Skip directly to content

VẤN ĐẠO 33-SÁU NẺO LUÂN HỒI

VẤN ĐẠO 33-SÁU NẺO LUÂN HỒI

VẤN ĐẠO 33

NHÂN QUẢ - SÁU NẺO LUÂN HỒI

- THIỀN ĐỊNH

Trưởng Lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Sư Tuệ Tĩnh và sư Phước Nhẫn

Thời lượng: [45:18]

Thời gian: 2002

Tên cũ: 17B-Nhanqua-SauNeoLuanHoi-ThienDinh

Pháp âm: https://thuvienchonnhu.net/audios/van-dao-33-sau-neo-luan-hoi.mp3

1- SÁU CÕI LUÂN HỒI

(00:00) Sư Phước Nhẫn: Phần nhân quả Thầy nói hồi nãy đó, con có nhớ cái điều con thắc mắc xin Thầy giảng luôn cho con nghe. Về cái cõi Dục Giới, Thầy nói cõi Vô Sắc với cõi Sắc Giới là cõi không có, chỉ có một cõi Dục giới thôi. Còn thêm một phần nữa là cũng như thế giới siêu hình, cũng như thế giới Chư Thiên gì đó, thế giới siêu hình, thì Đức Phật nói là sáu đường, luân hồi theo sáu đường.

Thì trong đó thì mình thấy, con thấy có hai đường như Thầy giảng đó là chỉ có người với súc sinh thôi. Còn năm cái kia thì nó cũng quy vô với cái loài người rồi, thì Chư Thiên cũng là người, ác quỷ cũng là người, A tu la cũng là người, v.v. Chỉ còn người với súc sanh thôi. Thì, theo vậy thì Phật nói hai đường thôi chứ Phật nói làm chi tới sáu đường vậy?

Trưởng lão: Thật sự ra Đức Phật phân sáu đường đó, là chỉ cho cái con người của mình, nó có những trạng thái, thí dụ một người thiện tức là cõi Thiên rồi. Mà một con người mà chẳng thiện, chẳng ác và chẳng thiện, nó là con người rồi. Mà cái con người mà ác, nó là ác quỷ rồi. Đó mình phân ra nó mới thấy được cái cõi người, cõi Thiên, cõi Trời, cõi người, là ác quỷ, A tu la. Nó mới thấy được cái này.

Có người dữ tợn ác lắm, ác quỷ mà, cho nên đó là cái, cũng có cái con người mà sống trong, con người mà địa ngục, họ khổ vô cùng. Chứ đâu phải ở trong cái cõi người chúng ta nó đã sáu cõi nó đã đủ rồi. Trừ ra cái cõi chúng sanh thôi, chúng sanh là con vật rồi đó. Thì chúng ta…​

Sư Phước Nhẫn: Có năm cõi hả Thầy?

Trưởng lão: Sáu chứ.

Sư Tuệ Tĩnh: Súc sanh nó có tính?

Trưởng lão: Súc sanh nó cũng tính luôn đó, tính luôn súc sanh. Còn cái kia là cõi người của chúng ta chia làm năm cái cõi nhỏ. Bởi vậy Đức Phật chia ra hay lắm.

Sư Phước Nhẫn: Vậy là mình luân hồi nhưng sao được Thầy? Bởi vì con thấy vậy con cũng hỏi nhiều người, thì họ nói cõi siêu hình có mới luân hồi được. Còn bây giờ thí dụ có hai cõi hà, thì người ta chết thì người ta tái sanh làm người, thì trở lại làm người, hoặc người làm súc vật. Người trở lên làm người thì rất khó như con rùa mù nổi trên mặt biển vậy đó. Làm súc vật nhiều hơn.

(02:11) Trưởng lão: Mà làm ngạ quỷ cũng nhiều dữ.

Sư Phước Nhẫn: Ngạ quỷ cũng là người.

Trưởng lão: Người nhưng mà người dữ cũng vô đó.

Sư Phước Nhẫn: Thì như vậy con thấy thí dụ như bây giờ, tại sao mà cái dân số người ta nó tăng, còn dân số súc vật nó cũng tăng. Rồi mình tái sanh đâu có dễ để giải thích được.

Trưởng lão: Bởi vì nếu mình cho rằng mỗi người có linh hồn tái sanh, thì cái số không tăng, phải không? Bởi vì một cái thức thì có một cái nghiệp, thì nó đi tái sanh thôi chứ làm sao bây giờ số người tăng, phải không? Số người tăng là do cái nhân quả một người tái sanh ra mười người, mười người tái sanh ra trăm người. Mà cái nhân quả có người, một người mà sanh ra triệu người, bởi vì thí dụ như bây giờ đó, mình sống mình giết hại chúng sanh, mình ăn loài chúng sanh.

Thí dụ như bây giờ mình ăn cá ăn thịt đi, một con người mình đã giết bao nhiêu cái loài cá thịt để nuôi cái thân này, phải không? Khi mình chết rồi, mình phải sanh cái loài chúng sanh này vô lượng con chứ đâu phải một con để mà trả cái nghiệp. Do một trả mười mà, cái luật nhân quả như vậy chứ đâu phải. Thành ra nó đâu có cái số lượng mà gọi là có một linh hồn sanh ra. Nếu một con vật nó sanh ra, thì đâu có một cái bầy kiến dữ tợn vậy, nó cũng chỉ sanh ra một con kiến thôi chứ nó sao có sanh ra dữ vậy được.

Sư Phước Nhẫn: Cái phần này trong kinh không có nói.

Trưởng lão: Đó cho nên, trong kinh không nói, nhưng mà chúng ta cũng phải luận, chúng ta cũng phải biết thấy rõ, bởi vì Đức Phật nói, từ nhân quả sanh ra, do cái nhân quả hành động nó nhiều hay ít thì do nhân quả đó, nếu mà cái nhân quả đó mà nó ít, tức là tâm tham đắm của mình ít, thì nó sanh ít, mà tâm tham đắm mình nó nhiều nó sanh nhiều.

Sư Phước Nhẫn: Vậy lúc tái sanh, một người chết tái sanh có thể là thành nhiều người, chứ không phải một người?

Trưởng lão: Thành nhiều người. Thí dụ như bây giờ mình, nếu một người mà chết thì cái nghiệp lực của nó, nó thành một người, thì nó chỉ trả có một thôi. Mà bây giờ cái nghiệp lực này, mình vay người ta một mình phải trả mười. Thì một người này chết, mà cái nghiệp lực này tạo ra thì nó phải là thành mười cái nghiệp lực của nó, để mà nó trả những cái đau khổ của nó chứ. Nhân quả mà.

Sư Phước Nhẫn: Thành ra cái phần tranh luận hồi xưa, con cứ dính mắc cái này, con trả lời thế này. Con nói thí dụ như một cái hột mình trồng xuống dưới đất đi, nó lên một cái cây. Thí dụ cái hột ớt chẳng hạn, có một hột lên thành cái cây, cái cây mình được biết bao nhiêu trái ớt, một trái ớt biết bao nhiêu là hột ớt. Một nhân mà sanh nhiều quả. Cái này là mình thấy, còn cái thế giới mà tái sanh mà luân hồi đâu có ai thấy đâu, mình nói người ta không có nghe.

(04:36) Trưởng lão: Đúng đó, đúng là cái luật Nhân Quả nó như vậy. Như là trái ớt của chúng ta, một hột ớt nó lên cây ớt, cây ớt đó nó ra bao nhiêu trái, phải không? Bao nhiêu cái cay của nó mà, bao nhiêu cái ác của nó mà. Bây giờ những trái ớt lại lên bao nhiêu cây nữa. Thì rồi những cái quả của cái nhân quả này, nó tiếp diễn như trái ớt này, nó lên nó phát triển được, nó ra trái nữa. Nhưng trái ớt này nó phải trả cái quả yểu tử của nó nữa. Tại vì mình làm biết bao nhiêu sự yểu tử người ta, đoản mạng người ta, chứ đâu phải hoàn toàn nó hết đâu.

Cho nên lớp mình trả cái chết, lớp mình trả cái sống, lớp mình trả cái khổ, lớp mình trả đủ thứ. Chỉ có một cái nhân quả của mình, biết bao nhiêu người. Cho nên thí dụ như bây giờ người ta hạn chế sanh đẻ đi, người ta móc thai đi, cũng do cái nhân yểu tử nào mình đã làm biết bao nhiêu, đoạn mạng người ta, bây giờ mình sanh lên chỉ có chốc lát người ta móc ra người ta quăng rồi.

