VI. TĂNG THEO TỪNG BẬC
[941] Các pháp tạo ra tội cần phải biết. [1] Các Pháp không tạo ra tội cần phải biết.[2] Phạm tội cần phải biết. Không phạm tội cần phải biết. Tội nhẹ cần phải biết. Tội nặng cần phải biết.[3] Tội còn dư sót cần phải biết. Tội không còn dư sót cần phải biết.[4] Tội xấu xa cần phải biết. Tội không xấu xa cần phải biết.[5] Tội có sự sửa chữa được cần phải biết. Tội không có sự sửa chữa được cần phải biết. Tội đưa đến sự sám hối cần phải biết. Tội không đưa đến sự sám hối cần phải biết. Tội có sự chướng ngại cần phải biết. Tội không có sự chướng ngại cần phải biết.[6] Tội là điều quy định do sự chê trách cần phải biết.[7] Tội là điều quy định không do sự chê trách cần phải biết. Tội được sanh lên do làm cần phải biết. Tội được sanh lên do không làm cần phải biết.[8] Tội được sanh lên do làm và không làm cần phải biết.[9] Tội vi phạm đầu tiên cần phải biết. Tội vi phạm đến sau cần phải biết. Tội kế tiếp của các tội vi phạm đầu tiên cần phải biết. Tội kế tiếp của các tội vi phạm đến sau cần phải biết.[10] Tội đã sám hối được tính đến cần phải biết.[11] Tội đã sám hối không được tính đến cần phải biết. Sự quy định cần phải biết. Sự quy định thêm cần phải biết. Sự quy định khi (sự việc) chưa xảy ra cần phải biết. Sự quy định (áp dụng) cho tất cả mọi nơi cần phải biết. Sự quy định (áp dụng) cho khu vực cần phải biết. Sự quy định chung cần phải biết. Sự quy định riêng cần phải biết. Sự quy định cho một (hội chúng) cần phải biết. Sự quy định cho cả hai (hội chúng) cần phải biết. Tội là lỗi trầm trọng cần phải biết. Tội là lỗi không trầm trọng cần phải biết.[12] Tội có liên quan đến người tại gia cần phải biết. Tội không có liên quan đến người tại gia cần phải biết. Tội (có nghiệp) xác định cần phải biết.[13] Tội (có nghiệp) không xác định cần phải biết. Người là vị vi phạm đầu tiên cần phải biết. Người không là vị vi phạm đầu tiên cần phải biết. Người là vị vi phạm không thường xuyên cần phải biết. Người là vị vi phạm thường xuyên cần phải biết. Người là vị buộc tội cần phải biết. Người là vị bị buộc tội cần phải biết. Người là vị buộc tội sai pháp cần phải biết. Người là vị bị buộc tội sai pháp cần phải biết. Người là vị buộc tội đúng pháp cần phải biết. Người là vị bị buộc tội đúng pháp cần phải biết. Người đã được xác định cần phải biết. Người chưa được xác định cần phải biết. Người là vị có thể vi phạm tội cần phải biết. Người là vị không thể vi phạm tội cần phải biết.[14] Người là vị bị án treo cần phải biết. Người là vị không bị án treo cần phải biết. Người là vị đã bị trục xuất cần phải biết. Người là vị không bị trục xuất cần phải biết. Người là vị đồng cộng trú cần phải biết. Người là vị không đồng cộng trú cần phải biết. Sự đình chỉ cần phải biết.[15]
Dứt phần Nhóm Một.
Tóm lược phần này:
[942]
Các sự tạo tác nên,
tội vi phạm, loại nhẹ,
còn dư sót, xấu xa,
sửa chữa, và thú nhận,
chướng ngại, lỗi, hành động,
hành động và không hành,
trước tiên, vào khoảng giữa,
được tính đến, quy định,
chưa xảy ra, mọi nơi,
chung cả, và một bên,
trầm trọng, người tại gia,
và đã được xác định,
đầu tiên, không thường xuyên,
(vị là) người buộc tội,
sai pháp và đúng pháp,
xác định, không thể phạm,
bị án treo, trục xuất,
đồng cộng trú, đình chỉ,
phần tóm lược này đây
chung cho mỗi một điều.
*******
[943] Có loại tội vị vi phạm có sự nhận thức, có loại tội vị vi phạm không có sự nhận thức. Có loại tội vi phạm của vị đã đạt sự thành tựu, có loại tội vi phạm của vị chưa đạt sự thành tựu.[16] Có loại tội vi phạm liên quan đến Chánh Pháp,[17] có loại tội vi phạm không liên quan đến Chánh Pháp. Có loại tội vi phạm liên quan đến vật dụng của bản thân, có loại tội vi phạm liên quan đến vật dụng của người khác.[18] Có loại tội vi phạm liên quan đến chính bản thân, có loại tội vi phạm liên quan đến người khác. Có vị trong khi nói sự thật vi phạm tội nặng, có vị trong khi nói láo vi phạm tội nhẹ.[19] Có vị trong khi nói láo vi phạm tội nặng, có vị trong khi nói sự thật vi phạm tội nhẹ.[20] Có loại tội vi phạm khi ở trên mặt đất (nhưng) không (vi phạm) ở trên khoảng không, có loại tội vi phạm khi ở trên khoảng không (nhưng) không (vi phạm) ở trên mặt đất. Có loại tội vi phạm trong khi đi ra ngoài không (vi phạm) trong khi đi vào, có loại tội vi phạm trong khi đi vào không (vi phạm) trong khi đi ra ngoài.[21] Có loại tội vi phạm trong khi áp dụng, có loại tội vi phạm trong khi không áp dụng.[22] Có loại tội vi phạm trong khi thọ trì, có loại tội vi phạm trong khi không thọ trì.[23] Có loại tội vi phạm trong khi làm, có loại tội vi phạm trong khi không làm. Có loại tội vi phạm trong khi cho, có loại tội vi phạm trong khi không cho. Có loại tội vi phạm trong khi thọ lãnh, có loại tội vi phạm trong khi không thọ lãnh. Có loại tội vi phạm do sự thọ dụng, có loại tội vi phạm do sự không thọ dụng. Có loại tội vi phạm ban đêm không (vi phạm) ban ngày, có loại tội vi phạm ban ngày không (vi phạm) ban đêm. Có loại tội vi phạm vào lúc hừng sáng, có loại tội vi phạm không phải vào lúc hừng sáng. Có loại tội vi phạm trong khi cắt đứt, có loại tội vi phạm trong khi không cắt đứt.[24] Có loại tội vi phạm trong khi che đậy, có loại tội vi phạm trong khi không che đậy.[25] Có loại tội vi phạm trong khi sử dụng, có loại tội vi phạm trong khi không sử dụng.
[944] Hai lễ Uposatha: lễ ngày mười bốn và lễ ngày mười lăm. Hai lễ Pavāraṇā: lễ ngày mười bốn và lễ ngày mười lăm. Hai loại hành sự: hành sự với lời công bố và hành sự với lời đề nghị. Hai loại hành sự khác nữa: hành sự với lời thông báo đến lần thứ nhì và hành sự với lời thông báo đến lần thứ tư. Hai sự việc của hành sự: sự việc của hành sự với lời công bố và sự việc của hành sự với lời đề nghị. Hai sự việc của hành sự khác nữa: sự việc của hành sự với lời thông báo đến lần thứ nhì và sự việc của hành sự với lời thông báo đến lần thứ tư. Hai sự sai trái của hành sự: sự sai trái của hành sự với lời công bố và sự sai trái của của hành sự với lời đề nghị. Hai sự sai trái của hành sự khác nữa: sự sai trái của hành sự với lời thông báo đến lần thứ nhì và sự sai trái của hành sự với lời thông báo đến lần thứ tư. Hai sự thành tựu của hành sự: sự thành tựu của hành sự với lời công bố và sự thành tựu của của hành sự với lời đề nghị. Hai sự thành tựu của hành sự khác nữa: sự thành tựu của hành sự với lời thông báo đến lần thứ nhì và sự thành tựu của hành sự với lời thông báo đến lần thứ tư. Hai nền tảng của việc không đồng cộng trú: tự bản thân thực hiện việc không đồng cộng trú cho bản thân hoặc là hội chúng hợp nhất phạt án treo vị ấy trong việc không nhìn nhận (tội), hoặc trong việc không sửa chữa (lỗi), hoặc trong việc không từ bỏ (tà kiến ác).[26] Hai nền tảng của sự đồng cộng trú chung: tự bản thân thực hiện việc đồng cộng trú chung cho bản thân hoặc là hội chúng hợp nhất phục hồi cho vị ấy khi đã bị án treo trong việc không nhìn nhận (tội), hoặc trong việc không sửa chữa (lỗi), hoặc trong việc không từ bỏ (tà kiến ác).
[945] Hai loại tội pārājika, hai loại tội saṅghādisesa, hai loại tội thullaccaya, hai loại tội pācittiya, hai loại tội pāṭidesanīya, hai loại tội dukkaṭa, hai loại tội dubbhāsita của các tỳ khưu và của các tỳ khưu ni. Bảy loại tội, bảy nhóm tội của các tỳ khưu và của các tỳ khưu ni. Hội chúng bị chia rẽ bằng hai phương thức: bằng hành sự hoặc do sự phân phát thẻ.
[946] Hai hạng người không nên cho tu lên bậc trên: người chưa đủ hai mươi tuổi, người có bàn tay, v.v... bị cắt đứt. Hai hạng người khác nữa không nên cho tu lên bậc trên: người không thành tựu về thân thể, người đã làm sai trái trong hành động.[27] Hai hạng người khác nữa không nên cho tu lên bậc trên: người không có đầy đủ (y bát), người có đầy đủ (y bát) nhưng chưa được hỏi đến. Không nên sống với sự nương nhờ vào hai hạng người: không liêm sỉ và ngu dốt. Sự nương nhờ không nên ban cho đến hai hạng người: kẻ không liêm sỉ và người có liêm sỉ nhưng không cầu xin. Sự nương nhờ nên ban cho đến hai hạng người: kẻ ngu dốt và người có liêm sỉ có cầu xin. Hai hạng người không thể vi phạm tội: Chư Phật và chư Phật Độc Giác. Hai hạng người có thể vi phạm tội: các tỳ khưu và các tỳ khưu ni. Hai hạng người không thể vi phạm tội với sự cố ý: các tỳ khưu và các tỳ khưu ni là các thánh nhân. Hai hạng người có thể vi phạm tội với sự cố ý: các tỳ khưu và các tỳ khưu ni là các phàm nhân. Hai hạng người không thể cố ý vi phạm sự việc có tính chất sái quấy: các tỳ khưu và các tỳ khưu ni là các thánh nhân. Hai hạng người có thể cố ý vi phạm sự việc có tính chất sái quấy: các tỳ khưu và các tỳ khưu ni là các phàm nhân.
[947] Hai sự phản đối: vị phản đối bằng thân hoặc vị phản đối bằng khẩu. Hai sự mời ra: có vị không đáng để chịu sự mời ra nhưng nếu hội chúng mời vị ấy ra, một vị đã được mời ra đúng, một vị đã bị mời ra sai.[28] Hai sự phục hồi: có vị không đáng để được sự phục hồi nhưng nếu hội chúng phục hồi vị ấy, một vị đã được phục hồi đúng, một vị đã được phục hồi sai.[29] Hai sự nhận biết: vị nhận biết bằng thân hoặc vị nhận biết bằng khẩu. Hai sự nhận lãnh: vị nhận lãnh bằng thân hoặc vị nhận lãnh bằng vật được gắn liền với thân. Hai sự từ khước: vị từ khước bằng thân hoặc vị từ khước bằng khẩu. Hai sự gây tổn hại: sự gây tổn hại về việc học tập và sự gây tổn hại về vật sở hữu. Hai sự cáo tội: vị cáo tội bằng thân hoặc là vị cáo tội bằng khẩu.
[948] Hai điều vướng bận của Kaṭhina: điều vướng bận về trú xứ và điều vướng bận về y. Hai điều không vướng bận của Kaṭhina: điều không vướng bận về trú xứ và điều không vướng bận về y. Hai loại y: có liên quan đến gia chủ và có liên quan đến vải quăng bỏ (paṃsukūlikaṃ). Hai loại bình bát: bình bát bằng sắt và bình bát bằng đất. Hai loại vòng (kê bình bát): loại làm bằng kẽm và loại làm bằng chì. Hai sự chú nguyện bình bát: vị chú nguyện bằng thân hoặc vị chú nguyện bằng khẩu. Hai sự chú nguyện y để dùng riêng: vị chú nguyện bằng thân hoặc vị chú nguyện bằng khẩu. Hai sự chú nguyện để dùng chung: sự chú nguyện để dùng chung có mặt và sự chú nguyện để dùng chung vắng mặt. Hai bộ Luật: của các tỳ khưu và của các tỳ khưu ni. Hai điều liên quan đến Luật: việc đã được quy định và điều phù hợp với việc đã được quy định. Hai sự tuân thủ đối với Luật: cắt đứt sự nối liền với điều không được phép, thực hành có chừng mực trong điều được phép.
[949] Vi phạm tội với hai biểu hiện: vi phạm bằng thân hoặc vi phạm bằng khẩu. Thoát khỏi tội với hai biểu hiện: thoát khỏi tội bằng thân hoặc thoát khỏi tội bằng khẩu. Hai hành phạt parivāsa: hành phạt parivāsa có che giấu và hành phạt parivāsa không có che giấu. Hai hành phạt parivāsa khác nữa: hành phạt parivāsa hoàn toàn trong sạch và hành phạt parivāsa kết hợp. Hai hành phạt mānatta: hành phạt mānatta có che giấu và hành phạt mānatta không có che giấu. Hai hành phạt mānatta khác nữa: hành phạt mānatta nửa tháng và hành phạt mānatta kết hợp. Sự đứt đêm của hai hạng người: của vị hành parivāsa và của vị hành mānatta.
[950] Hai sự không tôn trọng: sự không tôn trọng người và sự không tôn trọng Pháp. Hai loại muối: muối tự nhiên và muối tự tạo. Hai loại muối khác nữa: muối biển và muối đen. Hai loại muối khác nữa: muối ở đá và muối nấu ăn. Hai loại muối khác nữa: muối romakaṃ và muối pakkhallakaṃ. Hai sự thọ dụng: sự thọ dụng bên trong và sự thọ dụng bên ngoài.[30] Hai sự sỉ vả: sự sỉ vả thấp kém và sự sỉ vả cao quý.[31] Sự đâm thọc vì hai nguyên do: của vị ao ước được thương hoặc là của vị có ý định chia rẽ. Vật thực dâng chung nhóm được sanh lên từ hai nguyên do: do sự thỉnh mời hoặc do sự yêu cầu. Hai thời kỳ vào mùa (an cư) mưa: thời kỳ trước và thời kỳ sau.[32] Hai sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai pháp và hai sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha đúng pháp.[33]
[951] Hai hạng người ngu dốt: vị hành xử trách nhiệm không được yêu cầu và vị không hành xử trách nhiệm được yêu cầu. Hai hạng người thông thái: vị không hành xử trách nhiệm không được yêu cầu và vị hành xử trách nhiệm được yêu cầu. Hai hạng người ngu dốt khác nữa: hạng lầm tưởng là được phép đối với việc không được phép và hạng lầm tưởng là không được phép đối với việc được phép. Hai hạng người thông thái khác nữa: hạng nhận biết là không được phép đối với việc không được phép và hạng nhận biết là được phép đối với việc được phép. Hai hạng người ngu dốt khác nữa: hạng lầm tưởng là phạm tội trong việc không phạm tội và hạng lầm tưởng là không phạm tội trong việc phạm tội. Hai hạng người thông thái khác nữa: hạng nhận biết là phạm tội trong việc phạm tội và hạng nhận biết là không phạm tội trong việc không phạm tội. Hai hạng người ngu dốt khác nữa: hạng lầm tưởng là đúng Pháp đối với việc sai Pháp và hạng lầm tưởng là sai Pháp đối với việc đúng Pháp. Hai hạng người thông thái khác nữa: hạng nhận biết là sai Pháp đối với việc sai Pháp và hạng nhận biết là đúng Pháp đối với việc đúng Pháp. Hai hạng người ngu dốt khác nữa: hạng lầm tưởng là đúng Luật đối với việc sai Luật và hạng lầm tưởng là sai Luật đối với việc đúng Luật. Hai hạng người thông thái khác nữa: hạng nhận biết là sai Luật đối với việc sai Luật và hạng nhận biết là đúng Luật đối với việc đúng Luật.
[952] Các lậu hoặc tăng trưởng ở hai hạng người: hạng hối hận về việc không đáng hối hận và hạng không hối hận về việc đáng hối hận. Các lậu hoặc không tăng trưởng ở hai hạng người: hạng không hối hận về việc không đáng hối hận và hạng hối hận về việc đáng hối hận. Các lậu hoặc tăng trưởng ở hai hạng người khác nữa: hạng lầm tưởng là được phép đối với việc không được phép và hạng lầm tưởng là không được phép đối với việc được phép. Các lậu hoặc không tăng trưởng ở hai hạng người khác nữa: hạng nhận biết là không được phép đối với việc không được phép và hạng nhận biết là được phép đối với việc được phép. Các lậu hoặc tăng trưởng ở hai hạng người khác nữa: hạng lầm tưởng là phạm tội trong việc không phạm tội và hạng lầm tưởng là không phạm tội trong việc phạm tội. Các lậu hoặc không tăng trưởng ở hai hạng người khác nữa: hạng nhận biết là phạm tội trong việc phạm tội và hạng nhận biết là không phạm tội trong việc không phạm tội. Các lậu hoặc tăng trưởng ở hai hạng người khác nữa: hạng lầm tưởng là đúng Pháp đối với việc sai Pháp và hạng lầm tưởng là sai Pháp đối với việc đúng Pháp. Các lậu hoặc không tăng trưởng ở hai hạng người khác nữa: hạng nhận biết là sai Pháp đối với việc sai Pháp và hạng nhận biết là đúng Pháp đối với việc đúng Pháp. Các lậu hoặc tăng trưởng ở hai hạng người khác nữa: hạng lầm tưởng là đúng Luật đối với việc sai Luật và hạng lầm tưởng là sai Luật đối với việc đúng Luật. Các lậu hoặc không tăng trưởng ở hai hạng người khác nữa: hạng nhận biết là sai Luật đối với việc sai Luật và hạng nhận biết là đúng Luật đối với việc đúng Luật.
Dứt phần Nhóm Hai.
Tóm lược phần này:
[953]
Có nhận thức, đạt được,
và (liên quan) Chánh Pháp,
vật dụng, và con người,
sự thật, trên mặt đất,
khi đi ra, áp dụng,
thọ trì, trong khi làm,
trong khi cho, thọ lãnh,
do thọ dụng, ban đêm,
lúc hừng sáng, cắt đứt,
khi che đậy, sử dụng.
lễ Uposatha,
lễ Pavāraṇā,
hành sự, và khác nữa,
sự việc, và sai trái
có hai điều khác nữa,
(cũng thế) sự thành tựu,
và hai điều khác nữa,
không đồng, đồng cộng trú.
Tội pārājika,
saṅghādisesa,
trọng tội, ưng đối trị,
ưng phát lộ, tác ác,
và cả tội ác khẩu,
bảy nhóm tội, chia rẽ.
Việc tu lên bậc trên,
cũng thế các đôi khác:
không nên sống, không cho,
có thể, không có thể,
cố ý, có sái quấy.
Sự phản đối, mời ra,
phục hồi, và nhận biết,
sự nhận lãnh, khước từ,
gây tổn hại, cáo tội.
Hai điều Kaṭhina,
cũng vậy hai loại y,
bình bát, và vòng đế,
chú nguyện cũng hai điều,
chú nguyện để dùng chung,
về Luật, liên quan Luật,
và (hai) sự tuân thủ.
Vi phạm, và thoát tội,
phạt pārivāsa,
thêm hai loại khác nữa,
hai loại mānatta,
và các trường hợp khác,
đứt đêm, không tôn trọng,
về hai loại muối ăn,
thêm ba cặp khác nữa,
sự thọ dụng, sỉ vả,
đâm thọc, (dâng) chung nhóm,
(an cư) mưa, đình chỉ.
trách nhiệm, được cho phép,
không phạm tội, sai Pháp,
cũng theo cách như thế
về Luật, và lậu hoặc.
