Skip directly to content

VẤN ĐẠO 19-LÀM CHỦ NHÂN QUẢ-PHƯỚC HỮU LẬU VÔ LẬU

VẤN ĐẠO 19-LÀM CHỦ NHÂN QUẢ-PHƯỚC HỮU LẬU VÔ LẬU

VẤN ĐẠO 10

LÀM CHỦ NHÂN QUẢ HỮU LẬU VÀ VÔ LẬU

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Sư Tuệ Tĩnh và sư Phước Nhẫn

Thời lượng: [47:45]

Thời gian: 20022002

1- LÀM CHỦ NHÂN QUẢ LÀ ĐỘ MÌNH, ĐỘ NGƯỜI

(00:01) Trưỡng lão: Đó thì hôm nay chúng ta biết rằng khi mình làm chủ được nhân quả, tức là mình chấm dứt được tái sanh luân hồi, mà mình chấm dứt được tái sanh luân hồi thì bao nhiêu nhân quả nó đều chấm dứt theo. Một người làm mà cứu độ biết bao nhiêu người, một mình mình làm mà do nhân quả của mình đời trước mình đã tạo ra biết bao nhiêu người. Bây giờ một người tu chứng thì nó độ biết bao nhiêu.

Sư Tuệ Tĩnh: Ở trong kinh nó có một câu khi mình tu thành đạo rồi cái mình về mình độ hết tất cả bà con quyến thuộc của mình, chắc nó vô khúc này ha Thầy?

Trưởng lão: Đó! Nó vô cái chỗ đó, bà con quyến thuộc của mình là nhân quả đó, cho nên nó cùng nhau…​

Sư Tuệ Tĩnh: Con cứ tưởng đâu bây giờ mình tu thành đạo rồi thì hiện tiền bà con quyến thuộc của mình được hết. Như vậy là …​

Trưởng lão: Nó không có dính dáng.

Sư Tuệ Tĩnh: Nó không có nghĩa

Trưởng lão: Nó không có nghĩa, thật sự đúng là mình chấm dứt một người. Nếu bây giờ Thầy không chấm dứt mà có một người nào ở trong cái nhân quả Thầy đã tái sanh, họ làm cái chuyện này Thầy cũng bị. Coi như độ hết đó! Đó là cái lý của Đạo.

Sư Tuệ Tĩnh: Cái lý này cho con hỏi là nếu tái sanh thì sao con người ta cứ tăng hoài rồi ở đâu ra? Cũng như hồi đó học bên Thiên Chúa nói lên Thiên Đàng hay xuống Địa Ngục, lên Thiên Đàng hay xuống Địa Ngục hết trơn rồi còn đâu thành người. Rồi không lẽ Chúa mỗi ngày mỗi nặn, nặn nặn thêm linh hồn hoài cho người ta vào? Ổng đâu có ở không ông nặn hoài vậy. Bởi vậy cái nhiều khi nó vô cùng, hiểu không có được.

Trưởng lão: Nói chung là cái lý đó nó không vững con.

Sư Tuệ Tĩnh: Dạ!

Trưởng lão: Cứ nặn nặn ra hoài, nặn ra phải nặn người tốt chứ sao nặn ra người xấu? Nặn người đau khổ chết được! Ông nặn cái kiểu này tôi không có chấp nhận.

Sư Tuệ Tĩnh: Con có hỏi về cái người tốt kẻ xấu, người giàu kẻ nghèo thì mấy ông Tin Lành bí quá không biết trả lời sao, mới nói cứ thử, lấy người đó thử…​ Thử còn mất công nữa, sao người này thử người kia không thử? Phải không? Lớn lên thử không nói gì, mới đẻ ra biết trời đất gì đâu mà thử người ta, thấy lớn lên mà thử…​

(02:01) Trưởng lão: Mình sanh ra, mình sanh ra mình phải sanh ra người tốt, chứ không lẽ…​ Bây giờ hỏi đặt thành vấn đề bây giờ Thầy nè, Thầy có con này, Thầy muốn con Thầy tốt hay muốn con Thầy xấu, phải không? Thì ông sanh ra, ông cũng muốn con ông tốt chứ sao ông sanh ra thứ ác độc không.

Sư Tuệ Tĩnh: Chúa toàn quyền, có người nói Chúa toàn quyền chứ không có toàn năng. Vậy Chúa toàn quyền Chúa tạo ra con người được, Chúa làm ra sự sống sự chết được, sự chết sự sống được, thì ừ được rồi nhưng mà Chúa bất công, sao đẻ ra người giàu, người nghèo. Ai cũng con Chúa hết sao con giàu con nghèo? Mình người ta ai cũng còn muốn con mình đều hết chứ tại sao Chúa mà vậy? Cái điểm thứ nhì Chúa không có toàn năng, Chúa không có làm cho người ta tốt được, Chúa nói người ta không nghe. Phải không ?

Nếu Chúa làm người ta sống chết được thì Chúa nói người ta nghe đi, Chúa nói đâu có ai nghe Chúa đâu, mà nhiều khi nói mé mé. Qua cái vấn đề đạo Phật, vấn đề nhân quả thì con rõ, cái mấu chốt nãy Thầy nói là nhân quả thì nó không có cố định, từ xưa đến giờ người ta hiểu là nhân quả nó cố định, cái sự hiện tiền bây giờ người ta hưởng cái quả, người ta nói ráng hưởng quả kiếp trước làm đó nên giờ ráng chịu! Con nghĩ chắc có lẽ cái quả mình hiện tại mình làm mình cũng hưởng hiện tại nữa, chứ không phải có nhân quá khứ không, có nhiều cái nhân quá khứ giờ mình hưởng, cũng có Nhân hiện tại mình hưởng.

Chớ không phải bắt buộc là tất cả những gì làm, thôi ráng hưởng quả đi! Có nhiều cái con nghĩ cái này không phải là cái quả mà cái này là cái nhân, bao nhiêu người cứ nói là quả không mà con nói không phải, có Quả có Nhân chớ. Tất cả những gì xấu xa hoặc tốt lành đến với mình đều là quả hết. Con nói cái đó cũng chưa có được đâu, hễ có cái quả phải có cái nhân chớ.

Trưởng lão: Nhân quả nó kèm theo, khi mình thọ hưởng cái quả này trước thì coi chừng cái hành động hưởng này nó sẽ đưa mình đi đến chỗ mà quả xấu đó. Cái nhân đó, tại thọ hưởng tức là cái…​ Như bây giờ Thầy có hưởng được cái quả của nó là Thầy trúng vé số, mười triệu há, mà bây giờ Thầy xài cái này kia, Thầy bê tha cái này kia thì cái quả nó đi tới càng xấu hơn nữa, tệ nữa.

(04:20) Nếu Thấy lấy mười triệu này, Thầy bố thí, cúng dường Thầy giúp đỡ người này, người kia thì cái Quả này Thầy hưởng hoài, thì mười triệu này Thầy ăn không hết. Bởi vì cái may mắn nó cứ đến đây nữa.

Còn đằng này, ông đi chơi, ông uống rượu, chơi bài bạc, bạn bè này kia, tiêu sạch hết, coi chừng ông đi vô tù nữa là khác, phải không? Từ đó cũng là cái Quả, nhưng mà cái Nhân thụ hưởng cái Quả này là tốt hay xấu đây, coi chừng, nó sẽ đi đến xấu hay là tốt trong đó

Sư Phước Nhẫn: Có trường hợp, con đọc trong cuốn …​. Của Thiện Tâm, nói tu kiếp này, kiếp sau mình hưởng, nhưng kiếp sau mình hưởng rồi kiếp thứ ba bị cái Nhân kiếp thứ hai đó. Nhiều khi mình giàu quá mình làm điều không tốt tới kiếp thứ ba mình bị, kiếp này mình tu kiếp thứ ba nó không tốt. Chuyện đó cũng không thấy nó dứt khoát như vậy.

