20100815 - HIỂU RÕ VỀ ĐẠO PHẬT - THẦY GIẢNG TẠI LONG THÀNH
20100815 - HIỂU RÕ VỀ ĐẠO PHẬT - THẦY GIẢNG TẠI LONG THÀNH
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Phật tử
Thời gian: 15/08/2010
Thời lượng: [01:34:20]
1- THẦY HƯỚNG DẪN XÂY CẤT THẤT
(00:00) Trưởng lão: Nếu mà nó không có một cái đầu óc mà xây dựng mấy con, Thầy thấy cất như vầy là không có đầu óc xây dựng, chỗ này cất cái nhà, chỗ kia cất cái nhà nhìn lòng vòng. Ờ bây giờ mà hai dãy nhà hai bên thì nó phải có hai cái lề, có cái đường chánh (chính) giữa. Hai cái lề phải có hàng cây, nhà thì phải có cái sân. Nhà mà cất chỗ này cái, chỗ này cái, Thầy nói cất như vậy là không đúng đâu. Các con khi mà muốn cất cần phải có cái đầu óc kiến trúc. Khi có kiến trúc, mấy con thấy chỗ nào trống làm được thì cứ làm.
(00:58) Phật tử: Thầy đang nói mình xây dựng lung tung
Trưởng lão: Cất như vậy là không đúng đâu, nhưng mà Thầy mà xuống đây, Thầy xem thử coi khu đất này, mang hình chữ nhật, hình tam giác như thế nào? Thầy phân ra đàng hoàng, để nó bằng nó dễ, thấy không? Thầy phân lô, cái lô đó là cái nền chỗ nào cho chuyên tu Nam, rồi chỗ nào là cư sĩ Nam, chỗ nào là cư sĩ Nữ.
Phải tổ chức có ngăn nắp chứ, đâu có lộn xộn, phải có đầu óc kiến trúc. Rồi cách thức mà cất bằng trúc, tầm vông, bằng trúc mà độn như thế này, nó phải có cái cách thức của nó nó mới đẹp chứ. Cất gì mà lụp xụp như cái nhà lá vậy coi sao được.
Phật tử: Không có đầu óc xây dựng,
Trưởng lão: Tầm vông, trúc tổng hợp, bằng tre mà chẻ vậy đó con phải làm vách làm sao. Chứ con đóng kiểu này ai mà nhập thất? Không phải, Thầy nói để cho mình có cái đầu óc, mình tư duy suy nghĩ mấy con, chứ không phải Thầy chê đâu, Thầy biết mấy con chưa có biết, cho nên mấy con thấy khi mà ở đằng trước, mấy con đến có cô Út ở đằng trước chứ gì? Cổ làm sao làm Thầy không nói.
(02:07) Tại vì mọi người có cái quyền mà, nhưng mà cái người nào chịu nghe, chứ cô Trang này chịu nghe. Thầy nói cất như vậy không được. Thầy làm giữ gìn nó lâu dài. Mà phải cất như thế nào, phân cái lô đất rồi mới cất, chứ không phải muốn cất đại, muốn đút nhét chỗ nào cũng được, không được. Cho nên Thầy nói mấy con có nhiều thất làm cái cơ sở để cho nhiều người về tu, thì ta khỏi cần hỏi Phật tử (nghe không rõ)
2- QUAN NIỆM VỀ NAM NỮ VÀ CHỮ HIẾU TRONG ĐẠO PHẬT
(2:42) Phật tử 1: Thầy ơi Thầy con xin hỏi Thầy đức Phật có phân biệt Nam Nữ không Thầy?
Trưởng lão: Không con! Đức Phật coi như nam nữ bình đẳng như nhau, không có phân biệt nam nữ. Cho nên khi bà Gotami bả đến xin, bà dì đó đến xin đức Phật, thì trong cái thời của đức Phật là trọng nam khinh nữ đó, thì đức Phật chấp nhận cho liền. Coi như là nữ cũng tu chứng quả A La Hán chứ đâu phải là nam chứng quả A La Hán, xóa sạch ngay liền cái tư tưởng đó. Cái tư tưởng trọng nam, khinh nữ của thời đại phong kiến.. phong kiến thời đó. Cho nên khi mà tu chứng rồi đức Phật xem nhẹ cái việc đó.
Phật tử: Cái đó tụi con cũng thấy rất là thích cái đó, nhưng mà Đại thừa người ta lại phân biệt.
Trưởng lão: Thì Đại thừa. Đại thừa để Thầy chỉ cho mấy con thấy, Đại thừa nó ảnh hưởng, ảnh hưởng của người Trung Hoa. Mà người Trung Hoa thì nó có hai cái nhìn, học thuyết (nghe không rõ) Lão tử, Khổng tử… Cho nên ảnh hưởng cái tư tưởng đó, cho nên nó chuyển Phật giáo qua một cái góc độ cúng bái, cầu siêu, cầu an, có phải không? Rồi tự rồi tự các tổ mới viết kinh Di Đà, hồng danh, Vu lan, rồi cầu siêu, cầu an đó. Chứ làm sao mà phật thuyết cái kiểu kỳ vậy?
Đạo Phật chỉ dạy mình ngay liền mấy con biết, đạo Phật dạy "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự". Ai chửi không giận, ai làm gì không buồn phiền thì giải thoát. Ngay đó mình nhận ra cái mình giải thoát rồi. Ai chửi, Thầy không giận, rồi đem vàng cho, Thầy không ham, Thầy nói đó là rắn độc.
(04:16) Đức Phật, bữa hôm đó đức Phật và ông A Nan đi khất thực, đi ngang qua cái lô khu, thấy vàng.
Phật tử: Đây của mấy anh Phật tử nè dạ, đi khắp nơi hộ pháp Tam Bảo nè dạ.
Trưởng lão: Mấy con ngồi ghế đi, có duyên với Thầy chứ không phải, Thầy nói trời đường sá xa xôi vậy, chắc là Thầy không đi nổi rồi, tại cái duyên của mấy con đó.
Phật tử: Cái duyên của mấy con… Dạ, tụi con nói con có phước quá, dạ!
Phật tử 1: Dạ dạ con xin hỏi Thầy cái chữ Hiếu trong đạo Phật đó Thầy, chữ Hiếu trong đạo Phật với cha mẹ. Thí dụ như một người mà theo Giáo pháp đức Phật chân chính rồi, mà cha mẹ mình không tốt, làm những điều không (không) tốt, mà mình làm như thế nào?
Trưởng lão: Ờ mình có.. Bởi vì đạo Phật nó có năm giới luật của người cư sĩ.
Phật tử 1: Dạ!
Trưởng lão: Bây giờ cha mẹ không có, làm điều không tốt thì con khuyên cha mẹ nên giữ gìn năm giới. Mà cha mẹ không đồng ý đi, không chấp nhận đi, không chấp nhận giữ gìn năm giới. Cái người con có bổn phận hiếu hạnh, là người con hiếu họ chịu hà. Thì mình sẽ cố gắng, mình giữ gìn năm giới và ước nguyện cho cha mẹ mình sẽ giữ được năm giới. Ước nguyện trong đầu mình thôi. Nhưng mà cha mẹ bảo mình ăn cái này, cái kia không ăn. Nhất định là giữ gìn năm giới trọn vẹn để ảnh hưởng, làm cho cha mẹ mình phải hướng về Phật pháp năm giới, mấy con thấy không?
(05:48) Bây giờ làm thịt cá mà biểu nó ăn, nó không ăn nữa, có phải không mấy con? Làm gì nó cũng không ăn hết. Nó nói: "Con hiểu được Phật thì con biết thương chúng sanh. Đâu phải con ăn thịt cá, con ăn thịt chúng sanh, con làm Phật. Nhưng mà vì lòng thương yêu của con. Con biết thương bởi vì con vật nó chết nó khổ lắm." Phải không? Cái đứa con nó nói với cha mẹ như vậy, thì nó đánh thức ông rồi. Bây giờ mình gắp miếng thịt, trời đất ơi! Làm gì mà con heo, con bò nó khổ quá. Có phải không? Thành ra từ đó nó đánh thức được cha mẹ tu. Bây giờ đừng có, mấy con cứ nghĩ rằng cứ khuyên cha mẹ mình ăn chay, ăn chay không phải làm Phật, mà vì lòng thương yêu.
Phật tử 2: Mô Phật đây là bạn thân con, anh rể con, mấy anh mấy chị này bên Mỹ về đó Thầy, (không nghe rõ).
Trưởng lão: Đó mấy con thấy không? Đạo Phật nó thực tế lắm, nó dạy mình những cái thực. Chỉ mình làm cho mình được đi, rồi nó ảnh hưởng những người thân của mình. Chùm nhân quả mà, nó lôi nhau hết.
3- KIẾN GIẢI CỦA ĐẠI THỪA VÀ TỪ BI CỦA ĐẠO PHẬT
(6:50) Phật tử 3: Trong 14 điều Phật dạy đó Thầy, hay treo khắp nơi trong đó có phải là cái gốc của Phật không?
Trưởng lão: Không phải đâu con, bởi về sau này người ta đặt nhiều lắm.
Phật tử 3: Không phải luôn hả Thầy?
Trưởng lão: Không phải đâu con. Bởi vì kinh điển của Phật chỉ có cái tạng kinh Pali mà Hoà thượng Minh Châu dịch thôi. Còn Hán Tạng của các Thầy Trung Quốc hoàn toàn là kiến giải của các Tổ viết ra kinh sách Đại thừa. Cho nên mấy con, hầu hết là cứ lầm cái gì cũng của Phật. Phật thì có một số ít đó thôi, chứ đạo Phật đâu có nhiều dữ vậy. Tam Tạng kinh điển dữ vậy ai đọc cho hết.
Phật tử 3: Dạ dạ thưa Thầy như Tổ Huệ Khả mà chặt cánh tay, để cầu Pháp đó là có đúng hay không? Mà con đọc, dạ.. Dạ.. Dạ Thầy giải thích cho con tại sao không đúng?
Trưởng lão: Ờ! Tại vì đức Phật không có bảo tự mình làm khổ mình. Đạo Phật không làm khổ mình, khổ người, đạo đức người ta có. Chặt cánh tay là không khổ à? (Phật tử: Dạ). Cho nên nói đó là sai rồi.
Phật tử 3: Dạ nhiều người chặt lóng tay rồi thiêu lóng tay đó.
Trưởng lão: Cũng sai rồi. Đốt cái lóng tay, đưa lóng tay đốt mà chịu nóng. Tức là cái này là của Đại thừa, của Trung Quốc chứ đâu phải là của Việt Nam nữa. Mà đâu phải ông Phật dạy cho mình tự làm khổ mình. Đạo Phật dạy có đạo đức không làm khổ mình, tại sao mình làm khổ mình? Chặt cánh tay không khổ sao?
(08:03) Phật tử 3: Trước tiên là không làm khổ mình, không làm khổ người, không làm khổ chúng sanh, con có đọc được cái đó dạ!
Trưởng lão: Đó là mới đúng cái đạo Phật chứ. Đạo Phật gì mà cứ làm khổ mình, ép xác mình phải ngồi gò bó. Trời đất ơi! Ngồi kiết già nó đau chân gần chết mà cứ ngồi. Thành Phật được không? Thành gốc cây đó chứ ở đó, thành cục đá. Mấy con cứ thấy đi, người nào ngồi thiền coi họ thành cái gì? Thành cục đá chứ sao. Sự thật thiền của Phật là ly dục ly ác pháp. Lòng ham muốn chúng ta ly. Các ác pháp tác động làm chúng ta đau khổ mà chúng ta không đau khổ, thì chúng ta giải thoát chứ.
Đạo Phật, đạo giải thoát, chứ đâu phải là đạo biến chúng ta thành cục đá gốc cây sao? Cho nên mấy con ngồi thiền ức chế ý thức là mấy con đã sai. Ảnh hưởng của Trung Quốc chứ không phải của Việt Nam, mà cũng không phải của Phật. Phật không có dạy điều đấy. Cho nên mấy con thấy Phật dạy hay lắm.
Phật tử: Thầy cho con xin hỏi để cho mấy anh chị ở đây được biết, có phước duyên bữa nay được gặp Thầy dạ, vậy mà con có soạn sẵn dạ. Thầy ơi Thầy con hỏi: "Từ Bi" là phải có trí tuệ, và tâm phân biệt tốt xấu, thì hai cái đó có mâu thuẫn với nhau không Thầy?
Trưởng lão: Từ bi thì có trí tuệ. Khi mà con làm cái chuyện, bây giờ Thầy sẽ giải thích cho con hiểu: Từ bi tức là lòng thương yêu làm cho mọi người được an ổn. Nhưng mà họ làm ác, họ không có làm thiện, thì bây giờ đó mình bảo họ từ bi với họ sao được? Mình phải trí tuệ mà, chứ mình không trí tuệ. Cho nên, ví dụ: chẳng hạn bây giờ, tại sao mà những người đó họ nghèo? Họ ích kỷ. Bây giờ đó mình tập trung nhau đem gạo đi cứu khổ họ, đó là sai.
Mấy con phải tập trung đem đến giới luật của Phật dạy họ. Sống được giới luật là họ chuyển cái nghèo của họ. Họ đâu còn ích kỷ, bỏn xẻn. Họ biết chia sẻ, họ biết thương yêu, họ biết tha thứ mọi lỗi lầm của người khác thì họ được giải thoát chứ. Họ sống đó là hết khổ rồi. Tự họ phải tạo chứ, ai tạo cho họ? Còn mấy con cứ đem gạo, đem đồ ăn cho họ, cuối cùng mấy con gánh cái đau khổ. Cho nên mấy con nghe sư cô Trí Hải đi làm từ thiện mà xe lật dù chết. Con nghe sư cô Trí Hải ở Vạn Hạnh? Có phải không? Làm từ thiện tại sao mình không được thiện? Mà tại sao mình lại khổ? Đó là một cái sai. Bởi vì người ta làm ác, người ta nghèo khổ.
Cho nên vì vậy mà các con thấy xung quanh mình ở đây đó, mình đem cái điều tốt, mình dạy cho người ta. Trong khi họ nghèo khổ, mình giúp cho người ta. Người ta thấy được do cái lòng ích kỷ, bỏn xẻn của mình, không dám bố thí cho người ta một bát cơm, cho nên mình mới nghèo. Từ đó, cái người đó nghe lời mình, họ chia sẻ từng miếng cơm họ, thì mình đem cơm gạo đến cho họ. Như vậy là mình đưa họ cái hiểu biết trước, để cho mình đem cơm gạo đến họ, còn mình đưa cơm gạo đến họ, họ cứ như vậy sướng quá: "Thôi mình ngồi không, không cần làm". Người ta còn tạo tội thêm cho người ta nữa, có phải không?