*******
[954] Có loại tội vi phạm khi đức Thế Tôn còn hiện tiền, không vi phạm khi Ngài đã Vô Dư Niết Bàn, có loại tội vi phạm khi đức Thế Tôn đã Vô Dư Niết Bàn, không vi phạm khi Ngài còn hiện tiền, có loại tội vi phạm ngay khi đức Thế Tôn còn hiện tiền luôn cả khi Ngài đã Vô Dư Niết Bàn.[34] Có loại tội vi phạm vào lúc đúng thời không vi phạm lúc sái thời, có loại tội vi phạm vào lúc sái thời không vi phạm lúc đúng thời, có loại tội vi phạm vào lúc đúng thời luôn cả lúc sái thời.[35] Có loại tội vi phạm vào ban đêm không vi phạm vào ban ngày, có loại tội vi phạm vào ban ngày không vi phạm vào ban đêm, có loại tội vi phạm vào ban đêm luôn cả vào ban ngày.[36] Có loại tội vị mười năm (thâm niên) vi phạm vị kém mười năm không (vi phạm), có loại tội vị kém mười năm (thâm niên) vi phạm vị mười năm không (vi phạm), có loại tội vị mười năm (thâm niên) luôn cả vị kém mười năm đều vi phạm.[37] Có loại tội vị năm năm (thâm niên) vi phạm vị kém năm năm không (vi phạm), có loại tội vị kém năm năm (thâm niên) vi phạm vị năm năm không (vi phạm), có loại tội vị năm năm (thâm niên) luôn cả vị kém năm năm đều vi phạm.[38] Có loại tội vị vi phạm có tâm thiện, có loại tội vị vi phạm có tâm bất thiện, có loại tội vị vi phạm có tâm vô ký.[39] Có loại tội vị vi phạm có thọ lạc, có loại tội vị vi phạm có thọ khổ, có loại tội vị vi phạm có thọ không khổ không lạc.[40]
[955] Ba nền tảng của sự cáo tội: do được thấy, do được nghe, do sự nghi ngờ. Ba cách phân phát thẻ: lối kín đáo, với sự nói nhỏ vào tai, lối công khai.[41] Ba sự khước từ: sự ham muốn nhiều, sự không tự thỏa mãn, sự không tuân thủ. Ba sự chấp nhận: sự ham muốn ít, sự tự thỏa mãn, sự tuân thủ. Ba sự khước từ khác nữa: sự ham muốn nhiều, sự không tự thỏa mãn, sự không biết chừng mực. Ba sự chấp nhận (khác nữa): sự ham muốn ít, sự tự thỏa mãn, sự biết chừng mực. Ba sự quy định: sự quy định (lần đầu), sự quy định thêm, sự quy định khi (sự việc) chưa xảy ra.[42] Ba sự quy định khác nữa: sự quy định (áp dụng) cho tất cả mọi nơi, sự quy định (áp dụng) cho khu vực, sự quy định chung (cho tỳ khưu và tỳ khưu ni). Ba sự quy định khác nữa: sự quy định riêng, sự quy định cho một (hội chúng), sự quy định cho cả hai (hội chúng tỳ khưu và tỳ khưu ni).
[956] Có loại tội vị ngu dốt vi phạm vị thông thái không (vi phạm), có loại tội vị thông thái vi phạm vị ngu dốt không (vi phạm), có loại tội vị ngu dốt luôn cả vị thông thái đều vi phạm. Có loại tội vi phạm vào hậu bán nguyệt không (vi phạm) vào tiền bán nguyệt, có loại tội vi phạm vào tiền bán nguyệt không (vi phạm) vào hậu bán nguyệt, có loại tội vi phạm vào hậu bán nguyệt luôn cả vào tiền bán nguyệt.[43] Có việc được phép vào hậu bán nguyệt không (được phép) vào tiền bán nguyệt, có việc được phép vào tiền bán nguyệt không (được phép) vào hậu bán nguyệt, có việc được phép vào hậu bán nguyệt luôn cả vào tiền bán nguyệt. Có loại tội vi phạm vào mùa lạnh không (vi phạm) vào mùa nóng và mùa mưa, có loại tội vi phạm vào mùa nóng không (vi phạm) vào mùa lạnh và mùa mưa, có loại tội vi phạm vào mùa mưa không (vi phạm) vào mùa nóng và mùa lạnh.[44] Có loại tội hội chúng vi phạm, nhóm và cá nhân không (vi phạm); có loại tội nhóm vi phạm, hội chúng và cá nhân không (vi phạm); có loại tội cá nhân vi phạm, hội chúng và nhóm không (vi phạm).[45] Có việc được phép đối với hội chúng, không (được phép) đối với nhóm và cá nhân; có việc được phép đối với nhóm, không (được phép) đối với hội chúng và cá nhân; có việc được phép đối với cá nhân, không (được phép) đối với hội chúng và nhóm.
[957] Ba sự che giấu: vị che giấu sự việc (nhưng) không (che giấu) tội vi phạm, vị che giấu tội vi phạm (nhưng) không (che giấu) sự việc, vị che giấu sự việc luôn cả tội vi phạm. Ba sự che kín: sự che kín ở trong nhà tắm hơi, sự che kín ở trong nước, sự che kín bằng vải vóc. Ba việc được vận hành giấu kín không bộc lộ: người nữ hành xử giấu kín không bộc lộ, chú thuật của bà-la-môn được vận hành giấu kín không bộc lộ, tri kiến sai trái được vận hành giấu kín không bộc lộ. Ba việc được chiếu sáng bộc lộ không che giấu: Vầng trăng tròn được rọi sáng bộc lộ không che giấu, vầng mặt trời được rọi sáng bộc lộ không che giấu, Pháp và Luật đã được công bố bởi đức Như Lai được rọi sáng bộc lộ không che giấu. Ba thời điểm phân phối chỗ trú ngụ: thời điểm trước, thời điểm sau, thời điểm trung gian.[46]
[958] Có loại tội vị bị bệnh vi phạm vị không bệnh không vi phạm, có loại tội vị không bệnh vi phạm vị bị bệnh không vi phạm, có loại tội vị bị bệnh luôn cả vị không bệnh vi phạm.[47]
[959] Ba sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp. Ba sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha đúng Pháp.[48] Ba hành phạt parivāsa: hành phạt parivāsa có che giấu, hành phạt parivāsa không có che giấu, hành phạt parivāsa hoàn toàn trong sạch.[49] Ba hành phạt mānatta: hành phạt mānatta có che giấu, hành phạt mānatta không có che giấu, hành phạt mānatta nửa tháng. Ba sự đứt đêm của vị tỳ khưu hành parivāsa: sự cư ngụ chung, sự cư ngụ tách rời, sự không trình báo.[50]
[960] Có loại tội vi phạm ở bên trong không (vi phạm) ở bên ngoài, có loại tội vi phạm ở bên ngoài không (vi phạm) ở bên trong, có loại tội vi phạm ở bên trong luôn cả ở bên ngoài.[51] Có loại tội vi phạm ở bên trong ranh giới không (vi phạm) ở bên ngoài ranh giới, có loại tội vi phạm ở bên ngoài ranh giới không (vi phạm) ở bên trong ranh giới, có loại tội vi phạm ở bên trong ranh giới luôn cả ở bên ngoài ranh giới.[52]
[961] Vị vi phạm tội với ba biểu hiện: vị vi phạm do thân, vị vi phạm do khẩu, vị vi phạm do thân do khẩu. Vị vi phạm tội với ba biểu hiện khác nữa: vị vi phạm tội ở giữa hội chúng, ở giữa nhóm, trong sự hiện diện của cá nhân. Vị thoát khỏi tội với ba biểu hiện: vị thoát khỏi (tội) do thân, vị thoát khỏi (tội) do khẩu, vị thoát khỏi (tội) do thân do khẩu. Vị thoát khỏi tội với ba biểu hiện khác nữa: vị thoát khỏi tội ở giữa hội chúng, ở giữa nhóm, trong sự hiện diện của cá nhân. Ba sự ban cho cách hành xử Luật khi không điên cuồng sai Pháp. Ba sự ban cho cách hành xử Luật khi không điên cuồng đúng Pháp.[53]
[962] Hội chúng nếu muốn có thể thực thi hành sự khiển trách đối với vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính: là vị thường gây nên sự xung đột, thường gây nên sự cãi cọ, thường gây nên sự tranh luận, thường gây nên sự nói chuyện nhảm nhí, thường gây nên sự tranh tụng trong hội chúng; là vị ngu si, thiếu kinh nghiệm, phạm nhiều tội, chưa được làm cho thoát (tội); là vị năng thân cận người tại gia, sống không nghiêm chỉnh lẫn lộn cùng người tại gia.[54] Hội chúng nếu muốn có thể thực thi hành sự chỉ dạy đối với vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính: là vị thường gây nên sự xung đột, ...(như trên)... thường gây nên sự tranh tụng trong hội chúng; là vị ngu si, thiếu kinh nghiệm, phạm nhiều tội, chưa được làm cho thoát (tội); là vị năng thân cận người tại gia, sống không nghiêm chỉnh lẫn lộn cùng người tại gia.[55] Hội chúng nếu muốn có thể thực thi hành sự xua đuổi đối với vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính: là vị thường gây nên sự xung đột, ...(như trên)... thường gây nên sự tranh tụng trong hội chúng; là vị ngu si, thiếu kinh nghiệm, phạm nhiều tội, chưa được làm cho thoát (tội);[56] là vị làm hư hỏng các gia đình và có hành động sai trái.[57] Hội chúng nếu muốn có thể thực thi hành sự hòa giải đối với vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính: là vị thường gây nên sự xung đột, ...(như trên)... thường gây nên sự tranh tụng trong hội chúng; là vị ngu si, thiếu kinh nghiệm, phạm nhiều tội, chưa được làm cho thoát (tội); là vị mắng nhiếc, nói xấu người tại gia.[58] Hội chúng nếu muốn có thể thực thi hành sự án treo trong việc không nhìn nhận tội đối với vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính: là vị thường gây nên sự xung đột, ...(như trên)... thường gây nên sự tranh tụng trong hội chúng; là vị ngu si, thiếu kinh nghiệm, phạm nhiều tội, chưa được làm cho thoát (tội); là vị sau khi phạm tội lại không muốn nhìn nhận tội.[59] Hội chúng nếu muốn có thể thực thi hành sự án treo trong việc không sửa chữa lỗi đối với vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính: là vị thường gây nên sự xung đột, ...(như trên)... thường gây nên sự tranh tụng trong hội chúng; là vị ngu si, thiếu kinh nghiệm, phạm nhiều tội, chưa được làm cho thoát (tội); là vị sau khi phạm tội lại không muốn sửa chữa lỗi.[60] Hội chúng nếu muốn có thể thực thi hành sự án treo trong việc không từ bỏ tà kiến ác đối với vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính: là vị thường gây nên sự xung đột, ...(như trên)... thường gây nên sự tranh tụng trong hội chúng; là vị ngu si, thiếu kinh nghiệm, phạm nhiều tội, chưa được làm cho thoát (tội); là vị không muốn từ bỏ tà kiến ác.[61] Hội chúng nếu muốn có thể nghĩ đến (hành phạt) cứng rắn đối với vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính: là vị thường gây nên sự xung đột, thường gây nên sự cãi cọ, thường gây nên sự tranh luận, thường gây nên sự nói chuyện nhảm nhí, thường gây nên sự tranh tụng trong hội chúng; là vị ngu si, thiếu kinh nghiệm, phạm nhiều tội, chưa được làm cho thoát (tội); là vị năng thân cận người tại gia, sống không nghiêm chỉnh lẫn lộn cùng người tại gia. Hành sự nên được thực thi đối với vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính: là vị vô liêm sỉ, ngu dốt, và không trong sạch. Hành sự nên được thực thi đối với vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính khác nữa: là vị bị hư hỏng về giới thuộc tăng thượng giới, bị hư hỏng về hạnh kiểm thuộc tăng thượng hạnh, bị hư hỏng về tri kiến thuộc tri kiến sái quấy. Hành sự nên được thực thi đối với vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính khác nữa: là vị có sự đùa giỡn bằng thân, có sự đùa giỡn bằng khẩu, có sự đùa giỡn bằng thân và khẩu. Hành sự nên được thực thi đối với vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính khác nữa: là vị có hành động sai trái bằng thân, có hành động sai trái bằng khẩu, có hành động sai trái bằng thân và khẩu. Hành sự nên được thực thi đối với vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính khác nữa: là vị có sự gây tổn hại bằng thân, có sự gây tổn hại bằng khẩu, có sự gây tổn hại bằng thân và khẩu. Hành sự nên được thực thi đối với vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính khác nữa: là vị có sự nuôi mạng sai trái bằng thân, có sự nuôi mạng sai trái bằng khẩu, có sự nuôi mạng sai trái bằng thân và khẩu. Hành sự nên được thực thi đối với vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính khác nữa: là vị vi phạm tội đã được thực thi hành sự vẫn ban phép tu lên bậc trên, vẫn ban cho phép nương nhờ, vẫn để cho sa di phục vụ. Hành sự nên được thực thi đối với vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính khác nữa: là vị tái phạm tội đã được hội chúng thực thi hành sự, hoặc tội khác tương tợ, hoặc tội nghiêm trọng hơn tội ấy. Hành sự nên được thực thi đối với vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính khác nữa: là vị chê bai đức Phật, là vị chê bai Giáo Pháp, là vị chê bai Hội chúng. Hội chúng sau khi đã áp chế rằng: “Này tỳ khưu, thôi đi. Chớ có (gây nên) sự xung đột, sự cãi cọ, sự tranh luận, sự tranh cãi” đối với vị tỳ khưu đang đình chỉ lễ Uposatha ở giữa hội chúng là vị hội đủ ba đặc tính: là vị vô liêm sỉ, ngu dốt, và không trong sạch rồi nên tiến hành lễ Uposatha. Hội chúng sau khi đã áp chế rằng: “Này tỳ khưu, thôi đi. Chớ có (gây nên) sự xung đột, sự cãi cọ, sự tranh luận, sự tranh cãi” đối với vị tỳ khưu đang đình chỉ lễ Pavāraṇā ở giữa hội chúng là vị hội đủ ba đặc tính: là vị vô liêm sỉ, ngu dốt, và không trong sạch rồi nên tiến hành lễ Pavāraṇā. Không nên ban cho bất cứ sự đồng ý nào của hội chúng đến vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính: là vị vô liêm sỉ, ngu dốt, và không trong sạch. Vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính: là vị vô liêm sỉ, ngu dốt, và không trong sạch không nên phát biểu đến hội chúng. Không nên sắp xếp cho vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính: là vị vô liêm sỉ, ngu dốt, và không trong sạch ở bất cứ chỗ nào riêng biệt. Không nên sống nương nhờ vào vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính: là vị vô liêm sỉ, ngu dốt, và không trong sạch. Vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính: là vị vô liêm sỉ, ngu dốt, và không trong sạch không nên ban cho phép nương nhờ. Vị tỳ khưu trong khi thỉnh ý (để buộc tội) hội đủ ba đặc tính: là vị vô liêm sỉ, ngu dốt, và không trong sạch thì không xứng đáng để thực hiện việc thỉnh ý. Không nên nghe theo lời khuyên bảo của vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính: là vị vô liêm sỉ, ngu dốt, và không trong sạch. Không nên hỏi về Luật (ở) vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính: là vị vô liêm sỉ, ngu dốt, và không trong sạch. Vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính: là vị vô liêm sỉ, ngu dốt, và không trong sạch không nên hỏi về Luật. Không nên trả lời về Luật đến vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính: là vị vô liêm sỉ, ngu dốt, và không trong sạch. Vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính: là vị vô liêm sỉ, ngu dốt, và không trong sạch không nên trả lời về Luật. Không nên ban cho sự thẩm vấn (về Luật) đến vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính: là vị vô liêm sỉ, ngu dốt, và không trong sạch. Không nên thảo luận về Luật với vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính: là vị vô liêm sỉ, ngu dốt, và không trong sạch. Vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính: là vị vô liêm sỉ, ngu dốt, và không trong sạch không nên ban phép tu lên bậc trên, không nên ban cho phép nương nhờ, không nên để cho sa di phục vụ.
[963] Ba lễ Uposatha: lễ ngày mười bốn, lễ ngày mười lăm, lễ Uposatha hợp nhất. Ba lễ Uposatha khác nữa: lễ Uposatha ở hội chúng, lễ Uposatha ở nhóm, lễ Uposatha ở cá nhân. Ba lễ Uposatha khác nữa: lễ Uposatha với sự đọc tụng, lễ Uposatha với sự (bày tỏ) trong sạch, lễ Uposatha với sự chú nguyện. Ba lễ Pavāraṇā: lễ ngày mười bốn, lễ ngày mười lăm, lễ Pavāraṇā hợp nhất. Ba lễ Pavāraṇā khác nữa: lễ Pavāraṇā ở hội chúng, lễ Pavāraṇā ở nhóm, lễ Pavāraṇā ở cá nhân. Ba lễ Pavāraṇā khác nữa: lễ Pavāraṇā với ba lần đọc, lễ Pavāraṇā với hai lần đọc, lễ Pavāraṇā với (các vị) đồng năm tu (đọc một lượt). Ba kẻ phải gánh chịu sự bất hạnh, gánh chịu cảnh địa ngục, không thể thoát khỏi điều này: là kẻ nào không có Phạm hạnh tỏ vẻ là người hành Phạm hạnh; là kẻ nào bôi nhọ vị có Phạm hạnh trong sạch đang thực hành Phạm hạnh hoàn toàn trong sạch về việc phi Phạm hạnh không nguyên cớ; và là kẻ nào nói như vầy có tri kiến như vầy về điều này: “Không có sái quấy trong các dục” rồi kẻ ấy lao vào say đắm trong các dục. Ba nguồn gốc bất thiện: tham là nguồn gốc bất thiện, sân là nguồn gốc bất thiện, si là nguồn gốc bất thiện. Ba nguồn gốc thiện: vô tham là nguồn gốc thiện, vô sân là nguồn gốc thiện, vô si là nguồn gốc thiện. Ba ác hạnh: thân ác hạnh, khẩu ác hạnh, ý ác hạnh. Ba thiện hạnh: thân thiện hạnh, khẩu thiện hạnh, ý thiện hạnh. Đức Thế Tôn quy định bữa ăn của nhóm ba (tỳ khưu) ở các gia đình vì ba điều lợi ích: nhằm việc trấn áp những nhân vật ác xấu, nhằm sự lạc trú của các tỳ khưu hiền thiện, và vì lòng thương tưởng các gia đình rằng: “Chớ để những kẻ có ước muốn xấu xa nương tựa vào phe nhóm để chia rẽ hội chúng.”[62] Devadatta có tâm bị xâm chiếm, bị ngự trị bởi ba điều không đúng chánh Pháp là: ước muốn xấu xa, bạn hữu xấu xa, đã dừng lại ở giữa pháp thiền và pháp siêu thế (nên trở thành) kẻ phải gánh chịu sự bất hạnh, gánh chịu cảnh địa ngục, bị đọa trọn kiếp, không thể khác được. Ba sự đồng ý: sự đồng ý về gậy, sự đồng ý về dây, sự đồng ý về gậy và dây.[63] Ba loại giày đặt ở chỗ nhất định, không thể mang đi (nơi khác) là: giày ở nhà tiểu, giày ở nhà tiêu, giày ở chỗ súc miệng.[64] Ba vật chà chân: cát, sỏi, và đá bọt biển.[65]
Dứt phần Nhóm Ba.
Tóm lược phần này:
[964]
Trong khi còn hiện tiền,
hợp thời, và ban đêm,
mười năm, và năm năm,
(tâm) thiện, và cảm thọ.
Nền tảng sự cáo tội,
các thẻ, hai khước từ,
quy định, hai điều khác.
Ngu dốt, hậu bán nguyệt,
được phép, vào mùa lạnh,
hội chúng, của hội chúng.
Che giấu, và che kín,
giấu kín không bộc lộ,
chỗ ngụ, việc bị bệnh.
Sự đình chỉ giới bổn,
hành parivāsa,
hành phạt mānatta,
vị parivāsa.
Bên trong, trong ranh giới,
vi phạm, cách khác nữa,
thoát tội, và cách khác,
hai cách hành xử Luật
khi không bị điên cuồng.
Khiển trách, và chỉ dạy,
xua đuổi, và hòa giải,
án treo không nhận tội,
trong việc không sửa chữa,
và không bỏ tà kiến,
cách cứng rắn, hành sự,
tăng thượng giới, đùa giỡn,
sai trái, gây tổn hại,
nuôi mạng, lại tái phạm,
tội tương tợ, chê bai,
lễ Uposatha,
và Pavāraṇā,
sự đồng ý, phát biểu,
và với chỗ riêng biệt,
không nên sống, không cho,
cũng vậy, không thỉnh ý,
không ban lời khuyên bảo,
không nên vấn có hai,
không đáp cũng có hai,
cũng không cho thẩm vấn,
thảo luận, tu bậc trên,
nương nhờ, và sa di.
Ba Uposatha,
ba Pavāraṇā,
đọa cảnh khổ, bất thiện,
nhân thiện, và hạnh kiểm,
bữa ăn của nhóm ba,
không phải là Chánh Pháp,
sự đồng ý, và giày,
vật chà chân, nhóm ba
đây là sự tóm tắt.
