20111122 - TRI KIẾN GIẢI THOÁT-CHÙA NGỌCTHANH-QUẢNG NINH
20111122 - TRI KIẾN GIẢI THOÁT-CHÙA NGỌCTHANH-QUẢNG NINH
TRI KIẾN GIẢI THOÁT
Trưởng Lão Thích. Thông Lạc
Người nghe: Phật tử chùa Ngọc Thanh, QN
Thời gian: 22/11/2011
1- GIẢI THOÁT NHỜ TRI KIẾN
(00:31) Thầy Thanh Quang: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Kính bạch Hòa thượng Trưởng lão, chúng con được nghe trong kinh nói: "Được sinh ra ở trong thời có đức Phật là điều hiếm, được gặp các bậc Minh Sư là điều hiếm, được nghe giáo pháp của Như Lai là điều hiếm, được gặp những người tu theo giáo pháp của Như Lai là điều hiếm".
Hôm nay có lẽ qua nhiều thiên niên kỷ cũng mới có một sự hội ngộ đủ các duyên lành này. Chúng con như đã hẹn nhau từ xa xưa để có mặt trong một thời khắc đặc biệt lịch sử này. Ơn trời biển của đức Trưởng lão từ khi chứng đạo và Ngài trụ lại tại thế gian chịu muôn vàng cay đắng vất vả vì chúng con. Ngài đã đứng ở đầu sóng để nhìn tất cả, lúc nào cũng từng giây, từng phút vì chúng con, vì niềm vui, nỗi khổ của chúng con.
Không có Thầy thì số chúng con ngồi ở đây chắc chắn rằng sẽ mãi mãi trong vô minh, mãi mãi trôi trong lục đạo, mãi mãi trong đau khổ, trong biển khổ. Nhưng từ khi có Thầy, tất cả chúng con những người ngồi ở đây, nhiều, ít mức độ khác nhau, đều được giải thoát theo lời chỉ dạy của Thầy, với giáo pháp của đức Phật. Làm được nhiều, ít là do tự bản thân của chúng con, đức Thầy đã cho chúng con những điều không có gì có thể mà so sánh được.
(02:11) Hôm nay tuổi cao, sức yếu, đức Phật 80, Ngài đã bỏ báo thân. Ngày hôm nay còn tất cả vẫn vì chúng con để chịu đựng tất cả mọi chướng ngại, công lao ấy không gì có thể sánh được. Thầy phải chịu cực khổ rất nhiều để hôm nay có mặt ở đây gặp đàn con của mình. Ngài vì chúng con, những việc Ngài làm, bậc Thánh mới có thể thấy được hết. Còn chúng con, đàn con dù yêu quý Thầy bao nhiêu cũng không thấy được hết những giá trị, những tình yêu thương mà Thầy đã mang tới cho chúng con.
Trong buổi này không biết nói gì hơn con xin thay mặt tứ chúng, tất cả chúng con đều gửi bày tỏ lòng thành kính, dâng lên Thầy ba lễ để bày tỏ lòng kính yêu của mình, xin Thầy hoan hỷ chấp lễ cho chúng con.
Xin mời tất cả các Phật tử:
Bái thứ nhất chúng con bái Đức Trưởng lão.
Bái thứ hai.
Bái thứ ba.
Xin mời các quý Phật tử an tọa.
Kính bạch Hòa thượng Trưởng lão, thời gian từng sát na ở đây quý báu không thể vàng bạc so sánh được. Chúng con, đàn con dại đã từ nhiều kiếp luân hồi, hôm nay đủ duyên hội tụ để được nghe Trưởng lão chỉ dạy, đó là niềm hạnh phúc lớn lao không thể so sánh.
Chúng con cũng không biết gì để thưa, để hỏi, vì trong sự vô minh, nên xin đức Trưởng lão vì thương xót chúng con và vì thời gian thật là hiếm và quý, xin Trưởng lão ban phát cho chúng con những lời chỉ dạy của bậc cha lành đối với đàn con hết lòng tôn kính Trưởng lão. Cuối xin Trưởng lão cho chúng con xin một thời pháp.
(04:40) Trưởng lão: Quý vị Phật tử hãy lắng nghe những lời Thầy đã nói, mà Thầy nói ở đây là lời của đức Phật ngày xưa.
Đức Phật nói: "Được thân người là khó".
Được thân làm người rất là khó mấy con. Mà làm thân chúng sanh thì dễ lắm như con trùng, con dế, con kiến rất là dễ. Chúng ta chỉ vô tình không sáng suốt đập chết con kiến dưới chân, con trùng dưới chân là chúng ta phải trả cái nghiệp nhân quả đó. Cho nên đạo Phật là đạo tĩnh giác từng phút, từng giây chứ không thể nào mà lơ là để cho chúng ta phải trôi lăng trong lục đạo trở thành những con kiến, con trùng, con dế.
Hôm nay Thầy xin nhắc lại một lần nữa: "Được thân người là khó, mà được Chánh pháp của Phật còn khó hơn".
Trước mặt Thầy cái số người đã được nghe Chánh pháp của Phật có bao nhiêu đâu, còn hàng tỷ tỷ người chưa được nghe Phật pháp. Chúng ta được nghe, chúng ta rất mừng, nhưng chúng ta rất thương những người không có đủ duyên để nghe được Chánh pháp của Phật.
(06:06) Phật là con người cũng như chúng ta, rồi đi tu giác ngộ thấy được con đường giải thoát của con người, nên ngài đem dạy lại cho năm anh em Kiều Trần Như. Và dạy lại cho đứa con trai của mình tức là La Hầu La.
Đọc cái bài mà đức Phật giáo hóa La Hầu La chúng ta rất xúc động. Một con người đức Phật gọi là Phật, sao tình cảm thương con như chúng ta là cha, là mẹ của các con vậy. Đúng con người là con người, phải biết thương con, phải biết thương những người thân trong gia đình của mình và biết thương mọi người vì mọi người có thân đều có khổ. Cho nên do đó Ngài, đức Phật mới thuyết giảng cho chúng ta hiểu, để chúng ta biết thương yêu và tha thứ.
Thương thì chúng ta có rồi, nhưng tha thứ thì chúng ta cố chấp lắm, không chịu tha thứ những lỗi lầm của người khác. Ai có muốn mình lỗi lầm đâu, nhưng vô tình mình lại lỗi lầm. Cho nên vì vậy mà mỗi lần có điều gì mà làm khổ mình, khổ người thì chúng ta khởi một niệm trong đầu: "Hãy thương yêu và tha thứ", các con nhớ điều đó. Vì chính những điều đó sẽ làm cho chúng ta hết đau khổ, làm cho chúng ta không còn buồn khổ nữa.
Cho nên nhớ kỹ mỗi lần khi có điều gì buồn phiền thì các con thấy: "Đây là nhân quả, nhân quả thì phải trả không thể trốn tránh được đâu". Do đó các con chấp nhận nhân quả là các con đã vượt lên trên nhân quả.
Còn chúng ta không chấp nhận nhân quả, thì chúng ta sẽ đau khổ. Lần lượt các con sẽ đọc tập sách Đạo Đức Nhân Bản Nhân Quả. Nhân bản là gốc con người, nhân quả là cái hành động hằng ngày để tạo niềm vui cho mình và cho người, không làm khổ mình, khổ người các con.
(08:28) Cho nên trong cuộc đời tu hành theo đạo Phật là tu tập đạo đức chứ không phải có gì khác. Các con đừng nghĩ rằng, một người ngồi thiền 5, 7 giờ, 1 ngày, 2 ngày đó là đạo Phật, không phải đâu, đó là tà đạo. Cho nên những người mà cố gắng ngồi Thầy nói: "Những người ngồi thiền như vậy chỉ là thành con cóc, chứ không thể thành Phật được".
Đạo Phật là đạo trí tuệ, mà trí tuệ thì phải là tri kiến giải thoát. Chúng ta có tri kiến, ai chửi chúng ta không giận.
Còn ngồi thiền thì chúng ta yên lặng đó, chứ khi xả thiền ra nhớ lại lời người ta mắng chửi thì nó muốn sôi gan mình à. Cho nên càng ức chế tâm mình thì càng tức giận nhiều.
Mà tri kiến giải thoát của chúng ta hiểu biết, xả bỏ thì chúng ta thấy sự giải thoát thật sự. Cho nên tu tập theo đạo Phật chúng ta không phải gò bó, ngồi kiết già tréo chân tức là chúng ta tự trói thân chúng ta làm cho chúng ta khổ, có giải thoát chỗ nào đâu.
Đức Phật nói: "Pháp ta không có thời gian để mà thấy". Khi chúng ta không tu theo đạo Phật thì thôi, chứ khi đã tu theo đạo Phật thì thấy ngay được sự giải thoát liền. Thế mà chúng ta lại ngồi kiết già thì chân đau, rồi phải ngồi thẳng lưng, không khòm lưng, cách thức phải gò bó bằng cách này, bằng cách khác. Như vậy có giải thoát không? Không giải thoát.
(10:16) Cho nên chúng ta đã đi sai con đường của đạo Phật, đi nhầm con đường của đạo Phật. Đi xuyên qua con đường Thiền Đông Độ của người Trung Quốc, không phải của người Việt Nam nữa mấy con. Cho nên người Trung Quốc họ hiểu Phật giáo theo kiểu họ, vì họ có những nhà hiền triết như Lão Tử, như Khổng Tử. Rồi chúng ta có, đất nước Việt Nam chúng ta có Trần Nhân Tông cũng nói rằng thiền Việt Nam, nhưng sự thật ảnh hưởng của Trung Quốc, chứ Việt Nam chưa có thiền.
Hôm nay Thầy là người đầu tiên dựng lại Chánh pháp của Phật, để nói thiền của đạo Phật không phải chỗ ngồi mà bằng tri kiến giải thoát, bằng sự hiểu biết giải thoát, chứ không phải bằng sự gò bó ức chế thân tâm của chúng ta.
Cho nên hôm nay các con người nào mà không không chịu ảnh hưởng của thiền Trung Quốc thì nghe, thì mấy con sẽ cởi bỏ ngay liền những điều gì sai. Còn nếu mấy con ảnh hưởng của người Trung Quốc thì phải suy ngẫm, suy ngẫm lại, những phương pháp chúng ta tu như vầy để giải thoát cái gì đây?
Nếu bốn sự đau khổ sanh, già, bệnh, chết… ‘sanh’ là cuộc sống hàng ngày của chúng ta, mà chúng ta cứ gò bó ngồi tréo chân thì đó là chúng ta có giải thoát đâu. Giải thoát ‘sanh’ là giải thoát cuộc sống của chúng ta, mà giải thoát cuộc sống của chúng ta thì chúng ta để tự nhiên…Ngồi như các con bây giờ, ngồi như thế nào mà nghe tự nhiên, không gò bó, không khổ đau thì cứ ngồi.
(12:12) Đâu có phải bắt buộc các con phải ngồi bán già, kiết già, hoặc là ngồi thế này, thế khác mới đúng hay sao, không phải đâu. Mỗi một tôn giáo nó có tổ chức cách ngồi riêng của nó, nhưng chúng ta là người Việt Nam, thì chúng ta hãy đi vào con đường của đạo Phật, cách thức ngồi chúng ta ngồi đúng, cách thức nằm chúng ta nằm đúng, nằm như Phật nằm, ngồi như Phật ngồi.
Các con cứ nghĩ rằng, 49 ngày dưới cội cây Bồ Đề, đức Phật chắc ngồi thiền, nhập định cứng ngắc, không biết gì hết. Không biết sao lại cứu người mẹ có con bị chết. Các con thấy nếu mà ngồi thiền mà không cho khởi một niệm gì, thì người mẹ mà có đứa con chết mong nhờ, ẵm đứa con chết đến nhờ Phật cứu, thì đức Phật còn biết đâu mà trả lời, các con thấy đâu có phải.
Đức Phật khi ngồi dưới cội cây Bồ Đề nhưng trí tuệ phủ trùm cả nước Ấn Độ, mà phải nói trí tuệ phủ trùm cả không gian, thế gian. Ở đâu có sự đau khổ thì có ngay tâm từ của đức Phật, từ chỗ đó, đó mới gọi là đạo Phật. Cho nên hôm nay chúng ta hiểu lầm lạc đạo Phật mà chúng ta tu mãi, tu mãi không thành công. Còn hiểu đúng đạo Phật thì tu quá dễ dàng, đâu có gì khó đâu.
