20111123 - CHI ĐÔNG HÀ NỘI - SỐNG ĐÚNG ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN NHÂN QUẢ
20111123 - CHI ĐÔNG HÀ NỘI - SỐNG ĐÚNG ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN NHÂN QUẢ
CHI ĐÔNG HÀ NỘI - SỐNG ĐÚNG ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN NHÂN QUẢ
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Phật tử
Thời gian: 23/11/2011.
1- THANH NIÊN SỐNG NHƯ THẾ NÀO ĐỂ XỨNG ĐÁNG VỚI TỔ TIÊN?
(00:00) Trưởng lão: Các con là Thanh niên của Hà Nội nên hôm đó Thầy đã nói khuyên mấy con nên tổ chức để mình học, mình sống cho đúng Đạo Phật đó con, đạo đức của Đạo Phật. Nay mấy con đã nghe, mấy con đã tổ chức được Thầy rất mừng. Cho nên do đó, từ đây về sau mấy con phải làm gương hạnh tốt mấy con. Những sách vở gì của Thầy mấy con nghiên cứu và sau này cái Bộ Sách Đạo đức Nhân bản - Nhân quả Thầy sẽ gởi cho mấy con mỗi đứa một bộ. Để rồi mấy con vừa làm kỷ niệm của Thầy, mà cũng vừa là cuốn sách gối đầu nằm, để cuộc sống của mấy con là những Thanh niên Việt Nam sống Đạo đức, lấy Đạo đức mà làm đầu mấy con, Thầy mong ước điều đó lắm !
Hôm nay Thầy về đây thấy đủ mặt mấy con Thầy rất mừng, mấy con nhớ ráng nghe lời Thầy, sau này có duyên mà tu hành tới nơi tới chốn. Thầy hướng dẫn mấy con sẽ tu tập làm chủ sự sống chết. Sự sống chết là một nỗi khổ của con người mấy con, nó không phải dễ. Nhưng mà Đạo Phật làm được, Đức Phật làm được, chúng ta sẽ làm được, không có người nào không làm được. Chỉ có ý chí chúng ta sẽ vượt qua những cái khó khăn rồi chúng ta sẽ thực hiện như Phật, chỉ có ý chí bền lòng thì dù trăm sông, ngàn núi chúng ta cũng vượt được hết mấy con.
Là Thanh niên Việt Nam với một Đất nước nhỏ hẹp như thế này mà hôm nay chúng ta độc lập, tự do như thế này thì mấy con biết rằng xương máu của Tổ tiên chúng ta đổ đây biết bao nhiêu? Cho nên càng tu tập chúng ta càng xứng đáng với Tổ tiên chúng ta, các con nhớ điều đó, Thanh niên thì chúng ta phải nhớ điều đó. Càng tu tập thì bảo vệ Đất nước của chúng ta. Nếu tất cả các con đều giữ gìn Trai giới, tức là mình không ăn thịt chúng sanh. Mình ăn thịt chúng sanh là mình nuôi cái mạng mình bằng cái sự chết của các loài vật khác, cho nên nó đem lại sự đau khổ cho loài vật khác mà mình không biết, cuối cùng mình thọ những bệnh tật khổ đau, không ngờ là mình đã gieo khổ vào thân tâm của mình.
Còn toàn bộ các con đều thọ trai, mình ăn rau cải vẫn sống như thường mấy con đâu có chết. Như Thầy từ bé chí lớn, từ tám tuổi xuất gia tu hành tới bây giờ không biết thịt cá ra sao cả, thế mà vẫn khỏe, tuổi vẫn lớn như thường, tám mươi mấy tuổi rồi mà vẫn khỏe, vẫn không bệnh đau, thì đó mấy con biết Thầy trả một cái quả thiện, còn những người ăn thịt cá cho nhiều Thầy thấy càng đau nhiều. Đó là bằng chứng chúng ta đi đến bệnh viện chúng ta thấy người nào mà đau bệnh, có người nào mà ăn chay đâu mấy con! Cho nên ăn một ngày, hai ngày là người ta đã ớn rồi.
Do đó hôm nay gặp Thầy, mấy con là Thanh niên Việt Nam chúng ta cố gắng sống bằng rau cải chứ không phải sống bằng sự đau khổ của loài chúng sanh, đứa nào làm được những điều đó Thầy mừng thứ nhất và Thầy ước ao mấy con sẽ là những người Thanh niên xứng đáng sống thiện, làm thiện, biết thương mình, thương người và thương tất cả những loài vật đó mấy con, mấy con nhớ cố gắng.
(3:46) Hôm nay mấy con về đây đủ duyên được gặp Thầy ở Hà Nội - Là gốc tích của Tổ tiên của chúng ta, Thầy muốn làm một chuyến đi về thăm gốc của người Việt Nam của chúng ta, bao nhiêu thăng trầm mà Hà Nội vẫn còn, ở gần bên một Nước lớn mà vẫn giữ được độc lập như thế này thì mấy con phải biết rằng đâu phải dễ. Ngày xưa người Trung Quốc coi Đất nước chúng ta như “Mọi Giao Chỉ” cho nên đặt chúng ta là cái Huyện Giao Chỉ chứ đâu có nói Hà Nội, thì như vậy mấy con biết Tổ tiên chúng ta đã dày công, đã bỏ xương máu trên mảnh đất này nhiều lắm, cho nên mấy con là Thanh niên, mấy con phải mạnh dạn, không đầu hàng trước thế lực nào hết, bảo vệ Đất nước chúng ta. Đó là tinh thần của Phật giáo đó mấy con.
Đạo Phật quyết định là không đầu hàng bất cứ một cái thứ gì, ngay cả bản thân sự sống chết Đức Phật còn không đầu hàng, phải làm chủ nó, các con thấy chưa? Làm chủ được sự sống chết nó còn khó hơn làm chủ Giặc, mấy con thấy chưa? Cho nên vì vậy mấy con phải ráng tu tập, có Thầy còn sống lỡ Thầy chết rồi người ta đâu có ai biết đường đi đâu mà tu tập.
(05:02) Cho nên hiện giờ mấy con phải sắp xếp đâu ra đó ổn định được, có dịp về thăm Thầy rồi xin Thầy tập một ngày, hai ngày rồi trở về ổn định Gia đình mình lần lần, có thì giờ rảnh dài thì đến ở gần bên Thầy tập cho đến khi thành công, quyết chí của mình phải làm chủ được sự sống chết. Đó là sự giải quyết cho chính bản thân của các con, đem lại hạnh phúc cho bản thân các con, các con hãy cố gắng. Còn Thầy là ngọn đuốc sáng soi đường cho mấy con đi, mất Thầy rồi chắc các con không kiếm được đâu!.
Trong một cuộc đời nay, Đất nước Việt Nam mà người tu hành được như Thầy hiếm lắm mấy con. Ngày xưa Ấn Độ chỉ có Đức Phật mà thôi, còn những người khác có ai tu tới nơi tới chốn như Đức Phật được. Cho nên vì vậy mà Việt Nam chúng ta cũng là những người Dân có đầy đủ phước báu, có những anh hùng như: Quang Trung - Nguyễn Huệ có những người làm nên sự nghiệp. Thầy là người chỉ phất ngọn cờ đạo đức cho các con là người Việt Nam noi theo mà thôi, Thầy lấy đạo đức làm đầu.
Cho nên nếu mà Thầy không đức mà Thầy nói, dù Thầy có ngồi thiền nhập định năm mười ngày, một tháng, hai tháng, mà cái người không đức người ta cũng không tin đâu mấy con, người ta cũng coi thường đó mấy con. Nhờ cái đức của Thầy tu hành, nhờ cái Đức Thương yêu của Thầy mà Thầy về Hà Nội Thầy thấy đúng là nhờ cái đạo đức mà mọi người đều mến thương Thầy. Chứ Thầy mà thiền định bây giờ ngồi bao nhiêu thì họ cũng xem thường chứ họ cũng không có thương vậy đâu. Thì hôm nay Thầy nhắc nhở mấy con để rồi còn có ngày gặp lại nhau, để dẫn dắt nhau trên con đường giải thoát mấy con.
(07:01) Bởi chúng ta là người Việt Nam, Phật không sinh ở Việt Nam như nước Ấn Độ. Ấn Độ - Đức Phật sinh tại đó, mà Ấn Độ không có triển khai được Phật Giáo cho nó tốt như chúng ta, nhưng ở Việt Nam chúng ta lại triển khai Chánh pháp của Phật, làm cho Đức Phật càng ngày càng sáng tỏ lên thêm. Chúng ta từ xưa đến giờ, Dân tộc chúng ta luôn luôn từ Ông bà Tổ tiên chúng ta luôn luôn lúc nào cũng theo Đạo Phật. Đạo Phật như một nhu cầu cần thiết tư tưởng của con người Việt Nam. Cho nên mấy con thấy Ông bà chúng ta theo Đạo Phật nhưng Đạo Phật đó bị lái đi con đường khác mấy con, cứ cầu cúng, lạy lễ, chứ sự thật nếu mà có người hướng dẫn đúng họ không cầu cúng đâu, mà họ sống đạo đức mấy con.
Cho nên vì vậy mà tới cái thời của mấy con mới có Thầy nhắc nhở điều này chứ có ai mà dám động đến Đại thừa. Vì cái số lượng nó đông và nó sát bên một cái Nước quá lớn, mà động nó thì động cả một cái Nước của người ta, cho nên hôm nay có mình Thầy mà thôi. Mấy con sẽ đọc những bức thư trên mạng, họ tranh luận với nhau, những Nhà Trí thức họ tranh luận với nhau nhiều lắm mấy con. Nhưng Thầy nói: Thầy không tranh luận với ai, cái đúng Thầy nói, nói để cho mọi người người ta biết đúng, biết sai chứ không phải nói mà bài bác ai cả! Không bài bác một người nào, không bài bác Pháp môn nào hết. Mà nói đúng để chúng ta không đi lầm lạc đường, nói đúng để chúng ta thực hiện được cái ước nguyện của chúng ta, cái hoài bão của chúng ta, để chúng ta thực hiện cho tốt cuộc đời của chúng ta, của Huynh đệ, của Gia đình chúng ta, của Đất nước chúng ta mấy con.
Hôm nay mấy con có điều gì cần hỏi Thầy thêm không thì mấy con cứ hỏi, cứ hỏi Thầy cho hỏi. Rồi riêng phần các con thì các con nhớ hỏi những gì mà nó giúp đỡ cho các con và cũng là ghi lại ấn tượng cho các bạn, các con, để sau này nếu mà có dịp gặp gỡ nó thì mấy con biết cách để mà tháo gỡ, đem lại sự hạnh phúc cho mình. Đến đây Thầy dừng để mấy con có những ý gì thì mấy con cứ thưa hỏi, có Thầy Thầy giúp đỡ cho.
