Skip directly to content

20101227 - SƯ MINH ĐỘ THAM VẤN - ĐẠO PHẬT LÀ LÀM CHỦ

20101227 - SƯ MINH ĐỘ THAM VẤN - ĐẠO PHẬT LÀ LÀM CHỦ

SƯ MINH ĐỘ THAM VẤN - ĐẠO PHẬT LÀ LÀM CHỦ

Trưởng Lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Phật tử

Thời gian: 27/12/2010

Thời lượng: [01:19:48]

1- TU CHỨNG ĐẠO KHÔNG PHẢI LÀ KHÓ

(00:00) Trưởng lão: Thầy biết được, tại vì cái trí đó nó không bị cái không gian nó trải dài ra được. Mà cái thời gian tương lai sẽ biết đó, nghĩa là sắp tới chưa có mà người ta biết được. Nó không có thời gian, không gian mà.

Còn bây giờ cái trí của mấy con bị ngăn chặn về thời gian và không gian, xa thì không nghe, không thấy. Còn Thầy bây giờ muốn nghe ngoài Hà Nội một người Phật tử tên gì? Nói gì? Thầy đều nghe được! Thầy nghe bằng cái tâm thanh tịnh mà, chớ đâu phải nghe bằng cái lỗ tai. Các con thấy tu, trời ơi! Con người, người nào làm cũng được, mà nó dễ lắm, tu không phải lâu.

Đức Phật nói: "Bảy ngày, bảy tháng bảy năm". Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự kéo dài bảy tháng mấy con chứng đạo, chớ đâu phải khó. Nhưng vì bây giờ tâm mình còn động, nó không bất động, nó cứ động hoài. Vậy thì để cho nó động mà tác ý!

Thầy dạy mấy con phải cô đọng lại cái câu rất ngắn gọn, mấy con nhớ kỹ: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Ở đây không phải chỗ mày khởi cái niệm đó", mà nó nhớ cái gì đó thì mình tác ý: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Đi, chỗ này là chỗ bất động, chớ không phải là chỗ mày nghĩ nhớ". Nó kéo nhau đi, nó đi chút khởi nghĩ nữa, tác ý đuổi nữa, tác ý hoài, tác ý đến khi mà cái lực của ý thức lực nó có thì tụi này dừng hết. Tại vì ý thức mấy con chưa có lực, cho nên bảo nó chưa dừng.

Sư Minh Độ: Dạ, phải.

(01:46) Trưởng Lão: Phải không? Khi mà nó nghe rồi mới bảo: "Tịnh chỉ hơi thở, nằm xuống, chết!". Nó ngưng hơi thở liền, thì biết: A! tôi tu có lực rồi. Bây giờ mấy con ngồi đây, mấy con bảo: "Tịnh chỉ hơi thở, nhập Tứ Thiền", bởi vì vào Tứ Thiền nó nhập, mà Tứ Thiền nó phải ở trên Tứ Niệm Xứ; tức là Chánh Niệm nó là Tứ Niệm Xứ.

Bảy ngày đêm Tâm Bất Động thì Định Như Ý Túc mới xuất hiện. Tứ Thần Túc mà, chớ không phải Tứ Thần Túc mà tu được, chớ không phải thiền định của đạo Phật mà tu mà nhập các định được, nó chỉ ở trên Chánh Niệm của nó, nó thực hiện đúng Chánh Niệm của nó bảy ngày đêm thì nó thực hiện Tứ Thần Túc. Trong bảy ngày đêm tâm bất động thì nó có Tứ Thần Túc, thì trong đó có Tứ Thần Túc thì có Định Như Ý Túc.

Các con nhớ kỹ! Mà Định Như Ý Túc tức là định đó để như ý đó để cho mình nhập các định, chớ đâu phải cái Định Như Ý Túc đó để tu nhập định rồi mới có sao? Các con đã lầm!

2- TU HÀNH KHÔNG CÓ KINH NGHIỆM LÀM SAO NÓI ĐÚNG ĐƯỢC

(02:50) Trưởng lão: Cho nên Thầy đọc sách mấy thầy, các tổ viết sách. Trời đất ơi! Nói đến Tứ Thiền, nói đến Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền; nói điên, nói khùng không biết gì hết, nói bậy! Không có kinh nghiệm, làm sao nói trúng được. Bởi vì Thiền của đạo Phật đâu phải là Thiền để tu, Thiền để chứng.

Sư Minh Độ: Dạ.

Trưởng lão: Mình chứng Tứ Niệm Xứ tức là Chánh Niệm, chứng được thì Chánh Định nó mới nhập được, cho nên Chánh Định đâu phải tu.

Sư Minh Độ: Vâng!

Trưởng lão: Mà lại còn Trung Quốc, các Tổ Trung Quốc còn nói Tứ Thiền là Thiền phàm phu. Trời đất ơi! Thiền của Phật mà gọi là Thiền phàm phu. Mấy ông làm được không? Phàm phu Thiền!

Bởi vì nó hạ ông Phật xuống, cho nên các đệ tử của Phật mới là Tiểu thừa. Phỉ báng Phật, quá độ! Ông Mục Kiền Liên có thần thông, mà người ta vẽ ra Ông bị ngoại đạo phục kích, đập chết. Trời đất ơi! Một người tu chứng đạo như ông Mục Kiền Liên, là đã chuyển hết nghiệp nhân quả mà còn nghiệp nào mà người ta diệt được!

Chẳng hạn là như bây giờ Thầy nói: "Khi mà Thầy có đủ cái trí tuệ Tam Minh, Thầy biết ngày mai này đi ra đó xe sẽ đụng Thầy tại ngã ba đó". Mà Thầy biết, Thầy đưa đầu Thầy vô đó hay sao? Thầy biết thì tức là Thầy làm chủ nó chứ. Cho nên một người mà tu chứng là một người chuyển hết nghiệp nhân quả của một đời của người ta sinh ra, mới gọi là chứng, chứ đâu phải chứng là chứng cái gì? Chứng là làm chủ ngay cái nhân quả của cái thân người ta. Người ta làm chủ mà, người ta làm chủ sinh, già, bệnh, chết, làm chủ cuộc sống. Chớ đâu, có nghĩa là tôi tu rồi tôi phải trả cái nghiệp đó sao? Tôi làm chủ cái nghiệp! Chớ đâu phải nghiệp đến đây mà hoành hành tôi được!

Bởi vì cái người tu phải làm chủ sanh, già, bệnh, chết. Mà giờ cuộc sống của mình bây giờ chịu xe đụng à? Như vậy tôi làm chủ, làm chủ cái gì? Cũng như người ta chửi mình, mình chửi lại họ thì mình làm chủ cái gì? Người ta chửi mình, mình vui vẻ tha thứ và thương yêu, thì đó là làm chủ. Rõ ràng đó là cuộc sống: Sanh, già, bệnh, chết. Sanh là cuộc sống của mình, chớ đâu phải sanh đẻ, mấy người hiểu sao không biết!?

Còn như Thầy bây giờ già, bệnh đau dám tới thân Thầy à? Phải không, thấy chưa!? Đâu phải trời mưa, trời gió lạnh lẽo nó không nhức, nhức mình bảo: "Thọ là vô thường, cái thân này không đau nhức", nó không đau nhức, nó đi. Mà Thầy dạy có nhiều người họ làm chủ được chứ, họ chỉ có cái Tín Lực thôi, cái Lòng Tin thôi, họ chỉ tác ý mà nó đi. Chứ chưa nói đến họ đã có Thiền Định, chỉ có Tín Lực mà đánh, đối trị thân, thọ, tâm, pháp. Tín Lực mà! Cho nên Phật pháp thực tế quá!

3- MUỐN CHỨNG ĐẠO THÌ PHẢI SỐNG ĐỘC CƯ ĐƯỢC

(05:56) Trưởng Lão: Mà Thầy mong sao mọi người nghe lời Thầy ở trong thất, đừng có ngồi thất này mà nói chuyện thất kia, Thầy dạy mà suốt cái đời Thầy cũng không tới đâu, cho nên mấy con phải sống riêng một mình mình. Các con có nghe cái bài Tê Ngưu Một Sừng, 42 bài kệ Tê Ngưu Một Sừng đức Phật nói từng tâm niệm của chúng ta. Bây giờ tôi sống một mình mà tôi mà tôi khởi nghĩ đến gia đình tôi là tôi không phải con Tê Ngưu nữa. Ý niệm của mình thôi, cho nên tất cả 42 bài kệ Con Tê Ngưu Một Sừng là 42 bài kệ sống "Độc Cư", chớ không có gì hết. Mình sống độc cư được thì mình chứng đạo chớ có gì khó.

Cho nên Thầy biết con vất vả lắm! Từ khi biết Thầy. Rồi đi đằng này đầu kia để nghiên cứu cho tất cả mọi, để tìm hiểu, để học tập, để làm chủ sự sống chết cuộc đời của mình. Nhưng hôm nay về đây, Thầy mong rằng các con về tìm nơi nào đó đóng cửa ở trong hang, cho Thầy! Nắm vững pháp Như Lý Tác Ý, rồi từng tâm niệm tác ý đuổi hết! Bảy tháng mấy con chứng đạo, bền chí mấy con chứng đạo.

Cho nên về đây mấy con thấy Thầy cất thất tu, tại vì mình cất xa xa chút, gần gần vậy dễ nói chuyện, nhất là chưa biết rõ tu tập thật sự. Nhưng mấy con thấy khi mấy con tu được, sống đời độc cư mà không nói chuyện với ai thì Thầy là người trợ giúp ngay. Thầy núp phía sau, nơi gần bên Thầy, để khi đi tới đi lui Thầy chăm sóc, Thầy nhắc nhở và thấy Thầy cũng như là thấy Phật, thấy Thầy mình phải ráng nỗ lực tu cho xứng đáng. Tức là thấy Thầy tức là Thầy nhắc nhở mấy con. Còn Thầy không tiếp mấy con coi như là mấy con lơ là, càng ngày càng lơ là hơn. Cho nên gặp Thầy, Thầy khích lệ mấy con lắm.

(07:38) Đức Phật đã nói: "Được thân người là khó, mà gặp được chánh pháp còn khó hơn", thế mình được thân người, chắc gì thân này nay còn mai mất, mình chắc gì mai được sống sao? Cho nên tha thiết hết mình giữ Tâm Bất Động, không còn vui gì cuộc đời này, ai cho mình ăn gì, ăn để sống chớ không phải cần ngó nữa. Chín tháng ở trên Hòn Sơn Thầy ăn mà toàn lá cây rừng, mà Thầy có chết đâu. Có dịp mấy con về thăm Hòn Sơn, Thầy sẽ chỉ tảng đá đó là nơi Thầy nằm, nơi hốc kia là Thầy ở, chỗ này là đục mưa đục gió, Thầy ở hang mà. Có dịp đi Thầy sẽ chỉ cho mấy con thấy, một người quyết tâm tu để làm chủ sinh, già, bệnh, chết là coi như mình không sống ở trên cuộc đời này, coi như thân này không còn chút tha thiết nữa. Chứ nếu mà sợ mình bệnh, sợ đau, mình sợ cái này kia thì không dám sống nơi đây được.

(09:01) Cho nên lấy gương hạnh của Thầy, của Phật mà con hãy nỗ lực, không nó quá uổng một đời mình làm người sinh, già, bệnh. Rồi chết đi mấy con biết, hằng ngày mấy con đi ở trên mặt đất, mấy con đạp biết bao nhiêu côn trùng không? Nghiệp đó mấy con phải trả, tâm mấy con chưa hết, chứ chưa ly dục ly ác pháp hết thì theo nghiệp mà tái sanh luân hồi, nhất định là vậy rồi.

Mà không làm người thì không thể tu được mấy con, chỉ có con người mới có trí tuệ, mới có hiểu biết thiện ác. Chớ bây giờ Thầy dạy, không có con vật nào mà nghe mà hiểu được hết.

Cho nên chỉ có con người Phật dạy hiểu, chứ còn không có một con vật nào. Cho nên mình cố gắng tu mấy con, Thầy thương các con, Thầy giúp mấy con làm chủ sinh, già, bệnh, chết.

