20110207 - BỀN CHÍ TU ĐÚNG PHÁP - DÙNG TRI KIẾN XẢ TÂM
20110207 - BỀN CHÍ TU ĐÚNG PHÁP - DÙNG TRI KIẾN XẢ TÂM
BỀN CHÍ TU ĐÚNG PHÁP - DÙNG TRI KIẾN XẢ TÂM
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Ngày giảng: 07/02/2011
Thời lượng: [1:35:45]
Người nghe: Tu sinh nam - Khu Chuyên tu
Tên cũ: 20110207-Thầy dạy TS Nam-KCT
https://thuvienchonnhu.net/audios/20110207-ben-chi-tu-dung-phap-dung-tri-kien-xa-tam.mp3
1- TÂM NIỆM, QUÁN XÉT VÀ ĐẶC TƯỚNG TRONG QUÁ TRÌNH TU TẬP.
(00:00:00) Trưởng lão: Hôm nay đầu năm mấy con về, mấy con ráng cố gắng. Thầy thấy một năm trôi qua rồi tu tập thế nào mà kết quả ít nhất cũng làm chủ được bệnh trong thân tâm mình. Mà nếu trong năm nay, cuối năm mà làm chủ được cả luôn cái sự chết của mình, muốn chết hồi nào thì chết, muốn sống hồi nào thì sống đó là sự giải thoát của mình.
Mình người nào cũng có cái ý thức, thì "Ý làm chủ, ý tạo tác, ý dẫn đầu các pháp", mình phải rèn luyện cái ý thức của mình, cái đó cũng quan trọng lắm. Lấy cái ý thức của mình làm chủ mình. Kinh Pháp Cú đức Phật nói quá rõ ràng, nhưng tại vì chúng ta không rèn luyện nó, cho nên chúng ta không sử dụng được. Muốn gì, chạy theo ham muốn, thỏa mãn cái dục vọng. Nhưng cái ham muốn của người tu sĩ của chúng ta là: ham muốn làm chủ sự sống chết, ham muốn có thân này mà không có bệnh tác động trên thân, tức là làm chủ bệnh. Điều đó là điều đem lại sự an ổn cho mình, đem lại hạnh phúc cho mình, rất là hạnh phúc.
(00:01:16) Phật pháp ra đời thì giúp con người thoát khổ. Thế mà chúng ta không chịu rèn luyện, thì cứ năm này trôi qua năm khác, rồi cứ tu tập, lạc vào những cách thức tu sai, làm chúng ta không làm chủ được. Cứ ức chế ý thức, làm cho ý thức không khởi niệm, đó là một cái điều sai. Tu theo đạo Phật không có gò bó, không có dụng công gì nhiều, chỉ giữ tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Giữ mà không phải kìm kẹp nó, để tự nhiên nó, mình chỉ tác ý nhắc nó thôi.
Thí dụ như bây giờ mình nhắc: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự", rồi mình yên lặng mình để tự nhiên nó chứ không dụng hơi thở, không dùng cái phương pháp nào để cái ý thức chúng ta không khởi niệm, để cho nó khởi niệm. Mà khi nó khởi niệm, thì mình phải, mình là đạo Phật là đạo trí tuệ mà, mình phải thông suốt cái niệm đó là cái niệm gì, niệm đó là niệm dục, hay niệm đó là niệm ác pháp? Mình thông suốt nó. Mình thông suốt nó thì mình phải làm chủ nó, chứ không phải thông suốt chạy theo nó. Chính cái sự tu tập nó đơn giản, không khó.
Mà cỡ sức mình tu tập suốt ngày, sống một mình trong một cái thất như thế này, mình xem xét từng cái tâm niệm của mình thì chắc chắn là mình sẽ làm chủ được từng cái tâm niệm của mình. Mà làm chủ được từng cái tâm niệm của mình tức là làm chủ đời sống. Nó không sai mình được gì. Nó không sai được mình chạy theo dục tức là mình ly dục, mà ác pháp nó cũng không tác động được mình, tức là ly ác pháp, nó sẽ giải thoát được, quá dễ dàng.
Tại vì mình ngồi trong suốt một tháng mình ngồi tu, từng tâm niệm của mình mình đều thấy mặt nó, mình đâu có diệt nó, mình để cho nó khởi niệm mà. Các con nhớ kỹ: Nó khởi niệm. Cho nên những cái niệm đó đó, mình đều có cái trí tuệ để mình biết cái niệm đúng, niệm sai, niệm ác, niệm thiện. Cuối cùng thì mình có kết quả trong một tháng tu mình có giải thoát trong một tháng tu chứ không phải lâu.
(00:03:32) Cho nên bây giờ Thầy tu xong rồi thì làm chủ được sự sống chết mình rồi, nhưng tâm Thầy cũng vẫn tự nhiên đâu có mất niệm nào đâu. Nhưng mà niệm bậy bạ không được đâu. Dường như là không có khởi cái niệm dục, nó không ham dục. Bởi vì từ lâu đã thấm nhuần những cái điều thoát khổ, nguyên nhân sinh ra đau khổ của con người là lòng dục chứ gì. Cho nên mục đích của mình tu tập là ly hết những tâm dục ham muốn. Cũng như bây giờ các con tu tập mà các con mong cho mình tu tập để chứng đạt là cũng còn dục đó, cho nên cũng diệt luôn, "Không có được, tôi chỉ biết tâm bất động, thanh thản thôi chứ tôi không biết dục. Tôi không có nghĩ rằng: tôi sẽ tu có Tứ Thần Túc, Tam Minh, Lục Thông gì hết". Mà mấy con nghĩ là: nỗ lực tu để có Tam Minh, Lục Thông thì đó cũng là dục, thì nó không có đâu. Nó chỉ có tâm bất động thực sự giải thoát. Nhưng mình không cầu cái thứ nhất mà cầu cho được sự giải thoát.
(00:04:21) Cho nên năm nay rồi Thầy cũng chịu khó giúp các con chịu khó. Bây giờ năm nay tập trung giảng, chứ mai mốt Thầy kêu từng người. Để kiểm tra mấy con, chứ bây giờ kêu như vậy Thầy làm sao kiểm tra được hết mấy con vậy chắc Thầy chịu không nổi. Phải không? Ngồi đây mà kiểm tra cho mấy con, lúc mấy con ngồi im lặng Thầy ngồi đây Thầy theo dõi, mà theo dõi hết các người này Thầy chịu không nổi đâu. Sức Thầy chịu không có nổi. Cho nên vì vậy Thầy sẽ kêu, Thầy có cái phòng vừa cất xong, kêu mấy con đến đó Thầy sẽ xem xét xem các con nhiếp tâm đúng hay sai. Bây giờ mấy con ngồi đó, Thầy theo dõi, thì Thầy biết các con bị ức chế ý thức hay là ngồi tu cách nào đúng sai, Thầy sửa lại ngay liền. Mà sửa ngay liền thì lần lượt chắc chắn là Thầy sẽ đào tạo được người tu làm chủ sinh, già, bệnh, chết. Là vì Thầy biết là Thầy sắp sửa đi rồi mấy con, đâu phải là Thầy sống dai hoài, có phải không?
(00:05:54) Cho nên một người tu hành, lúc nào chúng ta cũng nhẫn nhục, tùy thuận và bằng lòng trước mọi ác pháp, không ác pháp. Mà cái người tu dùng ác pháp chống đối này kia nọ thì không hay, đừng dùng ác pháp mấy con. Bởi vì Phật dạy chúng ta tâm Từ, Bi, Hỷ, Xả. Luôn luôn thương yêu, tha thứ không giận hờn người nào hết.
Thí dụ như người ta cho mình cái thất, mình ở mình tu, người ta đến người ta kiểm tra người ta thấy mình sai, người ta nói mình phải đi kinh hành này kia thì mình xin cảm ơn. Cái người mà giúp mình mình cảm ơn, tôi sẽ cố gắng khắc phục những cái sai. Mà chỉ cái lỗi của mình thì mình mừng lắm, sợ người ta không chỉ lỗi của mình, thì mình không biết đâu mà sửa. Cái người mà chỉ lỗi mình tức là ân nhân của mình, cho nên mình phải nên cảm ơn họ, mình phải biết ơn họ. Rồi khi mình sai người ta chỉ thì mình cố gắng mình khắc phục. Còn mình thấy nó không phù hợp, mình thấy mình tu theo kiểu của mình, mà ở đây kỷ luật đoàn nó cao quá nó không phù hợp với mình, thì mình sẽ đi nơi khác. Đừng làm khổ mình. Bởi vì mình không thể nào khép mình trong cái khuôn khổ của cái khuôn khổ đó, thì mình sẽ đi nơi khác, mình xin mình đi chỗ khác.
(00:07:18) Bởi vì ở trên cái xã hội chúng ta nó nhiều chùa, cũng như vô đây mà mình cứ tối mình cứ gõ mõ tụng kinh, thì người ta không chịu, thì thôi nó không phù hợp với cái kiểu tụng kinh gõ mõ của mình, mình xin đi nơi khác. Chỗ nào có gõ mõ tụng kinh thì mình đến. Cũng như giờ khắc ở đây nó như vậy mà sức của mình nó chưa theo đúng cái giờ khắc đã định, thì mình sẽ đi nơi khác đúng giờ khắc. Bởi vì ở đây nó có nhiều cái lớp, chỗ này nó không thể giữ gìn theo cái giờ giấc đã định, như vậy thì mình đi đến. Nếu mà cái trình độ mình thấp hơn, cái thời khóa mình tu tập nó ngắn hơn, thì mình đi xin đến chỗ nào nó phù hợp với cái thời khóa ngắn. Chứ không khéo mọi người người ta thức dậy, rồi mình còn nằm ngủ đó, mình thấy xấu hổ lắm, phải không? Thế cho nên tất cả những cái này mấy con phải sáng suốt nhận định, mình đến đó mình sẽ xem xét nó phù hợp hay là không? Nếu phù hợp thì mình ở đó mình tu, nếu không phù hợp thì mình đi nơi khác, và mình sẽ xin.
(00:08:17) Thì trong khi đó, thí dụ bây giờ ở đó người ta chỉ có giờ giấc như vậy thôi, không hơn không kém, thì mình đi xin nơi đó, còn muốn mà ở lại trong Tu viện này mà tu tập, thì mình sẽ xin gặp Thầy. Thầy sẽ coi cái đặc tướng của mình Thầy xếp cho thì nó không trật. Chứ còn nhiều khi cái đặc tướng của mình nó như vậy, bởi vì mỗi người đều có cái đặc tướng, cho nên bây giờ chúng ta nói nó sẽ có những cái đặc tướng chung và những cái đặc tướng riêng. Mình cứ nhìn những gương mặt một trăm người, một vạn người nó không giống nhau. Các con thấy không, không có người nào cái mặt người này với người kia giống nhau, đó là cái đặc tướng nó hiện lên cái mặt như thế thôi. Hàng vạn người trăm người đều có cái riêng biệt của nó, nó giống được cái này thì nó khác cái kia, chứ không thể giống hết.
Cho nên đó chỉ có một người tu chứng người ta mới thấy được cái đặc tướng. Còn mình thì mình thấy khác nhau vậy chứ mình không biết đặc tướng ra làm sao. Có người người ta nhiếp tâm chứ không vọng tưởng, có người thì ngồi vọng tưởng liên tục. Thì cái người mà đặc tướng mà ngồi lại bất động thanh thản không có vọng tưởng nhiều ấy, thì đó là cái đặc tướng riêng, bắt cái người mà vọng tưởng nhiều mà tu tập như người này chắc là tu chết thôi, tu trật. Cái người vọng tưởng nhiều, cái người thầy người ta biết sử dụng cái vọng tưởng nhiều người ta triển khai thành trí tuệ mấy con, không bắt người ta ngồi im lìm, còn cái người người ta ngồi im lìm không có nghĩ gì hết bắt người ta cứ nghĩ niệm này niệm kia khởi quán vô lậu tùm lum tà la, trời ơi làm người ta động quá. Các con thấy không?
Như vậy là biết cách hướng dẫn cái người đó, tùy cái đặc tướng của người đó thành tựu được đạo giải thoát. Nó không có bắt ai cũng giống giống hết, ngồi thiền thì người nào cũng thẳng lưng, cũng xếp bằng, cũng bán già kiết già, thấy người nào cũng giống nhau, sự thật nó không phải. Có người thì người ta ngồi kiết già được, có người thì ngồi kiết già không được. Rồi có người ngồi kiết già chừng ba mươi phút, có người ngồi được một giờ, tùy theo cái khả năng tập luyện của người ta. Nhưng ở đây thì không phải vậy. Cái sở thích của mình thích ngồi kiết già như tượng Phật, thì mình tập dần dần nó cũng được, nhưng mình không thích thì mình không ngồi được. Mục đích là tâm giải thoát, thân giải thoát chứ không phải là ngồi hít thở. Còn những cái thiền đường mà người ta dạy mình, khép mình trong khuôn khổ, buộc mình từ tu tập phải ngồi kiết già, kéo dài cái thời gian ngồi, tăng dần lên cái khoảng thời gian mà mình tập luyện, cái người tu tập người ta không giải thoát họ bị chân đau quá.
Cho nên ở đây Thầy tìm cái sự giải thoát ngay liền trên thân tâm. Cho nên đức Phật nói: "Pháp ta không có thời gian, đến để mà thấy", không tu tập thì thôi, không thấy giải thoát. Mà bây giờ tôi tu tập theo Phật mà ngay liền tôi không thấy giải thoát mà thấy đau quá trời, thì như vậy sai không làm. Các con hiểu chưa? Cho nên mục đích của Thầy vào tu là giải thoát, tùy theo đặc tướng, dễ dàng lắm mấy con, không khó.
