BĂNG SỐ 13
Danh là một thứ dục lạc vô hình thu hút và cám dỗ con người rất mạnh, do đó sinh ra ngũ triền cái tham - sân - si - mạn - nghi. Triền cái này trói buộc chúng ta muôn đời muôn kiếp sống đau khổ. Vậy ta hãy lánh xa từ bỏ, từ khước, viễn ly tất cả các loại danh.
(BBT:CĐ,13B,B00:05:39)Đó là câu hướng tâm, câu trạch pháp này để chúng ta như cái lý này mà tác ý ra mãi mãi làm cho chúng ta xa lìa những cái danh, những cái lợi, những cái ăn.
Câu thứ 2:
Danh dục lạc có một ma lực vô hình lôi cuốn và cám dỗ con người vào chỗ sanh tử luân hồi, ta phải từ giã, từ khước, từ bỏ, lánh xa, viễn ly danh dù bất cứ mọi trường hợp nào.
Nghĩa là bất cứ trường hợp nào nhỏ, lớn chúng ta đều phải nhận diện ra nó để chúng ta xa lánh nó. Chớ nó nhiều khi nó qua trường hợp khác, nó làm cho chúng ta không thấy đó là cái danh nhưng mà chúng ta bị nó gạt, hở ra một chút là chúng ta bị gạt. Cho nên đức Phật dạy chúng ta khi có danh, có lợi, có sự cung kính hãy lánh mặt. Lời ông Phật dạy Thầy khắc ghi trong lòng Thầy, nhớ mãi muôn đời không bao giờ Thầy quên, Thầy biết đó là cái ma danh, nó rất mạnh.
Câu thứ 3:
Người tu sĩ lãnh đạo tăng đoàn mà đón danh lợi vào chùa là đón rắn độc. Rắn sẽ cắn chúng tăng chết hết. Vậy người lãnh đạo tăng đoàn phải xa lánh, từ bỏ, từ khước danh lợi để cứu lấy chúng tăng, để cứu lấy Phật giáo.
Đó là cái câu mà nhắc nhở cho những người lãnh đạo, những người tu như Thầy bây giờ. Đó là cái câu mà Thầy ám thị, ám thị cho Thầy đó. Cho nên câu này đã nhắc đi nhắc lại Thầy rất nhiều. Không khéo thì dẫn danh dẫn lợi vô đây cắn quý thầy chết hết, không có người nào sống đâu. Đó là những cái điều mà Thầy đã thấy xa chứ không phải thấy gần đâu. Không phải đợi mà nó cắn chết hết cả đám nhau rồi đó, ngồi đây mà bật ngửa ra đó. Thấy xa như vậy cho nên quý thầy không bị rắn cắn đâu.
Đây là xả tâm vô lượng danh, dục lạc thế gian. Quý thầy phải hằng ngày phải một lần hai lần, ba lần, bốn lần tu tập như lý tác ý trau dồi tâm mình. Phải xả cho sạch danh lớn, danh nhỏ. Vì danh là vô hình, vi tế rất khó xả. Nên quý thầy phải đề cao cảnh giác, siêng năng tu tập thì mới xả vô lượng tâm này được. Nó không phải dễ đâu, cho nên quý thầy phải cảnh giác, siêng năng, phải thường hằng. Nó móng một xíu quý thầy hổng thấy nó đâu. Chừng đó nó lộ tướng lộ hình thấy được thì ôi thôi nó đã cắn mình rồi.
Khi xả tâm vô lượng danh dục lạc này được thì thân tâm quý vị thênh thang, nhẹ nhàng, an lạc với đời sống ba y một bát giải thoát, hoàn toàn Niết bàn tại thế. Nghĩa là xả cái tâm danh rồi quý thầy mới thấy được nó. Còn tâm danh lợi này, quý vị dù ở núi cao khổ hạnh tối đa thì tâm hồn của quý vị nặng như treo đá. Bây giờ có trốn đi đâu, quý vị có ở đâu. Thôi Thầy nói đây như thầy Chơn Trí đây thì về ở trong núi cao trắc trở đó mà cái tâm của thầy không xả được nó thì thầy ở trong đó nó cũng như treo đá chứ không có gì đâu.
Quý thầy nên lưu ý năm thứ dục lạc lớn dễ xả. Năm thứ dục lạc nhỏ tuy rằng vật chất tầm thường, một cuốn kinh sách, một bài thơ, một bài kệ, một bài văn, một kiến thức Phật pháp, một kiến chấp, một chai dầu nhỏ, một cục xà bông, một cây kem, một bàn chải, một cây kim, một sợi chỉ đều là ngũ dục lạc nhỏ, khó xả lắm quý vị. Hãy đề cao cảnh giác, hết sức thận trọng. Xem thì rất thường mà xả thì rất khó. Đó, những cái lối mà hồi nãy ở trên thì thấy nó rõ ràng. Nhưng coi chừng những vật dụng xung quanh quý vị, coi chừng nó nhỏ nó không ra gì chứ nó trói buộc quý vị lắm đó. Đó, Thầy giảng như vậy thì quý thầy phải để ý từng chút từng chút nếu là một người tu sĩ phải xả cho thật sạch. Một vật nhỏ còn thì một vật lớn nó sẽ dính. Nó không tha quý vị đâu. Bởi vì nó là một cái sức cám dỗ của ngũ dục lạc. Năm cái thứ dục lạc rất mạnh, một vật nhỏ mà còn dính quý thầy là quý thầy bị tiêu nó đó. Chứ đừng nghĩ rằng tôi giải thoát đâu. Thấy mình chùa không to, tháp không lớn, ở chòi tranh vách lá, ở rừng ở núi ở hang nhưng mà còn hai cây kim là quý vị đã bị dính, còn một cuộn chỉ to là quý vị đã bị tiêu, còn hai cái y là quý vị đã bị tiêu. Chứ không phải tưởng là cái chuyện nhỏ đó nó tầm thường. Nhưng nó còn nuôi cái mầm của nó là chạy theo cái dục lạc đó.