Thì do mình chứ ai? Một người mà bao nhiêu người chứ đâu phải nó. Giờ cha mẹ mình chết đi rồi cha mẹ mình sanh lên cũng cha mẹ mình, có hai người này thôi sao? Không phải đâu, bây giờ nó, hàng ngàn cha mẹ mình nữa, chứ đâu phải một người. Bị cái nghiệp lực mà chứ đâu phải là cái cố định của linh hồn. Cái nghiệp lực nó sanh ra dữ lắm.

Bởi vì ở trong cái, ở trong chỗ nào đây, nó nói do tham, sân, si mình sanh ra. Do tham, sân, si ba cái độc này mà nó sanh ra, bởi vì mình tham, nó thành ra cái lực, mình sân nó thành cái lực, mình si nó thành cái lực, cái lực này nó không phải sanh ra một người. Cũng như bây giờ, bởi vậy Đức Phật nói được thân người là khó, mà mình không biết chấm dứt, mình phải thọ làm muôn vàn thân người.

Sư Phước Nhẫn: Thành ra bây giờ mình chấm dứt, chỉ chấm dứt một thân thôi.

Trưởng lão: Mình chấm dứt một thân thì tất cả thân khác nó không có nữa, nó không sanh ra nữa.

Sư Phước Nhẫn: Mấy thân kia tự nhiên nó cũng mất luôn?

(06:18) Trưởng lão: Mất luôn hết, bởi vì cái quả nó hết rồi. Bởi vì thí dụ như bây giờ, Thầy tu là Thầy chấm dứt tất cả bao nhiêu vô lượng thân của Thầy chứ không phải một thân đâu. Nghĩa là bao nhiêu cái nghiệp của Thầy hồi nào đến giờ đã thành, đã bao nhiêu rải rác bây giờ cùng hết rồi. Bây giờ đời quá khứ Thầy đã tạo nghiệp nè, Thầy sanh ra nhiều người như Thầy chứ không phải một người. Nhưng bây giờ một thân Thầy mà Thầy thực hiện được, thì bao nhiêu đó nó cáo chung hết. Cái nhân quả mà, nó chuyển biến mình hết.

Sư Phước Nhẫn: Trong kinh không có nói thành ra mình cứ lộn không có biết gì hết, mình cứ mò mò, mò mò.

Trưởng lão: Bởi vì cái này là cái chỗ mà, bởi vì trong lúc đó không có người hỏi ông Phật, chứ có người hỏi ông Phật thì cái bài kinh này có. Tại vì mấy ông không chịu hỏi, cho nên Phật mới nói ta, cái mà ta chứng như rừng lá cây mà cái ta nói ra cho chúng Tỳ kheo hiểu thì như nắm lá cây. Cái số kinh mà Đức Phật thuyết giảng như nắm lá cây, còn cái chỗ để mà hỏi, chỗ mà Đức Phật đã thấy được, nó như cái rừng lá cây, nó nhiều quá. Mà chúng sanh thì làm sao có cái trí mà hỏi được.

2- TRẠNG THÁI TỨ THIỀN

(07:41) Trường lão: Đừng nhập định là tại vì nó tịnh chỉ hết rồi, nó tịnh chỉ hơi thở rồi, thành ra coi như thân của mình tự động nó, coi như cái thây ma, nó cứng. Tự động nó cứng rồi, bởi vì nó không thở nữa, nó cứng, nhưng mà cái hơi ấm nó còn. Mình nhập định cái hơi ấm nó còn.

Sư Tuệ Tĩnh: Nhưng mà tay chân mình nó có cứng không Thầy?

Trưởng lão: Mình ngồi đó, mình ngồi đó cứng ngắc. Nó không có hoạt động, nó không có rung động gì được nữa hết rồi.

Sư Tuệ Tĩnh: Tay chân cũng cứng luôn?

Trưởng lão: Cái đó cũng cứng luôn mà nó, Thầy nói thật sự đang thở lúc bấy giờ mình nhập định là người ta lại nắm cái tay kéo không được, nó cũng như cái cọng cây, bởi vì nó không có hoạt động nữa. Còn mình đang ấy như vầy là hoạt động, nhưng mà nói chung là người ta kéo ra được, nhưng mà có thì kệ nó kéo ra cứng như cái thây ma mà mình nằm, người chết họ nằm co như vậy đó, bắt đầu họ phải tẩm liệm, họ phải kéo ra. Là vậy đó. Cho nên khi mà mới chết, nó cái thân nó còn mềm, thì họ lôi nó ra, sửa lại cho ngay ngắn.

Sư Tuệ Tĩnh: Nhưng mà rồi đến như khi mà mình, chẳng hạn như Thầy nói là Thầy nhập định hai tháng, lúc mà một tuần lễ, được một tuần lễ cái Thầy ra, Thầy ra đó là từ từ nó nhúc nhích được hay sao?

Trưởng lão: Mình hễ mình, hễ mà cái hơi thở mình thở được cái mình nhúc nhích được à. Còn mình không thở thì nó không nhúc nhích. Cái mình phục hồi hơi thở, bắt đầu hơi thở thở ra, thở vô như vậy. Thì mình thử, khi mà thở ra thở vô, mình thử coi cái thân có chết không, sợ nó chết. Thì mình thấy cái tay mình, để cái bàn tay để như vậy, cái mình làm lúc lắc vậy, thấy nó lúc lắc được. À thôi bây giờ nó còn sống chứ chưa chết đâu.

Hể mình thấy cái tay mình nó rung rung như vậy được, thì mình lắc lắc theo cái ý muốn trong đầu mình. Mình muốn lắc cái ngón tay như vậy thì nó lắc được. Mình thấy nó còn điều khiển được, chứ chưa phải liệt.

Sư Tuệ Tĩnh: Thì Thầy nhập lại?

Trưởng lão: Rồi bắt đầu mới hướng tâm, tịnh chỉ hơi thở trở lại nhập, chứ còn không có đứng dậy đi, nhưng mà mình lắc vầy thì mình thấy mình có hoạt động được. Rồi sau đừng có vô nữa.

Sư Phước Nhẫn: Trạng thái đó là tĩnh lặng nhưng mà nó biết phải không Thầy?

Trưởng lão: À nói chung là nó rất tĩnh, nó rất tĩnh hoàn toàn luôn. Một cái tiếng động gì, một cái tiếng động gì mà rất lớn, nó không nghe đâu. Coi như là nó hoàn toàn nó tĩnh, ở trong cái tâm của mình, nó an thiệt an, mà nó tĩnh thiệt tĩnh mà nó không có cái đối tượng để nó biết. Cho nên coi như nó không có, nhưng mà nó có.

Sư Tuệ Tĩnh: Lúc đó mình không có dính với cái khác hả Thầy?

Trưởng lão: Nó không dính với cái khác

Sư Tuệ Tĩnh: Bởi vì mình thấy, mình nghe, mình biết là mình dính với cái khác.

Trưởng lão: Mà cái này nó không nghe, tiếng động bây giờ lớn bao lớn nó cũng không nghe. Nó làm như cái thân của mình nó mất tiêu rồi.

Sư Tuệ Tĩnh: Rồi cái tâm của mình bây giờ nó đi đâu hả Thầy?

Trưởng lão: Mình không, nó có cái cảm giác nó nó…​ Coi như nó im phăng phắc à.

Sư Tuệ Tĩnh: Mình không biết đi đâu hết?

Trưởng lão: Nó không biết đi đâu, nó ở đâu, khắp cùng hết, nó không có không gian và thời gian nữa, hoàn toàn.

Sư Phước Nhẫn: Nó đen hay nó trắng Thầy?

(10:14) Trưởng lão: Hoàn toàn mình không thấy đen, thấy trắng, không, hồi đó không có màu sắc, không đen, không trắng, không gì hết, hoàn toàn nó im phăng phắc. Không có nói được cái trạng thái, nó kì lắm, nó ngộ lắm. Nghĩa là hơi thở mình nó tịnh chỉ nó ngưng rồi, thì bắt đầu, thay vì mình còn thấy màu, nó còn trắng hoặc là nó này kia. Không có, nó không có đối tượng.

Chính thậm chí như cái thanh tịnh của nó nó cũng không có nữa. Mình không có thấy nó thanh tịnh nữa, nó mất tiêu hết hoàn toàn. Nó không đen, mà nó cũng không trắng, nó không có gì hết, mà nó im phăng phắc.

Sư Phước Nhẫn: Mình biết không Thầy?

Trưởng lão: Biết. Bởi vì mình không biết làm sao là khi mình hướng cái mình thấy mình có mình liền.