(00:11:51) Hôm nay thì Thầy gặp mấy con, mấy con có cái gì thắc mắc con cứ trình với Thầy, còn không thì từ đây về sau Thầy thường đi thăm nơi sinh sống gần mấy khu vừa dời đến đến cái khu nhà mà chỗ Thầy chọn đến để mà Thầy kiểm tra mấy con. Thầy giúp cho mấy con, bỏ hết cuộc đời mà đi tu mà, còn gì nữa đâu. Đi vô đây mình ăn xin cơm của đàn na thí chủ, xin chỗ ở của Phật tử, chứ mình còn có cái niềm vui nữa. Mà giờ chỉ có cái để giải thoát mà không giải thoát thì có cái gì đây. Các con nghĩ xem cái gì đây, rồi mang tiếng đi tu mà cái cuộc đời mình cũng như người thế gian. Mình không phải tu để làm Hòa thượng, mấy con. Không phải tu để được bổ nhiệm vào giáo hội, rồi danh ông này ông kia, không ham gì cái đó hết mấy con. Đi tu không ham thích nữa.
Cho nên vì vậy thì chúng ta tu mau giải thoát. Cho nên ở đây hôm nay mấy con có cái gì thì thống nhất, thì Thầy biết rằng nó có những cái chung thì mình có thể mình trình bày với nhau, nhưng có những cái riêng mình trình bày không được, thì cái điều đó mình cứ nói cuộc chuyện riêng Thầy với mấy con. Thầy trò trao đổi nhau để chúng ta giúp nhau vượt lên trên cái khó khăn trong bước đường tu tập. Như vậy nó mới có cái lợi ích mấy con. Bây giờ mấy con ai nấy trình bày những cái gì, tu tập của mình như thế nào, kết quả ra sao? Người nào muốn sao cũng được hết, cứ thưa đi.
2- TRĂN TRỞ CỦA TU SINH
(00:13:40) Trưởng lão: Được mà con cứ ngồi tự nhiên, không lẽ Thầy ngồi bắt con quỳ rồi mới thưa.
Tu sinh: Thưa Thầy, con là tu sinh tại gia là Thanh Trí. Trước đây, cũng có một vài lần Tất Niên là được Thầy tiếp duyên cho. Thế nhưng cũng là vì xa xôi cách trở quá, có nhiều vấn đề lắm lúc, thì thường trong lúc mà an trú tĩnh tâm, con không biết đã hỏi đến hàng nghìn câu trong trí óc đã từng hỏi. Mà hôm nay về cũng mang tâm niệm đấy, về là được gặp Thầy thưa Thầy một số vấn đề của con. Nhưng mà hình như đến khi gặp Thầy rồi con thấy bản thân tất cả những câu hỏi trở nên nhạt nhẽo, nó vô nghĩa vì nó tự thân những câu hỏi đã có câu trả lời rồi.
Thì thưa Thầy con cũng ý thức được cái việc là bản thân cái việc hôm nay về được gặp Thầy ở đây con không hề có tham vọng, mong muốn được là có cái duyên kỳ ngộ, hoặc là Thầy tiếp duyên cho để mà qua đi lần đó mình sẽ có những cái kết quả chuyển biến thần kỳ và đạt đạo có kết quả thần kỳ nào đó. Con cũng hiểu được rằng mọi việc là do tự mình. Thầy đã cho phương tiện, phương pháp. Thầy đã chỉ dạy cho cách thức, tất cả mọi cái, nó giống như là cái gốc cây chìm trong lòng đất ấy, muốn bứng nó lên được thì phải có dụng cụ, dụng cụ đấy Thầy đã trang bị cho, cách thức Thầy đã chỉ bảo cho. Thế còn cái việc mình đưa được gốc cây lên thì phải là tự bản thân con.
Thế nhưng con cũng có một sự thật là qua mỗi lần dù là đọc một trang giáo án, một trang sách của Thầy, đọc một hai trang, hoặc truy cập vào trang mạng đọc pháp thoại của Thầy dù chỉ một vài phút, thì qua những lần đó con thấy mình như có một sức mạnh, một cái nghị lực mới. Rõ ràng là nó tạo ra sự hưng phấn, kết quả rõ rệt trên hành trình tu tập của mình. Thưa Thầy vì là con cũng không dám nói gì, bởi vì thực ra cuối cùng chẳng cái gì cả, chính là vì mình. Chứ cái lý do là còn con cái, còn tất cả những việc nọ việc kia xem ra thì có vẻ là đúng đắn, bởi vì mình đang vướng mắc trong đấy, nhưng mà vượt lên tất cả những cái đấy mình nhìn lại thì vẫn là do ở mình, chưa dám đi tu. Điều đó thật là hổ thẹn đối với con không dám trình bày ở chỗ đấy.
Nhưng một mặt thì giống như ở buổi lễ hôm qua, Thầy đã có nói là: "buông xuống đi" ba từ tưởng đơn giản nhưng mà lại khó, nhưng mà lại vẫn cứ thích làm, vẫn cứ muốn biết, vẫn muốn tìm hỏi, tìm tòi. Thì đó là hiện trạng con lúc này, khi đang sống ở ngoài đời và gia đình và giữa sự trói buộc của ngàn vạn thứ thuộc về thất kiết sử, những cái… Nhưng vẫn cứ manh nha, vẫn cứ len lỏi trong đó là cái muốn có pháp và muốn thực hành, muốn được cầu giải thoát. Mặc dù con biết là bến bờ vẫn còn xa thăm thẳm.
Kính thưa Thầy là trong lúc hành trì thì có những việc thuộc về cụ thể, nếu Thầy cho phép thì con xin trình bày luôn ở đây. Còn nếu không, mà con cũng rất ước ao được là có một buổi nào đó chỉ mươi mười lăm phút, Thầy cho mười phút cũng được để con thực hành trong cái lúc mà tâm bất động thanh thản an lạc vô sự đó, để Thầy chỉ dạy cho con thì thực là sự tuyệt vời với con, thì Thầy cho con được hỏi.
(00:16:51) Trưởng lão: Thầy sẽ cho con khi mà tiếp riêng đó. Còn ở đây thì con ngồi yên lặng, mọi người không im lặng theo con thì rất tội, con đang ở trong pháp còn người ta thì chẳng ở trong pháp, không biết tới mình sao. Cho nên vì vậy mà con nên khoan trình bày vấn đề tu tập mình đã, còn nói những cái gì mà con đang bị chướng ở trong cái pháp không hiểu được rõ cái đường riêng của mình, còn thưa hỏi thôi.
Tu sinh: Con không dám tham lam thêm, xin để khi khác ạ.
Trưởng lão: Còn ai nữa không con? Còn cái Bét con, con còn bé lắm.
Tu sinh: … Cho nên bây giờ con muốn nghe Thầy giảng đạo thôi.
Trưởng lão: Con ngồi xuống đi. Bây giờ Thầy hỏi con nhé, cái lý do nào mà con còn trẻ còn bé như vậy con đi tu?
Tu sinh: …
Trưởng lão: Đúng rồi, các pháp đều vô thường, nhưng mà vậy con quyết tâm tu vậy ba mẹ có vui lòng không? Ba mẹ con có vui không? Vui cho con đi tu phải không?
Tu sinh: Mẹ con thì vui lòng, còn ba con thì không nói gì hết.
Trưởng lão: Con phải về khắc phục ba con, vì đời người rất khó, mà nếu không tu thì không làm chủ được những sự đau khổ trên thân tâm của mình, nên con thấy đời không có gì hết. Ba vui lòng, chứ ba làm thinh như vậy cho con ngại quá. Con đi ba không cấm, nhưng con đi chắc có lẽ ba buồn lắm. Con phải nhiếp phục, phải làm sao cho ông thấy rằng con đường con đi là đúng, thì con mới đi được, phải không?
Tu sinh: …
Trưởng lão: Coi như là bỏ mặc con đó, muốn gì thì muốn, bây giờ có vợ khác rồi, không có cần con nữa. Coi vậy chứ con làm con là có bổn phận làm con, còn ông làm cha thì ông làm trái thì ông chịu thôi. Chứ lẽ ra đạo Phật có cái giới mà dạy là chung thủy, có vợ có chồng thì đừng có thêm hai ba bà, hai ba ông nữa thì không có được. Nhưng mà ba con đã có vợ khác rồi, coi như là bỏ mặc con, thì như vậy là trái với đạo Phật rồi đó. Cho nên con trước cảnh mà cha mẹ của mình là một cái gương như vậy đó, thì mình đi tu là phải con, không tu cũng thế. Ráng tu mấy con. Nhớ chưa, bây giờ con còn trình thêm gì nữa không?
3- QUAN ÂM, BỒ TÁT, DI LẶC
(00:21:00) Tu sinh: Kính bạch Thầy, tại sao Thầy dạy không có các vị Bồ Tát và Phật, chẳng hạn như đức Bồ Tát Di Lặc và đức Phật A Di Đà?
Trưởng lão: Con xét thử coi, ở trên hành tinh này chúng ta thấy Bồ tát Di Lặc cha mẹ ở đâu? Ở trên hành tinh mình tìm coi cái gốc gác của ông này do cha mẹ đẻ ở đâu? Rồi ông Phật Di Đà có gốc gác ở đây không? Mà nếu không có ở đây thì chắc chắn chúng ta tưởng ở đâu, thì cái ông Phật đó ông sanh ở nước, ở cái hành tinh nào, chứ không phải ở đây. Mình ở cái hành tinh của mình, mình tưởng cái hành tinh nào ở đâu đó thì đó là sống ở trong tưởng đó con, con hiểu không? Cho nên tưởng mà có Phật Di Đà, có Quan Âm hoặc là có Di Lặc rồi này kia, đó là tưởng. Cho nên đức Phật nói: "Ba mươi ba cõi Trời là tưởng tri, chứ không phải liễu tri", nghĩa là trước đức Phật Thích Ca Mâu Ni đó, thì ngoại đạo Bà la môn đó xây dựng ba mươi ba cõi Trời. Cho nên người ta đưa cái câu chuyện lịch sử là đức Phật từ cõi Trời Đâu Suất, giáng trần xuống thế gian chúng ta, sinh vào cái bà Maya là mẹ của đức Phật, con hiểu không? Người ta nghĩ là đức Phật ở trên cõi Trời Đâu Suất mà về đây. Chứ sự thực ra không phải, ông Phật đã nói mà, có ba mươi ba cõi Trời là tưởng tri, thì trong đó có cõi Trời Đâu Suất cũng là tưởng tri thôi, ông không ở trên cái cõi Trời nào mà xuống đây hết. Nếu mà, những cái điều kiện mà con muốn biết đó, cái ý thức của con, hiện bây giờ, cái ý thức của chúng ta, người nào cũng có ý thức, nhưng ý thức của chúng ta biết được những cái mà chúng ta biết, còn những cái chúng ta không thể hiểu nổi.
(00:23:03) Bởi vậy Thầy phần nhiều, mà Thầy giảng mấy con đó là lấy trong những lời Phật dạy, trong kinh mà giảng ra, chứ không dám nói cái thấy biết của Thầy. Bởi vì sao? Thầy biết con người ta ở đời họ bị cố chấp, mà Thầy nói cái thấy biết của Thầy đó, mà tri kiến của mấy con không thấy được, thì mấy con bác Thầy hết. Nhưng mà Thầy lấy lời của ông Phật mà trong kinh Nikaya, trong kinh Nguyên Thủy đó, mà Thầy đưa ra, Thầy nói ông Phật nói như vậy như vậy như vậy. Cũng như bây giờ người ta xây dựng có thế giới siêu hình, có cõi Trời có linh hồn này kia. Nhưng mà ông Phật ông đã nói là: "33 cõi Trời là tưởng tri chứ không phải liễu tri", thì như vậy bác Thầy nói sai thì ông Phật nói sai. Lấy ông Phật Thầy kê ra cho ai đó đập ông Phật đi. Nhưng mà Thầy nói lại lời ông Phật chứ Thầy đâu có nói lời của Thầy đâu. Cho nên Thầy khôn lắm mấy con, Thầy không có dại đâu. Thầy biết hết thế gian này họ ghê gớm lắm, cái lưỡi của họ bẻ qua bẻ lại, họ chấp cái chỗ nào là họ nói chỗ ấy.
Cho nên Thầy nói ông Phật Di Đà không có, thì các con cứ đi truy tìm cái lịch sử, cái nơi mà ông Phật Di Đà sinh ra, thì có phải là trong tưởng của con người đẻ ra đúng không, phải không? Rồi bà Quan Âm, rồi Di Lặc có không? Trời đất ơi cái ông Phật ăn cái gì mà mập dữ vậy? Ăn ngày có một bữa mà cái bụng nó lớn lấy cái gì mà ăn. Mà họ làm cái tượng mấy con thấy không. Trời ơi, ông Phật Thầy nói thôi, cái kiểu này thế giới của ông Phật Di Lặc chắc thế giới ăn đồ ăn dữ lắm, ngày ba bữa nên cái bụng nó mới lớn dữ vậy, còn mấy ông Phật ông Phật chửa đó mấy con. Thiệt, tưởng có ông Phật lạ lùng. Cho nên vì vậy đó là những cái sai mấy con. Cái sai do cái tưởng của người, mà cái tưởng đó của ai mấy con biết không? Cái tưởng của người Trung Quốc.
(00:25:09) Người Trung Quốc giàu tưởng tượng lắm, cúng bái cầu siêu cầu an này kia cũng do người Trung Quốc, cũng giống tư tưởng của người Trung Quốc. Chúng ta phần nhiều, Phật giáo của chúng ta phần nhiều đều chịu ảnh hưởng của Trung Quốc. Bởi vì nó nằm trong Hán Tạng, chữ Nho của người Trung Quốc, chúng ta chưa có. Cho nên vì vậy mà chúng ta ảnh hưởng Nam Tông có chút xíu, còn Bắc tông thì ảnh hưởng quá lớn. Toàn bộ là Trung Quốc. Cũng như bây giờ chúng ta có Việt ngữ mà có nhiều ông đồ còn ngồi gò bó từng cái nét của chữ Tàu, trời ơi chúng ta lai Tàu rồi còn chứ gì! Có phải không, mấy con thấy không? Đó là cái sai mấy con. Chúng ta phải sử dụng ngôn ngữ của người Việt Nam, là người Việt Nam, biến cái ngôn ngữ của người ta thành ngôn ngữ của mình, khi mình chưa có chữ.
