VẤN ĐẠO 02-SỐNG PHẠM HẠNH VÌ SANH TỬ LUÂN HỒI
VẤN ĐẠO 02-SỐNG PHẠM HẠNH VÌ SANH TỬ LUÂN HỒI
VẤN ĐẠO 02
SỐNG PHẠM HẠNH VÌ
SANH TỬ - LUÂN HỒI
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Sư Tuệ Tĩnh và sư Phước Nhẫn
Thời lượng: [46:29]
Thời gian: 2002
Tên cũ: 01B-SongPhamHanhViSinhTuLuanHoi
Pháp âm: https://thuvienchonnhu.net/audios/van-dao-02-song-pham-hanh-vi-sanh-tu-luan-hoi.mp3
1- TẠI SAO PHẢI SỐNG PHẠM HẠNH?
Để mà chúng ta làm chủ sự sống chết, cái này là khó nhất. Nói vậy thôi chứ không có vậy. Mà vì một cái gì mà chúng ta phải chấp nhận sống phạm hạnh? Vì sinh tử luân hồi, vì khổ đau của kiếp người, chúng ta mới phát hạnh. Chứ đời sống mà phạm hạnh khổ lắm! Lấy gốc cây mà làm giường nằm, ăn thì đi xin từng nhà, chứ không phải là được một nhà cung cấp mình, cũng không đúng đâu.
(0:26) Như đức Phật nói mà xin ăn, mà phải xin nhà cho miếng, miếng. Chứ còn mà một nhà cho đủ ăn là thấy cũng chưa phải đúng đâu. Cho nên, thí dụ bữa nay nhà này cấp đủ ăn bữa nay, nó cũng chưa đúng cái hạnh đâu. Ờ, lại chỗ này họ cho chén cơm, lại kia họ cho miếng muối, chỗ nọ họ cho cọng rau thì cái đó là đúng cách, là cái phạm hạnh đó. Kinh lắm chứ không phải dễ đâu.
Còn y áo mà nó lành lẽ như quý sư thì không phải y phấn tảo đâu. Nghĩa là dơ bẩn mà như cái áo của Thầy như thế này ấy, rồi vá víu là đúng phấn tảo rồi. Thì các sư nên nhớ rằng hết còn có làm đẹp chỗ nào nữa hết. Chứ nhiều khi nó làm như thế này, nó còn đẹp đó, là ông sư cũng đẹp lắm ấy chứ. Còn ông sư mà bận đồ vá, đồ dơ, đồ bẩn như Thầy vầy đây, ông sư hết đẹp rồi. Thấy là hết có muốn có tình cảm gì ông sư đó nữa.
Như vậy mới dễ tu đó. Chứ Phật tử nó có tình cảm, nó cung cấp thôi ăn, uống, mặc đầy đủ hết thì chắc ông sư đó chết luôn rồi. Còn nó không tình cảm, nó không cúng dường. Ông đến, thấy nó nghèo quá họ thương, họ cho để sống vậy chứ, thấy ông sư cũng thấy không ưa. Đó! Thầy nói thật sự, càng mà ăn mặc xấu. Người ta cảm tình được là thấy ông đó đẹp. Còn thấy ông đó mặc đồ bẩn thỉu, dơ dáy người ta không có cảm tình bằng cái người mà sang đẹp. Cái tình cảm con người họ đặt sai hướng. Họ chỉ có thương thôi. Thương là tại ông đó nghèo quá, không có quần áo, rách rưới, mặc đồ bẩn, thương! Thương hại đó, chứ không phải là thương thật. Còn thấy cái ông đó ăn mặc sang đẹp, cái tình cảm của họ đặt vào đấy. Cho ổng ăn cái này, giúp cho ổng cái kia nữa, ổng là Phật, đẹp!
(2:19) Cho nên người ta tưởng ông Phật đẹp lắm như là cái cốt tượng, nhưng không phải. Ông Phật xấu lắm, như cái ông già lụm cụm. Ăn ngày một bữa, đâu có ăn nhiều được, đâu có mập được. Còn bộ xương không, chứ làm gì mà mập được. Thế mà ông Phật của mình như búp bê. Như đứa bé mà nó đã sổ sữa vậy, cha mẹ cho uống sữa quá tay, nó ú nù. Bởi vậy từ cái tượng Phật, nó đã hiểu lầm ông Phật rất đẹp. Thì Thầy thấy không phải, ông Phật không đẹp. Đẹp sao ông bảo: "Cạo bỏ râu tóc khoác áo cà sa?". Là đâu còn đẹp nữa. Nghĩa là làm cho hết đẹp rồi mà, còn cái gì đẹp nữa? Thế mà bây giờ chúng ta lại sai, hiểu sai. Tưởng ông Phật đẹp lắm, nào hào quang, tướng hảo quang minh. Thầy nói cái thân này bây giờ có tướng hảo quang minh, nó cũng là một đống rác hôi thúi, chứ có gì? Phải không? Có cái thân ai mà đẹp đẽ mà gọi là nó không thơm bao giờ đâu?
Bây giờ chúng ta thấy có một cái người đó đẹp thật đẹp. Nhưng mà họ nhổ nước miếng ra, họ khạc đàm ra, chúng ta thấy đẹp chỗ nào? Ghèn cháo đẹp chỗ nào? Cứt mũi nè, cứt ráy nè, chỗ nào đẹp nữa đâu?! Đâu thấy đâu có đẹp đâu! Thật sự ra, cứ hễ mang cái thân này thì không bao giờ đẹp hết. Thậm chí như có người đến đây hỏi Thầy, nghe nói: "Một người tu cái thân không có cần tắm nữa, mà nó thơm tho". Thầy nói: Chỉ có con chồn hương hay là con chồn đèn, chồn xạ nó vậy thôi chứ. Còn không có con người mà mang cái thân này mà gọi là thơm tho nữa. Chỉ có con chồn xạ là nó thơm theo kiểu nó. Tu mà thành chồn xạ chắc Thầy không có ham đâu". Thầy nói thẳng mà, cái thân này là cái thân hôi thúi mà, nó bẩn thỉu mà.
Cái thân là do đất, nước, gió, lửa hợp lại mà, làm sao mà gọi là tu mà để cho thơm tho? Mấy người nói, cái đó là cái sai! Người ta tu là người ta ra khỏi cái thân cũng như người ta ra khỏi cái tù. Còn vầy để cho thơm tho đặng mang đi. Thầy nói thật sự, Thầy mua một lố nước thơm, một lố dầu thơm, đi đâu Thầy cũng xịt vô trong đó thì chắc là thơm dữ lắm. Thì Thầy cần gì mà Thầy phải đi tu chi cho nó cực, để mà cho cái thân nó thơm. Chỉ đem dầu thơm mà xịt cho nó cũng thơm chứ gì?
2- LÝ LUẬN SAI
(4:47) Thành ra những cái lý luận đó sai!
Có cái thân của chúng ta nhập định nó cứng, có. Nó cứng như đồng sắt, có. Chứ còn cái mà nó thơm tho thì không có đâu. Đó là những cái lý luận nó không có logic, nó tưởng tượng quá nhiều. Mà đó là cũng những bậc mà gọi là những bậc mà thuyết giảng uy tín lắm. Mà dám nói với Phật tử điều đó, huyền ảo thêm cái điều đó. Nói sự thật thì họ chỉ nghe vậy.
Mà ngài Thường Chiếu nói:"Một con chó sủa, một bầy chó sủa theo", chẳng có biết cái đúng cái sai gì hết. Thấy cái nhành cây rục rịch cái là một con chó sủa lên, một bầy chó cũng nhóng sủa lên. Mà cái rừng cây nó gió nó thổi nghe rục xột xạc cái là nó sủa lên. Chẳng biết đó là ma hay là người ta hay hoặc cái gì, nó chỉ nghe rục rịch cái là sủa thôi, có phải là con chó ngu không?
