Skip directly to content

20101205 - VƯỢT LÊN NHÂN QUẢ-PHẬT TỬ HÀ TĨNH

20101205 - VƯỢT LÊN NHÂN QUẢ-PHẬT TỬ HÀ TĨNH

20101205 - VƯỢT LÊN NHÂN QUẢ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Phật tử

Thời gian: 12/05/2010

Thời lượng: [41:40]

1- ĐƯỜNG LỐI TU HÀNH CỦA ĐẠO PHẬT

(00:01)

Trưởng lão: Ngồi xuống đi con, xá Thầy được rồi. Nay có duyên đến thăm Thầy, có gì không con?

(00:18) Phật tử 1: Mô Phật, kính bạch Thầy! Chúng con là Phật tử ở ngoài Hà Tĩnh, nghe tin lâu lắm rồi nhưng lần đầu tiên chúng con lên tận Tây Ninh, và cũng lần đầu tiên ba anh em chúng con là tìm đến đây, để xin gặp được Thầy để Thầy truyền trao giáo pháp cho chúng con, bởi vì ở ngoài kia thì vùng biên địa Hà Tĩnh Phật pháp thì chúng con cũng không nắm được.

Cho nên hôm nay ba anh em chúng con vào phát tâm từ Hà Tĩnh vào đây là đến để xin được gặp Thầy để trước là đảnh lễ Thầy, sau là được Thầy ban cái giáo pháp, xin cái phương hướng tu hành thế nào để mà giải thoát khỏi luân hồi sinh tử. Mô Phật!

Trưởng lão: Phật pháp thì nó cũng không khó đâu mấy con. Đức Phật ngày xưa cũng đã dạy: “Pháp ta không có thời gian đến để mà thấy”, ngay đó thì khi nhận ra được cái pháp của Phật, đã có giải thoát rồi mấy con.

Tại sao vậy? Tại vì thường thường con người tâm mình bị vì tham, sân, si, mạn, nghi; năm cái ngũ triền cái này nó làm cho mình khổ đau, mà trong khi người ta chửi mình không giận tức là mình phải biết pháp.

Cho nên vì vậy mà cái chân lý thứ ba của đạo Phật tức là gì Diệt đế. Diệt đế là một cái trạng thái “tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự” mà Thầy thường nhắc mấy con đó, mình sống trong chân lý giải thoát đó thì mình sẽ được giải thoát. Ai làm gì làm, mình thương yêu và tha thứ, bởi vì đạo Phật đạo từ bi mà, mình có thương yêu, tha thứ mình mới hỷ xả được. Cho nên thương yêu và tha thứ.

Bởi vì người đời người ta sống không có hiểu Phật pháp nên người ta tranh hơn thua, vì vậy mà mỗi mỗi thì người ta hay tự làm khổ mình và khổ người; còn riêng mình hiểu Phật pháp rồi thì mình biết đây là nhân quả, mà nhân quả thì có gặp nhau chứ gì, gặp nhau thì phải có trả nhân trả quả. Một là thuận duyên, hai là nghịch duyên chứ gì, nghịch duyên thì nói nặng nói nhẹ làm khổ nhau, mà thuận duyên thì thương yêu và giúp đỡ nhau. Con thấy không? Thương yêu giúp đỡ nhau không khổ hả? Cũng khổ mấy con. Phải không? Chứ đừng nói. Còn nghịch duyên thì khi gặp nhau thì giận hờn, phiền não, tranh chấp, hơn thua, ghét thù oán thì nó là nghịch duyên. Hai cái này thương yêu cũng khổ mà ghét cũng khổ. Cho nên đạo Phật chúng ta vượt lên trên hai cái chỗ này. Nó không diệt mà nó vượt lên, chúng ta đâu cần phải diệt nó làm gì, nhưng mà chúng ta vượt lên trên nó, ở mỗi trong con người chúng ta ai cũng có tham sân si, chúng ta sanh ra đã có tham sân si rồi. Thì chúng ta không cần phải diệt nó. Mà cái phương pháp nói diệt tức là mình diệt ý thức của mình thì mình lại bị ức chế, mình không diệt ý thức để ý thức chúng ta hiểu biết, mà chúng ta không giận tức là chúng ta diệt nó chứ sao. Chúng ta không buồn giận.

(03:16) Vậy mấy con nhớ lúc nào mà, trước các cái hoàn cảnh, cái ác pháp thì mấy con chỉ cần tác ý: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Người ta chửi mình thì mình cũng nhắc: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Có người thương yêu cho mình cái này cái kia, giúp đỡ mình cái này cái kia thì mình cũng thương yêu và tha thứ chứ mình cũng không phải vì chỗ đó mà mình phải mang ơn, mang nợ này kia, đây là nhân quả mà. Đời nay gặp nhau thì họ đem những quà này kia biếu cho mình, đó là họ nợ trong cái đời trước, mình cũng đã từng cho họ rồi. Cho nên mấy con hiểu vậy mấy con thấy không có lo lắng gì hết hà, có thì mình cho lại mà không có thì thôi, chứ không phải đợi phải trả cái quả đó, phải trả cái duyên đó như vậy.

Cho nên mấy con thấy đạo Phật rất dễ dàng không có khó. Khi chúng ta hiểu rồi, thì chúng ta giải thoát. Cũng như bây giờ mấy con hiểu rồi tất cả các pháp đều vô thường, không có pháp nào thường hằng, ngay thân mình mình còn không giữ được mới chết, biết bao nhiêu người đã từng sống, đã trải qua, biết bao nhiêu người người nào họ cũng chết hết, có người nào sống đâu. Rồi hiện giờ mình đang sống, mọi người chưa chắc chúng ta sẽ sống mãi, chúng ta cũng phải vô thường, cũng sẽ chết. Nhà cửa hôm nay gây dựng, nhưng một ngàn năm, một trăm năm sau nó đâu phải như vầy đâu, nó vô thường mà. Nó sẽ một cơn động đất, một trận bão lụt mấy con thấy nó càn quét nhà cửa sụp đổ hết, đâu còn gì, thì đó là vô thường mà. Các con có hiểu chưa?

