Skip directly to content

35 - NGUỒN GỐC TĂNG ĐOÀN VÀ GIỚI LUẬT

GIÁO ÁN ĐƯỜNG LỐI TU TẬP ĐẠO PHẬT 35 - NGUỒN GỐC TĂNG ĐOÀN VÀ GIỚI LUẬT

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Thời gian: 1997

1- GIỚI BỔN CHỈ LÀ BỔ TÚC THÊM CHO GIỚI HẠNH

(00:00) Về giới bổn Patimokkha, hôm nay Thầy muốn như thế này. Bởi vì về giới nó cũng rất là nhiều mà cái thời gian chúng ta thì còn quá ít, cho nên Thầy muốn đại khái để mà chúng ta không có dài dòng nhiều, để chúng ta hiểu qua cái giới bổn cho nó nhanh chóng.

Và đồng thời thì cái cần thiết cho cái đời sống tu hành của chúng ta là cái giới hành, mà bước sang qua cái giới hành là rất là quan trọng. Vì vậy mà chúng ta còn cái thời gian rất ngắn, cho nên chúng ta dành cái thời gian đó để mà Thầy giảng hết cái giới hành để cho quý thầy khi mà rời khỏi đây, quý thầy nắm được cái giới hành mà về tu tập thì cái điều đó là điều quan trọng.

Còn cái giới bổn nó chẳng qua nó bổ túc thêm những cái oai nghi tế hạnh của cái giới hạnh của chúng ta mà thôi, cho nên chúng ta học để hiểu, và đồng thời chúng ta biết được những cái sai của các kinh giới mà các bậc tôn túc và tổ viết về các bộ kinh giới đều là sai, thì chúng ta biết để mà chúng ta không có nhẩm theo các bộ kinh giới đó mà chúng ta nên lấy những cái kinh giới ở trong kinh điển nguyên thủy của Phật, ở trong kinh A Hàm của Phật mà làm cái gốc giới để mà chúng ta tu tập, chớ không phải chúng ta lấy cái kinh giới của các ngài mà gọi là giới bổn đó làm cái chỗ làm thầy chúng ta.

Cho nên ở đây cần thiết là chúng ta chỉ hiểu mà thôi, để biết được cái sai cái đúng của giới bổn của đạo Phật hiện giờ là hầu như các tổ về giới luật đều viết nó theo cái ý muốn của mình hơn là dựa vào cái ý của Phật mà viết ra. Cho nên do vì vậy đó mà chúng ta hiểu thôi, rồi chúng ta lấy những cái oai nghi chánh hạnh của nó, cái nào đúng để chúng ta bổ túc cho cái phần giới hạnh của chúng ta.

Còn về cái phần giới hạnh mà chúng ta tu tập thì đây là những cái pháp đúng để chúng ta ly dục, ly bất thiện pháp, và từng đó chúng ta nhờ cái giới hạnh, cái giới hành đó mà chúng ta thực hiện cái đời sống chúng ta thì chúng ta mới có ly dục, ly bất thiện pháp, chúng ta mới nhập thiền, chúng ta mới có trí tuệ siêu việt, chớ còn không khéo thì chúng ta cứ nhẩm lại ba cái giới này thì nó lại mất thì giờ chúng ta rất nhiều.

Cho nên đến đây Thầy cũng cô đọng lại, không có nói dài dòng, không có đem những kinh giới ra mà nói nặng nói nhẹ nữa. Bởi vì chúng ta đã hiểu nó là sai rồi thì giờ có nói bao nhiêu đi nữa thì nó cũng sai, nó đâu có gì ích lợi cho chúng ta nữa mà lại làm mất thì giờ. Vì vậy mà Thầy sẽ cố gắng mà cô đọng lại cho nó gọn, và để chúng ta hiểu đại khái là đủ rồi.

Giới bổn Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni giới là đại giới trọng yếu trong Phật Giới, giới hạnh phong phú nhất. Nhìn từ góc độ trụ thế của Phật pháp, Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni giới giải thoát, còn ngoài ra thì giới này rất là trọng yếu cho sự trợ giúp về giới hành…​

Nghĩa là trong cái giới bổn nó trợ giúp cho chúng ta chỉ hiểu nó để mà chúng ta tập luyện những cái oai nghi của chúng ta cho đúng cách, để cho nó trợ giúp cho cái giới hành của chúng ta là ly dục, ly bất thiện pháp, một cách rất là quan trọng trong cái việc hành trì Giới - Định - Tuệ của Phật.

Vì giới này rất trọng yếu và trợ giúp cho giới hành ly dục, ly bất thiện pháp, rất quan trọng trong việc hành trì Giới - Định - Tuệ.

(03:14) Tức là chúng ta trở về Tam Vô Lậu Học đó, thì chúng ta mới thấy cái giới bổn nó chỉ là trợ giúp cho cái oai nghi của cái giới hạnh, mà nó giúp cho cái giới hành của chúng ta tu tập để chúng ta ly dục ly bất thiện pháp.

Trong Đại Tạng Kinh Hán Dịch có Quảng Bản Đại Luật của Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni giới có bốn hoặc là năm trăm quyển, đó là chưa kể đến phần chú sớ, trứ thuật của Lịch đại tổ sư về giới.

Nghĩa là trong cái tạng kinh giới nó quá nhiều chớ không có ít, không có thể ai mà đọc hết được, vì các ngài đặt ra đủ thứ đủ loại ở trong đó, rồi lặp đi lặp lại trùng hợp với nhau đủ cách ở trong đó.

Như hồi nãy Thầy thấy từ cái giới Sa Di không mà họ đặt ra Lục Pháp này Lục Pháp kia, rồi lấy oai nghi cũng đặt ra thế này thế kia để thành ra những cái giới bằng cách này bằng cách khác. Họ làm tùm lum đủ thứ hết mà không có một cái điểm chính của nó để mà được giải thoát.

Xét qua bộ luật, sư Thánh Nghiêm nói:

“Thật tâm mà nói, chính tôi cũng chưa thật xứng đáng là một Tỳ Kheo của Tỳ Kheo giới, thậm chí tôi cũng không phải là một Sa Di đúng như pháp, tôi chỉ là một Ưu Bà Tắc hiện tướng xuất gia mà thôi…​”

Đó thì giới sư Thánh Nghiêm khi ông viết đến đây thì ông mới thấy được rõ ràng là chính ông chưa phải là một vị Tỳ Kheo giới đâu, nghĩa là chưa phải là một Tỳ Kheo của Tỳ Kheo giới đâu. Thậm chí ông còn nói rằng ông chưa có phải đúng là một Sa Di mà như pháp nữa.

Nghĩa là ông thấy cái cách thức sống ăn ngày hai ba bữa, rồi sống trong cái ngôi nhà sang cả như vậy thì làm sao mà cái giới luật của ông nghiêm chỉnh được, cho nên ông nói ông chỉ là một Ưu Bà Tắc hiện tướng của xuất gia, nghĩa là mặc y áo của người xuất gia chớ ông là Ưu Bà Tắc mà thôi.

Thiệt ra Thầy thấy ông cả gan mà dám tự nhận mình như vậy là một cái người cũng phải có cái sự nghiên cứu ở trong kinh sách này. Và chính vì vậy đó mà ông Thánh Nghiêm ổng viết cái cuốn Giới Luật Cương Yếu này, do cái sự nghiên cứu của ổng, ổng mới viết ra cái cuốn luật này, và đồng thời ông cũng tự phê bình mình một cách rất là xứng đáng, tự nói lên những cái điều mà mình nhận xét qua cái giới luật của mình chưa có xứng đáng là một vị Tỳ Kheo.

“…​ dẫu cho muốn thực hành đúng như luật cũng khó khăn biết bao! Vì thế, nội dung của thiên này tôi vẫn không cổ động độc giả chưa đầy đủ Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni giới đọc. Nhưng đương nhiên tôi cũng không kịch liệt phản đối.”

Nghĩa là cái ông giới sư Thánh Nghiêm này ổng cũng không phản đối, mà ổng cũng không có khuyến khích chúng ta đọc giới. Bởi vì khuyến khích chúng ta đọc giới thì chúng ta thấy những cái tỳ vết, những cái xấu xa của chúng ta quá đầy đủ, không có chỗ nào chúng ta không phạm.

Mà ổng cũng không phản đối về vấn đề mà mình đọc hay không đọc, ổng cũng rộng rãi chỗ đó. Còn các tổ của mình thì cấm đoán, thôi không có cho đọc. Còn cái ông này khi mà nghiên cứu giới rồi thì ổng đã suy ngẫm được, ổng đã thấy được.

Trong cái thời đại chúng ta có những bậc giới sư họ cũng đã thấy được cái chỗ sai, chỗ đúng, cho nên sư Thánh Nghiêm ông có cái lời nói Thầy thấy rất là chí lý lắm.

Ông hiểu mình đó, hiểu giới luật được đó, nhưng mà ổng không dám động, coi như ổng không dám nói là các tổ sai đâu, không dám nói là các tổ thêm bớt cái gì, không dám nói. Nhưng mà ông nói như vậy, chúng ta đã biết ông đã hiểu được tất cả các giới bổn đúng sai, ông đã hiểu hết rồi, nhưng mà ông không dám động các tổ.

2- NGUỒN GỐC CỦA TĂNG ĐOÀN VÀ GIỚI LUẬT

2.1- Ý NGHĨA TÊN GỌI TỲ KHEO VÀ TỲ KHEO NI

(06:39) Nguyên khởi của Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni.

1. Vì sao gọi là Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni?

Tỳ Kheo là dịch âm của phạn văn là Bhiksu, ý nghĩa chủ yếu của nó là khất sĩ. Trên thì theo Như Lai khất cầu Phật pháp để dưỡng dục huệ mạng của pháp thân, dưới thì hướng về thế gian xin cầu cơm áo để nuôi sống sinh mạng của sắc thân, vì thế gọi là khất sĩ.

Ngoài ra còn các nghĩa phụ: Bố ma, phá ác, tịnh mạng, tịnh trì giới.

Nhân vì xuất gia học Phật làm Tỳ Kheo là muốn liễu sanh thoát tử, không còn bị sự khuấy nhiễu và chi phối của ma nghiệp cùng ma cảnh, ma vương bớt đi một ma dân để lợi dụng và chi phối, cho nên ma cảm thấy sợ hãi vì thế gọi là “bố ma”.

Nghĩa là Tỳ Kheo phải hiểu là còn cái danh từ gọi là bố ma. Chữ “tỳ kheo” thì gọi là khất sĩ, là trên thì xin pháp, cầu pháp, dưới thì xin cơm để ăn sống, để tu hành gọi là khất sĩ, nó có cái nghĩa khất sĩ, nhưng nó còn có cái nghĩa là bố ma.

Bố ma có nghĩa là làm cho tất cả những cái sự sợ hãi của ma chướng, ma nghiệp nó không còn khuấy động mình nữa, gọi là bố ma.

Tỳ Kheo trì giới khai phá được phiền não ác nghiệp, ly dục ly ác pháp, vì thế gọi là “phá ma”.

Đó, thì cái chỗ mà - cái Tỳ Kheo còn cái tên là phá ma. Nếu mình không gọi Tỳ Kheo thì mình gọi là cái vị tu sĩ phá ma thì nó là cũng Tỳ Kheo, hay hoặc là cái vị Tỳ Kheo bố ma thì đó là - hay hoặc là vị tu sĩ bố ma, hay hoặc vị tu sĩ phá ma.

Tỳ Kheo không làm các nghề buôn bán, trồng trọt, thợ thuyền mưu sinh, mà chỉ thanh tịnh khất thực để tự sống, vì thế mà gọi là “tịnh mạng”.

Hay là tinh mạng. Ở trong cái chỗ đó nếu mà nói về Tỳ Kheo thì nói là tịnh mạng, thì thay vì mình gọi là Tỳ Kheo thì mình gọi cái vị tu sĩ đó là tịnh mạng.

Tỳ Kheo đem cả hình tướng, thọ mạng của suốt cuộc đời mình mà kiên trì giới luật thanh tịnh, làm gương hạnh buông xả ly dục ly ác pháp, vì thế gọi là “tịnh trì giới”.

Nó còn có cái tên - Tỳ Kheo gọi là tịnh trì giới.

Dịch âm còn gọi là Bí Sô…​

Dịch cái âm của nó, cái tên Tỳ Kheo đó, dịch cái âm nó gọi là Bí Sô.

…​ hay là Bật Sô.

Người xưa dịch âm là Bí Sô, còn người nay gọi là Tỳ Kheo.

Người ngày xưa đó thì người ta gọi Tỳ Kheo đó là Bí Sô, còn bây giờ mình gọi là Tỳ Kheo.

Tỳ Kheo Ni là dịch âm của Phạn văn Bhiksuni, ý nghĩa của nó cũng tương đồng với Tỳ Kheo, chỉ dùng chữ “ni” biểu tượng cho nữ tánh mà thôi.

2.2- PHẬT GIÁO PHẢI LẤY GIỚI LUẬT LÀM TRUNG TÂM

(09:51) Phật giáo nói ba đời chư Phật đều có 7 hoặc 9 chúng đệ tử tăng tục nam nữ. Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni đứng trong 7 chúng, đây là hai bậc cốt cán trong đạo Phật.

Thời Đức Phật còn tại thế, hoạt động của Phật giáo lấy Đức Phật làm trung tâm. Sau khi Phật diệt độ, thay vì 7 chúng hoạt động Phật giáo lấy giới luật làm trung tâm, họ lại lấy những người xuất gia làm trung tâm, do thế Phật giáo càng lúc càng suy thoái, người tu sĩ giữ gìn giới luật không còn nghiêm chỉnh, chỉ có người tu mà không có chất lượng tu.

Đó thì bởi vì khi mà Đức Phật còn tại thế thì tất cả các vị Tỳ Kheo, những người tu sĩ lấy Phật mà làm cái trung tâm của mình. Sau khi mà Phật diệt độ rồi, thay vì Phật di chúc lấy giới luật của Phật làm trung tâm tu tập của mình, thì hiện giờ người ta không có lấy giới luật của Phật mà làm trung tâm mà người ta lấy 7 cái chúng này người ta làm trung tâm của người ta tu hành.

Cho nên từ cái lấy 7 cái chúng này do đó Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, rồi Sa Di, Sa Di Ni, rồi cư sĩ nam, cư sĩ nữ đó, 7 cái chúng đó, mà họ lấy cái 7 chúng đó mà họ làm cái Tăng đoàn của họ, họ lấy chúng tăng đó họ làm cái chỗ trung tâm tu tập của họ, cho nên từng đó giới luật nó bị mất đi, do đó Phật giáo càng lúc càng suy thoái.

Và người tu sĩ giới luật không còn nghiêm chỉnh là vì không có lấy giới luật - thay vì ông Phật đã dạy cho chúng ta đó, khi Đức Phật nhập diệt là lấy giới luật làm thầy, làm chỗ nương tựa, thì khi Đức Phật còn thì mình lấy Phật làm chỗ nương tựa, làm cái trung tâm tu tập, mà ông Phật chết rồi thì lấy giới luật, đằng này không có lấy giới luật mà lấy chư tăng, lấy 7 chúng của Phật làm cái chỗ nương tựa của mình. Cho nên từ đó nó sai, sai lần sai lần, cho đến bây giờ thì chúng ta thấy không còn cái cách gì mà chúng ta cứu vãn được trong cái Phật giáo được nữa.

Tăng đoàn xuất gia hoạt động của Phật giáo mà không lấy giới luật của Phật làm cuộc sống cho chính mình thì Phật giáo ở thế gian này sẽ mất đi giá trị tôn giáo của nó, mà chỉ còn có giá trị của triết học hoặc học thuyết văn hóa.

Nghĩa là bây giờ chúng ta thấy Phật giáo bây giờ nó chỉ là nằm trên triết học của nó và cái học thuyết văn hóa của nó thôi, chớ nó không còn có nghĩa gì của tôn giáo nữa hết. Nghĩa là giới luật nó quét sạch hết rồi, đâu còn. Người tu sĩ bây giờ phạm như vậy thì chúng ta thấy nó đâu còn gì mà Phật giáo nữa?

2.3- LỊCH SỬ TĂNG ĐOÀN TRONG GIỚI BỔN CÓ NHIỀU MÂU THUẪN

(12:19) Sự xuất hiện Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni.

Trên hành tinh này, chúng ta không còn nghi ngờ gì nữa về sự xuất hiện của Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni…​

Nghĩa là hiện giờ trên Trái Đất của chúng ta có - như vậy là chúng ta nói Phật giáo có.

…​ (là do) cách đây hơn 2500 năm về trước, trong nhân loại xuất hiện một ngôi sao sáng, đó là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngài ra đời cứu tất cả chúng sanh thoát cảnh khổ ách của kiếp người.

Trong Ngũ Phần Luật có chia 11 thứ Tỳ Kheo; Khất Tỳ Kheo không phải là Tỳ Kheo đúng như pháp của Phật. Riêng 7 chúng của đạo Phật là hoàn toàn không giống đồ chúng của ngoại đạo. Chính ngoại đạo cũng chưa có thể phân chia đồ chúng của mình ra thứ bậc kỹ lưỡng như Phật giáo.

Cái sự tu tập theo Phật giáo, từ cái chỗ mình ly tất cả các dục thì mình phải ly từng phần, từng phần, cho nên vì vậy do cái sự tu tập đó mà người ta chia làm 7 chúng. 7 chúng tức là 7 cái giai đoạn tu tập chớ không phải 7 chúng là có 7 cái giai cấp chúng ở trong đó đâu, 7 cái giai đoạn tu tập giới luật của Phật đó.