Phật tử: Các bạn đã chuẩn bị câu hỏi khi mà các bạn đến gần gặp Thầy để thưa hỏi.
2- CÁCH TƯ DUY QUÁN XÉT ĐỂ ĐẠT HIỆU QUẢ
(9:47) Phật tử: Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật, con kính bạch Thầy ạ! Con có một số câu hỏi con muốn hỏi thêm Thầy. Con tự nhận thấy khi mà mình tư duy quán xét về cái đề mục thì nó không được liền mạch lắm, nó cứ hay bị lằng nhằng rắc rối và xong rồi vọng tưởng lại lôi biến đi đâu mất. Con xin Thầy dạy cho con cái cách tư duy làm sao cho nó được sáng suốt, rõ ràng và có hiệu quả ạ?
Trưởng lão: Đúng rồi! Bây giờ Thầy trả lời câu hỏi thứ nhất cho con. Bởi vì cái tâm của con nó đang lăng xăng nghĩ ngợi cái này cái kia, ít ra con phải tập cho nó im lặng nó đừng có nghĩ ngợi khoảng từ năm phút đến mười lăm phút, trong khoảng thời gian con phải tập luyện được như vậy thì bắt đầu cái tri kiến hiểu biết của con nó sẽ dẫn đường sáng suốt, cái gì nó chăm chú cái đó cho đến khi nó hoàn thành sự hiểu biết cái đối tượng đó rồi thì nó mới đi vào cái khác. Còn bây giờ con cái này chưa xong nó đã nhảy qua cái khác rồi, cái tâm của con nó chưa có cái Định, con hiểu không? Thầy muốn nói: Nó có định thì nó mới có nằm yên đó mà nó quan sát, còn nó chưa có định, cái này nó chưa xong nó nhảy qua cái khác nghĩ rồi. Cho nên đầu óc mình nó cứ lăng xăng mà nó không giải quyết được cái gì cả hết. Đó là câu thứ nhất Thầy trả lời con, cố gắng tập Định.
Phật tử: Cụ thể phương pháp tập Định của con thì như thế nào?
Trưởng lão: Phương pháp tập Định của con rất là dễ dàng, không khó gì hết. Bây giờ con sẽ ngồi ở trên cái ghế như Thầy hoặc con ngồi như mấy Anh, mấy Chị như vậy, nhưng con lắng nghe cái tâm của mình coi nó nói cái gì? “Cái này nó làm khổ mình, khổ người thì mày thiếu đạo đức tao dẹp, không cần, không suy nghĩ cái này nữa. Dẹp! Ở đây không có nhảy vô cái thứ này nữa” thì một lát bây giờ nó im lặng nó thiện. Nhưng mà một lát nữa nó khởi nghĩ: “Bây giờ mình thấy Chị kia, Anh nọ đang khổ quá! Mình hãy tìm cách để giúp đỡ”, thì con sẽ suy nghĩ: Cái niệm thiện giúp đỡ người đang khổ, mình hãy làm ngay liền không được bỏ, bởi vì người ta đang khổ mà mình giúp đỡ liền thì sẽ cũng như mang hạnh phúc, sự yên vui đến cho họ thì con nên cố gắng làm thiện. Con nhớ điều đó! Còn nếu mà làm đau khổ người thì nhất định không làm, đó là thiếu đạo đức. Mình đứng trên đạo đức mình dạy như vậy đó là những cái điều thứ nhất con cần phải tu tập.
(12:19) Và con phải tập ngồi thiền định bằng cách nào? Đó như Thầy nói hồi nãy, khi nó có những niệm thiện, niệm ác đến vậy thì con dẹp nó là thiền định. Chứ không phải thiền định mà gom cái ý thức con lại không cho nó nghĩ ngợi như Thiền Đông Độ, thì đó là sai lệch rồi, nó làm sau này con lọt vào thiền tưởng con ngu ngơ, như là con bị bệnh thiền nữa. Bệnh thiền tức là con lạc thiền, con sẽ trở thành con người không bình thường. Có khi nói theo con thì con hiểu đó là tốt, nhưng mà người khác thấy dường như con bị điên. Con hiểu điều đó chưa?
Cho nên tu thiền thì phải có Thầy, nhưng mà Thầy hướng dẫn cách thức đó, bây giờ không có con tu cũng trật. Bởi vì con ngồi đây con có nhiếp tâm, con có cột trói cái ý thức con đâu, con để nó hoạt động. Mà nó thấy thiện thì nó phát triển nó làm, thấy người đó nghèo cần giúp đỡ, thì bây giờ mình có điều kiện mình phải tìm cách để giúp đỡ người nghèo, thì điều đó điều tốt, đâu có gì mà hại cái ý thức của con! Rồi bắt đầu bây giờ con thấy điều đó là có hại, làm cho con khổ và làm cho người khác khổ hoặc là làm cho người khác khổ mà con được an vui, con nhất định không làm điều đó, ích kỷ quá! Đó thì cứ như vậy con sống bằng cái tri kiến vậy gọi là: Thiền định của Phật Giáo.
Bởi vì Đạo Phật là đạo trí tuệ chứ đâu phải đạo ngồi như gốc cây.
Con hỏi Câu kế tiếp nữa đi con!
3- CÁCH ĐỐI TRỊ LƯỜI BIẾNG
(14:05) Phật tử: Dạ vâng ạ! Con cũng xin Thầy, mong Thầy dạy cho con cái cách mà trị cái bệnh lười biếng với sợ cái thân, khi cái thân nó mệt mỏi đau nhức là ý chí nó lười ngay, nó lại thích đi ngủ nghỉ?
Trưởng lão: Con muốn luyện được cái ý chí của mình, cái bền chí của mình, không có khó gì, Đức Phật có cái Pháp Thân Hành Niệm. Thân Hành Niệm tức là mình đi chứ không có gì hết. Nó lười biếng, nó lừ đừ con muốn ngủ, nó hôn trầm, nó lười biếng thì con bắt buộc nó phải đi. Đi, bắt đầu con đi con chú ý hai cái chân con: “Chân mặt bước, chân trái bước”, mà một hơi nó lại không có tỉnh táo, con lại nói to tiếng lên: “Chân mặt bước, chân trái bước” con nói mà nó còn lừ đừ nó còn chưa chịu sáng thì con nói: “Chân mặt dở lên, chân mặt để xuống” con nói một hơi là nó tỉnh con à. Đó là cái phương pháp Thân Hành Niệm, nó giúp cho chúng ta tĩnh giác không còn bị hôn trầm thùy miên, không còn lười biếng. Nếu lười biếng thì không ông nào dám đi ra đó mà la hét như vậy đâu, phải siêng năng chứ còn lười biếng không được, con hiểu không? Đó, thì con nhớ, pháp Thân Hành Niệm Thầy đã viết rồi.
4- CÁCH GIEO DUYÊN THIỆN PHÁP VỚI MỌI NGƯỜI
(15:36) Phật tử: Xin hỏi Thầy câu hỏi số ba của con là: Con cũng muốn cái cách mà gieo duyên thiện pháp với những người xung quanh thì con thấy mình chưa khéo lắm, không biết cách gieo duyên?
Trưởng lão: Chưa biết cách gieo duyên, nó không có gì hết. Con phải sống Nhẫn nhục, Tùy thuận, Bằng lòng trước nghịch cảnh con bằng lòng, con biết nhẫn nhục trước nghịch cảnh. Thì như vậy luôn lúc nào con cũng sống nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng con tùy thuận họ thì nó không trái, nó không trái người ta thì người ta đâu có ghét con. Còn cái con làm theo ý con, con muốn người ta phải nghe theo con thì chắc điều đó điều khó.
Cho nên con nhớ ba cái cụm từ này mà Thầy ghép lại: Nhẫn nhục, Tùy thuận, Bằng lòng. Con sống con nhớ ba cụm từ này, có điều gì mà con thấy trong ý mình không an thì con nhắc: “Nhẫn nhục, Tùy thuận, Bằng lòng”, thì con sẽ được an ổn. Nhớ chưa?
Phật tử: Dạ con nhớ, con xin cảm ơn Thầy! Con xin hết.
Trưởng lão: Rồi con.
Có bạn nào khác có câu hỏi xin hỏi Thầy?
Trưởng lão: Các con cũng nhớ hết phải không mấy con? “Nhẫn nhục, Tùy thuận, Bằng lòng” có cái gì thì mình nhớ: “Nhẫn nhục, Tùy thuận, Bằng lòng” vui vẻ, không buồn không giận ai hết thì mình sẽ được an ổn.
Phật tử: […]
Trưởng lão: Pháp của Thầy dạy thực tế lắm mấy con, trực tiếp ngay mình để cứu mình.
(17:18) Phật tử: Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật, con xin kính bạch Thầy. Hôm nay duyên lành hội tụ ở Chi Đông, con may mắn được gặp Thầy, một vị Minh sư mà con hàng đêm nguyện ước được gặp mặt. Con năm nay 25 tuổi, chỉ có Gia đình Bố và Mẹ, con chưa có Gia đình riêng có nghĩa là chưa có Vợ và Con ạ! Con đã hoàn thành nghĩa vụ Công dân là hoàn thành nghĩa vụ Quân sự, được kết nạp Đảng, đứng trong hàng ngũ của Đảng. Nhưng con biết là: “Được thân người khó và được gặp Chánh pháp còn khó hơn”, con biết được dòng đời này là khổ đau. Nay con xin phát nguyện được Quy y với Thầy, được Thầy nhận con làm Đệ tử và con xin cũng Thầy cho con?
Trưởng lão: Được con!
Phật tử: Vậy con cúi xin Thầy giúp con vượt biển sinh tử ạ! Cúi xin Thầy bố thí và cho con lời khuyên. Con xin cảm tạ Thầy.
Trưởng lão: Thầy nhận con là Đệ tử của Thầy, thì giờ con ghi cái danh sách để Thầy cho một cái giấy đàng hoàng, phải không? Coi như chứng nhận cho con là Đệ tử của Thầy đó. Rồi về cái phần mà tu tập thì con sắp xếp Gia đình của mình an ổn, bởi vì tất cả các Pháp trên thế gian này đều vô thường, con phải sắp xếp cho mọi người an vui. Và ở trong nhà con tập rất khó, cho nên khi mà sắp xếp được ổn định rồi thì con cũng nói thẳng với trong Gia đình mình biết rằng con sẽ vào Tu viện Chơn Như tập Thiền để cho tâm con được an ổn, rồi ít hôm con về. Con cứ đi tới đi lui vậy đó, để mà con tập cho được. Sau khi mà cái thời gian mình tập được rồi, mình mới chấm dứt cái Gia đình mình mới vô đây ở luôn tu tập, thì con sẽ làm chủ được Sanh, Già, Bệnh, Chết. Ý nguyện con sẽ đạt.
