23 - CHỈ GIỚI LUẬT CÓ ĐỦ OAI LỰC LÀM THẦY
GIÁO ÁN ĐƯỜNG LỐI TU TẬP ĐẠO PHẬT 23 - CHỈ GIỚI LUẬT CÓ ĐỦ OAI LỰC LÀM THẦY
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Tu sinh
Thời gian: 1997
1- Ý NGHĨA VÀ TÍNH CHẤT QUAN TRỌNG CỦA GIỚI LUẬT
1.1- GIỚI LUẬT LÀ MÔN HỌC ĐẠO ĐỨC, KHÔNG PHẢI LÀ PHÁP LUẬT
(00:00) Giới luật là một bộ môn học đạo đức giải thoát của người tu sĩ Đạo Phật, vì thế trong quá trình phát triển từ lúc sơ khởi đến bây giờ đã cho chúng ta nhận xét thấy được giá trị sứ mạng của nó về tinh thần cũng như về mỗi hành động đạo đức chân thật mà người tu sĩ không thể thiếu được.
Nhờ nhìn vào giới luật chung, chúng ta có thể xác định được triển vọng tương lai của Phật giáo ở ngày mai.
Nghĩa là khi mà cái bộ môn giới luật học này mà đã thực hiện được thì chúng ta mới có cái hy vọng của cái triển vọng, cái tương lai của Phật giáo. Nếu mà cái bộ môn giới luật này mà không thực hiện ở trong các vị tu sĩ mà thực hiện cái đạo đức của nó thì Phật giáo ở ngày mai chúng ta thấy đen tối, không bao giờ sáng sủa được.
Pháp luật của một quốc gia đối với người dân tuân giữ pháp luật vốn chẳng có tác dụng. Nếu muốn bảo vệ an toàn và lợi ích cho những người tuân giữ pháp luật, nên cần phải có pháp luật. Pháp luật cần phải được thiết lập vì trật tự, an ninh xã hội và cuộc sống của con người.
Ở đây thì đem cái ví dụ cũng như pháp luật của nhà nước: Nếu một người dân mà tuân giữ pháp luật thì pháp luật không có tác dụng.
Do có những người dân mà không có giữ được pháp luật, làm cho mất trật tự, an ninh đó, cho nên pháp luật mới ra đời để giữ gìn những cái người mà phạm pháp luật, làm mất trật tự, an ninh, đem lại cái sự an ninh cho những cái người mà tuân giữ pháp luật.
Đó là cái ý nghĩa của pháp luật của một quốc gia như vậy.
Vì cũng thế…
Tương tự trong đạo Phật thì nó cũng vậy, cho nên:
Phật chế định giới luật không phải là bắt buộc đệ tử của mình…
Chế giới luật không phải bắt buộc như là cái pháp luật của nhà nước bắt buộc những người phá giới. Nhưng mà chế giới luật ra đây nhằm để đưa cái người đệ tử của mình đi đến cái chỗ giải thoát, chớ không phải là bắt buộc.
Còn cái bắt buộc thì thôi, cái người vô tu mà bắt buộc họ phải giữ gìn giới luật như là pháp luật, thì thôi xin khuyên cái người đó ra đi, đừng có ở tu! Vì ở đời cũng có cái chỗ mà mấy người sống chớ mấy người vô đây mà bắt buộc mấy người khổ quá như vầy thì tui không có làm cái điều đó đâu!
Cái giới luật của chúng tôi mà đặt chế ở đây là để cho cái người đó được giải thoát, chớ không phải bắt buộc mấy người vô đây mà chịu khổ. Đó, thì do đó mấy người ở ngoài tự do đi, muốn ăn thì ăn, muốn ngủ thì ngủ, chớ còn ở đây thì ăn ngủ không có được tự do đâu!
(02:39) Cho nên không phải bắt buộc quý vị mà vô đây để khép quý vị ăn một bữa đâu, tui không có bắt buộc cái điều đó đâu! Quý vị thấy rằng ăn một bữa là có sự giải thoát cho quý vị thì quý vị cứ ở mà sống, mà ăn, chớ không phải là cái sự - đặt cái giới luật ra bắt buộc quý vị phải ăn một bữa.
Rồi quý vị người nào cũng vô đây ăn một bữa mà quý vị cứ đói lên, đói xuống hoài thì tui chịu không có nổi đâu, tui thấy quý vị khổ quá tui chịu không có nổi đâu! Tui đặt ra cái kiểu này tui làm khổ quý vị chắc tui không dám đặt đâu!
Cho nên ông Phật ổng khuyên: Cái giới luật của ông không phải là pháp luật của nhà nước. Pháp luật của nhà nước là muốn giữ trật tự, an ninh chung cho mọi người mà người ta tuân giữ pháp luật. Còn cái này, tui đặt ra cái pháp luật này là để cho người ta đi tìm lấy con đường giải thoát!
Còn quý vị muốn giải thoát thì quý vị sống như chúng tôi thì quý vị thấy giải thoát, mà không sống được mà bắt - lấy cái giới luật này bắt ép quý vị ăn ngày một bữa để cho người ta nói: “Tu sĩ hoàn toàn ăn ngày một bữa hết!” - mà trong đó có một số thì người ta lấy cái đó người ta làm giải thoát, còn một số thấy đói khổ quá thì chắc chắn là tui mời quý vị thôi về ngoài đó sống ăn ba, bốn bữa đi cho nó khỏe, chớ còn ở đây tui thấy khổ quá! Mà hơn nữa cái pháp tui đặt ra là để giải khổ mà bây giờ đem cho quý vị khổ như vầy tui không nỡ tâm nào hết!
Cho nên Đạo Phật không có giải thoát là tại ở chỗ tâm của quý vị, chớ không phải là pháp môn của tui! Đó, Đức Phật muốn nói vậy đó.
… mà chính vì con đường giải thoát của các tu sĩ và cư sĩ, và cũng là phương thuốc ngăn ngừa sự hư đốn của tăng đoàn.
Đó, thì chúng ta phải hiểu cái giới luật của Phật ra là đem cái pháp môn đó làm cho cái sự giải thoát cho tu sĩ và cư sĩ, mà cũng phải nói rằng trong cái tăng đoàn thì nó có nhiều người, thì cũng có những người hư đốn chớ đâu phải người nào cũng tốt hết sao! Cho nên đó là cái giới luật nó ra, nó ngăn ngừa cho những người mà hư đốn phạm phải những cái ăn phi thời hay hoặc làm những cái sai đó. Đó, cho nên đó là những cái hư đốn.
Thì như vậy là quý thầy đã hiểu được cái chỗ đó rồi thì mới thấy được cái giới luật, giới bổn của Phật giáo nó không phải là cái sự khô cằn cỗi đâu, nó không phải là sợi dây lòi tói mà trói buộc quý vị, bắt buộc quý vị phải ăn một bữa đâu, nó không có khép chặt quý vị như vậy.
Đó, quý vị hiểu như vậy thì mới thấy được cái giáo pháp của Đức Phật nó mới có một cái giải thoát, nó không làm khổ ai hết, nó không trói buộc ai hết.
1.2- GIỚI LUẬT CẦN NGHIÊM NHƯNG CŨNG CẦN LINH HOẠT
(04:51) Tu sĩ nếu không có giới luật làm tiêu chuẩn phép tắc cho sự sinh hoạt, tu tập hằng ngày liễu sanh thoát tử thì không phải dễ dàng đâu.
Nếu mà nó không có giới luật thì đi tìm cái liễu sanh thoát tử nó không có dễ dàng, là vì có giới luật đó thì chúng ta mới đi tìm cái liễu sanh thoát tử nó mới có dễ dàng. Cho nên cái giới luật nó rất là quan trọng, nhất là cái giới hạnh. Giới hạnh tức là giới bổn đó.
Tăng đoàn mà không có giới luật làm cương lĩnh thống nhiếp, giáo hóa thì tiền đồ của Phật giáo không những tan rã mà tu sĩ Phật giáo sống trong đen tối.
Chúng ta phải hiểu cái chỗ này nữa. Là vì nếu mà không có cái giới bổn này làm cái cương lĩnh thống nhiếp, giáo hóa thì chắc chắn là cái con đường của Phật giáo nó tan rã, chứ nó không có còn đâu.
Vì bây giờ tại sao mà chúng ta thấy, cái Phật giáo hiện giờ nó không có cái giới luật nghiêm chỉnh mà nó còn? Là có lúc nó hưng, có lúc nó thịnh đó, thì chúng ta phải suy nghĩ như thế này chúng ta thấy rất rõ:
Là vì bây giờ nó hưng là nó theo một vị thầy, nó theo một vị tổ, nó hưng theo cái vị thầy, vị tổ đó. Rồi cái vị thầy, vị tổ đó hướng dẫn sao nó tin tưởng theo nó theo đó, cho nên nó hưng là nó hưng theo cái vị thầy. Còn khi mà vị thầy đó mất rồi thì nó suy xuống, nó không còn ai theo nữa thì nó suy xuống.
Cho nên thường thường là Phật giáo Trung Hoa - Phật giáo bên Trung Quốc đó - là cái Phật giáo nó không có chấp hành cái giới luật nghiêm chỉnh, cho nên nó thịnh, suy là theo cái vị tổ của nó mà thôi, cái vị hướng dẫn đó.
Nó có lên, xuống, lên, xuống thường xuyên, lâu lâu vậy có một vị xuất hiện ra nói, ăn nói nghe lưu loát cái là bắt đầu họ tập trung theo, rồi họ tu tập, rồi hết, cái vị đó chết rồi không còn ai mà ăn nói lưu loát nữa, hay hoặc là cái số nói lưu loát đó họ cứ nghe hoài nhảm tai bây giờ rồi họ thấy nó cũng không có nhằm nhò gì đến cái sự giải thoát, cho nên họ bắt đầu họ lui dần, lui dần, thì trong cái bóng tối dần.
(06:59) Cũng như mình thấy thiền Trúc Lâm của mình đó, một thời của ba vị tổ như là Trần Nhân Tôn, như là Pháp Loa, như là Huyền Quang, ba vị đồng thời một lượt với nhau trong một cái thời điểm rồi phát huy cái thiền Trúc Lâm. Rồi do đó, sau đó sau khi các vị này tịch rồi thì hầu như nó chết lìm, chết lìm dần đi mất, không còn người nào nữa hết.
Là tại vì nó hưng thịnh theo cái giáo pháp của các ngài đó mà người ta nghe nó hay người ta tập trung, nhưng mà sau đó thì người ta không thấy nó không có đạt kết quả nữa, cho nên người ta lui dần ở trong - vì vậy mà cái thiền này nó bị lui vào ở trong bóng tối, nó không có còn sống được nữa.
Còn cái giới luật của Phật đặt ra mà từ cái ngày Đức Phật cho tới giờ nó không được thay đổi. Cho nên ông - cho nên ở đây trong cái giới luật Thầy sẽ nhắc lại đó - như ông Ca Diếp thì ổng khi mà kết tập giới luật xong thì ông nói - có nhiều người nói Đức Phật nói bảo thay đổi những cái giới nhỏ nhặt nào đó bỏ bớt đi, mà Đức Phật không nói ra những cái giới nhỏ nhặt nào đó, cho nên người ta cũng không biết sao hết.
Cho nên ông Ca Diếp nói: “Không có bỏ cái giới nhỏ nhoi nào hết, mà cũng không có thêm được cái giới nào hết!” Thì cái ông Ca Diếp ổng nói kiểu ổng thì chắc chắn là cái giới của ổng chắc là thành cái cây rồi.
Cho nên cái mà tuyên bố như vậy thì Thầy nghĩ rằng đó là cái giới cây, chớ không phải là cái giới luật của Phật. Cái giới luật của Phật nó linh động và nó khéo léo, mà nó không thêm mà nó cũng không bớt.
Bởi vì Đức Phật đã di chúc cho chúng ta hẳn hòi là - các thầy nhớ kỹ lời di chúc cuối cùng của Đức Phật như thế nào: “Các thầy Tỳ Kheo hãy lấy giới luật ta mà làm thầy!” - thì cái chỗ đó có bớt được không? Nếu bớt thì Đức Phật đã bớt trong khi Đức Phật còn sống, phải không?
Sau này các ông thấy giới luật nó gò bó quá như vậy, bớt ra đặng cho đỡ đỡ một chút, đặng có để muối có ăn - để dành có muối ăn chớ, còn nếu không bữa đi xin người ta cho cơm không, không có muối về ăn lạt chịu sao nổi!
Cho nên có cái ông Đại Thiên, ổng chế ra cái giới mới của ổng: “Đức Phật còn cho chúng ta để dành muối”. Thầy thấy cái chuyện đó là cái chuyện còn chạy theo dục lạc, ăn cơm mà không muối chắc nuốt không vô rồi.
Có gì đâu mấy con! Thầy nói thật sự ăn cơm mà không có muối có gì đâu, chế nước vô lua, cứ tống cho nó vô, nó không vô lấy cái muỗng mở cần cổ ra cho nó chạy vô trỏng thì nó cũng vô trỏng, có gì ở đó mà mặn lạt, phải không? Nó vô trong đó một hơi nó đầy thì nó cũng phải no thôi.
Cái chuyện đó là cái chuyện của người ăn để sống chớ không phải là cái người ăn để ngon. Còn mình sợ không có muối cho nên đặt ra cái giới “Phật còn chế ra cái cho chúng ta là bỏ bớt, là còn được cất giữ muối để dành” để bữa nào đi xin người ta cho cơm không về lấy muối đó ra ăn. Có phải là chạy theo dục lạc không?
Đây là Thầy nói cái muối không cũng là đủ biết rằng cái nghiện muối của chúng ta cũng là nghiện. Cho nên có người thì ăn mặn quá mà có người thì ăn lạt. Đó các con thấy cái điều đó là cái điều nghiện của chúng ta chớ đâu phải gì khác.
Thử bữa nào mà đem cơm không, mà không có cho đồ ăn, đừng có rau luộc cũng đừng cho muối các con nuốt coi vô không? Chắc gì mà vô.
Thầy thì bao nhiêu Thầy thọc cũng vô hết. Tại nó không vô, lấy cái muỗng nạy ra cho nó vô, đổ nước nó chạy vô hết, có gì đâu mà sợ. Cái cổ của mình là cái ống chớ đâu có phải là cái gì đâu mà nó không tuột!
(10:09) Còn mấy con mà nuốt nhai như vậy thôi nuốt trợn trắng con mắt nuốt không vô đâu. Biết cách thì nhét nó vô được hết thì nó no, mà không biết cách thì chắc nó đói ở trỏng. Đó là cách thức mà của người tu, chớ không phải là cái người mà không tu.
Cho nên ở đây Thầy thấy hầu hết là nói về giới bổn, Thầy thấy Thầy đọc Thầy mắc tức cười cho mấy cái ông ngày xưa sao mà mấy ổng thiệt là tìm mọi cách mà phá giới đó!