Chúng ta phải hiểu như vậy. Hầu như người ta nghĩ rằng 7 chúng là 7 cái giai cấp đệ tử của Phật, không phải. Bảy chúng tức là 7 cái giai đoạn tu tập theo cái giới luật, theo cái giáo pháp của Phật.

Nghĩa là cái người cư sĩ mới vào tu như thế nào, và cái người mà cận sự nam, cận sự nữ tu như thế nào, mà cận trụ nam, cận trụ nữ tu như thế nào, và khi mà thọ Sa Di thì phải tu như thế nào, rồi thọ Tỳ Kheo phải tu thế nào.

Đó là những cái vai trò, cái giai đoạn từng cấp bậc, lớp để mà tu tập chớ không phải là trong cái hàng giáo phẩm có sự cao thấp ở trong đó, nó không phải như vậy, không phải chia chúng ra làm cái sự cao thấp, mà là chia cái chỗ tu tập có sự cao thấp.

Thí dụ như bây giờ cái người cư sĩ mới vào đó, cận sự nam hay cận sự nữ mới vào tu thì họ phải vào lớp 1 đó, rồi bây giờ cận trụ nam, cận trụ nữ là phải lớp 2 đó, rồi Sa Di, Sa Di Ni là lớp 3 đó.

Đó tuần tự nó đi lên, đi lên như vậy, thì chúng ta thấy cái lớp học của Phật giáo để giải thoát nó phải đi từng giai đoạn của cái cấp bậc học, chớ không phải là cấp bậc của người đó lớn hay người đó nhỏ, mà nghe nói Tỳ Kheo là lớn, mà Sa Di là nhỏ, không phải. Tại vì người ta còn đang học ở lớp nhỏ chớ chưa phải là người ta nhỏ. Mình phải hiểu như vậy mới hiểu được Phật pháp.

Căn cứ vào Ngũ Phần Luật quyển 15: Sau khi thành đạo đầu tiên Ngài nhận sự cúng dường của hai người lái buôn tên là Ly Vị và Ba Lỵ.

(15:01) Nghĩa là đầu tiên sau khi mà Đức Phật thành đạo đó, thì đầu tiên Ngài đã nhận hai cái người cư sĩ chớ không phải là nhận tu sĩ đâu, đó đầu tiên.

Nhưng mà ở trong này nó lại quên rằng - Thầy có nhắc lại, trong cái kỳ trước Thầy có giảng - đầu tiên Đức Phật đã nhận một người cư sĩ đầu tiên chớ không phải là hai vị lái buôn này, sau này rồi kế đó thì mới nhận hai vị lái buôn này là ba vị cư sĩ đầu tiên của mình.

Nhưng ở trong giới luật thì các thầy đã nhớ rằng lúc mà Thầy giảng cái đó, khi lúc bấy giờ chỉ có một mình Đức Phật cho nên nó đâu có Tam Bảo, nhưng mà nhất thể Tam Bảo thì Phật nó đã đủ Tam Bảo hết rồi, nó không thể nào mà sai được.

Vậy mà trong giới luật nói Đức Phật khi mà cho hai người cư sĩ này quy y thì chỉ có Nhị Quy Y mà thôi chớ không có Tam Quy Y, nghĩa là quy y Phật, quy y Pháp thôi chớ còn Tăng không có. Đó là cái sai không có thấy được nhất thể Tam Bảo, đó là cái sai.

Mà khi Đức Phật nhận năm anh em Kiều Trần Như để trở thành tu sĩ của mình, thì lúc bấy giờ đâu có cái Tăng đoàn đâu mà gọi là Tam Bảo? Thế mà mấy vị này cũng vẫn là Tỳ Kheo, thì như vậy là như thế nào? Thì phải là nhất thể Tam Bảo, thì lúc bấy giờ các vị đó phải hướng về Tam Bảo Phật - Pháp - Tăng rồi, chớ không phải là chỉ có Đức Phật không.

Cho nên những kinh sách mà họ dạy về giới luật thì họ đặt ra như Nhị Quy Y chớ còn không có được mà Tam Quy Y: quy y Phật, quy y Pháp.

Phật lại còn cho con gái của bà la môn Tư Na tên là Tu Xà Đà thọ Nhị Quy Y.

Nghĩa là theo Đức Phật - mà theo Thầy thấy ở trong kinh giới này nó cho rằng Đức Phật đã cho hai cái người lái buôn làm cư sĩ đầu tiên, rồi kế đó một người con gái là ba người.

Nhưng mà sự thật ở trong kinh thì Thầy thấy rằng cái người đầu tiên là chỉ một ông già, đầu tiên là làm đệ tử cư sĩ đầu tiên của Đức Phật, rồi kế hai vị lái buôn này là Ly Vị và Ba Lỵ này, kế đó là hai vị cư sĩ này kế đến, rồi sau đó là mới có cái con gái tên là Tu Xà Đà thọ Tam Quy - kế đến đó là cái vị con gái này.

Coi như là có bốn, đầu tiên Đức Phật thành đạo thì độ bốn người cư sĩ đầu tiên, mà trong đó là ba người nam, một người nữ.

Đọc qua Ngũ Phần Luật giới bổn ta thấy sai, không đúng trong giới kinh. Trong giới kinh Phật độ cư sĩ đầu tiên là cha của Da Du Đà, rồi kế đó mới hai người lái buôn Ly Vị và Ba Lỵ, và sau nữa mới quy y cho cô gái Tu Xà Đà, thì đó là bốn người.

Phật - Pháp - Tăng, tại sao có một mình Phật mà đủ Phật - Pháp - Tăng? Thì đó là nhất thể Tam Bảo. Do thế ta thấy kinh giới trong giới bổn hay bịa đặt và viết sai về sự thật ở trong thời Đức Phật như vậy.

Họ muốn viết sao họ viết, họ muốn đặt sao họ đặt, họ muốn thêm thắt như thế nào là họ tự thêm lấy.

(18:04) Mà trong giới kinh thì lẽ đương nhiên là phải dựa vào kinh mới nêu ra giới, còn bây giờ kinh nó không có mà giới lại có thì Thầy cũng thấy cái điều đó, đặt cái câu hỏi để rồi chúng ta phải tìm thấy cái chỗ nào đúng cái chỗ nào sai về sau mà để thực hiện được cái sự giải thoát, chớ không phải là cái chỗ đúng sai để rồi chúng ta chết ở chỗ đó, mà để đi tìm cái chỗ đúng sai mà làm gì, để biết để mà chúng ta tránh mà thôi.

Lần chuyển pháp luân lần đầu tiên tại vườn Lộc Giả, Phật độ năm anh em Kiều Trần Như. Thế mà trong kinh giới Tứ Phần Luật Thọ Giới Kiền Độ nói rằng Phật độ 5 người thị tùng theo Phật ở buổi đầu xuất gia, 5 người thị tùng này do vua Tịnh Phạn phái đến vừa hầu hạ thái tử mà vừa phục vụ thái tử tu hành. Điều này hết sức vô lý.

Đó thì các thầy thấy nó đặt ra như thế này nè. Theo Thầy đọc ở trong giới kinh thì khi mà Đức Phật đến cái chỗ tu tập ở cái vườn nai đó thì nhà vua Bình Sa Vương mới thấy Đức Phật tu như vậy đó, là cái hạnh như vậy, thì nhà vua mới nghĩ rằng chia cho Đức Phật nửa cái giang san của mình cai trị, nhưng Đức Phật từ chối, tu hành.

Do cái sự tu tập đó thì nhà vua mới tìm những cái vị ở trong nước mà tu hành của mình, mà tu những hạnh tốt, để rồi cho vào ở trong cái khu rừng nai đó để cùng Đức Phật mà làm bạn tu hành.

Còn cái này thì lại nói rằng là do vua Tịnh Phạn cho năm cái người thị tùng này giả làm cái người tu tập để theo mà vừa hầu hạ Phật mà vừa tu tập.

Cho nên nếu mà năm cái người này, năm anh em Kiều Trần Như là thị tùng của Phật thì làm sao mà dám chống đối Phật? Cho nên Phật mà bỏ cái khổ hạnh thì năm người này đâu có dám chống đối. Vì những người này là những người tu khổ hạnh, cho nên khi thấy Phật mà lợi dưỡng lại thì họ không có ưa Phật rồi.

Cho nên đó là những cái mà chúng ta thấy nó sai ở trong cái sử, nó không có đúng. Do vì vậy mà Thầy thấy nó nhiều cái ở trong kinh giới mà các tổ đặt ra nhiều cái nó không đúng là lịch sử.

Điều này hết sức vô lý. Trong giới kinh không có nói, thế mà ở đây các tổ lại dựa vào đâu mà lại đặt ra như thế này? Đây quý thầy nghe tiếp Luật Kiền Độ kể:

“Sau vì thái tử bỏ sự khổ hạnh cực đoan, làm cho năm người thị tùng hiểu lầm cho rằng thái tử thoái đạo tâm, vì thế họ khinh khi và ly khai thái tử.”

Đó. họ làm thị tùng mà họ dám khinh khi thái tử, họ ly khai thái tử thì Thầy cũng chả hiểu như thế nào! Nếu mà họ là cái người tu thì họ khinh khi là phải, họ ly khai thái tử là phải, còn họ là thị tùng đâu có nghĩa là - vua sai họ đến đó để phục vụ thái tử, thế mà họ lại khinh khi thái tử thì cái lý đó các tổ viết ra nó không vững.

“Sau khi thái tử thành đạo, Ngài nhớ lại năm vị Tỳ Kheo này làm việc khó nhọc phục vụ Ngài, không kể nóng lạnh hầu hạ cúng dường, nên trước tiên độ năm người này.”

(21:15) Nghĩa là Đức Phật thành đạo rồi mới nghĩ đến năm cái vị thị tùng này. Khi mình ở đây, năm cái người này là lo cơm nước, hay hoặc là nóng lạnh này, lo này kia cho mình, săn sóc cho mình đủ thứ cho nên nhớ, bây giờ mới về độ mấy người này.

Cái này là cái sai nữa. Thầy thấy sự thật ra một khi mình đi tu rồi mà còn người hầu hạ thì làm sao? Thiệt ra đi tu mà còn có người kẻ hầu người hạ thì Thầy thấy - bây giờ Đức Phật cởi y cũng có người lại cởi y, rồi phơi, rồi giặt cho Đức Phật, thì như vậy là Đức Phật thôi ở nhà đi chứ đi tu làm gì?

Đó là những cái mà Thầy thấy…​ Mà nhớ công ơn của những người hầu hạ này, bây giờ Đức Phật mới trở về! Thiệt ra không phải vậy. Thầy thấy không phải cái điều đó đâu.

Đến đây quý thầy có thấy các bộ luật này đặt điều không?

Nếu quý thầy thấy rõ thì quý thầy thấy người ta thêm thắt, người ta đặt những cái điều mà nó không có mà người ta đặt ra được.

“Tỳ Kheo Ni xuất hiện rất muộn. Ngày Đức Phật thành đạo cũng là ngày mà Tôn giả A Nan chào đời.”

Nghĩa là cái ngày mà Đức Phật tu thành đạo thì cái ngày ông A Nan mới có sanh à. Đó.

Sau Phật thành đạo 25 năm thì Ngài A Nan mới làm thị giả cho Phật.

Tức là khi Đức Phật thành đạo thì Ngài A Nan mới có sanh, mà sau 25 năm thì Đức Phật mới có - ông A Nan mới làm thị giả cho Phật, thì như vậy là cái thời gian chúng ta thấy như thế nào?

Và ni chúng mà được xuất gia là có ông A Nan xin, nếu không có ông A Nan xin thì ông Phật đâu có chấp nhận cho bên ni tu tập. Thì như vậy là từ cái ngày mà Đức Phật thành đạo cho đến khi mà Đức Phật nhận ni tu hành đó, là 25 năm.

Do lúc bấy giờ là ông A Nan là thị giả hầu Phật là 25 năm sau khi Ngài thành Phật thì ông A Nan 25 tuổi, thì như vậy là bây giờ ông A Nan mới xin Phật cho ở bên ni xuất gia, thì như vậy là bên ni xuất gia rất là muộn, mà tăng là rất sớm, trước 25 năm.

Còn trong Tứ Phần Luật San Bổ - Tùy Cơ Yết Ma Tùy Giảng Biệt Lục của Đại sư Hoằng Nhất lại dạy: “Sau khi Như Lai thành đạo 14 năm, Di mẫu ái đạo cầu xuất gia.”

14 năm - thì như vậy là không đúng, ông A Nan mới có 14 tuổi làm sao mà ai xin cho bà xuất gia? Cho nên trong cái kinh giới nó nói cái thời gian mình thấy nó cũng không có đúng rồi đó.

Ở đây đem giới bổn so với giới kinh qua những câu chuyện lịch sử như vậy thì hầu hết các luật sư viết luật tự mình đặt ra không cần biết đúng sai. Nếu không có lịch sử trong giới kinh thì ai biết cái gì đúng? Do thế chúng ta có tin được giới bổn hay không?

Đó, đem những câu chuyện này ra mình thấy nó quá rõ ràng là các ông luật sư muốn viết sao thì viết à!

Rõ ràng là 25 năm sau ông A Nan mới làm thị giả cho Đức Phật, mà bây giờ đây mới có 14 năm là bà Di mẫu đã đi cầu xuất gia rồi. Ai mà xin? Ông A Nan mới 14 tuổi mà ổng xin Phật được sao? Ổng chưa đi xuất gia làm sao mà xin được!

Tức là ông A Nan ổng vào tu với Phật là ổng là Tỳ Kheo chớ đâu phải là còn Sa Di, thì ít ra cũng phải 20 tuổi chớ đâu có dưới 20 tuổi được, mà mới 14 tuổi làm sao ổng xin? Thì quý thầy thấy có vô lý không?

Như vậy chúng ta có đáng tin ở cái giới bổn của các luật sư viết ra không? Họ thêm - họ muốn cái nào họ đặt ra, họ thêm họ thắt cái gì cũng được hết, họ muốn làm sao cũng được hết.

Thiệt ra Thầy thấy cái người tu hành đời sau này người ta muốn đặt cái gì cũng được hết, người ta không dựa vào một cái bản kinh nguyên gốc, cái sự thật của Phật giáo để giữ nó cho nó chính cái nguồn gốc của nó, để đừng có làm lệch lạc.

2.4- GIỚI LUẬT LÀ PHÁP MÔN TU HÀNH

(24:55) Chủng loại của giới luật Tăng Ni.

Giới luật của đạo Phật là một pháp môn tu hành để được giải thoát vì chính nó mới lìa được mục đích đau khổ chớ đâu phải pháp môn nào khác mà lìa được!

Nguyên nhân gốc khổ của con người là lòng ham muốn thì chỉ có giới luật của Phật mới lìa được, ly dục ly ác pháp. Mà đã ly dục ly ác pháp là đã giải thoát.

Nghĩa là khi mà chúng ta đã ly dục ly ác pháp thì tâm chúng ta đã giải thoát rồi, ác pháp là những cái tâm tham, sân, si là ác pháp, mà dục là những cái lòng ham muốn của mình, thế mình ly được thì đó là giải thoát rồi, do đó nó cũng là chấm dứt sanh tử luân hồi của mình rồi.

Vậy thì giới luật nó giúp cho chúng ta thành một cuộc sống ly dục, ly bất thiện pháp. Mà bây giờ giới luật mà như vậy thì nó có ly được không? Nó không ly được thì làm sao mà giải thoát được!

Cho nên Phật chế giới luật là một điều cần thiết quan trọng cho việc tu hành giải thoát của đạo Phật. Việc hoàn thành giới Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni cũng không phải là việc làm trong một ngày, một lát mà phải có một thời gian.

Nhất là giới luật vừa là một pháp môn tu tập, vừa là một ông thầy chỉ đạo cho việc tu hành, cho nên nó rất là quan trọng. Vì biết nó là người thừa kế Đức Phật sau này nên Ngài phải hoàn chỉnh nó trước khi ngài nhắm mắt để nó thay Ngài dẫn dắt các đệ tử và làm sáng tỏ Phật pháp muôn đời.

Giới luật của Phật, chúng ta thấy Đức Phật chưa từng chủ động chế qua một điều giới nào. Chẳng qua vì lý do nơi người phạm lỗi bị sự chê trách của người ngoài, rồi đó các đệ tử thiểu dục tri túc, thích hạnh đầu đà, biết hổ thẹn, biết sống trầm lặng cô đơn, biết dùng giới luật ly dục ly ác pháp nên trình lại với Đức Phật.

Nghĩa là trong cái số chúng đó đó, có những người mà người ta biết thiểu dục tri túc, người ta thích hạnh đầu đà, người ta biết hổ thẹn những cái lỗi lầm, người ta thường sống trầm lặng cô đơn, người ta biết dùng giới luật để ly dục, ly bất thiện pháp, nên khi thấy có một số người Tỳ Kheo tu tập mà nó phạm như vậy, do đó các Ngài mới đến trình với Phật là người cư sĩ họ chê các Tỳ Kheo đó giới luật như vậy, vậy - hay hoặc là những cái hành động nó như vậy chớ trước kia thì chưa có giới luật - cho nên những cái hành động đó người ta chê trách như vậy thì Phật nghĩ như thế nào?