Phật tử: Dạ, con cảm ơn Thầy!
Trưởng lão: Và bên Nữ mấy con có ai hỏi gì Thầy không con?
Phật tử: Dạ con mời Cô lại gần mic nói to một chút để mình ghi được rõ.
Trưởng lão: Con ra chỗ này cũng được con!
5- XIN XUẤT GIA
(19:43) Phật tử: Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Dạ con bạch Thầy! Con là Thích Nữ Liên Đức ạ! Con đã hoàn thành nghĩa vụ với Gia đình với Chồng với Con, thì Chồng con đã cho con đi để cắt gia ly ái và đã tiễn con sang ở Chi Đông. Thì con xin Thầy là con đã hiểu được “Có thân người là khó” và cái dịp may hiếm có khi Thầy còn tại thế thì con xin Thầy được vào sống như con Tê ngưu một sừng, để con thoát được cái khổ. Xin Thầy cho con được. Và con cũng là người ở tại gia cho nên là cái việc học hành ở mức độ chưa có được nhiều, nhưng con chỉ xâm nhập được các Pháp vô thường, vô ngã, bây giờ con nhận (ra) rằng không có cái gì là của con, là con, là tự ngã của con cả. Cho nên con nghĩ rằng chỉ có một con đường duy nhất để thoát khỏi Sanh, Già, Bệnh, Chết, thì chỉ có ngay ở cái hiện tại này con phải gieo được cái không có duyên sanh. Thưa Thầy, không có duyên sanh thì con phải vào sống một mình thì con mới đoạn được ngũ triền cái và thất kiết sử. Con xin Thầy thương, Thầy giúp cho con vượt qua được cái nghiệp khổ của kiếp đời này!
Trưởng lão: Thầy thương, Thầy sẽ giúp cho con. Bây giờ con đến đây con tập tu, thấy cái tâm nguyện ước của mình, nó càng ngày nó háo hức nó muốn đi tới chứ nó không muốn lui, thì con sẽ về Tu viện Chơn Như. Ở đó có người hướng dẫn cho con từ thấp đến cao, để con đi từng bước mà bước nào chắc bước nấy. Con hiểu không? Chứ còn ở xa Thầy thì làm sao mà hướng dẫn, nói chung chung rồi con tu tập nó sai thì ai mà sửa cho. Mình bỏ hết cuộc đời rồi, mình chỉ còn biết duy nhất đời nay để giải thoát sanh tử, vậy thì nên tìm ngay về Tu viện Chơn Như.
Phật tử: Con xin Thầy cho con đi theo Thầy luôn cái chuyến này.
Trưởng lão: Đi theo thì phải có cái chuyến xe, mà Thầy không biết chuyến xe của mấy cô có chỗ không nữa. Con cứ hỏi thăm.
Phật tử: Con xin cô Trang rồi, cô Trang bảo xin Thầy!
Trưởng lão: Nếu mà có chỗ thì về, đi theo được, không sao đâu!
Phật tử: Còn giấy tờ thì con làm đầy đủ hết rồi. Toàn bộ Tài sản là con tặng cho hết không còn gì.
Trưởng lão: Rồi vậy thì tốt. Vậy được rồi con, đi tu là bỏ hết.
Phật tử: Dạ! Từ cái nhỏ đến cái lớn, con chỉ thấy ba y một bát là cái hạnh phúc nhất, giải thoát.
Trưởng lão: Phải rồi con!
Phật tử: Con cảm ơn Thầy!
Trưởng lão: Còn ai nữa không con?
Phật tử: Con mời Cô lại gần mic, Cô đi lên trên này […]
Phật tử: Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Trưởng lão: Xá Thầy thôi con! Rồi trình Thầy đi.
6- KHI TU TẬP BỊ TỨC NGỰC
(23:24) Phật tử: Tên con là Nguyễn Thị Thắm, con ở Bắc Giang. Từ khi con gặp được Pháp của Thầy, con như là một con người được sống lại, thì khi ở bên Pháp Đại thừa con lao đao, con rất thấy khổ. Con gặp được Pháp của Thầy trong ba năm này thì con tu tập theo Pháp của Thầy, trong thân tâm con được nhẹ nhàng lên nhiều, bệnh tật con giảm rất nhiều. Nhưng mà trong thời gian tu tập được hai năm thì trong thân tâm con có một cái trạng thái hơi thở nó cứ đứng ở trong lồng ngực của con, nhiều lúc làm cho con khó chịu, nhưng chỉ đôi lúc. Con cũng tác ý nhưng sao mà một thời gian con lại thấy nó xuất hiện. Thì hôm nay đủ duyên con được về đây, con ước nguyện lâu lắm rồi, con vào trong Nam, nhưng mà Gia đình con thì khó khăn vô cùng con không đi được. Hôm nay phúc duyên lành con được về đây gặp Trưởng lão con mới nói được. Con cũng mong Thầy giúp cho con vượt qua những chặng đường khó khăn, con tu tập xa Thầy con thấy khổ lắm, không biết đường đi nên đi sai. Con kính xin Thầy chỉ dạy cho con ạ?
Trưởng lão: Đúng đó, con đi sai đó. Do con nhiếp tâm hơi thở mà nó không đúng cách, cho nên nó làm tức tối ở con, đó là do con tu sai. Bây giờ con nên sắp xếp cho ổn đi, đi vào Tu viện Chơn Như người ta sẽ dạy cho con trở lại, con sẽ không còn tức tối mà tâm con nó rất an ổn. Bởi vậy nãy giờ mấy con thấy Thầy dạy mấy con ngồi đây mà nhìn coi từng tâm niệm của mình xả chứ đâu có dạy mấy con ngồi cứng ngắt. Các con hiểu không? Đâu có dạy mấy con theo hơi thở đâu mà tức ngực, nhói ngực, phải không? Chứ theo hơi thở mà không biết cách nó tức ngực, nó làm cho mình bệnh đó mấy con.
Phật tử: Thì con không dám tập hơi thở mà con chỉ đi Thân Hành Niệm với năm hơi thở thôi, con lại thở sai con thấy thế con cũng không dám tập nữa.
Trưởng lão: Không được, bỏ đi con. Con mà tập bây giờ nó […]
Phật tử: Con dừng lại hết rồi.
Trưởng lão: Dừng lại đi, chứ đừng có tập nó con. Cái người mà tập như vậy hơi thở hoặc là Thân Hành Niệm, như hồi nãy Thầy nói: Thân Hành Niệm là mình buồn ngủ mình mới tập mình đi thôi. Còn không buồn ngủ ai đi chi cho mất công, ngồi chơi không sướng sao? Phải không? Con bây giờ cái vấn đề mà hơi thở phải có người chỉ dạy, nhưng mà người ta chỉ tu từ 15 phút thôi chứ người ta đâu có tu nhiều. Còn con cứ nương hơi thở, rồi nghỉ rồi nương cứ tập trung gom nó đó rồi bị cái hơi thở đó.
Phật tử: Bây giờ con xin phép con hỏi Thầy là bây giờ con dừng lại con không tu tập những Pháp này nữa?
Trưởng lão: Con bỏ đi con, đừng có tu. Cái gì mà nó đã sai rồi thì không nên tập nữa. Bỏ, người ta sẽ dạy lại mình. Cách thức con bây giờ đó con chỉ kiểm điểm lại cái tri kiến của con, cái sự hiểu biết của con đó, coi nó hiểu biết cái thiện cái ác như thế nào, gạt bỏ làm sao, con trình bày nội cái đó. Khi mà cái tri kiến của con nó hiểu biết rồi thì nó gạt được cái ác, mà cái thiện nó còn, thì đó là con giải thoát rồi.
Cho nên Thầy nhắc mấy con nãy giờ: Đạo Phật là đạo trí tuệ chứ không phải đạo mà ngồi thiền định đâu, lấy trí tuệ mà giải thoát, người ta chửi mình không giận thì mình phải nghĩ là: “Hồi trước mình cũng chửi ai bây giờ người ta chửi lại mà, nhân quả thì phải vậy chứ. Sao lại giận người ta nữa, tạo thêm một cái duyên nhân quả khác sao?”. Do mình nhắc mình vậy chứ mà mình không giận ai nữa hết. Mà đúng không trật, không có nhân quả làm sao mắc mớ gì người ta lại người ta chửi mình. Thành ra nó có nhân quả cho nên nó khiến gặp nhau để rồi nói nó nghịch ý nhau, rồi tức quá người ta dằn không được người ta mới chửi mình.
Cho nên Thầy dạy mấy con cố gắng con!
7- PHẬT TỬ THƯA HỎI XIN QUY Y VÀ LÀM VIỆC THIỆN
(27:32) Phật tử: Hôm nay là chúng con về đây là con cũng xin được sám hối Thầy. Bởi con cũng làm những việc sai lầm theo với cho phép của Thầy. Chúng con đọc Pháp của Thầy con thấy hay và đúng quá con cũng muốn Gia đình con, mọi người đều được tu theo Thầy, thì tự con đã lên danh sách để theo Thầy tu, thì con đọc sách thì con thấy cái đấy là cái sai của con. Hôm nay con xin sám hối Thầy để xá cho con.
Trưởng lão: Được, Thầy cho con sám hối.
Phật tử: Và con xin sám hối Thầy một điều nữa là: Bây giờ con về đây con được Quy y Phật và xin Thầy cho con được Pháp danh Quy y, vì trước đây con cũng có gửi nhưng vì tên tuổi không đúng, nói chung nó không đúng lắm thì con xin Thầy cho con một Pháp danh ngày hôm nay ạ?
Trưởng lão: Quy y con phải ghi cái Pháp danh, rồi cho cô Trang hay ai đó, rồi Thầy sẽ gộp lại. Sau khi Quy y phải làm cái Giấy Chứng nhận con là Đệ tử của Thầy. Chứ bây giờ nói Thầy Quy y rồi mà không làm cái Giấy coi như nói miệng không! Hiểu không?
Phật tử: Con xin gửi cô Trang để Thầy Quy y cho con, để cho nó chính xác cái việc của con.
Trưởng lão: Con cứ ghi Tên, Tuổi, Họ rồi vào đưa cho cô Trang, rồi cô Trang lấy cái danh sách đó mới đưa cho Thầy Quy y, Thầy làm cái Giấy, tức là có Giấy tờ đàng hoàng, không có ai nói sai được.
Rồi con xá Thầy con ra con!
