Skip directly to content

VẤN ĐẠO 20-THẾ GIỚI QUAN VÀ NHÂN SINH QUAN CỦA ĐẠO PHẬT

VẤN ĐẠO 20-THẾ GIỚI QUAN VÀ NHÂN SINH QUAN CỦA ĐẠO PHẬT

VẤN ĐẠO 20

THẾ GIỚI QUAN VÀ NHÂN SINH QUAN CỦA ĐẠO PHẬT

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Sư Tuệ Tĩnh và sư Phước Nhẫn

Thời gian: 2002

Thời lượng: [44:47]

1- ĐẠO PHẬT RẤT CỤ THỂ KHÔNG MƠ HỒ, TRỪU TƯỢNG

Sư Tuệ Tĩnh: Về phần con đọc sách kinh dạy về Sa Môn Quả đó. Con xin có một hai vài thắc mắc…​

Sau khi mình hành giới mình thấy Thân với Thức đó, cái Thức mình dính vô cái Thân. Con nghĩ ví dụ mai mốt cái thức mình nó diệt, tức là mình có Niết Bàn không? Tức là Thức diệt là Niết Bàn. Con không biết trạng thái đó sao, nhiều người giải nhiều quá! Con thấy chỗ Thức này diệt thì Niết bàn, mà Thức còn là con tái sanh.

(00:41) Trưởng lão: Còn tái sanh, vì cái Thức mà nó có là cái nghiệp. Phải không? Cho nên khi mà mình chết rồi thì cái Thức nó diệt luôn. Còn mình tu thì cái Thức nó diệt, cái Niết Bàn nó có. Thì cái trạng thái Niết Bàn, cái trạng thái nó không đoạn diệt, nó vô lậu đó, cái trạng thái đó nó còn. Cái Thức không còn.

Nhưng mà mình sống đây thì nó có ngũ uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Cho nên cái Thức này đó, nó là ngũ duyên, năm cái duyên này nó hợp lại nó thành con người của mình. Mà khi năm cái duyên này nó rã ra thì nó không còn cái thứ gì. Cái Thức nó cũng mất luôn.

Sư Tuệ Tĩnh: Thức cũng mất luôn, còn người tu mình nó còn.

(01:21) Trưởng lão: Người tu nhờ mình có sức định con, cái sức làm chủ của mình, cái lực làm chủ của mình nó còn. Cho nên cái này nó còn, vì nó là trạng thái, hiện bây giờ mình nhận ra được cái trạng thái đó, là lúc mình chết tất cả này mất cái trạng thái đó còn. Trạng thái khi mình còn cái Thức thì mình thấy nó đó, nhưng mà cái Thức mất thì cái đó nó cũng còn, nhưng mà vì nó không có cái thức để nhận. Cho nên mình vĩnh viễn mình vào Niết Bàn. Cái chỗ này gọi là Diệt đế đó, Diệt đế là Niết Bàn. Diệt cái tâm ham muốn, cái nguyên nhân sinh tử, diệt hết rồi! Thì cái Thức này nó hoại diệt luôn nhưng cái trạng thái của Niết Bàn. Mình tìm về cái trạng thái đó.

Bây giờ nó có cái Thức, là có trạng thái đó cho nên cái Thức mình nó thấy được cái trạng thái đó. Khi mà cái Thức diệt thì cái trạng thái nó sẽ không còn.

Còn mình mà không tu thì mình không nhận ra được cái trạng thái đó. Mà cái Thức mất thì mình cũng mất luôn vì mình không biết.

Cho nên mình tu mà đúng rồi thì mình sống mình biết chỗ mình về. Mình chết đi mình bỏ cái này thì mình về đó. Còn mình không tu thì mình không biết, nó đi đâu không biết, nó chết đâu mất tiêu không biết. Nhưng mà thật sự ra thì cái lòng ham muốn của mình, nguyên nhân mà sinh tử, cái nghiệp lực đó nó tiếp tục tái sanh trong nhân quả.

(02:39) Sư Tuệ Tĩnh: Vậy là mấy thức nó liên quan đến cái Thức đó là nó tiêu hết luôn?

Trưởng lão: Nó tiêu hết luôn! Nói chung là tại vì người ta chẻ ra, người ta chẻ cái tâm ra nó nhiều cái loại Thức, chứ sự thật ra nó có một cái Thức. Cũng như nội trong Thân Ngũ Uẩn của mình thì mình thấy cái sắc thức của mình đầu tiên, thì người ta chẻ cái Sắc thức đó ra nó làm 6 cái: Mắt, tai, mũi miệng, thân, ý, thức, 6 cái thức rồi. Rồi cái Tưởng thức của mình, là mình mộng chiêm bao đó, đó là một cái Thức nó rồi. Còn cái Thức uẩn thì nó nằm im đó nó chưa hoạt động. Nhưng mà sự thực cái Thức uẩn nó đang hoạt động ở Ý thức, đối với thân của mình, Sắc thân và Tưởng thức. Nhưng mà tại vì nó làm việc ở trong cái thân, cho nên nó hoạt động ở cái văn phòng đó, nó là như vậy. Khi mà mình ngủ thì nó hoạt động ở trong cái văn phòng của cái Tưởng, mình thấy là Tưởng thức, chứ sự thật nó có một.

Các nhà tâm lý họ chia chẻ cái Thức này ra nó quá nhiều! tâm Vương, tâm Sở đủ thứ. Thành ra nó thuộc về Duy Thức, về tâm lý học. Nó là cái làm cho mình rối ren sau này, chứ sự thật chỉ có mình nó hà. Chia ra cái này, cái kia để làm rối mình thêm. Coi như mình làm hay, nhưng sự thật cái hay nó lại nguy hiểm!

(03:53) Sư Tuệ Tĩnh: Ba cái phần Dục Giới, Sắc Giới, và Vô Sắc Giới có phải nó tương ưng với cái thân, tâm, ý với tưởng không?

Trưởng lão: Đúng đó!

Sư Tuệ Tĩnh: Hồi đó con không biết, con nói phải chi…​ mình nhớ nó là cái đó đó.

Trưởng lão: Nó đó! Chứ không ai vô đây.

Dục Giới, Sắc Giới, Vô Sắc Giới nó đó, chứ không phải là có cái cõi. Thành ra hiểu được đức Phật nói rất cụ thể và xác thực. Khi nói một cái điều gì không có trừu tượng, tại vì mình không nhận ra, nghĩ tưởng quá xa, thành ra nó mới có cõi.

Sư Tuệ Tĩnh: Mấy cái thế giới siêu hình đó lúc trước con cũng thắc mắc hoài, giờ con mới đọc cái này con mới hỏi Thầy coi có cõi hay là không có cõi siêu hình?

Trưởng lão: Bởi vì nói về Phật thì cái gì nó rất cụ thể, rất khoa học! Cho nên ông Phật ổng đâu có khoa học, nhưng ổng nói rất cụ thể, không nói cái trừu tượng. Còn mình, tại vì mình tưởng, mình trừu tượng ra nhiều cái cõi như vậy. Đức Phật nói Dục Giới, nó ở đâu? Mình đây chứ gì, nếu mà không có dục làm sao? Sắc Giới không phải là mình sao? Vô Sắc Giới không phải mình sao? Ngồi đó mà tưởng không phải là Vô Sắc?

Bởi vậy, thiệt! Đọc mà không hiểu thì nó tưởng ra cái nó thành lệch cái đường của đạo Phật.

Sư Phước Nhẫn: Từ đó tới giờ, mấy ngàn năm rồi, người ta nói vậy thì bà con mình cứ nghe theo.

Trưởng lão: Cứ nghe theo. Bởi vậy, cái người tu mà không có chứng đạo thì không thấy được. Mà bốn thiền đó như vậy mà không thực hiện được, không thấy được, cho nên tưởng ra.

