VẤN ĐẠO 06-CÁCH THỨC NHẬP BỐN THIỀN
VẤN ĐẠO 06-CÁCH THỨC NHẬP BỐN THIỀN
VẤN ĐẠO 06: CÁCH THỨC NHẬP BỐN THIỀN
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Thời lượng: [44:52]
Người nghe: Sư Tuệ Tĩnh, Sư Phước Nhẫn
Tên cũ: 03B-TamTuonTrao
Pháp âm: https://thuvienchonnhu.net/audios/van-dao-06-cach-thuc-nhap-bon-thien.mp3
1- SỰ VI TẾ CỦA SƠ THIỀN-TRẠNG THÁI TÂM ĐỊNH TRÊN THÂN
(00:06) Thầy nói thậm chí như trong thời gian mà mình độc cư, phải nhớ: Mình không tu gì hết thì mình không có pháp tu, thì mình chịu không nổi với sự tuôn trào của tâm. Nếu không có Định Vô Lậu, không có Định Niệm Hơi Thở, không có đi kinh hành thì mình chịu không nổi. Nó sẽ thay thế hai cái: loạn tưởng với hôn trầm. Hễ nó hết loạn tưởng thì nó bắt đầu nó hôn trầm. Nghĩa là mình sống một mình rồi mình sẽ biết cái đó. Mà mình có pháp tu: Định Niệm Hơi Thở nè, đi kinh hành nè, Định Vô Lậu nè, mỗi niệm nó lên đều tùy theo cái niệm đó mà mình quán vô lậu hay hoặc là mình nương vào hơi thở để cho nó đừng tuôn ra nữa. Hay hoặc là đi kinh hành để nó bớt tuôn ra nữa, để mình chịu đựng được cái thời gian mình sống độc cư ở trong thất.
Chừng nào mà hoàn toàn nó hết phóng dật, tức là nó không phóng ra nữa, cái đó gọi là tâm phóng dật. Còn tâm duyên cảnh nó khác, tâm này tự nó phóng ra, cho nên tâm phóng dật. Khi mà nó hết phóng dật rồi thì tự nó định lại; lúc bấy giờ chúng ta mới gọi là ly dục ly ác pháp. Nó định, nó định được là nó ly dục, nó mới nhập được Sơ Thiền của nó.
Sư Tuệ Tĩnh: Đó là tới Sơ Thiền…
Trưởng Lão: Ờ nó Sơ Thiền…
Sư Tuệ Tĩnh: Chứ không phải Sơ Thiền là mình ngồi nó định…
Trưởng Lão: Cái đó không có đâu, mình ngồi mình. Tới chừng nó định rồi, Thầy nói thực sự tới chừng nó định rồi, đi nó cũng ở trong hơi thở, không cần lưu ý bước chân đi. Nó định vô cái hơi thở của nó, định nội thân của nó, Thân Hành Nội của nó. Nó định vô cái hơi thở. Tới khi mà cái hơi thở mà nó yên lặng quá, đến khi mà cái nhịp tim đập nó cũng nghe, mà cái mạch máu nhảy nó cũng biết.
Đó, cái đó là cái Sơ Thiền của nó sâu rồi. Nghĩa là cái vi tế nhất là của Sơ Thiền là lúc bấy giờ nó nghe trong thân hoạt động của nó, ngay cả bộ óc rung động ở chỗ cái nhóm nào nó cũng biết cái nhóm ấy nữa. Nghĩa là bây giờ cái đầu của mình nó rung động ở chỗ nào mình không biết, mình chưa biết đâu, mình chỉ biết có hơi thở. Nhịp tim của mình, mình cũng chưa có nghe được đâu, phải không?
(02:11) Nhưng mà sau đó, mình vừa nghe được cái hơi thở, mà đến cái nhịp tim mình vừa nghe thì cái hơi thở mình không có lưu ý đến hơi thở, nó vi tế nó đi vô, nó đi nó trụ ở trong cái hành động thân của nó sâu rồi. Nó nghe nhịp tim đập. Rồi tới chừng đó nó không nghe nhịp tim đập nữa, nó nghe mạch máu nhảy. Mạch máu trong thân mình nhảy chỗ nào, chỗ nào nó nghe nhảy bịch, bịch, bịch chỗ đó vậy đó. Nó chạy, cái lưu thông cái mạch máu mà nó chạy chỗ nào nó nhảy bịch, bịch, nghe nó đi, đi…. Đó là cái hoạt động ở trong thân, cái mạch máu nó luân lưu. Còn mình bây giờ thì mình không nghe nó được đâu. Rồi sau cái nghe được cái mạch máu của mình nhảy rồi, thì bắt đầu nó nghe được cái bộ óc nó rung động. Nó đang hoạt động ở trên đó, mà nó rung động ở chỗ nào thì mình biết ở chỗ đó.
Ví dụ bây giờ con mắt mình nhìn cái cây đó thì mình thấy nó rung động ngay chỗ đó liền. Nó vi tế lắm, cái Sơ Thiền nó những cái đặc biệt lắm. Bởi vì hoàn toàn nó có tầm ý mà. Hễ mình lấy mắt mình, bởi vì mình còn tác ý mà, tác ý mình nhìn cái cây đó thì mình nghe chỗ đó nó rung động. Tức là cái tâm nó trụ, nó định vô chỗ đó, thấy được cái rung động đó.
Cái đầu của mình một lát nó rung chỗ này, một lát nó rung chỗ này. Mình ở được cái Sơ Thiền thấy nó rung. Người ta, cho nên hầu hết là người ta chưa có ai nhập Sơ Thiền, cho nên họ không biết. Chỉ có nói bậy bạ định gì đâu không à. Họ chưa biết cái… Cho nên khi nó định vô hơi thở rồi, mình đi nó cũng định vô hơi thở, mình ngồi nó cũng tự động nghe nó biết hơi thở. Không bao giờ nó lìa khỏi hơi thở, gọi là nó định trên thân nó rồi, tâm định trên thân. Cái Sơ Thiền, mục đích là mình đi vào cái chỗ ly dục ly ác pháp để cho nó định vô thân, cái tâm định.
Còn cái thân định thì nó phải trải qua ba cái giai đoạn định nữa là từ cái Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền, đó là nó trải qua ba cái đó nó mới thân định.
Nếu mà cái Tầm Tứ mà nó không diệt thì không thể nào mà tịnh chỉ hơi thở được. Mà cái Tưởng, cái ly Hỷ nó không ly được thì cái hơi thở không tịnh chỉ được, nó phải, bởi ba cái định này nó một loạt với nhau. Hễ cái này được, cái này được thì cái Tứ Thiền này mới được. Còn cái Nhị Thiền không được thì Tứ Thiền cũng không được. Tịnh chỉ hơi thở ngang xương cũng không được. Mà cái Tam Thiền không ly Hỷ được thì cái Tứ Thiền cũng không làm được, ba cái này nó một lượt.
(04:23) Còn cái này nó do ly mà có, cho nên cái này nó thuộc Giới, nó rất khó. Còn cái này thuộc Định, cái nhóm này nhóm thuộc Định. Còn cái Tuệ của Tam Minh nó khác. Giới, Định, Tuệ mà, nó khác nó phân rõ. Cho nên nói khi mà diệt Tầm Tứ thì mới Định sanh Hỷ Lạc. Còn hồi nãy do ly dục sanh Hỷ Lạc, nó khác, nó không giống.
Bắt đầu Nhị Thiền nó mới Định sanh Hỷ lạc, còn cái Sơ Thiền nó chỉ do ly dục sanh Hỷ Lạc.
Sư Phước Nhẫn: Cách đây khoảng bốn, năm năm lúc con vô ngồi thiền, khoảng năm phút tự nhiên tim nó đập rất mạnh. Hồi đầu không có nghe, mà vô ngồi năm phút sau nghe phình, phình… Nghe rõ thật rõ, con giật mình không biết tại sao, mọi lần mình ngồi đâu có, sao bây giờ tự nhiên ngồi thời nào cũng nghe hết. Con trình thiền sư thì thiền sư nói “tiến bộ”. Ủa, bộ mình bệnh tim hay sao mà nghe nó “tiến bộ”? Nói vậy chứ hồi đó hằng ngày ngồi có nghe tim đập đâu, vô đây ngồi nghe tim đập là tiến bộ đó chứ. Con cũng không biết làm sao, con xin hỏi Thầy đây là tình trạng Tưởng hay là cái gì, lúc đó con đâu có Sơ Thiền hay cái gì đâu?