Điểm thứ nhì, có người nói như vậy, con cũng nghĩ thí dụ kiếp này mình tu, kiếp sau biết được tu hay không bởi vì kiếp sau mình giàu sang quá rồi nhiều khi mình làm chuyện ác, mình không tu nữa. Rồi người ta nói, chắc ăn là kiếp này tu thì kiếp sau phải được tu, cũng chưa biết được bởi vì Nhân Quả nó thay đổi như Thầy nói, con nghĩ như vậy có đúng không thưa Thầy?

2- PHƯỚC HỮU LẬU VÀ PHƯỚC VÔ LẬU

(05:36) Trưởng lão: Đúng, bởi vậy kiếp này mình tu, mà mình tu không đúng cái đường lối giải thoát, tức là Vô Lậu mà lại tu về Hữu Lậu, lo đi bố thí, cúng dường này kia, cho nên kiếp sau nó hưởng cái phước, nó quên tu.

Mình làm vua rồi mình có tu không, hoặc mình làm nhà giàu rồi, hưởng cho sướng chứ vô chùa làm gì cho cực khổ, phải không? Do đó, bây giờ giàu thì đem cúng dường chứ chưa chắc bỏ mà đi tu được đâu, người giàu đâu có đi tu hết đâu. Do đó nó đi sai con đường rồi, nó là phước Hữu Lậu.

(06:11) Sự thật có giàu đi nữa cũng khổ, như hồi nãy Thầy nói, chỉ có phước Vô Lậu, mà phước Vô Lậu thì đời này mình tu chưa xong, đời sau nó tiếp tục tu nữa. Nhưng mà nó lên nó không được cái gì hết, thậm chí đói đi xin ăn người ta cũng không cho nữa. Có vị Tỳ kheo đi xin ăn người ta không cho tới chừng chết mà còn không có nữa. Đó là phước Vô Lậu, vì vậy người ta mới rốt ráo chứ.

Còn mình có một chút là coi chừng nguy hiểm, không giải thoát đâu. Bởi vì hai cái phước này, phước Hữu Lậu và phước Vô Lậu không đi chung với nhau được.

Cho nên vì vậy nếu người giữ giới luật của Phật là mình xả hết rồi, mình đâu còn gì nữa, mình không còn gì nữa, mình đâu làm phước cho ai được đâu. Mình chỉ có giữ đức hạnh của mình thôi. Giữ đức hạnh để họ làm gương thôi, làm gương để buông xả như mình thôi. Do đó hoàn toàn là mình đi xin ăn chứ không làm sao mà có chùa to, tháp lớn được, đó là giải thoát.

Cái duyên bao đời này mình tu chưa được rốt ráo, nhưng mình giữ được cái đức hạnh này thì đời sau mình tiếp tục, mình có làm gì đâu mà được phước báu như các nhà Đại thừa đâu. Mình đâu có bố thí, đâu có làm gì đâu, nên mình cũng không hưởng được chút gì của thế gian. Cái Hữu Lậu không có, cái Vô Lậu thì có. Do đó mình tiếp tục đi tới giải thoát hoàn toàn, chấm dứt sanh tử.

Còn cái phước của họ là phước Hữu Lậu cho nên vì vậy Nhân Quả của Hữu Lậu nó đưa đi, có ác, có thiện, liên tục tùm lum trong đó. Ảnh thấy sung sướng, ảnh thấy danh dự, họ ca ngợi khen ảnh dữ tợn mà ảnh khổ đau dữ lắm.

Đó, phải nói là mình phải thấy hai cái phước này nó không đi cùng nhau trong Nhân Quả, nó không chấp nhận nhau. Đạo Phật không chấp nhận phước Hữu Lậu, chỉ có Đại thừa, nó huyền bí, từ cái phước Hữu Lậu đến Vô lậu nó chấp là bước thang của nó chứ sự thật hễ cái này có thì cái này không. Người có phước Hữu lậu thì không bao giờ có phước Vô lậu.

(08:03) Mình cứ thấy một nhà sư như Hòa thượng Thanh Từ, Thầy có phước Hữu Lậu, nhưng Thầy không có phước Vô Lậu. Cho nên luôn luôn lúc nào Thầy bệnh đau gì thì Thầy có thang thuốc, nhưng Thầy không có đủ sức làm chủ sự bình an của Thầy, cho nên Vô Lậu Thầy không có.

Riêng Thầy ở nhà tầm vông, trúc tre, Thầy có phước Vô Lậu, cho nên Thầy bệnh đau, Thầy không cần tiền bạc để mua thuốc mà Thầy chỉ ra lệnh là nó hết. Cho nên thuốc Vô Lậu của Thầy rõ ràng, cụ thể, Thầy làm chủ được nó. Bây giờ sự sống chết Thầy làm chủ được nó, đó là phước Vô lậu của Thầy rồi.

Đối với cái kia là chùa to, tháp lớn, tiền bạc nhiều, đổi mua cái giá trị phước Vô Lậu này thì không thể nào mua được, cái này là vô giá. Còn cái này có giá vì giá trị của nó dùng tiền bạc đổi được.

Sư Phước Nhẫn: Cái này, phước Hữu Lậu, con nghĩ nhiều lúc cũng tùy theo môi trường xã hội ở bên Tàu thưa Thầy, thời xưa đức Phật ở bên Ấn Độ ôm bình bát đi dễ quá rồi, chừng qua bên Tàu đâu có được cái vụ đó, thành ra mấy ông mới chế ra kiểu này, kiểu kia để lấy tiền mà nuôi Tăng. Chứ không chế vụ này, vụ kia thì mấy ông Tăng chết đói hết thì làm sao mà truyền bá đạo Phật. Cũng khổ như bên Nam Tông con, cái chùa thì mình biết chuyện đó là không đúng rồi, nhưng phải chấp nhận. Cũng như ông này cúng cái tượng, ông kia cúng cái tượng, tùm lum tượng hết, mấy ông sư nói cúng tượng mà không cúng tiền thì lấy đâu mà có kinh phí, bắt buộc phải nhận.

3- CÚNG TƯỢNG, XÂY CHÙA

(09:40) Trưởng lão: Đúng đó, Thầy nói thật sự rất khổ, khi mà đi sai đường rồi thì khổ lắm. Hồi đầu tiên Thầy ở đây cũng vậy, người ta, người Phật tử họ nghĩ rằng họ cúng tượng này kia họ được phước dữ lắm bởi vì ba cái kinh sách nó dạy như vậy mà. Họ đến, họ bỏ tiền ra, họ muốn mình cất cái chùa cho đẹp.

(10:01) Đó là một cái sai, cái sai thứ nhất. Thứ nhất là họ cúng tượng,…​ Mà nếu mình không chấp nhận thì họ không tới, mình lấy tiền đâu mà nuôi chúng, nó khổ cái nỗi như vậy. Cho nên mình chấp nhận cho họ vui lòng, thì họ đến, họ cúng dường này kia dữ lắm. Đúng là như vậy, sư nói đúng lắm. Bởi vì trường hợp này Thầy biết, chính là cái nền Tổ đường ở trong đó hồi đó Thầy đâu có muốn đâu, nhưng mà khi Chúng về đây tập trung mỗi hạ, về đây họ đến, họ đề nghị cấp kinh phí này kia, họ bỏ tiền ra, thậm chí như cái cổng ngoài kia họ cũng bỏ tiền ra làm cổng Tam quan.