2- THIÊN NHĨ THANH TỊNH

(05:24) Sư Tuệ Tĩnh: Về cái cách hành văn ở trong cuốn kinh, nó dễ làm cho mình lầm lắm! Như cái khúc này hay đọc, con cũng không biết suy nghĩ làm sao: "Vị Tỳ kheo với thiên nhĩ thanh tịnh, có thể nghe được hai loại tiếng: Là tiếng của chư Thiên và loại tiếng của người”. Sao kỳ vậy? Nếu chư Thiên với người bằng với nhau, sao lại nghe được hai thứ tiếng?

Trưởng lão: Hai thứ tiếng, là vì một người thiện, một người ác. Bởi vì chư Thiên lấy thiện mà làm chuẩn. Ví dụ như một người thiện người ta lại nói chuyện mình biết người đó là người thiện, cụ thể lắm! Người ác họ nói mình chứ trong khi lời nói gian dối, họ nói hay ho chứ thật ra nó gian dối, mình biết.

Sư Tuệ Tĩnh: Như vậy thì người thường họ cũng biết chứ cần phải Thiên nhĩ mới biết Thầy?

Trưởng lão: Không! Bởi vì nói Thiên nhĩ. Thiên ở đây, không có nghĩa là nghe xa ngàn dặm. Chữ Thiên ở đây có nghĩa là trời, nghe được cái thiện của lòng. Mình tu Thập thiện là mình sanh lên cõi trời rồi. Ý như vậy nghĩa là mình phân biệt được cái người lành và cái người ác. Nó, đó là cái chỗ ý chỗ này, nó thực tế, cụ thể!

Mà mình nghĩ xa nữa đó, mình nghe chư Thiên ở đâu, vô hình đâu nói mà mình nghe, thì cái đó là cái sai, mình hiểu lầm. Bởi vì cũng con người của mình ở trong thế gian này nhưng mà người đó là chư Thiên, người đó người ta thực hiện cái lành của người ta, người ta không có phạm vào cái ác, người ta sống trong Thập Thiện rồi. Thì đó là chư Thiên rồi.

(06:53) Sư Tuệ Tĩnh: Dạ, nếu vậy thì cái Thiên Nhĩ thì cái người bình thường cũng có chứ Thầy?

Trưởng lão: Có chứ! Bởi vì người nào cũng có hết, chứ đừng nói. Tại vì mình không hiểu cho nên mình tưởng Thiên Nhĩ là phải thực hiện cái gì siêu…​

Sư Tuệ Tĩnh: Bởi vậy ở đây nói tu đến cái mức đó thì có Thiên Nhĩ, nó mới dễ lầm đó.

Trưởng lão: Bởi vì, tu là phải sửa lại những lỗi lầm của mình, những cái sai quấy, cái thiện ác. Thì đó mình nghe, trời ơi! Đúng là mình đã thấy được, nghe được cái thiện. Còn bây giờ mình nghe chưa được cái thiện đâu, phải không? Nhiều khi cái ác mình nghe cũng chưa được nữa, vì mình chưa biết.

Cho nên phải tu, tu rồi mới thấy được cái thiện, cái ác. Cũng như bây giờ nói nhân quả thiện ác, nhưng mà sự thật ai biết được cái hành động, mình thấy là Thập Thiện mà, nhưng mà làm sao mình biết cái đó là thiện? Mình thấy thiện, nhưng mà đó là ác mình đâu có biết được.

Cho nên mình chưa có Thiên Nhĩ, nghe chưa có biết. Cái lời người ta nói nghe nó thiện đó, ở trong đó có ác mình đâu có biết. Phải có người có Thiên Nhĩ, tức là phải thâm sâu ở trong cái định tĩnh của mình. Mình phải thâm sâu vào nhân quả, mình nghe người đó nói mình biết, lời nói đó thiện chứ không thiện đâu. Khó lắm chứ không phải dễ! Phật muốn nói cái chỗ đó là mình phải tu hết sức nó mới được.

(08:05) Sư Phước Nhẫn: Khéo léo lắm!

Trưởng lão: Khéo lắm! Họ nói nghe thiện chứ mà trong đó có ác. Còn người nói dữ tợn, nghe ác vậy chứ mà thiện. Mình không đủ Thiên Nhãn, Thiên Nhĩ mình không biết.

Cho nên nó thực tế, nó cụ thể chứ không phải có thế giới siêu hình, chư Thiên nói, mình ngồi đây mình nghe chư Thiên nói chuyện. Người ta tưởng cái đó quá rồi, thành ra xa vời cái pháp tu của Phật.

3- THẾ GIỚI QUAN - NHÂN SINH QUAN CỦA ĐẠO PHẬT

(08:31) Bời vì Thập Nhị Nhân Duyên, đức Phật nói mười hai nhân duyên nó hợp lại thành thế giới đau khổ, mười hai duyên rã ra thì thế giới đau khổ mất. Thì rõ ràng là trong Thập Nhị Nhân Duyên thì nó có nhân sinh quan của mình, tức là thân Ngũ Uẩn có năm duyên của Uẩn. Và bảy duyên kia thuộc thế giới quan ở ngoài. Thì nó có lục nhập: Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp đó là cái thế giới ở ngoài. Rồi nó mới sinh ra Ái, Thủ, Hữu này kia…​ do mình tạo cái thế giới khổ. Theo mấy cái duyên đó nó tạo.

Sáu cái duyên Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp tức là lục nhập đó, sáu cái đó là sáu cái thế giới quan ở bên ngoài. Nó thấy, nghe này kia đồ…​ nó tác động cho cái thân của mình nó gây ra xúc, thọ, rồi ái, rồi hữu, thủ đó nó mới có sự đau khổ của nó. Còn nếu mà không có nó thì coi như nó không gây những cái này.

Vì vậy mà khi cái này hoại thì nó hoàn toàn nó tiêu mất không còn một cái gì. Mà khi nó hợp lại là cái thế giới khổ đau! Đây là nói về Thế giới quan.

Cho nên bài kinh Thập Nhị Nhân Duyên tức là đức Phật muốn nói Thế Giới Quan của đức Phật. Mà cái bài Ngũ Uẩn tức là đức Phật muốn nói Nhân Sinh Quan của con người. Cho nên Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức có đủ. Một con người nó phải gồm đủ những cái duyên này, không thể thiếu một duyên nào được. Mà chết rồi thì nó rã.

Cho nên vì vậy đó mà từ cái cõi Thiện là cõi Thiên, từ cái cõi Ác là Ác Quỷ, từ cái cõi có Dục là con Người. Cho nên cái cõi Dục nè, cõi Sắc, cõi Vô Sắc đó là cái chỗ mà đức Phật xác định trong kinh, nhưng mà tại vì mình sống tưởng quá, mà nó thành ra nó quá cao siêu!

4- THA TÂM THÔNG

(10:25) Sư Tuệ Tĩnh: Còn cái quả Tha Tâm Thông đó Thầy. Ở đây nói, người có Tha Tâm Thông là biết tham, sân, si của đối tượng, với Chuyên chú, Tán loạn, Đại Hành tâm, Vô Thượng Tâm, Tâm thiền định, Tâm không thiền định,.v.v. Tâm giải thoát, Tâm không giải thoát. Hồi đó thì con hiểu Tha Tâm Thông là cũng như mình biết cái đối tượng đó muốn gì, nghĩ gì, nghĩa là trong lòng người ta nghĩ gì mình biết hết. Trong này thì không nói cái đó, nhưng có bài kinh của đức Phật biết cái tâm của Sona-NanDa đó, NanDa muốn Phật hỏi câu nào dễ dễ, Phật biết. Đó là cái ý nghĩa như vậy, mà khúc trước cái quả thì không có nói tới cái đó. Thầy dạy hết về vấn đề Tha Tâm Thông đi Thầy.

(11:06) Trưởng lão: À, Tha Tâm Thông, cái tâm mình nó thanh tịnh rồi thì theo dùng cái danh từ gọi là giao cảm với tâm của mọi người. Tâm người ta chính là tâm của mình. Ví dụ như mình giao cảm, tâm người ta ở trong tâm trạng buồn, vui biết cai gì mình biết hết. Gọi là Tha Tâm Thông, còn danh từ nữa gọi là Tha Tâm Trí, cái trí của họ nghĩ ngợi cái gì mình biết hết.

