VẤN ĐẠO 07-QUẢ VÀ CÁCH ÁP DỤNG ĐỊNH NIỆM HƠI THỞ
VẤN ĐẠO 07-QUẢ VÀ CÁCH ÁP DỤNG ĐỊNH NIỆM HƠI THỞ
VẤN ĐẠO 07
QUẢ VÀ CÁCH ÁP DỤNG
ĐỊNH NIỆM HƠI THỞ
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Sư Tuệ Tĩnh và sư Phước Nhẫn
Thời lượng: [29:58]
Thời gian: 2002
Tên cũ: 04A-QuaVaCachApDungDNHT
Pháp âm: https://thuvienchonnhu.net/audios/van-dao-07-qua-va-cach-ap-dung-dinh-niem-hoi-tho.mp3
1- CÁC QUẢ CỦA ĐỊNH NIỆM HƠI THỞ
(00:00) Trưởng Lão: Sai lệch. Nó không bị làm như cái người Phật tử phàm phu hung dữ như một con thú vật, nó trở về cái con người thật sự. Nó còn một cái quả nữa. Tu tập trên đây thì sẽ được những bảy cái quả lận. Nghĩa là nó có kết quả là bảy cái quả của nó chứ không phải là một cái quả. Sự tu tập mà như hồi nãy cái bài mà Định Niệm Hơi Thở nó đem lại cái quả của nó như vậy, nó làm chúng ta tiến tới cái Thiền Định rất dễ. Bảy quả của nó, cái quả thứ nhất là Thắng trí, nó sẽ đoạn diệt được năm Hạ Phần Kiết Sử. Nghĩa là phải nói rằng mười phần Kiết Sử nhưng mà kết lại thì chúng ta sẽ thấy Thất Kiết sử. Nhưng mà nó sẽ diệt được năm Hạ phần kiết sử. Định Niệm Hơi Thở đó nó diệt được năm Hạ Phần Kiết Sử.
Cái trạng thái, thường thường cái người đó họ được ở trong trạng thái của cái tâm thanh thản của họ, chứ không phải là nó mất tiêu đâu. Họ thường thường, họ cũng có thanh thản ở trong tâm của họ, cho nên họ cũng vẫn đạt được bát Niết Bàn.
Rồi cái quả của họ, trong hiện tại thì nó cũng sẽ có những cái Niết Bàn nó hiện tướng ra, nhưng mà cái Vô hành Niết Bàn. Nghĩa là có lúc nó ở trong cái vô thức của họ, nó cũng có cái trạng thái nó làm cho họ rất là an ổn, gọi là Vô Hành Niết Bàn.
Rồi Ngũ Hành Niết Bàn. Nghĩa là bình thường trong những hành động hàng ngày của cái người này nó có những cái hành động, mà cái hành động mang đến cho họ có cái niềm vui. Cái niềm vui đó là cái niềm không tham, không sân, không si, không giận hờn. Nó có cái trạng thái gọi là trạng thái giải thoát của họ. Mặc dù nó không được thường xuyên, nó không được sống thường nhưng mà quả đó nó vẫn có đối với người mà tu Định Niệm Hơi Thở. Hoàn toàn, trong khi nó ngủ, tức là vô hành đó, nó không có hoạt động, thì nó cũng đạt được cái trạng thái yên tịnh trong giấc ngủ. Chớ không phải là những cái ác pháp ở trong giấc ngủ nó hoặc là làm bất an trong giấc ngủ nó, không có. Nó được cái Vô Hành Niết Bàn.
(02:05) Vì vậy người tu Định Niệm Hơi Thở nó sẽ đạt được cái bậc Thượng Lưu. Thượng Lưu đây Đức Phật muốn nói là cái tâm Thượng lưu của chúng ta, biết xả bỏ, biết xả những cái lỗi lầm của người khác, tha thứ của người khác, cho nên nó được cái quả của nó là Thượng Lưu. Luôn luôn lúc nào nó không có hẹp hòi, nó không ích kỷ, nó không xấu xa mà luôn luôn lúc nào nó có cái hành động cao quý của nó và nó đạt được cái Sắc Cứu Cánh Thiên. Là khi cái người này mà có chết đi thì họ cũng sanh vào cái cảnh Trời Sắc Cứu Cánh, chứ nó không có mất cái quả.
Mà cảnh Trời Sắc Cứu Cánh thì các thầy biết rằng ngay trong khi mà cái người tu đó họ đang sống trong mọi cái cảnh của thế gian này, nhưng mà tâm họ luôn luôn ở trong cái cảnh Trời Sắc Cứu Cánh đó.
Đó thì nó được bảy cái quả tốt đẹp của nó. Kế đó thì người tu Định Niệm Hơi Thở này thì họ thân không rung động, tâm không dao động, hai cái. Thân không rung động. Nghĩa là ngồi Thiền thì nếu mà hướng tâm mà như vậy thì thân không rung động, bởi vì tỉnh, nó không mê. Còn nó mê, nó chạy theo an lạc, thì thân nó bồng bềnh, nó dao động. Cho nên nó mình hướng cái Pháp Hướng để nhắc tâm. Cho nên mình không có nhắc nó, cho nên cái thân mình nó bị dao động, nó bồng bềnh, bồng bềnh. Như cháu Trang hồi còn ở đây tu hành, hay nói: “Sao cái thân con ngồi, khi mà nó hết vọng tưởng, nó bồng bềnh, bồng bềnh, rồi một lúc nó mất”. Thì đó là nó bị rơi vào cái trạng thái của Tưởng, rồi nó thấy cái thân nó bồng bềnh, bồng bềnh, như nổi, như chìm, nó dao động đó chứ.