Lúc bấy giờ coi như Thầy xin phép Nhà nước rất dễ, không khó khăn nữa. Nhưng mà khi Thầy bỏ ra mua đồ đạc xây dựng thì bắt đầu họ đưa tượng về họ đặt chỗ này, chỗ kia. Thầy đang nuôi chúng mà, muốn vui lòng Phật tử, Thầy đắp cái nền đó xong rồi, cái nền chỗ đó, cho thợ hồ vô làm, Thầy thấy không đúng nhưng mà không được. Mình đã đi, Phật tử họ lôi mình đi vào con đường sai, mình bị lệ thuộc Phật tử, mình phải giữ đúng Hạnh. Ngày xưa đức Phật như thế …​. Cho nên Thầy đình chỉ lại. Cái nền đó với cái tượng Phật khổ hạnh, Thầy để suốt từ năm Một ngàn chín trăm chín mươi mốt cho tới năm Một ngàn chín trăm chín bảy Thầy mới chặt tầm vông, Thầy dựng lên.

Ngói cũng còn, gạch, ngói, cây Thầy mua đủ hết, nghĩa là chỉ có dựng lên xây vách thôi, họ làm móng rất chắc mà. Nhưng mà Thầy đình chỉ liền, giật mình thấy đúng là Thầy làm nô lệ cho Phật tử. Thầy nhất định là không, không xây, thà đói thì thôi. Lúc bấy giờ coi như là họ không đến nữa thì Thầy kêu gọi Minh Tông, Chân Tâm, Tâm Như: “Mấy con giúp đỡ Thầy trong khi Chúng còn ở đây, khi đói mấy con cố gắng đem gạo về cho Chúng ăn, không nhận sự xây cất nữa…​rồi Thầy mới an."

(12:21) Thầy nhờ ba ông cư sĩ này lo lắng cho đời sống thôi. Bắt đầu bây giờ Thầy củng cố lại, rồi cách đây ba năm, năm Chín mươi bảy, Thầy giảng giáo án Đường Lối Tu Hành Của đạo Phật, Thầy đập sạch xuống, không chịu sai sử của Phật tử. Phật tử này là Phật tử không bằng phụ hồ…​

Sư Phước Nhẫn: Cái phần này con đọc kinh con thấy nó có nhiều cái mình cũng không có chấp Đại thừa nhiều thưa Thầy.

Bây giờ Thầy có thể hưởng được chùa to, Phật lớn, sao không được thưa Thầy? Y như trong kinh, đức Phật xưa đâu có xây chùa, xây tịnh xá đâu. Như đọc sự tích bà Visaka, bà cúng dường Phật, Phật có lo gì đâu, bà tự xây hết, tới ngày giờ bà mời Phật và chư Tăng đến bàn giao, cúng dường, cứ như bà thì không có gì hết. Bà này có ước nguyện cất chỗ còn Phật ở thôi, không có dính chấp, không bị lôi cuốn.

Trường hợp như mình có người đưa năm, ba đồng, hai đồng là bị lôi cuốn. Bởi không nhận thì người ta buồn, người ta không tới. Thí dụ như có đại thí chủ, một nhóm nào muốn xây dựng cái đó, quý vị cứ tự động làm, tôi không dính dáng tới, thì người ta tự động người ta làm…​

Trưởng lão: Đó, bây giờ Thầy nói thật sự ra Thầy đã đi đúng vào quỹ đạo của đạo Phật. Bây giờ chú Tâm, Thầy đề nghị mở bệnh viện từ thiện, xây dựng Trung Tâm An Dưỡng, Thầy chẳng nhúng tay, tiền thì nó cúng dường cho Thầy là mười một tỉ để xây dựng. Thầy giao lại, Thầy nói: “Thầy không làm chuyện này. Con cất giữ, gửi ngân hàng, tiền lời này kia sau này đúng duyên xin phép rồi con làm, chừng đó làm xong rồi Thầy tiếp nhận, Thầy dẫn Chúng thôi, hoàn toàn không phải của Thầy, của Phật tử, của con”.

(14:17) Ngày xưa ông Cấp Cô Độc, của ông Cấp Cô Độc chứ không phải của ông Phật. Bao giờ nói tịnh xá Kỳ Hoàn ông Cấp Cô Độc cúng dường cho Phật là của Phật đâu. Người ta luôn luôn trong kinh nói là cái này, đất là của ông Thái Tử và tịnh xá này của ông Cấp Cô Độc chứ đâu phải là của Phật. Cho nên tịnh xá Trúc Lâm của vua Bình Sa Vương, là của Bình Sa Vương chứ đâu phải của Phật. Phật chỉ có bổn phận đến đây, mai mốt Ông đi, Ổng là du Tăng mà, đâu có dính chỗ này đâu.

Đúng như vậy, Phật tử cất chứ Thầy không cất, bây giờ muốn cất kiên cố cỡ nào mấy ông cứ cất. Thầy không có đứng đó mà Thầy nắm tiền của quý vị cúng dường để mà thấy Thầy cất, người này bỏ một ngàn, người kia bỏ một triệu…​ Đóng góp vô đây để Thầy làm thì không có. Con có mười một tỉ thì con làm bao nhiêu đó, còn nếu có ai đóng góp thì đóng góp cho con, chứ không cho Thầy.

Sư Phước Nhẫn: Ở đây Thầy làm cũng được thưa Thầy? Ví dụ như giao cho ai đó, muốn xây cất thì xây với ông đó, chứ tôi không có dính dáng.

Trưởng lão: Không được.

Sư Phước Nhẫn: Như vậy số Phật tử họ không thắc mắc

Trưởng lão: Bây giờ họ muốn đến đây xây cất..

Sư Phước Nhẫn: Muốn xây thì xây, giao cho ông A, ông B gì đó, tự nhiên ông xây…​ Tự động quý vị xây…​

Trưởng lão: Thầy nói như thế này, bây giờ quý vị muốn xây chỗ nào thì xây, chỗ này Thầy đã ở rồi mà xây, tức là người ta nói Thầy xây, chứ không phải nói mấy ông xây, bởi vì Thầy ở chỗ này. Còn bây giờ Thầy không ở chỗ này thì mấy ông lại đây mấy ông xây gì cũng được hết. Rồi sau đó mấy ông mời Thầy về thì được. Chứ giờ Thầy đang ở chỗ này từ hồi nào tới giờ Thầy tu mà mấy ông xây thì không được.

Nếu bây giờ mấy ông xây, người ta vẫn nói Thầy xây. Nó làm lệch ý của Phật rồi. Cho nên ví dụ Thầy đọc ở trong kinh sách, thấy một vị Tỳ kheo mà đắp đất làm cái thất thôi mà đức Phật bảo đập, phá không có cho để. Như vậy rõ ràng là Ông Phật không chấp nhận rồi. Thầy biết là không chấp nhận. Cho nên vì vậy hiện giờ chúng ta phải tập sống đúng giới hạnh, bởi vì chúng ta là du Tăng khất sĩ, chứ không khéo người ta cất, mình mê quá rồi mình chết ở trong này.

(16:20) Ông Phật cứ nói hoài nhắc hoài, khi mình tu chứng nghĩa là chứng chứ chưa phải thành, mới chứng được Đạo thì khi có danh lợi thì phải từ giã, không có chấp nhận. Cho nên khi mà Thầy viết mấy bộ kinh rồi, Thầy định là Thầy sẽ ẩn bóng. Bởi vì người ta sẽ biết Thầy, mà biết Thầy nó sẽ xảy ra nhiều cái. Thứ nhất là có sự tranh đấu. Cái thứ hai là người ta cúng dường Thầy nhiều, người ta biết Thầy mà, người ta đến tấp nập, cho nên Thầy sẽ ẩn bóng.

Mấy Sư có duyên chứ lần lượt Thầy ẩn bóng. Nó là như vậy, bởi vì mình là đệ tử của Phật, mình là đệ tử của Giới, phải lấy đức hạnh làm đầu. Không có đón danh, đón lợi.

Sư Phước Nhẫn: Thầy ẩn cho con đi theo thưa Thầy, con học cho tới cùng.