Nên chúng ta đừng dính mắc một vật chất gì hết, thì tức là giải thoát. Nhiệm vụ con người chúng ta sinh ra làm người là chúng ta phải làm, phải có nhà cửa chứ không lẽ mình đào hang, đào hốc vô đó ở đâu được, coi sao được, con người khác con chồn mà, con thú khác chứ. Cho nên vậy chúng ta cũng cất nhà cửa, nhưng không vì nó mà dính mắc. Dính mắc như thế nào? Bây giờ con cất được cái nhà như thế này, bỗng dưng có bão tố, lũ lụt hay là có một trận hỏa hoạn gì cháy mấy con rầu rĩ, khổ sở: Trời ơi! Tôi đem hết cuộc đời tôi mới cất được cái nhà, bây giờ tiêu tan hết không biết tôi còn làm được nữa hay không. Điều đó là điều mấy con thấy khổ, cho nên mấy con nhớ lời Thầy: “Tất cả các ác pháp đều vô thường” không có gì!

Hôm nay mấy con đến đây mấy con gặp Thầy, Thầy cũng như mấy con vậy. Nhưng mà tâm Thầy không có giao động trước mọi cái gì cho nên Thầy đuổi nó đi. Chẳng hạn, bây giờ nhức đầu, Thầy không sợ đâu, Thầy nói: Mày nhức đầu, mai mốt mày cũng chết, bữa nay mày không chết thì mai mốt mày cũng chết, nhức đầu kệ mày, tao không uống thuốc đâu. Đó vậy mà nó hết đó mấy con.

Còn mấy con sợ, nhức đầu không biết như thế nào, để đi thăm khám bác sĩ coi, bác sĩ nói: Trời đất ơi! Bây giờ trong não ông thế này thế khác, nó có bướu, trời đất ơi! Kiểu này chắc mình chết rồi. Nó còn kinh hãi, nó còn sợ hơn, mấy con lại yếu đuối hơn. Còn chẳng có thèm đi bác sĩ, đi gì hết mấy ông biết cái gì đó là nghiệp của tôi, hồi nào tới giờ tôi đập đầu cá bây giờ tôi phải nhức cái đầu, tôi trả quả mà, lo gì?! Không có lo! Cho nên vì vậy tôi thản nhiên, tôi không lo nó thì nó phải, tức là tôi chuyển nhân quả đó, tôi chuyển nhân quả bằng cách tôi không giao động trước nhân quả. Còn mấy con bị giao động là mấy con không bao giờ. Tu theo Thầy dễ quá không có khó đâu mấy con!

(06:28) Cho nên sống như Thầy được mấy con thấy, không có ai làm gì được hết. Bữa nay ở đây, mà mai mốt có duyên chưa hết thì ở đây, mà hết duyên thì đi chỗ khác, chứ không vì cất mấy cái nhà này mà tiếc. Ở đâu thì mình ở đó để giúp đỡ người ta có chỗ ở tu hành. Cũng như mai mốt Thầy có duyên Thầy ra ngoài Hà Tĩnh ở quê con. Thì có duyên Thầy hướng dẫn mấy con tu tập, rồi có được những ngôi nhà mà cất để mà chúng ta ở để tu tập, để thử coi mình sống một mình chịu nổi không.

Tại sao mà đạo Phật lại dạy mình phải sống một mình mấy con? Bởi vì sống một mình cái tâm niệm của mình nó mới hiện ra đủ, còn mình sống nói chuyện người này người kia, nói kia đồ tức là phóng dật nó không có hiện ra cho mình biết đủ hết đâu, có phải không? Cho nên cất cái nhà khép vô, sống độc cư 7 ngày: Thôi tôi sợ quá, tôi vô trong đó vọng tưởng quá nhiều, nhớ cái này, nhớ cái kia đủ thứ, thôi tôi tu không nỗi, thì thôi cứ về. Phải không, còn người nào mà sống 7 ngày mà thích thú sống một mình, ờ được rồi Thầy mới vô, 7 ngày suốt, các con nhìn thấy cái niệm nào nhiều nhất ở trong suốt bảy ngày? “À, bây giờ cái niệm mà tôi nhớ gia đình nhiều nhất là cái niệm tôi nhớ mấy đứa nhỏ con tôi”. Được rồi đâu có gì đâu, mấy đứa con của con, mà hôm nay mà con sinh nó ra đó là nó đòi nợ con đó, cho nên ngồi đây là mình giải thoát, mình về đó nó đòi cơm, đòi nước, đòi tiền, đòi bạc, đi học, đi hành thì đó là con nợ nó. Tại sao bây giờ con thoát nợ mà không vui? Mà tại sao còn lo? Phải không?

Ở ngoài đó đó, ai còn nợ thì phải lo, ví dụ mấy con vô trong này mấy con tu, thì vợ con nói: Anh cứ tu đi, tôi lo hết cho. Vậy mà vô đây cái mình nhớ con cái, cái lo quá bay về, cái đó trật, phải không? Bây giờ mình vô đây, mình đã giao cho vợ mình lo công việc đó rồi, thì tất cả của cải tài sản đều giao cho nó để nó lo mấy đứa nhỏ này, tại vì nhân quả mình sinh ra mình phải có nhiệm vụ, mà nhiệm vụ thì mình bây giờ quyết tu thì mình giao lại. Cũng như ông Phật chứ gì, ông đi tu ông bỏ vợ bỏ con chứ ông đâu phải ông mang theo con, vợ ông đâu. Khi tu chứng rồi ông mới về ông độ mấy con. Có phải không? Cho nên khi mà ông đi rồi, ông đâu phải là con người bằng cục đá, bằng gốc cây không thương không nhớ, cũng biết thương nhớ, nhưng mà ông nói: “Thử hỏi hồi đó ở trong triều vua đó, khi mày làm cái gì mà con, vợ vui được không? Mày tu hành sau khi mày làm chủ được sự sống chết mày về mày độ nó chứ, chứ bây giờ mày về đó mày làm cái gì? Nó cũng trôi lăn ở trong sáu nẻo đau khổ. Mày chết, rồi con, vợ mày đau bệnh chết, làm sao thoát khỏi!”. Do đó, thì ông bền chí, nỗ lực tu hành, tới chừng làm chủ về độ cha, rồi độ vợ con tu hành, La Hầu Lá đó, mấy con thấy chưa? Thì bây giờ mấy con cũng bỏ hết, dẹp hết chứ, nhà cửa mái mốt các pháp vô thường mà nó đâu có phải là vật thường đâu. Cho nên tôi không tiếc cái gì nữa hết, tại vì hồi nào tới giờ tôi không biết tôi tiếc, nhưng giờ tôi biết tôi không tiếc. Các con hiểu không?

(09:40) Thì do đó, khi mà mấy con lập đạo tràng thì mấy con dạy người ta biết các pháp vô thường, tất cả sự kiện xảy ra đều là nhân quả. Cái tri kiến quý vị phải hiểu, mà tri kiến hiểu được nhân quả, hiểu được các pháp vô thường là quý vị đã giải thoát, nó không trói buộc quý vị nữa đâu.