Sư Phước Nhẫn: Mình còn ý thức?

Trưởng lão: Ờ, mình hướng cái có à, mà mình không hướng thì không thấy gì hết. Hễ khi mà không hướng tâm thì không có gì hết, không thấy gì hết. Mà hễ hướng là có nó ra.

Sư Phước Nhẫn: Trong cái trạng thái đó Thầy phải hướng về Tam Minh?

Trưởng lão: Ờ phải hướng về Tam Minh đó.

Sư Phước Nhẫn: Thì lúc đó mình biết hết?

Trưởng lão: Mình phải hướng về Tam Minh thì mình biết, mà không hướng thì mất tiêu hết, không thấy gì hết. Cho nên mình mới biết mình sống, mình chết mình mới ý thức được là do nhờ cái đó. Bởi vậy Thầy nói, nếu không có pháp hướng thì nhập vào chỗ này kể như người ta hết biết.

Người ta mất tiêu cũng như cái người chết rồi. Bởi vì người chết, thì người ta không thấy đen, không thấy trắng gì được hết. Thì cái người nhập vô này nó cũng vậy, cũng không thấy đen, thấy trắng, thấy gì hết. Nhưng mà hoàn toàn là tại vì người ta còn pháp hướng, người ta hướng ra hơi thở thì nó thở, mà người ta hướng để biết thì người ta biết, hướng để nghe thì nó nghe, mà không hướng thì nó không nghe, không biết gì hết.

Mình hướng, bởi vì mình hướng tức là mình trở về cái thân của mình, mà mình không hướng thì mình không trở về thân. Mà không trở về trong thân mình, thì nghe thấy biết không còn. Cũng như mình hoại diệt cái thân của mình rồi thì nghe cái ý không có nữa, nhưng mà mình thấy mình còn. Còn tại vì mình hướng mới thấy có, chứ còn nếu nó mất thì hướng làm sao nó có nữa được.

Đó như vậy là rõ ràng là ở chỗ này là cái chỗ Thầy vào mà. Mà cái bắt đầu là cái chỗ mà còn thấy mình biết thanh thản, an lạc, vô sự, là mới bắt đầu nó chừng, nó tìm, nó sắp sửa nó bước vào cái trạng thái này thì nó phải ở trong cái trạng thái đó.

Cho nên cái tâm mà nó định ở vào cái thân của mình, nó biết hơi thở ra vô, là cái chỗ đó là cái trạng thái thanh thản, vô sự rồi, là nó bắt đầu có Định rồi đó. Chứ chưa có đâu, nó tiền Định đó. Cho nên Sơ Thiền nó chưa có Định mà. Nhị Thiền nó mới là sanh hỷ lạc, chứ còn Sơ Thiền “do ly dục sanh hỷ lạc” chứ không phải Định.

3- THÂN ĐỊNH VÀ TÂM ĐỊNH

(12:30) Sư Tuệ Tĩnh: Sơ Thiền cũng chưa Định hả Thầy?

Trưởng lão: Chưa. Nó mới có quay vô thôi, mà gọi là tâm định chứ chưa phải là thân định.

Còn tới cái Nhị Thiền, nó bắt đầu nó mới có Định. Nhưng mà nói chung là Sơ Thiền nó tiền Định, nó trước Định. Cho nên nói nó “do ly dục sanh hỷ lạc”, còn cái kia nó “định sanh hỷ lạc”. Cái hỷ lạc của cái Sơ Thiền nó do mình ly dục, chứ nó không phải do Định, vì vậy cho nên mới có Thiền chứ chưa có Định, nó thuộc về tâm, còn cái Định nó mới thuộc về thân. Mình phải phân biệt được.

Còn người ta hiểu lầm là người ta cứ nghĩ là cái định của tâm, nhưng sự thật ra cái tâm định là cái tâm ly dục. Cho nên mình hiện giờ mình tu để ly dục đó, là mình tu để mà luyện cho cái tâm định thôi. Tức là tâm hết phóng dật là tâm định. Cho nên nó định, nó định ở đâu? Thì Đức Phật cũng xác định cho chúng ta thấy và mình tu hành cũng thấy rõ ràng, nó định lại hơi thở nó, cho nên nói “tâm định trên thân”.

Còn cái thân của mình thì chưa định lại như cái tâm đâu, nó còn thở, nó còn này kia, chưa định. Khi nào mà nó định lại cái tâm của nó, thì nó hết thở. Thì lúc bấy giờ mới gọi là ”thân định trên tâm”.

Cho nên nói “tâm định trên thân”, đó là Sơ Thiền. Mà nói “thân định trên tâm”, nó là Tứ Thiền. Đó, phải hiểu.

Sư Phước Nhẫn: Ở Nhị Thiền nếu mình diệt Tầm Tứ, thì làm sao mình xả Thầy? Diệt Tầm Tứ làm sao xả?

Trưởng lão: Mình diệt rồi mình đâu có xả, bởi vì lúc bấy giờ chỉ còn có mình, à bây giờ mình muốn vô cái Nhị Thiền. Bởi vì trong kinh sách nó không có dạy, mà bằng kinh nghiệm, thì nó qua rồi mình mới biết. Nếu mình bảo diệt Tầm Tứ, nó diệt Tầm Tứ rồi mà mình không có định cho nó giờ khắc thì nó nằm luôn ở trong đó mình cũng chết luôn.

Nó không có đơn giản đâu, chớ tới cái Nhị Thiền rồi nó không có tác ý được nữa. Bởi vì nó diệt rồi mà làm sao nó tác ý. Mình đã bảo nó diệt rồi, tức là nó không hoạt động nữa rồi, nó ngưng mà. Chứ đâu phải như mình còn ngồi đây mà không có vọng tưởng, rồi mình còn tác ý ra vô, nó thuộc về Tầm Tứ rồi, thì đó là Sơ Thiền chứ làm sao mà Nhị Thiền được.

Còn cái Nhị Thiền mới diệt, diệt Tầm Tứ rồi nó không có tác ý ra, nó không có nghĩ ngợi gì nữa hết. Nó ngồi đó nó thở, nó còn thở thôi, chứ mà nó cái tâm của, cái khẩu hành tức là cái tác ý của mình nó không còn, cái ý thức nó không còn nữa, nó không có hoạt động được. Nó hết hoạt động rồi, nó hoàn toàn nó bị diệt rồi.

Thì do đó mình muốn nhập cái đó, bởi vì Thầy nói, chỉ có pháp hướng thôi. Bây giờ mình muốn nhập nó hai tiếng đồng hồ ở trong cái Nhị Thiền, mình ra lệnh: "Bây giờ cái tâm phải diệt Tầm Tứ hai tiếng đồng hồ mới xuất định”, tự nó nó xuất ra. Chứ nó không xuất ra, nó ngồi hoài nó chết luôn, người ta chôn luôn à. Mình không biết cái chỗ đó là nguy hiểm lắm. Mình phải ra lệnh nó hai tiếng hay ba tiếng, hay một ngày, hai ngày. Mình ra lệnh nó, rồi nó ngồi đó một ngày, hai ngày nó ra.

Tới đó là giai đoạn Định rồi, mặc dù là cái Định mà cái thân nó còn thở, nhưng mà nó vẫn ngồi, đó là cái giai đoạn mà nó sẽ nhập Định Tưởng đó. Nó nguy hiểm cái diệt Tầm Tứ này nó nhập Định Tưởng, mà các sư Tây Tạng rồi mấy vị mà ở trong hang, trong hốc mà tu là nó vô đó, nó vô cái Định đó.

4- LẬU TẬN MINH CHẤM DỨT TÁI SANH

(15:27) Sư Tuệ Tĩnh: Vào Định Tưởng nó cũng chưa giải thoát hả Thầy?

Trưởng lão: Nó chưa đâu, tới cái Nhị Thiền nó chưa giải thoát, chưa làm chủ được sự sống chết, không phải tu tới đây là được. Tức là mình ngồi mình không ăn uống, thời gian sau cái thân của mình nó khô. Khô rồi mình bỏ, cho nên mình vẫn chưa làm chủ. Bởi vì làm chủ tới cái hơi thở, mình tịnh chỉ được nó mình mới làm chủ. Mình muốn nó thở nó thở, mình muốn nó không thở là nó không thở.