Mình đâu phải là con chó ngu mà đụng đâu sủa đó. Bữa cái bà Phật tử hỏi Thầy, Thầy nói hơi nặng bả. Thầy nói mình đâu phải con chó ngu, nghe người ta nói đâu cái sủa theo đó, không có suy tư gì hết. Cái thân bà thơm tho lắm sao? Bà tu đi cho nó thơm, hay là bà ra ngoài chợ bà mua, bữa đó Thầy nói mà: “Hay là bà ra chợ bà mua một lố dầu thơm?”, thì bà xịt vô cái nào thơm? Bà phải lý luận cho nó có cái gì cho nó đúng đắn, cho nó logic. Chứ bà lý luận kiểu gì kỳ vậy, nghe người ta cái tin theo hà.
(6:28) Cho nên ở đời, mình đừng có nghe cái gì hết. Người nào lý luận thì thấy ờ cái đó đúng, nhưng nhiều khi nó sai. Người ta ghét mình, thí dụ như người ta ghét Thầy. Cái câu của Thầy nó đầy đủ ý nghĩa, họ cắt bớt đi, nó làm lạc nghĩa đi, rồi họ chỉ trích mình. Cho nên chưa chắc đã là nó, cái chỉ trích đó là đúng. Cũng như ông Phật, thí dụ như ổng, bốn câu kệ của ổng:
Thiên thượng thiên hạ,
Duy ngã độc tôn.
Nhất thiết thế gian,
Sinh lão bệnh tử.
Ổng cắt hai câu, còn hai câu ông để ông nói cái chuyện khác. Nó làm cho lạc cái ý của người ta mất đi. Rồi bây giờ bà con mình cũng xúm nhau đó mà sủa nhau cũng y như vậy hết, có phải không?
Bây giờ cứ: "Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn" thôi, còn hai kia ăn mất đi. Rồi bà con cũng xúm nhau sủa nhiêu đó thôi, không phải là chúng ta ngu hay sao? Có thông minh chỗ nào đâu? Mà các Tổ dám làm chuyện đó, thử hỏi coi? Nói hơn Phật đó.
Bây giờ bốn câu kệ của Phật, Phật nói như vậy là thừa, dở, còn phàm phu. Giờ cắt nó ra thì nó là cao siêu chứ gì, thì có phải ngon hơn? Bởi vậy luận như vậy nên nó ngon lắm. Sự thật nó là cách, nó cách lìa con người, cách lìa cái sự sống thật.
Còn bốn câu kệ người ta, nó gắn liền với đời sống của con người. Còn cái kia nó cắt, nó lấy hai câu đó, nó làm cho cái đạo Phật nó lên ở trên mây xanh. Nó ủy mị, nó lừa đảo, nó lường gạt người ta, có phải đúng không? Thì phải suy nghĩ tới cái điều đó. Nó dám cắt để cho nó đưa cái ông Phật, đưa cái đạo Phật lên trên tận đỉnh mây xanh. Để rồi từ trên đó rớt xuống, nó chẳng có gì hết.
Sư Phước Nhẫn: Cái đó bên Đại thừa cắt ra hả Thầy?
Trưởng lão: Đại thừa chứ ai dám làm cái chuyện. Chỉ có ông Đại thừa.
(8:15) Còn Nguyên Thủy đâu có dám chơi kiểu đó đâu. Bởi vì Nguyên Thủy là giữ nguyên cái gốc, vậy mà người ta còn chen vô đó được. Huống hồ là Đại thừa thì nó bay bổng ở trên mây mà. Trời! Nó luận như ông Long Thọ, ông Mã Minh, ông… mấy ông đó những cái tay luận mà. Ông Thế Thân, mấy cái ông đó là mấy ông luận dữ tợn, Bà La Môn luận dữ tợn mà. Luận riết rồi thành ra Phật giáo nó đi trên mây xanh, nó Đại thừa, tối thượng thừa hết.
Còn Phật giáo bây giờ, nói thật sự ra nó còn Tiểu thừa, nó còn nhỏ quá, thua mấy ông hết hà. Bởi vậy, nó nhờ đệ tử nó mới đưa được Phật giáo mới cao. Chứ còn nếu mà không có mấy ông đó, thì kể như Phật giáo bây giờ nó cũng còn nằm Tiểu thừa, chứ đâu có lên tới Đại thừa, Tối Thượng thừa đâu, nó nhờ đám đệ tử đó.
Sư Tuệ Tĩnh: Lên mà ở dưới chân mình hổng hết trơn.
Trưởng lão: Thì dưới chân này nó còn… Mà sự thật nó lên mà nó lên tầm bậy, chứ lên đúng sao.
Thầy nói lên tầm bậy, nó lên, bây giờ có ai làm được như Phật không? Chứ phải mà nó lên được mà người nào cũng chứng như Phật, Thầy nói, hay à! Cái này nó lên đúng. Còn cái này nó lên sai, cho nên ông nào cũng chết nhăn răng méo miệng hết. Có phải ông Tổ nào cũng chết nhăn răng méo miệng không?
Mấy ông đừng có nói “thu thần nhập diệt”. Không! Thầy nói thật sự. Có nhiều ông, bây giờ Hòa thượng mình họ tịch, họ chết đem nhà thương mổ xẻ tan nát hết, cũng nói thu thần nhập diệt. Mà không biết thu thần thu cái thứ gì đó mà thu, mà chết chúng mổ cho tan nát hết. Còn ông thì ung thư méo miệng, méo mồm, nó đau, rồi cũng thu thần nhập diệt. Đau quá chịu không nổi rồi cũng chết, chứ ở đó thu thần nhập diệt. Bởi vậy mấy ông nói, thật sự ra nói những cái nói của mấy ông đó thì nó không đúng cái sự thật. Nó làm cho chúng ta, cái người Phật tử không có hiểu, họ mới tin theo.
3- LÀM SÁNG TỎ LẠI PHẬT GIÁO
(10:12) Cho nên hôm nay Thầy nói thật sự, chúng ta ráng làm sao mà chỉnh đốn lại Phật giáo. Một mình Thầy chưa đủ. Chưa đủ. Mà quý sư thì ráng nỗ lực sống cho đúng phạm hạnh. Thầy nói sống cho đúng phạm hạnh: ăn, ngủ, độc cư. Mà ăn với ngủ, phải cố gắng chiến đấu, mà cố gắng chiến đấu ngủ là đi kinh hành nhiều. Còn độc cư là nhất định, niệm nào phá độc cư, nhất định là phải phá. Độc cư là không được nói chuyện phiếm nè, không được nói chuyện nè, không được làm công việc gì hết, mới gọi là độc cư. Sống một đời sống như vậy mới đúng nghĩa của phạm hạnh. Cho nên chúng ta sống những thứ đức hạnh này, thì chúng ta sẽ làm sáng lại đạo Phật. Chỉ có sống mà thôi. Bởi vậy Thầy thường nhắc: “sống là tu, tu là sống”.
(11:00) Nhớ kỹ! Những cái lời dạy này ở trong băng thu rồi không mất đâu, nhớ về mở lại nghe tới nghe lui mà sống cho đúng những cái lời mà Thầy dạy. Vì Thầy nói rằng ông Phật sao, mình như vậy, Thầy làm được những gì thì các sư sẽ được như vậy. Không, dù bây giờ, Thầy không hiện thần thông. Thầy sợ Thầy hiện thần thông là làm cho người ta nhắm vào cái thần thông, mà không nhắm vào cái phạm hạnh. Người ta ráng, người ta sống phạm hạnh là vì thần thông chứ không phải là vì phạm hạnh. Mà ở đây chúng ta tu vì phạm hạnh chứ không phải vì thần thông. Vì tâm bất động trước các pháp, trước các cảm thọ chúng ta. Chúng ta tu vì sự giải thoát, chứ không phải vì thần thông.