Mà ông Ca Diếp lại tuyên bố cái kiểu đó là ổng - Thầy không biết ổng hiểu giới thế nào. Nếu mà có ông Ưu Ba Li đó chắc là ổng rằn ri lắm: “Ông nói cái kiểu này chắc đời sau họ chết hết đó!” Nó khô quá khô, không cho thay đổi, mà không gì hết.
Tức là giới luật người ta linh động lắm chớ, nhưng mà người ta đâu có thêm, mà người ta đâu có bớt. Bởi vì giới luật là Thầy của mình rồi, mà Đức Phật đã xác định như vậy rồi thì cái giới luật đó không bao giờ được thêm mà cũng không bao giờ được bớt.
Tại sao vậy? Tại vì nó đầy đủ rồi, nó không thiếu.
Nghĩa là bây giờ tới thời đại nào nó cũng đầy đủ hết, cái hoàn cảnh nào, cái thời đại nào nó cũng phải như vậy là như vậy.
Nghĩa là nó là một cái chân lý của giới luật, là một bậc Thầy của chúng ta rồi thì không bao giờ mà ông Thầy đó được thay đổi, từ cái ngày Đức Phật chế nó ra cho tới bây giờ chúng ta sống nó phải như vậy. Mà kẻ nào làm khác là kẻ đó không bao giờ đi đúng con đường của đạo Phật.
Thầy nói như vậy là cái xác định của Thầy là cái xác định rất linh động, chớ không phải!
Chẳng hạn bây giờ, hồi đó nó đâu có tivi, đâu có tủ lạnh, đâu có máy điều hòa không khí, phải không? Nó đâu có cassette, nó đâu có video, phải không? các con hiểu. Nhưng bây giờ mà chúng ta - Đức Phật cấm cho chúng ta không ca hát thì chúng ta biết cái hạng đó là loại ca hát không chứ gì, thì dẹp quách nó đi thì có cái gì đâu mà lại phải chế giới mới, phải không? Các con hiểu điều đó.
Còn bây giờ, hồi đó thì nó không có cà phê, phải không? Nó có rượu thôi. Thì bây giờ nó có cà phê, thuốc phiện thì bây giờ mình cấm luôn, có gì đâu mà trật! Bởi vì cái thứ đó là thứ ghiền.
Hồi đó không biết có thuốc lá không, Thầy không biết, nhưng mà có cấm rượu, chắc chắn là hồi đó chắc bộ chưa biết sắc thuốc lá đâu, cho nên các ông đó chắc chưa biết hút, cho nên không nghe cấm hút thuốc, chớ còn bây giờ Thầy cấm thuốc.
Cho nên hồi đó ông Phật không cấm thuốc cho nên mấy thầy bây giờ cầm điếu thuốc hút như thường, nói ông Phật đâu có cấm thuốc! Là lúc bấy giờ ông Phật đâu có thuốc hút (mà) cấm, chớ mà ông Phật biết là hút thuốc mà ghiền, mà sanh bệnh như vậy là ổng cấm liền chớ đâu để mà tu sĩ mà cầm thuốc hút bậy bạ vậy, phải không?
(12:21) Cho nên bây giờ mấy ông thầy chúng ta thấy, thậm chí như Hòa thượng cũng rút điếu thuốc hút, mà rút điếu thuốc kêu là thuốc thơm, thuốc ngon nữa chớ đâu phải, thuốc có cán đàng hoàng, chớ đâu phải thứ hút thuốc rê!
Thầy thấy trên cái kiểu của họ xài như vậy là đủ biết rằng họ đã nhiễm, mà cái thứ nhiễm là Đức Phật đã không ưa rồi, thì giới luật của Phật là cấm cái thứ nhiễm.
Các con thấy giới luật của các tôn giáo khác đâu có cấm uống rượu, cho nên mấy ông cha uống rượu lia lịa. Còn ông Phật ổng chơi vậy, cái kiểu đó mấy ông thầy đâu dám uống! Cho nên cứ lén uống bia, phải không? Các con thấy cái chuyện đó là cái chuyện bậy bạ.
Mà Đức Phật biết đó là những cái nó làm cho mình thành cái thói quen nghiện ngập mà nó sanh ra những cái tồi tệ. Nó tồi tệ, những cái giới khác nó bị phạm, do cái chỗ mà nghiện ngập nó này mới sanh ra tham lam, trộm cắp, nó mới sanh ra cái thứ này, thứ kia là do cái chỗ nghiện rượu.
Nó là thứ năm chớ nó đặc biệt nó phạm hết tất cả các giới đó! Khi nó say sưa rồi nó biết cái thứ gì, con gái người ta nó cũng ôm nữa chớ đừng có nói nó tha, cái thứ mấy thằng say mà nó biết thứ gì!
Thầy nói đó là một cái sự thật hiển nhiên ở trong cái - tới chừng đó mà có đem bắt bỏ tù nó: “Hồi đó tui say rượu, chớ bộ tôi biết hả?” Có giam nó được không? Các thầy phải nghĩ cái điều đó, nó mượn rượu mà nó làm tầm bậy, rồi lúc bấy giờ người ta cũng đâu có bỏ tù nó được.
Bởi vậy cho nên có nhiều cái ông vậy, họ chửi cách mạng, mà họ mượn ba chén rượu, chửi cách mạng đã đời rồi, bắt nó bỏ tù nó: “Hồi đó tui say tui đâu biết!” Rốt cuộc rồi cũng phải thả nó ra, nó thằng say mà nó biết gì. Chớ sự thật nó mượn rượu nó chửi người ta, nó chửi cho đã mồm nó.
Đó thì, Thầy nói để cho thấy được cái chỗ giới luật cho đúng, mà từ xưa đến giờ nó nhiều cái - về giới bổn này nó đều là sai lệch hết!
1.3- NHIỀU BỘ LUẬT RA ĐỜI LÀM SAI LỆCH GIỚI LUẬT CHÂN CHÍNH
(14:06) Từ khi mà chia ra làm hai mươi bộ phái của Phật giáo rồi, người nào cũng chấp một cái giới luật nào đó, cái họ cái của họ đúng rồi họ làm cái bộ luật ra, cho nên năm, bảy bộ luật.
Thậm chí như người ta nói như thế này, trong kinh sách nói như thế này, nói cái lần kết tập đầu tiên, mà cái ông Upali đọc giới xong rồi người ta nói như thế này này: “Không có viết ra thành văn bản, chỉ đọc để mà nhớ thôi.”
Trời đất ơi! Cái bộ kết tập kinh điển bộ chuyện dễ sao, mà khi cái người lãnh đạo kết tập kinh điển như ông Ca Diếp là một bậc A La Hán, bậc thượng thủ trí tuệ, đâu có lý nào mà để đọc nghe chơi rồi cái đi về. Làm sao nhớ hết được không?
Cái chuyện đó đặt bịa ra nói không có ghi chép. Cho nên sau này hai mươi lăm bộ phái không có cái bộ luật chính, cho nên vì vậy mà ai muốn đặt sao đó đặt, họ lấy lý do đó để mà họ…
Không ngờ là mấy cái ông này ổng đem ổng đốt cái bộ luật của ông Ca Diếp kết tập hồi ông Upali đọc đi, ổng đốt sạch đi, bây giờ ổng mới chế ra giới luật cho nên mới năm, bảy bộ luật.
Trời ơi! Đâu cũng có bộ luật, Tiểu Thừa cũng có bộ luật, Đại Thừa cũng năm, bảy bộ. Luật gì mà luật dữ vậy? Luật thì gồm có một bộ thôi chớ! Cái ông nào cũng có bộ hết à, bộ phái nào cũng có bộ luật hết à.
Hai mươi cái bộ phái thì chia làm hai mươi bộ luật. Mà bây giờ người ta rút lại còn có năm bộ luật à, chớ còn nếu mà để thì thôi bây giờ một đống luật của chúng ta cất tủ ngập hết á!
Đó là những cái sai của người ta. Người ta chạy theo cái dục lạc nơi đâu thì người ta chế theo cái giới luật đó để nó giảm bớt cái luật của Phật đi, để cho chúng ta sống theo thoải mái. Muốn hút thuốc thì nói Phật không có dạy hút thuốc, phải không? Muốn uống cà phê nói Phật không có dạy uống cà phê.
Bây giờ rượu - Phật hồi đó cấm uống rượu nếp rượu này kia chớ đâu có rượu lade. Còn bây giờ cứ cho uống rượu lade đã thôi đâu có sao! Cái chuyện đó đâu có phải là Phật cấm rượu lade đâu. Hồi đó đâu có rượu lade, còn bây giờ - hồi đó cao lắm là rượu nếp, rượu gạo thôi chớ đâu có rượu lade được!
Cho nên tất cả những cái này đều là những cái mà có thể cái miệng lưỡi của người ta vì ghiền cái đó rồi, bắt đầu lý luận phá giới luật.
Đó cho nên, mà nếu mà ông Ca Diếp ổng bảo rằng không có được thêm mà không được bớt, thì hồi đó ông nói không có được thêm thì tui đâu có thêm?
Vì Phật cấm uống rượu, bây giờ tui uống cà phê đâu có sao? Tui uống trà cũng đâu có sao, tui đâu có lỗi! Tui hút thuốc cũng đâu có sao, Phật cấm có uống rượu không, vậy thì bây giờ ai dám thêm chỗ này là cấm hút thuốc đâu!
Cho nên ông Ca Diếp nói họ bắt cái trớn ông Ca Diếp thì cái giới luật của Phật nó khô cằn rồi.
(16:25) Lúc bấy giờ tu sĩ mình nó ngồi nó nghiện, nó ngáp, nó hút á phiện nó gật gù, gật gù, thử hỏi còn cái dáng tướng của tu sĩ nữa không? Phải không? Các thầy phải hiểu chỗ đó không?
Đó, như vậy mà không linh động được cái pháp mà cấm họ thì như vậy bây giờ nhà cửa, trong cái thất của tu sĩ - hồi đó Phật đâu có cấm radio, tivi đồ này kia đâu, bởi vì có đâu mà cấm, chỉ cấm tui ca hát thôi! Bây giờ, máy nó hát chớ đâu phải có đào kép hát đâu, phải không?
Hồi đó đào kép hát Phật cấm không cho xem, còn bây giờ cái máy nó hát chớ đâu phải người hát, tui mặc tình tui nghe, có gì đâu! Họ lý luận cũng vẫn được chớ đâu có gì sai phải không, các con thấy không?
Cho nên giới luật của Phật rất linh động. Những cái lời ca tiếng hát nó làm chúng ta đắm nhiễm chớ đâu phải là cái con đào. Con đào là cái hình sắc nó cũng làm đắm nhiễm, nhưng mà nó đắm nhiễm trong cái lời ca của nó nữa.
Sắc nó cũng đắm nhiễm, âm thanh nó cũng đắm nhiễm, thì Phật thấy được, biết được cái điều này rồi, mà giới luật cấm ra là cấm ra để chúng ta đừng đắm nhiễm, đắm nhiễm sắc, đắm nhiễm âm thanh.
Rõ ràng là sáu cái sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp đó nó đối trị với năm (sáu) cái căn của chúng ta, mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của chúng ta.
Đó thì, tất cả những cái điều này mà học đến giới luật thiệt Thầy… Nhiều khi Thầy nói, dạy tới giới luật đó nhiều khi Thầy bực mình cái chỗ này: Mấy cái ông già xưa sao mà không có sáng suốt cái chỗ nào hết, mà để cho giới luật của Phật nó chết mòn, chết dần như thế này. Mấy ông già thiệt là tệ, bế tệ quá!
Mà sự thật ra Thầy nghĩ rằng ông Ca Diếp không bao giờ nói lời nói đó đâu. Ông là cái người mà gọi là đệ nhất đầu đà của đạo Phật mà không bao giờ nói cái lời nói đó đâu, mà chính mấy ông sau này đặt điều nói ông Ca Diếp nói chớ không phải đâu, để cho cái giới luật đó, đặng chi? Các con biết: Không có được thêm, nghĩa là Đức Phật cấm uống rượu chớ không có cấm hút thuốc, thì mấy ông thầy bây giờ hút thuốc tự do, phải không?
Đó là cái chỗ mấy ổng đặt cái câu nói của ông Ca Diếp nói vậy đó, là xác định ông Ca Diếp là người kết tập kinh điển giới luật đầu tiên, mà ông xác định như vậy không cho thêm mà cũng không cho bớt. Nghĩa là lỗi nhỏ nhặt không bớt, mà thêm nữa thì không được.
Thì cái thời đại của chúng ta nó thêm biết bao nhiêu là cái thứ dục lạc, phải không? Thế mà ông Phật thời đó không có thì bây giờ chúng ta làm sao? Mà không thêm thì như vậy là tu sĩ chúng ta nó trở thành ra tu sĩ nghiện hết rồi chớ đâu còn tu sĩ giải thoát, mà tu sĩ mê dục lạc hết rồi!
Đó, thì như vậy chúng ta mới thấy được cái chỗ giới luật chớ còn không khéo thì chúng ta không thấy đâu.
Cho nên ở đây nếu mà nhìn thấy cái Tăng đoàn mà nó không có cái giới luật như vậy, mà không có cái giới luật linh động như vậy thì cái Phật giáo nó sẽ sống ở trong cái sự đen tối của nó.
Đó thì, bây giờ đến đây chúng ta xin nghỉ vì sắp sửa ăn cơm, để không…
1.4- MUỐN HƯỚNG THƯỢNG PHẢI TRẢI QUA GIAN NAN THỬ THÁCH
(19:13) Tăng đoàn mà không có giới luật làm cương lĩnh thống nhiếp, giáo hóa thì tiền đồ của Phật giáo không những tan rã mà tu sĩ Phật giáo sống trong đen tối chẳng biết đường lối tu tập.
Cũng vì thế, khi Đức Phật sắp sửa nhập Niết Bàn, Ngài di chúc lại lời dạy cuối cùng: “Các thầy Tỳ Kheo nên lấy giới luật của ta mà làm thầy!”
Tục ngữ có câu: “Lời thẳng trái tai, thuốc đắng dã tật.” Phàm quy định một sự câu thúc nào, tuy khiến cho người ta dừng bước để đạt đến cảnh giới cao nhất, khiến cho mọi sự an ổn, yên vui, thích thú hơn, song sự hướng thượng nào cũng chưa chắc đã giúp cho mọi người tiến bước một cách dễ dàng.
Hẳn nhiên là có một cảnh giới tốt đẹp đang chờ đợi mọi người, nhưng trước khi đến đó, đầu tiên ta phải trả một giá rất đắt là sự gian nan, cay đắng.
Hãy xem người trượt tuyết: Từ trên cao trượt xuống thấp, mau chóng, dễ dàng, tuy có cái nguy hiểm mất mạng, mà ngay nơi đó rất là dễ chịu, dễ dàng. Còn hướng lên cao tuy có được cảnh giới an vui, xinh đẹp, hạnh phúc nhưng trước tiên phải chịu gian nan thử thách.
Vì thế hướng thượng ai cũng ước ao, ham muốn, nhưng mấy ai dễ đạt được mục đích?
Đó thì ở đây quý thầy thấy là cái giới luật của Phật là giúp cho chúng ta hướng thượng. Cho nên khi mà hướng thượng thì chúng ta phải có những cái gian nan, cái thử thách của nó.