Còn cái này thì không phải, không được đâu. Mình ngồi đó chừng nào nó hết thở thì thôi nó chết. Mà mình diệt Tầm Tứ thì nó không hoạt động được thôi, chứ nó cứ thở, nó thở nhẹ nhàng, nhẹ nhàng, nhẹ nhàng nó thoi thóp vậy. Nó thở hoài đến khi nó mòn mỏi rồi nó chết thì bỏ luôn cái nhục thân. Thì bây giờ các sư mà Đông Độ đó, họ nhập thiền, họ bỏ lại nhục thân là các sư đó, là kiểu đó.

Bởi vì Thầy biết được, nó không được gì hết, nó đâu có được gì đâu. Bởi vì nó phải thực hiện cho đến Lậu Tận Minh, rồi nó mới có diệt lậu hoặc nó mới hết tái sanh. Còn cái này nó trải qua thời gian nó ở trong cảnh giới này, thời gian sau nó hoại diệt, nó cũng phải đi ra tái sanh lại.

Thời gian nó ở trong cái Định này, nó tự động nó hết cái sức Định của nó rồi, bắt đầu nó ra nó đi tái sanh. Cái thân mất rồi thì nó phải đi tái sanh. Cái nghiệp của nó còn, nó đâu có diệt hết cái lậu hoặc. Còn mình diệt hết cái lậu hoặc là mình vào Lậu Tận Minh rồi, thì cái lậu hết, nó hết, nó diệt sạch rồi thì cái nguyên nhân mà để đi tái sanh nó hết rồi. Nó không còn tái sanh nữa.

Còn cái này nó còn, nó còn mà nó ở trong cảnh giới Thiên này, cảnh giới trời ở chỗ đó. Nó hưởng cái an lạc của nó trong cái khoảng thời gian nào, nó hết cái phước này rồi, tức là hết cái chỗ mà tu tập của nó rồi, thì nó ra. Nó ra, cái thân nó mất thì nó phải đi tìm cái thân khác. Tức là cái nghiệp lực của nó, nó phải đi tái sanh. Cho nên Đức Phật nói ở trong cõi trời còn phải đi tái sanh mà, thì nó hết phước nó rồi thì nó tái sanh. Thì đó, nó xuất ra khỏi cái cảnh giới đó thì nó phải đi.

Sư Tuệ Tĩnh: Cái đó là mấy người đó là, cũng như mọi người nói là đi lên cõi Trời.

Trưởng lão: Ờ, như đi vào cõi Trời rồi đó.

Sư Phước Nhẫn: Cảnh giới Sắc Giới và Vô Sắc giới đó là tưởng hả Thầy?

Trưởng lão: Tưởng.

Sư Phước Nhẫn: Con thấy trong kinh Đức Phật nói về nhiều cái đó quá, mà không biết người ta đặt ra các tông phái…​

Trưởng lão: Thì đó, nói chung là cái cảnh giới đó Đức Phật nói, hầu hết là nói một cách vậy để cho ngoại đạo nó đừng có đả kích mình, đừng có chống mình, để mà vừa cho nó. Nhưng mà sự thật ra nói như vậy, nói thật sự là cái trạng thái của mọi thứ.

Cho nên trong cái bài kinh, bài kinh gì, Đức Phật nói, bài kinh Pháp Môn Căn Bản hay bài kinh gì, Đức Phật có nói cái chỗ mà tưởng tri với liễu tri, mà ba mươi ba cõi Trời nó cũng thuộc về cảnh giới mà tưởng tri thôi, cảnh giới tưởng không đó .

Thành ra cái Sơ Thiền Thiên, cái trạng thái Sơ Thiền của mình nó cũng là cái trạng thái mà mình nói, cái tâm mà thanh thản, an lạc, vô sự là cảnh giới đó cũng là cõi giới Thiên đó. Nếu mình tu tới đây mình không có diệt lậu hoặc thì mình hưởng ở trong cái thời gian ở trong cái trạng thái này. Thời gian nó hết cái phước này rồi thì bắt đầu nó tiếp tục nó tái sanh. Cái đó gọi là Sơ Thiền Thiên.

Thì Nhị Thiền Thiên, bởi vì mình nhập vào cái diệt Tầm Tứ đó, thì nó mình ở trong cảnh giới Thiên của Nhị Thiền thiên này, cái trạng thái đó. Cho nên nó đâu có cõi giới nào, cái trạng thái tâm của mình mà. Còn cái nghiệp lực thì nó còn, mình chưa có, lậu hoặc mình chưa hết mà. Cho nên nó nằm đó, khi mà nó hết, thọ hưởng hết cái phước báu của cái Nhị Thiền Thiên này rồi, thì nó sẽ xuất định nó ra. Nó ra mà cái thân nó chết rồi thì nó phải tiếp tục nó đi tái sanh, cái nghiệp lực nó tái sanh.

(18:59) Đó, mà bây giờ Tam Thiền Thiên, rồi Tứ Thiền Thiên, nó có cái cảnh giới của nó mà. Tứ Thiền Thiên nó cũng là cảnh giới Thiên của nó chứ đâu phải là cái cảnh giới mà mình hết tái sanh đâu.

Trừ ra mình thực hiện Tam Minh, mình ở trong cái Định của Tứ Thiền, cái trạng thái của Tứ Thiền mới thực hiện được Tam Minh, tức là thân định trên tâm, tâm định trên thân rồi, thì nó thực hiện Tam Minh.

Mà thực hiện Tam Minh, thì cái Minh mà cuối cùng là Lậu Tận Minh đó, thì nó mới diệt sạch cái lậu hoặc của mình, thì tức là mình mới chấm dứt được tái sanh luân hồi. Tới đó nó mới hết.

Chứ còn bây giờ mình có Túc Mạng Minh này, Thiên Nhãn Minh mà Lậu Tận Minh mình chưa có thực hiện, cái tâm mình nó chưa hướng dẫn tới đó. Bởi hướng dẫn đâu có nghĩa là mình nhắc một cái nó vô liền đâu. Phải không, mình nhắc, cũng như bây giờ mình nhắc cái “tâm như cục đất” đó, đâu có được cục đất liền đâu. Phải có thời gian, chớ đâu phải dễ đâu.

Mình nhắc cho đến khi mà mình hướng nó đến mà Lậu Tận Minh, mà nó đến Lậu Tận Minh đó, cái tâm mà nó đến được Lậu Tận Minh thì cái lậu hoặc nó mới sạch. Thì cái lực của nó nó phải tăng đến cái lực đến mức độ nó quét sạch cái nghiệp lực đó, nó mới sạch lậu hoặc của nó. Nhờ cái pháp hướng mà nó quét, cho nên nó hướng tâm đến Tam Minh. Mình tưởng đâu nói cái mình dẫn cái nó đi liền, đâu có phải dễ đâu.

Thầy nói thật sự ra bây giờ muốn hướng tâm đến Túc Mạng Minh, Thầy nhập định đó rồi, đâu phải nhắc một cái nó vô liền đâu. Rồi nhắc cả chục lần nó mới đi.

Sư Tuệ Tĩnh: Bây giờ Thầy thỉnh thoảng Thầy cũng có nhập định đó chứ Thầy?

Trưởng lão: Có chứ. Có quan sát chứ. Quan sát coi cái việc làm của mình có sao chứ. Không lẽ không quan sát hả. Bởi lẽ đương nhiên là bây giờ muốn làm một cái điều gì, thì mình quan sát coi cái duyên nó làm được chưa, cái thời điểm này nó tốt chưa, để cho mình quan sát mình làm, cho nó đừng có sai sót.

Sư Tuệ Tĩnh: Giống như mà Thầy đạt được rồi, nhưng mà bây giờ, thỉnh thoảng Thầy cũng phải còn nhập đi, nhập lại?

Trưởng lão: Sao không phải. Bây giờ mình đã có cái lực đủ rồi, bây giờ mình chỉ nhắc một cái là nó vô liền. Còn hồi mà mình mới nhập Tứ Thiền đó, cái mình nhắc, dẫn nó đi tới được cái Túc Mạng Minh nó cũng là cả tiếng đồng hồ, chứ không phải nhắc một cái là nó vô liền đâu.

Cho nên Đức Phật nói thì mình nghe trong bài kinh đó, nó hướng dẫn tâm đến Tam Minh, mình tưởng là Ông dẫn cái nó vô liền, không ngờ là tới chừng mình, mình dẫn hơn cả giờ đồng hồ, nhiều khi nó chưa vô nữa. Nó chưa có hiện ra cái Túc Mạng Minh của mình như thế nào. Mình muốn là bây giờ, ý của mình mình muốn là mình biết cái đời, một cái đời trước cách cái đời nay, mình tên họ gì, ở làng nào, xã nào, sanh ở đâu, cha mẹ ở đâu ở đâu.