Trưởng lão: Nỗ lực tu là theo Thầy.

Sư Phước Nhẫn: Sợ Thầy đi sớm con theo không được. Mấy hôm nay con thấy Thầy sức khỏe yếu, Thầy ho nhiều.

Trưởng lão: Ho nhiều, vì Thầy làm việc quá nhiều, Thầy định cho ra cuốn Đường Về Xứ Phật tập VIII, trong tập VIII Thầy nói cũng khá kỹ những chi tiết về phước Hữu Lậu và Vô Lậu. Như nãy giờ Thầy nói, nghĩa là con đường này nó phải đi ngã nào đúng, ngã nào sai.

Sư Phước Nhẫn: Bây giờ Thầy viết chưa hết thưa Thầy?

Trưởng lão: Coi như là Thầy soạn vi tính rồi in luôn.

Sư Phước Nhẫn: Cuốn X Thầy chưa viết thưa Thầy, hay Thầy chỉ dự định thôi?

Trưởng lão: Cuốn X đã viết sẵn, soạn thảo hết rồi.

Sư Phước Nhẫn: Giờ chỉnh lại?

Trưởng lão: Chỉnh lại, vô vi tính chỉnh lại cho nó hoàn chỉnh. Chỉnh lại chính tả, chỉnh lại văn phạm, rồi chỉnh lại câu cú của mình.

(17:59) Khi viết bản thảo thì mình phóng tâm tới đâu thì viết ra tới đó, viết thành một cuốn sách vậy. Bây giờ mới đánh vô vi tính rồi chỉnh lại trên đó, vậy chứ trời ơi Thầy ngồi gần một buổi, Thầy đi ra, chóng mặt, choáng váng, nó chóng mặt, Thầy muốn ngồi xuống chứ đâu phải làm việc…​

Sư Phước Nhẫn: Thầy nghỉ bớt vài bữa đi, con thấy Thầy ho, bữa nay Thầy ho nhiều.

Trưởng lão: Coi như là, Thầy ráng cho xong cuốn này rồi nghỉ ít hôm.

Sư Phước Nhẫn: Nghỉ vài bữa Thầy lấy sức lại, Thầy đi ra ngoài..

Trưởng lão: Coi như là Thầy định đi ra ngoài Long Hải, đi ra ngoài đó thì sợ Phật tử người ta hay thì người ta đến, tập trung nữa. Ở đây nói chung nhờ cô Út cản, Phật tử đến đây cứ đòi gặp Thầy, cô không cho.

Chứ còn gặp Thầy nói còn mệt nữa. Rồi Thầy định kỳ này nếu mà Thầy nghỉ, bởi vì ra Long Hải, chỗ Thầy Thiện Thuận, nghe Thầy ra ngoài đó ở thôi, Thầy báo cho Phật tử ở Thành Phố…​. Họ khao khát dữ lắm, Thầy biết họ khao khát lắm. Thành ra Thầy tính ra Long Hải là tốt nhưng mà có điều kiện là bị động, cũng không yên được.

Thầy định ra ngoài Nha Trang, hôm đó Thầy có đi Nha Trang, ra ngoài Nha Trang ít động bởi vì Phật tử ở Thành Phố không ra, nó xa. Cái nữa là ở Nha Trang ít ai biết mình vì…​

Sư Tuệ Tĩnh: Thầy ở trong chùa…​?

Trưởng lão: Thầy ở chùa, ở trên núi, nhìn xuống biển. Thầy định xong rồi Thầy đi nghỉ mấy bữa.

Sư Tuệ Tĩnh: Thầy đi cả tuần lễ.

4- THỨC LÀ BA CÁI BIẾT - SẮC THỨC, TƯỞNG THỨC- THỨC THỨC

(19:52) Sư Phước Nhẫn: Đang ho Thầy đừng xuống. Cái phần, Thầy định nghĩa chữ Tâm là gì? Vì bên Nam Tông định nghĩa cái gì bắt cảnh là Tâm, con nghĩ có duyên Thầy định nghĩa dùm con.

(20:06) Trưởng lão: Không sao, bên đó họ định nghĩa như thế nào?

Sư Phước Nhẫn: Cái gì bắt cảnh nghĩa là Tâm

Trưởng lão: Bất cảnh?

Sư Phước Nhẫn: Bắt, bắt cảnh

Sư Tuệ Tĩnh: Nhìn thấy cảnh

Trưởng lão: Tức là mình dính mắc trong cái cảnh đó…​

Sư Phước Nhẫn: Nó là đối tượng của cảnh là Tâm.

Trưởng lão: Không phải, bởi vì ở đây chúng ta thấy nói về cái Tâm, cái danh từ để chỉ chung cho ba cái Thức của chúng ta.

Cái Thức thứ nhất là Sắc thức, nếu mà nó bắt cảnh, cảnh thì có Sắc, thinh, hương, vị, xức, pháp cảnh, chứ không phải có một cái hình sắc không, không phải có âm thanh không, không phải có hương vị không. Cho nên khi mà cái Tâm nó bắt cảnh thì đây là chỉ cái Sắc thức. Trong cái Thức thì có sáu cái thức của mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý, phải không?

Phải phân biệt rõ, nói về Tưởng thức: trong giấc mộng chúng ta cũng bắt cảnh, phải không? Thì đó là cái Tâm chứ gì.

Cho nên nói cái Tâm là phải nói ba cái Thức mà cái Thức thứ nhất là Sắc thức. Trong Sắc thức có sáu thức là nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý thức, sáu Thức của nó.

Còn Tưởng thức thì có một: một cái cũng nghe, thấy, biết…​ Cũng một cái thôi vì nó không có căn, tức là sáu căn. Nó chỉ có một cái biết của nó thôi. Cho nên trong giấc mộng chúng ta cũng bắt cảnh, chúng ta cũng thấy này, kia, cũng nghe âm thanh, phai không? Đó là Tưởng, Tưởng thức.

Và Tâm thức, đây là Thức, tâm thức, còn cái này là Tâm tưởng thức, cái này là Tâm sắc thức…​ Cái này là Tâm thức, cái Thức này hoàn toàn chưa hoạt động. Cái Thức này là khi nào chúng ta nhập Tứ Thiền, chúng ta sử dụng nó để hướng tâm đến Tam Minh, gọi là hướng Tâm Tam Minh.

(22:03) Cho nên nói Tâm là phải nói ba cái Thức, chứ không phải Tâm là một cái được, hiểu Thầy muốn nói chưa? Bởi vì đây là Sắc - Thọ - Tưởng - Hành - Thức, mà Sắc thì có Sắc thức. Thọ thì nó hoàn toàn sử dụng trong cái Sắc thức, Tâm thức rồi. Bây giờ Tưởng thì có Tưởng thức rồi, còn lại Thức là Thức thức.

Ba cái Thức ở trong ngũ uẩn của chúng ta, Thân Ngũ Uẩn có ba nhóm Thức của nó, mà nói Tâm là chỉ cho ba cái Thức này, chứ không phải nói Tâm là chỉ có một Thức. Nói Tâm là nói cái biết, cái biết có ba chỗ biết: Sắc biết, Tưởng biết, Tâm biết tức là Thức biết. Như vậy mình mới thấy mới dễ hiểu.

Còn các nhà tâm lý học, duy thức học, họ phân chia tùm lum ra, rất nhiều nhưng làm cho chúng ta rối. Đạo Phật không phải là nhà tâm lý. Tại vì các Tổ sau này luận, như trong cuốn nói về tâm lý học của kinh sách Nguyên Thủy có bộ Thắng Pháp Yếu Lược.

Sư Tuệ Tĩnh: Trong đạo Phật có bộ Vi Diệu Pháp không Thầy?