*******
[965] Có loại tội vi phạm do lời nói của bản thân, thoát khỏi (tội) do lời nói của người khác; có loại tội vi phạm do lời nói của người khác, thoát khỏi (tội) do lời nói của bản thân; có loại tội vi phạm do lời nói của bản thân, thoát khỏi (tội) do lời nói của bản thân; có loại tội vi phạm do lời nói của người khác, thoát khỏi (tội) do lời nói của người khác.[66] Có loại tội vi phạm do thân thoát khỏi (tội) do khẩu, có loại tội vi phạm do khẩu thoát khỏi (tội) do thân,[67] có loại tội vi phạm do thân thoát khỏi (tội) do thân, có loại tội vi phạm do khẩu thoát khỏi (tội) do khẩu. Có loại tội vi phạm khi ngủ thoát khỏi (tội) khi thức, có loại tội vi phạm khi thức thoát khỏi (tội) khi ngủ, có loại tội vi phạm khi ngủ thoát khỏi (tội) khi ngủ, có loại tội vi phạm khi thức thoát khỏi (tội) khi thức. Có loại tội vi phạm vô ý thức thoát khỏi (tội) có ý thức, có loại tội vi phạm có ý thức thoát khỏi (tội) vô ý thức, có loại tội vi phạm vô ý thức thoát khỏi (tội) vô ý thức, có loại tội vi phạm có ý thức thoát khỏi (tội) có ý thức.[68] Có loại tội trong lúc vi phạm thì sám hối, trong lúc sám hối thì vi phạm, có loại tội trong lúc vi phạm thì thoát khỏi (tội), trong lúc thoát khỏi (tội) thì vi phạm.[69] Có loại tội vi phạm do hành sự (của hội chúng) thoát khỏi (tội) không do hành sự (của hội chúng), có loại tội vi phạm không do hành sự thoát khỏi (tội) do hành sự, có loại tội vi phạm do hành sự thoát khỏi (tội) do hành sự, có loại tội vi phạm không do hành sự thoát khỏi (tội) không do hành sự.[70]
[966] Bốn sự phát biểu không thánh thiện:[71] không thấy nói đã thấy, không nghe nói đã nghe, không cảm giác nói đã cảm giác, không nhận thức nói đã nhận thức. Bốn sự phát biểu thánh thiện: không thấy nói không thấy, không nghe nói không nghe, không cảm giác nói không cảm giác, không nhận thức nói không nhận thức. Bốn sự phát biểu không thánh thiện khác nữa: đã thấy nói không thấy, đã nghe nói không nghe, đã cảm giác nói không cảm giác, đã nhận thức nói không nhận thức. Bốn sự phát biểu thánh thiện khác nữa: đã thấy nói đã thấy, đã nghe nói đã nghe, đã cảm giác nói đã cảm giác, đã nhận thức nói đã nhận thức. Bốn điều pārājika của các tỳ khưu là chung với (có liên quan đến) các tỳ khưu ni. Bốn điều pārājika của các tỳ khưu ni là không chung với (không có liên quan đến) các tỳ khưu. Bốn loại vật dụng: có loại vật dụng nên được bảo quản, nên được gìn giữ, xem là của mình, nên được sử dụng; có loại vật dụng nên được bảo quản, nên được gìn giữ, không nên xem là của mình, nên được sử dụng; có loại vật dụng nên được bảo quản, nên được gìn giữ, không nên xem là của mình, không nên được sử dụng; có loại vật dụng không nên được bảo quản, không nên được gìn giữ, không xem là của mình, không nên được sử dụng.[72]
[967] Có loại tội vi phạm với sự hiện diện, thoát khỏi (tội) với sự vắng mặt; có loại tội vi phạm với sự vắng mặt, thoát khỏi (tội) với sự hiện diện; có loại tội vi phạm với sự hiện diện, thoát khỏi (tội) với sự hiện diện; có loại tội vi phạm với sự vắng mặt, thoát khỏi (tội) với sự vắng mặt.[73] Có loại tội vi phạm trong khi không biết, thoát khỏi (tội) trong khi biết; có loại tội vi phạm trong khi biết, thoát khỏi (tội) trong khi không biết; có loại tội vi phạm trong khi biết, thoát khỏi (tội) trong khi biết; có loại tội vi phạm trong khi không biết, thoát khỏi (tội) trong khi không biết.[74]
[968] Vị vi phạm tội với bốn cách biểu hiện: vi phạm do thân, vi phạm do khẩu, vi phạm do thân do khẩu, vi phạm do tuyên ngôn hành sự. Vị vi phạm tội với bốn cách biểu hiện khác nữa: ở giữa hội chúng, ở giữa nhóm, trong sự hiện diện của cá nhân, do sự xuất hiện của phái tính.[75] Vị thoát khỏi tội với bốn cách biểu hiện: thoát khỏi (tội) do thân, thoát khỏi (tội) do khẩu, thoát khỏi (tội) do thân do khẩu, thoát khỏi (tội) do tuyên ngôn hành sự. Vị thoát khỏi tội với bốn cách biểu hiện khác nữa: ở giữa hội chúng, ở giữa nhóm, trong sự hiện diện của cá nhân, do sự xuất hiện của phái tính.[76] Với sự đạt được, vị (ấy) từ bỏ (giới tính) trước đây, được xác định trong (giới tính) sau này, các sự yêu cầu được đình chỉ, các điều quy định được hủy bỏ. Với sự đạt được, vị (ấy) từ bỏ (giới tính) sau này, được xác định trong (giới tính) trước đây, các sự yêu cầu được đình chỉ, các điều quy định được hủy bỏ.[77] Bốn sự khiển trách: vị khiển trách với sự hư hỏng về giới, vị khiển trách với sự hư hỏng về hạnh kiểm, vị khiển trách với sự hư hỏng về tri kiến, vị khiển trách với sự hư hỏng về nuôi mạng. Bốn hành phạt parivāsa: hành phạt parivāsa có che giấu, hành phạt parivāsa không có che giấu, hành phạt parivāsa hoàn toàn trong sạch, hành phạt parivāsa kết hợp. Bốn hành phạt mānatta: hành phạt mānatta có che giấu, hành phạt mānatta không có che giấu, hành phạt mānatta nửa tháng, hành phạt mānatta kết hợp. Bốn sự đứt đêm của vị tỳ khưu hành mānatta: sự cư ngụ chung, sự cư ngụ tách rời, sự không trình báo, vị thực hành ở nhóm không đủ (tỳ khưu).[78] Bốn pháp dung hòa (sāmukkaṃsā).[79] Bốn vật dụng được thọ lãnh: vật dùng đến hết ngọ, vật dùng đến hết đêm, vật dùng trong bảy ngày, vật dùng đến suốt đời. Bốn vật dơ có tính quan trọng là: phân, nước tiểu, tro, và đất sét.[80] Bốn loại hành sự: hành sự với lời công bố, hành sự với lời đề nghị, hành sự với lời thông báo đến lần thứ nhì, hành sự với lời thông báo đến lần thứ tư. Bốn loại hành sự khác nữa: hành sự theo nhóm sai pháp, hành sự hợp nhất sai pháp, hành sự theo nhóm sai pháp, hành sự hợp nhất đúng pháp.[81] Bốn sự hư hỏng: sự hư hỏng về giới, sự hư hỏng về hạnh kiểm, sự hư hỏng về tri kiến, sự hư hỏng về sự nuôi mạng. Bốn sự tranh tụng: sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, sự tranh tụng liên quan đến tội, và sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ.[82] Bốn điều làm ô uế tập thể: vị tỳ khưu giới hạnh tồi có ác pháp là điều làm ô uế tập thể, vị tỳ khưu ni giới hạnh tồi có ác pháp là điều làm ô uế tập thể, vị nam cư sĩ giới hạnh tồi có ác pháp là điều làm ô uế tập thể, vị nữ cư sĩ giới hạnh tồi có ác pháp là điều làm ô uế tập thể. Bốn điều làm rạng rỡ tập thể: vị tỳ khưu có giới có thiện pháp là điều làm rạng rỡ tập thể, vị tỳ khưu ni có giới có thiện pháp là điều làm rạng rỡ tập thể, vị nam cư sĩ có giới có thiện pháp là điều làm rạng rỡ tập thể, vị nữ cư sĩ có giới có thiện pháp là điều làm rạng rỡ tập thể.
[969] Có loại tội vị vãng lai vi phạm vị thường trú không (vi phạm), có loại tội vị thường trú vi phạm vị vãng lai không (vi phạm), có loại tội vị vãng lai luôn cả vị thường trú đều vi phạm, có loại tội vị vãng lai luôn cả vị thường trú đều không vi phạm.[83] Có loại tội vị xuất hành vi phạm vị thường trú không (vi phạm), có loại tội vị thường trú vi phạm vị xuất hành không (vi phạm), có loại tội vị xuất hành luôn cả vị thường trú đều vi phạm, có loại tội vị xuất hành luôn cả vị thường trú đều không vi phạm.
[970] Có sự khác biệt về sự việc không có sự khác biệt về tội vi phạm, có sự khác biệt về tội vi phạm không có sự khác biệt về sự việc, có sự khác biệt về sự việc và có sự khác biệt về tội vi phạm, không có sự khác biệt về sự việc và không có sự khác biệt về tội vi phạm.[84] Có sự giống nhau về sự việc không có sự giống nhau về tội vi phạm, có sự giống nhau về tội vi phạm không có sự giống nhau về sự việc, có sự giống nhau về sự việc và có sự giống nhau về tội vi phạm, không có sự giống nhau về sự việc và không có sự giống nhau về tội vi phạm.
[971] Có loại tội thầy tế độ vi phạm đệ tử không (vi phạm), có loại tội đệ tử vi phạm thầy tế độ không (vi phạm), có loại tội thầy tế độ luôn cả đệ tử đều vi phạm, có loại tội thầy tế độ và đệ tử đều không vi phạm.[85] Có loại tội thầy dạy học vi phạm học trò không (vi phạm), có loại tội học trò vi phạm thầy dạy học không (vi phạm), có loại tội thầy dạy học luôn cả học trò đều vi phạm, có loại tội thầy dạy học và học trò đều không vi phạm.
[972] Bốn duyên cớ của việc đứt mùa (an cư) mưa không phạm tội: hoặc là hội chúng bị chia rẽ, hoặc là có những người có ý định chia rẽ hội chúng, hoặc là có nguy hiểm đến mạng sống, hoặc là có nguy hiểm đến Phạm hạnh.[86] Bốn ác hạnh về khẩu: lời nói dối, lời nói đâm thọc, lời nói dữ tợn, lời nói nhảm nhí. Bốn thiện hạnh về khẩu: lời nói thật, lời nói không đâm thọc, lời nói nhỏ nhẹ, lời nói có mục đích.
[973] Có (trường hợp) trong khi lấy đi vi phạm tội nặng trong khi ra lệnh vi phạm tội nhẹ,[87] có (trường hợp) trong khi lấy đi vi phạm tội nhẹ trong khi ra lệnh vi phạm tội nặng, có (trường hợp) trong khi lấy đi lẫn trong khi ra lệnh vi phạm tội nặng, có (trường hợp) trong khi lấy đi lẫn trong khi ra lệnh vi phạm tội nhẹ. Có người xứng đáng việc đảnh lễ không xứng đáng việc đứng dậy, có người xứng đáng việc đứng dậy không xứng đáng việc đảnh lễ, có người xứng đáng việc đảnh lễ và xứng đáng việc đứng dậy, có người không xứng đáng việc đảnh lễ cũng không xứng đáng việc đứng dậy.[88] Có người xứng đáng với chỗ ngồi không xứng đáng việc đảnh lễ, có người xứng đáng việc đảnh lễ không xứng đáng với chỗ ngồi, có người xứng đáng với chỗ ngồi và xứng đáng việc đảnh lễ, có người không xứng đáng với chỗ ngồi cũng không xứng đáng việc đảnh lễ.
[974] Có loại tội vi phạm lúc đúng thời không (vi phạm) lúc sái thời, có loại tội vi phạm lúc sái thời không (vi phạm) lúc đúng thời, có loại tội vi phạm lúc đúng thời luôn cả lúc sái thời, có loại tội không vi phạm lúc đúng thời luôn cả lúc sái thời.[89] Có vật thọ lãnh được phép lúc đúng thời không (được phép) lúc sái thời, có vật thọ lãnh được phép lúc sái thời không (được phép) lúc đúng thời, có vật thọ lãnh được phép lúc đúng thời luôn cả lúc sái thời, có vật thọ lãnh không được phép lúc đúng thời luôn cả lúc sái thời.[90] Có loại tội vi phạm trong các quốc độ ở biên địa không (vi phạm) ở trung tâm, có loại tội vi phạm trong các quốc độ ở trung tâm không (vi phạm) ở biên địa, có loại tội vi phạm trong các quốc độ ở biên địa luôn cả ở trung tâm, có loại tội không vi phạm trong các quốc độ ở biên địa luôn cả ở trung tâm.[91] Có (việc làm) được phép trong các quốc độ ở biên địa không (được phép) ở trung tâm, có (việc làm) được phép trong các quốc độ ở trung tâm không (được phép) ở biên địa, có (việc làm) được phép trong các quốc độ ở biên địa luôn cả ở trung tâm, có (việc làm) không được phép trong các quốc độ ở biên địa luôn cả ở trung tâm. Có loại tội vi phạm ở bên trong không (vi phạm) ở bên ngoài, có loại tội vi phạm ở bên ngoài không (vi phạm) ở bên trong, có loại tội vi phạm ở bên trong luôn cả ở bên ngoài, có loại tội không vi phạm ở bên trong luôn cả ở bên ngoài. Có loại tội vi phạm ở bên trong ranh giới không (vi phạm) ở bên ngoài ranh giới, có loại tội vi phạm ở bên ngoài ranh giới không (vi phạm) ở bên trong ranh giới, có loại tội vi phạm ở bên trong ranh giới luôn cả ở bên ngoài ranh giới, có loại tội không vi phạm ở bên trong ranh giới luôn cả ở bên ngoài ranh giới. Có loại tội vi phạm ở làng không (vi phạm) ở rừng, có loại tội vi phạm ở rừng không (vi phạm) ở làng, có loại tội vi phạm ở làng luôn cả ở rừng, có loại tội không vi phạm ở làng luôn cả ở rừng.[92]
[975] Bốn sự khiển trách: do thấy rõ sự việc, do thấy rõ tội vi phạm, khước từ việc đồng cộng trú, khước từ phận sự đúng đắn. Bốn nhiệm vụ đầu tiên.[93] Bốn thời điểm thích hợp.[94] Bốn tội pācittiya không vì nguyên nhân khác.[95] Bốn sự đồng ý của các tỳ khưu.[96] Bốn sự thiên vị: thiên vị vì thương, thiên vị vì ghét, thiên vị vì si mê, thiên vị vì sợ hãi. Bốn sự không thiên vị: không thiên vị vì thương, không thiên vị vì ghét, không thiên vị vì si mê, không thiên vị vì sợ hãi. Vị tỳ khưu vô liêm sỉ chia rẽ hội chúng hội đủ bốn đặc tính: trong khi thiên vị vì thương, trong khi thiên vị vì ghét, trong khi thiên vị vì si mê, trong khi thiên vị vì sợ hãi. Vị tỳ khưu hiền thiện làm hợp nhất hội chúng đã bị chia rẽ hội đủ bốn đặc tính: trong khi không thiên vị vì thương, trong khi không thiên vị vì ghét, trong khi không thiên vị vì si mê, trong khi không thiên vị vì sợ hãi. Không nên hỏi về Luật (ở) vị tỳ khưu hội đủ bốn đặc tính: thiên vị vì thương, thiên vị vì ghét, thiên vị vì si mê, thiên vị vì sợ hãi. Vị tỳ khưu hội đủ bốn đặc tính: thiên vị vì thương, thiên vị vì ghét, thiên vị vì si mê, thiên vị vì sợ hãi không nên hỏi về Luật. Không nên trả lời về Luật cho vị tỳ khưu hội đủ bốn đặc tính: thiên vị vì thương, thiên vị vì ghét, thiên vị vì si mê, thiên vị vì sợ hãi. Vị tỳ khưu hội đủ bốn đặc tính: thiên vị vì thương, thiên vị vì ghét, thiên vị vì si mê, thiên vị vì sợ hãi không nên trả lời về Luật. Không nên ban cho sự thẩm vấn (về Luật) đến vị tỳ khưu hội đủ bốn đặc tính: thiên vị vì thương, thiên vị vì ghét, thiên vị vì si mê, thiên vị vì sợ hãi. Không nên thảo luận về Luật với vị tỳ khưu hội đủ bốn đặc tính: thiên vị vì thương, thiên vị vì ghét, thiên vị vì si mê, thiên vị vì sợ hãi.
[976] Có loại tội vị bị bệnh vi phạm vị không bị bệnh không (vi phạm), có loại tội vị không bị bệnh vi phạm vị bị bệnh không (vi phạm), có loại tội vị bị bệnh luôn cả vị không bị bệnh đều vi phạm, có loại tội vị bị bệnh và cả vị không bị bệnh đều không vi phạm.[97]
[977] Bốn sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai pháp. Bốn sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha đúng pháp.[98]
Dứt phần Nhóm Bốn.
Tóm lược phần này:
[978]
Do lời nói của mình,
do thân, và khi ngủ,
vô ý thức, khi phạm,
do hành sự, phát biểu,
bốn điều giống như thế,
của các vị tỳ khưu,
và các tỳ khưu ni,
vật dụng, và hiện diện,
không biết, do thân thể,
và ở giữa, thoát tội,
có hai cách như thế,
sự đạt được, khiển trách,
các parivāsa
cũng được đề cập đến,
vị hành mānatta,
pháp dung hòa, thọ lãnh,
bốn vật dơ quan trọng,
các hành sự, thêm nữa,
hành sự, và hư hỏng,
tranh sự, giới hạnh tồi,
rạng rỡ, vị vãng lai,
vị (tỳ khưu) xuất hành,
sự việc có khác biệt,
giống nhau, thầy tế độ,
thầy dạy học, duyên cớ,
ác hạnh, và thiện hạnh,
khi lấy, và nhân vật,
xứng đáng với chỗ ngồi.
Đúng thời, và được phép,
các xứ ở biên địa,
được phép, ở bên trong,
trong ranh giới, ở làng,
khiển trách, việc đầu tiên,
thời điểm được thích hợp,
không vì nguyên nhân khác,
sự đồng ý, thiên vị,
luôn cả không thiên vị,
vô liêm sỉ, hiền thiện,
cả hai phần nên vấn,
tương tợ hai phần đáp,
thẩm vấn, và thảo luận,
vị bệnh và đình chỉ.