Còn thần thông nó là cái thứ huyễn hóa, cái thứ phụ. Nhưng chúng ta vẫn có đủ, chúng ta sẽ chứng minh được những cái điều này. Đó, thì cho nên chúng ta phải nhìn vào cái chính mà không nhìn vào cái phụ, cái phụ sẽ được. Bởi vì Thầy nói, tâm thanh tịnh thì nhu nhuyễn rồi thì dễ sử dụng, muốn làm gì cũng được, nhưng mà chúng ta không ham nó đâu. Chúng ta làm sao cái mục đích bấy giờ chúng ta làm, mà bây giờ chúng ta còn ham, mình ráng mình tu để cho có thần thông, thì cái phạm hạnh này không được. Thầy nói bởi vì còn cái tâm tham này thì không được.
Cho nên bây giờ, Thầy thể hiện thần thông, Thầy bay lên trời được, Thầy hóa hào quang. Tối Thầy hóa hào quang Thầy sáng trời kia kìa. Nhưng mà quý sư có cái tâm niệm đó rồi thì ông không xả nổi cái tâm này. Vì muốn được cái kia mà ông thực hiện cái này, ráng tức là ức chế rồi. Ráng mà sống phạm hạnh để cho được cái này chứ gì? Thì cái tâm tham nó trở thành cái gánh nặng, tham thần thông. Cho nên nó không đạt được! Cho nên Thầy nói nó là huyễn hóa, nó không thật. Đức Phật đã nói huyễn hóa rồi, thì chúng ta biến thành cái mục đích này không có được.
Thị hiện là đối xử. Thầy nói, bây giờ có ông đó tu Mật Tông, ổng có thần thông. Mà ổng bây giờ ông nghe Thầy bác ổng là Mật Tông thế này thế khác. Ổng đến để ông thi triển để mà ông quyết tâm ông hại Thầy, thì Thầy sẽ thực hiện thần thông với ông. Đối phó, chứ còn không thực hiện tầm bậy. Thực hiện tầm bậy thì đệ tử của mình, nó cứ nó nhìn cái thần thông đó, nhìn làm sao mình ngồi mình phóng hào quang được, như Thầy là ngon. Thì cái tâm này nó không diệt được, mà nó không diệt được thì cái tâm thanh tịnh này nó không được, nó khổ đến nỗi không vô nổi.
(13:11) Chứ phải chi, mình luyện một cái khác để có thần thông. Cái này, bây giờ luyện cái bùa cái chú gì để nó phóng hào quang lên. Cái đó nó ngoài cái tâm thanh tịnh của mình rồi thì nó được. Còn cái này nó do cái tâm thanh tịnh mà nó được cái này. Thì bây giờ cái tâm nó mất cái này mà nó không thanh tịnh được, thì nó không được cái này. Bởi vì Thầy biết được cái đó, cho nên nó khó đó đó.
Cho nên ví dụ như, chẳng hạn bây giờ cái tâm niệm của quý sư như thế nào, là một người nhập Nhị Thiền người ta đã biết. Như trong cái bài kinh, vừa rồi in tập I, Thầy có in nhuận lại cái chỗ mà ba cái loại thần thông đó. Thì cái chỗ loại thần thông đó, trong cái bài kinh Phật cũng nói rất rõ mà. Thấy tướng, người ta biết được tâm niệm, nghe tiếng nói, người ta biết được tâm niệm, phải không? Còn bây giờ không cần thấy, không cần nghe, không cần thấy tướng, không cần nghe gì, mà có người hỏi người đó như thế nào? Biết rõ nói hết, nói không sai chỗ nào.
Mà cái thiền đó là Nhị Thiền, chứ đâu phải, nhập diệt tầm tứ, nhập Nhị Thiền là cái đó được rồi. Chứ đâu có phải cần phải nhập tới Tứ Thiền. Chúng ta thấy, từ cái Sơ Thiền tâm thanh tịnh mà chúng ta được thì cái Nhị Thiền rất dễ. Mà Nhị Thiền rất dễ thị hiện ra cái thần thông chúng ta thấy rõ rồi. Mà nó đâu có cái quan trọng gì đâu, chỉ nói chơi vậy thôi, chứ nó ích lợi gì cho người ta đâu!
Như vậy Thầy nói thật sự, kinh điển Phật đã xác định thì rõ ràng và cái sự thực hiện của Thầy, Thầy thấy rất cụ thể. Cho nên, ai làm sao hơn ông Phật được?! Ông Phật đã nói mình chỉ có làm lợi mà làm chưa hết, làm sao mình luận hơn ông Phật được? Còn mấy ông Đại thừa như ông Long Thọ nè, ông Mã Minh nè, ông Thế Thân ổng nói vậy chứ ông có làm được không? Ông có tàng hình biến hóa được không? Hay là ông luận suông ở trong kinh sách ông nói thôi? Ông nói hay mà ông có làm gì được không? Ôi! Bộ Bát Nhã của ông quá trời quá đất. Cái bộ Trung Quán Luận của ông luận về Tánh Không, nó quá trời hay. Nhưng cuối cùng ông có làm được những gì? Chỉ thấy nói vọng ngữ thôi. Có phải không?
(15:12) Cho nên ở đây Thầy thấy hầu hết là các Tổ mình chỉ nói cho cao, chứ còn làm không được. Lời nói với cái hành động nó không đi đôi, tức là không nhất quán. Còn lời nói của Phật nó đi đôi với cái hành động. Đức Phật nói đâu làm được đó, nói ba tháng ta nhập Niết Bàn là ba tháng ta nhập, không sai chỗ nào. Mà nhập Niết Bàn bằng cái đường lối nào, nhập cho chúng ta xem. Ba lần nhập tới nhập lui để chúng ta thấy, chứ không phải gạt chúng ta.
Còn mấy ông nói cũng tự tại sinh tử, mấy ông trèo lên sàng thiền, mấy ông ngồi, mấy ông nhập. Nhập cái gì đó? Cái pháp nào mấy ông nhập được cái đó? Mấy ông có làm như ông Phật không? Mấy ông chỉ láo. Thì mà ông Bàng Uẩn, cha con ông Bàng Uẩn chết, chúng ta đọc thấy có không? Trèo lên sàng thiền ngồi, chui lên chiếu ngồi, nhập định cái rồi bỏ thân. Nhập cái định nào đây? Còn ông Bàng Uẩn thì nằm ở trên bắp đùi ông ta nhập định cái rồi bỏ thân, nhập cái định nào mà ông bỏ thân? Không có nói.
Ông Phật rõ ràng lắm, chứng minh rõ ràng, chúng ta thấy được cái chỗ mà nhập diệt đó, nhập Tứ Thiền là xả bỏ bảo thân. Đúng! Không sai. Bởi vì Tứ Thiền tịnh chỉ hơi thở, hơi thở không thở là con người chúng ta chết. Còn mấy ông nhập cái Định gì mà hơi thở mấy ông dừng? Mấy ông nói đi. Mấy ông không nói được mà mấy ông nói cái chuyện. Cũng như là quý Hòa thượng bây giờ đó, chết ở trong đau khổ mà nói là “thu thần nhập diệt”. Cái đó là nói láo, nói không thật.