(29:27) Phật tử: Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Con kính bạch Thầy! Con Pháp danh là Thích Thanh Tâm đã Quy y Thầy và ước nguyện của con là tu theo Pháp của Đức Phật thì Thầy khuyên con là còn Gia đình, còn gia duyên con phải trả nợ cho đến chừng nào Vợ con, nuôi nó lớn trưởng thành. Thì con ước nguyện với Thầy là trong cái lúc con nuôi các con cháu trưởng thành là con muốn làm một việc hợp tình, hợp lý, hợp pháp có đạo đức và có rất nhiều tiền để trả nợ nhân quả và hộ trì Chánh pháp của Tăng bảo. Thế thì hôm nay con đã tác bạch với Thầy ở Tu viện là con đã làm ở Tập đoàn ESP ở Los Angeles – Mỹ và đến ngày hôm nay con vẫn làm như vậy và Chủ tịch Tập đoàn đã thấy đức hạnh của con, sắp tới đây Chủ tịch Tập đoàn sẽ giúp con để làm và hướng dẫn cho người Việt Nam mình biết được cái công việc đó để cùng nhau làm phát triển tại Thị trường Việt Nam.
Thì cũng là cái ước nguyện của con, nếu con nhận xong trước cái chức vụ đó thì con sẽ vào chỗ Thầy để con tác bạch và con xin Quy y Thầy. Cũng là cái nhân duyên mà Thầy lại về Bắc, con lại được nhân duyên tác bạch Thầy. Con xin ý Thầy cho con được biết để con làm cái việc đó có đúng hay không vì con đang làm kinh doanh Thương mại Điện tử và họ bàn giao cho con là Kinh doanh về Tài chính, khi đưa vào thì họ sẽ có Cổ phiếu và họ hoán đổi ra cho mình để giúp cho mọi người. Con thấy cái điều đó thì nó rất là tốt, sắp tới là con sẽ làm cái đó. Hôm nay nhân dịp Thầy về Bắc thì con xin tác bạch để Thầy cho con lời khuyên.
Và cái ý thứ hai nữa là: Khi con làm thì cái ước nguyện của con là mùng một đầu tháng là con cùng với tất cả mọi người làm cùng với con làm một cái lễ tri ân Tam bảo và con mời họ bữa cơm chay và cứ mỗi một lần như vậy là con đọc một, hai câu chuyện ở trong 10 tập Đường Về Xứ Phật và những câu chuyện Đạo Đức Làm Người. Để cho tất cả các bạn học cùng với con được biết, được nghe thấy và con lại biếu họ, cứ mỗi một tháng con lại biếu họ một số cuốn sách Pháp bảo của Thầy. Thì làm như vậy có đúng hay không con xin Thầy chỉ cho con?
Trưởng Lão: Con làm như vậy quá đúng và quá phước báu lắm con. Cái điều mà con làm, cái tâm con phát nguyện con làm điều đó quá tốt, con nên cố gắng để duy trì được cái việc làm này giúp đỡ cho mọi người, mà lại đúng tâm nguyện của mình nữa con, làm lợi ích cho người. Đó, thì cố gắng con, làm như vậy Thầy ca ngợi lắm, tốt lắm con. Không phải vì bố thí sách của Thầy, nhưng sách của Thầy đem lại lợi ích cho mọi người, xây dựng lại nền Đạo đức Nhân bản – Nhân quả cho Dân tộc Việt Nam của chúng ta, vậy mà con lại phổ biến, lại làm. Mặc dù hiện giờ nó nhỏ nó chưa phải lớn, nhưng nói ra được cái tâm nguyện lớn của con chứ không phải ít, cố gắng tiếp tục làm.
(33:27) Phật tử: Dạ, con xin tác bạch Thầy là con sẽ cố gắng, con cũng hướng dẫn cho các con của con đến đứa út nhất đến 20 tuổi, con sẽ xả bỏ tất cả, dù lúc đó con làm đến tỷ phú hay nhiều trăm tỷ thì con vẫn dứt bỏ và con sẽ đi theo bước chân của Đức Bổn sư Thích Ca và bước chân của Thầy, để làm chủ được bốn sự khổ đau của kiếp người. Con xin Thầy hoan hỷ và giúp con và dìu dắt con đến bờ giải thoát.
Trưởng lão: Đúng rồi, Thầy sẽ giúp con với cái tâm nguyện để con đạt được cái tâm nguyện đó. Bây giờ con sắp xếp lo cho Gia đình của mình, Con cái cho lớn khôn, xong rồi bỏ hết lo theo Thầy mà tu tập con. Đời người được thân người là khó, mà được Chánh pháp còn khó hơn. Mà con được thân người, rồi cái duyên nhân quả nó còn mình phải sắp xếp, mình phải trả, chứ mình trốn đâu! Cho nên con sắp xếp con trả cho xong, coi vừa xong không còn gì nữa hết, bỏ ngay liền đến Thầy để mà tu tập.
Phật tử: Con còn một điều nữa con xin tác bạch Thầy là: Bạn đồng tu với con là Liên Hương, đã đặt tên một quán cơm chay, Liên Hương với điều kiện kinh tế cũng rất là khó khăn và ước mơ, ước nguyện của con và Liên Hương cũng giống nhau. Con nói với Liên Hương thế này: “Em cứ cố gắng để sau này rồi để sau này cùng làm những cái việc cho năng suất thật tốt và có nhiều tiền” thì con bảo một quán cơm chay là định hướng cho Liên Hương để làm cái đó thật lớn. Và cái ước nguyện của con là làm lớn luôn, có thể con bỏ tiền ra và mới tất cả mọi người đến quán cơm chay đó, một phần để ăn không mất phí, xong rồi con cũng đi quảng cáo để làm sao biết được quán cơm chay của Nguyên thủy và các cái hình tướng thì ý con là bảo Liên Hương là không nặn những cái hình con vật mà nặn những cái hình bông hoa, củ quả và hình lá, tất cả những hình rau, củ, quả như vậy đó. Và con làm là lớn luôn. Cái đó là ý con là như vậy, và ước nguyện của con là sẽ giúp Liên Hương là 64 Tỉnh Thành trên cả nước đều phải có quán cơm chay mà đã đặt tên Liên Hương. Đó là cái ước nguyện của con.
Trưởng lão: Được con, ước nguyện của con làm cái điều đó là cái điều thiện cho mọi người, người ta đến quán cơm chay của mình, người ta ăn cái bữa cơm hoàn toàn nằm trong cái thiện chứ đâu có giết hại chúng sanh đâu. Ước nguyện tốt quá! Hãy cố gắng mà làm cho nên công việc con.
Phật tử: Con xin Thầy chứng minh để con được thành tâm hoàn thành tâm nguyện, con sẽ cố gắng hết khả năng có thể.
Trưởng Lão: Cố gắng lên con!
8- HỎI VỀ PHÁP TU HIỆU QUẢ NHANH VÀ TRẢ NỢ NHÂN QUẢ GIA ĐÌNH
(36:55) Phật tử: Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Kính bạch Thầy! Con là Thích Thanh Nghĩa, năm nay 64 tuổi. Con xin Thầy chỉ dạy cho con hai câu hỏi.
Câu hỏi thứ nhất là: Con xin Thầy dạy cho con Pháp tu tập để có hiệu quả cao nhất và con được về cái đích giải thoát nhanh nhất?
Trưởng lão: Con lắng nghe Thầy trả lời câu hỏi thứ nhất. Gặp bất kỳ như nãy giờ Thầy nhắc nhở đó là nhắc nhở chung. Còn riêng con, con phải ôm chặt cái Pháp: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự” trước mọi cảnh, bất cứ cảnh động nào, bất cứ ác pháp nào mà con gặp phải nó thì tâm con nếu mà không tác ý câu đó nó sẽ bị dao động, con tác ý ngay liền, diệt liền không để sự dao động trong tâm. Đó là pháp giải thoát ngay liền. Mà “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự” đó là cái chân lý của Đạo Phật, Đạo Phật tu cũng tới đó thôi. Nhưng mà kéo dài bảy ngày, bảy tháng, bảy năm là người đó đủ lực để làm chủ sự sống chết. Nó đơn giản vậy thôi. Nghĩa là cái tâm mình nó ở trong cái trạng thái đó bảy ngày nó chưa có cái lực làm chủ sự chết, sự sống của mình thì bảy tháng nó có, mà nó không có nữa thì bảy năm. Đó là cái ý chí của con người ngút ngàn để mà người ta đạt được cái mục đích làm chủ Sanh, Già, Bệnh, Chết. Con nên nhớ câu đó đi, đừng quên.
Phật tử: Câu hỏi thứ hai của con là: Con đã trót gieo một cái duyên đau khổ mà con đã phải trả quả khổ đến năm nay 64 tuổi vẫn còn phải tiếp tục trả, đó là lấy Vợ, xây dựng Gia đình. Con xin Thầy chỉ dạy cho con phải làm sao?
Trưởng Lão: Vui vẻ mà trả, con làm cái gì thì con vui vẻ trong cái vui vẻ của gia đình của mình. Vui vẻ trả, không có hề nói to tiếng hoặc là hờn giận gì cả, mà thấy đây mình đang trả nghiệp. Sau khi mà tâm con biết rõ như vậy mình đang trả nghiệp rồi, tự nó an rồi. Mà tự nó an rồi thì nó sắp xếp cho con con đường tiến tới tu giải thoát. Con sẽ về Tu viện tu chứ không có mất đi đâu hết. Tự nó sắp xếp cho con à, nếu mà con biết xả cái này thì tự nó sắp xếp cái lối đi cho mình.
Phật tử: Con đội ơn Thầy, con sẽ cố gắng tu tập để báo đáp công ơn của Phật, của Thầy.
Trưởng Lão: Cố gắng lên con!
Bên đây các con có ai hỏi gì không con? Nhớ kỹ!
9- ĐỐI TRỊ TÂM BƯỚNG BỈNH VÀ TÂM HAY LĂNG XĂNG
(40:05) Phật tử: Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Con xin đảnh lễ Thầy ạ! Kính bạch Thầy! Thầy đặt cho con Pháp danh là Thích Nữ Liên Thiền ạ! Trước đây khi con chưa biết Thầy thì con cũng theo Đại thừa, Mật tông. Khi con biết Thầy, con được gặp Thầy năm 2010, thì năm vừa rồi con có vào gặp Thầy, thì con cũng theo pháp tu của Thầy, nhưng mà cái tâm con nhiều khi nó cũng bướng bỉnh. Mặc dù con cũng nghiên cứu sách vở của Thầy nhiều nhưng mà hôm nay nhân duyên con được gặp Thầy ở đây thì kính mong Thầy hoan hỷ dạy cho con, cái đặc tướng tu của con thế nào để con tu được tốt?