*******
[979] Năm loại tội. Năm nhóm tội. Năm sự việc đã được rèn luyện.[99] Năm nghiệp vô gián.[100] Năm hạng người được xác định.[101] Năm tội vi phạm liên quan đến sự cắt bớt.[102] Vị vi phạm tội với năm biểu hiện.[103] Năm loại tội vi phạm do duyên nói dối.[104] Vị không thuận theo hành sự với năm biểu hiện: hoặc là không tự mình thực hiện hành sự, hoặc là không thỉnh mời vị khác, hoặc không trao ra sự tùy thuận hay (bày tỏ) sự trong sạch, hoặc là phản đối trong khi hành sự đang được thực hiện, hoặc là có quan điểm là không đúng pháp về hành sự đã được thực hiện. Vị thuận theo hành sự với năm biểu hiện: hoặc là tự mình thực hiện hành sự, hoặc là thỉnh mời vị khác, hoặc là trao ra sự tùy thuận hay (bày tỏ) sự trong sạch, hoặc là không phản đối trong khi hành sự đang được thực hiện, hoặc là có quan điểm là đúng pháp về hành sự đã được thực hiện. Năm việc được phép đối với vị tỳ khưu hành pháp (đầu đà) khất thực: đi không phải xin phép, vật thực dâng chung nhóm, vật thực thỉnh sau, không phải xác định, không phải chuyển nhượng bữa ăn.[105] Vị tỳ khưu, cho dầu là ác tỳ khưu hay là vị có pháp bền vững, không được tin tưởng và bị nghi ngờ khi hội đủ năm đặc tính: hoặc là vị lai vãng với đĩ điếm, hoặc là vị lai vãng với góa phụ, hoặc là vị lai vãng với gái lỡ thời, hoặc là vị lai vãng với người vô căn, hoặc là vị lai vãng với tỳ khưu ni. Năm loại dầu ăn: là dầu mè, dầu hạt mù tạt, dầu có chứa mật ong, dầu cây eraṇḍa, dầu từ mỡ thú.[106] Năm loại mỡ thú: mỡ gấu, mỡ cá, mỡ cá sấu, mỡ heo rừng, mỡ lừa.[107] Năm sự mất mát: mất mát về thân quyến, mất mát về của cải, mất mát vì bệnh hoạn, mất mát về giới, mất mát về tri kiến. Năm sự thành tựu: thành tựu về thân quyến, thành tựu về của cải, thành tựu về vô bệnh, thành tựu về giới, thành tựu về tri kiến. Năm trường hợp chấm dứt việc nương nhờ ở thầy tế độ: thầy tế độ bỏ đi, hoặc là hoàn tục, hoặc là từ trần, hoặc là qua bên nhóm khác, hoặc chính sự ra lệnh (đuổi đi) là thứ năm.[108] Năm hạng người không nên cho tu lên bậc trên: người chưa đủ hai mươi tuổi, người có phần cơ thể (bàn tay, v.v...) bị cắt đứt, người không thành tựu về thân thể, người đã làm sai trái trong hành động, người không có đầy đủ (y bát). Năm loại vải quăng bỏ (paṃsukūla): loại ở bãi tha ma, bỏ ở ngoài cửa tiệm, bị chuột gặm, bị mối nhấm, bị lửa cháy. Năm loại vải quăng bỏ khác nữa: loại bị bò nhai, bị dê nhai, y nơi bảo tháp, loại thuộc về lễ đăng quang (của đức vua), vải dành cho tôi tớ. Năm sự lấy trộm: lấy đi theo cách trộm cắp, lấy đi bằng bạo lực, lấy đi có tính toán, lấy đi bằng cách che giấu, lấy đi theo lối (tráo) thăm.[109] Năm hạng cướp lớn hiện hữu được biết đến ở thế gian.[110] Năm vật không được phân tán.[111] Năm vật không được phân chia.[112] Năm loại tội sanh khởi do thân không do khẩu không do ý. Năm loại tội sanh khởi do thân và do khẩu không do ý. Năm loại tội đưa đến việc sám hối. Năm loại hội chúng.[113] Năm cách đọc tụng giới bổn Pātimokkha.[114] Trong các quốc độ vùng biên giới có thể cho tu lên bậc trên với nhóm có vị thứ năm là vị rành rẽ về Luật.[115] Năm sự thuận lợi trong việc thành tựu Kaṭhina.[116] Năm loại hành sự.[117] Năm loại tội vi phạm (khi được nhắc nhở) đến lần thứ ba.[118] Vị trong khi lấy vật không được cho phạm tội pārājika với năm yếu tố.[119] Vị trong khi lấy vật không được cho phạm tội thullaccaya với năm yếu tố. Vị trong khi lấy vật không được cho phạm tội dukkaṭa với năm yếu tố. Năm vật không đúng phép không nên thọ dụng: vật chưa được cho, vật không được biết rõ, vật chưa làm thành được phép, vật chưa được thọ lãnh, vật chưa được làm thành đồ thừa. Năm vật đúng phép nên thọ dụng: vật đã được cho, vật đã được biết rõ, vật đã được làm thành được phép, vật đã được thọ lãnh, vật đã được làm thành đồ thừa. Năm sự bố thí không có phước báu được xem là có phước báu thuộc về thế gian: bố thí chất say, bố thí đến hội hè (nhảy múa), bố thí người nữ, bố thí bò đực (vào giữa đàn bò), bố thí tranh ảnh (gợi cảm). Năm điều đã được sanh lên khó trừ diệt: tham ái đã được sanh lên khó trừ diệt, sân đã được sanh lên khó trừ diệt, si đã được sanh lên khó trừ diệt, sự nói huyên thuyên đã được sanh lên khó trừ diệt, tâm vẩn vơ đã được sanh lên khó trừ diệt. Năm điều lợi ích trong việc quét chổi: làm lắng dịu tâm của bản thân, làm lắng dịu tâm của người khác, chư thiên được hoan hỷ, tích lũy nghiệp đưa đến chốn an vui, khi thân hoại chết đi được sanh về nơi tốt đẹp, cõi trời, trần thế. Năm điều lợi ích khác nữa trong việc quét chổi: làm lắng dịu tâm của bản thân, làm lắng dịu tâm của người khác, chư thiên được hoan hỷ, lời giáo huấn của bậc Đạo Sư đã được thực hành, người đời sau thực hành xu hướng theo quan điểm đúng đắn.
[980] Vị rành rẽ về Luật bị xem là “kẻ ngu dốt” khi hội đủ năm điều: vị không đưa ra sự giới hạn cho lời nói của mình, vị không đưa ra sự giới hạn cho lời nói của người khác, sau khi đã không đưa ra sự giới hạn cho lời nói của mình, sau khi đã không đưa ra sự giới hạn cho lời nói của người khác, vị bảo thực hiện (hành sự) sai pháp với sự không khẳng định. Vị rành rẽ về Luật được xem là “vị thông thái” khi hội đủ năm điều: vị đưa ra sự giới hạn cho lời nói của mình, vị đưa ra sự giới hạn cho lời nói của người khác, sau khi đã đưa ra sự giới hạn cho lời nói của mình, sau khi đã đưa ra sự giới hạn cho lời nói của người khác, vị bảo thực hiện (hành sự) đúng pháp với sự khẳng định. Vị rành rẽ về Luật bị xem là “kẻ ngu dốt” khi hội đủ năm điều khác nữa: vị không biết về tội, vị không biết gốc của tội, vị không biết nguồn sanh tội, vị không biết sự đoạn diệt của tội, vị không biết sự thực hành đưa đến sự đoạn diệt của tội.[120] Vị rành rẽ về Luật được xem là “vị thông thái” khi hội đủ năm điều (khác nữa): vị biết về tội, vị biết gốc của tội, vị biết nguồn sanh tội, vị biết sự đoạn diệt của tội, vị biết sự thực hành đưa đến sự đoạn diệt của tội. Vị rành rẽ về Luật bị xem là “kẻ ngu dốt” khi hội đủ năm điều khác nữa: vị không biết về sự tranh tụng, vị không biết nguồn sanh khởi của sự tranh tụng, vị không biết nhân sanh sự tranh tụng, vị không biết sự đoạn diệt của sự tranh tụng, vị không biết sự thực hành đưa đến sự đoạn diệt của sự tranh tụng.[121] Vị rành rẽ về Luật được xem là “vị thông thái” khi hội đủ năm điều (khác nữa): vị biết về sự tranh tụng, vị biết nguồn sanh khởi của sự tranh tụng, vị biết nhân sanh sự tranh tụng, vị biết sự đoạn diệt của sự tranh tụng, vị biết sự thực hành đưa đến sự đoạn diệt của sự tranh tụng. Vị rành rẽ về Luật bị xem là “kẻ ngu dốt” khi hội đủ năm điều khác nữa: vị không biết về sự việc, vị không biết về sự mở đầu, vị không biết về sự quy định, vị không biết về sự quy định thêm, vị không biết về phương thức của lối trình bày mạch lạc.[122] Vị rành rẽ về Luật được xem là “vị thông thái” khi hội đủ năm điều (khác nữa): vị biết về sự việc, vị biết về sự mở đầu, vị biết về sự quy định, vị biết về sự quy định thêm, vị biết về phương thức của lối trình bày mạch lạc. Vị rành rẽ về Luật bị xem là “kẻ ngu dốt” khi hội đủ năm điều khác nữa: vị không biết về lời đề nghị, vị không biết cách thực hiện với lời đề nghị, vị không thiện xảo về phần (cần trình bày) trước tiên, vị không thiện xảo về các phần kế tiếp, vị không biết về thời điểm.[123] Vị rành rẽ về Luật được xem là “vị thông thái” khi hội đủ năm điều (khác nữa): vị biết về lời đề nghị, vị biết cách thực hiện với lời đề nghị, vị thiện xảo về phần (cần trình bày) trước tiên, vị thiện xảo về các phần kế tiếp, vị biết về thời điểm. Vị rành rẽ về Luật bị xem là “kẻ ngu dốt” khi hội đủ năm điều khác nữa: vị không biết về sự phạm tội hay không phạm tội; vị không biết tội nhẹ hay nặng; vị không biết tội còn dư sót hay không còn dư sót; vị không biết tội xấu xa hay không xấu xa; vị không khéo được kế thừa theo tuần tự từ các vị thầy, không khéo chú ý, và không khéo suy xét. Vị rành rẽ về Luật được xem là “vị thông thái” khi hội đủ năm điều (khác nữa): vị biết về sự phạm tội hay không phạm tội; vị biết tội nhẹ hay nặng; vị biết tội còn dư sót hay không còn dư sót; vị biết tội xấu xa hay không xấu xa; vị khéo được kế thừa theo tuần tự từ các vị thầy, khéo chú ý, và khéo suy xét. Vị rành rẽ về Luật bị xem là “kẻ ngu dốt” khi hội đủ năm điều khác nữa: vị không biết về sự phạm tội hay không phạm tội; vị không biết tội nhẹ hay nặng; vị không biết tội còn dư sót hay không còn dư sót; vị không biết tội xấu xa hay không xấu xa; đối với vị này cả hai bộ giới bổn Pātimokkha không khéo được truyền thừa với chi tiết, không khéo được phân tích, không khéo được ứng dụng, không khéo được xác định theo từng điều học theo từng từ ngữ. Vị rành rẽ về Luật được xem là “vị thông thái” khi hội đủ năm điều (khác nữa): vị biết về sự phạm tội hay không phạm tội; vị biết tội nhẹ hay nặng; vị biết tội còn dư sót hay không còn dư sót; vị biết tội xấu xa hay không xấu xa; đối với vị này cả hai bộ giới bổn Pātimokkha khéo được truyền thừa với chi tiết, khéo được phân tích, khéo được ứng dụng, khéo được xác định theo từng điều theo từng từ ngữ. Vị rành rẽ về Luật bị xem là “kẻ ngu dốt” khi hội đủ năm điều khác nữa: vị không biết về sự phạm tội hay không phạm tội, vị không biết tội nhẹ hay nặng, vị không biết tội còn dư sót hay không còn dư sót, vị không biết tội xấu xa hay không xấu xa, vị không thiện xảo về việc phán quyết trong sự tranh tụng. Vị rành rẽ về Luật được xem là “vị thông thái” khi hội đủ năm điều (khác nữa): vị biết về sự phạm tội hay không phạm tội, vị biết tội nhẹ hay nặng, vị biết tội còn dư sót hay không còn dư sót, vị biết tội xấu xa hay không xấu xa, vị thiện xảo về việc phán quyết trong sự tranh tụng.
[981] Năm hạng (đầu đà) sống ở rừng: là vị (đầu đà) sống ở rừng do bản tánh ngu khờ do bản tánh si mê; là vị (đầu đà) sống ở rừng có ước muốn xấu xa bị thúc giục bởi ước muốn; là vị (đầu đà) sống ở rừng do điên khùng do mất trí; là vị (đầu đà) sống ở rừng (nghĩ rằng): “Được chư Phật và chư Thinh Văn của đức Phật ngợi khen;” và cũng có vị (đầu đà) sống ở rừng chính vì sự ham muốn ít, chính vì sự tự biết đủ, chính vì sự đoạn trừ, chính vì sự tách ly, chính vì sự lợi ích của điều này. Năm hạng (đầu đà) đi khất thực. Năm hạng (đầu đà) mặc y paṃsukāla. Năm hạng (đầu đà) ngụ ở gốc cây. Năm hạng (đầu đà) ngụ ở mộ địa. Năm hạng (đầu đà) ngụ ở ngoài trời. Năm hạng (đầu đà) chỉ sử dụng ba y. Năm hạng (đầu đà) đi khất thực theo từng nhà. Năm hạng (đầu đà) về oai nghi ngồi (không nằm). Năm hạng (đầu đà) ngụ chỗ ở theo chỉ định. Năm hạng (đầu đà) một chỗ ngồi (khi thọ thực). Năm hạng (đầu đà) không ăn vật thực dâng sau. Năm hạng (đầu đà) thọ thực trong bình bát: là vị (đầu đà) thọ thực trong bình bát do bản tánh ngu khờ do bản tánh si mê; là vị (đầu đà) thọ thực trong bình bát có ước muốn xấu xa bị thúc giục bởi ước muốn; là vị (đầu đà) thọ thực trong bình bát do điên khùng do mất trí; là vị (đầu đà) thọ thực trong bình bát (nghĩ rằng): “Được chư Phật và chư Thinh Văn của đức Phật ngợi khen;” và cũng có vị (đầu đà) thọ thực trong bình bát chính vì sự ham muốn ít, chính vì sự tự biết đủ, chính vì sự đoạn trừ, chính vì sự tách ly, chính vì sự lợi ích của điều này.
[982] Vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện không nên sống không nương nhờ: vị không biết về lễ Uposatha, vị không biết về hành sự của lễ Uposatha, vị không biết về giới bổn Pātimokkha, vị không biết về cách đọc tụng của giới bổn Pātimokkha, vị chưa đủ năm năm.[124] Vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện được sống không nương nhờ: vị biết về lễ Uposatha, vị biết về hành sự của lễ Uposatha, vị biết về giới bổn Pātimokkha, vị biết về cách đọc tụng của giới bổn Pātimokkha, vị năm năm hoặc hơn năm năm. Vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa không nên sống không nương nhờ: vị không biết về lễ Pavāraṇā, vị không biết về hành sự của lễ Pavāraṇā, vị không biết về giới bổn Pātimokkha, vị không biết về cách đọc tụng của giới bổn Pātimokkha, vị chưa đủ năm năm. Vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện (khác nữa) được sống không nương nhờ: vị biết về lễ Pavāraṇā, vị biết về hành sự của lễ Pavāraṇā, vị biết về giới bổn Pātimokkha, vị biết về cách đọc tụng của giới bổn Pātimokkha, vị năm năm hoặc hơn năm năm. Vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa không nên sống không nương nhờ: vị không biết về sự phạm tội hay không phạm tội, vị không biết tội nhẹ hay nặng, vị không biết tội còn dư sót hay không còn dư sót, vị không biết tội xấu xa hay không xấu xa, vị chưa đủ năm năm. Vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện (khác nữa) được sống không nương nhờ: vị biết về sự phạm tội hay không phạm tội, vị biết tội nhẹ hay nặng, vị biết tội còn dư sót hay không còn dư sót, vị biết tội xấu xa hay không xấu xa, vị năm năm hoặc hơn năm năm.
Vị tỳ khưu ni hội đủ năm điều kiện không nên sống không nương nhờ: vị không biết về lễ Uposatha, vị không biết về hành sự của lễ Uposatha, vị không biết về giới bổn Pātimokkha, vị không biết về cách đọc tụng của giới bổn Pātimokkha, vị chưa đủ năm năm. Vị tỳ khưu ni hội đủ năm điều kiện được sống không nương nhờ: vị biết về lễ Uposatha, vị biết về hành sự của lễ Uposatha, vị biết về giới bổn Pātimokkha, vị biết về cách đọc tụng của giới bổn Pātimokkha, vị năm năm hoặc hơn năm năm. Vị tỳ khưu ni hội đủ năm điều kiện khác nữa không nên sống không nương nhờ: vị không biết về lễ Pavāraṇā, vị không biết về hành sự của lễ Pavāraṇā, vị không biết về giới bổn Pātimokkha, vị không biết về cách đọc tụng của giới bổn Pātimokkha, vị chưa đủ năm năm. Vị tỳ khưu ni hội đủ năm điều kiện (khác nữa) được sống không nương nhờ: vị biết về lễ Pavāraṇā, vị biết về hành sự của lễ Pavāraṇā, vị biết về giới bổn Pātimokkha, vị biết về cách đọc tụng của giới bổn Pātimokkha, vị năm năm hoặc hơn năm năm. Vị tỳ khưu ni hội đủ năm điều kiện khác nữa không nên sống không nương nhờ: vị không biết về sự phạm tội hay không phạm tội, vị không biết tội nhẹ hay nặng, vị không biết tội còn dư sót hay không còn dư sót, vị không biết tội xấu xa hay không xấu xa, vị chưa đủ năm năm. Vị tỳ khưu ni hội đủ năm điều kiện (khác nữa) được sống không nương nhờ: vị biết về sự phạm tội hay không phạm tội, vị biết tội nhẹ hay nặng, vị biết tội còn dư sót hay không còn dư sót, vị biết tội xấu xa hay không xấu xa, vị năm năm hoặc hơn năm năm.
[983] Năm điều bất lợi ở vị không được hoan hỷ (do đã tạo nghiệp bất thiện): ngay cả bản thân cũng khiển trách lấy bản thân, các bậc trí quở trách sau khi đã xem xét, tiếng đồn xấu xa lan rộng, bị mê mờ khi từ trần, khi thân hoại chết đi bị sanh vào bất hạnh, cõi khổ, đọa xứ, địa ngục. Năm điều lợi ích ở vị được hoan hỷ (do đã tạo nghiệp thiện): chính bản thân không khiển trách bản thân, các bậc trí ngợi khen sau khi đã xem xét, tiếng đồn tốt đẹp lan rộng, không bị mê mờ khi từ trần, khi thân hoại chết đi được sanh về nơi tốt đẹp, cõi trời, trần thế. Năm điều bất lợi khác nữa ở vị không được hoan hỷ (do đã tạo nghiệp bất thiện): những người chưa có đức tin không an trú vào đức tin, làm thay đổi (niềm tin) của một số người đã có đức tin, lời giáo huấn của bậc Đạo Sư đã không được thực hành, người đời sau không thực hành xu hướng theo quan điểm đúng đắn, tâm của vị ấy không được an trú. Năm điều lợi ích ở vị được hoan hỷ (do đã tạo nghiệp thiện): những người chưa có đức tin an trú vào đức tin, làm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin. lời giáo huấn của bậc Đạo Sư đã được thực hành, người đời sau thực hành xu hướng theo quan điểm đúng đắn, tâm của vị ấy được an trú. Năm điều bất lợi cho vị thường tới lui các gia đình: vị vi phạm trong việc đi không xin phép, vi phạm việc ngồi ở chỗ kín đáo, vi phạm việc ngồi ở chỗ được che khuất, vi phạm trong khi giảng Pháp quá năm sáu câu cho người nữ, và sống có nhiều tầm cầu về ái dục. Năm điều bất lợi của vị tỳ khưu thường tới lui các gia đình: vị trong khi sống quá nhiều thời gian thân cận các gia đình có sự nhìn thấy người nữ thường xuyên, trong khi có sự nhìn thấy có sự xúc chạm, trong khi có sự xúc chạm có sự thân mật, trong khi có sự thân mật có sự ô nhiễm, điều này được dự đoán cho vị tỳ khưu có tâm bị khởi dục: hoặc là sẽ hành Phạm hạnh không được hoan hỷ, hoặc là sẽ vi phạm tội có ô nhiễm nào đó, hoặc là sẽ từ bỏ sự học tập và sống đời tầm thường.
[984] Năm sự sanh ra bởi mầm giống: mầm giống từ rễ, mầm giống từ thân, mầm giống từ mắt chồi, mầm giống từ phần ngọn, mầm giống từ hạt là loại thứ năm.[125] Trái cây nên được thọ dụng với năm cách làm cho được phép đối với sa-môn: được hoại bằng lửa, được hoại bằng dao, được hoại bằng móng tay, không có hột, hột được lấy ra khỏi là cách thứ năm.[126]
[985] Năm cách làm cho trong sạch: sau khi đọc tụng phần mở đầu (nidāna), nên thông báo phần còn lại bằng cách đã được nghe; đây là cách làm cho trong sạch thứ nhất. Sau khi đọc tụng phần mở đầu, sau khi đọc tụng bốn điều pārājika, nên thông báo phần còn lại bằng cách đã được nghe; đây là cách làm cho trong sạch thứ nhì. Sau khi đọc tụng phần mở đầu, sau khi đọc tụng bốn điều pārājika, sau khi đọc tụng mười ba điều saṅghādisesa, nên thông báo phần còn lại bằng cách đã được nghe; đây là cách làm cho trong sạch thứ ba. Sau khi đọc tụng phần mở đầu, sau khi đọc tụng bốn điều pārājika, sau khi đọc tụng mười ba điều saṅghādisesa, sau khi đọc tụng hai điều aniyata, nên thông báo phần còn lại bằng cách đã được nghe; đây là cách làm cho trong sạch thứ tư. (Đọc tụng) một cách đầy đủ là cách thứ năm.[127] Năm cách làm cho trong sạch khác nữa: sự đọc tụng giới bổn, lễ Uposatha với sự (bày tỏ) trong sạch, lễ Uposatha với sự chú nguyện, lễ Uposatha hợp nhất, lễ Pavāraṇā là thứ năm.
[986] Năm điều lợi ích cho vị rành rẽ về Luật: Giới uẩn của bản thân khéo được gìn giữ khéo được hộ trì, là nơi nương tựa của các vị thường hay có sự ăn năn, là vị phát biểu ở giữa hội chúng với sự tự tin, là vị khuất phục những kẻ đối nghịch một cách khéo léo đúng theo Pháp, là vị thực hành vì sự tồn tại của Chánh Pháp. Năm sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp. Năm sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha đúng Pháp.
Dứt phần Nhóm Năm.
Tóm lược phần này:
[987]
Loại tội, các nhóm tội,
được rèn luyện, vô gián,
các hạng người, cắt bớt,
vi phạm, các nguyên do,
vị thuận, và không thuận,
được phép, không tin tưởng,
dầu ăn, và mỡ thú,
mất mát, và thành tựu,
chấm dứt, với hạng người,
mộ địa, bị bò nhai,
trộm cắp, gọi là cướp,
không phân tán, phân chia,
do thân, do thân khẩu,
sự sám hối, hội chúng,
đọc tụng, vùng biên địa,
và với Kaṭhina,
về các loại hành sự,
cho đến lần thứ ba,
tội pārājika,
trọng tội, và tác ác,
không đúng phép, đúng phép,
không phước báu, khó diệt,
chổi quét, các điều khác,
lời nói, và tội nữa,
sự tranh tụng, sự việc,
lời đề nghị, tội phạm,
và luôn cả hai phần,
các tội nhẹ nặng ấy
hãy biết rõ tối sáng,
ở rừng, và khất thực,
y paṃsukūla,
cội cây, và mộ địa,
ở ngoài trời, và y,
theo tuần tự, vị ngồi,
chỗ ở theo chỉ định,
ngăn vật thực dâng sau,
và chỉ thọ trong bát.