Ý mình muốn như vậy đó, trong ý của mình khởi mình muốn như vậy, ra lệnh cái tâm phải trở về cái đời quá khứ của mình cách đây một đời, mình là ai, tên gì họ gì.

Rồi bắt đầu ngồi im lặng, định trong cái Định Tứ Thiền đó, kéo dài cái thời gian năm, mười phút, cái ra lệnh cho nó một lần nữa, nó cũng chưa thấy nữa, nó chưa biết nữa. Ra lệnh nó lần nữa, ra lệnh nó hoài, chừng nào mà nó thấy biết đời đó rồi, thì bắt đầu đó mình mới hướng đến đời kế nữa, đời kế nữa, đời kế nữa, cho đến vô lượng đời.

Ờ mình thấy biết hết rồi, bắt đầu đây là mình đã thông suốt được cái Túc Mạng Minh. Rồi bắt đầu mới xuyên qua cái Thiên Nhãn Minh. Thiên Nhãn Minh được rồi mới thì bắt đầu mới Lậu Tận Minh. Đi tuần tự, phải dùng cái pháp hướng, cứ hướng dẫn tâm đi hoài.

Cho nên bây giờ đó các sư thấy cái pháp hướng nó vi diệu như vậy, nghe Phật nói hướng tâm đến Tam Minh. Thật ra là cái pháp hướng chứ không phải là vô đó rồi cứ hướng đi được đâu. Nó là cái pháp. Chứ không, trong cái câu kinh đó mình tưởng là cái lời nói suông, nhưng mà không ngờ đó là cái pháp.

5- TU TẬP ĐIỀU KHIỂN BỘ NÃO

(22:23) Sư Tuệ Tĩnh: Thì mình phải tập hả Thầy?

Trưởng lão: Ờ. Cho nên nhà học giả họ đọc tới cái chỗ này họ không biết đâu. Cho nên nó phải tập. Tập mà tập phải là ám thị cái tâm mình dẫn đi, nó mới chịu đi. Bởi vì Thầy nói thật sự ra, khi mà xét ra, thì lúc bấy giờ mình quan sát lại thân, cũng như hồi nãy sư nói, mình quán toàn thân của mình phải không. Cái trạng thái đó để sau đó rồi quan sát lại cái thân mình, thấy cái bộ óc của mình.

Đó, nó trong cái bộ óc của mình, trong cái phần bộ óc của mình, nó có một cái nhóm tế bào nó không có làm việc. Mà mình hướng, mình hướng riết, cái mình quan sát lại cái thân mình, thấy nó rung động ở trỏng, nó làm việc. Nó làm việc thì nó đưa mình tới Túc Mạng Minh. Rồi mình muốn nữa, thì bắt đầu cái nhóm khác nó làm việc, nó làm việc nó đưa mình tới Thiên Nhãn Minh.

Bởi khi mà, khi mà làm việc, bởi vì bây giờ mình đã xong rồi đó, mình mới biết được cái này. Mình không biết tại sao mình lại biết cái này. Mình mới quan sát lại coi cái đầu của mình nó làm sao. Bây giờ mình hướng rồi cái mình quan sát lại cái đầu, cái thân của mình, mình quan sát mình hướng tâm, mình nhắc, hãy xem xét lại cái toàn thân chỗ nào hoạt động thế này.

Mình thấy trong cái đầu của mình, cái não bộ của mình nó rung động cái phần đó, nó hoạt động cái mình biết. Còn không, nó không hoạt động. Cũng như bây giờ, các sư nó không có hoạt động đâu, nó nằm im lìm, cái nhóm này nó không có làm việc.

Sư Tuệ Tĩnh: Dạ, mình chưa tập nó..

Trưởng lão: Mình phải tập.

Sư Phước Nhẫn: Hồi nãy có một câu nói, tất cả là nhờ cái thân này không, chứ có đâu xa.

Trưởng lão: Đó, đúng. Đó nó ở trong cái bộ máy của mình, cái thân,

Sư Phước Nhẫn: Vậy nó đâu xa mà tìm hoài …​

Trưởng lão: Chớ nó không có ở đâu hết. Nghĩa là nói chung là, trong cái đầu của mình nó làm việc có một số ít thôi, còn một số nó chưa làm việc. Mà mình tu tập là mình đánh thức cho nó làm việc. Mình tu tập là mình đánh thức cho nó ngưng, nó ngưng rồi nó phát động cái khác cho nó làm việc. Cũng như mình hướng tâm đến Tam Minh là mình kêu cái số đó nó dậy, nó làm việc.

Còn mình, bây giờ đó mình hướng tâm “tâm phải tịnh chỉ hơi thở” hoặc là “tâm phải ly dục ly ác pháp”, là mình biểu cái ý thức của mình nó tịnh chỉ, nó ngưng ham muốn đi, là nó ngưng là mình hết ham muốn, mà nó còn thì nó không, nó cứ ham muốn hoài. Hễ nó còn là còn ác pháp, mà nó ngưng là hết ác pháp. Thì cái phần đó nó, tại vì nó trong cái đầu của mình sanh nó ra vậy rồi. Bây giờ mình chỉ có sửa nó lại, theo cái lệnh truyền của mình thôi.

(24:40) Mà mình không có lệnh, thì tức là mình không có pháp mình truyền lệnh nó được, thì nó không, mình không làm được nó. Cho nên xét cuối cùng là Thầy thấy cái pháp Như Lý Tác Ý nó hay tuyệt thiệt, sao mà ông Phật ông tìm được, Thầy thấy.

Mà thật sự ra nó có, từ xưa nó có, chứ trước ông Phật nó có cái pháp này. Là vì người ta luyện bùa, luyện chú người ta đều là dùng cái ám thị này hết, chứ đâu phải riêng ông Phật. Nhưng mà ông Phật lại khôn, ông biết sử dụng nó để trở về cái sự giải thoát và ly dục ly ác pháp, còn người ta không ly dục ly ác pháp, người ta luyện nó để có thần thông, thì mấy cái tâm dục mới chết họ nè.

Thấy không, mà mình thấy rõ là ông Phật Ông dùng cái này thì Ông diệt, còn cái này, mình dùng thần thông này mình luyện bùa, luyện chú, mình cũng đọc một câu thần chú cũng nhiều lần nó mới linh chứ. Nó cũng ám thị nó chứ, mà nó linh rồi mà cái tâm dục mình còn, thì trời ơi nó sanh ra bao nhiêu chuyện ác. Cho nên nó nguy hiểm.

Còn ông Phật ông dùng nó để mà diệt cái tâm ác của mình đi, ly cái lòng tham muốn ác của mình ra hết đi, thì nó thanh thịnh không còn ác nữa. Mà không ác nữa thì nó có thần thông, thiệt là nó tuyệt vời. Nó không hại ai hết, mà nó lại có lợi cho nó. Nó lợi nó là nó cứu nó, nó không còn khổ, còn để cái tâm mà ham muốn này, có thần thông là nó ham muốn thì nó làm khổ mình. Đó, thấy vậy chứ nó nguy hiểm lắm.

Hay chứ, Ông Phật cũng khôn, Ông biết sử dụng nó, mà trái lại Ông sử dụng cho Ông, để Ông diệt những cái này là Ông giải thoát. Còn cái kia nó huân thêm cái thần thông mà nó chồng thêm những cái ham muốn, trời ơi cái thần thông này nó biến ra. Cho nên thí dụ như các sư mà bên Tây Tạng mà họ sử dụng qua đó là tạo danh lợi dữ lắm à, chứ không có ít.

Còn Ông Phật hồi trước Ông không làm cái chuyện đó. Không thấy ông đệ tử nào của Phật để lại nhục thân, mà mấy ông Tổ mình vô được cái định rồi cái bắt đầu để lại nhục thân. Để cho đời sau người ta lạy, với đời sau người ta bán cái nhục thân người ta ăn nữa. Không thật sự ra Thầy nói, đúng là bây giờ có cái nhục thân là họ đi đến họ cúng dữ lắm. Kinh lắm, Thầy nói kiếm ăn dễ lắm chứ đâu.

6- NHẬP ĐỊNH TƯỞNG CÒN TÁI SINH

(26:42) Sư Phước Nhẫn: Mấy người mà được cái định mà Phi Phi Tưởng Xứ đó, sẽ được hưởng cái phước bao nhiêu A tăng kỳ, vậy thì sau khi họ mạng chung họ đi tái sanh liền làm sao họ hưởng được cái cảnh tuệ đó?