Trưởng Lão: Muốn mà con làm chủ được cái ý thức của con nó không còn bướng bỉnh nữa thì ít nhất con cũng phải có một khoảng thời gian bất động tâm. Bất động tâm một khoảng thời gian từ 5 phút đến 15 phút. Mà con nhiếp tâm như thế nào? Nó không phải nương vào hơi thở để mà cột tâm mình trong đó, có nghĩa là: “Thở ra tôi biết tôi thở ra, hít vô tôi biết tôi hít vô” đó là cột tâm trong hơi thở, đó là cách thức nhiếp tâm của Thiền Đông Độ. Còn ở đây nhiếp tâm của Phật nó rất đơn giản, ngồi đây con ngồi bình thường như Thầy, tri kiến của Thầy nó sẵn sàng nó biết tất cả sự việc xảy ra, nhưng tất cả những pháp không lôi được nó. Dù pháp bây giờ: thấy cái sân nó dơ mà trong khi cái giờ này ngồi tu, “Sân dơ mặc, không đi quét đâu” Cái giờ mà quét lao động thì làm, còn cái giờ mà không lao động thì thấy cái gì trái không làm “Giờ này là giờ ngồi chơi, tâm bất động thanh thản, an lạc, vô sự chứ không phải là giờ đi làm công việc”. Con cứ làm chủ, lần lượt con sẽ làm chủ được tâm con. Đó là con ngồi thiền. Con hiểu chưa?
(42:16) Phật tử: Bạch Thầy là tâm con nó hay nghĩ ngợi lăng xăng thì mình cũng thế ạ?
Trưởng Lão: Cũng vậy đó con, nó hay lăng xăng mình con cũng vậy đó!
Phật tử: Mình không nên theo cái cách của nghiệp sống, mà mình làm chủ mình.
Trưởng Lão: Rồi lần lượt nó tỉnh. Có khi bây giờ nó lôi con không hay, nó lôi con một đoạn thời gian vậy rồi con mới hay. Còn con cứ tập vậy đó nó có lôi thì lôi, mình không hay thì thôi mà mình hay thì ngay đó mình dùng tri kiến của mình dừng nó không có cho nó lôi nữa, mình tập làm chủ nó. Nhưng mà đến khi cái sức mà mình làm chủ được rồi thì nó hết lôi con rồi, nó hiện lên con biết mặt nó liền. Con hiểu không?
Phật tử: Như thế là con phải tập tỉnh thức nhiều phải không ạ?
Trưởng Lão: Tỉnh thức nhiều đó con!
Phật tử: Bằng pháp Thân Hành Niệm hay là…?
Trưởng Lão: Không phải bằng pháp Thân Hành Niệm đâu, bằng tâm bất động.
Phật tử: Thì là chỉ có là tâm bất động, mình không chịu sự sai khiến của nó của nghiệp nó sai mình?
Trưởng Lão: Đúng vậy!
Phật tử: Con xin Thầy chỉ dạy cho con một điều nữa là lòng Từ, Bi, Hỷ, Xả nữa ạ?
Trưởng Lão: Lòng Từ, Bi, Hỷ, Xả thì nó không khó đâu con. Lúc nào con cũng nhớ rằng thương yêu và tha thứ, thì trong sự thương yêu và tha thứ nó có lòng Từ, Bi, Hỷ, Xả đầy đủ hết. Bởi vì người ta làm ác, người ta làm cho mình khổ nhưng mình biết tha thứ thì đó là Hỷ, Xả. Còn lòng từ bi là mình thấy người nào gặp cái khổ hoặc là tâm mình đang bị cái gì đau khổ đó, mình tác ý: “Đây là nhân quả đừng có đau khổ” thì tâm mình hết đau khổ cũng là Từ bi với mình. Con hiểu không?
Cho nên mình giúp người mà giúp mình điều kiện đó là tâm từ bi. Người ta không khổ đó là mình giúp cho mình, giúp cho người không còn đau khổ tức là tâm từ bi. Còn hỷ xả là mình bỏ ra hết không lấy vô.
Phật tử: Dạ con cảm ơn Thầy ạ!
Trưởng Lão: Bởi vậy Phật pháp nó đơn giản, nó ở trong tâm của mọi người. Mà mình không biết làm sao tu cho được, mà biết rồi thì nó không khó mấy con, nó không khó tu gì hết. Con muốn trình gì cứ trình đi con?
10- ĐỨC CẦN LAO KHÁC VỚI LÒNG THAM NHƯ THẾ NÀO?
(44:52) Phật tử: Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Con kính bạch Thầy! Con xin tác bạch với Thầy, Thầy cho con hỏi là: Trong cuộc sống hàng ngày tại Gia đình là chúng con xả bỏ vật chất bằng cách là sống đời sống thiểu dục tri túc đúng không?
Trưởng Lão: Đúng rồi!
Phật tử: Thưa Thầy cho con biết là cái Đức Cần lao khác với lòng tham như thế nào ạ?
Trưởng Lão: Cần lao là con làm đúng, siêng năng. Còn cái Đức Tham làm thì thấy cái gì của ai cũng ham muốn hết, mình không có làm đổ mồ hôi mà mình muốn có cái đó là sai, không đúng đó là Tham
Phật tử: Dạ, vậy tức là chúng con trong cuộc sống là phải cần lao để nuôi thân mình đúng không ạ?
Trưởng Lão: Phải cần lao để nuôi thân mình đúng rồi!
11- TRONG GIA ĐÌNH CĂN CỨ VÀO ĐIỂM GÌ ĐỂ THẤY TIẾN TU?
(45:35) Phật tử: Con cảm ơn Thầy ạ!
Trong quá trình tu hành tại gia thì chúng con căn cứ vào những điểm gì để thấy mình tiến tu ạ?
Trưởng Lão: Mình căn cứ vào những người thân của mình, họ hay nói làm cho mình buồn phiền mà mình không buồn phiền là mình tiến tu mau. Mình phải căn cứ vào những đối tượng xung quanh mình, những người thân ở trong Gia đình của mình, mình lấy cái đối tượng đó để mình tu xả tâm, thì đó là nhanh lắm, tu giải thoát mau lắm!
12- THƯA HỎI VỀ BÁT QUAN TRAI VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM
(46:09) Phật tử: Dạ con kính cảm ơn Thầy!
Chúng con cũng là trong Nhóm Thanh niên Phật tử Hà Nội, hiện nay chúng con đang thực hiện là có một buổi chúng con cùng nhau tu tập về tri kiến, một Chủ nhật cuối của tháng Dương lịch! Thì các đề tài chúng con đi cũng quay quanh năm giới, (con đã trình bày với Thầy) và có một buổi là để cho các bạn cũ thọ Bát Quan Trai tại Chi Đông. Thì Thầy chỉ dạy cho chúng con những cái nội dung hoạt động và cách thức hoạt động như thế nào?
Trưởng lão: Cái thọ Bát Quan Trai cái mục đích mấy con đến đó là mấy con tập sống ăn ngày một bữa, rồi cái thứ hai là mấy con tập sống độc cư không nói chuyện với nhau. Khi đến đó mình đã thọ Bát Quan Trai rồi thì ai sống riêng nấy không có xúm nhau mà nói chuyện này chuyện kia thì không được. Đó có hai cái phần nó rõ ràng trong cái ngày thọ Bát Quan Trai. Chứ không phải thọ Bát Quan Trai vô đó thọ cho có thọ rồi đi nói chuyện này chuyện kia thì không được hoặc là ăn uống phi thời thì không được. Coi như mình tập làm Phật đó, tập sống im lặng, mình tập sống một mình như con Tê Ngưu một sừng, không biết mấy con có đọc cái cuốn sách đó chưa? Sống Một Mình Như Con Tê Ngưu Một Sừng, như vậy mình mới làm Phật được.
Phật tử: Thưa Thầy, còn cái buổi mà chúng con có trao đổi với nhau về cái tri kiến giải thoát?
Trưởng lão: Có chứ nó có cái giờ sau khi mà thọ Bát Quan Trai rồi, cái buổi mà mình sắp sửa chia tay nhau về thì cái buổi đó họp lại coi cách thức Huynh đệ của mình tu sao? Có giống mình hay khác mình? Có giải thoát hay không giải thoát? Để cùng nhau mình nhắc lại cái sự tu của mình và giúp cho bạn bè của mình biết cách mình tu như vậy là tốt là xấu như thế nào, để người ta cùng học với mình. Cái đó là cái tốt con, phải họp lại. Khi sắp sửa về thì mình họp lại trong nửa tiếng, 1 tiếng đồng hồ rồi mới về.
(48:27) Phật tử: Dạ con cảm ơn Thầy! Đó là cái buổi thọ Bát Quan Trai ở tại Chi Đông. Chúng con còn một cái buổi nữa, là cái buổi mà các bạn cũ và các bạn mới cùng tham gia thì chúng con trao đổi: Tại sao mình lại ăn chay? Hay tại sao mình phải tu tập? Hay là Tam Quy – Ngũ Giới là gì? Chúng con buổi sáng thì sẽ cùng nhau trao đổi như vậy, còn buổi chiều thì có thể đưa ra một cái chủ đề là: Xả bỏ là như thế nào? Thế nào là Tham? Thế nào là Sân? Chúng con đưa ra những đề tài như thế. Chúng con chỉ tu tập từ sáng, 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều, còn trưa thì chúng con ăn chay và xả nghỉ đến 2 giờ chiều.
Trưởng lão: Đúng rồi, mấy con mà đưa ra như vậy để cho mình thông suốt được cái lý của ăn chay, mình thông suốt được cái lý của cái pháp mình đang tu. Cái đó là cái tốt, họp nhau để cho mình hiểu nhau hết, thì cái đó quá tốt, mình góp ý với nhau. “Tôi hiểu vậy, Chị hiểu vậy và Anh hiểu vậy” mỗi người có cách hiểu nhau. Bây giờ tổng hợp những cái hiểu nhau lại nếu mà mình giải quyết không được thì gửi vô Thầy thì Thầy sẽ gửi thư ra cho mấy con. Hiểu như thế nào đúng thế nào sai có Thầy, mấy con tu với Thầy mà lo gì. Con hiểu chưa?
Phật tử: Dạ, con cảm ơn Thầy. Còn một cái việc nữa là chúng con cũng thấy rằng là tương lai thì cái Nhóm nó sẽ trở thành đông hơn, hiện tại nó cũng khoảng độ trên dưới 20 người tham gia một buổi, thì nếu như đông thì chúng con cũng phải có một người đứng lên để mà dẫn chương trình (không phải là dạy), thì chúng con cũng có họp nhau lại là sẽ có một cái buổi mà những người cũ cùng nhau ngồi lại để trao đổi cũng như học cách dẫn chương trình, thì sau đó để những người cũ đánh giá xem người này dẫn còn thiếu sót gì, đóng góp thêm, để cho chúng con sẽ nhân rộng cái người dẫn chương trình sang để chuẩn bị cho các nhóm mới sẽ hình thành. Thì ý Thầy như thế nào Thầy cho con ý kiến?