Lễ Uposatha,
lễ Pavāraṇā,
có tội và không tội,
những điều tối sáng này
của các tỳ khưu ni
các điều ấy cũng vậy.
Hoan hỷ, không hoan hỷ,
cũng giống y như thế
các điều khác có hai,
tới lui các gia đình,
mất quá nhiều thời gian.
(Sanh ra từ) mầm giống,
được phép cho sa-môn,
làm cho được trong sạch,
và cả các điều khác,
theo Luật, và sai Pháp,
đúng Pháp cũng như thế
đã được đề cập đến,
thuần túy là nhóm năm
như thế được chấm dứt.
*******
[988] Sáu sự không kính trọng. Sáu sự kính trọng. Sáu sự việc đã được rèn luyện.[128] Sáu sự thực hành đúng đắn.[129] Sáu nguồn sanh tội. Sáu tội vi phạm liên quan đến cắt bớt.[130] Vị vi phạm tội do sáu biểu hiện.[131] Sáu sự lợi ích cho vị rành rẽ về Luật.[132] Sáu điều tối đa.[133] Nên xa lìa ba y sáu đêm.[134] Sáu loại y.[135] Sáu loại thuốc nhuộm (y).[136] Sáu loại tội vi phạm sanh lên do thân và do ý không do khẩu. Sáu loại tội vi phạm sanh lên do khẩu và do ý không do thân. Sáu loại tội vi phạm sanh lên do thân do khẩu và do ý. Sáu loại hành sự.[137] Sáu nguyên nhân tranh cãi.[138] Sáu nguyên nhân khiển trách.[139] Sáu pháp cần ghi nhớ. Chiều dài sáu gang tay theo gang tay của đức Thiện Thệ.[140] Chiều rộng sáu gang tay.[141] Sáu trường hợp chấm dứt việc nương nhờ ở thầy dạy học.[142] Sáu điều quy định thêm trong việc tắm.[143] Vị ra đi sau khi cầm lấy y chưa được làm xong.[144] Vị ra đi sau khi mang theo y chưa được làm xong.
[989] Vị tỳ khưu hội đủ sáu điều kiện nên ban phép tu lên bậc trên, nên ban cho phép nương nhờ, nên để sa di phục vụ: là vị thành tựu vô học giới uẩn, là vị thành tựu vô học định uẩn, là vị thành tựu vô học tuệ uẩn, là vị thành tựu vô học giải thoát uẩn, là vị thành tựu vô học giải thoát tri kiến uẩn, là vị mười năm hoặc hơn mười năm.[145] Vị tỳ khưu hội đủ sáu điều kiện khác nữa nên ban phép tu lên bậc trên, nên ban cho phép nương nhờ, nên để sa di phục vụ: là vị tự mình thành tựu vô học giới uẩn và giúp cho vị khác đạt được vô học giới uẩn, là vị tự mình thành tựu vô học định uẩn và giúp cho vị khác đạt được vô học định uẩn, là vị tự mình thành tựu vô học tuệ uẩn và giúp cho vị khác đạt được vô học tuệ uẩn, là vị tự mình thành tựu vô học giải thoát uẩn và giúp cho vị khác đạt được vô học giải thoát uẩn, là vị tự mình thành tựu vô học giải thoát tri kiến uẩn và giúp cho vị khác đạt được vô học giải thoát tri kiến uẩn, là vị mười năm hoặc hơn mười năm. Vị tỳ khưu hội đủ sáu điều kiện khác nữa nên ban phép tu lên bậc trên, nên ban cho phép nương nhờ, nên để sa di phục vụ: là vị có đức tin, là vị có sự hổ thẹn (tội lỗi), là vị có sự ghê sợ (tội lỗi), là vị nỗ lực tinh tấn, là vị có niệm được thiết lập, là vị mười năm hoặc hơn mười năm. Vị tỳ khưu hội đủ sáu điều kiện khác nữa nên ban phép tu lên bậc trên, nên ban cho phép nương nhờ, nên để sa di phục vụ: là vị không bị hư hỏng về giới thuộc tăng thượng giới, không bị hư hỏng về hạnh kiểm thuộc tăng thượng hạnh, không bị hư hỏng về tri kiến trong tri kiến sái quấy, là vị nghe nhiều, là vị có trí tuệ, là vị mười năm hoặc hơn mười năm. Vị tỳ khưu hội đủ sáu điều kiện khác nữa nên ban phép tu lên bậc trên, nên ban cho phép nương nhờ, nên để sa di phục vụ: là vị có khả năng chăm sóc hoặc kiếm người chăm sóc cho đệ tử hoặc học trò bị bệnh, (có khả năng) khuyên giải hoặc nhờ người khuyên giải (khi đệ tử hay học trò) có sự không hoan hỷ đã sanh khởi, (có khả năng) giải tỏa hoặc nhờ vị khác giải tỏa đúng theo Pháp (khi đệ tử hay học trò) có mối nghi ngờ sanh khởi, là vị biết về sự phạm tội, là vị biết cách thoát khỏi tội, là vị mười năm hoặc hơn mười năm. Vị tỳ khưu hội đủ sáu điều kiện khác nữa nên ban phép tu lên bậc trên, nên ban cho phép nương nhờ, nên để sa di phục vụ: là vị có khả năng để huấn luyện các điều học thuộc về phận sự căn bản, (có khả năng) để hướng dẫn các điều học thuộc về phần đầu của Phạm hạnh, (có khả năng) để hướng dẫn về Thắng Pháp, để hướng dẫn về Thắng Luật, (có khả năng) để phân tách đúng theo Pháp xu hướng tà kiến đã được sanh khởi cho đệ tử hay học trò, là vị mười năm hoặc hơn mười năm. Vị tỳ khưu hội đủ sáu điều kiện khác nữa nên ban phép tu lên bậc trên, nên ban cho phép nương nhờ, nên để sa di phục vụ: là vị biết về sự phạm tội; biết về sự không phạm tội; biết về sự phạm tội nhẹ; biết về sự phạm tội nặng; đối với vị này hai bộ giới bổn Pātimokkha khéo được truyền thừa với chi tiết, khéo được phân tích, khéo được ứng dụng, khéo xác định theo từng điều hoặc từng từ ngữ; là vị mười năm hoặc hơn mười năm.
[990] Sáu sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp.[146] Sáu sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha đúng Pháp.
Dứt phần Nhóm Sáu.
Tóm lược phần này:
[991]
Không kính, và kính trọng,
được rèn luyện, đúng đắn,
nguồn sanh khởi, cắt bớt,
biểu hiện, với lợi ích,
tối đa, và sáu đêm,
y, và các thuốc nhuộm,
do thân và do ý,
do khẩu và do ý,
do thân khẩu và ý,
hành sự, và tranh cãi,
khiển trách, và chiều dài,
chiều rộng, việc nương nhờ,
chế định thêm, cầm lấy,
mang đi cũng như vậy.
Vô học, giúp đạt được,
đức tin, tăng thượng giới,
bị bệnh, hạnh căn bản,
về các tội vi phạm,
sai pháp và đúng pháp.
*******
[992] Bảy loại tội. Bảy nhóm tội. Bảy sự việc đã được rèn luyện. Bảy sự thực hành đúng đắn.[147] Bảy việc phán xử theo tội đã được thừa nhận không đúng Pháp.[148] Bảy việc phán xử theo tội đã được thừa nhận đúng Pháp. Không phạm tội để đi với việc cần phải làm trong bảy ngày liên quan đến bảy hạng người.[149] Bảy sự lợi ích cho vị rành rẽ về Luật.[150] Bảy điều tối đa. Khi rạng đông vào ngày thứ bảy bị phạm vào nissaggiya.[151] Bảy cách dàn xếp. Bảy hành sự.[152] Bảy loại hạt chưa xay.[153] Chiều rộng là bảy (gang) ở bên trong.[154] Bảy điều quy định thêm về bữa ăn dâng theo nhóm.[155] Sau khi thọ lãnh các loại dược phẩm, nên được thọ dụng với sự cất giữ tối đa là bảy ngày.[156] Vị ra đi cầm lấy y đã làm xong.[157] Vị ra đi mang theo y đã làm xong. Trường hợp vị tỳ khưu không có tội cần phải được nhìn nhận.[158] Trường hợp vị tỳ khưu có tội cần phải được nhìn nhận. Trường hợp vị tỳ khưu có tội cần phải được sửa chữa. Bảy sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp. Bảy sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha đúng Pháp.
[993] Vị tỳ khưu là vị rành rẽ về Luật hội đủ bảy điều kiện: là vị biết về sự phạm tội; là vị biết về sự không phạm tội; là vị biết về sự phạm tội nhẹ; là vị biết về sự phạm tội nặng; là vị có giới sống thu thúc trong sự thu thúc của giới bổn Pātimokkha, thành tựu về hạnh kiểm và hành xứ, thấy sự sợ hãi trong các tội nhỏ nhặt, thọ trì và thực hành trong các điều học; là vị đạt được theo ước muốn, đạt được không khó khăn, đạt được không khổ nhọc của sự lạc trú ngay trong hiện tại của bốn thiền là trạng thái tâm trong sạch nhất; và do sự diệt tận các lậu hoặc, vị (ấy) nhờ vào thắng trí, ngay trong thời hiện tại tự mình thực chứng sự giải thoát của tâm sự giải thoát của tuệ là sự không còn lậu hoặc, rồi thể nhập và an trú.
Vị tỳ khưu là vị rành rẽ về Luật hội đủ bảy điều kiện khác nữa: là vị biết về sự phạm tội; là vị biết về sự không phạm tội; là vị biết về sự phạm tội nhẹ; là vị biết về sự phạm tội nặng; là vị nghe nhiều, nắm giữ điều đã nghe, tích lũy điều đã nghe, các pháp nào là toàn hảo ở đoạn đầu, toàn hảo ở đoạn giữa, và toàn hảo ở đoạn kết, thành tựu về ý nghĩa, thành tựu về văn tự, giảng giải về Phạm hạnh thanh tịnh một cách trọn vẹn và đầy đủ, các pháp có hình thức như thế được nghe nhiều, được nắm giữ, được tích lũy bằng lời nói, được suy xét bằng ý, được khéo phân tích bằng tri kiến; là vị đạt được theo ước muốn, đạt được không khó khăn, đạt được không khổ nhọc của sự lạc trú ngay trong hiện tại của bốn thiền là trạng thái tâm trong sạch nhất; và do sự diệt tận các lậu hoặc, vị (ấy) nhờ vào thắng trí, ngay trong thời hiện tại tự mình thực chứng sự giải thoát của tâm sự giải thoát của tuệ là sự không còn lậu hoặc, rồi thể nhập và an trú.
Vị tỳ khưu là vị rành rẽ về Luật hội đủ bảy điều kiện khác nữa: là vị biết về sự phạm tội; là vị biết về sự không phạm tội; là vị biết về sự phạm tội nhẹ; là vị biết về sự phạm tội nặng; đối với vị này cả hai bộ giới bổn Pātimokkha khéo được truyền thừa với chi tiết, khéo được phân tích, khéo được ứng dụng, khéo được xác định theo từng điều theo từng từ ngữ; là vị đạt được theo ước muốn, đạt được không khó khăn, đạt được không khổ nhọc của sự lạc trú ngay trong hiện tại của bốn thiền là trạng thái tâm trong sạch nhất; và do sự diệt tận các lậu hoặc, vị (ấy) nhờ vào thắng trí, ngay trong thời hiện tại tự mình thực chứng sự giải thoát của tâm sự giải thoát của tuệ là sự không còn lậu hoặc, rồi thể nhập và an trú.
Vị tỳ khưu là vị rành rẽ về Luật hội đủ bảy điều kiện khác nữa: là vị biết về sự phạm tội; là vị biết về sự không phạm tội; là vị biết về sự phạm tội nhẹ; là vị biết về sự phạm tội nặng; vị (ấy) nhớ lại nhiều kiếp sống trước như là một lần sanh, hai lần sanh, ba lần sanh, bốn lần sanh, năm lần sanh, ...(như trên)..., mười lần sanh, hai mươi lần sanh, ba mươi lần sanh, bốn mươi lần sanh, năm mươi lần sanh, một trăm lần sanh, một ngàn lần sanh, một trăm ngàn lần sanh, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại và thành kiếp: “Vào kiếp sống ấy, ta đã có tên như vầy, dòng họ như vầy, giai cấp như vầy, thức ăn như vầy, kinh nghiệm khổ và lạc như vầy, có tuổi thọ như vầy. Từ chỗ ấy, ta đây đã chết đi rồi đã sanh lên tại chỗ kia. Ở nơi kia, ta đã có tên như vầy, dòng họ như vầy, giai cấp như vầy, thức ăn như vầy, kinh nghiệm khổ và lạc như vầy, có tuổi thọ như vầy. Từ nơi kia, ta đây đã chết đi rồi đã sanh lên tại nơi này,” như thế vị (ấy) nhớ lại nhiều kiếp sống trước với các nét cá biệt và đại cương; với thiên nhãn thuần tịnh vượt trội loài người, vị (ấy) nhìn thấy chúng sanh trong khi chết đi rồi sanh lại (trở thành) hạ tiện, cao quý, đẹp đẽ, xấu xí, đến chốn an vui, (hay) đọa vào cõi khổ, vị (ấy) biết được rằng chúng sanh đều đi theo nghiệp tương ứng: “Quả đúng như vậy, những chúng sanh đang hiện hữu (bhonto) này có hành động xấu xa bằng thân, có hành động xấu xa bằng lời nói, có suy nghĩ xấu xa bằng ý, vu khống các bậc Thánh, theo tà kiến, tán thành các hành động do tà kiến, khi tan rã thân xác và chết đi, họ bị sanh vào bất hạnh, cõi khổ, đọa xứ, địa ngục. Trái lại, những chúng sanh đang hiện hữu (bhonto) này có hành động tốt đẹp bằng thân, có hành động tốt đẹp bằng lời nói, có suy nghĩ tốt đẹp bằng ý, không vu khống các bậc Thánh, theo chánh kiến, tán thành các hành động do chánh kiến, khi tan rã thân xác và chết đi, họ được sanh vào chốn an vui, cõi trời, trần thế,” như thế với thiên nhãn thuần tịnh vượt trội loài người, vị (ấy) nhìn thấy chúng sanh trong khi chết đi rồi sanh lại (trở thành) hạ tiện, cao quý, đẹp đẽ, xấu xí, đến chốn an vui, (hay) đọa vào cõi khổ, vị (ấy) biết được rằng chúng sanh đều đi theo nghiệp tương ứng; và do sự diệt tận các lậu hoặc, vị (ấy) nhờ vào thắng trí, ngay trong thời hiện tại tự mình thực chứng sự giải thoát của tâm sự giải thoát của tuệ là sự không còn lậu hoặc, rồi thể nhập và an trú.
Vị rành rẽ về Luật được sáng chói hội đủ bảy điều kiện: là vị biết về sự phạm tội; là vị biết về sự không phạm tội; là vị biết về sự phạm tội nhẹ; là vị biết về sự phạm tội nặng; là vị có giới ...(như trên)... thọ trì và thực hành trong các điều học; là vị đạt được theo ước muốn, đạt được không khó khăn, đạt được không khổ nhọc của sự lạc trú ngay trong hiện tại của bốn thiền là trạng thái tâm trong sạch nhất; và do sự diệt tận các lậu hoặc, vị (ấy) nhờ vào thắng trí, ngay trong thời hiện tại tự mình thực chứng sự giải thoát của tâm sự giải thoát của tuệ là sự không còn lậu hoặc, rồi thể nhập và an trú.
Vị rành rẽ về Luật được sáng chói hội đủ bảy điều kiện khác nữa: là vị biết về sự phạm tội; là vị biết về sự không phạm tội; là vị biết về sự phạm tội nhẹ; là vị biết về sự phạm tội nặng; là vị nghe nhiều, ...(như trên)..., được khéo phân tích bằng tri kiến; là vị đạt được theo ước muốn, đạt được không khó khăn, đạt được không khổ nhọc của sự lạc trú ngay trong hiện tại của bốn thiền là trạng thái tâm trong sạch nhất; và do sự diệt tận các lậu hoặc, vị (ấy) nhờ vào thắng trí, ngay trong thời hiện tại tự mình thực chứng sự giải thoát của tâm sự giải thoát của tuệ là sự không còn lậu hoặc, rồi thể nhập và an trú.
Vị rành rẽ về Luật được sáng chói hội đủ bảy điều kiện khác nữa: là vị biết về sự phạm tội; là vị biết về sự không phạm tội; là vị biết về sự phạm tội nhẹ; là vị biết về sự phạm tội nặng; đối với vị này cả hai bộ giới bổn Pātimokkha khéo được truyền thừa với chi tiết, khéo được phân tích, khéo được ứng dụng, khéo được xác định theo từng điều theo từng từ ngữ; là vị đạt được theo ước muốn, đạt được không khó khăn, đạt được không khổ nhọc của sự lạc trú ngay trong hiện tại của bốn thiền là trạng thái tâm trong sạch nhất; và do sự diệt tận các lậu hoặc, vị (ấy) nhờ vào thắng trí, ngay trong thời hiện tại tự mình thực chứng sự giải thoát của tâm sự giải thoát của tuệ là sự không còn lậu hoặc, rồi thể nhập và an trú.
Vị rành rẽ về Luật được sáng chói hội đủ bảy điều kiện khác nữa: là vị biết về sự phạm tội; là vị biết về sự không phạm tội; là vị biết về sự phạm tội nhẹ; là vị biết về sự phạm tội nặng; vị (ấy) nhớ lại nhiều kiếp sống trước ...(như trên)...; với thiên nhãn thuần tịnh vượt trội loài người, vị (ấy) nhìn thấy chúng sanh trong khi chết đi rồi sanh lại (trở thành) hạ tiện, cao quý, đẹp đẽ, xấu xí, đến chốn an vui, (hay) đọa vào cõi khổ, vị (ấy) biết được rằng chúng sanh đều đi theo nghiệp tương ứng ...(như trên)...; và do sự diệt tận các lậu hoặc, vị (ấy) nhờ vào thắng trí, ngay trong thời hiện tại tự mình thực chứng sự giải thoát của tâm sự giải thoát của tuệ là sự không còn lậu hoặc, rồi thể nhập và an trú.
[994] Bảy pháp không tốt đẹp: là vị không có đức tin, là vị không hổ thẹn (tội lỗi), là vị không ghê sợ (tội lỗi), là vị ít nghe, là vị biếng nhác, là vị có niệm bị quên lãng, là vị có tuệ kém. Bảy pháp tốt đẹp: là vị có đức tin, là vị có sự hổ thẹn (tội lỗi), là vị có sự ghê sợ (tội lỗi), là vị nghe nhiều, là vị có sự nỗ lực tinh cần, là vị có niệm được thiết lập, là vị có trí tuệ.
Dứt phần Nhóm Bảy.
Tóm lược phần này:
[995]
Loại tội, các nhóm tội,
được rèn luyện, đúng đắn,
sai pháp, và đúng pháp,
không phạm tội, bảy ngày,
lợi ích, và tối đa,
rạng đông, cách dàn xếp,
hành sự, hạt chưa xay,
chiều rộng, ăn theo nhóm,
tối đa là bảy ngày,
cầm lấy (y đã làm),
mang theo cũng như thế,
không nên, nên, và nên,
sai pháp, và đúng pháp.
Bốn hạng rành rẽ Luật,
bốn tỳ khưu sáng chói,
bảy pháp không tốt đẹp,
bảy pháp tốt được giảng.
*******
[996] Vị nhận thức được tám điều lợi ích không nên phạt án treo vị tỳ khưu ấy trong việc không nhìn nhận tội.[159] Vị nhận thức được tám điều lợi ích nên sám hối tội ấy vì niềm tin của các vị khác.[160] Tám tội vi phạm (khi được nhắc nhở) cho đến lần thứ ba.[161] Vị làm hư hỏng các gia đình với tám biểu hiện.[162] Tám tiêu đề về việc phát sanh y.[163] Tám tiêu đề về việc thâu hồi Kaṭhina.[164] Tám loại thức uống.[165] Devadatta có tâm bị xâm chiếm, bị ngự trị bởi tám điều không đúng chánh Pháp, là kẻ phải gánh chịu sự bất hạnh, gánh chịu cảnh địa ngục, bị đọa trọn kiếp, không thể khác được.[166] Tám pháp của thế gian. Tám Trọng Pháp.[167] Tám tội pāṭidesanīya.[168] Tám chi phần của lời nói dối.[169] Tám chi phần của ngày Uposatha (Bát quan trai giới). Tám chi phần của người sứ giả.[170] Tám cách thực hành của ngoại đạo. Tám pháp kỳ diệu phi thường trong biển cả.[171] Tám pháp kỳ diệu phi thường trong Pháp và Luật này.[172] Tám vật không phải là đồ thừa.[173] Tám vật là đồ thừa. Khi rạng đông vào ngày thứ tám thì phạm vào nissaggiya.[174] Tám tội pārājika.[175] Vị ni trong khi làm đầy đủ sự việc thứ tám nên bị trục xuất.[176] Việc đã được trình ra và chưa được trình ra bởi vị ni làm đầy đủ sự việc thứ tám. Sự tu lên bậc trên có tám lời thông báo.[177] Nên đứng dậy đối với tám (vị ni thâm niên). Chỗ ngồi nên dành cho tám (vị ni thâm niên).[178] Vị nữ cư sĩ đã thỉnh cầu tám điều ước muốn.[179] Vị tỳ khưu hội đủ tám điều kiện nên được chỉ định là vị giáo giới tỳ khưu ni.[180] Tám điều lợi ích cho vị rành rẽ về Luật.[181] Tám điều tối đa. Vị tỳ khưu được thực thi hành sự theo tội của vị ấy nên thực hành nghiêm chỉnh trong tám pháp.[182] Tám sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp. Tám sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha đúng Pháp.