Cho nên Thầy lúc đầu mới vào, Thầy nói với mấy con là khi có người chửi mình, mình hiểu biết, tức là tri kiến hiểu biết: "Nhân quả mà, mình có chửi người khác thì bây giờ có người chửi mình, thì vui vẻ chấp nhận chứ sao lại buồn, lại giận". Do đó mình hết buồn, hết giận thì nó hết đau khổ chứ có gì đâu. Sự tu tập của đạo Phật đơn giản, quá đơn giản, không khổ đau.
Trong gia đình của mình, vợ chồng, con cái nhiều điều làm cho mình trái ý nghịch lòng, thì mình nghĩ, đã là gia đình thì nó phải có cái duyên nhân quả rồi, mà duyên nhân quả thì vui vẻ chấp nhận trả, chứ sao lại mình buồn. Mình buồn rồi nói lời nói cộc cằn làm cho người khác buồn, tạo thêm những cái nhân quả đau khổ.
Cho nên đến hôm nay Thầy khuyên lơn mấy con hãy cố gắng, cố gắng dùng tri kiến giải thoát mà tư duy suy nghĩ để xả những cái đau khổ trong thân tâm của mình. Rồi từ đó mấy con không còn đau khổ nữa mấy con. Là con người mà mình chỉ cần hiểu biết không đau khổ thì không đau khổ. Là con người mà không hiểu biết thì đau khổ này chồng chất trên đau khổ khác.
Cho nên nếu mà một con người hiểu biết Phật pháp, thì sự sống chết của mọi người và của chính bản thân mình cũng không lo mấy con. Bởi vì các con hiểu các pháp đều vô thường, đó là hiểu đúng, các pháp thường là các con hiểu không đúng. Bởi vì vô thường nay nó vầy, mai nó khác, chứ không thể nó đứng yên một chỗ. Mà khi mình hiểu nó vô thường thì mình đã không dính mắc, mình không dính mắc tức là giải thoát các pháp, các pháp không làm mình đau khổ mấy con.
Nên nghe lời Thầy cố gắng dùng tri kiến, hằng ngày tư duy suy nghĩ: "Mình ngồi mình tu, là mình tu cái gì đây?". Không phải ngồi để ức chế ý thức, không cho nghĩ niệm này, niệm khác, mà ngồi để nghe coi từng tâm niệm của mình nó còn tham muốn gì. Nếu tham muốn tức là còn sự đau khổ, nếu tham muốn thì không nên để trong tâm mình những sự tham muốn đó.
(16:15) Đời nó tham muốn là cái gốc làm cho cuộc đời đau khổ. Mà người tu, người biết đạo như hôm nay mấy con về đây được nghe lời Thầy, mà để lòng tham muốn của mình như vậy là không đúng mấy con, là không đúng. Hãy bỏ xuống đi, bỏ xuống đi, cho nên Thầy có một bức thư để gửi cho các con:
“Buông xuống đi, hãy buông xuống đi.
Chứ giữ làm chi có ích gì.
Thở ra chẳng lại còn chi nữa
Vạn sự vô thường buông xuống đi.”
Tất cả mọi các pháp đều vô thường, có gì của mình đâu mà mình cố mình giữ nó để cho mình đau khổ, mình buông xuống hết thì hết đau khổ mấy con, nhớ những lời này. Bài thơ tuy có bốn câu nhưng nó nói đến một cuộc đời giải thoát mấy con. Nhớ cuộc đời giải thoát nằm trong bốn câu thơ này mà Thầy đã cố gắng ghi chép lại cái ý của đức Phật qua bài thơ, làm cho mấy con dễ nhớ, không có quên được.
Nhớ, hôm nay các con phải nhớ dùng tri kiến, ngồi như Thầy trên ghế như thế này, ngồi như mấy con tự nhiên thoải mái, đừng gò bó. Đừng ngồi kiết già, đừng ngồi bán già, tréo chân khổ lắm mấy con, rồi nó tê chân, rồi nó đau khổ. Cho nên các con tìm cách ngồi duỗi chân rất tự nhiên, để rồi mình mới tư duy suy nghĩ từng tâm niệm của mình, mà gạt bỏ từng tâm niệm không đúng, tâm niệm ham muốn, tâm niệm ác, tâm niệm làm cho mình khổ, làm cho người khác khổ. Các con gạt, gạt hết những tâm niệm đó thì mấy con là Phật, chứ không phải Phật tu rồi là ai mà không giống con người thì đâu phải. Phật là con người cho nên người có khuôn mặt này, kẻ có khuôn mặt khác. Dù chúng ta tu thành Phật, thì khuôn mặt chúng ta vẫn là khuôn mặt chứ không phải thay đổi, nhớ như vậy.
(18:30) Nói: "Tôi thành Phật rồi, có hào quang, có ánh sáng", cái điều đó chúng ta không cần phải có. Mà chúng ta cần được cái "tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự", nhớ cái câu này mấy con. Khi gặp hữu sự, có điều gì làm cho mấy con bận tâm, đau khổ thì mấy con nhắc nó, tác ý nhắc: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, tất cả đều là nhân quả có gì mà phải lo, phải buồn, phải khổ".
Các con nhớ câu này, nó là thần hộ mệnh cho các con, làm cho con đường của các con sống được bình an, yên ổn, an vui. Mấy con cố gắng nhớ, những lời Thầy dạy là bùa hộ mệnh cho các con sống trong cuộc đời. Mang thân con người khổ lắm mấy con. Cho nên các con cố gắng nghe lời Thầy để buổi thuyết pháp này nó đủ duyên tạo cho mọi người, tạo cho gia đình mấy con có hướng đi rất tốt.
Đạo Phật không cầu ai tu theo pháp mình. Tu là có giải thoát, là có sự an vui yên ổn cho mình, cho gia đình mình, cho bản thân mình. Cho nên vì vậy đạo Phật không cầu ai, dạy là dạy, còn tu hay không tu là do quý vị. Chứ không phải dạy quý vị làm Tiên, làm Thánh, hoặc làm Thần, không phải, đạo Phật không dạy mấy con.
Mà dạy mấy con làm người, làm người có đạo đức đối với mấy con để mấy con không đau khổ.
Đến đây Thầy xin chấm dứt cuộc nói chuyện hôm nay mấy con. Mấy con có hỏi, có thưa gì thì mấy con cứ hỏi thưa. Các con có hỏi thêm gì không?
2- THÂN HÀNH NIỆM ĐỐI TRỊ CHƯỚNG NGẠI
(20:44) Tu sinh Minh Châu: Dạ con xin thay mặt quý Phật tử dâng lên Thầy những câu hỏi. Con xin kính Thầy từ bi hoan hỷ trả lời cho chúng con.
Bạch Thầy tu tập Thân Hành Niệm phải theo dõi thân hành nội và thân hành ngoại cùng một lúc, hay chỉ tu tập thân hành nội, hoặc thân hành ngoại riêng?
Trưởng Lão: À, câu hỏi thứ nhất.
Mấy con nhớ tu tập thân hành là vì mấy con bị một chướng ngại, chứ nếu không chướng ngại mấy con không nên tập tu Thân Hành Niệm. Bởi vì mấy con bị chướng ngại như hôn trầm, thùy miên, vô ký mấy con mới tu tập nó, nhớ kỹ trong cái vấn đề này.
Pháp của Phật, pháp nào thì đối trị bệnh nấy, cho nên chúng ta muốn tu cái pháp đó, thì chúng ta phải nghiên cứu nó đối trị để trị cái bệnh gì trên thân của chúng ta. Do đó chúng ta khi mà bị cái bệnh đó rồi thì chúng ta phải dùng pháp Thân Hành Niệm.
Nếu mà chúng ta tập trung trên thân hành ngoại không đủ như người đi kinh hành biết mình đi kinh hành, thì người đó mới tu tập thân hành ngoại. Mà vừa đi, vừa biết ngoài mà vừa có tâm niệm khởi bên trong đều là quan sát rất kỹ thân hành nội. Do tu tập như vậy chúng ta mới phá vỡ đi những trạng thái hôn trầm, thùy miên và vô ký.
(22:26) Nhớ có thì tu, chứ không phải nói: "Ờ bây giờ nghe nói dạy pháp Thân Hành Niệm, ờ bây giờ tôi đặt nó thành 5h giờ tôi phải dậy tôi đi”, ngày nào, giờ nào cũng vậy, không phải đâu mấy con. Pháp mà Thầy dạy để mấy con đối trị khi mấy con bị mê mịt, bị những chướng ngại, thì mấy con mới lấy nó mà mấy con mới vượt những chướng ngại đó mà thôi, còn không thì mấy con ngồi chơi.
Bởi vì ngồi chơi là giải thoát, không làm gì hết, vô sự, tâm thanh thản, an lạc, vô sự, đó là mình ngồi chơi. Mà bây giờ, giờ phút này người ta ngủ mà mình ngồi đây mình chơi, mình nghe tiếng côn trùng, mình nghe sương rơi. Tất cả những cái hình ảnh này, tất cả những âm thanh này nó làm cho tâm chúng ta càng lúc càng thanh tịnh. Đó mấy con nhớ những cái phương pháp tu quá đơn giản, mà từ một giờ cho đến bảy ngày đêm, mà tâm quý vị chỉ ở trong một cái niệm thanh thản như vậy, thì mấy con chứng đạo rồi mấy con, Phật tại đó không xa đâu. Hãy cố gắng lên, không xa đâu mấy con, làm thân người khổ lắm mấy con. Làm thân người mà được Phật pháp là thoát khổ mấy con, thoát khổ.
Ở đây có nhiều cụ tóc bạc phơ rồi, già rồi, mà lăng xăng lích xích con cháu thế này, thế kia. Nó lớn khôn rồi giao hết cho nó đi: "Tao bây giờ tuổi này chỉ còn ngồi chơi thôi". Hãy giao hết đi mấy con thì mấy con sẽ khỏe, chứ còn mấy con thấy cái tâm mấy con bây giờ tới chết rồi, bữa nay sống, ngày mai chết, bữa nay còn lo chứ chưa hẳn đã là hết lo. Còn bây giờ mấy con hiểu Phật pháp rồi, bây giờ mấy con còn trẻ mà nhiệm vụ trọng trách đối với gia đình mấy con xong, mấy con buông hết, ngồi chơi không được làm gì cả.
(24:35) Khi mà ngồi chơi được rồi thì mấy con kéo dài được bảy ngày đêm, thì mấy con mới thấy Phật pháp vi diệu, giúp con người thoát khổ, bốn sự đau khổ sanh, già, bệnh, chết.
Nghĩa là cuộc sống không ai làm cho tâm mấy con giận hờn, buồn phiền, mà mấy con cũng không tham muốn một cái vật gì trên cuộc sống. Bởi vì mấy con biết nó là pháp vô thường, đó là mấy con làm chủ được ‘sanh’.
Làm chủ được ‘già’, mấy con tâm tư, mấy con không lo, không nghĩ, luôn luôn thanh thản, an lạc, vô sự. Cho nên tuổi già mấy con thấy nó không đau nhức chỗ này, không đau nhức chỗ khác. Già ai cũng phải có già, bởi vì mang thân này mà, nhưng nó không giày xéo trên thân mấy con, làm cho cái thân của mấy con đau khổ. Cho nên đương nhiên là mấy con làm chủ nó.
Thí dụ bây giờ thân con bị nhức đầu, mấy con sẽ nói: "Thọ là vô thường, hồi hôm qua không nhức đầu, nay nhức đầu, mày đi, tao không có sợ mày đâu, cho mày chết". Đó mình nói đơn giản như vậy, mình tác ý như vậy, mà cái lực ý thức mình rất mạnh, nói rồi ta ngồi chơi yên lặng, thì cái cơn bệnh nhức đầu đi mất.
Hay quá, thần dược của Phật hay quá, tại sao chúng ta không dùng, khỏi tốn tiền, khỏi đi bác sĩ mấy con. Chỉ cần tác ý cái câu rất đơn giản, thế mà chúng ta thoát khỏi bệnh, không có bệnh đi, bệnh lại, không uống thuốc đắng cay. Tất cả những điều này Phật đã chỉ dạy cho chúng ta, một thần dược, hãy cố gắng tập đi mấy con, sẽ thấy nó là thần dược.