Vì thế hôm nay Thầy ẩn bóng để xả vô lượng tâm này cho thật sạch như một người đã chết bỏ xuống hết. Bây giờ sanh đã tận, phạm hạnh mới xong, những việc làm Thầy đã làm hết, không còn trở lui đời sống này nữa. Đó thì bây giờ quý thầy mới hiểu được cái chỗ ẩn bóng của Thầy chứ gì. Đó là mục đích của Thầy xả sạch, đó là xả tâm vô lượng sạch đó. Xả vô lượng cho sạch mà, mà bây giờ mình còn như thế này là mình chưa xả, phải không? Các thầy thấy rõ Thầy bây giờ là chưa xả: chưa xả đồ chúng, chưa xả cái chùa mình nè, chưa có ba y một bát mà, thì như vậy chưa xả sạch. Nó còn vi tế, coi chừng cái vi tế này nó sẽ trở thành cái lớn của nó đó. Cho nên ở đây thấy rất rõ. Qua những cái bức thơ của thầy Thiện Thiền, thầy chưa nhận ra được cái ý chỉ của Thầy cho nên thầy nghĩ rằng phải lợi ích chúng sanh, phải làm Bồ Tát hạnh. Nhưng Bồ tát hạnh coi chừng xả vô lượng tâm chưa sạch.
Để kết luận buổi giảng hôm nay, thì chúng ta đã học tới đây thì nó cũng gần tới giờ ăn cơm, chúng ta phải xả nghỉ.
2.4.5 Xả tâm ngủ
Bây giờ chúng ta tiếp tục cái bài học, bây giờ chúng ta xả cái ngủ. Hồi nãy là mình xả năm cái thứ kia rồi, bây giờ mình xả tới cái ngủ là cái cuối cùng. Năm thứ dục lạc thì cái ngủ là cái cuối cùng. Bây giờ tới phần xả dục lạc ngủ.
Ngủ là một thứ dục lạc trong năm thứ dục lạc khiến cho con người thích thú ham mê ngủ. Ngủ là một trạng thái ngu si mê muội, ngủ là một trạng thái bần thần dã dợt, lười biếng. Cho nên những người lười biếng là những người ham ngủ.
Ngủ có nhiều cấp độ. Ở đây quý thầy thấy trong cái trang thái ngủ nó làm cho con người si mê lắm. Do đó mà đức Phật gọi là thùy miên hay vô ký. Đó là cái danh từ để chỉ cho cái người mà lười biếng, hay ngủ, cái người mà ngu si, cái người không có thông minh. Cho nên gọi là hôn trầm thùy miên. Thì cái ngủ chúng ta cũng phải biết nó cũng có nhiều cấp độ, không phải nó có một cái hôn trầm thùy miên không thì nó chưa đủ. Vì vậy ở đây Thầy muốn chỉ cho chúng ta thấy năm cái trạng thái mà nó đi vào ở trong cái gọi là ngu si.
Thì đó là:
- Thứ nhất: là nó hôn trầm,
- Thứ hai là thùy miên,
- Thứ ba là hôn tịch,
- Thứ tư là vô ký,
- Thứ năm là ngoan không.
Năm cái trạng thái này mà cái người mà tu thiền thì thường gặp lấy những trạng thái này. Cho nên cái người mà ngồi lâu luôn luôn lúc nào cũng bị rơi vào trong năm cái trạng thái này.
Và cái hôn trầm thì như thế nào?Hôn trầm là một cái người ngồi một lúc thì lại vô ký đi, quên mất đi rồi gục xuống một cái rồi mới ngước cái đầu lên. Thì cái trạng thái mà gục xuống như vậy đó gọi là hôn trầm.
Còn thùy miên là như thế nào?Thùy miên là cái người đó ngồi cúi cái đầu xuống hoặc quẹo cái cổ qua một bên, rồi bị quên mất đi, ngủ say ở trong giấc ngủ đi. Thì cái đó là thùy miên. Nghĩa là thùy là ngủ, miên là nó tiếp tục miên man, miên mật ở trong đó, ở trong cái giấc quên nó đi, ở trong cái không biết đó thì gọi là thùy miên.
Thứ ba là hôn tịch.Hôn tịch là một lúc thì mê, một lúc thì tỉnh tỉnh, mơ mơ màng màng đó. Những cái người mà ngủ mà không say mà cũng không gục đó, mà lúc thì tỉnh lúc thì mê. Cũng như quý thầy tu về hơi thở. Lúc thì biết hơi thở, lúc thì không biết hơi thở. Đó gọi là cái trạng thái hôn tịch. Nó cũng thuộc cái loại ngủ đó. Nhưng mà ngủ, vừa ngủ vừa mê vừa tỉnh thì cái đó gọi là hôn tịch.
Còn thứ tư thì thuộc loại vô ký.Vô ký là nó chợt nó quên đi. Thứ nhất là nó quên cái tâm cho nên lúc bây giờ vừa chợt quên thì nó mất cái tỉnh. Nó mất cái tỉnh thì cái niệm vọng tưởng nó xen vô liền. Cái đó gọi là vô ký. Nó quên rồi nó mới có cái niệm khác xen vô. Hoặc là nó quên, nếu mà cái thân nó quên đi thì nó có tiếng động hoặc cái gì đó nó giựt mình, hoặc là nó vừa quên vừa giựt mình. Thì đó, cái thân nó cũng vô ký đó. Đó là những cái nó vô ký, nó kéo dài thì cái vô ký nó trở thành một cái trạng thái gọi là ngoan không. Nó mới chợt mà vừa quên vừa quên đó thì đó là nó vô ký. Mà nó kéo dài một cái thời gian dài ra từ nửa tiếng hai ba tiếng mà không ngơ, nó không giống như ngủ, không giống như thùy miên mà nó không ngơ ở trong đó thì đó gọi là ngoan không.
Cho nên năm cái loại mà ngủ này thì nó gọi là cái ngu si. Cái người mà rơi vào trong cái trạng thái đó không còn có thông minh nữa, mà càng ngày nó đi tới cái ngu si. Nghĩa là cái người ngồi thiền nhập định vào cái ngoan không này thì lâu ngày họ phát ra cái trí tuệ của tưởng. Họ tưởng giải. Họ tưởng là đúng nhưng sự thật ra họ nêu những cái kiến giải, tưởng giải đó ra làm cho lầm lạc tất cả những lối đi, làm cho phá những cái giới luật, làm cho những khuôn phép của Phật mất đi để cho họ được tự tại ở trong cuộc sống, chạy theo cái ngũ dục lạc. Cho nên cái người rơi vào ngoan không này thường hay phát triển cái pháp tưởng. Vì thế mà người sau này dễ bị lầm lạc. Tưởng là cái pháp đó là đúng cho nên từ đó mà làm lệch đi con đường tu theo đạo Phật. Làm tất cả những người sau này mất lối không còn biết đường đi nữa. Đó là những cái mà người tu thiền sai rơi vào những cái ngoan không tạo thành những cái pháp tưởng. Vì vậy mà đời mất lối đi, mất cái đường tu giải thoát. Cho nên từ cái chỗ ngu si này nó đưa đi đến cái chỗ ngu si khác mà tưởng rằng mình đã có trí tuệ. Đó là cái sai rất lớn trong sự tu tập theo đạo giải thoát. Tất cả những loại ngủ này gọi chung là si thiền hay mê định.