Trưởng lão: Không. Bây giờ họ nhập vô cái Định đó, coi như là cái phước của họ, bao nhiêu là ở trong cái đó, cái trạng thái đó là cái phước của họ. Chứ không phải là cái phước hữu lậu, như là mình mang cái thân này là giàu có, danh lợi, không có. Nhưng mà khi mà ở trong trạng thái này, họ hết cái phước của cái cõi Trời này rồi, cái trạng thái cõi Trời đó hết, họ xuất ra, nhưng mà cái thân họ không còn thì họ đi tái sanh. Mà tái sanh nhờ họ ở trong cảnh thiện này, bởi vì họ không có làm ác, họ sanh ra trong nhà giàu có.

Sư Phước Nhẫn: Con muốn hỏi cái thời gian đó, thí dụ mình hưởng được bao nhiêu A tăng kỳ, mà cái xác này có một trăm năm mà cái phước đó bao nhiêu A tăng kỳ?

Trưởng lão: Cái đó không có đâu. Khi nó ở trong cái cảnh giới này là nó hưởng cái cảnh này, một cái thời gian rất dài bao nhiêu, nó mới hết cái trạng thái này. Khi mà nó hết cái trạng thái này nó ra tiếp tục nó đi kiếm. Bởi vì khi ở trong cái trạng thái này nó không có làm ác, cho nên nó ra nó sanh, trong cái thời gian đó, nó có nhục thân để hưởng cái phước báu đó thôi chứ nó không có nhiều đâu.

Sư Phước Nhẫn: Vậy cái số mà A tăng kỳ cũng là tưởng không?

Trưởng lão: Tưởng không hà.

Sư Phước Nhẫn: Con thấy sao kỳ quá, kéo dài tới bao nhiêu A tăng kỳ.

Trưởng lão: Rồi con người bây giờ mình nói, cái tăng kỳ kể như con người của mình đâu có. Bởi vì có mấy chục triệu năm, mấy chục triệu năm cái trái đất này từ bắt đầu mà có tới bây giờ, nếu mà tính A tăng kỳ thì cái trái đất này, nó chưa có nữa chứ đừng nói. Thành ra nó phi lý, nó không đúng cái lý của nó.

Thật sự ra là người ta nói quá xa. Khi mà có trái đất này, người ta tính ra cái khi mà trái đất này nó có, là nó bao nhiêu tỷ năm nó có cái trái đất này. Rồi khi mà nó có cái môi trường đó để mà phát sanh ra loài vật, cây cỏ, đất đá, người ta tính ra cho đến bây giờ khi có con người, con người mà có mặt ở trên hành tinh này là cái thời gian bao lâu, thí dụ như vậy. Thì trong cái sự nghiên cứu của họ, thì nói về cái A tăng kỳ này nó, cái thời gian nó quá dài, nó vô tận. Muốn nói cái đó là vô tận.

Sư Tuệ Tĩnh: Cũng như trong kinh Phật nói, lấy cái thí dụ, chẳng hạn như lấy cát ở sông Hằng đó Thầy, bao nhiêu sông Hằng gom lại lấy, cát nó quá trời nhiều.

Trưởng lão: Cát sông Hằng là vô lượng, tức là nói cái số mà vô cùng vô tận, bất khả tư nghì.

Sư Tuệ Tĩnh: Cái đó chắc có lẽ họ cũng thêm bớt gì.

Trưởng lão: Cái đó là lẽ đương nhiên rồi. Theo Thầy nghĩ người ta thêm bớt nhiều, nhứt là các cái nhà mà Bà La Môn giáo hay hoặc là Hồi giáo, những cái đó là những người mà Giáo chủ họ tưởng ra không. Họ cứ sống trong tưởng họ tưởng rồi họ nói. Chứ theo đạo Phật, với một số bài kinh chúng ta thấy nó cụ thể, thì chúng ta lấy những cái này chúng ta thấy.

7- MƯỜI HAI NHÂN DUYÊN

(29:26) Trưởng lão: Cho nên thậm chí những cái bài kinh Thập Nhị Nhân Duyên, thì nó có mấy cái duyên, ở trong đó có mấy cái duyên mà người ta không hiểu nghĩa.

Cái duyên Vô Minh là ít có người hiểu. Cái duyên mà Danh Sắc, Danh với Sắc, thân và tâm thì người ta không có hiểu nó là cái Danh là cái gì mà cái Sắc là cái gì. Họ thường thường họ giải theo cái danh từ của nó. Thì cái Danh Sắc, thì cái Sắc thì ai cũng biết rồi, nhưng mà Danh thì nhiều người nói nó là cái tâm hoặc cái này kia. Sự thật thì cái Danh của nó là cái tưởng của chúng ta.

Bởi vì ở trong cái tưởng nó có tưởng thức. Mà cái Sắc, Danh Sắc, cái Sắc là cái thân của chúng ta thì nó có sáu cái thức, thì nó hai cái thức nằm ở trong này rồi. Mà còn cái Vô Minh sanh Hành, Hành sanh Thức, còn một cái thức đó nữa. Ở trong mười hai nhân duyên nó có tới ba cái thức lận mà, phải không?

Cái thức mà từ Vô Minh sanh Hành, Hành sanh Thức, cái thức mà nó có đầu tiên đó, kế đó thì nó mới có Danh Sắc, thì Danh Sắc nó có hai cái Thức trong cái Danh Sắc này, người ta không luận ra được cái chỗ này. Rồi đến cái Lục Nhập. Cái Vô Minh họ không hiểu phải không, cái Danh Sắc này họ không có giải thích được, rồi tới cái Lục Nhập.

Lục nhập thì có người nói sáu căn sáu trần. Bởi vì sáu căn, thì nó đã ở trong cái Sắc đã có sáu căn nó có rồi. Sắc là cái thân của mình thì nó có mắt, tai, mũi, lưỡ,i thân, ý là sáu căn rồi chứ gì. Thì nó có rồi cần gì mình phải nói đây nó là sáu căn nữa. Mà Lục Nhập đây là sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp, sáu cái trần ở ngoài tác động vô sáu cái căn của Sắc, phải không? Như vậy nó mới đúng. Vì chỗ này người ta cũng lúng túng, người ta không biết giải thích làm sao, cho nên người giải kinh như thế này …​ những cái pháp.

Rồi đến cái Sanh, cái Sanh người ta cứ ngỡ là sanh đẻ. Cái duyên Sanh đó, chớ sự thật đây là sanh y, cái đời sống chứ không phải Sanh là sanh đẻ. Cho nên người ta mới nghĩ tưởng Thập Nhị Nhân Duyên mới đẻ ra Tam thế, Tam thế nhân duyên đó, ba đời, họ chia ra cái Mười hai nhân duyên này chia làm ba đời quá khứ, vị lai, và hiện tại, thành ra sai mất đi.

Cái Thập Nhị Nhân Duyên này, cái mười hai duyên này Đức Phật nói cái mục đích của bài kinh này, nó được chỉ cho cái thế giới của con người hợp là nó khổ, mà nó tan hoại là nó giải thoát. Mười hai duyên này mà nó rã ra thì nó giải thoát, mà nó hợp lại là khổ.

(31:49) Bởi vì ở trong cái thế giới, thì nó có cái nhân sinh quan nằm ở trong cái thế giới quan. Mà Lục Nhập là nói sắc, thinh, hương, vị, xú,c pháp, nó là cái ngoại cảnh các pháp ở bên ngoài, mà Thức rồi Danh Sắc, phải không, rồi Thọ, rồi Ái, thì nó đều là nằm ở trong cái nhân sinh, cái con người của mình, tức là là thân Ngủ Uẩn (Sắc, Thọ, Tưởng, Hành Thức), nó tiếp xúc với sáu trần nó mới tạo thành mười hai nhân duyên này, nó mới thành ra cái thế giới khổ.

Mục đích nghĩa chỉ trong cái hiện tại để cho chúng ta thấy được cái thế giới khổ và cái thế giới không khổ. Làm sao cho sáu cái duyên này nó đừng có kết hợp với nhau nữa. Mà nó kết hợp nhưng nó không có dính mắc, dính mắc như cái mắt xích thì chúng ta thoát khổ.

Cái người hiểu được cái lý mà Thập Nhị Nhân Duyên này, mà thông suốt được, thì ngay đó người ta bẻ ngay cái duyên Sanh. Bẻ ngay duyên Sanh, cho nên đạo Phật dạy: “Cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, xuất gia sống không nhà cửa, không gia đình”, thì lúc bấy giờ đó là duyên Sanh đã đoạn.