(27:29) Do cái sự sai đó mà Đức Phật mới chế ra, mà chế ra để nhằm, để cho chúng ta ly cái tâm dục của chúng ta. Chớ không phải chế ra để mà làm cho người ta tốt để cho được người ta khen, mà chế ra là nhằm - Đức Phật biết rằng cái phạm đó là cái nhân để gieo cái tâm nó không có ly dục, cái tâm đó nó sẽ đi đến cái ác pháp, cho nên Phật nương vào chỗ đó mà chế ra.

Chế giới vì lợi ích tu hành cho đại chúng, vì thuận theo yêu cầu của đại chúng, Đức Phật còn đem những điều giới để mà đem ra tu sửa hai ba phen.

Nghĩa là Đức Phật khi mà chế một cái giới rồi mà thấy nó chưa được hoàn chỉnh thì Đức Phật đem cái giới đó ra nữa, sửa nó lại bằng cách chế lại cho nó giảm bớt hoặc là nó tăng lên, để giữ gìn cho nó ly dục, ly bất thiện pháp cho được. Đó là chế một cái giới nhiều phen lắm chớ không phải là một phen.

Chúng ta đọc ở trong kinh giới Đức Phật chế ra rồi thì thấy cái giới đó chế ra như vậy, nó chỉ trong các thời đó nó hiệu quả, nhưng nó có những cái sai khác nó nhẹ hơn thì phải chế nó lại, làm cho nó đúng cái trường hợp đó, cái thời gian đó.

Cho nên Phật cân nhắc từng cái thời gian để cho các giới đó nó hoàn chỉnh được, khi mà Đức Phật nhập diệt thì nó sẽ hoàn chỉnh, cho nên không gian và thời gian nó không có lỗi thời nữa, cho nên không còn ai sau này mà chế thêm chế bớt được.

Còn bây giờ chúng ta chế thêm chế bớt đủ loại, mà chúng ta thấy nó có hợp không? Nó không có hợp, nó đâu có bằng ông Phật, lúc bấy giờ mà ổng chế ra ổng đã cẩn thận và kỹ lưỡng mà chế ra nhiều lần.

Đây là biểu hiện tinh thần dân chủ một cách đầy đủ, và cũng là chỉnh đốn cho người thừa kế mình sau phải đầy đủ trọn vẹn ba thần lực: Đại oai lực, đại thần lực, đại minh lực.

Đó, Đức Phật chuẩn bị cho cái ông thầy giới luật này nó đủ ba cái oai lực đó mới xứng đáng là ông thầy của chúng ta sau này.

Cho nên vì vậy đó mà chúng ta thấy rằng cái giới luật mà chúng ta đang học ở đây, đang tu tập ở đây là cái giới luật, là cái pháp môn rất là tuyệt vời, chớ không phải như giới bổn mà các vị giới sư giới luật mà viết ra thì các giới đó nó không có giá trị.

Vì lịch sử thì nó cũng không có giá trị rồi, về lịch sử cái sự việc xảy ra thì các ngài nói không có đúng cái thời gian, mà không có nói đúng cái sự thật của câu chuyện nữa.

Cho nên tất cả những cái này chúng ta phải hiểu, và do đó chúng ta phải đi vào trong con đường giới kinh. Những cái bộ kinh như kinh Nikaya - kinh Nguyên Thủy đó, rồi những cái bộ kinh như bộ kinh A Hàm, chúng ta theo những cái giới ở trong đó đó mà chúng ta lấy làm cái gốc để mà chúng ta ly dục, ly bất thiện pháp.

(30:06) Vì sau này chúng ta sẽ học các cái giới hành thì chúng ta sẽ học toàn bộ ở trong những cái hành động tu tập ở trong những cái giới kinh này chớ không phải gì khác hơn hết. Nhưng mà giới kinh này mà giới hành thì nó là ba mươi bảy phẩm trợ đạo như Thầy từng nhắc các thầy, để rồi chúng ta sẽ đi dần vào những giới hành rồi chúng ta sẽ thấy được cái sự thực tập của chúng ta trong cái giới luật.

Đức Phật tuyệt nhiên không muốn các đệ tử có lỗi lầm, các đệ tử hảo tâm xuất gia tự họ cũng không muốn trong Tăng đoàn có người phạm lỗi; đây là một thứ yêu cầu của tâm tự trọng.

Giới luật của đạo Phật không phải cưỡng chế. Phạm lỗi lầm rồi mới chế giới, đó là nguyên nhân từ nơi phạm giới mới chế ra.

Nghĩa là nếu mà chưa có phạm giới mà chúng ta chế giới tức là cưỡng giới, mình chế ra tức là mình buộc người ta phải theo đó.

Còn bây giờ người ta vì lỗi lầm, mà lỗi lầm đó nó không phải là cái lỗi lầm với cái chỗ đó do cái sự khen chê, mà lỗi lầm ở đây là lỗi lầm đã không ly dục, ly bất thiện pháp, lỗi lầm là lỗi lầm ở trong ác pháp, cho nên cái lỗi lầm này nó không giải thoát cho cái người đó, cho nên Phật chế cái giới đó ra để cho cái người đó giữ gìn, để cho nó ly được, nó không có lỗi lầm, nó không ở trong ác pháp nữa, thì đó là mới hiểu cái điều mà Phật chế giới.

Cho nên ở đây phạm lỗi rồi mới chế giới chớ không phải là chế giới một cách cưỡng bức người ta.

Sự chế giới của Đức Phật nhìn từ thực tế là ý của đại chúng trong Tăng đoàn. Tức Phật chỉ là người chủ trì hoặc là người chứng minh trong quá trình chế giới.

Nghĩa là mình phải xét rằng Đức Phật chỉ là người chủ trì để mà chế cái giới đó ra, để làm cho cái người phạm giới đó họ biết đó là cái ác pháp, đó là cái mà không nên, vì như vậy là không giải thoát được, chớ không phải là cái giới đó để cưỡng bức cái người đó không có được phạm.

Giới luật là phương thức phòng ngừa sự hư đốn của đại chúng.

Nhìn qua giới bổn và giới kinh của Phật, chúng ta mới hiểu một cách sâu sắc rằng Đức Phật là một vị đại đạo sư rất vĩ đại và từ bi. Do giới bổn và giới kinh này mà cứu hộ tất cả chúng sanh thoát khỏi khổ ách của nhân quả, trên nhân quả Đức Phật đã dụng tâm không chỗ vi tế nào mà không đến. Vì thế Ngài đã tôn trọng ý tứ của đại chúng, luôn luôn chế giới để hộ niệm đến những khuyết điểm của đại chúng.

Nghĩ đến sự chế giới kinh và giới bổn khiến ta cảm động đến rơi nước mắt, vì lòng từ bi của Phật vô bờ bến là ở chỗ này.

Nghĩa là thấy cái phạm lỗi của chúng sanh là thấy ở chỗ ác pháp, thấy phạm lỗi của chúng sanh không phải thấy ở chỗ khen chê của người cư sĩ, mà thấy phạm lỗi của chúng sanh là chạy theo dục, cho nên Phật mới chế ra cái giới. Mà chế ra cái giới tức là chế ra cái pháp để cho họ ly dục, ly bất thiện pháp - tức là ác pháp, để mà cứu họ ra khỏi cái sự đau khổ của cái cuộc đời của họ.

Nghĩ như vậy chúng ta mới thấy rằng cái người mà chủ trì cái chế giới này phải là có một lòng từ bi thương đệ tử của mình rất là tha thiết ở trong đó mới khó mà chế ra những cái giới này để cho nó phù hợp, để làm sao cho nó ly được cái đau khổ của nó, đó là cái chỗ rất khó.

2.5- NGƯỜI ĐỜI SAU CHẾ GIỚI LÀM LỆCH PHẬT PHÁP

(33:47) Giới dâm là giới luật chế thứ nhất của Đức Phật.

Lúc bấy giờ Đức Phật đang ở thành Tỳ Xá Ly, thành (Phật) 5 năm, nửa tháng thứ 5 mùa Đông, ngày 12 sau khi dùng bữa trưa, mặt trời bóng ngả về hướng Đông bằng một người rưỡi, Phật chế giới này.

Ở đây thì chúng ta thấy là khi mà nói về chế 4 cái giới đầu tiên thì ở trong kinh giới nó ghi lại ngày tháng nó rất rõ ràng, nhưng mà ở trong cái giới bổn mà của các Tổ viết ra thì nó ghi lại ngày tháng mà Đức Phật chế cái giới đó lúc nào, buổi hướng khi lúc bấy giờ cái bóng nó ngả là bao nhiêu, một người rưỡi hay là hai người ba người mà chế cái giới đó, lúc giờ nào, ngày nào, năm nào, sau 5 năm mà Đức Phật thành đạo đó thì Đức Phật ở thành Xá Ly, thì Đức Phật đã chế ra cái giới này.

Nhưng mà theo trong cái kinh thì 13 năm cà chúng mới có phạm lỗi chớ còn 5 năm thì chưa có ai phạm lỗi hết. Bởi vì lúc bấy giờ chúng Tỳ Kheo nó vô lậu, nó không có lậu hoặc, cho nên nó đâu có người nào mà phạm lỗi, cho nên họ ly dục, ly bất thiện pháp hết rồi.

Vậy mà ở trong kinh giới lại nói 5 năm Đức Phật chế giới, và trong nửa tháng 5 mùa Đông, ngày 12 sau khi dùng bữa trưa xong thì bóng mặt trời đã ngả về hướng Đông bằng một người rưỡi - tức là cái bóng nó ngả một người rưỡi vậy, Phật mới chế cái giới này.

Thì Thầy thấy đây là những cái chuyện họ đặt nghe có lý thật nhưng mà cái lý đó - 5 năm thì chưa có giới đâu, 13 năm cà, rõ ràng mà, ở trong kinh Phật nói 13 năm Phật mới có chế giới vì sau này chúng Tỳ Kheo nó mới có phạm, còn bây giờ nó chưa có phạm mà, làm sao mà chế được.

Bây giờ chúng ta nghỉ một chút.

(35:38) Phật chế cái giới đầu tiên đó là cho con trai của trưởng giả Da Xá Ca Lan Đà. Đó là cái giới đầu tiên.

Giới thứ hai là giới trộm cắp: Đức Phật đang ở trong thành Vương Xá sau 6 năm thành Phật.

Đó là cái giới thứ nhất là 5 năm, cái giới thứ hai là 6 năm mới chế cái giới trộm cắp, cái giới dâm thì Đức Phật chế cái giới đó đầu tiên là 5 năm sau khi thành Phật, rồi 6 năm Đức Phật mới chế cái giới nữa, thì đó là ở trong cái kinh giới bổn thì nó thuật lại như vậy.

Nửa tháng thứ 2 của mùa Đông, ngày mùng 10 sau bữa ăn trưa, mặt trời đã ngả về hướng Đông bằng hai người rưỡi, Phật chế giới này cho người thợ gốm tên là Đạt Ni Ca, Bình Sa Vương và Tỳ Kheo phấn tảo y.

Đó là Đức Phật chế giới đó cho ba cái vị đó.

Giới thứ ba là giới sát sanh: Đức Thế Tôn ở thành Tỳ Xá Ly, sau khi thành Phật 6 năm, nửa tháng thứ 3 của mùa Đông, ngày mùng 9 trước bữa ăn trưa, bóng mặt trời ngả về phía Bắc, nhân Tỳ Kheo tu tập quán bất tịnh đâm ra chán ghét sắc thân, nhờ ngoại đạo Trương Lộc giết mà chế giới.

(37:11) Đó thì do cái nguyên nhân mà người ta quán bất tịnh rồi người ta chán cái thân rồi nhờ cái ngoại đạo Trương Lộc giết cái thân của mình mà Phật chế cái giới sát sanh.

Giới thứ tư là đại vọng ngữ: Lúc bấy giờ Đức Phật đang ở thành Xá Vệ, sau khi thành Phật 6 năm, nửa tháng thứ tư của mùa Đông, ngày 13 sau bữa ăn trưa, bóng đã ngả về hướng Đông bằng ba người rưỡi, vì nhiều Tỳ Kheo đi vào xóm làng cùng gọi nhau là A La Hán, vì những tăng thượng mạn này mà Đức Phật chế giới này ra.

Tức là cứ gọi - người này gọi A La Hán, người kia cũng gọi A La Hán đó, thì trong cái giới bổn thì nó nói như vậy, cho nên Phật mới chế cái giới vọng ngữ đó là không có được mà gọi như vậy, không có được nói vọng ngữ như vậy.

Vì cái mục đích là các cái vị Tỳ Kheo này đó muốn gọi với nhau A La Hán để cho cái người ta nói rằng mình A La Hán đó, người này gọi vị kia là A La Hán, người kia gọi vị nọ là A La Hán. Nghĩa là không tự mình xưng mình A La Hán, nhưng mà gọi người khác là bậc A La Hán để cho các cư sĩ người ta lầm là các ông này là A La Hán hết, cho nên mới đem tiền bạc cúng dường cho, hoặc là thực phẩm cúng dường cho mấy ổng đầy đủ.

Do cái chỗ đó là Đức Phật gọi là đại vọng ngữ, tăng thượng mạn, cho nên mới chế ra cái giới vọng ngữ.

Đọc giới kinh rồi xem giới bổn thấy các tổ chế giới ra, thời gian sai khác lạ lùng. Chỗ thì nói 12 năm mới chế giới, chỗ thì nói 5 năm, 6 năm mới chế giới, chế giới cho đến khi nhập diệt mới đình chỉ.

Nghĩa là Đức Phật chế giới cho đến khi mà Đức Phật nhập Niết Bàn rồi mới không có chế giới nữa.

(39:01) Cái này Thầy thấy rằng trong một cái số giới luật thì nó có một cái sự sai phạm là do cái không có ly dục ly ác pháp nó mới có sai, mà nó mới có sai thì mới có chế giới ra, còn đằng này chế cho tới khi mà Đức Phật nhập diệt rồi mới hết chế, thì Thầy không biết là giới gì mà chế dữ vậy? Không hiểu là giới như thế nào mà chế cho đến khi…​

Bởi vì pháp thì nó có một cái số như ba mươi bảy phẩm trợ đạo thì nó là cái giới hành rồi, thì cái giới hành này từ cái ngày mà Đức Phật ra mà thuyết giảng cho đến bây giờ nó không thêm không bớt cái chỗ nào cái giới hành này được.

Thì như vậy là cái giới hành này thì nó chỉ có cái oai nghi nó sơ suất một vài thôi, nhưng mà khi mà người ta đã thực hiện những cái giới hành thì nó đã ly dục, ly bất thiện pháp, thì những cái oai nghi tế hạnh đó không cần học nó cũng là oai nghi tế hạnh rồi.

Một người mà tu ở trong cái pháp Thánh phòng hộ sáu căn, họ đi ra họ không nhìn qua nhìn lại là đã có oai nghi tế hạnh rồi, cần gì vẽ vời cái điều này điều kia nữa, thì đó là nói về giới oai nghi tế hạnh này, oai nghi tế hạnh khác thì đó là cái nó rườm rà mà nó không đúng.

Mà khi một người mà người ta thực hiện ở trong cái chánh kiến mà người ta phòng hộ sáu căn người ta, thì luôn lúc nào con mắt người ta cũng nhìn xuống đường người ta đi, người ta thực hiện cái tâm từ của người ta, ở trên bước đường đi người ta tránh không có đạp hại chúng sanh ở dưới chân thì đó là người ta thực hiện cái lòng thương yêu của người ta đối với chúng sanh, thì những cái vật xung quanh hai bên đường người ta đâu có còn nhìn ngó nữa, cho nên cái oai nghi tế hạnh người ta rất đầy đủ.

Chỉ có cái pháp hành, mà pháp hành đó thì chúng ta thấy rõ ràng là nơi cái chánh kiến không à mà người ta thực hiện được, như vậy thì người ta đâu cần gì mà phải giới luật gì đâu mà rườm rà?

Các tổ không thấy được cái giới hành đó, mà các tổ nghĩ rằng phải chế cái này chế cái kia để cho người ta đừng ngó qua ngó lại, nhưng mà cuối cùng thì người ta vẫn nhìn ngó tùm lum, mà trái lại nó không có cái pháp hành tức là không có giới hành cho nên người ta đâu có giữ người ta được.

Đó thì, rồi chúng ta sẽ thấy 5 năm, rồi 6 năm chế giới, rồi 13 năm chế giới, chúng ta chẳng biết cái thời gian mà chế giới lúc nào. Mà các tổ lại còn nói chế giới cho đến khi Phật nhập Niết Bàn rồi mới hết chế giới, giới gì mà dữ vậy?

Thầy thấy tới chừng chết rồi mà còn chế giới như vậy là các ông tiếp tục chế giới nữa. Bởi vì Đức Phật chế chưa rồi, ổng tới chết rồi mà ổng còn chế giới mà, cho nên bây giờ mình phải tiếp tục mình chế thêm nữa, chế riết không biết là bao nhiêu giới mà nói!

Cho nên đó là cái người ta lý luận để rồi người ta sửa giới, rồi chế thêm ra bằng cách này bằng cách khác đủ cách đủ loại làm cho nó lệch lạc. Chớ Thầy thấy Đức Phật giảng ba mươi bảy phẩm trợ đạo tức là cái giới hành rồi, thì không thấy có thay đổi thêm, mà ba mươi bảy phẩm trợ đạo từ lúc mà Đức Phật dạy người ta tu hành cho đến bây giờ không thấy Đức Phật thêm.