Chớ còn nếu mà chúng ta đi xuống như theo ngoài đời, mà cuộc sống ở ngoài đời thì đó là một cái người ta đổ ở trên núi mà người ta đổ cái dốc người ta xuống đó, nó dễ dàng lắm. Chạy theo dục lạc thì đâu có gì khó. Nhưng mà chúng ta đi ngược trở lên, thì do đó chúng ta mới thấy cái khó khăn của nó.
(21:22) Như ở ngoài đời người ta ăn ba bữa, còn mình thì ăn một bữa, thì đó là họ chạy xuống còn chúng ta đi lên đó. Ở ngoài đời thì người ta vui cái này, vui cái kia, còn mình thì khép chặt ở trong sống trầm lặng, cho nên tất cả những cái đó là cái trái ngược. Nhưng khi mà chúng ta đạt được cái cao tuyệt hạnh phúc, thì nó ở cái độ cao chớ không phải ở độ đi xuống.
Đó thì, những cái gian nan đó thì như vậy nó mới có cái giới luật của Phật, nó mới có cái giới bổn, cái giới luật của Phật mà để khép chặt chúng ta trong cái khuôn khổ, để đưa chúng ta đi đến cái mục đích cao hơn, hạnh phúc hơn, an vui hơn.
Còn nếu mà không có cái giới luật của Phật thì chúng ta sẽ tuột xuống chớ không bao giờ mà đi lên được. Bằng chứng như bây giờ chúng ta đã thấy rõ: Người tu sĩ Phật giáo là đang trượt xuống chớ không phải đi lên!
Đó thì, muốn mà đi lên thì chúng ta phải khép chặt mình ở trong những cái giới luật, cái giới bổn của Phật.
Sau ngày Phật diệt độ, trong chúng Tỳ Kheo có một vị Tỳ Kheo tên là Bạt Nan Đà cảm thấy vô cùng thích thú khi hay tin Phật diệt độ.
Ông ta nói với mọi người: “Lão già ấy chết đi là tốt! Lúc còn sống chế điều này là phải làm, điều kia là không nên làm, nhất là hay nói về ăn, về ngủ, về độc cư, sống phải trầm lặng. Sống theo lão buồn chán và tẻ nhạt, chẳng có gì là thích thú của đời tu hành. Lão ấy chết rồi chúng ta được tự do!”
Đó là trong cái thời Đức Phật mà khi nghe Đức Phật nhập diệt thì có một vị Tỳ Kheo đó tên là Bạt Nan Đà, ông ta nói ra những cái lời nói đó, thì đủ biết trong cái thời Đức Phật người ta cũng không thích thú gì cái lối giới luật của Phật, cái lối pháp tu của Phật đâu.
Người ta cũng có người như vậy chớ không phải là không. Nhưng có người mà người ta hướng thượng, người ta chịu khó gian nan, vất vả, người ta đi lên được, người ta thấy được cái hạnh phúc thật sự của của cái giới luật của Phật như vậy.
Lời nói này được truyền đến tai tôn giả Ca Diếp. Ngài cảm thấy rất đau buồn cho đạo Phật ngày mai: “Nếu quả như vậy, tinh thần và công đức cứu thế của Phật giáo, nhân vì Đức Phật nhập diệt mà cũng theo đó kết thúc sao?”
Đó là cái ông Ca Diếp, ổng mới nghe cái lời nói đó thì ổng nghĩ rằng cái thời đại về sau, về tương lai, thì không lý nào mà Phật giáo lại kết thúc ở tại chỗ đó!
Nhưng sự thật chúng ta nhìn Phật giáo hiện giờ mà phải thấy rằng cái đà mà xuống dốc của nó, thì chúng ta thấy nó chẳng đi về đâu cả. Cho nên Phật giáo còn là cái hình thức còn, chớ còn cái nội dung về tinh thần giải thoát của Đạo Phật thì nó không còn có nữa.
Cho nên lời ông Ca Diếp nói chỗ này là một cái nghi vấn, nhưng mà nó là cái sự thật cho về sau của chúng ta, của những người bất hạnh mà không có được gặp Đức Phật hiện tiền trong cái thời Đức Phật.
Chúng ta không có gặp Phật mà chỉ gặp pháp, gặp giới luật của Phật, và cái đà đi xuống của dạo Phật làm chúng ta mất đường, mất lối, chúng ta không biết đâu mà đi lên để chúng ta hướng thượng, để chúng ta tìm lấy sự giải thoát chân thật của nó, để thoát ra sự cảnh khổ của cuộc đời mà mỗi con người đều đang khổ như nhau, không ai khác nhau.
2- TÌNH HÌNH GIỚI LUẬT VÀ GIÁO PHÁP SAU KHI PHẬT NHẬP DIỆT
2.1- KINH LUẬT ĐÃ ĐƯỢC KẾT TẬP NGAY SAU KHI PHẬT NHẬP DIỆT
(24:52) Nhớ lại lời dạy sau cùng của Đức Phật: “Này các thầy Tỳ Kheo, sau khi ta diệt độ các thầy phải nên tôn trọng và cung kính giới bổn Patimokkha như là một vị thầy của các ông. Giới luật là ánh sáng giúp cho các ông đi trong đêm tối. Giới luật là tài sản, của báu mà các ông là những người nghèo khổ được nó. Giới luật còn là đạo ta còn, giới luật mất là đạo ta mất. Các ông hãy cố gắng giữ gìn.”
Nhân đó Tôn giả Ca Diếp quyết tâm triệu tập các vị đại đệ tử đương thời kết tập luật tạng.
Đó thì, nhân cái chỗ mà qua cái lời di chúc của Đức Phật như vậy: Đạo Phật còn - giới luật còn là đạo Phật còn, mà giới luật mất là đạo Phật mất đó, thì do cái lời di chúc đó mà ông Ca Diếp ổng phải nỗ lực, ngay cái đám tang của Đức Phật xong đó thì Ngài triệu tập.
Vì lúc bấy giờ các đại đệ tử của Phật đều về trong cái đám tang đó đủ mặt, chớ không có thiếu ai hết. Cho nên nhân cái cơ hội đó thì ngay liền thì ông Ca Diếp triệu tập cái cuộc họp để mà tập kết kinh luật tạng chớ không để mà chờ cái cơ hội nào khác nữa.
Đó là cái dịp may, nhân cái đám tang đó mà làm cái việc kết tập kinh tạng, rất dễ không khỏi phải đi từ cái xứ này đến xứ khác mà mời các bậc, các vị đại đệ tử của Phật.
Vì lúc bấy giờ thì các vị đại đệ tử của Phật thường là đi du hóa, đi dạy đạo ở các nơi xa xôi, cho nên nhân cái dịp mà Đức Phật nhập diệt đó thì họ về cái đám tang đó, cho nên Ngài Ca Diếp lợi dụng chỗ đó dễ dàng để gặp từng người, nói với họ là chúng ta sẽ ở lại mà để kết tập xong cái giáo lý, cái giới luật của Phật xong rồi chúng ta sẽ trở về cái địa phương của chúng ta để giáo hóa chúng sanh.
Thì lúc bấy giờ các Ngài đều thấy cái mạng mạch của Phật pháp còn hay là mất là vô cái chỗ mà kinh tạng và cái kinh giới này mà còn thì mạng mạch của Phật pháp mới còn. Chứ Đức Phật đã mất rồi, mà lời di chúc của Đức Phật nói hẳn hòi rõ ràng là: Giới luật là thầy của các vị Tỳ Kheo sau này, mà không kết tập thì lấy cái gì mà làm thầy được?
Chớ đâu phải chỉ ông Ca Diếp hay hoặc là ông nào đó làm thầy thì thôi cái ông đó ổng khỏi cần kết tập chi kinh sách! Còn đằng này Đức Phật lại chỉ là cái giới luật, thì thử hỏi chúng ta làm sao?
(27:20) Các bậc Tỳ Kheo ở trong các bậc Thánh Tăng trong lúc đó, bấy giờ Đức Phật đã chỉ định cho một cái người mà thừa kế cái đạo Phật như vậy thì nó là một cái giới bổn rồi, nó là một cái giới rồi, nó không thể nào mà không viết thành văn bản được.
Cho nên buộc lòng thì các Ngài cũng phải tập trung nhau lại mà để kết hợp thành một cái văn bản thật sự của đạo Phật, để đó là làm cái khuôn vàng, thước ngọc cho các vị Tỳ Kheo nương theo đó mà thực hiện con đường tu hành giải thoát.
Đó thì, hôm nay chúng ta xét như vậy thì chúng ta thấy cái chỗ mà kết tập của ông Ca Diếp lần đầu tiên nó không phải là cái sự cạn cợt đâu, mà là cái sự tích cực hết sức để duy trì mạng mạch của Phật giáo về sau chớ không phải là cái chuyện làm tầm thường đâu.
Lời di chúc của Phật ngay đó là - trước đó vài giờ là Phật chưa thị tịch, thì Ngài đã nhắc đi, nhắc lại cái lời này, mà sau đó thì Ngài thị tịch rồi, thì cái lời đó nó còn một bên với các vị Đại Thánh Tăng đó chớ phải là Ngài nhắc một tháng, hai tháng thì nói các ngài quên.
Còn đằng này vừa xong ở - trong khi vừa sống đó, vừa nhắc cái lời cuối cùng đó thì Ngài là thị tịch, thì lúc bấy giờ đó thì các ngài phải nhớ mãi rằng: Phật pháp còn là giới luật còn, mà Phật pháp mất là giới luật mất.
Đó thì, như vậy là chúng ta thấy cái lời của Phật nói ở đây nhắc nhủ các đệ tử của mình: “Giới luật còn là đạo Ta còn, giới luật mất là đạo Ta mất!”
Cái câu nói này nó tha thiết đến - Thầy nói không có thể lường được cái chỗ đó. Mà một người tu sĩ Đạo Phật mà đọc đến câu này mà chúng ta phạm giới, thì chúng ta không thấy làm sao mà chúng ta không đau khổ! Nếu chúng ta phạm giới tức là chúng ta đã làm mất Phật pháp rồi, chúng ta đã hủy hoại Phật pháp rồi.
Cái lời nói này nó làm cho mỗi vị tu sĩ của Đạo Phật - nó thâm tâm nó sâu sắc đến cái mức độ nào, không ngờ mà người ta sao lại không có một cái tâm trạng đau đớn như vậy! Ngày ăn ba bữa mà họ nỡ tâm mà ăn được, Thầy không hiểu sao!
Họ sung sướng ở trong những ngôi chùa cao, tháp lớn, mà họ sung sướng, họ đầy dẫy những vật dụng ở trong phòng ốc của họ mà họ sung sướng được.
Mà cái lời nói của Phật: “Giới luật còn là đạo Ta còn, giới luật mất là đạo Ta mất!” Nếu chúng ta chẳng phải là đệ tử của Phật, chẳng phải là đệ tử xuất gia của Phật thì chúng ta làm gì cũng được, mà chúng ta là đệ tử xuất gia của Phật, là một vị Tỳ Kheo, mà tại sao chúng ta nỡ tâm trước cái lời di chúc tha thiết đến mức độ này mà chúng ta nỡ phá giới luật của Phật?
Thầy không hiểu làm sao mà các bậc tôn túc, các vị lớn của chúng ta đã từng là dịch ra những kinh sách luật, đã nói đến những điều, nhất là trong giới bổn.
Bởi vậy Thầy thấy là một cái - khi mà đọc đến đây, nhiều khi đọc qua cái lời di chúc của Phật, nói đến cái lời mà Thầy phải thấy cái bổn phận và trách nhiệm của một vị tu sĩ, Thầy phải rưng rưng nước mắt.
(30:19) Thầy nghĩ rằng: Một người tu sĩ là có bổn phận, trách nhiệm phải giữ gìn cái mạng mạch của Phật pháp. Mà giữ gìn nó bằng gì đây? Bằng cái lời nói: “Giới luật còn là đạo Ta còn, giới luật mất là đạo Ta mất!”
Lời nói của ông cha lành, ngàn xưa còn văng vẳng mãi bên tai chúng ta, mà thế nào người ta sung sướng được, thế nào mà người ta chạy theo dục lạc được để cho đạo Phật mất?
Đó là những điều mà cái người đệ tử của Phật phải từng tâm niệm thâm sâu, nỗi khắc khoải trong lòng của mình, nhìn thấy Phật giáo đi xuống mà đau lòng đứt ruột.
Đó là lần kết tập an cư thứ nhất sau khi Đức Phật nhập diệt, đó cũng là lần kết tập kinh luật thứ nhất tại hang Thất Diệp với sự tham gia của năm trăm vị Đại A La Hán.
Ngay sau khi tôn giả A Nan tụng xong kinh tạng, kế tôn giả Ưu Ba Ly tụng luật tạng. Đại chúng tham dự buổi kết tập này ấn chứng và thông qua, không có điều chi thêm hoặc bớt. Do thế tạng kinh và tạng luật đầu tiên được tuyên bố là hoàn thành.
Theo một giả thuyết người ta cho sự kết tập của thời ấy không có ghi chép lại thành văn tự chỉ là thống nhất do miệng tụng, tâm ghi nhớ mà thôi.
Riêng phần về ý kiến của tôi…
Ý kiến của Thầy đó.
… thì tôi không hiểu đơn giản như vậy được. Khi kết tập là phải có viết thành văn tự, không thể kết tập mà chỉ đọc suông để ghi nhớ.
Vả lại lúc bấy giờ kết tập kinh luật là một điều quan trọng của Phật giáo, không thể các Ngài sơ sót như vậy được. Các Ngài bấy giờ là những bậc Thánh Tăng, đại đệ tử của Đức Phật, làm việc này với Thánh Trí để duy trì kinh luật của Phật giáo. Cho nên Phật nhập diệt xong, khi chúng tăng còn đông đủ, lợi dụng đều có mặt của các bậc Thánh Tăng, Ngài Ca Diếp mời chư tăng ở lại kết tập đều là những tay thượng thủ của Phật giáo lúc bấy giờ.
Chớ không như ý kiến của Thánh Nghiêm…
Thánh Nghiêm là cái người mà viết cái bộ luật đó.
… ý kiến phỏng đoán:
Nghĩa là ông phỏng đoán, ông cho rằng không có viết thành văn bản đó.
Sau ngày Phật diệt độ có một số các Trưởng lão Tỳ Kheo không nhận lời mời của ngài Ma Ha Ca Diếp tham gia hội kết tập lần thứ nhất.
Đó là cái ông Thánh Nghiêm, ổng phỏng chừng là sau cái ngày mà Phật nhập Niết Bàn thì không có một số Trưởng lão khi mà ông Ca Diếp mời, thì cái số Trưởng lão đó không có nhận cái lời mời tham gia kết tập kinh sách.
Thì cái điều đó là cái điều sai, khi mà còn các bậc đệ tử - đại Thánh Tăng đệ tử, mà trong khi Đức Phật mà tịch thì chắc chắn là các Ngài phải về hết.
