc Thầy đi ra Hà nội, Thầy đến Thầy thăm qua, Thầy nói tu mà để cái bộ xương bất tịnh như vậy thì Thầy không để đâu. Thầy nói thật sự mà, để vậy cho người ta bán, để lấy tiền người ta ăn. Thầy đâu phải là thằng ngu mà tu để làm cái vật cho người ta bán, bán cái thân mình để người ta ăn.
Cho nên bây giờ cái ông xã ở tại gần cái chùa đó, ông đưa cái cây ngang qua đường vậy, ai đi tới đưa ra mười ngàn thì mới rút cái cây, chứ không đưa thì không rút đâu. Ông ấy bán cái xác của ông Vũ Khắc Minh, Vũ Khắc Trường, ông lấy tiền ông ăn đó. Rồi vô trong chùa còn ăn chặn nữa chứ không phải không đâu. Bây giờ nhà nước làm cái cổng, xe nào vô đó cũng lấy tiền hết. Như vậy để lại để bán cho người ta ăn, như vậy là để làm gì đây.
Rồi bây giờ bên Trung Hoa, cái nhục thân của lục tổ Huệ Năng được nhà nước quý trọng lắm, trang bị đẹp đẽ, ý áo đàng hoàng. Để ông ta ngồi đó, chờ khách du quan, thăm quan đến đó để lấy tiền, hốt bạc. Như vậy là ông làm giàu cho cái dân tộc Trung Hoa chứ gì, tu hành để làm giàu như vậy. Thật sự ra thì Thầy thấy họ đủ cách mánh khóe, gian xảo đủ thứ.
(01:08:00) Cần gì phải tu cho mất công, một liều thuốc cũng để lại nhục thân được như thường, có gì đâu. Người ta ướp xác phải moi ruột gan, Thầy ướp xác không cần, chỉ uống vô thì máu chết rồi, thì nó ướp trong đó rồi, nó còn hay hơn Hồ chủ tịch, phải không? Hồ chủ tịch còn phải để trong thùng lạnh, rồi này kia, máy lạnh hoặc là phải để cái này kia để cho nó không thối.
Chứ còn sự thật ra có loại thuốc cất, cái xác nó vừa….Cái người bên Tây tạng, Lạt ma bên Tây tạng phải ướp xác bằng mổ ruột, mổ gan, moi óc rồi mới ướp xác, nó mới để cái xác. Dở, Thầy nói dở, thua Việt nam xa lắc. Cái chuyện đó đâu có phải khó đâu, Thầy nói không khó đâu. Còn ba cái xương vụn gọi là xá lợi, trời đất ơi, bộ cái đó quý lắm sao, cái đồ bất tịnh! Đức Phật nói cái thân tứ đại là cái thân bất tịnh. Mà giờ để lại để làm của quý, nói do thiền định mới có.
Cái người không thiền định, đốt cũng…Bây giờ các sư, quý Phật tử không có tu, Thầy đem Thầy đốt sơ sài, Thầy lựa một đống xương thì nó có không, phải không? Đốt sơ sài thôi thì đó là xá lợi chứ gì? Nếu đốt, thật đốt thì hết, còn có gì đâu. Mục đích gian xảo trong đó Thầy quá thấy rõ rồi.
Cho nên các sư thấy, trong chiến tranh có nhiều cái gian xảo lắm, nếu mà chúng ta thấy rõ ràng. Trái tim đốt không cháy, trời ơi, Phật tử quá tin tưởng! Đâu có cái chuyện đó đâu.
Đức Phật đã bảo rằng, cái thân hữu sắc thì nó hữu hoại, vô thường. Tại sao nó lại thường còn như vậy được, vô lý! Cho nên đức Phật nói, không lẽ nói láo à? Bây giờ chúng ta lại điên, lại tin những cái đó, đó là tinh ba của cái lòng nhiệt huyết của Phật giáo, cho nên bây giờ nó còn. Còn cái gì mà tinh ba, cái (…) mà tinh ba cái gì! Thầy nói thật sự, mình là thầy tu mà đi làm chính trị thì còn nghĩa lý gì mà gọi là tinh ba? Giới luật không nghiêm chỉnh là tinh ba?