Cũng như nói Tứ Diệu Đế thì không có Năm Diệu Đế được, Tứ Diệu Đế là nói Tứ Diệu Đế chớ bây giờ không có ai nói Sáu Diệu Đế hay là Bảy Diệu Đế được, đâu có thêm vô được!

Thế mà giới thì họ thêm được, còn cái giới hành thì họ không thêm được. Đức Phật nói Tứ Vô Lượng Tâm thì nói Tứ Vô Lượng Tâm chớ giờ không ai mà nói Ngũ Vô Lượng Tâm hết. Đâu có thêm được!

Cho nên tất cả những cái giới đó gọi là cái giới hành, còn cái giới của các ngài là cái giới bổn, các ngài thêm thắt cái này kia được, cho nên các ngài dễ dàng lắm. Do vì cái chỗ đó là cái chỗ mà người ta không hiểu Phật pháp mà thôi.

(42:16) Đây quý thầy nghe Đức Phật của các tổ trong Ngũ Phần Luật quyển 22 đã nói: “Tuy là giới của ta chế…​”

Đây ông Phật nói ở trong cái giới của các ngài, ông Phật nói đây - nghĩa là các ngài viết trong đó các ngài nói ông Phật nói chớ không phải là các ngài nói, cho nên ông Phật nói đây:

“Tuy là giới của ta chế nhưng ở phương khác không cho là thanh tịnh thì đều không được dùng.”

Nghĩa là bây giờ Đức Phật chế giới cho chúng ta ở cái cõi Ta Bà này, nhưng bây giờ có cái cõi nào đó, hay hoặc là chế cho cái nước Việt Nam này, chúng tu cái giới này, nhưng bây giờ Mỹ nó không phù hợp đâu, vậy nó phải thay đổi chớ còn không có dùng được.

Ông Phật ổng nói: Tuy rằng giới của Ta chế, nhưng ở cái nước này, ở cái phương này nó thanh tịnh thì ở đây nó tu được thôi, mà đưa lại cái chỗ khác mà nó không thanh tịnh thì cái giới đó không áp dụng được.

Cho nên các ông tổ giới của mình họ đặt hay lắm. Vì vậy mà Thầy thấy Đức Phật nói: “Ta là thiên nhân chi đạo sư”, phải không? Thầy của trời người, mà cái giới luật là thầy rồi, mà tại sao nước này lại được mà nước kia lại không được, cái phương này lại tu được mà phương khác tu không được là phải thay đổi, phải bỏ?

Ở đây thiệt mấy ông lẻo mép thiệt! Thầy nói miệng của họ thiệt là người ta nói: Cái miệng không vành nó méo tứ tung, cái lưỡi không xương nó nhiều điều lắt léo, nó nói qua nói lại được lắm! Cho nên mấy ông tổ mình - bởi vậy có nhiều người họ nói tổ là lưỡi lừa.

Đức Phật là thầy của trời người và giới luật là thầy của trời người, tại sao lại có nước này nước khác thanh tịnh mà nước kia không thanh tịnh, không có tu tập được?

Đó là những cái lý mà chúng ta thấy, chúng ta nên đặt những câu hỏi, chúng ta thấy các tổ chúng ta sau này họ có những cái thêm thắt, rồi họ muốn đặt như thế nào đó họ đặt.

Giới luật của Phật là thiện pháp còn phương khác đây là ác pháp nên không được dùng?

Đây cũng là một câu nữa cũng trong Ngũ Phần Luật quyển 22 đã nói: “Tuy chẳng phải giới luật của ta chế…​

Đức Phật nói tuy không có phải là giới luật của ta chế:

…​ nhưng ở cái phương khác phải nên làm thì không được chẳng nên làm”.

Nghĩa là không phải là giới luật của Phật, nhưng mà cái chỗ đó là cái phương đó nó đúng như vậy, thì cái giới luật mà không phải Đức Phật chế mà nó hợp với cái chỗ đó thì nên đem cái giới luật đó mà áp dụng cho cái phương đó

Như vậy là ông Phật ổng chỉ là - cái ông Phật chỉ có ở trong một cái phương nào đó thôi chớ ổng không phải là thiên nhân chi đạo sư rồi! Ở chỗ cái kinh giới này nó nói như vậy nghĩa là Đức Phật chỉ dạy ở cõi Ta Bà này thôi chớ còn không có dạy cõi nào được đâu.

Nghĩa là ông Phật chỉ gói ghém là ở trong cái cõi Nam Thiện Bội Châu của mình đây thôi chớ qua Bắc Cưu Lưu Châu hay là Đông Thắng Thần Châu thì chắc chắn là không có dạy được, vì ở đó nó có khác. Hoặc là ở Việt Nam, hay hoặc là ông Phật ở Ấn Độ đem qua Việt Nam thì nó không phù hợp đâu, cho nên đem về Việt Nam thì phải thay đổi chớ còn đem qua Việt Nam áp dụng cái giới luật của Phật nó không phù hợp.

Đó là cái ý của các tổ muốn nói vậy, cho nên từ đó thì khi mà giới luật của Phật ở Ấn Độ thì nó áp dụng cho đúng người Ấn Độ, là lúc bấy giờ Đức Phật đã chế cho người Ấn Độ chớ không phải chế cho người Việt Nam, mà người Việt Nam thì chúng ta phải - ở đây nó có những cái mà gọi là Đức Phật không chế mà bây giờ chúng ta thấy nó phù hợp với dân Việt Nam thì chúng ta đem vô cái này, thì ông Phật cũng chấp nhận chớ không phải ông Phật bỏ.

Đó là các thầy nghe cái câu ở trong kinh giới nói:

“Tuy chẳng phải giới của ta chế, nhưng ở phương khác phải nên làm thì không được chẳng làm!”

(45:46) Đó cái câu nói như vậy thì chúng ta thấy hiểu chưa? Nó rõ ràng như vậy.

Xét cho cùng giới luật của Phật đã đặt ra là pháp môn để tu hành giải thoát thân tâm, làm chủ sinh tử, thế mà ở đây Đức Phật còn chấp nhận pháp luật của người khác, tức là họ hay, giỏi hơn Đức Phật nữa!

Nghĩa là Đức Phật còn chấp nhận cái giới luật của người khác nó hay hơn, nó ly dục, ly bất thiện pháp hơn, cho nên nó ở cái xứ đó nó phải hay hơn cái giới luật của Đức Phật ở Ấn Độ rồi. Cho nên vì vậy mà khi qua Việt Nam, khi qua Trung Quốc thì nó phải theo thay đổi cho nó phù hợp, thì nó hay hơn là cái giới luật của Phật chế.

Cho nên mấy ổng chế ra đó, mấy ông Trung Hoa mấy ổng chế ra thì bắt đầu qua Việt Nam mình mấy ông giới luật của mình ở bên đây cũng chế thêm nữa cho nó phù hợp với Việt Nam, vì vậy mà chế tùm lum nhau. Bởi vậy kinh giới nó chế đủ thứ ở trỏng. Nó hay hơn ông Phật rồi, cho nên người ta nói tổ thì phải hơn Phật chớ sao!

Đó, vì vậy mà có người nói Phật ngồi thiền thì bốn mươi chín ngày à, còn tổ chẳng có ngồi giờ nào hết cho nên tổ hay hơn, còn Phật phải ngồi bốn mươi chín ngày mới thành Phật được, còn tổ chẳng ngồi cái ngày nào hết cũng thành Phật như thường!

Đó là chúng ta thấy từ cái chỗ pháp tu cho đến cái chỗ giới luật thì nó đều có cái sự bôi bác Phật giáo rất nhiều, nó làm cho thấy Đức Phật thua xa.

(47:08) Cho nên chúng ta thấy rõ ràng là đứng qua cái góc độ kinh sách thì chúng ta thấy Phật giáo là Tiểu Thừa, phải không? Kinh mà của Phật dạy là Tiểu Thừa, mà kinh của các tổ thì Đại Thừa, phải không? Lớn hơn Phật. Đó là những cái mà chúng ta thấy rất rõ. Cho nên cái gì mà của tổ làm ra thì nó là đại, là tối thượng, còn của Phật - tiểu là nhỏ.

Còn bốn thiền của Phật thì chúng ta thấy mình tu rất là vất vả chớ gì, muốn làm chủ cái thân này phải tịnh chỉ hơi thở, phải ngưng các hành ở trong thân để mới làm chủ nó được, thì các tổ gọi là thiền phàm phu, bốn thiền phàm phu của người phàm phu chớ còn của cái Bồ Tát với của Phật thì không có cái loại thiền này đâu. Cho nên nó hạ bệ cái giáo lý, tới cái thiền của Phật mà họ hạ xuống như vậy.

Rồi bây giờ mình nhìn qua giới luật, họ cũng hạ giới luật của Phật qua những câu này. Các thầy thấy có hạ không? Bởi vì ông Phật ổng còn chấp nhận giới luật của người ta hơn Phật rồi thì giới luật của Phật thua rồi thì còn cái gì là hơn? Đó.

Cho nên từ cái chỗ này chúng ta mới thấy, từ cái chỗ mà tu thiền thì vẫn thấy họ hạ Phật xuống, rồi từ cái giới luật vẫn thấy người ta cũng đang tâm người ta hạ cái giới luật của Phật xuống thấp nữa chớ chưa phải là nêu cao. Họ nói là nói một lẽ nhưng mà qua những cái lời này chúng ta thấy họ đem cái giáo pháp của Phật họ dìm xuống tận dưới cái đáy bùn.

Xét cho cùng giới luật của Phật đã đặt ra là pháp môn để tu hành giải thoát thân tâm, làm chủ sinh tử, thế mà ở đây Đức Phật còn chấp nhận pháp luật của người khác, tức là họ hay, giỏi hơn Đức Phật.

Đúng như vậy! Chỉ có các tổ mới giỏi hơn Đức Phật, mới dám dùng câu này mà nói. Chính vì vậy mà người đời sau phá giới toàn triệt, nói chung là không còn một giới nào của tu sĩ đời nay giữ trọn. Cũng vì những bộ giới luật này phi Phạm hạnh đã đưa ra con người mất lối tu hành của đạo Phật.

Đọc những câu này ta thấy rất là đau lòng. Những kẻ hậu sinh sau Đức Phật đã nỡ tâm lấp lối ngăn đường giải thoát của đạo Phật. Những người soạn ra những bộ luật này muôn đời nghĩ rằng họ phải đọa địa ngục. Vì chúng sanh đang đau khổ nhờ lối của Phật mà thoát khổ, thế mà họ bít lối, không cho chúng ta thấy được đường lối tu hành giải thoát, thì những người này phải chịu lấy những hậu quả mà họ đã làm sai lệch của Phật pháp.

Đến giới luật, chẳng ai tìm được con đường chân chính của Đạo Phật chỉ vì toàn là phá giới.

Mình nhìn vào trong cái giới luật hiện giờ của đạo Phật thì mình thấy cái người tu sĩ bây giờ toàn là phá giới hết, không còn cái gì nữa.

2.6- TỲ KHEO VÀ TỲ KHEO NI ĐƯỢC SINH RA TỪ GIỚI LUẬT

(49:56) Thân phận Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni.

Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni cố nhiên là phải giữ gìn Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni giới, vì thế thân phận và tư cách của Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni là phải do thủ trì Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni giới mà ra.

Nghĩa là cái tư cách của cái người tu sĩ là phải do giới luật mà ra. Mà chính do giới luật mà ra thì cái hành động, cái tư cách này là cái tư cách giải thoát, nó làm cho chúng ta ly những cái dục, ly những cái ác pháp, chớ không phải cái tư cách này là cái tư cách hình tướng, làm ra vẻ là mình có những cái oai nghi tế hạnh nghiêm chỉnh, mà cuối cùng thì không có ly ở trong lòng của mình thì cái đó là cái hình tướng sai.

Cho nên ở đây, cái mục đích của nó là thực hiện cái oai nghi của cái người tu sĩ Tỳ Kheo cũng như Tỳ Kheo Ni, cái tư cách của nó, nó phải thực hiện qua cái sự giải thoát chính thật sự của tâm họ, chớ không phải làm cái hình tướng oai nghi đó. Cho nên những cái kinh giới bổn nó đặt ra cái oai nghi để chúng ta làm ra vẻ mình có oai nghi, nhưng mà sự thật cái tâm nó chưa có ly, cho nên nó lén ăn vụng ăn vặt đủ thứ à!

Đó thì như vậy chúng ta thấy, nó phải hiểu được như vậy thì chúng ta từ đó chúng ta mới lấy giới luật mà chúng ta ly được, chớ còn không khéo thì chúng ta sẽ phạm những cái lỗi rất là nặng.

(51:18) Nếu Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni không giữ gìn giới luật thì thân phận và tư cách của Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni chẳng ra gì, nghĩa là hoàn toàn thiếu đạo đức của đạo Phật.

Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni mà tư cách không đúng giới luật thì chẳng ai còn xem ra gì, và người ta nhìn Phật giáo với đôi mắt khinh khi và không có quý trọng nữa.

Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni mà biết áp dụng giữ gìn giới luật thì ly dục ly ác pháp. Nếu không có giới luật này thì làm sao ly dục ly ác pháp được, vì thế Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni tu hành hoài công vô ích.

Nghĩa là cái người Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni mà không biết áp dụng cái giới luật để cho nó đúng cái tư cách ly dục, ly bất thiện pháp của mình thì dù có tu đi nữa thì cũng là vô ích cho cuộc đời của mình chớ không có gì.

Hiện giờ những tu sĩ này đều tu tập mà giới luật không nghiêm chỉnh nên sự tu tập hoài công vô ích, không giải thoát mà còn thêm tội lỗi rất nặng.

Trong các kinh giới bổn họ luận như thế này: “Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni không phải có là do giới luật mà ra…​”

Nghĩa là ở trong kinh giới nó luận như thế này nè, nghĩa là không phải giới luật mà đẻ ra các vị Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni, vì vậy cho nên nó nói giới luật chỉ là cái khuôn khổ khép cho Tỳ Kheo Ni và Tỳ Kheo mà thôi chớ không phải là Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni do giới luật mà đẻ ra.

Mà chính là chúng ta phải hiểu: Nếu chúng ta là một Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni là phải do giới luật mà sanh ra, vì vậy chúng ta mới ly dục, ly bất thiện pháp. Còn trong kinh giới thì nó nói Tỳ Kheo với Tỳ Kheo Ni nó không phải do giới luật sanh ra đâu, mà giới luật là một cái điều kiện làm cho Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni phải giữ gìn mà thôi.

“…​ sự có mặt của Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni giới là do nhu yếu của Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni.”

Cho nên người ta luận: Trong cái thời Đức Phật mà độ người ta tu thì đâu có giới luật mà nó có Tỳ Kheo với Tỳ Kheo Ni rồi, phải không? Như vậy là khi mà chưa có chế giới ra đó thì nó vẫn có Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni, cho nên đâu phải giới mà đẻ ra Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni đâu? Đó nó luận như vậy đó.

Bởi vì trong lúc bấy giờ đó, tất cả các vị Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni trong cái thời Đức Phật 13 năm trước mà chưa chế giới đó là người ta vô lậu, người ta ly dục, ly bất thiện pháp cho nên đâu cần gì phải chế giới. Sau này Tỳ Kheo nó còn lậu hoặc cho nên buộc lòng Đức Phật mới chế giới ra để cho người ta không có lậu hoặc.

Cho nên cái luận của nó thì nghe có lý nhưng mà rất vô lý. Tại vì Phật chế giới ra, có phạm mới chế chớ không phạm thì đâu có chế giới ra làm gì? Đó.

(54:18) Cho nên ở trong giới kinh thì chúng ta thấy Đức Phật chế ra cái giới hành chúng ta đầu tiên. Vì vậy mà Đức Phật đến giảng cho năm anh em Kiều Trần Như không phải đó là giới sao?

Tại vì họ thấy giới bổn mà họ không thấy giới kinh, cho nên họ nói không có giới mà đẻ ra Tỳ Kheo. Mà nếu không có giới thì làm sao mà năm vị Tỳ Kheo này mà trở thành năm vị Tỳ Kheo đầu tiên của Đức Phật?

Sau khi nghe cái bài thuyết pháp Tứ Diệu Đế, không phải đó là giới sao? Đó là thuộc về giới hành ly dục, ly bất thiện pháp! Đó thì quý thầy thấy rất rõ không? Nhưng mà các vị giới sư thì cho đó là pháp chớ không phải là giới.

Bởi vì giới - bây giờ chế giới ra mà chúng ta giữ thì vốn nó cũng là ly dục, ly bất thiện pháp. Mà bây giờ Tứ Diệu Đế để cho chúng ta thấy đời là khổ nè, rồi cái nguyên nhân nó khổ là như thế nào, nó do cái lòng ham muốn nè, rồi do cái chỗ, cái cảnh giới Diệt Đế nè, là cái nơi giải thoát tâm trạng của mình nè, rồi tám cái nẻo để mà đi đến cái chỗ giải thoát này, không phải là giới sao? Đó là giới mà!

Do cái chỗ này thuộc về giới hành, vì vậy mà các vị Tỳ Kheo này, các vị tu sĩ này, năm anh em Kiều Trần Như khi mà nghe thuyết Tứ Diệu Đế rồi thì họ chứng ngay liền, là Dự Lưu liền tức khắc, sau đó thì bắt đầu họ thực hiện, cho nên họ chứng tới quả A La Hán. Chúng ta thấy rất rõ.