Theo Thầy thiết nghĩ mà không có người nào có thể bỏ cái chuyện cái đám tang của một vị đạo sư của mình hết, họ phải về hết. Và lợi dụng cái chỗ đó ông Ca Diếp khỏi cần đi xứ này, xứ kia để gọi các Ngài về, cho nên rất là tiện lợi, vì vậy ngay đó là kết tập liền.
Còn ở đây là phỏng chừng, phỏng đoán, và đồng thời ông Thánh Nghiêm ổng còn phỏng đoán là cái kiểu mà không viết thành văn tự nữa.
(33:43) Đó là cái sự phỏng đoán theo cái sự nghiên cứu giới luật mà thấy nó lộn xộn, nó lu bù, ông nghĩ rằng như vậy là có lẽ là tại không có cái bộ giới luật chính, cho nên các Ngài muốn thêm thắt như thế nào là tự ý thêm thắt. Do đó mà cái sự suy tư, cái kiến giải, cái tưởng giải của Thánh Nghiêm thì nó lệch lạc, nó không đúng.
Bởi vì các bậc Thánh Tăng người ta nghĩ rằng: Làm một việc gì người ta cũng phải có ý tứ chớ! Bây giờ nói rồi tới chừng đó rồi bây giờ nó không thành văn bản rồi lấy cái gì mà làm thầy của chúng tăng đây? Rồi nay ông này nói vầy, mai ông khác nói làm sao?
Phải lấy nó làm thành văn bản, bởi vì bây giờ chúng ta làm một cái điều gì đó nó phải có văn bản, nó có chứng cớ thì nhà nước người ta mới xử được, còn mình nói khơi khơi làm sao người ta xử được?
Cho nên mình muốn thưa kiện ai cũng phải văn bản, chớ mình lại mình nói: “Tui vậy vậy, tui đúng vậy” người kia cũng nói vậy, ông nội ai biết ai đúng, ai sai? Phải thành văn bản người ta xem đó.
Thì giới luật là thầy của mình nó phải thành văn bản, thì kinh giới nó cũng vậy, mà giới bổn nó cũng phải vậy. Cho nên không lý một cái người Thánh Tăng, trong những vị Thánh Tăng như vậy mà không hiểu cái điều đó sao?
Phải chi trong cái thời đó nó không có chữ viết thì thôi, đằng này chữ viết người ta có ba bộ kinh Vệ Đà hẳn hòi, thì lý đâu mà các thầy, các vị Thánh Tăng đó lại không biết chữ viết, cho nên chỉ ngồi nghe chơi không à! Thì như vậy làm sao mà cho nó có cái tập hợp cái - bởi vì giới luật là cái làm cho hòa hợp chúng tăng mà, nó là thiện pháp nữa mà, cho nên phải có một cái sự văn bản rõ ràng.
Mà nói về cái sự - vấn đề nghi vấn rằng khi Phật nhập diệt thì có một số Trưởng lão Tỳ Kheo không có nhận lời mời, điều đó điều sai! Cái trách nhiệm của quý vị hết mà.
Dù bây giờ người nhỏ, người lớn đi nữa, trừ ra có những người mà còn giữ lại ở địa điểm của mình nơi xa xôi đó, thì những người đó về không được thôi, chớ toàn bộ mà nếu mà có mặt ở đó thì người ta tham dự hết.
Nhưng mà rất đông, vì vậy mà người ta chọn lấy năm trăm vị thượng thủ, tức là năm trăm vị A La Hán mà kết tập chớ còn cái số Tỳ Kheo mà chưa chứng A La Hán thì hàng vạn mà về cái đám ma đó chớ đâu phải ít!
Thôi bây giờ Thầy đặt vấn đề như Hòa Thượng Thanh Từ tịch đi, có phải hàng vạn đệ tử về không? Chớ đâu phải là ít! Còn Đức Phật ngày xưa có bao nhiêu nữa? Đâu có chuyện đó mà nói cái chuyện dễ dàng như vậy, nói cái chuyện mà tưởng như vậy được.
Cho nên những cái người mà nghiên cứu về giới luật của Phật mà thấy nó khó khăn rồi chỉ tưởng ra thế này, tưởng ra thế kia, làm cho lệch lạc cái lịch sử trong cái thời của các đệ tử của Phật cũng như trong cái thời của Phật.
(36:11) Chỗ này chúng ta phải hiểu: Nếu là những bậc Thánh Tăng thì kỳ kết tập kinh luật lần thứ nhất thì các vị đều phải thấy bổn phận của mình đối với Phật giáo còn hay mất là ở chỗ kết tập kinh sách này. Cho nên không thể nào từ chối lần kết tập này được!
Nghĩa là dù bây giờ dù ông Ca Diếp có đi mời ở xứ này, xứ kia thì các Ngài cũng không có quyền mà từ chối nữa, cái bổn phận của các Ngài mà khi được Phật dạy như thế nào thì các Ngài về nghe: “Cái đó bây giờ ông A Nan ổng đọc, ổng nói cái đó, cái bài kinh đó, tui nghe hồi đó Phật dạy vậy là khác, ông phải sửa lại, ông cái này ông không hiểu, tôi hiểu cho nên tui chứng quả A La Hán như vậy đó!”
Thì các Ngài phải có bổn phận phải về để mà chỉnh đốn lại cái giáo lý của Đức Phật chớ, giới luật của Đức Phật chớ, đằng này nó còn từ chối nữa!
Thì như vậy cái vị đại đệ tử của Phật trong thời đó mà từ chối như vậy là đại đệ tử đó có trách nhiệm với đạo Phật không? Không có trách nhiệm! Coi như là đạo Phật ngoài cái vấn đề đó, thì đây là ngoại đạo chớ đâu phải là đệ tử của Phật, cho nên phải thấy cái bổn phận trách nhiệm của mình, mạng mạch của Phật pháp còn hay không.
Một đấng giáo chủ như Đức Phật đã đưa ra một cái tôn giáo như vậy là các vị đệ tử phải có sự hợp tác với nhau để mà trùng tu, để mà làm cho nó trường tồn mãi mãi với cái thế gian chớ!
Các thầy có nghe thấy khi mà đức Chúa không, khi mà ngài tịch rồi thì các thánh đồ của ngài luôn luôn lo lúc nào cũng kết tập lại những cái gì mà của Chúa để làm cho cái đạo nó luôn luôn nó sống mãi với con người. Thì các đệ tử Thánh Tăng của chúng ta cũng vậy chớ đâu phải là những người thiếu trách nhiệm.
Cho nên ở đây nói mời mà không đến, từ chối, thì cái chuyện đó là cái chuyện bịa đặt chớ còn Thầy nghĩ rằng người tu hành - bây giờ Thầy nói bây giờ nè, nếu một người nào mà kết tập kinh sách đúng, mà ở chỗ nào đúng, nói đúng giới luật của Phật, mà mời Thầy, Thầy đi ngay liền không từ chối.
Mặc dù trong lúc bấy giờ Thầy ẩn bóng nữa, Thầy thấy trách nhiệm Thầy phải đem hết cái khả năng của mình ra giúp cái người đó để làm thành phận sự của họ đối với Phật pháp để trường tồn, chớ chưa nói đâu.
Thầy không lộ hình ra là vì danh vì lợi, nhưng mà khi mà làm cái chuyện lợi ích cho Phật pháp Thầy lộ hình ra tức khắc làm cái chuyện lợi ích chớ đâu phải là Thầy ẩn bóng!
Thầy nói thật sự cho quý thầy thấy rằng trong vấn đề trách nhiệm, bổn phận của người tu sĩ phải thấy mạng mạch của Phật pháp, sống còn là do nơi mình, mình làm sao cho nó sống còn, chớ đâu phải mình làm cho nó chết?
Đó là cái mà chúng ta học để chúng ta hiểu, trong cái vấn đề giới luật hôm nay mà Thầy dạy ra, để chúng ta biết giới luật nào mà là thầy của chúng ta. Tới đây Thầy sẽ phân tích cho quý thầy thấy cái giới luật nào là thầy của chúng ta mà Đức Phật đã di chúc.
Vì nó phải được trung thực với lời dạy của Đức Phật, của Đức Bổn Sư, không thể thiếu vắng một vị nào, ngoại trừ những vị ấy đã nhập diệt cũng như những đệ tử của các Trưởng lão thì không tham dự có thể được.
Nghĩa là các đệ tử của các bậc Thánh Tăng thì họ không tham dự thì có thể được, chớ họ chưa chứng quả A La Hán thì có thể được, và họ chưa có trực tiếp nghe lời của Đức Phật dạy thì được. Chứ còn những cái bậc mà đã trực tiếp nghe lời Phật dạy cho mình tu hành chứng quả A La Hán thì chắc chắn là bổn phận của mình phải tham dự chớ không có thể!
Dù ở xa bao nhiêu, dù cái sự việc của mình đang phải làm công việc gì lớn lao gì cũng phải là thấy cái vấn đề đó nó không lớn lao nữa, mà chỉ có vấn đề kết tập kinh và luật của Phật là cái vấn đề quan trọng nhất, thì các Ngài phải có bổn phận, phải trở về để mà góp những cái ý kiến, những cái điều mà mình đã thực hiện được ở trong cái đời sống giải thoát của chính mình. Thì đó là bổn phận của các Ngài, các Ngài phải thấy chớ còn các Ngài không có từ chối được.
Vì các vị còn đang tu học theo với thầy của mình, chưa bao giờ được trực tiếp với Phật, vả lại có gặp cũng rất ít khi.
2.2- GIỚI LUẬT KHÔNG NGHIÊM NÊN PHÁP TU KHÔNG CÒN TÁC DỤNG
(39:57) Sau một trăm năm Phật nhập diệt, các đệ tử lớn của Đức Phật đều lần lượt nhập diệt hết.
Nghĩa là một trăm năm sau đó, các đệ tử của Phật như ông A Nan người này, người kia lần lượt họ nhập diệt hết. Bởi vì Phật nhập diệt rồi sau một trăm năm thì các đệ tử đều nhập diệt.
Khi Đức Phật còn tại thế thì giới luật rất nghiêm chỉnh, chúng Tỳ Kheo không dám vi phạm. Khi Đức Phật nhập diệt và các đệ tử của Đức Phật cũng lần lượt nhập diệt theo, giới luật không còn ai chăm sóc kỹ lưỡng, nên lần lần quý thầy dễ duôi đối với giới luật, nên lần lần các Ngài tự thay đổi giới luật theo cuộc sống tu hành của chính môi trường, các hoàn cảnh. Do thế tu sĩ giới luật không còn nghiêm chỉnh nữa.
Khi giới luật mà có sự thay đổi không còn nghiêm trì nữa thì Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo để tu hành của Đạo Phật cũng không có hiệu quả.
Tớ cái giai đoạn cái giáo án mà giai đoạn thứ ba, tức là cái giới hành đó, dạy về giới hành, ở đây là Thầy nói về giới bổn, giới hạnh đó, còn mà cái về giới hành, tức là Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo mà Thầy dạy tới cái giai đoạn giáo án thứ ba, là dạy Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo đó, đó là gọi là giới hành.
Bởi vì giới luật thì phải có giới hành, nó không phải pháp luật, vì pháp luật nó không có cái hành mà cái bắt buộc! Quý thầy phải hiểu. Còn giáo pháp của Đức Phật, giới luật là một cái pháp môn tu, cho nên nó phải có một cái hành để mà tu. Vì vậy mà Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo đó là giới hành chớ không phải là cái gì khác hơn hết.
Phải hiểu như vậy chúng ta mới hiểu được giới luật của Phật là một pháp môn để đưa chúng ta đi đến cái chỗ giải thoát chớ không phải là trói buộc chúng ta để làm chúng ta khổ sở. Đó.
Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo để tu hành của đạo Phật…
Nếu mà giới luật mà không nghiêm trì rồi, thì Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo mà để tu hành thì nó không còn hiệu quả nữa. Nó không còn hiệu quả nữa bởi vì giới luật mình phá rồi thì Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo này chỉ là nói suông chơi chớ còn không có thực hành được nữa.
Mà giới luật chúng ta nghiêm chỉnh thì Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo này là cái giới hành để chúng ta thực hiện những cái giới luật nó nghiêm chỉnh và nó giải thoát.
Từng cái giới luật mà chúng ta áp dụng trong Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo này bằng cách là trau dồi, rèn luyện, bằng cách tu tập ở trong Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo này, làm cho chúng ta đạt từng giới một, mà mỗi giới mà chúng ta đạt được là có sự giải thoát trong tâm hồn của chúng ta thực tiễn.
Đó là cái chỗ tu hành của chúng ta là như vậy.
2.3- SỰ THAY ĐỔI PHÁP MÔN TU TẬP DẪN ĐẾN SỰ PHÂN CHIA BỘ PHÁI
(42:33) Cho nên nói giới luật tức là nói giáo pháp của Đức Phật. Tại sao ? Vì Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo chỉ giúp cho người tu tập có hiệu quả là phải trì giới luật nghiêm chỉnh.
Nói cách khác là Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo của đạo Phật nhằm phát triển thiện pháp, chấm dứt các ác pháp…
Đó thì các thầy cứ thấy Phật bảo là mình tu trên thân quán ngoại thân để khắc phục tham ưu là ác pháp. Đó thì, rõ ràng là, như Tứ Niệm Xứ đó Phật dạy đó, mình trên thân quán thân rồi để cho mình khắc phục những tham ưu ở trong đời, ở trong tâm của mình, đó là ác pháp chớ gì.
Đó, thì chúng ta thấy đó là cái giới hành, cái giới hành của Phật pháp ở trong cái giới luật.
… chấm dứt các ác pháp, nên người nghiêm trì giới luật thì Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo là pháp tối thượng. Còn những người phạm giới, phá giới thì Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo chỉ là pháp môn Tiểu Thừa.
Nghĩa là họ xem như là Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo nó nằm ở trong cái pháp môn gọi là Tiểu Thừa. Cho nên nó đâu có làm cái gì được đâu, họ phá giới thì tức là nó phải trở thành Tiểu Thừa rồi chớ làm sao mà gọi là giải thoát được mình gọi là Đại Thừa được!
Do thế, khi mà tu sĩ không nghiêm trì giới luật thì tất cả pháp môn cũng có đều sự thay đổi.
Nghĩa là không nghiêm trì giới luật thì pháp môn tu hành nó thay đổi. Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo tuy rằng nói vậy chớ nó có sự thay đổi, nó không có đúng như cái điều kiện.
Bởi vì thí dụ như nó thay đổi như thế nào? Phật dạy Như Lý Tác Ý, thì họ không biết cái gì hết thì đó là sự thay đổi của họ rồi, họ đâu có biết đó là cái pháp hành của họ, cho nên họ chẳng biết làm cái gì hết.
… cho nên gọi là Phật giáo phát triển.
Khi mà Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo nó thuộc về Tiểu Thừa rồi, thì bắt đầu họ không còn biết cái lối nào họ tu. Như cái lời Phật dạy như tùy pháp, quán pháp, hay hoặc là ức chế pháp hay hoặc là tịnh chỉ pháp, đều họ ngơ ngẩn họ không biết nữa.