Hồi nãy giờ mấy con hiểu nhân quả, hiểu các pháp vô thường vậy là mấy con được giải thoát rồi. Có cần gì phải vô chùa tu chi cho mệt?! Có cần gì phải thắp hương lạy phật, cầu cúng?! Phải không? Sướng không? Có ai làm gì mấy con động? Hơi động mấy con nói: “Đây là nhân quả, trả vay có gì buồn phiền!” Mặc sức mà chửi đã, rồi họ đi chứ họ chửi hoài sao?!

Cho nên Thầy nói, cái người tu theo đạo Phật nó rất hay lắm! Ai chửi thì mình làm thinh vui vẻ, mình thương yêu, tha thứ. Ai rút cây đánh mình thì mình chạy không đánh lại. Thì như vậy là mình giải thoát chứ sao mấy con. Tôi chạy mà, tôi đâu có đánh lại đâu. Còn ai thương yêu, giúp đỡ này kia thì tôi cảm ơn, có gì tôi cũng giúp đỡ người này. Mấy con thấy cuộc đời tu sung sướng hạnh phúc lắm!

Cho nên đối với Thầy bây giờ một người đến, tu được Thầy cũng mừng, mà tu không được đó cũng là nghiệp của người đó thôi, chứ giờ mình làm sao, mình ép buộc người ta khổ quá sao, tu mà. Người ta phải bỏ hết tất cả mà giờ người ta ngồi người ta nhớ, mình không cho người ta nhớ. Mình khuyên đừng nhớ, nhớ là khổ, nhưng mà tại người ta bỏ không được người ta nhớ thì bây giờ bắt người ta, làm cho người ta khổ thêm nữa sao?! Không! Thôi nhớ, ráng nhớ đi, nhớ cho nhiều đi rồi nó hết nhớ chứ gì.

(11:19) Thì do đó, Thầy khuyên như vậy thì mấy con nên nhớ rằng, khi mình có trách nhiệm để hướng dẫn mọi người tu tập, thì điều thứ nhất của đạo Phật là nó có bài bản lắm mấy con.

Giới: những cái giới mình phải sống mấy con. Ví dụ như Cư sĩ mấy con 5 giới hẳn hòi. Đó là cái giới gốc làm người mà mấy con không giữ trọn năm giới này mấy con thường giết hại chúng sinh, ăn thịt chúng sinh thì đời kế tiếp mấy con không làm người được. Nhân nào phải trả quả đấy chứ! Đâm heo, rồi bắt cá, bắt tôm thì bao giờ con phải trả cái quả cá tôm chứ. Làm sao mấy con tránh khỏi phải không?!

Còn mấy con không tham lam, trộm cắp. Trong đời nay, tôi không tham lam, trộm cắp của ai, cho tôi lấy, không cho tôi không lấy, dù là vật rất nhỏ tôi cũng không lấy nữa. Không ngờ là mấy con sống như vậy mà nhà cửa của mấy con đầy đủ không thiếu hụt. Còn người tham lam, trộm cắp cái phước giàu nó hết rồi, nhà cửa, của cải tài sản hỏa hoạn nó tiêu không còn thì lúc bây giờ trắng tay, con hiểu không? Đâu có giữ gìn được nó đâu. Nhưng mà cái người giữ gìn được của cải là bố thí, thấy ai nghèo khổ, cho. Ví dụ như đi trên xe mấy con thấy mấy đứa nhỏ, trẻ em mà đi bán vé số này kia, móc ra cho nó năm ngàn, ba ngàn, hai ngàn có gì đâu. Tội nghiệp! Không biết con ai mà đi theo bên xe buôn bán thế này, quá khổ! Mình cứ nghĩ rằng nó lừa đảo, nó lừa đảo thì nó tội. Mình thấy nó nghèo khổ mình thương, có gì đâu! Đừng sợ! Cho nên cứ sẵn sàng giúp đỡ những người bất hạnh trong xã hội chúng ta. Chúng ta càng giúp đỡ, càng bố thí, mấy con cứ nghĩ đi, mấy con bỏ ra năm ngàn, mười ngàn không ngờ về mình làm nó lại hàng trăm, hàng tỷ bạc vô, bởi vì cái lòng của mình tốt mà. Đó mấy con nhớ những lời Thầy dạy mấy con sống hạnh phúc lắm mấy con!

(13:20) Còn dạy người tu thì ai chửi không giận, không giận là giải thoát, chứ mấy người đừng vô ham ngồi thiền. Ngồi thiền 1, 2 giờ đồng hồ; 3, 4 giờ ngồi ức chế ý thức không có niệm tưởng gì hết, lọt trong không tưởng, tưởng là, không lẽ ông Phật đi làm con cóc ngồi đó sao? Ai bảo ngồi cho đau chân đau cẳng, các con thấy không?

Phật thì vô sự, Thầy nói câu rất gọn: “Bất động”, ai chửi, ai làm gì thì bất động không buồn, không giận; “Thanh thản”, tâm lúc nào cũng thanh thản, an ổn. Và “Vô sự”, vô sự thì bây giờ mấy con ngồi đây cứ ráng lo kìm kẹp tu tập, 2 chân chéo lên thì đó hữu sự hay là vô sự? Mấy người ngồi thiền, hữu sự chứ chưa phải vô sự. Có đúng không? Cứ lo mà trói buộc mình thì làm sao mà giải thoát?! Cho nên mấy người này quá khổ!

Ngồi được nửa tiếng, trời ơi! Muốn lã mồ hôi rồi, giờ còn ráng thêm 1 tiếng nữa, rồi 2-3 tiếng, ngồi thì nó lần nó quen ngồi được chứ gì, cuối cùng thì mình tu sai Phật pháp. Phật thì tôi muốn ngồi được giờ nào tôi ngồi, mà ngồi không được thì tôi ngồi ghế vầy cũng được, có ai bắt buộc, ai trói. Mà không ai bắt buộc ai trói mà tự mình trói mình mà gọi là mình giải thoát à? Tôi tu theo thiền để tui giải thoát, mấy người bộ khùng hay sao?!