Trưởng Lão: Cái đó là Tưởng, bị Tưởng. Bởi vì trong khi Tưởng nó cũng thể hiện ra những cái điều kiện trong nội thân của mình nó có. Cho nên mình chưa có ly dục ly ác pháp mà tại sao có những cái này? Là Tưởng.
Sư Tuệ Tĩnh: Mình không nghĩ gì, tự nhiên nó nhảy à.
Trưởng Lão: Nó nhảy, mình không có tưởng ra, nhưng mà cái trạng thái Tưởng nó hoạt động ra, hiểu không? Bây giờ mình xét nè mình chưa ly dục ly ác pháp, giới luật mình chưa nghiêm chỉnh, mà tại sao nó lại có những cái này? Thì cái này là nó không phải là chính của cái Tâm Định đâu, mà chính Tưởng Định.
(06:10) Tưởng Định nó cũng làm cho mình thấy, nhưng mà nó là Tưởng. Bởi vì tâm mình chưa ly dục ly ác pháp. Bởi vì cái Ly dục - Ly ác nó pháp thuộc về Giới rồi. Mà Giới chưa thanh tịnh, mà sao lại có những cái trạng thái này thì mình đâm nghi. Vì vậy mà có khi được, có khi mất. Còn mình ly dục ly ác pháp thì nó được hoài. Bởi vì mình chủ động rồi.
Còn cái này, cũng như Sư có thời gian Sư thấy vậy, còn có thời gian Sư không thấy, cái đó thuộc về Tưởng. Cho nên mình xét rõ, cứ xét ngay cái Giới không thanh tịnh mà sao được cái này thì phải nói là Tưởng.
2- GIỚI LUẬT THANH TỊNH LÀ THƯỚC ĐO CHÁNH THIỀN ĐỊNH
(06:41) Cho nên nó dễ lắm, đạo Phật nó dễ, nó có cái chuẩn hết. Thành ra mình cứ căn cứ vào được cái chuẩn đó thì mình biết được cái tu sai, tu đúng của mình. Mà mình không, bỏ giới luật rồi thì mình thấy, mình biết, tức là cây thước mà đo đó, mình không có cây thước đo.
Cũng như bây giờ mình muốn biết một vị Thiền sư đó tu chứng hay không, là mình lấy cây thước của Giới Luật mình đo thì mình biết ông đó là người tu đúng Phật giáo hay là không đúng. Mặc dù ông có thần thông, nhưng mà giới luật không đúng thì mình biết rằng ông này không phải. Mặc dù ông mang danh từ là Lạt Ma Phật giáo Tây Tạng, hay là Thiền tông Phật giáo Đại thừa gì đó, nhưng mà mình thấy ông giới luật không đúng là mình biết rằng ông này ngoại đạo, không phải Phật giáo.
Bởi vì Phật giáo là Giới Luật, “Giới Luật còn là Phật giáo còn”. Giới Luật còn tức là ông tu đúng, là Phật pháp còn. Cái câu nói đó có nghĩa là ông giữ gìn giới luật đúng thì Phật pháp còn là tại vì giới luật đó, ông còn ông giữ được, thì đó là Phật pháp còn. Mà giờ ông không giữ được thì Phật pháp trong ông không còn. Ông nói gì thì nói chứ ông không còn.
Cái nghĩa của nó như vậy, chứ không có nghĩa là Giới Luật còn là Phật giáo có chùa có này kia, người ta tu theo nhiều. Không phải. Mà cái nghĩa của Phật muốn nói là nếu mà ông giữ được Giới Luật thì Phật pháp trong ông còn, mà ông không giữ được Giới Luật thì Phật pháp trong ông không có. Không có thì tức là ông ngoại đạo. Ý ông Phật muốn nói vậy, tại chúng ta không suy ra cho kỹ. Chúng ta nghe nói thì như một lời thường, Phật nói như đúng như vậy. Phật giáo không có nhìn nó một cái hình tướng của nó. Hình tướng của nó như chùa này, tu sĩ đông này, hàng ngàn người…
(08:25) Mà Phật giáo nhìn ở chỗ Giới Luật để nhận xét đoán nó là người tu đúng hay sai. Có vậy thôi, Phật giáo còn hay mất là ở chỗ Giới Luật. Mà cái người mà… Cho nên khi đức Phật mà di chúc thì mới nói: "Khi mà Ta nhập diệt, thì các vị Tỳ kheo hãy lấy Giới Luật và Giáo Pháp Ta làm chỗ nương tựa vững chắc mà tu hành, lấy chỗ đó mà làm Thầy mình, đừng có nương ai hết".
Thì rõ ràng là khi mà Giới Luật còn thì ông Thầy ổng sẽ dạy mình đi vào đúng chỗ ly dục ly ác pháp thì Sơ Thiền có. Mà Sơ Thiền rồi thì Nhị Thiền, Tam Thiền, đâu phải là chuyện khó đâu, phải không? Mà Giới Luật nó là thầy mình thì nó sẽ hướng dẫn mình đi đúng vào những cái Thiền Định đúng. Mà Giới Luật không đúng rồi thì không có làm sao mà hướng dẫn mình đi đúng lối được. Cho nên lấy ông thầy Giới Luật mà làm Thầy mình thì chắc chắn là đúng. Bao nhiêu Giới Luật của Phật giữ gìn nghiêm chỉnh, cách thức tu hành để tu sao cho đạt được Giới.
Mà hễ đạt được Giới thanh tịnh thì tức là tâm thanh tịnh. Tâm thanh tịnh thì nhập Sơ Thiền, tức là ly dục ly ác pháp. Nó đơn giản như vậy, chứ đâu có khó gì đâu. Mà chính mà khi mà mình tu tập mà mình dùng Pháp Như Lý Tác Ý mà cái tâm mình thanh tịnh được rồi thì cái pháp này nó sẽ sử dụng các định, nhập vô các Định, chứ không phải mình ngồi Thiền mà nhập Định được. Mình ngồi lại, mình ra lệnh nó vô, chứ không còn nữa… Bởi vì mình hồi đó mình muốn ly được nó, ly được tâm dục và ác pháp thì lúc bấy giờ cũng nhờ nó mà tác ý mà ly. Còn mình sống đúng Giới Luật là mình bắt buộc mình phải sống trong cái khuôn khổ đó để mà bắt buộc nó phải theo đó mà nó làm. Cái Pháp Hướng, tác ý, hướng tâm là bắt buộc nó phải theo đúng cái Giới Luật đó mà nó sống cho đúng.
(10:12) Cho nên hướng để cho nó sống, chứ không có gò bó ép buộc nó. Mà hướng cho nó bây giờ nó sống nó thích thú như vậy, đó là giải thoát của nó. Cho nên nó mới có giải thoát, còn nếu không mình bắt buộc mình sống trong Giới Luật một thời gian mà không có pháp tu rồi thì nó đổ vỡ hết. Cột nó không được đâu, nó sẽ bung ra, nó sẽ lén lút.
Bởi vì có một lúc mà Thầy đi bên Khất Sĩ, bên chư Tăng Khất Sĩ của tổ sư Minh Đăng Quang, Thầy đi với một số Khất Sĩ. Khi ở Chơn Không ra rồi, Thầy đi với hai vị Khất Sĩ. Qua bên đó coi thử coi cách thức người ta tu như thế nào, Giới Luật? Thật sự ra Thầy biết rằng họ hình thức, họ giữ Giới mà bên trong họ phạm. Thầy đến ở Sóc Trăng, đến ở sóc Sải, sóc Thôm, vô mấy cái Tịnh Xá của chư Tăng. Họ thì ăn một bữa, nhưng mà ban đêm nó nấu họ ăn thêm. Trời! Mấy sư mới vô đó, Thầy mới nói thiệt ra, Thầy nói nó đau lòng lắm, nhưng mà cái hình thức thiệt là gạt Phật tử, đúng. Là ban ngày thì làm cho thanh tịnh thật sự đúng cách, là đi xin đồ này kia, rồi đứng ôm bình bát. Thầy cũng ôm bình bát, nhưng mà tối đó thì mấy ông sai đệ tử riêng của mình đi mua này kia về nấu nướng rồi ăn tối như vậy. Rõ ràng là Thầy thấy thiệt là tệ, quá tệ. Thà là như bên Bắc tông nó ăn mấy bữa cũng được, mà người ta nói lên, không có làm cái xấu đó. Còn cái này cũng mang cái hình thức, che đậy như vậy mà bên trong làm chuyện tồi tệ quá.