Cho nên ngày xưa mình chưa có chữ viết mấy con, mình Việt ngữ Trung Quốc, cho nên từ đó mình biến cái chữ Trung Quốc thành cái chữ của mình, gọi là chữ Nôm. Anh Trung Quốc cũng thấy viết chữ cũng giống của ảnh mà ảnh đọc không được, mình đọc được. Thí dụ như bây giờ đó, ảnh nói đi thì ảnh gọi là "Khứ" là "Đi", nhưng mà ảnh viết chữ "Đi" ảnh có biết đâu mà viết, mình lại viết được mấy con. Mình khôn lắm, mình lấy cái chữ "Khứ" mình viết cái chữ "Khứ", rồi mình thêm chữ "Đa", mình đọc đó là chữ "Đi". Chữ "Đa" có nghĩa là âm mấy con, chữ "Khứ" có nghĩa là "Đi", cái nghĩa của chữ "Khứ" là "Đi", cho nên mình khôn mình lấy cái chữ "Khứ" đó mình viết, rồi mình viết cái âm của tiếng Việt mình là chữ "Đan", hai chữ dính lại thì mình gọi nó là chữ "Đi", thành ra đó gọi là chữ Nôm.
4- GƯƠNG BỀN CHÍ TU HÀNH CỦA THẦY
(00:26:54) Bây giờ nó học Thầy một hồi mà đi vào tu đó, quý Hòa thượng ở trong chùa, quý thầy ở trong chùa dạy học chữ Nho đó mấy con, chữ Hán chữ Tàu đó, trời ơi học ghê lắm, chứ đâu phải. Cho nên Thầy mới biết chữ Nho chứ không Thầy đâu có biết. Nhờ mấy ông ấy rèn mình, mà học hồi đó không có giấy đâu mấy con. Đi kiếm một miếng ván như thế này này mấy con, như miếng kính ở dưới chân Thầy đó, miếng ván như vậy đó. Rồi đi ra lấy đất sét nặn thành cục, rồi lấy cái lon chao ăn rồi mình lấy cái lon chao mình đục xung quanh mình đựng nước ở trong, rồi ra ngoài rào đó, chặt cái nhánh tre, đập xù một đầu. Rồi vô đây chế nước vô, cái lấy cục đất mài mài, thấy nó láng rồi đó, rồi bắt đầu mình kê mình viết, nó hiện lên chữ Nho. Học khỏi tốn giấy tốn tờ gì hết mà mình biết chữ. Các con thấy không? mà khi viết hết chữ đó rồi mình xóa đi bằng cục đất đó mình chà qua chà lại cái nó không có nữa, nó mất đất hết rồi cái bắt đầu viết chữ khác. Viết riết cho thuộc một chữ. Chữ Nho mà, học chữ nào thì đọc chữ nấy thôi. Bắt đầu mình cũng học bộ Nhân, bộ này kia mình học hết rồi, nhưng mà sau khi ráp lại đó, thì bắt đầu nó thành chữ, mà phải học từng chữ. Hồi đó Thầy học, bắt đầu vô học, học bằng cuốn sách Tam thiên tự, ba ngàn chữ, ba ngàn chữ Nho đó. Rồi học tới cuốn Ngũ thiên tự là kể như Thầy đọc sách báo được rồi. Thầy đọc hết sách báo Tàu được chứ đâu phải không được đó mấy con. Chữ Nho giỏi vậy đó, mà học không có giấy tờ gì hết. Chỉ có cái cục đất với cái miếng ván thôi, vậy mà đọc chữ được mấy con. Thì ngày xưa ở trong chùa người ta dạy mình như vậy đó.
(00:28:12) Cho nên bây giờ đó, Thầy biết được sự bền chí của mình, mình quyết tâm thì mình sẽ làm nên sự. Thầy cũng do cái sự quyết tâm, từ cái chỗ mà tám tuổi, được xuất gia vào chùa tu học. Mấy con chưa thấy cái hình của Thầy, tám tuổi xuất gia đâu. Cái hình y như con gái ấy mấy con, Thầy trượt cái chóp đây Thầy rẽ hai mép ra, khi nào mà có dịp Thầy sẽ cho mấy con xem cái hình của Thầy. Cái di tích của Thầy là cái người xuất gia từ tám tuổi, đời chưa có ô nhiễm chút nào hết. Đi tu từ đó nhưng mà có cái duyên là đến gặp những bậc Hòa thượng, những Thầy tu hành. Coi như Hòa thượng Thiện Hoa ở Ấn Quang mà, Hòa thượng Thiện Hòa, đều là những người mà danh tiếng của Phật giáo mà. Rồi đến gặp Hòa thượng Thanh Từ, các con có thấy gặp Hòa thượng. Hồi xuất gia thì ở Trảng Bàng này, thì coi như với Hòa thượng Thiện Thành, rồi Hòa thượng chùa Phước Lưu, thì tất cả những bậc Hòa thượng đó, họ trợ giúp cho mình tu đến nơi đến chốn.
Thành ra Thầy thấy bây giờ mấy con gặp Thầy cũng là cái duyên phước, Thầy làm sao Thầy giúp cho mấy con đi tới nơi tới chốn được sự giải thoát. Nhưng cái quyết tâm, kiên cường của mấy con Thầy biết mấy con sẽ làm được. Cũng giống như Thầy, ý chí quyết tâm, không có gì mà khó khăn mà bỏ hết. Rồi những cái khó khăn đều vượt qua, đạt được cái mục đích giải thoát. Nhưng rất là từ bi, rất là hiền lành, đến đâu ai cũng thương mình, không chống đối một người nào hết, thành ra do đó mà Thầy được quý thầy rất thương yêu, không ai ghét mình chút nào hết. Cứ chỗ này không được thì chỗ khác, chỗ khác không được thì chỗ khác, cứ vậy thôi.
Thầy đi học rất là vất vả mấy con. Từ Trảng Bàng được đưa đi về thành phố học, là có huynh đệ cùng đi ở dưới học, như Thầy Quảng Chánh hồi đó, đưa đi xuống dưới học. Huynh đệ cũng nương nhau, rồi xuống đó rồi mới quen mấy Thầy ở Trảng Bàng rồi tu hành với nhau. Rồi từ đó đi vào học ở Đại học Văn Khoa, đều phải đi dạy học, vào các trường Bồ đề, tự mình làm ra tiền để học vất vả lắm, chứ được ngồi không đâu. Ăn cơm ở chùa cứ phải trả tiền chùa mấy con. Một tháng một triệu đó, hồi ấy Thầy ở chùa Giác Ngộ mà, thì mấy con thấy Thầy là người ham học. Cho nên đến chỗ nào là học, quyết định học là học, đạt được. Cuối cùng Thầy học đạt được, không có thua ai hết. Rồi đi tu, Thầy nhất định tu, khổ cách gì Thầy cũng không sợ, cho nên nói về vấn đề tu, thì chắc không ai hơn Thầy. Ra Hòn Sơn ăn toàn lá cây tu, mà cuối cùng được chứ mấy con. Bây giờ làm chủ sinh, già, bệnh, chết rồi.
(00:31:50) Ý chí của mình, do cái ý chí. Thầy muốn nhắc lại Thầy để cho các con lấy cái gương của Thầy mà rèn luyện cái ý chí. Người nào cũng có ý chí hết. Nhưng mà mình không rèn luyện nó thì ý chí mình không lớn, cho nên các con phải rèn luyện. Nhưng lúc nào cũng nén lòng, cho nên bây giờ Thầy dạy mấy con thương yêu và tha thứ. Trước cái cảnh khổ ai lại không học? Mà mình muốn vượt qua chỉ có lòng thương yêu và tha thứ. Chứ còn mình đấu tranh với họ, họ đấu tranh với mình thì mình tiêu. Mà không thể hơn người ta nổi đâu. Người ta đủ cách đủ mánh khóe người ta diệt mình được chứ mình không có đủ mưu mô, mánh khóe như họ đâu. Cho nên mình chỉ biết thương yêu và tha thứ. Ai làm khổ mình thì mình tha thứ, và mình thương yêu cái người làm khổ mình để cho mình vượt qua nó. Và để cho mình rèn luyện được cái ý chí của mình. Cho nên mấy con hiện giờ, trước cái cảnh tu tập, mình phải tập luyện được lòng thương yêu và tha thứ. Vì nhiều khi chính mình, mình làm khổ mình, mình hãy thương mình, và tha thứ những điều nó lầm lạc nó làm khổ mình.
(00:33:13) Cho nên các con đọc cuốn sách Đạo đức nhân bản - nhân quả Thầy có nói mà "không làm khổ mình". Cái đoạn mà Thầy viết "không làm khổ mình", nhiều khi tự mình làm khổ mình, tại vì nó không thỏa mãn được cái ý muốn nó là nó khổ. Cho nên Thầy dạy mấy con phải thấy đây là cái chủ động tu tập thôi. Mình phải làm sao cho tâm mình thanh thản, an lạc, vô sự, thì như vậy mới có đạo đức với mình hết. Mấy con đọc cuốn sách đó rồi, thấy cái giá trị của nó là đạo đức thật tuyệt vời, nhưng mà Thầy chưa xin phép Thầy chưa cho ra. Chừng nào mà Thầy cho ra rồi các con sẽ đọc cuốn sách Đạo đức nhân bản - nhân quả. Mà thế nào khi nào mà Thầy cho ra thì Minh Đức giúp Thầy, con là người đọc trước.
Cho nên hôm nay các con nhớ là bây giờ về đây gặp Thầy, nhưng mà từ đây về sau, khi mà Thầy cho mấy con hay, chú Mật Hạnh là một người liên lạc, vừa ở gần Thầy và cũng là vừa cái cầu nối để mà móc mấy con đến gặp Thầy. Thầy nói: Mật Hạnh hôm nay đến cái thất số mấy đó, kêu Thầy đó đến gặp Thầy, thì Thầy Mật Hạnh đến thì mấy con cứ đến gặp Thầy. Rồi Thầy kiểm tra mấy con từng người một từng người một. Bởi vì giúp cho mấy con tu tập đạt được cái sự giải thoát.
Còn như quý thầy ví dụ như quý thầy mà làm công việc, các con nghĩ mình làm công việc không giải thoát, giải thoát chứ. Tôi làm công việc rất là tỉ mỉ, kỹ lưỡng, hẳn hoi hoàn toàn, nhưng tôi giải thoát ở trên cái sự làm của tôi chứ không phải tôi đam mê trên cái sự làm. Tôi làm tôi tránh từng cái sự chết chóc của loài chúng sinh, tâm Từ Bi Hỷ Xả. Tôi bỏ từng viên gạch, từng cái này cái nọ cái kia, nhưng mà tôi quan sát trước khi tôi bỏ xuống. Tức là mấy con tập tỉnh thức rất lớn trong mọi việc làm. Cũng là tu tập chứ, mà cái sự tỉnh thức càng cao bao nhiêu thì tâm của mấy con không qua được cái mặt của nó. Cái tâm của mấy con không lừa đảo được nó, còn cái sức tỉnh thức của mấy con kém, thì nó sẽ qua mặt.
5- SÁCH TẤN TU SINH
(00:35:07) Cho nên cái pháp Thân Hành Niệm đó, các con tu tập sao mà nó kiên cố như cỗ xe, như căn cứ địa tức là cái bước đi này tới bước đi này, mà đi suốt đêm như vậy đó thì mấy con chứng đạt. Tức là sức tỉnh thức cao. Cho nên cái sức tỉnh thức cao rồi ấy, thì không có một ác pháp nào, không có một tâm dục nào lừa mấy con được. Trong khi mấy con kiên cố thì nó đủ cái lực của mấy con, thực hiện Tứ Thần Túc.
Thế thì mấy con nghe thấy pháp Thân Hành Niệm mà. Muốn chứng đạo phải tu pháp môn nào? Phật nói Thân Hành Niệm. Thầy có viết cuốn sách đó mà, nhưng mấy con tu không kiên cố, bởi vì khi đã kiên cố rồi thì mấy con không có buồn ngủ nữa, hết ngủ. Pháp hôn trầm hết sạch. Mà khi hôn trầm không còn, suốt ngày mấy con tỉnh táo, không còn buồn ngủ, không còn gục tới gục lui thì mấy con chứng đạo. Đấy mấy con thấy mà khuya khuya mà mấy con gục như vậy thì mấy con chưa chứng nổi, bởi vì còn si, các con hiểu chưa?
Cho nên khi mà mấy con mới vào tu, thì bên nam thì mấy con mới vào thì mấy con sẽ hỏi những cơ bản cách thức sống trong giới này kia, thì Thầy giảng kỹ. Còn bên nữ thì chắc chắn là có cô Út giảng, còn khi gặp những cái gì mà khó khăn thì hỏi ngay cái ông Thầy Mật Hạnh đó giùm Thầy. Ông coi vậy chứ mà ông biết sâu lắm đó. Ông hoàn toàn mà như vậy chứ ông biết cách thức để mà xả tâm. Cho nên hỏi về xả: "Cái tâm của tôi bị như vậy như vậy giờ xả cách nào?" thì ông dạy cho mình cách xả. Cái kinh nghiệm, mà mang cái đặc tướng ông giống của mấy con, ông dạy rồi mấy con xả được hết. Bởi vì ông sống gần Thầy lâu lắm mấy con.
(00:37:07) Chín mười tuổi thì ông được theo Thầy, rồi Thầy nuôi dưỡng cho tới bây giờ, tức là Thầy đi đâu thì ông theo đó. Bởi vì Thầy biết cuộc đời tu hành của mình nó dễ mang tiếng lắm. Một mình Thầy đi ra người ta đổ thừa Thầy cặp với cô này cô kia, ai chứng minh cho Thầy? Thầy nói ai tin? Nhưng mà có người thứ hai đi với Thầy, thì ai nói được. Nói được, tôi thấy rõ ràng mà, bằng chứng, phải không? Mấy con thấy, khó lắm. Bởi vì người ta sẽ hạ Thầy, mọi cách. Nhất là hạ Thầy bằng cách phụ nữ, các con biết phải không? Cái danh dự của con người đâu phải dễ mấy con. Khi người ta dùng phụ nữ người ta hại mình, mình không có gỡ ra được. Mà khi có một người nam gần bên Thầy, người thị giả sát bên Thầy, ông A Nan sát bên Thầy, có ai lại đổ thừa được. Cho nên Thầy cũng khéo léo, biết ông A Nan thì bây giờ biết ông Thầy Mật Hạnh cũng trợ giúp mình được những việc đó. Có phải không?