Trói mình, làm cho mình khổ. Bây giờ mấy ngồi ngồi chéo 2 chân không đau à? Đau chứ sao không đau. Thì như vậy là khổ chứ sao! Còn bây giờ như Thầy ngồi vậy không có bị gò bó chỗ nào, không tê, không gì, trời! Thoải mái quá. Mà tâm hồn nhìn trời cũng thấy, nhìn cây cối, mà không thấy cây đó mà thương mà tiếc; mà không thấy cái nhà đó mà thương mà tiếc; không thấy người đi ngang qua thương tiếc; không thấy con mèo, chó đi qua mà nói: Ờ phải chi mình mua nuôi được con vật đó; mình không dính mắc cái vật gì hết thì giải thoát chứ sao! Con thấy không?

Mà Thầy cũng sống bình thường như mọi người chứ Thầy có khác đâu, mà Thầy không dính; còn họ thấy gì cái dính đó, thì không giải thoát! Tu có vậy đó mà không tu thì còn tu cái gì nữa?! Sướng quá! Giải thoát quá rồi.

(15:31) Hôm nay nghe Thầy nói rồi mà mấy con quyết tâm thì ngày mai mấy con về chứng đạo giải thoát hà. Bởi vậy đạo Phật nói: “Sáng nghe Phật thuyết pháp chiều chứng đạo”. Bởi vì từ buổi sáng mình nghe rồi, thì từ trưa cho đến chiều mình suy ngẫm, đúng! Phật nói đúng quá! Không trật chỗ nào hết. Thôi, bỏ! Giờ thì mấy con bỏ hết, buông xả mà! Buông xả, tôi giải thoát. Có phải chứng đạo không?

Chứ đâu phải chứng mà phóng hào quang ánh sáng đồ này kia. Nhưng mấy con xả hết thì tâm mấy con sẽ bất động. Nó không còn cái ác pháp nào làm cho tâm nó nghĩ ngợi, nó giao động, 7 ngày đêm nó có đủ Tứ thần túc, 7 ngày đêm tâm mình thanh thản, an lạc, nó bất động suốt 7 ngày đêm. Còn mấy con ngồi đây mà cố gắng giữ tâm bất động, thanh thản cho được 7 ngày đêm thì bị ức chế ý thức. Sai! Các con thấy không?

Có nhiều người nghe Thầy nói tâm bất động, thanh thản thôi, vô thất; lại xin cái thất chỗ nào tu, để giữ tâm bất động. Hoàn toàn là sai pháp hết rồi! Tu cho cực khổ mà không được cái gì hết. Người ta nghe nói bất động thì mình sống bình thường bất động, ai làm gì đừng để giao động thôi. Trí mình cũng nghĩ cái này kia chứ đâu phải ức chế ý thức của mình đừng nghĩ. Nhưng, nghĩ mà nó không bị lôi cuốn vào trong những pháp đó; tức là không dính mắc. Các con hiểu không?

Cho nên chúng ta còn ý thức hoàn toàn nhưng không dính mắc cái gì hết. Và cuối cùng thì 7 ngày đêm chúng ta có đủ lực Tứ thần túc. Chừng mà có Tứ thần túc rồi thì mấy con muốn nhập Sơ thiền, Nhị thiền thì mấy con nhập rất dễ; bởi vì Định như ý túc mà, định như ý mình muốn mà. Còn bây giờ các con cố ngồi thiền để nhập định, trời đất ơi! Cố gắng ngồi thiền nhập định, thiền gì? Thiền định của Phật là để nhập chứ không phải để tu. Có phải không?

Còn tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự đó là cái phương pháp Tứ niệm xứ. Bởi vì nó bất động thì nó đâu, không lẽ nó bất động bây giờ nó biết cây cỏ hoài sao, nó bất động thì nó nhìn trên nó Thân - Thọ - Tâm - Pháp; 4 chỗ trên thân. Còn mình giờ cố gắng để mà quán cái thân này; bốn chỗ Thân - Thọ - Tâm - Pháp ở trên thân này chứ gì. Thì mình bị ức chế ý thức. Để tự nó bất động, thanh thản nó quay vào, thì nó là nó có tứ thần túc. Mà mình ức chế nó thì ý thức không có thì mình lọt vào không tưởng, thì mình trật đường.

2- THẾ GIỚI SIÊU HÌNH CHỈ LÀ TƯỞNG - NGHIỆP TÁI SANH LUÂN HỒI

(18:03) Cho nên Thầy thấy khi mà tu rồi đó mình mới thấy tội, quý thầy hiện giờ tu cứ lo niệm Phật để được nhất tâm chứ gì? Để được Phật A Di Đà rước về cõi cực lạc chứ gì? Cứ tưởng như vậy cho nên vì vậy mà khi lọt vào tưởng thì cái tưởng hiện ra cái cảnh giới cực lạc, mình cho đó là thật, nhưng mà sự thật cảnh tưởng mà làm sao thật. Phải không, cho nên Đức Phật nói, trước khi mà Đức Phật tu chứng rồi, Đức Phật nói với ngoại đạo: “33 cõi trời là tưởng tri chứ không phải liễu tri”. Mấy ông bây giờ đang sống ở trong cõi trời Đâu Suất chứ gì, thì mấy ông tưởng tri, mấy ông tưởng là Đức Phật ở trong cõi trời đó sinh ra chứ gì. Trời ơi! Mấy ông, nó là tưởng, mấy ông tưởng, chứ không có cái cõi nào hết, thì các con biết không có thế giới siêu hình đâu, chỉ có thế giới của chúng ta. Mà chúng ta là do nghiệp đi tái sinh chứ không phải linh hồn tái sinh cho nên con người chúng ta cũng không có linh hồn. Các con thấy chưa?

Một hành động của chúng ta, bây giờ mình giận, mình chửi người ta, mình tưởng mình chửi rồi thôi đâu, nó là cái nghiệp, mà cái nghiệp nó đi tái sinh làm, thí dụ như mình chửi người ta: “đồ mày, đồ chó” nhưng không ngờ tiếng mình nói “chó” đó, cái ngôn ngữ, cái lời nói của mình đó là 1 cái nghiệp của khẩu nghiệp, cái nghiệp đó nó sẽ làm một con chó. Tại vì mình nói nó “chó”. Mình chửi người ta nhưng mà cái nghiệp mình thành chó thiệt. Chừng ở đó, người ta nuôi con chó đó, con chó mà do nghiệp của mình, nó có ảnh hưởng với mình. Khi mà nó làm sai cái gì đó hoặc ăn vụn gì đó, họ lấy roi họ quất nó thì mình thấy: “Trời! Sao cái tay tôi đau quá vậy? Không ngờ người ta quất cái chân trước nó, nó ảnh hưởng. Các con thấy chưa?

