Skip directly to content

ĐẠO ĐỨC HỌC TRÒ

Dù là người học trò ở bất cứ nơi nào ở trường, ở nhà hay ở ngoài xã hội đạo đức học trò luôn luôn tồn tại để giúp cho người học trò sống đúng đạo đức của một con người. Đạo đức học trò rất quan trọng vì nó góp phần xây dựng những nền tảng đạo đức của xã hội. Có ý thức dạy giỗ đạo đức cho học trò từ khi bắt đầu đi học thì xã hội đó sẽ có một cuộc sống bình yên, người và người sống có đạo đức với nhau, thì con số tội phạm trong xã hội sẽ giảm. Vậy ta hãy xem xét các khía cạnh trên qua từng đạo đức của người học trò.

1- TÔN TRỌNG TRƯỜNG HỌC

-       Đó là tôn trọng mọi nội qui trong trường học và trong lớp.

-       Phải biết giữ gìn tài sản bàn ghế và mọi vật trong khuôn viên trường, không chạy nhảy trên bàn ghế, hoặc ném bàn ghế ra cửa sổ xuống lầu.

-       Có ý thức giữ gìn vệ sinh làm sạch sẽ trường và lớp. Vứt rác vào thùng rác, khạc nhổ vào những nơi qui định trong nhà vệ sinh, quét sạch sân trường hay lớp, lau chùi bảng sạch, không tự ý đốt rác, xã rác bừa bãi, v.v..

-       Tham gia vào các đoàn thể tu sửa trường như sơn, quét vôi, lót gạch, trồng cây.

2- TÔN TRỌNG THẦY CÔ

-       Mỗi thầy cô giáo sẽ có những qui định riêng thêm, cho nên học trò phải biết tôn trọng và lắng nghe lời dạy của các thầy cô.

-       Làm tốt các bài học trong lớp và về nhà.

-       Lau bảng sạch trước khi thầy cô đến lớp.

-       Chào thầy cô khi gặp bất cứ nơi nào.

-       Lắng nghe lời thầy cô dạy, không nói chuyện trong lúc thầy cô đang giảng bài.

-       Không tự ý ra ngoài lớp khi chưa có sự đồng ý của thầy hay cô.

-       Không tự ý đổi chổ ngồi.

-       Cùng giúp thầy cô hoàn thành tốt những gì nhà trường giao.

3- TÔN TRỌNG BẠN BÈ

-       Không đánh, ăn hiếp nhau trong lớp học cũng như ngoài trường.

-       Không ghen tỵ bất cứ điều gì đối với bạn mình. Ví dụ như thành tích học tập, hình dáng bên ngoài, cách ăn mặc, nhiều bạn hơn, v.v..

-       Không tham lam ăn cắp đồ đạc của nhau.

-       Không lừa dối nhau, nói xấu nhau, chê bai nhau, chỉ trích nhau, nạt nộ, quát mắng, chửi thề, v.v..

-       Không nghi ngờ nhau.

-       Không khinh thường nhau mà phải giúp đỡ nhau. Khi mình học giỏi thì phải biết chỉ dạy cho các bạn kém hơn, chứ đừng vì thế mà khinh chê bạn mình.

-       Biết giúp đỡ giải thích những thắc mắc, những điều khó hiểu.

-       Biết dùng lời nói ôn hoà, nhã nhặn dịu dàng với nhau để làm cho tình bạn thêm gắn bó hơn và đừng dùng những lời nói chia rẽ nhau.

-       Nên biết cách xưng hô tên với nhau, chứ đừng gọi nhau là tao với mày thì không giống học trò mà giống các người ngoài đường.

-       Tùy thuận vào nhau trong mọi ý kiến việc làm và lời nói khi làm việc hay sinh hoạt chung.