Sư Phước Nhẫn: Cùng một thứ hả Thầy?

Trưởng lão: Cùng một thứ! Tha tâm thông cũng như Tha tâm trí, nghĩa là cái tâm người ta sao mình thông hết. Còn cái trí của người ta như thế nào, người ta nghĩ ngợi thế nào mình biết hết. Người ta nghĩ trong đầu người ta, người ta không có nói ra, nhưng mình biết được cái ý của họ, họ nói cái gì biết.

Cái đó là khi mà chúng ta tu những cái tưởng, những cái Định tưởng thì nó có sáu cái thông tưởng, Tha tâm tưởng nó cũng biết chứ không phải không biết. Còn chúng ta tu Tam Minh thì chúng ta cũng có Tha Tâm Thông của nó, nó nằm trong Lục thông mà thuộc về Tam Minh nó khác. Mà Lục thông nó về Tưởng Thông nó khác.

Cho nên sáu cái thông này thì nó cũng là cái loại ma chướng cho chúng ta. Người tu đến đây thì họ bị chấp cái này, họ dính cái này. Cho nên, nó có Ngũ thông, nó không có Lậu Tận Thông đó, nghĩa là ngoại đạo tu nó có Ngũ thông chứ nó không có Lục thông. Còn cái Lậu Tận Thông tức là Tam Minh nó mới có Lậu Tận Minh đó, tức là mới có Lậu Tận Thông. Đó, thì cái chỗ đó là cái chỗ mà cuối cùng chấm dứt tái sinh luân hồi. Còn ngoại đạo thì nó không có Lậu Tận Thông, cho nên vì vậy nó không có chấm dứt tái sinh luân hồi. Có những Thần thông, có những Thiền định nhưng mà thuộc về cái hệ Tưởng, thực hiện cái Ngũ Thông Tưởng của nó. Nó cũng thực hiện dữ tợn lắm, nhưng mà không bằng cái Tam Minh của Phật.

(13:06) Sư Phước Nhẫn: Gần giống nhau hả Thầy?

Trưởng lão: Gần giống nhau! Nghĩa là gần giống nhau nhưng mà cái tâm nó do không có ly dục, ly ác pháp cho nên nó còn tích lũy cái tham, sân, si nó dữ tợn lắm! Nó còn danh, còn lợi trong đó.

Sư Phước Nhẫn: Là nó không thoát ra được?

Trưởng lão: Nó không thoát ra!

Do nó luyện tập, nó cũng dùng cái pháp hướng Như Lý Tác Ý vậy nó luyện, mà nó không tác ý ly dục, ly ác Pháp. Nó lại tác ý cái điều kiện nó muốn bay, hoặc muốn thế này, thế kia nó tác ý riếc cũng được.

Ví dụ như bây giờ nó muốn nghe, nó tác ý ra để cho nó tưởng ra nó nghe được tiếng chim kêu, nói chuyện với nhau nó nghe, thì nó cũng thực hiện được. Nhưng mà nó phải nhập tới cái trạng thái nào để rồi nó thực hiện cái pháp hướng, để mà thực hiện những cái đó.

Cũng như bây giờ mình là người Việt Nam đến người Mỹ họ nói tiếng Mỹ mình đâu có biết, nhưng mà khi mình dùng cái Nhĩ Thông đó, thì nó nói gì mình hiểu hết. Mình không học, mà nó nói sao mình hiểu hết, tức là Nhĩ Thông, thông được cái âm thanh, cái ý của nó muốn nói. Bị vì thường thường nói ra, mình phát ngôn ra đó, thì tất cả những cái đó đều nằm trong cái ý của mình, mình muốn nói cái đó, cái câu nói nó phải có cái ý. Cho nên, Tha Tâm Thông hay hoặc là Tha Tâm Trí đó, thì người ta hiểu ngay được cái ý đó, thành ra nó nói người ta hiểu. Còn mình không học thì nghe nói mình không hiểu.

Con chim cũng vậy, nó ca, nó hát, hay hoặc nó hót mình nghe tiếng mình không biết. Nhưng mà người ta lại dùng được cái Tha Tâm Trí thì người ta hiểu được ý của nó, nó hót cái đó buồn hay vui người ta biết liền, nó nói gì người ta biết liền. Bởi vì trong ý đó, nó gọi là Tha Tâm Thông hay Tha Tâm Trí.

5- TRẠNG THÁI TỨ THIỀN CỦA ĐẠO PHẬT

(14:56) Sư Tuệ Tĩnh: Còn cái phần Thiền Thứ Tư đó Thầy, con thấy cái này nó cũng giống với bên Đại Thừa chỗ cái khoảng này, không biết phải không. “Thiền thứ Tư thì nó xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu”, hoặc là “Không lạc, không khổ, xả niệm thanh tịnh". Thì bên Đại Thừa có "Không niệm thiện, không niệm ác" thì giống với “xả lạc, xả khổ” mình rồi. Còn cái “Xả niệm thanh tịnh” nó có phải là giống “Thõng tay vào chợ” không?

Trưởng lão: Không phải con!

Sư Tuệ Tĩnh: Hay là họ lấy cái đó, họ biến chế ra.

Trưởng lão: Họ biến chế ra. Chớ không phải đâu!

Sư Tuệ Tĩnh: Chắc cái chỗ đó họ biến chế ra.

Trưởng lão: Cái chỗ mà “Xả lạc, xả khổ, rồi xả niệm thanh tịnh”. Xả lạc, cái gì lạc? Thọ! Cái cảm thọ của mình. Cái gì khổ? Cái cảm thọ khổ. Cái đối tượng nào để mà chúng ta thấy được trạng thái thanh tịnh? Cho nên “Xả Niệm Thanh Tịnh”, xả cái đối tượng đó.

Cái trạng thái mà thanh tịnh của Tứ Thiền, gọi là Tứ Thiền Thiên, cái cảnh giới Tứ Thiền Thiên, cái trạng thái của Tứ Thiền đó. Thì cái trạng thái đó trạng thái thanh tịnh. Vậy thì mình xả cái này là xả cái gì? Xả Thọ! Xả Thọ thì các Hành phải ngưng Thọ nó mới hết. Phải không? Các Hành trong Thân ngưng, tức là hơi thở phải ngưng. Chứ đâu phải mà nó không ngưng thì cái Thọ làm sao mà mất được!? Chứ đâu phải "Thõng tay vào chợ”!

(16:09) Bởi vậy các nhà Đại Thừa lập luận y như kinh sách của Phật, nhưng mà cái nghĩa của nó đi qua cái hướng của Bà La Môn. Cho nên người ta đâu có biết, người ta thấy: Ờ, kinh Nguyên Thủy cũng vậy, mà kinh Đại Thừa cũng có những Tứ Thiền đồ này kia, cũng nói xả, ngon dữ vậy! Nhưng mà cuối cùng là, nó dùng cái danh từ đó để nó lệch cái nghĩa đi qua cái hướng của Bà La Môn. Nó hướng, hướng của nó sai, nó làm lệch cái ý nghĩa.

Bởi vậy, thấy như vậy mình mới thấy đạo Phật bị mất là do cái chỗ người ta tưởng ra…​ Người ta ở trong cái pháp của Bà La Môn, của ngoại đạo nào đó, người ta đọc cái kinh của Phật, người ta giải thích theo cái hiểu của cái nghĩa của Bà La Môn, của ngoại đạo. Nó làm cái nghĩa của kinh Phật nó mất. Đó là cái chỗ của các Tổ của mình ngày xưa đã làm.