Đó thì hôm nay, Thầy nói, cái con đường của Phật nó cụ thể rõ ràng. Thứ nhất chúng ta là con người phải sống Đạo Đức Làm Người. Đạo Đức làm người như thế nào? Không làm khổ mình khổ người. Mà không làm khổ mình khổ người thì tức là ly dục ly ác pháp rồi. Nếu mà còn dục thì không thể nào mà chúng ta gọi là không làm khổ mình khổ người. Hễ còn dục, tức là còn khổ mình. Hễ còn dục, tức là người ta nói nặng mình là mình giận liền, mình sân liền. Mà sân tức là mình là khổ mình rồi, thì làm sao gọi là không làm khổ mình khổ người? Thì đủ biết tuy rằng nói rằng Đạo Đức không làm khổ mình khổ người là phải tu tập, mà phải biết đủ mọi cách nó mới không làm khổ mình khổ người, chứ không phải đơn giản. Nội học cái đạo đức đó cũng thấy là đủ cái đời sống của chúng ta là giải thoát rồi.
Còn cái phần kia chúng ta không quan trọng đâu. Nhưng mà cái đạo đức này có được thì cái phần kia chúng ta làm được, tâm nhu nhuyễn rồi. Chúng ta tu có một cái à, có phần này thôi à, còn cái phần kia chỉ ra lệnh thôi.
4- NHẬP CÁC THIỀN PHẢI CÓ PHÁP HƯỚNG
(17:38) Thì như vậy là Thầy nói, một đêm là đức Phật đã Tam Minh đã xong rồi, có đúng không? Còn ba ngày đó là tại vì chúng ta, nói chung là cái pháp hướng chúng ta còn phải nhắc tới nhắc lui nhiều lắm, ba ngày là tối đa.
Sư Tuệ Tĩnh: Cái Tứ Thiền tới Tam Minh mấy ngày Thầy?
Trưởng lão: Coi như là nhập Tứ Thiền thì kể như là canh một, canh hai, canh ba giữa, đầu canh phải không? Rồi canh giữa, canh cuối là xong Tam Minh.
Sư Phước Nhẫn: Cái đó là tập. Còn Thầy, Thầy được là bao lâu Thầy?
Trưởng lão: Thầy nói, nó chỉ có một đêm là xong rồi. Phật cũng vậy, Thầy cũng vậy à. Bởi vì nó nhu nhuyễn quá.
Sư Tuệ Tĩnh: Thời gian Tứ Như Ý Túc đó hả?
Trưởng lão: Tứ Như Ý Túc, tức là mình từ cái Định Như Ý Túc, từ cái này kia tập luyện đồ đó. Thì cái đó nó, mình tập luyện nó lâu lắm.
Nhưng mà lâu nhất là cái chỗ mà tâm ly dục ly ác pháp. Còn cái kia mình chỉ hướng một lần, hai lần, mười lần là nó thấy tới. Cũng như bây giờ cái tâm thanh tịnh rồi, mình hướng vô để mình nhập vô cái Nhị Thiền, mình nói: "Tầm Tứ tịnh chỉ đi, ngưng đi, diệt đi". Mình ngồi im lặng. Thấy nó chưa, hướng lần nữa, hướng lần nữa, ba lần, bốn lần, rồi hết, nó vô hà. Nó vậy. Chứ đâu phải mình ngồi mà nó vô đâu.
Sư Phước Nhẫn: Muốn nhập Tam Thiền thì phải ra Nhị Thiền?
Trưởng lão: Phải xuất ra, hướng ra. Bởi vì nó vô rồi, thì tức là ở trong đó mình hướng ra. Mình hướng ra nó ra, chứ mình không hướng ra nó không ra, nó ở trong đó. Cho nên phải xuất rồi nhập.
Cho nên đức Phật mới nói, thí dụ như, nhập Sơ Thiền rồi, thì phải xuất Sơ Thiền rồi nhập Nhị Thiền. Rồi xuất Nhị Thiền, rồi mới nhập Tam Thiền. Xuất ra rồi thì mới nhập cái khác, chứ không phải ở đó mà nhập tới tiếp nữa, không được. Đừng có nghĩ nó chồng lên không phải đâu. Thiền Định nào nó riêng nấy, chứ không phải đâu. Vậy mình phải xuất cái đó ra rồi mình mới nhập cái khác. Thì đọc lại cái bài kinh Niết Bàn mà đức Phật nhập Niết Bàn đó, xuất nhập, xuất nhập, xuất nhập, ra vô, ra vô, ra vô. Hễ nhập cái đó vô rồi thì bắt đầu xuất cái đó, nhập tới cái khác. Rồi bắt đầu xuất cái Định đó, nhập tới cái khác nữa.
(19:42) Cho nên xuất nhập, mình mà nếu mà không có cái pháp hướng là xuất nhập không được. Bởi vậy Thiền Định nó chỉ còn duy nhất có pháp hướng. Mà người dạy Thiền Định mà không dạy pháp hướng là Như Lý Tác Ý, là cái người đó hết biết rồi, người đó dạy thiền điên. Bởi vậy, Thầy nói khi mà tu rồi, mới dám chắc rằng mấy ông Tổ này dạy thiền điên, bởi vì không thấy Pháp hướng. Còn ông Phật có Pháp Như Ý Tác Ý, đúng là ông Phật dạy đúng.
Sư Tuệ Tĩnh: Vậy là Thầy ra tu là nhiêu đó hả Thầy?
Trưởng lão: Đó thì vậy, mới thấy mới biết rõ. Chứ còn cỡ không tu thì không biết cái pháp Như Ý Tác Ý đâu.
Có tu rồi mới thấy được cái giá trị của pháp Như Ý Tác Ý. Vì vậy mà Thầy lấy những bài kinh của Phật mà Thầy ghi vô để các con thấy cái chỗ Pháp Như Ý Tác Ý. Đức Phật nhắc đi nhắc lại. Đó! Đó là nó quan trọng đến cái mức độ đó mà ông Phật nhắc như vậy “có một pháp này, có một pháp này”, chứ không phải hai pháp đâu, có một pháp này.
Sư Tuệ Tĩnh: Trong trường hợp mình chứng đạt được rồi đó thì có phải ôn tập thường thường.
Trưởng lão: Khỏi. Khi tâm thanh tịnh rồi, không ôn tập gì nữa hết. Muốn nhập hồi nào nhập, không muốn thì thôi, chứ khỏi cần phải… Chỉ bây giờ, quý sư sống ở đây đó, Thầy làm gương là khuya Thầy thức dậy, Thầy đi kinh hành, đi tới đi lui để cho quý sư thấy vậy thôi. Chứ còn bây giờ Thầy đi làm cái gì? Muốn là nhập hồi nào cũng được, nó tỉnh bơ nó không có ngủ đâu. Nhưng mà cái cuộc sống của con người nó, nếu mà chúng ta ngồi không mà chúng ta không có đi tới đi lui đó, thì nó là cái cục bột, cục đất. Cho nên cơ thể nó phải hoạt động, nó mới có khỏe khoắn. Chứ ngồi nó riết rồi nó ngồi không nó cũng sanh bệnh nữa. Cho nên cái đi kinh hành của đạo Phật, là đi kinh hành là đi tốt nhất. Ông Phật già, ông cũng còn đi.
Sư Tuệ Tĩnh: Thưa Thầy, như vậy trong trường hợp mình tập đi vòng tròn đó, thì mình kinh hành đủ vòng mình có cần đi ra tập thể dục nữa không?
Trưởng lão: Không! Không tập thể dục thể thao gì hết. Không tập Yoga, không tập gì hết. Đi kinh hành là đủ rồi. Cứ nhớ kỹ, ông Phật ở trong kinh điển, ông Phật không dạy chúng ta phải tập thể thao thể dục gì nữa, mà chỉ nhắc nhở chúng ta đi kinh hành. Chúng ta làm đúng, cho nên không cần, không cần lo thể thao thể dục nữa.
5- TỨ THÁNH QUẢ TRONG MỘT KIẾP NGƯỜI
Sư Tuệ Tĩnh: Kính bạch Thầy con hỏi thêm.