Các con thấy rõ ràng mà từ khi mà Thầy tu chứng thì Thầy lôi ông Mật Hạnh về liền. Còn hồi mà tu chưa chứng thì một mình mình, ai nói gì cũng được, ở đâu cũng được, không ai nói gì. Nhưng mà khi mình tu chứng rồi, tự làm chủ rồi thì người ta sẽ dập nát mình hết. Hồi mình tu chưa chứng thì không ai dập mình đâu, không ai nói cái gì đâu. Mà hễ khi nghe mình tu rồi, mình chứng rồi, làm chủ sinh, già, bệnh, chết rồi, thì gần bên mình mà không có người thứ hai chứng minh thì họ sẽ dập nát hết. Cũng như bây giờ nếu như Thầy không cẩn thận đi ra họ giết Thầy, họ đang ghét Thầy ghê gớm lắm.
Không Thầy nói mấy con cứ…, người nào mà có lên mạng mấy con sẽ thấy được. Bởi vì Thầy dập nát hết những kinh sách Đại thừa. Thì mấy ông Thầy Đại thừa mà cố chấp. Còn các ông Thầy Đại thừa không cố chấp, họ thấy nó đúng. Còn mấy ông Thầy Đại thừa mà cố chấp đó, thì họ thấy tức quá. Cho nên họ tìm mọi cách diệt ông này đi cho rồi. Nhưng mà Thầy đâu có dễ diệt, mấy con ôm lựu đạn ngồi đó là Thầy biết rồi, giờ có ném ném đại đi, chết có chết một đám mình.
(00:39:45) Cho nên ở đây Thầy nói thật mấy con ráng tu, Thầy thì cũng không sống dai nữa đâu, đức Phật tám mươi tuổi ra đi rồi, mà Thầy hôm nay trên tám mươi tuổi, còn hơn ông Phật rồi. Cho nên vì vậy mà Thầy làm sao đào tạo cho mấy con được. Chứ không khéo ông Phật đi rồi mà mấy con suốt đêm còn đi kinh hành như ông A Nan thì thiệt khổ cho mấy con quá. Ông A Nan vì gần được bên Phật, những cái gì mà ông Phật nói thì ông A Nan là người thông minh, đều thuộc hết, được nghe hết. Nhưng mà kết tập, khi kết tập ông Ca Diếp kết tập. Không cho ông vào kết tập, tại vì ông tu chưa chứng, có phải không? Ông buồn khổ quá, Phật còn sống thì mình ỷ y mình ở gần Phật không chịu tu, bây giờ ông Ca Diếp ông ỷ mình làm anh ông ấy chơi cho mình ra rìa.
Cho nên một đêm ôm pháp Thân Hành Niệm ông đi kiên cố như cỗ xe mà mấy con, các con có nghe ông A Nan đi một đêm mà sáng chứng đạo không? Cửa hang người ta đóng kín không có cho ai được vào hết, người ta kết tập mà. Ông chui vô, nghĩa là ông bay vô, ông tàng hình ông vô liền. Tức là ông Ca Diếp ông không gợi cái lòng căm tức của ông A Nan thì ông A Nan không chứng đạo, cái lòng từ của ông Ca Diếp nó cao lắm mấy con, chứ không phải, ông thương em ông ấy lắm chứ không phải ông ghét, nhưng và ông kia vì bị chọc tức, mà ông nỗ lực tận cùng. Cũng như trong mấy con, có khi phải cần dùng cho mấy con tức, mấy con mới nỗ lực thật tình mấy con mới chứng, còn không thì mấy con chứng ngọng, nói dịu dịu nhẹ nhẹ mấy con không dùng hết sức lực của mình.
Cho nên vì vậy mà Thầy, từng người một để mà chọn lấy một cái đặc tướng ở chỗ này, nếu mà cần chọc tức Thầy sẽ chọc tức để mấy con tận cùng. Các con hiểu chỗ đấy chưa? Cho mấy con tức mấy con chết cho rồi chứ. Nếu mà không chứng đạo thì chết quách cho rồi sống làm chi. Thì như vậy Thầy là bậc Thầy Thầy phải biết tâm niệm mấy con đó chứ. Cho nên phải biết để mà đưa mấy con tới nơi tới chốn. Các con hiểu chưa?
Cho nên ở đây đó, dù là mấy con là cư sĩ, thì mấy con còn phải sắp xếp nhiều. Khi mà sắp xếp ổn rồi, thì mấy con trở thành. Coi như là mình không cạo tóc, nhưng mà mình tu sĩ. Coi như đương nhiên là mình tu sĩ. Còn ở đây các con là tu sĩ, nhất định là mình phải nỗ lực mình tu, chứ không thể mặc chiếc áo tu sĩ, mà cứ hình thức như thế này thì không nên, phải nỗ lực thực sự tu y như Phật làm chủ bốn chỗ đau khổ.
(00:42:23) Thầy tin rằng người Việt Nam chúng ta có đầy đủ ý. Một đất nước nhỏ sống gần bên nước lớn, mà luôn luôn chủ quyền độc lập không có đầu hàng giặc. Ý chí ngút ngàn đó là dân tộc Việt Nam. Vậy thì dân tộc chúng ta có thì trong mỗi người Việt ngồi trước mặt Thầy không phải là thiếu điều đó, ý chí của mấy con, ý chí độc lập. Mà đây hôm nay, trước kia dân tộc của chúng ta đánh đuổi ngoại xâm xâm chiếm nước chúng ta. Các con thấy tầm vông vót nhọn mà đánh với xe tăng thiết giáp của Pháp mà một trăm năm mà đuổi hết đi. Đâu có phải dân tộc Việt Nam mình nhát gan thì chắc chắn là chúng ta chỉ làm tay sai nô lệ không còn cách nào khác nữa. Thế mà đuổi được Tây đi.
Một ngàn năm đô hộ người Trung Quốc mà cái nước lớn đông dân nhất. Chúng mà xúm nhau phun nước miếng chúng ta cũng chết ngợp chứ đừng nói, vì dân cũng đã ít, người ta ví như vậy thì mấy con cũng đã biết mà, vậy mà vẫn đuổi giặc Tàu chạy mất. Cho nên bây giờ mấy con nghe người Tàu họ lăm le ở ngoài biển Hoàng Sa, Trường Sa, cũng là mục đích xâm chiếm đó mấy con, chứ không phải không đâu. Nhưng mà làm gì, tới Việt Nam chúng ta, con cháu chúng ta anh hùng lắm.
Đừng có nghĩ bây giờ Thầy không nói, nhưng thực sự ra con cháu của Thầy hoàn toàn anh hùng. Ngồi đây trước mặt Thầy biết đâu chừng có Quang Trung Nguyễn Huệ. Ăn Tết muộn, một năm ăn Tết ở Hà Nội, tức là đuổi giặc ra khỏi rồi mới ăn Tết. Thì chúng ta phải biết rằng dân tộc chúng ta anh hùng. Thì sự tu tập đâu có nghĩa là đất nước Ấn Độ có một đức Phật, mà đất nước Việt Nam cũng có chứ. Đức Phật tu chứng làm chủ sinh, già, bệnh, chết thì đất nước Việt Nam chúng ta cũng làm chủ sinh, già, bệnh, chết. Không thua, đâu có thua. Hiện giờ đất nước Việt Nam chúng ta không thua Ấn Độ, mà nước Ấn Độ bây giờ lai căng ba cái tà giáo ngoại đạo, chứ đạo Phật đâu phải là chuyên, có để mà người ta đến người ta chiêm ngưỡng nhưng sự thật ra dân tộc Ấn Độ không làm được như Việt Nam.
(00:44:33) Cho nên Thầy loại trừ hết tất cả những kinh sách chịu ảnh hưởng của Trung Quốc, tức là Đại thừa. Dẹp hết, chỉ thực hiện cái tạng kinh của Hòa thượng Minh Châu dịch từ tiếng Pali lời Phật dạy, những bài kinh nào mà không đúng của Phật ở trong kinh tạng Pali đó thì dẹp hết, không đúng. Thì chúng ta còn lại những cái lời chân chính của đức Phật. Chúng ta là người Việt Nam chúng ta triển khai giáo pháp, để chúng ta thắp sáng lại cái ngọn đèn của Phật giáo.
Bởi vì dân tộc chúng ta chịu ảnh hưởng của Phật giáo rất là sâu. Các con thấy ảnh hưởng như thế nào? Nhà nào người ta cũng thờ, người ta tin tưởng Phật. Không bao giờ ai chê bai Phật, ai dám nói Phật, đó tức là lòng chúng ta rất trung thực. Mặc dù đất nước chúng ta có nhiều tôn giáo đến đây, nhưng mà làm sao hơn được Phật giáo mấy con? Không làm sao hơn nổi. Phật giáo, cái số lượng mà tín đồ của Phật giáo ở Việt Nam đông hơn tất cả các tôn giáo khác. Mặc dù tất cả các tôn giáo khác người ta mua chuộc dân tộc chúng ta bằng cách này bằng cách khác. Các nhà đem tiền cho, đem cái này cái kia cho, cho ăn đã rồi thôi chứ nhất định không theo. Thì mấy con thấy cái tinh Thần ấy.
(00:46:05) Cho nên Thầy ước ao rằng trong số mấy con tu ở đây, chúng ta sẽ cố gắng thực hiện có sự hướng dẫn của Thầy, nỗ lực. Đừng lo lắng, đừng chùn bước, nỗ lực hàng ngày. Bởi vậy mà Thầy nói ngồi lại từng tâm niệm của chúng ta để xem xét nó như thế nào, chứ không diệt ý thức mấy con. Phật dạy chúng ta: "Ý làm chủ, ý tạo tác, ý dẫn đầu các pháp". Như nãy giờ Thầy nhắc chúng ta xét từng cái tâm niệm. Ngồi chơi mà, mấy con được cái thời gian ngồi trong thất một mình, rồi cứ xét từng cái tâm niệm của mình, xả bỏ ngay liền. Và cuối cùng mấy con sẽ trở thành con tê ngưu một sừng.
Bài kinh Con Tê Ngưu Một Sừng Thầy đã làm xong rồi, thì mấy con đọc mấy con hãy làm như con tê ngưu một sừng, không chơi với người nào. Bởi vì mấy con chơi mấy con nói chuyện nó làm cho mấy con lãng phí uổng mất thời giờ và đồng thời tâm con không cô đọng lại. Cho nên mình sống một mình, tập sống một mình.
Nghĩa là Thầy nói tập chứ không phải bây giờ ép mấy con vô mà sống một mình chắc mấy con ở trong đó mấy con thành bà vọng phu mất. Các con tại sao ngồi đó mà cứ hướng ra ngoài thấy người ta cứ đi tới đi lui, mình không được buồn quá, thì cái này là bà vọng phu. Cho nên tốt hơn hết mình tập. Quyết định trong một tuần nay tôi khép mình ở trong cái khuôn khổ độc cư sống một mình không chơi với ai hết, không nói chuyện với ai hết. Tôi xét từng tâm niệm tôi, mà rồi tôi xả ra, tôi chưa dám đi lui, tôi xả ra nghỉ, nghỉ tuần hay là hai tuần đi, rồi vô một tuần nữa coi nó còn cái gì nữa không, tôi biết, rồi tôi xả ra nghỉ, tôi cứ tập từ từ từ từ. Được, tôi thấy được bây giờ mày muốn thêm một tuần nữa phải không? Được, một tuần lễ mày không thấy khổ sở, cho tăng lên hai tuần. Rồi hai tuần được thì ba tuần, ba tuần được thì một tháng, có gì đâu. Rồi chừng mấy con được rồi ba tháng, ba tháng được thì sáu tháng. Cái người mà tu tập mà sống độc cư sáu tháng mà biết cách tu tập sáu tháng chứng đạo giải thoát. Không khó đâu.
Cho nên đức Phật dạy mình đâu có khó pháp ta đâu có khó khăn gì, Phật pháp không khó. Cho nên mình biết cách tập, tu tập là làm cho nó thành một cái thói quen, thói quen giải thoát. Còn mình không tập, ép buộc nó, ức chế nó, buộc nó thì cái đó trật mất, nó không làm chúng ta giải thoát, phải không. Vì bây giờ mấy con thưa Thầy gì không, hết rồi phải không? Có gì không con?
6- PHÁP THÂN HÀNH NIỆM 1
(00:49:01) Tu sinh: Bạch Thầy, con xin hỏi một câu. Cái pháp Thân Hành Niệm Thầy có trao cho con để mà đi, thì con đi thì cái trường hợp thứ nhất con không cho một cái vọng tưởng nào của mình xen vào, có nghĩa là con đi hoàn toàn ở trong thất, và sau đó là con thấy nó rất là hay. Tất cả các ác pháp trước đây, một lần ba bốn cái ác pháp nó tấn công, thì con không biết cách xử lý như thế nào. Nhưng mà cái pháp Thân Hành Niệm thì ba bốn ác pháp nó tấn công một lượt thì nó cán nát hết, còn con cảm thấy nó rất là khỏe. Thì sau khi đi nó khỏe lắm thưa Thầy. Nhưng mà rồi trước đây thì con, nó phóng dật lắm, nhưng mà sau khi con ôm pháp Thân Hành Niệm, thì hầu như là con, nó sửa cái phóng dật của con khởi một cái niệm lên một cái là nó quay vô liền. Nó rất là ngoan ngoãn và nghe lời, và nó chỉ cảm thấy cái thân và cái hơi thở, thưa Thầy.
Rồi nhưng mà con tu tập ba thời, còn một thời thì con quán cái thân bất tịnh với lại con tu là cái tâm bất động. Tại vì con sợ là cái đi nếu mà đi bốn thời thì cái pháp Thân Hành Niệm nó dập con, nó mà đi xuyên suốt thì tuy là nó khỏe nhưng mà nó ba khoảng cỡ bốn ngày là nó nhọc, nhọc coi như là đi không nổi, cho nên con sợ. Buổi chiều là con quán tự nhiên là cái sắc tưởng nó xuất hiện, nó xuất hiện cái sắc tưởng, cho nên bây giờ là con cũng không biết là tu như thế nào. Cái thứ nhất là bây giờ mình đi cái pháp Thân Hành Niệm là để cho nó vọng tưởng, mình chỉ có tỉnh giác thôi chứ không có tỉnh thức như trước kia. Hai trường hợp mà con không biết là bây giờ phải tu cái trường hợp nào?