Nói về Bốn Thiền họ chỉ nói “Ly dục ly bất thiện pháp nhập Sơ Thiền”, họ nói vậy chớ họ không biết ly dục cách nào nữa hết, họ không biết cách thức nào.
Bởi vì ly dục là giới luật rồi, mà giới luật là phải dùng những cái pháp hành nào để mà chúng ta mới thực hiện được cái giới luật, cho nên Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo nó thuộc về Tiểu Thừa. Vì vậy mà bây giờ họ không còn pháp mà tu, cho nên họ phải phát triển để phá giới luật, nghĩa là Phật Giáo càng phát triển bao nhiêu thì lại phá giới luật bấy nhiêu.
(45:05) Rồi họ phát triển pháp môn tu tập, không còn tu tập theo các pháp của Phật như trong kinh Nguyên Thủy đã dạy.
Nghĩa là bây giờ họ tu tập theo cái kiểu mới chớ không là phải theo cái kiểu cũ, như bây giờ họ ngồi họ lại giữ tâm họ bằng cách này bằng cách khác, hay hoặc là họ niệm kinh, hoặc là họ niệm Phật để cho tâm được nhất tâm, hay hoặc là họ giữ tâm mình bằng cách này bằng cách khác để cho nó không có vọng tưởng.
Tất cả những cái điều kiện như trong kinh Kim Cang dạy: “Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm”, họ giữ cái tâm mình đừng cho trụ chỗ nào để cái cái Phật Tánh kia sinh ra, thì đó là những cái họ phát triển mới.
Còn đạo Phật chúng ta muốn giữ cho cái tâm nó được thanh tịnh, được giải thoát, thì nó phải ly dục, ly bất thiện pháp. Nó khác xa, hai cái pháp đều tu khác xa không giống nhau. Cho nên họ phát triển họ đi dần dần đến cái chỗ xa lạ với Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo của Phật.
Vì không có bậc tu chứng nên chư tăng dựa vào kinh sách Nguyên Thủy rồi lý giải theo kiến thức của mình, từ kiến giải riêng tư của mình nên bất đồng mọi ý kiến. kiến giải của người khác.
Nghĩa là cũng dựa vào kinh sách Nguyên Thủy chớ họ không có đi xa, họ lấy kinh sách Nguyên Thủy rồi họ nghiên cứu. Vì họ không có tu chứng cho nên cái kinh nghiệm tu chứng họ không có, cho nên cái trụ cốt, cái cốt lõi nó không có, cho nên từ đó cái tư tưởng của họ nó xiên bên đây, nó xiên bên kia.
Mà họ nghiên cứu cuốn kinh Nguyên Thủy, tạng kinh Nguyên Thủy thì họ lại kiến giải thế này rồi kiến giải thế khác. Người thì kiến giải cái này, người thì kiến giải cái khác nó không có đồng với nhau một cái pháp hành, cho nên do đó mà họ kiến giải ra rồi họ không đồng nhau, cho nên họ chấp cái kiến của họ, họ bị kiến chấp đó đi, rồi họ mới có sự tranh chấp với nhau, họ nói rằng người này thấp, người kia cao, họ nói đủ thứ.
Cho nên vì vậy mà cái loại kinh phát triển nó làm cho… Đó là cái kiến chấp của những người mà tu không chứng.
Từ những kiến giải bất đồng và phi Phạm hạnh nên đưa đến kết quả phân chia bộ phái. Đó là sự việc xảy ra từ một trăm năm đến ba trăm năm sau khi Phật diệt độ.
Khi Phật diệt độ một trăm năm sau, có cuộc kết tập lần thứ hai tại Vesali, cuộc kết tập này không có nghĩa là kết tập kinh luật mà chỉ là giải quyết sự phân chia của các bộ phái. Kết quả kỳ này chỉ là thành lập giới luật của các bộ phái riêng tư.
Đó, phải nhớ là cái sự kết tập lần thứ hai này, ở tại Vesali, thì lần kết tập này là giải quyết cái sự bất đồng của chư tăng, do mọi người mỗi ý kiến riêng tư ở trong cái giáo lý Nguyên Thủy đó mà thành lập những cái bộ phái, do đó nó có hai mươi cái bộ luật. Hai mươi cái bộ luật chớ không phải là như chúng ta thấy nó còn - bây giờ là chúng ta còn thấy sáu bộ đó. Chớ lúc bấy giờ nó hai mươi bộ phái là nó phải có hai mươi cái bộ luật.
Bởi vì một tập thể nào nó cũng phải có nội quy, có kỷ luật của nó, nó mới giữ được cái tập thể đó, nó mới được yên ổn của nó, còn nếu không có thì lấy cái gì mà làm cái chuẩn cho họ sống chung với nhau được, cho nên nó phải có, phải đặt thành vấn đề là phải có hai mươi cái bộ luật.
(48:33) Một lần nữa chúng tăng lại cách xa giới luật của Phật. Thêm bớt và sửa lại rất nhiều, và người ta đã dẹp mất cái bộ luật mặt thực của giới luật kết tập lần đầu tiên.
Bởi vì bây giờ họ kiến chấp như vậy đó, họ làm sao họ để cái bộ luật đầu tiên đó được, buộc lòng họ phải đốt đi, hoặc là họ phải xé bỏ đi.
Mỗi bộ phái có giới luật riêng để lưu truyền trong bộ phái của mình. Thượng Tọa Bộ chiếm đa số luật tạng, còn Đại Chúng Bộ chỉ có một bộ luật mà thôi.
Ở đây thì theo như ở trong kinh sách thì nói là cái bộ phái Thượng Tọa Bộ thì nó lưu truyền - trong cái bộ phái mình thì nó chiếm đa số về luật tạng, nghĩa là nó còn giữ một cái số nguyên gốc của nó chớ còn nó cũng có sự thay đổi rất nhiều trong đó.
Còn Đại Chúng Bộ thì chỉ có một bộ luật mà thôi. Nghĩa là trong Đại Chúng Bộ thì nó chia ra làm nhiều bộ phái lắm, nhưng mà nói nó chỉ có một bộ luật mà thôi thì hầu hết là cái bộ luật của nó, nó đều giống nhau là cái bộ luật phá giới, chớ không phải là cái bộ luật không phá giới. Cho nên nó gần giống nhau.
Chia làm hai mươi bộ luật, nhưng mà hai mươi bộ luật đó thì có bên Thượng Tọa Bộ thì nó còn giữ được cái giới luật chiếm đa số cái luật tạng của Phật, còn có cái gốc chút.
Còn cái phần mà của Đại Chúng Bộ thì nó phát triển theo cái kinh điển phát triển, thì cái giới luật đó nó phá sạch, cho nên nó mới đẻ ra cái giới luật Bồ Tát giới đó, thì nó phá sạch cái giới luật của nguyên gốc đi, cho nên nó đặt thêm thứ này thứ kia để nó phá giới ở trong cái giới luật của Phật.
Do vì vậy đó mà gần như là cái Đại Chúng Bộ nó chỉ có một cái bộ luật chung là cái bộ luật phá giới mà thôi.
3- CHỈ GIỚI LUẬT CÓ ĐỦ OAI LỰC LÀM THẦY THAY ĐỨC PHẬT
(50:17) Giáo pháp của Đức Phật là Tam Vô Lậu Học Giới - Định - Tuệ, là cơ sở, là trung tâm thiện pháp của sự phát triển tu tập. Đó cũng là một giáo án ngắn gọn nhất và cô đọng nhất.
Ngay từ thời Đức Phật còn tại thế, các vị đại đệ tử của người đều lấy Tam Vô Lậu học làm cơ sở giới luật của mình tu tập. Nếu chẳng trì giới luật thì sự tiến tới con đường giải thoát trở thành vô vọng. Vì thế tất cả đệ tử của Đức Phật đều là những bậc trì giới nghiêm chỉnh, và người nghiêm chỉnh trong giới luật là ông Ưu Ba Ly.
Chúng ta thử kiểm thảo lại xem: Giới luật dù là căn bản của Phật pháp, tại sao người tu giới luật không cảm thấy hứng thú?
Nguyên lai người ta hiểu giới luật của đạo Phật như một pháp luật trong quốc gia. Người ta không hiểu giới luật của đạo Phật là một pháp môn toàn thiện đem lại sự giải thoát và ích lợi lớn cho con người.
Ở đây chúng ta phải hiểu: Giới luật của Đức Phật chính là những pháp môn tu hành, ngoài giới luật ra không có pháp môn tu hành nào khác riêng, cho nên Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo, từ lúc trợ đạo lành, tức là trợ giúp làm cho thành tựu thiện pháp.
Giới bổn Patimokkha chẳng qua là những oai nghi tế hạnh của người tu sĩ đạo Phật thể hiện qua giới hạnh trong giới kinh của Đức Phật chớ không có gì mới mẻ và riêng biệt. Chỉ người sau không hiểu biến thành bộ kinh giới riêng biệt với kinh điển của Phật.
Ở đây Thầy xin giải thích thêm để hiểu chỗ này. Nghĩa là khi mà chúng ta nhìn qua Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo thì chúng ta biết nó là cái giới hành của cái giới bổn, giới luật của Phật.
Cho nên giới luật của Phật thì chúng ta biết nó là - cái giới luật của Phật là cái thiện pháp, còn giới bổn chẳng qua là những cái oai nghi tế hạnh để cho người ta bổ túc vào hai mươi lăm cái giới hạnh mà trong giới kinh Thầy đã dạy. Bởi vì hai mươi lăm giới hạnh nó nói tổng quát, nó nói chung mà cái chi tiết li ti thì nó chưa có nói ra, mà giới bổn thì nó nói những cái oai nghi tế hạnh đó.
Cũng như Thầy vừa giảng cho quý thầy nghe đó, những cái hành động nhỏ nhặt của chúng ta mà còn một cái tâm ham muốn, còn cái tâm vội vàng ở trong đó, thì đó là cái giới bổn nó sẽ chỉ những cái vi tế đó để mà chúng ta thấy rằng: Cái đó là còn cái tâm dục chưa có ly, còn cái tâm ham muốn, còn cái tâm vội vã, còn cái tâm muốn mình mau, người khác đến trước mà phải chịu sau mình đó, đó là còn cái tâm tham.
Cho nên cái giới bổn là nó chỉ cái vi tế đó để cho bổ túc thêm cho hai mươi lăm cái giới hạnh trong kinh mà chúng ta đã học rồi.
Đó chúng ta thấy được như vậy, chúng ta thấy cái giới bổn có quan trọng đâu? Nó đâu phải là thầy chúng ta được. Nó chỉ thêm để những cái oai nghi chúng ta được nó làm sáng tỏ trên cái giới hạnh mà thôi.
Chớ nó đâu có được cái giới đức, nó đâu có nằm ở trong cái giới đức được, mà nó đâu có nằm ở trong - bởi vì kinh giới, chúng ta thấy nó đâu có nói về thiền định được, mà kinh giới nó đâu có nói ra - cái kinh giới bổn đó thì nó đâu có nói ra cái giới tuệ được.
Còn ở đây giới kinh của chúng ta nó có giới hạnh nè, giới đức và giới tuệ, nó đầy đủ, trọn vẹn của một con đường toàn diện là giới bổn của Phật.
(53:59) Mà giới bổn của Phật như vậy là - Thầy nhắc lại, có một vị Bà La Môn hỏi Đức Phật: “Sau khi Đức Phật nhập diệt thì ai là người thừa kế Đức Phật để dẫn dắt chúng Tỳ Kheo sau này?”
Đức Phật nói một người mà phải có đủ ba cái điều kiện thì người đó sẽ là thay Phật dẫn dắt chúng tăng sau này. Ba cái điều kiện đó là gì?
Phật nói là cái người đó phải có hạnh lực, đó là thứ nhất, phải có thần lực là cái thứ hai, phải có huệ lực, thì cái đó là thứ ba, ba cái này thì cái người đó mới xứng đáng hướng dẫn chúng tăng sau này. Thì chúng ta nhìn thấy các bậc Thánh Tăng chưa có người nào mà xứng đáng có được ba cái oai lực này.
Một người được cái giới hạnh mà không được cái giới đức thì nó chỉ tạm thời, nó chưa có tròn đầy được. Cho nên mới có vị đệ tử này đệ nhất cái này mà đệ nhất cái kia, chớ đâu có ai mà đệ nhất cả hết sao, giống như Phật đâu được! Mà chỉ có giới bổn là đệ nhất đủ hết.
Như Thầy đã giảng rồi, thì các thầy thấy trong giới bổn: Giới đức có, giới hạnh có, giới tuệ có. Đó là đủ ba cái oai lực của một vị tu sĩ để lãnh đạo chúng tăng sau này. Cho nên Đức Phật không di chúc - cái người mà thừa kế Phật là ai? Không phải là giới luật sao?
Còn bây giờ chúng tăng nhìn ông Ca Diếp thì có cái hạnh đầu đà, ông Xá Lợi Phất thì có cái đại trí tuệ mà thôi, còn ông Mục Kiền Liên thì có đại thần thông thôi, đệ nhất thần thông thôi, mà ông La Hầu La thì có mật hạnh thôi.
Thì các thầy thấy: Mỗi người có một góc độ, làm sao mà tròn được cái oai lực đó mà làm thầy cho chúng Tỳ Kheo sau này?
Cho nên không có người nào mà thừa kế chúng ta là tại vì chúng ta thấy Đức Phật khen ông này đệ nhất, ông kia đệ nhất cái này cái nọ, cái khác, thì nó không tròn đủ rồi. Mà không tròn đủ thì tức là chưa có đủ một cái oai lực mà có thể nhiếp phục chúng tăng tu hành theo đúng cái sự giải thoát của đạo Phật. Chỉ có Đức Phật mới là người đủ ba cái oai lực đó.
Đó thì chúng ta đọc lại kinh chúng ta thấy cái chỗ mà Phật nói, chúng ta xác định rằng, nhìn chúng Tỳ Kheo của Phật, nhìn những cái bậc Thánh Tăng đệ tử của Phật không đủ ba cái oai lực đó thì làm sao mà làm cái người mà hướng dẫn chúng Tỳ Kheo sau này được? Chỉ có giới luật mới đủ mà thôi.
Cho nên Thầy giảng giới luật để chúng ta thấy giới bổn của Đức Phật là cái giới luật nào.
Còn cái giới bổn mà chúng ta đã học mà các Ngài kết tập lại thành, đó là chi tiết của giới hạnh chớ đâu phải là gì, cho nên đọc đến chúng ta thấy từ một trăm giới chúng học rõ ràng là những cái chi tiết lặt vặt, nhỏ nhặt chớ đâu phải là cái gì khác hơn hết.
Xét như vậy chúng ta mới thấy được cái giới nào là cái giới làm thầy của chúng ta, chứ còn không chúng ta cứ lấy giới luật đó làm thầy chúng ta như cái cây khô vậy, tu riết muốn chết luôn à, sống gì mà “Trời đất ơi! Quá khổ vầy nè!” Có giải thoát thứ gì đâu! Người ta ăn, mình ngồi đó mình nuốt nước miếng, có sung sướng chỗ nào?