Nói các Tổ ngày xưa chứ ai vô đây, không ai vô đây. Bởi vậy nó mới đẻ ra kinh Phát Triển, Đại Thừa. Nó lấy cái này mà để nó lái làm cái nghĩa cho nó đi qua cái pháp khác. Cho nên mình lầm lạc, mình cứ nghĩ là lời của Phật dạy. Cái nghĩa này mình đâu có hiểu được, mình đâu có tu chứng được mình hiểu. Cho nên vì vậy, thấy mấy ông này nói cái nghĩa này là cứ chấp nhận. Cho nên cuối cùng ông nào tu tới đó cũng không chủ được. Mà từ xưa đến giờ ông nào cũng nói hết.

(17:34) Sư Tuệ Tĩnh: Cái trạng thái Tứ Thiền nó có phải là cái trạng thái không còn Ngã, cho nên nó không còn thọ, mình mới xả lạc không Thầy?

Trưởng lão: Nói chung là chỗ này làm sao mà còn, bởi vì cái chỗ, cái thân của mình nó mất tiêu hết rồi còn gì nữa, thậm chí như cái Thức nó cũng không còn nữa, khi mình nhập vô rồi. Bởi vì “xả niệm thanh tịnh” tức là cái đối tượng để biết cái trạng thái thanh tịnh đó cũng không còn, tức là cái Thức không còn, coi như cái ngũ uẩn của mình hoàn toàn là mất. Nhưng mà mình còn được cái lực của pháp hướng Như Lý Tác Ý đó, cho nên mình hướng ra. Thí dụ như, mặc dù vô đó cái mất tiêu hết, mình cũng chẳng có biết gì hết, hoàn toàn không ngơ mà. Nghĩa là hoàn toàn không có cái gì hết, hoàn toàn! Vô đó rồi không có gì hết, bởi vì hơi thở ngưng coi như mình mất hết, coi như chết đó. Nhưng mà mình nhờ có cái pháp hướng mình nhắc, mình nhắc lại, mình hướng ra.

(18:21) Sư Phước Nhẫn: Nhắc hồi lúc mà mình mới vô hả Thầy?

Trưởng lão: Không, không! Mình vô há, mình vô, nếu như mình không nhắc thì kể như mình mất hết, mình không còn nữa. Vì vậy, khi mình nhập Tứ Thiền rồi, tức là hơi thở tịnh chỉ rồi thì mất tiêu hết rồi, nghĩa là Thọ cũng không còn; thọ lạc, thọ khổ, tức là xả lạc, xả khổ đó. Rồi cái niệm Thanh Tịnh cũng mất luôn nữa. Cái đối tượng, tức là cái Thức của mình mất, cho nên vì vậy mà cái trạng thái thanh tịnh nó cũng mất nữa, nó không còn gì hết hà.

Nhưng mà mình hướng ra, mình hướng ra, trong đó mình thấy mình còn làm chủ được cái chỗ mà nhờ mình tu cái pháp Như Lý Tác Ý đó, mình có làm chủ mình hướng ra, mình nhắc, mình tác ý ra liền: “Hơi thở, phải thở!”. Cái mình thấy nó. Cái mình hướng vô bảo: “Tịnh chỉ, ngưng!” vô, cái mình thấy vô rồi, mất tiêu luôn. Cái mình ra, mình nói: “Đối tượng thanh tịnh phải có!”. Cái ngay đó mình hướng đó thấy nó có thanh tịnh, thấy nó có thanh tịnh tức là có Thức biết rồi. Thành ra mình làm chủ được cái Thức của mình đưa ra, đưa vô. Mình làm chủ được cái thân, hơi thở ra vô mình thở được. Mình biết là chết mình không chết. Chứ còn nếu cỡ mà không có pháp hướng, mình vô đó rồi kể như mình chết luôn. Bởi vì mất tiêu hết rồi, nó không phải còn thấy ánh sáng, thấy gì hết. Coi như là hoàn toàn không, nó không sáng, không đen, không tối không gì hết hoàn toàn mình nhập vô đó rồi nó không ngơ hà, không có cái gì hết! Chứ không phải là mình còn biết cái này kia, không có đâu! Nó hoàn toàn không có, chỉ có tác ý ra cái nó hết. Mà không tác ý ra cái là mất tiêu.

(19:49) Sư Phước Nhẫn: Cũng như mình bệnh, mà mình đi bệnh viện người ta mổ cho mình, giống vậy không Thầy?

Trưởng lão: Giống vậy, mất tiêu luôn hết hà! Họ chụp thuốc mê đồ gì, mình mê cái mất hết. Họ gây mê mình đó, hễ mình mê rồi mình không biết, họ mổ xẻ làm gì mình không biết gì hết. Thân mình bây giờ họ khiêng đi đâu mình cũng không biết nữa, hoàn toàn không biết, mà không thấy cái gì hết, hoàn toàn hết. Nhưng mà nó có cái trạng thái thanh tịnh đó.

Cho nên, nếu mà ví dụ mình bỏ thân mình, mình ở trong trạng thái Tứ Thiền Thiên liền, vĩnh viễn chứ không phải không đâu. Tới chừng mà nó hết phước rồi nó mới đi tái sanh. Vì cái nguyên nhân tái sanh nó còn, nhưng vì ở trong trạng thái đó, nó không có đi tái sinh được.

(20:26) Sư Tuệ Tĩnh: Hết phước là bao lâu Thầy?

Trưởng lão: Hết phước cũng cả ngàn năm, cả triệu kiếp chứ bộ. Tứ Thiền Thiên mà, cõi Trời cao lắm chứ phải! Cái trạng thái đó là trạng thái của cái người mà người ta tu đến cái thiện của người ta đến độ cái trạng thái đó. Cho nên nó cả ngàn năm, cả triệu năm chứ, cái thời gian dài lắm!

Sư Tuệ Tĩnh: Cái đó hồi đó nó có cái bản phân là thiền thứ nhất bao nhiêu lâu, thiền thứ nhì bao nhiêu lâu, thiền thứ tư bao nhiêu lâu…​

Trưởng lão: Cái đó, thật sự ra mình cũng tưởng, nhưng mà cái trạng thái đó là cái phước báu của người ta để người ta thọ hưởng cái thời gian này.

(20:56) Sư Phước Nhẫn: Tu tới đó là phước báu nhiều lắm!

Trưởng lão: Dữ lắm! Cõi giới Thiên mà, cái trạng thái…​ Cũng như bây giờ mình hành Thập Thiện, mình không làm ác, mình được trạng thái của không làm ác đó chứ. Cho nên nó là cái cõi Thập Thiện Thiên người ta mà, chứ đâu phải thường!

Thầy không tham, sân, si cái trạng thái của Thầy nó khác chứ. Bây giờ Thầy còn tham, sân, si, tức là Thầy không nhận ra được nó đâu. Chừng mà Thầy hết tham, sân, si rồi Thầy thấy…​ Cũng như ví dụ, bây giờ Thầy không sát sinh nè, không uống rượu nè, không tà dâm nè, trong ý của mình cũng không có nè, nó có cái khác, nó không có giống như cái người bình thường đâu. Nó phải có cái trạng thái khác, cái cách sống của nó, cái tinh thần, cái tư tưởng của nó, nó có cái trạng thái an ổn nó khác. Cho nên nó là cảnh giới Thiên mà!

(21:37) Sư Tuệ Tĩnh: Cái thời gian mình hưởng nó mấy ngàn năm hay mấy ngàn kiếp, thì cái đó nó có thật hả Thầy hay là nó tưởng?

Trưởng lão: Bây giờ, nói chung là người ta tưởng ra thôi. Chứ còn cái thời gian mình không xác định được đâu.

Sư Tuệ Tĩnh: Như hồi nãy Thầy là nói đạt tới Tứ Thiền, khi mà mình chết rồi là mình hưởng…​

Trưởng lão: Cái trạng thái đó. Cái trạng thái phước báu.

Sư Tuệ Tĩnh: Bao nhiêu lâu đó, thì nó có cái thời gian…​

Trưởng lão: Nó có thời gian chứ con, nhưng mà mình không có xác định. Bởi vì, bây giờ mình xác định thì bắt đầu mình nói tưởng rồi. Không được!