(26:25) Bằng chứng như thân Thầy, tuổi năm nay hơn 80 mấy rồi, theo người khác thì nay đau, mai ốm. Nhưng đối với người tâm thanh thản, an lạc, vô sự, thì làm sao đau ốm mà xen vào được mấy con. Hãy sống như Thầy đi, rồi mấy con sẽ thấy rằng thân mấy con vi diệu lắm. Tại mấy con lo quá mà mấy con mới chịu khổ, chứ còn mấy con không lo thì mấy con sẽ thoát khổ mấy con. Nhớ lời Thầy nói, ghi khắc lời Thầy mấy con, để sống một đời sống có thân như mọi người, mà không bệnh khổ mấy con. Cố gắng tu tập không gì khó đâu mấy con, rất dễ.
“Pháp ta không có thời gian đến để mà thấy”, đức Phật nói quá thật. Pháp Phật không phải tu lâu mới thành Phật, đến là thành Phật ngay liền, các con có tin lời này không? Phật nói chứ Thầy đâu có đặt điều này ra. Trong kinh sách Phật lời dạy còn đó, không lý ông Phật lại nói dối chúng ta sao?
Mà Thầy mang thân Thầy thấy, Thầy cũng qua kinh nghiệm của Phật mà tu tập, Thầy thấy lời Phật nói quá đúng, quá thật, quá thương yêu chúng ta mới nói những lời thực tế, để chúng ta không còn đau khổ nữa mấy con.
Nhớ kỹ, hôm nay trước mắt Thầy một số người như thế này, ai cũng sẽ làm Phật, ai cũng sẽ là giải thoát được cả, chứ không phải riêng Thầy, riêng người khác mấy con. Các con đừng kỳ thị nam, nữ khác nhau, không phải đâu mấy con.
(28:19) Ngày xưa khi khi bà Gotami là người dì nuôi đức Phật, bà đến xin đức Phật tu, đức Phật chấp nhận liền. Bà nói người nữ tu chứng quả A La Hán, chứ đâu phải không chứng quả A La Hán. Cho nên ngay từ thời đó mà người ta phá đi kỳ thị nam, nữ mấy con. Thế mà thời chúng ta lại cho người nữ tu không được sao? Cho nên thời chúng ta người nữ như người nam, người nào tu cũng được giải thoát hết. Nhớ kỹ tu đúng, làm đúng, hành đúng là mấy con sẽ được giải thoát.
Bây giờ mấy con hỏi câu hỏi kế nữa.
3- ƯỚC NGUYỆN CÓ 8 LỚP BÁT CHÁNH ĐẠO
(29:00) Tu sinh Minh Châu: Dạ, bạch Thầy, chúng con có cần thọ giới Bồ Tát không ạ?
Trưởng Lão: Thật sự ra Đại thừa chỉ đặt ra giới Bồ Tát để chúng ta làm cái việc thiện mà thôi mấy con. Ở đây chúng ta sống trong giới luật của Phật. Là một người tu sĩ vậy là một người thiện rồi, đâu cần phải bố thí mang gạo đến chỗ này, chỗ kia cho. Còn thọ Bồ Tát giới, là có nghĩa là chúng ta phải làm những cái hạnh từ thiện, các con hiểu không?
Cho nên đối với Thầy không cần thọ Bồ Tát giới. Nhưng ở đâu có đau khổ, Thầy sẽ mang gạo đến cho ở đó. Ở đâu có buồn khổ, Thầy sẽ đến an ủi họ. Còn hơn Thầy thọ Bồ Tát giới mấy con. Cho nên vì vậy Bồ Tát giới chỉ chẳng qua Đại thừa, đó là một con đường Phật giáo Thiền Tông của người Trung Hoa, họ dạy chúng ta làm cho nó nhiều chuyện chứ sự thật ra nó không khác gì tâm chúng ta, tâm từ bi của chúng ta, biết thương yêu chúng sanh.
(30:09) Là người theo Phật mà thấy người khác đau bệnh, rên la như vậy, chúng ta nỡ bỏ mặc họ sao, chúng ta sẵn sàng giúp đỡ họ. Như vậy có thọ Bồ Tát giới đâu mà chúng ta vẫn làm. Nhiều khi chúng ta nói chúng ta không thọ Bồ Tát giới, chúng ta không làm, thì như vậy là trái đạo đó con. Mình trái đạo, không đúng đạo giải thoát, giải thoát là phải thương người.
Cho nên nói có tâm từ, bi, hỷ, xả, nhờ từ bi mới hỷ xả được những nỗi khổ đau trong lòng của mình. Cho nên bốn từ này ghép lại thành một bài pháp Từ, Bi, Hỷ, Xả. Các con nhớ bốn chữ này ghép lại thành một bài pháp rất tuyệt vời. Do lòng thương yêu mà chúng ta được hỷ xả, do lòng thương yêu mà chúng ta được giải thoát mấy con, nhớ kỹ điều này. Chúng ta thiếu lòng thương yêu cho nên chúng ta mới đau khổ đó.
Câu hỏi kế nữa con.
(31:12) Tu sinh Minh Châu: Dạ, bạch Thầy chúng con mong muốn Thầy mở các lớp học cho các Phật tử ngoài Bắc.
Trưởng Lão: Thật sự ra Thầy cũng ước mong điều đó, nhưng duyên nó chưa đủ. Nếu đủ, Thầy có làm một bức thư, Thầy có gửi Bộ giáo dục những cái giáo trình mà Thầy dạy cho lớp Chánh kiến. Tức là đạo Phật có tám lớp Bát Chánh Đạo, mà cái lớp Chánh kiến là cái lớp rất là quan trọng đó con. Nhìn, mình thấy cái đó, mà chúng ta xác định được cái đó là chánh kiến, cái đó là tà kiến, thì chúng ta giải thoát ngay liền. Cho nên cái lớp học rất cần thiết, nhưng làm sao mấy con?
Khi người ta chưa chấp nhận cho thì mình đâu có làm sao được, mình có quyền gì. Mình mở ra thì người ta kiếm chuyện này, chuyện kia, khó lắm mấy con, đâu phải dễ.
(32:10) Đó cho nên cái duyên chúng sanh chưa đủ. Chứ sự thật ra khi đọc cái giáo trình của Thầy người ta thấy Thầy dạy đạo đức không. Đạo đức không làm khổ mình, khổ người, nói một lời nói mà nặng lời, nói không nhẹ nhàng là người đó thiếu đạo đức mấy con.
Thầy dạy đến như vậy, đi mà chúng ta bực tức trong mình, nện cái gót nghe ịch ịch, như vậy chúng ta cũng là người thiếu đạo đức mấy con. Dạy người ta đạo đức bằng hành động, bằng sự sống, bằng sự suy nghĩ, đạo đức sẽ nằm ngay tại đó chứ không phải tại danh từ đạo đức suông, các con hiểu điều đó. Cho nên vì vậy muốn mở cái lớp học ở miền Bắc, cũng như cả miền Nam, điều đó phải cần đủ duyên, đủ duyên.
Thí dụ như bây giờ Thầy đứng ra Thầy dạy cái lớp Chánh Kiến. Sau cái lớp Chánh Kiến rồi, thì Thầy chọn cái người ở trong cái lớp học đó, họ sẽ thay Thầy dạy cái lớp Chánh Kiến. Thì Thầy dạy cái lớp Chánh Tư Duy mấy con. Các con thấy không, nó sẽ có từng giáo viên, từng người thay, đứng dạy trong các lớp đó. Từ cái lớp Chánh Kiến nó chỉ có một mình Thầy, nhưng mà sau cái lớp Chánh Kiến đó thì có nhiều người dạy lớp Chánh Kiến, và Thầy ra dạy cái lớp Chánh Tư Duy. Sau này Thầy bước lên lớp khác, thì lớp Chánh Tư Duy lại có nhiều người nữa. Cho nên đào tạo người dạy đâu phải khó mấy con, nhưng khó là phải được sự chấp nhận của mọi người, mọi chính quyền, chứ không phải dễ đâu.
Muốn dạy mấy con tập trung như thế này, không phải đâu mấy con. Đây là buổi thuyết pháp để nghe tóm lược, chứ còn dạy Thầy chọn một trình độ hiểu biết như nhau, rồi cho vào một cái phòng học, một cái lớp học. Ở đó cái người đó, người ta đứng lớp người ta dạy cái lớp đó. Cho nên nói lớp học là, thí dụ như bây giờ Bát Chánh Đạo, thì nó phải có 8 cái phòng học của người ta chứ đâu phải có một phòng học đâu. Mà 8 cái phòng học mấy con học ra, 8 cái phòng học mà ra rồi thì mấy con là người giải thoát. Ngay từ trong cái lớp Chánh Định, các con ngồi thiền nhập định người ta đã theo dõi mấy con từng chút. Cách thức ngồi như thế nào, tay để làm sao, hơi thở ra vào như thế nào, người ta sẽ theo dõi từng chút, người ta hướng dẫn.
(34:49) Còn mình giờ có lớp đó đâu, nói là nói chung chung vậy, mấy con về tu tập có khi trúng, có khi trật mấy con cũng đâu có biết được, các con hiểu điều đó. Nhưng Thầy hôm nay chỉ có gợi ý để chúng ta biết Chánh pháp của Phật nó lợi ích như vậy, nhưng vì cái duyên chưa đủ cho nên chúng ta chưa mở mang những lớp, chứ Thầy ước ao có những cái lớp, có những cái lớp học như vậy. Tu tập như vậy nó mới xứng đáng là đạo Phật, chứ không phải là chúng ta nói suông như thế này đâu mấy con, không phải nói suông.
Tu sinh Minh Châu: Kính bạch Thầy, con xin Thầy chỉ cho con pháp tu để đuổi bệnh cho con con mới được tám tuổi. Cháu bị bệnh dị dạng mạch máu não bẩm sinh. Con xin đảnh lễ Thầy.
Trưởng Lão: Nói chung là lẽ ra khi thân bệnh đó là một nghiệp, một nghiệp chướng. Tu hành giải thoát mà mấy con đã bị nghiệp, mà nghiệp như vậy thì mấy con phải chịu nhiều hơn. Cho nên hằng ngày các con nhớ cái câu mà Thầy dạy mấy con tác ý chung chung đó, để cho tâm và ý chí mấy con vững mạnh, đừng sợ hãi trước cái chết, trước cái bệnh đau: "Tâm bất động, thanh thản an lạc, vô sự" mấy con.
(36:16) Cái câu đó là cái câu để cho mấy con tập luyện hằng ngày, để cho mấy con được giải thoát hoàn toàn trước thân bệnh của mấy con, trước những nghịch cảnh làm cho mấy con đau buồn, khổ sở. Cho nên các con lấy câu đó mà tu tập, lấy câu đó mà thực hiện cuộc đời mình.
Khi đau ốm mặc nó, các con hiện bây giờ thí dụ như mấy con bệnh, một bệnh nan y, bác sĩ không trị được nữa rồi, chỉ còn chờ chết mà thôi. Các con đừng sợ, Phật pháp sẽ cứu mấy con đó, mấy con sẽ ôm cái câu: "Tâm bất động, thanh thản an lạc, vô sự. Hôm qua bệnh, bữa nay không bệnh, hôm qua không bệnh, bữa nay bệnh, đó là sự vô thường, có gì phải sợ nó đâu".
Con nói vậy, rèn luyện ý chí mình bằng câu tác ý như vậy, thì ý chí của mình nó dũng mãnh vô cùng, cho nên nó không còn sợ hãi nữa. Vì vậy mà các con nhờ câu đó mà các con vượt qua được nghiệp của mình một cách dễ dàng, một cách giải thoát mấy con. Nhớ kỹ những lời mà Thầy dạy, nó là cô đọng một cái chân lý của đạo Phật.
Chẳng may, Thầy nói chẳng may trên sự ôm cái pháp, câu tác ý như vậy mà nó bỏ cái thân này, nó chết đi, thì mấy con cũng vào Niết Bàn. Có gì đâu, "tâm bất động, thanh thản an lạc, vô sự", đó là trạng thái Niết Bàn của chư Phật mà, chứ đâu phải của riêng một người nào.
Cho nên người nào cũng có nhưng có một chút rồi mấy con lại nghĩ chuyện này, chuyện kia, chuyện nọ cho nên nó mất đi. Chứ còn người ta có thì nó hiện tiền, lúc nào nó cũng ở bên mình, nó không nghĩ chuyện khác mà nó ở bên mình, chỉ có một ý nghĩ của câu nói đó mà thôi. Cho nên mấy con thấy nó đơn giản, rất đơn giản.