(11:11) Không ngờ đem cho người ta sống mà bây giờ mình tạo thêm tội cho người ta. (Dạ). Chỉ dựa lưng vào mình, chờ cho mình đem bố thí cho họ. Thì điều đó là cái điều mình đã tự mình đưa mình con người mình sẽ đến chỗ sai. Mình không thương họ sao? Mình biết họ đang ở trong tâm bỏn xẻn, ích kỷ. Làm sao để gỡ bỏ cái tâm bỏn xẻn, ích kỷ của họ ra? Thì lúc bây giờ chúng ta sẵn sàng chia từng bát cơm với họ. Chứ còn bây giờ mấy con chia từng bát cơm, mà tâm bỏn xẻn ích kỷ thì họ vẫn nghèo, không bao giờ có sự giải thoát (Nghe không rõ).
Cho nên Thầy nói giữ năm giới, khuyên sống năm giới. Không tham tức là không tích lũy cái cho mình, mà hãy đem lại những cái gì cho người khác. Thì trong lúc đó mình sẽ được đầy đủ, đó là cái giới mà không tham.
4- DÙNG Ý THỨC ĐUỔI BỆNH VÀ ĐỘ NGƯỜI BỊ KHIẾM KHUYẾT BẨM SINH
(12:01) Phật tử: Dạ! Dạ cái này con hỏi Thầy rồi, nhưng mà con hỏi để cho mấy anh chị này luôn
Trưởng lão: Rồi rồi con hỏi đi.
Phật tử: Thời đại mà thời mà Thế Tôn còn sống là đức Phật đó, là có nghiệp của mình không?
Trưởng lão: Đức Thế Tôn mang cái thân. Mang cái thân là đã mang cái nghiệp rồi. Cho nên các con nghe khi mà đức Phật sắp sửa chết, đức Phật cũng nghe nói: "Ta đau lưng". Có phải không? Rõ ràng là mang thân nghiệp, nhưng mà đức Phật làm chủ bịnh (bệnh), làm chủ nghiệp. Do đó đức Phật: "Thọ là vô thường, cái lưng này không đau", đức Phật không đau.
Thầy bây giờ, Thầy không phải Phật, nhưng mà cái đầu Thầy nhức, Thầy bảo: "Thọ là vô thường, ở đây không phải là chỗ nhức đầu", cái bệnh đi mất. Mấy con không tin đi, mấy con nhức đầu, bảo nó tiếng nói rồi mấy con đừng có uống thuốc. Mấy con uống thuốc là mấy con sợ rồi. Ý chí của mấy con sợ chết. Còn mấy con không sợ chết thì mấy con bảo nó, nó đi liền, ý thức lực mà. Mấy con có cái lực của ý thức, nhưng mấy con không rèn luyện nó.
(13:00) Cho nên vì vậy mỗi lần đau nhức cái gì trên thân, mấy con cứ chạy đi bác sĩ đem tiền chúng ăn uổng, có phải không mấy con? Còn mấy con có cái thần dược của mấy con, tức là ý thức. Ý thức mấy con bảo nó: "Thọ là vô thường, cái đầu nhức hay cái lưng đau, cái bụng đau này đi, tao không sợ chết, cho mày chết đi. Hồi hôm qua mày không đau, bữa nay mày đau là mày vô thường, mày là pháp vô thường tao đâu có sợ". Thấy không? Không ngờ mình chỉ nói vậy, cái tinh Thần, ý chí của mình nó vững vàng, nó không dao động, cái bệnh nó lui xuống liền.
Cho nên tại sao Thầy, cái thân Thầy già. Tám mươi mấy tuổi rồi mà Thầy, bệnh nó không dám xâm chiếm vào thân Thầy. Chứ không phải Thầy có thân mà không bệnh. Nhưng mà đụng tới Thầy, Thầy la cái nó xách gói nó chạy. Thì mấy con cũng vậy, chứ bộ Thầy giỏi hơn mấy con à? Tại mấy con không biết làm.
Phật tử: Dạ tụi con nhờ Thầy dạy, dạ thưa Thầy người đui điếc câm ngọng thì quý thầy độ như thế nào?
Trưởng lão: À! Lẽ đương nhiên là họ là sanh ra con người, nhưng mà họ có cái nghiệp nặng hơn. Thì mình vẫn hướng dẫn cho họ, dạy họ pháp họ tu, để chuyển cái thân nghiệp của họ. Thí dụ bây giờ họ điếc, họ đừng có lo lắng, mà họ cứ nhờ một cái người Thầy mà tu chứng. Họ giúp đỡ cho cái người đó, để người đó biết tu, biết thực hiện cái pháp: "Tâm Bất động - Thanh thản - An lạc - Vô sự, thân này là vô thường. Nó đui, nó điếc mặc nó, chỉ biết cái tâm bất động mà thôi". Nhưng mà không ngờ cái một hai ít bữa mình nghe. Đó các con thấy không? Bởi vì nó không lo.
Còn bây giờ, mình cứ nghĩ điếc là không nghe ai hết, rồi buồn phiền đau khổ trong lòng, thì cái điếc nó kéo dài hoài. Bởi vì đó là cái nghiệp của mình. Cái nghiệp của mình, mà mình muốn chuyển cái nghiệp, nhân quả là chuyển, thay đổi chứ đâu phải là nhân quả nó cố định. Thầy có cái thân này đó, thấy không? Mà Thầy chuyển đổi nó bằng cái phương pháp của Phật chứ, đâu thể đứng yên một chỗ đâu. Nhân quả luôn luôn thay đổi, cho nên Thầy làm thay đổi cả cái.. Cái.. Cái nghiệp của Thầy. Thì mấy con thấy sự giải thoát chứ, đó là cái phương pháp của Phật.
(15:05) Phật đem lại sự làm chủ bốn sự đau khổ sanh, già, bệnh chết, mà nãy giờ Thầy nói về cái đời sống của chúng ta. Bây giờ cái thân Thầy sinh ra, Thầy điếc. Thầy cứ tự ti mặc cảm mình không nghe ai nói, rồi mình lo lắng buồn phiền. Thầy chẳng lo gì hết, tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, không nghe là một điều may mắn, nghe nó càng khổ tâm mình chứ gì. À bắt đầu bây giờ, cứ giữ cái tâm bất động, cuối cùng tâm bất động, thì cái lỗ tai nó lại nghe, có phải không?
Phật tử: Dạ thưa Thầy, con muốn hỏi là những người bị Thần kinh, hôn mê nhiều năm đó, những người coi như là mất trí luôn, từ nhỏ bẩm sinh, thì làm sao mà độ được những người đó?
Trưởng lão: À, những người đó là phải có những cái người thân của họ sẽ độ họ. Bởi vì nhân quả, cái chùm nhân quả của họ mà. Họ mất trí rồi họ không còn biết thì họ làm sao họ biết đâu mà họ tu. Nhưng những người thân họ đâu phải mất trí hết, có phải không? Cha mẹ mà còn, mà có đứa con mất trí rồi, thì cha mẹ nỗ lực giữ gìn giới ước nguyện cho con mình.
Phật tử: Dạ, ước nguyện.
(16:07) Trưởng lão: Ước nguyện cho con mình, ước nguyện trong tâm mình. Con mình sẽ chuyển đổi nhân quả của nó nó sẽ thay đổi. (Dạ). Cái chùm nhân quả chuyển đổi nhau thôi chứ ai mà chuyển đổi. Bây giờ Thầy cũng không chuyển được nữa. Cho nên đức Phật nói các con tự thắp đuốc lên đi. Nhưng mà cái chùm nhân quả người ta năm người, mười người, người ta chuyển nhau.
Phật tử: Chùm nhân quả, dạ!
Trưởng lão: Chùm nhân quả. Còn Thầy bây giờ dù có thành Phật đi nữa cũng không chuyển đổi nhân quả người ta được. Cho nên đức Phật nói "Các con tự thắp đuốc lên mà đi, ta không cứu các con được".
(16:36) Thế mà các con cứ vô chùa lạy Phật, cầu cho mình bình an, rồi mạnh giỏi, mấy con làm sai Phật rồi đó. Phật đã từ chối không cứu khổ mình, mà mình cứ đến chùa gõ mõ, tụng kinh, cầu siêu, cầu an. Trời đất ơi! Mình không cầu, mình không tự giác, mình không tự làm cho mình siêu được thì ai làm siêu? Người ta chửi mình, mình giận bảo ông Phật phù hộ tôi đừng giận, ông Phật làm được điều đó không? Chỉ có mình biết (à) giận là khổ, giận là ác pháp, nhất định là ai nói gì mình không giận, thì lúc bây giờ mình giải thoát chứ sao mấy con, phải không?
Phật tử: Dạ tụi con quy y Tam Bảo rồi mà tụi con quy y bên Đại thừa thì theo Thầy thì như thế nào?
Trưởng lão: Tốt thôi! Bởi vì quý Thầy cũng đại diện cho Đại thừa, ba ngôi Tam Bảo quy y cho mấy con. Mấy con nương vào Phật bảo phải không?
Phật tử: Dạ, Phật, Pháp, Tăng.
Trưởng lão: Thì phải thấy noi vào cái gương hạnh của Phật. Rồi pháp Phật dạy thì có Ngũ Giới, Thập Thiện. Thì mấy con sẽ được rèn luyện cái cơ bản đầu tiên của mình là năm giới, phải giữ gìn cho trọn vẹn. Rồi kế đó là Mười Điều Lành, thì mấy con sẽ thấy hạnh phúc vô cùng. Nó sẽ đem lại sự bình an cho mấy con đó, đó pháp Phật nó thực tế mà.
Phật tử: Thầy ơi Thầy như ở nhà con hay có mấy con muỗi, như bé Quỳnh này năm ngoái nó bị sốt xuất huyết, thì năm nay con sợ quá mà mấy con muỗi đó thì con muốn để tránh sốt xuất huyết, thì con xịt thuốc muỗi.
Trưởng lão: A con đừng xịt nó, con giăng mùng. Con cũng tránh muỗi mà giăng mùng, con không có tội giết nó. Còn con xịt thuốc muỗi là giết nó, con có tội sát sanh đó. Mai mốt con làm muỗi, người ta xịt lại, nhân nào quả nấy chứ, con không tránh khỏi đâu.
5- NGUỒN GỐC CỦA CON NGƯỜI
(18:21) Phật tử: Dạ con xin hỏi Thầy nguồn gốc của con người là như thế nào?
Trưởng lão: Nguồn gốc con người đó, con nên nhớ rằng, con người của mình đó là do bốn đại mà hợp thành. Cho nên cả cái vũ trụ này hoàn toàn nó đang động, mà đang động trong vô minh. Nó đang hoạt động trong vô minh mấy con. Cho nên nó hoạt động, nó mới hợp duyên, nó mới thành cái con người. Mình tạo đủ cái phước mình mới thành con người, chứ không phải là, con người là một động vật cao cấp. Bao nhiêu động vật nó đâu có trí tuệ như chúng ta. Con bò đâu có trí tuệ mấy con. Nó có cái thân xác như vậy chứ nó ngu lắm, có phải không? Chỉ có con người mới có trí tuệ. Bởi vậy con người mình mới có đến trường mới học, để triển khai cái trí tuệ đó, mình mới biết thiện biết ác. Con bò làm sao biết được, các con thấy không?
(19:13) Cho nên từ cái chỗ đó đó mình biết thiện, mình sống thiện. Cho nên đức Phật mới dạy cho chúng ta ngăn ác diệt ác, sanh thiện Tăng trưởng thiện. Hằng ngày những cái pháp ác như thế nào, đức Phật xác định rất rõ, làm khổ mình. Người ta chửi mình, mình giận đó là mình làm khổ mình. Mà mình giận rồi mình chửi người ta, mình đánh người ta, đó là làm khổ người khác. Mình hãy dừng những cái ác pháp này lại đi. Tha thứ và thương yêu những người đang làm ác, người ta khổ, phải không? Người ta chửi mình, mình thương họ, tội họ chưa hiểu, có phải không? Tha thứ họ, những cái ác pháp họ chửi mình. Thì như vậy tâm của mình nó rộng rãi, mở vô cùng sự an ổn cho chính mình. Các con thấy Phật pháp nó hay lắm.
Nhưng mà mình luyện tập, nói thì được nhưng mà đụng chuyện, trời đất ơi! Sao mà nó dễ sân quá vậy? Cho nên phải luyện tập mà mấy con luyện tập như thế nào? Phải luyện tập pháp Thân Hành Niệm, để tập mình tỉnh thức mấy con, có phương pháp đàng hoàng mà. Rồi rèn luyện tri kiến của mình, cái sự hiểu biết của mình bằng nhân quả, mỗi sự kiện xảy ra thấy đây là nhân quả. Nếu trước kia không nhân quả làm sao kiếp này mình gặp người đó, để người đó chửi mình, phải không? Mấy con phải hiểu vậy. Mà mình hiểu được nhân quả thì mình thấy không giận, tri kiến nhân quả mà, đó mấy con thấy không? Phải học. Phật pháp hay lắm mấy con. Cái con người sinh ra là một động vật cao cấp, có tri kiến. Mà tri kiến được triển khai hướng giải thoát thì chúng ta sẽ sống an ổn vô cùng, giải thoát không ai làm khổ chúng ta được.
6- LỢI ÍCH CỦA ĐẠO PHẬT
(20:51) Phật tử: Dạ, dạ Thầy ở Việt Nam có nhà vua Phật Hoàng Trần Nhân Tông đi tu, thì theo Thầy thì có ý nghĩa như thế nào cho đất nước mình?
Trưởng lão: À tốt chứ không sao. Nhưng mà phần nhiều là Phật Hoàng chịu ảnh hưởng Phật giáo của Trung Quốc, chứ chưa có, chưa triển khai được Phật giáo chính Tông của Phật giáo. Chỉ các Sư của Trung Quốc truyền sang qua Thiền tông Việt Nam, cho nên Phật Hoàng bị ảnh hưởng. Nhưng Phật Hoàng khéo léo lấy Tịnh Độ và Thiền tông hợp lại thành Phật giáo Việt Nam.
(21:26) Cho nên Phật Hoàng còn sám hối, còn lạy có phải không? Đó là Tịnh Độ. Và ngồi thiền giữ tâm không vọng tưởng, thì đó là thiền. Nhưng mà thiền của Trung Quốc, chứ thiền của Phật đâu có vậy, vọng tưởng không diệt. Chúng ta thấy từng tâm niệm ác thì ngăn, diệt mà thiện thì triển khai, cho nên ý thức không có diệt. Còn bây giờ mình ngồi thiền cứ ráng cố gắng giữ tâm đừng có vọng tưởng, thì cái này là của Trung Quốc chứ không phải của Phật. Cái đó là cái sai, ức chế con người mình riết thành đá thành cây hết đó.
Phật tử: Dạ thưa Thầy, đạo Phật là Đạo giải thoát, giác ngộ nhưng mà đức Phật đã làm chủ sanh, già, bệnh, chết rồi, đức Phật nhập Niết Bàn, khi đức Phật giải thoát rồi hoặc tất cả những người con Phật, mà cũng như Phật như các vị A La Hán thì có lợi ích gì cho cuộc đời này?