(01:10:02) Phật giáo là phải giới luật, Phạm hạnh nghiêm chỉnh, sống "ba y, một bát" chứ. Mình có giữ trọn không? Chùa to, Phật lớn hẳn hoi, sống như nhà giàu, mà lại là tinh ba Phật giáo. Có dối gạt người ta không? Làm cái gì kỳ đặc một chút là coi như lừa đảo người ta được à. Phật tử, thực sự người ta làm sao người ta hiểu được cái điều này.
Thầy không tu chứng Thầy không dám chửi ai hết. Thầy tu chứng rồi chửi xả láng hết, không sợ ai hết. Bất quá họ giết Thầy thì chỉ có cái mạng già này thôi, có ăn thua gì, Thầy nói thật sự mà.
Phải nói cho người ta nghe, phải gióng lên tiếng chuông cho tất cả Phật tử. Bởi vì cái công lao của Phật tử, chùa nào cũng do công lao, mồ hôi, nước mắt của Phật tử chứ không phải có ông thầy nào mà đi cày ruộng để cất lên nổi cái chùa. Mấy ông chỉ ăn trên mồ hôi, nước mắt của người ta mà cuối cùng không làm được cái điều gì của Phật pháp, Thầy nói thật sự mà.
Còn Phật tử, làm sao người ta biết, nói sao người ta nghe vậy. Cho nên người ta đem công lao, sức lực của người ta…như mấy ngày này quý Phật tử đến đây làm cái gì? Trời ơi, Thầy xúc động, Thầy không biết làm sao để làm cho Phật tử được giải thoát này. Cho nên Thầy thức đêm, thức khuya, Thầy đánh trên vi tính để mà soạn thảo cái đạo đức cho quý Phật tử. Là vì một người đại diện về đây làm công việc cho Phật pháp như thế này thì làm sao mà Thầy ngủ yên được. Thầy phải viết làm sao cái nền đạo đức, để cho quý vị sống trong đạo đức, làm cho gia đình quý vị an ổn, sống trong xã hội quý vị được an ổn.
Chứ đâu có phải chúng ta hưởng trên mồ hôi, nước mắt của người ta rồi an nhiên làm giàu trên đó. Đi ra thì xe hơi, xe cộ. Ngày xưa đức Phật đi bộ, bây giờ chúng ta sung sướng quá rồi.
Bây giờ Thầy nói như vậy, tất cả những băng này, khi nghe rồi thì các vị nghe thôi, đừng có cho ai nghe, bởi vì nghe làm tội nghiệp người ta. Thầy nói thực sự, thu thì thu cho chúng ta nghe thôi, chứ đừng cho ai nghe.
Sư Thông Vân: (…)
(01:12:00) Trưởng lão: Thầy sắp sửa xuất bản, khi nào xuất bản thì có địa chỉ Thầy sẽ gửi về cho. Nghĩa là Thầy, các sư mà quyết tâm tu hành thì Thầy sẽ gửi về cho.
Tu sinh 2: (…)
Trưởng lão: Bây giờ cái quyển IV thì không có, đã hết. Quyển XIII thì cũng hết rồi. Bây giờ cho cái địa chỉ, khi nào cô Út, cô đem photo về đóng thành sách, cô sẽ gửi cho, nếu mà có cái địa chỉ. Ví dụ như tập III, rồi tập IX, tập XX sắp sửa…ở trên vi tính đầy đủ rồi, bây giờ kiểm lại, đọc lại cho kỹ rồi mới in ra. Chứ bây giờ in ra, cái bản thảo in ra thì dễ rồi, nhưng cái người mà kiểm lại thì không dễ đâu.
Ở đây chúng, toàn bộ là người tu nên không có bắt người ta làm cái chuyện đó. Có người đánh vi tính rất giỏi như chú Nhu, chú làm công việc đó thay Thầy rất giỏi rồi. Nhưng chú quyết tu mà bắt chú làm cho Thầy thì Thầy thấy không ổn. Thà là một mình Thầy làm. Cho nên vì vậy một mình Thầy kiểm tới, kiểm lui thì mất thì giờ rất nhiều, nhưng phải làm thôi để cho người khác người ta tu.