Đó thì nói chung những cái loại này nó bắt đầu mà người mới vô tu mà không biết. Cho nên đức Phật dạy chúng ta vào bắt đầu tu thì tu cái Chánh niệm tỉnh thức làm cho cái sức tỉnh của chúng ta. Cho nên đi kinh hành nhiều để hành động trên cái hành động, trên thân quán nội thân trên cái hành tướng của nó để mà tu tập, để làm cho cái sức tỉnh. Vì vậy mà nó không rơi vào hôn trầm thùy miên, hôn tịch, vô ký, ngoan không. Còn nếu chúng ta không tu tập cái này mà vội vào khép chân ngồi kiết già, rồi đặt một cái hơi thở, hoặc một cái đề mục nào đó rồi chúng ta ngồi, mà ngồi quá lâu thì cái cơ thể nó bị mệt mỏi do đó nó thiếp dần đi ở trong những cái trạng thái ngủ, cái trạng thái si mê này nó tạo ra những cái cảnh giới, nó tạo ra những cái trí tuệ không đúng cách, làm cho lệch lạc cái sự tư duy, mất cái trí tuệ. Bởi vì nó ngu si, đó là si định nên nó làm cho chúng ta ngu si mà cứ ngỡ tưởng mình là trí tuệ. Từ đó mình dẫn mình đi trên con đường tu hành lạc nẻo mà không hay biết. Cho nên tất cả ngủ này đều gọi chung là si thiền, mê định. Kẻ tu tà thiền, định tưởng thường rơi vào trạng thái này. Nghĩa là cái người tu thiền thuộc tà thiền, định tưởng thì họ thường rơi vào trạng thái 5 cái loại ngủ này không có thể nào mà sai. Nghĩa là luôn luôn quý thầy cứ nghiệm qua cái sự tu tập của quý thầy từ lâu đến giờ mà quý thầy không được hướng dẫn tu ở trong Chánh niệm tỉnh thức rất kỹ lưỡng. bây giờ quý thầy ngồi lâu thì cũng rơi vào trong năm cái loại ngủ ngu si này, trong năm cái thứ mê muội này, chứ không có thoát khỏi cái nanh vuốt của năm loại ngu si này.
Có dịp nói về thiền Thầy sẽ giảng tất cả những cái loại si thiền này để cho quý thầy rõ hơn. Bây giờ Thầy dạy cách xả tâm vô lượng ngủ. Bởi vậy cho nên năm cái loại ngủ này nó biến ra vô lượng cái ngu si tức là vô lượng cái ngủ của chúng ta, si mê của chúng ta. Bây giờ Thầy sẽ dạy quý thầy áp dụng cách nào để mà hành pháp, để cho nó đạt được xả cái vô lượng tâm ngủ này chúng ta được tỉnh táo, được sáng suốt, được thông minh để lấy cái trí tuệ chúng ta dẫn lối cho chúng ta đi đến con đường giải thoát chân chánh.
Khi một người tu hành đã bị năm thứ si thiền này thì phải vận dụng hết sức để phá nó. Gặp nó rồi thì phải hết sức tận dụng phá nó chứ không có được theo nó. Mà hễ nghe mỏi mệt là lo đi ngủ thì không được. Hoặc là ngồi thiền mà nghe an lạc rồi thiếp dần ở trong đó, rơi vô cái trạng thái ngoan không cũng không phải là tốt lắm đâu. Phải phá nó đi cho được, phải tìm mọi cách không có được cho nó nhập vào tâm, vào thân của chúng ta.
Vì thế người cư sĩ mới trau dồi tâm mình thì ngay đây cũng phải trau dồi tâm xả vô lượng ngủ. Vì cái ngủ cũng có vô lượng hình thức và trạng thái ngủ khác nhau. Bây giờ Thầy kể ra một số trạng thái ngủ để cho quý thầy biết. Chứ nếu mà quý thầy cứ nói năm cái loại này rồi không biết nó xảy ra như thế nào để mà chúng ta thấy được năm cái trạng thái ngủ. Bởi vì ở đây Thầy nói nó có vô lượng cái ngủ chứ không có phải có một cái ngủ. Vì cái ngủ cũng có vô lượng hình thức và trạng thái ngủ khác nhau.
- Như đi xe tàu bị sóng như say say ngủ.Đó, quý thầy có đi tàu đi xe rồi quý thầy biết, nó gật gà gật gù, nó làm chúng ta mệt nhọc cơ thể chúng ta hoặc là bị say sóng say gió. Do đó nó làm chúng ta ngây ngây như ngủ mà không ngủ. Đó là cái những cái trạng thái nó làm cho chúng ta mê mà không tỉnh đó.
- Bị cảm gió, thân lừ đừ nóng lạnh.Đó, khi mà chúng ta bị cảm gió hoặc bị mưa thì thân của chúng ta nóng lạnh nó cũng làm chúng ta buồn ngủ. Tất cả những bệnh khác đều có trạng thái không tỉnh táo. Nghĩa là mọi cái bệnh tật nhiều khi nó làm cho cơ thể chúng ta uể oải khó chịu, do đó chúng ta lừ đừ. Đó là những cái trạng thái ngủ, cơ thể lờ đờ.
- Tu sai cũng buồn ngủ.Nghĩa là chúng ta tu sai nó cũng buồn ngủ nữa, nghĩa là không đúng nó cũng buồn ngủ nữa. Cũng như trong cái pháp sổ tức mà nó sổ tức đến một mức nào đó mà quý vị sổ tức quá mức của nó thì nó cũng sanh ra buồn ngủ cho quý vị nữa. Chứ không phải quý vị sổ tức là nó tỉnh đâu. Nó quá cái sức. Ví dụ bây giờ cái sức của chúng ta sổ tức đến một ngàn hơi thở đi mà chúng ta tăng lên chừng một ngàn rưỡi, hai ngàn hơi thở thì lúc bây giờ chúng ta sẽ bị buồn ngủ. Rồi chúng ta không biết tìm ở đâu mà cái buồn ngủ này ra, nhưng mà do vì chúng ta đếm quá sức nên cái sực tập trung ở trong cái số đếm mà từ một ngàn hai ngàn hơi thở như vậy thì nó làm cho quý vị bị buồn ngủ. Rồi từ cái buồn ngủ đó quý vị không còn nhớ đến nữa.
- Trụ tâm không đúng chỗ là buồn ngủ.Nếu mà trụ tâm không đúng chỗ nó sẽ sanh ra buồn ngủ. Nó phải đúng cái chỗ nó thì nó mới tỉnh, còn không đúng chỗ nó thì nó sẽ sanh ra buồn ngủ.