Dứt phần Nhóm Tám.
Tóm lược phần này:
[997]
Không phải tỳ khưu ấy,
của chính các vị khác,
cho đến lần thứ ba,
các sự làm hư hỏng,
tám tiêu đề về y,
thâu hồi Kaṭhina,
thức uống, bị ngự trị,
pháp thế gian, Trọng Pháp,
các tội ưng phát lộ,
nói dối, ngày trai giới,
các điều của sứ giả,
ngoại đạo, và biển cả,
phi thường, không phải thừa,
đồ thừa, phạm ưng xả,
tội pārājika,
(làm) sự việc thứ tám,
đã không được trình ra,
sự tu lên bậc trên,
sự đứng dậy, chỗ ngồi,
ước muốn, vị giáo giới,
các lợi ích, tối đa,
thực hành trong tám pháp,
sai pháp, và đúng pháp,
và các nhóm tám pháp
đã được khéo trình bày.
*******
[998] Chín sự việc gây nóng giận.[183] Chín cách đối trị sự nóng giận. Chín sự việc đã được rèn luyện.[184] Chín điều bị phạm tội ngay lúc vừa mới vi phạm.[185] Hội chúng bị chia rẽ với chín (vị tỳ khưu).[186] Chín vật thực thượng hạng.[187] Tội dukkaṭa với chín loại thịt. Chín cách đọc tụng giới bổn.[188] Chín điều tối đa. Chín pháp là gốc của tham ái.[189] Chín cách ngã mạn.[190] Chín loại y được chú nguyện để dùng riêng.[191] Chín loại y không được chú nguyện để dùng chung.[192] Chiều dài chín gang tay theo gang tay của đức Thiện Thệ.[193] Chín sự bố thí sai pháp.[194] Chín sự thọ lãnh sai pháp. Chín sự thọ dụng sai pháp. Ba sự bố thí sai pháp, ba sự thọ lãnh sai pháp, ba sự thọ dụng sai pháp. Chín nhận thức sai pháp.[195] Chín nhận thức đúng pháp. Hai nhóm chín trong hành sự sai pháp.[196] Hai nhóm chín trong hành sự đúng pháp. Chín sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp. Chín sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha đúng Pháp.
Dứt phần Nhóm Chín.
Tóm lược phần này:
[999]
Chín việc gây nóng giận,
đối trị, được rèn luyện,
phạm trước tiên, chia rẽ,
thượng hạng, thịt, đọc tụng,
tối đa, và tham ái,
ngã mạn, sự chú nguyện,
chú nguyện để dùng chung,
gang tay, việc bố thí,
việc thọ lãnh, thọ dụng,
ba cách, lại đúng pháp,
sai pháp, và đúng pháp,
nhận thức có hai nhóm,
và có hai nhóm chín,
sự đình chỉ giới bổn
sai pháp và đúng pháp.
*******
[1000] Mười sự việc gây nóng giận. Mười cách đối trị sự nóng giận. Mười sự việc đã được rèn luyện. Mười tà kiến căn bản.[197] Mười chánh kiến căn bản. Mười tri kiến cực đoan.[198] Mười sự sai trái.[199] Mười sự chân chánh. Mười đường lối của nghiệp bất thiện.[200] Mười đường lối của nghiệp thiện. Mười cách phân phát thẻ sai pháp.[201] Mười cách phân phát thẻ đúng pháp. Mười điều học của các sa di.[202] Vị sa di hội đủ mười điều kiện nên bị trục xuất.[203]
[1001] Vị rành rẽ về Luật bị xem là “kẻ ngu dốt” khi hội đủ mười điều: vị không đưa ra sự giới hạn cho lời nói của mình, không đưa ra sự giới hạn cho lời nói của người khác, sau khi đã không đưa ra sự giới hạn cho lời nói của mình, sau khi đã không đưa ra sự giới hạn cho lời nói của người khác, cho thực hiện (hành sự) sai pháp với sự không khẳng định, không biết về tội, không biết nguồn sanh tội, không biết nhân sanh tội, không biết sự đoạn diệt của tội, không biết sự thực hành đưa đến sự đoạn diệt của tội.
Vị rành rẽ về Luật được xem là “vị thông thái” khi hội đủ mười điều (khác nữa): vị đưa ra sự giới hạn cho lời nói của mình, đưa ra sự giới hạn cho lời nói của người khác, sau khi đã đưa ra sự giới hạn cho lời nói của mình, sau khi đã đưa ra sự giới hạn cho lời nói của người khác, cho thực hiện (hành sự) đúng pháp với sự khẳng định, biết về tội, biết nguồn sanh tội, biết nhân sanh tội, biết sự đoạn diệt của tội, biết sự thực hành đưa đến sự đoạn diệt của tội.
Vị rành rẽ về Luật bị xem là “kẻ ngu dốt” khi hội đủ mười điều khác nữa: vị không biết về sự tranh tụng, không biết nguồn sanh khởi của sự tranh tụng, không biết nhân sanh sự tranh tụng, không biết sự đoạn diệt của sự tranh tụng, không biết sự thực hành đưa đến sự đoạn diệt của sự tranh tụng, không biết về sự việc, không biết về sự mở đầu, không biết về sự quy định, không biết về sự quy định thêm, không biết về phương thức của lối trình bày mạch lạc.
Vị rành rẽ về Luật được xem là “vị thông thái” khi hội đủ mười điều (khác nữa): vị biết về sự tranh tụng, biết nguồn sanh khởi của sự tranh tụng, biết nhân sanh sự tranh tụng, biết sự đoạn diệt của sự tranh tụng, biết sự thực hành đưa đến sự đoạn diệt của sự tranh tụng, biết về sự việc, biết về sự mở đầu, biết về sự quy định, biết về sự quy định thêm, biết về phương thức của lối trình bày mạch lạc.
Vị rành rẽ về Luật bị xem là “kẻ ngu dốt” khi hội đủ mười điều khác nữa: vị không biết về lời đề nghị, không biết cách thực hiện với lời đề nghị, không thiện xảo về phần (cần trình bày) đầu tiên, không thiện xảo về các phần kế tiếp, không biết về thời điểm, không biết về sự phạm tội hay không phạm tội, không biết tội nhẹ hay nặng, không biết tội còn dư sót hay không còn dư sót, không biết tội xấu xa hay không xấu xa, không khéo được kế thừa theo tuần tự từ các vị thầy và không khéo chăm chú không khéo suy xét.
Vị rành rẽ về Luật được xem là “vị thông thái” khi hội đủ mười điều (khác nữa): vị biết về lời đề nghị, biết cách thực hiện với lời đề nghị, thiện xảo về phần (cần trình bày) đầu tiên, thiện xảo về các phần kế tiếp, biết về thời điểm, biết về sự phạm tội hay không phạm tội, biết về sự phạm tội nhẹ hay nặng, biết tội còn dư sót hay không còn dư sót, biết tội xấu xa hay không xấu xa, khéo được kế thừa theo tuần tự từ các vị thầy và khéo chăm chú khéo suy xét.
Vị rành rẽ về Luật bị xem là “kẻ ngu dốt” khi hội đủ mười điều khác nữa: vị không biết về sự phạm tội hay không phạm tội; không biết tội nhẹ hay nặng; không biết tội còn dư sót hay không còn dư sót; không biết tội xấu xa hay không xấu xa; đối với vị này cả hai bộ giới bổn Pātimokkha không khéo được truyền thừa với chi tiết, không khéo được phân tích, không khéo được ứng dụng, không khéo được xác định theo từng điều theo từng từ ngữ; không biết về sự phạm tội hay không phạm tội; không biết tội nhẹ hay nặng; không biết tội còn dư sót hay không còn dư sót; không biết tội xấu xa hay không xấu xa; không thiện xảo về việc phán quyết trong sự tranh tụng.
Vị rành rẽ về Luật được xem là “vị thông thái” khi hội đủ mười điều (khác nữa): vị biết về sự phạm tội hay không phạm tội; biết về sự phạm tội nhẹ hay nặng; biết tội còn dư sót hay không còn dư sót; biết tội xấu xa hay không xấu xa; đối với vị này cả hai bộ giới bổn Pātimokkha khéo được truyền thừa với chi tiết, khéo được phân tích, khéo được ứng dụng, khéo được xác định theo từng điều theo từng từ ngữ; biết về sự phạm tội hay không phạm tội; biết về sự phạm tội nhẹ hay nặng; biết tội còn dư sót hay không còn dư sót; biết tội xấu xa hay không xấu xa; thiện xảo về việc phán quyết trong sự tranh tụng.
[1002] Vị tỳ khưu hội đủ mười điều kiện nên được chỉ định làm vị đại biểu. Đức Như Lai quy định điều học cho các Thinh văn vì mười điều lợi ích.[204] Mười điều nguy hiểm trong việc đi vào hậu cung của đức vua.[205] Mười vật bố thí.[206] Mười loại báu vật.[207] Hội chúng tỳ khưu nhóm mười vị. Nên cho tu lên bậc trên với tập thể là nhóm mười vị. Mười loại vải paṃsukūla. Mười loại y và cách sử dụng.[208] Y phụ trội được cất giữ tối đa mười ngày.[209] Mười loại tinh dịch.[210] Mười hạng người nữ.[211] Mười hạng vợ. Mười sự việc được công bố ở thành Vesālī.[212] Mười hạng người không nên đảnh lễ.[213] Mười sự việc của sự nguyền rủa.[214] Người tạo ra sự đâm thọc theo mười cách thức.[215] Mười loại sàng tọa.[216] Họ đã yêu cầu mười điều ước muốn.[217] Mười sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp. Mười sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha đúng Pháp. Mười điều lợi ích của cháo.[218] Mười loại thịt không được phép.[219] Mười điều tối đa. Vị tỳ khưu mười năm, có kinh nghiệm, có năng lực, nên cho xuất gia, nên ban phép tu lên bậc trên, nên ban cho phép nương nhờ, nên để cho sa di phục vụ. Vị tỳ khưu ni mười năm, có kinh nghiệm, có năng lực, nên cho xuất gia, nên ban phép tu lên bậc trên, nên ban cho phép nương nhờ, nên để cho sa di ni phục vụ.[220] Sự đồng ý về việc tiếp độ nên được chấp thuận cho vị tỳ khưu ni mười năm, có kinh nghiệm, có năng lực. Sự học tập nên được ban cho đến người nữ đã kết hôn khi mười tuổi.
Dứt phần Nhóm Mười.
Tóm lược phần này:
[1003]
Mười việc gây nóng giận,
căn bản, tà và chánh,
cực đoan, sự sai trái,
và cả sự đúng đắn,
nghiệp thiện, và bất thiện,
về việc (phân phát) thẻ,
sai pháp và đúng pháp,
sa di, sự trục xuất.
Lời nói, sự tranh tụng,
đề nghị, (tội) nhẹ nữa,
nhẹ nặng các tội này,
hãy biết tối và sáng.
Đại biểu, các điều học,
hậu cung, và các vật,
báu vật, và nhóm mười,
cũng vậy tu bậc trên,
vải paṃsukūla,
các loại y sử dụng,
mười ngày, tinh, người nữ,
người vợ, mười sự việc,
không đảnh lễ, nguyền rủa,
đâm thọc, và sàng tọa,
ước muốn, và sai pháp,
đúng pháp, cháo, và thịt,
tối đa, vị tỳ khưu,
tỳ khưu ni, tiếp độ,
nữ kết hôn, nhóm mười
đã được giảng rõ ràng.
*******
[1004] Mười một hạng người chưa được tu lên bậc trên thì không nên ban phép tu lên bậc trên, đã được tu lên bậc trên thì nên trục xuất.[221] Mười một loại giày không được phép.[222] Mười một loại bình bát không được phép.[223] Mười một loại y không được phép.[224] Mười một tội vi phạm (khi được nhắc nhở) cho đến lần thứ ba.[225] Mười một pháp chướng ngại của tỳ khưu ni cần được hỏi.[226] Mười một loại y được chú nguyện để dùng riêng.[227] Mười một loại y không được chú nguyện để dùng chung.[228] Khi rạng đông của ngày thứ mười một thì phạm vào nissaggiya. Mười một loại khóa thắt lưng được phép. Mười một loại hột nút được phép.[229] Mười một loại đất không được phép. Mười một loại đất được phép.[230] Mười một trường hợp chấm dứt việc nương nhờ.[231] Mười một hạng người không nên đảnh lễ.[232] Mười một điều tối đa. Họ đã yêu cầu mười một điều ước muốn.[233] Mười một sự sai trái của ranh giới (sīmā).[234] Mười một tai họa là điều hiển nhiên cho người chửi rủa và người mắng nhiếc: Khi tâm từ là sự giải thoát của ý được tập luyện, được phát triển, được thực hành đều đặn, được làm thành phương tiện, được làm thành nền tảng, được duy trì, được tích lũy, khéo được thành tựu viên mãn, mười một điều lợi ích là điều hiển nhiên: ngủ an lạc, thức dậy an lạc, không nhìn thấy ác mộng, được mọi người thương mến, được các phi nhân thương mến, chư thiên hộ trì, lửa hoặc chất độc hoặc vũ khí không xâm phạm vị ấy, tâm được nhập định nhanh chóng, sắc mặt được an tịnh, không mê mờ khi từ trần, khi không thể nhập được trạng thái cao thượng thì đi đến thế giới Phạm thiên; khi tâm từ là sự giải thoát của ý được tập luyện, được phát triển, được thực hành đều đặn, được làm thành phương tiện, được làm thành nền tảng, được duy trì, được tích lũy, khéo được thành tựu viên mãn, mười một điều lợi ích này là điều hiển nhiên.
Dứt phần Nhóm Mười Một.
Tóm lược phần này:
[1005]
Nên trục xuất, và giày,
các bình bát, và y,
thứ ba, và nên hỏi,
chú nguyện dùng riêng, chung,
rạng đông, khóa thắt lưng,
hột nút, không được phép,
được phép, việc nương nhờ,
và không nên đảnh lễ,
tối đa, và ước muốn,
sai trái của ranh giới,
chửi rủa, và tâm từ,
hoàn tất nhóm mười một.
Dứt Tăng Theo Từng Bậc.
*******
Tóm lược chương này
[1006]
Nhóm một, và nhóm hai,
nhóm ba, bốn, và năm,
sáu, bảy, tám, và chín,
mười, và nhóm mười một,
các điều tăng theo bậc
đã được đấng Đại Hùng
bậc hiểu Pháp như thế
thuyết giảng không sai sót
nhắm đến điều lợi ích
cho tất cả chúng sanh.
*******
[1] Tức là sáu nguồn sanh tội theo ba cửa thân, khẩu, và ý (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).
[2] Tức là bảy pháp dàn xếp sự tranh tụng (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).
[3] Nếu không tính nhóm tội pārājika, thì nhóm tội saṅghādisesa là tội nặng, năm nhóm tội còn lại là tội nhẹ (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).
[4] Anavasesā āpatti (tội không còn dư sót) là nhóm tội pārājika, sāvasesā āpatti (tội còn dư sót) là sáu nhóm tội còn lại (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).
[5] Tội xấu xa là nhóm tội pārājika và saṅghādisesa, tội không xấu xa là năm nhóm tội còn lại (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).
[6] Vi phạm bất cứ tội nào với sự cố ý là chướng ngại cho cõi trời và là chướng ngại cho sự giải thoát. Còn vi phạm tội vì không biết cũng đáng chê trách nhưng không là chướng ngại cho cõi trời và sự giải thoát (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).
[7] Sāvajjapaññatti nghĩa là lokavajja tức là sự chê trách của thế gian (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).
[8] Tội do không làm ví dụ như tội không chú nguyện y mới (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).
[9] Tội do làm và không làm ví dụ như tội bảo xây dựng cốc liêu (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).
[10] Ngài Buddhaghosa trích dẫn lời giải thích của bộ chú giải Kurundī rằng: Tội vi phạm đầu tiên (pubbāpatti) là tội phạm trước hết. Tội vi phạm đến sau (aparāpatti) là tội phạm thêm trong thời kỳ xứng đáng hành phạt mānatta. Tội kế tiếp của các tội vi phạm đầu tiên (pubbātīnaṃ antarāpatti) là tội phạm thêm trong thời kỳ đang thực hành hành phạt parivāsa. Tội kế tiếp của các tội vi phạm đến sau (aparāpattīnaṃ antarāpatti) là tội phạm thêm trong thời kỳ đang thực hành hành phạt mānatta.
[11] Khi đã sám hối (nghĩ rằng): “Sau khi buông bỏ gánh nặng, ta sẽ không vi phạm nữa” (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).
[12] Ngài Buddhaghosa giải thích là tội nặng và tội nhẹ (như phần ở trên).
[13] Tội (có nghiệp) xác định (niyatā āpatti): là năm nghiệp vô gián (giết cha, giết mẹ, v.v...).
[14] Người không thể phạm tội là chư Phật Chánh Đẳng Giác và chư Phật Độc Giác (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).
[15] Là sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha (Tiểu Phẩm – Cullavagga, chương IX).
[16] Ví dụ như hai tội về việc tuyên bố pháp thượng nhân của vị có thực chứng và của vị không có thực chứng (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).
[17] Như tội dạy đọc Pháp theo từng câu, v.v... (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).
[18] Ví dụ như tội vi phạm do việc trải ra giường ghế của hội chúng ở ngoài trời đến khi ra đi không thu dọn, v.v... (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).
[19] Nói lời dâm dật với người nữ dầu là sự thật bị vi phạm tội nặng, nói dối cố tình là nói láo vi phạm tội nhẹ (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).
[20] Khoác lác về pháp thượng nhân không chứng đắc là nói láo vi phạm tội nặng, nói về pháp thượng nhân có chứng đắc đến người chưa tu lên bậc trên là nói sự thật vi phạm tội nhẹ (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).
[21] Liên quan đến phận sự của vị tỳ khưu xuất hành và vãng lai lúc ra đi hoặc lúc đi đến tu viện (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).
[22] Có tội vi phạm trong khi áp dụng, ví dụ như vị tỳ khưu ni áp dụng việc làm sạch sẽ bằng nước sâu quá hai lóng tay, còn tội vi phạm trong khi không áp dụng ví dụ như vị tỳ khưu không áp dụng cách làm hoại sắc y mới (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).
[23] Có tội vi phạm trong khi thọ trì ví dụ như thọ trì pháp câm nín của ngoại đạo, có tội vi phạm trong khi không thọ trì ví dụ như vị bị hành phạt không thực hành các phận sự (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).
[24] Có tội vi phạm trong khi cắt đứt ví dụ như việc vị tỳ khưu cắt đứt dương vật, có tội vi phạm trong khi không cắt đứt ví dụ như không cắt tóc và móng tay chân (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).
[25] Có tội vi phạm trong khi che đậy ví dụ như che đậy tội lỗi, có tội vi phạm trong khi không che đậy ví dụ như vị tỳ khưu bị mất y không dùng cỏ hoặc lá cây che lại rồi đi (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).
[26] Đại Phẩm – Mahāvagga, chương X, [240].
[27] Ngài Buddhaghosa giải thích về người không thành tựu về thân thể như là người vô căn, người lưỡng căn, loài thú, người đã làm sai trái trong hành động như là kẻ trộm tướng mạo sa-môn, kẻ giết cha, kẻ giết mẹ, v.v....
[28] Đại Phẩm – Mahāvagga, chương IX, [194].
[29] Sđd., chương IX, [195].
[30] Sự thọ dụng bên trong là sự thọ thực và và sự thọ dụng bên ngoài là việc thoa xức dầu ở đầu, tay, chân, v.v... (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).
[31] Điều này và hai điều kế xin xem giới pācittiya tương ứng (2, 3, 32).
[32] Sđd., chương III, [206].
[33] Tiểu Phẩm – Cullavagga, chương IX, [468].
[34] Ví dụ như tội làm đức Phật chảy máu là loại thứ nhất, vấn đề xưng hô vị thâm niên hơn là “āvuso” và “āyasmā” là loại thứ hai, các tội còn lại là loại thứ ba (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).
[35] Ví dụ như tội ăn thêm thức ăn không phải là còn thừa là loại thứ nhất, ăn sái giờ là loại thứ hai, các tội còn lại là loại thứ ba (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).