Sư Phước Nhẫn: Duy Thức Học, còn cái này là Vi Diệu Pháp.

Trưởng lão: Duy Thức Học…​ Vi Diệu Pháp.

Sư Tuệ Tĩnh: Cái đó có phải do Phật nói ra…​?

Trưởng lão: Tâm lý học…​ Không, các Tổ luận. Kinh là của Phật, còn Duy Thức này kia là của các Tổ luận ra, chế ra, phân tích cái Tâm tan nát ra, nhiều dạng…​

(23:57) Còn Phật chia thân thành ngũ uẩn: Sắc - Thọ - Tưởng - Hành - Thức, cái này rõ ràng.

Sắc thì có Sắc thức, cái thân của mình có sáu thức. Tưởng thức là sự biết của giấc mộng. Tâm thức là hoàn toàn những người tu chứng, người ta mới đánh thức cái này dậy, cái thức này hoàn toàn nó chưa hoạt động. Cho nên nói Tâm là chỉ chung cho ba cái Thức.

Đó là đối với kinh nghiệm tu hành của Thầy, Thầy thấy như vậy. Trong Kinh không có giảng về cái này, nhưng Thầy thấy như vậy. Nó rõ ràng và cụ thể hợp với lý của Phật pháp. Bởi vì hợp với lý của Phật pháp là đứng ở trong ngũ uẩn này mà phân ra, thấy ba cái Thức. Ba Thức này hoạt động, tu hành mới biết dừng Thức nào để đánh Thức được thức nào.

Ý thức chúng ta đầu tiên, chúng ta sử dụng nó để rồi sau đó chúng ta mới điều khiển cho Tưởng thức dừng. Cái Ý thức này nó phải điều khiển cho Tưởng thức dừng. Còn nếu Ý thức mà dừng trước thì cái Tưởng thức hoạt động, là chúng ta đi lạc đường.

Như bây giờ chúng ta ngồi, đừng cho niệm khởi thì ý thức dừng, ý thức dừng thì tưởng thức hoạt động. Nó hoạt động thì chúng ta không điều khiển được nó. Bởi nó hoạt động thì thành thế giới siêu hình, cho nên Tâm thức không hoạt động được, cái Thức thức không hoạt động được.

Vì vậy, Ý thức chúng ta sử dụng nó, luyện tập cho nó trở thành cái lực, cái lực đó có đủ rồi chúng ta mới tịnh chỉ được cái Tưởng thức.

Ngưng Tưởng thức rồi, chúng ta ra lệnh cho Ý thức ngưng, Ý thức ngưng thì hơi thở hoàn toàn tịnh chỉ, bởi vì tịnh chỉ hơi thở thì Ý thức ngưng hoàn toàn. Tưởng thức ngưng nhưng Ý thức chúng ta còn phải sử dụng nó. Khi hai cái này ngưng thì Tâm thức mới hoạt động. Tâm thức hoạt động thì lúc bấy giờ chúng ta mới hướng tâm đến Tam Minh.

Sư Phước Nhẫn: Cái này trợ giúp cái kia.

Trưởng lão: Trợ giúp cái kia. Nhưng cái Tưởng là rất lo, cái thế giới siêu hình là rất lo. Do đó chúng ta phải dùng cái Ý thức cụ thể để phá cái bóng dáng của Ý thức của chúng ta.

(26:03) Bởi vì cái nhà của mình, nằm mộng thì mình cũng thấy cái nhà, cái nhà trong mộng là bóng dáng của cái nhà thật, chứ nó không phải thật có, chỉ là bóng dáng của nó. Nó cũng như cuộn băng video, nó phóng hình của cái nhà, khi nó thu hình cái nhà rồi nó phóng ra, cái hình hiện ra từ băng video không phải là cái nhà thật.

Ý thức của chúng ta nhìn thấy cái nhà là thật, cho nên chúng ta lấy Ý thức để phá cái bóng dáng này, phá cho sạch cái bóng này. Cái bóng này dừng được rồi thì bắt đầu chúng ta sử dụng Ý thức để dừng Ý thức luôn.

Con đường tu tập phải đúng cách như vậy mới đạt được, phải hiểu rõ được như vậy, chúng ta nắm được ba cái thức của chúng ta rõ ràng. Ba cái Thức này gọi là Tâm thức, chứ không phải Tâm đối cảnh bởi vì thức nào cũng có đối cảnh, cũng có cảnh của nó.

5- DIỆT ÁC BẰNG ĐỊNH VÔ LẬU

Sư Phước Nhẫn: Cái phần…​. Phần đi kinh hành, thí dụ khi niệm ác đến thì dùng Định Vô Lậu, xin Thầy giảng rõ ràng cách dùng Định Vô Lậu như thế nào?

Trưởng lão: Cách dùng Định Vô Lậu, khi mà mình đang đi kinh hành, có một niệm khởi, phải không? Mình đem cái niệm khởi đó, mình mổ xẻ liền, đừng để cho nó dẫn mình, nó dẫn mình tức là phóng dật, phải không?

Sư Phước Nhẫn: Dùng cái phương thức nào?

Trưởng lão: Bây giờ mình đem cái niệm đó, mình vừa đi, lấy cái trạng thái đi tỉnh thức đó để mổ xẻ, nó mới quán sát sâu trong cái niệm đó. Thứ nhất mình dựng nó lên, mình hỏi cái niệm này thuộc Dục lậu, Hữu lậu, Vô Minh lậu, nó thuộc vào lậu nào, phải không?

(27:55) Bây giờ mình thấy nó ở trong Dục lậu, dục lậu tức là lòng ham muốn của mình. Hữu lậu là cái có, bây giờ mình nhớ cái nhà của mình, nhớ những người có thì đó là Hữu lậu. Vô Minh lậu là cái mình không hiểu, bây giờ nó khởi lên một câu Pháp nào đó mà mình không hiểu để mình truy tìm, đây là Vô Minh lậu.

Tại mình không hiểu, nó khởi lên cái niệm này hoặc là nó khởi lên cái niệm này mình thấy cái nghĩa lý hay quá, coi chừng nó Vô Minh, mình gặp nó, đây chỗ này là tìm hiểu, sự tìm hiểu tức là Minh hay Vô Minh.

Sư Phước Nhẫn:…​

Trưởng lão: Do đó mình quán xét cái này, mình tư duy cái này, mình mới thấy, cái này là đúng thiện hay là ác. Bây giờ mình mới, nếu mà cái này ở trong Vô Minh thì mình đem Nhân Quả mình quán xét cái niệm này, nó thuộc về Nhân Quả nào, nó ác thì nó là Vô Minh, nó thiện thì nó là Minh.

Bởi vì nó thiện thì nó đưa mình đến con đường giải thoát, là nó Minh. Còn nó ác là Vô Minh, nó ác thì "Dẹp, mày là Vô Minh, đi đi", như vậy là mình Minh mình mới biết nó ác, mà Minh mình mới biết nó thiện, phải không?

Như vậy rõ ràng là hễ khi mình quán xét Nhân Quả, mình biết ác hay thiện thì đó là Minh rồi.

Nghĩ về vật đã có, cái có sẵn, mà mình lại nhớ lại nó, mình có cuốn sách, hoặc mình có tủ Kinh sách, ngồi đây bỗng dưng nhớ tủ Kinh sách, không biết ở chùa mấy Thầy chăm sóc dùm hay mối ăn hết. Như vậy là trật, như vậy cái này là Hữu lậu, vật có nó làm cho mình còn Lậu hoặc, còn lo lắng cho nó đây, xả bỏ, bỏ sạch, nhất định là không chấp nhận Hữu lậu. Như vậy là khi mình lý luận, mình không chấp nhận, vì mình còn sống thì mình giữ gìn nó, mình chết thì cái tủ sách này ai giữ cho hoặc là lửa cháy, nước trôi ai mà cõng vác nó đây. Không chấp nhận, bây giờ tôi chỉ có giải thoát chứ không có chấp nhận tủ Kinh sách này. Do cái lý luận này thì cái Hữu lậu của mình bị phá, lậu hoặc không còn có nữa.