Thầy nói, Thầy viết 1000 bộ sách không bằng 1 người tu chứng. Cho nên chú Nhu tu chứng là bộ sách của Thầy có giá trị nhất. Còn chú Nhu mà tu không chứng thì bộ sách của Thầy không có giá trị. Ở đây người nào tu chứng là người đó làm cho bộ sách có giá trị. Họ đã nói lên được kinh nghiệm của Thầy bằng kinh nghiệm của họ, cho nên nó là ánh sáng của Phật pháp.
Còn không thì kinh sách của Thầy không khéo ngày mai nó như kinh sách Đại thừa, nó không có giá trị. Cho nên giúp cho quý thầy, quý sư, cư sĩ hiểu rõ con đường của Phật pháp bằng bộ sách này nhưng người tu chứng vẫn là cái niềm tin lớn nhất của quý vị, cho nên nó kèm theo với sự tu chứng.
(01:14:01) Nó không khó nhưng mà người ta xả cái tâm người ta quá khó, cái tâm danh, tâm lợi, tâm thương ghét… của người ta, xả quá khó. Cái bước đường “ly dục, ly ác pháp”, nó khó vô cùng.
Còn cái nhập Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền cho đến Tam minh nó dễ như trở bàn tay. Cũng như bàn tay chúng ta để như thế này, chúng ta lật, nó dễ lắm, nó không khó đâu. Nó chỉ còn có hướng đi lên, nó không còn có phải ngồi đó mà tẳn mẳn, tê mê gì nữa hết.
Còn cái chỗ mà "ly dục, ly ác pháp- tâm không phóng dật" là cái chỗ rất khó, nó khó cái giai đoạn này. Mà người đã quyết tu rồi, coi như liều chết để xả cái tâm ham muốn của mình rồi, những người đó coi như chết thì mới giải quyết được.
Cho nên Thầy, khi mà có cái địa chỉ (ghi lại địa chỉ cho cô Út), in ra, đem về rồi, đóng thành sách rồi thì Thầy, ngay mấy cái địa chỉ mà cô Út đã để trong cái sổ, Thầy gửi in một lần 1 trăm, 2 trăm tập, theo mấy cái địa chỉ đó Thầy gửi đi sạch bóng hết. Sau này phải làm 5 chục hay 3 chục, người nào đến gặp dịp mà có thì trao cho, còn không thì thôi.
Bởi vì cái số lượng ít nên chỉ làm vậy. Thậm chí như cuốn đưa đi xin phép cũng rất lâu mới được phép chứ không phải mau. Chứ đâu được phép cái đưa cho Phật tử in ra hàng ngàn cuốn thì nó mau. Còn đằng này, trong máy vi tính đưa ra in, in rồi photo, rồi đóng bìa, rồi gửi cho các Phật tử. Thành ra nó không có số lượng thừa, thành ra nó ít.
Chớ mà nó có, in một lần 2 ngàn, 5 ngàn thì nói chung quý sư mà về, Thầy phát cho mỗi người 2, 3 tập chứ đừng nói. Để mà mình coi người nào tâm đầu, ý hợp với mình, quyết tu thì mình cho họ một tập, để mình phổ biến được cái giáo pháp của Phật, chân pháp, cái đường lối thật sự của Phật đã tu hành giải thoát.
Còn bây giờ cái sức của Thầy làm sao có nhiều và cái kinh tế của chùa cũng không có nhiều. Mỗi lần đi photo 1 trăm, 2 trăm cuốn như vậy cũng đâu ít, nó cũng 2, 3 triệu bạc chứ đâu có ít. Năm, mười triệu thì mình thấy, bỏ xuống mà photo được chừng 3,4 trăm cuốn, 5 trăm cuốn thì nó cũng nhiều tiền bạc rồi, chứ đâu có ít đâu.
(01:16:13) Cho nên từng chút, từng chút tiền bạc, gom góp bỏ ra in kinh. Nghĩa là nhiều thì in ra nhiều, gửi cho nhiều, mà ít thì mình in ít, có vậy thôi. Chứ bây giờ không biết làm sao hết. Mà Thầy cấm kêu gọi Phật tử bởi vì Phật tử khổ lắm, lao động cực khổ, không có được kêu gọi in kinh sách. Ai nhà giàu người ta thấy, người ta biết, người ta gửi thì in. Như vừa rồi ông Năm về gửi cúng dường Thầy 10 triệu để in kinh sách, đó là người có tiền thừa.