[36] Ví dụ như tội ngủ chung nhà là loại thứ nhất, nghỉ ban ngày không đóng cửa lớn là loại thứ hai, các tội còn lại là loại thứ ba (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).
[37] Ví dụ như trường hợp vị tỳ khưu ngu dốt thiếu kinh nghiệm trên mười năm thâm niên làm thầy tế độ cho tu lên bậc trên là loại thứ nhất, vị tỳ khưu thông thái có kinh nghiệm dưới mười năm thâm niên làm thầy tế độ cho tu lên bậc trên là loại thứ hai (Đại Phẩm – Mahāvagga, chương I, [90, 91]), các tội còn lại là loại thứ ba (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).
[38] Giải nghĩa tương tợ như trên với trường hợp sống nương nhờ (Sđd., chương I, [115]).
[39] Ví dụ như trường hợp vị tỳ khưu dạy người chưa tu lên bậc trên đọc Pháp theo từng câu hoặc thuyết Pháp đến người nữ quá năm sáu câu là loại thứ nhất, các tội như cố gắng làm xuất ra tinh dịch, xúc chạm với người nữ là loại thứ hai, bậc Thánh A-la-hán vi phạm tội với tâm vô ký ví dụ như việc ngài Anuruddha ngủ chung nhà với người nữ là loại thứ ba (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).
[40] Thực hiện việc đôi lứa là loại thứ nhất, sân hận bất bình rồi bôi nhọ vị tỳ khưu khác với tội pārājika là loại thứ hai, các tội khác là loại thứ ba (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).
[41] Tiểu Phẩm – Cullavagga, IV, [681]
[42] Chỉ có tám Trọng Pháp của tỳ khưu ni là sự quy định khi (sự việc) chưa xảy ra (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).
[43] Ngài Buddhaghosa đề cập đến tội không vào mùa (an cư) mưa vào hậu bán nguyệt là loại thứ nhất, và không thực hiện lễ Pavāraṇā vào ngày cuối của mùa (an cư) thời kỳ đầu là loại thứ hai, các tội khác là loại thứ ba. Phần được phép và không được phép kế tiếp được giải thích tương tợ.
[44] Ngài Buddhaghosa đề cập đến việc không chú nguyện để dùng chung y tắm mưa sau bốn tháng mùa mưa là loại tội vi phạm trong mùa lạnh, tìm kiếm y tắm mưa trong mùa nắng lúc chưa đến thời kỳ là tội vi phạm trong mùa nóng, có y tắm mưa vẫn tắm lõa thể là loại tội vi phạm trong mùa mưa.
[45] Vấn đề này và vấn đề kế tiếp được ngài Buddhaghosa giải thích có liên quan đến việc hành lễ Uposatha và Pavāraṇā của hội chúng, của nhóm, và của cá nhân.
[46] Ngày kế ngày rằm của tháng Āsāḷhā (tương đương ngày 16 tháng sáu âm lịch, tức là ngày đầu tiên của mùa an cư mùa mưa đợt đầu) là thời điểm trước nên phân phối, một tháng kế sau ngày rằm của tháng Āsāḷhā là thời điểm sau nên phân phối, một ngày sau lễ Pavāraṇā (Tự Tứ) cho đến lần an cư mùa mưa kế là thời điểm trung gian nên phân phối (Sđd., chương VI, [282]).
[47] Ví dụ như trường hợp vị bị bệnh cần loại dược phẩm này lại yêu cầu loại khác là loại thứ nhất, vị không bị bệnh yêu cầu dược phẩm là loại thứ nhì, các tội còn lại là loại thứ ba (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).
[48] Sđd., chương IX, [473, 474].
[49] Vấn đề này và vấn đề kế xem ở Sđd., chương III. Hành phạt mānatta nửa tháng dành cho tỳ khưu ni (Phân Tích Giới Tỳ Khưu Ni, chương II, [92]).
[50] Tiểu Phẩm – Cullavagga, chương II, [331].
[51] Ví dụ như tội chen vào chỗ ngụ có vị tỳ khưu khác đã đến trước rồi nằm xuống là loại thứ nhất, tội trải ra giường ghế của hội chúng ở ngoài trời là loại thứ nhì, các tội còn lại là loại thứ ba (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).
[52] Ngài Buddhaghosa giải thích ba vấn đề này có liên quan đến các phận sự của vị vãng lai là loại thứ nhất, vị xuất hành là loại thứ nhì, và các phận sự còn lại là loại thứ ba (Sđd., chương VIII).
[53] Sđd., chương IV, [602-607].
[54] Sđd., chương I, [28].
[55] Sđd., chương I, [69].
[56] Sđd., chương I, [88, 105].
[57] Điều saṅghādisesa 13.
[58] Sđd., chương I, [159] đối với đặc tính thứ ba.
[59] Sđd., chương I, [174, 200].
[60] Sđd., chương I, [226, 251].
[61] Sđd., chương I, [278, 303].
[62] Liên quan đến tội pācittiya 32 về vật thực dâng chung nhóm.
[63] Sđd., chương V, [142].
[64] Đại Phẩm – Mahāvagga, chương V, [12].
[65] Tiểu Phẩm – Cullavagga, chương V, [127].
[66] Tóm lược lời giải thích của ngài Buddhaghosa như sau: có tội vi phạm do lời nói của bản thân là phạm tội do khẩu, thoát tội do lời nói của bản thân là do việc sám hối, có tội vi phạm do lời nói của người khác là tội có tuyên ngôn nhắc nhở, thoát tội do lời nói của người khác là thoát tội do tuyên ngôn trong việc giải tội saṅghādisesa.
[67] Ngài Buddhaghosa giải thích việc thoát tội do thân là cách dùng cỏ che lấp của bảy pháp dàn xếp sự tranh tụng.
[68] Ngài Buddhaghosa giải thích rằng: Có tội vi phạm vô ý thức (acittakāpattiṃ) là vị vi phạm tội không có sự liên quan của tâm, thoát tội có ý thức là vị thoát khỏi tội có sự liên quan của tâm, có tội vi phạm có ý thức là vị vi phạm tội có sự liên quan của tâm, thoát tội vô ý thức là cách dùng cỏ che lấp.
[69] Ngài Buddhaghosa giải thích liên quan đến việc các tỳ khưu phạm tội giống nhau (ví dụ tội pācittiya): trong lúc sám hối tội pācittiya thì vi phạm tội dukkaṭa, trong lúc vi phạm tội dukkaṭa thì thoát khỏi tội pācittiya, trong lúc thoát khỏi tội pācittiya thì vi phạm tội dukkaṭa.
[70] Ngài Buddhaghosa giải thích như sau: Có tội vi phạm do hành sự (như việc không chịu từ bỏ tà kiến ác với sự nhắc nhở của hội chúng) thoát tội không do hành sự (như trong lúc sám hối), có tội vi phạm không do hành sự (như việc làm xuất ra tinh dịch) thoát tội do hành sự (thực hành hành phạt parivāsa, v.v...), phần còn lại được giải thích tương tợ.
[71] Pācittiya 1, Phân Tích Giới Tỳ Khưu, Chương VIII, [174].
[72] Vật dụng của bản thân là loại thứ nhất, vật dụng của hội chúng là loại thứ nhì, vật dụng dùng ở bảo tháp là loại thứ ba, vật dụng của hàng tại gia là loại thứ tư (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).
[73] Ngài Buddhaghosa giải thích là với sự hiện diện hoặc với sự vắng mặt của hội chúng. Được giải thích như phần “do hành sự (của hội chúng)” ở trên.
[74] Tương tợ phần vô ý thức và có ý thức ở trên
[75] Là sự thay đổi giới tính của vị tỳ khưu hoặc vị tỳ khưu ni. Ngủ chung chỗ trú ngụ là tội được đề cập đến (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).
[76] Khi thay đổi giới tính, những tội thuộc loại quy định riêng (cho các tỳ khưu hoặc các tỳ khưu ni) đã vi phạm thì được thoát tội (Pārājika 1, Sđd., [56]).
[77] Có liên quan đến việc thay đổi giới tính của vị tỳ khưu hoặc vị tỳ khưu ni.
[78] Tiểu Phẩm – Cullavagga, chương II, [365].
[79] Ngài Buddhaghosa giải thích là “cattāro sāmukkaṃsāti cattāro mahāpadesā” nên được dịch như trên, xem chi tiết ở Đại Phẩm – Mahāvagga, chương VI, [92].
[80] Pācittiya 40, Phân Tích Giới Tỳ Khưu, [526], Đại Phẩm – Mahāvagga, chương VI, [43].
[81] Sđd., chương IX, [176].
[82] Tiểu Phẩm – Cullavagga, chương IV, [632].
[83] Ngài Buddhaghosa giải thích rằng: Các tội do không thực hành phận sự của vị vãng lai là phần thứ nhất, các tội do không thực hành phận sự của vị thường trú là phần thứ nhì, các tội do không thực hành các phận sự khác, các tội được quy định riêng cho một hội chúng thì vị vãng lai luôn cả vị thường trú đều không vi phạm. Nhóm bốn kế tiếp được giải thích tương tợ
[84] Ngài Buddhaghosa giải thích rằng: Có sự khác biệt về sự việc không có sự khác biệt về tội vi phạm (ví dụ như bốn tội pārājika có sự khác biệt về sự việc không có sự khác biệt về tội vi phạm), có sự khác biệt về tội vi phạm không có sự khác biệt về sự việc (ví dụ như việc xúc chạm cơ thể, tỳ khưu phạm saṅghādisesa còn tỳ khưu ni phạm pārājika; hoặc việc nhai tỏi, tỳ khưu phạm dukkaṭa, còn tỳ khưu ni phạm pācittiya), có sự khác biệt về sự việc và có sự khác biệt về tội vi phạm (khi so sánh các nhóm tội này với nhóm tội khác), không có sự khác biệt về sự việc và không có sự khác biệt về tội vi phạm (là các tội quy định chung cho các tỳ khưu và các tỳ khưu ni). Nhóm bốn kế tiếp nên được giải thích tương tợ.
[85] Ngài Buddhaghosa giải thích rằng: Có tội thầy tế độ vi phạm đệ tử không (vi phạm) là phận sự của thầy tế độ, có tội đệ tử vi phạm thầy tế độ không (vi phạm) là phận sự của đệ tử, có tội thầy tế độ luôn cả đệ tử đều vi phạm là các phận sự còn lại, có tội thầy tế độ và đệ tử đều không vi phạm là các tội được quy định riêng cho một hội chúng (hội chúng kia không vi phạm). Nhóm bốn kế tiếp được giải thích tương tợ.
[86] Đại Phẩm – Mahāvagga, chương III, [214-216].
[87] Ngài Buddhaghosa giải thích rằng: “Trong khi tự tay lấy đi (bước đi) một bước hoặc hơn một bước vi phạm tội nặng, trong khi ra lệnh vị khác với lời chỉ thị rằng: ‘Hãy mang đi chưa tới một bước’ vi phạm tội nhẹ, và ba phần còn lại nên giải thích theo cách thức tương tợ.”
[88] Ngài Buddhaghosa giải thích rằng trường hợp vị đang thọ thực trong nhà ăn không thể đứng dậy đối với vị thâm niên hơn là trường hợp thứ nhất, vị mới tu đối với vị thâm niên hơn đang thực hành parivāsa là trường hợp thứ nhì, vị mới tu đối với vị thâm niên hơn là trường hợp thứ ba, và ngược lại là trường hợp thứ tư. Nhóm bốn kế được giải thích tương tợ.
[89] Ba trường hợp đầu xem lại ở nhóm ba, trường hợp thứ tư liên quan đến các điều được quy định riêng cho một hội chúng (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).
[90] Theo ngài Buddhaghosa, vật thọ lãnh được phép lúc đúng thời không được phép lúc sái thời (như vật thực thọ lãnh trước bữa ăn), thức uống là vật được phép thọ lãnh vào lúc sái thời và không được phép lúc đúng thời nghĩa là đã để qua ngày hôm sau, có vật thọ lãnh được phép lúc đúng thời luôn cả lúc sái thời (như là vật dùng trong bảy ngày hoặc vật dùng đến suốt đời), có vật thọ lãnh không được phép lúc đúng thời luôn cả lúc sái thời (ví dụ như thịt chưa làm thành được phép).
[91] Theo ngài Buddhaghosa, có tội vi phạm trong các quốc độ ở biên địa không (vi phạm) ở trung tâm (như việc kết ranh giới ở trên biển), có tội vi phạm trong các quốc độ ở trung tâm không (vi phạm) ở biên địa (cho tu lên bậc trên với nhóm năm vị, tắm rửa thường xuyên, đồ trải lót bằng da thú, dép có nhiều lớp, xin xem Đại Phẩm – Mahāvagga, chương V, [23]), có tội vi phạm trong các quốc độ ở biên địa luôn cả ở trung tâm (các tội còn lại), có tội không vi phạm trong các quốc độ ở biên địa luôn cả ở trung tâm (các tội quy định riêng cho một hội chúng, hội chúng kia dầu có thực hiện cũng không vi phạm). Nhóm bốn kế tiếp được giải thích tương tợ.
[92] Ngài Buddhaghosa giải thích rằng: có tội vi phạm ở làng không (vi phạm) ở rừng (là các ưng học pháp), có tội vi phạm ở rừng không (vi phạm) ở làng (như vị tỳ khưu ni đang chờ đợi trời sáng), có tội vi phạm ở làng luôn cả ở rừng (như tội nói dối, v.v...), có tội không vi phạm ở làng luôn cả ở rừng (là các tội quy định riêng cho một hội chúng, hội chúng kia không phạm).
[93] Bốn nhiệm vụ đầu tiên là đề cập đến các nhiệm vụ trong ngày Uposatha hoặc Pavāraṇā như quét dọn, đèn, nước, chỗ ngồi; hoặc bốn nhiệm vụ đầu tiên khác là việc đem lại sự tùy thuận và bày tỏ sự trong sạch, tính đếm mùa tiết, tính đếm số lượng tỳ khưu, và việc giáo giới (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).
[94] Bốn thời điểm thích hợp là: vào ngày lễ Uposatha, các vị tỳ khưu với số lượng cần thiết cho hành sự đã đến, các vị không phạm đồng tội, các nhân vật phạm tội không hiện diện (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).
[95] Là các tội pācittiya 16, 42, 77, 78 vì có câu “etadeva paccayaṃ karitvā anaññaṃ pācittiyaṃ” nghĩa là “Sau khi thực hiện chỉ nguyên nhân ấy không điều nào khác thì phạm tội ưng đối trị” (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).
[96] Là đề cập đến việc không phạm các tội nissaggiya pācittiya thứ 2, 14, 29 và tội pācittiya thứ 9 do sự đồng ý của hội chúng (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).
[97] Ngài Buddhaghosa giải thích như sau: Có tội vị bị bệnh vi phạm (là vị bị bệnh cần loại dược phẩm này lại yêu cầu loại khác), có tội vị không bị bệnh vi phạm (là vị không bị bệnh yêu cầu dược phẩm) có tội vị bị bệnh luôn cả vị không bị bệnh đều vi phạm (như tội nói dối, v.v...), có tội vị bị bệnh và cả vị không bị bệnh đều không vi phạm (là các tội quy định riêng cho một hội chúng).
[98] Tiểu Phẩm – Cullavagga, chương IX, [475, 476].
[99] Xem lại [845] ở phần trước.
[100] Giết cha, giết mẹ, giết vị A-la-hán, làm (đức Phật) chảy máu, và chia rẽ hội chúng.
[101] Là năm hạng người đã thực hiện năm nghiệp vô gián ở trên (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).
[102] Là năm tội pācittiya 87, 89, 90, 91, 92 liên quan đến việc cắt bớt vật làm quá kích thước là chân giường, tọa cụ, y đắp ghẻ, y tắm mưa, và y có kích thước y của đức Thiện Thệ.
[103] Ngài Buddhaghosa giải thích là vị vô liêm sỉ, không có trí tuệ, bản chất xấu xa, lầm tưởng là được phép trong điều không được phép, lầm tưởng là không được phép trong điều được phép.
[104] Tội pārājika, thullaccaya, dukkaṭa, saṅghādisesa, và pācittiya (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).
[105] Ngài Buddhaghosa giải thích về “đi không phải xin phép” là không phải báo cho vị tỳ khưu hiện diện khi đi đến các gia đình trước hay sau bữa ăn, hai điều kế là giới pācittiya 32 và 33 của tỳ khưu, về “không phải xác định” là không phải bận tâm xác định trường hợp được phép trong trường hợp vật thực dâng chung nhóm (gaṇabhojane aññatra samayā), “không phải chuyển nhượng bữa ăn” là liên quan đến vật thực thỉnh sau (paramparabhojane).
[106] Pācittiya 39, Phân Tích Giới Tỳ Khưu, Chương VIII, [518].
[107] Đại Phẩm – Mahāvagga, chương VI, [27].
[108] Sđd., chương I, [97].
[109] Câu chuyện tráo thăm được thấy ở điều pārājika thứ nhì ở phần các câu chuyện dẫn giải (Phân Tích Giới Tỳ Khưu, Chương II, [135]).
[110] Pārājika 4, Sđd., Chương IV, [230].
[111] Tiểu Phẩm – Cullavagga, chương VI, [292].
[112] Sđd., chương VI, [293].
[113] Hội chúng tỳ khưu với nhóm bốn vị, hội chúng tỳ khưu với nhóm năm vị, hội chúng tỳ khưu với nhóm mười vị, hội chúng tỳ khưu với nhóm hai mươi vị, hội chúng tỳ khưu với nhóm trên hai mươi vị (Đại Phẩm – Mahāvagga, chương IX, [187]).
[114] Sđd., chương II, [167].
[115] Sđd., chương V, [23].
[116] Sđd., chương VII, [96].
[117] Năm loại hành sự là hành sự khiển trách, hành sự chỉ dạy, hành sự xua đuổi, hành sự hòa giải, và hành sự án treo gồm có ba được tính gộp chung thành một (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).
[118] Giới pārājika thứ 3 của tỳ khưu ni đề cập 3 loại tội là pārājika, thullaccaya, dukkaṭa, và tội saṅghādisesa của tỳ khưu về việc chia rẽ hội chúng và pācittiya về tội không chịu từ bỏ tà kiến ác (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).
[119] Vấn đề này và hai vấn đế kế tiếp liên quan đến tội pārājika thứ nhì về trộm cắp.
[120] Ngài Buddhaghosa giải thích rằng: vị không biết về tội (như pārājika, saṅghādisesa, v.v...), vị không biết gốc của tội (là thân và khẩu), vị không biết nguồn sanh tội (do thân không do khẩu không do ý, v.v...), vị không biết sự đoạn diệt của tội (là sự sám hối), vị không biết sự thực hành đưa đến sự đoạn diệt của tội (là bảy cách dàn xếp).
[121] Ngài Buddhaghosa giải thích rằng: không biết về sự tranh tụng (là bốn sự tranh tụng), vị không biết nguồn sanh khởi của sự tranh tụng (có 33: sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi có 12, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách có 14, sự tranh tụng liên quan đến tội có 6, và sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ có 1), không biết nhân sanh sự tranh tụng (sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi sanh lên nương vào 18 sự việc làm chia rẽ hội chúng, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách sanh lên do bốn điều hư hỏng, sự tranh tụng liên quan đến tội sanh lên do bảy nhóm tội, và sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ sanh lên với bốn hành sự của hội chúng), không biết sự đoạn diệt của sự tranh tụng (không xác định được quan điểm theo Pháp, theo Luật, theo lời dạy của bậc Đạo Sư), không biết sự thực hành đưa đến sự đoạn diệt của sự tranh tụng (không biết các sự tranh tụng được giải quyết bằng các cách dàn xếp nào).
[122] Ngài Buddhaghosa giải thích rằng: không biết về sự việc (là không biết về sự việc của tội pārājika, của tội saṅghādisesa, ... của bảy nhóm tội), không biết về sự mở đầu (không biết về các tội đã được quy định ở đâu), không biết về sự quy định (về sự quy định ban đầu của mỗi điều học), không biết về sự quy định thêm (sự quy định thêm về sau), không biết về phương thức của lối trình bày mạch lạc (không biết sự việc theo phương thức liên hệ đến lời nói và liên hệ đến sự xác định).
[123] Liên quan đến hành sự và tuyên ngôn hành sự.
[124] Bốn điều đầu được đề cập ở Sđd., chương II, [176] và điều cuối ở chương I, [115].
[125] Pācittiya 11 (Phân Tích Giới Tỳ Khưu, chương VIII, [355]).
[126] Tiểu Phẩm – Cullavagga, chương V, [25].
[127] Tức là năm cách đọc tụng giới bổn Pātimokkha (Đại Phẩm – Mahāvagga, chương II, [167]).
[128] Ba nhóm sáu này đã được đề cập ở chương IV, [849-851] ở phần trước.
[129] Ngài Buddhaghosa giải thích “sự thực hành đúng đắn” là các điều giới có câu “ayaṃ tattha sāmīci” tức là các giới saṅghādisesa 13, nissaggiya pācittiya 10, 22, pācittiya 34, 71, 84.