- Làm quá sức cũng buồn ngủ.
- Sống cô đơn một mình cũng buồn ngủ.
- Lười biếng cũng buồn ngủ.
- Rượu chè, bài bạc, trác táng cũng buồn ngủ.
- Trai gái dục lạc quá độ cũng làm buồn ngủ, v.v..
Đó là những cái có thể đưa đến chúng ta vô lượng cái buồn ngủ, cái ngủ.
Vậy muốn xả tâm vô lượng ngủ này phải làm sao? Thì bây giờ chúng ta phải hiểu được những cái trạng thái đó để mà chúng ta biết nó là cái trạng thái ngủ nó ở trạng thái nào để mà chúng ta đối trị nó cho nó hết. Cũng như bây giờ mình bị bệnh mà ngủ thì mình phải tìm thuốc thang mình uống cho hết bệnh. Đằng này mình lại bắt nó đi kinh hành, mà đi hết nổi nữa. Đi riết một hơi chắc là vô nằm đó ngủ luôn chớ không bao giờ tỉnh lại được nữa. Đó là cái sai, trị nó phải trị cho đúng cách, không có thể trị cái ngủ bằng cái phương pháp nào cả. Mà phải tùy theo cái trường hợp ngủ đó mà trị thì nó mới hết. Phải tùy theo những trạng thái cơ thể bệnh tật hoặc thuốc thang, hoặc nghỉ ngơi dài hạn, hoặc dứt bỏ những trò chơi trác táng, hoặc dứt bỏ không được làm quá sức lực cơ thể cũng như tinh thần.
Thì quý thầy thấy ở đây Thầy dạy rất là rõ ràng cụ thể. Phải xét buồn ngủ cái mệt nhọc nó ở trong cơ thể chúng ta ở chỗ nào để rồi từng đó tùy cái đó mà chúng ta trị bệnh buồn ngủ này. Thì nó sẽ tỉnh táo và thông minh sáng suốt. Chứ còn nếu mà cứ làm quá sức hoài vừa tinh thần vừa cơ thể của mình thì cái người đó lừ đừ buồn ngủ thì nói sao mà họ không thông minh. Họ thông minh nhưng họ làm quá sức thì làm sao mà họ còn thông minh nữa. Đầu óc tối ngày cứ suy tư hoài làm sao mà thông minh, ít ra họ cũng phải nghỉ ngơi. Như vậy, muốn cho chúng ta có thông minh thì đừng có làm quá sức. Đó là những cái để đối trị lại, để làm cho chúng ta càng ngày càng có trí tuệ, có ý thức rất là thông minh, chính xác trong công việc làm.
Ở đây người muốn xả tâm vô lượng ngủ này phải hết sức thận trọng trong việc trau dồi tâm này. Nghĩa là phải hết sức thận trọng, phải rõ ràng từng cái buồn ngủ để mà trau dồi cái tâm của chúng ta, chứ không phải là muốn trau dồi nó, đặt nó ở chỗ nào, sai nó thì không thể được.
1. Phải biết buồn ngủ trong thân mình là loại nào. Đó thứ nhất mình phải xét nó ở trong thân mình nó thuộc loại nào.
2. Tùy theo bệnh trạng buồn ngủ mà dùng thuốc thang trị bệnh.
3. Cương quyết, mạnh mẽ dứt bỏ những trò chơi không lành mạnh. Nghĩa là như uống rượu, chè hoặc là bài bạc thức thâu đêm, ca hát thâu đêm. Cái đó là phải kiên quyết dứt bỏ, để không khéo một đêm mà chơi vui vậy sáng ra ngủ gà ngủ gật suốt ngày mà không có thấy tỉnh thì tức là người đó rất là mê si.
4. Phải rèn luyện nghị lực, chiến thắng những trạng thái lười biếng. Nghĩa là luôn luôn lúc nào mình cũng phải tìm cách mà rèn luyện cái nghị lực của mình chiến thắng lại những trạng thái lười biếng vì trong trạng thái lười biếng nó cũng sanh ra buồn ngủ.
5. Lấy nước súc miệng, rửa mặt, hoặc tắm cho lạnh. Khi mà mình biết trạng thái lười biếng của mình thì làm cho nó lạnh, làm cho nó sợ thì nó mới hết. Cái thứ lười biếng thì lấy roi mà quất cho đau thì nó mới hết, cái thứ lười biếng lấy cây mà đập cho nó khổ thì nó mới hết, lấy muối mà xát ở trong những vết thương, lấy dao mà rạch, rồi lấy muối xát vô thì do đó nó hết buồn ngủ à. Đó là những trạng thái lười biếng mà làm như vậy thì nó sẽ hết.
6. Ngồi chỗ nguy hiểm cho tâm sợ hãi. Nghĩa là mình ngồi trên ngã ba nhánh cây hoặc ngồi trên tảng đá cheo leo làm cho nó tỉnh táo, nó không dám, nó sợ chết nên luôn luôn lúc nào cũng cảnh giác. Đó là những điều kiện như mình ở trên núi mà thấy buồn ngủ thì trèo lên cục đá nào cheo leo mình ngồi trên đó. Nếu mày ngủ thì cho mày rớt gãy cổ cho chết cho rồi. Vì vậy nó sẽ tỉnh táo nó không dám ngủ. Bởi vì phải tìm mọi cách để phá nó chớ nếu không thì chúng ta sẽ tìm cách chui trong thất hoặc là chui trong giường mà ngủ à.
7. Đọc kinh sách. Nếu mà mình thấy buồn ngủ thì mình lấy kinh sách mình đọc rồi mình suy tìm nghĩa lý trong đó thì một hơi nó tỉnh táo.
8. Ngồi quán xét, tìm xem cái ngủ ở đâu. Đây là Thầy nêu ra tất cả để cho quý thầy thấy biết được cách mà phá ngủ. Quán xét xem cái ngủ từ đâu mà nó đến, từ đâu mà nó làm cho tay chân bần thần lười biếng như thế này. Đó là các thầy dùng cái sức quán xét, đặt cái niệm trước mặt rồi ngồi đó mà quán xét cái ngủ, một lúc thì cái ngủ nó mất.
9. Xem sao trên trời, tìm lý do diễn biến của vũ trụ. Đó cái người mà thích thiên văn, cái tâm mà thích thiên văn thì lúc bấy giờ buồn ngủ thì mới đi ra nhìn trời, nhìn sao, tìm hiểu sự diễn biến thấy sao này xẹt qua, sao kia lặn mất điều đó làm cho người này thích thú nó quên ngủ.