Với lại cái tâm bất động khi mà con khởi nghĩ là nó không có một niệm nào nữa Thầy, con không có ức chế, nhưng mình không có một niệm nào. Mà bây giờ con rất sợ, con không có lối thoát, con không biết tu rất sợ con không có dám tu gì nữa, Thầy cho con xem cái đặc tướng, cho con cái pháp tu?
(00:50:33) Trưởng lão: Để Thầy dạy, bởi vì tu tập mà, chứ đâu phải tự nó có được, mà mình tu sai thì không được. Bây giờ Thầy nói về cái pháp Thân Hành Niệm. Mấy con cũng chia nó ra làm thời khóa mấy con tập dần cho nó quen, bởi vì tu tập. Chứ không phải là vô cái ôm pháp làm cho nó kiên cố như cỗ xe thì mấy con chết với nó, cho nên vì vậy mà cái pháp Thân Hành Niệm khoan đã. Mình cũng chia ra mình sử dụng cái pháp Thân Hành Niệm. Thay vì bây giờ mình tu tập từ bảy giờ, bảy giờ tối chứ gì, đến mười giờ mình mới đi ngủ, mà chín giờ nó buồn ngủ rồi, thì ráng nhớ ôm pháp Thân Hành Niệm mình đi, mình tác ý từng hành động của thân của mình, cuối cùng thì nó tỉnh thức đừng để cho nó buồn ngủ. Đừng ngồi, chứ bây giờ nó lười biếng lắm nó không muốn đi kinh hành đâu, nhưng mà mình bắt nó đi. Bởi vì bây giờ sử dụng để mà phá hôn trầm thùy miên, để cho đúng giờ, đúng cái thời khóa chứ chưa có ôm chặt mà đi luôn.
Sau khi mà mình giữ đúng thời khóa nó không còn buồn ngủ hôn trầm gì hết đó, thì bắt đầu mình mới tăng cái thời gian. Thay vì mười giờ mình đổi thành mười một giờ. Con mới tăng lên, bây giờ nó không có buồn ngủ nữa, phải không? Mà bây giờ con vô con nằm nó không có buồn ngủ nữa, mà con cứ nằm đó làm chi, ôm pháp Thân Hành Niệm đi thêm mà để phá, để tăng cho tới mười một giờ. Mà mười một giờ thấy được rồi con sẽ tăng lên mười hai giờ. Con tăng riết, hoàn toàn ôm pháp Thân Hành Niệm là khi nào sự tu tập nó đã thuần thục thì mình ôm pháp Thân Hành Niệm mình đi suốt đêm là chứng đạo đó.
(00:52:37) Bởi vì Thầy đã nói: Muốn chứng đạo phải tu pháp môn nào? Thân Hành Niệm. Nhưng mà trong đó nó không phải như con nói. Nó sinh ra niệm sắc dục này kia đủ thứ. Mà trong pháp Thân Hành Niệm mười ba pháp, nhưng mà cái pháp đi kinh hành nó kiên cố như cỗ xe, như căn cứ địa. Còn những pháp khác để giúp cho mình, người mới tu ấy, nó có khởi niệm này niệm kia, thì mình mới quán thân bất tịnh, quán này kia, để cho nó nhàm chán, con hiểu chỗ đó chưa?
Bây giờ con mới tu mà con ôm pháp Thân Hành Niệm con chịu không nổi đâu. Rồi đây nó sẽ bùng những cái niệm khác ra. Cho nên mười ba pháp Thân Hành Niệm, nhưng mà những cái pháp khác ngoài cái pháp Thân Hành Niệm đó là cái pháp đi tới kiên cố để chứng đạo. Còn những cái pháp khác nó trợ giúp cho những người sơ cơ.
Như bây giờ Định Niệm Hơi Thở, nó cũng nằm ở trong mười ba pháp đề mục của Thân Hành Niệm, phải không? Là tại vì nó loạn tưởng nhiều quá, nó lung tung quá thì mình phải dùng hơi thở để nhiếp phục nó chứ, phải không? Còn bây giờ nó sinh ra cái niệm sắc dục mình phải dùng quán bất tịnh chứ. Chừng nào nó nhàm chán nó thấy nó gớm quá nó không sinh nữa nó ngán quá rồi nó không sinh niệm sắc dục nữa thì thôi. Chứ còn nó còn niệm sắc dục thì chưa được, phải quán nữa, các con hiểu chưa?
Cho nên mình quán làm sao cho nó nhàm chán thì mới được. Cũng như chưa tới bữa cơm mà đói nó muốn ăn, nó thèm ăn thì quán thực phẩm bất tịnh, để cho nó nhàm chán, ăn để sống chứ đâu phải ăn để cho nó đói bụng như thế này được. Thành ra cuối cùng mấy con sẽ thấy hết đói. Chứ không khéo chưa tới giờ nó đói bụng trước. Thành ra nó có phương pháp để đối trị với những chướng ngại của nó. Nó phải căn cơ trong mười ba pháp Thân Hành Niệm nó đủ cho mấy con để sử dụng tu tập, mà biết áp dụng.
(00:54:27) Cho nên từ nay về sau đó, thì mấy con sẽ gặp Thầy. Bây giờ con bị cái tâm sắc dục bây giờ làm sao con đánh nó được đây? Đó bắt đầu bây giờ Thầy mới nói bây giờ con về con sẽ quán trong một tuần lễ, sau gặp Thầy. Con quán nó như thế nào, mà Thầy quan sát thấy con quán này nó quá, nó thừa rồi đó, thì cũng không được. Nó vừa đủ thôi. Chẳng hạn bây giờ con quán thực phẩm bất tịnh mà nó thừa rồi, bây giờ hết muốn ăn chắc chắn là thấy cơm ghê gớm quá, tôi không dám ăn nữa, dơ quá không dám ăn nữa. Lúc bấy giờ mấy con ớn quá mấy con không dám ăn. Bởi vì quán bất tịnh nó thừa sức của nó rồi, thì mấy con không dám ăn. Mà không dám ăn thì cơ thể mấy con lấy gì bồi dưỡng? Thì mấy con chỉ còn nước nhịn đói mà chết thôi. Cho nên quán vừa đủ thôi, không được quán thừa. Cho nên vì vậy mà lúc nào mà dạy các con từng người một là Thầy có theo dõi hết đó, chứ để không ở trong thất quán thừa có chết Thầy đó. Cho nên vì vậy đó con thấy bây giờ tự tu rồi thì con thấy nó hiện ra pháp này pháp kia. Thì do đó mình phải biết áp dụng, áp dụng mới quan trọng mấy con.
(00:55:42) Cho nên bây giờ gặp Thầy mấy con yên tâm, từng người một chiều đến cái thất riêng để mà kiểm tra Thầy giúp cho mấy con khi tu tập có gì mấy con trình. Chứ không khéo mình trình cái riêng của mình mấy người này bị tưởng hết. Họ chưa bị chứ mình về cái họ bị đó. Bởi vì hễ nghe nói rồi cái tưởng nó cứ nghĩ: Vậy cái này sao giống giống tôi đây. Thì nó sẽ lộn. Cho nên từng người riêng trình cho Thầy, nhất là những cái bệnh tưởng. Mà mọi người ở đây đều là có tưởng thức hết chứ không có người nào không có tưởng thức. Mà con nói mé mé cái trúng họ thế bắt đầu nó hiện ra. Bắt đầu bây giờ tu không thành Phật mà thành tưởng đó. Thế cho nên vì vậy mà nhớ kỹ, lần lượt rồi Thầy sẽ hướng dẫn mấy con, không phí cái chiếc áo tu hành của mấy con, nó sẽ làm cho mấy con tu tới nơi tới chốn.
Còn những người mà mới vào tu tập thì mấy con, với cái số lượng như vầy thì Thầy giúp đỡ mấy con được chứ mà hàng vạn Phật tử như hôm qua chắc mà Thầy dạy kiểu này chắc chết Thầy luôn, không có nổi đâu mấy con. Nội nói rồi đi ra rồi chào họ không cũng mắc mệt, có phải không mấy con? Cho nên vì vậy mấy con đủ duyên thì trong số ít như thế này Thầy sẽ kiểm tra từng người một. Không thể để mấy con tự tu. Bởi vì tự tu nhiều khi mấy con kiến giải ra mấy con tu rồi không biết đúng sai mấy con cứ đi tới thì nó sẽ lệch hết. Chỉ có Thầy là người đi qua mới biết được con đường này, chứ không khéo thì mấy con sẽ lầm lạc hết. Thì cứ yên tâm mấy con, chứ không có gì cả. Thầy sẽ kiểm tra Thầy giúp con.
(00:57:30) Tu sinh: Kính bạch Thầy, trong cái bài pháp Thầy có dạy rằng: Trong khi ngồi giữ tâm bất động thì phải để cho nó khởi niệm, không ức chế ý thức. Mà trong khi mình ngồi cái tỉnh thức mình chưa có, cái hôn trầm nó đến nữa. Thứ hai, rơi vào cái Không Tưởng ức chế ý thức. Nó thường bị vậy, rồi mình tưởng nó tâm bất động không khởi niệm là sai. Mình biết như vậy nhưng mà ngồi rồi nó cứ không khởi niệm, tự nó có những trạng thái đó từ đâu ban ngày tái phát nó tuôn trào ra, nó khởi đủ thứ, từ cái tâm sắc dục rồi cái vọng tưởng khởi lên nó đánh tới tấp…, rồi cái tâm si trỗi dậy, rồi mình lại dùng pháp môn đối trị nó, mình quật nó rồi nó quật lại. Cho nên con thấy tu cái tâm bất động đó, mình cũng tu theo nó nhưng mà mình cảm thấy là tri kiến mình chưa đủ để mà xả nó. Mình chưa có hiểu được. Như Thầy nói biết được các niệm, nhiều khi các niệm nó khởi mình chưa đủ tỉnh thức để nhận biết tâm này tâm gì? Nhiều khi nó dẫn dắt mình một cách rất là âm thầm, nó dẫn dắt mình mà mình ngồi không hay biết, nó rất là nó lén lút nó canh lúc mà mình mất cảnh giác là nó dẫn dắt mình.
Trưởng lão: Được rồi con còn thưa gì nữa không?
Tu sinh: Với lại con cũng giống như Thầy dạy là mình nghĩ pháp Thân Hành Niệm mình ôm mình đi kiên cố là mình đi liên tục. Nhưng mà thật sự ra có những bữa mình phá quá, nhiều khi cái sức mình nó sinh ra những cảm thọ đau nhức, cơ thể nó đau nhức tột cùng. Cho nên là thường ban đêm mình dùng hết sức mình phá nó, sáng nó sinh ra nó đuối nó hôn trầm, thì không thể nào ở trong thất được buộc nó phóng dật đi ra ngoài, thì đi nó tỉnh thức. Tỉnh thức thì trưa cái niệm dục nó lại khởi lên, nó mất sức nhiều quá thì ăn vào, ăn vào bắt đầu nó lại hôn trầm nó tấn công liền. Cho nên mình biết cách đối trị để mà duy trì cái giờ giấc kỷ luật với lại cái nội quy, nếu mà mình không biết cũng bị hôn trầm nó tấn công, và các ác pháp đó. Cái pháp của mình mình nắm không vững đó, mình tu không thiện xảo đó, nó lung tung là cuối cùng nó không đi đến đâu mà lại ức chế thân tâm của mình?
(00:59:49) Trưởng lão: Thầy biết điều đó. Cho nên bây giờ chỉ còn cái nước mà trực tiếp với Thầy hướng dẫn từ từ chứ để mấy con tự tu nó dẫn tầm bậy tầm bạ hết. Bởi vì nội cái pháp Thân Hành Niệm tuy rằng cái pháp Thân Hành Niệm nói rằng mình phải tu tập kiên cố như cỗ xe, như căn cứ địa, nhưng nói thì nói nó rất dễ, nhưng không biết thì tự mình lại diệt chết mình mất, không đủ sức đâu. Đã nói tu tập thì phải tu tập từ từ rồi mới quen dần quen dần. Trong cái pháp Thân Hành Niệm nó đã kê cho mình biết có mười ba pháp trong đó, là khi mình ôm cái pháp Thân Hành Niệm mình đi kinh hành đó thì mình cố gắng mình đi cho phá cái si của mình, thì nó lòi ra những cái pháp ác, thì mình lấy những cái pháp trong pháp Thân Hành Niệm đó để mình sử dụng sẽ dập nó.
Vì vậy bây giờ mấy con ôm pháp Thân Hành Niệm, bây giờ bắt đầu nó sinh ra cái pháp gì, các con sẽ trình bày cho Thầy, nói bây giờ lấy cái pháp đó diệt lên, mà diệt đó, thấy nó quán vậy nó nhàm chán chưa, chưa thì quán nữa. Mà quán thì phải có thời giờ quán thời giờ nghỉ, chứ không phải ngồi quán hoài nó cũng không được nữa. Thì do đó mà Thầy cho con đó, mỗi ngày phải ngồi quán nó, mười phút, mười lăm phút thôi, rồi nghỉ xả nó bao lâu, rồi quán trở lại. Để chừng nào mà thật nhàm chán, nó ớn cái thực phẩm bất tịnh hoặc là sắc dục bất tịnh đó, chừng nào mà nó nhàm chán nó gồm nhóm hết rồi, thì dừng lại không quán nữa. Và đồng thời bắt đầu quay vào ôm pháp Thân Hành Niệm. Có vậy thôi, tất cả những cái gì đi nữa rồi cũng phải trở về với cái pháp Thân Hành Niệm mới chứng đạo.