Bên Nam Tông thì thường có đề cập là, như Thầy ở đây nói là chứng quả cái Tam Minh gì thì mới chấm dứt được (22:23 thì đúng rồi), nhưng mình đó là quả A La Hán. Nhưng mà bên Nam Tông người ta cũng nói tương tự Tu Đà Hoàn, A Na Hàm, A La Hán. Như vậy trong trường hợp của Thầy dạy chúng con là có di nguyện, những người này chưa tới A La Hán thì những quả kia có không?
Trưởng lão: Có. Có chứ không phải không.
Sư Tuệ Tĩnh: Cũng như Sơ Thiền là cái gì đó hả Thầy?
Trưởng lão: Sơ Thiền là Tu Đà Hoàn. Nhập vào dòng Thánh rồi, ly dục ly ác pháp, cái búp, búp Thánh rồi.
Sư Tuệ Tĩnh: Bạch Thầy, con còn hỏi Thầy vấn đề.
Trong trường hợp mà bên đó người ta nói là ví dụ Tu Đà Hoàn thì còn tới bảy kiếp trở lại thế gian thì mới lên tới quả A-la-hán. Như vậy là, nhưng mà trong khi những kinh Phật, con có đọc qua kinh Nhân Duyên kỳ rồi Thầy có đề cập đó, là đi mất lên cái cõi Thiên đó, rồi đệ tử của Phật sau khi hết cái cõi thoát cõi Thiền đó, thì đi về Niết Bàn. Còn như tu, Thầy nói rằng ví dụ người đó đạt được quả Tu Đà Hoàn bảy kiếp, Tư Đà Hàm thì còn mấy kiếp gì đó, còn cái tu các A Na Hàm một kiếp, còn cái nào đó mới là Bất Lai. Còn cái lời sau trong kinh Phật thì nói về ở cõi đó rồi, sau khi mãn số kiếp đó thì đi thẳng vô Niết Bàn chứ không có trở lại nữa.
Trưởng lão: Đúng rồi. Bởi vậy tâm mà ly dục ly ác pháp rồi, tức là Tu Đà Hoàn rồi, tức là nhập vào dòng Thánh rồi đó, thì không lý nào mà ở trong dòng Thánh này mà không tiến tới diệt Tầm Tứ.
Sư Tuệ Tĩnh: Con đồng ý điểm đó. Nhưng mà, tại sao không đi luôn mà trở lại nói nó là bảy kiếp hoặc là mấy kiếp?
Trưởng lão: Nói trở lại có nghĩa là nói người không tu, nói cái người không tu.
(24:04) Bây giờ Thầy đang tu nè, Thầy đang ở trong ly dục mà cái cơ thể của Thầy thì vừa mới ly dục. Phân nửa thôi à, chứ chưa hết ly dục đâu, nghĩa là chưa hoàn toàn. Thì bây giờ Thầy có chết, Thầy cũng ở trong cái trạng thái phân nửa đó. Phải không? Phân nữa đó. Thì phân nửa như thế nào? Bởi vì cái nhân quả Thầy còn, cho nên Thầy tiếp tục sanh làm người, tiếp tục ở trong cái phân nửa đó Thầy tu để mà ly dục ly ác pháp hoàn toàn.
Nhưng mà khi mà ly dục ly ác pháp hoàn toàn rồi, thì nó là Tu Đà Hoàn chứ gì? Cái này Thầy nói phân nửa cái Tu Đà Hoàn thôi, phải không? Bây giờ đã ly dục ly ác pháp rồi thì cái quả Tu Đà Hoàn này là nhập vào dòng Thánh rồi. Thì không lý mà trong khi mà Thầy ở trong cái trạng thái của dòng Thánh này, Thầy không tiếp tục? Bởi vì cái đường này Thầy hoàn toàn Thầy chưa hết mà, Thầy còn con đường đi mà, chứ đâu phải là còn hoàn toàn sao?
Cho nên cái tâm nguyện Thầy là cái tâm nguyện đạt đến mục đích cuối cùng mà, chứ đâu phải là đạt đến giữa đường. Cho nên bây giờ Thầy bỏ thân này, thì Thầy không sanh làm người. Bởi vì nó ly dục ly ác pháp mà, Thầy ở trong cái quả Thánh mà. Tức là Thầy phải ở trong cái trạng thái Thánh. Tức là trạng thái Thánh này Thầy tiếp tục đi tới nữa, diệt Tầm Tứ Thầy đi tới Tứ Thiền, Thầy đi luôn. Cho nên phải đi tới Niết Bàn thôi. Không ai mà điên gì mà tới nhập Sơ Thiền rồi bây giờ bỏ cái Nhị Thiền để trở về phàm phu đâu. Không bao giờ có đâu.
Chỉ có bây giờ phân nửa, mà phân nửa cũng không mất nữa. Thầy nói, bây giờ tại sao mà không mất?
Hôm nay đó, quý sư làm cư sĩ đi, đến đây Thầy dạy thọ Bát Quan Trai cho. Một ngày một đêm giữ cái hạnh của người tu sĩ chứ gì? Tức là phạm hạnh chứ gì? Phải không? Vậy mà người ta cái kiếp sau, người ta còn sinh lên, người ta trở thành những tu sĩ đó, người ta không mất. Còn huống hồ là chúng ta hàng ngày sống, cố gắng sống những cái phạm hạnh như thế này. Rồi chúng ta tu ly dục được phân nửa đi, làm sao chúng ta mất? Tới Niết Bàn đó rồi. Đường đi chúng ta là hoàn toàn, nó chỉ duy nhất con đường đi tới, chứ không có đi lui nữa. Phải không?
Sư Tuệ Tĩnh: Cái đó, nhưng mà trong trường hợp mà Thầy nói là những người đó đã đạt cho mình, còn những gì người ta nói A Na Hàm hay là Tư Đà Hàm gì đó, cái ông Tu Đà Hoàn, kiểu cái ông mới đó là ổng bảy kiếp, còn cái ông sau đó chưa tới A la hán quả thì…
Trưởng lão: Nhất lai.
Sư Tuệ Tĩnh: …Còn hai vị bảy kiếp, ba kiếp, bốn kiếp gì đó, đại khái vậy đó, cũng như con nói như vậy là đúng không Thầy?
Trưởng lão: Nói đúng, bởi vì người ta phân cái… Thí dụ như bây giờ nói nhập vào dòng Thánh, thì mình còn bảy kiếp, mình mới có chứng Niết Bàn đi. Phải không?
(26:45) Rồi bây giờ, Nhất Lai còn một kiếp, phải không? Một kiếp thì người ta, bởi vì người ta định cái quả đó, bởi vì nói là Tứ quả, Tứ quả Sa môn chứ gì? Mà mỗi cái quả của nó, cái quả này nó mới nhập vào dòng Thánh thôi. Rồi cái quả này nó một kiếp nè, cái quả này nó còn bảy kiếp nè, cái quả này nó một kiếp nữa. Cũng như A Na Hàm đó, là nó một kiếp, mà A La Hán thì hoàn toàn hết rồi, phải không? Bây giờ Tu Đà Hoàn nó mới nhập vào dòng Thánh. Còn cái quả Tư Đà Hàm, Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, phải không? Tư Đà Hàm thì nó bảy kiếp, ờ nhất Lai chứ. A Na Hàm mới bảy, nhất Lai là một kiếp, còn cái Tu Đà Hoàn là nó bảy kiếp. Còn cái Tu Đà Hoàn thì nó mới nhập vào dòng Thánh thôi, phải không? Còn A La Hán nó hoàn toàn. Còn cái A Na Hàm, A Na Hàm rồi mới A La Hán. A Na Hàm thì mới Nhất Lai. Còn cái Tư Đà Hàm thì nó Thất Lai, còn cái này mới nhập vào dòng Thánh. Mình mới vào dòng Thánh thôi, mà vào dòng Thánh người ta còn không mất kia mà. Rồi bắt đầu bây giờ đó mới là còn bảy kiếp nữa, tức là Tư Đà Hàm.