Thầy không những thương mấy con bỏ hết đời đi tu, mà thương cả chúng sanh, thương cả quê hương của chúng ta nữa, mình làm sao cho dân tộc chúng ta sống đạo đức, từ trẻ em cho đến người lớn, biết chan hòa tình thương, đem lòng thương yêu ban cho nhau thì hạnh phúc biết bao. Người ta coi vậy chứ nói thương yêu ích kỷ nhỏ mọn lắm mấy con.

Sư Minh Độ: Dạ! Con thấy được cái đó trên trong lòng dân tộc.

Trưởng Lão: Một bát cơm, thà là chúng ta nhịn đói mà cho người ta cơm. Bởi vì mình hiểu biết, cho nên cái đói của mình nó không đến nỗi hoành hành mình, còn người không hiểu biết, khi đói họ khổ lắm mấy con.

Sư Minh Độ: Dạ

Trưởng Lão: Bởi vì họ không thanh thản, còn chúng ta hiểu biết "tâm bất động, thanh thản" làm sao sự đói mà hoành hành chúng ta được.

Tu đúng pháp, chớ không đúng pháp thì mấy con cũng không có tới nơi tới chốn. Ngồi ức chế tâm biết bao nhiêu người niệm Phật để nhất tâm, có ai mà về Cực Lạc bao giờ? Đức Phật khi chứng đạo, đức Phật nói: "Ba mươi ba cõi trời là tưởng tri chứ không phải liễu tri", tức là cõi Trời không có!

Cho nên làm sao mà có cõi Cực Lạc mà ở đây mà niệm Phật, làm sao có đức Phật Di Đà, làm sao có đức Phật Quan Âm cứu khổ cứu nạn khi chúng ta là những người trộm cắp giết người! Quan Âm dám cứu khổ chúng ta không? Chúng ta làm ác thì chúng ta phải nhận lấy cái nhân quả đó chớ, sao lại chúng ta cầu người khác cứu khổ mình? Mình phải hiểu vậy, cho nên cái gì là do tưởng của chúng ta đặt ra để an ủi chúng ta mà thôi, chứ sự thật không có!

(12:01) Trong cuộc đời chúng ta, trên hành tinh chúng ta chỉ có duy nhất đức Phật Thích Ca chứ không có phải bảy đức Phật quá khứ. Nếu có bảy đức Phật quá khứ thì đức Phật Thích Ca ra đời làm gì? Ông cũng chỉ chẳng qua là một người đệ tử trong bảy vị Phật kia mà thôi. Các con hiểu không? Cho nên người ta bịa ra quá khứ có Phật, làm gì có Phật mà đức Phật Thích Ca ra đời!?

Cũng như bây giờ có đức Phật Thích Ca, Thầy dù bây giờ tu có làm chủ sinh, già, bệnh, chết cũng là học trò của đức Phật Thích Ca, chứ dám nói Thầy là Phật à. Có phải không? Mấy con thấy! Trước Phật không có người sau, cho nên vì vậy mà chúng ta thấy bốn câu kệ của đức Phật rất rõ ràng:

"Thiên thượng thiên hạ

Duy ngã độc tôn

Nhất thiết thế gian

Sinh, lão, bệnh, tử."

Trên trời, dưới trời chỉ có ta là người duy nhất làm chủ sinh, già, bệnh, chết. Đâu có người thứ hai, thứ ba nào nữa đâu!

Sau này mình có, từ Phật Thích Ca dạy chúng ta ngày đó. Mấy con, bây giờ người ta chửi mấy con không giận, tức là mấy làm chủ được sân. Những vật chất cám dỗ mấy con, mấy con không ham muốn, chùa to, Phật lớn không ham thì đó là mấy con đã làm chủ cuộc sống mình rồi. Nó rất rõ ràng mà, phải không? Còn bây giờ, cũng như con bây giờ mạnh khỏe đi chỗ này chỗ kia được là do cái tinh thần mình hoan hỷ, do tinh thần an ổn. Chớ tinh thần mà lo tiền, lo bạc chắc gì mà khỏe khoắn như vậy.

Sư Minh Độ: Mô Phật!

Trưởng lão: Con hiểu không? Cởi mở, không ham tiền, ham bạc, không ham nhà to cửa rộng thì chúng ta mới thấy tuổi này mới khỏe.

(13:27) Con, ví dụ như con bây giờ lớn tuổi mà ham tiền, ham bạc thì làm sao mà con bỏ con đi đây. Thì con cũng chỉ còn nước rề rề chứ ở đó. Không! Thầy nói mà, người đời mà, người ta lo tiền, lo bạc cho nên vì vậy mà tinh thần người ta nó yếu kém lắm, cho nên cơ thể nó theo tinh thần mà nó bị bệnh tật. Còn mình tu hằng ngày mình vui vẻ, mình không có gì mà làm cho mình buồn rầu, thì cơ thể của mình nó ảnh hưởng tốt, nó cũng an lạc. Đó! Mấy con thấy.

Cho nên đối với Thầy tu giải thoát rồi thì kệ nó. Bây giờ hết duyên, Thầy trông cho mấy con, người nào tu, Thầy nghĩ rằng: "Thầy phải đào tạo tám cái người tu tập; tức là mở cái lớp Bát Chánh Đạo". Khi Thầy mở tám cái lớp Bát Chánh Đạo xong, có tám người đứng lớp từ cái người dạy lớp Chánh Kiến cho đến cái lớp người dạy Chánh Định. Thầy hiện giờ mở ra thì Thầy là người dạy lớp Chánh Định, dạy cái lớp Chánh Định của Phật mà. Bây giờ mấy con mà dạy những cái lớp thấp, Thầy dạy lớp cao, mà bây giờ có người thay Thầy, Thầy ra đi liền. Thì họ phải nhập định đàng hoàng, họ mới dạy được, chứ không nhập định thì làm sao dạy mấy con, mình phải nhập được.

Mà khi có người thay Thầy rồi thì họ làm chủ sự sống chết, họ muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống. Bốn sự đau khổ con người họ làm chủ được, Thầy ra đi, không ở. Thầy ra đi là đi ở đâu mấy con biết không? Không gian này chỗ nào cũng có thanh thản, an lạc, vô sự chỗ đó là chỗ Thầy ở đó, mang cái thân này mất công ăn nhai nuốt mấy con. Cho nên vào chỗ đó rồi không cần phải ăn uống gì hết mà thảnh thơi an lạc và vô sự, chỗ đó là chỗ những người tu giải thoát. Chư Phật ở đó mấy con, giải thoát! Cho nên ráng tu.

Hôm nay gặp Thầy, Thầy chỉ biết khuyên mấy con thôi, nhưng mà Thầy khuyên nhất là mấy con đóng cửa độc cư sống một mình. Mai mốt cuốn Con Tê Ngưu Một Sừng Thầy giải thích cho mấy con. Khi mà xin phép in xong rồi, Thầy gửi cho mấy con người một tập Con Tê Ngưu Một Sừng, Thầy muốn cho mấy con trở thành con Tê Ngưu hết.

4- MỞ LỚP DẠY ĐẠO ĐỨC PHẢI ĐƯỢC CẤP PHÉP CỦA NHÀ NƯỚC

(16:00) Sư Minh Độ: Thầy, Kính Thầy! Con Minh Độ từ xa về đây, về đến Tu Viện Chơn Như, trước tiên là đảnh lễ Thầy là niềm vui nhất của con. Và được biết Thầy mạnh khỏe, nụ cười còn tươi tỉnh, hôm nay Thầy đã tám mươi mấy tuổi. Còn điều này thì con rất là mừng vui khi gặp lại Thầy, cũng như một vài huynh đệ. Nhưng rất buồn, từ ở Canada con đã về đây, nhưng mà mừng được gặp kính Thầy. Cái buồn này buồn của người tu chứ không buồn của người đời, buồn của người tu và buồn của người đời hai cái nó khác nhau, buồn không có dính mắc, buồn có người gợn buồn nó không dính mắc, nên Minh Độ tự hỏi, tại sao mà Tu Viện Chơn Như qua cơn sóng gió của bên mình, rồi bên trong ngăn cách thế này con về đi một vòng rất xa, thấy bùi ngùi vô cùng!

Trưởng Lão: Không phải đâu con!

Sư Minh Độ: Con thấy bùi ngùi!

Trưởng Lão: Nghiệp chúng sanh!

Sư Minh Độ: Dạ!

Trưởng Lão: Nếu mà nó không có những chuyện này đó, thì Tu Viện Chơn Như không có người, người đầy hết mấy con.

Cái nghiệp chúng sanh thiếu phước! Cho nên Thầy thấy thản nhiên Thầy không có gì hết. Mà không có ai chia rẽ được, tại vì người ta nhìn thấy góc độ đó. Chớ Thầy biết mỗi một cái người mà đang làm một cái sự việc là một cái nhiệm vụ của họ, lãnh trách nhiệm để xây dựng Phật giáo. Để thử thách những người mà hiểu biết con đường giải thoát hay không giải thoát, đạo Phật.

Sư Minh Độ: Dạ.

(17:30) Trưởng Lão: Con biết, Tu Viện Chơn Như phát triển như thế này mà nhà nước chấp nhận là cả một vấn đề, thế mà chấp nhận. Thì thử hỏi những cái phước mà của những con người sau này hữu duyên, mà không còn cái sự mà ở bên ngoài nói này nói khác đó, thì người ta sẽ ào ào đến đây người ta tu tập.

Sư Minh Độ: Dạ.

Trưởng Lão: Cho nên đó là một cái hàng rào để chặn những người chưa có đủ duyên, chớ không phải gì khác. Mà bây giờ nghe như vậy thì không biết thế nào? Con hiểu không?

Sư Minh Độ: Dạ! Mô Phật!

Trưởng Lão: Nhưng mà Thầy biết đây là cái phước của chúng sanh chưa đủ.

Sư Minh Độ: Dạ!

Trưởng Lão: Không sao đâu, để rồi đây nó sẽ tới!

Sư Minh Độ: Dạ!

Trưởng Lão: Cho nên chờ cho Thầy mở, khi nào mà con thấy Thầy mà xây dựng cái trường lớp, tám cái lớp Bát Chánh Đạo.

Sư Minh Độ: Dạ!

Trưởng Lão: Rồi có tám cái người mà Thầy đào tạo, mà tám cái người mà đứng lớp rồi thì cái hàng rào mà ngăn cách con thấy không còn ai mà nói ra nói vô được, Tu Viện Chơn Như chỉ là một mà thôi.

Sư Minh Độ: Dạ!

Trưởng Lão: Còn bây giờ nó chưa có, theo Thầy biết đây là cái phước chưa đủ, mình âm thầm để mình làm. Bây giờ, ví dụ như bây giờ tại vì mình muốn mở cái lớp học thì phải xin phép ngay tỉnh mình chấp nhận cho giấy phép, phải xuống Bộ Giáo Dục con, chớ không phải là tự mình mở, mình mở vô đó ít bữa họ đưa Công an đến nó dẹp mình luôn. Tại sao mình không xin giấy phép mở lớp học?

Bây giờ đó, họ đến đây họ nghe Thầy thuyết giảng như cái lớp, cái phòng vậy thuyết giảng giọng nói, tại vì trong chùa mình có bổn phận, mình có trách nhiệm thuyết giảng họ không dám. Nhưng mà có lớp học đàng hoàng, có lớp một, lớp hai là không được.

Sư Minh Độ: Dạ!

Trưởng Lão: Giáo trình giáo án dạy có lớp lang đàng hoàng thì tất cả đều phải xin phép hết, phải qua Bộ hết đó.

Sư Minh Độ: Dạ, thưa Thầy! Dạ, cái này nằm trong Bộ Giáo Dục mình.

Trưởng Lão: Phải Bộ Giáo Dục, bởi vì nó là chương trình giáo dục mà. Bởi vì mình dạy, đứng lớp mà dạy phải có giáo trình giáo án, chớ không có giáo trình giáo án mình dạy sao?