Ở đây, người mà tu theo kiểu cách của Đức Phật như vậy là cái thân không bị rung động, và cái tâm cũng không dao động.
Nhờ tu tập Định Niệm Hơi Thở vô, hơi thở ra như vậy, làm cho sung mãn như vậy nên thân không rung động, tâm không dao động.
(04:02) Nó có những cái kết quả, và những kết quả đó là Định Niệm Hơi Thở chúng ta luyện tập để nó mang lại những kết quả này. Để sau khi mà chúng ta đi vào Thiền Định khác thì nó không có bị cái thân rung động, cái tâm dao động. Mà nó có một phần giải thoát được các lậu hoặc nữa. Cái Định Niệm Hơi Thở này tu thì nó có một phần nó giúp chúng ta cũng giải thoát được các lậu hoặc.
Trước khi giác ngộ chưa chứng Chánh Đẳng Giác, (đây là lời Đức Phật nói) khi còn là Bồ Tát ta tu tập nhiều với pháp môn này. Do ta tu tập nhiều với pháp môn này, thân ta và con mắt không có mỏi mệt, không có mỏi nhọc và tâm ta giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.
Nghĩa là các pháp này, pháp kia Đức Phật không bị dính mắc, không có chấp thủ là dính mắc đó. Cho nên do nhờ cái tu tập này mà Đức Phật không có bị dính mắc. Mặc dù là tu với cái pháp của một vị thầy dạy cho mình tu cái Vô Không Biên Xứ cho đến cái Định Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ. Nhưng mà tu được rồi thì Đức Phật cũng không dính mắc vào cái chấp thủ những cái pháp này. Cho nên nó có thoát ra khỏi một số lậu hoặc rất là lớn. Cho nên Định Niệm Hơi Thở có giá trị như vậy.
Mà ngay từ đầu các con cũng như các thầy về đây, Thầy bắt buộc phải tập ổn định hơi thở nè, rồi tập làm cho có tụ điểm để mà bám chặt hơi thở nè, rồi luyện hơi thở dài, chậm để tạo thành tụ điểm. Từ luyện hơi thở bình thường, mấy giây, tu tập để cho nó thuần thục ở trong hơi thở.
Vì Định Niệm Hơi Thở nó có nhiều cái lợi ích như vậy và nó cũng là một pháp để mà chúng ta trợ duyên cho các pháp khác. Cũng như một người học Pháp Văn, thì người ta bắt buộc mình phải học chia động từ Avoir hoặc Être, nó phải cho làu thiệt làu để rồi dùng nó mà chia các động từ khác cho nó dễ dàng.
Thì ở đây, các thầy cũng thấy Thầy đã nhào nặn quý thầy: Các con phải luyện tập cái hơi thở, không có nói pháp nào hết, mà cứ vô cứ luyện tập hơi thở để cho nó thuần thục, nó quen với hơi thở, nó rất là thuần. Do đó bây giờ mới áp dụng vào những cái khác, thì nó mới dễ. Sau khi áp dụng vào cái khác, thì vừa biết thở, mà lại vừa nhắc cho mình về cái pháp đó để xả tâm.
(06:15) Như bây giờ ví dụ như: “Hít vô tôi biết tâm tôi phải xả tâm tham, thở ra tôi biết tâm tôi xả tâm tham”, đó là mình câu hữu với Định Vô Lậu chứ gì? Mình biết như vậy. Bây giờ: “Hít vô tôi biết thân tôi không phải là ngã, thở ra tôi biết thân tôi không phải là ngã”. Đó là mình câu hữu với Định Vô Lậu để mình diệt ngã chứ gì?
Tất cả những cái này, nếu mà mình chưa thuần thục hơi thở thì mình hít vô, thì mình nói chưa có kịp, mà mình thở ra rồi mình cũng nói chưa có kịp. Còn mình thở vô, mình đã quen rồi. Cho nên vì vậy mà mình thở vô, cái mình nói, thì trong khi đó cái tâm mình nó hướng theo, nó lại đặt thêm một cái Định Vô Lậu. Nó câu hữu với cái Định Vô Lậu, nó phá đi cái ngã, nó phá đi cái chấp ngã của nó. Nó làm cho mình không còn tham, sân, si, giận hờn nữa.
Hay hoặc là bây giờ: “Hít vô tôi biết tâm tôi như cục đất, thở ra tôi biết tâm tôi như cục đất”, thì mình hít vô mình cũng nói. Nó nương vào cái hơi thở, nó rất tỉnh.
Như Thầy nói, bây giờ ví dụ các con thấy này, mình nương vào hơi thở mà mình tu Chánh Niệm Tỉnh Giác ở bên ngoài nữa. Thí dụ như mình vừa đi mà mình vừa biết hơi thở, tức là mình câu hữu giữa hai cái Định Chánh Niệm Tỉnh Giác của nội và Chánh Niệm Tỉnh Giác của ngoại. Hai cái mình câu hữu, thì mình thấy sao mình đi sao nó tỉnh quá, nó đi hai, ba vòng mà nó không có tạp niệm, thì đó là mình câu hữu giữa hai cái hơi thở và hành động đi của mình.
Cũng như bây giờ mình vừa quét, mà mình câu hữu được với hơi thở của mình nữa. Mình biết cái hơi thở ra, vô mà mình vừa quét, nó làm cho mình rất tỉnh trong thời gian đó. Tức là gọi là nương hơi thở để mà biết rõ hành động đang quét sân hay quét nhà.