Còn bây giờ kêu các con, các con đóng góp thật sự nhưng các con phải vắt mồ hôi ra mà… Thầy không nỡ, không kêu ai hết. Còn cô Đồng Tâm, cô ở Biên Hòa, cô có đồ gốm Đồng Tâm đó, cô cúng dường Thầy 2 chục triệu và đồng thời cô xin kinh sách Thầy sau khi xin phép, cô sẽ in 5 ngàn, 10 ngàn, cô bỏ tiền ra cô in. Đó thì nhờ mấy người nhà giàu họ làm thì Thầy nói cũng đỡ mấy con. Thầy thật sự không kêu Phật tử, bởi vì Phật tử nghèo lắm, làm ra tiền bạc rất khó.
Thành ra hễ có tiền nhiều thì cô Út đem photo 1 lần 1, 2, 3, 4 trăm cuốn, 5, 6 trăm cuốn. Còn ít thì 1 trăm, 2 trăm cuốn, rồi về phân phát cho nhau. Hễ có tác phẩm nào mà Thầy soạn thảo xong rồi thì bắt đầu gom tiền bạc lại đem đi photo, có vậy thôi.
Sư Thông Vân: Thưa Thầy cho con hỏi về vấn đề (…)
Trưởng lão: Coi như đang tiến hành, coi như bây giờ Thầy chia làm 2 nhóm cư sĩ, Thầy giao trách nhiệm cho cư sĩ làm chứ Thầy không đứng ra làm. Thầy chỉ gợi rồi tụi nó làm thôi. Nhóm thứ nhất là chú Chơn Tâm, nhóm thứ hai là chú Tâm Đắc. Nhóm chú Tâm Đắc là nhóm kiến trúc sư, còn nhóm Chơn Tâm là nhóm làm kinh tế, nhóm này đương mở nhà máy nước thiên nhiên để lấy nước đó bán, nó làm kinh tế để lo cái trung tâm ngoài đó.
(01:18:10) Còn cái nhóm kiến trúc sư thì mở trường hướng nghiệp. Do đó nó tập trung số người học nghề đẽo đục đá này kia, đưa ra ngoài đó để làm cái hang hốc cho Thầy. Mà nhờ cái sự học này mà các học viên trở thành thợ thì họ làm được những việc lớn. Chứ còn mình mướn thợ vô làm thì tiền bạc mình chịu không nổi.
Sư Thông Vân: Chương trình bao lâu mới hoàn thành?
Trưởng lão: Nghĩa là từ 10 năm đến 20 chục năm mới hoàn thành. Đó là trung tâm an dưỡng của chư tăng ni và cư sĩ. Xin phép nhà nước chứ không xin phép cất chùa được, mà chỉ là cái trung tâm an dưỡng để mà tạo cái trung tâm để mà an dưỡng thôi. Cho nên mình xin vô đó an dưỡng thì tăng cũng đến an dưỡng, ni cũng đến an dưỡng, cư sĩ cũng đến an dưỡng được hết. Do đó vô đó là mình tu…
Sư Thông Vân: Thưa Thầy thời gian nào mới bắt đầu cho mọi người đến an dưỡng?
Trưởng lão: Bây giờ tụi nó đang xúc tiến làm, 8 năm nay, tức là nó chạy, nó xin phép thế này, thế khác đủ loại hết mà chưa được. Bây giờ nó mới xin phép được mở cái nhà máy, rồi bắt đầu nó mới xin phép mở trường hướng nghiệp trong khu đó để cho thợ học, thì ở chỗ học đó nó làm cho mình cái khu vực chuyên tu.
Coi như nó mở cái trường mỹ nghệ, thực hành như trường mỹ nghệ gia đình như vậy đó, rồi nó hướng nghiệp, chuyên môn cho những người đó. Nó đề nghị, nhà nước có chuyên viên mà tay thợ không có thì không làm được. Nghĩa là cứ đào tạo đại học không à, còn thợ để làm thì không có. Cho nên bây giờ nó xin phép mở thì nhà nước sẽ cho mở cái trường, nó lấy số người vô học nghề đó, đưa ra làm cái chuyện này.