10. Đem một số truyện hình ra xem. Cái người thích xem hình ảnh đánh nhau hoặc thế này thế khác thì chúng ta đem một số truyện hình ra chúng ta xem một hơi thì chúng ta hết buồn ngủ.
11. Đi kinh hành tu tập tỉnh thức. Cái thứ 11 này là cái điều kiện của người tu sĩ chúng ta đó. Chúng ta phải tập tỉnh thức, phải đi kinh hành, phải đi cho nhiều, đừng có lười biếng thì nó sẽ tỉnh thức được. Mà biết cách áp dụng pháp hướng để nhắc tâm chúng ta thì chúng ta sẽ tỉnh thức mà phá đi cái buồn ngủ.
12. Tu vô lậu, quán xét thân tâm, tìm vô thường, khổ, vô ngã và bệnh tật ở trong thân của chúng ta. Đó chúng ta dùng Định Vô Lậu, dùng Định Chánh niệm tỉnh thức chúng ta cũng có thể phá được cái buồn ngủ.
13. Đi kinh hành trau dồi lòng từ tâm của mình dưới bước chân đi, tránh giẫm đạp chúng sanh. Khi mà ban ngày cũng như khi ban đêm thì chúng ta lại hướng tâm chúng ta để nhắc tâm chúng ta tránh dẫm đạp chúng sanh. Còn một câu ám thị mà Thầy chưa nhắc là khi đi ban đêm con mắt chúng ta không nhìn thấy chúng sanh ở dưới chân, thì chúng ta không thể thế nào làm sao mà tránh được. Vì vậy mà chúng ta phải nhắc, bởi vì Phật đã nói đạo cảm ứng giao nan tư nghì. Tâm chúng ta có lòng thương thì cảm ứng được với chúng sanh cho nên chúng ta phải dùng câu hướng như thế này:
"Ban đêm tôi đi kinh hành, không thấy chúng sanh. Xin tất cả chúng sanh dưới chân tôi hãy tránh cho tôi đi".
Thì mình phải hướng câu nói đó để giao cảm với nhau mà khi bước chân mình vừa đến là tất cả chúng sanh đã rời khỏi. Đó là vừa phá buồn ngủ mà cũng vừa trau dồi tâm từ của chúng ta dưới bàn chân trong lúc đêm khuya thanh vắng, trong lúc tối mờ mà không thấy đường.
14. Dùng pháp hướng như lý tác ý:
"Cái ngủ này vốn không có trong thân tứ đại này, chỉ do ngu si, mê muội, lười biếng, thiếu tinh tấn nên mới thọ sanh. Thọ vốn vô thường, lúc có lúc không. Vậy thọ uẩn phải dừng trạng thái ngủ nghỉ mê muội này, không được tái diễn, phải chấm dứt ngay".
Đó là câu pháp hướng cuối cùng để chúng ta phá cái thọ mê ngủ này, phá cái thọ ngu si này. Thường xuyên khi mà chúng ta đặt niệm nó như vậy phải là ngồi kiết già lưng thẳng hẳn hòi, phải dùng câu này để hướng tâm ám thị một cách chắc chắn, đánh đuổi cái thọ ngu si này ra. Chỗ chữ phải chấm dứt nói như truyền lệnh, phải càng mạnh càng tốt, làm cho tất cả sức tinh thần của chúng ta dồn tại đó mà đuổi những cơn lừ đừ say say của cơ thể. Nói như truyền lệnh là dùng tâm lực của tinh thần mạnh bạo làm cho cơn ngủ mau lui bước.
Đó thì quý thầy thấy Thầy chỉ dạy cho quý thầy những pháp rất cụ thể. Nếu quý thầy gằn nhừng nhiều lần ở cái chỗ phải chấm dứt cho nó mạnh bạo, từ cái cơn ở trong thân của quý vị dùng lực mà đẩy ra thì chừng hai ba câu như vậy là quý thầy đã tỉnh táo không còn buồn ngủ nữa.
Đó là hôm nay Thầy dạy cho quý thầy xả tâm vô lượng ngủ để cho biết cách mà xả cho tận gốc nó. Khi đối với bệnh buồn ngủ phải thông minh sáng suốt. Quý thầy phải sáng suốt thông minh chớ không thể nào thiếu sự thông minh mà đối trị nó được, nếu không thông minh sáng suốt thì buồn ngủ lại buồn ngủ nhiều hơn. Nghĩa là mình trị nó mà mình lại buồn ngủ hơn. Còn nếu thông minh sáng suốt thì mình trị đúng bệnh của nó thì nó mau hết. Nếu mà không thông minh sáng suốt thì vất vả hơn.
Cho nên quý thầy tu theo đạo Phật thì thứ nhất là siêng năng, bền chí, đi kinh hành nhiều. Đó là cách thức mà quý thầy theo đạo Phật như ông Phật ngày xưa luôn luôn đi kinh hành ở trong khu rừng của ông ta. Và chúng ta nên bắt chước gương hạnh của Phật mà luôn luôn nên đi kinh hành như vậy để phá đi những cái mê muội này làm cho tỉnh thức luôn luôn.
Luôn luôn phải trau dồi tâm phá ngủ dưới chân mình bằng pháp hướng tâm như lý tác ý: "Buồn ngủ, phải lui đi! Lười biếng, phải lui đi!".
Đó là những câu ám thị ngắn mà chúng ta vừa đi vừa nhắc nó khi biết tâm mình đang buồn ngủ, đang lừ đừ, đang không tỉnh táo, rồi tiếp tục chúng ta lại hướng tới nữa:"Cơn mơ mơ, say say, hãy lui đi! Thân tâm phải tỉnh táo". Chúng ta nhắc nhiều lần như vậy trong khi đi, như ra lệnh một lúc thì hết hôn trầm, thùy miên.
Đó thì quý thầy thấy mình có pháp để phá nhưng từ lâu tới giờ chưa có ai triển khai ra được cho nên mình không biết mà phá. Vì vậy mà cứ buồn ngủ phải chịu buồn ngủ thôi, không bao giờ hết được. Hôm nay giáo án này Thầy sẽ dạy hết tất cả những kinh nghiệm để cho quý thầy về tự mình về mà lấy pháp mà làm chỗ nương tựa vững chắc mà trau dồi thân tâm của mình để làm chủ sanh tử.