Cho nên đó là giới chớ cái gì? Thì vậy là những cái giới chớ đâu phải là cái gì khác hơn, mà các vị giới sư, giới luật này họ không thấy cái chỗ đó là giới, họ chỉ đó là thấy cái pháp, cho nên cái thấy của họ không phải thấy.

Bởi vì Đức Phật có ra đời, thì khi mà Đức Phật đã thành tựu Đức Phật mới thấy: Chỉ có cái pháp mà ta tôn kính nhất là nó đem đến cho chúng ta giải thoát. Vậy thì cái pháp đó là cái gì? Đức Phật đã thấy được cái pháp, mà thấy được cái pháp tức là giới luật!

(56:02) Đó, cho nên trong cái sự tu tập mà chúng ta hiểu được, thì tới cái giai đoạn mà Thầy dạy về ba mươi bảy phẩm trợ đạo thì quý thầy thấy cái giới hành này nó rất là quan trọng, quan trọng rất là lớn ở trong cái cuộc đời tu tập.

Còn cái giới bổn mà chúng ta đọc đây để chúng ta thấy cái sai của người sau, để biết cái người sau họ thêm thắt bậy bạ, họ không hiểu Phật pháp, họ hiểu Phật pháp bằng một cái đơn thuần của họ, họ thấy ba mươi bảy phẩm trợ đạo đó là cái pháp chớ không phải là cái giới, cho nên cái đó là cái sai.

Quý thầy nghe lời nói này là phi giới luật. Những kẻ viết giới luật mà chẳng hiểu giới luật của Phật. Giới luật là pháp môn để dùng làm phương tiện cho người tu tập.

Thì không phải là Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo…​ không phải là những cái phương tiện để chúng ta tu tập sao? Để khắc kỷ, để giữ gìn thân tâm của mình không còn ở trong ác pháp, để ly những cái tâm ham muốn của mình chớ sao?

Chẳng hạn bây giờ giới đặt ra như thế này, giới bổn đặt ra cấm mình không cho ăn phi thời, ăn ngày một bữa, phải không? Nhưng khi mà một người mà người ta ở trong cái pháp người ta ly dục thì người ta có cần gì mà phải ăn hai ba bữa đâu? Người ta ăn đủ sống mà người ta cũng không thèm ăn cái món ăn, người ta thấy nó là bất tịnh rồi, thì không phải là không cần cấm mà người ta vẫn là giữ được không?

Còn bây giờ mấy ông hiểu Phật pháp mà theo kiểu không hiểu là giới luật của Phật như là phòng hộ sáu căn, mắt, tai, mũi, miệng của mình, hay hoặc không hiểu là nuôi chánh mạng.

Nuôi chánh mạng gì mà ăn phi thời, phải không? Do đó ở trong cái tám nẻo thì Chánh Mạng nè, rồi Chánh Nghiệp nè, phải không? Mà bây giờ Chánh Mạng mà mình ăn phi thời thì tức là nuôi chánh mạng đâu, là tà mạng chớ! Do đó nó không đúng rồi.

Vì vậy đó không phải là giới sao? Nhưng mà người ta đâu có cấm mình ăn, người ta đâu có dạy mình là giới phải ăn Ngọ, ăn một bữa thôi, người ta đâu có nói như vậy, đâu có nói rõ ra. Nhưng khi mình nuôi chánh mạng thì ai ăn phi thời?

Đó thì chúng ta mới hiểu được cái giới kinh, cái giới mà ở trong pháp đó là cái giới hành, nó rất là vi diệu và nó đưa chúng ta đến cái ly dục, ly bất thiện pháp rất là rõ ràng.

Vì đời sau không hiểu cho nên mới có cái giới bổn ra đời mà thôi, chớ còn hiểu được như là 13 năm trước các vị Tỳ Kheo đó hiểu thì cần gì phải giới bổn ra đời làm gì? Người ta chỉ giới hành là người ta đủ giải thoát rồi!

Người nào sống đúng giới hạnh mà tu tập giới hành thì có kết quả ngay trong sự giải thoát hiện tiền.

3- PHÂN LOẠI TỲ KHEO THEO GIỚI BỔN

(58:26) Vì không hiểu giới luật là pháp môn cứu cánh giải thoát cho con người nên các tổ giới luật chia làm mười một thứ Tỳ Kheo.

Bởi vì một Tỳ Kheo là Tỳ Kheo giải thoát thôi, còn bây giờ chia ra làm mười một Tỳ Kheo lận chớ không phải là một thứ Tỳ Kheo!

Vậy thì Thầy sẽ đọc cho các tổ chia làm mười một loại Tỳ Kheo đây. Đây là về phần:

A.

1. Tỳ Kheo ăn xin;

Nghĩa là thấy Tỳ Kheo mà đi xin ở ngoài đường, họ ăn xin chớ chưa hẳn đã là giới luật đâu, cho nên họ phân ra đó. Bởi vì họ đi như vậy chớ chưa hẳn họ đã là một cái người ly dục đâu, cho nên chưa chắc Tỳ Kheo ăn xin đó là ly đâu.

2. Tỳ Kheo trì y hoại sắc;

Nghĩa là giữ cái y phấn tảo đó, cái y mà cắt rọc ra từng miếng nhỏ đó, lượm y đó, thì Tỳ Kheo mà giữ cái y như vậy cũng chưa chắc đã hoàn toàn là giữ gìn giới luật hết, chưa chắc đã là ly dục hết.

3. Tỳ Kheo phá ác;

4.Tỳ Kheo như thật;

Nghĩa là Tỳ Kheo không nói láo đó.

5. Tỳ Kheo kiên cố;

6. Tỳ Kheo thấy lỗi;

7. Tỳ Kheo do một lời thọ giới;

8. Tỳ Kheo do hai lời thọ giới;

9. Tỳ Kheo do ba lời thọ giới;

10. Tỳ Kheo thiện lai;

11. Tỳ Kheo đúng như pháp bạch Tứ Yết Ma thọ giới.

(01:00:03) Đó ở đây chúng ta thấy cái Tỳ Kheo xin ăn là bây giờ chúng ta không có cần bạch Tứ Yết Ma hay hoặc thọ giới Tỳ Kheo gì hết, chúng ta chỉ cần may cái bộ y như Thầy vầy, cầm cái bát, rồi tới giờ đi ra ngoài chợ để xin ăn rồi về cái ăn, rồi, đó là mình cũng là Tỳ Kheo rồi, đó là cái thứ nhất, mà cũng chẳng cần biết giới luật gì hết.

Rồi bây giờ đó, mình muốn làm cái khổ hạnh chơi thì mình coi vải vụn ở đâu đó mình lượm rồi mình nối lại, mình làm cái y như thế này, miếng nhỏ miếng lớn vầy cái mình vắt lên, mình đắp mình đi ra, thì cái vị Tỳ Kheo đó gọi là Tỳ Kheo hoại sắc - mặc cái y áo phấn tảo đó.

Đó là vị Tỳ Kheo thứ hai, chẳng có cần biết là tu tập tới cái gì cũng chẳng cần biết, mà chỉ cần cái hoại sắc đó là đủ rồi, cái hình tướng của mình như vậy đủ rồi.

Cái vị Tỳ Kheo thứ ba là phá ác. Phá ác đây là cái vị Tỳ Kheo mới là - mình mới thấy là cái chỗ này, mà có cái Tỳ Kheo mà đặt cái chỗ này mình mới thấy. Phá ác tức là ác pháp, mà còn dục thì tức là còn ác, cho nên cái chỗ này mới ly dục, ly bất thiện pháp nè. Cái vị Tỳ Kheo này là cái vị Tỳ Kheo ngay ở trong giới luật mà thực hiện chớ không phải là ngay các pháp bạch Tứ Yết Ma để mà thọ cụ túc.

Đó cho nên cái Tỳ Kheo này là cái Tỳ Kheo phá ác, tức là dứt các pháp ác, ly dục ly ác pháp, đây Tỳ Kheo thứ ba này là Tỳ Kheo có thể nói rằng họ không cần phải cái mặt đi xin, họ cũng không cần phải mặc y mà miếng rách miếng lành, nhưng mà họ luôn luôn lúc nào họ cũng thực hiện tu tập ly dục, ly bất thiện pháp đó, đó là cái Tỳ Kheo xứng đáng nhất.

Và Tỳ Kheo mà như thật là không có nói dối đó, thì nó chỉ có một phần nhỏ thôi, không có cái gì đáng hết.

Tỳ Kheo kiên cố, nghĩa là mình giữ những cái oai nghi tế hạnh của mình không có cho sai phạm một cái gì hết, nhưng mà không có biết cái pháp thiện pháp ác thì cái sự kiên cố đó - chẳng hạn là như bây giờ trong cái oai nghi tế hạnh của một vị Tỳ Kheo phải như thế nào, thế nào, họ làm đúng như vậy, nhưng mà cái tâm họ không có ly được. thì cái Tỳ Kheo đó nó cũng chỉ là cái hình thức kiên cố mà thôi.

Thứ sáu: Tỳ Kheo thấy lỗi - thấy cái lỗi của mình để mà sửa đó, thì cái vị Tỳ Kheo này cũng khá, nếu mà thấy lỗi tức là thấy pháp ác.

Tỳ Kheo do một lời mà thọ giới: Khi mà Đức Phật - thường ngày xưa Đức Phật thuyết hoặc nói một cái lời nào đó thì người ta xin quy y Phật - Pháp - Tăng đó, xin thọ Tỳ Kheo đó, thì cái vị Tỳ Kheo đó chỉ một lời đó họ đã thành Tỳ Kheo.

Còn cái vị Tỳ Kheo do hai lời họ mới thành Tỳ Kheo, vị Tỳ Kheo do ba lời họ mới thành Tỳ Kheo, thì thí dụ như thế nào, một lời như thế nào? Khi nghe một cái bài pháp đó rồi thì vị Tỳ Kheo đó nói lên một cái lời nói của mình: “Con xin thọ giới Tỳ Kheo, thọ Phật - Pháp - Tăng để làm một vị Tỳ Kheo do Đức Phật hướng dẫn!” Thì nói một lời đó, đó là Tỳ Kheo một lời.

Thứ tám: Tỳ Kheo mà hai lời, thì vị này nói lên lời thứ nhất thì Đức Phật chưa chấp nhận, cho nên vị ta nói lần thứ hai thì Đức Phật đã chấp nhận, vì vậy đó là Tỳ Kheo hai lời.

Tỳ Kheo ba lời thì vị này nói ba lần Đức Phật mới chấp nhận, do đó là Tỳ Kheo ba lần.

(01:03:16) Rồi thứ mười là vị Tỳ Kheo thiện lai. Thiện lai là cái người đó nghe pháp rồi râu tóc tự nó rụng ra hết, rồi tự y áo nó ở đâu nó bay đến nó đắp vô trong mình của vị đó đó, thì Đức Phật gọi là thiện lai Tỳ Kheo. Cho nên cái vị Tỳ Kheo thiện lai này đó là cái quả - tức là vị A La Hán chớ không phải là vị tầm thường.

Còn hiện giờ chúng ta mà Tỳ Kheo đó, Tỳ Kheo của chúng ta hiện giờ là cái Tỳ Kheo thứ mười mười một này nó không phải như là các loại Tỳ Kheo trên, mà là Tỳ Kheo của cái đời của chúng ta, là Tỳ Kheo đúng như pháp bạch Tứ Yết Ma rồi thọ giới.

Hiện giờ ai mà không có thọ Tỳ Kheo thì coi như là không có là Tỳ Kheo được. Cho nên cái mười một này ở trong giới nó nói rằng Tỳ Kheo phải bạch Tứ Yết Ma rồi mới thọ giới thì mới là Tỳ Kheo.

Chớ còn làm như trước thì không được, một lời, hai lời, ba lời thì không được, mà thiện lai Tỳ Kheo thì không được, vì chúng ta không phải là chứng quả A La Hán được. Còn nói về phá ác thì chúng ta cũng không có làm được, nói là một lẽ nhưng mà chúng ta hiện bây giờ chưa có vị Tỳ Kheo nào phá ác.

Rồi có những cái vị Tỳ Kheo đi xin ăn, có những Tỳ Kheo mặc y hoại sắc, nhưng mà nó cũng không có thể chấp nhận được là những vị Tỳ Kheo đó. Bây giờ cái thằng nó đi lường gạt người ta nó cũng kiếm cái y như Thầy, rồi nó cũng đắp nó vô đi xin thì cũng nói là Tỳ Kheo chớ sao? Đó là cái vấn đề đó, cho nên không có chấp nhận nó được.

B. Căn Bản Tát Bà Đa Bộ Luật Nhiếp…​

Nhiếp phục này, thì:

…​ có mười thứ Tỳ Kheo:

Ở đây về cái bản B thì ở trong cái kinh giới này nó cho rằng có mười thứ Tỳ Kheo:

1. Tỳ Kheo không có thầy;

Đó, thứ nhất là Tỳ Kheo không có thầy, tự mình tu cũng như là Bích Chi Phật hay hoặc là những bậc Độc Giác Phật đó, Tỳ Kheo mà không có thầy.

2. Tỳ Kheo chứng trí;

Chứng trí tức là cái trí tuệ giải thoát của mình thì đó là Tỳ Kheo thứ hai là chứng trí.

3. Tỳ Kheo vấn tấn;

Vấn tấn là sau khi mà hỏi một cái pháp gì đó mà được Đức Phật trả lời xong thì trở thành một vị Tỳ Kheo gọi là Tỳ Kheo vấn tấn.

4. Tỳ Kheo quy y;

Khi mà quy y Phật rồi, quy y Tam Bảo rồi thì cái vị này trở thành Tỳ Kheo liền, chớ không phải là mình như quy y Phật rồi phải là thọ Ngũ Giới rồi thọ Thập Giới đồ, nó đi lần lượt như vậy là các pháp Yết Ma rồi, Tỳ Kheo đúng như pháp tác bạch Yết Ma rồi, còn cái này mình quy y rồi là Tỳ Kheo rồi.

5. Tỳ Kheo năm vị luật sư truyền thọ giới;

Nghĩa là mình trở thành một vị Tỳ Kheo là nơi biên cương, nó ít thầy, ít luật, cho nên ít người, cho nên chỉ có năm người họ tam sư nhị chứng đó, họ cũng truyền giới thọ cụ túc của mình cũng được nữa. Đó gọi là Tỳ Kheo năm vị luật sư.

(01:06:11)

6. Tỳ Kheo mười vị luật sư truyền thọ giới;

Thường thường là các cái giới đàn để mà thọ Tỳ Kheo đó thì nó phải mười vị, tam sư thất chứng đó, để truyền thọ cụ túc đó, thì đó gọi là Tỳ Kheo mười vị luật sư.

7. Tỳ Kheo thọ kinh pháp;

Khi mà mình hiểu được, thọ được các kinh pháp dạy thì mình trở thành Tỳ Kheo, thì không phải do mười vị, do năm vị này mà thọ giới cho mình, mà mình hiểu kinh pháp rồi đó mình cạo tóc rồi mình mặc y pháp, rồi mình chấp nhận cái giới luật của Phật, mình trở thành vị Tỳ Kheo.

8. Tỳ Kheo khiển sứ;

Thí dụ như mình muốn làm Tỳ Kheo, mình sai cái người nào đó đến xin với một cái vị nào để cho mình được làm Tỳ Kheo, thì cái người sứ đến đó xin với một vị Hòa thượng hay vị ai đó, vị Hòa thượng chấp nhận thì đương nhiên mình ở đây là mình đã Tỳ Kheo.

9. Tỳ Kheo hai chúng;

Có hai người chứng nhận cho nhau thì họ vẫn làm được Tỳ Kheo.

10. Tỳ Kheo thiện lai.

Tức là cái bậc A La Hán. Cho nên ở trong cái kinh này, cái bộ giới luật này - Căn Bản Tát Bà Đa đó, thì cái bộ này nó cho có mười cái dạng Tỳ Kheo như vậy, còn kinh hồi nãy ở trên kinh giới kia thì nó cho là mười một cái vị Tỳ Kheo…​ (Mất tiếng)

(C. Thập Tụng Luật ) có mười pháp thọ cụ túc:

1. Thọ cụ túc mà không thầy;

Một là thọ cụ túc mà không thầy. Hai là:

2. Năm thầy Tỳ Kheo đắc đạo;

Nghĩa là mình thọ cụ túc với năm thầy Tỳ Kheo đã đắc đạo. Ba là:

3. Trưởng lão Ma Ha Ca Diếp tự thệ liền đắc cụ túc giới;

Đó là cái đắc cụ túc, tức là có mười thọ cụ túc, cho nên mình tự thệ nguyện là mình đã thọ cụ túc giới rồi, mình thọ nguyện mình giữ gìn cái giới luật nghiêm chỉnh như ngài trưởng lão Ma Ha Ca Diếp, ngài tự thệ liền đắc cụ túc giới rồi.

4. Ông Tô Đà tùy thuận đáp;

Ông tùy thuận đáp mà qua những cái lời thưa hỏi thì ông cũng đã đắc cụ túc giới rồi.

5. Năm thầy truyền giới;

Năm người mà truyền giới thì mình cũng đắc cụ túc giới rồi;

6. Thầy Tỳ Kheo Ni Ma Ha Ba Xà Ba Đề thọ Bát Kỉnh, đắc cụ túc giới;

Nghĩa là cái bên ni người ta lấy Bát Kỉnh Pháp người ta thọ thì người ta cũng đắc cụ túc giới.