(38:12) Đạo Phật nó đâu có phải là khó quá đâu, cho nên đức Phật mới nói: "Pháp ta không có thời gian, đến để mà thấy". Như vậy là chúng ta không tu thì thôi, tu là thấy giải thoát, như vậy đâu phải là khó đâu mấy con. Tại mấy con nghĩ cao siêu quá, mấy con nghĩ theo các thiền ngoại đạo, các giáo pháp của ngoại đạo cho nên thấy nó khó. Chứ còn đối với đạo Phật quá dễ, tri kiến của chúng ta chứ có gì đâu.
Tâm Bất Động, đó là tri kiến của chúng ta khởi niệm mà, thanh thản, an lạc, vô sự mà. Đó là tri kiến cho chúng ta mà, chứ đâu phải mình ức chế cái tri kiến của chúng ta không cho nó khởi niệm sao.
Cái việc làm của mấy con, của ngoại đạo nó khó, nó làm ức chế cái ý thức của nó, nó không cho khởi niệm, nó khó.
Chứ còn chúng ta khởi niệm như một người bình thường như vậy có sao, nhưng niệm chúng ta là niệm giải thoát mấy con.
Còn niệm của mấy con hiện giờ là niệm không giải thoát, nó cứ quấn quýt một bên cái tình cảm của nó, gia đình, con cái, hoặc chuyện làm ăn, tiền bạc, của cải, nhà cửa. Là do đó mấy con thấy mấy con khổ là do cái niệm, cái niệm không giải thoát chứ có cái gì đâu.
Còn cái niệm giải thoát thì mấy con ngay liền, đó thì mấy con giải thoát được liền mấy con thấy chưa.
(39:39) Tu sinh Minh Châu: Con kính xin Thầy bố thí khai thị cho chúng con về quan điểm nguyên thủy của đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật về nhân quả và luân hồi, cùng kiến thức về Mười cõi pháp giới. Con xin cung kính tri ân đức Trưởng Lão.
Trưởng lão: Các con lắng nghe cho kỹ chỗ nhân với quả. Có nhân thì phải có quả à, các con đi mà cẩn thận, đây là Thầy nói cái chuyện mà mình hằng ngày mình sử dụng nè. Mình đi mà mình nhìn dưới bàn chân đi một cách rất cẩn thận, thì chắc chắn không lẽ mình đạp kiến, trùng đâu mấy con. Bởi vì mình đi vội vàng, mình không cần chú ý dưới bàn chân của mình, mình đạp chết loài chúng sanh mấy con.
Cho nên do đó các con thấy rằng, mình tu tập theo đạo Phật thì Nguyên thủy thì nó tập nó tĩnh giác từng phút, từng giây mấy con. Tĩnh giác từng phút, từng giây, đi mà nó còn như vậy, tay nó cầm, nó nắm cái ly, cái tách, hoặc cái dĩa, hoặc cái bình bông, hoặc cái micro nó đều cẩn thận, cho nên nó không phải là vội vàng như người bình thường của chúng ta.
Người bình thường chúng ta, tay nắm chưa tới mà giật nó đi thì như vậy nó sẽ đổ vỡ. Cái giật nó làm cho bể hư hao mấy con, tại mình quá vội vàng, đời có gì phải vội vàng mấy con.
Cho nên trên cái sự tu tập của đạo Phật là tu tập tỉnh thức, là tu tập cẩn thận, là tu tập làm cho mình được giải thoát mà người khác được giải thoát. Làm cho tất cả những vật xung quanh của mình tạo ra bằng mồ hôi, nước mắt không hao tốn đâu mấy con. Còn mấy con lụp chụp thì mấy con sẽ tự làm hư hại, là làm cho hao tốn mồ hôi, nước mắt của mình, có lợi ích gì. Người tu theo đạo Phật là người càng ngày càng tỉnh táo thêm ra, càng tốt lên nhiều mấy con.
Con hỏi thêm đi
4- THƯA HỎI KỸ TRƯỚC KHI TU TẬP
(42:11) Tu sinh Minh Châu: Con xin thưa hỏi, chúng con Thọ Bát Quan Trai một tháng hai kỳ, còn ngày tại gia nên tu tập pháp nào là tốt. Không tu được đúng khoá theo thời quy định, xin Trưởng Lão cho con một người khuyên.
Trưởng Lão: Thọ Bát Quan Trai là nghĩa là mấy con mới tập mà thôi. Dùng cái chữ thọ Bát Quan Trai có nghĩa là Phật giáo cụ thể, cho nó gợi được cái ý của mình đã theo tu Phật giáo. Chứ sự thật ra hai ngày trong một tuần lễ mà thọ Bát Quan Trai không có đủ đâu mấy con. Mấy con phải sống suốt giới luật như vậy đó, ngày một bữa như vậy đó, phải sống như vậy, phải tỉnh táo như vậy, phải nằm ngủ giường chõng như vậy đó, đó mới gọi là đạo Phật mấy con.
Tu sinh Minh Châu: Con kính thưa đức Trưởng lão từ bi hoan hỷ cho con. Chúng con hằng ngày thọ thực từ 10 đến 12 giờ có được không ạ.
Trưởng lão: Được mấy con, bởi vì một ngày mấy con thọ thực một bữa, thì suốt trong cái thời gian không phải chờ tới mười hai giờ đâu mấy con, giờ nào cũng được hết, nhưng mấy con ăn có một bữa à. Chứ mấy con nói sáng nay bảy giờ con ăn, rồi tới mười một giờ mấy con ăn nữa thì không được rồi, một ngày hai bữa rồi. Rồi chiều mới năm giờ mấy con ăn nữa là ba bữa rồi, không được, như vậy là sai.
Bây giờ đó mình ăn ngày một bữa, buổi sáng bảy giờ con ăn một bữa, thì suốt cái thời gian còn lại đó cho đến bảy giờ ngày hôm sau con mới ăn lại thì con cũng vẫn ăn ngọ đó mấy con, chứ không phải ăn ngọ đợi tới mười hai giờ đâu mấy con.
Đó cho nên vì vậy mà người tu phải hiểu được cái sự tu tập, mục đích của chúng ta là ăn ngày một bữa như Phật. Cho nên vì ăn ngày một bữa chưa được cho nên chúng ta mới thọ Bát Quan Trai, để chúng ta tập ăn ngày một bữa cho nó kêu, những cái danh từ của Phật giáo vậy thôi. Chứ sự thật ra chúng ta muốn tu theo đạo Phật thì chúng ta phải ăn ngày một bữa rồi mấy con, chứ đừng có nói gì hết à.
(44:25) Nghĩa là mấy con có tập đi nữa mà nói: "Suốt cuộc đời tôi thọ Bát Quan Trai, một tuần lễ như vậy tôi hai ngày thọ Bát Quan Trai tôi ăn một bữa". Mấy con tu như vậy đó biết đời nào mấy con sẽ được hoàn toàn giải thoát. Bởi vì cái tâm dục mấy con còn nhiều hơn là cái tâm giải thoát của đời mình. Mà nội cái ăn không, mấy con chưa làm chủ thì mấy con làm chủ cái gì ở đây?
Do mấy con còn bị cái ăn nó lôi mấy con ngày hai, ba bữa. Mấy con chỉ lấy cái cớ tu tập, tập một bữa để mà mấy con nói thấy được giải thoát, nhưng sự thật ra đâu có giải thoát gì đâu.
Phật Tử 1: Con xin thưa hỏi. Bạch Thầy, con chưa ly dục, ly ác pháp, con đã tập pháp môn Thân Hành Niệm, kết quả là con bị ngủ không được, thở như đứt hơi. Đến nay đã hơn hai năm con vẫn bị khó ngủ và hụt hơi và choáng váng. Kính mong Thầy chỉ dạy
Trưởng lão: Con nên bỏ những cái pháp tu của con hết. Bởi vì mình khi mình tu là giải thoát, mà mình tu bây giờ nó lại thêm bệnh, nào là choáng váng, nào là nó làm cho mình khó chịu trong người của mình, bỏ hết, dẹp hết những cái pháp sai đó đi, con tu sai rồi đó.
Con phải hỏi kỹ lại cái pháp, để rồi người ta hướng dẫn cho con đúng pháp con tu. Con tu tới đâu, con tu trong cái giờ nào, phút nào con cũng được giải thoát, con cũng được thấy nó hoàn toàn nó thanh thản, nó an lạc, nó quá tốt.
Còn nó làm cho con khó chịu trên thân con bằng cách này, bằng cách khác thì đó là cái sai pháp rồi, hãy dẹp hết đi mấy con.
(46:04) Phật Tử 1: Con xin thưa hỏi tiếp. Tại sao Tiền Ngũ Thức lại không có căn bản trí.
Trưởng Lão: Bởi vì hiện bây giờ các con ngồi trước mặt của Thầy, các con sống bằng thức mấy con, chứ mấy con chưa có sống bằng trí đâu mấy con. Mấy con tưởng cái trí cũng là cái hiểu biết, mà cái thức cũng là một cái hiểu biết. Nhưng cái trí mà nó hiểu biết đó, nó nhằm nó giúp cho các con thoát ra khổ, mọi thứ khổ, cho nên nó là trí. Còn cái thức nó nhằm nó đưa mấy con đi vào trong cái khổ, cho nên nó gọi là thức.
Thức cũng là biết, mà trí cũng là biết, có gì đâu, chỉ là những danh từ để phân biệt cái chỗ của đạo Phật và cái chỗ giải thoát của đạo Phật và cái chỗ hiểu biết của thế gian mà thôi, chứ không có gì cả mấy con.
Phật Tử 1: Muốn tu tập tỉnh thức thì phải bắt đầu phải tu tập pháp môn nào?
Trưởng Lão: Bây giờ đó con muốn tu tập tỉnh thức thì nó có nhiều pháp môn, chứ không phải một pháp môn. Đầu tiền con phải tu về hơi thở, bởi vì cái sức tỉnh của con nó chưa đủ, cái sức gom tâm của con nó chưa có đủ, con phải dùng hơi thở: "Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra", rồi con hít vô, thở ra con biết hít vô, thở ra. Trong năm hơi thở con đều biết y như nhau. Rồi con tác ý một lần nữa: "Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra", rồi con hít vô, thở ra năm hơi thở như vậy nữa.
Nhưng về hơi thở nó rất chướng ngại, nếu cái sức của con tu chừng mười hơi thở mà con lên hai mươi hơi thở, hay mười lăm hơi thở thì coi chừng bị rối loạn hơi thở. Mà rối loạn hơi thở thì nó tức ngực, nó mệt, mấy con không chú ý hơi thở thôi mà chú ý hơi thở thì nó lại sanh ra cái pháp chướng ngại ở thân tâm con.
(48:01) Cho nên muốn tu tập hơi thở, thì chỉ có một vị thầy kinh nghiệm về hơi thở người ta dạy cho con một cái giai đoạn đầu. Khi mà con nhiếp tâm được rồi thì người ta dạy kế tiếp đó cái tâm con nó tập trung được. Người ta dạy cho cái tâm của con nó tập trung, để các con xả từng tâm niệm, chứ không phải cứ nhiếp hơi thở đâu. Nhiếp hơi thở không thì cũng không ích lợi gì hết mấy con.
Phật Tử 1: Con xin hỏi tiếp.
Phật Tử chúng con sau khi nghiên cứu kinh sách và được sự chỉ dạy của Thầy, nắm bắt được sự tu tập những điều căn bản rồi tự tìm một nơi vừa ý, yên tĩnh để tập trung tu tập, được không ạ? Và sau đó trong quá trình tu tập chỉ cần thưa hỏi với những điều tu tập từ xa với Thầy được không? Kính mong Thầy chỉ dạy.
Trưởng Lão: Tu tập từ xa với Thầy vẫn được, vẫn tốt như thường, nhưng con cần phải có sự liên hệ bằng thơ, con viết thơ đến hỏi. Con là người bắt đầu hay hoặc là con là người đã tu tới đâu, con nhiếp hơi thở được gì, hoặc là con ngồi với cái tâm niệm của con như thế nào, con trình bày. Mà Thầy kế tiếp trên cái sự mà kết quả của con tu tập đó thì Thầy dạy tiến tới.