(01:01:39) Coi vậy chứ bước đi nó giúp cho chúng ta tỉnh thức lắm mấy con, đó là kiên cố như cỗ xe. Cỗ xe kiên cố thì chạy mới không bung, còn cỗ xe của mấy con chưa kiên cố mà lo mà chạy như vậy thì nó phải bung rồi. Nó bung hư xe mấy con. Thì bằng chứng nãy giờ là xe Thân Hành Niệm mấy con bị bung bánh rồi, bể rồi. Đó là xe của mình chưa kiên cố, không chắc mà lo chạy rồi. Chạy mà đường hầm hố chạy dốc này kia, phải lọt xuống phải gãy bánh chứ sao. Thành ra chưa có tạo được cái xe kiên cố mà đã lo chạy. Mà kiên cố nó bao nhiêu cái cam bao nhiêu cái giáp sắt của người ta là mười ba pháp ở trên đó. Mà mình chưa có kiên cố được cái đó thì chưa đóng vô được thành cái xe kiến cố mà lo chạy. Nghe đi Thân Hành Niệm tác ý mà cứ chạy vậy mà cái xe của mình nó bệ rệ quá rồi, có đúng không, mấy con thấy đúng không?
Thế cho nên vì vậy mà Thầy phải dạy cho mấy con để biết lấy từ cái pháp kia để đóng vào cái xe Thân Hành Niệm của mình. Chỗ nào đóng cho cứng chắc, tạo cho mình cái xe kiên cố rồi bắt đầu bây giờ mấy con chạy, thì bây giờ cái xe của mấy con không bung. Nó chạy suốt đêm cũng không mệt mỏi. Càng chạy càng tỉnh, càng chạy càng thấy giải thoát.
Nó thành một cái lực, ý thức lực mà. Tác ý từng hành động của nó nó tạo thành cái lực. Chứ bây giờ bảo "Tịnh chỉ hơi thở" là nó ngưng. "Trời đất ơi! Hôm giờ ôm pháp Thân Hành Niệm tôi tác ý mà nó không ngưng, mà nay tôi chỉ bảo cái nó ngưng được. Ôi trời ơi nó ngưng được đó, nó không thở mà mình cũng không chết, vì vậy là tôi làm chủ hơi thở được rồi đó". Có vậy thôi đâu có gì đâu. Bây giờ mấy con tác ý: "Hơi thở tịnh chỉ, ngưng", phải không? Mà các con rờ lỗ mũi thấy nó không còn thở nữa. Mà giờ nó cứ ngồi vậy nó không cục kịch gì hết, các con biểu "Nằm xuống", thì nó bắt đầu nó nằm xuống, "Chết ngay", thế nó nằm đó nó không thở thì bắt đầu nó mới chịu chết, bảo "Chết ngay" cái nó chết rồi. Giờ bây giờ mấy người cứ đào lỗ đem chôn đi, không có sao hết. Mình làm chủ chết cơ mà. Mình đã bảo mà, khi mình làm chủ rồi cái ý thức của mấy con nó làm chủ rồi, nó ra lệnh tất cả những cái gì được hết.
Cho nên vì vậy mà khi mà Thầy dạy mấy con tu tập đúng rồi thì cái xe của mấy con kiên cố thì bây giờ mấy con mới ôm cái pháp Thân Hành Niệm. Còn chưa được thì thôi đừng chạy, tập đi, tập cho nó quen dần với cái hành động Thân Hành Niệm của mình cho đúng pháp thôi. Chứ đừng có không tập. Bây giờ Thầy nói bây giờ mấy con chưa tập Thân Hành Niệm, Thầy bảo đi Thân Hành Niệm mấy con biết đâu được. Dở chân lên, đưa chân xuống, hạ chân này kia mấy con làm một hơi lộn xộn, nó không phải dễ đâu. Coi vậy chứ phải tập rồi nó mới được.
Đó thì hôm nay mấy con nhớ rồi đi rồi trình bày với Thầy. Rồi tới đây thì từng người chứ không có thể mà tập trung, muốn mời cũng không tập trung, người nào Thầy cũng hướng dẫn cho người nấy thì chắc ăn. Con muốn hỏi gì con cứ hỏi.
Tu sinh: Thưa Thầy Thầy cho con hỏi, ngoài phá hôn trầm bằng đi kinh hành và Thân Hành Niệm thì còn cách nào khác không?
Trưởng lão: Còn chứ.
(01:04:38) Tu sinh: Con thấy nếu mà con đi xe, bình thường nếu mà con đi xe Thân Hành Niệm đó, thì nói chung là con có một chút sức tỉnh nên đi nó không tỉnh hơn, hôn trầm nó không tấn công thôi chứ còn con thấy nó không tỉnh hơn. Và cái hai nữa là con duy trì cái một ngày ngủ bốn tiếng với lại là trưa ngủ một tiếng thì cảm thấy bình thường. Nhưng mà thường ăn cơm xong cũng đánh một chút thôi, thời khóa nghỉ lao tác từ 5 giờ đến 7 giờ nếu mà ko pháp thì hôn trầm nó có đánh vào cái giai đoạn ấy. Còn đâu ban đêm từ hai giờ sáng cho đến năm giờ, thì cái đoạn từ bốn giờ đến năm giờ thỉnh thoảng nó có vật mình chút xíu, thì con không đi kinh hành cũng được, không đi Thân Hành Niệm cũng được không sao. Thì con thấy có làm chủ được đầu óc, nếu mà những cái niệm gì trong con mà con khởi ra thì con biết hết, con có thích làm theo nó hay không. Con biết con thích làm theo nó hay không thôi chứ còn con biết hết. Chủ yếu con biết nó sai thôi, làm một tí coi nó làm sao.
Trưởng lão: Biết sai mà cứ làm theo ý thì…
Tu sinh: Con thử xem sao chứ con không có sợ.
Trưởng lão: Thì thật ra ở đây mình tập làm chủ, con, chứ không phải là gì khác. Còn cái pháp Thân Hành Niệm là cái pháp để cho mình tập để sau này mình giữ tạo thành cái lực, ý thức lực của mình qua cái pháp Thân Hành Niệm để mình làm chủ được sự sống chết mà thôi, không có gì khác. Cho nên trong cái sự tu tập, Thầy bây giờ hướng dẫn cho các con, mọi người chứ còn không có để cho mấy con. Bởi vì đã chứng thì các con đã chứng lâu rồi, có phải không? Cho nên giờ để mấy con không phải tự mình tập được. Chắc chắn là có một lúc nào đó, chắc chắn là không biết ai thế cho Thầy Gia Hạnh, Thầy lên Thầy dạy Thầy Gia Hạnh tu chứng trước rồi Thầy Gia Hạnh ra chỉ, chứ để không là không được.
(01:06:38) Cho nên vì vậy mà nhiều khi chúng ta bị cố chấp một cái gì đó, thì chúng ta sẽ dính vào cái pháp đó. Cho nên hễ cái gì mà Thầy bảo bỏ thì các con bỏ hết. Để mình tu, coi như là mình mới bắt đầu tu, chứ không khéo mấy con tu một thời gian bây giờ mấy con bị cố chấp cái pháp nào đó, dạy mấy con không chịu tu mà cứ tu cái pháp của mình không, thì Thầy dạy sao cứ về ôm cái của mình mà tu thì chắc chắn là Thầy dạy không có tới nơi tới chốn. Mà nói Thầy dạy không tới nơi tới chốn tại các con không có tu theo Thầy mà cứ tu theo mình.
Thí dụ như Thầy dạy bảo mấy con ráng đi kinh hành, tại mấy con thích ngồi quá, an lạc quá cứ ngồi hoài, thì cái này mấy con tự giết mình. Thầy bảo thôi bây giờ, Thầy biết cái người nào, cái đặc tướng của mấy con bảo đi kinh hành, còn cái người mà Thầy cho ngồi thì mấy con cứ ngồi. Còn Thầy không cho ngồi thì đứng có về đó mà lén mà ngồi thì chắc chắn là Thầy dạy không có nổi, phải không.
Bởi vì nhiều khi ngồi mà sanh hỷ lạc, có cái hỷ lạc giả, tức là tưởng hỷ lạc chứ không phải là hỷ lạc thật. Cho nên vì vậy mà ngồi thấy an lạc quá, cho nên các con thấy một người ngồi mà cái đầu cứ lúc lắc đó là cái hỷ lạc. Thì cái hỷ lạc lắc qua vậy sao thấy an lạc quá, nghe sướng quá, cho nên cứ ngồi lắc hoài. Có người cứ gục tới gục lui, hớp hơi làm như con gà mổ thóc một cái, mà mổ xuống một cái nó an ổn vô cùng rồi, rồi ngước lên nghe nó thoải mái, nghe nó sung sướng quá, cho nên cứ làm vậy hoài. Thì bởi vì cái hỷ lạc đó là cái dục, nó làm cho chúng ta thích.
(01:08:15) Cho nên vì vậy mà mấy con cứ bị cái đó mà không có chịu xả, khổ cái nỗi đó. Đừng có chạy theo cái hỷ lạc gì, thì Thầy nói ở đây không có cái lạc lạc gì hết. Nó đi bình thường rồi, không có ai làm khổ mình, không có ai làm mình giận hờn buồn phiền mà không cần phải cái thân này nó an lạc như thế nào, tôi không cần ở cõi Trời đó, tôi chỉ ở cõi thế gian này thôi. Nhưng mà bình thường thanh thản, an lạc, vô sự đó. Cái câu mà Thầy nói: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự" nghĩa là ai làm gì nó cũng không động, mà luôn luôn nó thanh thản chứ nó có an lạc chỗ nào đâu. Nhưng mà thanh thản thì an lạc bởi vì nó có cái gì động nó đâu mà nó không an ổn, mà nó không sinh ra nó làm chuyện gì hết, nó làm chủ. Đó là cái chân lý, cái chân lý thứ ba của đạo Phật, diệt đế của người ta là cái trạng thái đó.
Cho nên từ lâu tới giờ cứ nghe nói trạng thái diệt đế tức là trạng thái Niết Bàn, nhưng mà người ta không nói được cái trạng thái Niết Bàn nó ra như thế nào. Còn hôm nay Thầy nói ra thì mấy con đều nhận được hết rồi. Mà bây giờ chúng ta, vì chúng ta cái nghiệp đời của chúng ta nó đã tích trữ nhiều quá, cho nên ngồi lại nó sẽ bị đánh mất cái trạng thái đó đi, cho nên buộc lòng chúng ta phải quán vô lậu bằng cách này bằng cách khác, hoặc là đi Thân Hành Niệm bằng cách này bằng cách khác, để chúng ta được bất động, thanh thản, an lạc, vô sự chứ có gì đâu, có chút đó thôi. Biết rồi, nhưng mà bảo vệ nó là cả một vấn đề tu tập.
Còn Thầy nói: bây giờ ngồi lại chơi thanh thản, an lạc, vô sự mà ngồi chơi nó không thanh thản, an lạc, vô sự lại sinh chuyện này chuyện kia thì phải ôm pháp đi riết. Đừng có nghĩ rằng: Thầy bảo ngồi chơi thì cứ ngồi chơi đó, ngồi chơi mà cứ gục tới gục lui thì không được. Ngồi chơi mà cứ sinh niệm không thì không được, các con hiểu chưa? Còn ngồi chơi mà người ta ngồi chơi tự nhiên không có gì hết thì cứ ngồi chơi. Còn ông này nó cứ kẹt dính chỗ này kẹt dính chỗ kia thì đâu có ngồi chơi được đâu. Ngồi chơi mà cứ nghĩ: "Trời đất ơi cái tâm sao bây giờ nó cứ nghĩ sắc dục như thế này?". Ngồi chơi mà kiểu này không được. Tức là đâu có ngồi chơi được mà phải dùng tâm quán bất tịnh, thì như vậy xả mới được chứ. Phải không, mấy con thấy chưa, nỗ lực tu mấy con. Rồi từ đây về sau Thầy hướng dẫn từng người mấy con, không muốn để mấy con tu một mình đâu… Rồi con.
7- HƯỚNG DẪN TU SINH KHU TIẾP NHẬN
(01:10:26) Tu sinh: Con kính thưa Thầy, tại vì Thầy cũng có nhắc nhở vấn đề tu sinh ở cái khu mà tiếp nhận thưa Thầy, thì con thấy khu Tiếp nhận thì nó cũng có nhiều cái vấn đề nó cũng hơi phức tạp, và nhiều cái thành phần cũng không có giống nhau. Khi vô đó thì cái Nội quy của Tu viện nó thì càng ngày phải càng giữ cho nó nghiêm khắc, để cái sự tu tập nó được tốt đẹp thêm đó Thầy. Nhưng mà có một số tu sinh nhiều khi cũng chưa có thấy được cái sai trật đó, nhiều khi cũng vấp phải những cái lỗi lầm đó, nhưng mà rồi bằng cách nào Thầy chỉ dạy dùm mình nhắc nhở, sách tấn cho những người đó, để mà hiểu được, để mà cùng nhau tu tập cho nó được tốt đẹp, Thầy chỉ giúp?
Trưởng lão: Bây giờ có một số người mà đến khu Tiếp nhận đó, thì con khuyên mọi người, người ta nghe theo mình phải giữ đúng cái nội quy, cái kỷ luật ở đó. Còn người nào mà thấy không giữ đúng được thì con cứ gửi vô Thầy. Bây giờ đó, thầy hoặc là cư sĩ cảm thấy này chưa cao cho nên ở đây là cái khu người mới tu thôi, bây giờ xin Thầy vô cho gặp, Thầy hướng dẫn tu cao hơn. Thì bao giờ người ta cũng đến người ta gặp Thầy, thì con ngoài đó được yên ổn, hiểu không? Cho nên vì vậy mà con cứ gửi vô Thầy đi, phải không, Thầy sẽ nhận hết. Người nào, bất cứ người nào, làm sao Thầy cũng nhận hết. Tại biết sao không? Thầy có lồng sắt, người nào mà tu không được mà nói không nghe Thầy nhốt vô trong lồng sắt.