Trưởng lão: Lợi ích rất lớn, Thầy nói như thế này nè!
Phật tử: Mọi người nói đi mất tiêu rồi có gì đâu mà lợi ích, dạ?
Trưởng lão: Ôi trời ơi! Lợi ích rất lớn. Bây giờ thứ hỏi Phật cách đây 2500 năm mà hôm nay mấy con còn gặp Thầy, nhắc lại những cái sự làm chủ sanh, già, bệnh, chết, mà cụ thể. Hồi nào tới giờ mấy con đâu có biết cái ý thức của mấy con là làm chủ chứ gì? Hôm nay, Phật ngày xưa đã dạy trong cái số người ở trong lúc đó, người ta biết dùng cái ý thức đó, tới chừng bây giờ Đại thừa nó phủ trùm lên hết. Bây giờ mấy con đâu có biết tác ý, có phải không? Như Lý Tác Ý: "Có Như Lý Tác Ý lậu hoặc chưa sanh sẽ không sanh mà đã sanh bị diệt", lời đức Phật dạy trong kinh Vô lậu cụ thể. Còn bây giờ Đại thừa đâu có dạy mấy con kiểu đó có phải không? Cho nên vì vậy hôm nay Thầy là cái người đã hướng dẫn mấy con tự cứu lấy mình rồi.
(23:09) Cho nên người ta chửi mình, thì mình thấy nhân quả, thấy không? Thì do đó tâm mình không giận hờn thấy không? Mình tác ý: "Đây là nhân quả có gì phải giận". Do đó mình tác ý cái nó, lậu hoặc nó hết, không buồn phiền, có phải không? Các con thấy không? À bây giờ mấy người đó họ đi rồi, đâu có gì lợi ích? Vậy thì Thầy họ đi, mấy con thấy họ mất không? Từ khi mà đức Phật ra đời đem cái giáo pháp này dạy, làm cho ngoại đạo nó không còn pha trộn được nữa. Cho đến bây giờ, mấy con thấy hai ngàn mấy trăm năm, mà bây giờ Thầy cũng còn giữ nguyên gốc của nó, làm chủ được bốn sự đau khổ sanh, già, bệnh, chết phải không?
Chúng ta con người sinh ra chúng ta có bốn cái khổ:
Sanh: Cuộc sống của chúng ta hằng ngày, đụng hở chuyện gì buồn phiền, giận hờn, lo lắng, sợ hãi đó là khổ. Đói khát cũng khổ, phải không? Mấy con thấy rõ ràng không? Đó là cuộc sống.
Già: Thì có nhiều ông già đi lụm cụm chống gậy run rẩy. Ôi thôi, nằm xuống nhức bên nhanh, đau bên kia, già sao khổ dữ vậy? Còn mấy con còn trẻ có nhức không? Đâu có. Nhưng mà già rồi cái cơ thể nó nhức bên đây, nó nhức bên kia dữ. Trời mưa, trời gió lạnh lẽo là bị nhức hết, người già khổ lắm chứ đâu phải, cho nên thân già khổ. Cho nên đạo Phật dạy chúng ta làm chủ thân già. Cho nên bây giờ Thầy già chứ Thầy trẻ à? Nhưng bây giờ bệnh tật dám đụng vô thân Thầy, "Ra khỏi thân này". Cho nên bây giờ mấy con thấy Thầy khỏe quá khỏe.
(24:39) Bây giờ trong thân mấy con có bệnh chứ Thầy không có bệnh đâu, đó mấy con thấy chưa? Bởi vì mấy con có biết đuổi nó đâu. Còn Thầy biết đuổi nó ra khỏi, phục hồi cơ thể của mình mạnh khỏe. Chừng chết, bảo: "Tịnh chỉ hơi thở" nằm xuống chết, mấy con làm được không? Thầy làm được, phải không? Bảo nó: "Tịnh chỉ hơi thở, ngưng, nhập Tứ Thiền nằm xuống đây bỏ thân này", cái nó nằm. Cho nên sau khi mà Thầy chết, mấy con biết không? Thầy nói mấy chú đào cho Thầy dùm cái lỗ, như cái huyệt vậy đó. Cái trải chiếu Thầy xuống nằm. Bây giờ đó Thầy, bây giờ Thầy nói: "Thầy tịnh chỉ hơi thở Thầy bỏ thân này nghe", ở trên cứ lấp xuống dùm Thầy. Khỏi cần mua hòm rương, để tiền mua hòm rương đó cho những người nghèo, có phải không?
Lấp xuống đi rồi đem bụi chuối trồng, nữa sau có trái chia nhau mà ăn, có phải lợi không? Cái thân của Thầy nó mục, nó thành phân, chứ để làm cái gì? Đâu có quý báu gì nó. Nó là tứ đại: Đất Nước Gió Lửa hợp lại thành. Bây giờ trả về đất trả về đất, nước trả về nước, lửa trả về lửa, gió trả về gió. Cho nên cuối cùng cái thân của Thầy còn chỉ nắm đất, để trồng cây chuối cho tốt có gì đâu, phải không mấy con thấy? Sự tu hành là như vậy, chứ mình tiếc nó làm gì.
Có nhiều người bây giờ, người ta hiến thân cho y học. Để sau khi chết rồi đó, mấy ông bác sĩ mổ xẻ dạy cho các học viên đó cũng là cái tốt, chứ để làm cái gì cho mất công, có phải không? Còn bây giờ thân mình chết rồi, mình đem mình chôn, mình trồng cây xoài cây chuối, mai mốt có trái cũng cho con cháu mình ăn chứ ai, có phải tốt không? Đâu có dơ đâu. Các con biết dưới đất chúng ta có cái chất nào mà chúng ta gọi dơ thì chất đó làm cho cây trái tốt. Còn nó sạch như bãi cát thì trái lên không được, có phải không?
(26:37) Vậy thì chúng ta nghe đức Phật nói thân này bất tịnh, đúng là bất tịnh mấy con, dơ lắm mấy con. Cho nên đối với những người mà người ta quán bất tịnh sâu rồi, thì tâm ái dục, tâm sắc dục người ta dẹp hết, nó không còn đó nữa. Bởi vì đức Phật có phương pháp đàng hoàng mà, cho nên người ta thấy thản nhiên, không có một cái sự sắc dục nào cám dỗ họ được nữa. Một cô gái đó đẹp thì mấy con có đôi mắt thấy cô ta đẹp. Nhưng mà đối với Thầy, Thầy thấy cái thân của cô này thấy gớm chứ ở đó đẹp, có phải không? Cho nên vì vậy mà đối với đạo Phật người ta dạy mình thực. Mấy con thấy cái cô đó rất đẹp, nhưng cô khạc nước miếng, cô hỉ mũi ra mấy con thấy dơ không, phải không? Cô đi cầu, đi tiểu, đi giải coi nó dơ không? Bẩn chỗ nào mà chê chứ ở đó ham mà thích.
Chỉ có mình ngu si mới chui cái đầu vào đó, để rồi mới sanh con đẻ cái ra mà nuôi mà khổ đó, có đúng không mấy con? Đối với Thầy làm sao gạt được. Cho nên Thầy không con cái gì hết, mà con Thầy rất đông. Người không con con mới đông chứ.
Phật tử: Dạ thưa Thầy đạo Phật đức Phật có dạy dùng phương tiện không Thầy?
Trưởng lão: Có chứ, có chứ, phương tiện chứ, cách thức phương tiện mà.
Phật tử: Phương tiện như thế nào vậy Thầy?
Trưởng lão: Phương tiện như thế nào? Chẳng hạn bây giờ Thầy nói như thế này: "Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra". Thì mình nương vào hơi thở hít vô thở ra phải không? Thì đó là phương tiện của hơi thở, con hiểu không? Đó phải dùng phương tiện. Nhưng mà cái người này bị loạn tưởng chứ lúc nào mấy con cũng ngồi hít thở, mai mốt nhức đầu mấy con tức ngực nữa là khác, phải không?
(28:20) Bây giờ ngồi đây, nó cứ nghĩ cái chuyện này chuyện nọ, chuyện kia lăng xăng, nói nhiều tung. Thì bắt đầu bắt buộc, ép buộc nó vô cái hơi thở hít vô thở ra, thì cái nhiều tung của nó, cái loạn tưởng của nó sẽ hết. Còn con bây giờ ngồi lại, nó thỉnh thoảng nó mới nghĩ điều, thỉnh thoảng nghĩ điều thì bắt hơi thở kềm nó vô đó làm chi cho cực, có phải không? Cho nên hơi thở có đó, nhưng cái phương tiện đó để giúp cho người bị loạn tưởng. Còn bây giờ mấy con cứ ngồi đây mà cứ gục tới gục lui như người ngủ gục, thì nó có phương tiện khác chứ. Ờ Thân Hành Niệm mấy con đi, mấy con tác ý từng hành động cũng là cái phương tiện để giúp cho mấy con tỉnh thức chứ. Ta nói mấy con nói Phật có phương tiện không? Có chứ sao không có, có phương tiện đàng hoàng.
Phật tử: Dạ còn con nói có những cái phương tiện khác, thí dụ như là nói là phương tiện là chùa này đang thiếu thốn này kia mà không có thiếu, rồi để mà cho Phật tử cúng, ý con nói là như vậy đó?
Trưởng lão: À cái đó là lừa đảo chứ không phải… Lừa đảo.
Phật tử: Nhưng mà mình khi mà con đi thì mọi người nói những cái thứ đại loại như thế đó là phương tiện, để mà cho…
Trưởng lão: Thì họ dùng cái đó để mà, nói sự thật đó là dùng cái điều kiện đó để lừa đảo người khác. Ông Phật ông đâu có đòi hỏi mình phải cất cái chùa cho sang cho đẹp. Ông đòi hỏi ở cái tâm của mình bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, là không phụ lòng ông. Chứ không phải đúc cái tượng cho bự, cất cái chùa cho sang gọi là phương tiện, không phải. Các con bây giờ là Phật tử, nghe nơi đó có một vị Thầy tu tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, ở trong cái hang thôi chứ đừng nói chi được cái nhà như thế này. Mấy con(nó) còn quý hơn là một cái chùa to.
(30:02) Không, Thầy nói thật sự mấy con. Nghe tin chỗ đó có người tu như vậy, làm như vậy, sống khổ hạnh như vậy, giống như Phật như vậy, thì mấy con quý hơn là cái chùa to. Người ta dùng phương tiện để dạy mấy con, để lừa đảo lấy tiền của mấy con. Trong khi đó đến đó, mấy con dạy toàn là những sự mê tín cúng bái cầu siêu cầu an. Đâu có phải họ cầu siêu, cầu an không. Mấy con muốn cầu siêu cho ông già mình, phải bỏ bao nhiêu tiền.
Phật tử: Dạ, con cũng thấy cái đó, nên con không chịu cái đó.
Trưởng lão: Bởi vậy, Thầy nói đó là một cái sai của Phật giáo. Người ta đẻ ra, người ta kiến giải ra những cái đó để làm tiền Phật tử, chứ không phải thương Phật tử, đó mấy con thấy chưa?
Phật tử: Dạ con thấy rồi Thầy, dạ thưa Thầy bé Quỳnh đó Thầy, nó sau khi đi Chơn Như về nó hỏi con vậy chứ, mọi người mà đi tu hết rồi thì còn ai mà phát triển kinh tế, phát minh khoa học, nhờ Thầy giải thích giúp, con có giải thích rồi nhưng mà con thấy chắc chưa ổn lắm, nhờ cái lực của Thầy?
Trưởng lão: Con biết không? Đạo Phật là đạo trí tuệ, người đi tu rất là trí tuệ. Như Thầy bây giờ muốn trở thành một nhà bác học mà chế tạo ra những cái điều kiện phương tiện để lợi ích cho con người, thì quá dễ dàng, không khó. Cái trí tuệ đó nó sẽ làm một nhà khoa học vĩ đại. Nhưng làm như vậy để mà đắm chìm, dẫn người ta đi vào trong địa ngục. Các con thấy bây giờ phương tiện càng nhiều, phải không? Vật chất càng nhiều, vải sồ càng đẹp nhiều, trời ơi! Khó tu giải thoát, buông xuống khó, có không?
Phật tử 2: Thưa Thầy nếu mà phát triển khoa học càng nhiều thì có vẻ như là con người ta trẻ (khỏe), như vậy mình không nên phát triển khoa học hay sao?
Trưởng lão: Không phải! Trong cái giai đoạn này phát triển khoa học, nhưng phải phát triển khoa học đừng có làm hại người ta. Chứ phát triển khoa học làm hại, ví dụ như chế nguyên tử là giết người chứ. Chế súng đạn loại này loại kia là giết người chứ, cũng khoa học chứ, con hiểu không? Đó! Cho nên vì vậy chúng ta là nhà khoa học phải chế như thế nào để người ta đi vào con đường tu tập tốt. Phục vụ cho người ta sống như thế nào, để người ta được rảnh rang.
(32:18) Bây giờ thí dụ như bây giờ mình nhà khoa học nè, mình nghĩ sao mà chế như thế nào, mà để thực phẩm dồi dào, rẻ xuống để mọi người được nhờ. Lúc bây giờ người ta đâu có cày ruộng làm chi cho cực khổ. Anh ngồi đây, anh cứ chỉ ở trên này. Anh hợp tất cả những cái không khí, những cái chất ở trên không gian này lại thành gạo, lúa, đồ ăn của người ta, không được sao?
Nhà khoa học không làm điều đó, đi làm cái chuyện giết người không à. Con thấy có nhà khoa học nào mà ngồi đây, mà làm ra thịt không? Hay là giết con bò con heo, có phải không? Nhà khoa học có thể chế ra, hợp những cái chất trở thành thực phẩm như thịt. Tại sao họ không làm điều đó? Đó! Con thấy không? Đầu óc của họ tại sao phục vụ cho nhân loại mà không phục vụ ở trong cái tốt, cái sống của người ta. Lại đi phục vụ những cái việc giết hại, để nước này đem lại giết nước kia. Thế giới chiến tranh không phải là do ba súng đạn của mấy ông nhà khoa học sao, con thấy đau không?.
Bởi vì cái tư tưởng từ bi của đạo Phật, nó không thấm nhuần được vào cái con người. Lòng thương yêu người ta không có, cho nên sự tha thứ cũng không có. Cho nên hở một chút là ganh ghét, giết hại lẫn nhau. Chúng ta vì miếng ăn, manh áo mà chúng ta có thể giết những người xung quanh chúng ta mà thấy không? Vì sự sống của chúng ta, cá nhân của chúng ta, mà những người xung quanh chúng ta, khó mà thương yêu. Họ cũng luôn luôn đè chúng ta xuống, để họ bảo vệ sự sống của mình. Cho nên Thầy nói, đạo Phật đã dạy họ lòng thương yêu, lòng thương yêu và tha thứ. Người nào cũng có lòng thương yêu tha thứ, thì đem lại cho đời được bình an.