Cách thức tu tập nó như vậy đấy, tức là câu hữu như vậy. Cho nên cái Định Niệm Hơi Thở là nó để dùng, để mình nhờ nó mà mình tu tập các định khác, mình vào định. Cũng như Thầy nói bây giờ ví dụ mình tu về Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền. Thì mình biết rằng Nhị Thiền là phải diệt Tầm Tứ, mà Sơ Thiền phải ly dục ly ác pháp. Mà bây giờ mình chưa có ly dục ly ác pháp thì mình hít vô: “Hít vô tôi biết tâm tôi ly dục ly ác pháp, thở ra tôi biết tâm tôi ly dục ly ác pháp”, mình nhắc tâm mình ly dục ly ác pháp. Nhưng bây giờ nó chưa ly mà mình nhắc nó, tức là ý của mình là muốn cho nó ly dục ly ác pháp. Đó là mình câu hữu với Sơ Thiền.
(08:18) Và đồng thời mình nhắc như vậy để thấm cái Giới Hạnh. Thì cái Giới Hạnh nó giúp cho mình ly những cái dục và ly những cái ác pháp và mình tập Tứ Chánh Cần, nó làm mình lìa các ác pháp ra. Do sự tu tập đó, và do sự câu hữu này nó nhắc, nó làm cho những cái này nó kết hợp, nó thành một cái Đạo lực. Khi đó mình nhắc: “Tâm như cục đất, không có giận hờn, phiền não”. Thì do đó là tâm mình như cục đất, không phiền não, thì nó sẽ ly dục. Vì vậy mình nói: “Tâm phải ly dục ly ác pháp, nhập Sơ Thiền”, là ngay đó nó sẽ nhập liền.
Nó sẽ ở chỗ trạng thái mà không có ham muốn, mà không có ác pháp. Cho nên mình câu hữu như vậy thì mình nhắc, ngay đó là nó vô Sơ Thiền liền tức khắc. Thì bắt đầu bây giờ nó vô Sơ Thiền thì mình bị vì mình nương hơi thở mình nhắc nó. Thì khi mình nhắc như vậy thì cái hơi thở ra, vô này thì nó là cái đường để cho mình đi vào cái Sơ Thiền. Mà khi mà nó ly ác pháp rồi, thì bắt đầu nó còn hơi thở, thì hơi thở nó do ly dục ly ác pháp sanh Hỷ Lạc. Nó sanh hỷ lạc thì cái Hỷ Lạc đó làm cho chúng ta không có thấy hơi thở của chúng ta đang thở ở chỗ Sơ Thiền. Vì vậy chúng ta còn thấy một cái trạng thái ly dục ly ác pháp. Đó là cái Sơ Thiền.
Bây giờ Nhị Thiền thì chúng ta nhắc: “Tâm phải tịnh chỉ Tầm Tứ”. Thì bắt đầu mình nhắc như vậy, thì khi mà mình bảo “Cái tâm phải nương hơi thở phải tịnh chỉ Tầm Tứ ”. Thì lúc bấy giờ nó nương hơi thở ra, hơi thở vô. Vì hàng ngày mình nương hơi thở, mình thở ra, thở vô để cho mình diệt Tầm, diệt Tứ. Như hồi nãy Thầy nói tu diệt Tầm mà giữ Tứ đó: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”, “Hít vô dài tôi biết tôi hít vô dài, thở ra dài tôi biết tôi thở ra dài”. Đó là cái chỗ tu tập làm cho tâm của chúng ta nó nương vào cái hơi thở mà nó diệt Tầm Tứ.
Thì bây giờ mình nhắc nó, thì ngay đó là nó đã diệt Tầm Tứ, để nó nương vào hơi thở, rồi từ đó nó nhập vào cái Nhị Thiền.
(10:01) Đó thì các con và các thầy thấy Định Niệm Hơi Thở nó có một giá trị rất cao là nó trợ giúp cho chúng ta đạt được những kết quả mà chúng ta mong muốn. Thì đây là cái phần về Định Niệm Hơi Thở. Coi như là Thầy dạy hôm nay là các con biết rằng từ căn bản sơ cơ cách thức tu tập về Định Niệm Hơi Thở, chứ không phải là dạy Sổ tức Tùy tức đâu.
Nhưng mà trước kia là vì dạy theo các pháp môn của Đại Thừa, của kinh sách Nguyên Thủy, của các pháp mà của các Tổ dạy thì Thầy thấy từ cái Pháp Sổ tức, Tùy tức thì nó cũng là do cái chỗ mà tu tập để làm cho Tầm Tứ nó diệt, vọng tưởng nó hết. Cho nên hướng dẫn mà các con nương vào cái chỗ mà Sổ tức, chớ không hướng dẫn theo kinh sách của Đạo Phật.
Mà bây giờ thì chúng ta đã thành lập một cái Giáo án Đường lối của Đạo Phật, thì tất cả những cái gì mà của các Tổ đặt ra, nó không phải của Đạo Phật mà của các Tổ, thì chúng ta để qua một bên. Sau đó thì chúng ta sẽ có một bài kết hợp, cái gì mà làm cho lợi ích trên bước đường tu tập thì chúng ta lấy để mà nương theo đó mà hướng dẫn người tu. Cái gì mà nó không có lợi ích bằng cái pháp mà Phật dạy thì chúng ta nên bỏ nó.
Thí dụ như bây giờ cái pháp Sổ tức, nó là cái pháp ức chế tâm, thì nó không bằng cái pháp mà chúng ta hướng tâm về cái hơi thở, do đó chúng ta thấy nó không có kết quả, vì nó ức chế tâm thì dễ rơi vào các trạng thái định Tưởng. Vì nếu ức chế tâm thì ý thức của mình nó không hoạt động thì Tưởng thức nó phải hoạt động. Còn cái này chúng ta ý thức nó vẫn còn hoạt động theo cái Pháp Hướng, cho nên nó không mất đi. Do đó chúng ta không ức chế tâm. Mà do vì vậy mà chúng ta hướng để mà xả tâm. Từ cái xả tâm nó hết vọng tưởng, nó diệt Tầm Tứ bằng cách là nó ly, ly cái tâm ra.