Sư Tuệ Tĩnh: Kính bạch Thầy, bảy kiếp nữa nhưng mà bảy kiếp đó phải trở lại thế gian hay là đi luôn?
Trưởng lão: Không! Không! Không có.
Nói bảy kiếp là nói cái thời gian, trong cái khoảng thời gian tu của mình, nó lâu dài như vậy. Chứ nó không phải là bảy kiếp mà mình phải trở về thế gian này sinh lên bảy kiếp người tu nữa, không phải! Ờ, Một kiếp này mình tu mà… Thầy nói ly dục ly ác pháp rồi, kiếp này là Thầy quét luôn, chứ Thầy không có bao giờ nói bảy kiếp.
(28:41) Nhưng mà trong cái so sánh bảy kiếp, tức là bảy cái việc làm của chúng ta nó còn nặng nhọc, một kiếp thì nó nhẹ kìa. Nghĩa là bây giờ thí dụ như Thầy ly dục ly ác pháp, Thầy nhập Sơ Thiền đi ha. Bây giờ đó, thì bắt đầu bây giờ Thầy muốn vào dòng Thánh nè, tức là Thầy phải bảy lần tu tập nữa mới có thể mà, mới thấy chứng được cái quả này. Rồi bắt đầu bây giờ, Thầy nỗ lực, Thầy thực hiện tu tập nữa thì nó mới được một kiếp nữa. Nỗ lực cuối cùng nữa để chứng quả A La Hán thì một kiếp nỗ lực cuối cùng. Thì đây là muốn nói cái cách thức mà chúng ta phải có bảy lần nó còn một lần. Hiểu Thầy nói đúng không? Bảy lần không phải là, nói bảy kiếp không có nghĩa là phải sinh ra bảy lần mới làm được cái này, không phải đâu.
Bây giờ, khi mà vô cái dòng Thánh đó, chúng ta vất vả vô cùng, phải không? Nó khó vô cùng, nghĩa là ngàn ngàn triệu kiếp. Thầy muốn nói ngàn ngàn triệu kiếp mới vô được dòng Thánh, mà đến đây nó chỉ còn bảy lần để mà được cái quả này, phải không? Tức là bảy kiếp chứ gì? Mà hồi đó ngàn ngàn kiếp mới được vô dòng Thánh, chứ Sơ Thiền đâu phải ngàn ngàn kiếp. Còn cái này có bảy kiếp, trời đất ơi! Nó dễ quá vậy. Còn cái này còn một kiếp nữa thì quá dễ. Phải không? Mình nghe kiếp cái là mình tưởng, trời đất! Bảy lần sinh tử vậy chắc tiêu rồi còn gì, không phải đâu! Hiểu không?
(30:04) Bởi vậy Thầy nói tới cái chỗ mà Nhị Thiền cho đến Tứ Thiền, Tam Minh, trời ơi! Nó dễ quá, cho nên đức Phật nói bảy kiếp. Bởi vậy có tu rồi mới thấy một kiếp của đức Phật nó xác định chỗ cái quả này, Thầy thấy nó dễ. Còn đối với chúng ta bây giờ một người phàm phu mà nhìn vào cái chỗ mà Sơ Thiền của chúng ta, chỗ mà ly dục ly ác pháp này, họ nói ngàn ngàn kiếp mới làm được. Trời đất ơi! Đâu phải dễ, làm ăn một bữa họ ăn không nổi mà. Có khó không? Phải hiểu được chỗ này mới thấy được cái Thầy muốn nói cái chỗ này.
Còn bây giờ mình vô dòng Thánh rồi, thì cái này bảy kiếp một kiếp, trời đất ơi! Như đồ bỏ rồi. Còn cái này nó còn ngàn ngàn kiếp. Bây giờ một cái ông nào ở ngoài đời bây giờ họ còn tham tiền, tham bạc đi, mà ông vô đây mà ăn một bữa, họ ăn nổi không? Bảo đừng có đồng bạc nào đi xin cho rồi được không? Trời đất ơi! Khất thực khó quá trời quá đất. Mà sống có một mình buồn bã thấy mồ thấy tổ, ở đây chịu sao cho nổi, có phải ngàn ngàn kiếp không?!
So sánh được cái chỗ này mới thấy được cái chỗ đức Phật nói bảy kiếp, một kiếp mình thấy… Trời ơi! Nếu mà thật sự ra một kiếp, bảy kiếp vậy là đồ bỏ của mình rồi.
6- ĐI ĐÚNG HƯỚNG CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT
Sư Tuệ Tĩnh: Bây giờ chúng con có luyện tập trở lại vấn đề này…
Trưởng lão: Không! Không trở đâu.
Bởi vì cái hướng đi. Bởi vì đức Phật mới dạy Phật tử, Phật tử thọ Bát Quan Trai để cho cái hướng, người ta có cái hướng. Cho nên đức Phật nói cái hướng mà ngả đi đâu, cái cây mà ngả đi đâu thì cái bóng phải ngả vô đó mà. Mình đã hướng theo con đường của Phật thì nó không lạc nữa.
Còn mình hướng trật thì bây giờ mình hướng đi cái đường này không được. Chẳng hạn bây giờ mình ăn phi thời này, sống phá giới này, ngồi thiền thì nó cũng lọt vào trong ba thiền ngoại đạo đó, muôn kiếp đó. Các Tổ mình nó rơi trong đó muôn kiếp không có đường ra đó. Bởi vì mình phá giới rồi thì không có cái đường ra rồi, mà mình sống đúng giới là mình có hướng đi rồi.
Cho nên đức Phật, ngày cái người cư sĩ mà vô để mà một tháng hoặc là một tháng hai ngày để mà thọ Bát Quan Trai. Cái mục đích tu của đức Phật là dạy chúng ta cái cửa cụ thể, cho chúng ta có cái hướng thôi. Mà cái hướng đó nó sẽ dẫn cho mình đi tới cuối cùng mà nó không mất trong cái dòng Thánh được. Thấy chưa, thấy rõ lắm không? Bởi vậy mình, quý sư là bên Nam Tông, quý sư thấy cái đường hướng của Phật dạy rõ lắm. Không có dạy chúng ta Niệm Phật bằng kiểu đó đâu, mà dạy chúng ta thọ Bát Quan Trai, giữ gìn tám giới. Mà tám giới là chín giới Sa di đó, phải không? Cho nên cái hướng nó rõ ràng cụ thể, cho chúng ta có cái hướng, gieo chúng ta đi đúng vào cái quỹ đạo của nó để mà đi đến, đạt đến cái đích của nó là giải thoát thôi. Nó không phải, nó.
(32:21) Cho nên chúng ta nỗ lực mà chúng ta tu. Quý sư có cái duyên phước mà đã thực hiện được rồi đó, cắt ái mà bỏ hết rồi, mà nỗ lực thực hiện đúng phạm hạnh rồi, mà theo lời Thầy, trong đời nay chúng ta giải quyết. Đừng có nghĩ rằng phải nhiều đời, đừng có nói theo kiểu Đại thừa, làm chúng ta mất cái niềm tin, làm chúng ta mất sức tự lực. Cứ sống mà sống đời sống giải thoát, chúng ta nghiệm chúng ta thấy giải thoát mà.
Vô đây rồi chúng ta không còn lo đói lo no, không còn thương nhớ dòng họ bà con ruột thịt gì hết, ai mình cũng thấy là bình đẳng như nhau hết, nó cắt đứt tui không độ. Cho nên thấy nó thanh thản vô cùng, nó không còn lo gì hết. Mà nó còn có chút xíu nào đó thì nghe tin con cháu mình cái, có cái gì là thấy trong bụng nó bồi hồi lắm, bồn chồn rồi.