Sư Minh Độ: Dạ!

(19:52) Trưởng Lão: Dạy làm cho người ta thấm nhuần được cái nền đạo đức của đạo Phật, nền đạo đức nhân bản - nhân quả mà. Cho nên người ta phải vừa học, vừa làm bài, thành ra nó phải có cái giáo trình giáo án của người ta, đâu cái chương trình giáo dục người ta đàng hoàng!

Khi mà Thầy làm xong rồi, đưa vô Bộ Giáo Dục cái Đạo Đức Nhân Bản - Nhân Quả này rồi, thì Thầy làm cái đơn Thầy xin mở các cái lớp học. Trước tiên cái tỉnh này, tỉnh Tây Ninh này nó chấp nhận. Phải không? Thì Bộ Giáo Dục mới cho chấp nhận. Vậy đó, mà hôm rày ở trên tỉnh này, mà cái ông mà làm về bên Ban Tôn giáo của tỉnh, về Tôn giáo đó, ông gởi ra ngoài Trung ương hỏi: Giờ Tu Viện Chơn Như có thể mà xin phép để mở mang cái trường học, để mà dạy cho người ta học đạo đức của Phật giáo được không? Nó nói chưa có phép, nghĩa là chưa có cái luật, trả lời ông vậy. Ông trả lời cho Thầy biết bởi vì chưa có luật.

Nhưng mà Thầy nghĩ rằng: Thầy sẽ đưa cái bộ sách Đạo Đức Nhân Bản - Nhân Quả vào cái Bộ Giáo Dục để thấy rằng, con người cần phải học cái đạo đức đó, để biết mỗi hành động chúng ta làm ra là chúng ta phải chịu ảnh hưởng của cái sự khổ hay vui do cái hành động của chúng ta, đó là nhân quả mà. Vậy sao chúng ta không dạy cho trẻ em, cho nó biết làm cái hành động đó sẽ đem đến nó tai hại nào?

Bây giờ trẻ em nó đi đến cái chỗ mà nó đấu đá với nhau, nó đánh, dám đâm nhau chết đó con, nó loạn như vậy lận, chớ đâu có ít đâu. Tại sao mà chúng ta không dạy đạo đức nó? Mà dạy đạo đức thì ông thầy giáo hay cô giáo trong lớp là phải gương hạnh chớ không phải nói trên miệng được, ở trong sách Thầy dạy kỹ lắm con.

(21:44) Cho nên Thầy nói thật sự ra, cái gì Thầy tư duy suy nghĩ: "Mình đã sanh ra trong đất nước này thì làm tốt cho dân tộc này, từ dân tộc này tốt được nó sẽ phát triển trên thế giới". Chớ bây giờ có nhiều người mời Thầy đi ra ngoại quốc, thử hỏi: Thầy là người Việt, Thầy nói tiếng việt, mà bây giờ ra ngoại quốc buộc lòng Thầy phải nói tiếng Anh, hay hoặc là một số tiếng của nước nào đó thì như vậy Thầy lai căng mất, Thầy không tôn trọng cái con người Việt Nam của mình, tại vì Thầy sinh ra ở đất nước này mà. Cho nên Thầy không làm điều đó đâu!

Sư Minh Độ: Dạ

Trưởng lão: Thầy mong rằng mấy con nỗ lực tu, để rồi phụ giúp Thầy mấy con. Bởi vì phụ giúp Thầy tức là phụ giúp cho mọi người sống một đời sống đạo đức nhân văn, hạnh phúc vô cùng! Bởi vì chính mình làm chủ được sinh, già, bệnh, chết là hành động đạo đức để không làm khổ mình mà. Chớ bây giờ con nằm trên giường bệnh mà con thấy nhức nhối, đau đớn, con nằm đó con chịu đựng những cái đau khổ đó không phải là con tự làm khổ lấy mình sao? Mình phải cứu mình mà! Thành ra con phải học, phải tu, để uổng. Nhớ bất cứ ở đâu con cũng nên sống độc cư con, chỉ có ĐỘC CƯ là mới có thành tựu!

5- HÁN TẠNG KHIẾN NGƯỜI TU LẠC ĐƯỜNG TRONG TƯỞNG

(23:12) Sư Minh Độ: À, Thầy! Còn một điều mà con, huynh đệ về đây, thì nhân đây cũng là duyên lành con được đứng trước Thầy, để nghe những lời chỉ giáo của Thầy. Điều đó nói riêng con, cũng như ba huynh đệ ở đây nói chung, là cũng đều có một cái diễm phúc, có duyên lành lớn, cái mà con muốn thưa với Thầy.

Trưởng lão: Con cứ thưa.

Sư Minh Độ: Trên hai năm nay thì con mới nhận ra cái tưởng tánh của mình một cách rất là rõ ràng, và hằng sống với nó. Từ đó, chắc là coi như con đã ngộ lần thứ mười một, là từ đó con sống với nó, tâm phóng dật không còn, ngồi đây là biết ngồi đây chứ nó không biết ở đâu cả. Và đồng thời nó không còn biết từ miếng ăn và từ khi nói tới giờ này, nói về hôn trầm thì gần như nó không bao giờ biết hôn trầm là gì.

Trưởng lão: Nó không còn có hôn trầm, thùy miên.

Sư Minh Độ: Nó làm gì có! Nó luôn luôn tỉnh táo và đồng thời vật chất bữa đây, nó không biết đam mê, dính mắc một cái gì trên đoạn đường đi, suốt cả ngồi trên xe buýt cả mười mấy tiếng đồng hồ, nó không còn khởi một cái gì hết, ham muốn đam mê hay là dính mắc vào cái gì, nhưng mà nó nhìn thấy hết, nó nhìn thấy hết, nó phân biệt hết nhưng không phải ý phân biệt.

Trưởng lão: Bởi vậy đây là mới là nguy hiểm. Kinh Pháp Cú đức Phật mới dạy: "Ý làm chủ, ý tạo tác, ý dẫn đầu các pháp". Mà không phải bằng ý, tức là bằng tưởng thức của con, con sẽ lọt vào tưởng. Bởi vì từ lâu con nhận ra cái tánh, mà nhận ra cái tánh mà thường các thầy mà đã dạy đó, thì ý thức bị dừng rồi! Cho nên nhận ra được là nhận qua tưởng thức, mà trong Phật giáo người ta rất sợ tưởng.

Cho nên, coi chừng con đã lạc đường mất! Hiện giờ nếu mà con làm chủ được sự sống chết, tâm bất động như vậy, mà con muốn chết hồi nào thì chết, thì tức là tâm bất động như vậy là chỉ có bảy ngày đêm là người ta đủ Tứ Thần Túc, con muốn biết chuyện quá khứ vị lai, lúc nào con cũng biết hết! Mà bây giờ mà mình không biết được, tức là chưa được! Phải xét lại cái chỗ này.

(25:28) Sư Minh Độ: Thì Thầy thấy, kính Thầy! Thì qua cái phần này thì Phật Tổ cũng có dạy, là muốn thành Phật quả trong kinh Lăng Nghiêm Phật cũng có dạy: "Thì phải hàng phục được vọng tâm", tức là hằng sống với tưởng tánh thanh tịnh của mình không sanh, không diệt; tức là thường xuyên sống với nó, đối cảnh cũng thường sống cái đó, nói chuyện, ăn uống; bốn tướng oai nghi cũng hằng sống với cái đó.

Trưởng lão: Nhưng mà Thầy hỏi Kinh Thủ Lăng Nghiêm là kinh của ai viết, con biết không?

Sư Minh Độ: Dạ thưa điều đó thì cũng con không biết!

Trưởng lão: Các tổ của Trung Hoa viết.

Sư Minh Độ: Bộ kinh lớn của Phật, mười hai bộ kinh lớn của Phật.

Trưởng lão: Sao con không coi kinh của Hòa thượng Minh Châu viết, kinh Nikaya, Trường Bộ, Trung Bộ, Tăng Chi Bộ. Tại sao không đọc những lời nguyên thủy của Phật dạy coi!?

Nó đâu phải dạy cái kiểu đó. Ý làm chủ, con thấy kinh Pháp Cú chưa, kinh rất là đầy đủ: "Ý làm chủ, ý tạo tác, ý dẫn đầu các pháp", tại sao ý lại dừng? Vậy thì mấy ông đó dạy sao? Mấy ông chịu ảnh hưởng của Lão Tử - Vô Vi mà. Mấy Trung Quốc dạy mấy ông, phải không? Mà bây giờ tôi hoàn toàn các tổ hoàn toàn là người Trung Quốc, phải không? Ảnh hưởng của Khổng Tử, bày cúng bái cầu siêu, cầu an tất cả đều ảnh hưởng của Khổng Tử. Nhân đạo, rõ ràng cái hành động đó gọi là nhân đạo, nhưng mà nhân đạo đưa người ta đến mê tín cúng bái cầu siêu, cầu an. Rồi viết ra kinh Di Đà nè, kinh Thủ Lăng Nghiêm nè, toàn là các Tổ viết.

Thầy đọc trong kinh Nguyên thủy Thầy không thấy ông Phật dạy kinh Thủ Lăng Nghiêm, Thầy không thấy dạy kinh Pháp Hoa. Kinh Pháp Hoa nói, Trời ơi! Thầy nói thật sự: "Dù cho tạo tội hơn núi cả, Diệu Pháp Liên Hoa tụng mấy hàng". Ai tạo tội? Mình tạo tội, mà bây giờ tụng kinh cái hết tội. Đừng có lừa gạt người ta, nhân quả đâu?

Đó! Kinh Đại thừa mấy con thấy không? Vậy mà bên Đại thừa người ta coi bộ kinh Pháp Hoa là quá trời! Con nên xét lại, đọc cho Thầy kinh Nguyên thủy.

(27:49) Sư Minh Độ: Dạ thưa, kính Thầy! Còn một điều nữa thì trên cái con đường Bát Nhã Tâm Kinh.

Trưởng lão: Bát Nhã Tâm Kinh nó thuộc hệ thống của Bát Nhã, mà Bát Nhã đâu phải của Phật, Phật nói cái bài kinh Bát Nhã trong kinh Nguyên thủy con đọc lại coi?

Các Tổ dám dựa vào đó viết ra cái bộ kinh Đại Bát Nhã, rồi nói đức Phật thuyết 22 năm. Xạo! Một người tu chứng không thể dối gạt được trí tuệ của họ, chỉ có những người tu chưa chứng thì nói sao họ nghe vậy. Cái ông tổ nào viết ra Thầy cũng biết mặt chứ đừng nói chi, bây giờ ông chết lâu rồi nhưng mà cái mặt ông vẫn còn. Cho nên cái ông nào viết bộ kinh nào mà ra đó, cái hành động mà ngồi viết bây giờ còn in ở trong không gian chớ đâu mất chỗ nào! Từ trường đâu mất được chỗ nào! Đối với Thầy đâu có gạt được.

(28:50) Sư Minh Độ: Dạ! Thưa Thầy, con kính Thầy! Cho con xin phép được hỏi điều này, qua cái vấn đề thì dựa trên cái tinh thần Bát Nhã Ba La Mật Đa, tức là cái trí tuệ đã bị ngã, trí tuệ rộng lớn đưa con người qua cái bờ giác ngộ, giải thoát.

Thì đi tới cái chỗ ý thức của vô ý thức, không già, không bệnh, không chết. Thì điều này con thấy nó đúng là cái chỗ là khi mà hành giả đi đến cái chỗ vô sanh bất diệt, tức là chỗ cái tâm không thiện, không ác, không tịnh, không động. Thì chỗ này làm gì có già, có bệnh, có chết. Già bệnh chết đây bởi vì cái thân huyễn giả này, thân tướng này. Nó là định luật, nó phải có già, có bệnh, có chết vì nó do duyên hợp mà thành có, cho nên còn một cái bất di bất dịch đó là, mà vạn pháp đều có nằm trong cái tánh không này.