Yên tâm mấy con thấy bây giờ mà cứ ở ngoài mấy khu Tiếp nhận mấy con, người nào mà theo cái nội quy ngoài đó mà con thấy như vậy sợ ảnh hưởng đến người khác người ta không muốn tu chứ gì, thôi cứ gửi vô Thầy đi. Khuyên họ vô gặp Thầy để Thầy giúp đỡ cho người tiến tới, người ta tu tốt hơn. Giúp đỡ người ta, không có gì hết. Bởi vì ở đây cái trình độ thấp mà, ở kia cao hơn nó phải có lớp lang, bây giờ lớp một mà học hoài thì đâu được. Trình độ của Thầy bây giờ phải lên lớp hai lớp ba rồi, biết chừng lên lớp nhất nữa là khác. Vô trong này Thầy có đủ lớp. Thế cho nên con cứ khuyên những cái người mà có cái khả năng của họ, bất cứ thân họ tâm họ chướng ngại cách gì đi nữa, mà vô thì Thầy sẽ giúp đỡ họ, không có gì hết, nghe không, cứ khuyên.
Bây giờ thấy Thầy tri kiến như vậy Thầy nên tiến tới thì tốt hơn rồi đó, thì tôi giới thiệu. Con sẽ viết cái thư con gửi vô Thầy, giới thiệu Thầy này đang tu, mà ở trong cái giai đoạn vậy Thầy giúp đỡ cho Thầy này tiến sẽ tới tu tốt hơn, để nhập các định nó như thế nào thế nào. Thì con viết bức thư gửi gắm như vậy, thì tình nghĩa huynh đệ nó càng ngày càng khăng khít với nhau, nghe không? Cứ vô đây, Thầy nói bây giờ bất cứ một cái người nào Thầy cũng giúp đỡ được hết, không sao đâu, yên tâm, con cứ chỉ vô Thầy được hết. Còn Chơn Thành, con tu sao, khá không con?
8- PHÁP THÂN HÀNH NIỆM 2
(01:14:40) Tu sĩ: Dạ thưa Thầy con xả tâm, nó không…
Trưởng lão: Ráng xả tâm con. Rồi nhất là mình phải đi kinh hành, mình tập tỉnh thức cho nhiều nữa. Trong cái thời gian này mình đừng có ngồi nhiều, ngồi nhiều không tốt. Mà mình đi nhiều để tập cho mình có cái khả năng ở trên thân hành của mình. Bởi vì mấy con nghe Thầy nói nãy giờ, chỉ có pháp Thân Hành Niệm nó kiên cố, nó căn cứ địa như cỗ xe mới chứng đạo. Không có pháp nào hơn là pháp Thân Hành Niệm. Các con ngồi tức là các con sẽ bị hôn trầm thùy miên, mà các con đi mà suốt đêm ngày không mỏi mệt mà thấy an ổn là mấy con đã chứng đạo. Còn mấy con đi mà bị mỏi hoặc này kia, ngủ lừ đừ thì đó là mấy con tập thôi chứ mấy con đừng có đi suốt đêm suốt ngày, không có được. Tập từ từ, tập cho quen rồi mấy con đi từ ngày này qua ngày khác, bảy ngày đêm đi kinh hành mấy con thức không mệt mỏi là mấy con đã chứng đạo. Vì pháp Thân Hành Niệm rất hay mấy con. Nó đi rồi nó khỏe khoắn vì nó là cỗ xe kiên cố như căn cứ địa mà, làm gì mà nó mệt nhọc được. Mà nó mệt nhọc là tại vì cỗ xe mình chưa kiên cố, các con hiểu chưa? Cho nên vì vậy mà mấy con cứ siêng năng đi kinh hành.
Cái thất luôn luôn lúc nào Thầy cũng làm cái hành lang xung quanh, mấy con cứ đi xung quanh. Bây giờ mình tập đi với sức của mình, đừng có đi quá sức nó sẽ mỏi mệt, nó sinh ra hôn trầm thùy miên, mình đi với sức của mình. Mình mệt thì mình nghỉ để mình xem từng tâm niệm của mình coi thử coi nó như thế nào, nó sinh niệm gì niệm gì để cho mình tác ý mình xả hết, đó nó vậy thôi. Cho nên các con nhớ đi kinh hành nhiều, thì sẽ có lợi ích rất lớn. Nhớ, nếu mà suốt ngày đêm mà con đi kinh hành vòng vòng ngoài thất, con đi hoài đi hoài mà nó không mỏi mệt là các con chứng đạo. Vậy là đủ sức mình làm chủ sự sống chết của mình.
Tu sĩ: Thưa Thầy là con thích đi Thân Hành Niệm hơn là đi kinh hành.
Trưởng lão: Thì Thân Hành Niệm mà con đi như vậy con đi suốt đêm…
Tu sĩ: Con có thể đi như vậy liên tục ba tiếng đồng hồ con không thấy mỏi mệt.
Trưởng lão: Vậy thì tốt, cứ tăng dần lên, con đi được tăng dần lên, chứ đừng có ngồi. Cứ tăng dần…
Tu sĩ: Con đi thấy thoải mái, dễ chịu. Trước đây thì con có ngồi nhiều nhưng mà bây giờ con bỏ cái ngồi, ngồi ít thôi. Bây giờ chủ yếu là nó đi Thân Hành Niệm, nó đi nó không mỏi, thấy dễ chịu.
Trưởng lão: Bây giờ con cứ tập dần dần con đi. Có thể là con đi suốt đêm trong cái thất của con hoặc là cái hành lang của con bên ngoài.
Tu sĩ: Như là Thầy dạy là nếu mà đi không đúng pháp thì nó sẽ mỏi mệt, khi đi mà đúng pháp thì nó rất khoan khoái dễ chịu. Nó có những cái trường hợp tức là nhấc gót lên, giơ chân lên, giơ cao. Nếu như là mình buồn ngủ mình giơ cao hết cỡ đó, thì nó lại càng thích bước nữa. Thế còn nếu mình đi bình thường đó, nhất là không được lắc lư, chứ nếu mà lúc tỉnh thức ấy, lúc tỉnh giác ấy thì là nó lắc lư. Chứ còn đi mà nó nghiêm chỉnh đi, thì nó thoải mái lắm…
Trưởng lão: Đúng vậy, kinh nghiệm mà con, tùy theo…
Tu sinh: Con có thể đi luôn ba tiếng đồng hồ được, nó không mệt. Nhưng mà con sợ rằng nếu đi nhiều như thế thì nó có ảnh hưởng gì không …, nếu không thì con cứ đi như thế này, con không ngồi nữa.
(01:18:07) Trưởng lão: Đúng rồi con, con tập ít ngồi đó con. Còn không ấy thì con không ngồi. Bởi vì cái giai đoạn này con nên đi nhiều thì đó là tốt nhất. Theo Thầy thấy không cần ngồi. Con nghe ông A Nan ngày xưa cũng là một cái kinh nghiệm tu hành mà nhắc lại cái lịch sử thì cũng đi suốt đêm, đi suốt đêm mà sáng hôm sau chứng đạo, vào kết tập kinh với ông Ca Diếp nữa. Mà mình thấy khả năng của mình đi suốt đêm được, Thầy nói tu tập, là tại vì khả năng của mình đi suốt đêm chưa được cho nên mình tập. Chứ đừng có làm cho quá sức của nó nó lại mỏi mệt, nó lại sinh ra những chướng ngại nữa, thì nó khổ mình. Còn mình tập được, đi suốt đêm mà nó khỏe khoắn, càng đi càng an ổn, đi càng đi càng thấy thích thú thì nên đi, đi tốt nhất. Đi suốt bảy ngày đêm Thầy cũng không cấm. Con nhớ điều đó.
Tu sĩ: Tại vì con bây giờ mà đi Thân Hành Niệm như thế, thì không những mà nó thoải mái tinh thần, mà trí tuệ thì nó minh mẫn hơn và cũng không có những cái niệm khởi lên, hoàn toàn không có niệm gì hết. Tức là nếu mà ngồi nhiều mà xét trong lúc ngồi có các niệm khởi lên, chứ còn đã đi thì nó tuyệt nhiên là không có niệm, mà nó rất là thích thú, mấy hôm nay là con hỏi Thầy là con đi liên tục không biết có được không?
Trưởng lão: Được chứ, bởi vậy Thầy mới khuyên con nên đi đúng không, nên đi… Nó sẽ cố gắng đi tốt hơn, còn nếu cái khả năng mình được như vậy con càng đi nhiều càng tốt, đừng nên ngồi. Bởi vì cái ngồi đối với con ấy, thì cái ngồi nó đã quen rồi, bây giờ xả bỏ hết pháp ngồi, cho nó hoàn toàn nó ở trên cái pháp Thân Hành Niệm, cho nó tốt thật tốt, có vậy thôi. Còn bây giờ còn ai nữa không con? Hết rồi hả?
9- ĐỐI TƯỢNG XẢ TÂM TRONG VÀ NGOÀI THẤT
(01:20:34) Tu sinh: Thưa Thầy cho con thưa hỏi. Thí dụ như mình ở ngoài mình có cái đối tượng ấy làm cái đối tượng cho mình xả tâm, xả những ác pháp. Còn mình ở trong thất mình tu, vận dụng cái pháp môn mình tu mình thấy nó được những trạng thái an ổn này nọ, nhưng mà thực tế ác pháp nó còn ngủ ngầm, trong khi mà nó va chạm nó đụng những cái ác pháp ở ngoài nó tác động đến, nó khởi lên thì có phải là những cái pháp môn mình đang dùng nó bị ức chế chưa phải thực sự cho mình diệt sạch thẳng những cái ác pháp ở trên thân tâm?
Trưởng lão: Bây giờ con ngồi xuống đi Thầy chỉ cho. Bây giờ mấy con chưa đủ duyên vào thất, thì mấy con ở ngoài, mỗi pháp đều là mấy con dùng tri kiến mấy con xả. Tức là mình xả nó đi, mình xả nó bằng cái hiểu biết của mình là nhân quả, phải không? Do đó mình xả nó bằng cái tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự của mình. Nhưng mà nhân quả là gốc, không nhân không quả thì không gặp nhau, thì có nhân có quả có gặp nhau thì mới có chướng ngại pháp, do đó con xả bằng cái nhân quả, bằng tri kiến nhân quả đi.
Khi mà ở ngoài có ác pháp như vậy, nhưng mà khi mình nhập thất thì đâu có đối tượng đâu. Nhưng mà đối tượng của người ở trong thất là tâm niệm của mình, nó còn khó hơn. Cái kia thì nó có đến nó gặp nhau rồi nó đi mất, còn cái niệm này nó lặn xuống rồi cái niệm khác nữa, cho nên người mà ở trong thất đó đối đầu với cái niệm của mình nó là cái đối tượng, cái đối tượng của mình. Cho nên vì vậy mà mình chỉ còn ở trong cái tâm trạng tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, với một trạng thái bất động đó mà không có một niệm nào thì các đối tượng đó bị xả hết rồi. Mà còn khởi niệm thì chưa xả hết, còn phải tu nữa, mà hết thì là hết rồi, chứng đạo đó. Đó con hiểu không? Cho nên ở ngoài đó mình có đối tượng mình xả, cho nên mình không giận hờn phiền não gì hết tức là mình giải thoát. Còn mình có đủ duyên mình vào thất mình không có sử dụng cái đối tượng.
(01:22:32) Ở ngoài người ta tu có đối tượng người ta xả được cái tâm người ta thanh tịnh, cho nên vì vậy mà người ta cũng bất động. Bởi vì bất động trước các đối tượng đó thì bắt đầu đó mình tu tập các cái đối tượng ở bên ngoài cho tâm mình bất động, không có gì làm cho tâm mình động được nữa hết, nghĩa là không có đối tượng nào làm cho tâm mình động. Thì cái tâm mình ở đây nó cũng không niệm nữa. Cho nên mình xả ở ngoài hết thì ở trong tâm mình cũng không niệm. Còn bây giờ mình xả chưa hết cho nên mình vô thất mình ngồi thì tâm mình khởi niệm. Còn bây giờ ở ngoài mà con làm việc này kia, tiếp xúc với mọi người, ai làm gì cũng không buồn giận người ta hết.
Cho nên Thầy mới dạy mấy con thương yêu và tha thứ. Cho nên mấy con sống bên ngoài là thương yêu tha thứ thì mấy con thấy không có buồn giận ai hết. Nhưng mà khi mình có duyên mình ở trong thất mình tu một mình ấy, thì hãy sống như con tê ngưu một sừng. Thì câu tác ý: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự" nó cũng giúp cho mấy con diệt được tất cả những niệm đó. Nhưng nó kèm theo cái tri kiến của mình, từng niệm khởi nên biết nó là ái kiết sử, biết nó là cái gì cái gì rồi kệ nó, biết nó thì tự nó xả được. Chứ mình không phải để cho nó bằng cách là mình giết ngang nó, thí dụ biết vọng liền buông đi, thì nó bị ức chế. Còn mình hiểu nó, thì nó không bị ức thế.
Thì mấy con cứ nhớ là dùng cái tri kiến hiểu cái niệm đó nó là cái gì, thì giờ nó nhớ nhà, nhớ ba má nó thì đây là ái kiết sử, "Mày đi tu rồi thì bây giờ mày có về bên ba má để bú hay làm sao mày về mày lo. Cho nên vì vậy ở đây mày lo mày xả đi, để về mày tu xong rồi mày giúp ông bà, chứ không khéo ông bà chết rồi không biết đi đâu nữa". Đó mình nhắc nhở mình vậy đó, để cho mình có cái lòng thương yêu cha mẹ của mình. Bởi vì nó nhớ cha mẹ là nó thương yêu rồi. "Cho nên mày nhớ ráng tu, để mày về cứu độ cha mẹ chứ ở đây mày nhớ chắc mày cũng chết chùm với ông bà ấy". Do đó mình nhắc nhở cái bắt đầu nó nỗ lực tu nó không nhớ nữa.
10- DÙNG TRI KIẾN ĐỂ ĐỐI TRỊ ÁC PHÁP
(01:24:31) Tu sinh: Bạch Thầy, thí dụ như mình biết rõ từng tâm niệm của mình, mình tác ý đuổi đi, là một. Hai là dùng, nếu mà mình diệt nó thì mình dùng cái câu của trạch pháp Như Lý Tác Ý: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc" để mình diệt. Nhưng mà nếu mà con cảm thấy, ví dụ như là cái tâm dục của mình nó chưa có ly, mà mình hay là chưa hiểu cái niệm đó như Thầy nói, mà mình dùng cái câu trạch pháp: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự" mình diệt nó mình đang ức chế nó, có phải không?