Phải khéo léo lắm chứ không phải cứ muốn là được. Thầy nói cái nhóm cư sĩ của Thầy, nó cũng linh động, khéo léo lắm chứ còn lơ mơ thì đâu có được. Thầy tin rằng, mặc dù Thầy có chết đi nữa thì cái cơ sở này tụi nó cũng thực hiện được, để lại cho tăng, ni, cho cư sĩ đời sau này có những cái chỗ thọ Bát Quan Trai, có những chỗ để tăng, ni thực hiện con đường tu hành- Giới, Định, Tuệ hẳn hoi.
(01:20:12) Cái người Thầy đào tạo sau này mà thực hiện như Thầy rồi, họ ra đó họ sẽ điều khiển như Thầy. Thầy dặn hết, coi như Thầy dặn hoàn toàn, người nào quyết tìm tu giải thoát đến đây, nhận họ vô rồi thì nói với họ tất cả mọi cái. Khi bước vào chỉ còn "ba, một bát", không còn gì hết, để thực hiện tâm hoàn toàn "ly dục, ly ác pháp", khi người ta muốn giải thoát, còn không muốn thì thôi. Khi vô đó thì mình trao cho họ cái hang, rồi y bát… cho họ đầy đủ.
Oai nghi tế hạnh, những đức hạnh Thánh đều dạy hết. Cho nên khi tu sinh về đây hỏi Thầy, Thầy chỉ bảo từ cái ăn, cái đi khất thực, tất cả mọi cái để phải thực hiện. Thầy không có dạy cái gì hết, Thầy chỉ dạy những điều đó thôi. Nghĩa là đi thì phòng hộ sáu căn trên bước đường đi khất thực như thế nào? Hỏi tu sinh thì biết.
Mà Thầy biết rằng bên khất sĩ thì quý sư đã thông suốt những điều đó rồi, nhưng mà Thầy lặp lại một lần nữa ở đây. Để làm gương cho những người khác ở đây mà người ta chưa biết. Còn Thầy, nếu vô mà Thầy có cơ sở rồi, vô cái bắt đầu Thầy kiểm tra lại hết. Mà giờ ở đây chưa có nhận lãnh cái hang thì Thầy sẽ dạy từ oai nghi tế hạnh, cách thức ăn uống này kia, Thầy dạy cách thức hết. Đến nhận thực phẩm thì phải ước nguyện như thế nào, nhận thực phẩm rồi thì ước nguyện như thế nào. Rồi bắt đầu ôm bát về, ăn rồi phải ước nguyện như thế nào, làm sao dạy mọi oai nghi tế hành này hết.
Để rồi hoàn toàn khi nhận thất là có những cái hạnh của người tu sĩ thực thụ. Đó là những đức hạnh để ly dục, để phòng hộ sáu căn của mình chứ không phải đức hạnh thường đâu. Đức hạnh đó là đức hạnh "ly dục, ly ác pháp" đó. Phải sống bằng cái hạnh của mình, cái hành động đó nó mới nói lên được cái sự ly. Ly được rồi mình còn ôm pháp để ly nữa, chứ không phải nội cái hạnh không mà ly được đâu. Bởi cái hạnh không chưa hẳn là cái muốn ở trong tâm mình được.
(01:22:02) Mà cái hạnh giúp cho mình rất là thanh tịnh ở bên ngoài rồi thì ở trong tâm mới dứt ra. Thành ra Thầy dạy đâu ra đó, nghĩa là cái người nhanh nhất là 7 ngày họ đã thành tựu Tam minh. Người dở là phải 7 tháng. Còn người tệ nhất là 7 năm thôi. Còn không thì mấy con đi ra chứ không có ở đây, tu cái kiểu 7 năm mà không được thì đi ra chứ tu không có nổi đâu, ở đây mất công.
Nghĩa là phải thực hiện được, đúng là những bậc A la hán, đủ Tam minh hẳn hoi, đàng hoàng, đầu đủ đàng hoàng. Thầy dạy là phải đi tới thôi. Nghĩa là phải nhiệt tâm, tu được là được, còn không thì cứ xin ra liền. Thầy gắt lắm, thà là gắt để đào tạo Phật giáo thực sự, chứ không thì Phật giáo sẽ bị diệt.