7. Bán Ca Thi Na sai sứ được thọ cụ túc;

Nghĩa là sai sứ đến xin, sai cái người đến xin cho mình thọ cụ túc, thì cái người đó đến xin thì ngay đó là mình đã thọ cụ túc được rồi.

8. Thiện lai;

9. Quy mạng Tam Bảo;

(01:09:01) Nghĩa là mình quy mạng Tam Bảo là mình cũng thọ cụ túc rồi.

10. Bạch Tứ Yết Ma.

Nghĩa là phải có mười vị hay năm vị để bạch Tứ Yết Ma để rồi các vị truyền thọ giới của mình thì cũng thọ cụ túc giới.

D. (Kinh) Tỳ Ni Mẫu có 5 pháp thọ cụ túc:

1. Thiện lai Tỳ Kheo;

2. Tam Quy;

3. Bạch Tứ Yết Ma;

4. Bát Kỉnh Pháp;

5. Thọ cụ túc bậc thượng, nghe pháp mà đắc quả A La Hán.

Sáu là:

E. Tứ Phần Luật có 8 thứ Tỳ Kheo:

Ở trong Tứ Phần Luật thì nó có dạy có 8 thứ Tỳ Kheo:

1. Danh tự Tỳ Kheo;

Danh tự là cái tên gọi Tỳ Kheo, nó không có cái nghĩa gì hết.

2. Tương tự Tỳ Kheo;

Nghĩa là cái hình thức mình giống Tỳ Kheo.

3. Tự xưng Tỳ Kheo;

4. Thiện lai Tỳ Kheo;

5. Khất cầu Tỳ Kheo;

6. Tỳ Kheo mặc y cắt rọc;

7. Tỳ Kheo chứng quả A La Hán;

8. Tỳ Kheo bạch Tứ Yết Ma.

Ở đây có thể quy nạp làm 10 loại Tỳ Kheo:

Cho nên tất cả những cái Tỳ Kheo, cái người mà tu hành của đạo Phật nó chia làm nhiều cái loại Tỳ Kheo như vậy đó là do bị cái kinh giới đó, chứ sự thật ra Thầy thấy có một loại Tỳ Kheo là ly dục ly ác pháp thôi, còn không có cái loại Tỳ Kheo nào mà bằng cách này bằng cách khác được hết.

Ở đây thì nó đặt ra cho nhiều chớ còn thiệt ra đúng đạo Phật là chúng ta ly dục ly ác pháp là Tỳ Kheo đó là Tỳ Kheo chân chính nhất.

Còn cái Tỳ Kheo mà chứng quả A La Hán thì đó là chúng ta phải nói rằng cái đó là bịa thôi. Một người phàm phu mà muốn thành cái vị A La Hán tức là chúng ta phải ly dục, ly bất thiện pháp à, chớ không thể nào mà chúng ta ly rồi mà chúng ta còn là một cái vị tu sĩ nữa mà gọi là A La Hán được. Cho nên khi mà chứng quả A La Hán tức là chúng ta phải ly dục, ly bất thiện pháp rồi chúng ta mới chứng quả A La Hán.

Ở đây có thể quy nạp được làm 10 loại Tỳ Kheo nữa:

Một, Tỳ Kheo:

1. Không có thầy;

2. Một lời;

3. Hai lời;

4. Ba lời;

5. Phá kiết sử;

6. Tự thệ;

7. Thiện lai;

8. Vấn tấn;

9. Luận đáp;

10. Bạch Tứ Yết Ma;

Thì nó cũng nhai đi nhai lại ở trên kia chớ cũng không có cái gì mới mẻ hết. Nghĩa là luật này rồi luật kia nó cũng thêm thắt vào chỗ này chỗ kia nó đổi qua đổi lại, chớ Thầy thấy hoàn toàn là nó cũng chỉ một số Tỳ Kheo như vậy thôi chớ không có gì.

Riêng Thầy, Thầy nói chỉ có Tỳ Kheo ly dục, ly bất thiện pháp mới chính là đệ tử của Phật, còn những cái loại này đều là hình tướng mà thôi, cho nên nói là thế này thế khác đều là cái hình tướng chớ không có cái gì khác hơn hết.

(01:11:49) Suốt cuộc đời của Đức Phật, Ngài độ bao nhiêu Thiện lai Tỳ Kheo?

Các vị đại đệ tử được Đức Phật độ ở thời kỳ đầu tiên đều là Thiện lai Tỳ Kheo như: 5 người trong nhóm 5 anh em Kiều Trần Như, 30 người trong nhóm ông Mẫn Từ Tử, Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp và 500 đệ tử, Dà Da Ca Diếp và 200 đệ tử, Ưu Ba Tư Na và 250 đệ tử, Đại Mục Kiền Liên và 250 đệ tử, con cháu dòng vương thất Thích Ca 500 người, nhóm ông Bạt Độ Đế 500 người, nhóm quần tặc 500 người.

Tư liệu này thấy trong Ma Ha Tăng Kỳ Luật.

Nghĩa là trong cái bộ luật Ma Ha Tăng Kỳ Luật thì nó ghi ra một cái số người mà theo Đức Phật trong cái thời đó gọi là Thiện lai Tỳ Kheo đó, nghĩa là không có lập cái giới đàn, không có bạch Tứ Yết Ma, không có làm các pháp Yết Ma.

Do đây đủ thấy Thiện lai Tỳ Kheo ở trong Tăng đoàn đương thời là giai tầng lãnh đạo, cũng là thành phần chủ yếu.

Tỳ Kheo bạch Tứ Yết Ma thọ cụ túc giới là sau này. Bạch Tứ Yết Ma có nghĩa là một phen báo cáo, ba phen trưng cầu.

Ý kiến đó, trưng cầu mọi người đó, một phen mình báo cáo, rồi cái sự trưng cầu ý kiến có cái sự im lặng chấp nhận thì như vậy mới thành phép Yết Ma.

Trong mười người chỉ có một người phản đối thì không thành Yết Ma.

Nghĩa là người ta không chấp nhận. Cho nên đây là cái sự trưng cầu ý kiến, mà ý kiến đồng thì các pháp Yết Ma coi như là mình báo cáo lên cái điều đó mà mọi người đồng ý thì tức là mình sẽ thành tựu được các pháp đó.

4- PHÂN BIỆT GIỚI VÀ LUẬT, CHỈ TRÌ VÀ TÁC TRÌ

(01:13:41) Chỉ trì và tác trì.

Giới luật là tiếng gọi chung của hai thứ loại biệt. Nói theo nghĩa rộng, Tỳ Kheo giới cũng bao quát Tỳ Kheo luật. Nói theo nghĩa hẹp, giới là giới, luật là luật, trong luật có bao hàm giới, nhưng trong giới không có bao hàm luật.

Luật bao gồm có cả chỉ trì và tác trì, còn giới thì chỉ có chỉ trì không có tác trì. Vì thế trì luật bao hàm trì giới, trì giới không bao hàm trì luật. Trì luật là việc cộng đồng của đại chúng trong Tăng đoàn, còn trì giới là việc của mỗi cá nhân.

Trì giới gọi là chỉ trì, chỉ trì tức là không làm ác pháp. Trì luật gọi là tác trì, tác trì là làm việc thiện.

Giới tướng gọi là chỉ trì, quy định các pháp Yết Ma là tác trì.

Trong sinh hoạt cá nhân lấy giới làm chủ yếu, cá nhân muốn giải thoát sanh tử cần phải trì giới. Phật giáo muốn tồn tại tốt đẹp lâu dài cần phải trì luật. Một vị Tỳ Kheo chân chánh không thể không trì giới. Một Tăng đoàn có thể triển vọng không thể không trì luật.

Tỳ Kheo giới và Tỳ Kheo Ni giới thông thường phân làm ngũ thiên, thất tụ. Ngũ thiên là 5 thứ tội hạnh, thất tụ là 7 hạng tội danh.

Đến đây là phần thông hiểu phận sự của giới và luật, chỉ trì và tác trì.

Bây giờ quý thầy trở về giới bổn Patimokkha. Hôm trước thầy đã giảng dạy giới thứ nhất, bây giờ thì chúng ta sẽ học đến giới thứ hai tiếp tục. Nhưng bây giờ đã hết giờ, chúng ta sẽ nghỉ.

5- KINH THẬP THƯỢNG, PHẦN HAI PHÁP - PHẦN 2

[Phần 1 ở Giáo án 34]

5.1- GIẢNG VỀ GIỚI LUẬT CẦN LINH ĐỘNG, KHÉO LÉO

(01:15:34) Chúng ta sẽ tiếp tục vào cái đoạn băng thứ 33 trong 20 cái pháp cần phải hiểu biết để trên bước đường trau dồi cũng như là tu tập về cái giới hành của chúng ta sau này, nếu mà không học bây giờ, tới chừng mà chuyên vào cái giới hành thì chúng ta sẽ quên mất đi những cái điều cần thiết mà chúng ta phải chuẩn bị trước khi chúng ta học vào cái giới hành.

Thì hôm nay thầy xin nhắc lại là để chúng ta biết rằng, vì có cái sự gián đoạn ở trong những cái đoạn băng, nhưng Thầy muốn nhận vào cho nó toàn bộ cho nó được đầy đủ ở trong cái giáo án tu tập, nó không có phí bỏ và cũng không khuyết.

Cho nên nhiều khi chúng ta nghe qua cái đoạn này rồi đến cái đoạn kia rồi chúng ta sẽ trở lại cái đoạn nọ. Như vậy cũng là có cái lợi ích là giúp cho chúng ta không chán khi mà chúng ta nghe mãi một cái pháp nào, mà chúng ta thường có sự thay đổi từ cái giải thích các pháp này rồi chúng ta chuyển qua một cái pháp khác để chúng ta thấy nó có những cái mới mẻ và có cái thích thú hơn.

Nếu mà giảng giới luật mà cứ đem cái giới luật mà giảng khô khan thì Thầy thấy nó đâm ra rất chán, và cái người mà biết giảng giới luật làm sao cho cái giới luật nó linh động, nó khéo léo mà người ta nghe người ta thích. Còn giảng giới luật gì mà nhìn xuống cái số tu sĩ nghe giới luật nó ngồi nó ngủ hết ráo thì cái đó nó không còn hay ho gì nữa hết.

Cho nên ở đây Thầy đã hiểu cái tâm lý của cái người mà nghe giới luật thì hầu như là phải giảng giới luật phải sống động, phải làm cho người ta thấy được cái giới luật là một cái pháp môn đưa con người đi đến cái chỗ giải thoát, chớ không phải là cái pháp môn trói buộc người ta sống một cuộc sống quá khắc khổ, quá khổ hạnh, làm cho người ta không thể nào sống được ở trong giới luật của Đức Phật.

Vì chỉ có giới luật của Đức Phật là nhiều nhất, không có một cái tôn giáo nào nhiều như giới luật của Phật. Và phải nói rằng từ 3 cái giới đầu tiên như Tam Quy cho đến giới bổn 348 giới của Tỳ Kheo Ni, và tất cả các hành pháp ở trong đạo Phật, giáo lý của đạo Phật đều là phải nói bằng giới luật.

Là vì Đức Phật cũng có dạy cho chúng ta biết rằng - Đức Phật dạy từ cái Sơ Thiện, Trung Thiện và Hậu Thiện, mà Sơ Thiện, Trung Thiện và Hậu Thiện tức là giới luật của Phật, mà giới luật của Phật tức là thiện pháp.

5.2- HAI PHÁP CẦN PHẢI TU TẬP: CHỈ VÀ QUÁN - PHẦN 2

(01:18:14) Bây giờ Thầy xin tiếp tục để chúng ta biết rằng có hai cái pháp mà cần phải tu tập đó là chỉ và quán.

Vậy chỉ là chúng ta phải nương vào cái hơi thở để mà chỉ, chớ không thể nào mà chúng ta muốn chỉ mà không nương vào hơi thở thì rất là rất khó chỉ.

Như đầu tiên Đức Phật dạy muốn nhập Sơ Thiền thì chúng ta phải tịnh chỉ ngôn ngữ. Nghĩa là cái người mà tu tập muốn nhập Sơ Thiền thì không được nói chuyện, tịnh chỉ ngôn ngữ là không được nói chuyện.

Do đó nhờ cái không nói chuyện nó mới cắt ly được cái duyên, mọi chướng duyên, mọi pháp, làm cho tâm của chúng ta nó mới ly dục ly ác pháp được. Do ly dục ly ác pháp đó mà chúng ta mới nhập được Sơ Thiền. Như vậy muốn nhập Sơ Thiền thì chúng ta phải chỉ - tịnh chỉ cái ngôn ngữ.

Mà muốn nhập Nhị Thiền thì phải tịnh chỉ Tầm Tứ. Vậy thì muốn tịnh chỉ Tầm Tứ thì không thể nào mà chúng ta thở cái hơi thở bình thường như thế này mà Tầm Tứ chúng ta tịnh chỉ được, do đó chúng ta phải đi vào cái lộ trình của hơi thở.

Từ cái hơi thở bình thường chúng ta phải hướng tâm chúng ta phải nhắc nó: “Hơi thở phải chậm và nhẹ nữa!” Và cứ thở chậm và nhẹ với cái sức của chúng ta chớ không được ráng, vì ráng chậm và nhẹ quá sức thì bị rối loạn cơ thể sanh bệnh, còn thở với cái độ chậm nhẹ vừa với sức của mình, cơ thể không rối loạn.

Và dùng pháp hướng nhắc đi nhắc lại, thì do đó chúng ta sẽ tịnh chỉ được Tầm Tứ, do cái hơi thở chậm nhẹ mà tịnh chỉ được Tầm Tứ. Vì cái độ chậm nhẹ của nó làm cho các hành trong thân của chúng ta không còn hoạt động bình thường, cho nên Tầm Tứ tịnh chỉ. Chớ không phải ngồi đó mà tịnh chỉ Tầm Tứ được, mà phải dùng cái hơi thở chậm nhẹ mới tịnh chỉ Tầm Tứ.

Như vậy là quý thầy mới rõ được con đường tu tập của đạo Phật rất là cụ thể. Cho nên Phật nói muốn nhập Nhị Thiền thì “định niệm hơi thở vô, hơi thở ra chúng ta cần phải khéo tác ý” - thì tức là Đức Phật dạy chúng ta phải dùng cái hơi thở để mà chúng ta mới tịnh chỉ được Tầm Tứ.

Thậm chí như đến cái thiền Tam Thiền ly hỷ, tức là ly mười tám cái trạng thái của hỷ, thì Đức Phật cũng dạy chúng ta phải “định niệm hơi thở vô, hơi thở ra cần phải khéo tác ý”. Cần phải khéo tác ý tức là điều khiển hay hướng tâm làm cho nó chậm nhẹ cho nên nó mới ly ra được. Nó chậm nhẹ đến cái mức độ, nó tỉnh đến độ nó không còn ngủ nữa, nó không còn chiêm bao nữa thì nó mới ly tất cả các trạng thái hỷ.

Bởi vì hỷ là cái nỗi vui, mà khi có một trạng thái gì mà làm chúng ta thích thú ở trong sự tu tập thiền thì chúng ta thấy thích thú. Do sự thích thú đó nó làm chúng ta vui mừng, như thấy hào quang, như thấy ánh sáng, đó là những cái trạng thái - điều đó là điều sai, nó thuộc về trạng thái của 18 cái loại tưởng, chớ không phải 8 cái loại tưởng mà 18 cái loại tưởng.

Do chính mà chúng ta thấy khi mà chúng ta ly tất cả các hỷ hết thì chiêm bao chúng ta không còn có nữa, và cái sức tỉnh thức của cái người đó nó phải cao độ đến cái mức độ mà người ta ngủ mà người ta tỉnh thức, người ta không còn mê cho nên nó không còn mộng, mà không còn mộng tức là ly tất cả các trạng thái hỷ. Vì vậy Phật gọi là “ly hỷ trú xả nhập Tam Thiền”.

(01:21:38) Đó quý thầy thầy rất rõ. Và đến khi Đức Phật bảo chúng ta là muốn nhập Tứ Thiền thì phải tịnh chỉ hơi thở. Vậy chỉ hơi thở là làm sao đây? Nó phải chậm cho đến mức độ nó ngưng. Còn bây giờ như thở bình thường mình bảo nó ngưng nó ngưng được không?

Cho nên quý thầy thấy cái vấn đề mà người ta ngồi thiền mà cứ thở phì phèo như cái ống bễ như vậy đó mà bảo nhập định như vậy thì nhập định làm sao được?

Đó cho nên chỉ ở đây - Đức Phật dạy cái pháp mà chúng ta cần phải tu tập đó là chỉ và quán. Ở đây Thầy mới dạy cho quý thầy cái chỉ để chúng ta thấy trên cái lộ trình của hơi thở là chúng ta mới chỉ để nhập bốn thiền của Phật, từ Sơ Thiền cho đến Tứ Thiền.

Thậm trí như Diệt Thọ Tưởng Định cũng phải dùng hơi thở để mà chỉ cái ý hành của chúng ta. Mà ý hành Phật đã xác định cho chúng ta biết đó là thọ và tưởng của chúng ta phải ngưng hoàn toàn, mà thọ và tưởng mà ngưng thì cái ý căn chúng ta hoàn toàn phải ngưng.