Còn Thầy thấy kết quả tu tập của con nó đi lạc đường, Thầy sẽ bỏ ngỏ đó không để cho con tu nữa. Để phải tu cái pháp khác, hay hoặc là tu đúng pháp, cái hướng khác để cho con được giải thoát, đó là cách thức phải nhớ cho kỹ.
(49:40) Phật Tử 1: Con xin thưa hỏi tiếp.
Hiện nay con có một khu đất được nhân dân cho con. Con muốn dùng mọi phương tiện tham gia vào các tổ chức quần chúng để tạo cái duyên về sau, để hợp pháp hoá công việc xây dựng khu tu học đạo đức có được không? Chúng con là Phật tử Thanh Hóa, kính mong Thầy chỉ dạy cho chúng con.
Trưởng Lão: Nếu mà được cái khu đất để mà tạo một cái duyên tu tập cho chính bản thân con và mọi người. Đó là con cũng phải còn tùy duyên, cái phước của tất cả những người ở xung quanh đó người ta có ham tu hay không.
Nếu phải chăng người ta thích tu, người ta ham tu để được giải thoát, người ta thấy đời khổ, thì đó là cái duyên con có thể làm đó. Còn người ta không thích, thôi con đừng làm gì hết, mà con làm chuyện khác để hữu ích cho xã hội thì tốt nhất.
Trước khi mà dứt lời Thầy xin khuyên các Phật tử một câu, nhớ câu này để nó cứu giúp quý vị đó. Khi hữu sự, khi có sự đau khổ một điều gì thì quý vị nhớ: "Đây là nhân quả, tâm bất động thanh thản, an lạc, vô sự". Chỉ bấy nhiêu đó thôi mấy con, nó sẽ giúp cho mấy con thoát khổ đó. Nhớ câu đó thì đời mấy con sẽ bớt khổ nhiều lắm đó. “Tâm bất động thanh thản, an lạc, vô sự, đây là nhân quả”.
5- TỨ CHÁNH CẦN LÀ PHÁP TU ĐẦU TIÊN
(51:07) Thầy Thanh Quang: Kính bạch Thầy, Thầy dạy chúng con tu thì chủ yếu ngồi để giữ "Tâm bất động, thanh thản, an lạc và vô sự". Con nghĩ là đối với những Phật tử đã tu Tứ Chánh Cần và đã ly dục, ly ác pháp đã muội lược đi. Và do giữ giới luật nên tâm nó đã dần dần từng bước thanh tịnh nên mới ngồi giữ được tâm thanh thản, an lạc, vô sự.
Còn những người bây giờ mới được gặp Chánh pháp, bây giờ mới bắt đầu đi tu, thì không thể ngồi để giữ tâm thanh thản, an lạc, vô sự được, vì họ chưa biết những khái niệm cơ bản ấy như thế nào.
Kính bạch Thầy về giáo trình, giáo án sự tu tập từ nay trở đi so với trước có điểm gì khác?
Bạch Thầy người mới tu bây giờ bắt đầu tu kiểu gì, từ Tứ Chánh Cần đến Thân Hành Niệm. À từ Định Niệm Hơi Thở và Thân Hành Niệm hay sao? Xin Thầy chỉ dạy cho chúng con thêm điều này.
(52:00) Trưởng Lão: Cái người mới tu đó mấy con, các con sẽ tu pháp Tứ Chánh Cần, ngăn ác, diệt ác, sinh thiện, tăng trưởng thiện. Có điều gì mà làm khổ cho mấy con, làm khổ cho người khác thì mấy con ngăn và diệt, đó là pháp ác. Cho nên Tứ Chánh Cần là bốn cái pháp siêng năng, cần mẫn tu tập hằng ngày cho người mới tu.
Còn Tứ Niệm Xứ là cái người đã tu lâu rồi, đã cao rồi, người ta mới dạy tu Tứ Niệm Xứ. Nó có phương pháp, tất cả, nó có căn cơ cho từng lớp Phật tử thấp, cao tu tập theo đúng pháp của Phật, chứ không phải là muốn tu là tu.
Bây giờ mấy con quyết tâm tu, thì mấy con quyết tâm, trong cái nhóm của mấy con có 5 người, 10 người, mấy con thành lập một cái nhóm. Rồi có dịp mấy con gặp Thầy, mấy con xin gặp Thầy, Thầy sẽ hướng dẫn cách tu như thế nào trong cái nhóm, thì Thầy sẽ trắc nghiệm lại coi cái nhóm tu của mấy con tu tới đâu, tu cái gì, tu đúng hay là tu sai. Rồi chừng đó Thầy mới hướng dẫn tới, chứ còn khi không như thế này, Thầy cũng chưa dám hướng dẫn ai hết đâu. Sợ cái người thấp thì mất thì giờ, mà người cao tu không tới thì nó lại thành ra điên khùng mất đi. Cho nên vì vậy phải có cái sự trắc nghiệm, có cái sự thử thách để biết.
Chẳng hạn là nhiều người nói câu nói: "Con tu rất tốt". Thầy nói: "Tốt thôi được rồi Thầy sẽ cho ở trong thất 7 ngày đêm độc cư không được nói chuyện với ai hết". Tu tốt gì mà mới có 3 bữa mà đi nói chuyện với người khác rồi thì chắc là không tốt đâu mấy con.
Người mà tu tốt thì người ta bỏ một tháng, hai tháng ở trong thất, người ta vẫn thấy niềm vui ở trong đó thì đó là nói tốt, các con hiểu không. Nó có phương pháp trắc nghiệm, trắc nghiệm cách thức tu của mấy con đó chứ không phải là không có. Nhưng mà mấy con quyết tu thì Thầy phải trắc nghiệm.
Còn tu chơi thì thôi, tu cho biết đó thì người ta không trắc nghiệm mất thì giờ vô ích.
6- DỊCH KINH SÁCH
(54:34) Phật tử Pháp Châu: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Nam Mô Trưởng lão Thích Thông Lạc.
Con xin đảnh lễ Thầy, con là Thích Pháp Châu tổ Nguyên thủy Hải Phòng.
Hôm nay là một cái đại duyên đối với con, vì đã bao lâu nay con rất mong được gặp Thầy từ lúc con gặp được Chánh pháp của Thầy.
Trước hết con xin đảnh lễ Thầy, con xin đảnh lễ thầy Thanh Quang, con xin đảnh lễ các chư Tăng, Ni, con xin đảnh lễ các vị thị giả xung quanh Thầy, con xin đảnh lễ toàn thể đạo tràng.
Cách đây 4 năm con đã đến với Thầy, con đã đến qua các tác phẩm của Thầy, qua các kinh sách của Thầy. Trong những lúc con ở Trung Tâm An Dưỡng Từ Thiện Chơn Lạc Ninh Bình, được nghe thầy Quang thông báo con rất hy vọng được gặp Thầy nhưng rất tiếc rằng lúc đó duyên chưa đến, con chưa được gặp.
Hôm nay ngày 22/11/2011 duyên phận đã đến con được gặp Thầy, con xúc động và con nghĩ rằng con cũng muốn phát biểu một số ý kiến, không biết Trưởng Lão có cho con được nói không?
Trưởng Lão: Có, con cứ nói đi.
Phật tử Pháp Châu: Kính thưa Trưởng lão, đây là một sự kiện trọng đại trong đời của con. Cái sự kiện thứ nhất đó là con được đọc các kinh sách của Trưởng Lão. Cách đây bốn năm, năm 2008, lần đầu tiên khi con được cô Kiết và cô Nga chuyển cho con cuốn Đường Về Xứ Phật tập II, con cảm thấy cuộc đời của con hoàn toàn thay đổi về việc nhìn nhận đối với Phật pháp.
Từ trước đến nay con đều đọc kinh của Đại thừa, đọc các sách của Đại thừa. Đến bây giờ khi đọc sách của Trưởng lão con cảm thấy cuộc đời con đã sang một trang khác, con đã nhìn nhận vấn đề dưới một góc độ hoàn toàn mới. Từ đấy trở đi lòng con đầy ắp những xúc động và kính trọng đối với Trưởng lão. Vì Trưởng lão đã giúp cho con nhìn ra một thế giới quan theo một quan điểm mới.
(56:54) Từ trước ở các trường Đại học cũng dạy con, nhưng đến bây giờ con hiểu rằng cái thế giới quan của Đức Phật mới là thế giới quan chân chính và khoa học nhất. Người đã giúp con hiểu rằng là thế giới này là thế giới duyên hợp, nó duyên hợp và nó vô thường, nó vô ngã, chẳng có cái gì là thật cả, chẳng có cái gì là ta cả. Từ đấy trở đi tự nhiên lòng con thấy thanh thản và con nhìn sự vật ung dung. Và chính nhờ giác ngộ được về một thế giới như vậy và cái việc tu hành của con thấy nó quá nhiều thuận lợi và may mắn.
Nếu như Thầy không nói, "Thế giới này không có thật", lúc đầu con đọc ở trong đó hằng năm trời con không vỡ được ra. Rõ ràng cái bàn này có thật, cái ghế này có thật, ngôi chùa này có thật mà lại bảo không có thật, nhưng bây giờ thì con đã ngộ ra rồi, quả là thế giới này không có thật.
Vâng thế thì, bây giờ con vì thời gian không có dài, con chỉ xin nói một điều chính. Thưa Thầy, Thầy đã trang bị cho con cái thế giới quan đó là cái lý duyên hợp và cái duyên nhân quả. Nhờ hiểu biết sâu về nhân quả như Thầy dạy, mà cái cuộc đời con từ đó trở đi là cứ duyên hợp và nhân quả, nó điều khiển con và giúp cho con nhìn nhận và giải quyết mọi vấn đề. Con thấy hoàn toàn là thanh thản và mọi điều hoàn toàn là chính xác.
(58:20) Thứ hai Thầy cũng đã dạy cho con về Nhân Sinh Quan, đó là dạy chúng con Đạo Đức Nhân Bản, Nhân Quả - không làm khổ mình, không làm khổ người. Cái đạo đức đó nó đã giúp cho tâm hồn chúng con trở nên trong sáng và nó thanh thản.
Thứ ba, Thầy cũng đã dạy chúng con về phương pháp tu hành. Như là Muốn Chứng Đạo Phải Tu Pháp Môn Nào, như là Mười Hai Cửa Vào Đạo, như là Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo, như là Bốn Mươi Hai Bước Tu Tập… Khi đọc con đã thấy rằng càng ngày con càng hiểu ra về con đường tu hành và cái đó nó cũng đã giúp cho con sau này, con chọn cho mình một cái hướng đi.
Kính thưa Thầy, cái sự trọng đại thứ nhất mà con nhận được đó là con đọc kinh sách của Thầy. Và cái sự trọng đại thứ hai là hôm nay con được chiêm ngưỡng dung nhan của Thầy, điều mà bao nhiêu lâu nay con khao khát và Phật tử Hải Phòng rất khao khát.
Hôm nay rất nhiều người lần đầu tiên được chiêm ngưỡng Thầy. Con nhìn Thầy mà con lại nhớ tới ông Xá Lợi Phất, người thông minh nhất. Ông Xá Lợi Phất người thông minh đệ nhất, ông Mục Kiền Liên là người thần thông đệ nhất, ông Ca Diếp là người hạnh đầu đà đệ nhất. Nhưng mà đến Thầy thì con nghĩ rằng là, có lẽ vì tư liệu của các ngài không còn lại bao nhiêu, con không hiểu được, nhưng Thầy thì con lại hiểu, vì Thầy đã để lại một cái bộ kinh sách đồ sộ.
(01:00:00) Ba mươi ba tác phẩm, ít nhất là ba mươi ba tác phẩm đã được Nhà xuất bản Tôn Giáo in. Mỗi một tác phẩm thì có khi lại có tới mười, bảy, năm hoặc hai chục. Lại có những cuốn chưa in như là Tham Vấn Đường Lối Tu Tập Của Đạo Phật, hay là Bậc Tam Minh Dạy Rèn Luyện Tĩnh Giác, hay là còn nhiều tác phẩm nữa con không biết. Thế nhưng mà cộng lại gần một trăm tác phẩm nếu chồng lên nhau thì cao gần tới đầu người. Đó là điều chúng con vô cùng kinh ngạc, làm sao sức viết của Thầy có thể có một sức như vậy. Nhưng cái đó cũng chưa bằng nội dung và những tác phẩm con đã đọc.