Cho nên cái đời sống của con người cư sĩ nó đã dứt rồi. Cho nên vì vậy mà bây giờ đời sống của tu sĩ là nó đoạn dứt duyên Sanh. Mà duyên Sanh đoạn dứt rồi thì chúng ta sống nó không còn bị ái kiết sử, không bị ngũ triền cái, thì đương nhiên là chúng ta đã giải thoát, phải không? Bệnh tử ưu bi, nó đã diệt mất đi. Tức là nó không còn cái chỗ mà già chết sầu khổ nó nữa. Còn nếu cái duyên Sanh này còn thì cái già chết ưu bi nó sẽ còn. Mà nó hết tức là nó Minh.

Mà muốn nói Vô Minh, tức là nói người không có đức hạnh, chứ không phải nói sự hiểu biết. Bởi vì Đức Phật nói: “Trí tuệ ở đâu, thì giới luật ở đó”, phải không, Đức Phật có nói mà: “Giới luật ở đâu thì trí tuệ ở đó”. Mà cái trí tuệ nó không ngoài giới luật được. Cho nên nói Vô Minh tức là nói người không có đạo đức, mà không có đạo đức mới hành theo cái sự ác pháp mà mới có Thức, mới sanh Thức.

Cho nên mới Vô Minh sanh Hành, Hành sanh Thức. Còn nếu mà chúng ta có đạo đức thì cái đạo đức này, nó sẽ chấm dứt được cái sự sanh tử luân hồi, chứ không phải là sự học thức. Cho nên Minh mà nói là, mình lấy Minh, Minh thì tức là mình phải hiểu chữ Minh là, là mình phải hiểu nó là giới luật, thì nó đúng hơn. Đó, thì còn nếu mà mình sống không đúng giới luật thì lẽ đương nhiên không Minh.

Bây giờ mình có học thức nhiều đi nữa mình cũng không có Minh. Đức Phật xác định được trong cái bài kinh nói: “giới luật đâu thì trí tuệ ở đó”, mà “trí tuệ ở đâu thì giới luật ở đó, trí tuệ làm cho giới luật thanh tịnh, giới luật làm cho trí tuệ thanh tịnh”.

8- MINH LÀ ĐỨC HẠNH GIỚI LUẬT

(34:32) Sư Tuệ Tĩnh: Thầy giảng cái này có khác hơn mấy ông hồi trước đó Thầy.

Trưởng lão: Bởi vì những cái này đều là phải …​ hồi mà Thầy học, Thầy cũng hiểu cái nghĩa của họ, nhưng mà khi tu rồi mới thấy cái nghĩa này người ta đã dạy nó lệch rồi, mà bây giờ mình không thể …​ chỉ lại cái này để cho người ta thông hiểu được.

Sư Phước Nhẫn: Sống đúng giới luật là phá Vô Minh.

Trưởng lão: Phá Vô Minh đó.

Sư Phước Nhẫn: Hồi xưa không biết thành ra phá Vô Minh là cả một vấn đề khó khăn.

Trưởng lão: Mình sống đúng giới luật là mình phá Vô Minh, mình phạm giới luật là mình bị Vô Minh rồi. Đó, cho nên nó rõ ràng lắm.

Sư Tuệ Tĩnh: Bởi vậy cái gì cũng không có qua được giới luật hết.

Trưởng lão: Bởi vậy giới luật là thầy. Mà giới luật còn là Phật pháp còn, tức là còn giải thoát đó. Đức Phật nói giới luật còn là còn giải thoát mà giới luật mất là không còn giải thoát. Ý là như vậy. Mình nói giới luật còn, đức Phật nói: “Giới luật ta còn thì đạo ta còn, giới luật ta mất là đạo ta mất”, tức là giải thoát mất rồi. Mà đúng vậy, bây giờ không có giới luật, sống không giới luật thì giải thoát đâu còn.

Mình phải hiểu được cái nghĩa này chứ mình hiểu qua cái nghĩa mà đơn giản thì đâu có được, hiểu đúng là sự giải thoát. Mà giới luật giải thoát là sự đức hạnh mà. Đúng là Thánh, Thánh Tăng thiệt thì giới luật phải có. Bởi vậy, giới là hàng đầu. Nó là trí tuệ mà không thấy, nó là phá Vô Minh chứ không ai hết. Mà mình không chấp nhận nó thì làm sao phá Vô Minh, mà chấp nhận nó thì coi như là sanh y mình phải diệt. Tức là đời sống của một cái người mà muốn giải thoát mà còn dính dấp nào là vợ con, nào là này kia, nhà cửa hay tài sản rồi thì làm sao.

Chỉ còn ba y một bát, cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, xuất gia sống không nhà cửa, không gia đình, thì không phải là giải thoát sao. Thì cái đời sống giới luật thì đời sống vậy thôi chứ còn hơn gì nữa. Thì có phải đó là Minh không? Phải không? Bây giờ hiểu rõ như vậy chúng ta thấy có khó không. Đâu có khó, đạo Phật phải có, nó phải Minh.

Bây giờ mấy ông đi học cách gì mà mấy ông sống không đúng giới luật thì tui biết mấy ông không Minh đâu. Học nhiều, kiến chấp nhiều, ngã mấy ông còn lớn dữ tợn nữa, phải không? Bởi vậy Thầy nói, mình chỉ hiểu rõ là mình thấy giải thoát rồi. Mình thấy hay thiệt, đạo Phật hiểu rõ và cái pháp hướng lại tạo cho mình có một cái lực kỳ lạ, siêu việt thiệt chứ không phải không.

Làm sao mà quá khứ vị lại, mà đời trước mà mình lại biết được. Mình thấy nó siêu việt thật chứ đâu phải, mà chỉ có pháp hướng thôi, nếu mà không có biết cái pháp này thì ông nội tui cũng không làm sao mà biết được cái chuyện này. Chứ mình nhập định rồi mình đi tìm ở đâu, tìm ra được ở đâu. Mầy mò cho được mà cái cái lối tu tập như thế này thì nó cụ thể hết sức rồi, nó không còn cái gì mà không cụ thể nữa, chỉ còn tiếc mình không bỏ cái thời gian ra mình tu thật là uổng thôi.

Cho nên được Phật pháp là khó, mà được mà không tu thì uổng, quá uổng. Cho nên Thầy nói quý sư mà gặp được Thầy cái đó là cái may mắn đó. Còn biết bao nhiêu người người ta đang lầm lẫn, lầm lẫn, người ta cứ ngỡ rằng cứ ngồi thiền nhập định rồi nó sẽ thực hiện Tam Minh, không có được đâu. Thời trước Đức Phật nó chưa có nắm vững cái này, thì người ta có Ngũ Thông rồi.

Nhưng mà sự thật Ngũ Thông nó là định tưởng không hà. Bởi vì nhập định tưởng nó phải thông những cái này thôi. Thông cái này là nguy hiểm, nó không có gì. Cho nên nó Lậu Tận Thông không bao giờ có. Nó không có Lậu Tận Thông, thì Lậu Tận Minh nó không có làm sao Lậu Tận Thông mà có được. Tu hành là phải ráng. Biết được, mình bỏ hết đời mình tu.

9- HƯỚNG TÂM NHẬP THIỀN ĐỊNH

(38:01) Sư Phước Nhẫn: Hôm nay Thầy dạy con cái bài kế, cái bài Định Niệm Hơi Thở để nhập Thiền Định

Trưởng lão: Bây giờ Định Niệm Hơi Thở xong rồi, thì bắt đầu bây giờ nó được cái hơi thở mình đã nhận ra được cái hơi thở bình thường của mình rồi, nghĩa là trong môi trường nào mình cũng thấy thân tâm mình an ổn trong cái hơi thở đó. Mặc dù hơi thở đó bây giờ chậm nhẹ dài ra, mình vẫn nhận ra được nó. Thì bắt đầu bây giờ luôn luôn mình nương vào hơi thở, nương vào hành vi của mình, thì pháp hướng tâm: “Tâm ly dục ly ác pháp nhập Sơ Thiền”.

Một câu này thôi, chỉ cho nhập được Sơ Thiền tức là ly dục ly ác pháp, cứ nhắc nó nhiều, mình khỏi cần nhắc “tâm như đất” gì nữa, mà chỉ cần một câu. Lấy câu mà Phật nói: “Ly dục ly ác pháp nhập Sơ Thiền”. Cứ ra lệnh cho nó nhập Sơ Thiền, nó sẽ ly dục ly ác pháp.