2- TỨ NIỆM XỨ
(11:38) Bây giờ đến cái giai đoạn mà tu tập Tứ Niệm Xứ rồi. Vậy thì tiếp tục ở trên cái bước đường mà tu tập Tứ Niệm Xứ, thì chúng ta đã bước qua một cái giai đoạn Niệm thì tức là phải tới Định. Chữ Niệm ở đây thì có bốn chỗ để mà chúng ta niệm. Nhưng mà chữ niệm, Tứ Niệm Xứ đây là bốn cái chỗ để đặt pháp, chữ niệm ở đây là pháp. Cho nên chúng ta đặt cái pháp ở trên cái chỗ đó, cái nơi đó để mà chúng ta tu tập cái nơi đó. Chúng ta tu làm sao cho đạt được cái chỗ đó.
(12:10) Cho nên khởi đầu tu tập Thiền Định, bởi vì ở đây đạo Phật nói chung hoàn toàn là Thiền Định, không có pháp nào là không Thiền Định. Mới đầu vô chúng ta tu tập Chánh Niệm Tỉnh Thức thì cũng là Thiền Định. Nếu không có cái pháp này, không có pháp Chánh Niệm Tỉnh Thức thì chúng ta không ngăn chặn được ác pháp, thì Tứ Chánh Cần chỉ là nói suông, không có nghĩa gì hết, không có cách thức tu rồi.
Cho nên nếu mà dạy tách riêng từng cái pháp, như Tứ Chánh Cần riêng ra thì chúng ta nói: “Các pháp ác chưa sanh, không cho sanh” thì lấy cái gì không cho nó sanh đây? Mà người ta bảo là mình đừng cho sanh. Không cho sanh là tôi làm sao tôi không cho sanh? Nó từ ở trong tâm tôi, nó từ ở các pháp ở ngoài nó đập vô, nó chửi mắng tôi. Nó làm cho tôi khổ, thì tức là tôi phải sanh, mà bảo tôi đừng sanh thì tôi lấy cái gì tôi chận nó được đây?
Cho nên vì vậy nếu mà chúng ta lấy riêng nội cái pháp Tứ Chánh Cần mà tu thì chắc chắn là chúng ta không biết đâu. Cho nên hầu hết là các thầy, các hòa thượng mà giảng dạy về Tứ Chánh Cần nó độc lập riêng nó ra thì coi như là các thầy đó không biết pháp tu đâu.
Cho nên nói Tứ Chánh Cần, chứ sự thật ra chúng ta đang tu những cái Thiền Định: Chánh Niệm Tỉnh Giác định, Định Niệm Hơi Thở, Định Vô Lậu. Ngay trên đó chúng ta mới ngăn chặn được các pháp ác và không cho các pháp ác tăng trưởng. Đó thì nó phải có cái pháp để mà chúng ta tu tập. Bây giờ chúng ta đã hiểu được như vậy, thì cho nên tất cả các pháp của Phật đều gọi là Thiền Định hết, không có pháp nào là không Thiền Định.
Chúng ta có cái quan niệm sai lầm là hễ khi nào mà nói Thiền Định là phải khoanh chân ngồi kiết già, rồi ngồi đó hít thở hay niệm Phật mới gọi là Thiền Định. Hễ thấy ai ngồi thì gọi là Thiền Định, còn cái người mà đi họ không cho Thiền Định. Mà ngay cả khi mà chúng ta đi kinh hành, mà chúng ta nhiếp tâm, đó là Chánh Niệm Tỉnh Giác Định của người ta mà, cái định ở trên cái hành động đi của người ta mà.
Trong khi người ta quét sân, người ta lặt rau, người ta nấu cơm, người ta làm mọi công việc, thì người ta đang tu ở trong cái định chánh niệm rồi. Cái tâm người ta đang giữ cái chánh niệm đó, cái niệm chân chánh đó, để ở trong cái tỉnh thức đó.
(13:59) Thế mà mình không cho người ta định. Bảo là mình phải ngồi trước bàn thờ Phật cà, đốt cây hương lên cà, rồi mới ngồi tréo chân lên trên đó, rồi ngồi hít thở nó. Mà trong khi hít thở đó chắc gì mà cái tâm của người hít thở đó là nó đang yên tịnh, nó không có vọng tưởng đâu. Nó nghĩ tầm bậy, tầm bạ, nó ham. Nó ngồi đây mà nó nghe ở ngoài bếp người ta chiên xào gì đó, bắt đầu nó nước miếng chảy ra, nó nhớ ba cái đồ chiên, đồ xào. Thì thử hỏi như vậy là lúc đó nó thiền hay là lúc đó nó thèm ăn? Cho nên khi mà ngồi thiền như vậy thì thử hỏi khi mà người ta đi kinh hành, người ta có ngủ không? Còn mình ngồi thì một lúc nghe nó an an, cái thân nó lặng lặng cái bắt đầu gục xuống cái như vầy, thì cái đó là thiền gì? Thiền gục chứ thiền gì?
Bởi vì người ta nhập Tứ Thiền thì cái anh này lại nhập Ngủ Thiền. Anh ngủ ở trong thành ra anh nhập Ngủ thiền chứ sao? Anh hơn Phật là cái chỗ anh nhập Ngủ thiền. Cho nên cái ngồi nó không có phải là cái chỗ thiền, nhiều khi nó lại sai lệch đi, nó chưa đúng. Nhưng cái ngồi cũng là một cái tu thiền, nếu mà tu đúng. Còn bây giờ mình tu mình cứ gục lên, gục xuống thì cái đó là thiền gì? Hay hoặc ngồi đó mà loạn tưởng, nhớ cái này, nhớ cái kia, thì cái đó là thiền gì? Đó là không phải thiền.