Bây giờ nói như thế này nè, bây giờ ba huynh đệ của mình, phải không? Mà tu đó, bây giờ mình nhập vào trong đó, rồi mình mới hướng tâm về cái Túc Mạng Minh, tức là cái thời gian đó. Xem coi cái trạng thái Tứ Thiền Thiên này nó cái thời gian nó bao lâu? Bởi vì, chừng đó mình mới xác định được, còn một mình mình nói ra như mình tưởng nó mất rồi!

Ba người, người ta xác định, bây giờ người ta mới dám viết kinh sách điều này, chứ không khéo mình tưởng mất. Mình muốn tưởng, mình đặt nó là bao nhiêu năm mình nói ra chứ sự thật có làm được không? Trong kinh điển Phật, Phật cũng không nói cái điều này. Ông Phật cũng đâu có xác định cái điều này, nhưng mà sau này người ta đặt ra, nhất là kinh điển Đại thừa nó đặt ra, nào là bao nhiêu cái cõi Thiên đó là bao nhiêu này kia, nó đặt ra. Nó tưởng ra, nó đặt ra thì Thầy nói bây giờ Thầy ngồi Thầy đặt cũng được vậy, nhưng mà ai chứng minh cái điều của mình nói cho đúng đây?

(22:59) Sư Tuệ Tĩnh: Nó có bảng nó để bao nhiêu năm, bao nhiêu năm…​

Trưởng lão: Bao nhiêu năm đó, Thầy có biết rồi, bao nhiêu A-tăng-kỳ nữa chứ. Ví dụ như Quan Âm Thiên là bao nhiêu, một người sinh về làm cõi Trời ở đó bao nhiêu, hay hoặc Đế Thích Thiên là bao nhiêu? Bao nhiêu năm đó, hết phước rồi mình trở lại tái sinh. Bởi vì, ở trong cõi Thiên đó thì nó còn tái sinh là còn cái nguyên nhân thiện của nó, nó đi tiếp tục nó tái sanh nữa. Nhưng mà nó phải hiểu được cái cảnh giới, khi nó tu nó phải hiểu được, cái an lạc của nó, cái thời gian nào.

Sư Tuệ Tĩnh: Nếu vậy thì ba người mới xác định được cái đó còn một người nó thành ra tưởng?

Trưởng lão: Hai người là xác định được rồi. Còn một người thì mình nói ra thì người khác người ta nói mình tưởng, nó không có chứng minh cụ thể. Cho nên thậm chí như đức Phật hồi đó có một số đệ tử, đức Phật cũng không có nói cái chuyện này. Chỉ có ba ông Đại Thừa sống tưởng, nói nhiều quá! Ông Phật ổng còn không xác định, ổng chỉ nói: Ờ, cái trạng thái Tứ Thiền Thiên, hay là Sơ Thiền Thiên, hay Nhị Thiền Thiên, Tam Thiền Thiên, hay hoặc trạng thái Không Vô Biên Xứ, hay Thức Vô Biên Xứ…​ nói cái trạng thái đó.

6- TRẠO CỬ HỐI QUÁ

(24:01) Sư Tuệ Tĩnh: Còn phần Ngũ triền cái đó Thầy. Xin Thầy giải thích cho thế nào là sống không trạo cử, hối tiếc. Gột rửa hết tâm hết trạo cử, hối tiếc?

Trưởng lão: Cái Ngũ Triền cái Thầy có ghi cái Ngũ Triền Cái. Ở đây nó có Thất kiết sử, có Năm Hạ Phần Kiết Sử, có Năm Thượng Phần Kiết Sử, có Năm Triền Cái.

Mà Trạo Cử có nghĩa là như thế này. Trạo cử của Ngũ Triền Cái, Trạo cử Hối quá.

Sư Phước Nhẫn: Hai ba thứ Trạo cử Thầy?

Trưởng lão: Có hai ba thứ chứ đâu phải một thứ. Trạo cử hối quá, mình làm cái lỗi gì, mình mới ray rứt mình gọi là Trạo cử, biết cái chỗ đó không? Nó đó là cái Trạo cử.

Ví dụ như: Mình phạm giới gì đi, cũng như bây giờ mình ăn ngày một bữa, bữa nay lỡ mình thấy có cục kẹo gì hay ly sữa mình uống, cái bắt đầu mình thấy mình hối hận, mình trạo cử. Mình xấu hổ lắm, nó nhắc đi, nhắc lại trong đầu mình nghe nó khổ sở lắm! Đó gọi là trạo cử. Cái mà nó cứ nhạo đi nhạo lại, mà nó giày vò cái lương tâm của mình, cái đó là Trạo cử.

Cũng như thuở giờ mình không có giết con vật, mà bữa nay lỡ mình làm chết con vật, thấy con vật nó giãy giụa, nó đau đớn. Cái hình ảnh đó làm cho nó trạo cử trong lòng của mình, nó hối hận quá. Sao mình vô tình quá? Nó làm cho mình ray rứt, khó chịu. Đó gọi là Trạo cử. Nó thì, đó là Trạo cử của Ngũ Triền Cái.

Cho nên ở đây nói, cái danh từ chỗ mà Trạo cử đó, ở đây nó có nhiều cái Trạo cử, mà Ngũ Triền Cái là Trạo cử Hối quá chứ không phải là Trạo cử thường, Trạo cử suông. Nó có cái Hối quá, Hối quá là hối hận. Mình làm cái gì lỗi đó. Ờ bây giờ, nó cứ Trạo cử cái đó hoài, nó không có chịu bỏ, nó làm cho mình khó chịu. Nó, đó là cái Trạo cử.

Chắc mấy cái kia thì hiểu hết rồi, chỉ có cái Trạo cử này thôi, Trạo cử Hối quá. Còn cái trạo cử khác, mình ngồi mà thân nó bức rức, khó chịu nó thuộc Trạo cử khác. Nó không phải Hối quá, nay sao mình ngồi nó bức rức, nó không muốn ngồi.

(26:11) Sư Phước Nhẫn: Mình buồn ngủ cũng trạo cử hả Thầy?

Trưởng lão: Cái đó Trạo cử Thùy miên. Tui Trạo cử, nó cứ nó tiếp tục nó gục tới, gục lui hoài. Nó bị Thùy miên.

Sư Tuệ Tĩnh: Gột rửa tâm hết Trạo cử Hối quá là sao Thầy?

Trưởng lão: Mình gột rửa tâm Trạo cử Hối quá, mình quán xét. Quyết định, mình có cái sự quyết định từ đây về sau, bây giờ những chuyện cái này là những cái chuyện đã qua, nhất định là mình sẽ không làm tái phạm cái lỗi này nữa. Cũng như lỡ mình ăn 1 viên kẹo phi thời, thì mình bị Trạo cử, mình nhớ cái lỗi đó. Nhất định từ đây về sau không phạm lỗi này nữa, nhất định là chết chứ không phạm lỗi này nữa. Mình quyết định, và thỉnh thoảng mình tác ý ra để nhắc mình, từ đó cái lỗi mình không còn phạm nữa, thì nó hết hà.

À! Mình có sự quyết tâm là nó hết, quyết tâm chừa. Mình biết rằng, bây giờ có nhắc lỗi này thì nó cũng không hết tội mình đâu, nhưng mà mình chỉ quyết tâm không tái phạm nữa, thì nó sẽ hết. Có sự quyết tâm, thì nó sẽ hết Trạo cử, cái Trạo cử của Hối quá này.

Hoặc là mình đến, mình trình cho một bậc Trưởng lão, một người tu chứng: "Con ngày đó, con có phạm lỗi đó, xin vị Trưởng lão; hay vị Thầy; vị Thượng Tọa; hoặc là vị Tỳ Kheo chứng minh cho con, từ nay về sau con sám hối, con không tái phạm nữa, chứng minh cho con!". Mình phát lồ ra rồi cái thì tâm nhẹ nhõm, không Trạo cử nữa. Chứ mình ôm ấp trong bụng mình, mình không nói cho ai biết thì nó Trạo cử dữ lắm! Đó là cách thức phá Trạo cử.