Con đọc tác phẩm của Thầy con cảm thấy như mình con đứng trước một cái núi, bởi vì nó cao vời vợi và nó sâu như biển. Con đã giác ngộ không biết bao nhiêu điều ở trong đó. Và con thấy rằng hoá ra mấy cái điều ở trong Nikaya và Trường A Hàm, nhiều chỗ con đọc mà con không hiểu. Nhưng đến đọc Những Lời Gốc Phật Dạy thì Thầy đã giảng lại thật là rõ ràng, đọc đến đâu con rõ đến đấy và con vô cùng sung sướng.
Chứ còn nếu mà đọc kinh Nikaya thì không thể hiểu nổi. Như vậy là từ kinh Phật đến chỗ này con nghĩ rằng là nó đã là kinh Phật (…) chứ không còn là lời Phật nữa.
Thứ hai nữa giới luật ngày xưa con thấy cũng rất ngắn gọn, nhưng đến bây giờ, Giới Đức Làm Người, Mười Giới Đức Thánh Sa Di, Giới Đức Thánh Tăng Ni, tất cả cái đó Thầy viết đều rất cụ thể. Như vậy là đến bây giờ con thấy rằng là giới luật, Thầy cũng đã viết lại, mà viết một cách rất cụ thể, ai đọc cũng hiểu và có thể theo được. Thế còn về ‘Luận’ thì người cũng cho thấy là vô cùng mênh mông, như Đường Về Xứ Phật, Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống và đặc biệt là cái phần vấn đạo.
Với hệ thống Kinh, Luật, Luận, thì con thấy rằng là ngay cả những người như Xá Lợi Phất, như Mục Kiền Liên đều chưa thể làm được. Cho nên con trộm nghĩ rằng là, có lẽ cái giáo chủ đời thứ nhất của đạo Phật là Đức Thích Ca Mâu Ni, thì sau 2500 năm giáo chủ đời thứ hai con nghĩ là Trưởng lão Thích Thông Lạc.
(01:02:19) Không biết con nói này có phạm không, nhưng càng đọc thì con càng nghĩ như vậy. Bởi vì giáo lý Phật pháp ngày nay đã bị lớp sương mù nó che kín tất cả đi rồi. Nhưng mà giáo lý của Thầy đã giúp chúng con nhìn nhận ra được sự thật, tất cả chúng con vô cùng mang ơn người.
Con nói cái điều này để con muốn nói rằng là thế này, con biết rằng là đối với Thầy, tất cả công danh, địa vị, những lời khen chê đều không có một nghĩa lý gì, nhưng mà sự thật vẫn là sự thật. Vì những tác phẩm của Ngài quá quan trọng. Chúng con là người Việt Nam, chúng con đã được tiếp xúc, nhưng hiện nay còn hàng chục triệu, hàng trăm triệu cư sĩ và tu sĩ trên thế giới chưa hề biết đến những tác phẩm này.
Con dịch ra thì cũng mới chỉ là tiếng Anh đưa lên trên mạng. Con nhớ rằng cũng như chính như Trưởng lão đã nói: "Sau chín, mười năm tu tập thiền Vô Sắc, Người đã tu tới Không Vô Biên Xứ, Phi Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ. Đến lúc xả thiền ra, Người vẫn thấy tham, sân, si đầy đủ. Tuyệt vọng và tưởng như đã tìm tới cái chết. Nhưng rồi chính Người đã đưa tay lên trán và tìm thấy một cái quyển Nikaya do Hòa thượng Thích Minh Châu dịch, nhờ đó mà Người đã tu tập được”.
Chính từ cái hình ảnh mà Trưởng lão như vậy và con cũng nghĩ rằng hiện nay còn biết bao nhiêu người trên thế giới, cư sĩ trên thế giới, tu sĩ trên thế giới đang chìm ngập trong một cái ảo tưởng, trong một cái rừng kinh sách hiện tại chả ra cái gì cả, không biết đường lối để tu tập. Vì thế hôm nay con xin Trưởng lão cho phép để dịch kinh của Trưởng lão ra tiếng Anh, rồi lần lượt ra tiếng Trung, tiếng Nhật và các thứ tiếng khác. Để làm gì? Để nguồn tri kiến giải thoát này đến được với mọi người trên thế giới.
(01:04:12) Con cũng biết rằng, dịch kinh chưa chắc đã làm thoát ý, thế nhưng mà có điều rằng vì sự cần thiết của nhân loại, con thấy điều này cần thiết. Từ cái lúc kết tập kinh lần thứ nhất ở Kỳ Xà Quật, cho tới lần thứ tư rồi mới có Nikaya ra đời mà đã bốn trăm năm. Rồi đến lúc dịch từ Nikaya ra tiếng Việt thì con nghĩ là năm lần, nếu mà nói như thế thì không phải là tam sao nữa mà năm lần tất cả thì nó vất vả biết bao nhiêu, nhưng tinh thần của đạo Phật vẫn có đầy đủ hết.
Do đó mà con thấy rằng là việc dịch kinh của Thầy ra tiếng Anh là vô cùng cần thiết. Để cho Phật tử trên thế giới họ hiểu rằng có một cái nguồn ánh sáng chân chính như thế đấy và biết đâu rằng sẽ có một vị A La Hán ra đời. Con nghĩ rằng với hệ thống kinh sách của Người, với Giới, với Luật, với Luận, cộng thêm có những người tu chứng A La Hán, thì điều đó khẳng định rằng những điều mà Trưởng lão nói mở lớp Bát Chánh Đạo đào tạo ra các bậc A La Hán hoàn toàn có sức thuyết phục. Cho nên hôm nay con khẩn thiết, con cầu xin người, con Thích Pháp Châu cầu xin người, con xin dừng lời.
Trưởng Lão: Các con biết rằng Thầy cũng mong là những cái giáo pháp mà Thầy viết, nó không phải chỉ riêng cho dân tộc Việt Nam, mà cả thế giới. Mà cả thế giới thì cái nhiệm vụ mà dịch ra kinh sách tiếng của người nước ngoài, nó là một vấn đề rất quan trọng. Cho nên Thầy mong rằng mấy con cứ dịch được cái bộ nào mà Thầy viết đó, cứ đem về thỉnh Thầy, nhờ Thầy xem xét lại. Bởi vì Thầy xem xét bằng ký tự chứ không phải bằng mắt đâu.
(01:06:14) Thầy thấy cái nào đúng thì cho đúng, còn thấy cái nào sai con phải sửa lại cho đúng. Như vậy là mình phổ biến ra cho đúng chứ không sai mấy con, không đúng cái ý của nó. Cứ dịch bao nhiêu thì dịch, cứ mang về cho Thầy, rồi chừng đó Thầy trò mình sẽ ngồi lại, mình bàn bạc cái tác phẩm, bởi vì ngồi lại mình làm chuyện lợi ích cho mọi người mà. Rồi cái bàn bạc, rồi câu này được một nghĩa, rồi cái ý của người ta sẽ hiểu như vậy, như vậy nó lệch đi, chúng ta phải sửa thêm cái chữ gì, hoặc câu này sửa như thế nào Thầy góp ý cho mấy con có cái sự chơn… hơn. Về thành ngữ, về Trung Quốc, về tất cả những cái này Thầy sẽ góp ý với mấy con, Thầy chỉnh lại cái điều sai, cái điều đúng. Và khi gửi qua nước người ta, người ta đọc quá dễ dàng và nó thiết thực.
Cái yêu cầu của con, cái yêu cầu rất là đẹp đẽ, giúp cho mọi người đều hiểu biết Chánh pháp. Cái pháp của Phật theo Thầy biết, Đại thừa nó hiểu dục hết, nó làm lệch hết rồi, mà nếu mà không có Thầy nói thì chắc chắn là Phật pháp mất.
Mặc dù là kinh Nikaya của Hòa thượng Thích Minh Châu dịch ra tiếng Việt, Đại Tạng Kinh của Phật, Trường Bộ, Trung Bộ, kinh ai cũng có hết, nhưng ai hiểu nổi?
Chỉ có người tu chứng người ta mới hiểu đó mấy con. Chứ còn không khéo có câu đó, ai học gì thì học chứ hiểu nó không được, mà không tu chứng thì hiểu không được, hiểu không được. Cho nên cái người tu chứng mới hiểu kinh sách mới rõ, còn không chứng, tới cái chỗ đó thì mình hiểu theo cái chữ nghĩa mà thôi. Chữ nghĩa thì không thể có một cái số chữ nghĩa để xác định cho nó đúng được, cho nên buộc lòng chúng ta phải hiểu theo nó, mà hiểu theo nó thì sai.
(01:08:19) Thí dụ như Thầy nói như thế này để mấy con thấy nè, Thầy nói trạng thái Tứ thiền nó như vậy, bây giờ Thầy đọc tên chữ nghĩa thì mấy con hiểu như vậy nhưng nó không phải vậy. Thầy muốn nói cái ngôn từ để con nghĩ cho đúng thì mấy con đọc cái ngôn từ đó mấy con không hiểu, mấy con hiểu chưa?
Cho nên vì vậy đó mà khi nào mà mình dịch tiếp, thì mấy con cứ, Thầy trò đem đến bàn bạc nhau, lợi ích cho chúng sanh. Thầy thì tiếng Anh dở lắm, nhưng mà Thầy, Thầy nhìn ở trong cái tiêu chí giải thoát của mình, khi lướt qua một câu nào đó, câu này Thầy biết ở trong câu này sai cái đó. Bởi vì dùng tri kiến chứ không phải dùng chữ nghĩa nữa. Thầy góp ý cho cái người có chữ nghĩa sửa lại để cho người khác đọc chữ nghĩa mà hiểu cái nghĩa cho đúng, để mà tu tập cho đúng, không sai.
Như vậy con người nào mà có duyên các con cứ dịch, Thầy khuyến khích mấy con dịch. Dịch rồi, rồi mà khi nào mà về Chơn Như gặp Thầy, hoặc là có dịp mà Thầy đến thăm lại như vầy thì chúng ta sẽ bàn bạc vấn đề này. Thì chúng ta sẽ cho một cái thời gian, chọn lấy cái thời gian nào rồi chúng ta sẽ cùng nhau mà nghiên cứu lại cái tác phẩm, coi cái ngôn từ mới này nó như thế nào đúng, như thế nào sai.
Nó lợi ích mà, cho nên những cái ý kiến của con rất hay, nhưng mà mình phải tiếp tục trên con đường này nữa, chứ không phải hỏi đưa cái ý kiến suông đâu. Đâu có vài mấy lời mà lợi ích, lời nói bằng hành động thì lợi ích mới lớn.
7- CHƯỚNG NGẠI KHI TU TỨ NIỆM XỨ
(01:10:27) Sư Pháp Ngộ: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Nam Mô Đức Trưởng Lão Thích Thông Lạc.
Con là sư Pháp Ngộ, nhân duyên lành hôm nay con đi ra ngoài Hà Nội, có duyên con được gặp Trưởng lão tại nơi đây, trong chùa của thầy Thanh Quang, con đã được đón tiếp Trưởng lão.
Nhiều lần con cũng đến thăm Trưởng lão và cũng có mục đích là nghiên cứu và tu hành, quyết chí cũng là làm xong phận sự của mình. Nhưng mà con nhiều lần con tu tới Tứ Niệm Xứ- “quán thân trên thân” thì con lại bị gặp chướng ngại pháp. Khi quán thân trên thân để tâm xả đi ác pháp được Bất động tâm. Thì một vài lần, nhưng mà vài lần sau thì không còn bất động mà nó qua xúc tưởng. Con bị chướng ngại cái chỗ xúc tưởng rất là nhiều, mà xả thì không xong.
Hôm nay duyên lành con gặp Trưởng lão thì con đang vướng vào cái chỗ Tứ Niệm Xứ đó. Con mong rằng đức Trưởng lão chỉ dạy cho con để có duyên tốt lành thì con chuẩn bị cái hành trang con tiếp tục tu cho nó tiến bộ, để con vượt qua.
Trưởng Lão: Thầy sẽ chỉ cho, nó không khó đâu.
Bây giờ đầu tiên các con biết rằng đạo Phật dạy chúng ta Tứ Chánh Cần- "ngăn ác pháp, diệt ác". Mà qua Tứ Niệm Xứ mà thấy có chướng ngại là Tứ Chánh Cần chưa trọn vẹn, chưa xả hết ác pháp, cho nên nó mới có cái này chướng ngại.