Bởi vì ý căn của chúng ta là cái bộ óc, mà bộ óc còn hoạt động thì lúc bấy giờ chỉ có cái hành, cái thân hành của chúng ta ngưng là hơi thở ngưng, các hoạt động của hơi thở ngưng, chớ còn cái ý căn của chúng ta còn thở, còn hoạt động - chớ không phải thở mà nó còn hoạt động - thì tức là chúng ta chưa nhập Diệt Thọ Tưởng Định, mà cái ý căn của chúng ta ngưng hoàn toàn thì lúc bấy giờ chúng ta mới nhập Diệt Thọ Tưởng Định.

Cho nên Phật xác định khi chúng ta nương vào hơi thở để mà chúng ta hướng tâm để tịnh chỉ cái ý hành của chúng ta - tức là cái ý căn của chúng ta - ngưng hoạt động, thì thọ và tưởng sẽ hoàn toàn không còn hoạt động nữa, và như vậy là chúng ta nhập Diệt Thọ Tưởng Định.

Chớ không phải chúng ta vượt qua Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ rồi mới nhập Diệt Thọ Tưởng Định, nói cái đó là nói cái lý pháp chớ không thể nói cái hành pháp được. Còn ở đây chúng ta nương hơi thở mà chúng ta nhập Diệt Thọ Tưởng Định, đó là hành pháp.

Vì vậy mà chúng ta biết cái nào là lý pháp và cái nào là hành pháp. Nếu không hiểu được như vậy thì Diệt Thọ Tưởng Định chúng ta chẳng bao giờ mà có thể mà tu tập tới đó được.

Đó thì ở đây Thầy mới dạy cho chúng ta biết chỉ, còn bây giờ quán là như thế nào? Quán là phải động, phải có sự suy tư, phải dùng cái tri kiến, tri kiến giải thoát của chúng ta gọi là quán.

(01:24:02) Vậy sao lại hai cái chỗ này lại ghép nhau, chỉ cần phải tu tập chỉ và quán? Chỉ là im lặng mà quán là động, tại sao hai cái này nó lại như vậy? Cho nên có những người mà không hiểu chỗ này, không hiểu Phật pháp, người ta nói rằng khi mình chỉ, ở trong đó mình vẫn tỉnh táo, mình biết là quán. Đó là cái hiểu của những người chưa có kinh nghiệm tu.

Ở đây Đức Phật muốn nói quán đây là Định Vô Lậu chớ không phải Định Hiện Tại An Lạc Trú. Chỉ để dùng cho Bốn Thiền, nhờ hơi thở để mà chúng ta chỉ để mà chúng ta nhập Tứ Thiền của Phật, từ Sơ Thiền đến Tứ Thiền. Còn quán ở đây chúng ta tu tập cái Định Vô Lậu làm cho lậu hoặc chúng ta quét sạch ra.

Cho nên bây giờ chúng ta còn chấp cái ngã nè, chúng ta thấy cái thân mình thanh tịnh nè, sạch sẽ nè, không bất tịnh nè, chúng ta phải đặt cái niệm đó rồi chúng ta quán từ ở trên đầu chúng ta xuống tới chân, từ chân đến trên đầu, chúng ta xem coi nó bất tịnh chỗ nào, nó vô thường như thế nào, nó vô ngã như thế nào, đó là chúng ta suy tư.

Cái Định Vô Lậu là cái định dùng cái tri kiến và tri kiến giải thoát để quán xét, để quét sạch cái lậu hoặc, để diệt trọn Ngũ Triền Cái, Thất Kiết Sử, đó là cái quán này là quán để dùng cái Định Vô Lậu chớ không phải dùng cái Bốn Thiền đâu. Bốn Thiền là Hiện Tại An Lạc Trú, còn quán là Định Vô Lậu, cho nên ở đây hai cái này chúng ta cần phải tu tập.

Bởi vì khi chúng ta dùng Định Vô Lậu thì chúng ta mới ly dục ly bất thiện pháp, còn nếu mà chúng ta dùng chỉ không, làm sao chúng ta ly? Nó ngồi im lìm, nó đâu có ly được, cho nên nó nuôi lớn, từ đó không ly dục, ly bất thiện pháp thì tâm không thanh tịnh.

Mà tâm không thanh tịnh thì pháp hướng chúng ta vô hiệu quả. Vô hiệu quả thì chúng ta có chỉ nó cũng không có chỉ được, nó không ngưng được. Mà nó không ngưng được thì làm sao chúng ta nhập Tứ Thiền được?

Đó thì quý thầy phải nói: Cái tâm thanh tịnh do cái Định Vô Lậu, tức là nó ly dục, ly bất thiện pháp, cho nên cái Định Vô Lậu nó giúp chúng ta đầu tiên là chúng ta bước vào nhập Sơ Thiền. Đó thì quý thầy thấy rõ.

(01:26:09) Cho nên ở đây chỉ và quán chúng ta đừng hiểu theo cái lối của những người xưa là trong khi chúng ta ngưng hoạt động không có nghĩ ngợi gì hết mà cái biết chúng ta vẫn còn, không bao giờ có điều kiện đó được.

Là vì hơi thở chúng ta vẫn thở bình thường thì lúc bấy giờ chúng ta chỉ được vọng tưởng tức là Tầm nhưng ý chúng ta vẫn tác ý. Nhưng mà không tác ý thì chúng ta sẽ rơi vào vô ký, chúng ta quên mất, không bao giờ nó đứng yên cho chúng ta ở chỗ tỉnh thức đó đâu mà gọi là quán.

Cho nên cái mà người ta nghĩ ra như vậy gọi là tưởng, vì vậy mà có cái loại thiền định gọi là chỉ quán. Đó, cho nên sau này có những cái pháp môn sổ, tùy, chỉ, quán, hoàn, tịnh là người ta chỉ rồi người ta quán đó, là người ta nghĩ rằng trong một cái thời gian, một cái thời điểm mà người ta chỉ được cái vọng tưởng, rồi lúc bấy giờ cái sức tỉnh nó nằm ở đó liên tục, nó không có mất đi đó thì người ta gọi là quán hay là tịch chiếu, đó người ta dùng những danh từ đó.

Nhưng đúng ở trong góc độ của Đạo Phật nó không phải vậy. Người ta vốn người ta muốn đi vào một cái định để mà người ta làm chủ được thân tâm, thì người ta phải đi vào cái định để người ta làm chủ được cái tâm của người ta thanh tịnh, rồi người ta làm chủ mới được cái thân, hai cái nó rõ ràng.

Vì vậy cái chỉ và quán ở đây nó rõ ràng là hai pháp ở trên hai cái thứ định, chớ không phải trong một cái thứ định mà đồng thời một lượt.

Có xác định được như vậy thì chúng ta mới thấy được con đường của Đạo Phật rất cần thiết cho cái sự tu tập cho con người do hai pháp cần thiết phải tu tập.

Cho nên bây giờ mà quý thầy chỉ tu có cái hơi thở không là quý thầy tu không đủ, tức là tu không đúng, mà quý thầy chỉ chuyên về Bốn Thiền không thì quý thầy tu không đúng, là quý thầy chưa có thanh tịnh tâm được.

Quý thầy phải tu quán, tức là dùng Định Vô Lậu, do đó quý thầy đặt niệm trước mặt - ngồi kiết già đặt niệm trước mặt để quý thầy diệt trừ tham ưu của quý thầy, do vì vậy mà lậu hoặc của quý thầy sẽ được quét sạch, tâm quý thầy được ly dục, ly bất thiện pháp.

Đó là hai pháp cần phải tu tập.

Đây là cái phần thứ hai.

5.3- HAI PHÁP CẦN ĐƯỢC BIẾN TRI: DANH VÀ SẮC

(01:28:12) Phần thứ ba:

Thế nào là hai pháp cần được biến tri?

Bây giờ trả lời:

Danh và sắc, đó là hai pháp cần được biến tri.

Thường thường trong Thập Nhị Nhân Duyên có nói Danh và Sắc, vậy danh và sắc là cái gì mà cần phải được hiểu một cách biến tri? Tri tức là phải tri hiểu biết, mà trong danh sắc có nhiều cái sự thay đổi và biến hóa của nó, cho nên chúng ta phải hiểu cho nó rất là rõ ràng.

Ở đây là cái chỗ mà Đức Phật dạy hai cái pháp này là cái pháp: Những gì chưa thông hiểu cần phải thông hiểu, thì cái chỗ hai pháp này chúng ta phải tìm hiểu danh sắc, chúng ta phải hiểu rất nhiều ở trong danh sắc.

Nếu mà chúng ta không hiểu nó thì chúng ta sẽ bị danh sắc lường gạt chúng ta. Do người ta không hiểu, người ta mới chấp lầm danh sắc là ngã, là thường hằng, là lạc, là thanh tịnh, là thường còn, do đó người ta không chấp danh người ta cũng chấp sắc, không chấp sắc thì người cũng chấp danh.

Trên bước đường tu tập, ở đây sau này Thầy sẽ giảng dạy về cái phần giới hành, thì nói về danh sắc thì Thầy sẽ giảng dạy cho quý thầy hiểu rõ, chớ nếu không chữ danh sắc này thì quý thầy không hiểu rõ.

Danh sắc là thân tâm của quý vị đó, mà hiểu rõ thân tâm của quý vị thế nào là vô thường, thế nào là vô ngã, thế nào là khổ thì Phật đã giảng rất nhiều ở trong kinh rồi, và Thầy cũng dựa vào đó để mà giảng thêm để cho quý thầy hiểu cho rõ.

5.4- HAI PHÁP CẦN PHẢI ĐOẠN TRỪ: VÔ MINH VÀ HỮU ÁI

(01:29:51) Bây giờ đến cái pháp thứ tư:

Thế nào là hai pháp cần phải đoạn trừ?

Hai pháp cần phải đoạn trừ, tức là cái phần mà Đức Phật đã dạy trước kia, chúng ta phải dứt bỏ đó, đoạn trừ tức là dứt bỏ, thì hai cái pháp này cần phải đoạn trừ nó. Vậy thì muốn đoạn trừ nó phải làm sao?

Thế nào là hai pháp cần phải đoạn trừ?

Đức Phật đáp:

Vô minh và hữu ái.

Là hai cái pháp mà chúng ta cần phải đoạn trừ.

Vô minh mà muốn đoạn trừ thì chúng ta phải làm sao? Tức là chúng ta phải minh. Vậy thì muốn đoạn trừ vô minh chúng ta phải dùng cái tri kiến, phải hiểu biết, tức là trau dồi danh và sắc này.

Đó thì muốn phá trừ vô minh thì chúng ta phải trau dồi danh sắc, từ đó chúng ta phải đặt cái niệm của danh sắc để tu cái Định Vô Lậu, từng đó chúng ta mới dùng cái tri kiến giải thoát.

Ở đây Thầy xin nhắc lại quý thầy: Cái tri kiến nó khác. Cái tri kiến là cái nơi mà chúng ta được thầy và Phật dạy cho chúng ta hiểu biết thông suốt được cái lý của đạo, còn cái tri kiến giải thoát là khi mà đặt niệm ở trước mặt chúng ta rồi chúng ta quán xét, tự ở trong đó nó phóng ra có những cái sự hiểu biết làm cho chúng ta thấm được cái lý của đạo, làm chúng ta được cái tâm giải thoát, quét sạch được lậu hoặc, thì cái đó gọi là tri kiến giải thoát.

Cho nên cái Định Vô Lậu rất cần thiết ở chỗ mà hai pháp mà cần tu tập đó, đó là quán đó. Quán để tri kiến giải thoát phát triển, khai triển cái tri kiến giải thoát.

Cho nên khi mà chúng ta đã phá được vô minh, thì ở đây đoạn trừ vô minh, thì quý thầy phải siêng năng học tập, phải siêng năng tu tập Định Vô Lậu thì như vậy quý thầy mới có được cái tri kiến, và kế đó quý thầy mới có được cái tri kiến giải thoát, từ đó nó mới phá cái vô minh làm cho chúng ta không còn lầm chấp nữa, vì vậy người ta chửi mình mình không giận tức là mình phá được cái ngã chấp.

Và những cái kiến chấp - từ lâu tới giờ chúng ta nghe nói thiền này thiền kia, chúng ta vô minh, chúng ta không hiểu, tưởng nó là đúng, là hay, cho nên chúng ta cứ ôm ấp ở trong đầu chúng ta cái đó là đúng, cho nên vì vậy mà chúng ta lầm, chúng ta không có xả ra được, ai nói cái đúng chúng ta cũng không nghe, ai nói giới luật thì chúng ta cũng không chấp nhận, vì chúng ta thấy rằng chỉ có Phật Tánh là hơn hết.

(01:32:15) Do cái lầm chấp đó mà chúng ta không ngờ rằng chúng ta đã lạc lầm trong 62 lập luận của ngoại đạo vẫn có nói về cái bản thể không sanh không diệt đó chớ không phải không có.

Vì vậy mà cái kiến chấp của chúng ta nó làm chúng ta trở thành vô minh mà không thấy, vì vậy bây giờ chúng ta phải trở về con đường của đạo Phật để được giảng dạy cho chúng ta thông hiểu, làm cho tri kiến chúng ta thông suốt để chúng ta phá đi cái kiến chấp đó. Và phá đi kiến chấp đó thì chúng ta mới có minh chớ không còn vô minh nữa.

Và hữu ái, hữu ái tức là cái lòng ham muốn của mình, cái tâm ái của mình, cái này phải đoạn dứt. Cái lòng ham muốn của mình, bây giờ Thầy thấy cái máy này, khởi cái lòng ham muốn thì thầy biết đây là hữu ái. Hữu là có, có một cái đối tượng nó gợi cho mình ham thích.

Ở đây là cái đồng hồ mà Thầy thấy có cái vật này, Thầy thấy cái vật này vừa ý Thầy, nó khởi khả hỷ khả ái làm cho Thầy thích nó, cho nên cái đó Thầy biết rằng phải đoạn trừ, nếu mình không đoạn trừ thì mình sẽ dính mắc nó, mà mình dính mắc đó thì nó sẽ có sự đau khổ cho chính mình, và lậu hoặc nó sẽ càng ngày càng nhiều, càng lớn lên, nó làm cho đời sống của chúng ta không giải thoát.

Cho nên ở đây hai pháp cần phải đoạn trừ là vô minh và hữu ái. Như vô minh hồi nãy Thầy nói lúc nãy từ cái tri kiến đến tri kiến giải thoát là phải tu tập như thế nào để chúng ta có minh.

Và bây giờ mọi vật mà mắt thấy, tai nghe, tất cả sáu căn chúng ta tiếp xúc sáu trần mà đừng có cho cái hữu ái nó dính vào, thì lúc bấy giờ chúng ta cấm, dứt bỏ cái lòng ham muốn chúng ta với tất cả các pháp, thì ngay đó thì chúng ta sẽ đoạn trừ được, thì như vậy thì chúng ta tu tập rất là dễ dàng, làm cho lậu hoặc của chúng ta mau diệt, và thiền định Tứ Thiền chúng ta mau nhập.

Còn nếu mà chúng ta cứ để hữu ái, cứ dính mắc mình hoài không đoạn trừ nó - những pháp này là những pháp cần phải đoạn trừ, cần phải dứt bỏ, không ai dứt bỏ cho mình được, chỉ có mình hiểu được, thông hiểu được thì mình dứt bỏ nó, mình thấy nó muốn cái gì thì mình không chấp nhận, do đó tự mình phải dứt mà thôi.

Chớ mình ham muốn thì người ta bảo mình đừng ham muốn mình chẳng có nghe đâu, chỉ có mình biết những cái mà nó làm cho mình ham muốn đó là cái đau khổ cho cái cuộc đời của mình, và nó sẽ kéo dài cho cuộc sống này sang cuộc sống khác, luân hồi mãi mãi trên cái lòng ham muốn đó.

Muốn được vậy thì chúng ta phải học hai cái pháp này, siêng năng mà đoạn trừ, lúc nào chúng ta cũng phải tỉnh thức để chúng ta biết lúc này nó muốn cái gì, cái tâm nó tham hay hoặc là tâm sân, tâm ham muốn cái vật gì, thì lúc giờ chúng ta phải đoạn trừ nó liền, không được để cho nó ở trong cái thân tâm của chúng ta.

Đó là hai pháp cần phải đoạn trừ.

5.5- HAI PHÁP CHỊU PHẦN TAI HẠI: ÁC NGÔN VÀ ÁC HỮU

(01:35:04) 5. Thế nào là hai pháp chịu phần tai hại?

Bây giờ hỏi tới hai cái pháp mà luôn luôn lúc nào nó cũng đem đến cái sự tai hại cho chúng ta, thì chúng ta biết hai cái pháp đó để mà chúng ta ngăn ngừa và chúng ta không có cho nó gần gũi, không có cho nó ở gần mình.

Đáp: Ác ngôn và ác hữu, đó là hai pháp chịu phần tai hại.

Ác ngôn là cái gì? Là lời nói dữ, là lời nói ác. Trong ác ngôn thì nó có bốn cái điều kiện ác ngôn mà trong Thập Thiện Thầy đã dạy rồi, thì chúng ta đã biết rồi, vì vậy từ đây về sau chúng ta đừng có gần gũi cái ác ngôn đó nữa, tức là cái miệng đừng có nói cái điều đó nữa.

Ác hữu là những người bạn ác chúng ta không nên gần. Đó là hai cái pháp mà chúng ta phải chịu những cái phần tai hại rất lớn. Nếu chúng ta mở miệng ra ác ngôn thì chúng ta phải chịu tai hại, không thể nào chúng ta tránh khỏi, và chúng ta ở gần người bạn ác thì chúng ta cũng không thể nào mà chúng ta tránh khỏi những cái tai họa, cái đau khổ.