(30:00) Bây giờ cái Dục lậu, dục lậu là khởi tâm muốn cái này kia, chưa có mà muốn là Dục lậu. Khi mà mình thấy có lòng ham muốn là trật rồi, hễ có còn ham muôn cái gì thì không được.

Do đó ở chỗ Vô Minh thì đem Nhân Quả, những chỗ Hữu lậu thì đem vô thường, khổ…​ Tất cả các pháp là vô thường nên phải khổ thôi, vì vậy có của thì có khổ. Cho nên nó là Hữu lậu nên mình thấy nó là vô thường. Còn Dục lậu thì mình thấy tâm dục là nguyên nhân đau khổ của con người. Do mình quán xét, mình thấy như vậy thì coi như mình không khổ, tâm mình thanh thản, hiểu không?

Phải lấy ba cái lậu: Dục lậu, Hữu lậu, Vô Minh lậu này mình mới dựng lên, tìm cái niệm đó nằm ở chỗ nào? Từ đó chỗ nào là Nhân Quả, cái nào là các pháp vô thường, cái nào là nguyên nhân sinh ra đau khổ. Thấu suốt được ba cái lý này thì không khổ, vô thường-khổ-không-vô ngã mà.

Tùy theo bài học mà mình quán sát, dựa theo cái lý mà Phật đã dạy mình quán sát. Rồi mình dựa theo lý Nhân Duyên nữa, coi xem Dục lậu, Hữu lậu, Vô Minh lậu này nằm ở duyên nào. Bởi Thập Nhị Nhân Duyên mà, mình quán lý Nhân Duyên để phá nó. Như vậy là mình tu Định Vô Lậu. Đừng có mà khi nó hiện đến mình cứ lo đuổi nó đi. Không, mình đem nó mổ xẻ, tu Định Vô Lậu liền.

Sư Tuệ Tĩnh: Như vậy nó mới hết

Trưởng lão: Nó mới hết, bởi vì mình thấu triệt và cứ như vậy khi niệm khởi lên, chìm xuống, khởi lên, mình cứ thấy như vậy, thấy riết, nó thấm nhuần những quán xét đó. Vừa khởi là mình đã hiểu nó rồi, nó đi mất.

Sư Phước Nhẫn:…​ Tránh…​ Đời tu

(31:56) Trưởng lão: Đời tu, nó diệt ác pháp. Bởi vì ngăn ác là mình giữ mình đi không có khỏi niệm, là ngăn ác rồi đó.

Nó vừa khởi niệm thì ngay đó mình quán xét mình diệt ác, ngăn ác-diệt ác mà. Hễ ngăn ác-diệt ác được thì tức là sanh thiện-tăng trưởng thiện, là giải thoát. Đó là mình đi trên lộ trình thiện, không đi trên lộ trình ác. Thấy Pháp của Phật chưa?

Sư Phước Nhẫn: Cái phần đi kinh hành thưa Thầy, ví dụ như hồi đó khác, bây giờ khác, theo Thầy thì mình đi kinh hành mình niệm "Phải bước, trái bước" hay là để niệm thanh tịnh mình đi?

Trưởng lão: Để niệm thanh tịnh đi.

Sư Phước Nhẫn: Khi đó mình hướng tâm luôn

Trưởng lão: Mình hướng tâm, mà nó khởi niệm thì mình dùng Định Vô Lậu mình quán xét.

Sư Phước Nhẫn: Trước đây thường thường con đi, con niệm "Phải bước, trái bước” để mình gom cái tâm mình vô, sau đó con nghe thầy Quang nói, con mới hiểu ý, mình không có xài Tỉnh Thức mà xài cái niệm Thanh Tịnh hơn là cái niệm Tỉnh Thức.

Trưởng lão: Xài niệm Thanh Tịnh là đúng rồi.

Sư Tuệ Tĩnh: Theo hơi thở hả Thầy?

Trưởng lão: Không, mình theo bước đi hoặc hơi thở, của trạng thái tâm im lặng, thanh tịnh. Tức là không nghĩ gì hết, đi thanh thản tự nhiên.

Sư Phước Nhẫn: Cái đó cũng dụng công há Thầy?

Trưởng lão: Có chứ, không dụng công nó không thanh tịnh đâu. Cái tâm mình nó không thanh tịnh.

Sư Phước Nhẫn: Cái này cũng như hồi đó con học Thiền Zen của Nhật Bản, để tâm Không tương tự như niệm Thanh Tịnh của mình, lúc thư giãn con ngồi, niệm Thanh Tịnh nó không được lâu. Thầy chỉ con cách làm sao nó được lâu?

Trưởng lão: Nó lâu…​ Mình cứ đi như vậy rồi mình quán Vô lậu như vậy đó thì nó sẽ kéo dài cái niệm thanh tịnh ra. Hễ nó xả cái này được bao nhiêu thì cái này nó thanh tịnh được bấy nhiêu. Tự nhiên lắm, ngồi suốt ngày mà thấy nó thanh tịnh, yên lặng, đó là nó Thanh Tịnh Tâm rồi.

(33:55) Cho nên cái niệm Thanh Tịnh này cần phải tu tập chứ đừng có tập trung vào cái đối tượng nào hết, nó sẽ mất tự nhiên, để cho nó tự nhiên thanh tịnh.

Mà mình cũng đừng có sợ cái niệm, niệm đến thì mình diệt nó, mình có pháp mà. Cho nên Phật nói "Tùy Pháp, theo Pháp". Tùy có nghĩa là theo pháp, ví dụ như niệm nó đến thì mình theo pháp để mình diệt nó. Chứ đừng có theo niệm mà theo pháp, cái pháp mình có, ví dụ như Định Vô Lậu là pháp Vô lậu rồi. Niệm có lậu thì mình theo pháp diệt cái niệm có lậu.

Sư Phước Nhẫn: Do cái duyên Định Vô Lậu mà thời gian thanh tịnh nó kéo dài.

Trưởng lão: Kéo dài. Chứ đừng kéo dài thời gian thanh tịnh, kéo dài thời gian thanh tịnh tức là ức chế.

Sư Phước Nhẫn: Thành ra con thấy cái đó phải dụng công mới được, chứ không dụng công nó không kéo dài được.

Trưởng lão: Đúng vậy đó, hễ có dụng công là có bị ức chế.

Sư Phước Nhẫn: Ngày xưa con cũng có tập ở Phước Sơn bốn ngày, chính từ chỗ đó con mới xuất gia, con về con thấy thanh thản lạ lắm. Con thấy con như cái cây, giống nhau không có khác, không dám bẻ nhánh nó, sợ nó đau.

Sư Cô Kim nói là: "Chúng sanh vạn vật đồng nhất thể" nhưng khác tướng, nó có đời sống, mình cũng có đời sống, thấy mình với nó giống bàng bạc như nhau, khác chăng mình là người, con đâu có biết.

Trưởng lão: Không, cái tâm của mình nó thanh tịnh rồi thì mọi vật cũng thanh tịnh như mình. Thường thường thì họ tưởng ra, họ tưởng là bản thể của mình phủ trùm vạn hữu, chứ sự thật cái trạng thái thanh tịnh, không những tâm mình thanh tịnh, mà cỏ cây cũng thanh tịnh. Cho nên mình thấy cỏ cây như mình, mình như cỏ cây.

Sư Phước Nhẫn: Báo sự tỉnh táo (??)