Cho nên mấy con nghĩ rằng cái đi tái sinh đâu có phải mình sinh ra một người đâu. Hàng ngày mấy con làm điều thiện thì nó sinh ra biết bao nhiêu cái thiện mà các con làm điều ác thì nó sẽ sinh ra những cái đau khổ; mà những điều thiện thì nó sinh ra những phước báu. Dù là sinh con vật mà con vật thiện, chứ không phải là con vật ác. Cho nên các con nghĩ 1 cái cây đó còn sống chứ nó có chết không? Mà sao nó ra trái, ra bông rồi, nó lên cây con của nó dữ vậy? Luật nhân quả mà; mấy con cũng nhân quả mà, mấy con sinh ra mấy con không biết. Nó sanh ra bậy mà không biết, mấy con nói bậy nói bạ nó sanh ra từa lưa. Mấy con giận, mấy con tát tai con của mình nhưng mà không ngờ những hành động tát tai đó lại sinh ra ác pháp. Nguy hiểm! Cho nên, mình không đánh ai hết thì không; hành động không mắng ai, không đánh ai hết làm sao sinh ra ác pháp. Phải khỏe không?

Còn mình thương yêu tha thứ, mình đem cái gì đó mình cho người khác, an ủi người ta, thì những hành động đó nó cũng thành ra những con người hiền lành, phần nhiều là những hành động đó là sinh ra con người đạo đức, không có gì khác hơn hết. Cho nên nhân quả mấy con thấy, luật nhân quả nó công bằng vô cùng. Mình làm ác thì mình phải chịu. Mà cái nghiệp nó tái sinh nó chịu khổ, thì mình ở đây có ảnh hưởng, có ảnh hưởng với nhau. Tại từ gốc nó sinh ra mà.

3- ĐƯỢC THÂN NGƯỜI LÀ KHÓ, NỖ LỰC TU TẬP GIỮ TRỌN NGŨ GIỚI

(21:28) Cho nên thôi, mấy con ráng về tu tập mấy con. Thầy thấy sanh ra làm người cũng khó lắm. Bởi vì các con thấy những cái loài vật xung quanh chúng ta nhiều lắm: chim chóc, rồi con trùng, rồi dế…​ rồi đủ loại, quá nhiều. Coi chừng, chúng ta ti tiện chúng ta sẽ sanh làm loài bàn sanh đó, nhỏ mọn ích kỷ; mà không giữ giới thì mình sẽ sanh làm loài vật chứ làm sao làm người được. Giới có 5 cái hồi nãy Thầy nói đó. Hầu hết bây giờ mấy con thấy, người nào đến chùa quy y, quy Phật, quy y Tam bảo thọ năm giới; nhưng mà thọ có thọ chứ họ có về giữ không, cả ăn chay họ còn không ăn nữa. Thì như vậy làm sao họ không sanh loài chúng sanh.

Mục đích của đạo Phật là giúp chúng ta để làm người. Cho nên ông Phật ông nói: “Được thân người là khó!” Bị vì nhìn chung quanh mình, cái người mà giữ gìn 5 giới đó, chưa có trọn vẹn thì sao mà sanh làm người được! Cho nên khó. Mà mình thấy sao giờ con người đông như vậy?

Sự thật con người đông như vậy, mấy con thấy như con bò, con dê, những con vật ăn cỏ nó có giết hại chúng sanh đâu. Không ngờ cái duyên mà tự nó sanh ra nó ăn vậy, nó làm người. Mình không biết mình là con bò hay con vật gì đây nữa, hay con mễn con hươu không biết chừng nữa. Phải không, mấy con hiểu không?

Cho nên cái đôi mắt của mình là đôi mắt mình bị không gian, thời gian ngăn cách phải không? Cho nên mình không thấy được; còn cái người tu chứng người ta có cái đôi mắt tuệ không gian và thời gian không có ngăn cách. Cho nên người ta biết quá khứ mình là gì. Thì mình biết hồi đó mình là con bò, con gì bây giờ mình sinh làm người đây. Phải không? Hồi đó mình biết mình là ông vua đó, bây giờ mình sanh ở đây mà ông vua ở nước nào mình biết mình ngay liền. Còn bây giờ thì mấy con không biết mình kiếp trước là gì? Bây giờ làm người mà được gặp Phật pháp vầy, thôi gặp phải ráng tu! Tu để mai mốt biết thử coi ra sao đây.

(23:36) Thật sự ra, cái biết đó nó không có xa đâu, ở trong đầu mấy con. Thần kinh, bộ não của mấy con thôi. Nhưng nó bất động thanh thản, mọi việc tham, sân, si nó không còn có nữa thì nó hiện ra rõ. Bởi vì con người chúng ta nó quý là ở chỗ cái đầu của nó. Nó nghe pháp của Phật nó biết thiện ác. Nhưng mà thử hỏi, bây giờ Thầy đến con bò Thầy bảo nó thiện ác đó, nó nghe cũng như là tiếng sấm vậy nó không biết gì hết mấy con. Con người của mình dù là ác, mình là người ác thiệt ác nhưng người ta nói cái hành động thiện mình vẫn biết con.

Cho nên nói, con người mình quý lắm mấy con. Vậy làm người phải nỗ lực tu, đừng bỏ nó. Bữa nay mấy con sống chứ mai chết mấy con biết được không? Mà chết rồi chắc gì làm người nữa. Vô lượng kiếp mới làm người chứ không phải ít đâu. Cho nên vì vậy, mấy con nỗ lực lên, bây giờ biết Phật pháp rồi, về buông xuống hết đi; giao hết coi ai có trách nhiệm trong gia đình mình sắp xếp cho họ đi. Rồi hàng ngày sống trong gia đình, ai nói gì thì nói, vợ con không có cãi cọ gì hết, thì bắt đầu mình sẽ nghe họ, nghe những người trong gia đình người ta sẽ nói: “Sao nay lạ quá, cái anh này nay lạ, đi chùa có mấy bữa bây giờ về không có bao giờ rầy rà vợ con, không bao giờ đánh con, đánh cái nữa hết, nay bộ Phật rồi à?!” Người ta thấy hành động đó người ta cho mình là Phật đồ, nhưng mà không ngờ mình sống trong gia đình mình vui vẻ, mình không rầy, không rà, không nói, không cái gì hết hoàn toàn ai làm trái, làm gì mình không có nói hết, mình thay đổi hẳn cái tánh tình của mình mất đi. Thì cái duyên mà nó bất động, thanh thản nó sẽ giúp mấy con. Nó đẩy mấy con đi đến chỗ tu giải thoát hoàn toàn. Tự nó nó giúp, chứ mấy con muốn mà bây giờ tâm mấy con còn giận hờn, phiền não đẩy đến đó mấy con bị ức chế, mấy con tu không vô nữa.