Trưởng lão: Ức chế đó.
Tu sinh: Cho nên là con bị mắc kẹt lại ở chỗ tri kiến đó. Ví dụ như mình không biết rõ tâm niệm đó. Có nhiều tâm niệm mình biết, ví dụ như ái kiết sử mình biết này, tâm dục mình biết này, rồi tham dục mình biết. Còn những cái niệm mình không biết mặt nó, cho nên là nó khởi lên mà mình rút xuống, mình không có biết. Cho nên là đôi khi mình cũng dùng cái tâm bất động diệt nó luôn.
Trưởng lão: Không được nha. Tâm bất động khi nào mà con tác ý là sau cái niệm đó xong con hiểu xong rồi con mới tác ý tâm bất động. Chứ còn đừng có tác ý trước đó rồi nó dừng mất, bây giờ không biết nó là sao đây. Bây giờ đã lỡ khởi niệm rồi, coi thử cái niệm này là ái kiết sử hoặc là niệm sắc dục hay niệm gì, tư duy tôi quán xét, nó tạo cho tôi thêm cái Định Vô Lậu nữa. Nó làm cho tâm sắc dục của tôi nó nhàm chán, nó ớn bởi vì tôi quán bất tịnh mà, cho nên nó nhàm chán. Càng có niệm bất tịnh sắc dục thì cái niệm bất tịnh của mình mình lại thực hiện nó thì càng tốt chứ có sao. Cầu cho có niệm nhiều. Mà khi mà mình quán nó thông suốt nó hết rồi thì tự nó nó không còn đến nữa, thì như vậy là tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Cho nên khi mình quán xét hiểu được cái niệm đó rồi thì sau đó mới đuổi nó bằng cái câu tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Mày cứ nhớ tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, đừng có nhớ nó nữa. Ý của mình muốn nhắc nó vậy thôi, thấy chưa. Chứ mới vô đầu mới khởi niệm cái tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự nó lặn mất rồi bắt đầu đi tìm nó, kiếm làm sao.
(01:26:19) Tu sinh: Hèn gì lúc trước con hay dập ngang nó rơi vào ức chế nó rơi vào tưởng không, nó không niệm.
Trưởng lão: Cái đó là cái trật.
Tu sinh: Nó kéo dài ngày này qua ngày khác nhưng mà nó xuất hiện cái tưởng đó, nó làm cho cũng thích thú này nọ. Nhưng mà nó cảm giác người nó rất là khó chịu, nó bị trạo cử thì nó cứ ngứa ngáy nó cự.
Trưởng lão: Bởi vậy pháp tu sai một chút là tu sai.
Tu sinh: Cho nên là lúc đó con đọc sách của Thầy con tự tìm hiểu một câu thôi chứ con cũng chưa thực sự nắm kỹ những cái pháp Thân Hành Niệm và mỗi pháp môn khác mà Thầy viết, con đọc rồi con tự lấy con tu. Vô đây nhập thất đó, đa số là nhiều khi mình thấy là ủa sao mình tu thế này, Thầy dạy như vậy mà tu một thời gian nó bị ức chế, nó cứ rơi vô ức chế ức chế liên tục. Mà có lúc thì đâm ra nó lại rơi vào cái tâm ngã mạn nghi ngờ, nghi ngờ cái pháp môn tại vì mình tu cái pháp môn của Phật mà tại sao nó không hiệu quả? Thí dụ mình đi Thân Hành Niệm mình phá cái hôn trầm, mình đi sao mà nó không phá mà nó lại mệt, nó lại đổ ác pháp tuôn trào. Tâm nghe nó, chính vì cái chỗ mà mình tu pháp Phật mà mình tu sai, mình không hiểu thì nó lại đưa đến cái hậu quả như là tu pháp môn ngoại đạo nó ức chế thân tâm. Không được kết quả gì hết.
Trưởng lão: Đúng vậy đó con ạ. Tu Phật pháp mà rốt cuộc ra ngoại đạo. Thôi được rồi bây giờ còn ai hỏi Thầy gì nữa không con, lần lượt thôi, từng người. Rồi.
11- VỌNG TƯỞNG VÀ HÔN TRẦM KHI ĐI KINH HÀNH
(01:27:57) Tu sinh: Con bạch Thầy là bây giờ con đang tu Thân Hành Niệm. Có đi kinh hành Thân Hành Niệm. Lúc nào mà hôn trầm đúng giờ mà con đi đúng giờ, còn lúc nào mà hôn trầm thì con đứng dậy con đi. Nhưng mà con đi chỉ ba mươi phút thôi, không đi nhiều. Nhưng mà cái thời gian vừa rồi ấy thì con đi tầm khoảng bốn năm ngày, tức là lúc nào hôi miệng, hôi lắm con mới chịu dừng. Thì ngay đó con bạch Thầy thì Thầy cho con biết cái này là cái tưởng hay là cái gì?
Trưởng lão: Cái tưởng, nó làm cho mình cảm nhận được cái mùi hôi, mùi thối hoặc mùi thơm đều là do tưởng xuất hiện hết. Bất cứ một cái gì mà mấy con thấy sao nó lạ, bữa nay sao thơm quá, thì coi chừng, bữa nay sao thối quá. Bây giờ con phải nghe cái miệng của mình nó thở ra thở vô nghe thối quá như cái cầu, thì tức là bị tưởng hết mấy con. Bởi vì Thầy nói cái tưởng nó xuất hiện, nó độc đáo lắm. Khi mà cái ý thức của mình nó không hoạt động bình thường được rồi, nó có lúc yên lặng rồi, thì coi chừng cái tưởng của nó, thì ngay đó mà nó xuất hiện.
(01:29:06) Tu sinh: Bạch Thầy con biết là có vọng tưởng con đuổi là vài ngày sau nó đi. Thứ hai là khi mà con đi kinh hành mà chân con ngoài Bắc thì những cái sẹo nó khô lắm, mọi người nứt nẻ, con cũng nứt nẻ, nhưng mà khi vào trong này chân con nứt nẻ đi rất chi là đau.
Trưởng lão: Trong khi mà nó có những chướng ngại như vậy đó, khi mấy con đi kinh hành mỗi lần đi nghe nó tốt mà bữa nay, mấy con phải gan dạ đừng có sợ, đừng có nghĩ. Ta cho mày chết. Thì mấy con cứ nỗ lực mấy con đi đúng pháp dạy nó sẽ qua. Cũng như bây giờ mấy con bất cứ một cái bệnh đau nào trên thân, mấy con đừng có rên la mấy con, nhất định tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, các pháp đều vô thường. Cái thân thọ này nó bệnh đau thì cũng là vô thường, chẳng sợ gì hết. Thì nó còn đau thì nhắc: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự". Hay hoặc là mấy con dùng cái câu đó mấy con thấy nó không hiệu quả, nó cứ tập trung trong cái đau, thì mấy con nhắc: "An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra", rồi mấy con nhiếp tâm trong hơi thở ra vô năm hơi thở rồi mấy con tác ý câu đó nữa, cứ tác ý cái câu "An tịnh thân hành…", một lúc nó không còn đau nữa, nó hết. Mấy con nương vào hơi thở mấy con tác ý là nó hết đau bởi vì nó ôm được vào trong hơi thở rồi, cái tâm mấy con ôm được hơi thở thì bệnh nó hết. Còn bây giờ nó cứ tập trung trong cái đau nó đau mà mấy con gan dạ, mấy con không sợ, mấy con thanh thản, an lạc vô sự, mày đau kệ đau, một hơi nó cũng hết nữa. Nhưng mà mấy con không đủ sức cho nên mấy con cứ dùng cái hơi thở, cho nên mười chín cái đề mục của hơi thở đó mấy con thấy "An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra". Nó rõ ràng mà. Đức Phật dạy chúng ta đủ pháp để chúng ta khắc phục được những cái khó khăn, những cái khổ sở trên thân tâm của chúng ta mà.
(01:30:52) Vì vậy cho nên mấy con mà bị hôn trầm hồi nãy mấy con hỏi hôn trầm đó, trong Phật pháp nó có những phương pháp để phá hôn trầm chứ đâu phải đợi chúng ta đi kinh hành, phải không? Các con thấy: "Với tâm định tĩnh tôi biết tôi hít vô, với tâm định tĩnh tôi biết tôi thở ra", mấy con có đọc cái câu ấy chưa. Có hết rồi phải không? Vậy các con hít vô bình thường thì nó buồn ngủ phải không, mấy con hít chậm chậm chậm chậm chậm, thiệt chậm cho hết sức, rồi thở ra chậm chậm chậm chậm cho hết sức, ba hơi thở nó hết ngủ liền. Mấy con cứ buồn ngủ làm thử đi. Nhưng cái câu đó mấy con tác ý "Với tâm định tĩnh tôi biết tôi hít vô, với tâm định tĩnh tôi biết tôi thở ra", đừng có thở hơi thở bình thường mà thở hơi thở dài. Đấy thì trong Định Niệm Hơi Thở có hơi thở dài, hơi thở bình thường, hơi thở dài, hơi thở ngắn mấy con. Còn cái vọng tưởng đó mà mấy con thở ngắn thì trời ơi nó chạy hết, đâu có gì đâu, còn thở dài để phá hôn trầm thùy miên đó mấy con. Ông Phật ông kê cho mình đủ pháp hết mà ông đâu có thiếu pháp nào đâu, tại mình không biết chứ. Còn cái pháp Thân Hành Niệm là cái pháp chứng đạo, nó ôm pháp Thân Hành Niệm đi suốt đêm sáng ra nó chứng đạo có gì đâu.
(01:32:04) Tu sinh: Con bạch Thầy con còn câu hỏi. Tức là con đi kinh hành, thỉnh thoảng con có những cái khởi niệm ấy, thì trong khi đi như thế có khởi niệm thì nên dừng lại rồi tri kiến hay là cứ thế đi kinh hành?
Trưởng lão: Bây giờ mà đang trong cái giờ mà đi kinh hành đó con, thì con nên tác ý cái hành động của con thôi. Con đừng có đứng lại mà con triển khai cái niệm của con, không phải. Con triển khai cái niệm là lúc con ngồi, chứ còn lúc đi kinh hành thì bây giờ nó khởi niệm thì con tác ý một cái nó dẹp ngay. Bởi vì con nghe cái xe Thân Hành Niệm không, nó cán nát tất cả những cái pháp mà. Cho nên mình cho nó cán đi, đừng có để mình khởi niệm nữa thì cái xe của con nó đứng lại nó không chạy, có phải không? Cho nên con cho cái xe nó chạy tới luôn. Chân trái bước rồi thì bắt đầu cái chân phải nó cán cái niệm đó liền tức khắc. Cho nên con nghe cái pháp Cái xe Thân Hành Niệm nó chạy mà, nó kiên cố nó chạy, hầm hố nó đều vượt qua hết.
Tu sinh: Khi mà con đi kinh hành, khi khởi niệm đó trong khi đi thì con dùng tri kiến đó…
Trưởng lão: Không được, đừng có dùng tri kiến. Khi mà con đi kinh hành bình thường nó vậy đó. Bắt đầu con đang đi như vậy đó, mà nó có những cái niệm, con đừng có vừa đi mà vừa khởi niệm đó, thành thói quen của con. Ngay đó ôm pháp Thân Hành Niệm tác ý thân hành liền, cán nát nó liền. Còn bây giờ con ngồi con tu cái khác mà con có ngồi tu mà nó có niệm thì tức là con triển khai cái niệm để triển khai tri kiến. Còn cái đi kinh hành nó phá hôn trầm. Cái tập pháp nào nó ra pháp đấy mấy con. Chứ không khéo đi kinh hành rồi cứ vừa đi vừa niệm, khởi đến, nghĩ lăng xăng sau này pháp Thân Hành Niệm cũng giống như là ngồi thì thôi rồi, nó không thành pháp Thân Hành Niệm. Rồi có ai hỏi gì nữa không?
(01:34:07) Tu sinh: Bạch Thầy là con còn một chút nữa là đêm qua thưa Thầy, từ lúc chín rưỡi là con dùng pháp Như Lý Tác Ý "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự", khi mà nó an tĩnh nó trú lúc ấy thì con hết buồn ngủ và nó giúp tỉnh táo. Khi đến mười giờ con cũng không tắt điện mà con cứ để đấy con thức cho đến hai giờ luôn. Thì có lẽ là đấy con vi phạm nội quy ở bên ngoài. Thế rồi sau đó nó bám chắc lấy con, con chuyển tư thế dù ngồi hoặc là nằm xuống, sau đó con đứng dậy con đi thì con thấy nó vẫn như là một thứ chất dẻo ấy, nó bám riết lấy người con. Và ngay kể cả trong khi mà ốm rất lười nhác trong việc tư duy, trong việc suy nghĩ những việc khởi niệm đó, thì lúc đó con mới đến con trình với lại Thầy Gia Hạnh về việc đấy. Thầy dạy cho con là nên xả bỏ những cái niệm ấy, không ôm lấy. Đấy là những cái niệm xảy ra hôm qua, như thế là con sai.
Trưởng lão: Được rồi con có gì con hỏi thì Thầy Gia Hạnh, Thầy chỉ cho. Cho nên trong những cái thời khóa, giờ thức thì mọi người đều bật đèn thức, mà giờ ngủ mọi người đều tắt đèn ngủ, mình cũng làm y như vậy hết. Trong khi mình ngủ được, không được nhất định không mở đèn. Hễ mở đèn làm chướng người ta.
Thôi hết rồi mấy con. Có gì nữa không? Xong rồi thôi Thầy về đi nghe không. Rồi lần lượt từng người từng người Thầy sẽ giúp đỡ cho mấy con tu tập tới. Còn con thì về xin cha mẹ cho đàng hoàng, vô đây tu cho đàng hoàng. Tu tới nơi tới chốn chứ không được tu chơi, được không, ráng nghe con. Còn ai nữa không? Hết rồi đúng không. Rồi đây Thầy về rồi từng ngày có thể Thầy gọi ai thì đến gặp Thầy, phải tu tập cho tới nơi tới chốn.
HẾT BĂNG.