Trưởng Lão: Cũng như bữa nay mà Thầy ra thăm ngoài Hà Nội mục đích Thầy làm cho ở đây mấy con phát triển nó sẽ yên ổn, nó không có khó khăn. Chứ mấy con phát triển càng đông thì nó càng khó khăn cho mấy con. Người ta đến hỏi mấy con làm gì đây? Nói: “Tôi tu”. Họ không chấp nhận đâu, con hiểu không? Nhưng mà Thầy đến đây thì Chính quyền người ta đều biết hết rồi, người ta đều xem xét những Sách vở mà Thầy gởi, xin phép ở Nhà Xuất bản Tôn giáo, họ xem xét hết họ thấy: Đây là đúng. Thì họ mới cho sinh hoạt, mấy con tập hợp người ta không nói gì, các con hiểu chưa? Cho nên Thầy mới đến, chứ còn không Thầy đến làm chi?
(51:23) Phật tử: Còn chúng con cũng có một ý định là: Thanh niên Phật tử Hà Nội sẽ làm trước và sau đó sẽ có thể là ở Vinh hay là ở Thanh Hóa hay là một số nơi, tại làm như vậy thì chúng con sẽ có sự giao lưu với nhau, có thể là vào hoặc các bạn ra ngoài cùng. Thì như thế chúng con có phóng dật quá không thưa Thầy?
Trưởng lão: Không đâu con, nó sẽ tới đó. Bởi vì Thầy đi đây ra Hà Nội, rồi có duyên Thầy đi tiếp các Tỉnh khác nữa, thì họ sẽ biết mấy con hết chứ làm gì không biết. Họ ở ngoài đó họ có một cái Tổ, họ tu tập vậy, mà ở Hà Nội cũng có vậy, thì họ sẽ giao lưu với nhau chứ làm sao mà không giao lưu với nhau. Con hiểu không? Thầy đi coi như là một cái sợi dây mà nối liền từ Tỉnh này đến Tỉnh khác đến Hà Nội, để giúp cho các con tập hợp, tu hành càng ngày càng tốt hơn, càng được yên ổn hơn, không có ai làm động mấy con, chứ không khéo động khó tu lắm.
Phật tử: Dạ chúng con cảm ơn Thầy! Còn một việc nữa là chúng con thấy rằng là Phật tử tại gia chúng con thì cũng phải có trách nhiệm ủng hộ các Thầy ở trong Chơn Như ra các Chùa để hoằng pháp, thì như vậy chúng con có phương tiện gì thì chúng con ủng hộ phương tiện đó. Thì theo Thầy chúng con làm như thế có được không?
Trưởng lão: Được con, cái đó tốt, giúp đỡ cho quý Thầy đến đây, để quý Thầy đem cái Chánh pháp và quý Thầy sẽ đem những Kinh sách mà Thầy đã viết in rồi đem ra đây để mà cho mấy con, để giúp cho thư viện của mấy con đầy đủ, để cho mấy con có những sách mấy con đọc, muốn nghiên cứu cái gì mấy con cũng có thể đọc được.
(53:12) Phật tử: Con xin tri ân Thầy! Mà còn một việc nữa khi mà con tham gia cùng Nhóm Thanh niên thì chúng con cũng thấy rằng một số bạn tuy là gặp được Pháp nhưng mà nhân quả Gia đình, rồi nhân quả riêng mình cũng phải lấy Vợ, lấy Chồng thì chúng con cũng khuyến khích là lấy Vợ, lấy Chồng thì cũng chọn những người cùng chí hướng như là ăn chay, tu tập cùng, sau đó thì cùng giải thoát. Cái đó thì thế nào ạ?
Trưởng lão: Cái đó đúng đó con, cùng một chí hướng, mà khác chí hướng là Gia đình không hạnh phúc đâu mấy con, bất an. Cho nên mấy con họp nhau mà khuyên nhau đó là đúng. Cùng một chí hướng, cùng ăn chay thì sống dễ, mà Chồng thì ăn chay mà Vợ ăn mặn thì chống chọi lắm mấy con, khổ lắm!
Ví dụ: Cùng một chí hướng, Vợ chồng đều theo Phật giáo, mà giờ Chồng theo Phật giáo còn Vợ theo Thiên Chúa là không được, chống đối đó. Cho nên mình phải chọn lấy đúng. Mà không tu theo Phật thì thôi mà tu theo Phật phải trí tuệ, phải sáng suốt chọn đúng thì mình mới được bình an tu hành.
Phật tử: Thưa Thầy, cái đám cưới thì chúng con cũng cố gắng giúp nhau để cùng làm cổ chay.
Trưởng lão: Đúng đó con, cái đó hay lắm đó!
Phật tử: Con cứ băn khoăn, không biết chúng con làm đúng hay làm sai? Mà cũng chưa có nhân duyên để gửi thư vào Thầy, may Thầy lại ra đây đúng lúc chúng con băn khoăn. Thì con xin cảm tạ Thầy rất nhiều. Chắc còn cái đề tài về nhân quả thì chúng con đang tiến hành. Con thấy là nếu như chúng con tự làm thì rất là khó khăn, thì nếu có nhân duyên chúng con làm bài thì chúng con có thể gửi vào Thầy giúp chúng con được không ạ?
Trưởng lão: Được chứ con, con cứ làm rồi Thầy sẽ giúp cho.
Phật tử: Con xin tri ân Thầy!
Con cũng đại diện cho Thanh niên Phật tử Hà Nội xin [Cảm tạ Thầy]
(55:05) Phật tử: Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Con xin phép Thầy, con Pháp danh là Liên Hương. Con thưa Thầy, hơn một năm nay đệ tử Liên Hương con thấy xấu hổ trong tâm vì con phạm giới và con không giữ giới trọn vẹn của năm giới người Cư sĩ. Thì hôm nay có duyên lành về đảnh lễ trước Thầy, con xin Thầy hoan hỷ cho con được sám hối trước Thầy.
Trưởng lão: Được, Thầy cho con sám hối, từ đây về sau mình sẽ không phạm nữa.
Phật tử: Vâng ạ! Tạ ơn Thầy, con sẽ cố gắng trau dồi thân tâm, cố gắng để làm sao xứng đáng làm Đệ tử của Phật, của Thầy ạ. Con cảm tạ ơn Thầy.
Trưởng lão: Đúng đó con.
13- DUYÊN TU - ƯỚC NGUYỆN LỚN
(56:03) Phật tử: Dạ con kính bạch Thầy. Con cũng đã quá khổ, con cảm nhận được cái khổ của thế gian, bao nhiêu sự đau khổ. Con xin Thầy cho con nguyện xin xuất gia theo Thầy, cho con được Quy y theo Thầy, xin Thầy nhận cho con.
Trưởng lão: Thầy sẽ nhận con, xuất gia tu hành là tốt. Khi đó con phải vào Tu viện Chơn Như, Thầy sẽ xuất gia ở đó.
Rồi cái duyên tu nó sẽ dẫn dắt mấy con đi tới cái chỗ tu. Một trận đau cũng là một cái duyên tu của mấy con đó, đau là khổ, mà nhờ đau đó Cha mẹ mới cho tôi đi tu, chứ còn tôi không đau thì chắc là Cha mẹ chưa cho tu. Thì mình thấy đây là cái duyên dẫn dắt để mình tu mà. Cho nên thấy cái khổ đó nhưng mà nó là cái duyên phước để cho mình đi tiến tới sâu của Đạo Phật.
Cho nên mấy con đừng có sợ gì hết “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự” quyết tâm tu, ước vọng của mình tu hành thì tự bản thân tâm của mình nó sẽ hướng dẫn mình đi trên con đường đó, đi tới nơi tới chốn đến cái chỗ tu tập đàng hoàng, không phải sai. Cho nên mấy con có cái ước nguyện lớn thì nó sẽ đạt được, còn mấy con tu chơi, tu lấy có thì không được, tu đó coi như là mình tu chơi vậy thôi thì ngày qua tháng lại nó sẽ mất hết.
Mấy con Thanh niên nhớ kỹ điều này: Ráng cố gắng, làm người thế nào cũng chết, cũng khổ hết, tu hành là không khổ. Mấy con vô không lo đói lo no, không lo bữa nào hết mà cũng vẫn có cơm ăn, phải không? Không lo quần lo áo, lo gì hết mà vẫn có quần áo mặc, không phải giải thoát cuộc đời mình sao? Rồi bắt đầu ngồi không để làm gì đây? Để nhiếp tâm, để làm chủ nó, rồi làm chủ sự sống chết. Ai làm chủ được sự sống chết? Phật! Rồi bây giờ Thầy, rồi bây giờ tới các con.
Điều đó mấy con nỗ lực, mấy con đừng đầu hàng trước Giặc sinh tử. Cho nên Thầy nói: Giặc nào cũng không sợ hết, chứ đừng nói Giặc sinh tử mình sợ. Thành ra mình nỗ lực mình tu mình sẽ làm chủ Giặc sinh tử. Mấy con cố gắng, cố gắng mấy con. Nam cũng vậy, Nữ cũng vậy.
14- NGƯỜI NỮ CŨNG TU CHỨNG QUẢ A LA HÁN
(58:36) Trưởng lão: Đừng nói: “Tôi người Nữ tu không chứng đâu!”. Không phải!
Đạo Phật rất là bình đẳng. Bởi vì khi mà thời Đức Phật người ta kì thị Nam nữ. Nhưng mà đến Đức Phật, Bà Gotami xin xuất gia, mọi người không có cho, nói: “Nữ tu làm sao chứng?”. Đức Phật nói: “Nữ cũng tu chứng quả A La Hán”. Cho hết 500 vị Nữ theo Bà Gotami đến xin xuất gia, Phật cho theo tu hành. Thì các con thấy Đạo Phật phá vỡ cái giai cấp rất lớn, kì thị Nam nữ trong cái thời đó. Cái ơn của Đức Phật lớn lắm mấy con. Bây giờ có người đầu óc người Nam có người họ khinh người Nữ lắm mấy con, chứ không phải không đâu. Vì họ chịu ảnh hưởng Tôn giáo của Trung Quốc đó, rồi họ coi cái người Nữ rẻ lắm mấy con. Còn Phật giáo bình đẳng lắm.
Bởi vậy Thầy đọc tới cái chỗ mà Đức Phật dạy 500 người Nữ (Cung phi Mỹ nữ) với Bà Gotami là Bà dì nuôi Đức Phật cho xuất gia hết, thì Thầy thấy: Đúng là thời Đức Phật mà bẻ gãy cái tôn ti trật tự của Xã hội như vậy, để nâng cái giá trị của người Nữ lên vậy chỉ có Đức Phật là làm được chứ không ai làm được. Chứ mình làm nó đập mình chết. Mấy người họ chấp đó, mà cái số chấp mà theo Nho giáo, Lão giáo ghê lắm chứ không phải ít đâu.