Đó thì hôm nay Thầy nói để Thầy giảng dạy như vậy để chúng ta biết. Thứ nhất là chúng ta cần phải xa lánh hai cái pháp để chúng ta không có chịu phần tai hại, thì đó là ác ngôn và ác hữu.

Mình chọn bạn mà chơi, đừng có chơi những người bạn ác, mình xa lánh những người bạn ác, mình chọn cái ngôn ngữ không có ác chớ đừng có chọn cái ngôn ngữ ác mà nói ra thì nó tai hại cho mình và tai hại cho người.

5.6- HAI PHÁP HƯỚNG ĐẾN THÙ THẮNG: THIỆN NGÔN VÀ THIỆN HỮU

(01:36:35) 6. Hỏi: Thế nào là hai pháp hướng đến thù thắng?

Bây giờ, hai pháp mà hướng đến cho mình được an vui, được hạnh phúc, được yên ổn, được giải thoát đó, mà ở đây Đức Phật dùng là thù thắng.

Đáp: Là thiện ngôn và thiện hữu.

Đó là cái lời nói lành và cái người bạn tốt, thì nó ngược lại như hồi nãy ở trên là ác ngôn và ác hữu.

Thì chúng ta biết rằng những cái lời nói lành nó đem đến cho mình vui và người khác vui, nó đem đến cho mình hạnh phúc, người khác hạnh phúc. Và ở gần người bạn lành thì luôn luôn chúng ta sẽ được hạnh phúc, và được sự an ổn, và cái sự thanh thản tâm hồn, không còn có khổ đau nữa. Còn với người bạn ác thì chúng ta sẽ luôn luôn có những cái đau khổ, có những tai hại.

Đó thì chúng ta học như vậy để chúng ta biết như vậy để mà chúng ta tránh, chúng ta ngừa, chúng ta dứt bỏ.

5.7- HAI PHÁP RẤT KHÓ THỂ NHẬP: NHÂN DUYÊN ÁC NHIỄM VÀ THANH TỊNH

(01:37:28) 7. Hỏi: Thế nào là hai pháp rất khó thể nhập?

Đó thì, bây giờ về câu số bảy thì hỏi thế nào là hai pháp rất là khó nhập?

Đáp: Nhân và duyên làm ác nhiễm các loài hữu tình, nhân và duyên làm thanh tịnh các loài hữu tình, đó là hai pháp rất khó thể nhập.

Nghĩa là cái nhân rồi cái duyên nó đến, nghĩa là bây giờ chúng ta có một cái duyên gì nó đến thì chúng ta tạo cái nhân đó liền.

Mà nếu mà nó là ác nhiễm làm cho các loài hữu tình - tức là tất cả chúng sanh đó - thì cái nhân duyên ác nó sẽ làm cho chúng ta đau khổ. Mà nếu mà chúng ta nhận ra được cái pháp đó thì chúng ta chấm dứt nó đi, không có để cái nhân duyên đó nó tạo ra cái hoàn cảnh để xảy đến cái sự đau khổ cho mình cho người gọi là ác nhiễm các loài hữu tình. Nó làm cho mình đau khổ, làm cho người khác đau khổ tức là nó nhiễm những cái ác đó.

Nhân và duyên làm cho thanh tịnh các loài hữu tình - khi nào mà cái nhân và duyên nào mà nó đến để làm cho nó thành cái thiện pháp, nó làm cho tất cả các loài hữu tình, mình và người được giải thoát đó.

Thì đó là chúng ta phải thấy được hai pháp này mà để chúng ta thể nhập, nó rất khó. Bởi vì nó vừa xảy ra - cái duyên nó xảy ra nó tạo thành cái nhân ác, thì lúc bấy giờ chúng ta sáng suốt chớ không khéo mà không sáng suốt chỗ đó thì ngay đó chúng ta thể nhập vào cái pháp ác liền tức khắc, mà khó mà thể nhập vào cái pháp thiện.

Do đó khi mà nhân duyên ác mà đến với chúng ta mà chúng ta biết thì chúng ta ngay đó chúng ta phải dứt bỏ nó liền, mà không để cho thân tâm chúng ta tạo thành một cái duyên, cái nhân cái quả của nó tiếp diễn do cái duyên đó.

(01:39:22) Cũng như bây giờ Thầy ví dụ như hai cái nhà đó có hai đứa con. Hai đứa bé đó nó mới được người mẹ nó mua cho một trái banh nó chơi, thì một cái thằng nhỏ hàng xóm cũng là người gần bên đó - có một đứa nhỏ nó không có được mẹ nó cho nó trái banh chơi, cho nên nó đứng ra, nó đứng ở cửa nó nhìn. Thì thằng kia đá banh một mình thì cũng buồn, do đó mới gọi nó, bảo: “Mày ra đây chơi banh với tao” - thì hai thằng này nó dẫn banh với nhau.

Trong khi dẫn thì thằng kia nó không có trái banh nhưng mà cái sức nó mạnh hơn, do đó nó giành trái banh nó làm cho thằng kia té đau đi, từ đó cái thằng này mới khóc lên, mới la lên, thì do đó mẹ của cái thằng bé có trái banh này tưởng là thằng bé kia giật trái banh của thằng này, mới ra xỉa xói thằng này mà đánh nó. Do cái nhân duyên đó thì cái bà mẹ này tạo thành cái nhân ác chửi người khác, chửi thằng bé khác.

Nhưng không ngờ là thằng bé nhỏ này nó rủ thằng bé kia chơi chớ không phải là thằng bé này đi vào giật trái banh của nó, nhưng mà khi thấy con mình khóc thì không biết cái đúng cái sai, không có lường được cái chỗ đó, cứ ngỡ rằng thằng nhỏ này thấy trái banh của con mình, mình mua cho nó chơi, thằng này chắc chạy ra giật cho nên đánh thằng nhỏ này khóc, vì vậy mà xói xỉa hay đánh thằng nhỏ này.

Do đó bên nhà kia thì cha mẹ người kia thì cũng bênh con mình, cho nên cũng không hiểu là phải trái như thế nào, do đó hai nhà đều chửi lộn và đánh lộn nhau.

Thì như vậy từ cái chỗ cái duyên ác nó làm cho nhiễm các loài hữu tình, nó trở thành những cuộc ẩu đả như vậy đó, là hai cái pháp mà nó có thể khó thể nhập, làm cho chúng ta không nhập được ở chỗ cái giải thoát.

Cho nên chúng ta phải dè dặt nhân và duyên, luôn luôn lúc nào hễ có duyên thì có nhân theo đó, mà có nhân theo đó tức là có quả. Đây là hai cái pháp dạy chúng ta trên cái lộ trình nhân quả. Mà lộ trình nhân quả này tức là đạo đức giải thoát của đạo Phật.

5.8- HAI PHÁP CẦN ĐƯỢC SANH KHỞI: TẬN TRÍ VÀ VÔ SANH TRÍ

(01:41:24) Hỏi:

Câu 8:

Thế nào là hai pháp cần được sanh khởi?

Bây giờ cái pháp mà chúng ta cần phải tu tập sanh khởi đó thì Đức Phật đáp:

Tận trí và vô sanh trí, đó là hai pháp cần được sanh khởi.

Cái tận trí đây là lậu tận trí, nó làm cho cái trí vô lậu của chúng ta nó phải quét sạch. Và cái vô sanh trí - cái trí mà không có khởi một cái niệm gì hết gọi là vô sanh trí. Thì hai cái pháp này cần phải được sanh khởi, mà sanh khởi thì quá trình tu tập chúng ta ghê gớm lắm.

Lậu tận trí hay là Lậu Tận Minh, thì chúng ta thấy rằng mà con đường Giới - Định - Tuệ của Phật, Gới - Định - Tuệ cho đến khi mà tuệ Tam Minh thực hiện thì mới có lậu tận trí, tức là Lậu Tận Minh.

Còn vô sanh trí tức là cái trí thiền định của chúng ta, nó không có khởi một cái niệm gì cả hết mới gọi là vô sanh trí, hay là bất động tâm giải thoát, đó là vô sanh trí.

Cho nên hai cái trí này cần phải được sanh khởi, cần phải được làm cho nó sống, làm cho nó khởi lên. Bây giờ nó chìm lịm, trong chúng ta hiện giờ chưa có người nào có lậu tận trí và vô sanh trí hết, cho nên bây giờ hai cái pháp này cần phải chúng ta khơi nó dậy, làm cho nó được sanh khởi lên. Vậy thì trên bước đường tu tập chúng ta phải tu cái gì trước, tu cái gì sau để đến đó chúng ta mới khởi nó dậy được.

Đó là hai pháp cần phải được sanh khởi.

5.9- HAI PHÁP CẦN ĐƯỢC THẮNG TRI: HỮU VI GIỚI VÀ VÔ VI GIỚI

(01:42:55) 9. Thế nào là hai pháp cần được thắng tri?

Đó, thì bây giờ thắng tri tức là cái trí chúng ta phải hiểu thế nào để làm chủ được cái cuộc sống của chúng ta. Cái cuộc sống của chúng ta thì nó như thế nào?

Ở đây đáp có hai giới:

Hữu vi giới và vô vi giới.

Đó, chúng ta phải làm chủ được cái hữu vi giới và vô vi giới, tức là hai cái pháp đó là chúng ta cần phải thắng tri nó.

Thì hữu vi giới là cái gì mà có hình sắc, có hình tướng thì cái đó gọi là hữu vi giới. Còn cái vô vi giới là cái phần mà vô hình tướng, vô sắc thì cái đó gọi là vô vi giới.

Thì ở đây chúng ta thấy rất rõ là hữu vi giới do cái sắc thân của chúng ta và các pháp có hình tướng, và vô vi giới do tưởng của chúng ta - sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Một khi mà chúng ta nằm ở trong giấc mộng thì những cái hình sắc mà chúng ta thấy đều thuộc về vô vi giới. Còn cái mà hiện tiền đối với cái thân của chúng ta, đối xúc với các vật mà chúng ta thấy, đó là hữu vi giới.

(01:44:23) Do cái chỗ mà chúng ta tu tập hai cái pháp này để chúng ta được cái thắng tri, làm chủ được hai cái này.

Thí dụ như bây giờ chúng ta diệt Tầm Tứ nhập Nhị Thiền, thì lúc bấy giờ chúng ta mới là tịnh chỉ được hữu vi giới, còn vô vi giới thì chúng ta phải đi tới một cái giai đoạn nữa là ly hỷ, trú xả nhập Tam Thiền, lúc bấy giờ chúng ta không còn mộng mị nữa, cái vô vi giới nó sẽ không còn có nữa. Còn khi mà chúng ta nhập tới Tứ Thiền rồi thì nó chỉ là một cái trạng thái thanh tịnh, rất là thanh tịnh, nó không còn có vô vi hay hữu vi nữa.

Cho nên ở đây chúng ta nói để chúng ta thấy được hai cái giới này mà chúng ta cần phải được cái pháp thắng tri. Thắng tri là hiểu rất thấu suốt mà làm chủ được cái hữu vi giới và cái vô vi giới. Thắng tri là làm cái trí của chúng ta sẽ làm chủ được, vậy thì cái trí như thế nào? Mà Thầy nói là cái giới tuệ, giới tuệ tức là cái trí gì?

Chúng ta bảo: “Cái hơi thở ngưng nghỉ!” - thì nó ngưng nghỉ, chúng ta bảo: “Hơi thở chậm và nhẹ, nhập Nhị Thiền, diệt Tầm Tứ!” - thì nó làm theo đúng như vậy, là chúng ta làm chủ được, là thắng tri được cái hữu vi giới và thắng tri được cái vô vi giới. Còn nếu chúng ta chưa có sai khiến được như vậy thì chúng ta chưa có thắng tri đâu.

Thắng tri tức là làm sao mà chúng ta bảo như thế nào mà thân tâm chúng ta nó đều làm chủ được cái giới đó. Cho nên hai cái giới này mà chúng ta đã làm chủ được thì cái đó gọi là các pháp thắng tri.

5.10- HAI PHÁP CẦN ĐƯỢC TÁC CHỨNG: MINH VÀ GIẢI THOÁT

(01:46:06) 10. Thế nào là hai pháp cần được tác chứng?

Ở đây Đức Phật dạy:

Đáp: Minh và giải thoát, đó là hai pháp cần được tác chứng.

Như hồi nãy ở trên chúng ta cần phải phá vô minh thì chúng ta sẽ được minh. Vậy thì minh cần phải tác chứng, ở đây chúng ta phải thấy cái chỗ cuối cùng của vd câu hỏi thứ mười này, hai cái pháp này minh tức là chúng ta phải hiểu là Tam Minh, chớ không phải minh là cái tri kiến và cái tri kiến giải thoát như hồi nãy.

Hồi nãy ở trên, cái chỗ vô minh đó để chỉ cho minh đó chớ không phải là minh ở chỗ này. Bởi vì minh ở chỗ này nó kèm theo sự giải thoát - tâm bất động giải thoát, cho nên chữ minh này nó phải là Lậu Tận Minh, Túc Mạng Minh, Thiên Nhãn Minh, thì chữ minh này là chúng ta phải - hai cái pháp này cần phải tác chứng, tức là phải chứng cho được hai cái này thì tâm giải thoát bất động của chúng ta.

Cho nên Phật nói Phạm hạnh của Đức Phật không phải giới luật, không phải thiền định, không phải trí tuệ, mà chính tâm giải thoát bất động của chúng ta đối trước các pháp, đối trước cái thọ là cái Phạm hạnh của người tu, là cái lõi cây, là cái mục đích của cái người tu. Cho nên ở đây mà chúng ta có minh và giải thoát, thì nó mới tâm bất động giải thoát mới được.

Đó là những cái pháp cuối cùng cần phải tác chứng, tức là phải chứng ngộ được cái pháp đó.

Đó là những điều - hai mươi pháp này chúng ta phải đi ở trên con đường đó, không thể nào mà chúng ta bỏ một cái nào mà có thể chúng ta thực hiện được con đường giải thoát của Đạo Phật.

Cho nên nói bây giờ một người mà nhập Tứ Thiền mà không cần Tam Minh thì cái người đó là không đúng. Bởi vì Giới - Định - Tuệ chưa đủ, mới có Định thì chưa đủ, vì vậy mà còn phải Tuệ. Vì vậy mà cái câu thứ mười này, hai pháp cần phải tác chứng tức là cần phải chứng cái pháp đó là minh và giải thoát thì nó mới hoàn tất được Giới - Định - Tuệ.

(01:48:07) Vậy thì đến đây chúng ta đã học được:

Hai mươi pháp này là thực, chân, như thị, không phải không như thị, không thể sai khác, được Như Lai giác ngộ Chánh Đẳng Giác.

Ở đây Đức Phật đã Chánh Đẳng Giác mới thấy được hai mươi cái pháp này mà dạy lại cho chúng ta, chúng ta nhớ khắc ghi mãi để khi mà chúng ta trau dồi tu tập giới hạnh thì hoàn toàn chúng ta phải đem áp dụng tất cả hai mươi pháp này trong cuộc đời tu hành của chúng ta, không thể bỏ một pháp nào được.

Vì nó là một cái con đường, một cái bản đồ để chỉ cho chúng ta phải đi tới đó. Nếu mà chúng ta không chịu đi tới đó thì chắc chắn là trên con đường chúng ta chưa có hoàn mãn được, chưa có viên mãn được sự giải thoát, thì chúng ta còn sanh tử luân hồi chưa có hết được, mặc dù nó có giảm bớt nhưng phải đi tới.

Cũng chẳng lẽ là bây giờ một người tu thiền mà nhập được cái Định Vô Lậu, tâm đã ly dục, ly bất thiện pháp rồi mà cứ ở chỗ ly dục, ly bất thiện pháp này mà nhập Sơ Thiền không, mà không đi đến tịnh chỉ Tầm Tứ để nhập Nhị Thiền thì cái người này quá điên!

Trừ ra có tuổi già sức yếu, người ta không thể tu tập đến nữa thì người ta chịu mà thôi, chớ còn người ta còn đủ sức, còn có mang được cái thân này thì người ta phải tiến tới để tịnh chỉ các hành để mà nhập Tứ Thiền, như vậy thì mới hoàn tất được con đường tu tập của Đạo Phật. Cho nên hễ tu tới thì chúng ta cứ đi tới mãi.

Bởi vì chúng ta bỏ hết, cả cuộc đời chúng ta không còn những người thân, không còn nhà cửa, không còn gì hết, trắng bạch như vỏ ốc, chỉ còn ba y một bát, đời sống vất vả vô cùng, không nhà, không cửa, mưa gió lạnh lẽo, nắng mưa đủ thứ dầm sương dang nắng để mà thực hiện cái đời khổ hạnh của một cái người tu sĩ theo Đạo Phật, không còn một cái gì, không còn một người an ủi mình trong lúc đau bệnh, già thì chịu chớ không ai chăm sóc cho mình hết, do thế mà mình không nỗ lực đến tận cùng giải thoát thì ai cứu mình đây?

Cho nên khi mà bước chân vào Đạo Phật chúng ta phải có một sự suy nghĩ sâu sắc như vậy thì chúng ta mới đạt được những cái thành quả của sự tu tập sau này. Còn nếu mà chúng ta nghĩ rằng cứ sống mà lợi dưỡng, ăn uống mà sung sướng, có người hầu hạ kẻ cung cấp, thì chắc chắn con đường này chúng ta không đi tới đâu được hết./.

HẾT BĂNG