Thứ nhất là mình quyết định, mình xác định với tâm của mình, mạnh dạn quyết định là không phạm nữa.

Thứ hai là mình đến với một bậc Trưởng lão, xin sám hối với vị Trưởng lão, mình phát lồ ra thì mình sẽ hết Trạo cử. Con cứ làm rồi Thầy nói sẽ hết liền hà. Cái đó là cái đặc biệt của đạo Phật.

(28:00) Sư Tuệ Tĩnh: Trước đây có một ông sư ổng giảng: “Không có nên mà hối hận, bị vì việc mình làm rồi hối hận nó cũng đã rồi rồi. Cho nên mình bỏ nó đi, mình từ đây sấp lên mình không có làm nữa thì thôi, chứ đừng nên hối hận.

Trưởng lão: Thì cái đó là cũng đúng đó, nhưng mà có điều kiện là mình phải…​ coi vậy chứ nó nguy hiểm lắm đó! Coi chừng mình bỏ qua, tức là mình sẽ không có tàm quý nữa, mình hết xấu hổ với cái lỗi. Coi chừng mình bỏ qua rồi tới chừng đó nó phạm nữa à. Cho nên hằng ngày phải Như Lý Tác Ý mình sợ lắm! Bởi vậy, đức Phật nói: “Sợ các lỗi nhỏ nhặt”, mà mình sợ suông thì không được đâu, mà hằng ngày phải nhắc nó, cái lỗi này nhắc nó. Chứ không phải để cho nó trạo cử, nó làm cho mình khó chịu. Nhắc: “Quyết định là không tái phạm nữa!”. Nhắc thường xuyên, chứ lơ mơ là nó phạm nữa à. Nó quen một lần nó sẽ phạm nữa, chứ không phải dễ đâu! Thầy nói không đơn giản đâu, coi vậy.

Sư Phước Nhẫn: Ngựa quen đường cũ.

Trưởng lão: Nó làm được một lần rồi, nó sẽ làm tới nữa. Mình phạm một lỗi nhỏ đó chớ mình coi thường nó là coi chừng mình bị. Cái Trạo hối là cái quan trọng lắm đó! Mình có Trạo hối, mình mới quyết tâm dữ trọn. Còn mình không Trạo hối tức là tàm quý không có. Còn mình nói thường với nó là coi chừng mình sẽ bị nó lừa đảo.

(29:10) Sư Tuệ Tĩnh: Còn cái chuyện, cái quả của việc phạm lỗi nó có theo mình hoài không Thầy? Hay là nó cũng…​

Trưởng lão: Cái quả của nó khi mà mình sống đúng thì mình chuyển nó được. Còn mình sống không đúng thì cái quả đó…​ Bắt đầu bây giờ, mình đã phạm lỗi này nhỏ, mình thấy mình ăn cục kẹo, rồi mình coi thường nó, mình nói sơ sơ hay hoặc mình sám hối, hoặc mình phát lồ ra. Rồi mai mốt nó, coi chừng! Coi vậy chớ không đơn giản đâu. Mình phải thấy quan trọng những cái lỗi nhỏ nhặt của mình.

Do đó, coi chừng nó sẽ phạm lần nữa. Mà nó phạm rồi nó quen rồi, thì chừng đó mới đầu nó lén, sau đó người ta bắt được, người ta coi thường mình. Chừng đó cái quả bị khinh chê, tới cái đó là cái quả. Mà khi cái quả khinh chê rồi, thì mình như là người chai rồi, hết sợ rồi.

Dó đó, mình coi như là như các Thầy Đại thừa bây giờ thả cửa mà ăn, mà uống, nó hết ngại rồi! Rồi ông nào cũng vậy hết rồi bây giờ đâu có ngán nữa. Cái giới luật của Phật: "Thừa tự pháp chứ không thừa tự thực phẩm". Mà giờ ông nào cũng ăn, thầy lớn, thầy nhỏ cũng ăn hết, bây giờ nó vậy. Người ta biết, người ta cũng khinh chê như thường nhưng mà điều kiện mấy ông chai rồi, mấy ông không có ngán nữa. Đó là mình đi đến cái chỗ phàm phu tục tử rồi. Nhiều khi còn ăn vặt nữa là khác, nó thành ra là loài chúng sanh, Ngạ Quỷ nữa.

(30:33) Sư Tuệ Tĩnh: Cái lúc mà vua A Xà Thế mà trình với đức Phật về tội giết cha đó, đức Phật cũng nhận. Cái đức Phật nói vì cái quả đó, cho nên cái bài pháp của đức Phật nói vua A Xà Thế không có chứng được.

Trưởng lão: Bị vì cái tội đó nặng quá. Cái tội đó quá nặng! Đây là cái lỗi nhỏ nhặt, còn cái lỗi này lỗi quá lớn! Khó quá! Nếu mà vua A Xà Thế mà không có tội giết cha, thì cái bài pháp của Phật có lợi ích rất lớn…​ Đúng là đức Phật nói vì cái tội nặng quá, cái tội nhỏ mình có thể sám hối được, còn cái tội lớn quá sám hối nó cũng đâu thể hết. Bởi vì, ông bây giờ dù ông có cúng dường Phật cách gì nó cũng không có chuyển được cái tội đó. Tội giết mà cha, tội mà giết A La Hán hai cái tội đó rất nặng!

Cho nên ông thọ cái quả rất nặng! Bời vì những cái đó cái nhân quả nó quá lớn rồi!

(31:25)  Tuệ Tĩnh: Bốn cái đó thì cái tội dâm nó cũng ngang với đó vậy Thầy? Nhân quả nó cũng bị vậy.

Trưởng lão: Nó cũng vậy đó, chứ không phải thường. Dữ lắm đó! Chứ không phải…​

Sư Tuệ Tĩnh: Cái phần Bất cộng trụ đó. Kêu là Ba La Di đó.

Trưởng lão: Cái tội đó là khó lắm đó, chứ không phải dễ đâu!

7- PHÁP NHÃN

(31:49) Sư Tuệ Tĩnh: Chỗ cái bài pháp đó con không hiểu từ Pháp Nhãn là gì Thầy?

Trưởng lão: Pháp Nhãn là cái thấy của mình bằng cái Chánh pháp, bằng cái Chơn pháp, thấy đúng cái pháp. Ví dụ như bây giờ người ta chửi mình mà mình thấy đúng cái pháp thì mình thấy rất thương người ta. Người ta đang làm cái điều ác, mình rất thương! Cho nên mình thấy đúng gọi là Pháp Nhãn.

Pháp Nhãn, có nghĩa là đôi mắt Pháp thấy người ta làm cái điều đó mà mình thấy đúng, thì thấy người ta làm ác, mình không…​ Còn nếu mình thấy không Pháp Nhãn mình thấy người ta làm đó mình không biết thiện hay ác. Pháp Nhãn là thấy thiện với ác.

Cho nên Pháp Nhãn không có nghĩa là thấy Phật tánh. Chớ không khéo người ta nói: Ờ, người có Pháp Nhãn là người kiến tánh rồi. Kiến Tánh, tức là thấy Tánh chứ gì, mà có Pháp Nhãn mới thấy được Tánh. Không phải cái định nghĩa vậy!

Mà thấy thiện pháp, thấy người ta gọi là Chánh Kiến. Thấy cái đúng, chứ không có thấy cái sai, thấy cái thiện, không thấy ác. Gọi là Pháp Nhãn.

8- SƠ THIỆN - TRUNG THIỆN - HẬU THIỆN

(32:57) Sư Tuệ Tĩnh: Vậy là Sơ thiện, Trung thiện, Hậu thiện là sao Thầy?

Trưởng lão: Sơ thiện, Pháp của Phật dạy chúng ta Sơ thiện là cái thiện đầu tiên. Trung Thiện là cái thiện ở giữa. Thì ở trong cái Sơ thiện, Trung thiện, Hậu thiện đó, thì coi cái Hậu thiện để chỉ những gì?