(29:38) Trưởng lão: Không, trật lất! Thầy có cái thân này vô thường, nhưng Thầy làm chủ vô thường. Cở sức bây giờ Thầy muốn trẻ nó trẻ được đó, chứ đừng nói! Thầy muốn sao nó làm vậy đó. Vậy thì cái thân này con nói bất di bất dịch nó ở cái chỗ nào? Mấy ông đừng có đặt, mấy ông tu tới không? Có ông Tổ nào dám nói tôi làm chủ bốn sự sinh, già, bệnh, chết chưa? Mấy ông đừng có láo, ba cái ông Trung Quốc này đi qua Việt Nam dạy tầm bậy, tầm bạ. Mấy ông viết sách bậy bạ, tu không tới, nói bậy, nói bạ! Thầy xạc ba cái ông Trung Quốc nói bậy.

(30:29) Sư Minh Độ: Vậy thì thưa Thầy, con ngộ về trên cái bài pháp của ngài Lục Tổ Huệ Năng, mà nhận ra được cái sự tánh thanh tịnh của mình mà từ xưa nay tới giờ vì sự vô minh, vì sự đam mê, ham muốn, vì khởi dục mà con che mất. Bây giờ con đã nhận ra được nó như vậy thì nếu nói như Thầy nếu nó lạc về tưởng. Vì tưởng trong cái sự vọng động, mà nó ngoài tưởng rồi, tức là nó ở trong cái trạng thái không sanh, không diệt.

Trưởng lão: Không, không có ngoài gì hết! Đức Phật nói thân con có năm uẩn.

Sư Minh Độ: Dạ!

Trưởng lão: Thì tưởng uẩn là một trong năm uẩn.

Sư Minh Độ: Dạ!

Trưởng lão: Còn cái gì ngoài trong năm uẩn này? Con người chết đâu có linh hồn, đâu có cái gì ngoài? Con thấy không? Đâu có gì! Con hơn Phật sao? Thân này con ngoài năm uẩn à? Thân con người có năm uẩn: Sắc, thọ, tưởng, hành, thức.

Sư Minh Độ: Dạ!

Trưởng lão: Vậy thì, cái nào ở ngoài nó được đâu? Mấy người còn đặt cái ngoài năm cái uẩn này thì mấy người chết, mấy người hơn Phật à!?

(31:30) Sư Minh Độ: Thưa Thầy! Theo như trên tinh thần Bát Nhã, trí tuệ Bát Nhã đó, thì năm uẩn vốn không, vốn nó không có thiệt.

Trưởng lão: Cái năm uẩn làm sao vốn, đã nói cái thân vô thường, là vô thường làm sao không? Vạn pháp tất cả xung quanh chúng ta đều là vô thường hết mà.

Sư Minh Độ: Dạ! Đều là vô thường hết.

Trưởng lão: Vô thường, nhưng mà chúng ta làm chủ vô thường, chứ đâu phải là vô thường muốn vô thường sao? Làm chủ, người tu làm chủ chứ đâu phải là nói vô thường rồi không làm chủ nó được sao?

Bây giờ đó, thân con vô thường cho nên con không làm chủ được sinh, già, bệnh, chết. Nhưng ông Phật dạy chúng ta làm chủ sinh, già, bệnh, chết thì làm chủ sự vô thường. Có phải đúng không?

Cho nên, đừng có nói ngoài, không có ngoài ngoài gì hết hà. Con làm chủ nó, mà khi làm chủ nó thì Tứ Diệu Đế bốn cái pháp chân lý của Phật, cái Diệt Đế là cái trạng thái nào? Không phải Nết Bàn sao? Mà Niết Bàn đó là danh từ làm cho người ta khó hiểu. "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự". Ngoài thân này, thì con ngồi lại đây con nghiệm coi không gian này có bất động thanh thản không? Chớ đâu phải ở trong thân này có bất động, thanh thản. Có phải không? Đâu có! Đúng là chân lý của đạo Phật! Vậy là cái chân lý đó còn có cái nào nữa? Còn có cái nào là cái chân lý đó?

Mấy ông đừng có gạt người ta, viết sách tưởng tượng tu không tới. Toàn là các Tổ Đại thừa Trung Quốc bày đặt, viết ra cái Hán Tạng để lại một đống đó, nói láo cho dữ, vọng ngữ cho nhiều, làm cho người ta lạc đường, người ta cứ tưởng thế này, tưởng thế khác.

(33:09) Thầy nói cả các ông Lạt Ma, còn lòe người ta bằng cầu vồng, hiện cầu vồng ra, đọc cái thần chú cầu vồng phóng ra. Đó là tôi thành tựu! Thành tựu thì sống chết nằm xuống đi, như Phật kia cà làm chủ bốn sự đau khổ sinh, già, bệnh, chết. Nếu chưa làm chủ bốn chỗ sinh, già, bệnh, chết thì đức Phật không truyền dạy chúng ta đâu.

Đó! Thì mấy con thấy không? Cái gì đúng, cái gì sai? Đâu phải đi loanh quanh tìm cái này, cái kia để rút cuộc rồi mình dùng cái tri kiến của mình để tìm hiểu cái đó, để ngộ cái đó, nhận cái đó rồi cuối cùng lợi ích gì?

Bây giờ đau bệnh đuổi không đi, nằm đó rên la, có nhiều Hòa Thượng đi bác sĩ, nhục nhã chưa!? Tu theo đạo Phật mà bệnh đau đi bác sĩ, đi nhà thương. Thầy thấy quá nhục!

Cũng như bây giờ, mấy con mặc chiếc áo này mà đi nhà thương á, là phỉ báng Phật pháp đó! Phật làm chủ bệnh mà, tại sao còn mang cái y áo này vô nằm nhà thương. Vậy mà vô nhà thương các thầy nằm trong đó lán linh.

(34:19) Sư Minh Độ: Dạ! Điều đó con cũng thấy. Cũng có nhiều vị rất là quằn quại trên giường bệnh, trước khi chết quằn quại lắm, thì con thấy thì…​

Trưởng lão: Con có nhớ Hòa thượng Thiện Hoa không?

Sư Minh Độ: Dạ!

Trưởng lão: Hòa thượng Thiện Hoa không? Đâu phải quý Hòa thượng không tu, tu hết mình đó!

Sư Minh Độ: Dạ!

Trưởng lão: Mà cái uy tín thành lập cái Giáo hội như vậy đâu phải là người thiếu uy tín đâu. Thế mà đau khổ sở hết sức! Chính Hòa thượng Thiện Hòa mà Thầy xuống Thầy thăm mà Thầy Minh Thành còn sống, thầy Minh Thành làm thị giả đó. Thầy thấy Hòa Thương khổ sở thiệt.

(34:54) Sư Minh Độ: Dạ, kính Thầy! Điều này, cho con xin phép được nêu lên một vài cái hiểu của con, để nhờ Thầy giải tỏa cho con, để cho con thông hiểu. Theo con nhận thấy thì cái không sanh diệt, nó hằng hữu ở trong sáu căn này: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Sau khi con ngộ được cái bài pháp của Lục Tổ Huệ Năng từ đó con buông cái tác ý. Mà trong thời gian một năm rưỡi, hai năm trời ở Tu Viện Chơn Như thì con thường tác ý, nhưng sau đó con ngưng tác ý, con trở về với cái trạng thái rỗng lặng ở tâm mình. Rỗng lặng nhưng mà hằng sống với cái thường biết, chứ không phải rỗng lặng mà quên.

Và đồng thời, con sống ở trong cái tâm thanh tịnh này mà con nghĩ đến Trưởng lão, nhớ tới Trưởng lão, mà con nhớ đây là nhớ trong cái biết; Tức là con nhận thấy rằng đó là "giác", chứ nó không phải "mê". Mà nếu con đang nghĩ chuyện gì đó, mà nghĩ chuyện về Trưởng lão, không biết thế nào lúc này, dù hai ba sát na, mà con quên tức là hai ba sát na này là con nằm con mê; bị vọng nó khởi mà không biết tức là mê, làm cho mê, làm cho mờ đi cái trí tuệ của mình.

Nhưng mà khi nó khởi lên, nhớ Trưởng Lão, nhớ về Tu Viện Chơn Như thì con chủ động cái nhớ này chứ không phải là vọng chủ động. Tức là con đang giác, con đang động trên cái tịnh. Dạ, kính Trưởng Lão! Điều là điều con hiểu là như vậy.

(36:39) Trưởng lão: Điều con hiểu để Thầy nói, bây giờ nói về gốc rễ Lục Tổ Huệ Năng.

Lục Tổ Huệ Năng có con người thật mấy con. Nhưng con người tu không chứng, chỉ qua kiến giải, thực hiện thần thông lừa đảo người ta. Bởi vì, Thầy quan sát hết toàn bộ các vị Thiền sư của Đông Độ đều là những người lừa đảo, mà lừa đảo bằng cách do mình tu sai mình không biết, mà đã nói tầm bậy tầm bạ, gieo ảnh hưởng tư tưởng sai lệch làm cho người ta không biết Phật pháp.

May mắn thay đất nước chúng ta có Hòa thượng Minh Châu dịch tạng kinh Nguyên thủy, chớ không khéo thì chúng ta bị ảnh hưởng Hán tạng của Trung Quốc hết.

Những cái con nhận ra đó, đều là những ảnh hưởng của tư tưởng của Trung Quốc, cho nên Lục Tổ Huệ Năng đâu phải là người tu chứng theo đạo Phật. Tà đạo! Làm gì đạo Phật mà khích lệ hiện thần thông, khoe khoang, còn danh mới làm cái chuyện đó. Con cứ suy nghĩ Lục Tổ Huệ Năng, có phải thị hiện thần thông không?

(37:53) Sư Minh Độ: Con thì kính Thầy! Qua cái bài Pháp Bảo Đàn Kinh thì từ khi mà con ngộ đó. Kính Thầy và kính hai Sư thì thật ra nói với cái trí tuệ sáng đó, so với trước đây thì con sáng rất nhiều, nhận thức được thế nào là "chơn" thế nào là…​

Trưởng lão: Thì đúng rồi! Thầy tin rằng mấy con nhận sáng, mà nhận sáng trong cái kiến giải của Tổ, của các Sư Tổ của Trung Quốc, cái sáng đó nó không đi đến đâu hết. Để lý luận để chơi, chẳng ích lợi gì cho bản thân. Ngay cả bản thân con bây giờ có bệnh con chưa đuổi được, thì cái đó nhận để làm gì?

Đạo Phật mục đích nó thực tế và cụ thể, làm chủ sinh, già, bệnh, chết, chớ đâu phải tu học để mà chơi. Còn bây giờ con nhận con trình bày cái gì đi nữa, đó là cái kiến giải của con thôi.

Mà các Tổ của Trung Quốc kiến giải để lý luận tranh hơn thua. Cho nên cái Bát Nhã cũng là cái tri kiến của Trung Quốc đẻ ra để mà lý luận hơn thua, lấy Bát Nhã để mà đập người ta. Ở đây đâu có chuyện nói chơi, đâu có chuyện hơn thua, mà cái chuyện làm chủ sự thật. Tôi muốn chết hồi nào thì chết, tôi muốn sống hồi nào thì sống, đây là cái sự thật mà! Bệnh đau thì tác ý đuổi đi! "Không được ở trên thân của chúng ta nữa", thì như vậy nó là sự thật mà!

(39:30) Đạo Phật nhắm vào bốn chỗ mà đức Phật đã đi ra bốn cửa thành: Sanh, già, bệnh, chết. Vì bốn nỗi khổ này đức Phật mới bỏ cung vàng điện ngọc, bỏ vợ bỏ con để tu, để làm chủ bốn sự đau khổ. Khi làm chủ rồi Ngài mới truyền lại cho chúng ta. Mà truyền lại chúng ta thì phải tu hành như thế nào để làm chủ bốn sự đau khổ này? Chớ đâu phải đi ra lý luận, để nói Bát Nhã này kia nọ.

Đức Phật không dạy chúng ta lòng vòng, mà dạy ngay để chúng ta không còn lậu hoặc. "Có Như Lý Tác Ý lậu hoặc chưa sanh sẽ không sanh, mà đã sanh thì bị diệt". Câu nói quá thực tế cụ thể trong bài kinh Lậu Hoặc, đâu còn gì nữa, vừa ngắn gọn, vừa để chúng ta được giải thoát ngay liền.