Mà Đất nước của mình Phật giáo từ Trung Quốc nó truyền sang, Thầy Tổ mình tu theo tư tưởng Phật giáo của Trung Quốc chứ không phải Phật giáo thật sự ở Ấn Độ đâu. Cho nên cái Hán tạng là tạng kinh của Trung Quốc, nó không phải là Kinh Nikaya. Còn sau này Hòa thượng Minh Châu đi học xong Ngài về, Ngài mới dịch cái tạng kinh Nikaya ra Tiếng Việt, mình mới có tạng kinh của Phật giáo. Cả một vấn đề, sau này Hòa thượng Minh Châu làm công việc công đức cũng lớn lắm mấy con. Nhưng uổng, Hòa thượng biết, Hòa thượng dịch mà Hòa thượng không tu, cho nên Hòa thượng cũng thọ cái khổ lắm chứ không phải sung sướng gì đâu. Chứ phải Hòa thượng biết, Hòa thượng nỗ lực tu thì giờ Hòa thượng ngồi chơi không có bệnh tật nào hoành hành Hòa thượng hết, không cần ai phải đẩy xe lăn mình. Đó, mấy con thấy chưa? Yên ổn!
Tu gì mà mình làm thiện, làm phước cuối cùng ăn không được, để người ta đổ vô từng hạt cơm, lấy ống người ta đổ vô, khổ quá! Các con thấy chưa? Các vị Hòa thượng của mình họ đều dạy mình những pháp thiện chứ không phải những pháp ác đâu, thế bây giờ họ khổ quá! Còn Thầy dạy mấy con làm chủ sống chết “Mày ăn không được tao cho mày chết” kêu chết “Tịnh chỉ hơi thở, ngưng đi”, nó chết mình không có đau khổ nữa, “Cho mày ăn không được mày chết chứ để làm gì?”. Phải không mấy con? Tất cả các pháp đều vô thường, có pháp nào của mình đâu mà tiếc? Buông xả bỏ hết, đó là hạnh phúc, con thấy chưa? Sự tu tập của mình là vậy, mà có Thầy thì mấy con đâu có sợ mình lạc đường, Thầy sẽ dạy mấy con đi đúng hướng mấy con.
Phật tử: Thưa Thầy cho con hỏi thêm tí nữa?
Trưởng lão: Con hỏi đi.
15- THƯA HỎI VỀ THÂN HÀNH NIỆM
(1:02:06) Phật tử: Bạch Thầy, con muốn hỏi cái phần tu tập ạ! Thưa Thầy trong thời khóa mà tu 3 tiếng đồng hồ thì bây giờ khi mà bị hôn trầm thì mình đi Thân Hành Niệm mình xả. Nhưng mà đến 5 giờ thì hết (giờ tu), nhưng 5 giờ vẫn chưa hết cái hôn trầm thì có tiếp tục đi Thân Hành Niệm để phá cho đến cùng không hay là phải dừng lại?
Trưởng lão: Dừng lại, bởi vì đó đã hết giờ tu, còn trong giờ tu thì con dùng pháp Thân Hành Niệm phá, mà giờ nó hết giờ tu mà còn buồn ngủ “Tao cho mày đi ngủ” tại vì hết giờ tu rồi, “Tao cho quyền mày ngủ mà” thì nó sẽ ngủ rồi thì nó hết buồn ngủ chứ gì, khỏi cần tập tu Thân Hành Niệm. Con hiểu không? Còn hồi cái giờ này “Tao làm chủ, mà mày buồn ngủ thì tao đi cho mày chết”. Đó như vậy sau này nó không dám buồn ngủ bậy, nó ngủ đúng.
Phật tử: Cái thứ hai là con xin hỏi, ví dụ như khi mình ngồi để mà vừa chơi vừa xả tâm, thì nếu mà có cái tâm niệm nào vào, ái kiết sử thì mình đẩy ái kiết sử, mà tưởng vào thì mình đẩy tưởng không chấp nhận. Nhưng mà buồn ngủ thì đứng dậy đi Thân Hành Niệm, nếu mà mình buồn ngủ ít mà mình tác ý nó đi được thì mình không cần phải đứng dậy đi Thân Hành Niệm đúng không ạ?
Trưởng lão: Đúng!
Phật tử: Mà khi mắt hơi bị nhíu một tí, nếu như mình nhìn xuống thì nó sẽ buồn ngủ, cho nên con mới đảo mắt một cái thế này thì nó tỉnh trở lại và con tác ý: “Tâm định tỉnh, ta biết ta đang ngồi” con đảo mắt một cái thấy nó tỉnh, thế là thôi con không dậy đi Thân Hành Niệm nữa. Mà cứ một lần con đảo như thế thì con ngồi 2 – 3 tiếng ngồi chơi mà không có buồn ngủ nữa, thế có được không ạ?
Trưởng lão: Được con, mình sử dụng mắt để phá buồn ngủ thì điều đó được chứ không có sao hết.
Phật tử: Đảo mắt, đảo đi rồi đảo lại một cái thế này có được không ạ?
Trưởng lão: Được, không sao. Mình sử dụng mắt để mình bắt con mắt mình hoạt động. Thành ra nó chợp mí không được.
Phật tử: Tại con thấy nhìn xuống là nó cứ ấy xuống.
Trưởng lão: Đúng rồi, nhìn xuống nó khép cửa lại.
Phật tử: Dạ vâng ạ, con cảm ơn Thầy ạ!
16- NHỮNG ĐIỀU CẦN HIỂU ĐỂ TRÁNH LỌT TƯỞNG
(1:04:36) Phật tử: Con thưa Thầy! Hiện nay đối với một số các vị Cư sĩ mà tu với điều kiện chỉ một ngày, hai ngày thì không có cái gì đáng phải lo, đáng ngại. Nhưng đầu năm vừa rồi chúng con có tổ chức một cái đợt tu hai tuần và năm ngoái có tổ chức một đợt một tuần để thử xem sao. Thế thì con thưa Thầy là: Hiện nay trong chúng con có những cái việc mà giữa tu tưởng và tu ý thức cái đó nó rất khó phân biệt trong ở những giai đoạn đầu, nó mập mờ không rõ ràng. Khi mà nó đã xuất hiện rồi thì nó đã quá muộn, cho nên Thầy dạy cho chúng con cách để mà phát hiện ra sớm, để ngăn chặn nó không cho nó tiến sâu mà chúng ta đã biết dừng lại, để không cho nó quá muộn.
Con thưa Thầy, hôm nay con nhìn thấy Chánh Kiến con ngỡ ngàng, sức khỏe của Chánh Kiến quá sa sút với Chánh Kiến mà không phải mang một cái bệnh tưởng như vậy thì Chánh Kiến không phải như ngày hôm nay. Mà con không ngờ con gặp Chánh Kiến cách đây ba năm tại Tu viện Chơn Như, đến hôm nay sức khỏe của Chánh Kiến trông khác hẳn, xuống cấp. Đó cũng là cái nguyên nhân của cái sự tu tưởng và không biết ai như thế nào nhưng riêng con rất sợ tưởng.
Con xin thưa thật với Thầy con sợ vô cùng bởi vì: Năm 2006 con đã bị, thế mà đến bây giờ tháng vừa rồi, lần trước con tu hai tuần tại đây cùng với Huynh đệ 10 ngày. Tuần thứ nhất con đã xuất hiện tưởng, nó cho con một cái trạng thái rất ổn, rất an lạc và cứ như là trong trạng thái thân chúng ta không bao giờ có, nó dẫn dắt mình về một cái thế giới mà trong thân vô cùng sung sướng. Con thưa Thầy là con có một cái sự nhạy cảm trong vấn đề tu tưởng. Sau đó con cũng quay ra ngồi tâm bất động thì với một cái ý thức của nó quá nhạy cảm thì cái tưởng thức nó bay mất nó không còn, tức là nó cho mình trở về với trạng thái ban đầu, tức là nó cũng có xuất hiện những cái hiện tượng siêu hình.
(01:08:15) Còn khi mà nó mang vào cái trạng thái tưởng thì hoàn toàn nó cho chúng ta một cái trạng thái rất tỉnh táo, rất an vui không có hôn trầm một tí nào cả, dù có ngồi đó mấy tiếng nó cũng cho chúng ta tiến sâu vào nữa nếu chúng ta muốn ngồi. Nhưng mà nó quay trở lại trạng thái ý thức thì nó lại bắt đầu ở cái trạng thái nó chỉ ngồi được cùng lắm nửa tiếng, một tiếng thì nó lại có cái si nó xảy ra để nó ngăn cản con đường của mình.
Con thưa Thầy, đối với ở Chi Đông chúng con rất xa Thầy và bạn đồng tu thì thực ra cũng không có nhiều người tinh tấn lắm. Trạng thái tu mà để tinh tấn, để mà với cái điều kiện tu mà làm chủ cái chết thì chưa xuất hiện được nhiều. Mà con thấy rằng: Các bạn tu ở cái phần ý thức còn non, cho nên xuất hiện cái tưởng thức nhiều. Mà cái trạng thái tưởng thức đã xuất hiện thì nó cho con con người chúng ta một cái trạng thái rất là hỷ lạc, viên mãn.
Thế thì con thưa Thầy, khi mà chúng con tại Chi Đông này, mà làm sao để phát hiện được những cái trường hợp ý thức và tưởng thức cho nó rành rẽ, để tránh xa những cái trạng thái khi mà chúng ta đã đi vào quá sâu để tưởng thức không gỡ ra được, thì cái đó chúng con chưa có kinh nghiệm. Con xin Thầy từ bi, hoan hỷ chỉ dạy cho chúng con.
Trưởng lão: Thầy sẽ dạy cho. Quá dễ dàng không có khó đâu. Cũng như Thầy nói như thế này để mấy con xét rõ: Một người mà không ngủ thì không bao giờ có chiêm bao, có ngủ mới có chiêm bao chứ. Thì ít ra cái tâm của các con mà nó muốn ở trạng thái tưởng, hỷ lạc này kia mà nó hiện ra mà con ngồi con thấy an ổn này kia đều là phải qua cái si của con trước, lúc bây giờ cái ý thức của con mất làm chủ rồi, cho nên nó mới hiện ra những cái tướng đó. Chứ còn ý thức con bây giờ ngồi sáng suốt như vậy, tỉnh vậy, giống như một người tỉnh không ngủ làm sao chiêm bao? Bây giờ các con, người nào chiêm bao đâu, ngồi nhìn Thầy coi chiêm bao chỗ nào, phải không? Có ngủ mới có chiêm bao chứ, không ngủ làm sao chiêm bao? Các con phải hiểu điều đó. Cho nên rõ ràng quá rõ ràng, thấy không? Mình tỉnh mình phải biết, mà mình lờ mờ mình cũng phải biết chứ, trước khi mà trạng thái tưởng xuất hiện thì người này ít ra cũng bị ngủ gục, gục tới gục lui hai ba cái nó mới lọt tưởng được chứ, khi không mà lọt làm sao được, phải không?