(34:06) Câu chuyện của một nhà văn, viết câu chuyện Thiên Đàng và Địa Ngục. Khi được thăm Thiên Đàng, à được thăm Địa Ngục trước, thì ở đó mọi người đều dọn thực phẩm đầy đủ hết. Nhưng vì cái chiếc đũa mà cầm cái muỗng dài quá, không thể múc đút vô miệng ăn được. Cho nên cả một cái con người mà sống, mà đồ ăn trước mặt đó, mà cái muỗng dài quá múc đưa vô miệng mình không được, ăn không được. Nên ở Địa Ngục con người ta cũng đồ ăn vậy mà ốm nhom ốm nhách, tại vì mình cứ lo cái ích kỷ của mình.
Nhưng lên Thiên Đàng thì khác mấy con. À, cái muỗng dài thì người ta múc, người ta đút cho người kia ăn, người nọ ăn. Cho nên ở Thiên Đàng thì người ta mập mạp, người nào cũng mập. Cho nên cái ý, cái mục đích đó người ta khuyên mình hãy thương người, nó sẽ đem đến hạnh phúc cho mình. Mà mình cứ lo cho mình thì mình sẽ đói khát đó.
Cái câu chuyện Thiên Đàng và Địa Ngục hay lắm con. Mình hãy nghĩ đến mình giúp người ta đi. Mặc dù người đó họ ghét mình, họ thù oán mình, mình cứ giúp đi, họ trở thành bạn mình đó. Chứ còn họ ghét mình, mình ghét họ thì chắc chắn thù oán sẽ chồng chất không tốt đâu mấy con. Họ là con người hoàn toàn là họ phải có cái tình không thể nào thiếu, họ có cái tình cảm. Vì họ xâm chiếm, vì họ muốn cướp đạt, cái gì không đạt được họ mới ghét mình.
Nhưng mình đừng có vì của cải đó, mà mình cứ ôm ấp để làm cho họ trở thành thù oán. Hãy xả xuống đi, thương họ đi, giúp đỡ họ đi thì chúng ta sẽ bình an. Bài học những bài học đạo đức, sống không làm khổ mình, khổ người. Tiếc gì bộ sách đạo đức nhân bản - nhân quả. Nhân bản là cái gốc của con người, nhân quả là hành động sống hằng ngày. Mà nhân nào thì quả nấy, nhân tốt thì quả tốt, nhân xấu thì quá xấu.
(36:11) Cho nên bộ sách đạo đức nhân quả mà Thầy đang soạn thảo, Thầy đang viết để giúp cho đời còn sống đạo đức.
Nhưng trong khi đó mấy con biết không? Thầy tiếp khách thì mất thì giờ. Thầy đi đây là mất thì giờ. Cả ngàn công việc, mỗi ngày Thầy viết được năm ba trang thì cũng quý lắm rồi, có phải không? Cho nên vì vậy mà mấy con xin gặp Thầy không được. Mấy con gặp Thầy có bao nhiêu người hà, mà cả một đất nước này người ta đang cần cái bộ sách đạo đức.
Khi viết xong bộ sách Đạo Đức, Thầy đưa vào Bộ Giáo Dục, xin nhờ các ông xem xét cái này. Phải xây dựng dân tộc chúng ta có cái nền đạo đức. Dạy cho con cháu các em trong các trường, từ lớp tiểu học cho đến Đại học, đều phải học đạo đức. Thì các nhà mà trong cái Bộ Giáo Dục, thì họ là những người chuyên môn, thì họ phải làm cái nhiệm vụ đó, sách viết ra thành sách giáo khoa. Thầy viết bộ sách Đạo Đức nó đại cương, thì họ phải làm cái chuyện đó chứ, để giúp lợi ích cho đất nước chúng ta. Mà đất nước chúng ta có đạo đức, thì đất nước chúng ta sẽ không có chiến tranh, phải không? Thiếu đạo đức thì nó mới có chiến tranh.
Bây giờ Thầy nói thiếu đạo đức đó, giặc nó xâm chiếm chúng ta, thì nó sẽ mua chuộc các con. Mà các con tham tiền thì mấy con làm tay sai nó, thì do đó đất nước chúng ta mới bị chúng lệ thuộc chứ. Ờ chứ mấy con, nó lại mua chuộc, mấy con không làm tay sai nó, thì làm sao nó cai trị đất nước chúng ta được. Đó, thấy không? Thầy nói Tây, Mỹ gì nó cũng không đến đây mua chuộc chúng ta được, thì chỉ còn rút nó về thôi chứ không có làm gì được, có phải không? Không đánh mà nó cũng phải rút. Nó đâu có sai mình được đâu, tiền bạc nó sai không được. Nhưng mà mấy con biết rằng cái tâm của chúng ta chưa làm được, cho nên tiền bạc nó sẽ lôi mấy con làm tay sai cho nó hết.
(38:02) Đất nước này sẽ giết nhau bằng bàn tay của người Việt. Chiến tranh đã qua rồi, đã xác định được điều đó. Trong thời Pháp cai trị trăm năm, ngàn năm Trung Quốc đã cai trị đất nước chúng ta. Lịch sử vẫn còn đó mà. Nếu không mua chuộc dân tộc chúng ta, làm sao mà cai trị được chúng ta. Cho nên chỉ có đạo đức để vạch cho người ta hiểu, triển khai tri kiến người ta biết, thì làm sao người ta phản dân phản nước người ta được. Người ta trật, người ta không hiểu.
Đó mấy con thấy chưa? Cái trách nhiệm bổn phận là một người tu sĩ, mấy con tưởng tu là yếm thế, là bỏ đời đâu, chuyện đó không có đâu mấy con. Nghĩa là một người tu theo đạo Phật được làm chủ sanh, già, bệnh, chết rồi, người ta nghĩ đến dân tộc, người ta nghĩ đến mọi người ở trên hành tinh này. Làm sao xây dựng cho một có một cái nền đạo đức, để thế giới không còn chiến tranh. Đó mấy con thấy không? Cái đó là cái lợi mà.
7- PHÁP HÀNH NHƯ LÝ TÁC Ý
(39:10) Phật tử: Dạ con nhờ Thầy bé Quỳnh nó nói nó vậy như, cái hình tướng nó vậy là nó mập, con của con đó như vậy Thầy thấy như thế nào Thầy dạy cho con?
Trưởng lão: Không có mập đâu, còn ốm đó. Mai mốt là nó phệ ra nữa đừng nói chuyện. Cho nên vì vậy mà con bình thường ăn uống và đồng thời con giữ tâm bất động thì thân con không mập. Con nghe lời Thầy, tâm mà bất động thì, còn con cứ lo lắng nó mập, lo lắng như thế này thế kia thì mai mốt nó phù lên. Hễ mình sợ nó thì nó tới à, có phải không? Mình đâu có lo nó đâu. Cho nên vì vậy đó, tinh thần con vững vàng. Con không nghĩ con mập thì nó sẽ không mập, mà con cứ lo lắng nó mập là nó mập. Giờ con ăn ngày một bữa cơm, nó mập tới chừng đó nó cũng mập à, có phải không mấy con? Không có lo gì hết.
Phật tử: Thấy chưa con!
(40:02) Trưởng lão: Nghe Thầy, cái ý chí của chúng ta là làm chủ "Ý làm chủ, ý tạo tác, ý dẫn đầu các pháp mà". Đức Phật đã nói rồi, ở trong kinh Pháp cú mấy con đọc phải không? Tại mấy con không biết sử dụng cái ý của mình, cho nên mấy con bị cái ý nó.. Nó.. Nó người khác nó làm chủ. Cái tâm sợ hãi nó làm chủ cái ý của mấy con rồi. Cứ lo lắng sợ hãi thế này thế khác. Cho nên mấy con cứ nghĩ rằng thân này không đau là nó sẽ không đau, mấy con nghĩ nó đau là nó đau.
Ờ thấy người ta thương thương ôi tui sợ quá, không ngờ mai mốt nó tới mình. Tại mấy con sợ nó mới tới chứ sao, chứ còn mấy con không sợ thì nó không dám vô.
Phật tử: Thầy cho con.. Con thấy là trên chỗ Thầy thờ thì có thờ cùng một Phật với lại Bác Hồ?
Trưởng lão: À Bác Hồ, đó là cái hình ảnh của Bác Hồ, là để làm gì biết không? Để giữ gìn được cái nơi đó yên ổn chứ sao. Bác Hồ mới giữ được, chứ còn ai mà giữ được mấy con. Cho nên cái hình ảnh của Bác Hồ là cũng là một cái người có công với đất nước, giải phóng được đất nước của chúng ta, phải không? Nhưng mà có hình ảnh của Bác Hồ là mới giữ vững được Tu viện, con hiểu ý Thầy. Không thờ Bác Hồ là không được đó.
Phật tử: Con hiểu ý Thầy.
Phật tử: Dạ thưa Thầy một người tu chứng là, như Thầy nói là làm chủ sinh, già, bệnh, chết là coi như tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, là coi như là được rồi, thì cái đó là coi tương đương là A La Hán hay là Phật không?
Trưởng lão: À coi như là Phật và A La Hán đều là được giải thoát hết, vô lậu rồi. Cho nên Phật là chỉ là cái người gọi là Phật, là người có công để truyền cái Giáo pháp. Còn A La Hán là cái người giải thoát vô lậu mà chưa có công giải thoát được. Đó mấy con phân biệt, Phật cũng là A La Hán, nhưng mà A La Hán có công với chúng sanh cho nên gọi là Phật. Người mà đầu tiên đem cái Giáo pháp để làm chủ sanh, già, bệnh, chết đó là Phật, còn sau này đều hoàn toàn A La Hán hết. Vì vậy mà mấy ông Trung Hoa muốn làm Tổ. Cho nên vì vậy mình về thờ Tổ này Tổ kia không. Tổ Bách Trượng nè, tổ Huệ Hải nè, rồi à Tổ Lâm Tế nè, rồi Tổ Huệ Năng nè, toàn là Tổ không. Muốn lớn hơn Phật rồi, mà Tổ phải lớn hơn chứ sao.
(42:29) Phật tử: La Hầu La là con của Phật hả, Ngài La Hầu La là con của Phật, con duy nhất của Phật, dạ là con duy nhất của thái tử Tất Đạt Đa.
8- THÁNH CƯ SĨ VÀ CỘI CÂY BỒ ĐỀ
(42:39) Phật tử: Dạ thưa Thầy trong lịch sử của Phật giáo Thánh cư sĩ có nhiều không Thầy?
Trưởng lão: Nhiều lắm con. Cả một cái mình nói đại diện cho chúng ta thấy là cả một cái gia đình của ông Visakha, từ vợ đến chồng rồi con hoàn toàn là tu chứng quả A La Hán. Cho nên Thánh cư sĩ hoàn toàn mà, đây là đại diện. Còn nhiều, rất nhiều người nữa. Các quan ở trong triều mà đến-mà Vua cha sai để mời đức Phật khi đức Phật tu chứng rồi đó sai các quan đến thỉnh Phật về. Đến nghe Phật thuyết pháp rồi ở luôn không về, đều là cư sĩ chứng quả A La Hán hết mấy con. Có phải không?
Làm quan chưa cạo đầu gì hết, nghe bài thuyết pháp đã chứng đạo rồi. Tại sao mà chứng đạo mau quá vậy? Đức Phật nói tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, ai chửi không giận, ai làm gì không phiền não thì giải thoát chứ sao. Mấy ông quan này nghe được bỏ hết tất cả mọi cái, đâu còn dính mắc nữa. Cho nên vì vậy mà tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự coi như giải thoát hoàn toàn.
Bởi vậy đức Phật sáng dạy chiều chứng đạo mấy con, đâu cần tu. Vậy mà Thầy nói rồi, ở nhà có xảy ra gì mấy con dằn không được, la lối um sùm, thì như vậy mấy con có giải thoát không? Tâm mấy con có bất động chưa? Còn chậm quá. Cũng như hôm nay nghe Thầy dạy tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, mà còn muốn gặp Thầy thì không giải thoát. Có phải không, mấy con thấy không? Không giải thoát. Đã dạy mấy con bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, mà còn gặp Thầy làm sao thanh thản nghe chơi cho vui vậy, chứ sự thật ra đâu có thanh thản, có đúng không? Đó Thầy nói thật sự mấy con.
(44:22) Nghe Thầy dạy rồi, chỉ duy nhất có một tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, cụm từ đó đủ cho mấy con giải thoát. Mấy con đừng có nghĩ đến Tam Minh, thần thông, trí tuệ. Trí tuệ vô lậu gì, mấy con đừng có nghĩ gì hết, mà chỉ biết tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự thôi. Thì ngay đó ai làm gì không động tâm mấy con hết thì mấy con giải thoát. Mấy con đừng có cần đi xa hơn nữa, đừng có cần ngồi bảy tám ngày Thiền Định này kia, không có cần. Ngồi chơi trên ghế thoải mái, mà ngồi mỏi thì mấy con có quyền đi, thấy không? Ngồi sao cũng được, ngồi xếp… Duỗi hai chân ra, như Thầy duỗi hai chân ra dựa vách vào chơi vậy, cho thẳng tay thẳng chân thoải mái dễ chịu, không ai trói buộc mình là giải thoát.
Đâu cần phải gò bó ngồi kiết già, bán già làm tướng gạt người ta chứ ở đó giải thoát, có phải không? Mình ráng mình ngồi đau gần chết à, mà nói ông đó tu thiền trời đất ngồi hai ba giờ. Ông gần chết, ông đổ mồ hôi ướt áo, có đúng không con? Như vậy là con giải thoát hay là con đau khổ? Không, Thầy nói sự thật ra, ngồi dựa lưng đi, thoải mái duỗi chân ra mà tâm bất động thanh thản là người đó giải thoát chứ sao. Thân đâu có bị trói buộc, gò bó, phải sướng không mấy con? Cái nào giải thoát? Nghe Thầy nói mấy con thấy thoải mái dễ chịu quá. Giải thoát là giải thoát ngay cả cái tâm mình, không bị một cái đối tượng nào làm chúng ta đau khổ thì giải thoát chứ sao. Tu hành theo đạo Phật mà đâu có khó đâu mấy con, thì giải thoát như vậy đó.