Thầy không chấp nhận, Thầy bỏ đi liền. Chứ Thầy đến, tính khi mà rời khỏi Hòa thượng Thanh Từ thì Thầy thấy ở bên Khất Sĩ giới luật nghiêm chỉnh vì ngày ăn một bữa, sống đi xin ăn, thấy cái hạnh quá cao đẹp, cho nên Thầy đi qua đó. Mình đi qua đó, Thầy đi một vòng tới mấy cái Tịnh Xá hết rồi, Thầy thấy cái hình thức thôi, nó không có gì hơn. Thôi Thầy rời khỏi. Không biết là hồi đó mà Tổ Sư Minh Đăng Quang thì sao không biết, nhưng mà tại quý sư nhiều khi làm tội lỗi lớn quá, chỉ có hình thức che đậy. Thôi Thầy bỏ bên Khất Sĩ, Thầy không đi nữa, Thầy về tự tu thôi.
(12:20) Sư Tuệ Tĩnh: Từ đó Thầy mới về, Thầy mới lập ở đây?
Trưởng Lão: Mới lập ở đây, Thầy đi một thời gian rồi mới về đây mới cất cái thất ở đây tu.
Sư Tuệ Tĩnh: Rồi chừng đó Thầy mới nhập được bảy ngày thưa Thẩy?
Trưởng Lão: Ờ, trong cái thời gian mà ở đây suốt chín năm trời. Cái năm mà bước qua năm thứ mười thì mới có nhập được. Nhập được là trở về với cái Pháp Hướng. Nói chung là tâm mình nó cũng quyết tu, nó cũng nhuần nhã, nỗ lực trong chín năm trời ở trong thất mà tu pháp Tri Vọng của Hòa thượng. Chứ giờ đâu còn biết pháp gì nữa tu, chỉ có một pháp đó thôi.
Rồi tu như vậy, nhờ vậy, nhưng mà có điều kiện là nó sanh Tưởng quá nhiều, vì nó thần thông, phép tắc gì, nó đủ thứ, đủ loại. Thậm chí như nó có những cái trực giác, nó biết được ruột gan người ta nữa, nó hay lắm. Có lúc nó muốn làm thầy bói nữa, nó đi ra nó nói cái chuyện… Thành ra thấy nó kỳ lạ.
Nếu cuối cùng là Thầy bỏ hết, Thầy đi vào trong con đường Giới và vì vậy mà nó nhớ. Quý sư bây giờ nếu mà cảm thấy mình nó chưa có chủ động điều khiển từng bước một thì hãy trở lại điều khiển từng bước. Chứ đừng có để mà tu lềnh lềnh thì không được, nó sẽ dập chết mất đấy.
3- TẬP TỈNH THỨC - LÀM CHỦ TÂM BẰNG PHÁP HƯỚNG
(13:29) Mình phải làm chủ, ngồi một phút, phải làm chủ một phút. Tức là mình vô đó thì mình hướng tâm, mình nhắc rồi thì tâm mình nó sẽ, cái khoảng thời gian mà một phút cái tâm nó dễ làm chủ lắm. Rồi từng đó mình tu tập, từng đó thì mình cứ dùng cái Pháp Hướng mình nhắc để cho tâm mình nó tập trung, nó gom vô cái hơi thở. Nó gom được rồi thì mình tăng dần, tăng dần lên. Chừng, Thầy nói chừng mười phút thôi, năm phút, mười phút là mình hướng tâm được, không cần tu dài hơn nữa. Nghĩa là cái tâm yên tịnh được thì mình hướng, mình xả được rồi.
(14:01) Chừng năm phút, mười phút là hai cái khoảng thời gian đó là được chứ không đợi đến ba mươi phút. Thì Thầy nghĩ rằng con người chúng ta tu tập mà để cho chúng ta được nhận thức yên lặng được, thân tâm trong mười phút nó yên lặng được, năm phút yên lặng được. Còn một hai phút đầu nó lao chao lắm, thì chưa được. Nhưng mà nó được chừng năm phút, mười phút là được rồi.
Thì lúc bấy giờ mình thấy mình không có dụng công nhiều, mà mình chỉ hướng tâm cái thấy nó vô, hơi thở ra vô, ra vô nhẹ nhàng đều đều. Khi mà cái hơi thở nó nhịp nhịp với cái tâm nó bám, thì hơi thở nó tự động nó thở đều đều, đều đều, tự nó. Còn bây giờ mình cứ hít thở thì mình không nhận ra cái sự đều đặn của hơi thở. Còn hễ nó bám thì tức là nó đều, đều. Tự nó cái hơi thở nó nhịp nhịp theo cái tâm của mình nó theo, theo, nó nương theo, nó không có rời ra. Thì lúc bấy giờ là cứ dùng Pháp Hướng đừng để cho nó vô lặng thôi, đừng có để sanh Tưởng thôi. Thì mình cứ dùng Pháp Hướng, thì lúc bấy giờ hiệu quả. Nội bao nhiêu đó tu một thời gian sau mình sẽ có kết quả.
Sư Phước Nhẫn: Mình phải bao lâu mới vô được cái đó thưa Thầy? Bây giờ mình điều khiển hơi thở cho nó quen đi. Khoảng bao lâu mình mới theo dõi hơi thở được?
Trưởng Lão: Bây giờ mình điều khiển cho nó gom, thì bắt đầu từ mình tu một phút, mình xả, mình nghỉ. Mình nghỉ rồi, mình mới đi kinh hành. Đi kinh hành tập cho nó tỉnh thức ở trong cái bước đi của mình, đặng cho nó quen, nó cũng tập trung thôi, chứ không có gì hết. Nhưng mà mình không cho tạp niệm, mỗi tạp niệm xen vô là mình gạt ra liền.
Mình gạt, đừng có để mình quán xét. Bởi vì người ta tu rồi người ta quán xét người ta xả. Còn mình người mới tu, đây là Tỉnh Thức thôi. Mới tập tỉnh thức, chứ đừng ở trong Chánh Niệm. Mình bỏ cái Chánh Niệm của mình ra đi, mà mình lấy cái Tỉnh Thức thôi, bởi vì mình tập từng phần. Chứ bây giờ Chánh Niệm Tỉnh Giác, cái Tỉnh Giác của mình thì mình chưa có mà mình lo mình ở trong Chánh Niệm thì không được. Mình phải ở trong cái Tỉnh Giác. Bây giờ mình tập Tỉnh Giác, thì mình lấy hơi thở, lấy hành động thân, thân nội, thân ngoại mình tập.
(15:55) Thì mình tập, thí dụ như bây giờ mình tập đi kinh hành cũng trong một phút, chứ đừng tập nhiều. Mình tập nhiều nó sẽ đi, vừa đi vừa loạn ở trong đó, không có được. Mình phải chủ động ở trong thời gian ngắn nhất là một phút. Còn nếu mà một phút mình chưa có làm chủ được, một phút coi vậy chứ nó cũng dài lắm, chứ không phải dễ đâu, thời gian coi vậy chứ mà cũng dài lắm.
Nếu mình chưa làm chủ được một phút thì ít ra mình cũng phải làm chủ năm hơi thở. Lúc bây giờ phải đếm hơi thở để căn cứ trong hơi thở để làm chủ. Tập dần đi lên, chứ không thể nào mà mình tu mà… Nhiều khi mình tu dài quá, thời gian dài quá rồi nó bữa thì được, bữa thì không, lộn xộn, nó mất cái sự làm chủ của mình. Còn cái này, phải ngồi vô là mày phải làm chủ, quyết định! Tức là mình phải ra lệnh mình như vậy. “Không tu thì thôi, hễ tu là phải làm chủ”. Mình ra lệnh vậy. Thì bắt đầu hít thở, là tập trung, hết sức nhiệt tâm với nó, chứ không phải tu chơi chơi đâu.
Bắt đầu hễ mình nhiệt tâm vậy thì bắt đầu nó, hễ khi nhiệt tâm mà nó gom được rồi thì nó bắt đầu nó an tịnh liền. Nó gom chưa được, nó không an tịnh; mà nó gom được nó an tịnh. Mà mình điều khiển như vậy, mình nhiệt tâm như vậy, thì hễ mình không chú ý nó thôi, chú ý nó là yên tịnh.