Để kết thúc Tứ vô lượng tâm, Thầy tóm lại để quý thầy nhận định cho rõ ràng cách hành trì pháp môn tu tập. Phải chính xác thì mới có hiệu quả. Nếu tu tập không kết quả ngay liền hiện tại là do quý thầy tu tập sai hoặc là dùng pháp hướng sai không đúng cách, không đúng chỗ nên không hiệu quả. Nghĩa là trên bước đường tu tập chúng ta có pháp hành, nhưng mà pháp hành dùng không đúng chỗ, không đúng bệnh thì cái pháp hành đó sẽ không có hiệu quả. Nếu quý vị biết hành đúng mọi trường hợp của nó thì pháp hành sẽ có hiệu quả ngay tức khắc làm cho tất cả những cơn hôn trầm buồn ngủ, thùy miên sẽ lui bước và tâm quý vị được thanh thản, được tỉnh táo, rất là tỉnh táo.
1. Các thầy nên lưu ý: Nếu pháp hướng của ý thức dùng thì pháp hướng phải cụ thể, có đối tượng. Đó quý vị muốn dùng cái ý thức của quý vị dùng thì pháp hướng đó phải có đối tượng trước mặt quý vị thì quý vị dùng nó mới đúng cách. Nếu pháp hướng là tưởng thức thì pháp hướng không cụ thể, phải trừu tượng.
Đây bây giờ Thầy nói như thế này: Người ta ngồi người ta quán cái thây ma, hay quán bộ xương trắng thì cái bộ xương trắng không thể nào là đối tượng trước mặt chúng ta được mà phải là tâm chúng ta tưởng ra. Do đó, đề mục đó nó thành ra một cái trừu tượng, nhưng chúng ta dùng pháp hướng mà nhắc cái tưởng đó thì nó mới đúng cách là chúng ta biết dùng pháp hướng đúng với tưởng. Còn bây giờ trước mặt chúng ta có hơi thở ra vô thì chúng ta hướng hơi thở đó, thì như vậy là ý thức chứ không phải tưởng thức. Quý thầy phải lưu ý cái phần này nếu không quý thầy dùng tưởng mà quý thầy tưởng là ý thức. Quý thầy dùng ý thức rồi quý thầy dùng đề mục tưởng trừu tượng thì 2 cái này sẽ không có hiệu quả và nó có hiệu quả thì nó sẽ chéo cẳng ngỗng, nó sẽ đưa quý thầy vào chỗ không có đúng cách, nó sẽ đi vào con đường thiền sai, không đúng.
2. Các thầy tu tập nội tâm phải an trú trong chánh niệm. Nghĩa là trong khi tu tập quý thầy phải giữ tâm mình ở trong chánh niệm. Khi bây giờ mình đặt một cái niệm để cho mình tu, trau dồi cái tâm từ của mình thì luôn luôn mình phải ở trong lòng thương yêu mà mình đặt cái niệm, chớ đừng có ở trong cái tâm mà dao động, nhớ cái này, nghĩ cái kia, ham cái nọ thì cái chánh niệm đó nó không phải là chánh niệm. Ở đây Thầy nhắc lại cho quý thầy nhớ khi làm một cái gì thì phải cho chính xác cái đó, cái tâm của mình phải biết cái niệm đó nó ở chỗ nào. Như trau dồi tâm từ thì phải ở cái lòng thương yêu như thế nào, tâm bi thì nó phải ở cái lòng thương yêu như thế nào để đặt cái đó gọi là cái chánh niệm. Cái chánh niệm là cái niệm chơn chánh ngay trong sự trau dồi đó chứ không phải là chánh niệm bằng cái niệm đúng. Mọi cái niệm đều có niệm đúng nhưng mà mình đặt không đúng chỗ mình trau dồi thì cái đó trật, không có đúng. Cũng như bây giờ mình đang ở cái chánh niệm của thân bất tịnh, thân vô thường mà mình trau dồi tâm từ thì đó là sai. Đó thì cái chánh niệm kia là chánh niệm ở trong cái chỗ khác chớ không phải là chánh niệm ở chỗ trau dồi tâm từ.
Muốn tu tập cho đúng cách thì quý thầy phải hiểu được cái này thì quý thầy mới thấy được cái chỗ vi diệu của Phật pháp. Tức là pháp hướng tâm Như lý tác ý không được xao nhãng. Nghĩa là lúc bấy giờ cái pháp hướng đó nhắc chỗ đó là tâm phải ở chánh niệm đó cho nên nó không xao nhãng được cái chỗ đó. Phải tỉnh thức cao độ. Phải cái sức tỉnh thức ở đó không được mờ mờ, mà phải tỉnh thức ngay cái niệm chỗ đó, cho nên không bao giờ thất niệm. Vì vậy Phật gọi người tu sĩ mà thất niệm là bị ma dẫn. Tức là bây giờ chúng ta có cái chánh niệm nào đi nữa mà không đúng ngay đối tượng đang trau dồi pháp đó thì cái đó chúng ta vẫn bị ma dẫn.
Nếu tỉnh thức cao độ chưa có thì quý vị phải tu Chánh niệm tỉnh giác định. Thấy sức tỉnh mình chưa có, cứ một lát nó lại nhớ cái niệm gì, cái niệm này cái niệm khác xen vô nó làm thất niệm thì phải tu Chánh niệm tỉnh giác định hoặc tu tập Vô lậu định. Nghĩa là quý vị biết rằng khi mà cái tỉnh thức của mình không có có cao độ là mình tu tập cái Chánh niệm tỉnh giác định ít hoặc là tu tập Định vô lậu ít,bây giờ phải tu tập hai cái định này nhiều thì quý vị mới có đủ sức tỉnh. Bởi vì mình biết được cái thân và tâm của mình, cái sức tỉnh thức của mình cao hay thấp mình vẫn biết mình hơn ai hết, và biết thì mình phải lo tu cái định gì để cho sức tỉnh thức đó cao hơn để rồi chúng ta sẽ trau dồi được cái thân tâm của chúng ta trong mọi pháp của Phật dạy.
3. Và khéo léo giữ tâm vững trú trong các thiện pháp. Nghĩa là luôn luôn lúc nào mà thực hiện pháp của Phật rồi thì giờ nào, phút nào chúng ta cũng phải giữ tâm mình vững trú ở trong các thiện pháp, các thiện pháp như chúng ta học thập thiện đó. Luôn lúc nào chúng ta cũng giữ nó trong các thiện pháp đó. Không cho ác pháp xâm chiếm tâm, và không cho các ác pháp đặt chân nơi tâm. Nghĩa là chúng ta luôn luôn cảnh giác đến cái mức độ nó xâm chiếm vô mà không cho nó đặt chân đứng vô trên tâm ta nữa. Đó là cái phần ba.