Còn mấy con ở trong gia đình, mấy con xả tâm mình không giận hờn, buồn phiền ai nữa hết. Chừng mà ở trong gia đình mà mọi người nói: “Sao nay thay đổi lạ, bộ làm Phật rồi hả?” Thì biết đó là mình đã xả rồi, mình đã khác hơn họ rồi. Thì lúc bấy giờ, tự cái tâm trạng mà xả của mình đó nó sẽ giúp mình vượt qua; kêu là vượt qua cái cuộc sống thế gian, vượt qua nhân quả. Thì chừng đó mấy con xách một cái túi nhỏ, không có cần gì nhiều hết, hai bộ đồ ra đi thôi. Đi đến đâu xin ăn đến đó thôi.

(26:08) Cho nên ông Phật ngày xưa ba y một bát, nghĩa là cái áo nè, như Thầy mặc cái áo nè, rồi cái áo trong nè, cái áo ngắn nè, rồi cái chăn, cái quần thôi; có nhiêu đó thôi chứ không có dư ở ngoài đâu mấy con, chứ không phải thêm một bộ nữa.

Thì ví dụ như bây giờ Thầy đi tắm, Thầy giặt cái bộ đồ ngắn trong, cái áo trong với cái quần chứ gì, thì cái áo dài Thầy mặc nó cũng phủ kín chứ Thầy có ở chuồng đâu mà sợ! Mà phải có nhiều đồ, phải không? Mà khi Thầy giặt xong rồi, nó khô rồi thì Thầy cởi cái áo này Thầy đi giặt, Thầy mặc cái bộ đồ kia vô, dễ ợt! Phải không? Mấy con thấy không có đồ nhiều là mình giải thoát rồi; có đồ nhiều là không giải thoát.

Còn ăn thì chỉ có cái bát vầy thôi. Tức là cũng như cái nồi đất vậy đó, mấy con thấy cái nồi đất không? Đồ ăn, đồ uống, canh rêu gì đổ vô đó hết, tui ăn để sống chứ không phải tui lựa, ăn từng món, từng món cho nó ngon, không phải đâu. Ông Phật, ai cúng dường ổng: “cứ đổ vô đó hết cho tôi” Chứ không có bảo lấy bọc mà gói, mà cột lại đâu. Thời xưa làm sao có bọc nilon đâu mà gói, cột. Chỉ người ta lấy cái tô, cái dĩa người ta đổ vô trổng thôi. Thì Đức Phật mang về ăn, ăn để sống.

Cho nên thí dụ mấy con thấy, từ khi mấy con biết Phật pháp rồi thì mấy con sống rồi vợ con dọn lên cái gì ăn sống, không nói cái này dở: “Nay sao mà mình dọn cơm như thế này, cái món này mặn quá vậy ăn sao được”. Không có nói nữa. Nó thấy không? Thay đổi hết. Ráng tu mấy con!

Thôi bây giờ đủ rồi hé, Mấy con về tu đi.

Có gì không con? Có gì cứ nói, con cứ ngồi đó nói.

4- NGƯỜI CƯ SĨ SỐNG TRONG GIA ĐÌNH THẤY MỌI VIỆC ĐỀU LÀ NHÂN QUẢ

(27:58) Phật tử 2: Con bạch Thầy, là ở quê con thì cả cái vùng dân rộng lớn không có một cái chùa nào, không có cái chỗ nào để mọi người đến thắp hương ngày rằm mùng một, thì vừa rồi là…​ (không nghe rõ) bà cũng phát tâm xây một cái chùa vậy. Thì chỗ con đó là con đi lễ…​ (không nghe rõ) là cũng phát tâm xây một cái chùa nhỏ nhỏ, mục đích là con chuyển cái vùng đất đó, …​(không nghe rõ) Thì con tìm ra cái chùa đó là chùa nhỏ là cái nhà tạm ở trên…​(không nghe rõ) Phật tử quê ở. Thí dụ mà mình không có cái chỗ để quy tụ Phật tử, thì mình không có…​ (không nghe rõ) tập trung mà nói với họ được. Tịnh thất của con ngoài đó thì để hợp với lòng dân và cái chính quyền được đồng ý đó, là mình làm là phải bảo qua chính quyền, rồi trước sự thông qua chính quyền mình dùng cái Phật pháp của mình để khuyên bảo chính quyền để chính quyền thấu hiểu được cái chuyện đó và chính quyền cho cất, chứ không làm ngoài được. Hiện này thì đổ xong cái phần mái rồi thì là con đi vào đây luôn, bởi vì vướng cái mái đó cho nên chưa đổ được con không an tâm ra đi. Cũng nói thật với Thầy là con xin phép Thầy là con phải lo lắng cái việc ngoài đó, thành ra vào đây có muộn.

Chứ còn tâm nguyên của con, là từ khi mà năm ngoái đấy biết Thầy qua thầy Nguyên Tánh là con tìm hiểu được sách rồi là con đọc con có…​(không nghe rõ) nhưng mà cũng xin thưa với Thầy là ngoài Hà Tĩnh thì hiện nay cái nên Phật pháp mà tìm một vị sư cũng khó chứ không phải dễ đâu. Con nói thật là nếu như mà nhà sư nở thì cũng sư truyền bên cái vấn đề là…​

Trưởng lão: Cúng bái, tụng kinh, niệm Phật.

Phật tử 1: Dạ, thì là cái pháp môn đó chủ yếu tập trung vào cái chùa hơn. Con nói chùa này họ thuyết pháp rồi họ giảng kinh. Thì theo con cái đó thì cũng thể hiện người dân vào cái nghiệp đó, chứ còn để mà những người về căn cơ, tu tập cái công thức như Thầy thì con nghĩ ngoài đó chưa có.