[130] Gồm năm pācittiya của tỳ khưu đã được trình bày ở phần Nhóm Năm thêm vào tội pācittiya của tỳ khưu ni về việc may y choàng tắm quá kích thước (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).
[131] Ngài Buddhaghosa giải thích là vị vô liêm sỉ, không có trí tuệ, bản chất xấu xa, lầm tưởng là được phép trong điều không được phép, lầm tưởng là không được phép trong điều được phép, lầm lẫn về sự ghi nhớ.
[132] Ngài Buddhaghosa giải thích rằng năm điều đã được giải thích ở trên thêm vào điều thứ sáu là “Lễ Uposatha là phần trách nhiệm của vị ấy” (tass’ādheyyo uposatho).
[133] Ngài Buddhaghosa giải thích là các điều giới có từ “paramaṃ” như là dasāhaparamaṃ, māsaparamaṃ, santaruttaraparamaṃ, v.v... và nêu rõ trong hai bộ giới bổn có tất cả là 14 giới. Sáu giới đầu lập thành một Nhóm Sáu, sáu giới kế tiếp là Nhóm Sáu thứ nhì, còn hai giới thì sau khi bớt đi một giới của mỗi một nhóm rồi thêm vào một giới để lập thành các Nhóm Sáu khác nữa.
[134] Câu này được trích dẫn từ giới nissaggiya pācittiya 29 về vị tỳ khưu có thể để y ở trong làng tối đa sáu đêm khi ngụ ở trong rừng được xác định là có sự nguy hiểm, có sự kinh hoàng.
[135] Sáu loại y được đức Phật cho phép: loại bằng sợi lanh (khomaṃ), loại bằng bông vải (kappāsikaṃ), loại bằng tơ lụa (koseyyaṃ), loại bằng sợi len (kambalaṃ), loại bằng gai thô (sāṇaṃ, loại bằng chỉ bố (bhaṅgaṃ) (Sđd., chương VIII, [139]).
[136] Sáu loại thuốc nhuộm được đức Phật cho phép: thuốc nhuộm làm từ rễ cây, thuốc nhuộm từ thân cây, thuốc nhuộm từ vỏ cây, thuốc nhuộm từ lá cây, thuốc nhuộm từ bông hoa, thuốc nhuộm từ trái cây (Sđd., chương VIII, [147]).
[137] Ngài Buddhaghosa giải thích như sau: Bốn loại hành sự là hành sự khiển trách, hành sự chỉ dạy, hành sự xua đuổi, hành sự hòa giải, hành sự án treo gồm có ba được chia thành hai là hành sự án treo vì không nhìn nhận tội và hành sự án treo trong việc không sửa chữa lỗi được gom thành một, và thứ sáu là hành sự án treo vì không chịu từ bỏ tà kiến ác.
[138] Đã được đề cập ở chương IV, [854] ở phần trước.
[139] Đã được đề cập ở chương IV, [855] ở phần trước.
[140] Câu này được trích dẫn từ giới pācittiya 91 về chiều dài y tắm mưa của các tỳ khưu.
[141] Câu này được trích dẫn từ giới pācittiya 92 về chiều rộng y của đức Thiện Thệ.
[142] Sđd., chương I, [97].
[143] Giới pācittiya 57 của tỳ khưu đề cập sáu trường hợp được quy định thêm trong việc tắm là: “‘Một tháng rưỡi còn lại của mùa nóng’ và tháng đầu tiên của mùa mưa như vậy là hai tháng rưỡi là lúc trời nóng nực, là lúc trời oi bức, trường hợp bị bệnh, trường hợp có công việc, trường hợp đi đường xa, trường hợp mưa gió.”
[144] Nhóm sáu này và nhóm sáu kế tiếp xem ở Sđd., chương VII, từ [100] trở đi.
[145] Toàn bộ đoạn [989] này được đề cập ở Sđd., chương I, [99].
[146] Nhóm sáu này và nhóm sáu kế tiếp được đề cập ở Tiểu Phẩm – Cullavagga, chương IX, [479, 480].
[147] Ngài Buddhaghosa giải thích “sự thực hành đúng đắn” là các điều giới có câu “ayaṃ tattha sāmīci” tức là sáu giới gồm có saṅghādisesa 13, nissaggiya pācittiya 10, 22, pācittiya 34, 71, 84 của tỳ khưu và một ở phần tổng kết giới saṅghādisesa của tỳ khưu ni là bảy.
[148] Sđd., chương IV, [609], nhóm bảy kế tiếp xem [610].
[149] Đại Phẩm – Mahāvagga, chương III [211, 212].
[150] Ngài Buddhaghosa cho biết đã giải thích ở nhóm năm, giờ thêm vào “Lễ Uposatha và lễ Pavāraṇā là phần trách nhiệm của vị ấy” (tass’ādheyyo uposatho parāraṇā).
[151] Điều nissaggiya pācittiya 29.
[152] Bảy loại hành sự là hành sự khiển trách, hành sự chỉ dạy, hành sự xua đuổi, hành sự hòa giải, hành sự án treo vì không nhìn nhận tội, hành sự án treo trong việc không sửa chữa lỗi, và thứ bảy là hành sự án treo vì không chịu từ bỏ tà kiến ác.
[153] Là lúa gạo sāli, lúa gạo, lúa mạch, lúa mì, kê, đậu, hạt kudrūsaka (bắp?) được đề cập ở điều pācittiya 7 của tỳ khưu ni.
[154] Được trích dẫn từ điều saṅghādisesa 6 về việc xây dựng cốc liêu của tỳ khưu.
[155] Điều pācittiya 32 của tỳ khưu.
[156] Được đề cập ở điều nissaggiya pācittiya 23 của tỳ khưu.
[157] “Bảy trường hợp cầm lấy” được đề cập ở Sđd., chương VII, [100]. “Bảy trường hợp mang theo” kế tiếp được đề cập ở [101].
[158] Nhóm bảy này và hai nhóm bảy kế được đề cập ở Đại Phẩm – Mahāvagga, chương IX, [196-198].
[159] Sđd., chương X, [239].
[160] Sđd., chương X, [239].
[161] Tội saṅghādisesa 10, 11, 12, 13 của tỳ khưu và 7, 8, 9, 10 của tỳ khưu ni (theo ngài Buddhaghosa).
[162] Tội saṅghādisesa 13, Phân Tích Giới Tỳ Khưu, Chương VI, [624].
[163] Đại Phẩm – Mahāvagga, chương VIII, [172].
[164] Sđd., chương VII, [99].
[165] Tám loại thức uống: nước xoài (amba), nước táo hồng (jambu), nước chuối hột (coca), nước chuối không hột (moca), nước mật ong (madhu), nước nho (muddika), nước ngó sen (sāluka), nước dâu (phārusaka) được đề cập ở Sđd., chương VI, [86].
[166] Tiểu Phẩm – Cullavagga, chương VII, [401].
[167] Tám Trọng Pháp của tỳ khưu ni (Sđd., chương X, [516]).
[168] Tám tội pāṭidesanīya của tỳ khưu ni.
[169] Điều pācittiya thứ nhất của tỳ khưu.
[170] Sđd., chương VII, [398].
[171] Sđd., chương IX, [449-456].
[172] Sđd., chương IX, [457-464].
[173] Câu này và câu kế được đề cập ở điều pācittiya 35 của tỳ khưu, phần định nghĩa từ.
[174] Điều nissaggiya pācittiya 23 liên quan đến năm loại dược phẩm.
[175] Tám tội pārājika của tỳ khưu ni.
[176] Điều pārājika thứ tám của tỳ khưu ni đề cập đến tám hành động của vị tỳ khưu ni nhiễm dục vọng đối với người nam là sự nắm lấy cánh tay (của người nam), sự nắm lại lấy chéo áo choàng, đứng chung, trò chuyện, đi đến nơi hẹn hò, thích thú sự viếng thăm của người nam, đi vào nơi che khuất, kề sát cơ thể nhằm mục đích xúc chạm cơ thể. Vị tỳ khưu ni làm đủ tám hành động này phạm pārājika, nên bị trục xuất.
[177] Đề cập đến sự tu lên bậc trên của tỳ khưu ni ở cả hai hội chúng tỳ khưu ni và tỳ khưu.
[178] Sđd., chương X, [582].
[179] Bà Visākhā đã thỉnh cầu đức Phật để dâng vải choàng (tắm) mưa đến hội chúng, dâng thức ăn dành cho vị đi đến, dâng thức ăn dành cho vị ra đi, dâng thức ăn dành cho vị bị bệnh, dâng thức ăn dành cho vị chăm sóc bệnh, dâng dược phẩm dành cho vị bị bệnh, dâng cháo hàng ngày, dâng vải choàng tắm đến hội chúng tỳ khưu ni đến trọn đời (Đại Phẩm – Mahāvagga, chương VIII, [153]).
[180] Được đề cập ở pācittiya 21 của tỳ khưu.
[181] Ngài Buddhaghosa cho biết đã giải thích ở nhóm năm, giờ thêm vào “Lễ Uposatha lễ Pavāraṇā, và hành sự của hội chúng là phần trách nhiệm của vị ấy” (tass’ādheyyo uposatho parāraṇā saṅghakammaṃ).
[182] Ngài Buddhaghosa đề cập đến tám phận sự sau: không nên đình chỉ lễ Uposatha, (hoặc) không nên đình chỉ lễ Pavāraṇā của vị tỳ khưu trong sạch, không nên sai bảo, không nên cáo tội, không nên bảo tránh lối đi, không nên quở trách, không nên nhắc nhở (vị tỳ khưu trong sạch), không nên tạo bè phái với các tỳ khưu.
[183] Nhóm chín này và nhóm chín kế được đề cập ở Kinh Phúng Tụng – Saṅgītisutta, Kinh Trường Bộ – Dīghanikāya III và Pháp 9 chi ở Kinh Tăng Chi – Aṅguttaranikāya III.
[184] Ngài Buddhaghosa giải thích là: hạn chế, kềm chế, tự chế, chặt đứt sự tiếp nối với chín sự việc gây nóng giận.
[185] Chín tội saṅghādisesa từ 1 đến 9 của tỳ khưu.
[186] Câu trả lời của đức Phật cho đại đức Upāli về sự chia rẽ hội chúng Tiểu Phẩm – Cullavagga, chương VII, [404].
[187] Pācittiya 39 của tỳ khưu đề cập đến chín loại vật thực thượng hạng là bơ lỏng (sappi), bơ đặc (navanītaṃ), dầu ăn (telaṃ), mật (madhu), đường mía (phāṇitaṃ), cá (maccho), thịt (maṃsaṃ), sữa tươi (khīraṃ), sữa đông (dadhi).
[188] Tức là năm cách áp dụng cho tỳ khưu và bốn cách áp dụng cho tỳ khưu ni.
[189] Ngài Buddhaghosa giải thích về chín pháp là gốc của tham ái như sau: tầm cầu do duyên tham ái, đạt được do duyên tìm cầu, quyết định do duyên đạt được, tham dục do duyên quyết định, vướng mắc do duyên tham dục, nắm giữ do duyên vướng mắc, bỏn xẻn do duyên nắm giữ, bảo vệ do duyên bỏn xẻn, do duyên bảo vệ có các sự tranh chấp bằng cách cầm gậy, cầm kiếm, cãi cọ, tranh luận, tranh cãi, nói ác độc, nói dối (Kinh Đại Duyên – Mahānidānasutta, thuộc Kinh Trường Bộ – Dīghanikāya).
[190] So sánh hơn, bằng, và thua theo chín cách.
[191] Ngài Buddhaghosa giải thích như sau: ba y, y tắm mưa, tọa cụ, ngọa cụ, y đắp ghẻ, khăn lau mặt, và y phụ thuộc là chín (Đại Phẩm – Mahāvagga, chương VIII, [160]).
[192] Sau khi đã chú nguyện để dùng riêng trong thời kỳ thích hợp thì không nên chú nguyện để dùng chung (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).
[193] Câu này được trích dẫn từ giới pācittiya 92 về chiều dài y của đức Thiện Thệ.
[194] Ngài Buddhaghosa giải thích như sau: vật đã được khẳng định là dâng cho hội chúng, thuyết phục dâng cho hội chúng khác hoặc bảo tháp, hoặc cá nhân; vật đã được khẳng định là dâng đến bảo tháp, vị thuyết phục dâng đến bảo tháp khác, hoặc hội chúng, hoặc cá nhân; vật đã được khẳng định là dâng cho cá nhân, vị thuyết phục dâng cho cá nhân khác, hoặc hội chúng, hoặc bảo tháp (được đề cập ở pācittiya 82 của tỳ khưu). Năm câu kế được hiểu tương tợ.
[195] Câu này và câu kế được đề cập ở Tiểu Phẩm – Cullavagga, chương IV, [587, 588].
[196] Câu này và câu kế được đề cập ở điều pācittiya 21 của tỳ khưu (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).
[197] Mười tà kiến căn bản: không có bố thí, không có lễ hy sinh, không có tế tự, không có quả dị thục các nghiệp thiện ác, không có đời này, không có đời khác, không có mẹ, không có cha, không có loại hóa sanh, ở đời không có những vị Sa-môn, những vị Bà-la-môn chánh hướng, chánh hạnh, đã tự mình chứng tri giác ngộ đời này đời khác và truyền dạy lại (Kinh Sa-môn quả – Sāmaññaphalasutta, Kinh Trường Bộ – Dīghanikāya, lời dịch của H.T. Minh Châu). Mười chánh kiến căn bản ở câu kế được hiểu đối nghịch lại (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).
[198] Ngài Buddhaghosa giải thích về mười tri kiến cực đoan: (Có phải) thế giới là vĩnh viễn? (Có phải) thế giới là không vĩnh viễn? (Có phải) thế giới là hữu biên? (Có phải) thế giới là vô biên? (Có phải) mạng sống và thân thể là chung? (Có phải) mạng sống và thân thể là khác biệt? Như Lai còn tồn tại sau khi chết? Như Lai không còn tồn tại sau khi chết? Như Lai còn và không còn tồn tại sau chết? Như Lai không phải còn tồn tại và cũng không phải không tồn tại sau khi chết? (Aṅguttaranikāya, pháp 10 chi, phẩm Upāli).
[199] Tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, ... tà trí, tà giải thoát. Câu kế có ý nghĩa đối nghịch lại.
[200] Thân có ba nghiệp: sát sanh, trộm cắp, tà dâm, khẩu có bốn, ý có ba. Câu kế có ý nghĩa đối nghịch lại.
[201] Câu này và câu kế được đề cập ở Sđd., chương IV, [612, 613].
[202] Đại Phẩm – Mahāvagga, chương I, [120].
[203] Sđd., chương I, [124].
[204] Pārājika 1, Phân Tích Giới Tỳ Khưu, chương I, [20].
[205] Pācittiya 83, Sđd., chương VIII, [733].
[206] Ngài Buddhaghosa giảng về mười vật bố thí như sau: cơm, nước, vải, xe cộ, tràng hoa, vật thơm, vật thoa, chỗ nằm, chỗ trú ngụ, đèn.
[207] Mười loại báu vật được đề cập Tiểu Phẩm – Cullavagga là: ngọc trai, ngọc ma-ni, ngọc bích, vỏ sò, đá quý, san hô, bạc, vàng, ngọc ru-by, ngọc mắt mèo (chương IX, [455]).
[208] Chín loại y đã được kể ở phần Nhóm Chín thêm vào vải choàng tắm hay áo lót của tỳ khưu ni là mười (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).
[209] Điều nissaggiya pācittiya 1 của tỳ khưu.
[210] Xem saṅghādisesa 1 của tỳ khưu.
[211] Mười hạng người nữ và mười hạng vợ được đề cập ở điều saṅghādisesa 5 của tỳ khưu.
[212] Mười sự việc được công bố ở thành Vesālī: Được phép cất giữ muối trong ống sừng, được phép ăn khi bóng mặt trời đã hai ngón tay, được phép đi vào làng rồi ăn thêm lần nữa, được phép hành Uposatha riêng rẽ, được phép hành sự không đủ tỳ khưu, được phép thực hành theo tập quán, được phép uống sữa chua lúc quá ngọ, được phép uống nước trái cây lên men, được phép sử dụng tọa cụ không có viền quanh, được phép tích trữ vàng bạc (Sđd., chương XII, [630]).
[213] Mười hạng người không nên đảnh lễ được đề cập ở Sđd., chương VI, [264].
[214] Được đề cập ở điều pācittiya 2 của tỳ khưu.
[215] Được đề cập ở điều pācittiya 3 của tỳ khưu.
[216] Ngài Buddhaghosa liệt kê đến mười một loại sàng tọa như sau: giường, ghế, gối, nệm, tấm lót nền, vải phủ giường ghế, thảm trải nền, tấm da thú, tấm lót ngồi, thảm cỏ, thảm lá.
[217] Ngài Buddhaghosa giải thích là tám điều ước muốn do bà Visākhā thỉnh cầu, một điều do đức vua Suddhodana yêu cầu về việc xuất gia phải có phép của cha mẹ (Đại Phẩm – Mahāvagga, chương I, [118]), và một do thầy thuốc Jīvaka xin đức Phật cho phép các tỳ khưu được phép nhận y của gia chủ cúng dường (Sđd, chương VIII, [135])..
[218] Sđd., chương VI, [61].
[219] Mười loại thịt không được phép: người, voi, ngựa, chó, rắn, sư tử, hổ, beo, gấu, chó sói (Sđd., [58-60]).
[220] Đúng ra là “mười hai” cho điều này và hai điều kế.
[221] Mười một hạng người trên là: kẻ vô căn, kẻ trộm tướng mạo (tỳ khưu), kẻ bỏ theo ngoại đạo, loài thú, kẻ giết mẹ, kẻ giết cha, kẻ giết A-la-hán, kẻ làm nhơ nhớp tỳ khưu ni, kẻ chia rẽ hội chúng, kẻ làm (đức Phật) chảy máu, kẻ lưỡng tánh (Sđd., chương VI, [125-133]).
[222] Ngài Buddhaghosa giảng về mười loại giày làm bằng vật quý giá và loại giày làm bằng gỗ là mười một.
[223] Ngài Buddhaghosa giảng về loại bình bát bằng gỗ và mười loại bình bát làm bằng vật quý giá là làm bằng vàng, bằng bạc, bằng ngọc ma-ni, bằng đá quý, bằng pha-lê, bằng đồng đỏ, bằng thủy tinh, bằng thiếc, bằng chì, bằng đồng thau (Tiểu Phẩm – Cullavagga, chương V, [33,34]).
[224] Mười một loại y không được phép: y toàn màu xanh đậm, y toàn màu vàng, y toàn màu đỏ, y toàn màu đỏ sậm, y toàn màu đen, y toàn màu nổi bật, y toàn màu sáng chói, y không cắt đường viền, y có đường viền rộng, y có đường viền vẽ bông hoa, y có đường viền vẽ hình rắn hổ mang (Đại Phẩm – Mahāvagga, chương VIII, [169]).
[225] Pārājika 3 của tỳ khưu ni, 8 saṅghādisesa, pācittiya 68 về tỳ khưu Ariṭṭha, và pācittiya 36 của tỳ khưu ni Caṇḍakāḷī (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).
[226] Được đề cập ở Tiểu Phẩm – Cullavagga, chương X, [573].
[227] Ngài Buddhaghosa liệt kê mười một loại y được chú nguyện để dùng riêng là: ba y, y tắm mưa, tọa cụ, ngọa cụ, y đắp ghẻ, khăn lau mặt, y phụ thuộc, vải choàng tắm và áo lót của tỳ khưu ni.
[228] Sau khi đã chú nguyện để dùng riêng trong thời kỳ thích hợp thì không nên chú nguyện để dùng chung (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).
[229] Sđd., chương V, [165, 167].
[230] Pācittiya 10 đề cập đến mười loại đất không màu mỡ là: thuần đá, thuần sỏi, thuần mảnh sành, thuần sạn, thuần cát, có ít đất, có ít đất sét, phần lớn là đá, phần lớn là sỏi, phần lớn là mảnh sành, phần lớn là sạn, phần lớn là cát, đã được đốt cháy, đống đất hoặc đống đất sét được thấm nước mưa chưa tới bốn tháng.
[231] Ngài Buddhaghosa giảng giải về mười một sự chấm dứt sự nương nhờ: Năm đối với thầy tế độ, sáu đối với thầy dạy học (Đại Phẩm – Mahāvagga, chương I, [97]).
[232] Ngài Buddhaghosa giảng rằng hạng người lõa thể là thứ mười một (Mười hạng đã được trình bày ở nhóm mười ở trên).
[233] Ngài Buddhaghosa giảng rằng điều ước muốn thứ mười một là của bà Mahāpajāpati Gotamī về việc các tỳ khưu và tỳ khưu ni thực hành phận sự thích hợp là sự đảnh lễ, đứng dậy chào, chắp tay tính theo thâm niên (Tiểu Phẩm – Cullavagga, chương V, [521]) nhưng đức Phật từ chối. Mười điều kia đã được trình bày ở trên.
[234] Được trình bày không liên tục ở Đại Phẩm – Mahāvagga, chương II.