4. Từ tâm giải thoát phải được tu tập trau dồi thường xuyên, làm cho sung mãn, làm cho thành cỗ xe, làm cho thành cứ điểm, làm cho được kiên trì, làm cho được tích lũy, tích tập, khéo tinh cần siêng năng thực hành theo lời chỉ dạy pháp hành trì của Phật, của Thầy thì kết quả giải thoát an lạc đến cho quý thầy thì rõ ràng. Thì cái phần bốn quý thầy phải cố gắng kiên trì tập luyện đến cái pháp Tứ vô lượng tâm này. Như Thầy đã nhắc hồi nãy: từ tâm vô lượng giải thoát phải trau dồi thường xuyên, làm cho sung mãn. Nghĩa làm cho chúng ta được cái lòng thương thực sự, không phải là sơ sơ đâu. Nghĩa là hằng ngày phải trau dồi nó liên tục chứ không có học rồi mà tu sơ sơ thì nó chẳng có làm gì được hết. Nên phải làm cho nó sung mãn, làm cho nó thành cỗ xe. Nó thành một cái cỗ xe mà chở cái lòng thương của chúng ta trên đó mà rải cho tất cả chúng sanh đó. Làm thành cái cứ điểm chắc chắn, cái lòng thương chắc chắn là một cái cứ điểm không có ai mà xâm chiếm cái cứ điểm của chúng ta. Làm cho được kiên trì, làm cho cái lòng thương yêu đó nó vững bền nó không có bị thay đổi được, làm cho được tích tập, làm cho nó được nhiều lên càng tốt càng hay.
Ở đây thì tới cuối cùng thì chúng ta phải khéo tinh cần, tức là siêng năng tinh cần phải khéo léo thực hành theo lời chỉ dạy pháp hành trì này của Phật, của Thầy thì kết quả sẽ được giải thoát. Nội tu bao nhiêu đó thì quý thầy cũng thấy rằng quý thầy đã được giải thoát rồi chớ chưa nói gì tu nhiều nữa. Nhưng đây mới là khởi sự mà thôi. Để bổ túc cho tâm vô lượng giải thoát này quý thầy phải tu nhiều cái nó mới tích tập thành được thành cứ điểm, nó mới thành cỗ xe, nó mới làm cho sung mãn chớ không phải bây giờ mà chúng ta tập như vậy mà nó ngay liền được. Chúng ta còn phải học tập, tu tập nhiều cái khác nữa. Cho nên từ đó cái sức tỉnh táo, cái sức mà an lạc, cái sức mà giải thoát, cái sức xả bỏ chúng ta mới đoạn dứt tất cả những cái khác thì nó mới thành tựu cái tứ tâm vô lượng này.
5. Bi tâm vô lượng giải thoát cũng tu tập như vậy. Nghĩa là hồi nãy mình từ tâm mình cũng tu cho nó thành cỗ xe thì bi tâm cũng tu cũng thành cỗ xe cho nó sung mãn. Nó cũng thành cái cứ điểm. Rồi hỷ tâm vô lượng chúng ta cũng tu như vậy, cũng làm cho nó thành cỗ xe, thành cứ điểm cho nó kiên trì, cho nó sung mãn. Tất cả những cái đó ta phải tập, phải làm.
6. Xả tâm vô lượng giải thoát cũng tu theo đúng như lời Thầy dạy, cũng làm cho nó thành cỗ xe, thành cứ điểm, cho nó sung mãn, nó tích tập cho nó sâu. Vì vậy mà nó mới xả được tất cả các pháp trên thế gian này.
Cứ y chỉ theo lời dạy của Thầy, đặt trọn hết niềm tin ở Giới, Định, Tuệ. Tức là cứ y chỉ theo lời dạy của Thầy thì quý thầy đặt trọn niềm tin ở ba pháp Giới, Định, Tuệ của đức Phật và tất cả các pháp môn của Phật mà hôm nay Thầy đã triển khai thành một con đường có lý pháp, có hành pháp rất rõ ràng và cụ thể. Vén sạch những màn mây kiến thức tưởng giải của thế nhân đang phủ trùm trên ba Thánh pháp của đạo Phật (Giới - Định - Tuệ) khiến cho ba pháp này không còn ai thực hiện được, gần như chỉ còn là một danh từ suông. Còn toàn bộ tu sĩ Phật giáo thì sống ngược lại và không thực hành đúng pháp này. Đó thì hầu như là quý thầy cũng nhận thấy rất rõ là người ta đi ngược lại với cái pháp Giới - Định - Tuệ của Phật. Còn bây giờ Thầy vén ra để chúng ta thực hiện được từ Giới - Định - Tuệ. Để cho nó rõ ràng cái sự giải thoát mà đức Phật vì lòng từ bi mà Ngài đã đem dạy lại cho chúng ta. Cho đến bây giờ chúng ta bị bỏ quên những cái pháp rất là cao quý này.
7. Nếu ai sống đúng và hành đúng lời dạy của Thầy thì kết quả lòng thương yêu rộng lớn của quý vị phải trùm cả không gian và thời gian. Chừng đó thế gian này là thiên đàng, quý thầy là những du tăng khất sĩ, rày đây mai đó, đời sống ba y một bát không có chùa to, tháp lớn. Quý thầy đã phủi sạch những sợi dây ràng buộc vật chất thế gian. Đời sống của quý thầy rộng bước thênh thang, tâm hồn của quý thầy thương yêu chúng sanh như không gian phủ trùm vạn hữu. Bây giờ quý thầy không phải Phật, không phải Tổ, không phải Alahán, không phải Bồ tát mà là một con người như bao nhiêu con người khác, nhưng tâm hồn của quý thầy đã hòa cuộc sống của quý thầy với các cuộc sống của nhân thế bên nhau mãi mãi, không xa lìa chúng sanh một bước. Quý thầy là con người đã giải thoát với lòng thương vô tận.
Đó là kết thúc bài học về Tứ vô lượng tâm. Để cho quý thầy thấy rằng cái pháp Tứ vô lượng tâm tuyệt vời như vậy. Làm cho tâm hồn chúng ta rộng lớn bao la với muôn loài muôn vật. Ở đây Thầy xin đọc lại một cái chuyện của một vị cao tăng ở trong thời đức Phật mà đã thực hiện Tứ vô lượng tâm mà đức Phật đã ca ngợi rằng, đã ca ngợi Ngài(BBT:CĐ,13B,E00:46:04) là một người đệ nhất hạnh về từ bi vô lượng. Đây, cái người đó như thế nào, là ai, tên gì (BBT:CĐ,14A,B00:00:00)thì Thầy sẽ thuật lại cho quý thầy nghe để kết thúc cái bài pháp này.