Sư Tuệ Tĩnh: Thầy nói vậy con vô tình nghĩ, như vậy là cái vị Angulimala đó với lại cái vị mà cưới vợ rồi đi theo Phật, Phật hướng dẫn vầy. Hai cái vị, một vị là không có muốn tu rồi cũng ráng tu, để lên cứu năm trăm bà vợ ở cõi Thiên đó. Rồi một vị là sát nhân rất nhiều, khi mà trở lại có cái thân người rồi, mà tu theo Phật thì chỉ còn chút đó đã…
Trưởng lão: Đúng vậy! Bởi vì người ta chuyển được nhân quả mà, chứ đâu phải nhân quả bất thối định. Còn mình tu mà mình còn tham dục thì đời đời nó không ra gì hết.
Sư Tuệ Tĩnh: Với cái điểm này con thấy đó là, đức Phật thì không có nói láo. Bởi vì đức Phật nói trong vòng bảy ngày, bảy tháng, bảy năm. Trong khi những vị kia nói cứ kiếp này kiếp nọ như vậy là coi như nói như vậy là ông Phật nói láo sao?
Trưởng lão: Cái đó là nói phản lại ông Phật.
(34:03) Mà thật sự, khi mình hiểu rồi xóa bỏ để bước đi. Nhưng mà tại vì cái nghiệp của mình nó còn, cho nên mình phải sống, rồi mình phải tập cho nó thành thuần quen. Và đồng thời cứ, bởi vậy đức Phật mới dạy những cái pháp hướng Như Lý Tác Ý để cho nó thuần theo cái đường lối lại. Chứ còn nếu mình không nhắc làm sao nó thuần?! Cho nên nó phải có pháp. Chứ còn cỡ mà người ta ngộ được, người ta xả được, người ta bứt hết, tới nay có thành Phật rồi còn gì? Cần gì phải tu, thì cần gì phải có pháp.
Cho nên từ cái chỗ ngộ để mà trong một ngày, rồi một giờ nữa chứ đừng nói. Sáng nghe chiều đã chứng đạo rồi, chứng quả A-La-Hán rồi. Nó kinh khủng như vậy đó, đạo Phật nó dễ như vậy đó. Nhưng mà vì cái nghiệp của chúng ta tạo, cái nghiệp thế gian nó quá lớn, cho nên, nó bứt không có được liền. Cho nên phải có theo những cái pháp này mà sống mà tu.
Còn cái người mà người ta bứt được liền người ta cần gì phải tu? Nó dễ như vậy. Bởi vì biết rõ cái này là nghiệp chướng, cái này là oan gia, cái này là sự trói buộc làm cho chúng ta khổ sở không giải thoát nè. Bứt hết, không còn thương ghét, không còn gì nữa hết, thì ngay đó nó hết liền. Mà những cái bậc đó đâu phải là bậc thường đâu, bậc đó là nghĩa là cũng là đã Nhất Lai. Thầy nói Nhất Lai chứ không phải đâu. Không ai điên gì, vào dòng Thánh mà người ta còn trở lại đâu, không có đâu. Người ta chưa có mà bây giờ người ta ngộ được mà người ta cái lý đó được, là người ta đã có cái hướng sống, cũng như người cư sĩ mà thọ Bát Quan Trai. Chứ không phải như mình mà sống đời sống tu sĩ Phật.
Thầy nói người mà đã thọ Bát Quan Trai, cái đời khi nghe đức Phật rồi họ cũng ngộ rồi. Họ đã bỏ hết, họ đã bứt hết, bị vì họ đã từng tập cái hạnh đó rồi. Cho nên khi mà bỏ cái thân này rồi, cái kiếp sau đó, họ nghe sạch họ lên đó thì ngay liền đó, họ nghe được cái chánh pháp. Cái duyên của họ đến họ nghe được chánh pháp. Còn mình thọ Bát Quan Trai trật thì nó cũng trật đường nữa, chứ đừng có nói tôi cũng thọ Bát Quan Trai.
(35:53) Bởi vì Đại thừa nó hay mượn cái danh từ của Phật: "Thọ Bát Quan Trai" lắm. Nó thọ mà nó vô nó Niệm Phật, nó tụng kinh, rồi nó nghe thuyết giảng rùm beng hết à. Thì thử hỏi cái hướng đi nó trật lất à. Rồi cho đó mà đời đời nó cũng là đi qua cái góc độ Tịnh Độ thôi, chứ nó không làm gì được hết, nó không giải thoát.
Còn mình thọ, mình phải sống đúng những cái giới luật của Phật, trầm lặng, độc cư. Trong ngày hôm đó, mình phải sống như thế nào để ly dục ly ác pháp, thì nó đúng chứ! Còn cái này hướng dẫn mà theo kiểu đó, vô tụng niệm rồi đã rồi, bắt đầu nghe thuyết giảng. Thuyết giảng đã rồi, nó Niệm Phật, rồi đi kinh hành cũng Niệm Phật ó é, hay hoặc ngồi thiền bằng cách ức chế tâm, nó không đúng. Rồi lại còn bày đặt sáng lại nấu cháo đồ ăn nữa. Trưa ăn bữa cơm, rồi chiều thôi ai về nhà nấy, còn không thì uống sữa rồi đi về.
Thật sự ra dạy như vậy đâu có đúng đâu. Hạnh ông Phật đi xin mà làm sao chiều có ăn, sáng có ăn được? Trưa đi xin bữa người ta còn không muốn cho mình nữa, phải không? Cho nên ở đây, mình cho đúng cái hạnh của Phật trong một ngày đi, một ngày đêm thôi, Thầy nói không nhiều. Nhưng mà đó là giải thoát đó.
7- CẮT ÁI LY GIA SAO CHO ĐÚNG ĐẠO ĐỨC
Còn mình bây giờ đã tu rồi, thì cái gì mà chưa bứt thì phải cố bứt, bứt nghĩa như thế nào? Mình là con người có đạo đức, đức Phật nói Đạo Đức mà chứ đâu phải là người thiếu đạo đức sao? Tại vì cái nhân quả của mình nó gieo rồi, thì mình phải làm sao cho nó trọn đạo đức của mình. Chứ không phải nói bứt cái bỏ đi. Bỏ đi chắc được không? Mình giải quyết cho con cái mình lớn khôn có công ăn việc làm, đời sống của nó như thế nào? Rồi bắt đầu đứa nào muốn tu, thì hướng dẫn cho nó phải đi tu cái hướng nào cho đúng, đừng có để cho nó tu tầm bậy tầm bạ. Cái trách nhiệm của mình là bổn phận mà, mình phải hướng dẫn con phải tu như thế nào cho đúng cái chánh pháp.
Nếu mà theo Phật thì phải theo hẳn Phật, chứ đừng có theo tà đạo mà cứ mô Phật thì cái chuyện đó oan ức cho ông Phật, ông không có dạy mình làm cái điều đó. Cho nên mình phải hướng dẫn cho nó, xong xuôi rồi, bắt đầu đứa nào nó ra đứa nấy hết rồi. Bây giờ mình mới yên tâm, mình mới ngồi mình tu được chứ. Đừng nói: “Ờ, bỏ mẹ mày, tao không có thèm lo mày nữa”, thì cái chuyện đó không được đâu. Con người mình chứ đâu phải cây đá sao?
(37:56) Cho nên Thầy nói thật sự, các sư có gia đình, có con cái, các sư đừng có làm ngơ được những cái này. Cái Đạo Đức con người chúng ta không cho phép chúng ta làm. Bởi vì nó là nhân quả của chúng ta rồi. Nhân quả thì chỉ có đạo đức mới giải quyết nó thôi, chứ còn thiếu đạo đức là giải quyết không được. Chứ đừng nói mà tui bứt ngang nó, tui bứt đại nó không được đâu, đừng có nghĩ như vậy là sai. Một ngàn lần chúng ta không bứt được nó đâu.