Bởi vì nó là sự giải thoát rồi, mà Tứ Niệm Xứ đó là sự giải thoát, sự chứng đạo, người ta có Tam Minh từ những chỗ của Tứ Niệm Xứ. Mà nó chướng ngại như vậy làm sao nó có Tam Minh được, con hiểu không?
(01:12:34) Vậy thì quay lại cái bước căn bản để mình tu tập Tứ Chánh Cần là “ngăn ác, diệt ác” coi mình làm xong chưa? Còn có cái tâm niệm nào nghĩ đến cái điều này, thế kia? Đó thì mình lo mình trở về cái Tứ Chánh Cần mà ngăn, mà diệt. Còn khi mà ngăn, diệt để cái tâm không gò bó cái tâm bất động trong Tứ Niệm Xứ, mà chỉ ngăn và diệt các ác pháp mà thôi. Rồi tự nó thanh tịnh nó nằm trên Tứ Niệm Xứ, thì chúng ta vô Tứ Niệm Xứ không bị một chướng ngại nào khác. Nhớ kỹ điều này, tu nó mới không chướng ngại.
Bởi vì Tứ Niệm Xứ không phải là pháp tu, mà cách sống để thực hiện Tứ Như Ý Túc, cách sống. Cho nên Tứ Chánh Cần là ngăn ác, diệt ác. Mà ngăn ác, diệt ác hết rồi, ác pháp không còn nữa thì toàn thiện.
Mà toàn thiện thì phải ở Tứ Niệm Xứ chứ đâu có khác được.
Tại vì nó chưa toàn thiện thì tức là nó ở trong Tứ Niệm Xứ không được, nó gặp trạng thái này, trạng thái kia. Nó làm cho mình (…), tức là cái tưởng của nó, cái tưởng của chúng ta, tưởng uẩn mà, nó đâu có để cho chúng ta yên đâu. Mặc dù chúng ta tập, ở ngoài thấy nó yên đó, nhưng mà do cái tưởng làm chúng ta ngồi không yên. Cho nên chúng ta phải lo cái ý thức chúng ta có hoạt động được hay không, có sống được hay không.
Phải trở về Tứ Chánh Cần, bởi vì pháp nào phải ra pháp nấy. Cái pháp này tu xong rồi, lên pháp trên không bị chướng ngại nào hết, còn pháp này chưa xong thì vẫn bị.
(01:14:19) Cũng như bây giờ: "Tứ Chánh Cần là ngăn ác, diệt ác, mà tại sao tôi tu Tứ Chánh Cần hoài mà không có giải thoát?”, mình phải thử hỏi. Là tại vì tri kiến chúng ta chưa có thông nhân quả, mình chưa thông nhân quả chứ không phải là gì. Mà thông được cái lý nhân quả rồi, theo cái lý của nhân quả mà mình sống rất là giải thoát, chứ không khó đâu, có vậy thôi.
Còn bây giờ mình chưa được, mình chưa biết cái nào, có nhiều cái mình không biết chỗ sai của mình, cho nên mình không biết mình tu cái chỗ nào sai. Rồi mình cứ nghĩ đến phải tập trung tâm, đừng có khởi niệm, thì cái đó còn sai hơn nữa.
Đức Phật đã dạy: “Ý làm chủ, ý tạo tác, ý dẫn đầu các pháp”. Ý làm chủ, cái ý của chúng ta, chứ không phải dạy ngoài cái ý của chúng ta đâu. Nghe từng cái ý, nó không có niệm thì nó không niệm chứ không phải bắt nó không niệm, phải hiểu nó như vậy thì tu nó mới đúng. Đó thì mấy con nhớ là những lời đó là những lời Đức Phật dạy. Ý của chúng ta rất là tuyệt vời.
Một cái ý nghĩ không giải thoát với một cái ý nghĩ giải thoát. Thí dụ như người ta chửi mình mà mình nghĩ, mình tức giận cái người đó thì là ý nghĩ không giải thoát.
Mà mình nghĩ: "Đây là nhân quả, biết đâu kiếp trước mình chửi mắng người ta, kiếp này người ta chửi mắng, có gì đâu mình phải buồn", ngay đó là mình được giải thoát. Cho nên sự chân thực mấy con.
Nên nhớ là, cái gì mà không giải thoát tức là mấy con bị tu sai, cái gì đã bị những cái trạng thái tưởng mà xen vô là mấy con đã bị tu sai.
(01:16:24) Bởi vì ý thức không làm chủ, cho nên tưởng nó hiện ra để làm chủ, để dẫn dắt chúng ta đi trật đường theo cái tâm ham muốn. Thí dụ như con ham muốn có thần thông, có hào quang. Rồi một bữa đó con ngồi thiền con thấy sao cả cái nhà của mình sáng trưng như vậy, con tưởng đó là tu chứng. Không phải đâu, cái tưởng của con nó lưu xuất ra, nó làm cho tâm con sinh dục ham cái đó. Đạo Phật không ham cái nào hết. Cho nên tu đúng là giải thoát, mà tu sai là không giải thoát.
Cái sai thì mình xét lại từ cái Tứ Chánh Cần. Khi xét Tứ Chánh Cần: “Tôi thấy tôi cũng ham muốn giải thoát, mà sao nó hoài, nó không hết?”. Vậy mình đi ngay lại cái tri kiến nhân quả, thử coi mình hiểu cái tri kiến nhân quả như thế nào mà tại sao xả không được? Cho nên vì vậy đó từ cái chỗ có nhân thì phải có quả, mà cái nhân này thì cái quả này làm nó bất động không được.
Thì mình xét: “Đây, cái nhân này, phải làm sao cho nó đừng tạo cái nhân này nữa!”. Nghĩa là làm cái nhân, nó tạo cho cái tâm của mình đừng có niệm khởi nữa, đó là cũng là cái nhân ham muốn rồi. Để tự nhiên nó không có ham muốn nó mới đúng, còn bây giờ mình muốn cho nó đừng có khởi niệm thì đó là sai.
Cho nên toàn bộ kinh sách của Thiền Đông Độ dạy cho Thầy Tổ chúng ta tu, mà không có người nào làm chủ sanh, già, bệnh, chết như Đức Phật. Đều là chịu ảnh hưởng của thiền Trung Quốc, sai hết rồi mấy con.
(01:18:15) Thầy nói sai. Có nhiều người họ luận Phật giáo từ xưa đến giờ đều như vậy, hôm nay thầy Thông Lạc nói tiếng nói đổ vỡ xuống hết, mà không có một người nào nói để bào chữa. Cái sự truyền thừa đó dài như vậy. Thì có người nói rằng, thầy Thông Lạc nói đúng chứ đâu phải nói sai. Dù có truyền thừa bao nhiêu đời, bao nhiêu kiếp, mấy triệu năm đi nữa, mà pháp sai của Phật thì phải sai chứ làm sao đúng được. Mà pháp đúng thì hôm nay truyền, ngày mai, ngày mốt, bữa kia nó vẫn đúng pháp.
Cho nên cái đúng thì không ai mà nói nó sai được. Mà cái sai thì người ta sẽ nói sai. Cho nên Thầy nói, Thầy không cần tranh luận với ai. Ai có duyên biết nó đúng thì tu giải thoát ngay liền. Ai không duyên thì thôi có gì đâu mà phải tranh luận với người ta. Tu để giải thoát cho mọi người, chứ đâu phải họ tu để cho mình giải thoát hay sao mà mình phải tranh luận.
Phật Tử 2: Con xin bạch Trưởng lão, nếu mà mình tu không khởi niệm, mà tu qua đó nó lọt qua là Không Vô Biên Xứ, bạch Trưởng lão.
Trưởng Lão: Ờ, nó sẽ lọt qua tưởng thức, nó không niệm.
Phật Tử 2: Dạ, vô niệm, nó lọt qua thiền Đông Độ.
Trưởng Lão: Thiền Đông Độ đó.
8- BỔN PHẬN LÀM NGƯỜI
(01:19:53) Phật Tử 3: Con xin kính bạch đức Trưởng Lão, con kính bạch Thầy trụ trì, và quý Thầy Tăng, Ni, Phật tử.
Con là Phật tử ở thành phố Hạ Long, trước thì con đi theo các đạo tràng của bên Đại thừa, thì thực ra con thấy nó cũng không có giải thoát, mà cái nỗi khổ tâm ở tâm con nó vẫn cứ hết khổ tâm này, đến khổ tâm khác. Thế thì hôm nay con được nghe, con được biết về giáo pháp của Thầy từ lâu rồi, đến hôm nay con mới được gặp Thầy, con rất là vui… Từ đây con cũng xin được giác ngộ cái giáo pháp của Thầy.
Có một điều hôm nay con trăn trở mà con muốn hỏi cho cái đứa cháu của con. Thì bố mẹ nó thì ly hôn, vì cháu nó nay mười tuổi, con trai, thì mẹ nó cũng đang theo giáo pháp của Thầy. Bây giờ gia đình bên nội không muốn cho cháu đi tu, thế bây giờ thì có 2 mẹ con, mà bây giờ mẹ mà đi thì con ở nhà thì cũng không được. Thế thì ý nguyện của gia đình bên nhà ngoại chúng con thì cũng muốn cho cháu đi vào chùa để cháu tu quy y Phật, mà cháu thì còn bé quá. Thực ra thì chùa Đại thừa bây giờ rất là nhiều, thế mà bây giờ là con cũng không biết là nên cho cháu theo vào chùa nào, thì xin Thầy cho chúng con một lời khuyên.
Trưởng Lão: Thật sự ra đi theo các chùa thì chỉ có đến đó tụng niệm mà thôi, nó chẳng có một cái thiết thực. Mà tìm được một cái chùa như Tu Viện Chơn Như để mà có cái cơ sở để mà tu tập, thì chắc là khó lắm chứ không phải dễ đâu mấy con.
Cho nên hôm nay nghe được pháp, nghiên cứu được kỹ lưỡng, rồi bổn phận làm cha, làm mẹ, rồi sanh con ra mình phải nuôi dưỡng cho đúng mười tám tuổi, nó có công ăn, việc làm, hoặc nó thích đi tu thì giúp đỡ cho nó đi tu, còn nó không thích thì mình giúp đỡ cho nó có công ăn việc làm.
(01:22:03) Khi mà làm xong rồi đó, thì cái nhiệm vụ trọng trách của cha mẹ đã xong rồi, mình mới bỏ mình đi tu, mới vô chùa tu, chứ không được bỏ ngang như vậy. Bởi vì con người chúng ta sống có đạo đức chứ không phải sống thiếu đạo đức, mà nói tu rồi bỏ con đi như vậy là không có đạo đức đâu.
Phật Tử 3: Dạ thưa Thầy cháu hôm nay cháu đang ở đây và cháu rất thích ở chùa, cháu cũng rất thích gặp Thầy. Thế thì con cũng hỏi ý kiến cháu là: "Thế con có thích ở chùa để đi với Thầy?”, thì cháu cũng bảo là cháu thích đi. Con cũng muốn cho cháu nó vào chùa để cho mẹ nó, nếu mà nó muốn xuất gia thì mẹ nó cũng dễ hơn. Chứ bây giờ nếu mà con ở ngoài đời mà mẹ ở trong chùa thì cũng không yên tâm. Tại vì con muốn rằng là cho con một cái lời khuyên để cho cháu đi vào cái chùa nào để cho con được gặp cháu ở đó.
Trưởng Lão: Để chọn cho con mình một cái chùa để cho con mình xuất gia, hoặc là tu tại đó.
Phật Tử 3: Vâng.
Trưởng Lão: Điều đó hiện giờ chúng ta thấy, nếu muốn vào một cái chùa Đại Thừa mà không thông suốt kinh sách tụng niệm, không biết đánh mõ, đánh trống, đánh chuông, thì không thể nào vào được chùa Đại thừa. Mà không biết tụng cầu siêu, cầu an, làm đám, thì chắc chắn chùa người ta cũng không cho mình ở, cho nên cái điều này là một điều khó. Toàn bộ đất nước của chúng ta hiện giờ, toàn là chỗ nào nói chùa là chỗ đó chùa Đại thừa, chứ không thể nói gặp Nguyên thủy được, nó khó ngay chỗ đó.