Mà không uổng cuộc đời tu của quý vị. Bây giờ quý vị bỏ hết cuộc đời, quý vị vô, quý vị lơ mơ, lơ mơ như thế này, "đời không đời, đạo không đạo". Cũng ăn uống, cũng ngủ nghỉ như thế này thì ra cái gì? Cuối cùng mình có ra gì đâu? Rồi cái tủ nó chồng chất…Nếu mình có khả năng viết lách chút ít, người ta phong mình làm Thượng tọa, Hòa thượng, lãnh làm trụ trì, gánh vác ba cái này. Rồi cứ ngọt ngào với Phật tử để người ta cúng, chứ mà nói nặng họ không thèm cúng thì đói, cả bầy nhăn răng. Bợ Phật tử chứ đừng có nói!
Nghĩa là sau này Phật tử mà nhà có người chết, quý sư tranh nhau đi đám để mà kiếm sống chứ đâu…nếu mà không tranh nhau thì lấy gì sống. Thầy nói thật sự, cái trường hợp này ở ngoại quốc đã có điều đó rồi. Các sư không nghe, chứ sư Giác Nhiên ở bển đã gửi những bức thư về cho nên Thầy biết được. Vậy đó, bên Việt nam mình thì không có đến nỗi đó chứ ở bên Pháp nó vậy. Ở ngoại quốc tranh nhau Phật tử, lôi kéo nó dữ lắm, để nó cúng đồ cho mình. Cái chùa thì sang lắm nhưng mà nợ nần tùm lum, không ai hay biết.
(01:24:08) Cho nên Thầy nói, trời ơi! (…) Thôi vậy thì thôi, hết giải thoát rồi!
Hôm nay Thầy nói như vậy, phải ráng, phải ráng!
Còn cái gì hỏi Thầy nữa không?
Tu sinh 3: Khi mà đức Phật sắp nhập Niết bàn, đức Phật nhập từ Sơ thiền cho đến thiền cao nhất, nhiều lần để làm chi? Cái thứ hai nữa là khi đức Phật nhập Niết bàn, sao không ở Diệt thọ tưởng định mà ở Tứ thiền?
Trưởng lão: Thầy sẽ trả lời, đức Phật nhập 3 lần như vậy có nghĩa là di chúc cho chúng ta, không lời đó. Nói rằng trong cuộc làm chủ sanh tử, chấm dứt sự luân hồi, làm chủ được là chỉ có con đường thiền đó thôi. Cho nên nhắc đi, nhắc lại 3 lần. Đó là di chúc không lời.
Còn câu thứ hai, tại sao đức Phật không nhập Diệt thọ tưởng định mà nhập Niết bàn, mà lại phải nhập trở lại Tứ thiền? Bởi vì chỉ có Tứ thiền mới xả cái hơi thở mà thôi. Còn Diệt thọ tưởng định không có ra được, tức là không có trở về trạng thái Bất động tâm định được. Còn Tứ thiền nó còn làm chủ, điều khiển được trở lại. Phải không?
Nhập vô Diệt thọ tưởng định rồi, mặc dù cái thân bất động cũng như Tứ thiền vậy, nhưng cái từ trường của Diệt thọ tưởng định, nó dữ tợn lắm, nó giữ cái thân như đồng, sắt, cho nên đâu có bỏ nó được. Coi như là chết, cái thân nó bất động đó, nhưng nó như tường sắt. Từ trường của nó bảo vệ, không có mưa, nắng gì mà lọt vào khu vực đó được. Mà cái thân của nó không ai đâm được, bây giờ ở xa chúng ta đâm không được, nó như là sắt rồi.
Cho nên đức Phật coi như là muốn để lại cái nhục thân thì nhập vô đó chứ gì! Còn trái lại đức Phật không muốn, muốn bỏ cái thân của mình. Cho nên Tứ thiền nó hoại diệt cái thân dễ, cho nên hơi thở dừng thì ngay đó bỏ cái thân này, người ta đem thiêu đốt nó được.
Còn cái kia đem thiêu đốt, nó không cháy, nhập vô Diệt thọ tưởng định, đốt không cháy. Thành ra đức Phật không có (…), các con hiểu cái chỗ đó, bởi cái định nó như vậy, sức nó như vậy, nó bảo vệ cái thân nó. (01:26:08)
HẾT BĂNG