Cho nên hiện tượng mà chúng ta sẽ sắp vào tưởng thì chúng ta đều biết là nó có cái hiện tượng làm cho cái ý thức của chúng ta bị mất đi, nó thay thế cái biết khác vào. Cho nên vì vậy mà mình cảnh giác ở trên cái vấn đề tu ngay từ lúc đầu mình sáng suốt nhận định từng cái sự việc xảy ra để mà xả tâm, mà sức mình tu ít thì mình tu ít giờ, sức mình tu nhiều thì mình tu nhiều giờ, chứ mình không nên tu quá sức. Mà tu quá sức thì hiện tượng tưởng đó nó sẽ xảy ra cho mình nhiều.
(1:11:54) Nhớ: Mình tu nhiều nó uể oải này kia thì nó xảy ra những cái bệnh tưởng đó, còn mình tu mà vừa sức của mình thì không bao giờ có. Con cứ vậy con tu không bao giờ sợ.
Phật tử: Con thưa Thầy. Con cảm thấy cuộc đời tu hành của con nó trải qua năm tháng, thì con cảm thấy rằng mình tu trong cảnh […]
Con thưa Thầy, nếu như trong các trường hợp bạn đồng tu ở khu vực này mà xảy ra những hiện tượng tưởng thì chúng con phải giúp đỡ các bạn như thế nào?
Trưởng lão: Giúp cho mấy người đó, thấy họ mà ngồi họ gục bắt buộc họ phải đi Pháp Thân Hành Niệm. Thành ra họ đi riết họ cũng ớn họ không dám ngủ gục, có vậy đó con. Bây giờ mà thấy bạn đồng tu người đó ngủ gục, mình nhắc bảo: Bây giờ phải đứng dậy đi Thân Hành Niệm, phải phá sạch, chừng nào tỉnh táo thì mới ngồi lại, còn không tỉnh thì phải đi chứ đừng có để nửa tỉnh nửa mơ thì không được. Đó thì mình khuyên lơn, rồi giúp đỡ cho người bạn đó người ta đi Thân Hành Niệm cho nó chín chắn. Cứ vậy nó giúp đỡ thì nó vượt qua nó không còn bị hôn trầm thùy miên nữa, thì Pháp Thân Hành Niệm mình không dùng nữa, mình nghỉ, mình sẽ ngồi chơi, để tâm thanh thản và tri kiến của mình luôn luôn lúc nào cũng sáng suốt. Hễ mình phá được, cái pháp Thân Hành Niệm mà phá được cái tâm si (cái tâm mà ngủ gục của mình) rồi thì nó sáng suốt lắm mấy con.
Cho nên mỗi mỗi cái gì không qua cái tri kiến của nó đâu, nó dùng cái tri kiến nó xả hết cái tâm nó, hoàn toàn nó ở trong cái trạng thái bất động giải thoát.
Phật tử: Con thưa Thầy, có những cái trạng thái ở trong một số các bạn là hay dùng Thân Hành Niệm nhiều.
Trưởng lão: Mình dùng sai, mình không có buồn ngủ mà cứ dùng Thân Hành Niệm đi là ép cái thân mình quá nhọc nhằn. Cho nên Pháp Thân Hành Niệm là khi nào có hôn trầm thùy miên, có buồn ngủ mới tập đi để dùng cái pháp đó phá cái tâm si đó thôi, mà hết rồi thì không được đi nữa. Cho nên biết pháp mà tu sai thì nó cũng thành bệnh đó mấy con.
17- THƯA HỎI VỀ LÀM BÀI TRIỂN KHAI TRI KIẾN
(1:14:44) Phật tử: Con thưa Thầy, ở trong trạng thái ở Chi Đông chúng con thì có thể viết bài luận nhân quả được không ạ?
Trưởng lão: Được chứ con, có thì giờ thì đâu có gì đâu.
Phật tử: Thầy dạy chúng con mấy cái để chúng con biết? Về nhân quả…?
Trưởng lão: Thí dụ như bài: Nhân quả Thảo mộc, Nhân quả Con người, Nhân quả của Vũ trụ. Nhân quả của Vũ trụ nó có nhân có quả nó có quay cuồng. Mặt trời tại sao đứng mà Mặt trăng lại quay? Do đó mình phải triển khai cái tri kiến sáng suốt của mình để thông suốt thì mình làm bài, làm bài thuộc về nhân quả.
Bây giờ mình đưa ra một con dế hoặc một con trùng, vậy cái nhân quả của con dế, con trùng này là như thế nào? Từ đó mình luận nó ra, mình luận ra cái nhân quả của nó, làm cho người ta đọc thấy nó quá rõ ràng, không có vật gì mà đi ra ngoài khỏi cái quy luật của nhân quả, đều là nằm trong cái quy luật của nhân quả, nó quay cuồng trong cái quy luật đó. Bữa nay chúng ta thấy không có gì, nhưng mà luật nhân quả ngày mai thì gặp khổ.
Phật tử: Con thưa Thầy, nếu mà Chi Đông chúng con tổ chức cái Đạo đức Hiếu sinh có được không ạ?
Trưởng lão: Được chứ con.
Phật tử: Nhưng thưa Thầy, chúng con lại không có Người Hướng dẫn, lo ngại cái đó.
Trưởng lão: Không có Người Hướng dẫn thì ít ra mấy con phải có sách để đọc, đọc mà có câu nào không hiểu thì phải hỏi Thầy, khi mà hiểu toàn bộ không còn chỗ nào mà không hiểu thì bắt đầu mình có thể mình đứng ra mình lãnh đạo mình dạy, mình dạy về đạo đức. Thì cái đó là cái tốt không có gì đâu, chỉ có là mình chưa có sách thì mình không biết đâu mình dạy thôi, chứ đã có sách rồi thì dạy dễ chứ không khó và mỗi người đều được một Tập sách Đạo đức như vậy quá quý rồi chứ đâu cần gì nữa mấy con.
18- NGƯỜI ĐI LÀM NGÀY THỌ BÁT QUAN TRAI BỊ SI NHIỀU
(1:17:20) Phật tử: Con thưa Thầy, con cảm thấy rằng các bạn tu hành mà trong cái vấn đề thọ Bát Quan Trai một ngày hoặc hai ngày mà trong một cảnh động của thế gian, vẫn đi làm việc, vẫn sống bình thường. Khi trở về tu nhập thất một ngày hoặc hai ngày thọ Bát Quan Trai thì cái hiện tượng hôn trầm rất nhiều, si rất nặng, thì những trường hợp đó phải giải quyết như thế nào?
Trưởng lão: Mình giải quyết, như mình còn đi làm này kia thì mình thọ Bát Quan Trai không phải trong một ngày một đêm, mà mình chỉ thọ hoàn toàn trong một buổi mà thôi, vừa với cái sức của mình để mình giữ cho đúng pháp, đúng cái sức tỉnh của mình, trong một buổi thọ Bát Quan Trai, chứ đâu cần mình phải một ngày hoặc một ngày một đêm đâu. Một ngày một đêm là cái người người ta có thì giờ, thời gian người ta có nhiều, còn mình mắc bận đi làm thành ra thời gian mình ít quá, mình dành có buổi tối, thay vì mình làm mệt mình lại đi ngủ hoặc là buổi khuya mình lại nằm nghỉ ngơi, trái lại mình lại thức dậy và mình tập thọ Bát Quan Trai. Đó thì nó cho mình dồi dào thêm cái sức tỉnh của mình, nó không còn mê muội ngu si, ham ngủ, ham ăn. Cái đó cái tốt mấy con.
Phật tử: Dạ con cảm ơn Thầy ạ!
Cho con được phát biểu cái đề tài “Tưởng” được không ạ?
Thưa Thầy, con thì độc cư chưa nhiều nhưng mà hai lần con độc cư 15 ngày là một tháng ở Chi Đông. Thì lần thứ nhất con độc cư 15 ngày, thì căn bản ở nhà khi hôn trầm, thùy miên nó nhiều quá. Khi sang đây con chỉ có một thôi thúc duy nhất là phá hôn trầm, thùy miên. Chính cái thôi thúc ấy đã đưa con đến cái ức chế tâm. Trong 15 ngày đầu con độc cư ở đây thì hầu như con không hay ra hoạt động nhiều, nhưng con quyết chí là phá hôn trầm, thùy miên, kể cả con đi Thân Hành Niệm nhiều. Mà như Thầy nói thì con mới phát hiện ra chắc là mình đi quá sức, cho nên cái tưởng nó lọt vào, thì nó lọt vào con chưa có kinh nghiệm, bắt đầu con thấy cái hiện tượng của nó là: nó rân rân… miết như có một cái dòng điện nào nó cứ rân rân rân rân. Xong nó vào xong nó đóng giả các cái kiểu như là… Đúng bây giờ đọc sách của Thầy, bây giờ vào đấy mình mới biết Thầy nói không sai một chút nào cả.
Ở chỗ là nó đưa mình vào, con cứ tác ý: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự” thì nó bảo “Cần chi tâm bất động. Cứ không niệm thiện, niệm ác là được” đại loại là nó cứ nói văn vẳng với mình như vậy. Rồi nó cứ đóng giả Thầy để dạy (bởi vì con chỉ đọc sách con tự tu), nó cứ bảo “Đâu chỉ cần mấy quyển sách ấy, bây giờ có cái đường đi tắt như thế nọ thế kia” con bảo “Không, nhất định không” Xong con nghĩ thế này, mà nó vô cái trạng thái an lạc và nó không hề buồn ngủ chút nào cả, nó sáng bừng hết như thế này. Nhưng mà cái mắt nó vẫn hơi cong cong.
Trưởng lão: Tại con tu có một mình, chứ còn tu hai, ba người người ta lấy roi người ta quất, nó chạy mất. Có một mình đâu có ai quất roi, có hai ba người người ta quất roi mây “Mày chết chứ ở đó”.
Phật tử: Con bạch Thầy, bây giờ đã là 10 giờ 15 phút hơn rồi ạ, chắc anh chị em vẫn còn có người có thắc mắc thì chúng con có nên thưa hỏi Thầy tiếp không hay là đến giờ nghỉ rồi ạ?
Trưởng lão: Thôi nghỉ đi con, còn bữa khác để mấy con hỏi.
(1:21:28) Phật tử: Con xin cảm tạ ơn Thầy.
HẾT BĂNG.