Cho nên vì vậy muốn con của mình chọn lấy được một cái ngôi chùa xứng đáng để mà tu, thì mình phải là người trực tiếp tìm hiểu cho đúng cái chỗ tu. Nghĩa là vào đó đứa con mình không có còn đi trên cỏ, không có còn làm cái chuyện sống trồng rau, trồng cải, hay hoặc là hiểu kinh, học kinh nữa, mà chỉ có tu tập mà thôi.
(01:24:10) Đạo Phật như Thầy đã nói, đức Phật đã nói: "Pháp ta không có thời gian đến để mà thấy", nghĩa là đến là thấy giải thoát liền. Cho nên vì vậy đó mà mình chọn cho con mình một cái pháp như Phật dạy đó, thì nó không tu thôi, mà đã nói tu thì nó vào nó ôm cái pháp thì cuộc đời của nó giải thoát hoàn toàn. Nó không còn giận hờn, phiền não, đau khổ, ai nói gì thì nói nó như cục đất vậy đó. Đó con hãy chọn cái pháp đó, chọn cho con mình cái đó đó, thì đó là nó giải thoát. Chứ nếu mà chọn sai thì dù bây giờ ở chùa có tụng kinh bao nhiêu thì cái sân của nó cũng ầm ầm à, nó cũng không có hết đâu. Nhớ kỹ như vậy thì phải chọn cho đúng mấy con, chứ để nó sai một bước là nó khổ lắm. Đừng có tưởng cái chùa nào cũng vậy, không phải đâu.
9- CHIA SẺ SỰ HIỂU BIẾT
(01:25:08) Phật Tử 4: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, con là (…) Xin Thầy cho con cái pháp tu (…)
(01:26:30) Trưởng Lão: Cái pháp, như vậy để phổ biến cái chánh pháp của Phật thì nó tốt thôi, để giúp cho người ta hiểu được cái chánh pháp của Phật. Nó có lợi ích lớn cho mọi người chứ không phải không…. Con đường của tà pháp, phải cúng bái, cầu siêu, cầu an thần thánh thì đó là sai mấy con. Đằng này con dùng cái chánh pháp để cho họ hiểu biết, để cho họ hiểu biết được cái sự đau khổ trong tâm hồn của họ, đó là tốt mấy con.
Thầy Thanh Quang: Kính bạch Thầy, Thầy vẫn dạy chúng con là tu chưa chứng thì không được dạy đạo. Vì dạy như thế, dạy bằng cái tri kiến tối tăm, lệch lạc của mình sẽ làm khổ những người khác. Nhưng trong sự tu có người trước, có người sau, có người đã được ở gần bên Trưởng lão học hành. Trong khi chúng con ở bên cạnh nhau, chúng con có thể dìu dắt nhau, bảo ban nhau, giúp đỡ nhau những điều mà mình đã được Trưởng lão dạy và nói những điều theo như Trưởng lão đã nói, thì như thế có được truyền đạt cho nhau không ạ? Xin hết ạ.
Trưởng Lão: Được, bởi vì mấy con không có truyền đạt cái tư tưởng của riêng mình. Mà cái tư tưởng mà được truyền đạt đó là cái tư tưởng của Thầy đã dạy cho mấy con, thì mấy con đem cái hiểu biết đó mấy con dạy lại cho huynh đệ với nhau, để hiểu biết được con đường giải thoát của đạo Phật là như vậy, chứ không phải con dạy cái hiểu biết của con mà con dạy cái hiểu biết của Phật, của Thầy.
Thầy Thanh Quang: Tạ ơn Thầy, chúng con đã được rõ rồi, tất cả chúng con ở đây đều phải có trách nhiệm đối với nhau. Từng lời nói của mình với bạn tu thì đều phải cho thấy những điều đó có đúng với những lời Thầy dạy không. Nó có mang lại lợi ích cho chính mình và người không, nó có phải sự thật đã diễn ra trong đời sống thực tế không. Và cứ như thế chúng con sẽ làm nghĩa vụ dìu dắt để tu.
(01:28:31) Trưởng lão: Đúng, con sẽ làm như vậy.
Thầy Thanh Quang: Vâng. Đội ơn Thầy.
Thầy Thanh Quang: Thưa Thầy thọ Bát Quan Trai hiện nay ở các nơi hầu hết con đều thấy những cái điều làm chỉ thọ để lấy hình thức. Gọi là thọ Bát Quan Trai, nhưng nếu đúng nghĩa Bát Quan Trai thì phải một ngày sống như các bậc Thánh Tăng đã sống. Phải có 24 giờ trong thời khóa tu tập của thời đức Phật, phải một ngọ trai, phải độc cư, tâm phải quay vào trong, không được phóng dật và giữ cho thanh thản, an lạc, vô sự, như thế thì mới là thọ Bát Quan Trai. Còn nếu không thì chỉ là nối duyên với Phật pháp bằng việc tập làm quen dần với Bát Quan Trai. Thưa Thầy có phải như thế không ạ?
Trưởng Lão: Đúng đó con, lời con nói rất đúng.
Phật Tử: Vâng, thưa Thầy chúng con sẽ gắng sức để cố gắng tập Bát Quan Trai. Nhưng khi tập Bát Quan Trai thì phải cố gắng cao nhất để giữ hạnh độc cư, tức là tu tập giới trong lúc thọ Bát Quan Trai.
Trưởng lão: Đúng vậy, thọ một bữa.
Thầy Thanh Quang: Vâng. Thưa Thầy, xa Thầy chúng con thọ Bát Quan Trai tu tập ở những nơi có cái nhóm Nguyên thủy, ở các nơi, các tỉnh đều có. Có nơi thì có một, hai thất, có nơi có năm, mười thất, đó là sự phát tâm, sự cầu mong trên đường tu tập điều đó rất tốt. Nhưng sự tu ấy con nghĩ là vào thất thì với những người đã muội lược được tham, sân, si, vào để chữ tâm thanh thản, an lạc, vô sự, tu đúng pháp thì thế là tốt.
Nhưng nếu không được qua sự hướng dẫn chu đáo mà nỗ lực để vào tu thì trở thành tà tinh tấn, tu lệch pháp, sai pháp.
Rồi có khi một là nhẹ thì vào cái thiền Vô Sắc, vào trong cái trạng thái ấy an lạc theo cái kiểu đó. Cái dạng thứ hai là nếu hoá ra đến lúc nó vào Tưởng thì không ai gỡ được cho.
Vì vậy khi tu ở các nơi chúng con chỉ nên ngắn ngày và để giữ tâm thanh thản, an lạc, vô sự, chứ không vào tu nhiều ngày, mười ngày, mười lăm ngày, thưa Thầy như thế có đúng không ạ?
Trưởng lão: Đúng con.
Thầy Thanh Quang: Dạ, con đội ơn Thầy.
10- LỜI TRI ÂN
(1:30:49) Thầy Thanh Quang: Kính bạch Hòa thượng Trưởng lão.
Hôm nay là một ngày lịch sử không những đối với chúng con, những đứa con của Thầy, sớm muộn từ nhiều đời, nhiều kiếp và hôm nay có duyên hội tụ đủ ở đây trong một buổi hoàn cảnh đặc biệt như thế này.
Thầy đã ngồi dưới mưa để chỉ dạy cho chúng con, Thầy đã vượt qua tất cả những chướng ngại, vất vả dọc đường gần hai ngàn cây số, để chỉ mong sao cho chúng con giữ Giới Luật, tu hành được đúng pháp của Phật để mang lại lợi ích cho chính bản thân mình, cho gia đình và cho gia đình tức là cho thôn xóm được an vui, cho lợi lạc và cho tất cả quần sinh, cho trật tự xã hội được tốt đẹp, cho cuộc sống được an bình.
Tất cả mọi điều ở trên thế gian này đều thành, trụ, hoại, diệt. Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni cách đây 2600 năm, đức Phật ra đời đã cho loài người một con đường để cứu những ai có mong cầu giải thoát, thì đó là Pháp bảo quý báu để giải thoát. Nhưng suốt mấy chục thế kỷ con đường đó đã bị lệch lạc bởi những tri kiến lệch lạc, bởi nhiều mục đích khác nhau. Có kẻ có tâm thù tới để phá đạo, diệt đạo. Có kẻ thì do kiến chấp, do ngã chấp, không hiểu đúng được giáo pháp của đức Phật mà dẫn dắt những người khác tới chỗ sai.
Hôm nay ở tình trạng ấy, tất cả trong quy luật thành, trụ, hoại, diệt, lại đến lúc Chánh pháp được dựng lại. Đây là điều thật là kỳ diệu và cũng là quy luật tất yếu đối với loài người. Loài người sẽ còn phải tồn tại, phải phát triển, phải đi lên chứ không thể khác được.
(01:32:41) Hôm nay Trưởng lão đã cho chúng con kinh sách và nhất là gần đây Thầy đã nhuận lại và các tập đã được biên tập lại, con thấy rất đẹp và hoàn chỉnh. Đó là những tài sản quý báu còn lại mãi mãi với loài người, chứ không như thời đức Phật trước kia nữa. Do những hạn chế về địa lý, về phương tiện, về trình độ khoa học cuộc sống nên kinh sách không được bảo lưu và giữ gìn đúng mức. Nhưng hôm nay thì bằng tất cả mọi phương tiện sẽ giữ lại được nguyên vẹn những điều Trưởng lão đã dạy.
Mặc dù rằng có nhiều bản dịch, ngay vừa qua thầy Từ Quang ở Úc cũng điện, cũng có email về nói chuyện với con, cũng hỏi con về cái ý mà để dịch kinh sách bằng tiếng Anh, thì con cũng mạo muội trả lời với Thầy. Chỉ có một người duy nhất được trả lời trong lúc này đúng đó là Trưởng lão Thích Thông Lạc. Còn nếu không thì lại một lần nữa giống của thời đức Phật ngày xưa. Những điều tự mình nói ra thì cho rằng đó là những điều Phật nói và dẫn dắt không biết bao nhiêu người nữa lại vào cái vòng luẩn quẩn như các thiên niên kỷ vừa qua.
Hôm nay Thầy chỉ dạy những điều chúng con vô cùng sung sướng. Thầy khuyến khích mọi người dịch, kể cả tất cả mọi thứ tiếng trên thế giới, nhưng phải được mang về với Trưởng lão, và bằng Tam Minh Ngài soi xét đúng với tinh thần như Ngài đã nói thì sách đó được in, đó là phước báu vô cùng lớn lao đối với chúng sinh.
(01:34:08) Hôm nay tất cả chúng con được Thầy bố thí một thời pháp vô cùng vi diệu, tất cả những điều Thầy nói vẫn là những điều suốt mấy chục năm vừa qua Thầy đã dạy chúng con. Nhưng khác hơn ở chỗ những năm trước, Thầy còn ở tuổi ngoài sáu mươi, ngoài bảy mươi, nay Ngài đã ở tuổi xa hơn đức Phật trước kia bốn, năm tuổi. Những buổi thuyết pháp, những lời dạy này con nghĩ đó là từ máu, từ thịt, từ những gì yêu thương nhất không thể diễn tả, Thầy đã truyền cho chúng con, mong mỏi tới chúng con.
Con xin thay mặt Tứ chúng, chúng con một lần nữa khắc sâu ơn của Thầy, ghi nhớ những lời Thầy dạy, tự luôn kiểm điểm mình và gắng sức tu tập. Điều trước tiên của việc tu tập là giữ gìn giới luật. Ở tại gia giữ Năm Giới tại gia, muốn tu thêm cao hơn nữa thì giữ Mười Giới, Mười Điều Thiện và người xuất gia thì giữ giới của người xuất gia. Chỉ có giữ giới luật thôi thì sẽ thành tựu những điều thành đạt. Tất cả những điều Thầy dạy ta có ở trong kinh sách rồi, còn làm được hay không, muốn trở thành Thánh, thành Phật hay không là do ở chính chúng con.
Một lần nữa con xin thay mặt chúng đội ơn Thầy, xin tất cả chúng, chúng ta quỳ đảnh lễ ngài ba bái để tạ ơn Thầy.
Chúng ta đồng tâm đảnh lễ đức Trưởng lão.
Bái thứ nhất.
Bái thứ hai.
Bái thứ ba.
Con xin phép Thầy, thời khoá thuyết pháp của Thầy đến đây ban tổ chức thống nhất, chúng con xin kính thỉnh Thầy để Thầy về và chuẩn bị bữa thọ trai. (01:36:20)
HẾT BĂNG