Cho nên tiếc là những người mà tu tập lâu, họ có cái sự chú ý yên tịnh được. Họ tập trung, họ gom vô cái được liền. Nhưng mà gom được liền thì lại rơi vào Định Tưởng. Tội cái chỗ đó, là tại vì họ đã kéo dài cái thời gian gom được lâu, rồi họ ngồi kéo dài cái thời gian ở trong đó, cho đến khi mà hỷ lạc nhồi họ bằng cách bồng lên, bồng xuống, thân họ lúc lắc đủ cách hết. Nhưng mà họ tưởng đó là cái thiền pháp, cái định pháp nó hiện tướng ra như vậy, chứ sự thật ra nó trật rồi. (17:32)
Thay vì cứ yên lặng, vừa thấy thân tâm yên lặng thì hướng tâm xả. Mà hướng tâm xả thì nó không rơi trong này được, vì nó động rồi. Mình Như Lý Tác Ý thì nó cứ yên lặng để mà tác ý Như Lý Tác Ý, tức là Chánh Niệm chúng ta có để mà chúng ta ly dục ly ác pháp rồi. Chánh Niệm của chúng ta bây giờ nó kèm vô với, nó câu hữu đó. Cho nên cái Định Chánh Niệm Tỉnh Giác là nó hai cái: cái Tỉnh Giác với cái Chánh Niệm, nó câu hữu với nhau lại, để nó kết hợp với nhau lại.
(18:04) Trong cái Định Niệm Hơi Thở thì Phật kết hợp cái Pháp Như Lý Tác Ý với cái hơi thở, nó rõ ràng ở trong đó. Nhưng mà nói về Thân Hành Niệm, mà đi kinh hành Phật không nhắc. Nhưng mà chúng ta biết rằng cái Tỉnh Thức này cũng phải dùng cái Chánh Niệm này. Lúc nào chúng ta cũng dùng đúng pháp thì nó mới khắc phục để mà ly tham, ly sân, ly si.
Thì mình phải thấy được cái kết quả của Thầy. Thầy nói bây giờ cứ, mình đừng có hiểu lung tung nhiều, mà ngay bây giờ là tập trung làm sao làm chủ được một phút. Mục đích của mình làm chủ được một phút, gom tâm được một phút.
Bây giờ cứ để đồng hồ đó đi, cho cái đồng hồ để đó. Bắt đầu bây giờ cái kim nó chỉ số mười hai, kim phút, kim dài nó chỉ số mười hai. "Bây giờ mày phải tu một phút". Dặn nó vậy rồi, cái thấy cây kim nó chỉ số mười hai, rồi bắt đầu hít thở. Cứ đếm hay hoặc là mình cứ để tự nhiên hít thở. "Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”, nhắc vậy. Rồi bắt đầu nó chỉ lại đúng số mười hai, xả nghỉ, "Tao tập, tao làm chủ".
Sư Tuệ Tĩnh: Dầu mình có định thêm, nó có yên lặng thêm cũng nghỉ luôn?
Trưởng Lão: Cũng nghỉ luôn, nghĩa là làm chủ một thời gian nhắn thôi.
(19:22) Có gì không con? vậy hả… ờ… ờ, con cho ở đỡ nhà khách, nhà khách có ai ở không? Con cho ở nhà khách đi, rồi lát nữa Thầy ra Thầy tiếp (19:50)
Thì cứ tập như vậy đi, thí dụ như trong vòng cho một tuần lễ, mà lúc nào mình cũng làm chủ được hết. Mình muốn là được, muốn là được, thì gặp Thầy, Thầy dạy tới cho.
(20:06) Sư Tuệ Tĩnh: Dạ
Trưởng Lão: Nó chắc ăn à, bởi vì ở gần bên Thầy rồi. Mà từ cái bước căn bản này tới chừng đó nó sẽ đi nhanh lắm, thời gian thu ngắn lại.
Sư Tuệ Tĩnh: Còn mình ngồi lâu mà không có kết quả gì hết thì cũng mất công
Sư Phước Nhẫn: Như vậy là mình tập điều khiển chứ chưa phải theo dõi hả Thầy?
Trưởng Lão: Chưa, chưa theo dõi, tập điều khiển thôi.
Sư Phước Nhẫn: Rồi mình bỏ ra, mình ngồi chơi, vọng niệm mạnh quá thì mình đi kinh hành…
Trưởng Lão: Đi kinh hành, nhớ vậy đúng rồi đó.
Sư Phước Nhẫn: Hết vọng niệm trở lại ngồi. Trong lúc đi kinh hành có vọng niệm thì mình cúp nó thôi?
Trưởng Lão: Cúp, xả nó.
Sư Phước Nhẫn: Khỏi tu Định Vô Lậu.
Sư Tuệ Tĩnh: Mình xả, mình nghỉ, mình xả kêu là gì? Dạ, kêu bằng thư giãn.
Sư Phước Nhẫn: Không có xài Chánh Niệm.
Trưởng Lão: Không có xài Chánh Niệm.
Sư Phước Nhẫn: Chỉ Tỉnh Giác thôi.
Sư Tuệ Tĩnh: Bắt đầu tập lại từ đầu đi Thầy.
Trưởng lão: Bắt đầu, từng phần, từng phần đặng cho mình nó từ đó mình căn bản lại. Mình thấy có căn bản này rồi, bắt đầu mình câu hữu, kết hợp lại thì nó mới được. Chứ bây giờ mình kết hợp một cách lềnh lềnh như vậy thì không được. Dậm chân mất.
Sư Tuệ Tĩnh: Dạ, thấy nó lu bu quá.
Sư Phước Nhẫn: Mấy hôm rày mình tập thấy có kết quả, con làm mười hơi thở thư coi, thấy mười hơi thở nó êm, không có sao.
Bởi vì trong sách có nói, sách An Ban Thủ Ý, tập mười hơi thở, cách đây mấy bữa con tập thử mười hơi thở, con thấy không có vọng niệm. Nhưng mà giờ để đồng hồ một phút thì coi nó ra sao, mười hơi thở đâu được một phút.
Trưởng lão: Đâu được, chưa được. Cho nên mình tu một phút đi, mình ráng thêm, một phút thôi. Chứ thực sự ra nếu mà một phút mình còn vọng niệm thì mình tu chỉ năm hơi thở hay là mười hơi thở thôi, chứ không có được hơn.
Phải lấy cái thời gian tiêu chuẩn ngắn nhất cái sức của mình, tức là đặc tướng của mình.
Hồi xưa mà Thầy lên Chơn Không Thầy tu, là Thầy có một cái sức nhiếp tâm nó cực kỳ là hơn người ta hết, mới vô tu mà ngồi ba mươi phút không vọng tưởng. Nghĩa là Thầy nương hơi thở, hơi thở ra, hơi thở vô, không vọng tưởng.
(22:04) Bởi vì hồi mà ở chùa, Thầy ở chùa bên Tịnh Độ, quý thầy đã dạy Niệm Phật, Thầy đã niệm Phật dữ tợn lắm, cho nên nó cũng được nhất tâm đó, chứ không phải không. Cho nên khi mà qua Thiền, nương vào hơi thở thấy nó cũng nhất tâm dễ dàng lắm. Như vậy là rõ ràng nó cũng có cái căn bản chỗ đó, mà có thể mình dùng Pháp Hướng sau này nó tiện lắm. Bây giờ mình không được cái chỗ này thì mình phải tập cho được chỗ này.
Thì quý Sư bây giờ mình thấy mình, mình biết mình chứ, mình không có nên mà che đậy nó. Mình phải biết mình ở chỗ nào, cái đặc tướng của mình ở chỗ nào. Đối với cái pháp này thì mình sẽ mười hơi thở, hay là hai mươi hơi thở, hay là một phút, hai phút, ba phút, mình phải biết rõ cái sức của mình. Chứ còn mình quá sức thì coi như bữa được, bữa không, thì cái đó quá rồi. Có khi nó được, có khi nó ba mươi phút không có vọng tưởng, có khi thì vô năm hơi thở nó cũng có vọng tưởng, thì cái chuyện đó là mình không làm chủ rồi.
Mà cái mục đích mình tu tập là tập làm chủ, chứ không phải là tập như vậy. Tập làm chủ, nó phải được, luôn luôn được.
Sư Phước Nhẫn: Trong thời gian này con có được đọc cuốn Đường Về Xứ Phật của Thầy, hay là nghỉ đọc luôn?