(46:00) Mấy con giữ được tâm bất động như vậy, bảy ngày đêm mấy con muốn chết, mấy con bảo tịnh chỉ hơi thở nó ngưng liền tức khắc con. Cái tâm mà thanh tịnh bất động rồi, tham, sân, si nó đi rồi, mấy con muốn cái gì nó làm theo nấy. Dục Như Ý Túc mà mấy con. Nó phải đủ bảy ngày đêm tâm bất động thanh thản rồi, thì mấy con có Dục Như Ý Túc nè, Định Như Ý Túc nè. Muốn nhập định nào thì nó sẽ nhập định nấy. Dục Như Ý Túc mấy con muốn cái gì là thân con nó làm theo. Muốn bay, ngồi xếp bằng nó bay lên một thước tây gì nó cũng bay được nữa chứ đừng nói chuyện. Nó nâng cái thân mấy con lên, cái lực của ý thức nó mạnh như vậy đó, chứ đừng nói chuyện. Nhưng mà mình thị hiện Thần thông đó làm gì mấy con? Khoe cho người ta đặng người ta ca ngợi mình coi như Phật, điều đó là điều tham vọng, điều xấu.
Phật tử: Dạ thưa Thầy đức Phật thành đạo dưới gốc cây bồ đề và chết dưới gốc Sala Song Thọ có ý nghĩa gì Thầy, sao không thành đạo chỗ khác và không chết ở chỗ khác, chỗ ngon lành hơn ý con nói vậy?
(47:03) Trưởng lão: À! Đức Phật luôn lúc nào các con thấy đó, từ cái chỗ thành đạo là không phải ở trong cái nhà. Có nghĩa là nếu mà chấp nhà, chấp cửa, chấp chùa, thì chắc chắn mấy người chấp những cái đó thì không thành Phật.
Phật tử: Dạ, không giải thoát.
Trưởng lão: Cho nên ở chỗ cây không cần phải cây bồ đề, mà cây nào mà giải thoát là cây bồ đề. Bây giờ mà Thầy ra, Thầy ngồi dưới gốc tràm kia mà hay hoặc cây dầu kia mà Thầy giải thoát, thì người ta cũng sẽ gọi cái cây đó là cây bồ đề. Bồ đề có nghĩa là giải thoát chứ gì có phải không? Chứ đâu cần phải như cái cây bồ đề cây da đó đâu.
Đó! Cho nên vì vậy, tại vì cái chỗ mà cái người đó tu giải thoát thì người ta gọi cái cây đó. Mà cái cây thì nó có bóng mát, nó dễ hơn là mình ngồi ngoài nắng, mình phơi nắng nó không phải khổ sao? Đó, cho nên vì vậy mà cây da, cái cây bồ đề đó là cái cây da chứ không phải là gì hết. Nhưng mà mấy con thấy, cái cây da rậm rạp bóng mát, rễ đồ này kia nó che khuất mưa gió nó không ướt. Ngồi ở trong bọng cây da mà làm sao ướt được? Cho nên vì vậy mà đức Phật chọn cây da mà ngồi. Rồi bây giờ đức Phật tu chứng mình gọi là cây bồ đề, có phải không? Chứ có gì đâu, nó là cây da chứ đâu có gì mà quý.
9- ĐẠI THỪA KHÔNG LÀM CHỦ ĐƯỢC SANH TỬ
(48:17) Phật tử: Thưa Thầy, con cũng xin thưa Thầy. Con có thắc mắc điều trong các vị Tôn túc như quý thầy, quý Thượng tọa, đến chức Hòa thượng, mà sao con thấy cái mức lên của mấy ông được phong rồi đó, đã là cao rồi, sao con thấy có nhiều vị mà họ còn chấp trước, rồi nóng nảy, rồi coi cái tôi của mình, cái ngã của mình lớn quá, thì theo ông, ông thấy những cái điều đó khiến con hoang mang lắm. Con thấy làm lạ, tại vì trong giáo pháp là con nghĩ đến mức độ đó là họ đã phá hết rồi, mà sao vẫn còn những cái điều đó là?
Trưởng lão: Bây giờ Thầy nói như thế này nè, cái Giáo hội là của Phật giáo, là các vị Hòa thượng, Tôn túc, những người có trình độ học thức, có sự hiểu biết của kinh sách Đại thừa. Còn cái sự tu tập để làm chủ, thì quý Hòa thượng không làm được đâu. Nghĩa là làm chủ sanh, già, bệnh, chết rồi quý Hòa thượng, tại sao mà, như các con thấy như những vị Hòa thượng, cao Tăng đó đã có những cái Tu viện lớn.
(49:39) Thí dụ đây như Hòa thượng Thanh Từ đi. Sao Hòa thượng còn đi bệnh viện, còn đi uống thuốc, còn đi bác sĩ? Hằng ngày phải có người đến chích thuốc, đến thăm coi thử có bệnh không. Nuôi dưỡng Hòa thượng sống trong tuổi già đó bằng thuốc thang, như vậy đâu phải, phải không.?
Nghĩa là Hòa thượng thông suốt, từ trong các trường Phật viện để học kinh sách thông suốt rồi ra giảng dạy. Rồi lấy qua cái sự tu tập của các vị Thiền sư Đông Độ của Trung Quốc. Rồi mình không có chế tạo ra một cái gì của Phật giáo từ cái người Việt Nam của mình. Cho nên cuối cùng là các vị không làm chủ được sanh, già, bệnh, chết. Cho nên các vị làm sao mà, bây giờ Giáo hội thì phải có đó. Cũng như Thầy bây giờ đứng ở trong cái vị trí của Giáo hội, ban chứng minh của Giáo hội, nhưng mà tất cả các Thầy, họ làm sao làm chủ được như Thầy?
Nhưng mà nói họ thì họ đâu có nghe, trời ơi, tu cực khổ lắm chứ đâu có phải. Ăn ngày một bữa, mà các vị Hòa thượng đó có ăn ngày một bữa được không? Sáng phải có cái này kia chứ, các con thấy chưa? Mà ngay từ tuổi trẻ mà không rèn luyện ý chí của mình, để vượt qua những cái khó khăn của cái tâm dục thì lớn làm sao mà làm chủ được. Cho nên toàn bộ Giáo hội Phật giáo không thể nói quý Hòa thượng là hiểu biết, là giải thoát. Không đâu, cả một vấn đề tu tập
(51:06) Các con có nghe Thầy chín năm (tháng) ở trên Hòn Sơn, để mà sống một hình một bóng? Lên Hòa thượng Thanh Từ dạy pháp tu, tu thiền đó, tức là ngồi lại biết vọng liền buông, để tất cả những cái ý vọng tưởng của mình buông xuống. Ôm chặt nghĩ rằng khi mà buông hết thì chứng đạo chứ gì? Cho nên Thầy lên Hòn Sơn ôm pháp tu chín năm (tháng) ăn toàn lá cây. Ban đầu tập ăn cơm, rồi ít cơm, rồi rau nhiều, lần lượt ăn toàn lá cây không. Thế mà thâm sân si không hết mấy con.
Phật tử: Chính Thầy hả Thầy?
Trưởng lão: Chính bản thân Thầy nè, khổ hạnh đến cái mức độ. Nghĩa là cái người quyết đi tìm con đường giải thoát, chứ không phải là cái người tu chơi. Còn cái hạng mà tu chơi bây giờ mấy con thấy bao nhiêu Thầy? Tu chùa to Phật lớn thế này thế nọ, tuổi lớn như Thầy hoặc nhỏ hơn Thầy đều là Hòa thượng hết rồi, nhưng mà bệnh rề rề hết. Còn riêng Thầy nỗ lực tu, đến bây giờ Thầy làm chủ sanh, già, bệnh, chết mấy con thấy, tám mươi mấy tuổi rồi vẫn khỏe khoắn.
Phật tử: Thầy tám mấy rồi Thầy?
Trưởng lão: Tám mươi hai. Năm tới đây ít hôm đây là tám ba tuổi rồi, các con thấy không? Thầy khỏe khoắn đi như thường, không run rẩy, không chống gậy phải không, mấy con thấy không? Không nằm la liệt. Mấy con hỏi chú Mật Hạnh với cô Trang nè, cô Út có thấy Thầy mà rên la bệnh tật không?
Mà mấy người đó là rên la bệnh tật đó chứ, còn riêng Thầy thì không có bệnh đau gì hết, các con thấy lợi thiệt lợi, phải không? Cho nên các Hòa thượng làm sao được mấy con? Cả một cái Giáo hội đâu phải có một quý thầy đâu? Khi mà Thầy tổ chức cái Hạ năm đó thì Hòa thượng Trí Quảng, Trưởng ban Hoằng pháp Trung ương đó đã lên đây. Và một số quý Hòa thượng ở trong Giáo hội đều đến Tu viện - Chùa Am đó, mà mấy con có đến thăm rồi đến đó tổ chức cái Hạ năm đó.
(53:15) Sau đó thì Thầy đã nhắc nhở quý Hòa thượng rất nhiều: "Chúng ta hãy nỗ lực tu hành để làm chủ sự sống chết". Nhưng tới bây giờ có vị Hòa thượng nào đâu? Nói là một lẽ nhưng mà đâu có dám ăn một ngày một bữa, có phải không? Cho nên mỗi lần bây giờ có trường Hạ này kia, Thầy nói đừng có mời Thầy. Mời Thầy mà Thầy bắt chúng phải ăn ngày một bữa chắc họ cũng không có về nhập Hạ nữa đâu. Bởi vì ăn ngày một bữa họ trốn, họ không dám về đó, các con thấy không? Đâu có phải chuyện, coi vậy cái ăn nó đâu phải, mình phải làm chủ cái ăn, cái ngủ của mình. Mà mình không làm chủ được cái ăn, cái ngủ thì mình chưa có mong mình làm chủ được cái sự sống chết của mình đâu. Có gì hỏi Thầy đi!
10- ĐẠO PHẬT PHÁT TRIỂN TRƯỜNG TỒN
(54:03) Phật tử: Dạ con có nghe cái giáo pháp của đức Phật sau năm ngàn năm sẽ bị mất và thay vào giáo pháp khác?
Trưởng lão: Đúng rồi! Nhưng mà làm sao mất được? Bằng chứng là Thầy bây giờ dựng lại cái Chánh pháp của đức Phật, đúng như thời đức Phật, làm chủ sanh, già, bệnh, chết. Trước kia đó thì người ta, mấy con thấy người ta khôn lắm, bốn câu kệ của đức Phật như thế này: "Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn". Người ta mới chế ra cái chú bé, mà tay chỉ trời chỉ đất, tưởng tượng huyền thoại ra đức Phật sanh ra là tay chỉ trời chỉ đất, đi bảy bước có bảy hoa sen. Đó là cái vọng ngữ, cái láo thấy không? Đó là không thật rồi, đó là cái không thật. Sao lại nói đức Phật tay chỉ trời chỉ đất nói: "Ta là người duy nhất "Thiên hạ thiên hạ, duy ngã độc tôn"? Ta là người duy nhất, mà phải sáu năm khổ hạnh? Như vậy là tôi là người duy nhất, tôi cần gì phải tu khổ hạnh? Đó là cái giả dối, phải không? Thì trong bốn câu kệ, thì Đại thừa lấy hai câu đầu để mà nói.
(55:08) Nhưng mà sự thật cái bốn câu kệ như thế này: Là sau khi chứng đạo rồi đức Phật mới nói bốn câu kệ đó. Là bây giờ đức Phật đã hai mấy, ba chục tuổi rồi. Có chỗ ba chín có chỗ nói hai chín, vì lịch sự nó còn chưa có rõ. Thì lúc bây giờ đức Phật tu chứng đạo rồi, đức Phật nói "Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn, nhất thiết thế gian, sanh lão bệnh tử". Trên trời dưới trời, ta là người duy nhất, khắp trong thế gian ta là người duy nhất, làm chủ sanh, già, bệnh, chết, chỉ có Ta là người duy nhất đó là đúng. Có ai mà làm chủ sinh, già, bệnh, chết không? Chỉ có đức Phật mà thôi. Có phải không?
Nhưng mà tu rồi mới dám nói, còn hồi mới sanh ra mà nói cái câu đó là trật. Vậy thì sáu năm khổ hạnh, rồi tu chứng dưới cội bồ đề rồi sao? Mà tu chứng rồi thì còn dâm dục sao mà có vợ có con mới đẻ ra La Hầu La, mấy người nói xạo. Có phải không?
Khi mà Thái tử thì đức Phật có vợ phải không, rồi mới sanh ra La Hầu La. Nếu không dâm dục sao sinh La Hầu La? Như vậy đức Phật vẫn là con người bình thường chứ đâu có khác chúng ta đâu. Cho nên khi đó đức Phật sáu năm khổ hạnh, rồi chứng đạo thì toàn dục phải diệt trừ, không còn nữa. Thì như vậy mới chứng đạo, chứ còn dục làm sao mà chứng đạo? Cho nên Đại Thừa viết sai, viết chỗ này trật. Do đó quý Hòa thượng bị dính kẹt hết.
Phật tử: Dạ thưa Thầy như bé Quỳnh hoặc một số người nó thắc mắc, có cái phim nói là năm 2012 là tận thế? Có cái phim nào đó ở trên thế giới bởi vậy nhiều người xem và nói lắm mà con thì con không có thấy, ý Thầy đó là như thế nào?
Trưởng lão: Thầy nói thật sự có nhiều.. Có nhiều chiêm tinh, họ cũng tiên đoán là năm đó này kia nọ Trái Đất. Thầy nói nó hoại diệt đi nữa là do con người ở trên hành tinh này làm ác thì nó phải hoại diệt. Mà làm thiện bây giờ một ngàn năm sau nó cũng không hoại diệt nữa. Mấy con cứ giữ năm giới đi, đừng giết hại chúng sanh, đừng ăn thịt chúng sanh, một triệu triệu, tỷ tỷ sau, Trái Đất này nó vẫn là môi trường sống. Chứ còn mấy con mà xúm nhau mà giết hại chúng sanh ăn thịt, thì Thầy nói đời của mấy con, nội cái bệnh đau nó cũng hành mấy con cõi địa ngục rồi.
(57:33) Cho nên mấy con đừng có nghe theo mấy cái nhà chiêm tinh đó, trái Đất tôi làm gì hoại diệt? Có người tu là không bao giờ hoại diệt. Người ta tu, người ta sống thiện làm sao hoại diệt?
Phật tử: Có người tu không bị hoại diệt hả Thầy?
Trưởng lão: À có người tu là không bị hoại diệt. Có người giữ gìn năm giới là không hoại diệt. Còn không có người giữ gìn năm giới là bị hoại diệt. Mà thử hỏi Phật giáo mình ít ra thì quý thầy cũng cố gắng giữ năm giới chứ, chứ đâu đến đỗi mà tệ. Mà chỉ có năm giới đó, thì Trái Đất này làm sao hoại diệt? Thầy nói nội Việt Nam chúng ta thôi, mà so với một số quý thầy, Thầy nói chừng một triệu người thôi đừng nói chi nhiều. Một triệu người chứ đừng nói chi một tỷ. Một triệu người thôi mà sống giữ gìn cái giới không ăn thịt chúng sanh, không giết hại chúng sanh, thì quả đất này cũng không có hoại diệt.