Để kết thúc bài pháp Tứ vô lượng tâm Thầy thuật lại cho quý thầy nghe câu chuyện Thánh tăng thời đức Phật tu tập thiền quán hướng niệm trau dồi Bốn tâm vô lượng để trở thành vị tỳ kheo đệ nhất về hạnh từ bi vô lượng. Ngài Siriti, Ngài là em trai của ông Cấp Cô Độc. Trong ngày ông Cấp Cô Độc cúng dường Kỳ Viên tịnh xá cho đức Phật, ông có chứng kiến và nghe pháp. Sau đó ông xin Phật xuất gia và thọ đại giới. Ngài thông hiểu hai loại giới luật, được đức Phật cho một để tài thiền quán hướng tâm tu tập, trau dồi thân tâm bằng pháp môn Tứ vô lượng tâm. Từ đó ngài trở thành một người đệ tử của Phật có từ tâm đệ nhất. Quý thầy nghe bài kệ của Ngài. Thầy đọc bài kệ khi ngài chứng đạt được Tứ vô lượng tâm:
Từ tâm ta trau dồi
Phủ trùm khắp muôn phương
Bi tâm ta trau dồi
Thương khắp hết quần sanh
Hỷ tâm ta trau dồi
Vui hòa cùng vạn pháp
Xả tâm ta trau dồi
Vạn vật đều chung vui
Tâm ta khéo định tĩnh
Tinh cần sống giải thoát
Nghĩa là ông chỉ có tu nhiêu đó đã giải thoát, đã chứng được Tam minh ngay tức khắc. Cái tâm mà thương yêu chúng sanh nó thanh tịnh tới mức độ đó. Ông truyền lệnh một cái, bởi vì trong khi tu tập trau dồi này ông thường dùng pháp hướng. Phật nói Như lý tác ý mà, cho nên lúc đó ông chỉ cần truyền lệnh bảo các hành trong thân ngưng, hơi thở ngưng thì tức nó ngưng liền là ông nhập Tứ thiền. Từ ở Tứ thiền ông hướng tâm nhắc tâm phải hướng về quá khứ thì Lậu tận minh, Túc mạng minh, Thiên nhãn minh, nó phải hiện ra tức khắc không phải mà ngồi nhiếp tâm, ức chế tâm như chúng ta dùng hơi thở đâu.
Người ta tu có bây nhiêu đó người ta cũng đủ rồi. Vậy nên khi ông nghiên cứu về hai loại giới luật của Phật đã thấy tâm từ của ông tới mức độ nào. Bởi vì đức Phật dạy thiện pháp, mà thiện pháp tức là có tâm từ rồi, từ bi hỷ xả trong này rồi, cho nên do ông áp dụng vào bài pháp này mà ông thành tựu được đạo giải thoát nên ông là đệ nhứt từ bi vô lượng. Ông được đức Phật xem như hàng đệ tử có tâm từ bi rộng lớn nhất trong hàng đệ tử, đệ nhất đệ tử của đức Phật.
Thì hôm nay Thầy đem mẩu chuyện, để lấy mẩu chuyện này làm cái gương để chúng ta noi theo. Trong khi Thầy tham cứu về phần lịch sử của các bậc Thánh tăng, Thầy đã thấy được những điều kiện thật là tuyệt. Bởi vì muốn mà mình nương theo các bậc Thánh tăng trong thời đức Phật, thì thời mình đâu có Thánh tăng mà Phật bảo mình phải quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng. Mình phải theo những vị tăng, những vị tăng trong thời đức Phật mới gọi là Thánh tăng. Do những hàng mà tu như vậy chúng ta hãy nghiên cứu qua cái hành trình, qua hành trạng của các Ngài. Qua đó mà chúng ta mới tu tập cho chính mình. Chứ bây giờ mình nương quý thầy của mình thì phạm giới, phá giới hết rồi, mình nương sao cho được. Và hành động của quý thầy thì sống trong vật chất thì mình nương sao được mà giải thoát. Còn các vị Thánh tăng ngày xưa người ta sống trong rừng, ba y một bát, đi xin ăn vất vả. Rồi đây quí thầy sẽ thấy có nhiều vị người ta già cả mà người ta còn đi xin ăn, rồi người ta mệt nhọc, người ta nương gậy trèo lên núi hoặc thế này thế khác. Đọc tới những cái nỗi già yếu của những vị mà theo đức Phật tu hành phải đi xin ăn chứ không phải ngồi ở nhà mà người ta đem cơm tới cho ăn được. Mà phải đi xin ăn hằng ngày. Và đồng thời những cái xin ăn hằng ngày mới ngộ được và tu tập rèn luyện mình để cho được giải thoát.
Thì đó là những công trình rất lớn trong những Thánh tăng trong thời đức Phật mà chúng ta không được học, không được nêu lên để làm gương hạnh tốt cho chúng ta noi theo mà chúng ta thực hiện trong đời sống của chúng ta.
Hôm nay, đây là lần đầu tiên Thầy dạy cho quý thầy về hành trạng của bậc Thánh tăng. Rồi lần lượt trong bài giảng của giáo án này Thầy sẽ cho nhiều gương hạnh Thánh tăng để cho các thầy lấy đó làm gương soi cho mình, để trên bước đường tu tập đến khi giải thoát.
Hồi nãy kết thúc bài Tứ vô lượng tâm thì Thầy thuật lại một mẩu chuyện của một vị cao tăng trong thời đức Phật và Ngài có để lại cho chúng ta một bài kệ, nhưng đó là bài kệ của Ngài. Còn kết thúc bài giảng Tứ vô lượng tâm thì Thầy cũng có một bài kệ để nhắc nhở quý thầy tu tập. Bài kệ của Thầy như thế này:
Trau dồi từ tâm tốt
Lòng thương hòa vạn hữu
Trau dồi bi tâm tốt
Vạn hữu hết điêu linh
Trau dồi tâm hỷ tốt
Lòng vui khắp muôn loài
Trau dồi tâm xả tốt
Vạn vật sống an lành
Đó là những câu kệ của Thầy, Thầy nói lên tâm trạng của Thầy như vậy. Thầy mong rằng quý thầy áp dụng câu kệ này mà nhắc tâm cho mình để cho hằng ngày mình trau dồi bốn tâm vô lượng này để sống được với vạn hữu, với sanh linh bằng cái cuộc sống chan hòa và an lạc. Đó là cái điều ước ao, ước mơ của Thầy để mong mọi người sống được với bốn cái tâm vô lượng này. Đó là kết thúc bài Tứ vô lượng tâm mà Thầy đã dạy, giảng giải cho quý thầy hiểu cái lý và cái hành pháp của nó. Thì quý thầy đã biết cái hành và biết rõ được cái lý của nó như thế nào là xong cái bài Tứ vô lượng tâm.(BBT:CĐ,14A,E00:06:23)