Trưởng Lão: Không, theo Thầy thiết nghĩ cứ hỏi Thầy tu thôi, hơn là đọc. Bởi vì mình đọc nó không bằng cái mình hỏi trực tiếp qua cái chỗ tu. Mà cái chỗ tu người ta dạy cho mình có căn bản đi từng bước, từng bước. Còn cái mình đọc trong đó là mình hiểu tổng quát, nó mênh mông đủ thứ. Coi như là mình thấy cái nào nó cũng tu được hết, nó lộn xộn ở trong đầu của mình, rồi không biết… Đọc rồi, thật sự mình đọc bộ sách rồi mình không biết mình tu cái gì? Cái nào mình thấy nó cũng hay, cũng được hết, không biết tu cái gì? Còn trái lại bây giờ có người Thiện Hữu Tri Thức, người ta dạy mình thì mình cứ bắt đầu cái gì người ta dạy mình thì mình làm cái nấy thôi. Mình chẳng biết cái bước đi tới nó sẽ như thế nào, mình chỉ tin tưởng người đó dẫn mình đi.
Sư Tuệ Tĩnh: Mình chỉ biết ông dẫn mình đi, mình chỉ biết ông dạy tới đây thì biết tới đây thôi.
(23:58) Trưởng lão: Tới đây thôi, mình cứ làm cái này cho được cái này rồi thì người ta dạy tới, dạy tới, dạy tới… Thì cái đó là sẽ tiến lắm. Chứ còn mình biết mênh mông rồi tới chừng đó thôi, nó khó lắm.
4- DIỆT THỌ TƯỞNG ĐỊNH-DIỆT TẬN ĐỊNH
(24:08) Sư Phước Nhẫn: Hôm rày con đọc cuốn Đường Về Xứ Phật, cuốn VII của Thầy đó, có mấy cái thắc mắc về Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền, bữa nay tính hỏi… Thôi.
Bây giờ hỏi Tam Thiền còn Tầm Tứ hay không? Trong Tam Thiền mười tám loại Hỷ Tưởng là mười tám loại Hỷ Tưởng gì? Thêm cái nữa lúc tịnh chỉ hơi thở thì mình đâu có biết gì, mà muốn biết thì phải hướng, thí dụ cái thân này nó mất đi thì mình dùng chỗ nào mà hướng được? Bộ não cũng chết queo rồi thì làm sao mà hướng? Con có nhiều cái thắc mắc lắc nhắc như vậy.
Trưởng Lão: Thật sự ra thì bây giờ thắc mắc cái đó là mình thắc mắc cái ngoài cái sức của mình, để mình hiểu chơi, chứ không thực tế.
Bởi vì thực sự ra cái hơi thở là nó thuộc về thân hành, mà diệt Tầm Tứ của mình nó thuộc về khẩu hành. Còn mình nhập tới Diệt Thọ Tưởng Định hay Diệt Tận Định thì nó là ý hành. Ý hành nó thuộc về bộ óc, còn cái thân hành nó chỉ hơi thở thôi. Cho nên trong khi hơi thở tịnh chỉ, chứ cái bộ óc của mình chưa tịnh chỉ, cho nên mình không như người chết.
Vậy mà nhập Diệt Thọ Tưởng Định, ý hành nó ngưng, mà người ta không diệt cái thân được, nó không hoại diệt được đâu, nó sẽ có cái từ trường của cái định đó, nó sẽ bảo vệ cái thân. Nó cũng giống như người chết vậy, nó toàn bộ, nó ngưng hoạt động hết mà. Nhưng mà nó có cái từ trường riêng của cái định đó.
Còn cái Tứ Thiền thì nó không có cái từ trường riêng của nó, cho nên nó còn cái bộ óc hoạt động, vì vậy mà chúng ta hướng tâm.
Sư Phước Nhẫn: Còn trạng thái Diệt Thọ Tưởng Định không có hướng tâm luôn?
Trưởng Lão: Không có hướng tâm à.
Sư Phước Nhẫn: Coi như số không…
Trưởng Lão: Nó số không hoàn toàn, bởi vì cái hoạt động của bộ não không còn, ý căn không có. Cái ý căn mình là cái bộ óc của mình, bộ não.
Có người nói ý căn là cái tâm, cái tim của mình là trật. Cho nên nhãn căn là con mắt, phải không? Ý căn là bộ não, nhĩ căn là lỗ mũi, thiệt căn là cái lưỡi của mình, thân căn là cái thân của mình. Nhưng mà cái ý căn là cái bộ não, quan trọng là chỗ ý căn.
(26:05) Sư Phước Nhẫn: Diệt Thọ Tưởng Định là coi như không còn gì hết, không có đi tái sanh gì luôn?
Trưởng Lão: Không còn gì hết… Nó coi như tiêu luôn…
Sư Phước Nhẫn: Mất luôn, cũng như con đọc mấy cuốn sách nói mấy cái xác trong cái bọng cây, người dân họ đốt làm củi, họ nhìn thấy ông đó ló ra, ông tỉnh dậy, người ta mới hỏi ổng… Người đó, người đó làm sao, kể như mấy đời rồi, ổng cũng nhập cả trăm, hai trăm năm gì đó…
Trưởng Lão: Diệt Thọ Tưởng Định nó đó, đốt không cháy à.
Sư Tuệ Tĩnh: Hỏi lại câu chuyện thì mấy ông già kể lại cái ông đó, ông đó hồi xưa, cách đây mấy đời rồi. Ủa sao vậy… Mấy trăm năm chứ ít đâu…
Trưởng Lão: Nó đâu phải ít đâu, cả ngàn năm nó cũng. Đốt không cháy, đâm không lủng. Cái Diệt Thọ Tưởng Định nó có cái từ trường nó bảo vệ cái thân nó dữ lắm, không ai làm gì được nó hết.
Sư Phước Nhẫn: Thành ra còn ở đó chứ không đi đâu hết trơn.
Phật tử 3: Còn ở đó, nó không đi đâu, nó không mất, không hoại diệt nó được…
Sư Tuệ Tĩnh: Nhưng mà không được vào Niết Bàn.
Trưởng Lão: Nó không vào Niết Bàn, nó ở trong cái trạng thái…
Sư Tuệ Tĩnh: Đâu có làm cái gì đâu, không làm được cái gì…
Trưởng Lão: Nó diệt Thọ Tưởng Định nó diệt luôn.
Còn cái Tứ Thiền nó vào Niết Bàn được, nó hoại diệt, nó diệt cái thân nó, nó bỏ cái thân nó được. Người mà nhập Tứ Thiền thì tự tại sanh tử, họ hướng tâm họ đưa họ đi, bởi vì họ còn giữ được. Chứ cái tâm của họ, cái Thức của họ giữ. Cái Thức của mình, thay vì mình chết rồi, nó bị hoại diệt theo cái Thân Ngũ Uẩn của mình.
Nhưng mà cái người nhập Tứ Thiền họ giữ được cái Thức. Họ giữ được cái Thọ, cái Hành với cái Thức. Còn cái Sắc với cái Tưởng họ diệt. Bởi vì họ diệt, họ mới nhập được Tứ Thiền. Mà Tứ Thiền thì họ giữ cái Thức. Cái Thức, cái Hành, cái Thọ, ba cái này họ giữ lại. Cho nên họ hướng tâm, hướng là động mà, tức là Hành rồi đó, cho nên cái Hành của họ còn hoạt động. Còn cái Thọ là họ còn cảm giác, chứ không phải mất. Mặc dù thân họ hoại diệt hết, nhưng mà… Bởi vì khi mình ngủ chiêm bao đó, mình thấy lửa cháy, mình thấy nóng, nhưng mà nó không bỏng thân mình. Rõ ràng là thân mình không có cảm giác cái kiểu đó mà cái Tưởng cảm giác.
(28:06) Sư Phước Nhẫn: Mắt thấy làm sao xả được thưa Thầy? Tức là vô Diệt Thọ Tưởng Định không có Ý luôn…
Trưởng Lão: Không có Ý luôn, tức là mình không có xả đâu. Nghĩa là nó, thí dụ như ai làm cái gì nó động là nó bung ra thôi, nó xả ra. Còn không ai làm động nó thì nó nằm hoài đó à. Nó nằm cả triệu năm cũng chưa…
Sư Tuệ Tĩnh: Cái đó là Diệt Thọ Tưởng Định?
Trưởng Lão: Diệt Thọ Tưởng Định.
Sư Phước Nhẫn: Thế là mình hết xả luôn…
Trưởng Lão: Hết xả đó. Còn cái kia người ta còn cái Ý, cho nên người ta tác ý ra…
Sư Phước Nhẫn: Mấy kỳ đầu Thầy nhập thử rồi sao Thầy xả?
Trưởng Lão: Bởi vậy Thầy mới nói Thầy không có đủ cái duyên để mà nhập Diệt Thọ Tưởng Định. Còn nhập vào Diệt Thọ Tưởng Định thì mình phải hướng tâm nhắc nó: "Nhập vào Diệt Thọ Tưởng Định một tuần lễ rồi xả ra thử coi", dặn nó trước. Chứ không khéo nó không biết đâu, nó nằm luôn ở trong đó thì…
Sư Phước Nhẫn: Dặn người khác lại kêu mình.