Một triệu người đó nó sẽ cứu quả đất này. Mà tất cả mọi người đều ăn thịt chúng sanh, đều giết hại chúng sanh, thì quả đất này nó không diệt, ít ra thì cái sức nóng nó sẽ hoại diệt con người. À bây giờ cái tình hình mà các nhà khoa học nói, cái thời tiết nó thay đổi đó chứ gì? Nó nóng cỡ độ chừng khoảng một trăm độ, thì mấy người, mấy con có sống được không? Nó luộc mấy con hết chứ ở đó, trời nắng này mà nó một trăm độ, thì kể như là mình chết co, chết cháy hết chứ ở đó.
Phật tử 2: Xu thế mà nói như bé Quỳnh, thì xu thế mà hiện đại bây giờ sản xuất công nghiệp này, gây ra ô nhiễm môi trường giết chóc lẫn nhau này đến lúc, nó nói như Thầy tự nó hủy diệt, nóng quá thay đổi quá chịu không nổi chết?
Trưởng lão: Thì bắt đầu mấy con thấy đó, nó đã thấy cái điều đó rồi. Khoa học nó đã thấy điều đó thì nó sẽ tìm mọi cách nó ngăn chặn, chứ không phải gì. Cho nên Thầy nói nó ngăn chặn, thì tức là nó có số người giữ gìn giới luật. Chứ mấy người mà giữ gìn giới luật họ đâu có ngăn chặn. Nhưng mà ngầm ở trong đó nó hướng dẫn cho một cái số nhà khoa học ở trong cái từ trường thiện của nó. Nó hướng dẫn cho số nhà khoa học, bây giờ muốn tồn tại mình phải chặn đứng các cái nhà máy, mà phóng xuất những cái ô nhiễm này.
(59:47) Tự nhiên người ta bây giờ người ta cũng lo cái vấn đề đó. Có bao giờ mà mấy người này khoa, các nhà khoa học này, các người lãnh đạo đất nước, người ta cũng phải thấy được cái điều này, chứ điên gì để cho con người chết khổ.
Cho nên họ đang nghĩ cách để tìm mọi cách, để làm cái môi trường chúng ta trong sạch. Chúng ta đừng có nghĩ, cái chuyện gì nó cũng do nhân quả, đừng có lo, để cho nhân quả nó lo, mình chỉ lo làm thiện mình đây thôi. Ai chửi đừng có giận, đủ rồi. Bữa nay cơm ăn nước ăn cái gì cũng được, không có chê khen đó là giải thoát. Còn cái chuyện đó để người ta lo, để nhân quả nó lo.
Phật tử: Dạ thưa Thầy, Phật giáo ở trên thế giới nó có ý nghĩa gì với dân trên toàn thế giới này?
(1:00:34) Trưởng lão: À! Cái Phật giáo dù sao đi nữa, cái Phật giáo mà nước này nó cũng biết Phật giáo nước kia, nó ảnh hưởng một cách rất tốt lắm. Bởi vì nói đến Phật rồi, người ta nói đến tâm từ bi. À chứ sao! Anh không từ bi nhiều thì anh cũng từ bi ít chứ sao. Anh không từ bi bằng hành động thì ít ra anh cũng từ bi bằng cái tiếng nói. Mà anh không từ bi bằng tiếng nói, ít ra anh cũng nghĩ, à phải làm cái điều này để an vui cho họ, cái đó là.. Là đúng của đạo Phật rồi, miễn là có đạo Phật là được rồi. Thế giới này có đạo Phật thì Tứ Vô Lượng Tâm- từ, bi, hỷ, xả- nó sẽ có. Nó, đâu phải đức Phật đòi chúng ta phải toàn diện đâu? Mà chúng ta chỉ một phần, hai phần cũng là cái sự quân bình của xã hội rồi, cho nên đạo Phật có là tốt.
Phật tử: Bé Quỳnh nhà con nó vô chùa, người nào được vô chùa là người đó tốt hơn ở ngoài Thầy?
Trưởng lão: Phải rồi, thiện hơn đó chứ. Không lẽ tôi đến chùa mà bây giờ họ chửi tôi, tôi chửi lại coi kỳ, chứ tôi cũng tức lắm đó chứ.
Phật tử: Dạ, tụi con cũng nghĩ vậy cho nên tụi con chưa đi tu được, nhưng mà cũng phải vào chùa lần lần, còn chừng nào tu được thì thành thành…
Trưởng lão: Dĩ nhiên rồi. Giờ mình tu, mà chưa đủ duyên thì mình đến chùa để cũng là nhắc nhở mình, cái thiện chứ, tốt thôi mấy con. Chứ mấy con bỏ, mấy con không đến chùa, mấy con không biết gì hết coi chừng, mấy con sẽ làm ác.
Phật tử: Dạ, Quỳnh có gì hỏi Thầy không con?
Trưởng lão: Cứ hỏi sẵn đây chứ mai mốt thì không gặp Thầy đó!
11- THẦY TRẢ LỜI BÉ QUỲNH VÀ GIA ĐÌNH
(1:02:06) Phật tử 1: Dạ thưa Thầy đến kỳ nghỉ của bé Quỳnh nó đang học ở bên Anh đó, theo như Thầy thì nó nên về Việt Nam hay là ở bển mà con qua bển nó hay hơn?
Trưởng lão: À nói chung bây giờ đó, trong cái phước hữu lậu của mình, của con có, con cứ học. Ở chỗ nào mà có đủ duyên, đủ phước mình đến đó, được an ổn mình nỗ lực, mình học tốt. Mình nỗ lực mình học, mình học để cho mình có cái kiến thức đầy đủ để mình về mình phục vụ cho đất nước mình, đem lại lợi ích. Thí dụ như bây giờ con có kiến thức, học thức đầy đủ, mà con trở thành một nhà tu nó đỡ biết bao nhiêu. Lời nói con nó có cái uy tín hơn là cái người không học thức con.
(1:02:46) Phật tử Quỳnh: Nhưng mà thưa Thầy, con qua bên đó học thì con cảm thấy là con sống ở bên đó hợp hơn ở đây. Tại vì con thấy nếu mà điều kiện làm việc ở đây thì theo bất công quá, nó không hợp với con với lại ngành nghề con học thì, con về Việt Nam thì không phát triển được, thì con không về thì có sao không? Có bất hiếu không?
Trưởng lão: Không sao hết! Ở đâu con cũng phục vụ cho con người, chứ không phải đợi. Nhưng lúc nào con là người Việt Nam, con cũng hướng về cái tâm của con, con cũng hướng về quê hương hết, nơi đó có người, đủ rồi con. Nhưng mà ở đó, xung quanh con là những người ngoại quốc, họ cũng là con người. Con cũng an ủi giúp đỡ, đem cái khả năng làm việc của mình, phát triển được ở trong đất nước đó cũng như quê hương của mình, có gì đâu.
Đó, cho nên đối với Thầy thì đối với người Việt, với tất cả các nước khác không ngăn ngại. Là con người chúng ta cắt bỏ cái hàng rào cách biệt đó đi, mà chúng ta phải học tập và phục vụ cho nhân loại, điều đó là điều tốt. Mình không phải là phục vụ hết, nhưng mà mình ở đâu thì mình làm tốt ở đó được rồi. Cho nên con có duyên, con thấy hợp với con, con nên qua bên đó học tập. Và nếu có điều kiện về cái ngành nghề của mình, về Việt Nam mình thấy nó không hợp rồi, thì con ở bên đó cũng được, con làm. Nhưng mà con làm, nhiều khi con làm rồi, con đâu phải là cái người quên quê hương đất Tổ của mình đâu. Ở quê hương của mình còn những người khổ lắm, dành từng đồng từng cắc, mình gởi về cho gia đình mình, coi những người thân của mình người nào khổ con giúp đỡ.
Phật tử Quỳnh: Dạ thưa Thầy là, con là học về ngành hội họa, nhưng mà có nhiều người, người ta không có coi trọng cái ngành nghề đó, người ta nói ờ vẽ vời không làm giàu, không làm ra tiền, không giúp gì đời hết?
Trưởng lão: Nhưng mà nó vẽ được cái nét đẹp, vẽ được cái tinh thần con người ta, đâu phải dễ con. Con vẽ cái cây, cành lá ai nhìn nó cái cây cũng đẹp. Nhưng trong đó con vẽ được cái tinh Thần của con đã san sẻ trong cái cảnh đó, cái đó là cái quan trọng. Con nói lên được tình cảm của con ở trong cái cảnh đó.
(1:05:15) Thầy nói về hội họa đẹp lắm con. Cũng như một nhà viết văn, viết cuốn sách để triển khai cái tri kiến hiểu biết của người ta, cho người ta có những cái sự hiểu biết. Chứ đừng có lặp lại cái sự hiểu biết, rồi viết để cho mình cầu danh, không phải là điều tốt. Mà mình viết cuốn sách để làm cho cái chỗ mà người ta không hiểu, người ta lại có hiểu thêm, bồi dưỡng tri kiến của mọi người, đó là viết sách. Còn bây giờ cứ mình học bao nhiêu đó, đã người ta cũng nói đi nói lại nhiêu đó mình cũng nói đi nói lại thì không hay. Mình phải biết sáng tạo, đó là cái hay, con vẽ cũng vậy. Không lẽ con học vẽ rồi, con cứ lặp đi lặp lại cái hình ảnh của các họa sĩ kia thì dở quá không hay. Con phải biết sáng tạo.
Phật tử: Nói coi con nhất trí phải không, con cũng suy nghĩ theo hướng đó phải không?
Trưởng lão: Bởi vậy con thích thì con làm, trừ ra con không thích thì thôi đừng có học. Nếu con thích nó thì con làm. Bởi vì cái sở thích của mình, mình mới đem hết cái khả năng, cái tài của mình đặt vào đó.
Phật tử 1: Con hỏi Thầy về cái năng lực học kinh tế của con với lại vẽ đi.
Phật tử Quỳnh: Con sinh ra là có năng khiếu vẽ, nhưng mà con cũng có năng khiếu học về môn kinh tế. Mà thường con học hai môn đó thì ngang bằng với nhau. Nhưng mà người ta nói nếu mà mày học giỏi môn kinh tế, thôi mầy đi làm kinh tế thì cho nó hay hơn., nhưng thực ra cái đam mê của con là vẽ,
Trưởng lão: Không phải đâu con! Con nên học vẽ và học kinh tế cũng được, cả hai môn. Chứ đừng có con học vẽ rồi con cứ vẽ, thì lấy cơm đâu mà ăn, con hiểu không? Cho nên con học kinh tế mà con thấy cái khả năng con học kinh tế được, con không những làm kinh tế cho bản thân mình mà làm kinh tế cho xã hội. Con hiểu điều đó không? Và đồng thời để phục vụ được những cái đam mê của mình về thích vẽ.
Phật tử Quỳnh: Nhưng mà lên Đại học thì mình chỉ có học được vẽ thôi ạ!
Trưởng lão: À họ dạy vẽ thì mình học vẽ. Nhưng mà cái phần đó thì mình học khác, (học sau), học sau có gì đâu.
Phật tử Quỳnh : Mình học thêm cái Đại học nữa phải không?
Trưởng lão: Còn không thì thôi, đâu có gì đâu, một người hai ba cái Đại học.
Phật tử 3: Dạ dạ… xin phép Thầy, Thầy Linh Trí có nói chuyện gì với Hòa thượng không?
Trưởng lão: Có gì không con?
Thầy Linh Trí: Tối nay Hòa thượng ngủ đây hả Thầy?
Trưởng lão: Chút là Thầy về, để Thầy cầm, Thầy gợi ý cho: Ở đây sau này sẽ nó là một cái cơ sở của Tu viện mình. Mình muốn làm cái gì đi nữa, thì phải tổ chức ngăn nắp như thế nào, thế nào, chứ không phải là muốn cất cái nhà nào cất, không phải đâu, phải cất cho đàng hoàng ngăn nắp. Cho nên phải ngăn nắp đàng hoàng. Dãy nhà này cách nhau mười thước, năm thước một cái nhà, hay hoặc là hai mươi thước một cái nhà. Nếu đất rộng thì mấy con sẽ cách nhau, cách nhau, đâu có thước tấc đàng hoàng chứ. Đâu phải nhà này xích nhà kia có năm thước, cái nhà này lại nhà kia hai ba chục thước. Thì như vậy, trời đất ơi, nhìn vô coi sao mà như xóm nhà lá à. Còn cất mà xen kẽ nhau như cái kia, trời ơi Thầy nói xóm Cầu Muối rồi, Thầy nói mấy con thấy có phải xóm Cầu Muối, Thầy nói đúng không?
Phật tử: Thầy con có một cái điều khó trong giải quyết với chỗ con Quỳnh đó Thầy, là nó có cái suy nghĩ của có hơi khác thường với mọi người, cho nên là nó thường nó ít bạn hoặc nó chơi với bạn thời gian thì không còn là bạn. Thì nó luôn, nó cảm thấy nó bất ổn trong cái tư duy, điều thứ hai nữa là nó cảm thấy cô đơn đó Thầy, muốn động viên giải quyết cho nó, cái này con rất là khó với nó cái đó?
(1:09:34) Trưởng lão: Ờ cái mà con thấy tất cả mọi người họ, bạn bè một thời gian sau họ lánh mình, đó là con có phước lắm, sống một mình. Như vậy chứ bạn bè vận động con lắm, phải không? Cho nên đây là cái phước của con rồi. Cho nên khi cái tâm tánh của con, con sống gần họ thời gian sau, họ không chịu nổi với con, cho nên họ tránh. Thôi được mình sống một mình. Mà sống một mình, con biết không? Khi mà sống một mình Thầy trước kia Thầy cũng họa sĩ chứ bộ, Thầy cũng biết vẽ lắm chứ. Cho nên Thầy sống một mình, Thầy vẽ tranh rất đẹp, tập trung vô đó mà. Thầy không chơi với ai hết, Thầy chơi với tranh ảnh của Thầy, có phải không? Thầy nói đúng không? Rồi bắt đầu Thầy lại học Phật pháp, Thầy tu tập Thầy làm chủ, Thầy tu dữ lắm mấy con. Thực sự ra khi Thầy lên Thầy Thanh Từ, huynh đệ Thầy đông lắm chứ đâu phải không.
Hồi đầu tiên đó Hòa thượng mở cái khóa thiền thì có mười huynh đệ thì Thầy là người học trò thứ mười. Nhưng mà cuối cùng thì khi ba tháng Hạ đó rồi, Thầy xin ra khỏi Tu viện Chơn Không, Thầy đi luôn ra Hòn Sơn để tu. Chín năm (tháng) ở trên đó nỗ lực tu mà tu thật tình, tu làm chủ mà. Không ai cám dỗ Thầy. Ham mê tiền bạc danh lợi, Thầy không ham gì hết. Còn Thầy học, học cũng dữ lắm mấy con. Thầy học trong thời học viện cũng dữ lắm chứ không phải. Đời Thầy học cũng dữ lắm chứ không phải. Thầy không học thua ai đâu, Thầy học dữ lắm. Cho nên bây giờ con cũng phải vậy mới được, phải không?