Vì thế, giới bổn được xem như là pháp luật trong một quốc gia, cho nên tu sĩ tu giới luật quá khó khăn và xem như mất tự do, bị giới luật ràng buộc. Thế nên kinh điển Đại Thừa và Thiền Tông phá vỡ giới luật của đạo Phật. Phá giới luật tức là phá pháp môn tu hành của đạo Phật.
Người thuyết giảng giới luật gọi là giới sư, họ thuyết giảng khó khăn khiến cho người tu theo giới luật không có đường giải thoát, toàn thấy cuộc sống rất khổ hạnh đụng đâu cũng phạm phải lỗi lầm, lỗi lớn, lỗi nhỏ, tâm hồn họ không được thanh thản an vui. Do không hiểu giới luật nên người tu giới luật thành một pháp môn khắc khổ, cằn cỗi.
(57:33) Tại sao đệ tử của Phật lại có người được Ngài ca ngợi, tán thán đệ nhất pháp môn này, đệ nhất pháp môn kia?
Giới luật là một pháp môn có thấp có cao, có hạnh, có đức, có tuệ. Nếu ai chuyên trì ở chỗ nào, làm gương hạnh tu tốt cho người khác thì Đức Phật gọi là đệ nhất.
Như tôn giả Ưu Ba Ly là trì giới đệ nhất, nghĩa là ông giỏi về giới hạnh đệ nhất.
Nghĩa là ông Ưu Ba Ly ổng giỏi về giới hạnh đệ nhất, mà giới đức ông chưa giỏi. Bởi vì giới đức ông phải thiền định giỏi chớ còn đằng này giới đức ông đâu có giỏi. Và giới tuệ ổng cũng chưa có giỏi, cho nên ổng đâu có - ông chỉ có cái giới hạnh không à. Cho nên vì vậy ông chỉ có ở cái góc độ đó làm sao ổng xứng đáng là ổng làm thầy của mình ở sau này?
Đó là chúng ta thấy cái chỗ mà Thầy vạch ra để thấy cho rõ được: Tại sao Đức Phật không di chúc các ông đó làm thầy mình mà lại là di chúc giới luật là làm thầy mình?
Tôn giả Xá Lợi Phất giỏi nhất về tri kiến giải thoát thuộc phần thứ nhất giới tuệ - đệ nhất trí tuệ.
Nghĩa là Đức Phật gọi ông Xá Lợi Phất là đệ nhất trí tuệ đó, thì ông giỏi về tri kiến giải thoát ở trong cái phần thứ nhất của giới tuệ.
Chúng ta nói khi mà cái tâm mà nó định tỉnh rồi thì ở đó ông phát triển cái giới tuệ thứ nhất, nó phát triển cái tri kiến và cái Chánh Kiến với cái tri kiến nó sáng suốt vô cùng, thì ông ở đây ông sáng suốt, Phật chưa nói mà ông giải thích được.
Phật chưa bao giờ nói cái bài pháp đó, mà người hỏi thì ông đã giải thích, người đó đến hỏi Phật thì Phật nói: “Ta cũng nói cỡ vậy thôi.” Thì đó là ông phát triển được cái tuệ, cái giới tuệ ở chỗ cái mức độ đó, chứ chưa phải là toàn bộ cái giới tuệ.
Bởi vì giới tuệ nó có ba mươi ba cái giới lận, chớ đâu phải ít, mà ông chỉ có phát triển được cái đó thì Đức Phật chỉ khen ông ở chỗ đó chớ đâu phải khen ông toàn bộ được. Cho nên ông đâu phải cái người mà làm thầy chúng ta được!
Còn tôn giả Mục Kiền Liên thì giỏi nhất về giới tuệ thứ ba: thần thông đệ nhất.
Cái chỗ mà một thân biến ra nhiều thân, muốn biến ra cái gì cũng được hết đó, thì cái đó là cái giỏi về cái giới tuệ đó, mà cái giới thứ nhất, cái giới tuệ thứ nhất thì ông cũng luôn luôn lu mờ, ông đâu có, Phật nói làm sao ông nói lại vậy chớ ông có dám nói trật đâu.
(59:47) Còn ông Xá Lợi Phất thì Phật chưa dạy, ông dám nói trước được, mà nói không sai ý của Phật chút nào hết. Còn ông này khai triển chỗ đó không nổi, cho nên ông chỉ Phật dạy sao, bây giờ họ - chúng Tỳ Kheo hỏi sao ông cũng dạy y vậy chớ không dám nói, không dám sai khác cái chỗ khác. Đó là ông chỉ có cái phần là cái giới tuệ của ông ở cái phần thứ ba đó, thần thông đệ nhất mà thôi.
Còn ông A Na Luật thì thiên nhãn đệ nhất, tức là ông giỏi về tuệ thứ tư.
Ông giỏi về cái tuệ thứ tư, cái thiên nhãn của ông tức là ông giỏi về cái Lục Thông mà chỉ có cái Thiên Nhãn thôi chớ ông đâu có Nhĩ Thông được nữa!
Đó thì chúng ta thấy trong những bậc Thánh Tăng nó có giỏi từng góc độ của nó mới gọi là đệ nhất. Còn nếu mà cái người nào mà cũng đệ nhất hết thì cái người đó mới xứng đáng là thầy của chúng ta.
Cho nên ông Phật ông giao cho một cái người mà lãnh đạo Phật giáo sau này cho ổng, ổng phải giao một cái người đầy đủ chớ ổng giao con người mà không đầy đủ thì Phật giáo nó suy đồi sao?
Thế mà chúng ta có ông thầy đầy đủ chúng ta lại quăng cái ông thầy đó đi, rồi bây giờ chúng ta đặt hai chục ông thầy vô, rồi biết chọn ông nào bây giờ đây? Lấy ông nào mà làm thầy mình bây giờ đây? Ông nào nó cũng là cái cỡ tầm vóc mà kêu là phá giới không thì làm sao làm thầy mình?
Đó, thì như vậy là trên bước đường tu hành chúng ta, trong cái thời đại của chúng ta quá khó.
Ông thầy giới luật của chúng ta - mà bây giờ thì cứ nói ra đó là kinh à, chớ họ có nói cái đó giới đâu, mà hôm nay Thầy giảng quý thầy mới thấy đó là giới bổn của Phật đó. Nó phải đủ ba cái oai lực của một cái người mà lãnh đạo Phật Giáo sau này, thì ông Phật ngày xưa ông phải đủ ba cái oai lực, bởi vì hạnh lực, thần lực và tuệ lực của ông.
Chúng ta phải thấy được cái điều đó mà chúng ta mới biết rằng giới luật của Phật rất là tuyệt diệu, không có phải là cái thứ thường đâu.
Khi tu hành ta phải hiểu mỗi đặc tướng riêng của con người, tánh sở trường của người ấy ở đó, họ phải đạt cái đó cao nhất, vì thế Đức Phật gọi là đệ nhất, tức là đệ nhất sở trường của họ.
Trong giáo phái, giới luật của Phật cũng vậy.
(01:01:42) Nghĩa là trong giáo phái giới luật của Phật nó nhiều cái chỗ mà đạt cái sở trường, mà cái người nào mà thích cái đó thì họ đạt sở trường.
Cũng như bây giờ các con là học sinh nè, phải không, các con vô trong trường nè, các con học nè, tại sao có thằng giỏi toán mà có thằng giỏi văn, mà có thằng giỏi sử địa, đó là cái sở trường của nó, cái thích thú của nó, nó phải giỏi môn đó.
Cho nên đệ tử của Phật đâu phải toàn diện hết, nó thích cái nào là cái sở trường của nó, còn cái sở đoản nó học dở gần chết à.
Cái thằng giỏi văn, toán nó làm mù mờ nó không biết gì hết, vô nó cắn ngòi viết nó không làm được cái thứ gì hết, mà tới viết văn thôi nó viết thao thao bất tuyệt, viết không bao giờ ngòi bút nó dừng. Mà tới làm toán rồi nó ngồi nó cắn bút, thì đó là cái sở đoản của nó, mà cái sở trường của nó, nó phải thông chớ sao!
Đó thì quý thầy cũng biết con người chúng ta nó có đặc tướng riêng của nó, cho nên người thì thích văn, người thì thích toán, người thì thích cái này, người thích cái kia, mà cái sở thích của nó, còn cái người mà đồng đều hết lại là không giỏi thứ nào hết, cái nào cũng đều đều, là không có giỏi thứ nào hết, phải hiểu.
Còn có người mà giỏi hết tất cả các môn nữa, đó là mới gọi là bậc mà làm thầy của chúng ta. Mà trong cái thời Đức Phật chúng ta thấy Thánh Tăng không có người nào mà giỏi đồng đều hết. Đó, thì biết như vậy là chỉ có giới luật là thầy của chúng ta mới là đồng đều thôi chớ còn không có ai mà đồng đều được.
4- GIỚI LUẬT ĐỜI NAY KHÔNG CÒN LÀM THẦY ĐƯỢC
4.1- PHÁP MÔN VÀ GIỚI LUẬT BỊ THAY ĐỔI, PHÂN CHIA MANH MÚN
(01:02:53) Đời nay ít người thấu đạt giáo pháp này, nên đem phân chia giáo pháp ra từng manh mún, vụn vặt, biến thành nhiều pháp môn, mà mỗi pháp môn chẳng dẫn ai tu hành đi đến đâu cả, lừng chừng, lỡ dở, tu sĩ ương ương, gàn gàn, pháp môn nào chẳng ra pháp môn nào, giới luật nào cũng chẳng ra giới luật nào.
Nghĩa là cái nào nó cũng chẳng ra cái nào hết à, ương ương, gàn gàn, tu chẳng ra tu mà tới đâu cũng chẳng tới đâu, chỉ có nói mồm, nói mép thôi à, mà không làm được cái thứ gì hết.
Thì đó, thì quý thầy thấy họ phân chia ra làm - họ phân chia, họ dám cả gan, dám nói tám mươi bốn ngàn pháp môn: “Phật giáo có tám mươi bốn ngàn pháp môn chớ không phải có một pháp môn”, họ dám nói dóc như vậy đó.
Thử họ đếm thử coi, tính ra thử coi có tám mươi bốn ngàn pháp môn không? Kinh sách nào mà kê ra cho chúng ta thấy tám mươi bốn ngàn pháp môn không? Có không? Đếm cho lắm thì cũng cả trăm pháp môn đó là quá sức tưởng tượng rồi, chớ nói tới tám mươi bốn ngàn thì đặt ra nói cho dữ, chứ có ở đâu mà có dữ vậy!
Đó là cái vọng ngữ, quá là đại vọng ngữ chớ không còn gì nữa hết, dám cả gan nói cái lời nói như vậy.
Rồi nói Phật nói chớ, chớ phải mà dám nói mình nói đâu! Đưa ông Phật ra, ổng nói vậy! Ông Phật nói láo đến cái mức độ vậy sao? Nói sao ông không kê ra thử coi tui thấy coi ông nói vậy có đúng không?
Cuối cùng xét lại trong kinh sách đi, chúng ta đếm đi hết đi, từ Đại Thừa qua và Nguyên Thủy, Tiểu Thừa đi, chúng ta đếm hết thử coi đi coi có đủ không? Cộng luôn cả Thiền Tông mà cả luôn Thiên Chúa, cả luôn tất cả, đếm hết đi, tất cả tôn giáo trên thế gian này coi có tám mươi bốn ngàn pháp môn được không, chớ đừng có nói chi nội Phật giáo!
Tại vì sao?
Tại vì không còn người tu chứng pháp môn của Đức Phật nữa.
Nó mới chia ra làm tầm bậy như vậy đó, là tại vì không có người tu chứng, chứ có người tu chứng người ta kết tập lại pháp môn nào là ra pháp môn nấy chớ. Như bây giờ Thầy kết tập lại giới luật là giới luật, trong giới luật là pháp môn để chúng ta tu, không có pháp nào khác hơn hết. Đạo Phật gì mà nhiều quá vậy, biết đâu mà tu?
Chỉ có cái pháp môn đó, rồi có từ cái chỗ thấp đến chỗ cao, chớ không phải có nhiều pháp môn. Người mới tu phải tu cái gì trước, cái gì sau thì nó là một pháp môn.
Cũng như bây giờ chúng ta muốn thi đậu một ông bác sĩ, thì chúng ta phải đi học từ cái lớp một cho đến cái lớp mười hai rồi mới vào học trường Y khoa thì mới đỗ bác sĩ, cái đường lối nó phải vậy, thì chúng ta phải… chớ đâu phải là cái lớp một nó là một pháp môn, rồi cái lớp hai đó là một pháp môn rồi, cái lớp năm lớp sáu là một pháp môn, mấy ông nói sao mà lạ lùng vậy!
Nó chỉ là một cái giáo trình, một cái giáo án của người ta, học tập thì nó phải đi từ lớp thấp đến lớp cao, lại cho nó là mỗi cái cấp bậc học như vậy là cái pháp môn à? Mấy ông sao ngu si quá độ vậy!
Tại vì không còn người tu chứng pháp môn của Đức Phật nữa.
Tại vì người tu sống theo dục lạc thế gian, mới chẻ pháp môn của Phật ra để mình tu theo sở thích.
Chẻ nó ra để mình tu theo cái sở thích, chạy theo dục lạc đó, mình đặt ra cái pháp môn đó để cho mình chạy theo nó chớ không có gì khác.
Bởi vì dục lạc nó cám dỗ quá nhiều mà. Sống cái đời sống mà giới luật, họ đặt ra cái giới luật họ thấy khổ quá, sống kiểu này chắc tu có nổi gì đâu, cho nên đặt ra các pháp môn tu để theo cái sở thích đó mà thấy như không phạm giới, mà còn có hy vọng rằng có thể sanh được cõi trời hay hoặc là về cõi cực lạc, nó cũng sướng, cũng phè phỡn. Lên trển muốn ăn gì cũng có, còn ở thế gian này muốn ăn phải mần cực khổ mới có ăn, cho nên ước ao để mà lên cảnh giới đó, mới đặt ra những cái điều đó.
(01:06:30) Tại vì loài người thiếu phước, không đủ duyên với Phật pháp.
Đó thì chúng ta thấy Đức Phật nhập diệt rồi, sau một trăm năm thì chúng ta thấy lần lượt con người ở thế gian này thiếu phước, Đạo Phật có đó mà không có Chánh Pháp để chúng ta thực hiện, toàn là chia chẽ ra, chạy theo, biến nó trở thành tà pháp, tà kiến hết, nó không còn cái Chánh Pháp nữa.
Cho nên Phật giáo hiện tiền có trước mặt với nhân loại, mà pháp môn thì bị chẻ vụn như những miếng giấy xé nhỏ…
Mà vò nát nữa chớ chưa nói xé nhỏ không, mà còn bị vò nát ra nữa!
… không còn dùng vào một việc gì được cả, chỉ còn bỏ mà thôi.
Họ lý luận thế này, thế khác là để che đậy những lỗi lầm tu sai, phạm giới của họ, giống như một lớp nước sơn ở ngoài còn bên trong là một khúc gỗ mối mọt, đục khoét tan nát.