Sư Tuệ Tĩnh: Lỡ bứt rồi làm sao Thầy?
Trưởng lão: À, bây giờ mình lỡ bứt mà bứt không nổi đâu.
Thầy nói bứt, mình lỡ mà bứt không nổi. Nghĩa là bứt phải có kế hoạch, phải có cách thức. Đúng là trong con đường Đạo Đức của đạo Phật, không làm khổ mình khổ người. Mình vứt ngang mình đi, mình không khổ nè, mình nói ờ: "Tâm mình như sắt đá nè, như cây đá này rồi mình không thương nhớ gì nữa". Nhưng con mình nó vẫn thương cha. Nó chưa biết mà.
Thầy đã nói rằng con người, cái Đạo Đức mà về tình thương con người, thì con người con vật mà sinh ra thì người nào cũng có mang tình thương. Loài động vật là có tình thương hết. Cho nên một con chim mà tha mồi về mà nuôi con, đó là tình thương chứ gì? Nếu nó không thương, nó làm sao nó tha mồi cực khổ mà nó đem cho con nó ăn? Nó nhịn đói cho con nó ăn, phải không? Cho nên mỗi mỗi đều là cái tình thương. Nhưng cái tình thương của chúng ta, nó phải đặt như thế nào để không làm khổ mình khổ người.
Hễ bây giờ mình cắt ngang ra: "Thôi tao bây giờ đi tu, tụi bây làm gì làm tao không biết nữa". Nói vậy chứ, mình nói được chứ chưa hẳn đã được như vậy, tâm mình chưa được như vậy. Nhưng thử hỏi con của mình nó biết không? Cha mình đi tu, nhưng tu mà nó khổ quá. Nó đau khổ nó cũng không mà nó làm sao nó hiểu, phải không? Như vậy là rõ ràng là mình tạo cho con mình khổ mà.
Rồi bây giờ, “Tụi bây không có được xuống đây nữa à”. Trời ơi! Cha mà. Mà mình bỏ được, mình làm ngơ được sao? Mình không đến được sao? Ít ra nó phải hiểu như thế nào? Để rồi nó không đến. Chứ còn nó không hiểu, thì tức là mình đã làm khổ rồi. Mình làm khổ con mình là những người thân của mình, mình nỡ không? Mình là con người có đạo đức hay không? Đâu chứ Thầy không chấp nhận điều đó đâu.
(39:57) Cho nên, trước khi chưa có đạo Phật, ông Phật bỏ cha bỏ mẹ đi tu, có phải không? Sau khi đạo Phật có rồi, mà người nào cha mẹ không cho, là nhất định ông Phật không cho, không cho xuất gia tu, có không? Vợ không bằng lòng, nhất định không cho. Ở trong Thánh Ni có một cô đó, cô gặp ông Phật lúc hai mươi, ba mươi tuổi gì đó, mà có chồng rồi. Xin theo ông Phật tu, chồng không cho. Đến ông Phật nói: "Không được, chồng không cho thì cứ về, chứ còn không được theo tu". Cho đến khi chồng chết rồi, thì cô bảy mươi tuổi rồi, thì đến xin ông Phật. Ông Phật cũng già khú khụ rồi, ông Phật nhận cô này vô tu. Thì đủ biết là Đạo Đức của đạo Phật kinh lắm, chứ không phải thường.
Trước kia chưa có đạo Phật thì chưa có Đạo Đức, chứ có đạo Phật rồi có Đạo Đức. Đó, thì chúng ta đọc lại những cái trang sử, những cái kinh sách của Phật, chúng ta thấy rất rõ. Cho nên chúng ta đã lỡ có, thì chúng ta rất khó hơn những người không có. Những người mà không có vợ có con, người đó dễ. Vậy mà, cha mẹ họ không được bỏ. Chứ không phải là nói ờ, không có vợ con rồi bây giờ còn cha mẹ, bỏ đi tu không được đâu. Cha mẹ đồng ý chấp nhận cho đi tu thì mới được đi tu. Vui vẻ cho đi tu, chứ không phải buồn rầu mà cho đi tu, ép buộc. "Con tôi tại muốn vậy, chứ tôi thiệt không muốn", thì cũng chưa được đâu. Đó Thầy nói thật sự, đó là một cái Đạo Đức của đạo Phật mà, Đạo Đức không làm khổ mình khổ người.
Sư Tuệ Tĩnh: Với cái quan niệm mà, nói đây là nhân duyên gặp với nhau mà trả nợ thôi chứ không có là cái gì.
Trưởng lão: Thì đó là cái kiểu mình quán.
Cái kiểu quán để thấy nhân duyên, để cho cái tâm mình nó đừng có cắn rứt. Nhưng mà cái trách nhiệm bổn phận, mình phải giải quyết như thế nào? Chứ không, mình quán cái kiểu đó là mình thiếu đạo đức, làm khổ mình khổ người. Cho nên bài kinh mà đức Phật giảng cho chú cư sĩ Pessa: "Có bốn hạng người, hạng người làm khổ mình, hạng người làm khổ người, hạng người làm khổ mình khổ người, hạng người không làm khổ mình khổ người". Mà mình có một chút xíu nào làm khổ người thì không chấp nhận. Hiểu cái bài kinh đạo đức Thầy nói rất là hay, cái bài kinh này dạy về cái chú Pessa.
(42:11) Đọc lại những cái kinh Phật thấm thía lắm, Thầy thấy hay thật hay. Cho nên chúng ta không khéo, chúng ta lại dùng cái lời đức Phật quán, rồi chúng ta lại phi đạo đức. Cho nên vì vậy mà nghe đức Phật nói: "Vô thường, khổ, vô ngã”, cái bắt đầu lấy vô ngã nói đạo Phật đạo vô ngã, trật!
Cho nên có một vị Hòa thượng viết một cuốn sách… Chứ đâu phải là cái chỗ mà nó không không là Niết Bàn, như vậy là cây đá nó Niết Bàn hết sao? Bởi vậy nó hiểu sai một chút. Thầy nói thật, nó không phải vậy! Cho nên Thầy, lập luận của Thầy là “Vô ngã Ác pháp”, chứ “Hữu ngã Thiện pháp” chứ. Làm gì chúng ta tu mà mất luôn hết sao? Phải hiểu được như vậy.
(43:52) Còn bây giờ “Vô ngã Niết Bàn”, nghe nói, nghe đức Phật bảo mình quán các pháp, quán thân này, quán thọ, quán tâm của mình là vô ngã, phải không? Coi như nó mình không chấp dính cái nào đâu. Để dùng cái pháp quán đó, để quán cho chúng ta đừng dính mắc, đừng chấp thôi. Chứ không có nghĩa là đạo… Cái gì thật là thật, cái gì đúng là đúng. Chứ đừng có nói quá, nó không được.
Thật sự ra thì người ta cũng muốn đạo Phật cho tuyệt, tuyệt đỉnh, cho nên luận viết đưa Phật đi(…) Cách đời sống con người xa thì chúng ta mó không tới. Như cái Bát Nhã đó, như trí tuệ Bát Nhã, nói cái trí tuệ đó chắc con người không mó tới. Nó không có làm được, thành ra mình nói quá.
Đó, thì hôm nay có cái nhân duyên gặp Thầy thì suy ngẫm những cái lời Thầy nói, cái nào đúng thì tin, cái nào không đúng đừng tin. Ông Phật cũng vậy, ông Phật ổng bảo đừng có tin cái lời của ông Phật. Cái nào đúng, cái đó có kết quả. Nghĩa là có lợi mình lợi người, thì cái đó đúng. Có cái bài kinh…
HẾT BĂNG