Trưởng Lão: Còn không thì mình phải dặn người khác, phải đến đó, phải rung chuông, đập trống cho dữ đó, làm động nó bung ra. Mình dặn người ta, chứ còn không thì người ta cũng bỏ luôn, người ta chôn mình luôn. Phải dặn trước, còn không thì mình phải hướng tâm: "Bây giờ nhập thử Diệt Thọ Tưởng Định bảy ngày đêm thử coi, nhập rồi ra nha”, dặn nó vậy nó ra. Chứ còn mình không có hoạt động được nữa.
5- NHỊ THIỀN, TAM THIỀN, TỨ THIỀN
(29:17) Thậm chí như Thầy nói cái Nhị Thiền thôi, cái Nhị Thiền không đơn giản được đâu. Nó diệt Tầm Tứ rồi, tức là mình không tác ý ra được nữa, mình cũng không ra được nữa. Cũng phải nhờ cái lệnh truyền, bởi vậy sau này phải học những cái này hết, chứ còn không khéo mình vô rồi mình ra không được, chết luôn ở trỏng. Cái Nhị Thiền thôi, bảo: "Diệt Tầm Tứ nhập Nhị Thiền". Nó diệt rồi, nó không tác ý ra, nó ở trong đó luôn, nó ngồi đó. Nó cũng nghe, thấy, biết mà nó không nói gì được hết à. Nó không tác ý ra được. Nó còn biết, chứ không phải như Tứ Thiền. Nó còn biết, tất cả mọi cái nó còn thấy hết mà, nó đâu có gì. Nhưng mà có cái là nó không tác ý ra được thôi. Nó không tác ý ra được thì nó không xuất ra được. Cho nên phải dặn nó thôi.
(29:58) Sư Phước Nhẫn: Như người bị cùm.
Trưởng Lão: Nó như vậy đó, nó vô đó nó diệt Tầm Tứ. Đã nói diệt mà, diệt thì nó không tác ý ra được nữa. Tầm Tứ… nó không suy nghĩ gì được nữa, không tác ý ra được nữa. Mà lúc bấy giờ mình không suy nghĩ được thì làm sao mình tác ý ra được.
Sư Phước Nhẫn: Ở Tam Thiền còn Tầm Tứ không thưa Thầy?
Trưởng Lão: Tầm Tứ ở Tam Thiền đâu còn, bởi vì Tầm Tứ diệt rồi mới vô Tam Thiền được. Bởi vì nếu mà không ở Nhị Thiền thì không làm sao mà nhập Tam Thiền được. Bởi vì ba cái Thiền này nó là một loạt với nhau.
Khi mà Tầm Tứ nó diệt rồi thì cái Tưởng nó mới xuất hiện. Tưởng nó xuất hiện mới ly Hỷ, Tưởng Hỷ, đó mới ly Hỷ. Còn nếu mà Tầm Tứ không diệt thì Tưởng nó đâu có xuất hiện thì làm sao mà gọi Tam Thiền được.
Cho nên mình phải diệt Tầm Tứ, ở trong trạng thái Tầm Tứ đó mình ly nó ra, mình xả cái này ra. Để rồi mình mới ở trong cái chỗ mà đường dây hơi thở, mình mới dùng Pháp Hướng, mình tác ý ra. Chứ còn mình ở trong Nhị Thiền là mình tác ý sao được? Cho nên mới Xuất Nhị Thiền mới nhập Tam Thiền, mình phải ra khỏi cái Nhị Thiền, chứ mình ở trong đó mình đâu có tác ý được. Mình không tác ý được, làm sao mình xả được cái Hỷ Tưởng. Mà mình biết mình nhập Tam Thiền được là mình biết tịnh chỉ được Tầm Tứ rồi. Tức là dừng được Tầm Tứ rồi, mình biết rồi. Cho nên bây giờ mình phải ra, nương vào hơi thở để cho cái tác ý mình có. Nương vào đường dây hơi thở, bắt đầu đó mình ở trên hơi thở. Thì ở trên hơi thở mà mình đã diệt Tầm Tứ rồi, thì tức là ly dục ly ác pháp mình cũng ly rồi. Thì cái Thiền thứ nhất là cái Sơ Thiền, cái Nhị Thiền mình biết rồi. Thì bây giờ mình ở trên hơi thở thì nó là trạng thái của hơi thở có tác ý, có Tầm Tứ đàng hoàng, nhưng mà nó không phải Nhị Thiền, không phải Sơ Thiền. Mà nương vào hơi thở để rồi bây giờ mình mới xả, mình mới dùng Pháp Hướng mà mình ly Hỷ, mới xả mười tám loại Hỷ Tưởng. Thậm chí như nó có Ngũ Thông Tưởng ở trong đó đó, xả luôn đó, chứ không xài cái thứ Thần Thông Tưởng đó nữa, xả luôn. Nó có trực giác, nó có này kia, xả luôn hết. Thì do đó bây giờ đó, thì mình dùng cái Pháp Hướng mình sử dụng, sử dụng cho nó hết. Nó hết rồi thì bắt đầu mình thấy nó tỉnh bơ, nó không có buồn ngủ đâu.
(31:55) Lúc bấy giờ nó không ngủ, nó không ngủ thì nó không chiêm bao. Còn mình tập mất ngủ là mình bị bệnh. Còn chỗ mình cứ hướng, mình xả hướng, xả hướng, xả… Cho nên nó tỉnh suốt đêm, suốt ngày nó liên tục. Mình thấy nó không buồn ngủ, không gì hết mà cơ thể nó bình thường, nó không mệt mỏi gì hết, thì biết rằng nó đã ly Hỷ hết, tức là nó hết chiêm bao rồi.
Mình nằm xuống như vầy đó, bắt đầu đó, mình thấy nó tỉnh bơ nó không có ngủ, biết nó không chiêm bao. Nó không chiêm bao tức là nó không ngủ. Nó không chiêm… Nó không ngủ rồi, bây giờ đó mình mới ra lệnh: "Diệt Tầm Tứ nhập Nhị Thiền" thì bắt đầu nó diệt Tầm Tứ nhập Nhị Thiền, thì bắt đầu đó mình ra lệnh. Mình ra lệnh diệt Tầm Tứ rồi, thì bắt đầu đó, nó ở trong cái Nhị Thiền, cái trạng thái diệt Tầm Tứ rồi. Thì bắt đầu bây giờ mình qua bên đây mình bảo, mình ra lệnh, mình ra hơi thở mình xuất cái Nhị Thiền mình ra hơi thở mình mới bảo; "Ly tất cả mười tám loại Hỷ Tưởng, nhập Tam Thiền", cái bắt đầu nó nhập Tam Thiền, thì tịnh chỉ Tầm Tứ luôn. Ở trong cái này nó không tác ý ra được, nó hết tác ý ra. Bắt đầu bây giờ ở chỗ này đó mới là tịnh chỉ hơi thở nhập Tứ Thiền.
Bởi ba cái định này nó là định rồi, nó đi một loạt với nhau. Cái Nhị Thiền, cái Tam Thiền và cái Tứ Thiền là nó một loạt với nhau. Từ cái chỗ mà Tứ Thiền này nó mới hướng tới Tam Minh mới được.
6- TAM MINH, TÁI SANH VÀ THỊ HIỆN
(33:15) Mà khi mình bỏ thân ở chỗ Tứ Thiền rồi, thì tức là mình không mất mình. Tức là mình muốn đưa cái Thức mình đi tái sanh chỗ nào đó. Cái mầm mống mà tái sanh nó đã diệt rồi. Tức là cái tâm tham, sân, si, cái nghiệp lực của mình đã bị diệt rồi, nó không còn nữa.
Cho nên vì vậy nó còn cái lực Đạo, cái lực Đạo là cái Pháp Hướng của mình, mình ra lệnh nó đưa đi. Mình muốn tái sanh, ví dụ như mình muốn tái sanh thì mình phải quan sát, mình dùng cái Thiên Nhãn Minh mình quan sát, coi cái chỗ nào mà mình tương ưng để mình độ chúng sanh, thì mình sẽ hướng tâm đi đến chỗ đó liền. Tái sanh lại trong cái nhà đó liền, để mà sanh lên, để mà độ người tu hành.