Nếu đem tất cả kinh sách luật ra đọc, ta thấy có sự sai biệt, rất nhiều điểm khác nhau: Có bộ thì yêu cầu nghiêm trì giới luật, có bộ thì yêu cầu giảm bớt nhẹ nhàng.
Nếu đọc sách luật mà cho bộ này phải, bộ kia phải, hoặc bộ này trái, bộ kia trái thì người đọc sách luật là vô ích, không lợi ích cho đường tu, mà bị ảnh hưởng của những người xưa không hiểu luật pháp của đạo Phật mà viết ra thành luật thì giới luật của Phật thành ra bản hiến pháp của quốc gia chớ không phải là pháp môn tu hành của Phật nữa.
Đó thì quý thầy thấy, bây giờ giới luật của đạo Phật bây giờ nó thành bản hiến pháp. Nó thành bản hiến pháp cho nên tu sĩ bắt đầu mà vô thực hành cái bản - chấp nhận cái bản hiến pháp này, ông nào cũng le lưỡi hết trơn, đâu có chấp hành nổi!
Mà là giới luật của Phật là pháp môn tu làm cho người ta giải thoát người ta mới thích thú, còn cái này vô bắt đầu: “Trời ơi tui khổ quá trời! Giới luật như thế này chết! Đi thì đi chân trần như thế này, đạp ba cái nước cứt, trời ơi, về nó ngứa chân gần chết, đêm nó đâu có ngủ được!”
Đó, đó là những cái bản hiến pháp đó, cái pháp luật của nhà nước đó là bản hiến pháp đó. Đó cho nên ở đây, chúng ta phải thấy rằng cái chỗ giới luật của Phật nó không phải là cái chỗ hiến pháp đâu.
Do thế, giới bổn Patimokkha trở thành pháp chế.
Đó Thầy xác định cho qúy thầy thấy nó trở thành cái pháp chế chớ nó đâu có còn cái giới luật của Phật nữa!
Vì vậy tất cả các tu sĩ bị pháp chế gò bó, khổ sở cho đời sống tu hành, mất sự an lạc thanh thản.
Hầu hết tất cả các bộ luật hiện hành của Phật giáo bây giờ, trong các chùa, tu viện đều do những người không chứng giới pháp của Phật mà soạn hoặc viết ra, rồi tự thêm, tự bớt làm cho giới pháp mang đầy tính chất Khổng giáo, Lão giáo và còn có tính chất thần quyền, mê tín nữa.
Như ở trong giới luật các thầy thấy có một vị giới luật hỏi: “Vậy chớ tôi giữ gìn giới luật vậy tôi có còn phạm gì không?” - Hỏi ông thần hộ giới đó: “Tôi giữ gìn giới luật vậy tôi có còn phạm cái giới gì nữa không?” Ông thần hộ giới mới nói: “Ông ăn cơm rồi ông không có tráng nước bát cho nên vẫn còn những hột bựa ở trong đó, cho nên ông còn phạm giới!”
Trời đất ơi! Mình là người tu mà hỏi thần! Thầy không biết làm sao! Đó là cái sự mê tín. Giới luật mà nói cái chuyện đó thì Thầy thấy quá là thần quyền rồi!
Đọc trong kinh giới Thầy thấy Thầy buồn cười những cái chuyện - đặt ra những cái chuyện nói mơ hồ! Pháp luật của nhà nước, cái hiến pháp của nhà nước không biết có nói cái chuyện đó không?
4.2- SỰ THÔNG HIỂU VỀ GIỚI LUẬT CÒN NHIỀU THIẾU KHUYẾT
(01:10:14) Đơn giản mọi người chỉ biết giới luật tối thiểu là năm điều tức là Ngũ Giới, tối đa là ba trăm bốn mươi tám giới…
Nghĩa là người ta biết có giới luật là từ cái năm điều rồi đến ba trăm bốn mươi tám giới là tối đa.
… của Tỳ Kheo ni giới. Đây chỉ là điều văn mà thôi. Một người chỉ biết học thuộc lòng điều văn của giới luật thì chẳng thành chuyên gia giới luật học.
Bởi vì trong mỗi điều giới có tướng có tánh, có thể của nó, phần nhiều đều có sự phân biệt Khai - Giá - Trì - Phạm. Mỗi điều giới có đẳng cấp khinh trọng, cho nên đồng phạm một điều giới mà động cơ phương tiện kết chẳng đồng.
Kết tội người ta chẳng đồng: Đồng thời một người phạm giới mà cái động cơ phương tiện nó phải có một sự sai khác, chớ không thể nào mà cái người đó phạm vậy, người kia cũng phạm vậy mà hai cái này nó đều đem ra kết tội người ta y như nhau thì không đúng. Bởi vì trường hợp người ta phạm tuy là cái giới đó nó phạm vậy, nhưng mà trường hợp nó khác.
Thí dụ như bây giờ phạm về cái giới dâm, mà khi mà cái người bị bắt buộc người ta dâm, còn cái người mà vui thích hành dâm thì hai cái tội dâm thì nó giống nhau, nhưng mà cái người bị bắt buộc còn cái người không bị bắt buộc. Như một cô gái bị bắt buộc, ép buộc người ta dâm, thì cũng kết tội người ta dâm sao?
Cho nên khi mà xử người ta, thì cái động cơ, phương tiện mà kết cái tội của người ta thì phải thấy được cái nguyên nhân đó. Còn nếu như mình kết tội người ta người nào cũng dâm hết, thì tức là người nào cũng tội Ba La Di - chặt đầu hết, thì cái chuyện đó là cái chuyện không đúng rồi.
(01:11:50) Còn người tìm người ta để hiếp dâm người ta thì cái tội đó là tội chặt đầu đáng rồi. Còn cái người người này bị người ta bắt buộc hiếp dâm, mà quý vị cũng bắt chặt đầu người ta thì cái tội đó là cái tội như thế nào? Người ta có là phải người ta đi tìm cái đó người ta hiếp người khác đâu?
Đó cũng đồng một cái tội. Thầy đem cái ví dụ như vậy để thấy rằng đồng một cái tội dâm, nhưng mà cái người phạt nặng mà cái người phạt nhẹ, và có thể nói là tha bổng nữa là khác. Đó chúng ta phải hiểu, không có tội nữa.
Do thế phạm tội khinh trọng mà phương thức sám hối cũng chẳng đồng.
Nghĩa là cái tội mà nhẹ mà sám hối cũng chẳng đồng nữa, người thì bắt quỳ hương, mà người chỉ phát lồ ra nói rồi xả hết tội, khỏi cần quỳ hương. Còn người phải quỳ hương, còn người phải cấm phòng nữa.
Đó là, những cái điều đó thì nó rất là khó ở trong giới luật chớ không phải dễ đối với một người mà cầm vận mệnh giới luật mà muốn sao cũng được đâu, ức oan người ta, cái chuyện đó không phải là chuyện đơn giản.
Cho nên ở đây giới luật của Phật không phải là cái điều đó, mà giới luật của Phật giúp chúng ta từng bước để xả cái tâm của chúng ta ly dục ly bất thiện pháp, để chúng ta tiến tới một con đường giải thoát hoàn toàn tâm hồn.
Cho nên giới luật của chúng ta nhẹ nhàng, và nó thảnh thơi, nó làm cho con người chúng ta mỗi ngày một giới luật thêm trong thân, tâm chúng ta, thì mỗi một bước giải thoát trong tâm hồn, thì như vậy mới gọi là giới luật của Phật chớ, mới là ông thầy của mình chớ!
Ông thầy gì mà đến đây cứ đánh tui hoài à, đập tui hoài, tối ngày cứ đập tui hoài tui chịu sao nổi! Ít ra ông cũng phải an ủi xoa dịu, ông phải nói những lời ngon ngọt tui mới thích ở ông chớ! Còn ông cứ làm cái chuyện này thôi tui đi, tui bỏ ông chứ tui đâu có ở đây được!
Thì cái giới bổn mà hiện bây giờ - hiện hành mà của Phật giáo đang dùng, nó là như ông thầy mà kêu là lấy roi mà quất mình đó.
Tuy nhiên trong giới bổn có những điều không ghi, nhưng điều gì làm trái với nguyên tắc Phật giáo cũng đều coi là phạm giới.
Phần nhiều là ở trong giới bổn có những điều nó sơ sót, nó không ghi, nhưng mà có điều thì nó lại làm trái với Phật pháp.
Phạm giới là gì? Phải có biện pháp nào? Đều phải phân biệt rõ ràng như chỉ trong lòng bàn tay.
Nghĩa là cái phạm giới - phạm giới là gì? Mình phải biết cái chỗ phạm giới, phải có những cái biện pháp nào để nó trừng trị cái phạm giới đó, đều là phải như là mình - người mà nắm vận mệnh của pháp giới để mà điều khiển pháp giới đó, điều khiển giới luật đó - thì phải rõ ràng như là…
Phạm giới là gì? Phải có biện pháp nào? Đều phải phân biệt rõ ràng như chỉ trong lòng bàn tay mới được gọi là thông hiểu giới luật.
Một tu sĩ Phật giáo không những biết về phạm giới, tướng khinh, tướng trọng, mà còn phải biết về phương hướng sám hối.
(01:14:43) Nghĩa là nói chung về cái người tu sĩ Phật giáo chúng ta mà muốn làm một vị thầy mà hướng dẫn người ta thì mình phải rõ ràng được tất cả những cái này thì mới có thể làm thầy người ta.
Cho nên sau khi Thầy tu hành xong rồi thì Thầy đã từng nghiên cứu về cái giới luật rất nhiều. Mặc dù thầy Thanh Từ bảo Thầy đọc kinh sách Đại Thừa, Tiểu Thừa, nhưng mà cái phần nhiều mà Thầy nghiên cứu là về giới luật.
Bởi vì Thầy biết là cái pháp nào mà trong khi Thầy tu hành đạt được, bởi vì sau mười năm ở trong thất là Thầy giữ gìn rất trọn vẹn giới luật cho nên Thầy đã biết nó như thế nào.
Sau khi về thầy Thanh Từ thầy bảo là phải đọc tất cả những sử của Phật giáo nè, rồi sử của thiền Trúc Lâm nè, sử của các vị Thiền Tông Trung Hoa nè, hành trạng của các vị Thiền Tông Trung Hoa nè, rồi đọc lại kinh sách Đại Thừa nè, rồi A Hàm nè, rồi Nguyên Thủy nè, thầy Thanh Từ dạy Thầy như vậy, tất cả những cái điều kiện đó phải đọc lại hết để sau này giúp thầy.
Đó là cái lời của thầy Thanh Từ dạy vậy, nhưng mà Thầy về Thầy đặt hết cái thời gian mà Thầy nghiên cứu về giới luật của Phật, Thầy tìm mọi cái bộ luật mà Thầy nghiên cứu hết. Thầy thấy con đường giải thoát là ở nơi giới luật chớ không phải ở chỗ Thiền Tông hay hoặc là ở chỗ kinh sách nhảm nhí đó.
Cho nên Thầy có đọc tất cả những cái đó, Thầy mới viết ra thành một bộ sách, Thầy để là Đường Về Xứ Phật. Đường Về Xứ Phật là cái lý luận của Thầy bác cái sai, cái đúng ở trong đạo Phật chớ không phải là Thầy giải thích cái gì thêm ra hết. Cái bài kinh nào đúng, cái bài kinh nào sai là Thầy đã viết ở trong đó ra.
Nhưng mà Thầy thấy nó không có phù hợp cho nên Thầy đem Thầy bỏ, Thầy không có xài nó. Thầy để đó thành ra một đống giấy đó thôi. Nó không có phù hợp ở trong cái thời đại này, đưa nó ra thì đụng chạm với các bậc tôn túc, các thầy giáo hội ở trong cái thời đại này, cho nên Thầy hoàn toàn Thầy dẹp nó một bên, vì làm khổ người thì không nên, đạo Phật đã dạy như vậy.
Người ta đang có kiến giải, đang có nghĩ cái đó đúng mà mình cho đó là cái sai là người ta đau khổ rồi, mà người ta nhận đó là sai là người ta cũng thấy đau khổ người ta rồi. Cho nên không có nên làm cho người ta đau khổ, chỉ âm thầm tìm mọi cách làm sao mà chấn hưng được Phật pháp, làm sao cho người ta thấy cái đúng, cái sai mà thôi.
Cho nên Thầy rất là nghiên cứu về giới luật, vì vậy mà Thầy thấy, hầu như Thầy đọc các tác phẩm giới luật của các bậc tôn túc cũng như những người sau này mà viết ra, Thầy thấy thiệt là nhẩm lại cái lối mòn của người trước, mà nhẩm trật nữa chớ đừng có nói là nhẩm đúng.
(01:17:07) Người nghiên cứu giới luật của đạo Phật hiện giờ mà không thông hiểu giới luật Đại Thừa và Tiểu Thừa thì sự thông hiểu khiếm khuyết quá nhiều.
Nghĩa là mình mà không nghiên cứu cái giới luật của Đại Thừa và giới luật của Tiểu Thừa mà kết hợp lại, thì tức là cái sự khiếm khuyết mình rất nhiều.
Chẳng hạn bây giờ ở bên Nguyên Thủy, các sư bên Nguyên Thủy họ chỉ nghiên cứu cái giới luật của Tiểu Thừa họ thôi. Còn ở bên Đại Thừa của mình thì cũng nghiên cứu sáu cái cái bộ luật của mình ở bên Đại Thừa thôi, thì tức là mình còn thiếu khuyết rất nhiều chớ chưa đủ đâu.
Cho nên cả cái giới luật ở bên Nguyên Thủy và cả cái giới luật của bên Đại Thừa đều là mình nghiên cứu coi các tổ của mình, các tổ luật họ viết như thế nào, họ làm sao, có đúng hay sai. Rồi mình nương vào cái giới kinh mà mình xét qua mình biết họ đúng hay sai.
Bởi vì khi mà tu hành rồi người ta thấy cái giới kinh nó rõ ràng lắm. Bởi vì kinh Nguyên Thủy Đức Phật - mặc dù trong kinh Nguyên Thủy nó có sự thêm bớt một hai bài kinh, nhưng mà cái giới kinh nó rất cụ thể rõ ràng.
Bởi vì nó chỉ cho chúng ta nè: Hạnh lực nè, thần lực nè, oai lực của nó là đủ những giới hạnh, giới đức và giới tuệ nó đủ. Cho nên nó là một bậc thầy của mình, vì vậy mình lấy cái đó mình làm cái chuẩn mà mình xét qua cái kinh giới của các bậc này viết sai hay đúng mình biết rõ.
Bởi vì giới luật là thầy của mình, mà bây giờ nó là giới bổn là thầy của mình chớ gì? Thế mà cái giới bổn mà viết như vậy thì nó có thầy của mình được không?
Đó thì hôm nay Thầy nói để cho quý thầy rõ được, khi một người mà đã tu học, đã có một cái sự thành tựu được sự giải thoát, nó có cái sự thông minh kinh khủng lắm, nó không lường được cái trí tuệ thông minh đó, cho nên nó nghiên cứu tất cả nó biết được cái sai, cái đúng.