Hậu thiện là chỉ những cái Thiền Định, những cái Tam Minh siêu xuất.

Còn cái Trung thiện là chỉ chúng ta đừng có làm những cái nghề tầm bậy, tầm bạ.

Mà cái Sơ Thiện là dạy chúng ta không sát sanh, không này kia, những cái giới luật mà của Sadi đó, là những cái giới luật mà chúng ta học giới Tỳ-kheo đồ đó, đó là Sơ Thiện.

Còn cái Trung Thiện là đừng có làm những cái nghề nghiệp bậy bạ, này kia nọ đủ thứ, cái đó tà nghiệp đó. Cái chánh Nghiệp của nó là đi xin ăn thôi, Chánh nghiệp! Còn mình làm những chuyện khác là tà nghiệp. Ví dụ như: Xây chùa, hay cất chùa, hay làm tốt, làm đẹp này kia…​ vẫn đều sai hết! Tất cả những nghề nghiệp đó không phải, không phải của mình, không phải của vị Tỳ- kheo. Cho nên, đó là Trung thiện.

Còn Hậu thiện là từ nhập Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền cho đến Tam Minh là cái Hậu thiện, cái đó dữ tợn lắm!

Bởi vì nó là cái pháp của Phật mà cái pháp Thiện. Cho nên từ cái đầu tiên vô cũng phải thiện, rồi giữa cũng phải thiện, rồi cuối cùng cũng phải thiện. Cho nên, Sơ thiện - Hậu thiện - Trung thiện. Cho nên, cái bộ Sa Môn Quả nó chỉ cho chúng ta điều đó rõ hết.

Cái quả đầu tiên, là Sơ thiện đó. Mình cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa xuất gia vô tu, thì đó là Sơ Thiện. Ngay cái Sơ thiện thì nó có quả của nó, như thế nào? Rồi mình giữ gìn giới luật như thế nào? Thế nào? Nó sẽ đưa mình đi đến cái quả giải thoát như thế nào? Đó là cái Sa Môn Quả.

Rồi cái Hậu thiện, tiếp tục trên những cái Hậu thiện như thế nào? Rồi Trung thiện như thế nào? Tới cái Hậu thiện. Cho nên, Giới - Định - Tuệ nó đủ trong cái Sơ thiện, Trung thiện, Hậu thiện nó đủ ba cái. Nó ứng với ba cái.

9- CHÁNH ỨC NIỆM

(35:01) Sư Tuệ Tĩnh: Có cái câu: "Vị Tỳ kheo sống tinh tấn, không phóng dật, chánh ức niệm..""Chánh ức niệm" là sao Thầy?

Trưởng lão"Chánh ức niệm", tức là mình sống không phóng dật đó, là chánh ức niệm. Phải không? Ghê gớm lắm đó chớ không phải! Ức cái niệm, không có cho nó phóng ra mà, nó đâu chạy tùm lum ra được.

Sư Tuệ Tĩnh: Nói: "Sống tinh tấn, không phóng dật", rồi thêm một chữ là "Chánh ức niệm”, con nghĩ là một pháp hướng hay tác ý hay là…​

Trưởng lão: Tức là mình nè, nghĩa là mình phải dùng tất cả các pháp, trong đó có pháp Như Lý Tác Ý, rồi pháp hướng, tức là Như Lý Tác Ý, tác ý. Ức chế nó, nhiều pháp lắm!

Sư Tuệ Tĩnh"Không phóng dật", rồi kế "Chánh ức niệm", Chánh ức niệm là…​?

Trưởng lão: Đó! Là Chánh Ức niệm nè. Như Tứ Chánh Cần nè, Như Tứ Niệm Xứ nè. Rồi các Định nè, như Định Niệm Hơi Thở, Thân Hành Niệm nội, ngoại nè. Tất cả những cái này đều là nó nằm trong "Chánh Ức Niệm". Nó, đó là Chánh Ức niệm đó, những cái pháp đó là mình phải thực hiện được có cái danh từ của Phật gồm lại.

Bởi vì nó cô đọng lại cái danh từ, mình nghe mình điếc ráy, không biết Chánh Ức niệm là cái pháp nào? Không ngờ là Tứ Chánh Cần nè, Tứ Niệm Xứ nè, rồi Định Vô Lậu nè, Định Niệm Hơi Thở nè, Định Chánh Niệm Tỉnh Giác nè, Định Sáng Suốt nè. Tất cả những cái này là Chánh Ức Niệm, nó mới ức niệm mình được chứ, không nó phóng dật sao? Tất cả các pháp gồm vô cái danh từ là Chánh Ức Niệm.

Chánh Ức Niệm mà, Ức niệm Chân Chánh chứ không có Ức niệm bậy. Mình ngồi mình giữ tâm không vọng tưởng là sai rồi!

Cho nên mình tỉnh thức là mình xả, nó Chánh Ức Niệm. Còn mình tỉnh thức mà không chịu xả thì tức là nó sai. Cũng Ức niệm, mà Ức niệm kiểu trật! Nó không Chánh, nó Tà Ức niệm rồi. Tà chứ không phải Chánh!

Bởi vậy, phải dùng những danh từ đó mà lột sạch ra được cái nghĩa lý của nó mới thành cái pháp hành. Chứ còn không ngộ được thì gặp danh từ đó cái mình không biết cái Chánh Ức niệm là còn cái pháp nào nữa đây? Thôi chết rồi!

(37:08)  Tuệ Tĩnh: Cái bài Sa Môn Quả này con có thắc mắc bao nhiêu đó thôi.

Trưởng lão: Vậy tốt quá rồi đó! Giờ hiểu rồi, hiểu rồi mình mới nắm được cái pháp mình tu đó.

Thực sự ra nếu mà không đọc thì mình có nhiều cái danh từ mình không hiểu. Rồi cứ dựa theo cái hiểu của các Tổ, của Thầy Tổ mình xưa nay nó đi lạc qua cái nẻo đường của Đại thừa. Người ta giải thích nó như vậy. Thậm chí như trong kinh này người ta còn dám giải thích kiểu đó người ta xen vô, chứ đâu phải Phật giải thích như vậy.

Do đó, chúng ta nói: Ờ, kinh Nguyên Thủy giải thích vậy mà, nhưng mà không ngờ các Tổ dám xen vô chỗ không hiểu, không hiểu mà dám đút vô đây. Bởi vậy, Thầy nói nếu chúng ta chuẩn bị cho cái Tạng kinh của Việt Nam cho đúng đó, ít ra chúng ta phải có hai người chứng quả A La Hán, chúng ta trở về Tam Minh.

Thí dụ bây giờ mình đọc cái bài kinh “Sa Môn Quả”, coi có phải là kinh này đức Phật thuyết hay không? À, bây giờ mình sẽ nhập vào Tứ Thiền, mình hướng tâm về Túc Mạng Minh, về trong lúc mà đức Phật thuyết cái bài kinh đó. Mình ra lệnh cái tâm mình nó đi về đó mà. Nghĩa là mình nghe được tiếng đức Phật, mình ngồi trong đạo tràng của đức Phật lúc bấy giờ thuyết cho ai ai, thì mình nghe bài kinh đó rõ ràng trở lại hết. Chỗ nào sai biết hết!

À, bây giờ xuất định ra, hồi mình vô đó thì hai người mình cũng gặp nhau hết. Khỏi nói đi, nghĩa là hai người mà hướng Túc Mạng Minh là mình đã đi vào cái thời gian đó thì hai người mình đến đó nghe Phật thuyết giảng rồi. Sau khi nó xuất ra.

10- PHẢI CÓ HAI NGƯỜI TU CHỨNG ĐỂ XÁC ĐỊNH KINH PHẬT

(38:37) Sư Tuệ Tĩnh: Thầy nhập Tam Minh, Thầy hỏi vụ Diệt Tận Định coi phải là đốt không cháy, đâm không lủng không Thầy? Hỏi cho rõ ràng coi thử!