(1:11:11) Phật tử: Có phước. Nó ăn chay tốt Thầy, nó thích ăn chay.
Trưởng lão: Ôi trời, phước báo lớn, ăn chay được là tốt, sợ nó ăn chay mà nó thèm thịt thì không được. Con ăn chay là tốt lắm con. Tức là cái tâm thiện của mình nó thực hiện qua, mình thấy cái mùi thịt mùi cá tanh hôi đó là cái tốt. Cái đó là tốt lắm con. Cái duyên của mình đời trước mình đã có gieo, cái căn đã có rồi, cho nên đời nay mình không thích ăn thịt cá. Cho nên chủng tử nào, nhân quả nào thì phải gặt quả nấy.
(1:11:46) Cho nên hôm nay, bây giờ mà con thích vẽ tranh, trước kia con là họa sĩ, nhân quả mà. Tự nhiên nó còn ở trong tâm mình, chứ nó đâu mất đâu, con sanh ra làm người mang thân khác, nhưng mà về cái tinh thần, tâm niệm của con vẫn là tâm niệm của người cũ.
Phật tử Quỳnh: Dạ nếu thưa Thầy, nếu mà con nếu mà bây giờ con chết đi đời sau con vẫn làm họa sĩ nếu như vậy.
Trưởng lão: Cũng vậy con à!
Phật tử Quỳnh: Cũng vậy hả Thầy?
Trưởng lão: Cũng vậy, nó không đi đâu hết, bởi vì cái chủng tử của con mà, nó luôn luôn là cái hạt giống đó mà, con thấy không bây giờ cái hạt. Thí dụ như hạt cái cây mận, thì nó phải lên cây mận, mà hạt cây mít nó phải lên cây mít thôi. Mà bây giờ con cứ quăng hạt mít đâu nó cũng lên cây mít, không làm sao mà nó lên cây mận được, có phải không? Cái hạt giống của con vậy, bây giờ bỏ thân này lên thân sau cũng vậy, không chạy đâu khỏi được, phải không? Bây giờ đó thì mấy con còn hỏi cái gì nữa không, hết rồi phải không? Thầy về. Rồi con hỏi đi con.
Phật tử: Phật tử có ước nguyện muốn xuất gia đi tu… (Không nghe rõ)
(1:13:23) Trưởng lão: À, Bây giờ thì đầu tiên đó, bây giờ Thầy nhắc con đó, để nó không mất thì giờ phải không? Cái tâm nguyện của con Thầy đã hiểu rồi. Bây giờ cái tâm nguyện của con, hiện bây giờ đó con còn đang sống chung với mọi người ở đây đó thì con phải luôn luôn, phải nhìn mọi sự kiện xảy ra đều là nhân quả. Cái gì bất cứ vui buồn đều là thấy nó nhân quả. Nghĩa là luôn lúc nào cái hiểu biết của con, mọi cái xảy ra cho bản thân con vui cũng vậy, buồn cũng vậy, đau khổ cũng vậy, bệnh tật cũng vậy, đều thấy đó là nhân quả. Con sống được những cái tri kiến hiểu biết về nhân quả như vậy rồi, thì bắt đầu con cứ về Chơn Như Thầy giúp đỡ.
Phật tử: (Không nghe rõ)
Trưởng lão: À muốn cho Phật tử ở đây được công đức để cúng dường đó, thì chính cái duyên của con là cái người đã có ở đây, con phải sống bằng nhân quả. Để trước tiên con sống chung đụng với mọi người, con đều thấy nhân quả, đó là cái tri kiến đầu tiên. Và đồng thời trong những cái giờ phút mà ít ra nó không phải dùng cái tri kiến của con, thì lúc bây giờ con sẽ tập nhiếp tâm của con trong hơi thở. "Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra". Đấy! Con đừng có tập nhiều, mà con chỉ tập chừng 10 phút cho đến 30 phút, dừng lại không tập lên nữa, đó là con tập để tập cách thức nhiếp tâm. Sau khi nhiếp tâm được tỉnh thức rồi, thì trong thời gian mà tập nhiếp tâm hơi thở, thì con tập đi pháp Thân Hành Niệm. Con biết pháp Thân Hành Niệm Thầy dạy?
Con tập pháp Thân Hành Niệm để phá hôn trầm, thùy miên, con hiểu không? Còn tập nhiếp tâm trong hơi thở để phá loạn tưởng. Hai cái pháp đó để phá rồi, mà con sống với trí tuệ nhân quả rồi, thì tâm con sẽ bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Chừng đó tự nó, nó sẽ kéo dài từ năm phút mười phút, chứ con đừng có bắt buộc mà giữ cái tâm cái bất động thanh thản an lạc vô sự thì sai. Tức là ép buộc nó, ức chế nó thì trật. Để cho tự nhiên con ngồi chơi vầy, con thấy nó thanh thản an lạc vô sự, từ một phút đến năm phút, từ một phút đến mười phút, ba mươi phút, thì con đã đạt được cái kết quả tâm bất động. Thì chừng đó thì con hãy đến Thầy.
Con sẽ có một cái người, người ta thấy con tu tập đây mà, người ta sẽ đến đây người ta hộ thất con, thì con sẽ giúp đỡ họ. Sau khi con rời khỏi đây, Thầy sẽ dạy con tiếp tục tu cao hơn nữa và đồng thời con về ở đây làm trụ trì. Bởi vì cái phước của con ở đây rồi, không phải người nào mà thay thế con hết. Người ta đã trực tiếp, Phật tử trực tiếp cúng dường con. Cho nên con sẽ tu tập, về đây mà triển khai. Lấy cái sự tu tập, lấy cái đạo đức nhân bản - nhân quả, mà dạy cho Phật tử ở đây là tốt, không nên bỏ họ. Con có duyên ở đây, cho nên vì vậy mà họ mời con vào đây là đúng rồi, con phải nỗ lực tu tập.
(1:16:38) Bây giờ cuộc đời không có gì, thân này vô thường nay sống mai chết con. Các pháp đều vô thường, đức Phật đã xác định. Nhưng người ta không hiểu, luôn luôn người ta vô minh người ta không hiểu, cho nên người ta chấp lầm cái thân và tâm người ta có. Cho nên người ta cứ đắm đuối, người ta chạy theo, chừng chết rồi người ta mang theo được những gì? Các con nỗ lực tu tập để chừng chết đi thì con còn có được tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Tâm bất động không phải của riêng con đâu, mà của chư Phật, của không gian vũ trụ. Mấy con nhìn thử, nhìn ở ngoài không gian, mấy con thấy sự bất động của nó. Chúng ta có thân tâm, chúng ta nhận ra được sự bất động mà chúng ta sống trong bất động, thì chết chúng ta sẽ về bất động, đó là cái chân lý của đạo Phật.
Như mấy con đã biết rằng đức Phật dạy chúng ta có bốn cái chân lý: "Khổ, tập, diệt, đạo" có phải không? Bốn cái chân lý, mà cái chân lý thứ ba của nó là diệt đế, có phải không? Diệt đế tức là tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Người ta nói diệt đế là Niết Bàn. Nhưng Niết Bàn cái danh từ nghe nó.. Nghe nó danh từ quá, nó không có thể hình dung được cái Niết Bàn như thế nào. Nhưng mà Thầy nói tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, thì mấy con hình dung được cái Niết Bàn, chỗ đó là chỗ giải thoát mấy con. Vì vậy mà chúng ta giữ gìn và bảo vệ nó thì chúng ta sẽ giải thoát. Cho nên người ta chửi mình, tâm mình vẫn bất động là giải thoát mấy con.
Bây giờ trong cái hoàn cảnh không có gạo, ngồi đây bất động không sợ đói thì nó sẽ không đói mấy con. Ở đây bây giờ thân này, cái đầu nó nhức rồi “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, không sợ nhức đầu” thì nhức đầu nó đi mất, mấy con thấy không? Tâm bất động mà, nó là cái chân lý của đạo Phật rồi, các con thấy không? Nó như vậy đó, Thầy chỉ dạy cho mấy con có một pháp mà để cho mấy con làm chủ sự sống chết. Mà khi tâm mấy con Bất Động- Thanh Thản - An Lạc - Vô Sự thì nó có tương ưng với người nào nó đi tái sanh nữa không. Chấm dứt tái sanh. Chỉ bây giờ mấy con sợ quá, mấy con đau nhức, mấy con rên la thì nó tương ưng với mấy người đau nhức rên la, nó sẽ làm con người ta chứ sao. Nó đi tái sinh vào mấy cái chỗ đó. Còn mấy con bất động, mấy con không sợ thì nó không tái sanh.
Phật tử: … Hiện nay con ở có một mình…. Còn một số thất… Người bạn đồng tu của con… (Không nghe rõ)
(1:18:56) Trưởng lão: Ờ có mình, con sống mình là con có phước nhất. Có người là con phải có căn bản, mà bây giờ một mình con đừng có sợ gì hết, cho cọp ăn mày đi!
Phật tử: (nghe không rõ)
Trưởng lão: Trời ơi con làm chi cho nhiều, một cái nhà vậy đủ cho con rồi,
Phật tử: Giờ dư cái nhà đó….
Trưởng lão: À, dư nhà đóng cửa bỏ đó đi. Con nỗ lực tu ít bữa có người đến đây à? Phải không? Mình làm có người đến đây chứ.
Phật tử: Dạ con nghĩ như vậy, con nghĩ chắc có vậy, con cũng nghĩ vậy!
Trưởng lão: Có vậy thôi à. Bây giờ con lỡ cất nhà nhiều rồi há, con cứ để đó đi, khỏi có lo gì hết. Đừng có.. Đừng có lo nghĩ không có người ở. Con chỉ lo tu đi, người ta thấy cái hạnh con rồi thì bắt đầu bà con họ xúm nhau tới, con lo tu mệt chứ ở đó.
Thầy nói thật sự ra cứ lo cho mình đi rồi nhà cửa con còn cất thêm nữa, chứ không phải nhiêu đó đủ đâu, có phải không? Con nhớ đi, cứ lo tu đi. Cái gì không hiểu thì mấy con hỏi Thầy, Thầy chỉ cho, rồi không lừng khừng yên tâm không có gì hết. Tâm bất động mà mấy con thấy không? Mình cứ tối ngày, mình ngồi chơi mà tâm bất động, ai chửi không giận, ai làm gì mình không buồn phiền.
À! Bây giờ tới giờ ăn cơm rồi mà không có ai nấu cơm, thì mình đi xuống bếp nấu một nắm gạo, đem lên. Ra ngoài kia ngắt mớ rau rừng vô, cái ngồi chấm nước tương ăn. Còn không có nước tương, chấm muối ăn, rồi cũng xong bữa cơm không đòi hỏi. À mấy người Phật tử họ thương tình, họ thấy ông Thầy ăn muối với rau rừng vậy thôi, thấy tội quá phải không? Họ đem cái này cái kia cho. À, cho rồi mình cũng đem ra, mình ăn hết thấy không. Thấy không, tu theo Thầy thì đơn giản lắm, hiểu không? Rồi mình làm được thì có nhiều người họ đến với con. Con đừng có sợ một mình cô đơn, đừng có rủ ai hết, mình cứ lo tu.
(1:20:53) Phật tử: Kính bạch Thầy con ở đây ăn ngày một bữa (để mà mọi người tới đây xin tu, con cũng bảo họ ăn một bữa thôi… ).
Trưởng lão: Được đó con, cứ khuyên họ, cứ cho ăn một bữa thôi.
Phật tử: Nếu không chịu, ăn hai bữa thì không cho họ ở.
Trưởng lão: Không cho họ ở. Đúng rồi! Ăn hai bữa không cho, cứ ăn một bữa thì cho. Cứ vậy hà. Ngay từ lúc (đầu con), phải không? Chứ còn con cho ăn hai bữa rồi sau này bảo họ đó nữa tu không được đâu.
Tiền bạc xả hết, giao cho một cái người Phật tử nào họ lo gì họ lo, người ta lo hết, chứ mình đừng có cất giữ tiền bạc, giới luật của Phật đâu đó đàng hoàng. Con lập hạnh đúng như vậy, không cất giữ tiền bạc, giao cho cái người khác họ… Giao cho Phật tử.
Phật tử họ có đem tiền bạc đến, con giao cho… người đó xài phí đó là họ chịu tội. Còn mình, mình không đi làm gì hết, mình không có lo lắng mất mát hay gì hết, mình không có lo gì hết.
À bây giờ, thí dụ như có cây dầu nó lớn, có người đến mua con bán cây dầu đó, người ta trả tiền cho con, thì con giao cho Phật tử cất giữ.
Phật tử: Bây giờ bàn giao cho chị Hằng này, tôi đi Mỹ … Tôi bây giờ tôi không giữ nữa, chuyện đó dễ mà, giao cho cô Trang giữ (Không nghe rõ) nhiều việc quá.
(1:22:24) Trưởng lão: À con cứ tác ý nó, bảo: “Không có mập nghe, thân này phải bình thường”. Con sợ mập bảo nó đừng có mập. Con sợ nó mập thì bảo nó đừng có mập, mà muốn mập thì bảo nó mập lên, thì nó sẽ lần lượt nó nghe theo con à. Bởi vì ý thức của con: "Ý làm chủ, ý tạo tác, ý dẫn đầu các pháp" mà. Con muốn sao, con ra lệnh, nó theo ý thức của con. Con muốn nó ốm, sợ con đây còn bằng cái que tăm, đi mà gió nó thổi bê chứ ở đó. Cho nên vì vậy muốn ốm thì khi mà tác ý vừa thôi nghe, tác ý quá đó, bắt đầu bây giờ con còn có xương với da mà đi nó cà phiêu, cà phiêu thì không có được. Phải nhớ kỹ dùm, nghe pháp tác ý đó nó.. Nó.. Nó.. Nó đủ cái lực nó mạnh lắm con.
Phật tử: (Không nghe rõ )
Trưởng lão: À nói chung là bây giờ đó thì con sợ mập, con kiêng ăn thì con đừng có kiêng cái gì hết, con cứ ăn bình thường. Mà bây giờ nếu mà ăn ba bữa thì nó sẽ mập mau lắm. Tốt hơn con bắt chước quý thầy ăn một bữa, trưa ăn một bữa thôi.