(33:53) Mình ra lệnh là nó đi à, ra lệnh nó tái sanh. Mình biết cái thời gian nào… Bởi vì khi mà cái Thiên Nhãn Minh mà mình có rồi, thì cái không gian này nó không có trải dài. Cho nên bây giờ ví dụ mình tái sanh ở bên Mỹ, bên Tây đều là ở tại chỗ sự hướng của mình.
Còn cái Túc Mạng Minh cái thời gian nó không có, mà mình đã thực hiện Túc Mạng Minh rồi, cho nên vì vậy mình biết cái thời gian này, là cái người này sẽ sinh con, hay hoặc là người này sẽ có bào thai. Mình biết liền và cái duyên của mình nó ở chỗ nào mình sẽ đưa cái tâm của mình để vào cái duyên đó để mà độ chúng sanh.
Sư Tuệ Tĩnh: Lúc đó là mình đã đi tịch diệt rồi thưa Thầy?
Trưởng Lão: À mình đã… Coi như là mình bỏ cái thân này rồi đó. Bây giờ đó mình mới đưa minh đi tái sanh. Còn mình không tái sanh thì mình sẽ vào Niết Bàn vĩnh viễn, coi như mình ở trỏng vĩnh viễn.
Còn như bây giờ mình muốn như thế này nữa, bây giờ tái sanh nó sẽ thành một đứa trẻ thì nó khó lắm. Bây giờ đó mình sẽ sử dụng. Bây giờ có một người nào họ làm Tổng Thống, cái ông đó đương làm Tổng Thống. Bây giờ cái ông đó còn tuổi thanh niên, mới chừng ba mươi tuổi mà vừa lên làm Tổng Thống Mỹ. Mình muốn đem Phật giáo cho nước Mỹ, bằng cách là mình thực hiện làm Tổng Thống. Lúc bấy giờ mình hướng tâm về đó, thì cái ông đó không mất cái gì hết, hoàn toàn mình… Chỉ cái trí tuệ của ổng, bây giờ ổng thích Phật giáo thôi. Ổng muốn tập trung làm sao cho Phật giáo cho tốt. Ổng nghiên cứu về kinh sách Phật giáo, nghiên tới đâu ổng thông suốt tới đó hết. Bắt đầu ổng nghĩ là phải làm thế này, thế khác. Thì đó là mình thị hiện qua vị Tổng Thống.
Sư Tuệ Tĩnh: Cái đó là thị hiện.
Trưởng Lão: Thị hiện, thị hiện qua. Thầy nói khi mà mình có Thiên Nhãn Minh, túc Mạng Minh, lậu Tận Minh rồi, thì mình sử dụng cái này, mình thấy dễ dàng vô cùng.
Cũng như bây giờ Thầy sử dụng qua Sư, thí dụ như vậy đó. Bắt đầu Thầy sử dụng qua Sư, Thầy nhập vào trong cái Tứ Thiền rồi, Thầy hướng tâm. Bây giờ Thầy bỏ cái thân này đi, Thầy nói: "Bỏ cái thân này đi để qua Sư Tuệ Tĩnh". Thì trong khi Sư Tuệ Tĩnh, cái Thức của Sư Tuệ Tĩnh hồi nào tới giờ nó vậy, nhưng mà khi Thầy đã đưa cái Thức, cái Thức là cái trí tuệ, làm cho Sư Tuệ Tĩnh không còn như hồi xưa nữa…
(36:02) Sư Phước Nhẫn: Như ma nhập…
Trưởng Lão: Y như ma nhập vậy đó, nó thay đổi vậy đó.
Sư Phước Nhẫn: Lúc đó không phải Sư Tuệ Tĩnh nữa…
Trưởng Lão: Không phải Sư Tuệ Tĩnh. Người ta vẫn kêu Sư Tuệ Tĩnh, nhưng mà cái hoạt động, cái cách thức giảng Đạo nó khác. Nó thông minh hơn, nó đủ cách, mà nó nhập định đồ…
Phật tử: nó thông minh hơn…
Sư Phước Nhẫn: Dễ hơi là vô bào thai…
Trưởng Lão: Vô bào thai nó phải trải qua cái thời gian. Còn cái này, người ta đã sẵn có, nó đang phát triển rồi, mình chỉ chuyển qua một cái Trí của mình qua bên đó thôi, thì người ta sẽ sử dụng được.
Sư Phước Nhẫn: Lúc đó là mình nằm ở trong cơ thể đó luôn.
Trưởng Lão: Ở trong cơ thể luôn, hoạt động luôn, coi như điều khiển bằng cái trí. Bởi vì cái Thức của mình mà mình giữ, tức là cái Trí. Mà vì mình giữ được cái Trí này nó bằng cái Đạo Lực Pháp Hướng Như Lý Tác Ý. Nếu không có cái Đạo Lực thì không giữ được nó đâu.
Mình đưa nó đi, tức là mình hướng tâm. Mà đưa nó đi lại chỗ khác để thực hiện cái Trí của cái người đó. Bởi vì cái người đó cái Trí họ, cái Thức của họ nó mù mờ. Mình đưa cái Trí, cái Thức của mình vô thì họ phải sáng suốt, họ thay đổi.
Cho nên nó đâu có gì đâu, cái bộ óc cũng là bộ óc y như thường. Nhưng mà khi mà đưa vào đó thì nó chỉ người ta cần, người ta làm cho bộ óc đó hoạt động cái số Thần kinh nào đó. Người đó họ chỉ có số tế bào não của họ, họ nằm im lìm, họ chưa hoạt động.
Tại vì họ tu tập chưa có tới, họ không hoạt động được cái này. Khi mà người ta hướng tâm đến đó thì nó hoạt động cái này. Bộ não của họ hoạt động, cái điều đó thì nó giống như cái ông mà đã tu chứng rồi chứ gì. Coi như người ta mượn bộ não của người khác người ta hoạt động, chứ không có gì.
Còn bây giờ mình tái sanh làm chú nhỏ, mình sanh ra nó lâu lắm, mất thì giờ.
Sư Tuệ Tĩnh: Dạ
Trưởng Lão: Cho nên Thầy cũng nghĩ rằng, cuộc đời Thầy mà làm chưa xong cái Giáo Trình Đạo Đức Nhân Quả, và cái Trung Tâm An Dưỡng nó chưa xong, cái Bệnh Viện Từ Thiện chưa xong để giúp cho con người thì Thầy có hai đường phải đi.
Cái đường thứ nhất là Thầy đã chọn là cái đường mà tìm một cái người nào đó, mình chỉ khơi dậy cái bộ óc của họ thôi. Nghĩa là mình nhập qua đó để mình khơi dậy cái bộ óc của họ, để bắt đầu họ làm việc. Sẵn họ có cái địa vị, cái thế thần của họ, họ làm việc dễ hơn.
(38:10) Còn mình tái sanh một đứa bé, mà trong cái môi trường phải lớn lên rồi đi học này kia… Mặc dù là mình thần đồng đi, nhưng mà nó còn trải qua thời gian dài…
Sư Tuệ Tĩnh: Mấy chục năm.
Trưởng Lão: Nó lâu lắm, còn giờ ta sẵn rồi, thì mình mượn đó mình xài…
Sư Phước Nhẫn: Ảnh hưởng đến cái mạng đó không thưa Thầy?
Trưởng Lão: Lẽ đương nhiên là khi mà Thầy qua đó rồi thì ảnh hưởng đến thân mạng của họ. Toàn bộ coi như là cái thân mạng của họ đều qua cái sử dụng của Thầy hết rồi. Họ không còn sử dụng cái tạp niệm, cái phàm phu của họ nữa.
Thì cho nên toàn bộ cái thân của họ là hoàn toàn họ tạm biệt hết
Sư Phước Nhẫn: Cái nghiệp lực của họ làm sao?
Trưởng Lão: Cái nghiệp lực của họ. Tức là coi như là cái nghiệp lực của họ khi mà họ tạo đó, khi mà Thầy chuyển qua đó thì cái nghiệp lực của họ nó chiêu cảm đi tái sanh, coi như họ chết. Thầy chỉ mượn cái thân xác của họ, Thầy làm việc Phật pháp, còn họ coi như. Tức là họ phải lìa ra, cái nghiệp đó nó phải lìa ra.
Sư Phước Nhẫn: Như vậy có trái luật không thưa Thầy?
Trưởng Lão: Đây nó nói, thật sự ra thì nó phải… Thí dụ như biết rằng cái người này họ sẽ, phước báo của họ đến đó là hết, nó không trái luật.
Chứ còn người ta chưa hết mà mình mượn như vậy kể như là không được.