Trưởng lão: Sự thật tâm thanh tịnh, mình đừng ức chế nó phải sống ở trong đó là sai rồi. Nó thanh tịnh như vậy, biết rồi nhưng đừng bắt buộc. Cho nên mình không bắt buộc, mình để cho có niệm nào mà nó làm mất thanh tịnh thì mình xả cái niệm đó. Xả hết những niệm đó thì Thanh Tịnh nó kéo dài.

Sư Phước Nhẫn: Tự động nó thanh tịnh, mình không có kéo dài, nó kéo dài hoài tự nhiên nó vậy.

(36:04) Trưởng lão: Tự động nó kéo dài, cứ lo xả cái niệm này thì nó tự động kéo dài. Nếu muốn kéo dài cái này ra là bị ức chế, ức chế là mất thanh tịnh. Sai một chút là nó trật.

Sư Phước Nhẫn: Phần đầu ức chế tâm, sau một thời gian tự nhiên nó lọt vô cái đó, ai cũng nói chỗ này khác lạ mọi ngày, không có giống. Con cũng thấy lạ, từ chỗ ức chế nó thành ra trạng thái này.

Chứ không phải như mình xả, dùng Định Vô Lậu kéo dài trạng thái thanh tịnh.

Ngày xưa học Thiền Zen thì để tâm Không, chữ "để" là dụng công rồi, là đâu còn Không nữa đâu. Mình "để" Không thì đừng xài chữ "để", đã xài chữ "để" là động từ, động từ là có động rồi…​

Trưởng lão: Là bắt buộc rồi.

Sư Phước Nhẫn: Nên con mới hỏi Thầy cách kéo dài cái…​

Trưởng lão: Đó, cách kéo dài là để tự nhiên, Niệm đến thì mình xả nó thì nó kéo dài. Đừng mong nó dài, mong cầu là nó không có dài đâu. Mà hễ mong cầu, muốn cho nó dài là ức chế. Có muốn trong đó thì bị ức chế, có muốn trong đó là không được, cho nên mình không có muốn. Mà mình chỉ cần có niệm nào đến là mình xả thôi.

Sư Phước Nhẫn: Có bữa con ngồi như Thầy chỉ, không làm gì hết, ngồi làm biếng, ngồi thoải mái lắm. Có bữa sao ngồi không được, tạp niệm vô ào ào, đủ chuyện hết.

Đứng dậy đi kinh hành cũng không được, sao kỳ vậy. Đi năm bước, mười bước, dừng lại hít thở, để tâm Không thì nó yên, không có gì hết. Đi năm, mười bước rồi đứng lại thì được. Hễ đi miết hai, ba chục bước thì tạp niệm nhảy vô.

Trưởng lão: Tạp niệm vô.

(37:50) Sư Phước Nhẫn: Rồi con đi năm bước, ngừng, "Mặt bước, trái bước", ngừng, rồi nhìn trời nhìn đất…​ Thì tạp niệm nhảy vô nữa. Con không biết trạng thái đó trật hay trúng như thế nào?

Trưởng lão: Cái đó coi như là mình chỉ ở trong góc độ Tỉnh Thức thôi, cho nên sự Tỉnh Thức của mình bị ức chế nhiều quá. Cho nên tạp niệm có lúc thì nó yên, có lúc nó bung ra, ào ào nó vô dữ lắm.

Còn mình để tự nhiên đi, mình đi thì mình nhắc, ở đây thầy nói: “Làm sao cho cái tâm mình thanh thản”. Bây giờ mình "làm sao" là có ức chế rồi, mình thanh thản chút nào hay chút ấy, Niệm nào đến thì mình cứ xả ly, rồi thanh thản nó sẽ dài ra.

Sư Phước Nhẫn: Vậy là mình không ức chế Tỉnh Thức.

Trưởng lão: Không ức chế Tỉnh Thức

Sư Phước Nhẫn: Ở Phước Sơn toàn ức chế Tỉnh Thức không. Bắt buộc ăn, nhai cũng phải biết, quét cũng phải biết…​

Sư Tuệ Tĩnh: Nhai trong cái ý biết, nuốt biết

Sư Phước Nhẫn: Nuốt biết biết, gắp biết, tỉnh thức từ từng chút. Vì quan niệm trọng bài kinh Tứ Niệm Xứ thưa Thầy, "Trong vòng bảy ngày bảy đêm vị đó không có khởi ý thì chứng quả A La Hán". Thì cũng y như vậy làm sao trong bảy ngày bảy đêm không có, nên tập suốt ngày, suốt ngày, suốt ngày..

Trưởng lão: Ức chế rồi, ông nào tới đó cũng trật.

Chỉ có mình tự nhiên mình sống, từng chút xả tâm, ngăn ác diệt ác thôi, xả riết rồi cái này nó tỉnh suốt bảy ngày đêm. Không những bảy ngày đêm đâu, nó thức luôn như vậy.

Sư Phước Nhẫn: Thành ra họ nói chỉ có Thiền Quán mình mới có thể hoàn thành cái loại Định này được. Thì tối con có nghĩ mình quán sao được, hễ quán là động rồi. Niệm tới quán, Niệm tới quán…​ Mình muốn không có niệm tới trong vòng bảy ngày, bảy đêm thì mới có sức Định, mình mới ngăn nó được. Mà trong cái đầu mình không thể nào ngăn nó được, chỉ có là làm cho nó chết queo như Thầy nói mà Tỉnh Thức là tịnh chỉ hơi thở đó, như vậy là chỉ có phương pháp đó là không có khởi ý thôi.

Chứ nếu mà còn giây phút nào mà còn thở, còn đi hay là còn ngủ tức nhiên là nó vẫn còn khởi ý. Thì cái trạng thái mình tu tập Tỉnh Thức dù cho nó cao độ, nhuần nhuyễn đi, nó cũng không thể nào mà không khởi ý trong vòng bảy ngày được.

(40:10) Trưởng lão: Không khởi ý bảy ngày không được đâu.

Sư Phước Nhẫn: Có những người qua bên đó học tập nói ông Thiền sư này nói dễ quá, bảy ngày không có ý gì thì cũng được. Rồi họ ngồi ba, bốn ngày họ trình pháp, ổng dặn trước là khởi ý thì bỏ, khởi ý thì ngày đó không tính.

Sư Tuệ Tĩnh: Bỏ hết luôn…​

Trưởng lão: Bỏ hết luôn, độc cư là càng nói chuyện. Không chịu nổi

6- TỊNH CHỈ HƠI THỞ BẰNG PHÁP NHƯ LÝ TÁC Ý

Sư Phước Nhẫn: Cũng như sư Hộ Niệm, Sư nhảy vô thất con ngồi nói chuyện, kể như sáng nay con tiêu hết rồi, không có dễ. Tại Sư vô thì chơi thôi chứ.. Thành ra con thấy chỉ có tịnh chỉ hơi thở mới không thể khởi niệm được.

Trưởng lão: Đúng rồi, hễ tịnh chỉ hơi thở thì không có niệm

Sư Phước Nhẫn: Cho nên họ nói theo bài kinh này "đây là con đường duy nhất để giải thoát" được. Trong kinh nói làm sao thì họ làm y như vậy nhưng cái phương pháp con thấy như vậy không được.

Trưởng lão: Phương pháp thì không đúng.

Sư Phước Nhẫn: Còn cái câu "Tịnh chỉ hơi thở" thì trong Kinh không có nói. Mà "Xả niệm thanh tịnh" cũng như “tịnh chỉ hơi thở” thành ra họ đâu có hiểu, họ tưởng "Xả niệm thanh tịnh" là làm sao chứ đâu có phải "Tịnh chỉ hơi thở". Ngày xưa Phật nói tịnh chỉ hơi thở đi thì người ta hiểu, Phật không nói…​

Trưởng lão: Thật sự ra cái danh từ đó, trong các bài kinh Tương Ưng đức Phật nói: “Có bốn pháp, có ba pháp, hai pháp, một pháp”, đức Phật có nói "Tịnh chỉ hơi thở” bởi vì đức Phật phân cho chúng ta thấy có ba cái Hành trong thân: Khẩu hành, Thân hành, Ý hành.