Cho nên đạo Phật không có thể lý luận lòng vòng, không hơn thua ai hết, mà ngay đó phải tập luyện để sống làm chủ sự sống chết của chúng ta. Có thân là có khổ, có thân là phải có sống chết, có bệnh đau, có gia duyên đủ loại, cách này cách khác, cho nên tất cả những cái này đều là sự ràng buộc. Có thân này phải có cha mẹ, mà hở chút đi tu thì nói: Thằng đó bất hiếu bỏ cha, bỏ mẹ. Thử hỏi bây giờ, cha mẹ có anh chị em nuôi rồi thì nó bổn phận đi tu để hướng dẫn cho cha mẹ tu được giải thoát, không phải đền đáp công ơn sinh thành sao?

Sư Minh Độ: Dạ phải.

Trưởng lão: Còn bây giờ bỏ đi tu cái nói là bất hiếu.

Sư Minh Độ: Dạ không, đâu phải bất hiếu!

(41:12) Trưởng lão: Đâu phải bất hiếu! Cho nên mình phải hiểu được cái chỗ này, mục đích chính là làm con phải đi tu để về hướng dẫn cha mẹ. Là có hiếu, đại hiếu đó! Bây giờ cha mẹ, trong khi cha mẹ đang hấp hối, đang chết, dạy cha mẹ giữ: "Tâm bất động" để chấm dứt tái sanh luân hồi. Mà nếu không được, còn tái sanh luân hồi thì dùng tuệ Tam Minh quan sát coi cha mẹ sanh đâu. Về đó mà cứu độ đứa bé để đền đáp công ơn. Có cha mẹ mới có thân này, không cha mẹ nuôi dưỡng làm sao chúng ta sống được?

Một đứa bé sinh ra nằm bò lăn bò lóc, không cho bú, không cho ăn, không ôm, không ẵm, không bồng làm sao chúng ta lớn được. Cái công ơn nặng lắm!

Cho nên chúng ta nỗ lực tu, thứ nhất là đền đáp công ơn cha mẹ. Cũng như Thầy tu xong rồi, quan sát coi cha mẹ mình sanh đâu? Sanh chỗ nào thì mình về đó mình độ.

Thầy nói bây giờ đó, mình với cái người đó là cha mình, mẹ mình, mà mình biết người đó sanh ở chỗ đó rồi, đi đến cửa là đứa bé đó nó đã mừng. Đó! Mấy con thấy không? Cái nhân quả của nó, nó có cái sự chằng chịt với nhau chớ không phải là thiếu đâu. Thầy đã biết mà, Thầy đi cứu độ cha mẹ Thầy, Thầy biết được những cái đứa trẻ đó mà. Làm sao cha mẹ Thầy đâu có biết pháp tu, thì phải tương ưng sinh thôi chớ làm sao? May mà sanh được làm người đó, chớ còn sanh làm con vật đâu phải dễ đâu.

Thì mấy con phải biết các cái pháp tu, chớ mà không khéo tu mãi suốt đời của mình không nhắm vào bốn chỗ đau khổ sanh, già, bệnh, chết. Tu cái nào làm được cái nấy, cũng như bây giờ hằng ngày mấy con sống đây ai nói gì không vui, không giận, không hờn, không buồn phiền ai hết, luôn luôn lúc nào cũng vui vẻ xả tâm.

(43:02) Cái đầu tiên là phải thấy nhìn, nếu không nhân quả sao lại gặp người đó? Mà gặp người đó nói vầy, nói khác thì phải có nhân quả với nhau chứ, thì hãy tha thứ và thương yêu nhau. Mà tha thứ thương yêu thì còn giận ai mấy con? Cụ thể rõ ràng, đó là cái tri kiến đầu tiên gọi là tri kiến giải thoát, cái hiểu biết của chúng ta để giải thoát cho chúng ta.

Khi mà cái tri kiến giải thoát mà nó không còn bị động nữa thì nó bất động, thanh thản. Chớ bây giờ mấy con vô ngồi giữ bất động là ức chế ý thức, không có ông nào tu giải thoát được đâu. Tâm nó còn lăng xăng chưa có xả được bằng cái tri kiến giải thoát này, bằng tri kiến nhân quả này mà vô ngồi trong thất là mấy con tự giết mình.

Sư Minh Độ: Đúng, dạ! Điên luôn. Con cũng thấy được điều đó, dạ!

Trưởng lão: Cho nên mình xả tâm ở ngoài. Bây giờ ví dụ như bây giờ con đứng ở ngoài, con ở ngoài đó, con tiếp khách ngoài, ai nói gì mình thản nhiên, chê cũng được, khen cũng được, thấy gì cũng không mừng, không vui hết, thản nhiên hết. Thì tự cái trạng thái mà thản nhiên đó tới đúng ngày giờ nó đẩy con đi vào tu, đi vào chỗ sống độc cư, tự nó bất động rồi thì nó dạy cho mình tới chỗ đó.

Thầy ở đây, Thầy tiếp nhận những cái người mà tâm thật sự mà bất động, họ vô tu không lâu đâu. Còn mấy người mà chưa có tới đâu, ham muốn vô tu, mấy người đó tu trong đó thì ức chế hết.

Cho nên Thầy bảo mấy con sống ở ngoài đi, rồi chung đụng mọi người tới lui ăn uống, cái người này nói vậy, người này nói khác, luôn lúc nào cũng thấy đó là nhân quả. Thấy dùm Thầy nhân quả, hiểu dùm Thầy nhân quả, đủ rồi!

Khen chê thì kệ nó, không cần! Mà thấy cái duyên đủ rồi, để cho tâm mình bất động. Khi mà cái tri kiến nó đã chủ động điều khiển được bất động rồi, thì vô thất tu dễ dàng.

(45:04) Sư Minh Độ: Kính Thầy! Như vậy thì bên Tứ Niệm Xứ với cái trạng thái mà tâm bất động, tức là lúc đó hành giả đang sống ở trong cái không sanh, không diệt như vậy đó là Chơn Tâm thường trú.

Trưởng lão: Không phải đâu! Khi mà con không ngăn ác diệt ác con Tứ Chánh Cần, con không bao giờ vô Tứ Niệm Xứ. Cho nên có nhiều người chưa tu tới đâu hết, vô cũng dạy Tứ Niệm Xứ ngồi đây quán trên Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Ức chế tâm chớ làm gì có chuyện đó được. Ngăn ác, diệt ác mà sanh thiện, tăng trưởng thiện, triển khai cái tri kiến nhân quả là ngay trên pháp Tứ Chánh Cần.

Con thấy rõ ràng đức Phật dạy quá rõ pháp nào trước, pháp nào sau nó cụ thể mà. Bát Chánh Đạo nó rõ ràng, ở trong Bát Chánh Đạo thì cái lớp Chánh Tinh Tấn tức là Tứ Chánh Cần, phải siêng năng tức là Chánh Tinh Tấn, mà siêng năng hằng ngày ngăn ác, diệt ác chứ làm gì? Sanh thiện, tăng trưởng thiện, đâu có bảo mình diệt ý thức, đâu có ngồi đó mà hoàn toàn không có niệm, sai mất! Mấy con tu đó, mấy con rơi vào chỗ khác rồi.

Cho nên cuối cùng thì tất cả các ác pháp không có thì tâm sẽ bất động, nó không niệm là tự nó thiện, toàn thiện! Chứ bây giờ mấy con bắt nó toàn thiện mà trong khi nó xả chưa hết tâm của nó bằng cái tri kiến nhân quả thì mấy con bị lạc đường. Cũng như cái lớp thấp chưa tu được mà trèo lên lớp cao thì mấy con sẽ thấy như thế nào? Học không tới đâu, sẽ rớt đó! Cho nên tu hoài không làm chủ.

Không! Thầy nói như vậy, mấy con thấy cái đường đi mà của đạo Phật như thế nào Thầy dạy cho mấy con thấy, Bát Chánh Đạo không sai đâu mấy con. Từ cái Chánh Tinh Tấn nó mới tới Chánh Niệm, chớ thiếu Chánh Tinh Tấn thì Chánh Niệm không có. Tứ Chánh Cần rồi tới Chánh Niệm mới được, mà trong Tứ Chánh Cần thì sử dụng tri kiến nhân quả này mà xả nó ra thì mới hết, chứ không khéo không hết.

(47:11) Mà tri kiến nhân quả mấy con học có chút, rồi sau đó không biết cái nhân quả này bữa nay cái chuyện như vậy, không biết cái nhân quả chỗ nào, thì mấy con phải học lại cái lớp Chánh Kiến - Chánh Tư Duy, để suy nghĩ cho thấy rõ ràng cái nhân quả nó chứ.

Bây giờ tôi nhức cái đầu, vậy nhân cái nào đây? Thọ rõ ràng mà, cảm thọ mà, cái quả rõ ràng mà. Thì phải nói: “Hồi nào đó mình đập đầu cá, bây giờ nhức cái đầu này là đáng cái đời”, tại vì ăn cá phải đập đầu nó chứ sao? Có không? Thì mấy con thấy rõ ràng là bây giờ nhức đầu phải có cái nhân nào chớ khi không mà nhức đầu được à? Nó phải có nhân quả chứ!

Còn bây giờ khi không con đau cái tay ít ra con cũng phải nghĩ là cái nhân quả nào đây? Ngày nào tới giờ mấy con bắt gà cắt cổ rồi lận cánh nó lên, bây giờ đau tay chút con than à? Có đúng không? Mấy con phải tư duy suy nghĩ qua những cái cuộc sống của mấy con, mấy con thấy hành động ác. Bây giờ mấy con trả cái quả có chút mấy con rên, rồi đi nhà thương, này nọ kia điều đó là điều rất là quá sợ.

(48:20) Sư Minh Độ: Dạ, kính Thầy! Qua cái, con chưa có đến Miến Điện, có một vài vị sư bên đó về thì họ đang đang phổ biến ở cái tánh thấy và tánh nghe. Nhưng mà nói về tánh thấy tánh nghe này, thì thật ra cái tánh thấy tánh nghe này mà con nhận thức được hai năm nay đó, nó hằng hữu ở sáu căn này rồi, nhưng mà bởi vì chúng ta mê duyên theo cảnh dính mắc với sáu trần…​

Trưởng lão: Con thấy, Thầy đã cho một số đệ tử như Chơn Thanh đi qua bên đó, ở bên Miến Điện bao lâu rồi, không biết các sư đó ở trong rừng núi. Thầy biết. Họ có cái rừng thiền của họ rất là tuyệt vời đó!

Sư Minh Độ: Dạ!

Trưởng Lão: Nhưng sự thật các sư đó tu chưa tới đâu hết. Thầy nói thẳng nói thật cho mấy con! Chưa có ông nào làm chủ sinh - già - bệnh - chết hết, dám đưa Phật pháp ra kiến giải ba cái ảnh hưởng của Trung Quốc. Bởi vì ba cái ông Trung Quốc này rất là độc đáo, dám đem pháp Vô Vi của Lão Tử qua dạy cho người ta chứ gì. Con nãy giờ nói cái pháp Vô Vi chớ chỗ nào Thầy không biết, Thầy đã hiểu liền tức khắc, điều Thầy không muốn nói ra!

(49:36) Sư Minh Độ: Bạch Thầy ạ, kính Thầy! Theo cái hiểu của con, kính Thầy! Là vì cái tánh nghe và tánh thấy này trong sáu phương, nói về cái thân, nói về cái tướng Hữu vi này đó, thì mắt và tai hai cái tánh thấy và tánh nghe này, tánh thấy và tánh nghe này thuộc về Vô Vi chớ, đâu phải là Hữu Vi.