Còn bây giờ người ta đi như vậy, mình cho là người ta không tu thiền thì cái đó sai. Ờ tu là phải vô chùa gõ mõ, tụng kinh, cái đó là trật nữa. Cái đó là chửi lộn với ông Phật, chứ tu cái gì? Lâu lâu Ông Phật ông làm thinh, Ông ngồi bằng xi măng, Ông ngồi đó, mình cứ réo tên “Nam Mô A Di Đà Phật” tức là chửi Ông chứ gì? Kêu tên Ổng, chửi Ổng. Nếu mà Ổng không bằng xi măng chắc là Ổng cũng không chịu nổi, buông chân xuống Ông cũng rầy dữ: “Sao mày cứ kêu tên tao hoài?”. Bây giờ thử hỏi đi mình ngồi đây, mà ai kêu tên mình có tức không? Cứ réo tên mình hoài không tức sao? Còn bây giờ Ông Phật ngồi đó, thí dụ Ông Phật Di Đà mà cứ: “Nam Mô A Di Đà Phật, Nam Mô A Di Đà Phật…”. Ông tức mình: “Tên tao sao mày cứ gọi hoài”. Đó là những cái sai, nó không có đúng đâu!
Cho nên ở đây phải thực hiện là làm sao cho Thân-Thọ-Tâm-Pháp của mình nó được thanh tịnh, nó không bị ác pháp, nó làm cho được giải thoát ngay đó, thì cái đó là cái đúng. Cho nên ở đây thì phải biết rằng tất cả những pháp của Phật đều là Thiền Định.
Khởi đầu tu tập Thiền Định là bắt đầu từ Định Tư Cụ. Định Tư Cụ tức là Tứ Chánh Cần.
(15:59) Các thầy thấy rất rõ. Bởi vì cái pháp này là pháp đầu tiên để mà chúng ta thực hiện Thiền Định. Mà Định Tư Cụ thì nó đã xác định cho chúng ta được ba cái định ở trên cái chỗ tu tập đó rồi. Mà quý vị đã được học và thực hiện trên Tứ Niệm Xứ, nghĩa là trên cái Định Tư Cụ này, là Tứ Chánh Cần này. Nó được thực hiện ở trên Tứ Niệm Xứ, chớ không phải bốn chỗ mà chúng ta tu tập. Thì lấy cái Định Tư Cụ này, đặt ở trên bốn chỗ đó để tu tập cho bốn cái chỗ này nó được thanh tịnh, tức là Thân-Thọ-Tâm-Pháp của chúng ta.
Cho nên Tứ Niệm Xứ là bốn lĩnh vực được quý vị thực hiện các loại Thiền Định trên đó, gồm có mười sáu loại định.
Nghĩa là Đạo Phật đâu có nói một cái thứ Thiền Định đâu, mà mười sáu cái loại định. Mà lấy bốn cái chỗ Thân-Thọ-Tâm-Pháp, mà gọi cái tên chung của nó là Tứ Niệm Xứ. Lấy bốn lĩnh vực này để chúng ta thực hiện mười sáu cái loại định ở trên đó. Để làm cho bốn chỗ này nó sạch sẽ, nó thanh tịnh, nó không còn ô nhiễm, nó không còn ác pháp nữa. Bốn cái chỗ này giải thoát là chúng ta giải thoát.
Chứ không phải là chúng ta tu cái vấn đề ngoài. Thí dụ như bây giờ niệm: “Nam Mô A Di Đà Phật” để cầu cho mình được vãng sanh Cực Lạc, thì cái đó là vấn đề ngoài rồi. Mà ngay cái thân này không có gột rửa cho sạch sẽ thì thử hỏi làm sao mà cho nó hết giận, hết hờn? Ngay cái tâm này mà không có gột cho nó sạch sẽ thì nó buồn phiền, lo lắng, sợ hãi, thương, ghét, giận hờn, đủ thứ. Cho nên Thân-Thọ-Tâm-Pháp là bốn chỗ để mà chúng ta tu tập làm cho nó không giận hờn, phiền não, không đau khổ nữa. Như cái thân của chúng ta nè, bị cái thọ nó làm cho cái thân chúng ta phải đau nhức cái chân, nhức cái đầu. Mà chúng ta không tu ở trên cái này, để khi mà cái thọ nó có đánh vào cái thân thì chúng ta không thấy đau đớn gì hết.
Thì cái đó là mới cụ thể để giải thoát được cái bệnh trên thân của chúng ta. Còn cái này chúng ta tu những bề ngoài. Ví dụ Niệm Phật nó có nhằm nhò gì ở trên thân này đâu? Cầu vãng sanh Cực Lạc thì nó có ăn thua gì? Còn bây giờ mình giữ Phật Tánh, thì Phật Tánh nó có nhằm nhò gì ở trên cái thân này đâu? Phật Tánh vô hình này kia, tôi kiến tánh thì thành Phật rồi, cần gì mà phải tu cái tâm này đâu?
(17:57) Do đó thì cuối cùng thì mình không giải thoát cái thân tâm của mình, mà ngay trên cái này, cái thân tâm mình đang khổ nè mà không có tu tập. Còn ở đây chúng ta ngay ở trên bốn cái chỗ đó gọi là Tứ Niệm Xứ, trên bốn chỗ đó để mà tu tập. Tu tập làm cho bốn chỗ đó nó không còn đau khổ, nó không còn chết chóc, nó không còn sinh tử luân hồi. Thì ngay bốn chỗ này là bốn chỗ chúng ta cần phải lấy các pháp, cần phải rèn luyện, cần phải làm cho nó sạch sẽ, làm cho nó không còn đau khổ nữa. Bốn chỗ này không còn đau khổ nữa thì chúng ta gọi là giải thoát.