Trưởng lão: Cái chuyện đó phải nói là Thầy đã biết, nhưng mà bây giờ ai chứng minh cho mình? Phải có một người đi với mình chứ, để rồi là Thầy đã hỏi như vậy rồi, bây giờ sư có nghe vậy không? Sư cũng đi với Thầy.

Thì bây giờ, ở trong đó, hồi đó đi tôi cũng nghe như vậy. Cũng như khi mà đức Phật đến hỏi ba vị Tôn giả ở trong rừng Sừng Bò mà, thì ông A Na Luật trình bày, thì mấy người kia nói: "Tôi cũng được như vậy". Nghe ông này trình bày sao, mấy ông này cũng nhập định, cũng làm được vậy hết, thì mấy ông kia nói: "Tôi cũng được như vậy". Mà suốt ba năm tu mà chẳng hề ai biết ai hết. Khi mà đức Phật hỏi, thì ông này trình bày thì hai ông này ngồi nghe. Thì ông này trình bày xong: “Tôi cũng được như vậy, ông cũng giống như tôi. Tôi cũng nhập định như vậy”. Rõ ràng là nó xác định như vậy.

(39:31) Cho nên khi mà mình tu xong rồi, hay là cái làm sao, bởi vì Thầy cố gắng đào tạo cho được một người, để mình xác định cái bộ Tạng kinh này, đặng nó có người chứng minh chứ. Không khéo mình nói có mình mình thì người ta nói mình nói tưởng, không thật. Bởi vì, toàn bộ tất cả kinh sách kia mình biết là tưởng rồi, bây giờ mình nói bậy cũng là tưởng luôn. Thành ra nó khó lắm, không phải dễ!

Cho nên, Thầy nói hiện bây giờ biết là con đường nó đúng rồi, danh từ nó đúng, nghĩa lý nó đúng, kinh nghiệm nó có rồi, nhưng mà nhiều khi có một mình mình người ta sẽ nói mình nói tưởng. Khó lắm!

Bởi vì, cái chữ thì nó có cái hữu hạn của nó, nhưng mà cái nghĩa nó vô hạn, anh hiểu nghĩa này, anh hiểu nghĩa khác. Năm nay tôi giảng cái bài kinh tôi giảng như vậy, mười năm sau tôi giảng trật lất hà, tôi giảng khác. Cái nghĩa nó vô hạn!

Cho nên ở đây phải có một người chứng minh, đồng mình, nhiều người càng tốt! Cái nghĩa đó, cái câu đó, lời nói đó nó chỉ có cái nghĩa này chứ không có nghĩa khác được. Thì nó dễ, chứ còn không khéo thì người ta luận, người ta nói bác mình luôn.

Đó, thí dụ như bây giờ có mình Thầy, mà Thầy viết những cái bộ kinh vầy. Bây giờ người ta nói Thầy nói bậy, nói bạ Thầy cũng chịu thôi à. Người ta luận, người ta nói Thầy nói không trúng Thầy cũng chịu thôi à, chứ Thầy cũng không cãi làm cái gì. Bởi vì mình có cãi cũng không làm gì được, có một mình mình. Còn bây giờ, người ta nói gì nói mình biết: Ờ, tui có hai người, mình tin nhau được rồi. Mình đây mình thấy đúng, mình có hai người. Còn Thầy giờ Thầy chỉ tin Thầy thôi chứ Thầy không tin ai được nữa hết. Bởi vì ai hiểu được mình?! Thành ra…​

(41:09)  Tuệ Tĩnh: Cái này giống như trong kinh Phật hay giảng những mấy vị Bà La Môn nói: “Mình tin một ông thầy đó là tại vì ông thầy đó đào tạo ra những học trò làm được đường lối người ta chỉ, còn như không có những học trò làm ra những đường lối đó thì ông Thầy đó nói cũng như nói suông!”.

Trưởng lão: Nói cũng như nói suông thôi!

Bởi vậy Thầy lo lắm! Bởi vì con đường của Phật mà phải có được một người là ít nhất, thêm với Thầy mà nói là tiếng nói rồi. Mà nếu được mười người, trăm người thì càng tốt, chấn hưng Phật Phật giáo. Chứ không vầy thì con đường của Phật mai một. Thầy mà chết rồi mà không có người tu được thì mai một, coi như kinh sách Thầy cũng như Đại thừa.

(41:49)  Tuệ Tĩnh: Thầy…​ con dâng cái thân cho Thầy rồi còn sợ gì nữa Thầy!

Trưởng lão: Thì bởi vậy, bây giờ phải ráng lo có Thầy là một, rồi có sư là hai. Phải không? Còn nếu khi mà chết Thầy rồi thì cũng chỉ còn một.

Sư Tuệ Tĩnh: Mình còn lại đào tạo thêm.

Trưởng lão: Lúc đó, thật sự ra Thầy mất rồi, sư tiếp tục thì người ta nói: Tôi cũng không chắc ông này, ông này ổng theo kiến giải này ổng làm chứ ổng cũng chưa chắc”. Bởi vậy rất khó! Phải có hai người trong một thời. Nhưng mà điều kiện nó bất đắc dĩ, bây giờ không có ai tiếp tục, mình phải mượn để mà tiếp tục chấn hưng lại. Nghĩa là bất đắc dĩ đó, chứ còn cỡ có hai người rồi thì khỏe rồi!

Bất đắc dĩ bây giờ nếu mình bỏ đi, mình tiếp tục tái sanh trong cái duyên nào đó thì nó một cái thời gian dài quá, chúng sanh chới với hết. Cho nên tạm mượn cái thân của sư.

Thì do đó là bất đắc đó, chứ còn nếu mà nó hữu duyên mà cả hai người mà chứng được thì đó là nó có cái sự xác định. Rồi trong khi mình cố gắng mình đào tạo thêm, sách tấn sao cho người ta sống được, bị vì cái khó, từ cái ngày mà các sư vào đây thấy ở đây khó lắm! Từ cái ăn, rồi đến cái ngủ, rồi cái nói chuyện, rất quan trọng! Mà đến cái mức mà gọi là cuối cùng, mình tới cái mức cuối cùng là độc cư 100%. Không cần quét, cầm cây chổi quét mà, không có cần làm gì hết hà!

Ngồi không mới thấy được độc cư, mới thấy được tâm mình không phóng dật, chứ mình còn làm là phóng dật theo việc làm. Bởi vì nó còn phóng dật cho nên mình mới bắt công chuyện mình làm.

Ông Phật ổng kỳ cục lắm! Thiệt, cái đạo Phật nó độc lắm, con người không thể nào mà chịu nổi với cái chỗ này! Đi xin ăn về không làm gì. Trời đất ơi! Ai chịu nổi không?

Mình có tu rồi mình thấy, sướng thật chứ đâu có gì đâu, nhưng người ta chịu không nổi. Còn mình coi vậy chứ sống ở trong rừng một mình mình chứ làm này, làm kia lắt nhắt, nó cô đơn, nó phóng dật theo cái đối tượng làm, nó còn phóng dật đó. Phóng dật, nó nhiều cấp bậc của nó lắm, nó phóng dật nó ngồi nó nghĩ tầm bậy, nó nghĩ điều ác, điều thiện. Rồi nó phóng dật theo việc làm, nó không có chịu ngồi yên.

(44:08)  Tuệ Tĩnh: Phóng tâm mà khởi lên, thí dụ mình theo nó bao lâu mới gọi là phóng dật Thầy?

Trưởng lão: Mình tiếp tục, mình nối tiếp tương tục nó là phóng dật rồi.

Sư Tuệ Tĩnh: Vậy là trong khoảng thời gian bao lâu?

Trưởng lão: Không, không cần thời gian. Nghĩa là bắt đầu mình tương tục cái niệm đó. Nó vừa phóng ra niệm đó, mình tương tục niệm, thì nó là phóng dật.

…​

HẾT BĂNG