Nhất định ăn đầy đủ hết mà một bữa thôi. Chứ đừng có ăn ít, đừng có ăn bữa, lên ăn ba bữa mà bữa cứ nắm cơm thì không có được. Ăn thí dụ sức của con ăn ba chén là ăn ba chén, còn không thì con làm ba tô đầy đủ, ăn không có còn lo sợ gì hết. Mà cứ pháp tác ý, ăn ăn chứ thân này không có mập, thì nó sẽ không mập. Con cứ vậy làm theo lời Thầy dạy, thì nó sẽ không mập. Chứ còn con ăn, mà cứ làm thinh nó sẽ phù ra, nó sẽ mập, bởi vì cái thân của con nó chờ sẵn sàng nó mập, phải không? Cho nên vì vậy mà con biết rằng bởi vì nó có cái hiện tượng nó báo cho biết là cái thân nó dễ mập, thấy không.
Mà hễ con ăn cái gì đó, con thấy nó nhiều thì bắt đầu nghe cái thân này, nó nhìn cái tay của mình nó mập, thì cho nên vì vậy mà con sợ mập. Con đừng có sợ mập, mà con chỉ tác ý, tác ý thôi, rồi nó mập gì nó mập kệ nó. Không có lo lắng gì thì nó sẽ ốm lại, ăn thì cứ một bữa đầy đủ thôi.
12- TƯỞNG UẨN VÀ CÁCH TÁC Ý
Phật tử: Có anh Rê anh hỏi một câu, tức là ở cái xã đó, anh Phật tử đó, anh tên của ảnh là anh Rê, tên Rê, anh hỏi con là có nhiều người mà bị trầm cảm, cũng có thể bệnh đó do người âm nhập vào, họ bắt gì đó, cái vong hồn nào đó (không nghe rõ)?
(1:25:12) Trưởng lão: À cái đó cái đó là thuộc về tưởng rồi mấy con. Cái tưởng của, bởi vì cái tưởng uẩn trong thân của chúng ta nó có ngũ uẩn: Sắc - Thọ - Tưởng - Hành - Thức. Tưởng là một cái uẩn ở trong thân của chúng ta. Một cái người mà cõi âm mà làm việc đó, là cái tưởng làm việc, chứ không phải cõi âm linh hồn gì cả hết. Con người chúng ta không có linh hồn, đức Phật đã xác định điều đó rồi. Chỉ có năm uẩn, ở trong thân của chúng ta có năm uẩn.
Sắc: Là cái thân của chúng ta nè, mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý, là sáu cái biết của chúng ta đó là về ý thức của chúng ta đó là cái biết của sắc uẩn, thấy không? Thọ là cái cảm thọ nhức đau chỗ này chỗ kia. Nằm chiêm bao mà thấy nhức chỗ này đau chỗ kia, đó là cảm thọ trong giấc mộng, đó là cảm thọ của tưởng.
Thấy không? Mấy con nằm chiêm bao đó là tưởng hoạt động, chứ không phải là có linh hồn. Mấy con xuất linh hồn ra mà đi đây đi đó không có đâu. Mấy con hiểu đó là cái tưởng hoạt động nó mới thành mộng của mấy con. Chẳng hạn bây giờ, mấy con mua vé số nè mà nó không trúng, nhưng mà cái tâm mấy con muốn trúng vé số nè, cho nên đêm nó nằm chiêm bao thấy mình trúng vé số. Cái gì thấy mấy con? Tức là cái tâm ao ước trúng vé số, cho nên cái tưởng nó thực hiện qua cái mộng, để nó thỏa mãn cái tâm của mình, đó là cái tưởng của mấy con.
Còn những người mà lên đồng nhập cốt, đều bị tưởng hết. Cho nên cái Tưởng uẩn của chúng ta hoạt động chứ có gì. Dẹp đi đừng có tin, lấy roi mây mà quất nó đi thì nó sẽ hết. Đừng có.. Đừng có thấy nó nói cái này cái kia trúng rồi cứ nói à nó linh hiển. “Linh cái gì? Mày giao cảm được, mày nói tầm bậy tầm bạ, tao không tin mày đâu”. Lấy roi mây mà quất nó đi thì nó sẽ hết.
(1:26:57) Phật tử: Cái hiện tượng đi tìm được cái hài cốt mà nói chuyện với người đó của Bích Hằng, bà Bích Hằng đó thì sao Thầy?
Trưởng lão: Tưởng không đó con, cái tưởng của cô Bích Hằng giao cảm. Cho nên đọc lại cái câu chuyện của cô Bích Hằng thì mấy con thấy, cái tưởng nó muốn hoạt động được, thì ít ra nó có một cái sốc gì đó, thì cô bị chó điên cắn mà không chết. Có phải không? Do đó cái tưởng hoạt động là do cái chỗ đó. Bây giờ chó điên cắn mà nọc chó điên không mà nó không hại cô chết, người bạn của cô bị chết. Mấy con đọc lại cái câu chuyện của cô Bích Hằng, thấy không?
Thì do đó cái tưởng nó hoạt động, nó mới chế ra một cái chất để mà đề kháng chống lại cái nọc chó điên. Chỉ có tưởng nó mới làm được chuyện đó, chứ còn không có tưởng thì không làm được. Cho nên cô bạn của cô Bích Hằng bị chết là cái tưởng không hoạt động. Còn cô Bích Hằng cái.. Cái nhân quả nó còn, cho nên cái tưởng nó hoạt động liền ngay khi cô sắp sửa chết. Nếu mà cái tưởng nó không hoạt động là nó không có sức đề kháng chống lại nọc chó điên, thì cô cũng bị chết theo, các con hiểu không? Cái tưởng nó hoạt động rồi, nó mới chế ra cái chất đề kháng chống lại nọc chó điên, cô không chết. Nhưng mà vì nó đã hoạt động được rồi, cho nên từ đây về sau cô mới đi tìm hài cốt.
Chôn dưới đất, giờ trong rừng, mà tôi biết nó nằm ở đây, chỉ đào cái có, thì vậy là tưởng chứ còn. Tại sao mấy con có mắt mà mấy con cũng có đầu óc cái ý thức, mà mấy con chỉ người ta đào không có, có phải không? Nếu mà không hoàn toàn ngoài cái khác thì làm sao có. Nói người âm nhập, làm gì có linh hồn? Nếu có linh hồn, sao ngu gì chui vào con bò con heo để người ta mần (làm) thịt? Ờ con bò, con heo cũng có linh hồn, chứ sao lại nó ngu quá vậy để làm cho chúng mần thịt nó? Đâu có lý cái linh hồn ngu quá vậy? Nếu có linh hồn thì nó đâu có làm con bò con heo? Bởi vì cái linh hồn nó phải sống thường hằng, mình chết rồi cái linh hồn còn chứ gì? Nó còn thì nó phải tiếp tục nó tái sanh, thì nó phải lựa chỗ nó tái sanh, chứ sao nó lựa con bò nó lựa con heo làm chi đó.
(1:29:00) Phật tử: Cái tưởng mà sao mà, cái đó con nghĩ rằng cái thấy thì được rồi, nhưng mà tại sao cô Bích Hằng cổ biết nhiều cái chuyện lịch sử của người chết đó?
Trưởng lão: Biết chứ con! Bởi vì những cái hành động mà của người chết đó, nó còn lưu lại trong không gian. Cho nên cái tưởng nó giao cảm nó bắt, cô nói không sai mấy con. Thầy bây giờ, Thầy ngồi nói chuyện mấy con, cái hình ảnh mà của Thầy với mấy con đầu còn lưu lại trong không gian hết. Cho nên mười năm sau, một ngàn năm sau, mà cái người có tưởng người ta bắt được: Ờ cái ngày giờ đó, năm đó đó Thầy nói chuyện với mấy người, tên gì tên gì nó biết hết. Tên mấy con đều là ghi ở trên không gian hết rồi. Mấy con có nói ra đâu, Thầy bây giờ cũng không biết nữa, nhưng mà cái tưởng nó giao cảm nó biết hết.
Phật tử: Dạ thưa Thầy con xin hỏi Thầy là tác ý như bé Quỳnh đó là mình ngồi đâu cũng tác ý được hay sao?
Trưởng lão: Ngồi đâu tác ý cũng được hết, chỉ cần nhớ tác ý là nó sẽ giúp con như ý muốn.
Phật tử: Tác ý xong là thở ra thở vào hay sao?
Trưởng lão: À con không cần thở ra thở vào. Khi nào mà tâm của con nó lo lắng, nghĩ cái này nghĩ cái kia, nó lăng xăng nó nhiều, thì con nên nương vào hơi thở thở ra thở vào. Để cho cái tâm nó nhiếp trong cái hơi thở, làm theo cái ý của con đừng có lăng xăng. Khi mà cái ý nó lăng xăng, nó làm cho con mệt, nó phí sức của con. Còn nó không thôi, con đừng có nhiếp trong hơi thở. Nhiếp trong hơi thở cái tai hại của nó, con cứ con biết hơi thở, không có ra vô, biết hơi thở không. Cái biết của con mà cứ tập trung trong hơi thở, nó sẽ làm cho con rối loạn hô hấp, tức ngực, nó nặng đầu mà tức ngực. Cho nên vì vậy đừng có tập trung hơi thở, cho nên xả ra không có tập hơi thở.
Phật tử: Nó lo, nó buồn là nó mập đó Thầy, nó buồn nó rầu quầy thì làm sao hả Thầy?
Trưởng lão: Nó hiện giờ nó như vậy đó. Thầy bảo cứ ngồi đâu, bất kỳ ngồi đâu mình nhớ mình tác ý. Ăn cơm, trước khi ăn cơm, con sắp sửa ăn cơm, con tác ý: “Thân này không có mập nha”. Con cứ tác ý như vậy đi, cái lực của nó, cái lực của ý thức nó sẽ làm. "Ý làm chủ, ý tạo tác. Ý dẫn đầu các pháp" mà.
Phật tử: Nó dặn thân mình thôi, chứ còn không có cần thở, thở bình thường.
Trưởng lão: Bình thường thôi con, con chỉ tác ý thường thôi.
Phật tử: Dạ tác ý thường thôi.
Trưởng lão: Chứ không cần nín thở mà tác ý nữa. Để không mấy con “nhiều khi tôi nín thở để tôi tác ý nữa”, không được. Cứ bình thường thôi, nhắc thường vậy thôi: "Cái thân này không có mập nha". Con nhắc vậy chứ mà nó không mập. Con ăn bao nhiêu nó cũng không mập, nó tiêu mất hết à. Mà nó ốm quá thì thôi đừng có nhắc nữa, để cho nó mập mập lại chút.
Phật tử: Bây giờ Thầy thấy nó ốm hay mập Thầy?
Trưởng lão: Giờ vậy là vừa đó, ít bữa mà nó.. Nó ốm nữa là chắc nó đi hết nổi rồi. Thôi rồi há mấy con, Thầy về há. Thôi được rồi mấy con có duyên hôm nay họp vậy đó.
(1:31:50) Phật tử: Dạ thưa Thầy, con có một việc, nãy Ông giảng cái tưởng cho con rồi, nhưng cái việc này là việc gia đình con đó, con có đứa em gái mà hồi nó còn nhỏ, cỡ khoảng cách đây hai chục năm. Có một cái vong, mà theo nó, làm cho nó là vui buồn nóng nảy, mà mỗi lần mà, hôm đó con có qua con gặp nó, rồi con mới mời về đây, thì Thầy con đó chỉ ngồi khuyên nó thôi.
Thì cái cô em con đó là tự nhiên đó là không biết gì hết, ngồi mà chỉ có khóc thôi, mà Thầy nói cái gì đó là Ôn Quảng Xã ở trên Kon Tum đó, dạ thưa Hòa thượng Quảng Xã thì nói cái gì đó thì cô nghe, cô nghe khuyên rồi cái, những gì mà cô nghe, nhưng mà nghe là nghe như vậy thôi, nhưng mà về chứng nào tật nấy, mà Ôn thì muốn, nếu mà Ôn nói nếu mà Ôn mà chỉ khuyên cái vong đó thôi, đừng theo cô này nữa. Nếu mà.. Mà.. Mà theo như vậy đó là chỉ khổ cho cô này mà không giải quyết được cái gì, vì âm dương cách trở, thì cái vong đó, thì tự nhiên cái cô em con nó khóc sướt mướt vậy đó, mà cô không biết gì hết, cái hồi xong. Mỗi lần mà gặp Ôn mà Ôn mà nhắc lại cái chuyện đó là nó sợ lắm, cái vong nó sợ là…(không nghe rõ) theo Ôn theo Thầy thì Thầy giải thích cái đó, con không có hiểu nổi?
Trưởng lão: Thật sự ra nó làm thêm cái niềm tin, tạo thêm cái tín lực cho cái người bệnh đó. Cái chuyện đó là cái tưởng mà tạo thêm cái niềm tin, cái niềm tin của cái tưởng. Vì vậy mà có khi bớt, có khi nó không. Hoàn toàn ở đây Thầy dùng cái ý thức, ý thức của.. Của cô em đó, tác ý ngay liền: "Tưởng ngưng hoạt động, ở đây không có linh hồn, không có ma quỷ gì hết".
Thì cứ dùng cái ý thức tác ý như vậy, thì cô sẽ bình thường trở lại, không còn chuyện bị cái vong. Cứ bảo: "Cái tưởng dừng lại, không hoạt động nữa, đây không có linh hồn ai hết". Thầy đã viết cái cuốn sách “Không có linh hồn”, để phá đi những cái người mà bị linh hồn nhập, rồi lên đồng, nhập cốt này kia nọ đủ loại. Và cái tư tưởng mà linh hồn, cúng bái cầu siêu, cầu an, đều là bị Thầy dập xuống hết. Cái cuốn sách mà không có linh hồn mà Thầy viết, không biết ở đây mấy con có không. Không biết ngoài xe hơi Thầy, không biết còn bỏ ngoài đó không? Con ra ngoài nói Mật Hạnh ra coi có không con, có đem vô cho.
Phật tử: Thôi chút nữa tụi con ở đây đi mình tiễn ra mình lấy luôn thôi giờ mình tiễn Thầy ra mình cùng ra lấy, cô Trang khỏi đi. Dạ bây giờ tiễn Thầy ra, dạ con chào Thầy Thầy nghỉ ngơi.
Trưởng lão: Thôi! Thầy cảm ơn mấy con. Tại sao mấy con biết không, Thầy không dám uống nước trà? Bởi vì uống nước trà nó ghiền rồi mai mốt Thầy kiếm trà đâu uống.
Phật tử: Thầy uống nước trắng. Dạ.
Trưởng lão: Thôi được rồi, Thầy uống nước chai vậy. Mà Thầy nghĩ rằng nước chai này nó, người ta lọc cực lắm, thành ra nó uống được.
Phật tử: Dạ
Trưởng lão: Tự nhiên. Thôi, Thầy về, mấy con.
Phật tử: Dạ
Trưởng lão: Sống cho tự nhiên mà.
Phật tử: Sống cho tự nhiên.
Phật tử nam: Bạch Thầy, Thầy ở lại xem còn ai không?
Trưởng lão: Dạ không, cũng về luôn.
Phật tử: (Không ai). Xách cho Trưởng lão.
HẾT BĂNG