Vì thế bốn lĩnh vực này rất quan trọng. Một con người ai cũng có bốn chỗ này.
Người nào, chúng ta cũng thấy là Thân-Thọ-Tâm-Pháp, phải không? Trong thân người, người nào cũng có bốn cái này hết, không có người nào là không có, ai cũng có hết.
Nhưng đối với người chưa tu tập, còn phàm phu thì bốn chỗ này là bốn chỗ ô nhiễm bất tịnh.
Nghĩa là tâm tham ăn, thân này ăn nè. Rồi tâm ham muốn cái này, cái nọ kia, nó ô nhiễm đủ thứ hết, mà nó bất tịnh, nó đủ cách hết. Cho nên Thân-Thọ-Tâm-Pháp của người phàm phu thì nó là bất tịnh. Nhưng mà đối với người mà tu tập thì Thân-Thọ-Tâm-Pháp của họ lần lượt nó mới thanh tịnh. Bốn chỗ này thường sanh khởi, vì nó bất tịnh đó, mà nó đem đến cho chúng ta nhiều cái đau khổ. Cho nên nói:
Bốn chỗ này thường sanh khởi mọi thứ đau khổ của kiếp người.
Nghĩa là nơi thân nè, nếu mà thân không bệnh thì chúng ta không thấy khổ, mà thân có bệnh chúng ta thấy khổ không? Khổ nè. Mà tâm chúng ta không bị ai chửi nè, mà nếu bị chửi chúng ta có thấy khổ không? Rồi tâm của chúng ta nó không có bình thường, nó không có gì hết, mà nó khởi nó thương, nó nhớ hay hoặc là cha mẹ nó bệnh đau, chết, nó khóc lóc bù lu, bù la bù lê thì thử hỏi nó có khổ không?
Đó! Rõ ràng là nơi bốn chỗ này nó thường sanh khởi những niệm đau khổ của kiếp người. Thì chúng ta biết được bốn cái chỗ đó như vậy, thì nó là Địa Ngục hay Thiên Đàng cũng nơi bốn chỗ này mà thôi. Cho nên bốn chỗ này mà không lìa xa ác pháp thì ngay đó là Địa Ngục cho kiếp người.
(19:57) Nghĩa là ác pháp là cái tâm khổ. Như mình sân là ác pháp, như mình tham là ác pháp, như mình ngu si là ác pháp, mình ham ăn, ham ngủ là ác pháp đó. Cho nên nếu mà mình không lìa các ác pháp này thì ngay đó là Địa Ngục của cái kiếp mình đó, luôn luôn lúc nào mình cũng khổ.
Còn nếu bốn chỗ này, Thân-Thọ-Tâm-Pháp này, mà chúng ta lìa xa ác pháp thì nơi đó là Niết Bàn. Chứ đâu cần đi tìm Niết Bàn ở chỗ nào? Nơi bốn chỗ này mà chúng ta lìa được ác pháp thì nơi đó là Niết Bàn. Chắc chắn ai cũng biết được cảnh giới Niết Bàn dễ dàng lắm, cụ thể lắm, nó rõ ràng. Không có ác pháp thì đó là Niết Bàn, có ác pháp thì nó là Địa Ngục, nó là đau khổ.
Tất cả các pháp môn Phật đều lấy bốn chỗ này thực hiện.
Nghĩa là cho nên luôn luôn pháp nào của Phật cũng ở trên bốn cái chỗ này để mà thực hiện. Cho nên tu tập, trau dồi, rèn luyện hay dứt bỏ đều ở trên bốn chỗ này. Bây giờ ví dụ như cái thân chúng ta nghiện thuốc, nghiện cà phê, nghiện thuốc phiện, nghiện rượu. Thì ở chỗ cái thân nghiện này, nó muốn uống rượu, nó muốn hút thuốc, nó muốn uống cà phê, nó thèm, nó khát nè. Thì do đó chúng ta phải nỗ lực, muốn làm cho nó thanh tịnh, không còn ham muốn đó nữa thì phải dứt bỏ, không có được uống rượu, không được hút thuốc, không được uống cà phê, không được hút á phiện.
Thì như vậy mình tự dứt bỏ mình, chứ không ai dứt bỏ cho mình được hết. Bởi vì cái này là do nhân quả mình đã tạo ra, thành thói quen, thành nghiệp thì mình phải chịu bỏ chịu lấy, chứ ai mà làm giúp cho mình được? Cho nên ở đây thì ngay từ ở trên cái chỗ Thân-Thọ-Tâm-Pháp này mà mình dứt bỏ, mình rèn luyện, mình trau dồi thì nó sẽ trở thành những thiện pháp, nó làm cho mình được giải thoát.
Chứ không phải ngoài cái chỗ này mà mình đi cầu khẩn, mình tu tập cái gì để cho nó giải thoát được, thì không bao có được. Mà phải ngay ở trên bốn cái chỗ này, gọi là Tứ Niệm Xứ. Cho nên chúng ta học Tứ Niệm Xứ, chúng ta phải hiểu được rành cái chỗ này. Chứ nếu mà học Tứ Niệm Xứ mà không rành thì chúng ta coi như là cái pháp Tứ Niệm Xứ, cho nên người ta nói Tứ Niệm Xứ là trái tim Thiền Định, gọi đặt cái tên vậy trúng không?