Trưởng lão: Thầy nói "Vô Vi, Hữu Vi" Thầy không nói cái vấn đề đó đâu. Mà tánh thấy, tánh nghe của con là gì? Trong cái tâm của con nó đã có sáu căn của nó: Mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý. Thì trong cái ý thì ý thức chứ gì? Thì nhãn thức là con mắt thấy chứ gì? Mà nhĩ thức là cái lỗ tai nghe chứ gì? Đó là những cái thức của các căn của các con chứ cái gì mà gọi là tánh thấy, tánh nghe!?

Mấy con lộn xộn! Thân này thì nó đã có sắc uẩn, thì trong sắc uẩn thì nó phải có sáu căn của nó chớ sao? Mà sáu căn thì phải có sáu thức, thì có mười tám cái thức của nó chứ sao?

Bởi vậy, Thầy nói: Tất cả những gì đức Phật đã dạy, Thầy đã thông suốt hết rồi. Mấy ông đừng có lừa nói: "Tánh thấy, tánh biết, tánh nghe", thấy biết nghe, còn mấy kia không tánh à? Có chỉ có cái thấy, cái nghe mới cái tánh thôi còn hoàn toàn mấy kia không có à?

(50:58) Sư Minh Độ: Kính Thầy! Theo con nhận thấy điều này nè, con đã đi nhiều nơi: Mỹ, Canada, cũng như một vài quốc gia chứ không nhiều lắm. Nhưng con nhận thấy một cái sự tu hành bây giờ đó, nếu trường hợp mà phản ảnh về việc của Tổ hoặc là mười hai bộ kinh lớn của đức Phật thì thật ra trên thế giới này chỉ còn lại có Thầy trò mình đây tu đúng thôi, còn bao nhiêu đều sai hết! Tôi dám đưa hai tay.

Trưởng Lão: Đúng đó! Con nói đúng đó, Thầy đã thấy điều đó!

Sư Minh Độ: Gần một ngàn lẻ một luôn! Tôi dám cá. Ngoài đây ra, gần một ngàn lẻ một.

Trưởng Lão: Lộn cổ xuống đất hết rồi đó!

Sư Minh Độ: Như vậy thì như thế nào?

(51:37) Trưởng Lão: Họ hết biết đường rồi, chứ đừng nói! Thầy đã đưa những sách của Thầy đưa lên trên mạng đó, họ đã đưa lên trên mạng, con biết không? Làm cho Phật giáo nó lộn cổ cả cái thế giới. Có nhiều người nói: "Thầy ác quá trời rồi! Thầy giết tụi con bằng cách là lộn đầu xuống đất hết". Thầy nói thực sự ra, nói Thầy muốn nói ác cũng được! Nhưng mà Thầy thương mấy con Thầy nói chớ cỡ Thầy không thương Thầy không thèm nói tới đâu, mấy con biết đường đâu mấy con đi.

(52:07) Sư Minh Độ: Và đồng thời con kính Thầy và kính hai Sư! Thì hiện nay có duyên lành đó Thầy, Thầy cho phép con chút nha Thầy, thì con thưa Thầy như thế này.

Theo con nhận thấy một người tu sĩ khi xuất gia xuống tóc, thì mình đi tìm cái gì? Con nói đây là cá nhân của con: Tìm sự giác ngộ và giải thoát.

Trưởng lão: Đúng rồi!

Sư Minh Độ: Cho làm vua con không làm đâu. Cho làm vua đi, không làm! Làm vua cũng khổ mà, có sướng gì!

Trưởng lão: Còn khổ hơn ai nữa!

Sư Minh Độ: Và con đã nhận thức được rằng, tất cả vạn pháp này trên cái hành tinh này nói chung đều là huyễn cả, nó có nhưng nó không thật có, nó không có trường tồn, nó chỉ là tạm bợ thôi. Và triệu triệu cuộc vui của thế gian đều là mặt trái của nó đều là đau khổ hết! Không có cái gì vui lâu trong đời, nhất cái khổ nhất là cái ái nghiệp.

Thì vậy chúng ta tu chúng ta cầu cái gì? Cầu chùa to à? Để làm cái gì!? Cầu đó, ông Minh Độ tu hay à? Chi vậy!? Tôi tu để tôi giải thoát cho tôi, và tôi giải thoát cho những người xung quanh biết nếu đủ duyên lành. Không phải tôi tu để quý vị khen, để làm cái gì? Không cần thiết, kính Trưởng lão đây là tâm hồn của con!

Và đồng thời trước cái xa hoa vật chất cám dỗ, như sư cũng đã đi nước ngoài rồi, thì cũng đã dư hiểu hết trên thế giới này hiện thời bây giờ công kỹ nghệ vật chất nó bành trướng quá lớn. Sự đam mê của quý thầy, bắt đầu tu cạo đầu thếp bóng, danh chức rất cao, ngồi trước ăn trên, thật sự đó chưa nếm mùi Phật giáo là gì hết. Minh Độ dám đưa hai tay lên khẳng định điều này, con dám nói mạnh, chưa có nếm được cái gì về Phật giáo hết.

Con xin thưa điều này, bởi vì tay bên đây buông, nắm lại tay bên đây nè, tay bên đây vừa buông, nắm ở tay này, không đủ can đảm, không đủ cái dũng mãnh để mà buông hai tay.

Người giác ngộ, kính Thầy cho phép con nói lên điều này: Người giác ngộ con từng ví như người lội ngược dòng nước, người trèo lên núi thật cao trên đỉnh cao, thì quý vị mang theo cái gì để mà leo? Mang được theo cái gì để mà lội ngược dòng nước? Thì chính tâm hồn con nằm trong cái trạng thái này của hai năm mấy nay. Con buông tất cả hết, dù đi giữa chợ đời, vô một cái mall thật lớn! Sư đã biết, đi thì đi, tâm hồn vẫn vắng lặng không để một cái niệm nào mà ý thức nó vẫn thích cái đó, thích cái kia, không! Muốn mua cái quần đùi đến mua quần đùi về; muốn mua cây kem đánh răng, đem kem đánh răng về; muốn mua cái áo jacket, ra kiếm mua cái áo jacket về. Thế thôi, không dính mắc gì hết. Đó là tâm hồn của con, kính Viện trưởng cùng quý thầy!

(54:55) Trưởng Lão: Thầy cũng biết, Thầy hiểu mà! Khi biết tu rồi, mà khi mình đến Chơn Như Thầy biết quý thầy đã buông bỏ hết xuống. Nhưng mà Thầy nói thực sự ra, Thầy biết dù sao cái nghiệp của các con thì nó cũng còn.

Có nhiều người, con hỏi thầy Gia Hạnh thì biết, muốn gặp Thầy mà Thầy không ra. Thầy có nói cũng mất công Thầy, uổng lòng Thầy, mà cũng không dẫn họ đi đến đâu được, cho nên Thầy từ chối.

Nhưng hôm nay con và quý thầy có mặt ở đây đó là cái duyên lớn lắm. Thầy không muốn làm cho mấy con bị dọng đầu đâu, nhưng mà Thầy thương mấy con là những người mà đã từ lâu đã có duyên gặp Thầy, mà nếu mà Thầy không nặng nhẹ mà nhắc mấy con, mấy con sẽ không thức tỉnh được, mấy con sẽ bị ảnh hưởng của những cái giáo pháp không giải thoát, thì suốt cuộc đời của mấy con chẳng có ích gì đâu, phí hết một đời của mấy con.

Thầy biết mấy con đã từng, gót chân mấy con đã mòn ở trên đường đi tìm đạo, chớ không phải ít đâu. Cho nên hôm nay, mấy con có duyên gặp Thầy, thì xác định mạnh mẽ Thầy giúp mấy con, chớ Thầy ít muốn nói lắm, kinh sách Thầy đã làm người ta quá khổ rồi, người ta nói: "Thầy lấy kim mà đâm họ đau đớn vô cùng!", sự thật ra Thầy không đâm ai hết đâu.

Sư Minh Độ: Mô Phật! Dạ.

(56:43) Trưởng Lão: Cho nên hôm nay mấy con gặp Thầy cũng là cái duyên rất là, thực ra mấy con gặp Thầy chắc là mấy con khổ á.

Bởi vì khi mà cái tư tưởng của mình nó đã thâm nhập vào một cái gì rồi, bỏ quá khó!

Cũng chẳng hạn mấy con thấy, cái pháp môn Tịnh Độ người ta niệm Phật không? Mà mấy cô, mấy thầy mà niệm Phật bây giờ gặp Thầy, Thầy nói "Tưởng tri, trời ơi tu hành muốn chết, (không nghe rõ)". Thôi tốt hơn thôi đừng gặp Thầy, để mặc sức cái duyên của họ, họ tu sao thì phước của họ, họ nhờ. Chứ bây giờ Thầy làm cho họ khổ quá, Thầy thấy cũng đau!

Sư Minh Độ: Dạ, kính Thầy! Thì thực ra con thấy trên thế giới hiện nay, nhất là trong thời kỳ này, ngoài cái pháp môn niệm Phật rồi thì họ không có khả năng tu bất cứ một pháp môn nào nữa hết! Con dám nói điều này, chỉ có dựa trên cái niệm Phật này mà được phước, chứ phước nào nữa đâu? Rồi nhặt từng chút phước theo từng câu Lục Tự Di Đà mới được phước thế thôi. Rồi sau khi trăm tuổi già mất, sanh về đâu thì điều đó chưa ai biết được điều này.

Bữa nay nghe nói đồn vãng sanh ở người Việt này, mai đồn vãng sanh ở bên Trung Quốc, mốt đồn vãng sanh ở bên Mỹ, điều đó thì con cũng không có vội tin.

Nhưng, kính Thầy và kính hai Sư! Theo như con, Minh Độ hiểu được thì thật ra cõi Cực Lạc có ở tự tâm, cõi Tịnh Độ có ở tự tâm mình chớ không có ở phương nào hết.

Nhưng mà nếu nói người mê dùng cái dụ dẫn đó ở phương Tây có cõi Cực Lạc, trên đây, trên mười thước vạn cõi có cõi Cực Lạc hiệu là A Di Đà. Con thấy có, có là dẫn dụ đối với người "mê", còn người "giác" nhận ra được tự tánh, thì cõi Cực Lạc ngay tự tánh; tức là Niết Bàn trước mắt không đâu xa. Kính Thầy theo con hiểu điều này là như vậy, theo Thầy thấy?

(58:35) Trưởng lão: Thì đó là cái luận của bên Thiền Tông, để nhằm để mà đưa những cái người mà Tịnh Độ mà đi vào Thiền Tông bằng cái luận đó, chớ không có gì hết. Thiền Tông, Thầy thấy họ chạy lòng vòng trên những cái pháp này, thì trong Hán Tạng thì nó quá rõ. Bởi vì dù sao đi nữa thì Thầy cũng đã từng ở trong Phật Học Viện Huệ Nghiêm, các Thầy đã dạy Hán Tạng quá rõ ràng. Rồi Thầy sau này mới học trên Vạn Hạnh thì Hòa thượng Minh Châu giảng về kinh Nikaya. Do đó, từ kinh Nikaya nó làm cho cái Hán Tạng…​

Sư Minh Độ: Thầy! Kính Thầy, con xin phép con được diễm phúc mà được Thầy cho phép con, Thầy bỏ thì giờ quý báu vô cùng để mà chia sẻ với chúng con ở đây. Thì con có một điều muốn hỏi thưa Thầy chuyện này nữa, là bốn câu của ngài Lục Tổ Huệ Năng, mà sau khi được Ngũ Tổ Hoàng Nhẫn là ngài đã làm được bốn bài kệ đối lại với bốn câu kệ của ngài Thần Tú là:

"Bồ đề bổn vô thụ

Minh cảnh diệc phi đài

Bản lai vô nhất vật

Hà xứ nhạ trần ai"

Kính Thầy! Cho con hiểu thêm về bốn cái câu này.

Trưởng lão: Sự thật ra thì Thầy nói như thế này, đã thì nói Thiền Tông là của Trung Quốc.

Sư Minh Độ: Dạ!

Trưởng lão: Mà tư tưởng của Trung Quốc, bốn câu kệ đó chẳng qua là pháp Vô Vi của Lão Tử mà thôi, chứ Phật giáo nào đâu có điều đó.