Bởi vì Nhân Quả người ta hết, nếu mà không thì xe đụng người này cũng chết thôi. Nó phải tương ưng, nó phải đúng lúc, mình mới mượn được. Chứ khi không mình mượn thì không đúng.
Người ta bị xe đụng, người ta chết thì người ta cũng bỏ thôi. Mà thay vì bây giờ cái vị trí của người này làm Tổng Thống mà để chết như vậy thì uổng. Thay vì Phật pháp đang cần thiết cái này, mình hãy mượn cái này và vị vậy mà cái thân của họ, thì coi như là cái thân của họ mình mượn, chứ sự thật cái thân họ đã chết. Cái nghiệp lực họ đi tái sanh trở lại.
Sư Phước Nhẫn: Vậy cũng như là con nghĩ như vậy, ví dụ như mình mượn, mình mượn họ thì là phước báo của họ hết thì mình mượn được. Do phước báo họ hết thì làm sao họ làm Tổng Thống nữa, nó mất Tổng Thống rồi.
Trưởng Lão: À, không cái phước họ hết, nhưng mà vì mình muốn mượn cái này để làm, cho nên cái vị trí của mình nó còn. Bởi vì họ hết cái phước Tổng Thống rồi. Nhưng mà vì cái phước của mình là cái phước nó Vô Lậu, cái phước nó vừa Hữu Lậu, Vô Lậu, nó vĩ đại lắm.
(40:04) Thay vì mình phải đi từ… Mình muốn, thí dụ bây giờ Thầy muốn sanh vào cái gia đình này trở thành đứa trẻ, lớn lên thì đứa trẻ này phải học tập để thành một vị Tổng Thống. Thí dụ Tổng Thống Mỹ, thì Thầy phải tạo… Thầy là người tu hành có đủ phước rồi, tức là cái này nó quá dễ đối với Thầy chứ gì?
Bây giờ chỉ cần sanh, Thầy biết rằng cái đứa bé này sanh ra, nó sẽ lớn lên, nó sẽ được lồng ở trong khuôn học tập như thế nào, thì nó sẽ là làm Tổng Thống của nước này. Bởi vì cái thời gian đối với người tu, người ta thấy rất rõ. Người ta mượn cái này, người ta làm cái chuyện này. Cho nên vì vậy mà khi người ta hướng tâm đến đây, sanh ra đứa nhỏ này thì cái thời gian nó còn dài quá.
Rồi bây giờ cái ông này làm Tổng Thống, ông hết cái phước Tổng Thống của ông rồi. Nhưng mà khi Thầy thế vô để làm cái chức Tổng Thống này, để mà làm Phật pháp, thì cái dân tộc này nó phải có duyên với Phật pháp đó. Chứ nó không duyên thì cũng mượn không được đâu.
7- DUYÊN CHÚNG SANH
(40:51) Bởi vì nó do chúng sanh, chứ đâu phải là do cái ông thị hiện này rồi, mà do cái phước báu của chúng sanh. Bởi vì khi đó mình quan sát, mình quan sát mình thấy. Mà cái chương trình mình làm đây là vì chúng sanh, do chúng sanh tại đất nước này có phước hơn là ở Việt Nam. Cho nên ở Việt Nam mình làm không được, mình phải bỏ thân này. Cho nên mình phải qua đây mình làm cái việc này, đó nó vậy.
Còn không có đủ duyên nữa thì phải đi tái sanh như vậy. Mà tái sanh như vậy thì cả vấn đề vất vả, thời gian nó còn dài, nó khó lắm, nó không phải dễ đâu.
Ở đây, thật sự ra thì nói như vậy. Chứ đối với một vị… Cho nên một vị tu chứng như đức Phật Thích Ca, tại sao mà Ngài không ra đời? Tại sao Ngài không ra? Tại vì cái duyên chúng sanh nó hết rồi, ra cũng đâu có độ ai được, cũng đâu có làm cái gì được. Nó có duyên mới làm được. Cho nên khi đó mình thấy mình còn duyên, mình đưa ra cái chương trình này mà còn duyên thì mình làm được, mà hết duyên cũng không làm được. Bởi vì duyên chúng sanh không có thì không làm được, thì coi như là mình nhập Niết Bàn.
(41:52) Cho nên vì vậy thí dụ như bây giờ trong cái khoảng thời gian nó có nhiều người Độc Giác, họ tu tự tu, họ chứng. Mà Phật giáo thì nó bị chen tất cả những cái giáo pháp của ngoại đạo rồi, nó làm cho người ta… Tại cái duyên của chúng sanh nó như vậy, chứ không phải là Phật pháp muốn như vậy. Bởi vì Phật pháp không có cuộc mà đấu tranh để bảo vệ cái tôn giáo của mình như các tôn giáo khác. Mà cái duyên của nó, nó có thì nó tồn tại, mà nó không có thì nó mất.
Cho nên thí dụ như trong cái thời mà Phật giáo, chúng ta phải xét thấy nè, trong cái thời Phật giáo… Khi mà cái thời chia bộ phái là sau khi đức Phật tịch rồi, thì một số các đệ tử của Ngài nó cũng lần lượt nó tịch. Những người mà Chân Tu ấy lần lượt tịch. Tuy vậy chứ chứ những người Chân tu người ta vẫn còn có, thì trong khi đó nó đã bị phân hóa. Nhưng mà những vị Chân tu này họ biết đó là cái sai, nhưng mà họ không tranh đấu. Bởi vì người tu mà, đâu có tranh đấu.
Nói mấy ông đó “ờ bây giờ cái này là mấy ông làm sai nè, không có đúng nè”. Nói là nói, chứ còn mấy ông làm gì làm. Chứ không có mà phải tổ chức làm cho mạnh, làm này kia, này nọ, không phải vậy đâu. Nhưng mà cái gì đúng thì nhắc nhở rồi thôi. Mà mấy ông không nghe, thì mấy ông phân hóa làm gì làm, chứ nó không có cái cuộc đấu tranh như mình, phải bảo vệ nó bằng cách này, cách khác, không phải.
Cũng như bây giờ Thầy nói như vậy, trong những kinh sách mà Thầy nói như vậy thì người ta thấy được, thì người ta hướng về tốt được là do cái duyên. Mà người ta không hướng được thì thôi, chứ còn mình không có đấu tranh, mình không có làm cách này, cách kia được để làm cho được. Coi như là một cuộc cách mạng Phật giáo thì không làm.
Nhưng mà nói lên cái đúng, cái sai, tùy cái duyên của chúng sanh, nó có duyên thì nó hướng theo cái chánh pháp. Nó thấy được cái quá trình của các giáo pháp đó không đưa dắt người ta đến được thì nó hướng dần đi về cái nẻo tốt của nó thôi.
Thì nó nếu mà nó hướng về, rồi có những người mà nối tiếp, mà thực hiện được thì đó là cái ngọn đuốc nó thắp sáng lên.
Còn nếu mà không có người mà thực hiện được thì kể như ngọn đuốc tự tắt thôi. Nó không có cái chứng minh cụ thể. Cho nên Thầy muốn quý sư tu tập, mà cố gắng đi từng bước nhỏ để chúng ta thực hiện thắp sáng lại ngọn đuốc.
Thầy sợ nhất, có cái khó là vì trong cái quá trình mà hướng dẫn cũng như trong cái sự tu tập, Thầy biết cái độc cư là khó nhất. Nó khó lắm, chứ không phải dễ.
Bởi vì mình sống một mình rồi nó rất khó, cái tâm nó tuôn trào, mình giữ chân mình không được. Tới những giờ phút cuối cùng là những giờ phút mà mình sắp sửa được những cái mà giải thoát gần như là hoàn toàn thì nó lại đụng những cái ma chướng ở thân nghiệp của mình, nó cũng nặng lắm.
Đó như thầy Mật Hạnh, thấy cái tương lai sáng lạn lắm, nhưng mà có cái điều kiện là cái duyên nó cũng chưa có trọn vẹn. Độc cư tới giờ phút đó mà nó phải bung ra.
Sư Phước Nhẫn: Thầy Mật Hạnh tập lại được không thưa Thầy?
Trưởng Lão: Bây giờ tập lại.
Sư Phước Nhẫn: Thầy vẫn được, chứ không có mất?
Trưởng Lão: Không có mất, nhưng mà vất vả tạm thời. Thành ra phải tập trở lại.
Sư Phước Nhẫn: Còn cái duyên…
Trưởng lão: Mà nếu mà mất cái duyên, kể như nó bung ra rồi là kể ra đời luôn đó. (44:52)
HẾT BĂNG