Bây giờ Thầy nói cho quý thầy thấy như thế này. Hiện bây giờ nếu có một người mà tu như Thầy để làm một bằng chứng thì cái hình ảnh của Đức Phật Thích Ca không phải là cái hình ảnh như chúng ta thấy bây giờ đâu. Nói cho quý thầy biết: Không phải đâu!
Nghĩa là chúng ta dẫn tâm chúng ta trở về quá khứ, chúng ta sẽ thấy được cái mặt Đức Phật Thích Ca thật sự. Mà có một người mà tu được như Thầy, thì đó là một cái sự ấn chứng với nhau để nói rằng chúng ta thấy đúng. Còn bây giờ có một mình Thầy, Thầy nói ra người ta (bảo) nói láo, cho nên Thầy đâu có nói cái chuyện mà mơ hồ đó được!
Cho nên nếu mà có mười người hay trăm người mà tu được như Thầy thì đó là cái bằng chứng cụ thể nhất, là tất cả những hình ảnh của Đức Phật Thích Ca bây giờ dẹp bỏ hết, chúng ta không xài cái đó đâu.
Thầy nói thật sự với quý thầy. Bởi vì con đường tu hành nó không phải là nó còn cái thời gian quá khứ lâu xưa đâu. 2540 nay đâu phải là xa lắc, xa lơ gì, cái hình ảnh của Đức Phật Thích Ca nó vẫn còn ở trong cái quá khứ đó chớ đâu mất.
(01:19:40) Chúng ta trở về đó là cái hình ảnh Đức Phật như thế nào thì nó y như vậy, chớ không phải cái mặt y như búp bê vậy đâu! Nói thật đó! Cho nên phải có một người mà tu tập được như Thầy thì chúng ta sẽ có một người ấn chứng với chúng ta, tin tưởng. Hai người, mười người, một trăm người là càng làm cho người ta tin, thì tất cả những cái bộ mặt tượng đồng, cốt này chúng ta dẹp hết. Thầy nói thật!
Còn nếu bây giờ chúng ta dẹp, chúng ta nói ai tin? Người ta chỉ nói mình nói huyễn hoặc, nó không có cái bằng chứng cụ thể.
Cho nên Thầy mong rằng quý thầy nỗ lực tu hành đúng những cái lời mà Thầy dạy, các thầy sẽ đạt được, không có lâu đâu. Thầy một mình trong thất mười năm mà Thầy rèn luyện một mình không có người hướng dẫn mà Thầy còn làm được, còn các thầy làm sao làm không được, có Thầy hướng dẫn!
Chỉ có chuyên cần siêng năng, giữ gìn giới hạnh cho đúng, xa lìa những cái tâm dục, tâm ham muốn của mình, thì phải đạt được cái đó chớ, đâu có gì mà khó?
Pháp hành chúng ta rõ ràng cụ thể chớ đâu phải chúng ta - cái pháp hành là cái pháp mà dùng để mà chúng ta tạo ra một cái lực của cái tinh thần của chúng ta rất mạnh mà, sai bảo cái gì cũng được hết, thì quý thầy đã thấy rõ là cái pháp hành, ở đây Thầy chỉ dạy quý thầy cụ thể chớ đâu phải là cái chuyện mà mơ hồ, tu hành cái kiểu ngồi đó mà lơ mơ, lơ mơ rồi cái hành đó làm sao tới đâu?
Đó là những cái mà chúng ta cần phải biết để mà chúng ta thực hành cho rốt ráo những cái pháp vi diệu như vậy. Bỏ cuộc đời để đi làm một cái gì vĩ đại chớ, bỏ cuộc đời để đi làm cái chuyện nhỏ mọn như vậy sao?
4.3- DẠY GIỚI LUẬT THÌ KHÓ, GIẢNG KINH LUẬN THIỀN THÌ DỄ
(01:21:06) Giới luật của Đại Thừa và giới luật của Tiểu Thừa là thứ giới luật phát triển theo các bộ phái.
Đó Thầy gồm chung cho quý thầy thấy rằng: Phát triển theo các bộ phái. Nghĩa là lúc bấy giờ nó chia ra làm hai mươi bộ phái, thì nó phát triển cái giới luật đó - nó phát triển theo bộ phái chớ làm sao mà còn cái nguyên chất của nó được?
Cho nên thêm bớt lung tung, đọc giới kinh Nguyên Thủy chúng ta thấy điều này rất rõ ràng.
Cho nên không thể nào lấy giới luật khô khan, cằn cỗi như thế này mà áp dụng vào đời sống tu hành của tu sĩ có kết quả được.
Nghĩa là lấy giới bổn mà bây giờ áp dụng cho nó làm thầy của mình thì làm sao mà chúng ta giải thoát được?
Tuy nhiên, nó chỉ nhắc nhở cho chúng ta ở phần giới hạnh mà thôi. Nghĩa là nó bổ túc cho phần giới hạnh rõ nét để người tu sĩ nhận ra oai nghi tế hạnh của mình mà tránh được mỗi hành động nhỏ nhặt, sai lầm.
Do giới bổn của các bộ phái đặt ra theo sở thích riêng tư của họ - từng bộ phái, nên người giảng dạy giới luật ít có người theo tu hành được.
Cho nên các thầy thấy về cái phần bộ môn giới luật không phát triển được, mà về bộ môn thiền định thì họ phát triển được lắm, mà về bộ môn kinh thì họ cũng phát triển được lắm, dạy học rồi này kia, học trò đồ học kinh khoái lắm, học thiền cũng khoái lắm!
Nhưng mà đụng tới giới luật mà dạy thì cái ông thầy cũng phạm giới luôn! Thành ra ổng dạy dạy chớ đâu dám mà rầy học trò. Thầy ăn ba bữa mà giờ ở trong kinh giới nói một bữa, mà thầy dám nói học trò ăn một bữa không? Đâu dám!
Nói: “Thầy dạy thầy cũng ăn ba bữa mà thầy bảo tui ăn một bữa!” Thì như vậy ông thầy đã là phạm giới rồi đâu dám dạy học trò. Mà dạy như vậy thì nó có giống không? Tri hành có hợp nhất không?
Như vậy làm sao phát triển được giới luật! Cho nên giới luật mới chết lìm, chết lịm, chết lịm dần dần. Chỉ nhắc, chỉ dạy cho có chừng vậy thôi, ở trong các trường hạ hoặc là trong các trường lớp chỉ dạy cho có chừng, cho có giới luật vậy thôi chớ đâu có dám nói giới luật!
Nói ra nó lôi ra, học trò nó lôi ra nó hỏi ông thầy (có) ăn một bữa đâu? Chết mồ ông thầy luôn! Đó là cái sống hàng ngày nó chỉ cho ông thầy, ông thầy cũng hoảng sợ luôn nữa.
(01:23:16) Tại sao?
1. Vì giới bổn Patimokkha khô cằn cỗi, gò bó, trói buộc, câu thúc, không thoải mái, khó chịu.
Nó - giới bổn nó thành ra cái pháp luật rồi, cho nên nó trói buộc cái người tu dữ lắm.
2. Người dạy giới luật phải trì giới nghiêm chỉnh, không vi phạm một lỗi nhỏ. Đằng này người dạy giới luật mà vi phạm giới luật, làm sao người ta theo mình tu được? Tức là người dạy giới luật tri hành không hợp nhất.
Vì giới luật Patimokkha khô cằn nên người dạy giới luật không trì giới nổi.
Nghĩa là chính cái người dạy giới luật - giới bổn đó đó, giới bổn Patimokkha đó, họ cũng không giữ nổi nữa, thì họ làm sao họ dạy giới luật mà phát triển được?
Mà giới luật vi phạm thì ai ai cũng nhận thấy rõ.
Nghĩa là giới luật mà chúng ta vi phạm thì người nào cũng thấy rõ. Như bây giờ nói: “Tui giữ gìn giới luật” mà thấy sáng ông uống cà phê rồi thì tức là ông có giữ không? Thì như vậy là ông đã sai rồi, thì đâu có ông giấu đâu được!
Còn cái gì có thể giấu, Thiền Tông thì có thể giấu, chỉ ráng ngồi cho được hai, ba tiếng đồng hồ, nói: “Trời! Tui nhập định ở trong đó hai, ba tiếng đồng hồ!” Nhưng mà có nhập được gì đâu?
Chỉ ngồi cho có tụ đó thôi, chớ trong đó tâm nó lung tung cũng như là nó nhảy múa ở trong đó, cũng như cái rạp hát vậy đó. Lúc thì nó ngủ, nó buồn ngủ, nó ngủ gục ở trỏng, lúc nó hứng rồi bắt đầu nó nhảy múa lung tung cũng như đào kép ở trỏng, thì có cái gì mà khác lạ!
Cho nên ráng ngồi được là cũng là cái hình thức để cho người ta nói: “À, ông này ngồi được hai giờ còn mình mới ngồi ba mươi phút, mình thua ổng, cho nên ổng chắc có cái gì trỏng rồi!” Chứ thật ra đâu có cái gì ở trỏng! Đều là đồ điên khùng ở trỏng chớ cái gì!
Mà giới luật vi phạm thì ai ai cũng nhận thấy, nên người dạy giới luật không hứng thú bằng giảng kinh, luận thiền.
Phải không? Cho nên cái người mà dạy giới luật riết rồi họ hết dám à, mà chỉ có cái người dạy kinh, dạy luận, dạy thiền thì khoái lắm, dạy chúng mê lắm, cho nên phát triển dễ lắm.
Vì thế pháp sư học giáo lý, giảng kinh có thể lên tòa thuyết pháp dễ dàng.
Nghĩa là mình hút thuốc chớ mình lên mình giảng kinh được, không sao, phải không? Còn cái người mà dạy giới mà lên cầm điếu thuốc hút thì nguy hiểm, hay hoặc là để cái lon bia để uống giải lao đó thì chắc chắn là không được rồi! Cho nên cái ông đó lên tòa không được. Còn cái ông sư mà dạy kinh thì ổng lên tòa được, thuyết pháp rất là dễ dàng.
Có thể thâu đồ chúng nhiều, có thể được cả danh, lẫn lợi nữa.
Nghĩa là lúc bấy giờ mình giảng hay là người ta tập trung chớ gì? “Ông đó nói hay quá trời! Nói thiệt đúng lý, nói mình không có cãi được cái chỗ nào! Ví dụ cụ thể nữa, thực tế, sát thực ở trong cái đời sống của mình nữa, hay quá! Ông giảng sư này tuyệt vời!”
Cho đến như vậy là đồ chúng cũng đông nè, người ta nghe hay thì người ta theo ông thầy chớ gì, do đó thì danh có, lợi có, khoái quá chừng mà còn gì nữa!
(01:26:10) Thì như vậy giới luật nó bắt buộc danh lợi phải tém ra hết, cho nên ông thầy ở trong cái chòi tranh. Còn cái ông thầy dạy kinh này, trời ơi, càng ngày cái nhà ổng, cái chùa ổng càng sang lên, khoái quá! Cho nên đi làm pháp sư mà thì khỏe quá, mà đi làm giới sư thì thấy khổ quá, cho nên ai muốn làm luật sư đâu, phải không?
Cho nên thiền sư cũng vậy…
Thiền sư thì cũng ngon lắm chớ không có thua gì cái ông pháp sư đâu.
Thiền sư cũng vậy. Thiền sư có thể lên tòa thuyết pháp thiền, thu hút nhiều đệ tử và cả danh lẫn lợi nữa, nhưng rất dễ dàng.
Nghĩa là dùng cái pháp thiền mình nói ra, thì tự tại vô ngại mà, cả thậm chí như tranh Thập Mục Ngưu Đồ mà xách cá, xách rượu đi mà còn không phạm mà, phải không? Ăn thịt, uống rượu đâu có phạm tội đâu?
Cho nên thiền sư dễ dàng lắm, bao nhiêu tổ sư thiền của mình đã chứng minh điều đó, giải thoát hoàn toàn, đâu có bị ràng buộc! Giới người ta giới thể còn mấy ông là giới tướng mà, cho nên đâu có bằng tụi tui! Phải không?
Do chỗ đó đó, cho nên cái ông thiền sư thì thu đồ chúng dễ dàng lắm, miễn là ông nói sao mà có lý mà hợp lý, và dạy người ta ngồi được ba bốn tiếng đồng hồ hay bảy tám tiếng đồng hồ thì chắc ăn nhất!
Nghĩa là, cái người mới vô ngồi ba mươi phút là đau muốn chết rồi, còn cái ông này ngồi tám tiếng đồng hồ, mười hai tiếng đồng hồ không đau, tập luyện cho được vậy là mình làm cái tướng như vậy là cũng hấp dẫn người ta rồi.
Cho nên khoái, người nào cũng ráng mà ngồi cho bảy, tám tiếng đồng hồ cho ngon, nhưng mà trong đó cái tâm mình như thế nào? Như đống rác!
Còn tu chứng hay không, dường như các vị giảng kinh, thuyết thiền gần như không có trách nhiệm với các đệ tử của mình, chỉ đổ thừa căn cơ thấp kém nên tu lâu. Và người đệ tử có chợt ngộ một trạng thái nào do cái tưởng dục lưu xuất thì vội vàng ấn chứng cho người đó là ngộ Phật Tánh, nếu vị đó còn tham, sân, si thì bảo là còn tạp khí.
Nghĩa là: “Tui ngộ Phật Tánh sao giờ tui còn giận quá vậy?” Thì ông thiền sư biết làm sao? Trả lời: “Tại còn tạp khí!”
Bồ Tát còn tạp khí mà, mình mới chúng sanh mà, cho nên giờ còn giận hờn là còn tạp khí chớ sao! Đó là cái đổ thừa, để tránh né qua cái chỗ mình ấn chứng nó không đúng, chớ không phải là gì hết.
Chứ còn một người tu rồi thì người ta đâu có còn tham, sân, si nữa. Bởi vì ly dục ly bất thiện pháp mà, mà có Sơ Thiền của người ta thôi, thì đây là mới có cái giới đức của người ta mà người ta đã được ở chỗ đó rồi. Còn mình đi tới quá xa rồi, ngồi quá nhiều rồi, mà thế mà vẫn còn tham, sân, si, mà thấy được Phật Tánh.
… Phật Tánh, nếu vị đó còn tham, sân, si thì bảo là còn tạp khí.
Hầu hết các vị tu theo kinh giáo và thiền thời nay không có kinh nghiệm của bậc chân tu nên hỏi ra vị nào cũng còn tham, sân, si như thế tục, tuy cường độ có giảm nhẹ hơn một chút, thậm chí như các bậc thầy, giảng sư, thiền sư vẫn còn tạp khí nên che đậy bằng lối “Bồ Tát còn tạp khí."
Đúng ra là họ tu chưa đúng pháp môn của Phật, chỉ tưởng tượng theo chữ nghĩa, theo các tổ đi trước, người trước sai, người sau kế tục cũng thành sai và tiếp tục sai mãi, từ đó Phật giáo có người tu mà mất gốc, không còn ai tu chứng nữa./.
HẾT BĂNG