Vì con…​ những người trong Hà Tĩnh mà phát tâm vào đây là cũng không phải là chuyện nhiều Thầy ạ. Cho nên chúng con hiện nay vào đây là không những là gặp Thầy để chiêm bái Thầy,…​ (không nghe rõ) phúc đức. Con nói sư Nguyên Tánh này nè, là con nếu lỡ sau này mà Thầy nhập Niết bàn thì đó là một cái điều con quá, con nói thẳng với thầy Nguyên Tánh con phải ra đây. Cái thứ 2 nữa con đọc sách Thầy con thương Thầy quá. Vấn đề thứ 3 nữa là chúng con vô là cũng để là biết cái căn cơ chúng con là cũng rất yếu kém, cho nên là cũng Thầy chỉ bảo cho chúng con cái pháp môn tu, rồi cái cắn cơ của chúng con thì nên như thế nào? Thì hiện nay chúng con là cư sĩ tại gia thì nên như thế nào? Thì đó là việc vào đây…​(không nghe rõ) Chúng con cũng xin vào để chiêm bái Thầy và đảnh lễ Thầy và cũng xin nhận cái lời mà để Thầy truyền giáo cho chúng con thực hiện, thực hiện cho chúng con đồng thời là để thực hiện những cái việc cho mọi người dân ngoài đó họ đang khổ đau không có cái hiểu biết.

(31:44) Trưởng lão: Thì mấy con nhớ rằng, như nãy Thầy dạy mấy con đó, mình thấy mọi sự việc nó xảy ra đó là nhân quả. Làm sao mình hiểu nó là nhân quả, không nhân quả làm sao nó gặp nhau để rồi vậy, phải là nhân quả. Các pháp vô thường, mấy con thấy không, không có pháp nào thường cho nên mình đừng dính mắc nó. Để cho tâm mình nó xả được mấy con, thì nó giải thoát.

Mà mấy con về mấy con sống ở trong gia đình, mấy con thấy ờ mỗi lần có cái sự gì mà nó không an trong gia đình mình hay cãi cọ, hay này kia, nói qua nói lại thì mình nên nhớ ngay: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Tất cả các pháp đều là vô thường, nhân quả có gì đâu mà phải cãi cọ nhau làm gì”. Thì ngay khi đó cái tâm mấy con nó sẽ bình an trở lại, nó không cãi nữa. Mình tập dần dần, sau 1 thời gian thì mấy con thấy ai nói gì nói mấy con thản nhiên không có…​ Chứ mới đầu nói thì được vậy, chứ hở đụng mà trái ý mình cái nó không chịu làm thinh đâu. Nó khó lắm, nhưng mà mấy con cố gắng, thì một thời gian sau nó sẽ đạt được.

Mình phải sống ở trong gia đình của mình để mình tập xả. Cũng như bây giờ con sống trong gia đình mà cái đầu tiên vì lợi ích cho khu vực đó thì mấy con nên mở 1 cái thư viện, xin phép Nhà Nước tôi sẽ mở 1 cái thư viện, những sách vở này được nhà Nước cho phép để giúp cho bà con biết được đạo đức sống không làm khổ mình, khổ người, xây dựng 1 nếp sống cho gia đình, cho xã hội có trật tự, an ninh gia đình có hạnh phúc. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước cái thư viện này. Chứ con cất cái chùa thì người ta đến lễ bái, biến người ta thành mê tín, rồi tụng kinh, cầu siêu, cầu an. Trong khi đó đó, những sách vở, trong nhà mình có người mất cách thức tẩn liệm người ta dạy mình chứ không phải là rước ông thầy chùa đến gõ mỏ, tụng kinh. Nghĩa là mọi người trong gia đình của chúng ta, khi mà có người mất thì trách nhiệm của những người thân, người nào phải làm cái gì, cài gì chứ không phải là để giao phó cho người khác làm.

(33:48) Đó, thì ở trong những cái sách vở mà con mở thư viện rồi, thì ở bây giờ đó xin Thầy cho con 1 số kinh sách để mà giúp cho những người ở quê con họ biết đúng chánh pháp của Phật để họ sống cho đúng, thì Thầy sẽ gửi cho thư viện của mấy con sách vở, đầy đủ. Thì chừng đó, mấy con chỉ có kinh sách, chỉ có sách đạo đức, sống đạo đức Nhân bản - Nhân quả để cho mình biết cái nhân của nào là nhân thiện, mà nhân nào là nhân ác; mà quả nào là quả thiện, quả nào là quả ác, để người ta sống người ta không có làm khổ cho nhau mà. Thì phải có kinh sách chứ không, bây giờ dù con có nói gì hay đi nữa mà người ta không nghiền ngẫm được đạo đức thì người ta cũng sẽ vẫn sống làm khổ người ta. Cho nên chỉ có đạo đức là (không nghe rõ) mấy con. Cho nên vì vậy mà mấy con phải nhớ, phải sống đúng đạo đức!

Có gì không con?

5- NHƯ LÝ TÁC Ý

(34:49) Phật tử 1: Con vào đây thì để Thầy giảng cho những pháp đó thì chúng con cũng xin để về nghiên cứu cho chúng con trên tiến trình tu tập.

Trưởng lão: Rồi ráng đi con, rồi rồi mấy con nhớ ráng đi!

Có gì thì cứ gọi điện thoại.

Phật tử 1: Vì căn cơ của chúng con thấp kém, chúng con không biết cái phương pháp tu…​

Trưởng lão: Thầy chỉ dạy mấy con có pháp Như lý tác ý, Như Lý Tác Ý gì, Đức phật đã dạy: “Có Như Lý Tác Ý lậu hoặc chưa sanh sẽ không sanh, mà đã sanh thì bị diệt”. Thì cái pháp Như Lý Tác Ý mấy con như lý tác ý: “Tâm bất động. thanh thản, an lạc,…​”. Khi gặp ác pháp người ta chửi, người ta nói này kia hoặc ác pháp nó nghịch ý trái lòng mình thì ngay đó: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc,…​ Tất cả đều là nhân quả, các pháp vô thường không có giận hờn, buồn phiền, không có lo lắng, không có sợ hãi gì hết”. Thì mấy con nhắc vậy tâm mấy con nó vững vàng. Hiểu chưa? Có vậy thôi! Có 1 pháp trời, dễ! Chứ đâu phải về bảo mấy con niệm Phật hay hoặc là phải ngồi thiền ức chế tâm mình bằng cách này kia, không có vậy đâu. Hiểu chưa?.

6- SỐNG ĐẠO ĐỨC KHÔNG LÀM KHỔ MÌNH KHỔ NGƯỜI, VÀ KHỔ CHÚNG SANH SẼ ĐƯỢC AN ỔN

(35:53) Phật tử 1: Con bạch Thầy, 1 câu nữa, con thấy hiện nay cái hành tinh của chúng ta bị phá hoại như vậy…​ (không nghe rõ)

Trưởng lão: Bây giờ trong vấn đề đó đó, thực sự ra hiện bây giờ nhờ cái phước báu của nhân dân của mình, nó sống có thiện pháp nhiều lắm à con. Chứ không khéo nó sẽ sụp đất nè, nó lũ lụt. Con thấy cái miền Trung đó, nhất là cái dân mà chài lưới, là cái dân đó khổ đau. Bị vì bắt cá mấy con, nó lôi xuống biển hết đó.