Khẩu hành là Tầm Tứ, Thân hành là hơi thở, Ý hành là cái Ý của chúng ta. (41:52) Cho nên ba cái Hành này mà người nhập Tứ Thiền thì tịnh chỉ hơi thở. Đức Phật nói tịnh chỉ chứ không phải đình chỉ nhe.

Hơi thở thanh tịnh, nó ngưng gọi là tịnh chỉ. Còn hơi thở chưa thanh tịnh thì chưa ngưng.

Trong Kinh thường thường đức Phật nói nhập Tứ Thiền thì "Xả Hỷ, xả Lạc, xả Khổ, xả Niệm Thanh Tịnh".

Sư Phước Nhẫn: Chứ không nói tịnh chỉ…​

Trưởng lão: Chứ không nói tịnh chỉ hơi thở. Nhưng trong các bài kinh nói “Hai pháp, ba pháp, năm pháp…​" Đức Phật xác định là nhập Tứ Thiền thì tịnh chỉ hơi thở. Cái đó đặc biệt được nói riêng ra, có ba Hành: Thân hành, Khẩu hành, Ý hành. Người nhập Tứ Thiền thì Thân hành tịnh chỉ, nhập Tứ Thiền thì Thân hành tịnh chỉ.

Còn ví dụ như đức Phật nói nhập Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền thì Sơ Thiền phải ly dục ly ác pháp, Nhị Thiền thì Tầm Tứ tịnh chỉ. Tầm Tứ diệt chứ không nói tịnh chỉ nữa. Sau này trong các bài kinh nói Tầm Tứ tịnh chỉ.

Trong bài kinh thường thường Phật nó nhập Sơ Thiền thì ly dục ly ác pháp, nhập Nhị Thiền thì Tầm Tứ diệt, nhập Tam Thiền thì ly Hỷ, nhập Tứ Thiền thì xả hỷ, xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh. Thường thường cái này rất nhiều. Nhưng sau cùng thì đức Phật xác định nhập Tứ Thiền thì tịnh chỉ hơi thở.

Sư Tuệ Tĩnh: Trong kinh Tương Ưng.

Trưởng lão: Tương Ưng, nói trong kinh Tương Ưng.

Sư Phước Nhẫn: Trong cuốn thứ ba.

Trưởng lão: Những bài kinh Phật nói có ba pháp, hai pháp, năm pháp…​ Mà Thầy ghi để sau này Thầy trích ra cho bộ sách Những lời Phật Dạy. Nó ngắn gọn, xác định được những chỗ mà đức Phật đã nói về Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền.

Sư Phước Nhẫn: Trong lúc con đọc bộ kinh như Thầy chỉ, đọc riết con thấy chán, suy nghĩ thấy trong này đức Phật chỉ dạy thiện với ác thôi chứ có gì đâu. (43:58) Bên ngoài người ta dạy tùm lum, tà la hết trơn hết trọi, sáu cửa vào động tứ thất, thiền này thiền kia. Trong Kinh đức Phật chỉ nói gọn thiện ác không à, bài nào cũng có cái ý đó không à. Chỉ có lời văn nó khác.

Trưởng lão: Lời khác, ý trong kinh chỉ có nói thiện với ác.

Sư Phước Nhẫn: Đọc hoài, bộ Tương Ưng có năm quyển, đọc riết rồi có bữa con lựa đề mục đọc, chứ đọc nguyên cuốn nó dài quá đi, con lựa đề mục đọc mà nguyên một dọc chỉ có thiện với ác không à chứ không có gì. Lúc đầu nghe ông Sư kia nói là Tam Tạng Kinh Điển rốt cuộc chỉ có bốn câu Chư ác mạc tác, vậy thôi có gì đâu, con cũng không biết vì sao…​

Trưởng lão: Đọc đi đọc lại chỉ có bấy nhiêu thôi.

Sư Phước Nhẫn: Rốt cuộc đọc cái nào cũng chỉ thiện ác, thiện ác không. Con kiếm cái đề mục đọc chứ thời giờ đâu mà cho đọc hết. Bây giờ không đọc hết thấy cũng hơi tiếc.

Trưởng lão: Nói chung là sau khi đọc hết toàn bộ kinh rồi mới nắm được…​ Thầy đọc hết bộ Kinh rồi mới xác định được. Nếu đọc sơ sơ mình thấy, ví dụ như nhập Tứ Thiền thì "Xả Hỷ, xả Lạc, xả Khổ, xả Niệm Thanh Tịnh" , không biết xả làm sao?

Mà đọc Tam Thiền thì "Ly Hỷ trú Xả", nhưng không biết cách nào?

Đọc cho hết rồi mới thấy biết là phải tịnh chỉ, tịnh chỉ bằng cách nào nữa. Tịnh chỉ chứ khi không làm sao mình nín hơi thở được? Cho nên phải bằng cách nào nữa? Đọc hết rồi mới nghiên cứu được, thấy Pháp Như Lý Tác Ý mới tịnh chỉ được.

Quá trời! Tìm ra được mấu chốt cũng là gian khổ. Vì cả bộ Kinh của người ta có bốn bộ, thấy ớn.

Ông Phật ông chơi khó, cứ văn nói ông lặp đi, lặp lại nghe chán gần chết.

Sư Tuệ Tĩnh: Ba lần.

Trưởng lão: Bởi vậy, đọc Kinh thấy nó chán gần chết.

Đọc Kinh Đại thừa thấy thích, làm như bộ tiểu thuyết…​

Sư Phước Nhẫn: Như Đường Xưa Mây Trắng hấp dẫn lắm.

Trưởng lão: Hấp dẫn. Còn đọc cái này, trời ơi, không hấp dẫn chút nào hết. Nhưng mà mình quá cay đắng trong cuộc đời tu nên bắt buộc phải tư duy tất cả lời Phật nói, truy tìm ra mấu chốt…​

Sư Tuệ Tĩnh: Truy tìm không ra mới quay lại đó…​

Sư Phước Nhẫn: Ví dụ con đọc bài kinh có một câu hay, cũng như nghe cuộn băng có một câu hay, nó kích thích con dữ lắm. Như cái vụ Niệm Thanh Tịnh, con quen "Mặt bước, trái bước" rồi. Sau khi nghe cuộn băng Thầy giảng, cái mấu chốt ở chỗ này, hèn chi hỏi Thầy Thầy không có đả động tới. Thầy cứ nói ngoặt qua bên đây, Thầy kêu cũng đừng có làm vậy. Thay vì Thầy nói thôi đừng có làm vậy đi, Thầy cứ nói mé hoài. Con đọc con thấy vậy là phải rồi cho nên con muốn hỏi Thầy, đối với con khi đọc sách nhiều khi nó kích thích con dữ lắm, nghe băng cũng kích thích dữ lắm.

Trong lúc này Thầy không cho nghe, cho đọc, nhiều khi nó thiếu sự kích thích, thành ra con thấy cái đường tu nhiều lúc nó cũng…​

Trưởng lão: Không…​ Thầy biết cái giai đoạn đầu mình cũng dành ra để mình tham cứu để coi cái đặc tướng của mình như thế nào để mình hiểu, cái nào không hiểu mình tìm hiểu, để làm cái niềm tin của mình cho vững. Sau khi mình đã thông suốt hết rồi, pháp nào pháp nào vững vàng rồi, bây giờ bắt đầu bỏ hết, không nghe nữa, độc cư trọn vẹn.

Bắt đầu bây giờ đến giai đoạn …​ Còn từ lâu tới giờ coi như là đều là tham cứu hết. (48:59)

HẾT BĂNG.