(21:56) Các Thầy thấy, đặt cái tên nó đâu có trúng, bởi vì nó là trái tim Thiền Định, mà thật sự ra ở đây mình làm cho nó thanh tịnh, chứ nó là trái tim cái thứ gì? Mà bao nhiêu thứ định mà đem đặt lên đây để mà tu nó, chứ đâu phải nó là cái nhịp tim của chúng ta để mà chúng ta thực hiện cái Thiền Định của Tứ Niệm Xứ này đâu!
Nếu mà nói như vậy thì Tứ Niệm Xứ là một loại Thiền Định để mà chúng ta để thực hiện các loại Thiền Định cao thiệt cao siêu của nó. Nó là cái gốc, nó là trái tim mà, cái nhịp tim, cái nhịp máu của chúng ta mà.
Nhưng mà nói như vậy không có nghĩa là đúng đâu. Bởi vì bốn cái chỗ này là bốn cái chỗ ô nhiễm của một con người phàm phu tục tử. Chúng ta muốn giải quyết cho nó thoát khỏi bốn cái chỗ ô nhiễm này, để cho nó được thanh tịnh thì chúng ta dùng các pháp Thiền Định khác, đem về đây để mà rèn luyện nó.
Cũng như bây giờ Thầy ví dụ để cho thấy, như cái nhà mình ở đây, cất lên bằng tầm vông, trúc tre. Nó xấu quá, nó không có đẹp đẽ. Cho nên từ đó mình mua những cái mành bằng nylon, mình trang trí cho những cửa sổ, rồi cửa cái để làm, hay hoặc là mua vài cái đèn như thế này để treo lên, để làm cho nó đẹp thêm cho nó coi nó được một chút, thí dụ vậy. Thì cái kia mình cũng phải đem những cái pháp khác để mà gột rửa, để làm cho nó sạch ra. Cũng như cái nhà mình bây giờ nó dơ, thì bắt đầu mình phải đem nước mình rửa cho nó sạch. Chứ cái nhà dơ, rồi mình lấy cái nhà dơ này mình làm cho nó nữa thì nó dơ nữa làm sao?
Cho nên ở đâu mình biết cái nơi này nó đang bị bụi bặm, dơ bẩn, ô nhiễm, không có sạch. Cho nên mình mới lấy cái bàn chải nè, mình mới lấy cái thùng nước nè, lấy xà bông, thuốc tẩy mình đem vô đây, mình mới tạt nước, mình rửa mình cọ cái chỗ này cho nó sạch. Thì cái chỗ này đang bị cọ rửa sạch mà gọi nó là Thiền Định thì Thầy thấy nó là Thiền Định gì? Có hiểu vậy thì mới biết được cái chỗ tu tập của chúng ta.
Chính thân-thọ-tâm-pháp của chúng ta nó đang ô nhiễm, nó đang tham mê, nó đang giận hờn, nó đang phiền não. Mà bây giờ nó đang nhiễm như vậy thì chúng ta phải lấy Định Niệm Hơi Thở, Định Chánh Niệm Tỉnh Giác, Tứ Chánh Cần, Định Vô Lậu, Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền để mà rửa nó, làm cho sạch ra đi.
(24:14) Nhờ các Thiền Định này mà làm cho nó sạch. Thí dụ như các Thiền Định này nó cũng như là cục xà bông, bàn chải, bàn chà, chúng ta chỉ còn ra công mà chà cái nền này làm cho nó sạch, vách này chà rửa cho nó sạch. Thì như vậy rõ ràng là bốn niệm xứ này nó có phải pháp để chúng ta tu đâu? Mà nó là nơi để mà chúng ta chùi rửa cho sạch, bởi vì nó đang dơ bẩn, nó đang ô nhiễm, có đúng không?
Thầy nói đây, quý thầy cứ suy ngẫm có phải không? Thân của quý thầy hiện bây giờ, nếu mà nói là tôi không ô nhiễm thì tức là thanh tịnh rồi. Mà thanh tịnh rồi thì cái thân quý thầy nó đâu có còn mà bẩn thỉu như thế này? Tức là nó đâu còn bất tịnh. Cho nên do vì vậy mình mới xét cái thân mình nó còn bẩn thỉu lắm, nó còn bất tịnh lắm. Cho nên mình phải còn gột rửa, mà còn gột rửa tức là còn tu. Cho nên phải lấy cái pháp mà để gột rửa nó, mà pháp còn gột rửa nó thì tức là tu. Cho nên ở đây không thể nói Tứ Niệm Xứ là pháp môn được, mà Tứ Niệm Xứ là bốn chỗ để chúng ta dùng các pháp môn khác để tu tập trên đó. Cho nên Thầy mới nói Tứ Niệm Xứ nó sẽ xác định được các loại thiền ở trên đó. Trước kia Thầy có tuyên bố những cái lời nói đó.
Hầu hết là người ta giảng về Tứ Niệm Xứ, người ta không lột trần được cái này. Dường như là Tứ Niệm Xứ là một cái pháp môn để tu, chứ không phải là thấy nó được, ở trên đó nó xác định được. Cho nên cái người mà giảng về Tứ Niệm Xứ, họ không xác định được các định ở trên Tứ Niệm Xứ.
Như “trên thân quán thân” nè, tu cái định gì? Họ không xác định được. Mà họ xác định được, thì họ mới biết rằng cái thân này nó đang dơ bẩn cái này nè, nó đang nhiễm ô cái này nè. Thì bắt đầu mình phải đem cái định này, tức là cái bàn chải nè, cái cục xà bông nè, đem đến đây rửa chỗ đó cho nó sạch.