(01:00:09) Thầy nói vậy thôi! Cái gốc của nó từ Lão Tử, mà Lão Tử và Khổng Tử là những nhà hiền triết của Trung Quốc, cho nên cái người Trung Quốc mà có học thức, tức là các thầy là những người học thức chứ gì? Mà học thức thì phải chịu ảnh hưởng của hai nhà này thôi chứ còn cách nào khác hơn hết.

Cho nên cái tư tưởng mà đã sẵn có như vậy, thì đã biến Phật giáo thành cái tư tưởng của Lão Tử, Khổng Tử chứ gì? Cho nên mấy con có luận gì đi nữa, Thầy biết cũng chỉ loằng ngoằng ở trên cái tư tưởng của hai nhà hiền triết này mà thôi, không ra khỏi đâu.

Sao mấy con không đem kinh tạng Pali ra mà hỏi Thầy? Lại đem Hán Tạng ra hỏi? Toàn là kinh của Trung Quốc.

Trung Quốc muôn đời muốn xâm chiếm đất nước của chúng ta. Thế bao giờ Trung Quốc nó thương yêu chúng ta đâu, tại nó chiếm không nổi, chớ còn sự thật ra chúng ta hở chút một ngàn năm đô hộ nước chúng ta mà con biết. Nó đồng hóa dân tộc chúng ta để trở thành một quận Giao Chỉ của nó mà. May là người Việt chúng ta thì kiên cường chớ còn yếu đuối là chết, thành dân Trung Quốc hết. Nhưng không sao! Nó đem cái tư tưởng của nó nhồi nhét cho chúng ta chịu ảnh hưởng, làm lệch lạc hết, cho nên chúng ta lơ mơ là chúng ta bị ảnh hưởng của Lão Tử với Khổng Tử thôi.

Các thầy của Trung Quốc hay lắm, họ dạy chúng ta chính họ cũng không hiểu nữa. Nhưng mà những cái người lãnh đạo của đất nước Trung Quốc, họ thông minh lắm.

Còn bây giờ, mà cái tinh thần của dân tộc chúng ta chịu ảnh hưởng của Phật giáo, mà Phật giáo thì chịu ảnh hưởng của Trung Quốc sâu đậm. Cho nên bây giờ muốn cởi bỏ không phải một giờ, một phút. Mặc dù đất nước chúng ta độc lập, dân tộc chúng ta có đoàn kết, nhưng tư tưởng vẫn còn tư tưởng của người Trung Quốc, cho nên những gì mà con nói ra Thầy đã biết hết!

(01:02:38) Bởi vì từ khi đức Phật tu làm chủ bốn chỗ, bốn sự sanh, già, bệnh, chết, cho đến giờ chưa thấy một vị Tổ sư nào dám tuyên bố mình làm chủ bốn sự sinh, già, bệnh, chết này. Họ tu dữ lắm chớ, nhưng mà con tu trật pháp làm sao làm chủ được? Nếu mà đúng pháp, thì hàng vạn vạn người từ lúc đức Phật ra đời cho đến bây giờ hai ngàn mấy trăm năm, biết bao nhiêu người chứng đạo. Thầy nói: "Từ Thầy về sau này dân tộc Việt Nam và thế giới có nhiều người chứng đạo, làm chủ bốn sự đau khổ".

Còn khi mà đức Phật ra đời, đức Phật thuyết giảng, dạy mà không viết kinh sách, sau này mới viết lại. Cho nên những cái tư tưởng của ngoại đạo phủ lên hết, đậy lên hết những giáo lý của đức Phật. Thầy hiểu biết rồi, cho nên lần lượt vén lên cái màn này cả một cái vấn đề rất lớn. Nhưng phải nỗ lực, phải gan dạ, chớ còn chỉ mình muốn sống thảnh thơi thì chắc không được rồi.

Cho nên lúc mà Thầy tu chứng, Thầy quan sát mà Thầy nói: "Thôi chứ này mình nhập Niết Bàn cho ra đi". Thầy về Thầy xin mẹ Thầy: "Con xin phép mẹ con ra đi, sau này có anh chị em lo cho mẹ. Con thấy cuộc đời này không có gì mà cần lưu luyến nữa", mẹ Thầy khóc quá!

Sư Minh Độ: Con thấy thì, con đi nhiều nơi thì thực sự con thường lưu niệm ca tụng "Chỉ có ngài Trưởng lão Thích Thông Lạc là đi con đường chánh pháp đúng thực tế như vậy, giới luật nghiêm minh, từ buổi ăn", cho nên con thường gởi tâm về Tu Viện Chơn Như để nhớ thương, trước là Thầy, sau đó là quý sư trong Tăng đoàn.

Trưởng lão: Đúng đó! Giới luật là hàng đầu.

6- PHẢI SÁNG SUỐT ĐỂ TRÁNH CÁI TÂM DỤ DỖ MÌNH VÀO CHỖ SAI

(1:05:02) Sư Minh Độ: Nhưng mà thực ra con cũng hiểu điều đó, nhưng mà con thưa với Thầy thì như Thầy Chơn Thành thầy theo năm nay, theo Thầy nghe nói cũng mười lăm, mười bảy năm. Nhưng mà con thấy cái kết quả mà thầy Chơn Thành tu được, hiện thời bây giờ con lấy cái trí tuệ con để con hiểu đó, thì theo con nhận thấy thầy cũng chưa đạt tới đâu.

Trưởng lão: Tại vì thầy Chơn Thành thích hỷ lạc, mà không nghe lời Thầy. Và bây giờ ngồi giữ yên vậy, hỷ lạc quá rồi cứ ngồi. Thành ra cứ tự nhốt mình ở trong thất mà chạy theo cái dục của tâm bất động, sai mất rồi! Nói không nghe.

Bởi vì, khi mà người ta ly cái dục này thì người ta được cái dục khác, mà người ta tưởng đó là chánh pháp.

Sư Minh Độ: Con kính Thầy! Cái chỗ mà hỷ lạc này đó, nhiều Phật tử tại gia và quý thầy tu kẹt ở chỗ này rất nhiều. Theo con nhận thấy đây là do cái ảo tưởng nó dựng lên, tưởng có nhiều người thấy cá đang lội dưới sông đó, ông xuống ông bắt lên có cá lớn ở dưới đó. Đúng y như vậy, có nhiều người làm thơ, làm văn rất hay.

Trưởng lão: Con nhận rất đúng!

Sư Minh Độ: Chưa có nhúc nhích gì trên đường đạo cái gì. Đừng tưởng mình làm thơ hay, thơ thiền hay là có đạo. Không, không có đâu!

Kính Trưởng Lão, kính hai Sư! Chính Minh Độ thường nói: Con ma nó biết vị lai quá khứ của con người, nhưng tại sao nó là ma? Tại vì nó không có chế ngự được tâm nó, nó không chinh phục được cái sử dụng của nó, cho nên nó là ma. Chúng ta không cho chế ngự được cái sử dụng của chúng ta, thì chúng ta là chúng sanh mãi mãi. Thế thôi!

Trưởng lão: Đúng vậy con!

Sư Minh Độ: Dạ! Kính thưa Trưởng Lão con hiểu điều đó.

Trưởng lão: Đối với Thầy, thì thực sự ra hiện bây giờ đó, không những cái người mà ngồi trong thất tu hạnh độc cư mà Thầy chấp nhận đâu. Thầy cũng quan sát trên cái tâm xả của họ, Thầy không chấp nhận. Bởi vì khi mà vào thất độc cư đó chỉ có bảy ngày chứng đạo, mà xả tâm xong là vô bảy ngày chứng đạo, chứ không phải bảy tháng đâu. Mà bảy ngày mà tâm còn động, chưa xả mà vô tu thì bảy năm chưa chứng, đừng nói chuyện. Cho nên ở đây Thầy biết rất rõ, mà nói gì họ cũng không nghe, họ thích cái hỷ lạc. Lẽ ra thầy Chơn Thành đã chứng lâu lắm đó, mà cãi, không có chịu nghe Thầy.

Sư Minh Độ: Thật là uổng cả cuộc đời.

Trưởng lão: Thầy nói phải nghe Thầy, xả đi ra, vừa lao tác, vừa làm tất cả mọi công việc xả tâm đi.

Sư Minh Độ: Dạ.

Trưởng lão: Rồi bắt đầu, chứ đừng có ngồi đó làm tướng tu.

Sư Minh Độ: Dạ.

(01:07:58) Trưởng lão: Mà đi ra quét đường, quét xá tới cái giờ lao tác, rồi đi tới đi lui kinh hành để từng tâm niệm của mình quán xét mà xả.

Sư Minh Độ: Đúng, dạ, con hiểu điều này!

Trưởng lão: Ngồi một chỗ rồi, con biết không? Ngủ gục. Chớ đâu phải ngồi trong thất này nó yên đâu, một mình nó dễ ngủ lắm, nó không phải dễ đâu.

Sư Minh Độ: Cho nên, kính Trưởng lão thì khi mà con không còn biết hôn trầm là gì nữa, thì hướng tâm về quý sư ở đây. Con tự hỏi tại sao nếu mọi hành giả đi về cái chỗ này thì làm gì có hôn trầm, trạo cử gì nữa đâu?! Nó luôn luôn tỉnh một trăm phần trăm tỉnh thức.

Trưởng lão: Thì con thấy cái pháp Thân Hành Niệm. Trời đất ơi! Tác ý từng cái hành động, từng cái bước đi làm sao mà buồn ngủ được. Tại mình muốn ngủ mình ngủ, chứ thiệt ra làm cái gì mà bước dở chân lên, tác ý rồi mới dở chân lên, làm sao mà cái chuyện tỉnh táo đến mức độ như vậy, mới làm được cái hành động như vậy, thì thử hỏi pháp Thân Hành Niệm không phải là cái sức tỉnh táo? Mà mình còn hôn trầm, thùy miên thì phải tu pháp Thân Hành Niệm chứ sao.

Cũng như bây giờ cái giờ này là giờ Thầy hay buồn ngủ này, mà muốn phá nó thì Thầy đâu có điên gì Thầy ngồi đây để gục. Có nhiều người, con biết không? Chui trong cái hốc, chà tránh đừng có ai nhòm ngó nữa.

Sư Minh Độ: Nên ngủ thôi, chứ nó đâu có lợi ích gì đâu, chỉ ngủ thôi.

Trưởng lão: Tu như vậy uổng cái đời, nhưng họ tu sao vậy? Không biết tiếc cái gì không biết, uổng phí!

Cho nên Thầy nói: Khép vô, giờ nào ra giờ nấy hẳn hòi, thời khóa đàng hoàng, để mình làm chủ được thời khóa, tức là tập làm chủ thân tâm của chúng ta. Ngủ thì cho ngủ, mà không ngủ thì thức, đúng giờ thức dậy thì phải thức chớ không phải ngủ bù.

Còn mấy người đó ngủ không được cái bắt đầu tới cái giờ thức để tu lại ngủ gục, xin Thầy ngủ cho bù tại giờ đó ngủ không được. Không có được! Thầy nói không có được cái kiểu này đâu, nó sai nó chạy theo dục mất đi rồi. Cho nên trong cái sự tu tập phải sáng suốt từng chút để cái tâm nó đánh lại mình, nó dụ dỗ mình đi vào chỗ sai lầm.

(1:10:10) Sư Minh Độ: Cho nên, kính Trưởng lão! Cho con xin thưa điều này nữa chứ không để mất cái thì giờ của Ngài quá nhiều. Thì Trưởng lão đã dành cho chúng con, con sẽ nói rằng: Quý báu vô cùng, vô tận, con thấy rằng thấy mình vinh hạnh vô cùng.

Thì con thưa điều này, thực ra trong thời kỳ này, nhất là cái thời kỳ mạt, gọi là mạt pháp mạt vận này. Mà nếu đưa những con người đấy vào một cái pháp giải thoát này, dứt khoát họ không tu được, dứt khoát không tu được, bảy năm, con cho bảy chục năm họ cũng không có làm được gì hết. Không được, dứt khoát không được!