Cho nên vì vậy mà Thầy nói, sự thật ra mình làm ác thì mình sẽ bị hà, không chạy đâu khỏi; nhưng mà mình làm thiện thì hành tinh mình nó sẽ bảo vệ. Cho nên vì vậy mà càng phổ biến được cái đạo đức “sống không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh” thì hành tinh chúng ta không ai mà động đến được. Nghĩa là không có thời tiết nào, hay hoặc là gió bão nào, nói về vũ trụ hay là không gian của chúng ta, không khí chúng ta giờ thay đổi, sức nóng nó tăng lên nay kia, nó tăng ở đâu tăng chứ ở Việt Nam nó không tăng đâu. Tại dân tộc tôi nó vậy rồi, tôi sống đạo đức.

Mấy con bây giờ nghe các nhà khoa học tuyên bố thế này thế kia, nhưng mà đối với dân tộc tôi là hoàn toàn sống 5 giới, không phạm giới, thì không bao giờ mà đất nước Việt Nam này bị ảnh hưởng chút nào hết. Nhưng mấy người cứ lo mà tập trung giết hại, giận hờn, phiền não thì cái sức, cái từ trường từ cái chỗ mà sân hận, từ cái chỗ hành động giết hại chúng sinh nó sẽ phóng xuất lên trên không gian, mà ngay cái vị trí của đất nước của quý vị, nó sẽ sụp đổ đó.

7- CẦN TRIỂN KHAI ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN - NHÂN QUẢ VÀO CÁC TRƯỜNG HỌC

(37:41) Phật tử 1: Thế thì cuộc sống hiện nay của bên Tây, nó xảy ra là do họ tự tạo ạ?

Trưởng lão: Ừm, chính con người đó họ tạo ra, chứ không ai đâu. Tại vì mình không ở đó, nhưng mình biết, nghe cái chỗ nào mà gió bão, lũ lụt hay nghe chỗ nào mà đất sụp đều là hoàn toàn mình phải biết, dù là Ấn Độ, hay hoặc dù là nước nào đi nữa thì ngay đó thì biết cái dân tộc đó, cũng như vừa rồi bên Trung Quốc đó, ngay cái tỉnh Chiết Giang hay tỉnh Phúc Kiến gì đó mà nó sụp đất đó. Đó, tất cả những này đều là hoàn toàn, ít ra cái trách nhiệm của Nhà Nước, của Chính phủ đó phải hướng dẫn dân họ phải sống thiện, tại sao họ không sống đều đó?

Thầy nói Thầy viết cái bộ sách sống đạo đức Nhân bản - Nhân quả sống, Thầy gửi cho Bộ giáo dục Việt Nam để họ viết sách đạo đức cho trẻ em, sách giáo khoa mà đạo đức cho trẻ em, thì tất cả các trường học của trẻ em người nào không học.

Phật tử 1: (không nghe rõ), đưa cái đạo đức nhân quả vào thì lớp trẻ sau này thì đất nước mình sẽ được tốt.

Trưởng lão: Ừm, chớ con thấy nè, bây giờ đạo đức thì Nhà Nước cũng đưa cái môn học công dân cho, đó là đạo đức gì, nhưng mà nó là sơ sơ chứ nó làm sao mà Nhân bản - Nhân quả được, nó đâu có biết cách đâu. Nhưng mà làm sao nó phải biết, thì các cái nhà mà soạn sách, mà dạy giáo khoa cho trẻ em thì mình cứ đưa vô ngay Bộ Giáo Dục là ở trong đó có những người chuyên môn. Thì họ sẽ đọc rồi bắt đầu họ thấy cần phải viết như thế nào, lớp 1, phải viết làm sao, những cái hình ảnh phải vẽ như thế nào, bởi vì trẻ em mà. Rồi lớp 2 ra sao; lớp 3; lớp 4 như thế nào?! Thì nó sẽ giúp đỡ cho dân tộc chúng ta. Còn nó chưa đủ duyên thì phải chịu thôi! Có gì vậy thôi mấy con.

8- THẤY BIẾT NHÂN QUẢ, TÂM KHÔNG SỢ HÃI TRƯỚC BỆNH ĐAU

(39:38) Phật tử 1: Con xin hỏi là, cái căn của chúng con là bây giờ tu theo cái pháp nào thích hợp ạ?

Trưởng lão: Con tu cái pháp nào?

Phật tử 1: Con nào giờ có có tu pháp nào đâu, con nghe pháp của Thầy thì con hành thiện tránh ác rồi…​

Trưởng lão: Vậy là tốt rồi! Không có sao hết con.

Không có tu pháp nào nữa thì tốt rồi. Sợ mình ờ, thí dụ như mình luyện khí công đồ này kia để trị bệnh đồ, sự thật ra bệnh cứ giữ gìn 5 giới, đừng có sợ hãi bệnh! Trời đất ơi! Nhân quả, con biết mà, biết nhân quả. Nếu mà người đó chết cũng do nhân quả, chứ không phải khi không mà chết ngang họ được đâu. Nhân quả họ hết rồi thì họ phải chết, để họ tiếp tục họ tái sanh để trả nhân quả kế tiếp nữa. Chớ đâu phải không.

Cho nên khi hiểu nhân quả rồi, sống chết tao không sợ nữa. Mà con không sợ thì con vượt qua những cái bệnh tật, đau đớn trên thân con, tức là vượt nhân quả mà. Có vậy thôi, nghe lời Thầy đi sống đúng.

(40:32) Trưởng lão: Có gì không con? Vậy hả? Ai vậy?

Phật tử: Nhóm của cô Diệu My…​ Thầy vô trổng để hồi còn tiếp.

Trưởng lão: Rồi, rồi, rồi. Thôi Thầy vô mấy con. Đông quá.

Phật tử 1: Thầy Nguyên Tánh có cái quà để vào cúng dường cho Thầy.

Trưởng lão: Thôi được rồi, Thầy cám ơn mấy con.

Phật tử 1: Chúng con cũng xin đảnh lễ Thầy.

Trưởng lão: Thôi xá Thầy thôi con, xá đi!

Đủ rồi con, nhớ! “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Cái đó là cái sự giải thoát cho mấy con! Nhớ câu đó thôi!

HẾT BĂNG