(25:59) Thì nếu mà đem cái bàn chải, cái cục xà bông, rồi đem nước đến mà rửa nó thì cái đó nó gọi là cái tên gì? Rồi đem một cái vật khác để mà lau cho nó khô thì nó gọi là tên gì? Nó phải có cái tên. Ví dụ như “Trên thân quán thân” tu về nhân tướng thì nó là Định Vô Lậu, nó “ Khắc phục tham ưu”. Mà “Trên thân quán thân” tu về hành tướng ngoại, thì nó có cái tên Chánh Niệm Tỉnh Giác Định. “Trên thân quán thân” tu về hành tướng nội thì có tên là Định Niệm Hơi Thở. Rõ ràng nó xác định được cái định đem lại rửa sạch cho cái chỗ đó, cái chỗ đó đang bẩn thỉu đó thì chúng ta rửa cho nó sạch. Mà rửa cho nó sạch thì tức là nó phải có một cái tên của Thiền Định đó, của cái pháp môn đó, làm cho nó sạch. Thì như vậy gọi là chúng ta đã hiểu được Tứ Niệm Xứ. Còn nếu mà không thì chúng ta không hiểu Tứ Niệm Xứ.
Bởi vì hầu hết là từ xưa đến giờ, các thầy, quý Hòa thượng họ thuyết giảng từ Nam Tông cho đến Bắc Tông, mà thuyết giảng về Tứ Niệm Xứ thì họ đều thấy Tứ Niệm Xứ là pháp môn, chứ không phải Tứ Niệm Xứ là bốn chỗ để chúng ta đem các pháp đến tu tập.
Bây giờ ví dụ như một người mà họ lấy Tứ Niệm Xứ để niệm Phật, như Thầy dạy lấy thân mà niệm Phật, tức là cái thân này nó đang ô nhiễm, đang bẩn thỉu. Mà cái thân Phật kia nó sạch sẽ, nó thanh tịnh. Cho nên muốn cái thân này cho nó sạch sẽ, nó thanh tịnh như thân Phật, thì như vậy gọi là lấy thân niệm Phật. Lấy cái thân này niệm cái thân Phật, làm cái thân này nó giống như thân Phật. Cho nên vì vậy mà cái người niệm Phật là sẽ được giải thoát liền, cho nên gọi là Tứ Bất Hoại Tịnh. Cái bài pháp này Thầy đã giảng rồi.
Cho nên hôm nay để nói, để thấy rằng chúng ta bước vào Tứ Niệm Xứ, chúng ta phải hiểu rõ được cái vị trí nó đang bất tịnh, đang ô nhiễm mà chúng ta dùng các pháp khác để đến mà rửa, để chùi lau cho nó sạch, để mà quét dọn cho nó sạch bốn cái chỗ này. Mà bốn chỗ này sạch rồi, thì đó là giải thoát.
(28:01) Cho nên ở đây chúng ta thấy rất rõ, nếu bốn chỗ này mà lìa xa ác pháp như trong bài Tứ Chánh Cần, nếu mà chúng ta không lìa ác pháp thì ngay đó là Địa Ngục. Nghĩa là cái kiếp người mà của quý cô, cũng như là của quý thầy mà không lìa được ác pháp, thì ngay đó quý thầy có buồn rầu, giận hờn, phiền não, ham ăn, ham ngủ, ham vật chất, ham danh, ham lợi đủ thứ. Nó làm cho quý thầy lăng xăng, tức là khổ.
Trái lại các thầy lìa ác pháp, thì nơi đó là Niết Bàn. Tức là mình buông xả ra hết, không còn cái gì hết, thì đó là mình được giải thoát.
Tất cả các pháp môn của Đức Phật đều lấy bốn chỗ này thực hiện.
Lấy bốn chỗ này mà để thực hiện trên đó, “tu tập, trau dồi, rèn luyện và dứt bỏ”.
Bằng mọi cách làm sao bốn chỗ này xa lìa ác pháp và đoạn dứt tận gốc rễ của ác pháp, khiến cho bốn chỗ này được toàn thiện. Khi bốn chỗ này đã được toàn thiện.
Bằng mọi cách làm sao bốn chỗ này xa lìa ác pháp và đoạn dứt tận gốc rễ của ác pháp, khiến cho bốn chỗ này được toàn thiện. Khi bốn chỗ này đã được toàn thiện thì Đạo Phật gọi là thanh tịnh, gọi là giải thoát, gọi là Niết Bàn.
Toàn thiện là nghĩa là không còn một chút nào chút nào mà ác ở trong đó hết, không còn một chút xíu nào ác trong đó hết. Dù là một chút xíu như là một cái đầu cọng tóc của chúng ta, nó không còn một chút xíu nhỏ như vậy nữa. Hoặc là như một hạt bụi rất nhỏ nó không còn có trong đó, thì gọi là toàn thiện. Mà toàn thiện thì nó là thanh tịnh, nó là giải thoát, nó là Niết Bàn. Nghĩa là bốn chỗ đó phải đạt được tới chỗ mà toàn thiện.
Thì đạo Phật đâu có khó gì đâu, chúng ta thấy đâu có khó gì, mà chính cái chỗ này nó mới là Thiền Định.
Bởi vậy người tu theo Đạo Phật mà không biết rõ bốn lĩnh vực này, tu hoài bốn lĩnh vực này thì dù có tu ngàn kiếp cũng chẳng chấm dứt khổ đau và sinh tử luân hồi.
Nghĩa là mình tu hoài bốn chỗ này. Cho nên cái người mà xem nó là cái pháp môn để tu thì thử hỏi họ lấy Tứ Niệm Xứ này tu cái chỗ nào để họ được giải thoát? (29:59)
HẾT BĂNG