Đi, thỉnh thoảng cứ nhắc, đừng niệm nó, niệm tức là mình cứ câu này rồi mình niệm tới câu khác, thì như vậy là niệm. Nhưng mình nhắc ám thị nó rồi, mình đi một đoạn mình nhắc, cũng như mình ngồi mình thở, phải không, thì mình nhắc, rồi mình thở năm, mười hơi thở, một khoảng thời gian yên lặng, để cho tâm được yên lặng. Bởi vì mình nhắc là động rồi, cho nó yên lặng. Sau bây giờ yên lặng mình nhắc lại lần nữa.

Rồi cái mình để cho nó yên lặng, sau một phút nữa mình nhắc lại. Mình dùng pháp hướng đừng có để cho nó bị lặng vô trong đó, nó sanh ra những cái trạng thái hỷ lạc, không hay, đừng có để. Khi nó yên tốt được, mình thấy nó yên ổn, thân tâm an ổn rồi, thì bắt đầu nhắc nó nữa. Hễ mình nhắc nó, thì mình phải ngồi lắng lại để một chút cho nó yên ổn trở lại rồi mình nhắc nó.

Cũng như là nước nó yên rồi, thì đừng có để cho nó quá lặng yên, mà mình phải động nó một cái, rồi để cho nó yên trở lại. Động nó một cái. Động tức là mình huấn luyện nó đó, huấn luyện cái tâm đó. Cái tâm nó yên lặng là mình dạy nó nghe lời lắm, còn cái tâm nó đương động vầy, mình dạy nó không nghe đâu.

Quý sư hiểu chỗ này Thầy nói không? Bây giờ mình phải để cho nó lặng một chút xíu, nó lặng coi cái mặt nước nó vừa lặng, đừng để nó lặng an như thế này, nó kéo dài, thì không được. Mà nó vừa yên lặng thì lại nhắc nó một cái, thì bắt đầu nó thêm một chút xíu trong cái lực của, ở trong tâm, nó nhận ra, nó vô trong đó rồi. Rồi mình để cho nó lặng cái mình nhắc. Cứ lặng mình nhắc.

Rồi bắt đầu cứ như vậy có nghĩa là như thế này, nghĩa là cái tâm của mình khi nó lặng thì cái phần mà tế bào mà hoạt động về cái ý thức của mình đó, nó ngưng. Thì mình động, tức là mình hướng tâm để mà đánh thức cái nhóm tế bào kia nó đừng, nó làm việc, nó hoạt động trở lại. Hễ cái nhóm này nó yên lặng tĩnh, thì cái nhóm kia nó đánh, kêu là mình bắt buộc cái nhóm này cho nó yên rồi đánh thức cái tụi kia dậy.

(40:31) Cứ như vậy mình đánh hoài, đánh cho tụi này dậy. Mà hễ đánh tụi này dậy được rồi thì cái này nó nằm yên thì mình sẽ vô cái định này. Cái hiểu cách đó. Nó thực tế và cụ thể lắm, bởi vì mình sử dụng cái pháp hướng để cho mình đánh thức tụi kia dậy, mà mình giữ được cái tâm này, là mình đã nắm được cái hơi thở bình thường. Mình giữ cái tâm này yên lặng để cho cái tụi mà nó hoạt động lăng xăng trong đầu của mình đó, nó ngưng, nó không có hoạt động. Bởi nó không hoạt động thì mới đánh thức. Còn tụi này nó đương hoạt động mình đánh thức tụi kia không có được đâu.

Cũng như cái văn phòng này, nó có hai người làm việc, mà cái thằng này nó vô nó làm việc …​.

Sư Phước Nhẫn: Phần mà hướng tâm, xin Thầy giảng rõ lại để làm sao cho có kết quả mau.

Trưởng lão: Cái hướng tâm mà có kết quả đó, thì khi cái tâm nó vừa yên lặng, khi mình ngồi mình nghe thân tâm của mình nó yên lặng nó an ổn đó, khi mình bây giờ mình hít thở mình biết hơi thở ra vô, mà cái thân tâm nó an ổn chứ còn nó có vọng tưởng, hay là nó còn hôn trầm, hay là nó còn lừ đừ buồn ngủ gì đó, thì hướng tâm không có kết quả đâu. Phải cho tỉnh táo, cho tỉnh giác đó, thì nó hướng tâm nó mới có hiệu quả. Như Lý Tác Ý mà, phải không?

Thì cứ nhớ khi nào mình cứ hít thở mình nghe nó yên ổn, cái tâm nó lặng lẽ, lúc nó thanh tịnh đó, thì hướng tâm mới hiệu quả ở chỗ cái thanh tịnh. Cái lực nó có ở ngay chỗ đó. Còn bây giờ mình cũng hướng mà mình chưa có quan sát được thân tâm mình yên lặng, mình cứ độ chừng năm, mười hơi thở thì mình hướng, hướng thì nó không có hiệu quả. Lưu ý cái phần này.

Bởi vì phải yên ổn được thì bắt đầu mới bảo nó, trong khi mặc dù bây giờ nó chưa có phải là cái tâm mình hết phóng dật, bởi vì nó hết phóng dật tức mình ly dục ly ác pháp thì tự nó quay vô với hơi thở, tức là nó định trên thân. Cho nên đức Phật nói: “Tâm định trên thân” tức là nó định trên cái hơi thở. Thân Hành Niệm, Thân Hành Niệm nội, trên hơi thở đó, nó định vô đó.

Còn nếu mà nó chưa định nó còn phóng, thì bây giờ mình ép buộc nó thì nó chỉ có thời gian nào đó nó chịu đựng đó thôi, chớ hễ xả ra thì nó bung …​. Mà nếu mà nó chịu quay vô không phóng dật thì tức là nó định trên cái thân, ngay hơi thở. Lưu ý mà nếu mà hướng tâm, bảo nó: “tâm ly dục ly ác pháp đi” nhưng nó chưa đâu, nó chưa có quay vô đâu. Nhưng mà mình cứ mình bảo hoài, bảo riết nó đi.

(43:05) Mà khi mà cái tâm mình giữ yên lặng, tức là tỉnh thức đó, phải tỉnh thức, đừng có tĩnh lặng, mà tỉnh thức. Tỉnh thức thì được, mà tỉnh lặng thì không được. Tĩnh lặng nó làm cho mình có cái trạng thái hỷ lạc, nó lặng, thì không được, không tốt, nó đi chỗ khác rồi. Thì lúc bấy giờ đó hễ mình tác ý, mình hướng tác ý thì nó mất đi cái sự tĩnh lặng đó đi, nó làm cho mình thấy nó bực. Phải không?

Cho nên lưu ý cái phần này để cái pháp hướng nó hiệu quả. Bởi vì vốn mình luyện cái pháp hướng để cho có cái lực, cái lực điều khiển chớ không phải. Sau này mình vào Thiền nó dễ. Đó mình lưu ý.

Bây giờ thí dụ như mình ngồi, mình ngồi mình không hít thở, mình cứ để tự nhiên cái tâm của mình, mà mình nghe thân tâm nó an ổn, thì hướng tâm tốt.

Chứ đừng nói chi là mình nương cái hơi thở. Còn mình nương cái hơi thở là tại vì nó nương cái hơi thở là nó giúp cho mình sự tĩnh lặng nó dễ hơn. Mình biết thân tâm mình rõ ràng là yên lặng, tốt. Đó là […​]. Kỹ chỗ đó chứ còn không khéo mình hướng cũng như mình niệm, thì nó động trong đầu.

Sư Phước Nhẫn: Bởi vì thưa Thầy con thấy nó không có hiệu quả nhiều, bởi vì con mới hỏi kỹ lại cái đó, cái này cũng như mình tụng kinh vậy, nó không có kết quả.

Trưởng lão: Bởi vậy phải để đợi cho cái tâm, mà bây giờ mình ngồi, mình ngồi chơi hoặc mình ngồi tu hoặc mình đi kinh hành, mình đi mình cũng lắng mình nghe thân tâm nó theo cái nhịp bước đi mà nó chịu quay vô.

Mà hễ nó còn phóng tâm nó còn phóng dật, còn nghĩ ngợi, nó còn này kia, thì nó, mà đi mà nó còn có chú tâm bên đây, tâm bên kia, nó cũng còn lăng xăng, mình ráng cố gắng mình ức chế cho nó theo cái bước đi của mình đó, cố kìm nó thì nó còn động rồi.

Chừng nào mình nghe nó yên lặng, không có dụng công nhiều, thì mình dùng câu pháp hướng. Đó là chỗ khéo léo lắm đó chứ không phải không.

HẾT BĂNG