Theo quan điểm của con, xin kính thưa Trưởng lão điều này, không cách nào họ bỏ hết đó, niệm Phật mà niệm, niệm vợ tôi nè, chồng tôi nè, con tôi nè, cháu tôi nè, mà niệm cũng không chịu niệm mà. Trưởng llão thấy không? Cái niệm Phật là cái dễ nhất đó vậy mà không chịu nữa.

Trưởng Lão: Vậy mà còn làm không được nữa.

Sư Minh Độ: Dạ!

Trưởng Lão: Huống hồ là ngồi giữ tâm bất động.

Sư Minh Độ: Dạ! Đấy!

Trưởng Lão: Mà có nhiều người chưa biết cái tâm bất động là sao?

Sư Minh Độ: Là cái gì nữa, đúng, dạ! Làm sao biết được cái tâm bất động là cái gì? Không biết! Dám nói vậy đó: Không biết!

Cho nên con đi chỗ này chỗ kia, kính Trưởng Lão! Thì thật ra con thấy, rất là nhiều khi con thấy ngậm ngùi gần rơi lệ. Thật sự đây là lòng thành của con, cho nên con không muốn ở đâu hết, thưa Trưởng Lão! Con đến chùa này, thôi thầy ở đây đi, thầy Minh Độ ở đây đi mà đi đâu nữa? Không! Tôi không có duyên ở đây.

Phật tử ở đây tha thiết yêu cầu Thầy. Vừa rồi chính ở đây, một vị giáo sư đang dạy ở trường Edmonton, làm tiến sĩ giáo sư dạy trường Đại Học về dược ở Edmonton, và bốn năm vị dược sĩ nữa tha thiết yêu cầu con ở lại chùa Phật Quang tại Edmonton, nếu có vị nào liên lạc quý vị sẽ hiểu, tha thiết lắm. Mình nhìn mình thấy được, mình rà mình nhìn thấy người nào thiệt tình muốn đi trên con đường Giác ngộ, tôi chia sẻ quý vị. Mà thực ra rất là hiếm, mà họ đã già tuổi, già nua hết rồi, muốn cái chết bên bờ vực thẳm mình. Con chưa chắc…​

Trưởng lão: Con nhận xét rất đúng, không sai! Thầy thấy đời này khó độ lắm!

Sư Minh Độ: Khó lắm! Khó lắm lắm!

Trưởng lão: Thầy nói "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự" ai tu được nhờ, không tu được thì thôi. Thầy tránh, khỏe!

Sư Minh Độ: Muốn khóc thôi, nhưng mà nó không còn được cái gì? Thật là khó!

Trưởng lão: Bây giờ khuyên bảo gì cũng không được hết! Họ không cứu họ, mình làm sao cứu!?

Sư Minh Độ: Không được!

Trưởng Lão: Tự thắp đuốc lên đi, chứ không có ai tu cho ai được hết!

(1:12:53) Sư Minh Độ: Nhìn trước hai chữ Phật giáo thời này thì ngậm ngùi rơi lệ, thật sự mà nói! Con chấp nhận đến mức độ con dưới cội Bồ đề, thưa Trưởng lão! Thưa hai Sư! Con dám nói rằng: Nếu mà con lơ là, con không tinh tấn tu hành thân này con trả lại Phật. Đây tôi nói: Hai tay, đưa thẳng lên dưới cội Bồ đề cách đây bốn năm. Bốn năm ước nguyện, nếu con không tinh tấn tu hành tìm con đường giác ngộ cứu con và cứu mọi người chung quanh, con xin trả lại thân này, Phật lấy lại bất cứ lúc nào con chấp nhận hết, con vui, cười ra đi, chứ sống để làm gì!? Sống mà không tu, sống để làm gì?

Trưởng lão: Không làm gì! Mà đến cái nơi của đức Phật đã tu chứng, mà phát nguyện như vậy thì đủ biết con tha thiết đến mức độ nào.

Sư Minh Độ: Thưa Thầy! Kính bậc cao thượng và hai vị sư! Cũng là những người đang đi trên con đường như Minh Độ, Minh Độ dám nói lên tiếng nói này hết tâm của mình: Nhìn thấy Phật giáo bây giờ rơi lệ! Thật sự rơi lệ! Chứ không nói muốn nữa, từ muốn nó còn tức là nó còn chậm, rơi lệ thật sự! Buồn! Không biết phải làm như thế nào.

Trưởng lão: Khó lắm con!

Sư Minh Độ: Muốn đem cái chỗ mà, chia sẻ cái chỗ này cái tâm bất động này thôi á, lạng quạng không có ly nước này uống, mở miệng ra là không có ly nước này để mời ông nữa, đừng nói tới cái gì khác đâu quý vị. Quý vị thấy buồn không? Buồn cho Phật giáo chúng ta. Nhưng phải muốn nói tâm bất động này ở đâu cũng nói được đâu quý vị à. Không đâu quý vị, thưa quý vị không có ai! Minh Độ rà xét, nhận xét từ từng người một có thể cả dân trí thức cho tới dân bần cùng. Khó lắm, khó lắm! khó lắm!!!

Trưởng lão: Con ráng giúp Thầy thời gian.

Sư Minh Độ: Con làm sao mà…​

Trưởng lão: Thầy xét thấy được là Thầy về.

(01:14:39) Sư Minh Độ: Thôi, con xin phép Thầy! Nãy giờ Thầy đã dành cho thời giờ chúng con nhiều. Thầy lo công việc, Minh Độ về đây thì diện kiến Thầy, đảnh lễ Thầy thì thăm viếng Thầy. Sức khỏe Thầy tốt, con rất là mừng. Ngoài sự tự lực của Thầy. Và con cầu nguyện tha lực về cho chư Phật thường gia hộ cho Thầy cũng được khỏe mạnh để gắn liền tình thương đến với chúng con. Ngày nào vắng bóng Thầy thì chúng con cũng lẻ loi lắm. Dù rằng bây giờ con chưa được cái gì về cái phần mà Thầy chỉ dạy, nhưng mà rồi một ngày nào duyên nó đưa tới thì con cũng sẽ nối gót theo Thầy trên cái bước đường đạo giác ngộ này. Nhất định! Nhất định! Và nhất định vậy.

Thì lòng của con đã tha thiết nãy giờ những gì của đứa con trẻ đã thưa trình với Trưởng lão hết rồi. Đấy! Tâm nguyện của con đi trên con đường Giác ngộ là vậy thôi. Không cần gì hết, làm vua cũng không cần nữa đâu!

Trưởng lão: Thầy chấp nhận những lời mà con đã thành tâm ước nguyện của con.

Sư Minh Độ: Mô Phật!

Trưởng lão: Đúng đó con! Phải nỗ lực để không nó xuống đất, để không xứng đáng là một tu sĩ của Phật giáo, Thầy muốn nói vậy thôi.

Sư Minh Độ: Thầy nhận con thành tâm ba lễ này!

Tu sĩ 2: Kính thưa Thầy là! Thầy cũng chỉ dạy thêm cho con những cái sự việc hồi nãy con nói, bây giờ con thực hiện như vậy nó có gì Thầy chỉ thêm ?.

(01:16:00) Trưởng lão: Đúng rồi con, Thầy sẽ chỉ dạy! Cứ thấy nhân quả, xả tâm! Có vậy thôi. Tâm luôn vui vẻ, ai nói gì cũng vui vẻ hết, có bấy nhiêu đó là đủ. Thôi bây giờ Thầy ra con.

Thầy chào mấy con!

Tu sĩ 3: Dạ! Hôm nay con cũng về đây thì thấy, nói sự thật cũng đang, vừa con cũng đi rất là nhiều các cái Tu Viện nhưng mà có điều con cảm nhận được là con chưa bao giờ thấy ai mà muốn nói dám làm cái điều đó. Mặc dù con về đây đã bao lần, con cũng ở đây rồi mà con lại đến ngày hôm nay ở bên đây. Nhưng mà từ cái cảm nhận như vậy đó, mà con là con lại trở về nơi đây. Con cũng rất cần được tha lực của Thầy cũng như nói chung là của Tu Viện để mà trợ giúp con, để mà sống cái đời sống tu hành nó đi cao hơn nữa, xứng đáng là người đệ tử Phật.

Trưởng lão: Ráng tu! Luôn luôn lúc nào cũng có thầy trợ giúp mấy con, con tu tập. Miễn là mấy con nỗ lực tu, để tìm thấy sự giải thoát. Dù gặp khó khăn nào, cũng đều vượt qua hết thì đó là có Thầy trợ giúp, chớ không có gì đâu mà sợ. Thầy tu rồi thì tức là Thầy sẽ giúp cho mấy con cũng y như Thầy, cho nên vì vậy mà nỗ lực.

7- CÔNG ƠN CỦA HÒA THƯỢNG MINH CHÂU

(01:17:15) Tu sĩ 2: Nhưng mà hồi xưa đến giờ đó thì bên cạnh con vẫn còn một cái ngờ vực là như thế này. Thì con cũng từng nghe Thầy nói là: Xưa đến giờ không có ai mà tiếng nói chứng đạo như Thầy và để lại. Thì con có nghĩ là: Nếu như mà không có như vậy thì ai là người để lại cái Tam Tạng Kinh mà để mà dịch ra mà Thầy biết, để Thầy triển khai cái đó bạch Thầy?

Trưởng lão: Con thấy cái đó rất rõ ràng, khi mà những cái lời của đức Phật dạy, mà kinh Nguyên thủy đó, thì rõ ràng là nó phải có cái gốc ở đâu rồi, chớ không phải là không có được, mà khi mà để lại nó không phải nằm trong Hán Tạng, bởi vì Hán Tạng là tiếng Hán rồi, phải không?

Cho nên từ cái chỗ gốc đó mà Hòa thượng Minh Châu là cái người đi dạy, đi học thôi chứ Hòa thượng không có tu, nhưng mà vì nhờ cái học đó, mới từ tiếng Pali Thầy dịch ra. Thì cái chữ Pali đó là chữ của đất nước của Ấn Độ. Con hiểu không? Cho nên vì vậy đó mà Ngài dịch ra tiếng Việt cho chúng ta, chúng ta có cái bộ kinh của lời Phật dạy gốc của nó. Từ đó chúng ta mới thấy những bài kinh đó mà chúng ta áp dụng vào cái sự tu tập, tu hành.

Cho nên Thầy cũng nhờ đó mà tu, mà được giải thoát như thế này, chứ cỡ mà không có cái tạng kinh Pali thì chắc không biết đường đâu, chỉ loanh quanh ở trên con đường của Thiền Đông Độ thì làm sao mà làm chủ được thân tâm như thế này? Nó cả một vấn đề.

Cho nên đó là một cái may trong tu tập của chúng ta có một vị Hòa thượng, cái công ơn của Hòa thượng Minh Châu cũng lớn lắm mấy con, chứ không phải vừa đâu. Nhưng mà tiếc Hòa Thượng không tu cho nên hiện giờ Hòa thượng phải thọ lấy cái khổ. Cái phước báu của Hòa thượng có, bởi vì nó phước hữu lậu mà, còn cái phước vô lậu không có cho nên Hòa thượng ngồi trên xe lăn. Mấy con có dịp, mấy con về thăm Hòa thượng tội nghiệp lắm mấy con.

Do đó thì cái người có công với dân tộc Việt Nam để dịch ra cái tạng kinh lời gốc của Phật dạy đó là Hòa thượng Minh Châu. Còn toàn bộ các thầy khác đều theo con đường Hán Tạng của Trung Quốc, cho nên nó làm lệch đạo của chúng ta. Cho nên vì vậy, hiện giờ có duyên mấy con về thăm chút, khi gặp Thầy, cái công ơn của Người, rồi mấy con nỗ lực tu tập lại mấy con, nỗ lực tu mấy con!

Cho nên bây giờ đọc kinh sách, nên đọc kinh sách của Hòa thượng Minh Châu dịch ra tiếng Việt, còn kinh sách kia (không nghe rõ) Thầy nói không được đâu! Rồi đây biết đường đi! Nhưng thôi hết giờ nghỉ đi con.

HẾT BĂNG